Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Khải huyền 2:12-17: "Thảm Kịch Của Cơ Đốc Giáo Phóng Khoáng"


Thảm Kịch Của Cơ Đốc Giáo Phóng Khoáng
Khải huyển 2:12-17
Bạn có đầu óc phóng khoáng hay đầu óc hẹp hòi?
Hết thảy chúng ta đều biết rõ câu trả lời đối với câu hỏi ấy, có phải không? Một kiểm tra nhanh về những từ đồng nghĩa cho thấy có sự khác biệt quan trọng giữa hai thuật ngữ đó. Nếu bạn có đầu óc phóng khoáng, bạn sẽ chấp nhận, dung chịu, quan sát, gạt bỏ thành kiến và hiểu biết. Còn nếu bạn có đầu óc hẹp hòi, bạn sẽ mù quáng, bảo thủ, nhỏ nhen, ngoan cố, khó chịu và không tha thứ.
Vì vậy, chúng ta biết đâu sẽ là câu trả lời. Hết thảy chúng ta đều phải có đầu óc phóng khoáng.
Nhưng có phải đấy luôn là ý hay không? Herschel Hobbs đưa ra vấn đề như sau:
“Không một người ôn hòa nào muốn nhân viên ngân hàng nói rằng hai cộng hai bằng ba. Chúng ta không muốn một dược sĩ nào tung ra bất kỳ thứ thuốc gì tùy thích với trí tưởng tượng. Chúng ta muốn ông ta phải ra thuốc đúng theo toa của bác sĩ. Đây là loại tâm trí hẹp hòi. Chúng ta khen ngợi đức tính nầy trong các vấn đề nhỏ bé hơn – tài chính và y tế. Nhưng có nhiều người xét đoán tâm trí ấy trong các vấn đề tôn giáo”.
Lời Đức Chúa Trời được thốt ra, lẽ thật của Ngài không phải được thốt ra để rồi tranh cãi. Chúng ta không cãi “Chớ giết người” hay “Sự cứu rỗi không thấy có ở bất kỳ đấng nào khác” hoặc “Tránh phi luân về tình dục”. Chúng ta tin rằng Chúa Jêsus muốn nói như thế khi Ngài phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6).
Chúng ta hãy đối diện với vấn đề ấy. Cơ đốc nhân có đầu óc hẹp hòi về lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta tin theo một việc gì đó mà người ta nói luôn mồm mà thực sự rất khó tin. Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã phán dạy trong Lời của Ngài và Lời của Ngài cần phải được tuân theo, chớ không phải bị đem ra tranh cãi.
Viết thư cho Hội thánh Bẹtgăm trong sách Khải huyền 2:12-17, Đấng Christ đối diện với một hội chúng đã trở nên quá phóng khoáng vì việc lành riêng của nó. Chúng ta cần phải lắng nghe những điều Chúa chúng ta đã phán vì nhiều hội thánh ngày nay tự thấy mình đang ở trong cùng một tình huống.
Chúng ta tiếp thu được gì khi chúng ta đọc bức thư nầy gửi đến từ Chúa Jêsus?
I. Không một Hội thánh nào có thể sống mãi trên quá khứ của nó.
Hội thánh tại thành Bẹtgăm chắc chắn có một cơ nghiệp rất đồ sộ. Trong những ngày chịu bắt bớ kịch liệt, một người từ hội thánh có tên là Antiba đã trả giá rất lớn cho cái chết của mình.
“ngươi … không chối đạo ta; dầu trong những ngày đó, An-ti-ba, kẻ làm chứng trung thành của ta đã bị giết nơi các ngươi" (câu 13).
Chúng ta chẳng biết gì khác hơn về Antiba đối với những gì đước nói ra ở đây. Vấn đề là, Chúa Jêsus biết rõ tên của ông ta và biết ông ta không nhượng bộ trước áp lực ở chung quanh mình. Dù bị quên lãng trên đất, ở trên trời ông ta được ghi nhớ. Cũng một thể ấy đối với mọi người dũng cảm tuận đạo, phần lớn họ đều vô danh và chẳng ai biết đến nhiều trong hội thánh. Huyết của họ đã trở nên hột giống của hội thánh trên khắp thế giới.
Nhưng ở đâu có phẩm chất anh hùng, ở đó có nguy hiểm rất lớn đang ngấm ngầm. Một hội thánh với quá khứ thật đồ sộ có thể nói nó đang gặp gỡ sự thách thức trong thời hiện tại. Hội thánh Bẹtgăm có phạm phải lỗi tôn vinh Antiba trong khi chễnh mãng không nói theo tấm gương tín kính của ông chăng? Tôn vinh người nào đến trước đó là điều đúng đắn và tốt lành cho hội thánh. Nhưng có những vị anh hùng giống như những anh hùng trong quá khứ không?
Đâu là những Luther của ngày hôm nay?
Đâu là những Spurgeon của ngày hôm nay?
Đâu là những chiến binh hiện đại của thập tự giá?
II. Không một hội thánh nào có thể sống chỉ với lòng can đảm.
Chúng ta không quên những lời lẽ tốt lành mà Đấng Christ đã phán về hội thánh nầy:
“Ta biết nơi ngươi ở; đó là ngôi của quỉ Sa-tan; ngươi đã vững lòng tôn danh ta" (câu 13).
Bẹtgăm nằm cách Simiệcnơ 65 dặm về phía Bắc. Một trường đại học lớn có thể được tìm thấy ở đó với một thư viện khoảng 200.000 quyển sách. Là thành phố chính rất cổ của Tiểu Á, thành nầy đầy dẫy với những cung điện đẹp đẽ cùng các chùa miễu tà giáo. Lấy bối cảnh chính là đền thờ nguy nga thờ thần Zeus, là thần của các thần. Bẹtgăm cũng được biết đến vì đền thờ của nó tôn vinh thần Asclepius, vị thần tà giáo chuyên chữa lành, biểu tượng của thần nầy là một con rắn quấn quanh một cây trụ. Những người đau ốm đến với đền thờ từ các nơi xa xôi với hy vọng được chữa lành. Mọi nghi thức tà giáo đời xưa đều được thực hành ở đó. Bẹgăm kết hợp một sự pha trộn độc đáo về quyền lực chính trị, nghi thức tà giáo, cùng triết lý Hylạp lẫn với sự thờ lạy Hoàng đế Caesar. Mỗi công dân đều trông mong mỗi năm một lần được xông hương và tuyên bố “Caesar là Chúa".
Không một Cơ đốc nhân nào có lương tâm tốt lại làm như thế cả. Vì vậy, bối cảnh được đặt ra cho cuộc xung đột thuộc linh nơi mọi người.
Khi Chúa Jêsus dạy rằng Satan có “ngôi” của hắn ở đó, Ngài muốn nói rằng Satan đã tìm được một chỗ mà ở đó hắn có thể thực hiện ảnh hưởng tà ác trên toàn bộ khu vực. Mặc dù có sự kết hiệp giữa sự thờ lạy hình tượng và khoái lạc về tình dục, Satan đã nắm quyền thống trị thành phố ấy. Đây là một khu vực được bao phủ với một đám mây hiễm ác.
Tôi tin Satan vẫn có “ngôi” của hắn ngày nay.
Có những khu vực và địa điểm mà ở đó Satan đã nắm quyền thống trị trong nhiều thế hệ. Các vị giáo sĩ biết rất rõ về sự việc nầy. Họ nói tới các thành phố đã mặc lấy sự tối tăm thuộc linh, vì thế đã kháng cự sâu sắc với sự sáng và từng bước tiến của đạo Tin Lành đang gặp sự kháng cự cay đắng và dữ tợn.
