Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Xachari 4:1-5: SỰ SÁNG CỦA THẾ GIAN


SỰ SÁNG CỦA THẾ GIAN
[Êsai 9:1-7; 60:1-3; 62:1-2]

Những sự hiện thấy nầy ​​bổ sung nhau rất là hay. Sự hiện thấy trước về sự cất bỏ thứ áo xống bẩn thỉu [bởi Đấng Christ trước khi hoá thân thành nhục thể] chỉ ra thể nào những trở ngại về đạo đức sẽ bị cất bỏ ra khỏi dân sự của Đức Chúa Trời. Sự hiện thấy thứ năm chỉ ra thể nào những ngăn trở về mặt chính trị và thuộc linh cần phải thắng hơn.

Một khi Israel nhận được sự giải cứu, hay sự cứu rỗi từ các Nhánh Tôi Tớ họ cần phải trở thành một Đền Thờ sống, do Đức Chúa Trời xây dựng và ngự vào. Israel xưa khi ấy sẽ được chuẩn bị để chinh phục sự áp chế về thuộc linh và chính trị ở bề ngoài của họ bằng cách để cho ơn cứu rỗi từ bên trong chiếu sáng loè ra cho các dân tộc theo tà giáo.

Mong muốn của Đức Chúa Trời là dân sự Ngài phải được soi sáng và có thể chiếu sáng bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel là họ phải trở thành sự sáng cho muôn dân. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là Linh cứu chuộc của Ngài đầy dẫy Israel, Hội thánh, để Israel trở thành sự sáng của thế gian.

Sự hiện thấy thứ 5 được chia ra làm ba sứ điệp. Mảng thứ nhứt của chương 4 chúng ta sẽ xử lý với trong sứ điệp nầy là biểu tượng của sự hiện thấy. Chúng ta hãy chia bài giảng của chúng ta thành:


I. THỨC TỈNH (câu 1).
II. SỰ HIỆN THẤY (các câu 2-3).
III. BIỂU TƯỢNG (các câu 4-5).

I. THỨC TỈNH (câu 1).

Sự sống bề trong của vị tiên tri còn non nớt bị đánh thức một lần nữa trong câu 1 hầu cho ông thực sự nhìn thấy những gì Chúa đang tỏ ra.Đoạn, thiên sứ nói cùng ta trở lại, đánh thức ta, như một người đương ngủ bị người ta đánh thức.

Để bảo đảm sự truyền đạt của sự hiện thấy này vị tiên tri đã bị đánh thức. [Đây là sự đánh thức duy nhứt trong mọi sự hiện thấy cho thấy rằng vị tiên tri đã bị đánh thức. Mặc dù ông sẽ cần được cảnh báo hoặc bị đánh thức trong mọi sự hiện thấy vì con người sa ngã là không mẫn cảm và nhạy bén với những kinh nghiệm với Đức Chúa Trời và bị kiệt lực vì những sự hiện thấy đó]. Thiên sứ đứng giải thích không đem lại sự hiện thấy song đánh thức vị tiên tri để ông có thể nắm bắt nó. Chúng ta cũng không thể cứu một ai nhưng chúng ta có thể đánh thức họ để họ có thể nhìn biết ơn cứu rỗi.

Từ tình trạng thờ ơ thuộc linh, vị tiên tri đã được vực dậy trong tình trạng dễ tiếp thu về mặt thuộc linh. Sự thay đổi từ tình trạng bình thường của vị tiên tri ở một trạng thái trong đó vị tiên tri có khả năng thích ứng cho sự hiện thấy thiêng liêng có thể sánh tình trạng của một người trong giấc ngủ sâu với một người ở trong trạng thái tỉnh táo bình thường. [Mặc dù Xachari bị cuốn vào sự suy gẫm những gì đã được tỏ ra trước đây].

Hãy để ý, chúng ta cần Thánh Linh của Đức Chúa Trời không những khiến cho chúng ta nhìn biết những việc thiêng liêng, mà còn làm cho chúng ta phải chú ý đến chúng nữa (Êsai 1:4). Chúng ta nên nài xin Đức Chúa Trời, bất cứ khi nào Ngài phán cùng chúng ta, Ngài sẽ đánh thức chúng ta để chúng ta phải tỉnh thức tâm hồn mình. Đọc Luca 9:32.

[Một sự khuấy khuất tương tự được sử dụng với các vị tiên tri khác (Giêrêmi 1:11, 13; Amốt 7:8; 8:2) để họ có thể nắm bắt những gì được tỏ ra và có khả năng trình bày nó trước mặt dân sự. Về sự hiện thấy của Phierơ, đọc Công Vụ các Sứ Đồ 10:10…].

