Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Cảm Tạ Chúa, Con Không Phải Là Gà Tây


CẢM TẠ CHÚA,
CON KHÔNG PHẢI LÀ GÀ TÂY

Thi thiên 75:1

Chỉ có gà tây mới KHÔNG … biết cảm tạ!

Ngày nay cảm tạ đã trở thành Bóng Đá, Gia đình & Thức Ăn – chớ không phải Đức Chúa Cha.

Mới đây, tôi có nghe nghe người ta đề cập tới Lễ Cảm tạ là “NGÀY GÀ TÂY”.

THEO NGHĨA ĐENTHEO NGHĨA BÓNG …… Con cảm tạ Đức Chúa Trời con KHÔNG PHẢI là gà tây!!
……..Nhưng tôi muốn nói tới GÀ TÂY sáng nay!

GÀ TÂY [Turkey] LÀ MỘT TRONG VÀI VIỆC….

* Một loài gà: Một loài chim ở Bắc Mỹ.
* Một vùng đất xa xôi – vừa mới bị động đất đây. Tôi sung sướng vì tôi không phải là một người sống ở Thổ Nhĩ Kỳ [Turkey]!
* Một thất bại, đặc biệt về một sản phẩm kịch nghệ
* Một bộ gõ tốt: 3 cái trống liên tiếp nhau
* Một người dại dột
Một số người Thỗ họ ngồi cạnh bàn thay vì ngồi trên bàn!

CẢM TA CHÚA, CON RẤT BIẾT ƠN:
I. VÌ TỰ DO TRONG XỨ SỞ CỦA CHÚNG CON

* Ben Franklin đã đề nghị gà tây là loài chim Mỹ chính thức.
Tôi rất vui sướng khi chúng ta có chim phượng hoàng – làm biểu tượng cho Tự Do!

Nhiệt kế của Lễ Cảm Tạ chỉ ra nhiệt độ trong đó chúng ta chuyên lấy cái tôi làm trọng và ích kỷ
Chúng ta thực sự là một vùng đất của loài gà tây nếu chúng ta không biết cảm tạ!

Chúng ta phải dâng cho Đức Chúa Trời SỰ VINH HIỂN & LÒNG BIẾT ƠN vì ÂN ĐIỂN SỰ NHƠN TỪ của Ngài!

Hãy khởi sự với sự cảm tạ Đức Chúa Trời một khi bạn sinh sống ở Mỹ!
Và tốt hơn nữa, hãy ngợi khen Đức Chúa Trời và Chiên Con cho đến đời đời – bạn đang sống ở miền NAM!

* Nếu bạn không đứng ở đàng sau các binh sĩ của bạn, làm ơn nên đứng ở phía trước họ!

……Bạn là gà tây .… nếu bạn chưa biết cảm tạ vì tự do của xứ sở chúng ta!

CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI, CON RẤT BIẾT ƠN:
II. VÌ THỨC ĂN mà con TIÊU THỤ
I Timôthê 4:4-5: “Vả, mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều là tốt lành cả, không một vật chi đáng bỏ, miễn là mình cảm ơn mà ăn lấy thì được; vì nhờ lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện mà vật đó được nên thánh”.

* Tôi trông mong làm món Gooble Gooble-ing vào ngày Thứ Năm Lễ Cảm tạ!
Tôi thích món gà nhồi thịt!

Năm ngoái, người Mỹ trung bình ăn 18 cân gà tây …..và tôi sẽ dùng thịt vào ngày thứ Năm!

* Các bác sĩ nói cho chúng ta biết có 7 triệu người béo phì. Tất nhiên, đây chỉ là con số TRÒN mà thôi…

Nếu những người Mỹ đó đứng trước cái tủ lạnh, họ sẽ cân nặng hơn cái tủ lạnh đó!

CẢM TẠ CHÚA vì SỰ TỰ DO, NHÀ NÔNG & TÀI CHÍNH đều thịnh vượng!

……Bạn là gà tây .…nếu bạn chưa biết cảm tạ về thức ăn mà chúng ta đang tiêu thụ!

CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI, CON RẤT BIẾT ƠN:

III. VÌ MỐI TƯƠNG GIAO CỦA HỘI THÁNH
Philíp 1:3-5: “Mỗi khi tôi nhớ đến anh em, thì cảm tạ Đức Chúa Trời tôi, … anh em đã được thông công trong sự tấn tới của đạo Tin Lành”

Thi thiên 35:18: “Tôi sẽ cảm tạ Chúa trong hội lớn“

* Ngày Lễ Cảm Tạ đang đến gần, và một gia đình đã nhận được thiệp Cảm Tạ với bức ảnh nói tới một gia đình hành hương đang trên đường đến với nhà thờ.
Bà Nội đưa tấm thiệp cho cháu nội xem, lưu ý: "Mấy đứa trẻ đi hành hương muốn đi nhà thờ với bố mẹ của chúng".
Đứa cháu nội đáp: "Ồ, vậy hả, thế sao bố của chúng lại mà SÚNG theo chứ?"

* NHÀ THỜ KHÔNG PHẢI LÀ CHỖ ĐỂ ĐÙA GIỠN – HÃY CHỌN ĐI! CƠ HỘI để cảm tạ Đức Chúa Trời đấy!

……Bạn là gà tây .…nếu bạn chưa biết cảm tạ về mối tương giao của hội thánh!

CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI, CON RẤT BIẾT ƠN:

IV. VÌ BẠN CÓ GIA ĐÌNH ĐỂ MÀ VỀ VỚI

* Một cậu bé, vào buổi tối lễ Cảm Tạ, nó cứ ngọ nguậy mãi trong chỗ ngồi lúc ai nấy cầu nguyện – ăn với hai bàn tay và cứ quậy hoài. Sau bữa ăn, nó quay sang mẹ mà hỏi: “Mẹ ơi, mẹ cảm tạ điều gì nhất trong năm nay?” Và mẹ nó đáp: “Con ơi, mẹ dâng lời cảm tạ con không phải là sanh đôi!”

Một đặc điểm chính trong thời kỳ khó khăn vào những ngày sau rốt, ấy là người ta "không cảm tạ" [bội bạc, theo bảng Kinh thánh Việt ngữ].
II Timôthê 3:1-2: “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính”.

Có một câu ngạn ngữ nói rằng: “Ngươi không biết mình nhận được điều gì cho tới chừng nó qua đi!” Điều đó thực sự là dường nào.
Khi nói tới sức khỏe CỦA BẠN và sức khỏe của gia đình bạn …… Ông bà, cô chú, cậu dì, sẽ không có mặt ở đó vào năm tới.

* Cách đây mấy năm, Alexis Carrel đã viết một bài trên quyển "Readers Digest" nói tới sự cầu nguyện. Ông nói: "Tôi vừa mất đứa con trai duy nhứt …. Buồn quá, tôi nổi giận với Đức Chúa Trời. Cảm tạ về điều chi đó dường như là phạm thượng. Đến với người bạn, tôi nói về nổi buồn to lớn khi mất đứa con. Cô ấy bình tỉnh nói: `Tôi chưa hề có con trai.'. `Hãy cảm tạ Chúa vì ông có đứa con trai'. Giờ đây, tôi thốt ra lời cảm tạ nhiều lần trong một ngày".

……Bạn là gà tây … nếu bạn chưa biết cảm tạ vì có gia đình để về với

CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI, CON RẤT BIẾT ƠN:

V. VÌ ƠN THA THỨ CỦA ĐỒI GÔGÔTHA
Thi thiên 86:12-13: “Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa, tôn vinh danh Chúa đến mãi mãi. Vì sự nhân từ Chúa đối cùng tôi rất lớn, và Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi âm phủ sâu hơn hết”.

Côlôse 1:12-14: “Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng: Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội”.

I Côrinhtô 15:57: “Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.

*Tổng Thống President Truman kể lại câu chuyện ông ban ơn tha thứ cho một người vào Lễ Cảm Tạ.
Ơn tha thứ của các vị Tổng thống không thể đem sánh với ơn tha thứ của Chúa!

*Hãy cảm tạ vì cớ đồi Gôgôtha – tôi không còn là người như trước đây nữa – khác hơn nhiều lắm!

Con gà tây nặng nhất từng được nuôi là 86 cân. Đấy là Con Gà Bự! Mặc dù vậy, bạn là con gà bự hơn thế, nếu bạn không biết ơn đối với sự chết của Chúa ở đồi Gôgôtha vì bạn chưa hề tin cậy Ngài làm Cứu Chúa của bạn.
Bạn là con gà bự hơn thế nếu bạn đã tin cậy Đấng Christ để được cứu song không sống cho Ngài.

TÔI CẢM TẠ CHÚA VÌ SỰ TỰ DO CỦA XỨ SỞ, THỨC ĂN CHÚNG TA TIÊU THỤ, MỐI THÔNG CÔNG CỦA HỘI THÁNH – CÓ GIA ĐÌNH ĐỂ CHÚNG TA VỀ VỚI – ƠN THA THỨ CỦA ĐỒI GÔGÔTHA, VÀ TÔI KHÔNG PHẢI LÀ CON GÀ TÂY!

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

"BÀI CA TẠ ƠN"


