Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Mathiơ 27:15-26: "Baraba hay Jêsus?"



Baraba hay Jêsus?
Mathiơ 27:15-26
"Việc ấy chẳng đúng đâu”
Đấy là điều mà Roger đã nói sau khi nó xem phim Sự Khổ Nạn của Đấng Christ với một nhóm bạn từ nhà thờ của chúng ta. Roger đã học lớp 7 khi nó xem cuộn phim nầy. Nó vò vò hai bàn tay, đôi mắt của nó đẫm nước mắt, đôi môi nó cứ rung lên. Trong một thời gian dài, nó chẳng nói được gì hết. Sau cùng, với cảm xúc nặng nề, nó thốt ra câu nói nầy: “Việc ấy chẳng đúng đâu”.
Cách thức mấy tên lính đối xử với Chúa Jêsus chẳng đúng đâu.
Cách thức mấy kẻ làm chứng đã nói dối về Ngài chẳng đúng đâu.
Cách thức Philát đã hèn nhát tìm cách rửa tay ông chẳng đúng đâu.
Mão gai kia chẳng đúng đâu.
Sự khạc nhổ kia chẳng đúng đâu.
Những gì họ đã làm với Chúa Jêsus là tội ác trọng đại nhất trong lịch sử. Tại sao Ngài phải chết chứ? Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi kia, chúng ta hãy thực hiện chuyến hành trình ngược thời gian để học biết về một kẻ có tên là Baraba, là nhân vật đóng vai chính trong các biến cố dẫn tới sự chết của Chúa Jêsus.
Ông ta không hề nói một lời nào trong các bản tường trình Tin Lành.
Tuy nhiên, tất cả bốn sách Tin Lành đều nhắc tới ông ta đích danh.
Câu chuyện chiếm ít nhất 38 câu trong Tân Ước.
Chúng ta không biết một điều gì về gia đình của ông ta.
Chúng ta không biết ông ta đã lập gia đình hay còn sống độc thân.
Chúng ta không biết ông ta bao nhiêu tuổi.
Chúng ta có thể thuật lại những gì chúng ta biết rõ trong ba câu ngắn ngủi:
Baraba là kẻ có tội.
Chúa Jêsus thì vô tội.
Baraba sống, còn Chúa Jêsus thì chết.
Với mấy câu đó, chúng ta chuyển sang một số thắc mắc cơ bản về nhân vật nầy và vai trò ông ta đã đóng trong sự chết của Đấng Christ.
I. Baraba là ai?
Tất cả bốn trước giả sách Tin lành đều nhắc tới ông ta.
Mathiơ gọi ông ta là “tên phạm nổi tiếng” (27:16).
Mác nói ông ta còn ở trong tù với “kẻ làm loạn” (15:7) đã phạm tội giết người.
Luca nói ông ta còn ở trong tù vì dấy loạn và giết người (23:19).
Giăng nói thêm rằng ông ta đã dự phần trong cuộc nổi loạn (18:40).
Khi Phierơ giảng ở cổng Solomon gần hành lang đền thờ, ông gọi hắn là kẻ giết người (Công Vụ 3:14).
Ông ta là kẻ giết người có máu lạnh. Giống như với nhiều tên khủng bố trong thời buổi của chúng ta, ông ta trông chẳng có gì nguy hiểm hết. Nhưng ông ta là mối đe dọa cho một xã hội tử tế. Khi ông thêm từ “nổi tiếng”, điều nầy có ý nói rằng ai nấy đều biết rõ về Baraba.
Nhà tù là nơi mà ông ta thuộc về. Ông ta có mặt ở đó vì cớ những tội ác cực kỳ ghê tởm. Tại sao mọi người đều mong muốn ông ta được buông tha?
II. Jêsus là ai?
Thắc mắc về lai lịch Chúa Jêsus không được giải đáp dễ dàng. Rõ ràng là Philát đã phấn đấu rất nhiều để tìm hiểu con người lạ lùng nầy đang đứng trước mặt ông ta. Philát biết nhiều về con người nầy:
Ngài là một người Do thái.
Ngài là một rabi.
Ngài không phải là một người giàu có.
Ngài đã làm ra nhiều phép lạ.
Ngài phán dạy bằng các ví dụ.
Ngài đưa ra những lời xưng nhận lạ lùng về chính mình Ngài.
Ngài có một đoàn dân đông theo sau.
Ngài có nhiều kẻ thù quan trọng.
Philát nghĩ tới nghĩ lui mọi sự nầy trong lý trí mình khi ông xem xét vụ án của Chúa Jêsus, là người đang đứng trước mặt ông, đang bị đánh đập, chắc chắn dường như không phải là mối đe dọa cho bất cứ ai.
Philát là một nhà chính trị rất thận trọng bị chẹt giữa một tình thế chẳng đặng đừng.
Ông ta biết rõ Chúa Jêsus là vô tội.
Hay ít nhất bất kỳ “tội ác” nào Ngài đã phạm đều chẳng phải là thứ tội ác chống lại luật pháp của người Lamã.
Chúa Jêsus chẳng làm một việc gì đáng chết cả.
Ba lần ông ta nói: “Ta chẳng thấy người có tội lỗi chi cả” (Giăng 18:38; 19:4, 6 ).
Nan đề của Philát có thể được trình bày theo cách nầy. Ông ta biết Chúa Jêsus không phải là tội phạm, nhưng ông ta không biết Ngài là ai. Ngài chẳng phải là một tội phạm, một tên lừa đảo, một tên cướp, một tên trộm, một người làm cách mạng, một kẻ giết người, hay một tay phá luật pháp. Sâu xa như Philát nhìn biết, Chúa Jêsus chẳng làm một điều gì sai trái, chắc chắn không làm một việc gì đáng chết cả. Nhưng ông ta không biết Ngài là ai. Liệu Ngài có phải là một nhân vật thần bí, một kẻ hay chiêm bao mộng mị, một giáo sư duy tâm, hay có phải Ngài là một thứ gì đó? Dưới áp lực từ người Do thái, Philát phải đưa ra một quyết định nhanh chóng.
Trong cú sốc và lòng thương hại khi liếc nhìn nơi Chúa Jêsus, Philát nói: "Ngươi há chẳng biết rằng ta có quyền buông tha ngươi và quyền đóng đinh ngươi sao?” (Giăng 19:10). Đấy chẳng phải là một lời nói khoe khoang đâu. Đấy là một câu nói nhắc tới đúng một sự thực. Là quan Tổng đốc Lamã xứ Giuđê, một mình ông mới có quyền xét đoán người nào đó phải chết. Nếu sự thực có nhiều người trong hàng ngũ lãnh đạo Do thái mong muốn Chúa Jêsus phải chết, thì cũng rất thực khi không có phép của Philát thì họ chẳng làm gì được cả.