Thứ nhứt, sự thức tỉnh, thứ hai:

II. SỰ HIỆN THẤY (các câu 2-3).

Ở câu 2 Xachari bị yêu cầu phải xác minh những điều mà giờ đây ông đã nom thấy. Người nói cùng ta rằng: Ngươi thấy gì? Ta đáp rằng: Tôi nhìn xem, kìa một cái chơn đèn bằng vàng cả, và một cái chậu trên chót nó, nó có bảy ngọn đèn; có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên chót nó”.

Thiên sứ đứng giải thích yêu cầu vị tiên tri những gì ông nhìn thấy để khiến cho vị tiên tri phải tập trung vào sự hiện thấy. Con người, ngay cả trong tình trạng ham thích mê mẩn về mặt thuộc linh, do đó bị mù quáng bởi bổn tánh sa ngã đến nỗi ông không sẵn sàng nắm bắt lẽ thật thiêng liêng. Không phải ai cũng nhìn thấy những gì ông đang thấy. Người nào vẽ hay hoạ đều nhận ra điều đó. Một khi sự chú ý của ông phải tập trung vào việc nhìn, đặc điểm nổi bật của sự hiện thấy được chỉ ra qua cái nhìn đó.

Ông nhìn xem, rồi từ phần mô tả về hình ảnh trung tâm, đó là một cái đèn. Cụm từ được dịch 'chơn đèn'menorah. Thường thì đây là cái giá hoặc dụng cụ đở cho mấy ngọn đèn. Cái giá nầy làm bằng vàng ròng. Vàng nói tới sự thuần khiết và quí báu. Cây đèn này cũng tương tự như cây đèn đã được luyện lọc từ một ta-lâng vàng trong đền tạm (Xuất Êdíptô ký 25:31…, 37:17…). Chân đèn bằng vàng trong Nơi Thánh có bảy ngọn, hay đúng hơn, sáu ngọn bè ra từ một ngọn ở giữa. Sáu ngọn nầy, mỗi bên ba ngọn, hướng lên trên cùng chiều cao nhưng thấp một chút so với chiều cao của ngọn trung tâm của cây đèn. Mấy ngọn nầy đều trống rỗng và dầu là chất dẫn được chuyển tải hoặc chuyển từ ngọn ở giữa qua sáu ống dẫn hoặc các nhánh. Ở trên đỉnh của ngọn chính và của sáu ngọn kia là bảy ngọn đèn hoặc bảy bát có tim dài trong đó (khung hẹp) được chèn vào. Khi thắp sáng bảy ngọn đèn cung ứng ánh sáng trong Nơi Thánh.


Chơn đèn dường như tương tự với chơn đèn trong đền tạm, nhưng, cây đèn nầy có ba biến thể khác nhau hay bổ sung cho ngọn đèn trong đền tạm.

Thứ nhứt - Có một bát dầu hoặc dụng cụ chứa dầu trên đỉnh của chơn đèn.

Thứ hai – cái bát hay cái chậu hoặc dụng cụ chứa dầu, có bảy cái vòi hay ống dẫn kết nối cho bảy ngọn trên giá đèn. (Số 7 thường được sử dụng để chỉ ra sự hoàn hảo, đầy đủ hay trọn vẹn. [Charles L. Feinburg, The Minor Prophets, Moody Press, Chicago: 1990, 288]. Trong trường hợp này một cây đèn đầy đủ hoặc hoàn hảo một cách trọn vẹn.

Một đặc điểm phân biệt thứ ba là hai cây dầu (ôlive) ở hai bên của cái bát (4:3). Chơn đèn tiêu biểu cho dân sự của Đức Chúa Trời – trước tiên là Israel và sau đó là Hội thánh - như nhiều phần tham khảo trong Cựu Ước và Tân Ước chỉ ra (Êsai 60:1-3; 62:1; Mathiơ 5:14; Luca 12:35; Khải huyền 1:20).


"Dù các chi tiết của cấu trúc chơn đèn có là gì đi nữa, cách giải thích về chơn đèn có rất nhiều trong Kinh Thánh. Chi tiết khác biệt trong Xuất Êdíptô ký 25 và một lần nữa trong Khải huyền 1 trong chỗ Giăng nhìn thấy 'bảy chân đèn bằng vàng" (Khải huyền 1:13) sau đó được giải thích là 'bảy Hội thánh' (Khải huyền 1:20). Chơn đèn tiêu biểu cho cộng đồng dân sự của Đức Chúa Trời. Nó được làm bằng vàng để chỉ ra họ quí báu dường bao trong ánh mắt của Ngài. Chức năng của chúng là cung ứng sự sáng trong thế gian (Mathiơ 5:14-16; xem thêm Philíp 2:15), trước tiên trong vai trò Hội thánh Israel trong Cựu Ước rồi sau đó là Hội thánh Tân Ước bao gồm cả người người Do Thái và dân ngoại" [Ibid. J. Mackay,]


Thông tin quan trọng được thêm vào ở câu 3. Ngoài ra hai cây ô liu đứng gần nó, một cây ở phía bên phải của bát và cây kia ở bên trái của nó.