"BÀI CA TẠ ƠN!"
I Sử ký 16:7-36

Phân đoạn Kinh thánh:
I Sử ký 16:7-12; 34-36


Phần giới thiệu: Phải tạ ơn, nói như thế có nghĩa gì nào? Tự điển Webster định nghĩa tạ ơn là: "có ấn tượng với cảm xúc nhận được sự tử tế, và sẵn sàng công nhận điều đó". Vấn đề dường như là chúng ta chẳng cảm tạ như đáng phải có vì những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta! Phaolô nói trong I Têsalônica 5:18: "phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy". Dường như có nhiều lần chúng ta sẵn lòng lãnh lấy sự dư dật của Đức Chúa Trời, tuy nhiên lại chưa sẵn sàng để cảm tạ Ngài vì mọi sự mà Ngài đã ban cho chúng ta! Chúng ta phải luôn luôn nhớ đến phước hạnh của Ngài giáng trên mỗi một người chúng ta!
Hòm giao ước của Đức Chúa Trời, làm biểu tượng cho Israel về sự hiện diện và quyền phép của Đức Chúa Trời ở giữa vòng họ, đã bị dân Philitin đem đi như một thứ chiến lợi phẩm. Tuy nhiên, trong tay của dân Philitin, chiếc hòm ấy đã gây ra nhiều sự tàn phá đến nỗi họ phải gửi trả hòm ấy về lại cho dân Israel.
Hòm giao ước tìm được nơi ngụ tạm thời trong nhà của một người Lêvi là Abinađáp, con trai của ông được ơn trở thành người canh giữ hòm giao ước cho tới khi David cho đòi chiếc hòm ấy. Khi mọi sự sửa soạn đã đâu vào đấy rồi, David truyền lịnh hòm giao ước phải được đưa vào thành Jerusalem, trung tâm của sự thờ phượng cho cả xứ. Hòm giao ước được đặt vào "trại của Đa-vít đã dựng lên cho nó" và nhiều của lễ đã được dâng lên cho Đức Chúa Trời, và David đã nhơn danh Đức Giêhôva mà chúc phước cho dân sự (các câu 1-3).
Sự cảm tạ chắc chắn phải đến khi Đức Chúa Trời có chỗ phải lẽ của Ngài trong đời sống chúng ta! David truyền cho một ca đoàn phải hát lên bài hát ngợi khen và cảm tạ đối với Đức Chúa Trời (các câu 4-6)! Chúng ta hãy nhìn vào "Bài Ca Cảm Tạ" nầy và xem xét mọi điều mà bài hát ấy dạy dỗ chúng ta.
BÀI CA NẦY DẠY DỖ CHÚNG TA:
(1) ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI TÌM KIẾM
I Sử ký 16:11: "Phải tìm cầu Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài, phải tìm mặt Ngài luôn luôn".
A. TÌM KIẾM CHÚA ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI (câu 11a). Tội nhân phải đến với Ngài để được cứu. Êsai 55:6-7 cho chúng ta biết: "Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào". Chỉ ở trong Ngài họ mới tìm được sự bình an, vui mừng và thỏa lòng! Sẽ chẳng có một sự cảm tạ chơn thật nào trong tấm lòng của một người cho tới chừng nào Chúa Jêsus là một phần trong đời sống của người ấy!
Khi một người không nhìn biết Chúa, không cứ cách nào đó người ấy nghĩ mình xứng đáng với công trạng về mọi điều mình có và những việc mà họ đã đạt được. Thi thiên 10:4 cho chúng ta biết: "Kẻ ác bộ mặt kiêu ngạo mà rằng: Ngài sẽ không hề hạch hỏi. Chẳng có Đức Chúa Trời: kìa là tư tưởng của hắn". Nhưng khi một người có Chúa là Cứu Chúa của mình, người ấy nhận ra mọi sự mình có, sở hữu, mua sắm, đều đến từ ân điển của Đức Chúa Trời Toàn Năng!
B. TÌM KIẾM SỨC LỰC NGÀI ĐỂ PHỤC VỤ (câu 11b). Chúng ta phải nhìn nhận rằng tẻ tách khỏi Ngài, chúng ta không thể tận hưởng sự phục vụ thật kết quả và chúng ta sẽ thấy yếu đuối trong công việc! Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết ở Giăng 15:5: "Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được". Kinh thánh cho chúng ta biết ở Êsai 40:31: "Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi". Khi chúng ta tìm kiếm sức lực của Chúa, Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta cần để thắng hơn vì chúng ta "nhờ Ngài là Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần" (Rôma 8:37). "Chúa không hứa ban cho chúng ta điều chi quá sức chịu đựng của chúng ta. Ngài hứa với chúng ta về chính mình Ngài. Chỉ bấy nhiêu thôi. Và bấy nhiêu là đủ rồi" -- Charles R. Swindoll (1934- ) (Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry #10758).
MINH HỌA: Tờ Guideposts (9/95) cho in một câu chuyện nói tới Jim Stovall, anh hoàn toàn bị mù ở tuổi 29. Trong khi anh còn nhìn thấy một phần, anh đã tình nguyện đến trường dạy người mù. Anh được phân công giúp cho một cậu bé 4 tuổi, bị mù và khuyết tật khó khăn lắm. Stovall để thì giờ ra tìm cách thuyết phục cậu bé để cậu ta có thể cột dây giày hay leo lên cầu thang bất chấp mọi hạn chế của mình.
Cậu bé khăng khăng: "Không, em không thể!" Stovall đáp: "Đúng, em có thể mà". "Không, em không thể!" Cuộc đấu khẩu cứ tiếp tục như thế.
Đồng thời, Stovall đã đánh trận với những hạn chế của chính mình. Vì cớ thị lực càng suy giảm, anh quyết định phải từ bỏ các khóa học ở trường. Trên đường rút lui ra khỏi trường, anh quyết định từ bỏ luôn chỗ tình nguyện của mình nữa.
Anh giải thích: "Việc ấy quá khó. Tôi không thể làm được".
Một giọng nói nhỏ nhẹ bên cạnh anh: "Đúng, anh làm được mà!" Đó là đứa trẻ 4 tuổi, là kẻ đã từ chối không chịu cột dây giày mình.
"Không, tôi không thể!" Stovall đã nói với sự tin quyết.
"Phải, anh có thể!" Stovall nhận ra nếu anh không tiếp tục, đứa trẻ cũng sẽ nhượng bộ thôi. Vì vậy, Stovall đã ở lại trường và đã tốt nghiệp ba năm rưỡi sau đó. Chính tuần lễ anh tốt nghiệp, cậu bạn nhỏ bé của anh đã cột dây giày mình rồi leo một trận lên thang lầu.
Những người thành Philíp nói cho chúng ta biết chúng ta "có thể làm mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi" -- David Chotka in Fresh Illustrations for Preaching & Teaching (Baker), from the editors of Leadership.
C. TÌM KIẾM MẶT NGÀI LUÔN ĐỂ CÓ MỐI TƯƠNG GIAO (câu 11c). Nếu chúng ta muốn sống phước hạnh và bằng lòng luôn luôn dâng lên lời ngợi khen, chúng ta phải liên tục đồng đi với Ngài! I Giăng 1:7 cho chúng ta biết: "nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta". Quí bạn ơi, "tìm kiếm mặt Ngài luôn luôn" có nghĩa là tận hưởng mối tương giao với Ngài một cách liên tục. Sự ấy có nghĩa là phải tự hạ mình xuống trước mặt Ngài, lắng nghe tiếng phán của Ngài, và ấp ủ Lời của Ngài.
(2) ĐIỀU CHÚNG TA NÊN CA HÁT
I Sử ký 16:9: "Hãy ca hát cho Ngài, hãy ngợi khen Ngài!..."
*Chúng ta nên dâng lên:
A. NHỮNG LỜI NGỢI KHEN VÌ CHÚNG TA ĐƯỢC CHUỘC. Hãy nhìn vào mọi điều câu 23 nói: "khá hát ngợi khen Đức Giê-hô-va; Ngày ngày hãy tỏ ra sự chửng cứu của Ngài!" Nếu "mọi người khắp thế gian" sẽ hát ngợi khen Chúa (câu 23), thì những người đã được Con Ngài chuộc phải ca hát ngợi khen Ngài càng hơn, có phải không? Hãy suy nghĩ trong một phút về mọi điều mà ơn cứu rỗi đã làm xem. Quí bạn ơi, mỗi một chúng ta hôm nay đều đã được cứu, được chuộc vì cớ ân điển và ơn thương xót của Đức Chúa Trời! (Êphêsô 2:4-10). David đã nói Thi thiên 40:2-3: "Ngài cũng đem tôi lên khỏi hầm gớm ghê, khỏi vũng bùn lấm; Ngài đặt chân tôi trên hòn đá, và làm cho bước tôi vững bền. Ngài để nơi miệng tôi một bài hát mới, tức là sự ngợi khen Đức Chúa Trời chúng tôi. Lắm người sẽ thấy điều đó, bắt sợ, và nhờ cậy nơi Đức Giê-hô-va".
B. NGỢI KHEN VÌ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA. Chúng ta đọc ở câu 9: "Hãy ca hát cho Ngài, hãy ngợi khen Ngài!..." Thi thiên là gì chứ? Thi thiên là một bài hát thiêng liêng hay là bài thánh ca. "Hãy ca hát cho Ngài" nghĩa là "tưởng nhớ trong bài ca và âm nhạc, dâng lên lời ngợi khen, và hát lên những lời chúc tụng". Nó ám chỉ rằng chúng ta đang thờ lạy Ngài với bài ca vì cớ ân điển và sự vinh hiển của Ngài. Matthew Henry nói: "Khi Đức Chúa Trời trong sự tể trị của Ngài, Ngài đang luyện tập chúng ta với một hỗn hợp thương xót và xét đoán, cho nên bổn phận của chúng ta là ca hát...cho dù hoàn cảnh bên ngoài của chúng ta có như thế nào đi nữa, dù vui hay buồn, chúng ta vẫn phải dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, và ca hát ngợi khen Ngài; dù là vui cười trong sự thịnh vượng hay đang đổ nước mắt vì buồn rầu, mọi sự ấy không khiến cho chúng ta phải thôi không thốt ra những giai điệu của những bài ca thánh” (Matthew Henry. The Quotable Matthew Henry. pp. 291-292). Chúng ta có nhiều Thi thiên đã ca hát cho Ngài: thi thiên nói tới ơn giải cứu, thi thiên nói tới ơn tha thứ, thi thiên nói tới sự bình an, thi thiên khác nói tới hy vọng, thi thiên khác nữa nói tới sự vui mừng, và ngọt ngào nhất trong mọi thi thiên, ấy là thi thiên nói tới sự hiện diện của Ngài!
Thi thiên 149:1 chép: "Ha-lê-lu-gia! Hãy hát xướng cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới! Hãy hát ngợi khen Ngài trong hội các thánh Ngài". Tôi muốn bạn lưu ý loại bài hát mà tác giả Thi thiên đã nói chúng ta nên hát cho Đức Giêhôva -- "một bài ca mới". Những gì David nói, ấy là Đức Chúa Trời đã đặt trong miệng ông khi Ngài đem ông ra khỏi hầm gớm ghê, ra khỏi vũng bùn lấm bẩn thỉu? MỘT BÀI CA MỚI! Quí bạn ơi, vì cớ MỐI QUAN HỆ MỚI với Đức Chúa Trời của người tin Chúa, chúng ta được ban cho một BÀI CA MỚI! Tác giả thánh ca Edwin O. Excell đã viết:

Lòng tôi ưa thích trổi khúc hoan ca,
Từ lúc thoát ly đường tối,
Ngợi Vua yêu tôi huyết báu lưu ra,
Bởi ơn Jêsus chuộc tôi.

Điệp khúc:

Từ lúc chính tôi được cứu,
Từ khi Jêsus buông tha,
Lòng ưa tôn cao danh Jêsus;
Từ lúc chính tôi được cứu,
Trọn đời quyết sẽ giảng rao danh Jêsus.

(Edwin O. Excell. “Từ Lúc Chính Tôi Được Cứu”, Thánh Ca 214).

Và bài hát được thốt ra từ tấm lòng sẽ được vui nhận bởi Đức Chúa Trời vì Ngài lấy làm vui trong sự ca hát của chúng ta!
(3) ĐIỀU CHÚNG TA NÊN DÂNG LÊN
I Sử ký 16:8a: "Đáng ngợi khen Đức Giêhôva".
*Có ba điều được nhắc tới:
A. DÂNG SỰ CẢM TẠ CHO NGÀI (câu 8). Cách tốt nhứt để dâng lời cảm tạ cho Đức Giêhôva là sống một đời sống tin cậy biết ơn Ngài mỗi ngày! (Châm ngôn 3:5-6).
Hãy luôn ghi nhớ rằng mỗi ngày Ngài đang vận hành trong đời sống của tôi để hoàn thành ý chỉ trọn vẹn của Ngài. Hãy luôn nhìn nhận rằng bất luận điều chi Ngài cho phép tôi đối diện với trong cuộc đời sẽ là sự tốt lành hoàn toàn của tôi cho đến cuối cùng. Quí bạn ơi, sự thực của vấn đề là: "Chúng ta càng nương cậy vào Đức Chúa Trời, chúng ta càng thấy Ngài là đáng tin"Cliff Richards (1940) (Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the
Christian World (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry #11481).
B. HÃY TÔN NGÀI VINH HIỂN VÀ QUYỀN NĂNG (câu 28). Muốn làm việc nầy, chúng ta phải hành động giống như những người nào tin theo sự vinh hiển của Ngài và nương cậy vào năng lực Ngài! Êphêsô 1:12 cho chúng ta biết rằng trong vai trò người tin Chúa "chúng ta ngợi khen sự vinh hiển của Ngài, là kẻ đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhất". Câu nầy có ý nói rằng đời sống của chúng ta sẽ đem lại vinh hiển cho danh của Ngài. Chúng ta sẽ trở thành phương tiện chỉ ra nét oai nghi hay sự xuất sắc thiêng liêng của Ngài đáng được ngợi khen. (Chú giải sách Êphêsô. Electronic Edition STEP Files Copyright © 2003, QuickVerse, a division of Findex.com, Inc). Muốn làm vinh hiển cho Ngài, chúng ta phải:
ĂN Ở XỨNG ĐÁNG. I Têsalônica 2:12 khích lệ chúng ta: "ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài". Sống "xứng đáng với Đức Chúa Trời" nghĩa là sống bền đỗ với mọi điều răn và bổn tánh của Ngài. (Life Application Bible Commentary: 1 & 2 Thessalonians. Copyright © 1999 by The Livingstone Corporation. All rights reserved. Tyndale House Publishers, Inc. Wheaton, Illinois. Life Application is a registered trademark of Tyndale House Publishers, Inc. Electronic Edition STEP Files Copyright © 2002, Parsons Church Group, a division of FindEx.com, Inc).
NÓI NĂNG XỨNG ĐÁNG (I Phierơ 3:15). Điều nầy bao gồm:
+ Trung tín làm chứng (Thi thiên 107:2).
+ Lời lành (Êphêsô 4:29).
C. DÂNG VINH HIỂN XỨNG ĐÁNG DANH NGÀI (câu 29). Chúng ta không thể dâng "vinh hiển xứng đáng danh Ngài" bằng cách chỉ nói suông thôi, mà bằng cách để cho sự vinh hiển ấy đầy dẫy chúng ta đến nỗi danh của Ngài sẽ được vinh hiển nơi chúng ta! Muốn như thế thì chúng ta phải:
+ TỎ RA ÂN ĐIỂN NGÀI. Hằng ngày đời sống của chúng ta phải tỏ ra cho thế giới nầy biết mọi sự mà ân điển của Đức Chúa Trời đã làm ra! Côlôse 1:10 khuyên nhũ chúng ta phải: "ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài mọi đường, nẩy ra đủ các việc lành, càng thêm lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời".
+ PHẢN ẢNH SỰ VINH HIỂN CỦA NGÀI. Chúng ta phải để cho sự sáng của mình chiếu sáng vào thế giới tăm tối nầy! Thực vậy, khi chúng ta để cho sự sáng của chúng ta chiếu ra rực rỡ vào thế giới ấy, nó đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời và ngợi khen danh Ngài (Mathiơ 5:16).
BÀI CA CẢM TẠ nầy dạy chúng ta: ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI TÌM KIẾM, ĐIỀU CHÚNG TA NÊN CA HÁT, ĐIỀU CHÚNG TA NÊN DÂNG LÊN và.
(4) ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI NHỚ
I Sử ký 16:13: "Hãy nhớ lại công việc mầu của Ngài đã làm, những phép lạ Ngài, và lời xét đoán của miệng Ngài".
A. NHỚ LẠI CÔNG VIỆC NGÀI (câu 12). Dân Israel, họ không bao giờ quên cái hố mà Đức Chúa Trời đã đem họ ra khỏi đó, cũng như tư thế mà họ đã được đem ra! Chúng ta đừng bao giờ quên những gì ân điển Ngài đã làm cho chúng ta!
Ân điển cứu chúng ta, nâng đỡ chúng ta, và một ngày kia sẽ đưa chúng ta vào trong sự hiện diện của Ngài! Chúng ta chỉ có thể cùng nói với Phaolô: "Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sự ban cho của Ngài không xiết kể!" (II Côrinhtô 9:15).
MINH HỌA: John Newton, ông đã viết bài thánh ca "Amazing Grace", không bao giờ xem nhẹ sự kiện ông trở lại đạo. Ông nói: "Người ta nhìn trừng trừng vào tôi. Quả thực, tôi là một sự lạ lùng cho nhiều người, và một sự lạ lùng cho chính bản thân tôi. Đặc biệt, tôi lấy làm lạ khi thấy mình chẳng còn phiêu bạt nữa". Giống như Newton, chúng ta đừng bao giờ xem ơn cứu rỗi của chúng ta là chuyện đương nhiên. -- Robert C. Shannon, 1000 Windows, (Cincinnati, Ohio: Standard Publishing Company, 1997).
Quí bạn ơi, chúng ta đừng bao giờ quên những gì ân điển đã làm cũng như đừng quên chỗ mà chúng ta sẽ bị tẻ tách ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời!
B. NHỚ NHỮNG LỜI XÉT ĐOÁN CỦA MIỆNG NGÀI (câu 12b). Hãy ghi nhớ lời của Ngài. Công việc và lời của Đức Chúa Trời, Cứu Chúa của chúng ta được ràng rịt chặt chẽ với nhau! Chúa Jêsus phán ở Giăng 6:63: "Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống". Ấy là nhờ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI mà ngày nay chúng ta có đức tin nơi Đức Chúa Trời (Rôma 10:17). Chính nhờ vào Ngôi Lời mà chúng ta đang tẩy rửa tội lỗi và có sức lực mà hầu việc Chúa (Thi thiên 119:9, 11). Ấy là nhờ Ngôi Lời mà chúng ta có phương hướng và sự dẫn dắt (Thi thiên 119:105). Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì Lời của Ngài hôm nay! Có người đã nói: "Người nào sử dụng Kinh thanh làm kim chỉ nam của mình, người ấy không hề bị mất phương hướng" (Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry #688).
C. NHỚ LẠI SỰ THÀNH TÍN CỦA NGÀI (câu 15). Chúa phán về chính mình Ngài ở Malachi 3:6: "Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi". Ngài là Đấng hôm qua, ngày nay và đời đời không hề thay đổi. Chúng ta cần phải nhớ những gì Ngài đã hứa, vì Ngài sẽ giữ mọi lời hứa của Ngài! Chúng ta phải nhớ:
MỌI ĐIỀU ƠN CỨU RỖI CỦA NGÀI CHU CẦP:
+ Sự sống đời đời (Giăng 3:16).
+ Tình yêu đời đời (Giêrêmi 31:3).
+ Mối tương giao đời đời (Giăng 14: 1-3).
SỨC LỰC CỦA CHÚNG TA ĐỀN TỪ ĐÂU!:
+ Đây là ƠN MÀ CHÚNG TA KHÔNG ĐÁNG ĐƯỢC (Thi thiên 29:11).
+ Đây là QUYỀN PHÉP KHÔNG THỂ CHỐI CÃI ĐƯỢC (Êphêsô 6:10).