Chúng ta không cần phải nghĩ tới các khu vực sắc tộc ở vùng sâu vùng xa đã bị kềm hãm trong vòng nô lệ của ma quỉ qua sự dốt nát và sợ hãi. Chúng ta muốn tìm thấy ngôi của Satan ngày nay ở những địa điểm ảnh hưởng văn hóa, trong các trường đại học lớn, nơi chỗ ngồi của quyền lực chính trị, trong các siêu thị thương mại, và ở các trung tâm tôn giáo lớn, nơi mà sự cầu nguyện được dâng lên nhiều lần một ngày, còn nơi Đấng Christ ngự thì chẳng một ai tìm biết đến.
Satan có nhiều bạn hữu trong các dinh thự quyền lực.
Satan có nhiều bạn hữu trên phố Wall.
Satan có nhiều bạn hữu trên mạng Internet.
Đấy là mọi thứ mà hội thánh Bẹtgăm có, bất chấp thuyết duy lý đang thịnh hành và hình thức tà giáo đang lan rộng, các Cơ đốc nhân đầu tiên đã thiết lập một chỗ đứng trong bóng ngôi vị của Satan.
Thật không dễ trở thành một Cơ đốc nhân tại thành Bẹtgăm. Ngày nay, thật không dễ trở thành một Cơ đốc nhân tại các thành phố lớn ở châu Âu hay trong các trường đại học lớn của Mỹ hoặc ở nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo. Nếu không có sự chống đối công khai, có áp lực tinh vi và không dứt buộc phải giữ im lặng, dứt bỏ các mặt nổi của đức tin bạn, và chối bỏ không làm chứng công khai về Đức Chúa Jêsus Christ nữa.
Một trận chiến lớn đang diễn ra ác liệt giữa Chúa của đời nầy và Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Trong trận chiến đó, người tin Chúa ở thành Bẹtgăm đã không có đất dụng võ.
Vậy thì, đâu là sự thất bại trầm trọng của họ chứ?
III. Không một hội thánh nào có thể sống với lầm lỗi ở giữa nó.
Chúa Jêsus chỉ ra tình trạng yếu đuối rất lớn của hội thánh nầy ở các câu 14-15:
“Nhưng ta có điều quở trách ngươi; vì tại đó, ngươi có kẻ theo đạo Ba-la-am, người ấy dạy Ba-lác đặt hòn đá ngăn trở trước mặt con cái Y-sơ-ra-ên, đặng dỗ chúng nó ăn thịt cúng thần tượng và rủ ren làm điều dâm loạn. Ngươi lại cũng có những kẻ theo đạo Ni-cô-la”.
Đây là khối u nhỏ của nan đề: “ngươi có kẻ theo . . .”. Hãy quên các chi tiết đi trong một phút. Chúng ta nhìn thấy trong bốn chữ nầy tình trạng yếu đuối của hội chúng can đảm nầy.
Họ không thực hiện kỷ luật của hội thánh.
Trong danh nghĩa yêu thương lầm lạc, họ đã từ chối không gạt bỏ những kẻ giữ theo “đạo Balaam”“đạo của đảng Nicola”. Cả hai cụm từ cùng đề cập tới cùng một xu hướng chung. Có một số người trong nhà thờ họ ủng hộ học thuyết lỏng lẻo và thậm chí đạo đức lỏng lẻo hơn. Trên danh nghĩa sống “phóng khoáng”, họ cho rằng hội thánh Cơ đốc phải có mối tương giao rộng rãi cực kỳ. Viết cách đây một thế kỷ, G. Campbell Morgan nói rằng hội thánh tại thành Bẹtgăm, trong khi không tự mình phạm vào sự bội đạo, đã “phạm vào học thuyết “hội thánh rộng rãi”, nổ lực tìm chỗ bên trong hàng rào của mình cho đủ loại hình và các tình trạng của con người và đủ thứ niềm tin”.
Hội Thánh Rộng Rãi.
Nghe rất là hiện đại đối với tôi.
Rõ ràng là tại Hội thánh đầu tiên của Bẹtgăm, họ nói một việc đại loại như sau: “Chúng tôi rao giảng các lẽ đạo cũ của đức tin, những lẽ đạo truyền xuống cho chúng tôi từ các vị sứ đồ. Nhưng nếu bạn không đồng ý, Chúa Jêsus vẫn sẽ để dành chỗ cho bạn trong mối tương giao của chúng tôi. Nếu bạn không đồng ý về sự thờ lạy hình tượng, bạn vẫn có thể được kể đến giữa vòng chúng tôi. Nếu bạn thường xuyên đến với gái điếm ở đền thờ, chúng tôi sẽ cau mày về điều đó nhưng bạn vẫn tìm được sự tiếp đón nồng hậu ở đây. Nếu bạn không thích sự giảng dạy về thiên đàng và địa ngục, bạn vẫn có thể là một chi thể trong hội chúng của chúng tôi”.
Điều đó nghe thật là hay.
Hết thảy chúng ta đều thích quan niệm nói tới “Nhà Thờ Có Cánh Cửa Rộng Mở”.
Hãy đến đi, bạn thể nào thì cứ hãy đến như thế.
Nhưng khi bị ấn quá sâu, hội thánh chấm dứt một sự pha trộn giữa lẽ thật và sai lầm, thanh sạch và bất khiết, và chẳng chóng thì chày điều ác có xu hướng lây lan hầu cho tội lỗi dường như chẳng còn là tội lỗi nữa.
Chúng ta đang nhìn thấy điều đó xảy ra ngay trước mắt chúng ta trong lãnh vực đạo đức tình dục, đặc biệt trong sự chuyển dịch văn hóa vây quanh cuộc hôn nhân đồng phái tính. Sự thực đơn giản của vấn đề, ấy là cho đến gần đây giáo hội Cơ đốc trong mọi chi nhánh của nó đã xét đoán mọi hình thức hôn nhân đồng phái tính. Chúng tôi có một hồ sơ vào năm 2000 ghi lại tính nhất quán của vấn đề nầy chiếu theo những gì Kinh thánh dạy dỗ một cách rõ ràng.
Song giờ đây chúng ta không dám chắc.
Ngày cả trong các nhà thờ Tin Lành, một sự thay đổi đang diễn tiến. Nó xảy ra một việc giống như việc nầy đây:
Chặng 1: Một nhà thờ có lập trường ủng hộ hôn nhân truyền thống và chống lại tình trạng đồng tính.
Chặng 2: Nhà thờ nhận lấy sự chế nhạo công khai vì chỗ đứng của nó.
Chặng 3: Một số thành viên trong nhà thờ cảm thấy khó chịu với tính công khai quá tiêu cực.
Chặng 4: Nhà thờ cứ nhấn mạnh vị thế của mình hầu không làm mất lòng người mà họ đang tìm cách dùng Tin Lành để chinh phục.
Chặng 5: Một số người bắt đầu tự hỏi không biết đồng tính có thực sự là sai lầm hay không?
Chặng 6: Họ nhận thấy các nhà văn ra vẻ Cơ đốc họ bào chữa đồng tính như trung lập về mặt đạo đức.
Chặng 7: Nhà thờ bước vào vị thế im lặng về vấn đề nầy.
Chặng 8: Nhà thờ tiếp đón những người nào có “vị thế khác” về tình trạng đồng tính.
Đấy là cách bạn tiếp nhận một hội thánh Bẹtgăm thời hiện đại. Trượt theo chiều hướng đó không xảy ra qua một đêm đâu, nhưng tôi có thể nói cho bạn biết, một khi nó khởi sự, bạn có thể đi từ Chặng 1 đến Chặng 8 một cách nhanh chóng. Cái tệ hại nhất của sự ấy là đây:

Nhiều người trong hội chúng không có ý niệm về những gì mới xảy ra.