Một cây ô liu đứng bên phải và cây kia kia bên trái của chơn đèn và đựng dầu của nó. Hai cây nầy có các nhánh kết quả sản xuất ra thứ dầu ô liu nguyên chất và tinh sạch. Dầu ô liu nguyên chất (gọi là vàng lỏng theo tiếng Hêbơrơ) là nhiên liệu duy nhất có thể được sử dụng cho chơn đèn. Chúng cung ứng dầu các ngọn đèn hay bát (4:12).


Kỳ thực, hai cây nầy cung cấp dầu mà không cần ai điều khiển chúng, cung ứng chìa khóa cho sự hiểu biết sự hiện thấy. Một trong những biểu tượng rõ ràng nhất trong Kinh Thánh là cách sử dụng dầu ô liu nguyên chất nói tới Đức Thánh Linh. Ở đây dầu trong kết nối với chơn đèn làm biểu tượng cho Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời cung ứng để giúp cho một người được đầy dẫy bởi Ngài hầu cung ứng sự sáng cho một tâm trí và một thế giới tối tăm.

Charles L. Feinburg đưa ra mục đích chính chính phần chú giải của ông [Major Messages of the Minor Prophets, Zechariah: Israel Comfort and Glory, 1952] cho thấy lý do tại sao dầu là như một biểu tượng tốt nói tới Thánh Linh của Đức Chúa Trời hay công tác của Đức Thánh Linh. "Thứ nhứt, dầu bôi trơn, do đó không tín đến sự va chạm và chỉ ra sự êm dịu. Đức Thánh Linh là Đấng cung ứng sự êm dịu và bỏ qua [bất thường] hao mòn trong từng sự phục vụ cho Đức Chúa Trời. Thứ hai, dầu chữa lành. Trong các thời kỳ Kinh Thánh rượu và dầu đã được xức cho các vết thương (đối chiếu Luca 10:34). Không ai khác mà chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới có thể chữa lành tấm lòng bị tổn thương bởi những lo toan, buồn rầu, hay khó chịu trong cuộc sống ... thứ ba, dầu để thắp sáng. Chính Đức Thánh Linh Ngài soi sáng từng trang sách thánh và con đường của người tin Chúa ... Thứ tư, dầu làm cho ấm lên. Dù hoàn cảnh đáng buồn của linh hồn bị hư mất, hoặc nhu cần của một thuộc viên trong thân thể Đấng Christ, hay lẽ thật của Đức Chúa Trời, tấm lòng nguội lạnh của chúng ta không đáp ứng và không lay chuyển trừ phi quyền phép làm nóng lên, phát sáng, rộn ràng của Thánh Linh Đức Chúa Trời dầm thấm và khuếch tán hơi ấm hoan nghênh thân tình. Thứ năm, tiếp thêm sức cho, nó làm tăng năng lượng của cơ thể ... Thứ sáu, dầu trang sức cho. Nó được sử dụng trong các ngày lễ của các thời kỳ Cựu Ước, và không bao giờ được xức trong thời điểm buồn khổ (đối chiếu II Samuên 12:20; Thi thiên 104:15; Êsai 61:3) ... Cuộc sống sống dưới sự kiểm soát của Đức Thánh Linh là rạng rỡ với sự vui vẻ của Chúa và thơm tho với mùi hương sự hiện diện của Chúa. Thứ bảy, dầu đánh bóng. Đức Thánh Linh bắt lấy những chỗ còn thô từ bổn tánh của người tin Chúa".

Dầu của hai cây tuôn tràn vào cái bát lớn hay chậu chứa. Cái bát hoặc nơi chứa trên chơn đèn bằng vàng đứng sẵn sàng với lượng cung cấp hay dự trữ đầy đủ của Đức Thánh Linh. Các ống dẫn (vòi), hay nhánh đến từng ngọn đèn làm minh họa cho việc dầu đổ ra trực tiếp sẵn có khi sự ứng nghiệm đầy đủ lời tiên tri của Giôên (Giôên 2:28-32; Công Vụ các Sứ Đồ 2:16-21) nói tới việc Đức Thánh Linh dốc đổ dồi dào xảy ra.