TẠI SAO CHÚNG TA PHỤC VỤ ĐỨC CHÚA TRỜI:
+ Vì Ngài đã yêu chúng ta TRƯỚC (I Giăng 4:19).
+ Vì chúng ta NHIỆT THÀNH yêu mến Ngài (Giăng 14:15, 21, 23).
BÀI CA CẢM TẠ nầy dạy chúng ta: ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI TÌM KIẾM, ĐIỀU CHÚNG TA NÊN CA HÁT, ĐIỀU CHÚNG TA NÊN DÂNG LÊN, ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI NHỚ, và sau cùng:
(5) ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI NÓI
I Sử ký 16:8-10, 24: "Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va cầu khẩn danh Ngài, và đồn công việc Ngài ra giữa các dân tộc! Hãy ca hát cho Ngài, hãy ngợi khen Ngài! Suy gẫm về các công việc mầu của Ngài. Hãy lấy danh thánh Ngài làm vinh; Phàm ai tìm cầu Đức Giê-hô-va, khá vui lòng!... Trong các nước hãy thuật sự vinh hiển của Ngài; Tại muôn dân khá kể những công việc mầu của Ngài"
*Thật lấy làm tốt phải ghi nhớ mọi công việc của Đức Chúa Trời làm cho chúng ta và Lời Ngài phán cùng chúng ta, song với môi miệng chúng ta PHẢI NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI! (Thi thiên 34:1-3). Chúng ta cần phải nói tới:
A. MỌI CÔNG VIỆC VINH HIỂN CỦA NGÀI (các câu 8-10). Chúng ta đọc ở Êphêsô 5:19-20, chúng ta cần phải khích lệ nhau trong cách ăn ở với Đức Chúa Trời bằng cách "lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. Hãy thường thường nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta". Những lần trò chuyện của dân sự Đức Chúa Trời có những lúc làm buồn lòng Đức Chúa Trời! Lời cầu nguyện của tác giả Thi thiên đáng phải là lời cầu nguyện hàng ngày của chúng ta: "Hỡi Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, và là Đấng cứu chuộc tôi, nguyện lời nói của miệng tôi, Sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!" (Thi thiên 19:14). Philíp 1:27a cho chúng ta biết: "Duy anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với đạo Tin Lành của Đấng Christ".
Khi lời lẽ cùng các việc làm của Chúa là kỳ diệu trong mắt chúng ta, chúng ta sẽ có khuynh hướng nói về chúng! Phierơ và Giăng đã nói ở Công Vụ các Sứ Đồ 4:20: "Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe".
MINH HỌA: Sẽ ra sao nếu, khi bị đe dọa bởi Tòa công luận, các môn đồ đột ngột thay đổi câu chuyện của họ rồi giảm bớt phần làm chứng của họ? Làm sao Tin Lành còn đáng tin cậy nữa sau đó? Sự thực cho thấy họ đã trụ mạnh mẽ ngay bề mặt của sự bắt bớ nghiêm trọng, điều nầy càng làm cho sứ điệp của họ ra đáng tin nhiều hơn. Tương tự, khi chúng ta đưa ra quyết định phải lẽ mỗi ngày làm theo điều chi là đúng đắn, khi chúng ta dạn dĩ đứng cho Đấng Christ nghịch lại một đám đông thù nghịch, người ta bèn chú ý ngay. Họ nhìn kỷ hơn nữa vào đời sống của chúng ta rồi cẩn thận lắng nghe sứ điệp của chúng ta. (Life Application Bible Commentary: Acts. Copyright © 1999 by The Livingstone Corporation. All rights reserved. Tyndale House Publishers, Inc. Wheaton, Illinois. Life Application is a registered trademark of
Tyndale House Publishers, Inc. Electronic Edition STEP Files Copyright © 2002, Parsons Church Group, a division of FindEx.com, Inc).
B. ƠN CỨU RỖI VINH HIỂN CỦA NGÀI (câu 24). Hội thánh đã được ban cho một sứ mệnh ở Mathiơ 28:19-20 bởi Đầu của Hội thánh là Đức Chúa Jêsus Christ: "Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”. Amen! Sứ mệnh nầy được ban cho từng tín hữu! Chính trách nhiệm của người tin Chúa phải chia sẻ Đấng Christ với kẻ bị hư mất khi họ đã được lại sanh.
Chúng ta, là hạng người được chuộc bởi huyết của Ngài, phải nổ lực rao truyền rộng khắp ơn cứu rỗi diệu kỳ của Ngài! "Hội thánh có nhiều công việc lắm, nhưng chỉ có một sứ mệnh mà thôi" -- Arthur Preston (Edythe Draper, Draper's Book of Quotations for the Christian World (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc., 1992). Entry #3328).
Phần kết luận:
BÀI CA CẢM TẠ nầy dạy chúng ta: ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI TÌM KIẾM, ĐIỀU CHÚNG TA NÊN CA HÁT, ĐIỀU CHÚNG TA NÊN DÂNG LÊN, ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI NHỚ và ĐIỀU CHÚNG TA PHẢI NÓI
Quí bạn ơi, thắc mắc cho hôm nay là: "Có phải bạn biết ơn hay vô ơn hôm nay?" Đức Chúa Trời ban cho mỗi một người chúng ta 86.400 giây đồng hồ mỗi ngày, chúng ta có sử dụng từng giây để nói: "Cảm Tạ Ngài" không?

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Sáng thế ký 27: "Chân Dung Một Gia Đình Khác Thường"