Điều nầy đưa chúng ta đến với dòng sau cùng. Chúa Jêsus chẳng làm một điều gì đáng chết. Bị giục giã bởi các cấp lãnh đạo người Do thái, e sợ phải đứng thay cho lẽ thật, khi tìm kiếm một lối thoát ra, Philát quyết định rửa tay mình về toàn bộ vụ việc bẩn thỉu nầy.
Tất nhiên là việc rửa tay ấy chẳng có hiệu lực chi hết. Sau 2000 năm, chúng ta có thể nhìn thấy ông ta rất rõ ràng. Philát đứng thay cho tất cả những người nào có quyền lực mà lại thiếu can đảm trước sự tin quyết của chính họ.
Vì vậy, ông ta đã hiến cho đám dân đông một sự lựa chọn. Chúa Jêsus hay Baraba? Họ sẽ chọn ai?
III. Tại sao đám dân đông lại chọn Baraba?
Các trước giả Tin lành cẩn thận ghi chú rằng Philát đã thử mấy lần để thả Chúa Jêsus đi. Khi nhìn biết rằng vào dịp Lễ Vượt Qua hàng năm một tù phạm được tha ra khỏi ngục (Lễ Vượt Qua kỷ niệm sự người Do thái được tha ra khỏi vòng nô lệ ở xứ Aicập), ông ta hiến cho họ Chúa Jêsus hay Baraba, với sự suy nghĩ rằng chắc chắn họ sẽ thích nhà truyền đạo trẻ tuổi nầy rất được lòng người hơn (thậm chí nếu người ấy rơi vào chỗ tranh chấp nào đó) so với tay sát thủ giết người khát máu Baraba.
Ai sẽ chọn kẻ giết người hơn là chọn Chúa Jêsus?
Nhưng Philát đã đánh giá thấp cấp lãnh đạo Do thái, họ có lòng thù hận nên mới dấy lên nghịch cùng Chúa Jêsus. Ông ta tưởng rằng lời tuyên bố của ông ta về tình trạng vô tội của người nầy là đủ rồi. Hơn nữa, ông ta không thể nghĩ ra một lý do để giết Ngài. Tại sao các ngươi muốn giết một người như Jêsus?
Thực vậy, tại sao chứ? Loại người nào lại ưa thích một tay sát thủ hơn là một vị giáo sư dạy lẽ thật của Đức Chúa Trời?
E là chính chúng ta đã đi quá xa, thật là quan trọng khi nhớ lại rằng Caiphe và Anne cùng các thuộc viên khác của Tòa Công Luận rõ ràng đã quyết định trong lý trí họ từ lâu rồi.
Jêsus phải chết!
Vì vậy, họ đã hoạch định, đã âm mưu và đã lên kế hoạch, hết thảy mọi sự đang khi cơn giận của họ cứ sủi bọt càng lúc càng thêm và rồi sau cùng nó sôi sụt lên.
Jêsus phải chết!
Khi Giuđa chạy đến với việc nộp Chúa, hết thảy họ đều nhảy cởn lên mừng vì điều đó, họ bố thí cho hắn ta 30 miếng bạc. Giuđa cầm lấy bạc, hắn đã bán linh hồn mình trong sự mặc cả.
Các cấp lãnh đạo tôn giáo từng nắm bắt được Chúa Jêsus trong tay của họ, họ sẽ không để cho Ngài đi đâu. Họ có bằng chứng! Đừng cho rằng sự việc nầy được bịa ra để đánh lừa, hầu hết đều là những lời dối trá và phân nửa sự thật, và những câu nói đầy quanh co. Không một điều gì trong số đó là vấn đề đâu.
Jêsus phải chết!
Vì vậy, những lần “xét xử” Chúa Jêsus đã được tiến hành trong đêm. Họ xáo trộn hết phiên tòa nầy tới phiên tòa khác, hai bàn tay Ngài bị trói chặt để Ngài không thể thoát đi. Hêrốt nắm lấy cơ hội của ông ta. Caiphe cũng vậy. Philát trao đổi với Ngài hai lần. Qua mọi sự xét xử ấy, Chúa Jêsus gần như chẳng nói gì hết.
“Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (Êsai 53:7).
Có kỳ phải nói và có kỳ nói cũng chẳng ăn nhằm gì cả. Đây là thời kỳ mà nói năng chẳng ăn nhằm gì hết. Khi biết rằng tòa án được sắp đặt nghịch lại Ngài và kết quả đã được định trước, hầu như Chúa đã giữ im lặng trong suốt cả đêm hôm ấy. Ngài đã có sự trao đổi với Philát, một người vừa bối rối lại vừa thấy mình bị Chúa Jêsus thu hút lấy.
Nhưng mọi sự ấy không giải thích được sự lựa chọn của đám dân đông. Có lẽ họ bị kích động bởi sự thù nghịch đến nỗi họ thích tay sát thủ kia hơn là thích Chúa Jêsus. Hay có lẽ họ sợ Chúa Jêsus hơn là sợ Baraba. Trong những thời điểm ôn hoà điều nầy sẽ không sao có được, nhưng khi ấy chẳng phải là thời điểm ôn hòa. Khi đám dân đông bị phủ lấy với sự điên cuồng, họ sẽ tin theo điều tệ hại nhất về người tốt đẹp nhất, và mọi sự thực không phải là vấn đề nữa. Mác 15:11 chép các thầy tế lễ cả đã xui cho đám dân đông đã giục họ chọn Baraba. Mathiơ nói thêm rằng “các trưởng lão” cũng dính dáng vào, nghĩa là hạng người già dặn hơn, những người râu ria ưa thích kiếm được một sự vô tư. Bất kỳ sinh viên nào nghiên cứu về triết lý của đám đông đều biết điều nầy tác động ra sao rồi. Chỉ cần bốn hay năm người đứng ở những vị trí chiến lược khởi sự bài ca: “Hãy tha Baraba cho chúng tôi! Chúng tôi cần Baraba!”
Sau khi nhận ra ý muốn của đám dân đông, Philát đưa ra nổ lực sau cùng, lờ mờ nơi sự xét đoán: "Vậy thì các ngươi muốn ta dùng cách nào xử người mà các ngươi gọi là Vua dân Giu-đa?" (Mác 15:12). Nhưng khi ấy đã quá trễ rồi. Đám dân đông bắt đầu hô to lên: “Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự! Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự!”
Jêsus phải chết!
IV. Điều nầy tạo nên sự khác biệt gì?
Trong một số bản thảo cổ xưa, tên của hắn ta được chép là: “Jêsus Baraba”. Nói như thế có nghĩa là phải lựa chọn giữa Jêsus Baraba, hay Jêsus người Naxarét.
Đúng là một sự lựa chọn!
Giữa một tay sát thủ và một người vô tội.