Hai cây sống động đó và hệ thống thẳng đứng (4:12) giúp cho chơn đèn tự nhiên và tự động được cung cấp dầu cần thiết để giữ cho ánh sáng của nó cháy rực rỡ, thường trực, và có lẽ vĩnh viễn. Trong suốt thời kỳ đền tạm, chơn đèn nương vào cả dân sự và các thầy tế lễ để có ánh sáng của nó. Dân sự dâng hiến dầu và các thầy tế lễ lo cắt bấc và làm cho chơn đèn đầy dầu thắp cho ban sáng và ban chiều (Xuất Êdíptô ký 27:20-21; 30:7-8). Nhưng chơn đèn này sẽ chiếu sáng bất luận con người tỏ ra họ thiếu mất lòng trung tín! Điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành mục đích của Ngài trong việc lan truyền sự sáng của Tin lành cho từng tạo vật có hoặc không có sự trung tín của con người. Đức Chúa Trời mong muốn sử dụng loài người làm công cụ của Ngài và Ngài sẽ đổ chính mình Ngài ra trong họ theo một phương thức lớn lao và soi sáng.

III. BIỂU TƯỢNG, (các câu 4-5).

Vị tiên tri yêu cầu mặc khải thêm ở câu 4:Bấy giờ ta cất tiếng nói cùng thiên sứ đương nói với ta như vầy: Hỡi chúa tôi, những điều nầy là gì?"

Trong khi nhìn xem sự hiện thấy bối cảnh đặc biệt này, Xachari hỏi han ý nghĩa của bối cảnh đó. “Hỡi chúa tôi, những điều nầy là gì?" Người nào muốn hiểu rõ tâm ý của Đức Chúa Trời thì phải tò mò. Hầu hết người Hêbơrơ không những phân biệt chơn đèn nguyên thuỷ là gì mà còn biết rõ ý nghĩa của biểu tượng thiêng liêng do Đức Chúa Trời sử dụng cho từng món nội thất trong đền tạm.

Hãy chú ý thể nào Xachari kỉnh kiền, là thầy tế lễ và tiên tri, nói với vị thiên sứ gọi Ngài là "chúa tôi". Người nào mong muốn được dạy dỗ dâng lên sự tôn kính (tôn trọng) cho bậc thầy của họ. Để làm tăng thêm sự hồi hộp và khiến cho vị tiên tri phải suy nghĩ, câu trả lời cho câu hỏi của Xachari bị hoãn lại cho đến câu cuối cùng của chương (các câu 11, 14).

Thiên sứ đứng giải thích dành cho vị tiên tri một lời khiển trách nhẹ vì sự ông thiếu hiểu biết ở câu 5: Thiên sứ nói cùng ta đáp rằng: Ngươi không biết những điều nầy là gì sao? Ta nói: Thưa chúa! tôi không biết".

Những gì là rõ ràng đối với những người sống trên thiên đàng có thể không rõ ràng đối với chúng ta. Hàm ý rõ ràng trong lời đáp của thiên sứ, ấy là biểu tượng đủ đơn giản vì cớ nó gần giống với đền tạm và loại hình của nó để vị tiên tri không cần bất kỳ lời giải thích nào về nó nữa, và quả thực chẳng có lời nào được đưa ra. Các bạn không biết thì đừng tưởng ông sẽ biết đâu nhé! Đức Chúa Trời mong dân sự Ngài có thể sử dụng tâm trí của họ để nhớ những gì họ biết và sử dụng nó giúp họ hiểu biết và phân biện các mặc khải của Ngài.

Chơn đèn đứng trong Nơi Thánh của đền tạm là hình ảnh sống động trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Đây cũng là cái bình sáng láng là kiểu mẫu của Đấng Christ là sự sáng của chúng ta (Galati 8:12; Mathiơ 3:11; 5:14-16). Chơn đèn đã được chế ra từ một ta-lâng vàng nguyên chất tiêu biểu cho thần tánh thuần khiết của Ngài và Đấng Christ học vâng phục qua những việc Ngài đã gánh chịu. Cây đèn bảy ngọn tỏ ra sự viên mãn, trọn vẹn hay hoàn toàn sự làm chứng của Ngài (Khải huyền 1:4, 9). Sáu nhánh của chơn đèn được kết nối với nhánh trung tâm gọi là cây đèn 7 ngọn. Sáu là số nói tới con người (được dựng nên vào ngày thứ 6) và 1 nói tới Đấng ngự đến Ngài đem những kẻ ở với Ngài cho đến sự trọn lành. [Sáu, số nói tới con người, cộng với Một cũng là sự tiêu biểu cho sự hiệp nhất sau cùng của cô dâu được chuộc với Chúa Phục Sinh của nàng]. Bảy nói tới sự trọn vẹn, đầy đủ hay hoàn toàn.