Chân Dung
Một Gia Đình Khác Thường

Sáng thế ký 27
Mặc dù đây không phải là một từ mới, hầu hết chúng ta chưa bao giờ nghe cụm từ “dysfunctional” (khác thường) cho tới mấy năm gần đây. Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, “dysfunctional” (khác thường) đã trở thành một trong những cụm từ vang dội trong thế hệ hỗn loạn nầy. Tự điển định nghĩa danh từ “dysfunction”“chức năng rối loạn hay suy giảm của (hệ thống) bộ phận cơ thể”. Trong cách nói của nhà thờ, nói như thế có nghĩa là cơ thể của bạn không hoạt động theo cách nó được dự trù nữa rồi.
Nhưng đấy chẳng phải là cách từ ngữ được sử dụng chính xác ngày hôm nay. Hầu hết chúng ta thường nghe “dysfunctional” (khác thường) áp dụng cho các mối quan hệ của con người — chúng ta nghe nói về các gia đình khác thường và những cuộc hôn nhân khác thường, “dysfunctional” (khác thường) mô tả các mối quan hệ mật thiết của con người không tiến triển theo cách mà chúng được dự trù phải phát triển.
Hãy bước vào một cửa hàng sách Cơ đốc mà bạn ưa thích xem, bạn sẽ nhìn thấy hàng tá sách báo với cụm từ “dysfunctional” (khác thường) nơi đề tựa:
"Bí quyết của một gia đình “dysfunctional” (khác thường)”
"Chữa lành cuộc hôn nhân “dysfunctional” (khác thường)”
"Trải qua thời thơ ấu “dysfunctional” (khác thường) của bạn”
"Các mối quan hệ “dysfunctional” (khác thường)Nơi chúng xuất xứ, Làm cách nào để thay đổi chúng”
Mục tiêu đặc biệt của chúng ta trong bài nghiên cứu nầy là nhắm vào loại gia đình “dysfunctional” (khác thường). Đây là phần định nghĩa hiện hành: Một gia đình “dysfunctional” (khác thường) là một gia đình trong đó có một sự đổ vỡ chủ yếu trong các mối quan hệ cơ bản mà tự gia đình không còn hoạt động đúng với các chức năng nữa.
Năm triệu chứng
Đây là năm triệu chứng của một gia đình “dysfunctional” (khác thường):
1. Ghẻ lạnh — Các thành viên trong gia đình lẫn tránh các thành viên khác trong đó.
2. Tức giận — họ có thể tỏ ra hay kềm chế.
3. Thiếu sự tin cậy — được thấy trong các khuôn mẫu tương giao.
4. Dối trá — Không có khả năng nói ra sự thật với các thành viên khác trong gia đình.
5. Bí mật không lành mạnh — Từ chối không đối diện với sự thật.
Lưu ý: Bạn có thể gặp một hay nhiều dấu vết như thế nầy trong các gia đình lành mạnh mọi lúc mọi khi, nhưng loại gia đình “dysfunctional” (khác thường) sử dụng các dấu vết nầy như khuôn mẫu thông thường trong cuộc sống.
Việc ấy có thể gây ngạc nhiên cho bạn để nhận ra rằng, mặc dù từ ngữ là mới mẻ, quan niệm về một gia đình “dysfunctional” (khác thường) chẳng có gì mới mẻ hết. Tự ý tưởng ấy quay trở lại với phần bắt đầu của thời gian. Rốt lại, nguyên nhân thực của tình trạng “dysfunctional” (khác thường) là sự xâm nhập của tội lỗi vào trong dòng giống con người. Kể từ khi Ađam và Êva bất tuân đối với Đức Chúa Trời, từng gia đình đã “dysfunctional” (khác thường) ở cấp độ nầy hay cấp độ khác. Bao lâu bạn phạm tội, thậm chí các mối quan hệ tốt nhứt sẽ chẳng còn được trọn vẹn nữa.
Sẽ chẳng có một việc nào là một gia đình hoàn hảo cả — chưa bao giờ có, sẽ không hề có bao lâu tội lỗi là một phần trong tình trạng của con người. Tội lỗi vặn cong mọi sự chúng ta nói và làm — nó nhuộm màu cuộc sống để rồi chẳng có cuộc hôn nhân, chẳng có một gia đình, chẳng có mối quan hệ bố mẹ- con cái nào thực sự là trọn vẹn cả.
Gia đình “dysfunctional” (khác thường) Không Phải Là Mới Mẻ
Khi nói như thế, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi chúng ta quay trở lại với Kinh thánh, chúng ta không phải nhìn đâu xa mới gặp các mối quan hệ gia đình “dysfunctional” (khác thường):
1. Hãy nhìn vào chính gia đình đầu tiên — Ađam và Êva, họ đổ thừa nhau về tình trạng bất tuân.
2. Hãy nhìn vào con cái của họ — Cain đã giết em mình là Abên.
3. Hãy nhìn vào ba người con trai của Nôê — Cham đã làm buồn lòng cha mình khi không đắp mền che sự trần truồng của ông.
4. Hãy nhìn vào Ápraham và Sara — Ông đã nói dối về vợ mình, gọi nàng là em gái của ông. Cháu ông là Lót trở thành một nguồn thất vọng đáng lo ngại.
5. Hãy nhìn vào David — mặc dù ông là một vị vua vĩ đại, một chiến binh lỗi lạc, một thi sĩ có tài, là một người cha người chồng, ông là một người thất bại. Cuộc hôn nhân của ông với Micanh là một thất bại lớn lao, cuộc hôn nhân của ông với Bátsêba đã dựa trên một vụ tà dâm, và Ápsalôm con trai ông đã quay chống lại ông. Khi vương quốc của ông sụp đổ, thì gia đình ông suy sụp thể ấy.
Ba Thế Hệ Của Gia Đình “dysfunctional” (khác thường)
Nếu bạn muốn có một trường hợp khác, hãy nhìn vào gia đình của Giacốp và Êsau. Chúng ta hãy khởi sự hai thế hệ trước với Ápraham và Sara. Sự khác thường bắt đầu khi Sara không thể có thai, nên Ápraham bèn ngủ với Aga, là hầu của Sara. Khi Ápraham ăn nằm với Aga, một đứa con trai được sanh ra, tên của nó là Íchmaên. Mối quan hệ sau đó tạo ra nhiều căng thẳng giữa Sara và Aga đến nỗi Aga phải bỏ đi. Sau đó Aga trở lại, sanh Íchmaên, và một sự hòa hoãn tạm thời được phục hồi cho tới khi Sara sanh Ysác, ở điểm nầy Ápraham đáp ứng lại với mọi lời than phiền của Sara, ông đuổi Aga và Íchmaên đi để được yên xuôi. Điều gì đã diễn ra ở đây vậy? Không những Sara và Aga không hợp nhau, mà Íchmaên và Ysác cũng thế nữa.
Bây giờ chúng ta chuyển qua thế hệ thứ hai. Ysác lấy Rêbeca làm vợ và sau 20 năm, bà sanh Giacốp và Êsau. Nhưng hai người con trai lại rất khác nhau, và Ysác thích Êsau hơn trong khi Rêbeca thì yêu Giacốp. Hình thức thiên vị trong gia đình như thế nầy không sao giấu được hai cậu con trai, họ trở thành đối thủ chớ không phải đồng minh. Trong khi sự ganh đua giữa anh em trong nhà là một sự thực trong cuộc sống — ngay cả trong gia đình hạnh phúc nhất — trong loại gia đình “dysfunctional” (khác thường) tình trạng ganh đua trở thành một sự thực hiển nhiên trong sinh hoạt gia đình. Đấy là những gì xảy ra với Giacốp và Êsau. Vì cớ nhân cách của họ khác nhau rất lớn, và vì cớ sự thiên vị của bố mẹ, họ bị định phải trở thành đối thủ (và có khi là kẻ thù cay đắng nữa) bao lâu họ còn sống.
Không người nào trông hiền lành hết
Khi chúng ta đến với Sáng thế ký 27, ba thế hệ của gia đình “dysfunctional” (khác thường) sắp sửa đạt tới đỉnh điểm đáng kinh sợ. Các khuôn mẫu quan hệ không lành mạnh sẽ hoàn toàn hủy diệt chính gia đình của Giacốp. Những gì bạn đang nhìn thấy ở phần đầu chương nầy là một gia đình mà, trong khi chẳng sinh hoạt tốt đẹp, ít nhất là họ đang ăn ở với nhau. Đến phần cuối chương, gia đình đã bị thổi tung đi một lần đủ cả.
Có bốn nhân vật trong câu chuyện nầy — Ysác người cha, Rêbeca người mẹ, và hai người con trai, là Giacốp và Êsau. Hãy chú ý hai sự kiện về bốn nhân vật nầy:
1. Hết thảy bốn nhân vật được giới thiệu theo kiểu ánh sáng tiêu cực trong chương nầy.
2. Bốn người nầy không hề xuất hiện cùng một lúc với nhau.
Hơn nữa, Giacốp và Êsau giờ đây bị phân rẻ sâu sắc trong mối quan hệ của họ đến nỗi họ không bao giờ xuất hiện cùng lúc với nhau. Đây là chân dung của một gia đình “dysfunctional” (khác thường), được treo bằng một sợi dây, họ tự hủy diệt vì cớ các khuôn mẫu tội lỗi lừa đảo giữa các cá nhân không hề đối mặt và không bao giờ được giải quyết.
I. Sự bất tuân (27:1-4)
Câu chuyện bắt đầu với Ysác, ông tin rằng mình sắp sửa qua đời. Giấc mơ đẹp nhất của ông là phải biết chắc rằng trước khi ông qua đời, con trai ông là Êsau sẽ nhận được ơn phước hằng ấp ủ. Giờ đây già yếu rồi, thị lực của Ysác khiến ông yếu dần đi. Khi gọi Êsau đến, ông sai người đi săn thịt rừng cho ông ăn. Ysác nói: “dọn một món ngon tùy theo cha sở thích; rồi dâng lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha chúc phước cho con trước khi chết”.
Mọi dự tính của ông rất rõ ràng. Ysác vẫn muốn Êsau nhận lấy quyền của người con trưởng sau khi ông (Ysác) qua đời. Khi sai Êsau đi săn thịt rừng, ông đang yêu cầu Êsau phải làm những gì người con trưởng phải làm — nắm lấy vị trí của mình là đầu và là người chu cấp cho cả gia đình. Con trai ông từng dọn bữa, Ysác khi ấy sẽ thấy thoải mái mà chúc phước cho Êsau.
Có gì sai với sự nầy không? Thường thì chẳng có gì sai với sự ấy. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán và đã công bố rồi trước khi hai con trai ra đời: “đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ”. Câu ấy ý nói rằng Giacốp sẽ được đối đãi như con trưởng nam. Trải đi bao năm tháng, Ysác rõ ràng không hề bằng lòng chấp nhận sự lựa chọn của Đức Chúa Trời về Giacốp hơn Êsau. Bây giờ, sau cùng ông hoạch định chúc phước cho Êsau — trong sự thách đố cố ý đối với ý muốn của Đức Chúa Trời.
Khi làm như vậy, Ysác đang phạm phải bốn lỗi lầm.
1. Rõ ràng ông đang ra sức đảo lộn những điều Đức Chúa Trời đã phán.
2. Ý thức đang tể trị hoàn toàn trên ông.
3. Ông bất chấp sự thực Êsau về mặt thuộc linh không xứng đáng để được chúc phước cho.
4. Ông mưu tính kín đáo với Êsau hòng che giấu kế hoạch của mình đối với Rêbeca và Giacốp.
Không một điều nào trong số nầy là vấn đề đối với Ysác. Ông muốn đứa con ưu ái của mình nhận được phước hạnh, và nếu đứa con thông đồng để cho sự việc ấy xảy ra, đấy chính xác là những gì ông sẽ làm. Nếu ông phải dối gạt vợ mình và đứa con kia, thì cũng phải làm thế thôi.
II. Sự dối gạt (27:5-29)
Nhưng kế hoạch không thực hiện được vì Rêbeca đã nghe lén Ysác và Êsau (nhiều dối gạt, nhiều kín đáo!) Khi ấy, bà lặp lại với Giacốp những điều bà nghe lén và rồi bà xào nấu một kế hoạch của riêng mình (vẫn nhiều dối gạt, nhiều kín đáo!) Kế hoạch của bà rất đơn giản: Giacốp cần phải giết hai con dê chọn lọc và Rêbeca sẽ nấu dọn một bữa ăn ngon cho Ysác. Giacốp sẽ dọn bữa cho cha mình ăn trong khi giả vờ đóng vai anh mình, thế là gài Ysác vào chỗ phải chúc phước cho.
Khi Giacốp nghe xong kế hoạch đáng kinh ngạc nầy, ông chỉ có một thắc mắc: “Sẽ ra sao nếu cha rờ con?” Đây là sự đối kháng về mặt kỷ thuật mà thôi: “Sẽ ra sao nếu người Nga bắt lấy tôi và khám phá ra tôi không nói được tiếng Nga?” Rõ ràng Giacốp chẳng có một sự đối kháng nào về mặt đạo đức trước ý tưởng dối gạt cha mình. Ông chỉ muốn biết phải làm gì nếu ông bị bắt quả tang thôi. Hãy chú ý câu: “Con sẽ bị coi như kẻ phỉnh gạt”. Sai! Ông sẽ không bị coi là kẻ phỉnh gạt … rõ ràng ông đang phỉnh gạt ông ấy. Có một sự khác biệt rất lớn giữa bề ngoài và thực tế khi sự dối gạt dính dáng vào. Nhưng Giacốp dường như không tán thưởng ý tưởng đó.
Rêbeca nắm quyền
Khi ông nói: “Nhưng một sự rủa sả sẽ giáng trên con nếu con bị bắt quả tang”, Rêbeca đáp lại bằng lời lẽ của những bà mẹ xuyên suốt cả lịch sử: “hãy cứ nghe lời mẹ”. Rõ ràng Rêbeca là người lãnh đạo chính trong gia đình. Tôi sẽ tóm tắt nhân cách của bà với bốn cụm từ nầy:
Mạnh mẽ
Tháo vát
Cố quyết
Gian giảo
Bà là người tác động chính trong câu chuyện nầy và dường như là trong cả gia đình nữa. Rõ ràng là Ysác đã lui đi trong vị trí lãnh đạo thuộc linh trong sự ưu ái vợ mình.
Ai nghĩ ra sự lừa dối? Rêbeca.
Ai nói: “Đi dọn bữa đi"? Rêbeca.
Ai nói: “Hãy khoác lốt da dê nầy vào"? Rêbeca.
Ai nói: “Con ơi! xin sự rủa sả đó để cho mẹ chịu"? Rêbeca.
Ai nói: “Hãy rời khỏi nhà cho đến lúc nào cơn giận của anh con qua hết"? Rêbeca.
Bà đã nắm lấy quyền hành ở từng thời điểm một. Bà luôn có câu trả lời cho từng thắc mắc và giải pháp cho từng vấn đề.
Một thắc mắc. Nếu điều nầy sai quấy, tại sao Giacốp lại làm theo?
1. Vì ông chịu áp lực của mẹ mình.
2. Vì ông muốn sự chúc phước.
3. Vì ông tin cứu cánh xưng công bình cho phương tiện.
4. Vì ông không tôn trọng đủ cha mình.
Tôi nghĩ Giacốp đã nhũ thầm: “Đức Chúa Trời muốn mình được phước, vì vậy nếu mình lừa dối chút đỉnh để có phước ấy, thì được thôi. Đức Chúa Trời sẽ hiểu thôi mà”. Giacốp đã đúng phân nửa. Đức Chúa Trời đã muốn ông được phước. Và Đức Chúa Trời vốn hiểu rõ những điều ông đã làm. Song dù thế thì cũng chẳng đúng đắn đâu.