Giữa sự tối tăm và sáng láng.
Giữa thiện và ác.
Hãy xem những hậu quả của sự lựa chọn mà đoàn dân đông đã đưa ra. Đối với họ sự lựa chọn nầy có nghĩa là nhìn nhận tội lỗi về cái chết của Chúa Jêsus. “Hết thảy dân chúng đều đáp rằng: Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi!” (Mathiơ 27:25). Thái độ tàn nhẫn kinh khủng của lời lẽ ấy có ý nói rằng đám dân đông hoàn toàn có thái độ say mê chém giết. Họ muốn Chúa Jêsus phải chết và bất cần cái chết ấy có ý nghĩa như thế nào đối với họ và con cháu của họ.
Đối với Chúa Jêsus thì cái chết ấy có nghĩa là cái chết đầy đau thương, tàn bạo, đổ máu ra trên thập tự giá.
Đối với Baraba cái chết ấy có nghĩa là hắn, kẻ tội phạm sẽ được tha trong khi Chúa Jêsus người vô tội sẽ chịu chết trong chỗ của hắn. Một truyền khẩu xưa nói rằng sau khi hắn được tha, Baraba đã ra đến đồi Gôgôtha để xem Chúa Jêsus chịu chết. Chẳng có gì đáng ngờ về việc ấy cả. Tại sao hắn không ra đấy nhìn xem người mà sự chết của người ấy khiến cho hắn được tự do chứ?
Khi Thomas Whitelaw viết về sự lựa chọn của đám dân đông về Baraba so với Chúa Jêsus, ông nhắc tới 7 từ ngữ tóm tắt biến cố trọng yếu đó:
1. Sự lựa chọn ấy là sự lựa chọn của nhân dân (popular), nhưng sự lựa chọn của nhân dân thường thì sai trái.
2. Sự lựa chọn ấy là sự lựa chọn điên cuồng (frenzied). “Khi dục vọng ngự trị, sự xét đoán gục chết”.
3. Sự lựa ấy là hành động tội ác (criminal) khi ưa thích kẻ giết người hơn Chúa của Sự Sống.
4. Sự lựa chọn ấy là sự lựa chọn dại dột (foolish) khi chọn một kẻ thù và chối bỏ một thiết hữu giống như Chúa Jêsus.
5. Sự lựa chọn ấy là sự lựa chọn tai hại (fatal) trong đó nó bảo đảm cả nước sẽ bị xét đoán.
6. Sự lựa chọn ấy đã được biết trước ở Êsai 53:3.
7. Sự lựa chọn ấy đã được Đức Chúa Trời tể trị để đem ơn cứu rỗi đến cho thế gian.
Ở điểm sau cùng ấy, chúng ta nhìn thấy sự khôn ngoan và sự cả thể của Đức Chúa Trời là Đấng có thể sử dụng sự lựa chọn gian ác của đám dân đông dại dột để đem ơn cứu rỗi đến cho cả thế gian. Đây là sự mỉa mai hoàn toàn một khi những kẻ không tôn trọng Chúa Jêsus sẽ được cứu bởi sự chết mà họ đã chọn cho Ngài.
V. Sự chết nầy có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Có ba vai quan trọng trong tấn thảm kịch nầy: Philát, Chúa Jêsus và Baraba. Chúng ta rất giống với Philát và Baraba, nhưng rất khác trong nhiều phương thức. Và các phương thức ấy cho chúng ta thấy Chúa Jêsus là ai.
A. Chúng ta hết thảy đều giống như Philát.
Một trong những phần mô tả nổi bật nhất về Baraba và Chúa Jêsus đến từ một người có tên là George Tinworth, ông sống vào thập niên 1870, viết một quyển sách có đề tựa là The Release of Baraba (Thả Baraba). Philát đứng rửa tay giữa đám dân đông cuồng nhiệt kia. Đứng bên trái Philát là Chúa Jêsus, hai bàn tay bị trói chặt, bị dẫn đi đóng đinh trên thập tự giá. Về người nầy có một nỗi buồn rầu trang trọng lắm. Nhưng trường hợp của Baraba thì lại khác. Hắn bước tới phía trước, giống như thể thong dong thoải mái lắm. Dường như hắn sung sướng, sôi nổi, hai bàn tay hắn giang ra tiếp lấy những lời tung hô từ mấy tên lính. Toàn bộ thái độ của hắn dường như thư thái lắm vậy. Bên dưới tấm ảnh Baraba là hàng chữ: “Sự lựa chọn của thế gian”.
Đúng là như vậy đấy.
Thế gian luôn luôn chọn Baraba vì họ ưa thích kẻ phá luật pháp hơn là “Đấng Chăn Hiền Lành”, phần mô tả ghi dưới hình ảnh Chúa Jêsus. Tinworth muốn chúng ta phải nhận biết rằng thế gian chăm lo kẻ thuộc về mình. Ngay cả những tên lính cũng ưa thích Baraba hơn là Chúa Jêsus.
Xưa sao, thì nay vậy. Đấng Christ có thể không bao giờ là “sự lựa chọn của thế gian”, đấy là lý do tại sao họ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Có thể chúng ta cảm thấy vui mừng vì chúng ta không phải đưa ra cùng một quyết định mà Bôntu Philát đã đưa ra trong ngày náo động ở thành Jerusalem. Nhưng thắc mắc mà ông ta đưa ra vẫn còn ở trên bầu không khí:
“Ta phải xử thế nào với Chúa Jêsus?”
Sự lựa chọn đặt trước mặt chúng ta còn khó khăn hơn nhiều vì chúng ta biết Ngài nhiều hơn là Philát từng biết. Ông ta tin Chúa Jêsus là vô tội nhưng bị động dưới áp lực và phải thả một tên tội phạm. Sự cuối cùng của chúng ta sẽ ra thể nào một khi chúng ta biết sự thực về Chúa Jêsus mà vẫn ưa thích Baraba hơn?
Không một ai có thể tránh thoát câu hỏi ấy.
Đấng Christ được lòng người, họ cùng đi với Ngài, bước theo Ngài, chọn lấy Ngài thật là dễ dàng. Thế nhưng giờ phút khó quyết định chẳng chóng thì chày sẽ đến với hết thảy chúng ta.
Chúng ta mỗi người đều có Tuần Lễ Vượt Qua của riêng mình, nó phủ lấy trên chúng ta. Thế gian đã đưa ra sự lựa chọn của nó.
Jêsus phải chết!
Chúng ta phải đưa ra sự chọn của chính mình. Liệu đấy là Chúa Jêsus hay là Baraba?
B. Hết thảy chúng ta đều giống như Baraba.
Chúng ta không đọc câu chuyện nầy theo cách đúng đắn nếu chúng ta nghĩ rằng Baraba là tồi tệ vì hắn là một tên tội phạm, và chúng ta là tốt lành vì chúng ta không sống giống như hắn.