Đức Chúa Trời đã chuẩn bị và chiếu sáng Israel để trở thành chứng nhân ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời (trong Đấng Christ) cho các dân ngoại giáo ở xung quanh Israel. Họ phải trở thành sự sáng của Đức Chúa Trời cho thế gian. Để trở thành sự sáng của Đấng Christ chiếu rọi vào thế gian có điều kiện mà chúng ta phải chu toàn.

(1) Để thắp sáng bạn phải gắn kết với nhánh trung tâm đang cung cấp dầu. Bạn không bao giờ chiếu sáng trong vai trò môn đồ cho đến chừng nào bạn đã gắn kết chắc chắn với Đức Chúa Jêsus Christ.

(2) Điều kiện thứ hai của sự chiếu sáng là nhận lãnh chức vụ của Đức Thánh Linh qua bạn. Sự hiện thấy nầy đẹp đẽ dường bao, nó dạy dỗ sự gắn kết giữa Đấng Christ và Đức Thánh Linh và Đức Thánh Linh tuôn tràn qua những kẻ đang ở trong Đấng Christ. Có phải bạn đang gắn kết với Đấng Christ không? Có phải Đức Thánh Linh đang tuôn tràn qua bạn không? Đức Thánh Linh phải tuôn tràn qua cái bình thanh sạch được kết nối với Đấng Christ.

 (3) Bấc phải với tới dầu và được cắt tỉa để cháy sáng rõ ràng. Mối thông công và sự truyền đạt hàng ngày giữa chúng ta và Chúa qua Đức Thánh Linh hoàn tất điều đó. Cuộc sống của bạn phải được đổi mới từng ngày một.

Chơn đèn tượng trưng cho Hội thánh của Đức Chúa Trời khi nó chiếu sáng trong vẻ huy hoàng lúc nó được đầy dẫy với Thánh Linh của Đức Chúa Trời. (Mathiơ 5:14-16; Luca 12:35; Philíp 2:15; Khải huyền 1:20).

PHẦN KẾT LUẬN:

Dầu ở trong ngọn đèn nhưng nó cần phải được thắp lên để cung ứng ánh sáng. Nó cần có lửa để đốt cháy dầu mà chơn đèn đang chứa (Mathiơ 3:11). Khi chúng ta là Cơ đốc nhân được đầy dẫy Đức Thánh Linh đến tương giao với Lời của Đức Chúa Trời, Lời ấy thiêu đốt chúng ta và chúng ta chiếu sáng cách rực rỡ (Êsai 30:27; Giêrêmi 5:14; 20:9; 23:29). Có phải bạn nghiêm túc nắm lấy Lời của Đức Chúa Trời không? Có phải bạn dự phần trong sự thanh tẩy của Lời ấy cho đến khi bạn cảm thấy Lời ấy như nung nấu ở bên trong để bạn phải chiếu sáng Lời ấy ra không? Đừng giấu sự sáng của bạn dưới một cái thùng. Nếu bạn để cho Đấng Christ hạ bạn xuống, Ngài sẽ nhắc bạn lên hầu cho sự sáng của Ngài chiếu ra một thế giới đang mò mẫm trong bóng tối tăm.

Có phải bạn là sự sáng của thế gian không? Sáng thế ký 1:3 chép: "Phải có sự sáng" thì sự sáng chuyển mọi hỗn loạn thành ra vũ trụ. Khải huyền 22:5 chép: "Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho". Nếu bạn chưa phải là ánh sáng cho những kẻ bị mất trong bóng tối tăm, sở dĩ như thế là vì bạn chưa được sanh lại và do đó không có Đức Thánh Linh? Hoặc là vì bạn đang dập tắt Đức Thánh Linh hầu cho Lời của Đức Chúa Trời không thể thanh tẩy và thúc giục bạn? Nguyện chúng ta tuôn tràn ra với Thánh Linh của Đức Chúa Trời hầu cho Lời của Đức Chúa Trời có thể nung nấu chúng ta. Khi ấy, ngọn lửa của chúng ta sẽ thăng lên hướng về Chúa và trở thành một mùi hương dễ chịu cho Ngài và cung ứng Sự Sáng cho hết thảy những ai đang sinh sống trong phần thế giới của chúng ta!