Việc làm bẩn thỉu
Những gì xảy ra kế đó ai cũng đều biết rõ nên chẳng cần phải lặp lại. Giacốp, khoác lấy lớp da dê mà mẹ mình đã sửa soạn, dọn bữa ăn ngon cho cha. Ysác, mặc dù ông đã già và làng mắt, nhận ra rằng có gì đó kỳ kỳ. Lý trí ông cho ông biết rằng Êsau không thể săn thịt rừng nhanh như thế và giọng nói không có âm thanh giống Êsau.
Hãy lưu ý nhiều phương thức Giacốp dối gạt cha mình:
1. Cố tình dối gạt. “Tôi là Ê-sau, con trưởng nam của cha”.
2. Phạm thượng. “Ấy nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy”.
3. Lừa dối lặp đi lặp lại. “Ấy con thật là Ê-sau, con trai ta, phải chăng? Gia-cốp thưa: Phải, con đây”.
4. Gần gũi không trung thực. “Gia-cốp bèn lại gần và hôn người”.
5. Chi tiết gây nhầm lẫn. “Y-sác đánh mùi thơm của áo con”.
Nhưng điều nầy không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên. Đây là điều xảy ra bất cứ khi nào bạn bước đi trên con đường dối gạt. Điều nầy diễn ra bất cứ lúc nào bạn nói: “Làm thế nào miễn được như thế thì chẳng là vấn đề đâu”. Những lời dối trá của Giacốp sẽ phải xảy ra vì ông quyết định rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Không lâu sau đó thì lời nói dối nầy dẫn tới lời nói dối khác và khác nữa rồi sau cùng bạn phải cứ nói dối mãi để che đậy mọi lời dối trá trước kia.
Chúc phước
Trong bất kỳ trường hợp nào, Ysác gạt qua một bên mọi hồ nghi và chúc phước cho Giacốp (cứ tưởng ông là Êsau). Về mặt cơ bản, sự chúc phước gồm có ba điều:
1. Thịnh vượng cá nhân (câu 28)
2. Nổi bật (câu 29)
3. Được Đức Chúa Trời bảo hộ (câu 29)
Cơ bản là giờ đây Giacốp nhận lãnh từ Ysác phước hạnh được tỏ ra trong giao ước với Ápraham.
Một lưu ý khác. Trong bối cảnh nầy, ai đang dối gạt ai? Ở một mặt, Giacốp rõ ràng đang dối gạt cha mình là Ysác. Tuy nhiên, Ysác — vì ông tưởng Giacốp quả thực là Êsau — nghĩ ông đang lừa Giacốp bằng cách chúc phước cho Êsau. Cả hai đều dự tính dối gạt nhau; chỉ có Giacốp là thành công. Điểm đáng kinh ngạc nhất, ấy là qua hành động dối gạt nầy, ý chỉ của Đức Chúa Trời sẽ được nên! Tại sao chứ? Vì sự lựa chọn của Đức Chúa Trời (Giacốp) thực sự kết thúc với sự chúc phước đó. Kết thúc đó không xưng công bình cho sự dối gạt, mà nó còn tỏ ra thể nào Đức Chúa Trời hành động qua tình trạng yếu đuối của con người tội lỗi để hoàn thành mọi mục đích của Ngài.
Câu chuyện nầy, được xem theo ánh sáng ấy, là một câu chuyện đặt dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Nó nhắc cho tôi nhớ tới lời lẽ của Giôsép thốt ra nhiều năm về sau: “Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi” (Sáng thế ký 50:20). Cả Ysác và Giacốp đều có những động lực chẳng cao thượng chi hết, nhưng Đức Chúa Trời đã tể trị mọi động lực xấu xa của họ để quyết chắc rằng ý muốn của Ngài hoàn toàn được nên.
III. Sự tan vỡ (27:30 - 28:9)
Giờ đây, Giacốp có mọi điều mình mong muốn lâu nay, song vì ông nhận lãnh nó qua những phương tiện gian lận, không bao lâu sau đó ông sẽ trả một giá rất đắt. Sau khi Ysác chúc phước cho Giacốp xong, thì Êsau thật bước vào và Ysác nói: “Con là đứa nào?” “Tôi là Êsau”. Kinh thánh chép rằng Ysác đã cảm động quá đỗi. Cảm động như thế có nghĩa là cụ già lay động không kềm chế được khi sự thực kia gây sốc cho cả nhà. Giacốp đã lừa dối ông! Trong khi làng mắt, ông nhận ra mọi điều mà mình mới vừa làm. Hai sự thực đã chạm đến ông ngay khi ấy:
1. Giacốp đã gạt ông.
2. Phước hạnh đã chuyển qua cho đến đời đời.
Một khi ơn phước đã chuyển qua rồi, nó có sức mạnh của một tờ hợp đồng hợp pháp, và không thể hồi lại được. Đấy là điều Ysác muốn nói khi ông nói ở câu 33: “Cha đã chúc phước cho nó; nó lại sẽ được ban phước vậy”. Ông không thể thu hồi lại ơn phước đó.
Bây giờ, toàn bộ gánh nặng mọi sự đã xảy ra đều úp đổ lên Êsau. “Vừa nghe dứt lời cha, thì Ê-sau la lên một tiếng rất lớn, và rất thảm thiết mà thưa cùng cha rằng: Cha ơi! xin hãy chúc phước cho con luôn nữa!” “Em con đã dùng mưu kế đến cướp sự chúc phước của con rồi”.
Giacốp = “Kẻ Lừa Đảo”
Khi ấy Êsau nói: “Có phải vì người ta gọi nó là Gia-cốp mà nó hai lần chiếm lấy vị tôi rồi chăng? Nó đã chiếm quyền trưởng nam tôi, và lại bây giờ còn chiếm sự phước lành của tôi nữa”. Nghĩa là: “Em con đã sống đúng với tên của nó. Nó thực sự là “Giacốp” — tự nhiên thì nó đã là kẻ lừa đảo rồi”. Thế là danh “Giacốp” đã trở thành một hình ảnh nói tới bản chất cơ bản của ông — ông bằng lòng xưng công bình cho việc nhận lãnh bất cứ điều chi ông muốn trong cuộc đời.
Trước khi bạn cảm thấy quá đau buồn cho Êsau, hãy tự hỏi mình ai đã gây ra nan đề nầy. Sự thể hoàn toàn xảy ra vì Êsau đã xem khinh quyền con trưởng của chính mình. Nếu ông đánh giá cao quyền trưởng nam, Giacốp sẽ không bao giờ có thể lừa được ông để chiếm lấy nó.
Gần như là chúng ta đã đến với phần cuối của câu chuyện. Nơi sự cầu xin của Êsau, Ysác chúc phước cho ông — nhưng rõ ràng là thấp hơn ơn phước của Giacốp. Câu 41 cho chúng ta biết rằng Êsau đã cưu mang mối thù nghịch cùng Giacốp. Thậm chí ông nói thầm rằng: “Ngày tang của cha đã hầu gần; vậy, ta sẽ giết Gia-cốp, em ta, đi”. Mọi sự diễn ra rất là dễ hiểu. Ai có thể bị đổ thừa cho Êsau về việc giận dữ kia? Em của ông đã hai lần dối gạt ông.
Rêbeca chỉ đạo — Phần II
Ở điểm nầy, Rêbeca lùi lại trong bức tranh. Bà bảo Giacốp phải chạy trốn vì cớ mạng sống của ông vì Êsau chắc chắn sẽ giết ông. Bà khuyên ông phải đến với người cậu (là anh của bà) Laban ở Charan (cách khoảng 500 dặm đường). Hiển nhiên là cơn giận của Êsau sẽ nguội đi và Rêbeca (theo kế hoạch của bà) sẽ gửi một tin nhắn cho Giacốp để trở về nhà. Người mẹ vốn biết rõ hai đứa con của mình, có phải không? Bà biết rõ Êsau có một tính tình bốc đồng, tuy nhiên cơn giận của ông sẽ mau chóng nguội dần đi y như khi nó xảy đến. Êsau không phải là hạng người giữ lòng thù hận. Ông rất mau giận mà cũng rất mau tha thứ. Rêbeca tưởng Giacốp sẽ trở về nhà trong một vài tuần hay một vài tháng. Bà biết rất ít rằng Giacốp sẽ ở lại với cậu mình là Laban những 20 năm dài. Nhưng đấy là một câu chuyện khác.
Một chi tiết sau cùng cho câu chuyện của chúng ta kết thúc. Bà đã tìm cách xưng công bình việc sai Giacốp qua Charan, vì vậy bà bảo Ysác rằng bà muốn Giacốp tìm một người vợ từ giữa dân tộc của họ — chớ không phải giữa vòng người Hê-tít tà giáo. Thực vậy, bà đã cung ứng cho Ysác một câu chuyện có tính cách che đậy. Ysác đồng ý, rồi gọi Giacốp đến bên cạnh mình, lặp lại ơn phước của Ápraham, rồi sai ông qua Charan để tìm một người vợ.
Bạn nắm được điều gì khi bạn đứng lùi lại một chút rồi nhận định câu chuyện nầy như một tổng thể? Cái mà bạn đang có là một gia đình “dysfunctional” (khác thường) không có một mối liên kết nào cả. Đến cuối cùng, gia đình sụp đổ dưới gánh nặng của sự dối gạt và bất lương.
Giacốp Đã Nhận Được Điều Mình Muốn, Nhưng …
Hãy suy nghĩ theo chiều hướng nầy xem. Lúc đầu, Giacốp không có phước hạnh; đến cuối cùng thì ông mới có. Giacốp đã nhận được điều mình muốn, nhưng vì ông đã lãnh lấy ơn phước ấy qua phương tiện gian lận, điều nầy khiến ông phải trả giá với chính gia đình của ông.
Gia đình ông bị hủy diệt.
Ông chẳng có một xu nào hết
Ông sống vô gia cư.
Ông đang chạy trốn vì mạng sống mình.
Ông bị ghẻ lạnh đối với anh của mình.
Ông đã làm nhục cha mình.
Sâu xa như chúng ta biết, ông chưa hề gặp lại được Rêbeca mẹ mình.
Phần lưu ý sau cùng. Vì Giacốp đã ra đi và Êsau ở lại nhà, Giacốp đã từ bỏ mọi sự thịnh vượng về vật chất sẽ thuộc về ông qua quyền thừa tự của ông từ Ysác.
Ông đã nhận được điều mình muốn … nhưng ông mất chính gia đình của mình. Tại sao chứ? Vì ông không chờ đợi Đức Chúa Trời. Chuck Swindoll gọi sự chờ đợi là kỷ luật khó nhất trong cuộc sống Cơ đốc. Thi thiên 37:7 chép: “Hãy yên tịnh trước mặt Đức Giê-hô-va, và chờ đợi Ngài”. Hầu hết chúng ta đều không muốn yên tịnh và chúng ta không muốn chờ đợi. Chúng ta muốn câu trả lời phải có ngay bây giờ thôi.
Hai sự thực không thể phủ nhận
Trong khi câu chuyện nầy nói cho chúng ta biết với nhiều cấp độ, có lẽ bài học chính cần phải làm với tầm quan trọng của sự chờ đợi nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nhìn vào sự thực nầy ở cả hai mặt: tích cực và tiêu cực:
1. Người nào chờ đợi nơi Chúa, dù có khó khăn đấy, đến cuối cùng sẽ không thất vọng.
2. Người nào mất kiên nhẩn tìm cách thúc đẩy bàn tay của Đức Chúa Trời sẽ nhận được điều mình muốn nhưng trong phương án họ sẽ mất mọi sự có giá trị trong cuộc sống.
Chúng ta hãy thử hỏi lần thứ nhì xem: Bạn bằng lòng đánh đổi gì trong cuộc sống để nhận được thứ mình mong muốn? Gia đình chăng? Bạn bè chăng? Sự nghiệp của bạn chăng? Con cái chăng? Lòng thanh sạch? Tính ngay thẳng? Nói cách khác: Bạn bằng lòng thực hiện dịch vụ nào để thúc đẩy bàn tay của Đức Chúa Trời?
Hãy nhớ, chẳng có một ngõ tắt nào với Đức Chúa Trời cả. Mỗi ngõ tắt sẽ đổi thành một con đường cuối cùng của nó là nẻo sự chết. Người nào bắt lấy các ngõ tắt đều kết thúc trong lang thang vô mục đích qua cuộc sống. Hãy viết ra sự ấy bằng những mẫu tự hoa xem: Đức Chúa Trời không cần sự trợ giúp của bạn để hoàn thành ý chỉ của Ngài trong đời sống của bạn. Đấy là bài học số 1 trong câu chuyện nầy. Nếu Ngài muốn chúc phước cho, Ngài có thể thực hiện việc ấy. Nếu Ngài muốn nâng cao bạn lên, Ngài có thể làm việc ấy. Nếu Ngài muốn dấy bạn lên đến một địa vị quyền lực cao kỳ, Ngài có thể làm việc ấy.
Nếu Đức Chúa Trời muốn Giacốp có quyền con trưởng, thì Êsau chẳng có cách nào để giữ được quyền ấy.
Nếu Đức Chúa Trời muốn Giacốp được phước, thì Êsau chẳng có cách chi để mà giữ được ơn phước đó.
Nếu Đức Chúa Trời muốn Giacốp được phước, thì Ysác chẳng có cách gì để trao nó cho Êsau.
Không có cách gì đâu! Không thể xảy ra được đâu. Trong một triệu năm cũng không được đâu. Đức Chúa Trời không cần sự trợ giúp của Giacốp. Hay sự trợ giúp của Rêbeca. Nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể thực hiện một phép lạ hay Ngài có thể sắp xếp mọi hoàn cảnh hoặc Ngài có thể chỉ đổi ý của Ysác hay chỉ đánh cho ông chết mà thôi. Đức Chúa Trời luôn sáng tạo khi phải tìm ra các phương thức hầu hoàn thành mọi mục đích của Ngài ở trên đất.
Nhưng khi chúng ta xen vào, khi chúng ta tìm cách “trợ giúp” Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ làm cho mọi sự rối tung lên thôi. Sự thật mỉa mai, ấy là bất cứ khi chúng ta tìm cách “trợ giúp” Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nhận lãnh bất cứ điều chi chúng ta mong muốn, song cái giá sẽ rất là cao.
Lời cầu nguyện khó nhất mà bạn sẽ từng dâng lên
Cách đây chừng một năm, tôi đã giảng dạy về Lời cầu nguyện của Chúa. Khi tôi đến với câu: “Nguyện Ý Chúa Được Nên”, tôi gọi câu nầy là “Lời cầu nguyện khó nhất mà bạn sẽ từng dâng lên”. Sau khi suy nghĩ, tôi đã đổi ý. Giờ đây, tôi muốn gọi câu ấy là “Lời cầu nguyện khó nhứt thứ nhì mà bạn sẽ từng dâng lên”. Muốn cầu nguyện “Ý Cha Được Nên” dường như thường rất khó khăn. Nhưng có một lời cầu nguyện còn khó khăn hơn: “Nguyện Ý Tôi Được Nên”.
Khi bạn cầu nguyện giống như Giacốp đã cầu nguyện — "Nguyện Ý Tôi Được Nên”, Đức Chúa Trời đáp lại bằng câu nói: “Thế thì, được thôi, nguyện ý ngươi được nên, nhưng ngươi sẽ lấy làm tiếc đấy”. Đến cuối cùng bạn sẽ chẳng bao giờ hối tiếc khi nói: “Lạy Chúa, nguyện ý Ngài được nên — theo cách của Ngài, theo thì thuận tiện của Ngài, và theo chương trình của Ngài”.
Một lời hứa phải chờ đợi
Chúng ta hãy biến điều nầy ra thực tế đi. Nếu bạn sống như bao người khác, có lẽ bạn đang có một thời khó nhọc chờ đợi những việc trong cuộc sống mà bạn thực sự quan tâm đến. Hãy để ra một phút điền vào câu nói sau đây:
Với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, tôi tự cam kết chờ đợi nhịn nhục nơi Chúa trong các lãnh vực sau đây:

1._________________________________________
2._________________________________________
3._________________________________________

Có thể đấy là tình trạng học vấn của bạn, hay một ngôi nhà mới, hoặc có lẽ bạn sẽ cầu thay cho đứa con trai hay con gái, hay về việc thay đổi sự nghiệp, một việc làm mới, hoặc một giấc mơ nào đó bạn có ở trong lòng mình. Ai biết được? Có thể bạn đang chờ đợi người chồng lạc lối tỉnh ngộ. Hay có thể là bạn đang cầu thay cho một người thân họ đang đau nặng. Bất cứ là tình huống nào, bạn có thể bị cám dỗ mà nói: “Chúa ơi, Ngài di hành chưa đủ nhanh”.
Bạn cần phải chờ đợi.
Bạn cần phải tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
Phải bình tịnh ở trước mặt Chúa.
Hãy lắng nghe tiếng phán của Ngài.
Hãy để cho Đức Chúa Trời phán cùng bạn.
Lạy Chúa, nguyện ý Ngài được nên.
Nếu sự thể không như tôi nghĩ, Nguyện Ý Cha Được Nên. Nếu tôi không hiểu, Nguyện ý Ngài được nên. Khi lòng tôi nhuốm đầy sợ hãi, và tôi bị cám dỗ mà hồ nghi chương trình của Ngài, Nguyện Ý Chúa Được Nên. Xin tha thứ cho con vì chưa nhìn biết Ngài rõ nét hơn. Lạy Chúa, bất cứ là giá nào, bất cứ là việc gì, Nguyện Ý Ngài Được Nên. Amen.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Sáng thế ký 25:17-34: "Câu Chuyện Kể Về Hai Anh Em"