Họ giữ sự nhóm lại.
Họ giữ sự dâng hiến.
Họ giữ sự ủng hộ hội thánh.

Đồng thời hội thánh đã bị tâm thần phân liệt.
Ở một cấp độ hội thánh giữ lòng trung thành với Kinh thánh.
Ở cấp độ khác, hội thánh dung chịu những kẻ khuyến khích sự dạy phi Kinh thánh (và bất kỉnh).
Kết quả sau cùng là một hội thánh nhận lãnh cả hai: một lời khen ngợi và một lời cảnh cáo gay gắt đến từ Chúa.
Một việc sau cùng phải được thêm vào với mọi sự nầy. Không một nhà thờ nào giữ lấy bối cảnh Bẹtgăm cho đến đời đời. Bạn không thể nắm chặt lấy đạo thật trong khi neo lấy những kẻ khuyến khích tình trạng phi luân. Cuối cùng thì hội thánh phải đi đường nầy hay đường kia.
IV. Không một hội thánh nào có thể sống trong tình trạng phân hai cho đến đời đời.
Điều đó đưa chúng ta đến với lời kêu gọi của Chúa ở câu 16:
“Vậy, hãy ăn năn đi, bằng chẳng, ta sẽ đến mau kíp cùng ngươi, lấy thanh gươm ở miệng ta mà giao chiến cùng chúng nó”.
Đấng Christ bị mất lòng khi hội thánh của Ngài neo lấy tình trạng phi luân ở giữa nó. Ngài đe dọa lập một cuộc thăm viếng riêng tư đối với Bẹtgăm và chiến đấu chống lại các giáo sư gian ác.
Câu nầy làm dấy lên một câu hỏi khá thú vị. Ai chính xác được đề nghị phải thực hiện sự ăn năn? Chắc chắn các giáo sư giả cần phải ăn năn. Nguồn hy vọng duy nhứt của họ chính là tránh né sự phán xét đời đời. Nhưng sự kêu gọi cao cả hơn là chính hội thánh phải neo lấy, không thỏa hiệp về mặt đạo đức và về mặt thuộc linh. Trên danh nghĩa “đầu óc phóng khoáng”“dung chịu” và thậm chí “gây dựng cái nền chung” mà nhiều hội thánh đã đem Tin Lành mà thỏa hiệp một cách tinh vi. Tôi tin Chúa Jêsus đang phán dạy nhiều cho chính hội thánh còn hơn cả các giáo sư giả.

Quí Mục sư phải ăn năn.
Các trưởng lão phải ăn năn.
Các chấp sự phải ăn năn.
Hội chúng phải ăn năn.

Hội thánh phải quyết định điều mà Hội thánh muốn trở thành. Thật là dễ dàng cho Hội thánh nhắm vào việc được lòng người trong cộng đồng:
“Nếu báo chí địa phương yêu mến chúng ta, chúng ta phải làm việc gì đó cho sao cho đúng đắn”.
Đừng quyết chắc về sự đó.
Một người dễ tưởng tượng Hội thánh Bẹtgăm nói: “Chúng tôi muốn được nhìn biết như một hội thánh là nơi mọi người được tiếp đón và mọi ý kiến được tôn cao”. Nghe thì hay đấy, nhưng điều đó có thực sự tùy thuộc vào Kinh thánh không?
Chúa Jêsus cảnh cáo rằng nếu hội thánh không nắm lấy hành động mạnh mẽ, Ngài sẽ tự mình làm điều đó. Và sự phán xét của Ngài luôn luôn khe khắt hơn sự phán xét của chúng ta. Chính Chúa Jêsus là Đấng có phán: “Hãy đến cùng ta” cũng đã phán: “Hãy lìa khỏi ta".
Đúng là một việc đáng sợ khi Chúa Jêsus phán: “Ta sẽ chiến đấu nghịch cùng ngươi”.
Bạn sẽ thua cuộc thi ấy từng hồi từng lúc.
Hai cánh tay của bạn cũng quá ngắn không thể thi đấu được với Đức Chúa Trời.
Tốt hơn là hãy gắn bó với những gì Kinh thánh chép.
Và hãy loại bỏ những kẻ thỏa hiệp về mặt đạo đức.
Làm như vậy là đúng đấy.
Nếu họ không chịu làm hòa với Đức Chúa Trời, hãy loại bỏ họ ra khỏi hội thánh.
Ra khỏi ban trị sự.
Ra khỏi mục sư đoàn.
Ra khỏi ban đứng dạy Lớp Trường Chúa Nhựt.
Ra khỏi Hội từ thiện.
Ra khỏi Ban Phụ Nữ.
Ra khỏi Ban xã hội.

Chỉ loại bỏ họ ra khỏi nhà thờ.
Trừ phi bạn chiến đấu với Chúa Jêsus.

Chúa Jêsus có quyền đưa ra lời phán xét ấy vì Ngài xét đoán với sự suy xét trọn vẹn. Đấy là những gì câu 12 muốn nói khi câu ấy thốt ra mấy lời nầy ra từ “Ngài là Đấng có thanh gươm nhọn hai lưỡi”. Thanh gươm nói tới sự phán xét không dời đổi của Đấng Christ. Ngài nhìn thấu vẻ bề ngoài tôn giáo để thấy rõ lẽ thật ở bên dưới.
“Có những người sống trong các đường biên giới của nhà thờ, chúng ta sẽ gây tổn hại không thể lường được do để cho họ cứ tồn tại ở đó” (G. Campbell Morgan). Nói như thế là nắm bắt chính xác tinh thần của lời cảnh báo nầy. Nếu bạn để cho các giáo sư giả cứ ở lại trong hội thánh, không những bạn đang làm hại cho hội thánh, mà bạn còn để cho các giáo sư giả nghĩ họ là an toàn khi thực ra họ đang treo bởi một sợi chỉ ở dưới thanh gươm phán xét của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên cho họ một ưu đãi nào để ở lại trong mối tương giao của hội thánh.
V. Không một hội thánh nào có thể sống mà không có một lời hy vọng nào hết.
Sứ điệp của Đấng Christ kết thúc trong một loạt những lời hứa ký diệu dành cho những ai đắc thắng bởi đức tin:
“Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho ma-na đang giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến” (câu 17).
Ngược lại với những kẻ tà giáo họ đưa ra những lẽ mầu nhiệm kín giấu, Chúa Jêsus cung ứng một việc còn lớn lao hơn những kẻ theo Ngài. Ma na kín giấu nói tới mối tương giao cá nhân với Chúa. Chúa Jêsus đang phán: “Ta còn lớn hơn mọi sự quyến rũ của thế gian. Người nào ăn Bánh Hằng Sống và uống Nước Sống sẽ không còn đói khát nữa”.
Hòn đá trắng nói tới sự trắng trong và thanh sạch. Nhưng còn “tên mới viết trên đó, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến"? Không một ai biết chắc vì không có ai sống từng nhận lãnh hòn đá trắng đó với tên mới viết trên đó. Là điều đó đang chờ đợi chúng ta trên thiên đàng. Nhưng có lẽ một minh họa về con người sẽ đầy đủ hơn. Hầu hết từng cặp hôn nhân đều có những cái tên ưa thích nhất dành cho nhau. Thường thì mấy cái tên nầy rất là vui. Có khi chúng mang lấy những hình bóng cho các biến cố mà người chồng và người vợ đã chia sẻ cùng nhau. Thường thì họ sống rất lãng mạn trong tự nhiên. Họ thường sống mật thiết trong tự nhiên đến nỗi họ không bao giờ chia sẻ với bất kỳ ai khác. Thật là khó khăn khi viết ra điều nầy, không phải vì nó tạo ra xấu hổ đâu, và thậm chí không phải vì nó rất riêng tư, mà vì không có một trường hợp nào có thể cung ứng cho. Từng cặp vợ chồng đều biết rõ tôi đang nói tới điều gì rồi.
