Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

NHẬN ĐỊNH VỀ LỜI TIÊN TRI NÓI TỚI KỲ TẬN THẾ

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford,
OH 45150)
NHẬN ĐỊNH VỀ LỜI TIÊN TRI NÓI TỚI KỲ TẬN THẾ
Tác giả: Jerold Aust
Có nhiều bối cảnh nói tới kỳ tận thế dựa trên một cấp độ nào đó của lời tiên tri trong Kinh thánh cũng như có nhiều giáo sư dạy về lời tiên tri. Có một nhận định về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế, nó có giúp bảo hộ cho bạn tránh được các tai họa trong kỳ tận thế không?
Loạt sách có đề tựa Left Behind là một trong những quyển sách tôn giáo được ưa chuộng nhất trong lịch sử gần đây. Lý thuyết có tính cách tưởng tượng của chúng tận dụng lợi thế một xã hội đang khao khát muốn tránh né các biến cố thê thảm đã được nói trước.
Loạt sách đã khởi sự vào năm 1995 với phát hành của Left Behind: A Novel of the Earth’s Last Days (Tiểu thuyết nói tới những ngày sau cùng của địa cầu), một quyển sách hư cấu nói tới những gì được xem sẽ xảy ra trên đất sau khi các tín đồ đã được cất lên trước lần đến thứ hai của Đức Chúa Jêsus Christ. Loạt sách, được viết ra bởi Tim LaHaye và Jerry Jenkins, kéo dài tới 16 quyển, 65 triệu bản trong số đó đã được bán ra.
Không may, những người tin theo quan niệm của Left Behind – những người ủng hộ lý thuyết nói tới sự cất lên – họ sẽ thấy mình bị nhầm lẫn và kinh ngạc khi những biến cố trong Kinh thánh nói tới kỳ tận thế được bày ra.
Tại sao chứ? Bởi vì tóm tắt của Đức Chúa Jêsus Christ về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế không bao hàm một sự cất lên kín đáo đâu. Sự tái lâm của Ngài sẽ rất rõ ràng, có những dấu hiệu trên trời báo trước, một trận động đất trên toàn cầu, hoạt động của núi lửa ở khắp nơi và các thiên sứ sẽ trổi kèn lên với những tiếng kêu thật siêu nhiên. Đấng Christ sẽ không len lén đến với đất nầy đâu; Ngài sẽ tái lâm trong sự vinh hiển chói lòa và với vinh quang mà Ngài rất đáng được.
Chính mình Chúa Jêsus đã nói về sự tái lâm của Ngài: “Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống” (Mathiơ 24:30, phần nhấn mạnh là của tôi).
Chúa Jêsus đã tỏ ra rằng mọi người trên khắp hành tinh sẽ nhìn thấy Ngài trở lại với địa cầu. Lý thuyết nói tới sự cất lên kín giấu đi ngược lại với điều nầy, nó nói Ngài sẽ cất kẻ được chọn đi trước và kín đáo. Bạn đừng tin theo lý thuyết đó.
Khi bạn biết rõ nhận định về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế, bạn sẽ biết lẽ thật nói tới các biến cố chính đi trước sự tái lâm của Đấng Christ, kể cả cách thức Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ cho các tôi tớ Ngài – và không phải qua một sự cất lên kín nhiệm (Khải huyền 12:13-17). Để học biết nhiều thêm về lẽ đạo nầy, hãy tải xuống các ấn bản sau đây: “The Rapture – A Popular but False Doctrine”“Have You Been Misled by the Rapture Theory?” at www.GNmagazine.org/reprints.
Lời tiên tri của Kinh thánh ra từ một mình Đức Chúa Trời. “Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được” (II Phierơ 1:20).
Cách tốt nhứt để kiếm được một nhận định thích đáng về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế là hãy để cho Kinh thánh tự phán về mình.
Lời tiên tri là gì?
Lời tiên tri đôi khi được mô tả là lịch sử đã được ghi ra trước. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy trước nhiều xu hướng và biến cố hầu đến – một phần là vì Ngài hiểu rõ trọn vẹn những gì con người sẽ làm trong mọi bối cảnh đã được bày ra và cũng vì Ngài đang lèo lái và hướng dẫn mọi hoàn cảnh.
Ở một cấp độ, lời tiên tri là những lời cảnh báo trước của Đức Chúa Trời chống lại việc tăng trưởng tội lỗi của con người. Một khi tội lỗi gây hại và có thể hủy diệt chúng ta, Đức Chúa Trời công bố ra những lời cảnh báo có tính tiên tri để thu hút sự chú ý của con người. Những cơn sửa phạt đã được nói trước là các hệ quả do chính con người mang lại. Đức Chúa Trời muốn buông tha cho nhân loại, chớ không muốn hủy diệt chúng ta.
Phần lớn con người giả định rằng những lời cảnh báo có tính tiên tri chống lại nhân loại đều ra từ một Đức Chúa Trời hay báo thù, Ngài không thể dung chịu một hạng người yếu đuối và bất tuân. Họ lý luận rằng một khi Đức Chúa Trời là thánh khiết và toàn năng, còn chúng ta thì không phải như thế, và một khi chúng ta không thể tự mình làm nên thánh, thì Đức Chúa Trời mất kiên nhẫn với tình trạng thống thiết của chúng ta rồi hình phạt chúng ta – có lẽ là rất bất công đấy.
Song đấy chẳng phải là lý do tại sao Đức Chúa Trời công bố ra những lời tiên tri nói tới kỳ tận thế. Đây là tư tưởng giả mạo từ chúa của đời nầy, là Satan ma quỉ, hắn đã dối gạt nhân loại về Đức Chúa Trời bằng nhiều phương thức. Bao lâu hắn còn giữ nhân loại mù lòa đối với các dự tính của Đức Chúa Trời chơn thật, hắn có thể trụ lại trong chỗ của hắn là “chúa của đời nầy” (II Côrinhtô 4:4).