Giăng 9:4-7: SỰ SÁNG CỦA THẾ GIAN


Sự Sáng Của Thế Gian
Bóng đêm buông xuống lúc giữa trưa khi Chúa Jêsus chịu thương khó trên thập tự giá và chính trong bóng tối khủng khiếp đó Ngài kêu lên: "Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?" Về ngày này Isaac Watts đã viết: "Mặt trời ẩn đi trong bóng tối, và sự vinh hiển của nó khép lại, khi Đấng Christ, là Đấng Tạo Hoá Toàn Năng, đã chịu chết thay cho con người là tạo vật tội lỗi".
Chúng ta bắt gặp sáng và tối trong những câu đầu tiên của Kinh Thánh, và chúng được sử dụng suốt như một phép ẩn dụ để đối chiếu giữa tốt và xấu. Sự chết của Chúa Jêsus – Cứu Chúa vô tội, bị bạn bè bỏ rơi, và bị Cha Ngài xây mặt đi – dường như báo hiệu sự đắc thắng của bóng tối. Nhưng chỉn đến buổi sáng Phục Sinh.
Sách Tin lành Giăng đã cung ứng cho chúng ta những phân đoạn cho loạt bài nầy – Portraits John Painted [Các Chân Dung Giăng Tô Vẽ] – và chính Giăng là người thường nói đến Chúa Jêsus khi sử dụng lối nói về sáng và tối. "Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng" (Giăng 1:4-5). Câu chuyện/chân dung trong sứ điệp nầy xuất phát từ chương thứ chín sách Tin lành Giăng. Chúa Jêsus, sự sáng của thế gian, gặp gỡ cả hai: một người bị mù bẩm sinh và những kẻ chọn mù lòa về mặt thuộc linh.
Giăng 9:1-2:
“Đức Chúa Jêsus vừa đi qua, thấy một người mù từ thuở sanh ra. Môn đồ hỏi Ngài rằng: Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy?
Những biến cố nầy xảy ra tại thành Jerusalem. Khi thấy Chúa Jêsus để ý đến một gã ăn mày mù loà, các môn đồ phải đối mặt với một tình thế khó xử về mặt lý trí. Chúng ta đọc thấy rằng Chúa Jêsus "thấy một người". Tuy nhiên, các môn đồ nhìn người ấy rồi lấy làm lạ về bản chất của tội lỗi và đau khổ. Họ nói nhẫn tâm lắm về tình trạng của người nầy và nguyên nhân của nó, giống như thể người sống ở trước mặt họ bị điếc vậy. Tại sao họ lại đưa ra câu hỏi này?
Chúng ta nên nhớ rằng các môn đồ trước đây đã nhìn thấy Chúa Jêsus chữa lành tình trạng mù loà. Họ cũng đã có mặt ở nhà hội trong thành Naxarét khi Chúa Jêsus cầm lấy cuộn sách Êsai rồi đọc: "Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa" (Luca 4:18-19). Khả năng Chúa Jêsus chữa lành bệnh mù là không đáng ngạc nhiên và sẽ không dẫn đến mọi thắc mắc của họ. Có một việc về người mù nầy rất khác biệt.
Tôi nghĩ vấn đề, ấy là tình trạng mù lòa của ông ta là từ khi sinh ra. Tất nhiên là có một số cách thức trong đó thị lực có thể bị mất đi. Tuổi già, bệnh tật, chấn thương và nhiễm trùng đều có thể dẫn đến tình trạng mù lòa. Phương chữa lành kỳ diệu của Chúa Jêsus về mọi khó khăn này là bằng chứng cho lòng thương xót và quyền phép của Ngài. Nhưng trong các trường hợp như vậy, chẳng cần gì phải thắc mắc về sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Sống khó khăn và may rũi dẫn đến các hoàn cảnh thảm khốc.
Nhưng nếu một em bé có thể bị mù bẩm sinh sau đó sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời bị lay chuyển và quyền lực của của sự tối tăm quả thật dường như rất là lớn. Có lẽ tôi không được an toàn như tôi nghĩ.
Một trẻ sơ sinh bị mù đã không có những suy nghĩ bất khiết; được nuôi dạy không có bàn tay của sự kiêu ngạo ở trước mặt Đức Chúa Trời; nó không làm tổn thương một ai; nó không làm gì để xứng đáng với sự thiếu thốn và khó khăn đã được định cho nó. Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép sự bất công này?