Tôi là Baraba. Mỗi người là Baraba.
Giết người, trộm cướp, gian ác, kẻ nổi loạn, kẻ phá luật pháp, kẻ ăn chơi phóng đảng. Bị tù, bị xét đoán, được buông tha khỏi án phạt bởi một người thay thế chịu chết trong chỗ của tôi.
Baraba đứng thay cho từng con cái của Ađam, là người từng bước đi trên hành tinh địa cầu nầy.
Baraba đứng thay cho tôi.
Tương truyền rằng Bernard xứ Clairvaux vào thế kỷ thứ 12 đã viết ra lời của bài thánh ca O Sacred Head Now Wounded. Câu thứ hai nói tới vấn đề tội lỗi của chúng ta và sự chết của Đấng Christ:
Lạy Chúa tôi, Ngài đã gánh chịu mọi sự mà hạng tội nhân đáng phải chịu;
Sự phạm pháp thuộc về tôi, về tôi; còn Ngài thì đau khổ vô cùng.
Cứu Chúa tôi, nầy, tôi vấp ngã đây! Tôi đáng chịu ở chỗ nầy;
Xin ngó tôi bằng sự ưu ái của Ngài, và hãy ban cho tôi ân điển Ngài.
Câu hát ấy bắt lấy toàn bộ nan đề của dòng giống con người -- "Sự phạm pháp thuộc về tôi, về tôi”. Chúng ta rất hoàn hảo trong câu nói ấy, có phải không? Tội lỗi của chúng ta đã làm cho chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời, vì thế chúng ta bị bỏ lại đây với những mưu chước không tốt của mình. Phần lớn chúng ta đều suy nghĩ bản thân mình là hạng người thiện hảo, hay ít nhất chúng ta không tồi tệ như gã đang ngồi cạnh cánh cửa kia kìa. Và đấy là thực theo một ý nghĩa. Chúng ta không làm từng việc kinh khiếp mà nhiều người khác đã làm. Nhưng hai bàn tay của chúng ta vẫn chưa được sạch. Chúng ta đã lừa đảo. Chúng ta đã nói dối. Chúng ta hay ngồi lê đôi mách. Chúng ta đã vu cáo. Chúng ta đã đưa ra những lời cáo lỗi. Chúng ta đã cắt góc. Chúng ta đã mất đi tính khí của mình. Chúng ta đã ngược đãi nhiều người khác. Khi chúng ta sau cùng có cái liếc nhìn vào thập tự giá của Đấng Christ, chúng ta nhìn thấy tội lỗi của chúng ta lớn lao là dường nào. Trong ánh sáng của đồi Gôgôtha, mọi sự chúng ta xem là tốt lành chẳng khác gì hơn mấy cái giẻ rách.
Vẻ đẹp của Tin lành Cơ đốc chiếu sáng ra từ câu chuyện nầy. Chúa Jêsus con người vô tội gánh lấy chỗ của Baraba kẻ tội phạm.
Tội phạm được tha!
Người vô tội chịu chết!
Thế là trong sự khôn ngoan cả thể của Đức Chúa Trời, những gì là tai vạ ghê khiếp (sự chết của Con Đức Chúa Trời) cung ứng ơn cứu rỗi cho thế gian.
Êsai 53 chứa những tin tức tốt lành mà hết thảy chúng ta đều có cần. Ngài bị vết – vì chúng ta. Ngài bị thương – vì chúng ta. Ngài bị đánh đập, bị nộp, bị chế giễu, bị khạc nhổ, phải đội mão gai, bị đóng đinh trên thập tự giá – vì chúng ta. Tội lỗi của chúng ta đã đưa Chúa Jêsus lên thập tự giá. Nhưng Ngài không lên đó mà không sẵn lòng đâu. Nếu tội lỗi chúng ta đã đưa Ngài đến đó, chính tình yêu của Ngài đối với chúng ta đã giữ Ngài tại đó.
Nếu bạn muốn lên Thiên đàng, hãy chú ý đến Êsai 53:6. Trong bản Kinh thánh King James, câu ấy đọc như vầy: “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người”. Hãy chú ý câu nói ấy bắt đầu và kết thúc với từ “hết thảy”. Một người đã làm chứng theo cách nầy: “Tôi nghiêng mình thật thấp rồi bước vào ở chữ ‘hết thảy’ thứ nhứt. Kế đến, tôi đứng thẳng dậy rồi bước ra ở chữ ‘hết thảy’ sau cùng”. Chữ “hết thảy” thứ nhứt cho chúng ta biết chúng ta là hạng tội nhân; chữ “hết thảy” sau cùng kia cho chúng ta biết Đấng Christ đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Hãy bước vào ở chữ “hết thảy” thứ nhứt rồi bước ra ở chữ “hết thảy” sau cùng thì bạn sẽ khám phá là con đường cứu rỗi.
Sau đồi Gôgôtha, Đức Chúa Trời chẳng để lại một thứ gì để minh chứng cho bất cứ ai. Bạn có thể nghi ngờ tình yêu của Ngài như thế nào sau khi bạn nhìn vào hình thức đổ máu của Chúa Jêsus đang treo trên thập tự giá? J. C. Ryle đặt vấn đề theo cách nầy:
Chúng ta hãy thoải mái xưng nhận rằng, giống như Baraba, chúng ta đáng chết, đáng bị phán xét và đáng ở địa ngục. Nhưng chúng ta hãy bám chắc vào lẽ thật vinh hiển chỉ ra một Đấng Cứu Thế vô tội đã chịu khổ trong chỗ của chúng ta, và tin nơi Ngài rằng người có tội có thể được buông tha (Expository Thoughts on the Gospels, vol. 2, p. 459).
Sau cùng, chúng ta bị để lại với câu hỏi mà Philát đã đưa ra: “Ta phải xử thế nào với Chúa Jêsus?"
Bạn có thể đứng lui lại rồi nói: “Tôi không quan tâm lắm về Ngài”.
Bạn có thể xua Ngài đi rồi nói: “Xin để tôi yên”.
Bạn có thể mở lòng mình ra rồi nói: “Lạy Chúa Jêsus, con xin tiếp nhận Ngài vào đời sống của con”.
Đấy là việc tốt nhứt mà bạn có thể làm. Đấy là việc an toàn nhất mà bạn có thể làm. Hãy tin cậy Ngài. Hãy chạy đến với thập tự giá rồi nắm lấy Chúa Jêsus là Đấng đã yêu thương bạn và đã chịu chết vì bạn. Bạn có thể làm gì hơn những điều mà Ngài đã làm cho bạn?
Chúa Jêsus hay Baraba. Sự chọn lựa thuộc về bạn. Nguyện Đức Chúa Trời ban cho bạn ân điển để tin theo Chúa Jêsus và tôn Ngài làm Cứu Chúa và Chúa.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