Con người cần phải nhìn biết rằng Satan, hắn là: “kẻ giết người từ lúc ban đầu” (Giăng 8:44), hắn muốn mọi người đều phải ngã chết – cho đến đời đời. Vào cuối kỷ nguyên cai trị tồi bại nầy, Satan sẽ nổ lực hủy diệt tất cả nhân loại qua hai thế lực quân sự lớn lao sẽ hội tụ tại Jerusalem để tạo ra chiến tranh chống lại Đấng Christ, Đấng Mêsi sắp tái lâm (Khải huyền 16:14; 19:11-21; 14:14-20).
Lời tiên tri chỉ ra rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị mọi sự, rằng Ngài có một chương trình cho tương lai của nhân loại, và sự sống của con người có một mục đích lớn lao. Ý chỉ của Đức Chúa Trời là cứu rỗi con người, chớ không phải hủy diệt.
Lời tiên tri chỉ ra rằng Đức Chúa Trời sẽ kể tội những ai chống lại Ngài và Ngài sẽ ban thưởng cho những ai tôn vinh Ngài.
Mục đích của lời tiên tri bị hiểu sai
Chúng ta hãy xem xét mục đích của lời tiên tri xem.
Con người ngay từ thời thượng cổ đã muốn nhìn biết về cuộc tương lai, hầu hết vì lợi ích của họ. Thí dụ, các môn đồ của Chúa Jêsus đều muốn biết rõ những dấu hiệu nào báo trước sự tái lâm của Ngài. Họ hỏi: “Xin Chúa phán cho chúng tôi biết lúc nào những sự đó sẽ xảy ra? và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế” (Mathiơ 24:3). Nhân loại đều muốn biết điều chi sẽ xảy đến, không biết có phải vì lý do nào khác hơn là sự bảo hộ cho riêng họ hay không!?!
Mặc dù con người muốn biết điều chi, lúc nào và địa điểm trong lời tiên tri – tự nó thì tốt đấy – song đây chẳng phải là mục đích chính của lời tiên tri. Đúng hơn, mục đích của lời tiên tri là giúp cho người ta đánh giá cách ăn ở của họ trong ánh sáng Lời của Đức Chúa Trời – trước khi các bối cảnh được nói trước diễn ra. Nếu không có những lời cảnh báo và sự ứng nghiệm của lời tiên tri, nhân loại sẽ chẳng có lý cớ nào để thắc mắc và dừng hẳn con đường đam mê lạc thú để đừng đi đến chỗ tự hủy diệt.
Nếu người ta đọc và chú ý đến những lời cảnh báo của Đức Chúa Trời, họ có thể hướng về Ngài để bảo hộ cho họ trong những ngày hầu đến của Cơn Đại Nạn và Cơn Phán Xét đầy giận dữ của Ngài nghịch lại các bạo chúa của trần gian nầy. Như Chúa Jêsus phán: "Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách (Cơn Đại Nạn, xem Mathiơ 24:21-22), là giờ sẽ đến trong khắp thế gian, đặng thử những người ở trên đất” (Khải huyền 3:10).
Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót và yêu thương. Lời của Ngài đầy dẫy những lời cảnh báo cho nhân loại tội lỗi hầu xây họ khỏi tội lỗi và tránh được các hậu quả đầy thương đau khôn tả xiết. Đức Chúa Trời chẳng vui về sự chết của kẻ ác (Êxêchiên 33:11). Ngài cũng hứa ban thưởng, chúc phước và bảo hộ cho những ai bước theo ý chỉ của Ngài (Phục truyền luật lệ ký 28:1-2).
Phần nền của lời tiên tri
Kinh thánh cung ứng phần nền của lời tiên tri ở Phục truyền luật lệ ký 28. Chương nầy chỉ ra phước và họa tự nó chạy theo một là vâng theo hay chối bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời. Các luật lệ nầy đều là thuộc linh (Rôma 7:14) và áp dụng cho dù người ta có biết rõ nó hay không (Rôma 2:12). Đức Chúa Trời hứa chúc phước cho ai tôn vinh Ngài và, Ngài cho phép những sự rủa sả giáng trên những kẻ không tôn vinh Ngài. Hiểu rõ khía cạnh cụ thể nầy trong luật pháp của Đức Chúa Trời là nền tảng cho sự hiểu biết lời tiên tri.
Một chương nầy thôi, Phục truyền luật lệ ký 28, là chủ chốt của mọi lời tiên tri. Nhìn biết chương nầy và bạn sẽ nhìn biết mục đích của lời tiên tri. Một lần nữa, mục đích của lời tiên tri là để giúp cho người ta xây khỏi tội lỗi của họ và tìm kiếm Đức Chúa Trời vì những ơn phước của Ngài.
Nhiều truyện tích trong Kinh thánh thích ứng với phần nền nầy của lời tiên tri, song có ít soi sáng nó cho bằng câu chuyện nói xứ Giuđa và Babylôn. Trong nhiều năm trời, Đức Chúa Trời muốn vương quốc Giuđa đừng chạy theo đường lối của người bà con của nó, vương quốc láng giềng Israel.
Những tội lỗi của Israel đã mang lại cái chết cho nó, y như đã được nói trước trong Phục truyền luật lệ ký 28:15. Hiển nhiên là Đức Chúa Trời đã cho phép xứ Asiri nghiệt ngã kia đến chinh phục và đem Israel đi khỏi quê hương của nó qua hai cuộc lưu đày cả thể – vào năm 733 và 722SC.
Gần một thế kỷ sau đó, Đức Chúa Trời đã ban cho xứ Giuđa một vì vua công bình, là Giôsia, như một hy vọng sau cùng để cứu xứ sở người Do thái ra khỏi cuộc lưu đày sắp xảy ra (II Sử ký 34:1, 26-28). Đức Chúa Trời cũng sai các tiên tri như Giêrêmi, Sôphôni, và Habacúc đến. Buồn thay, sau cái chết quá sớm của Giôsia, dân sự xứ Giuđa mau chóng trở lại với những con đường tội lỗi của họ, giống như chó đã liếm lại đồ nó đã mữa, như heo đã sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn (II Phierơ 2:22). Giống như dân Israel, họ cũng bị bao vây, bị đưa đi làm phu tù.
Một lần nữa, mục đích của lời tiên tri là tác động con người phải thắc mắc về cách ăn ở của họ trong ánh sáng những sự dạy rõ ràng của Kinh thánh. Điều nầy áp dụng cho mọi người, dù họ có xưng mình là Cơ đốc giáo hay không!?! Có người sẽ chú ý đến những lời cảnh báo trong lời tiên tri nói tới kỳ tận thế của Đức Chúa Trời, và có nhiều người sẽ cứ ù lì không biết gì đến chúng.