Trẻ thơ học biết ở độ tuổi rất sớm, chúng biết cảm nhận chống lại sự bất công –  chúng kêu lên: "sự ấy không công bằng". Chúng ta muốn tin chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó điều thiện được khen thưởng và điều ác bị trừng phạt và con người nhận được đúng món tráng miệng của họ. Chúng ta biết luật nhân quả. Những gì bạn gieo, bạn gặt lấy. Nhưng không luôn luôn đâu. Các môn đồ của Chúa Jêsus thấy người này không đáng lo ngại vì ông ta bị mù – họ đã nhìn thấy điều đó trước – nhưng vì ông bị mù bẩm sinh kia.
Tất nhiên Kinh Thánh không bao giờ dạy chúng ta chấp nhận một quan điểm đơn giản về sự đau khổ. Trước khi chúng ta nhìn vào cách thức Chúa Jêsus trả lời cho các thắc mắc của môn đồ cho phép tôi đưa ra danh mục bốn lý do chúng ta cần phải khẳng định tầm cỡ chúng ta không biết, thừa nhận rằng đau khổ của con người bị gói ghém trong chỗ kín nhiệm. Nếu mọi sự nhọc nhằn có thể được giải thích theo luật nhân quả:
1. Chúng ta có thể kết thúc với mấy người bạn như Gióp đã có. Những người nầy đã nhắm vào rất nhiều nỗ lực, gây áp lực đáng kể, để khiến cho Gióp phải thú nhận những tội lỗi mà ông đã không phạm phải và phải công nhận một tấm lòng kiêu ngạo mà nó chẳng tồn tại. Trừ phi chúng ta nhìn nhận rằng đau khổ thường là không đáng có 'những nhà tư vấn giỏi' có thể tạo ra một tình hình khó khăn tồi tệ hơn nhiều.
2. Chúng ta có thể kháng cự lại việc được tha thứ đối với những tội lỗi mà chúng ta đã phạm. Luật nhân quả xử lý chỉ trong việc thưởng hay phạt mà thôi. Ân điển hoàn toàn không thấy có. Chúng ta sẽ bị thua nếu chúng ta hy vọng sánh sự thất bại của tội lỗi với 'các việc lành' để tránh né đau khổ. Những tay lang băm tôn giáo bỏ mồi trên kẻ bị bắt trong khuôn mẫu này và tình yêu của Chúa Jêsus bị loại ra khỏi phương trình.
3. Chúng ta có thể lấy làm kiêu ngạo khi cuộc sống của chúng ta suông sẻ. Nếu phần thưởng cho người công bình và án phạt cho kẻ ác có thể giải thích mọi hoàn cảnh của con người thế thì giàu có và hạnh phúc phải đánh dấu tôi là một trong những kẻ được Đức Chúa Trời ưa thích. Và tránh né (thậm chí từ chối) sự tan vỡ và thiếu thốn là điều rất dễ dàng.
4. Chúng ta có thể bỏ lỡ sự trưởng thành đến từ việc tin cậy Đức Chúa Trời ở giữa đau khổ, bỏ lỡ đức tin lớn lên mạnh mẽ trong đồng vắng. Tình yêu của Ngài đối cùng chúng ta rất là nhiều khi phần thưởng của đời nầy rất ít.
Trước khi chúng ta quay sang Giăng 9:3, cho phép tôi nói một lời với độc giả nào đang sống trong đau khổ, có lẽ đang ở bên bờ của sự vô vọng — những kẻ mà sự chịu khổ của họ không những là một thắc mắc về thần học. Kinh Thánh có hai lẽ thật quan trọng cần phải ghi nhớ. 1.- Chúng ta sẽ không bao giờ bị bỏ (Chúa Jêsus phán: “Ta ở cùng các ngươi luôn” Mathiơ 28:20). 2. Thế gian nầy không phải là quê hương của chúng ta — Chúa Jêsus sẽ tái lâm một ngày kia để sửa ngay lại từng việc sai trái và làm cho mọi sự ra mới. Đức tin nắm lấy những gì không thấy được (tình bạn của Chúa Jêsus) và điều chi là lẽ thật (thế giới hầu đến) mặc dù chưa biểu hiện ra.
Giăng 9:3:
“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người
Thực vậy, Chúa lược qua thứ có ở đằng sau câu hỏi của các môn đồ. Nỗ lực để khám phá ra nguyên nhân gây ra tình trạng mù lòa của gã ăn mày là vô ích. Thắc mắc thích ứng là: Điều gì sẽ xảy ra kế đó? Chúng ta không thể biết khi số phận sống nhọc nhằn của chúng ta là sự chuẩn bị cho một công việc lớn lao của Đức Chúa Trời. Như chúng ta sẽ thấy, Đức Chúa Trời sẽ tôn vinh Con của Ngài trên sân khấu cuộc đời của người này. Tân Ước không chứa một lời chứng nào rõ ràng hơn lời chứng được thốt ra trong chương này bởi người bị mù bẩm sinh. Cầu xin Chúa cho một đáp ứng thích hợp trước giông tố của cuộc sống thì dễ hơn là xin một lời giải thích về nguyên nhân của chúng.