Những cái tên riêng ấy không thể đem chia sẻ không những vì mọi lý cớ rõ ràng, mà còn vì chúng rất khó hiểu cho những ai ở ngoài cuộc hôn nhân. Chúng rất đặc biệt và là những cái tên riêng mà người chồng và người vợ chia sẻ với nhau.
Có lẽ mọi sự ấy cung ứng hình ảnh đẹp đẽ nhất về mọi điều Đấng Christ hứa ở đây. Có khi chúng ta lấy làm lạ không biết thiên đàng thực sự sẽ giống với điều gì. Nếu có hàng triệu người ở đó, liệu chúng ta có nhìn thấy được Chúa không? Liệu Ngài có thực sự nhìn biết chúng ta không? Hầu hết chúng ta đều vật vã khi giữ lấy một trăm hay hai trăm cái tên. Làm sao chúng ta sẽ không thất lạc trong đám đông khi chúng ta được vào trong thiên đàng?
Phân đoạn Kinh thánh hiến cho chúng ta một sự bảo đảm thật tuyệt vời. Chúng ta mỗi người sẽ được Chúa nhìn biết giống như một người chồng biết rõ vợ của mình vậy. Ngài sẽ gọi chúng ta bằng một cái tên mà chỉ chúng ta mới có thể biết rõ được mà thôi. Trên thiên đàng không có người nào sẽ bị lạc mất trong đám đông. Mặc dù đông người lắm đấy, chúng ta sẽ thưa với Chúa:
“Tôi là con yêu dấu của Chúa và Ngài thuộc về tôi”.
Tôi không thể nói chính xác điều nầy sẽ như thế nào, song chắc chắn đấy là sự thực. Không một tôn giáo kín nhiệm nào có thể hiến cho mọi điều Đấng Christ hứa hẹn với các môn đồ Ngài. Trong ngày lớn đó, sau cùng khi chúng ta về đến tận thiên đàng, chúng ta sẽ biết như chúng ta được biết, và Chúa Jêsus sẽ là cả hai: Chúa chúng ta và Thiết Hữu đáng tin cậy của chúng ta cho đến đời đời.
Không đủ để trở nên Chính thống
Vì vậy, chúng ta đến với phần cuối của sứ điệp long trọng nầy đến từ Chúa chúng ta. Lời của Ngài phải được xem xét cách trang trọng. Thật là chưa đủ để trở nên chính thống trong thần học của chúng ta. Đúng là chưa đủ để có lòng dạn dĩ nơi bề mặt chống đối của cộng đồng. Chúng ta phải vượt qua nó để nói rằng chúng ta sẽ không dung chịu trong hội thánh những kẻ đe dọa sự tinh khiết với bằng chứng của nó trước thế gian. Chắc chắn đây không phải là một thông điệp chính xác về mặt chính trị, nó cũng không tranh đoạt nhiều bạn bè trong giới truyền thông thế tục. Mà nó là một sứ điệp mà chúng ta phải ấp ủ nếu hội thánh thực sự là một ngọn hải đăng trong bóng tối tăm và là một ốc đảo chữa lành cho một thế giới đang tổn thương và tan vỡ. Chúng ta không thể giúp đỡ hạng tội nhân bằng cách nói rằng tội lỗi không phải là tội lỗi. Đấng Christ đã đến để vứu vớt hạng tội nhân, nhưng nếu hội thánh không còn tin nơi tội lỗi nữa, chúng ta không có gì để tận hiến cho thế gian. Nơi nào tội lỗi được bỏ qua hay được đặt tên lại hoặc hội thánh hướng một con mắt mù lòa nhắm vào sự thỏa hiệp đạo đức ở giữa đó, thì y như là hội thành đang tự tử về mặt thuộc linh.
Điều đó có thể xảy ra dầu khi hội thánh đang truyền giảng Tin Lành.
Lẽ thật không hề miễn trừ cho tội lỗi.
Đây là sứ điệp của Chúa chúng ta gửi cho hội thánh tại thành Bẹtgăm, và chính là sứ điệp của Ngài gửi cho hội thánh ngày hôm nay. Đối với người nào thay vì phóng khoáng về mọi sự nầy, hãy để cho họ đi chỗ khác hầu cho hội thánh có thể đem sứ điệp của Chúa Jêsus đến cho một thế giới đang bị tổn thương.
Nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta đứng vững vàng vì đạo Tin Lành trong kỷ nguyên thỏa hiệp đạo đức như thế nầy. Nếu người ta gọi chúng ta là hẹp hòi, nguyện chúng ta hãy nhận lấy điều đó như một lời ngợi khen và cứ trụ lại trên đường chạy. Chúng ta hãy sống eo hẹp theo như lẽ thật của Đức Chúa Trời là eo hẹp và rời rộng theo như ân điển của Đức Chúa Trời là rời rộng. Amen.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU ĐANG BÁO ĐỘNG?


(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)
KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU ĐANG BÁO ĐỘNG?
Tác giả: Becky Sweat
Bạn đã nhìn thấy sự tăng giá thực phẩm mới đây, và trước mắt là không có điểm dừng nào hết. Có phải chúng ta đang nhìn thấy phần khởi đầu của tình trạng thiếu hụt lương thực? Điều gì nằm ở đàng sau xu hướng nầy, va nó sẽ dẫn tới đâu?
Thực phẩm. Đối với phần nhiều người chúng ta thì đây là một điều tất nhiên – cho thấy khi chúng ta bước vào bất kỳ cửa hàng rau quả hay nhà hàng nào rồi mua thứ gì cơ bản chúng ta muốn ăn và dường như chúng ta có đủ thứ thực phẩm không dứt với số lượng không hạn chế phải lựa chọn lấy.
Thế nhưng điều đó đang thay đổi đấy. Chỉ cần liếc nhìn vào hóa đơn của cửa hàng rau quả. Phần nhiều người trong chúng ta không thể có khả năng mua bất cứ thứ gì chúng ta cần, hoặc nhiều như chúng ta muốn. Giá cả thực phẩm đang tăng vòn vọt! Giá cả trái cây và rau quả, sửa, cà phê, đường và thịt bò hết thảy đều đạt tới mức cao nhất.
Tờ Wall Street ghi lại: “Giá cả thực phẩm đang tăng nhanh hơn cả lạm phát. Bảng liệt kê giá cả tiêu thụ cho các khoản thực phẩm thiếu hụt và năng lượng đã tăng hơn 0,8%/năm đến tháng Chín, thấp nhất lần tăng vọt 12 tháng kể từ tháng Ba năm 1961, Văn Phòng Thống Kê Lao Động [the Bureau of Labor Statistics] cho biết. Giá thực phẩm tăng 1,4%" (Julie Jargon and Ilan Brat, "Food Sellers Grit Teeth, Raise Prices," Nov. 4, 2010, emphasis added throughout).
Lạm phát thực phẩm gây khó khăn cho nhiều gia đình
Nhiều người tin rằng giá lạm phát thực phẩm thậm chí còn cao hơn năm sắp tới nữa. Vào tháng 11, Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc [the United Nations' Food and Agriculture Organization (FAO)] đã phát ra một báo cáo tiên đoán giá cả thực phẩm sẽ lên từ 10 đến 20% vào năm 2011 và cảnh báo thế giới nên sửa soạn cho "thời điểm khó khăn ở trước mặt" trừ phi sản xuất của các vụ mùa thực phẩm chính gia tăng đáng kể.