Chúa Jêsus phán rằng Ngài đã nói với đủ loại tôn giáo trong thời của Ngài bằng các ví dụ vì họ đã từ chối không chịu tôn vinh và vâng theo Ngài:
“Vậy nên ta phán thí dụ cùng chúng; vì họ xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe, và không hiểu chi hết. Vậy, về họ, đã được ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai rằng: Các ngươi sẽ lắng tai nghe, mà chẳng hiểu chi; Lấy mắt xem mà chẳng thấy chi. Vì lòng dân nầy đã cứng cỏi; Đã làm cho nặng tai và nhắm mắt mình lại, e khi mắt mình thấy được, tai mình nghe được, lòng mình hiểu được, Họ tự hối cải lại, và ta chữa họ được lành chăng” (Mathiơ 13:13-15).
Những lời tiên tri mạnh mẽ nói tới kỳ tận thế giống như những viên đạn bắn qua mũi của những con tàu xã hội không bánh lái, trôi giạt trên đại dương chủ nghĩa nhân văn, bị chủ nghĩa vật chất bắt lấy. Nếu không có một lời tiên tri nào hết, và đặc biệt không có một lời tiên tri nào về thời kỳ tận thế, nhân loại sẽ chẳng có ai để thách thức sự trôi giạt đầy nguy hiểm của nó vào trong sự tự hủy diệt.
Nhận định về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế
Kinh thánh cung ứng một nhận định về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế. Các chi tiết đã được rãi khắp Kinh thánh.
Chính mình Đức Chúa Jêsus Christ cung ứng một nhận định về lời tiên tri nói tới kỳ tận thế rất ngắn ngủi trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Trong đó, Ngài nói trước các biến cố của kỳ tận thế hay sự cuối cùng của kỷ nguyên tự cai trị của con người dưới ảnh hưởng của Satan.
Ngài đã chia sẻ với các môn đồ những dấu hiệu chính nói tới sự cuối cùng của kỷ nguyên nầy. Những biến cố chính trong lời tiên tri của Ngài – được ghi lại ở Mathiơ 24, Mác 13 và Luca 21 – tương ứng với những cái ấn trong sách Khải huyền. Cứ mỗi lần Đấng Christ mở một cái ấn ra (Khải huyền 6:1), ấn ấy cứ giữ mở ra cho tới thời điểm nói tới sự cuối cùng của sự cai trị của con người và sự tái lâm của Đấng Christ.
Muốn có hướng dẫn chi tiết đến các lời tiên tri nói tới kỳ tận thế, hãy tải hay xin những quyển sách miễn phí của chúng tôi The book of Revelation Unveiled, You Can Understand Bible Prophecy, The Middle East in Bible ProphecyAre We Living in the Time of the End?
Cái ấn thứ nhứt, ở Khải huyền 6:2 và tương ứng với Mathiơ 24:4-5, báo hiệu sự khẫn cấp, sự lan rộng và sự thống trị của một Cơ đốc giáo giả hiệu, bắt đầu ngắn ngủi sau sự phục sinh của Chúa Jêsus và sự bắt đầu của Hội thánh Tân Ước. Cơ đốc giáo giả hiệu nầy là một hỗn hợp tôn giáo được rút ra một phần từ Kinh thánh và một phần từ những tín điều và các truyền khẩu phi Kinh thánh bắt nguồn từ tà giáo cổ xưa.
Chúng ta biết rằng Cơ đốc giáo giả hiệu nầy đã bắt đầu ở thế kỷ thứ nhứt vì một số trước giả Tân Ước đã nói tới nó (Công Vụ các Sứ Đồ 20:16-17. 28-31; II Côrinhtô 11:4, 13-15; Giuđe 3-4; 1 Giăng 2:18-19; 1 Giăng 4:1). Hệ thống tôn giáo giả hiệu nầy, là thứ mà sứ đồ Phaolô đã gắn cho cái nhãn: “sự mầu nhiệm của điều bội nghịch”, cứ tiếp tục cho tới cuối cùng, ở đó nó đóng vai chính trong sự dối gạt ở kỳ tận thế dẫn tới sự tái lâm của Đấng Christ (II Têsalônica 2:7-12).
Cái ấn thứ hai, ở Khải huyền 6:3-4 và tương ứng với Mathiơ 24:6-7, cho thấy rằng sẽ có: “chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh”. Mặc dù sẽ luôn có chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh, Chúa Jêsus phán chúng sẽ tiếp diễn cho tới cuối cùng và lên tới một cuộc tắm máu sau cùng sẽ lấy đi nhiều sinh mạng 1/3 nhân loại (Khải huyền 9:15-16).
Cuộc chiến tối hậu sau cùng, Kinh thánh mô tả là: “chiến tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời toàn năng” (Khải huyền 16:14), không diễn ra ở Atmaghêđôn (núi Mêghiđô nằm ở phía Bắc Israel), ở đó nhiều lực lượng quân sự nhóm lại (Khải huyền 16:14, 16), mà là gần thành Jerusalem (Xachari 14:1-4, 12-14). Mọi điều kiện đều rất nguy hiểm đến nỗi nếu Đấng Christ không can thiệp vào các vụ việc của con người, không một xác thịt nào sẽ sống mà được cứu (Mathiơ 24:21-22).
Cái ấn thứ ba, ở Khải huyền 6:5-6 và tương ứng với Mathiơ 24:7, cho thấy rằng đất sẽ bị hành hại với đói kém, và hạn hán. Trong khi luôn luôn có đói kém ở nhiều khu vực khác nhau, khi thời gian trôi qua, chúng sẽ cứ tiếp diễn ngày càng tệ hại hơn. Nhiều cuộc đói kém bám theo gót chơn của những cuộc chiến tranh. Hàng triệu người sẽ ngã chết từ chỗ đói kém.
Cái ấn thứ tư, ở Khải huyền 6:7-8, và tương ứng với Mathiơ 24:7, cho thấy rằng thế giới sẽ bị hành hại với các thứ tật bịnh gây chết chóc và các thứ bịnh tật khủng khiếp. Tất nhiên là đói kém dẫn tới các chứng bịnh. Và cả hai tuôn tràn ra từ những sự chém giết do con người tạo ra và các thảm họa trong thiên nhiên. Những trận dịch lan rộng sẽ sát hại nhiều cư dân, như trận dịch hạch đã sát hại vào thế kỷ thứ 14, khi nó hủy diệt 1/3 dân cư của châu Âu, Nga sô và Trung hoa, và các thành phố nằm trên con đường tơ lụa.