Giăng 9:4-7:
“Trong khi còn ban ngày, ta phải làm trọn những việc của Đấng đã sai ta đến; tối lại, thì không ai làm việc được. Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian. Nói xong, Ngài nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, và đem xức trên mắt người mù. Đoạn, Ngài phán cùng người rằng: Hãy đi, rửa nơi ao Si-lô-ê (nghĩa là chịu sai đi). Vậy, người đi đến ao đó, rửa, và trở lại, thì được thấy rõ”.
Lời phát biểu của Chúa Jêsus: “tối lại”? Trước tiên, Ngài biết rõ rằng chính sự sống của Ngài sắp qua đi, nghĩa là sự sáng của thế gian sẽ bị dập tắt trong sự chết của Ngài trên cây thập tự. Các cơ hội phục vụ dành cho Ngài giữa vòng các môn đồ trong xứ Giuđê và Galilê sẽ đi đến chỗ kết thúc.
Tương tự như vậy, cuộc sống của chúng ta không thể đoán trước được. Ban đêm đang đến. Giống như Đức Chúa Con hoá thân thành nhục thể, Chúa Jêsus người Naxarét là sự sáng cho thế gian trong thế hệ của Ngài; hôm nay Ngài đang hiện diện trong dân sự của Ngài. Chúng ta không nên trì hoãn cơ hội cho sự phục vụ hoặc làm chứng chiếu theo giả định rằng chúng có thể được thực hiện sau đó. Thân thể của Đấng Christ, Hội thánh, có sự kêu gọi cao nhất khả thi, tuy nhiên rất dễ bị bắt lấy với nhà thờ, các chương trình, các phương tiện truyền thông, và những tuyên bố về chính trị không phải là trọng tâm sứ mệnh của chúng ta. Chúng ta phải làm công việc của mình, được Thánh Linh Ngài dẫn dắt, trong khi chúng ta có cơ hội.
Với những lẽ đạo quan trọng như thế này trong trí ở các câu 6-7 chắc chắn là một sự ngạc nhiên. Chúa Jêsus đưa ra một lời xưng nhận rất phi thường (Ta là sự sáng của thế gian) rồi nhổ trên mặt đất. Ngay cả khi chúng ta công nhận rằng trong nước bọt thời của Ngài được xem là một loại thuốc, hành động của Ngài có vẻ nhàm chán và tầm thường. Nhưng tôi nghĩ rằng có một điểm quan trọng ở đây.
Làm theo 'mọi việc của Đấng đã sai ta’ là làm cho đôi bàn tay của chúng ta phải nhuốm bẩn đi. Nghĩa là cái chạm thuộc thể và không có dài dòng về bản chất của đau khổ. Bên kia sự quan tâm về việc 'vô gia cư' có phải chúng ta quan tâm đến bất kỳ người nào không có chỗ để sinh sống không? Có phải chúng ta đi cùng với một người mẹ độc thân hoặc ghé thăm một tù nhân, hay trò chuyện thẳng thắn với một người trẻ tuổi đang bị tổn thương? Hành động của Chúa Jêsus chạm vào người ăn mày này có nghĩa là chúng ta không thể làm công việc của Đức Chúa Trời và giữ khoảng cách của chúng ta.
Tôi muốn kết thúc bằng cách đọc thêm một trong các phân đoạn nói tới "sự sáng" của Giăng. Chúng ta ghi nhận rằng Giăng, giữa vòng các trước giả Kinh Thánh, là người thoải mái nhất với việc sử dụng sáng và tối như một cách nói về sự công bình và sự loạn nghịch. Ở phần cuối của sách Khải huyền, là sách cuối cùng của Kinh Thánh, Giăng mô tả một sự hiện thấy trong đó tối tăm không thắng hơn như nó dường như đắc thắng tại thập tự giá. Thực vậy, chiến thắng cuối cùng là với sự sáng – xua tan bóng tối tăm, và đặt dấu chấm hết cho bệnh tật, buồn rầu, tội lỗi và đau khổ.
Khải huyền 21:22-25:
“Ở đó, tôi không thấy đền thờ nào; vì Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng và Chiên Con đều là đền thờ của thành. Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng để soi sáng; vì vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành. Các dân sẽ đi giữa sự sáng thành đó và các vua trên đất sẽ đem vinh hiển mình vào đó. Những cửa thành ban ngày không đóng, vì ở đó không có ban đêm”.