I Samuên 3:26-33: "Không chết như kẻ dại!"


Không chết như kẻ dại!
I Samuên 3:26-33
Phần giới thiệu:
Trong câu 1 cho chúng ta biết rằng sau khi vua Saulơ ngã chết, đã có một cuộc chiến lâu dài giữa nhà Sau-lơ và nhà David. Sau cái chết của Sau-lơ, người dân Giu-đa đã lập David làm vua ở Hêprôn. Tuy nhiên, Ápne, một trong những tướng lãnh của Saulơ, đã chỉ định một trong các con trai của Sau-lơ, Íchbôsết lên làm vua ở Gabaôn. Tuy nhiên, Íchbôsết chỉ là một "vua bù nhìn" mà thôi. Ápne đã giựt dây và đã thực sự là một người đang kiểm soát mọi sự (câu 6)
Bây giờ chúng ta đều biết rằng David đã phạm nhiều sai lầm tồi tệ trong đời sống của ông. Hết thảy chúng ta đều phạm nhiều sai lầm tệ hạy hết lúc nầy tới lúc khác. Một điểm sai lầm, ấy là ông đã có QUÁ NHIỀU VỢ. Bạn sẽ thấy rằng có sáu lần nhắc tới ở đây trong các câu 2-5. Có ít nhất hai điều mà về sau chúng ta mới biết. Hãy hiểu rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân đã được thành lập trong Vườn Êđen. Một người nam và một người nữ! Môise đã cảnh báo con cái của Israel về cách sống các vua của họ ở Phục truyền luật lệ ký 17:15-17