Cái ấn thứ năm, ở Khải huyền 6:9-11 và tương ứng với Mathiơ 24:9-12, chỉ ra sự bắt bớ lớn lao và sự tuận đạo của các tôi tớ trung thành và chơn thật của Đức Chúa Trời. Sự bắt bớ nhắm vào các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Như chính mình Chúa Jêsus đã nói: “Đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi” (Giăng 15:20). Phaolô tương tự đã viết: “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ” (II Timôthê 3:12).
Sự bắt bớ dân sự của Đức Chúa Trời vốn là một sự kiện sống động trải qua các thế đại, nhưng nó sẽ gia tăng trong thời kỳ sau rốt. Trong thời điểm rối loạn về mặt xã hội, thường thì người ta sẽ tìm kiếm một kẻ giơ đầu chịu báng. Giống như ở các thời buổi xa xưa, giới cầm quyền tôn giáo sẽ tìm thấy nơi một Cơ đốc nhân chơn thật một nhóm thích ứng để mà đổ thừa.
Điều nầy khởi sự thời điểm của Kỳ Đại Nạn. Các phân đoạn khác cho thấy rằng sự bắt bớ ghê khiếp sẽ kéo dài không những đối với các Cơ đốc nhân, mà còn đối với dòng dõi thuộc thể của Israel xưa kia nữa. Dân sự Israel sẽ kinh nghiệm sự bách hại kinh khủng từ những kẻ thù vào thời điểm nầy, như đã được nói trước ở Phục truyền luật lệ ký 28 (xem quyển The United States and Britain in Bible Prophecy).
Cái ấn thứ sáu ở Khải huyền 6:12-17 tương ứng với Mathiơ 24:29. Cả hai đều mô tả những dấu lạ kinh khiếp ở trên trời – mặt trời và mặt trăng bị tối tăm – và những gì là khí tượng đánh vào quả đất. Điều nầy giới thiệu thời điểm nói tới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Khải huyền 11:18; 14:10, 19; 15:1, 7; 16:1; 19:15), là điều Kinh thánh gọi là: “ngày của Đức Giêhôva” (I Têsalônica 5:2; Malachi 4:5). Điều nầy dẫn trực tiếp vào sự đến lần thứ hai của Đức Chúa Jêsus Christ.
Tất cả các biến cố chính trong lời tiên tri nầy dẫn tới và là một phần của kỳ sau rốt, được nhắc tới bởi các thuật ngữ ấy như ngày sau rốt, ngày cuối cùng, Ngày của Đức Giêhôva ( xem “Just What Is The End Time?)
Những biến cố thực và lời tiên tri nói về kỳ tận thế
Không phải mọi lời tiên tri đều là dễ hiểu cho hôm nay đâu, nhưng hết thảy chúng đều trở nên rõ ràng trong tương lai khi những thay đổi về chính trị và công nghệ diễn ra. Ai có thể nhìn thấy sự tiến bộ của ngành thông tin qua phương tiện máy tính và Internet? Đức Chúa Trời vẫn hứa tỏ ra cuộc tương lai cho dân sự trung tín của Ngài được sai đi lo rao giảng lẽ thật của Ngài: “Cũng vậy, Chúa Giê-hô-va chẳng có làm một việc gì mà Ngài chưa tỏ sự kín nhiệm Ngài ra trước cho tôi tớ Ngài, là các Đấng tiên tri” (Amốt 3:7).
Và quả thật Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho môn đồ Ngài một vài điều kiện của kỳ tận thế phải được đặt đúng vị trí trước khi Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm. Những điều kiện nầy đã được thỏa chỉ trong thế kỷ sau cùng:
+ Thứ nhứt, khả năng hủy diệt con người đang tồn tại.
Nhân loại giờ đây có khả năng quét sạch sự sống của con người qua những đầu đạn nguyên tử. Khía cạnh ấy đang hiện hữu rồi với Hoa kỳ và Nga sô; và Anh quốc, Pháp, Trung hoa, Ấn độ và Israel cũng có những đầu đạn nguyên tử tầm cỡ nữa.
Đặc biệt, mối nguy hiểm là sự phát triển các thứ vũ khí nguyên tử bởi các quốc gia không ổn định như Pakistan và North Korea, có lẽ không bao lâu nữa thì Iran cũng tham gia vào.
Chúa Jêsus đã phán về kỳ tận thế: “vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các ngươi được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt” (Mathiơ 24:21-22).
Nhân loại luôn luôn tham gia vào những cuộc chiến tranh, nhưng cho tới mới đây, chúng ta chưa hề có khả năng tiêu diệt từng người ra khỏi đất. Kể từ năm 1945 và vụ nổ các quả bom nguyên tử đầu tiên, thậm chí nối theo sau bởi nhiều bom hydrogen có tính cách hủy diệt, giờ đây nhân loại có khả năng hủy diệt hết thảy sinh mạng con người gấp nhiều lần hơn.
Đức Chúa Jêsus Christ phải can thiệp để cứu nhân loại ra khỏi việc tự – tự hủy diệt.
+ Thứ hai, một quốc gia Do thái phải ở đúng vị trí và nắm quyền điểu khiển thành Jerusalem để một số lời tiên tri nói tới kỳ tận thế sẽ được ứng nghiệm.
Điều nầy không khả thi trước năm 1948, khi nhà nước hiện đại Israel ra đời – một việc tưởng chừng bất khả thi trải qua nhiều thế kỷ.
Văn hóa và tôn giáo của người Do thái đã tồn tại qua nhiều thời kỳ khi họ bị thống trị hay bị đánh bại bởi Babylôn, Batư, Hylạp và Lamã. Sử gia nổi tiếng ở thế kỷ thứ 19 là Heinrich Graetz nói: “Một quốc gia … đã chứng kiến sự dấy lên và suy tàn của nhiều đế quốc cổ, và vẫn tiếp tục nắm lấy vị trí của nó trong thời hiện tại, đáng … được chú ý cho kỹ vào” (History of the Jews, 1895, p. 705).
Napoleon, vị Hoàng đế nước Pháp, khi đi ngang gần một nhà hội của người Do thái và nghe thấy tiếng khóc lóc bên trong, đã lưu ý: “Một dân tộc ao ước nhiều về thành phố và đền thờ của nó một ngày kia sẽ phục hồi chúng lại!”