Câu Chuyện Kể Về Hai Anh Em
– Sáng thế ký 25:17-34
Cách đây vài năm, Tiến sĩ Kevin Leman đã viết quyển “The Birth Order Book”. Bạn có thể làm quen với quyển sách ấy vì Tiến sĩ Leman là một nhà tâm lý Cơ đốc nổi tiếng và có mặt trên chương trình phát thanh của Tiến sĩ Dobson một số thời gian. Lý thuyết của quyển “The Birth Order Book” rất là đơn giản: Khi bạn đang lo liệu cho con cái, thật là quan trọng khi phải hiểu rõ nhân cách, tánh tình và triển vọng của chúng về cuộc sống được nắn đúc bởi nơi chúng xuất hiện theo trình tự ra đời.
Thí dụ, những đứa trẻ đầu lòng đều có khuynh hướng trở thành những nhà lãnh đạo. Ông chỉ ra rằng một số Tổng thống là con trai đầu lòng. Cũng thực như thế cho hầu hết các cấp lãnh đạo quan trọng trong quân đội và cho phần nhiều các cấp lãnh đạo trong ngành công nghiệp Mỹ. Họ thường có ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm cá nhân. Những người con trưởng cũng có khuynh hướng trở nên hạng người giữ luật, họ luôn bị ám ảnh với những khái niệm như công bằng và công lý. Họ thường có một ý thức mạnh mẽ về sự đúng sai và thường là đen trắng trong suy tưởng của họ. Họ cũng thường là hạng người gìn giữ mọi truyền thống trong gia đình. Phần nhiều người trong số họ là những con người cầu toàn, đòi hỏi cao độ — cả về bản thân họ và về những người sống chung quanh họ. Thường thì người con trưởng đạt được nhiều điều trong cuộc sống vì bố mẹ họ đã đặt quá nhiều áp lực trên họ.
Ngược lại, những đứa con thứ có khuynh hướng thoải mái hơn và đứng ở đàng sau mọi việc. Chúng thường kết bạn rất dễ dàng. Vì chúng bị kẹt ở giữa mọi sự dồn dập của gia đình, những người con thứ học biết cách thức đứng ngoài mọi rối rắm, phải thỏa hiệp làm sao và phải thương lượng như thế nào. Đối với chúng, mọi sự trong cuộc sống là một sự đánh đổi mà thôi. Chúng học biết cách thức xoay sở để mà xoay sở.
Sau cùng, bạn đến với những đứa trẻ ra đời sau cùng. Những đứa trẻ nầy Tiến sĩ Leman gọi là “gấu con”. Chúng thường là những tay pha trò, chúng biết cách xoa dịu sự căng thẳng bằng cách tạo ra một trò đùa. Chúng biết cách gây vui nhộn và khiến cho người khác cảm thấy vui vẻ lên.
Điều gì đã tạo ra một sự khác biệt như thế chứ? Tiến sĩ Leman lưu ý có một yếu tố quan trọng, ấy là bậc phụ huynh đang thay đổi trải qua nhiều năm tháng. Chúng ta bắt đầu tỏ vẻ nghiêm khắc với những đứa con đầu lòng vì chúng ta không muốn mọi sự rơi vào chỗ lộn xộn. Thế rồi, chúng ta thường nới lỏng với đứa con thứ nhì và đứa con thứ ba. Rồi theo thời gian, bạn có thêm đứa thứ tư, thứ năm và thứ sáu, bố mẹ của bạn thực đã nới lỏng nhiều rồi đấy. Đấy là lý do tại sao lời than phiền của đứa con đầu lòng là rất thực: “Bố Mẹ khiến con phải làm những việc mà thậm chí con không dám mơ tới nữa”.
Bán đi các quyển thánh ca để thanh toán hóa đơn
Cách đây mấy năm, tôi đã học biết được điều nầy khi một nhà thờ tôi làm quản nhiệm trải qua một cơn khủng hoảng về tài chính. Sự việc xảy ra cùng thời điểm một trong các lớp Trường Chúa Nhựt của chúng tôi đang nghiên cứu trình tự ra đời từ một nhận định theo Kinh thánh. Một tối kia, chúng tôi có buổi nhóm bàn luận các phương thức xử lý với tình trạng thiếu hụt về tài chính. Một người chỉ ra cho tôi thấy bạn có thể nói tới trình tự ra đời bằng cách thức con người đáp ứng với cơn khủng hoảng. Những người con đầu lòng bước ra khỏi buổi nhóm rồi nói rằng: “Chúng ta phải làm một việc gì đó về việc nầy ngay bây giờ!” Những người con thứ hết thảy đều nói với mấy người con trưởng: “Chúng ta sẽ làm gì về việc nầy?” Và những người con út đang nô đùa ở trong góc phòng nói về việc bán đi mấy quyển thánh ca để có tiền thanh toán hóa đơn.
Thực sự có việc quan trọng về trình tự ra đời như thế nầy, như bất kỳ bậc phụ huynh nào sẽ nói cho chúng ta biết. Trẻ con rất khác biệt. Nếu bạn có bốn hay năm đứa con, những gì bạn thực sự có là bốn hay năm con người rất khác biệt nhau. Một đứa sẽ muốn trở thành lực sĩ điền kinh, đứa kia muốn chơi nhạc. Một đứa sẽ đọc sách, đứa khác sẽ chơi game trong nhiều giờ liền. Một đứa sẽ rất giỏi với hai bàn tay của nó, còn đứa kia thì muốn viết lách. Một đứa muốn đi ra ngoài, còn đứa kia thì tỏ ra nhút nhát. Một đứa rất dễ kết bạn, còn đứa nầy sẽ có rắc rối suốt cả đời với các mối quan hệ. Con cái thực sự rất khác biệt.
Và ngay cả trong cùng một gia đình, hai đứa sanh đôi có thể sống khác nhau. Thậm chí những cặp song sinh giống hệt nhau có thể sống khác biệt với nhau. Cách đây mấy tuần, tôi ở ngoài hành lang tiếp mọi người trước khi buổi thờ phượng bắt đầu. Irma Csakai đến nơi và giới thiệu người chị em song sinh của mình là Madeline đến từ bang California. Tôi bắt tay cô ấy rồi mời vào nhóm ở Hội thánh Calvary. Tiếp đến, tôi đứng lùi lại và nhận xét. Irma và Madeline xuất thân từ một gia đình song bạn sẽ không bao giờ đoán được họ là chị em song sinh đâu. Vì vậy, tôi hỏi họ: “Hai người giống nhau hay khác nhau?” Madeline đáp: “Ồ, chúng tôi rất khác nhau”. Cùng lúc đó, Irma đáp: “Không đâu, chúng tôi giống nhau mà!”
Những cặp song sinh có thể sống trong cùng một gia đình và được nuôi dạy cùng một gốc rễ, tuy nhiên họ có thể lớn lên và trở nên những con người rất khác biệt. Minh chứng cho sự thực ấy là câu chuyện nói tới Giacốp và Êsau. Hai người con trai, song sinh, được nuôi dạy trong một môi trường y như nhau, thế mà chúng lớn lên trở thành hai thái cực đối lập với nhau. Thoát ra từ một người mẹ — đứa nầy nắm chặt lấy đứa kia — chúng đi theo hai ngã khác nhau trong cuộc sống. Thật là khó tìm gặp những đứa trẻ song sinh nào khởi sự như nhau để rồi khác biệt rất lớn trên con đường sự sống.
Chúng ta bắt lấy câu chuyện ở Sáng thế ký 25:27. Tác giả sách Sáng thế ký trong nhiều năm trời đã nhắm vào một biến cố xảy ra khi hai đứa trẻ còn ở tuổi thanh thiếu niên hay trước khi được 20 tuổi. Mọi sự dị biệt đã được nhìn thấy lúc ra đời giờ đây đã rõ nét khi tuổi thanh thiếu niên qua đi và họ bước vào tuổi trưởng thành. Giacốp và Êsau là hai con người khác biệt, với những giá trị rất khác biệt, và những khác biệt ấy giờ đây đã rất rõ nét.
I. Hai anh em và bố mẹ của họ
Trước tiên, chúng ta được giới thiệu cho biết về Giacốp và Êsau. “Khi hai đứa trai nầy lớn lên, thì Ê-sau trở nên một thợ săn giỏi, thường giong ruổi nơi đồng ruộng; còn Gia-cốp là người hiền lành cứ ở lại trại”. Êsau là một người dong ruổi, giao du. Ông rất giỏi giang với hai bàn tay của mình — giỏi giang ở ngoài đồng áng hơn là ở nhà quanh các lều trại. Mượn lối nói hiện đại, ông đúng là một người đàn ông. Ông thì mạnh mẽ, có sức khỏe và nhanh nhẹn. Mặt khác, Giacốp là một con người thầm lặng. Từ ngữ Hybálai là tam, trong một số văn mạch thì có nghĩa là “hoàn hảo”. Ở đây, từ ngữ nầy có ý nói tới một việc đại loại như “hoàn toàn” hay “thành thạo” hoặc “tiết độ”. Ông là một nhà tư tưởng, sống nội tâm, một con người khôn ngoan và thông sáng. Giacốp là mọi sự, còn Êsau thì không; Êsau là mọi sự, còn Giacốp thì không. Hai anh em đối ngược nhau không thể tưởng tượng được.
Thế rồi, chẳng có gì phải ngạc nhiên, bố mẹ đã chọn cả hai phía. “Y-sác yêu Ê-sau, vì người có tánh ưa ăn thịt rừng; nhưng Rê-be-ca lại yêu Gia-cốp”. Đây là khởi đầu của sự rối rắm trong gia đình chắc chắn sẽ chuyển xuống cho các thế hệ thứ hai và thứ ba. Nhiều trước giả cảnh cáo về những nguy hiểm ưu ái của bậc làm cha mẹ. Thường thì sự việc diễn ra tinh tế đến nỗi bố mẹ không hề nhận biết họ đang ưa thích đứa nầy hơn đứa kia. Có khi sự việc nầy chẳng khác gì hơn là nhìn vào một hướng, ẩn hiện một nụ cười, một cái vỗ nhẹ lên đầu, một cái nhướng mày hoặc cái nhìn mang nét giận. Nhưng con cái theo bản năng chúng nhận ra nếu chúng được yêu hay được chấp nhận, và thật tự nhiên chúng chuyển về hướng bố hay mẹ nào cung ứng cho chúng những dấu hiệu yêu thương ở bề ngoài.
Khi Môise nói rằng Ysác có tánh ưa ăn thịt rừng, ông đang thuật cho chúng ta biết nhiều hơn thứ thịt rừng mà ông ưa thích nữa. Chúng ta cũng học biết rằng con đường đến với tấm lòng của Ysác là qua cái bao tử của ông. Ông là một người bị tánh thèm ăn khống chế. Ông thiên nhiều về nhục dục. Sự việc đem cha con lại gần với nhau là khả năng săn bắt của người con và tánh ưa ăn thịt rừng của người cha.
Mặt khác, Rêbeca yêu Giacốp. Và tại sao không chứ? Ông luôn luôn bám lấy quanh lều trại trong khi Êsau đang lo săn bắt thịt rừng. Bạn có thấy điều gì thực sự đang diễn ra ở đây không? Đây là một trong những nguyên tắc lâu đời nhất trên thế gian cuốn hút những sự đối ngược, và ở đây chúng ta có người cha tương đối thầm lặng (Ysác) thích hiệp với người con năng động của mình (Êsau) đang khi người mẹ có tánh quản trị (Rêbeca) lại yêu đứa con thầm lặng của mình (Giacốp).
II. Hai anh em và quyền con trưởng
Giờ đây, chúng ta đến với điểm xoay chiều quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của Giacốp. Sự việc xảy ra thình lình đến nỗi không một ai dự tính đến nữa. “Một ngày kia, Gia-cốp đang nấu canh, Ê-sau ở ngoài đồng về lấy làm mệt mỏi lắm; liền nói cùng Gia-cốp rằng: Em hãy cho anh ăn canh gì đỏ đó với, vì anh mệt mỏi lắm. Bởi cớ ấy, người ta gọi Ê-sau là Ê-đôm. Gia-cốp đáp rằng: Nay anh hãy bán quyền trưởng nam cho tôi đi. Ê-sau đáp rằng: Nầy, anh gần thác, quyền trưởng nam để cho anh dùng làm chi? Gia-cốp đáp lại rằng: Anh hãy thề trước đi. Người bèn thề; vậy, người bán quyền trưởng nam cho Gia-cốp. Rồi, Gia-cốp cho Ê-sau ăn bánh và canh phạn đậu; ăn uống xong, người bèn đứng dậy đi. Vậy, Ê-sau khinh quyền trưởng nam là thế” (Sáng thế ký 25:29-34).
Chúng ta cần phải tìm hiểu một chút về nền tảng Kinh thánh để hiểu rõ câu chuyện nầy. Đối với một người con cả, quyền con trưởng là tài sản đắt giá nhất của mình. Trong thời buổi ấy, người con cả được chấp thuận cho hai danh hiệu bởi vì người là con trưởng nam: 1. Người được hưởng tài sản một phần bằng hai 2. Người được xem là đầu của gia đình sau khi bố mẹ qua đời. Quyền con trưởng có thể được chuyển đổi hay bán đi, song chỉ vì điều chi đó có giá trị lớn lao kìa. Thường thì người con đầu lòng sẽ không bao giờ nghĩ đến việc bán đi quyền trưởng nam vì quyền ấy bảo đảm hai phần: sự an ninh của mình trong tương lai và quyền lãnh đạo gia đình trong tương lai của mình.
Đây là một trong những thời điểm quan trọng trong cuộc đời, một phút thời gian ngưng đọng khi nó xảy ra dường như là tầm thường lắm, nhưng về sau hậu quả rất lớn. Cả Êsau và Giacốp đều bị thay đổi cho đến đời đời vì tô cạnh phạn đậu kia.
Tôi đã nói rồi, Êsau là thợ săn, song trong câu chuyện nầy thợ săn trở thành kẻ bị săn khi Giacốp gài bẫy người anh vô ý tứ của mình. Làm ơn hãy lưu ý một việc. Chẳng có một vị anh hùng nào trong câu chuyện nầy cả. Không một ai trông tốt lành hết. Có nhiều nan đề về đạo đức ở từng phía một. Kinh thánh nhấn mạnh vào quyết định quá thế tục của Êsau, nhưng điều đó không khiến cho Giacốp ra tốt hơn bao giờ.
Bước #1: Tánh thèm ăn không kiểm soát được (29-30).
Sự việc xảy ra nhanh đến nỗi Êsau chẳng suy nghĩ nhiều về điều ông đã làm. Một ngày kia, ông đi săn trở về, đói khát sau một ngày dài theo mồi trong đồng ruộng. Tánh đói khát của ông là rất thực và việc ông xin tô canh phạn đậu là rất thành thật. Nhưng phân đoạn Kinh thánh cũng khuyên chúng ta về tánh khí cơ bản của ông bởi lời lẽ mà Kinh thánh sử dụng. Sát nghĩa, thì câu nầy đọc là: “mau đi, hãy đưa cho ta tô canh đậu ấy!” Các động từ xếp hàng thi nhau bùng nổ, bùm, bùm, bùm. Ở các chỗ khác thì từ ngữ có nghĩa là “nuốt trọng”. Từ ngữ cũng được sử dụng nói tới thức ăn chạy xuống cổ họng của một con thú đang háu đói. Ở đây, Êsau đang tỏ ra sự thật về bản thân ông. Ông chẳng màng chi hết trừ ra việc làm no bụng, nhồi nhét thức ăn vào, nuốt chửng thức ăn ấy xuống mau như ông có thể nuốt. Đây là một hình ảnh nói tới bản tánh cơ bản của con thú hoang. Ở ngoài mặt, dường như ông là một gã rất tuyệt vời, nhưng khi bạn đến với người bề trong, chẳng có gì ở đó cả. Trông ông đẹp trai đấy, nhưng ông chỉ trống rỗng, nông cạn và hoàn toàn bị những ham muốn đời nầy khống chế mà thôi.
Bước #2: Bất cần anh em (31)
Tôi nghĩ, chúng ta phải giả định rằng ít nhất một sự kiện mà phân đoạn Kinh thánh đặc biệt không lý giải. Tôi nghĩ chúng ta phải cho rằng Giacốp đã dự tính ở trong trí, đang tìm kiếm một cơ hội để lừa anh mình bán đi quyền trưởng nam. Tôi không nghĩ tư tưởng ấy chỉ nảy ra trong lý trí ông khi ông nhìn thấy Êsau từ ngoài đồng trở về. Không, Giacốp còn tinh vi hơn thế nhiều. Đây là một ý tưởng có tính toán trước, chờ đợi đúng thời điểm để bật ra.
Tôi nghĩ trong suốt những năm tháng đó, khi Ysác ưu ái Êsau, Giacốp đang mơ về một phương thức làm sao để đoạt lấy quyền trưởng nam cho mình. Để công bằng, bạn phải dành công trạng cho Giacốp — ít nhất ở chỗ sự việc ông ao ước rất có giá trị. Nhưng cách ông nhận được nó đã nằm ở chỗ ông bất cần anh em. Ông nắm lấy lợi thế ở chỗ tình trạng yếu đuối của Êsau để lấy cho kỳ được cái điều mà ông không thể lãnh hội cho dù là bất cứ cách nào.
Thế nhưng, bạn nói, bộ Đức Chúa Trời không hứa chúc phước cho đứa nhỏ phải hơn đứa lớn sao? Phải, và Đức Chúa Trời đã nói cho Rêbeca biết sự ấy trước khi hai đứa trẻ chào đời. Nhưng sự việc đã làm vì lời hứa nầy ra đáng tởm. Nếu Đức Chúa Trời đã hứa như vậy, thì Giacốp không cần phải gài bẫy Êsau mà chi. Đức Chúa Trời không cần loại trợ giúp đó. Ngài có thể tìm một phương thức để ban quyền trưởng nam và ơn phước cho Giacốp theo thì thuận tiện của Ngài.
Mặc dù Giacốp đã lãnh lấy những gì Đức Chúa Trời muốn ông phải có, ông đã lãnh lấy theo một tư thế bất cần anh em. Vì việc ấy, ông khó mà được khen ngợi lắm.
Bước #3: Một quyết định nông cạn (32)