1. Các vua chẳng nên lo cho có nhiều ngựa. “. . . chẳng nên lo cho có nhiều ngựa, chớ vì muốn thêm nhiều ngựa mà dẫn dân sự trở lại xứ Ê-díp-tô"

2. Các vua cũng không nên kén nhiều phi tần…" e lòng người trở xấu xa…"

3. Các vua chẳng nên thâu góp nhiều bạc vàng. David có thể không có nhiều ngựa hoặc vàng bạc, nhưng ông đã có nhiều vợ.

Sau đó, Solomon con trai của ông đã có ba người vợ và ông đã có nhiều phi tần! Chúng ta biết rằng tấm lòng của Solomon không trọn lành đối với Chúa, mà đã xây khỏi Ngài!Có một bài học cho chúng ta trong đó. Chúng ta cần phải xem tội lỗi nào chúng ta để cho chúng bước vào đời sống của chúng ta. Vì chúng ta gieo ra một tội lỗi nhỏ trong chính đời sống chúng ta, chúng ta sẽ gặt lấy hậu quả trong đời sống con cái chúng ta!

I. SỰ THAN PHIỀN CỦA ÍCHBÔSẾT (các câu 7-11)

A. Ở đây chúng ta thấy Íchbôsết cáo buộc Ápne (đúng hay sai chúng ta không biết) về các mối quan hệ bất xứng với một trong những phi tần của Saulơ, cha người.

B. Cho dù đó là sự thật hay không, chúng ta thấy Ápne đã phản ứng thật sai trái. Ông ta để cho cơn thịnh nộ có một chỗ đứng trong cuộc sống của mình. (Êphêsô 4:31-30 cảnh báo chúng ta về điều này)

C. Chúng ta cần phải xem xét cách chúng ta xử lý với sự khiển trách. Đôi khi khiển trách là hợp lý và đôi khi nó rất phi lý. Chúng ta không thể kềm hãm ai đó đừng đưa ra sự khiển trách đối với chúng ta, nhưng chúng ta có thể kiểm soát phản ứng của chúng ta đối với sự khiển trách đó. Chúng ta có thể để một lời quở trách như thế làm cho chúng ta trở nên cay đắng hay chúng ta có thể sử dụng nó để làm cho chúng ta ra tốt hơn! Phản ứng của chúng ta là sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra. D. Vì vậy, chúng ta thấy Ápne bị mất lòng và ông ta đã xây khỏi Íchbôsết. Châm ngôn 18:19: "Một anh em bị mếch lòng lấy làm khó được lòng lại hơn là chiếm thủ cái thành kiên cố; Sự tranh giành dường ấy khác nào những chốt cửa đền".

SỰ THAN PHIỀN CỦA ÍCHBÔSẾT.

II. THỎA HIỆP VỚI DAVID (các câu 12-16)

A. Chúng tôi có thể nhận ra Ápne là một kẻ cơ hội. Ông ta đã nhận ra chỉ còn là thời gian thôi, trước khi David lên làm vua trên cả Israel.

1. Ông ta biết rõ David ngày càng mạnh hơn (câu 1)

2. Ông ta biết rõ lời tiên tri của Chúa (17-18).

B. Vì vậy, ở đây chúng ta thấy rằng ông ta thương lượng với David ông ta sẽ thuyết phục Israel chấp nhận David. Phương thức duy nhất: ấy là David sẽ lập giao ước với Ápne là nếu ông ta giao Micanh, con gái của Saulơ và là vợ của David, là người đã bị gã cho một người chồng khác.