Báo cáo của tổ chức FAO cho thấy mức dự trữ gạo thế giới giảm 7,2% vào năm 2010, với lúa gạo giảm đến 35%, bắp 12%, và lúa mì 10%.Sự giảm sút phù hợp với các vụ mùa thất thu. Đáng thất vọng nhất là vụ mùa lúa mì của người Nga, thấp hơn 1/3 mong đợi và đã khiến cho nước Nga — nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ tư trên thế giới — phải chịu ngưng xuất khẫu lúa gạo. Những sút giảm cung cấp như thế nầy đã khiến cho giá gạo phải bùng lên.
Với sự leo thang giá gạo, một vài xí nghiệp thực phẩm, bao gồm Kraft Foods, Sara Lee và General Mills, mới đây đã tuyên bố và bổ sung giá tăng đột xuất các dòng sản phẩm của họ. Một vài siêu thị và dây chuyền thức ăn nhanh của Mỹ, kể cả Safeway, Kroger và McDonald's, đã tuyên bố rằng họ đang tính chuyển giá cả cao hơn như thế nầy sang cho khách hàng.
Tuy nhiên, không những thực phẩm ngày càng đắt đỏ, mà trong những năm gần đây nhiều người Mỹ đã kinh nghiệm thiếu hụt các loại thực phẩm nhất định lần đầu tiên trong cuộc sống của họ. Thí dụ, hầu hết năm 2010 gần như khó tìm thấy bí ngô đóng hộp bán ở Hoa kỳ thích ứng với mưa lớn và lũ lụt làm hư hại mùa bí ngô của nhà cung cấp lớn nhất trong xứ.
Gạo đã rơi vào chỗ thiếu cung cấp vào năm 2008, đã thúc giục những nhà bán lẽ lớn như Walmart và Costco phải hạn chế các túi gạo bán cho khách hàng. Cũng trong năm 2008, những nhà bán lẽ chính ở Nữu Ước đã hạn chế mua bột, đường và dầu ăn, khi cầu vượt xa cung. Nhiều chuyên gia nông nghiệp tin những thiếu hụt nầy là những điều báo trước càng thiếu hụt trầm trọng hơn về thực phẩm trong các năm tới.
Đói kinh niên
Tất nhiên, xuyên suốt lịch sử thế giới, thiếu hụt thực phẩm chưa phải là điều tất nhiên. Theo tổ chức FAO, hơn 1 tỉ người, hay 15% dân số thế giới, đang gánh chịu nạn đói kinh niên và thiếu dinh dưỡng — một là vì họ không thể có được một khoản thực đơn hay thực phẩm lành mạnh vì nơi họ sinh sống không sẵn có. Số người đang chịu đói trên thế giới đã tăng nhanh trong nhiều năm gần đây, lên từ 825 triệu người vào giữa thập niên 1990, và đang tiếp tục tăng nhanh.
Gần như hầu hết người thiếu dinh dưỡng đều sống trong các quốc gia đang phát triển. Tổ chức FAO và Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới [World Food Programme] ước lượng 642 triệu người ở Á châu và Thái bình dương phải chịu đói kinh niên, 265 triệu người Châu Phi khu vực hạ Sahara, 53 triệu người ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbe, 42 triệu người ở Cận Đông và Bắc Phi, và 15 triệu người ở các quốc gia đang phát triển.
Giá cả thực phẩm gia tăng khắp nơi trên thế giới, trong khi thách thức con người sống trong các quốc gia công nghệ cao, đặc biệt rất gay go cho những ai sống trong những nước nghèo.
"Khi giá thực phẩm tăng vọt, số người có thu nhập thấp trong thế giới đang phát triển họ sẽ bị động nhiều nhất, khi phần thực phẩm trong toàn bộ tiêu dùng của họ cao hơn phần thực phẩm của số dân cư giàu có" Dan Gustafson lưu ý, ông là Giám đốc của văn phòng liên lạc tổ chức FAO tại Washington, D.C.
Thực phẩm tương ứng khoảng 10 đến 20% người tiêu thụ sử dụng trong các quốc gia công nghệ cao, nhiều bằng 60 đến 80% trong các quốc gia phát triển, theo FAO. Thí dụ như, khi giá một túi gạo lên 20%, phí phụ giá sẽ chiếm một phần lớn thu nhập của một hộ tính theo hộ ở Bangladesh nhiều hơn phụ phí cho một hộ gia đình ở Canada.
Đáng ngại thay, hoàn cảnh trông không như sẽ cải thiện cho một tương lai gần. Gustafson cảnh báo: "Chúng ta không gia tăng đủ thực phẩm, và quá nhiều mùa màng của chúng ta đang thất thu hay đang có những cánh đồng đầy thất vọng, vì thế chúng ta sẽ không có dự trữ thực phẩm nhiều cho được. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy, nhu cần về thực phẩm đang gia tăng".
Nhiều mối quan tâm càng sâu sắc thêm khi nhìn vào bức tranh có thời hạn lâu dài. Với số dân cư của thế giới sẽ lên tới 9 tỉ người vào năm 2050, nhu cần về thực phẩm sẽ tăng vọt đến 110%, theo Julian Cribb, giáo sư Đại học đường Technology ở Sydney, nước Úc, và là tác giả của quyển The Coming Famine [Nạn Đói Sắp Đến] in vào năm 2010..
Ông tin các thiếu hụt thực phẩm trầm trọng là điều khó tránh được, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển và "các thành phố lớn có hàng triệu dân cư", ở đó hầu hết dân số gia tăng đang diễn ra. Những nước giàu sẽ bị va chạm chủ yếu với thiếu hụt thực phẩm và giá cả tăng vọt (khan hiếm thực phẩm gây ra lạm phát nơi giá cả thực phẩm). Tuy nhiên, ở các nước nghèo, sự thiếu hụt ấy sẽ gây ra con số người bị đói kém nhiều hơn.
Nhưng cho dù các khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nạn đói, đói sẽ trở thành một nan đề cấp thế giới, theo Giáo sư Cribb. Sở dĩ như thế là vì các vấn đề phụ thuộc sẽ tăng lên. Ông viết: "Những thiếu hụt về thực phẩm, đất đai và nước sạch sẽ đẻ ra chiến tranh, bất ổn về chính trị, và số đông dân chúng tị nạn chạy đến định cư từ các khu vực tệ hại bị ảnh hưởng nhiều nhất".
"Ngay cả những địa điểm thuộc vùng sâu vùng xa có thể đối mặt với làn sóng tị nạn có thể lên tới cả chục triệu người, đe dọa sự thay đổi quan trọng trong xã hội. Các nhà cầm quyền trên nhiều quốc gia có thể sụp đổ dưới sự ồ ạt người ta đang trốn chạy khỏi các vùng thảm họa. Từng quốc gia sẽ đối mặt với viện trợ nặng nề hơn và các gánh nặng về thuế khóa và thực phẩm gia tăng như một kết quả" (The Coming Famine, p. 147).
Những lời tiên tri về nạn đói trong Kinh thánh
Chắc chắn nhân loại đã đối mặt với những lần thiếu hụt thực phẩm xuyên suốt lịch sử. Nhưng hầu hết đều ngắn ngủi và có một kết thúc rõ ràng trước mắt. Tuy nhiên, khủng hoảng về lương thực mà chúng ta đang dối diện với trong lúc bây giờ thì lại khác xa. Trước đây chưa hề có hơn 1 tỉ người bị đe dọa với nạn đói và thiếu dinh dưỡng bao giờ. Trước đây chưa hề có thiếu hụt thực phẩm là một mối bận tâm cho cả thế giới đâu.