Chúa Jêsus đã nói tiên tri rằng khi kỳ cuối cùng đến gần, người Do thái một lần nữa sẽ kiểm soát thành Jerusalem và “nơi thánh”. Sau đó, Chúa Jêsus phán nơi thánh sẽ bị báng bổ với sự gớm ghiếc hoang vu, y như tiên tri Đaniên đã viết trước đó (Mathiơ 24:15-16).
Ngày nay, người Do thái đang kiểm soát thành Jerusalem. Sau Cuộc Chiến Sáu Ngày vào năm 1967, khi người Do thái chiếm lấy thành Jerusalem, họ đã cho phép người Ảrập Hồi giáo tiếp tục kiểm soát Núi Đền Thờ. Kể từ năm 1989, một số người Israel đã bắt đầu sửa soạn cho việc xây dựng một đền thờ mới hay “nơi thánh”. Thỉnh thoảng người Do thái tin kính đã nổ lực đặt viên đá đầu tiên, nhưng không thành công. Các điều kiện trong lời tiên tri của Chúa Jêsus đang từng phần vào đúng vị trí, nhưng nhiều việc phải thay đổi trước khi các biến cố được nói trước có thể hiển hiện.
+ Thứ ba, một cuộc phục hưng sau cùng của thế lực chính trị ở châu Âu phải diễn ra.
Một cơn phấn hưng sau cùng của Đế quốc Lamã cổ đại, được nói trước trong các sách Kinh thánh như Đaniên và Khải huyền, phải nổi bật lên. Đaniên 2:40-44 cho thấy rằng vương quốc bằng sắt, vương quốc thứ tư tính từ Babylôn cổ đại, sẽ cai trị cho tới kỳ cuối cùng. Điều đó chỉ có thể áp dụng cho Đế quốc Lamã cổ đại cùng 10 vị vua, bảy trong số đó đều chịu ảnh hưởng bởi Giáo Hội Lamã (so sánh Khải huyền 17).
Trong kỳ cuối cùng, 10 vị “vua” hay những người cai trị tự họ đứng chung hàng trong một thứ siêu quyền lực sau cùng cấp thế giới mà Kinh thánh gọi là “con thú”, được lãnh đạo bởi một nhà độc tài cũng được gọi là “con thú” (các câu 12-13). Bối cảnh thời gian của lời tiên tri nầy rất rõ ràng từ sự kiện 10 nhà cai trị nầy sẽ “chiến tranh cùng Chiên Con” – Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm – “và Chiên Con sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua” (câu 14).
Chỉ có châu Âu mới có thể phu phỉ vai trò nầy. Chỉ có châu Âu và giáo hội Lamã cùng nhau hành động qua những lần phấn hưng trước đây của Đế quốc Lamã thánh. Không một vương quốc hay đại lục nào khác có thể khoe khoang về mối quan hệ lâu dài cả 1.500 năm như vậy hết.
Phóng viên tờ Newsweek Michael Elliot tường trình rằng “vào tháng Giêng năm 1957, sáu quốc gia đã ký một hiệp ước bên bối cảnh Thủ đô Lamã cũ, và đưa vào hiện thực Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu” (Newsweek, Jan. 29, 1996). Paul-Henri Spaak, bộ trưởng ngoại giao của Bĩ, đã nói về thời điểm ấy: “Bạn không nghĩ là chúng tôi đã đặt viên đá đầu tiên cho Đế quốc Lamã mới sao?” Trợ tá của ông nhắc lại: “Chúng tôi cảm thấy mình rất mạnh vì chúng tôi là người Lamã trong thời điểm đó” (ibid.).
Lời tiên tri nói tới kỳ tận thế giúp đỡ bạn thế nào?
Loạt sách Left Behind các quyển sách tiểu thuyết không thể cung ứng tri thức thật có tính tiên tri nói tới kỳ tận thế. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thôi.
Đức Chúa Trời cung ứng những lời tiên tri nói tới kỳ tận thế để khiến cho một nhân loại tự ý phải quay trở lại với Ngài. Ngài muốn chúng ta ăn năn và hoàn thành mọi ưu thế của mình để trở thành con cái của Ngài cho đến đời đời! Ngài muốn chúng ta bước theo Ngài và chia sẻ những Tin Tức Tốt Lành nói tới sự tái lâm của Đấng Christ và Vương quốc của Đức Chúa Trời với tha nhân. Mặc dù vậy, như chúng ta đã thấy, nhiều Cơ đốc nhân sẽ bị bắt bớ và tuận đạo trong kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời có một chương trình để bảo hộ nhiều người trong số những kẻ xây lại với Ngài tránh khỏi các biến cố ghê khiếp đã được nói trước phải xảy đến.
Đối với nhiều người quan sát tin tức thế giới trong ánh sáng của lời tiên tri nói tới kỳ tận thế của Kinh thánh, họ đang tỉnh thức về tình trạng thuộc linh của họ và họ đang cầu nguyện liên tục để đến gần Ngài, Đức Chúa Trời hiến cho sự bảo hộ trong những thời điểm đầy hiểm họa như thế nầy (Luca 21:29-36). Như chúng ta đã thấy trước đây ở Phục truyền luật lệ ký 28, chúng ta có thể vâng theo Đức Chúa Trời và được phước ngay bây giờ và, quan trọng hơn, trong đời hầu đến nữa.
Mục đích cố ý của Satan là phải tiêu diệt nhân loại. Hắn nghĩ rằng hắn có thể hủy diệt hết thảy những con người sống qua Kỳ Đại Nạn trước khi Đức Chúa Jêsus Christ có thể can thiệp để cứu vớt chúng ta. Mặc dù hàng tỉ người sẽ ngã chết (sau đó được phục sinh trong chương trình của Đức Chúa Trời), nhiều triệu người sẽ cứ sống để bắt đầu một đời mới, tái thiết lại những nơi hoang vu và sống trong vườn Êđen toàn cầu mới dưới quyền trị vì của Đức Chúa Jêsus Christ ở trên đất (Êxêchiên 36:33-35).
Những lời tiên tri trong Kinh thánh là kế hoạch của Đức Chúa Trời hòng cứu nhân loại ra khỏi chính họ. Những lời tiên tri nói tới kỳ tận thế nầy có thể giúp giải cứu bạn và gia đình bạn ra khỏi thời kỳ ghê khiếp hầu đến – nếu bạn chịu chú ý đến chúng lúc bây giờ.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Mác 6:37: "HÃY CHO HỌ ĂN"