III. SỰ TRUYỀN ĐẠT CỦA ÁPNE (các câu 17-21)

A. Đây là lần đề cập đầu tiên của từ "truyền đạt" trong Kinh Thánh.

B. Ở đây Ápne thuyết phục dân Israel chấp nhận David là vua.

C. Chúng ta cần phải có cùng loại sốt sắng mà Ápne đã có khi chúng ta truyền đạt Tin Lành! chúng ta cần phải nhiệt thành trong việc khiến mọi người chấp nhận Đấng Christ là Vua!

IV. SỰ XẢO QUYỆT CỦA GIÔÁP (các câu 22-30)

Ápne đã phạm sai lầm trong việc giết chết em trai của Giô-áp, là Asaên (II Samuên 2:18-24) Asaên đã nóng nảy theo đuổi Ápne. Ápne đã cảnh cáo Asaên phải xây đi chỗ khác. Thực vậy, ông đã cảnh cáo đến hai lần. Asaên từ chối không chịu xây sang chỗ khác, vì thế Ápne đã giết chết Asaên. Chúng ta có thể gọi đó là tự vệ hoặc giết người chính đáng trong thời buổi của chúng ta. Tuy nhiên, theo thông lệ của người Do Thái thì người thân thuộc phải báo thù cho cái chết của một thành viên trong gia đình. Sau khi Ápne giết chết Asaên, sau đó các anh em của Asaên, Giô-áp, là tướng lãnh của David, và Abisai đã tuôn ra để trả thù cho cái chết của em trai mình.

MINH HỌA: bạn có từng chơi: "trò chơi sự sống" chưa? Trên bảng của trò chơi ấy có các khoảng trống ghi chữ "báo thù". Đây là một số trong những khoảng trống thích ứng nhất phải bước vào đó vì người chơi "có thể lui lại" trước người chơi khác một khi họ có thể sửa phạt mình.Đấy là sự thực trong cuộc sống thực nữa, có phải không? Có nhiều người đã làm điều sai trái, họ trông mong cái điều mà họ gọi là "trả thù ngọt ngào". Nhưng, sự trả thù đã đi lòng vòng, có phải không? Sự báo thù ấy sẽ không bao giờ kết thúc cho tới chừng nào ai đó quyết định không báo thù nữa thì thôi! (đối chiếu II Samuên 2:26)

Và Kinh Thánh nói gì về vấn đề báo phục thù? Rô-ma 12:19: "Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng".

A. Chúng ta thấy Ápne đã trở lại Hêprôn, là một trong sáu thành ẩn náu (Dân số ký 35:11-12; Giôsuê 20:1-7)

B. Theo Luật Cựu Ước, ông ta sẽ không bị kẻ báo thù huyết hãm hại bao lâu ông ta còn ở bên trong các cánh cổng của thành phố.

C. Nhưng chúng ta thấy Giô-áp đi đến Hêprôn để trao đổi với Ápne. Giô-áp là một người tinh vi lắm. Kinh Thánh chép rằng Giô-áp nói việc "kín" có nghĩa là [ riêng tư] với Ápne tại cổng thành (II Samuên 3:27). 1. Rõ ràng là Giô-áp gặp Ápne ngay ngoài cổng Khi Ápne ra khỏi cổng thành chừng vài bước, Giô-áp đâm ông ta nơi bụng báo thù cho cái chết của em mình.

3. Giô-áp là một hình ảnh rất hay nói tới sự cám dỗ và ma quỷ tìm cách quyến dụ con cái của Đức Chúa Trời ra khỏi các thành nương náu. Một khi ở bên ngoài thành phố, bạn đang "dự vào trò chơi công bằng" đối với kẻ báo thù!

\V. SỰ KHÓC THAN CỦA DAVID (các câu 31-39)

Trong câu 33, David khóc than cái chết của Ápne và nói: "Ápne đáng chết như kẻ ngu dại chết sao?" Tại sao ông nói như vậy? Bởi vì Ápne không đáng phải chết!

A. Ápne sống dưới bản án từ hình!

Ông ta biết rõ mạng sống ông ta bị săn đuổi! Bạn có biết chúng ta đang sống dưới bản án tử hình không?

1. Hét thảy chúng ta đều sẽ chết theo phần xác một ngày kia. Hêbơrơ 9:27: ". . . Theo như đã định cho loài người phải chết một lần,. . . "

2. Người nào không nhìn biết Đấng Christ sẽ chết cái chết thứ hai.

Khải huyền 20:14-15: "Đoạn, Sự Chết và Am phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa".

Giăng 3:18: ". . Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu. . . "

Cái chết đang đến gần! Nó đang theo đuổi bạn! Bạn đã sẵn sàng chưa?

B. Ápne đã xem thường nơi ẩn náu mà Chúa đã quy định! Đức Chúa Trời đã đặt ra sáu thành ẩn náu cho những gã giống như Ápne. Nếu ông ta chỉ ở lại bên trong các cánh cổng thành, ông ta đã không bị giết. Bên trong thành ẩn náu, ông sẽ được an toàn đối với kẻ báo thù. Bạn có biết rằng Đức Chúa Trời đã cung ứng cho chúng ta những nơi ẩn náu được Chúa quy định không? 1. Đấng Christ là nơi nương náu duy nhứt cho linh hồn chúng ta! Nếu bạn bị hư mất, bạn cần phải chạy đến với Đức Chúa Jêsus Christ! Một mình Ngài là nơi ẩn nàu cho linh hồn!