Trong lời tiên tri của Ngài về thời kỳ tận thế được đưa ra rất ngắn gọn trước sự chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa Jêsus nói với các môn đồ Ngài rằng nạn đói sẽ là một trong những dấu hiệu nói tới kỳ tận thế của kỷ nguyên nầy (Mathiơ 24:7). Thiếu hụt thực phẩm, cùng với chiến tranh, dịch lệ, và các tai vạ thiên nhiên khác, sẽ leo thang trước lần đến thứ hai của Ngài. Lời cảnh cáo nầy được ghi lại ở Mác 13:8Luca 21:11.
Có lẽ nhiều cuộc chiến tranh trong thời kỳ nầy sẽ nhắm vào các nguồn cung cấp thực phẩm, và bịnh tật sẽ lan rộng thích ứng với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Có lẽ điều đó cũng nói tới các tai họa thiên nhiên đã được nói trước, chúng sẽ đem lại nhiều thiếu hụt về mặt nông nghiệp.
Tất nhiên, nạn đói phát sinh không những từ thiên nhiên gây ra mà còn từ những chính sách sai trái của nhà cầm quyền. Trong thế kỷ qua, nổ lực của nhà lãnh đạo Liên sô là Joseph Stalin muốn chiếm lấy vùng đất nông nghiệp của người Ukrain đã kết quả khoảng 4 triệu nông dân phải chết mất (The Sunday Times, Nov. 13, 2009). Và theo Kinh thánh, nhiều việc sẽ rơi vào chỗ tồi tệ nhất trong các năm sắp tới.
Nạn đói có mặt giữa vòng những điều xảy ra khủng khiếp trong kỳ tận thế được thể hiện qua bốn người cỡi ngựa trong sách Khải huyền, là điều được mô tả ở Khải huyền 6. Con ngựa thứ ba và người cỡi nó, được mô tả ở các câu 5-6, tiêu biểu cho nạn đói và các tình trạng kinh tế khắc nghiệt: "Khi Chiên Con mở ấn thứ ba, tôi nghe con sanh vật thứ ba nói: Hãy đến! Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa ô. Kẻ ngồi trên ngựa tay cầm cái cân. Tôi lại nghe ở giữa bốn con sanh vật như có tiếng nói rằng: Một đấu lúa mì bán một đơ-ni-ê, ba đấu mạch nha bán một đơ-ni-ê, còn dầu và rượu chớ động đến".
Vào thời điểm mấy câu nầy được viết ra, một đơniê là tiền công trung bình người lao động nhận được cho một ngày làm việc. Quyển The Expositor's Bible Commentary nói như sau về phân đoạn nầy: "Số [tiền] nầy chi ra giá thực phẩm khoảng 12 lần cao hơn bình thường ... và ám chỉ tình trạng lạm phát và tình trạng đói kém ... Một đấu lúa mì sẽ cung ứng thức ăn một ngày cho một người trung bình. Mạch nha do người nghèo sử dụng để trộn với lúa mì". Phần dặn dò chớ đụng đến dầu hay rượu ám chỉ rằng chúng cũng sẽ ở trong tình trạng khan hiếm.
Lời tiên tri nầy nói trước một thời kỳ khi con người chỉ nên nhắm vào điều chi là cần thiết —chỉ để tồn tại mà thôi. Đây sẽ là một thời kỳ đói kém nặng nề không giống như nạn đói nào ở quá khứ và cả toàn cầu trong cái chạm của nó.
Chúng ta đang ở gần với nạn đói trong kỳ tận thế toàn bộ như thế nầy là dường nào. Chúng ta có thể đang chứng kiến những khởi đầu của một cuộc thiếu hụt thực phẩm ngày càng tăng trong lúc bây giờ. Ít nhất là chúng ta đang nhìn thấy những thiếu hụt về thực phẩm đang gia tăng thật gắt gao, y như Chúa Jêsus đã nói trước từ lâu trong lời tiên tri nầy.
Các đe dọa chính cho nguồn cung cấp lương thực thế giới
Không những chúng ta có lời tiên tri trong Kinh thánh nói tới sự thiếu hụt lương thực, mà chúng ta còn nhìn thấy nhiều yếu tố khác nhau đang bày biện ra trong thế giới chung quanh chúng ta, mỗi yếu tố đều chỉ thẳng vào tình trạng khan hiếm lương thực trên toàn cầu. Điều đó chỉ ra rằng một vài yếu tố nầy phát sinh từ các nhà cầm quyền cùng những chính sách đang gây trở ngại với sản phẩm và sự phân phối, làm méo mó thị trường và chối bỏ con người các quyền tự do kinh tế có thể ngăn ngừa hay làm giảm bớt một số nan đề nầy. Với điều đó trong trí, một số lời đe dọa to lớn nhất cho nguồn cung cấp lương thực thế giới là:
Dân số quá tải. Trong mấy năm gần đây, dân số thế giới đã gia tăng gần 1,3%/năm. Đấy là tỉ lệ thấp hơn tính từ cao điểm xảy ra cách đây mấy thập niên (2,1%/năm vào các năm 1965-1970). Tuy nhiên, một khi tỉ lệ tăng trưởng nầy nhắm vào cơ sở dân số đông hơn nhiều, con số tuyệt đối của người mới mỗi năm (90 triệu) đang ở tầm cao của mọi thời đại, theo thống kê của World Bank [Ngân hàng Thế giới]. Đại đa số sự tăng trưởng dân cư trên thế giới — khoảng 90% — đều ở trong các quốc gia đang phát triển.
Theo quyển The Coming Famine, Cribb trưng dẫn nhà khoa họa nông nghiệp Derek Tribe: "Nếu không còn tiếp tục kiểm tra, sự tăng trưởng theo số mũ — dù ở tỉ lệ giảm — sẽ có tai họa cho hành tinh Địa Cầu. Các tài nguyên hạn chế như nước, đất, thực vật, rừng, thú vật, năng lượng và khoáng sản, trên đó toàn thể nhân loại đang nương vào, chắc chắn sẽ bị hủy diệt, sút giảm, tiêu tán hay đã được sử dụng hết" (p. 154).
Nhiều nhà khoa học đang vang tiếng cùng một lời cảnh báo — rằng địa cầu của chúng ta sẽ không thể chịu nổi một dân số con người tăng vô hạn định, đặc biệt chiếu theo thực đơn kiểu Tây phương. Và khi thị trường tự do của nhà nước xen vào sẽ có sự điều tiết thích nghi cho số dân cư lớn lao hơn, đấy không phải là cách thức của thế giới.
Nhu cầu tiêu thụ. Nhu cầu tiêu thụ thịt đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt ở các nền kinh tế đang nổi lên ở Trung hoa, Ấn độ và Brazil. Gustafson lưu ý: "Thu nhập của họ tăng lên, và giờ đây họ có thể sử dụng 'thực đơn Tây phương', nghĩa là ăn nhiều thịt"
Trong 30 năm qua, lượng tiếp thu thịt hàng năm của Trung hoa gấp bốn lần 109 cân cho một người, trong khi lượng tiêu thụ thịt tính theo đầu người của Brazil đã gấp đôi 197 cân/năm lượng tiêu thụ thịt tính theo đầu người cũng gia tăng ở Hoa kỳ, từ 234 cân/năm vào năm 1980 đến 273 cân ngày nay, theo USDA.