HÃY CHO HỌ MỘT THỨ GÌ ĐỂ ĂN

Mác 6:37

MS Ray Pritchard

Người dịch: Đoàn Danh/MS Nguyễn D. Tân

(Sứ điệp cho Lễ Tốt nghiệp ở Trường Kinh Thánh New Brunswick Bible, Ngày 1 Tháng 5 năm 2011).

Khi tôi suy nghĩ về những điều tôi sẽ nói với các bạn trưa nay, lý trí tôi bị kéo đến phép lạ duy nhứt của Chúa Jêsus được nhắc lại trong cả bốn sách Tin Lành. Chúng ta biết rõ nếu có điều chi từng được đưa ra trong Kinh thánh, thì điều đó là sự thực và chúng ta nên tin theo điều đó, thế nhưng khi Đức Thánh Linh cứ nhắc đi nhắc lại điều mình nói, chắc phải là có một bài học gì rất là quan trọng. Có một phép lạ và là phép lạ duy nhứt mà Mathiơ, Mác, Luca và Giăng hết thảy đều ghi lại. Tất nhiên là tôi đang đề cập tới câu chuyện cung cấp đồ ăn cho 5000 người ấy.

Tôi muốn tập trung vào một chi tiết của câu chuyện. Khi đoàn dân đông đến với Chúa Jêsus trong đồng vắng, Ngài đã cảm động với lòng đầy thương xót vì Ngài nhìn thấy họ quá mệt mỏi và đói khát nữa. Đến cuối ngày, các môn đồ đề nghị rằng Ngài phải để cho họ trở về nhà đặng họ tìm thứ chi đó để mà ăn. Mác 6:35-37 cho chúng ta biết sự việc đã xảy ra:

“Trời đã chiều, môn đồ tới gần Ngài mà thưa rằng: Chỗ nầy là vắng vẻ, và trời đã chiều rồi; xin cho dân chúng về, để họ đi các nơi nhà quê và các làng gần đây đặng mua đồ ăn. Ngài đáp rằng: Chính các ngươi phải cho họ ăn".

Các bạn biết rõ phần còn lại của câu chuyện rồi, thể nào họ đã tìm được đứa trẻ với năm ổ bánh và hai con cá và thể nào Chúa Jêsus đã chúc phước cho bữa ăn trưa sơ sài ấy khiến nó đủ cho 5000 người ăn với 12 giỏ còn thừa lại.

Đây là một trong những phép lạ vĩ đại của Kinh Thánh. 5000 người đang đói meo không được mời và rồi họ ở lại để dùng bữa. Tất nhiên, hãy tưởng tượng việc dọn ra 5000 đĩa bánh pizza, kiểu Chicago xem. Dĩ nhiên một đĩa bánh ấy cũng đã tốn bộn xu. Giả sử bạn phải cho 5000 người ăn tối nay đi. Bạn sẽ làm gì chứ?

Trời xế chiều rồi, dân chúng thì mệt mỏi và đói meo, và tiệm Burger King ở địa phương đã đóng cửa để chuẩn bị cho ngày mai. Tiệm gần nhất là Tim Horton thì ở trong thành Jerusalem, và tiệm Pizza Hut không đưa bánh ra đồng vắng được. Các môn đồ đưa ra một đề nghị rất thực tế: “Hãy bảo họ về để họ tự tìm đồ ăn”. Lời đề nghị ấy quả là hợp lý lắm. Lời đề nghị đó không đưa ra từ những động cơ xấu xa. Tự bản thân họ, các môn đồ chẳng có một nguồn lực nào để làm thỏa mãn nhu cần quá lớn lao như thế nầy. Họ chẳng có thứ đồ ăn hay chút tiền bạc nào cả. Họ có thể làm chi được ư? Đáp: Họ chẳng thể làm gì được cả!

Họ không nhìn thấy 5000 người; họ đã nhìn thấy 5000 nan đề mà họ không thể giải quyết được.

Phần lớn chúng ta cũng sẽ nói y như họ. Chúng ta mau mắn nhìn thấy những việc chúng ta không thể làm và mau mắn nói tới những điều chúng ta không có. Các môn đồ đã nhìn thấy đoàn dân đông và nhận ra tính cách bất khả thi của họ. Không cứ cách nào đó, họ đã quên rằng Con của Đức Chúa Trời đang đứng ngay đó cùng với họ.

Chuyến phiêu lưu vĩ đại cứu giúp tha nhân

Tôi yêu câu nói đó, khi Chúa Jêsus phán: “Chính các ngươi phải cho họ ăn” (câu 37). Thật là buồn cười vì các môn đồ chỉ có biết giải thích lý do tại sao họ không thể cho đám dân đông nầy ăn. Tôi tự nghĩ lúc đó có thể trong lòng họ đang suy nghĩ như thế nầy: “Ngài muốn chúng tôi cho đám dân đông nầy ăn chăng? Ngài nói đùa hả! Bộ Ngài không nghe chúng tôi vừa nói gì sao? Chúng tôi không có đồng nào và chúng tôi chẳng có chút thức ăn chi hết. Chắc là chúng tôi thất bại không truyền đạt được điều chúng tôi muốn nói với Ngài”. Chúa Jêsus không để cho người của Ngài rơi vào cảnh chẳng đặng đừng. Ngài muốn họ dấn thân vào chuyến phiêu lưu vĩ đại lo cứu giúp người khác.