Thi Thiên 9:9: "Đức Giê-hô-va sẽ làm nơi náu ẩn cao cho kẻ bị hà hiếp, Một nơi náu ẩn cao trong thì gian truân"

Thi Thiên 46:1: "Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân"

Thi Thiên 62:7: "Sự cứu rỗi và sự vinh hiển tôi ở nơi Đức Chúa Trời; Hòn đá về sức lực tôi, và nơi nương náu mình cũng đều ở nơi Đức Chúa Trời"

Châm ngôn 14:26: "Trong sự kính sợ Đức Giê-hô-va có nơi nương cậy vững chắc; Và con cái Ngài sẽ được một nơi ẩn núp"

a. Có người sẽ không được cứu cho dù có ân điển và tình yêu thương của Đức Chúa Trời Toàn Năng!

1) Kinh Thánh minh chứng tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con người.

2) Đức Chúa Jêsus Christ minh chứng tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con người (Rô-ma 5:8)

3) Đức Thánh Linh minh chứng tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con người. Ápne đã chết như một kẻ dại chết vì ông ta thất bại không thích ứng với những gì Đức Chúa Trời đã cung ứng cho. (Thí dụ: Hãy nhớ thể nào Đức Chúa Trời đã cung ứng Chiên Con Lễ Vượt Qua cho dân Israel!)

b. Có người sẽ không được cứu cho dù có sự rao giảng Tin lành! (I Côrinhtô 1:18-25; Rôma 1:16) 1) Đối với ai đó Tin Lành là rồ dại!

2) Đối với ai đó Tin Lành là hòn đá vấp váp!

3) Đối với chúng ta đã được cứu Tin Lành là quyền phép của Đức Chúa Trời!

Ápne đã chết như một kẻ dại chết vì ông ta chễnh mãng đối với việc rao giảng Tin Lành (nghĩa là: về các thành ẩn náu)

Bạn có thể nói: "Có ai đó cần nhà truyền đạo ấy, chớ không phải tôi!"

c. Có người sẽ không được cứu cho dù Tin Lành rất đơn sơ!

(II Côrinhtô 11:3: " lòng thật thà tinh sạch đối với Đấng Christ")

d. Có người sẽ không được cứu cho dù nhiều cơ hội sẵn có cho họ!

Mỗi khi Đức Thánh Linh chạm đến tấm lòng của bạn là có một cơ hội mới! Hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu cơ hội được cứu đã bị bỏ qua! Cho phép tôi hỏi bạn điều này, bạn có sẵn sàng chết với những gì bạn có trong lòng mình không? Bạn có sự bình an ở trong lòng và sống để rồi chết chưa? 2. Hội Thánh là nơi ẩn náu cho những người đã được cứu! Nếu bạn đã được cứu, bạn cần phải gắn bó với Hội thánh! Có amen không? Đứng xa khỏi Hội thánh! Đừng rời bỏ Hội thánh! Đây là nơi ẩn náu đã được Chúa quy định cho đời sống Cơ đốc! Có người đã rời khỏi Hội thánh và tan vỡ trong cuộc sống của họ và cuộc sống của các thành viên trong gia đình của họ!

3. Kinh Thánh là nơi ẩn náu cho những ai đã được cứu! Lời Chúa cung ứng nơi ẩn náu tránh các cuộc tấn công của kẻ thù!

Hãy ở lại với QUYỂN SÁCH! Hãy yêu mến QUYỂN SÁCH!

Hãy sắp xếp cuộc sống của bạn theo QUYỂN SÁCH!

Ápne đã sống dưới bản án tử hình! Ápne đã xem thường nơi ẩn náu do Chúa quy định!

C. Ápne là nạn nhân của sự lừa dối xảo quyệt! Không ai lôi kéo Ápne ra ngoài hai cánh cổng của thành phố. Ông đã đi bên ngoài thành phố theo ý riêng mình. Ông ta là kẻ dại khi nghe theo lời đề nghị của Giô-áp và bị lôi ra ngoài cánh cổng của thành ẩn náu! Bạn có biết rằng Satan tiếp cận các Cơ đốc nhân từ ngoài cổng thành và thì thầm với chúng ta: "Tại sao bạn không đến đây trong một phút, và chúng ta hãy trao đổi". Hắn sẽ nói: "Thực sự thì không phải như bạn đã nghe họ nói năng trong Hội thánh Baptist đâu. Thế gian chẳng có gì tồi bại đâu. Rốt lại, bạn có nhiều thì giờ đấy chứ!" Satan tìm cách trao đổi với chúng ta ở gần đủ với cánh cổng, ở đo hắn quàng vai chúng ta rồi dẫn chúng ta ra ngoài cổng để hắn có thể đâm chúng ta khi chúng ta mê mẫn rồi cướp đi sự sống thuộc linh quí báu của chúng ta. Đứng để Satan mê hoặc ở gần cổng thành!

Phần kết luận

Đâu là nơi an toàn nhất trong thành ẩn náu? Hãy ở bên trong thành ấy! Đúng là nguy hiểm khi bám lấy quanh cổng thành! "Giô-áp" đang đến gần và đưa bạn vào sự thỏa hiệp rồi khiến bạn bước ra khỏi cổng hành và giết chết lời làm chứng và sự bạn đồng đi với Chúa.