Đây là trọng tâm của vấn đề. “Nầy! Anh gần thác”. Ồ, cậu bé tội nghiệp kia, ông ta đói quá rồi. Ông ta đã đi săn suốt cả ngày và giờ đây ông ta muốn ăn cái gì đó. Hãy trao món ăn cho ông ta hoặc ông ta sẽ chết mất. Ông ta đã không ăn uống chi trong tám giờ đồng hồ liền.
Vì vậy Êsau đã nói: “Quyền trưởng nam để cho anh dùng làm chi?” Ở đây là một người có những thèm khát dục vọng đang khống chế ông ta khi ông ta nhìn thấy tô canh phạn đậu nọ, đấy là mọi sự ông ta có thể suy nghĩ đến. Không một điều chi khác là vấn đề nữa. Thậm chí quyền con trưởng thiêng liêng kia cũng không. Ông ta đã sẵn sàng đánh đổi phần tài sản quan trọng nhất trong đời mình để lấy tô canh phạn đậu.
Chúng ta có thể nói gì về Êsau?
1. Ông ta bốc đồng
2. Ông ta sống trong một lúc thôi
3. Ông ta đòi hỏi sự thỏa mãn ngay tức khắc
Khi thẻ tín dụng lên tiếng
“Ta nhìn thấy, Ta muốn, và Ta muốn tô canh ấy ngay bây giờ đây”. Chúng ta đang sống trong một thế giới khích lệ chúng ta phải suy nghĩ theo cách ấy. Về mặt cơ bản, đấy là những gì mà quảng cáo Mỹ đang xây dựng trên đó. “Bạn cần cái nầy và bạn đang cần nó ngay bây giờ. Bạn sẽ không thấy vui sướng cho tới chừng nào bạn có được nó, vì vậy bạn nên gạt mọi sự qua một bên đi”. “Không có tiền sao? Đừng lo. Cứ lấy nó xài đi, tiền trả sau”. “Bạn ơi, hãy nhận đi, vì nó sẽ làm cho bạn vui sướng”.
Hết thảy chúng ta dễ bị mắc vào lời nói dối đó, có phải không? Chúng ta mua sắm bất cứ thứ gì, và rồi chúng ta thấy vui vẻ trong một lúc. Nhưng sự vui vẻ ấy không bao lâu nó tan biến đi, hoặc (như trong trường hợp của Êsau) chúng ta lại khao khát nữa. Đối với tôi, điều kỳ lạ nhất trong câu chuyện nầy, ấy là sau khi Êsau bán đi quyền con trưởng để lấy tô canh phạn đậu, trong sáu giờ đồng hồ ông ta lại đói bụng nữa!
Đấy là cách thế giới đang tác động. “Hãy ăn cái nầy, hãy thử món nầy, hãy mua cái đó đi, và nó sẽ khiến cho bạn thấy vui sướng”. Vì thế, chúng ta ăn, thử, mua sắm và nó tác động … chỉ trong một lúc thôi. Thế rồi chúng ta phải mua cái khác để giữ cho mình được vui sướng.
Thường thì bạn sẽ xem một quảng cáo trên truyền hình khi thẻ tín dụng nằm trong túi quần của bạn lên tiếng nói với bạn: “Hãy sử dụng tôi đi. Hãy sử dụng tôi đi. Đừng bỏ tôi một mình ở đây. Hãy rút tôi ra mà sử dụng tôi đi”. Vì vậy, giống như mấy cái thây ma, chúng ta đi ra xe và thẻ tín dụng lên tiếng: “Rẽ trái ở đây. Bây giờ đi thẳng. Dừng lại ở đây. Vùng cao nguyên không nằm trong kinh doanh. Hãy lo một vụ khác tốt đẹp hơn. Hãy đi lo liệu việc ấy ngay bây giờ. Bạn đang đi quá đà rồi. Nó tạo ra sự khác biệt nào vậy?” Đấy chính xác là cách mà hầu hết chúng ta lâm vào cảnh rắc rối về tài chính.
Thì giờ ngắn ngủi – Cõi đời đời mới là miên viễn
Cũng một thể ấy trong lãnh vực tình dục. Nhiều người nam người nữ lâm vào những tình huống mà ở đó họ bắt đầu cảm thấy ham muốn mãnh liệt, vì vậy họ nói: “Tôi muốn (người hay vật) nầy ngay bây giờ”. Vì vậy họ bán đi phần đạo đức của họ để đổi lấy một vài phút thỏa mãn.
Khi có ai đó gây thương tổn chúng ta, một giọng nói nhỏ nhẹ lên tiếng: “Cứ tới đi. Đừng để họ hớt lấy. Đừng chỉ ngồi ở đó. Đừng để họ lấn lướt bạn. Hãy đứng dậy vì quyền lợi của bạn. Bạn đáng nhận được nhiều hơn, và bạn đáng phải có được nó ngay bây giờ”.
Thế gian nói với chúng ta: “Hãy sống cho hôm nay và quên ngày mai đi”. Đấy là nan đề của Êsau. Đức Chúa Trời phán: “Hãy dùng hôm nay hầu sẵn sàng cho ngày mai”. Khi chúng tôi đi dự kỳ nghỉ, tôi nghe một người nói như thế. Ông ta nói: “Chúng ta nhận lấy hỗn hợp không xác định đúng về thời gian và cõi đời đời. Hầu hết chúng ta đều sống giống như thể thời gian sẽ trôi mãi cho đến đời đời và cõi đời đời sẽ rất ngắn ngủi. Đấy là đi lùi rồi. Thời gian rất ngắn ngủi, còn cõi đời đời thì kéo dài mãi mãi. Mục đích duy nhứt của thời gian là chuẩn bị cho chỗ mà bạn sẽ đi đến và những gì bạn sẽ làm cho cõi đời đời”.
Nhưng thế gian nói: “Hãy tới đi. Bạn chỉ đi quanh đây có một lần thôi. Dù sao thì bạn sẽ chết thôi. Hãy ăn, hãy uống và vui vẻ đi. Hãy tới đi, hãy bán quyền trưởng nam đi, vì ngày mai bạn sẽ chết”. Đấy chính xác là những gì Êsau đã nói.
Bước #4: Lời thề thiêng liêng (33)
Trước khi Giacốp trao tô canh phạn đậu cho Êsau, Giacốp buộc Êsau phải đưa ra một lời thề chắc chắn bán cho mình quyền trưởng nam. Bạn có biết điều chi đang diễn ra ở đây không? Giacốp, giống như bất kỳ một nhà kinh doanh nào khác, đang kết thúc dịch vụ. Ông lấy chữ ký của Êsau trước khi ông giao hàng.
Mọi sự Êsau có thể nhìn thấy là tô canh phạn đậu, màu đỏ. Không một điều chi khác là vấn đề đối với ông. Vì vậy, ông đưa ra một lời thề, thế là đã bán đi quyền trưởng nam của mình.
Bước #5: Suồng sã bất cần (34)
“Anh nè, hãy ăn thứ gì anh muốn, hãy dành thì giờ, em có nhiều tô canh lắm”. Trong tiếng Hybálai, các động từ chồng chất với nhau giống như thể ám chỉ rằng sự việc xảy ra rất nhanh. Ông ta đã ăn … uống … đứng dậy … rồi rời đi.
Ăn
Uống
Đứng dậy
Đi
Bùm … Bùm … Bùm … Bùm. Và xong rồi. Mục đích của câu chuyện, ấy là Êsau ngu xuẫn đến nỗi ông ta rời đi, không nhìn biết mọi điều mình đã làm. Dịch vụ nầy quá ngọt ngào cho Giacốp. Ông đã tiếp lấy quyền con trưởng, ông đã hất cẳng anh trai mình, và Êsau thậm chí không biết cái gì đang va trúng mình.
Ông đã bị khánh kiệt, nhưng mọi sự ông có thể suy nghĩ là tô canh phạn đậu ấy quá ngon. Câu 34 cung ứng cho chúng ta lời nói sau cùng: “Vậy, Ê-sau khinh quyền trưởng nam là thế”. Khinh có nghĩa là “chẳng xem ra gì, đối xử với sự khinh thường”. Êsau đã đối xử với sự xem khinh phần tài sản quan trọng nhất của mình.
Giám mục Desmond Tutu
Khi câu chuyện bắt đầu, Giacốp có tô canh còn Êsau có quyền con trưởng; cuối cùng Êsau có tô canh, còn Giacốp có quyền trưởng nam. Ai nhận lấy phần tốt hơn của dịch vụ chứ?
Giám mục Desmond Tutu là một giáo sĩ người da đen nổi tiếng từ Nam Phi. Cách đây mấy năm, trong khi giảng dạy cho hội nghị nhân sự Cơ đốc, ông phát biểu như sau: “Khi người da trắng đến châu Phi, ông ta có quyển Kinh thánh và chúng tôi có đất đai. Giờ đây, người da trắng có đất đai, còn chúng tôi có quyển Kinh thánh. Chúng ta sẽ thấy ai được phần tốt hơn trong dịch vụ nầy”.
Có một số việc trong cuộc sống là quan trọng hơn nhiều việc khác. Vì vậy, nhiều người trong chúng ta sử dụng ngày giờ của mình để bán đi những thứ thực sự là vấn đề để lấy những thứ chẳng khác gì hơn một tô canh “đỏ” phạn đậu.
III. Phần đạo đức của câu chuyện (Hêbơrơ 12:16)
Chúng ta không bị bỏ lại để tự hỏi câu chuyện nầy có ý nghĩa như thế nào!?! Hêbơrơ 12 cho chúng ta biết với loại thuật ngữ nhất định. Ở đây là sự phán xét thiêng liêng của Đức Chúa Trời về mọi điều mà Êsau đã làm. “Hãy coi chừng, cho trong anh em chớ có ai gian dâm, cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau, chỉ vì một món ăn mà bán quyền con trưởng”. Bản King James sử dụng từ “báng bổ” thay vì “khinh lờn”.
Hãy đọc Sáng thế ký 25. Hãy xem đi, nếu bạn có thể tìm thấy một chỗ nào cho thấy Êsau hành động giống như một người khinh lờn hay báng bổ. Ông không bao giờ rủa sả. Ông không phạm thượng đối với Đức Chúa Trời. Làm sao mà bạn có thể gọi Êsau là “khinh lờn" trong thế gian? Mọi sự ông đã làm là thương lượng để lấy tô canh phạn đậu. Ông đã ăn tô canh đó, rồi ông đi đường mình. Đúng là một dịch vụ to lớn, có phải không? Thế thì khinh lờn ở chỗ nào? Đâu là báng bổ về tô canh phạn đậu?
Trả lời: Trong Kinh thánh, báng bổ là một thái độ, chớ không chỉ là một hành động. Báng bổ là xem nhẹ những gì Đức Chúa Trời phán là quan trọng. Bạn sống bất kỉnh khi bạn xem nhẹ những việc quan trọng nhất của cuộc đời. Và khi bạn bán đi những thứ có giá trị để lấy những thứ không có giá trị, không những bạn là một kẻ dại, mà bạn còn là bất kỉnh và báng bổ nữa.
Bạn không cần phải thề thốt để rơi vào chỗ báng bổ. Bạn không phải là một người vô thần để trở thành bất kỉnh. Bạn có thể sống bất kỉnh và đi nhà thờ mỗi sáng Chúa nhựt.
Êsau đã bán quyền ấy để lấy một “bữa ăn đạm bạc”. Bản King James gọi bữa ăn ấy là “một miếng ăn thôi”. Matthew Henry gọi đây là “bữa ăn quan trọng nhất kể từ khi Êva ăn trái cấm”. Con người bất kỉnh và báng bổ nầy — hẳn thực sự giống như chúng ta — ném bỏ mọi sự đi để lấy giá của một tô canh phạn đậu.
Tại sao câu chuyện nầy lại có ở trong Kinh thánh chứ? Vì hết thảy chúng ta đều giống như Êsau. Phải chăng câu chuyện nầy không phải là mặt trái của lời lẽ Chúa Jêsus phán: “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” (Mác 8:36) Hết thảy chúng ta đều đứng trong chỗ của Êsau từng ngày một. Chúng ta đối diện với những sự cám dỗ lặp đi lặp lại để bán đi những gì có ý nghĩa nhất đối với chúng ta để lấy những gì có ít giá trị hơn.
Mỗi ngày chúng ta phải đối mặt với những quyết định dường như là tầm thường đối với chúng ta. Phải mặc gì, phải gọi ai, phải ăn gì, phải chi xài bao nhiêu tiền bạc, phải đi đâu sau giờ làm việc, phải đọc sách nào, phải xem tuồng tích nào, phải kể lại chuyện hài nào. Mỗi ngày chúng ta phải đưa ra hàng trăm quyết định nho nhỏ. Mỗi một quyết định dẫn chúng ta đến một trong hai hướng — một hướng đến với Đức Chúa Trời và hướng kia xa cách Ngài.
Nếu bạn có mặt ở đó trong ngày ấy, bạn sẽ khó mà mơ việc gì trọng yếu sẽ xảy ra. Nhưng từ biến cố nho nhỏ nầy, dòng đời đà thay đổi. Sau ngày nầy, Êsau đi một đường và Giacốp đi một nẻo. Giống như một con lạch nhỏ trở thành một dòng sông chảy thật mạnh bạo, thậm chí từ những quyết định nhỏ nhất trong đời tuôn tràn ra nhiều hậu quả rất lớn. Êsau vốn chẳng biết sự thể nầy.
Hai câu hỏi thật thấm thía
Cho phép tôi kết thúc phần nghiên cứu nầy bằng cách đưa ra hai câu hỏi thấm thía:
1. Bạn có bằng lòng đánh đổi để lấy thứ mà bạn muốn trong cuộc sống không?
Loại thỏa thuận nào bạn bằng lòng thực hiện để nhận được chỗ bạn thực sự muốn đi đến trong cuộc sống? Bạn bằng lòng bỏ đi bao nhiêu thứ? Gia đình? Bạn hữu? Hôn nhân? Tính ngay thẳng? Tính thanh sạch? Sự làm chứng Cơ đốc của bạn?
2. Bạn có cảm thấy không cứ cách nào đó những việc tốt nhứt đã trượt khỏi bạn vì bạn quá bận rộn đang nắm bắt mấy thứ khác không?
Có thể bạn cảm nhận giống như thế trong lúc bây giờ. Có lẽ bạn đã chịu khó để lấy những thứ bạn muốn để rồi bạn mất đi những thứ có giá trị nhất đối với bạn. Và một ngày kia bạn ngước nhìn quanh, gia đình bạn đã mất đi, hôn nhân thì tan tành, sự nghiệp đổ vỡ, tính thẳng thắn của bạn bị hủy diệt, tánh thanh sạch của bạn vơi mất đi và bạn hữu của bạn chẳng còn tìm thấy đâu nữa.
Khi bạn lên tới đỉnh núi, bạn khám phá ra nổi khiếp sợ khi bạn thực hiện dịch vụ với ma quỉ để lên tới chỗ đó. Bạn bán đi điều chi là quan trọng nhất để lấy tô canh hay thứ chi có màu đỏ kia. Bạn kêu la với ma quỉ: “Phải chăng mọi sự đều có ở đó?” hắn bật cười rồi nói: “Cậu bé ơi. Đấy là mọi sự mà ngươi đã lãnh lấy đó”. Bạn nói: “Tôi có thể đổi lại được không?” “Xin lỗi à! Không có hồi lại đâu”.
Sẽ ra sao!?!
Câu chuyện nầy đứng như một lời cảnh cáo long trọng cho dân sự của Đức Chúa Trời. “Đừng sống giống như Êsau” là kẻ trong một phút yếu đuối đã bán đi những gì là vô giá để đổi lấy thứ làm thỏa mãn ông chỉ trong một phút thôi. Hết thảy chúng ta đều ở trong mối nguy hiểm làm như thế. Sự việc xảy ra thật nhanh chóng, trong các quyết định nhỏ nhoi, khi chúng ta sống cho hôm nay thay vì sống cho ngày mai.
Êsau đứng đời đời như một người đã ném bỏ đi hết thảy mà chẳng bao giờ nhận được một cơ hội khác. Đừng để cho việc ấy xảy ra với bạn.
Một câu hỏi sau cùng. Bạn có xem khinh ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời không? Có thể bạn nói: “Để sau đi, Chúa Jêsus ơi. Tôi có cuộc sống riêng của tôi để sống”. “Để sau đi, Chúa Jêsus ơi, để sau đi. Tôi đang bận leo cái thang nầy đây”. “Để sau đi, Chúa Jêsus ơi, để sau đi. Tôi thấy chưa tiện lúc bây giờ”. Bạn sẽ làm gì khi ngày đến và lời mời qua đi và thì giờ đã qua đi? Sẽ ra sao nếu “để sau đi” không bao giờ đến?
Cần: Một Hợp Đồng Mới
Cảm tạ Chúa, vì có những người trong chúng ta họ đã thực hiện những quyết định tồi trong quá khứ, thực hiện một khởi đầu mới là điều khả thi. Jesus Carrillo đã sống trong thành phố được sử dụng làm trang trại ở bang Florida. Cơn bão Andrew đã hủy diệt phần lớn thành phố vào tháng 8. Bạn đã nhìn thấy nhiều hình ảnh rồi đấy. Nơi từng có nhiều ngôi nhà đẹp trên các đường phố yên tỉnh, những trận gió giận dữ cùng những cơn mưa rào đã để lại các đống kim loại đổ nát. Khi Thống đốc Lawton Chiles đến Công Viên Nhà Di Động Aquarius ở Homestead, ông quan sát bối cảnh rồi nói: “Bạn không thể nói là ở đó từng có cái gì xinh đẹp”.
Đứng trong đống đổ nát những thứ từng là nhà cửa của mình, Jesus Carrillo nói: “Thực sự tôi mới có hai ngày tuổi. Hết thảy chúng ta đều mới có hai ngày tuổi. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một hợp đồng mới cách đây hai ngày, và chúng ta phải làm hết mình với hợp đồng đó” (USA Today, August 26, 1992, p. 5A)
Đấy là một ghi chú nói tới ân điển của Đức Chúa Trời ở phần cuối của câu chuyện nầy. Nếu bạn, giống như Êsau, đã bán đi linh hồn mình để lấy tô canh gì đo đỏ đó, hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn một hợp đồng mới. Hãy cầu xin Ngài để có một khởi đầu mới. Hãy cầu xin Ngài để có một khởi sự mới mẻ. Ngài sẽ vui vẻ ban nó cho bạn.
Một câu hỏi sau cùng để suy gẫm, và rồi chúng ta hãy nếm trải. Việc ấy tước đi điều gì … Đức Chúa Trời sẽ làm gì … để làm cho bạn thức tỉnh trước những vụ việc quan trọng nhất trong cuộc sống?
Lạy Cha, chúng con cần công tác của Đức Thánh Linh dầm thấm ở trong lòng của chúng con. Một số người trong chúng con đã làm chính xác những gì Êsau đã làm. Xin tỏ cho chúng con thấy chỗ chúng con đã bán linh hồn mình để lấy một tô cháo đậu. Xin ban cho chúng con một hợp đồng mới để rồi từ ngày nầy trở đi chúng con có thể sống cho Ngài, đặt việc trước hết lên trước hết. Chúng con cầu nguyện mọi sự nầy trong danh của Chúa Jêsus, Amen.