Đây là cách Chúa Jêsus thường làm việc với các môn đồ Ngài. Rất nhiều lần Ngài đặt chúng ta vào những tình trạng chúng ta thấy mình vô dụng trong đó, và rồi Ngài phán: “Hãy làm việc gì đó đi!” Trong nổi thất vọng, chúng ta kêu la với thiên đàng: “Làm sao đây?” và Ngài đáp: “Ta rất vui khi các ngươi kêu cầu”. Ấy chẳng phải Chúa Jêsus muốn chúng ta phải thất bại đâu, song Ngài muốn chúng ta nhìn biết rằng không có Ngài chúng ta chẳng làm chi được. Sự thành công của chúng ta hoàn toàn nương vào Ngài, và chúng ta mau học biết rằng, chúng ta sẽ là người sung sướng nhất.

Câu chuyện của Giăng nói tới phép lạ nầy cho chúng ta biết rằng chính Anhrê là người đã tìm được cậu bé với năm ổ bánh và hai con cá rồi đem nó đến với Chúa Jêsus. Chúng ta không bỏ qua bài học hiển nhiên ở đây: Đừng xem khinh ngày của những việc nhỏ. Chỉ vì một việc nhỏ chúng ta hay xem như vô nghĩa thôi, không có nghĩa là Đức Chúa Trời không thể sử dụng nó. Ngài đã sử dụng mấy giọt nước mắt của một đứa trẻ để lôi cuốn con gái của Pharaôn, và con trẻ Môise được cứu ra khỏi cái chết trước mắt. Sau đó Ngài sử dụng cây trượng của Môise để giải cứu con cái của Israel. Và về sau một gã thiếu niên có tên là David đã sử dụng một hòn đá trơn nhẵn để đánh bại gã Gôliát khỗng lồ kia. Giờ đây, Chúa Jêsus sắp sửa cho 5000 người ăn với năm ổ bánh và hai con cá. Tầm cở không là vấn đề với Đức Chúa Trời. Ngài có thể sử dụng bất cứ thứ gì mà chúng ta dâng hiến cho Ngài.

Những tình huống căng thẳng

Khi tôi đứng lui lại rồi suy gẫm về phép lạ kỳ diệu nầy, một lẽ thật dường như trỗi hơn lên trên mọi sự khác. Nếu bạn muốn, hãy gọi đây là phần đạo đức của câu chuyện: Đức Chúa Trời thường đặt chúng ta vào những hoàn cảnh mà ở đó chúng ta bị định phải thất bại để buộc chúng ta hoàn toàn nương cậy vào Ngài để khi phép lạ xảy đến, chỉ một mình Ngài nhận được sự khen ngợi. Đây là chiến lược thiêng liêng đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh và trong kinh nghiệm của chính chúng ta. Chúng ta thường thấy mình ở chỗ thất bại không lối thoát, không có một sự lựa chọn tốt đẹp nào cả, và chẳng có một phương thức chữa chạy nào của con người cho tình huống của chúng ta. Đức Chúa Trời cho phép điều nầy xảy ra để chúng ta sẽ kêu la với Ngài. Và khi sự giải cứu đến, chúng ta buộc phải dâng hoàn toàn sự ngợi khen lên cho Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy gói ghém sứ điệp nầy với ba bài học dường như đặc biệt thích ứng cho phần tiếp thu của chúng ta hôm nay. Gần như hết thảy chúng ta, các bạn sẽ đi ra từ đây để phục vụ trong các hoàn cảnh đầy thách thức. Chẳng sớm thì muộn (có lẽ đối với đa số các bạn), các bạn sẽ đến với tận cùng tri thức, sự khôn ngoan, năng khiếu, sức lực, tài hùng biện, tính sáng tạo, và sức lôi cuốn của chính các bạn. Sự phục vụ có một phương thức vắt cạn tính tự phụ tự mãn của chúng ta và tỏ ra cho chúng ta thấy chúng ta thực sự yếu đuối là dường nào.

Khi điều đó xảy ra, các bạn sẽ khám phá ra thực sự các bạn đang tin theo điều gì!?! Các bạn đã học thần học từ các giáo sư của mình, song các bạn sẽ khám phá ra điều các bạn thực sự tin khi giây phút khủng hoảng đến và Chúa Jêsus phán với các bạn: “Hãy cho họ ăn”.

Hãy tin tôi đi, đúng là một việc rất căng khi không có đồng bạc nào, không có thế lực của con người, và chẳng có cách nào để thỏa mãn mọi nhu cần đang có ở trước mặt các bạn. Và Chúa Jêsus vẫn phán với các bạn chính câu nói mà Ngài đã phán với người của Ngài từ lâu lắm rồi: “Dân nầy đang đói khát. Các ngươi hãy cho họ ăn”.

Bất khả thi, Khó khăn, Làm Xong

Bài học #1: Sự thực cho thấy rằng điều chi bất khả thi không được thoái thác vì chưa nổ lực để thực hiện công việc ấy. Thường thì chúng ta kết luận rằng điều chi không thể làm được thì chúng ta không mắc mớ gì phải nổ lực để làm công việc ấy. Nếu Môise nắm lấy thái độ ấy, người Do thái vẫn còn ở trong xứ Aicập. Nếu Giôsuê đã cảm nhận theo cách ấy, các bức tường thành Giêricô vẫn sẽ còn nguyên xi. Nếu David có định kiến ấy, Gôliát vẫn còn gây khủng khiếp cho dân Israel. Các bạn chưa hề biết được điều Đức Chúa Trời sẽ thực hiện, vì vậy đừng gạt bỏ tính khả thi của một phép lạ xảy đến trên đường lối của các bạn.