Gustafson giải thích: "Sự gia tăng chế độ ăn uống nầy đòi hỏi gạo nhiều chất lượng hơn để nuôi gia súc và gà, sánh với thực đơn truyền thống nhắm vào gạo thì họ ăn nhiều hơn trước đây". Theo một số đánh giá, cần từ 8 đến 10 cân lúa mì để tạo ra một cân thịt bò, và 3 cân bắp để tạo ra một cân thịt gà. Đổi lại, điều nầy đưa ra nhiều mức cung về gạo trên thế giới hơn.
Đánh cạn cá. Thị trường cá của thế giới đang hẹp dần đi, bị tàn phá bởi xí nghiệp hiện đại kỷ thuật đánh bắt cá nhắm mục tiêu và đánh bắt số đông các loài cá. "Mức cầu về cá đã trở nên cao ở một số nơi trên thế giới, cá được đánh bắt từ những đại dương thì nhanh hơn là họ có thể tái sản xuất".
Về mặt toàn cầu, lượng tiêu thụ cá tính theo đầu người đã gia tăng từ 23 đến 36 cân/năm hơn ba thập niên qua, theo báo cáo trích từ cơ quan Millennium Ecosystem Assessment. Đồng thời, thị trường cá đã giảm sút trên các đại dương tới điểm mà họ "đang ở gần hay gắng sức khai thác tối đa của họ" tường trình cho biết như vậy.
Tổ chức FAO phát ra một lời cảnh cáo tương tự vào năm 2008, cho biết rằng "tiềm năng đánh bắt cá tối đa" cho các đại dương trên thế giới cũng y như ao hồ, sông rạch, có lẽ đã đến tận điểm rồi.
Tổ chức bảo tồn đại dương cấp quốc tế là Oceana, cảnh báo rằng đánh bắt cá trên đại dương có thể suy sụp ở thập niên 2040 thích ứng với thị trường đánh cạn cá. Điều nầy sẽ rơi vào thời điểm khi sản phẩm lương thực cần phải tăng gấp đôi. Nếu hàng tỉ người cần tiếp lấy lượng protein cho họ từ các loài cá sẽ không còn được nữa đâu, họ sẽ cần lấy thứ ấy từ đất — đưa ra nhiều mức cầu hơn vào các bầy gia súc và công nghệ về gà nuôi.
Thiếu nước. Ở nhiều khu vực nông nghiệp, nước sử dụng được rất hiếm và sẽ càng hiếm đi trong những năm tháng hầu đến, David Molden nói, ông là tổng giám đốc viện nghiên cứu International Water Management Institute (IWMI). Các khu vực trồng lúa ở miền Bắc Trung Hoa, Ấn độ và lòng chảo Murray-Darling của Úc, cũng như các khu vực nông nghiệp ở miền Tây Hoa kỳ, Mexico và Pakistan, đang đối mặt với các tình huống "thực sự gay go" về nước, ông cảnh báo.
Hiện nay, nhà nông sử dụng khoảng 70% nước sạch của thế giới để trồng cây lương thực. Các vụ mùa đã dẫn thủy nhập điền từ sông ngòi, hồ ao, bễ chứa và các tầng ngậm nước, là điều khởi sự cho sự khô hạn ở một số khu vực.
Đến năm 2030, khi các thành phố mở rộng trong khu vực, dân số mức cầu về nước gia tăng, cơ quan IWMI hình dung các nhà nông sẽ có khoảng phân nửa lượng nước sạch sẵn có để lo cho vụ mùa của họ — thật là nghịch lý vào thời điểm khi mọi nhu cầu về thực phẩm của thế giới sẽ tăng đến gần 50%.
Molden nói: "Nông nghiệp và các phương pháp nước tưới phải thay đổi để thế giới sản xuất ra đủ lương thực". Khoảng 70% nước được nhà nông sử dụng không hề đến với các vụ mùa và bị thất thoát qua các ống dẫn thủy nhập điền bị rò rĩ. Nhiều hệ thống phân phối nước quí giá sẽ làm cho việc tưới tiêu được hiệu quả hơn.
Tất nhiên, thực tế cho thấy chẳng có việc thiếu hụt nước trên địa cầu. Bầu khí quyển và các đại dương thì đầy dẫy với nước. Vấn đề sử dụng lượng nước nầy là vấn đề rất đắt giá. Một thị trường tự do thực sự ở dưới một luật lệ thích ứng sẽ giúp làm cho giá cả giảm xuống, đưa lượng nước đến cho những ai đang có cần. Nhưng đấy chẳng phải là thế giới mà chúng ta đang sinh sống trong đó.
Mất đất trồng trọt. Nhiều quốc gia đang sử dụng đất có ích cho nông nghiệp, làm hạn chế gay gắt sản phẩm lương thực. Tổ chức FAO cảnh báo rằng một phần tư đất nông nghiệp của thế giới bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái nghiêm trọng, lên từ 15% hai thập niên qua.
Tờ The Futurist đăng một bài giải thích tình trạng nghiêm trọng của tình huống: "Sự xói mòn đất hiện đang làm giảm đi tình trạng sản xuất vốn có của khoảng 30% đất nông nghiệp của thế giới. Ở một số quốc gia, tình trạng nầy làm giảm thiểu sự sản xuất lúa gạo bởi phân nửa hay hơn ba thập niên vừa qua”.
"Những trận bão cát lớn cuất phát từ Hạ Sahara Phi châu, miền Bắc Trung hoa, miền tây Mông cổ, và Trung Á nhắc cho chúng ta nhớ rằng việc đất mất đi tầng lớp mặt không những còn tiếp diễn mà còn đang lan rộng nữa. Các sa mạc đang tăng dần ở Trung hoa — kết quả của việc chăn thả quá mức, cày cấy quá mức, và sự phá rừng — đã buộc lìa bỏ từng phần hay hoàn toàn của khoảng 24.000 ngôi làng và đất nông nghiệp ở chung quanh họ" (Lester Brown, "How to Feed 8 Billion People," January-February 2010).
Đồng thời, các thành phố trên thế giới đang vươn dài ra, đang nuốt chửng hết một số đất nông nghiệp tốt nhứt của địa cầu. Trong quyển The Coming Famine Cribb lưu ý: "Cái điều đáng đánh giá, ấy là giữa 20.000 và 40.000 km2 (77-154 dặm vuông) trong quốc gia trồng trọt tốt bị chuyển thành 'rừng bêtông' mỗi năm" (p. 58).
Kết quả là một sự giảm sút số lượng đất đai để trồng cây lương thực. Cribb liệt kê bản nghiên cứu được Rabobank thực hiện, nói rằng "khu vực sản xuất lương thực đã giảm sút từ 0.45 hectare (1,1 mẫu) cho từng người vào thập niên 1960 đến 0,23 hectare (0,6 mẫu) hiện nay và sẽ giữ việc giảm thiểu nữa một khi dân số gia tăng, khoảng 0,18 hectare (0,4 mẫu) vào năm 2050" (p. 48).
Cribb tóm tắt lại khủng hoảng đất nông nghiệp với phần lưu ý đáng kể sau đây: "Các thành phố hiện đại, từng cung cấp nhiều lương thực, đặc biệt trong hình thức trái cây, rau sạch và gà sống — đặc biệt là ở Á châu — đã hoạch định và phát triển theo những phương thức xóa bỏ nông nghiệp từ bên trong chu vi thành thị. Đây là một mảng mù quáng phi thường nơi phần của những nhà phát triển đô thị ngày nay . . . điều nầy chắc sẽ đưa một số thành thị lớn lọt vào bẫy chết chóc trong biến cố sút giảm cung cấp lương thực trầm trọng trong tương lai" (p. 59).