Bài học #2: Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta phải thực hiện điều bất khả thi và rồi Ngài ban cho bất cứ điều chi chúng ta cần để vâng theo mạng lịnh của Ngài. Erwin Lutzer chỉ ra rằng Chúa Jêsus thường bảo dân sự phải thực hiện những việc bất khả thi. Đối với một người què, Ngài phán: “Hãy chỗi dậy, vác lấy giường ngươi mà đi”. Đối với một người đã chết, Ngài kêu lên: “Hỡi Laxarơ, hãy ra”. Có một ý nghĩa trong đó từng mạng lịnh của Đức Chúa Trời là bất khả thi cho chúng ta để vâng theo. Chúng ta luôn luôn thiếu thốn những gì chúng ta cần có để vâng theo các mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời là thành tín ban cho chúng ta bất cứ điều chi chúng ta có cần khi chúng ta cầu hỏi Ngài. Những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi, Ngài cung ứng cho. Ngài “bảo chúng ta bay và Ngài ban cho chúng ta đôi cánh”.

Bài học #3: Khi chúng ta dâng hiến các tài nguyên sơ sài của mình cho Đức Chúa Trời, chúng ta khám phá ra rằng điều bất khả thi chẳng còn là bất khả thi nữa. Cách đây nhiều năm, tôi có một dẫn chứng từ J. Hudson Taylor, một nhân vật đức tin lỗi lạc, mọi nổ lực truyền giáo của ông đã giúp mở mang đạo Tin lành tại Trung quốc. Có nhiều lần ông đã nhìn thấy Đức Chúa Trời thực hiện những công việc lạ lùng khi đối diện với các hoàn cảnh vô vọng và đầy thù nghịch chết người. Khi suy gẫm đến các kinh nghiệm của ông, ông lưu ý rằng “có ba giai đọan trong bất kỳ công việc nào mà chúng ta nổ lực vì Đức Chúa Trời: Bất Khả Thi, Khó Khăn, và Làm Xong” (“Impossible, Difficult, Done”). Tôi thấy mình được khích lệ rất nhiều bởi câu nói ấy vì có nhiều thời điểm khi hết thảy chúng ta dường như bị dính vào chặng đường “bất khả thi” trong cuộc sống. Hãy phấn khởi lên, các bạn chưa hề biết, nhưng tính bất khả thi của các bạn chỉ có thể là “giai đoạn 1” của một phép lạ đầy quyền năng mà Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành vì lợi ích cho các bạn đấy.

Điều Harry Ironside nói với Jack Wyrtzen

Phần nhiều người trong các bạn đều biết về Word of Life, chức vụ thanh niên toàn cầu được khởi động bởi Jack Wyrtzen ở thành phố Nữu Ước cách đây bảy mươi năm. Một thanh niên có tên là Harry Bollback hiệp với Jack là tay đánh dương cầm của ông. Khi nhớ lại các năm tháng đầu đời đó trong một sứ điệp có đề tựa là: “Bạn đang làm gì với phần đời còn lại của mình?” Harry nhớ lại khi ông và Jack Wyrtzen du hành qua Chicago viếng thăm Harry Ironside, lúc bấy giờ ông là Mục sư của Hội thánh Moody. Harry nói họ đã đi ngang qua một thư viện đầy những sách báo để đến tại văn phòng của Mục sư Ironside. Khi sau cùng họ đến nơi, Mục sư Ironside đã hỏi Jack Word of Life cần bao nhiêu tiền mỗi tuần. Khi Jack nói họ cần US$3000 mỗi tuần (nên nhớ đó là ở thập niên 1940), Harry Ironside nói: “Số tiền ấy nhiều đấy. Điều chi sẽ xảy ra nếu các bạn không có số tiền ấy?” Jack đáp: “Tôi đoán họ sẽ nhốt tôi vào tù thôi”. Mục sư Ironside nói: “Các bạn đừng lo về việc ấy, Đức Chúa Trời chưa hề bỏ rơi bất cứ ai, và các bạn chưa quan trọng đủ cho Ngài để Ngài cho bạn một ngoại lệ đâu”.

Đức Chúa Trời cũng sẽ không có một ngoại lệ đối với chúng ta nữa!

Tôi kết thúc bằng cách đề cập tới Lễ tốt nghiệp của NBBI. Chúng tôi rất tự hào về các bạn. Khi các bạn đi ra từ chỗ nầy, cho phép tôi in ấn tư tưởng nầy vào các bạn:

Đức Chúa Trời sẽ ban cho các bạn bất cứ điều chi các bạn cần để làm xong ý chỉ của Ngài. Và Ngài sẽ làm như vậy . . .

Theo thì thuận tiện của chính Ngài,

Trong đường lối của chính Ngài,

Theo chính ý chỉ của Ngài.

Khi Ngài phán: “Hãy cho họ ăn”, Ngài sẽ ban cho các bạn bất cứ điều chi các bạn cần để không một ai ra về mà đói khát hết. Ngài sẽ làm chính xác như thế, chẳng có ai dám nói khác đi.

Với sự tin tưởng ấy, các bạn có thể nhận bằng cấp của mình rồi dấn thân vào trong thế gian mà hầu việc Chúa.

Lời khuyên của tôi dành cho các bạn rất đơn sơ:

Đừng sợ hãi.

Hãy mơ những giấc mơ lớn.

Phải dạn dĩ lên.

Phải can đảm.

Đức Chúa Trời sẽ ban cho các bạn bất cứ điều chi bạn cần để làm theo ý chỉ của Ngài. Trong sự tin cậy đó, chúng tôi sai các bạn ra đi từ đây với sự vui mừng và niềm hy vọng thật lớn lao. Giờ đây, hãy đi ra và làm nhiều việc lớn cho Đức Chúa Trời.

Lạy Chúa, Ngài không đưa chúng con xa đến điểm nầy để rồi bỏ chúng con tại đó. Chúng con đã đi xa đến chỗ nầy bởi đức tin, chúng con cứ thẳng tiến bởi sự thành tín của Ngài. Như Ngài đã ở với chúng con trong những năm tháng qua, chúng con cầu xin Ngài tiếp tục dẫn dắt chúng con vào cuộc tương lai. Chúng con vui sướng dâng lễ tốt nghiệp nầy vào trong tay của Ngài. Xin hãy quan phòng họ. Xin dẫn dắt họ. Xin bảo hộ họ. Xin chúc phước cho họ. Hãy lấy mọi điều họ có và nhân rộng nó ra vì sự vinh hiển của Ngài. Xin ban cho họ từng phước hạnh khi họ hầu việc Ngài. Chúng con cầu nguyện mọi sự nầy trong danh đầy quyền năng của Chúa Jêsus. Amen.