Khủng hoảng về phân bón. Kể từ thập niên năm 1960, các nông trường trên khắp thế giới đã nương vào việc sử dụng phân bón hóa học, mà nhiều nông trường mua chịu để tăng thu nhập gấp ba lần về sản phẩm lương thực trong 50 năm qua. Nhưng giờ đây phân bón rơi vào chỗ cung cấp hạn chế, và giá cả của nó đang leo thang, chạy theo với giá lương thực.
Vấn đề là, sự phát sinh mức cầu về sản phẩm lương thực đã tăng theo giá phân bón khi các quốc gia lo tích trữ nguồn cung cấp cho chính họ. Thêm vào các mối quan tâm, ấy là một trong những yếu tố chính là phân bón, phốtpho, hiện đang khan hiếm. Có người đã tiên đoán trước rằng vào đầu năm 2035, mức cầu dành cho phốt pho sự vượt quá mức cung.
Writes Cribb: "Các vụ mùa lương thực chính của thế giới được đánh giá phải có tới 12 triệu tấn (13.2 triệu tấn ở Mỹ) phốtpho mỗi năm, trong khi chỉ có 4 triệu tấn phốtpho lấy từ đá thiên nhiên hay chất trầm tích. Nền văn minh nổi bật nầy đang nương cậy vào nguồn cung cấp phân bón nhân tạo, và tình trạng bị động ngày càng tăng của chúng ta đối với bất kỳ sự thiếu hụt hay giảm sút ở mức cung ... Khắp thế giới, nông dân ngày nay sử dụng 7 lần phân bón nhiều hơn họ đã sử dụng cách đây một nửa thế kỷ" (pp. 71-73).
Cribb và một số chuyên gia nông nghiệp khác đang lấy làm lo sẽ chẳng có đủ phân bón để bung ra khắp nơi trong tương lai.
Sản xuất khí đốt. Theo sau đà gia tăng vào năm 2005 về giá khí đốt ở Mỹ, gạo được sử dụng càng tăng để sản xuất khí đốt nhiều hơn là lương thực thích ứng với chính sách bừa bãi của nhà nước. Nhiều người, giống như David Pimentel, một nhà khoa học về nông nghiệp với Đại học đường Cornell, rất quan tâm đến việc nhắm vào nhiên liệu theo cách như vậy đang lấy đi đất nông nghiệp hữu ích không còn sản xuất lương thực được nữa ở Hoa kỳ. "Hiến đất cho việc tăng khí đốt làm tăng thêm nan đề suy dinh dưỡng khắp thế giới bằng cách đổi gạo là thứ thực phẩm cần thiết nhất thành khí đốt" ông cảnh báo.
Không những điều nầy đã kết quả trong chỗ thiếu gạo tiêu thụ, mà nó còn gây ra sự tăng giá lương thực nữa. Pimentel nói: "Việc sử dụng bắp thay cho ethanol làm tăng giá thịt bò, gà, trứng, bánh mì, ngũ cốc và sữa ở Mỹ từ 20 đến 30%".
Bất kỳ thực phẩm nào có gạo hay thậm chí xirô bắp là một yếu tố hiện đang tăng giá. Điều nầy bao gồm cả thịt, một khi gạo được sử dụng nuôi bầy gia súc hay gà. Toàn bộ tình huống dường như nhiều quá không nắm bắt hết được — chúng ta cần nhiên liệu cho xe cộ, nhưng chúng ta cũng cần đồ ăn để sống nữa. Tuy nhiên, bao lâu giá dầu mỏ vẫn còn cao, chính sản xuất khí đốt sẽ bị đình chỉ bất kỳ lúc nào, không bao lâu nữa.
Đầu tư thấp vào khoa nông nghiệp. Tỉ lệ tăng trưởng của nghiên cứu nông nghiệp đang giảm nhanh kể từ cuối thập niên 1970. Các nhà cầm quyền quốc gia và khu vực, người hiến dâng và nhà đầu tư, các học viện đại học hết thảy đều cắt giảm ngân sách cho loại nghiên cứu nầy.
Cribb viết: "Các nhà quyền lực về tri thức nông nghiệp — Hoa kỳ, Đức, Pháp, Nhật bản, Canada và Úc — đã từ bỏ khoa nông nghiệp để theo đuổi kỷ thuật khác là El Dorados. Một báo cáo bởi Alex Evans cho Học Viện Hoàng Gia Anh Quốc về các vụ việc quốc tế nói rằng giữa 1980 và 2006 sự cân đối ngân sách viện trợ của thế giới hầu làm tăng sản lượng lương thực giảm từ 17 xuống còn 3%" (p. 104).
Gustafson nói thêm: "Sự tụt hậu giữa nghiên cứu và đà gia tăng sản phẩm nông nghiệp đang tăng từ 35 năm, đây là lý do tại sao trong một số trường hợp chúng ta mới đang khởi sự nhìn thấy bằng chứng của sự suy giảm nầy trong việc chi tiêu của R&D qua sự giảm sút sản phẩm". Điều nầy có ý nói nông dân sẽ chẳng có bao nhiêu kỷ thuật mới để giúp đỡ cho họ giữa lúc bây giờ và năm 2030 — vào thời điểm mà chúng ta thực sự có cần đến nó.
Những thay đổi về khí hậu và khuôn mẫu thời tiết. Thật là quan trọng khi nhớ rằng một số yếu tố mà các nông gia dựa vào để trồng tỉa mùa màng của họ và nuôi bầy gia súc của mình đã vượt quá quyền điều khiển của con người — nghĩa là cấp độ mưa, ánh sáng mặt trời và thời tiết khí hậu. Với những điều đang diễn ra ngày càng tăng, các yếu tố nầy dường như không còn đáng tin cậy nữa. "Mọi khuôn mẫu thời tiết đang thay đổi, và dường trở thành khắc nghiệt không thể tin được", Gustafson lưu ý.
Tường trình năm vừa qua, hơi nóng và hạn hán nổ ra, thường dẫn tới dễ cháy, đã hoành hành các khu vực nông nghiệp khắp cả Hoa kỳ, Nga sô, Ukraine, Kazakhstan, Ấn độ và Brazil, gây tàn hại cho các vụ mùa. Mưa lớn, gió mùa hay bão tố đã gây lụt lội vùng đất nông nghiệp ở Pakistan, Trung hoa, Niger, Vương quốc Anh, châu Âu và phần nhiều nơi trên đất Mỹ vào mùa hè qua, cụ thể tẩy sạch các cánh đồng hoặc gây ra thất thu các vụ mùa. Các quốc gia khác đã mất hết mùa màng vì lạnh giá, thời tiết lạnh lẽo thật bất hợp lý, mưa đá và gió xoáy.
Hạ Sahara Phi Châu, khu vực nghèo nhất của thế giới và là nơi nương dựa vào nông nghiệp để tồn tại, là khu vực của thế giới bị đe dọa nhiều nhất do các thay đổi khuôn mẫu thời tiết, theo tổ chức FAO. Khoảng 95% đất nông nghiệp của khu vực được mưa thấm tưới, đã trở thành khô hạn, đây là một nan đề nổi bật cho nhiều thập niên.
Các chứng bịnh nổi cộm trong nông nghiệp. Với du lịch và giao thông quốc tế ngày càng tăng, những thay đổi trong các hệ thống nông nghiệp và khuôn mẫu thời tiết, và việc dọn sạch các khu rừng chưa có ai chạm đến trước đây, nhiều vật gây hại và bịnh tật nông nghiệp đã nổi lên trong các thập niên gần đây. Bảng danh sách bao gồm bịnh bò điên, bịnh lở mồm long móng, ngày càng tăng, sốt heo châu Phi, bịnh cúm gà, bịnh Newcastle, và sốt Rift Valley — hết thảy các chứng bịnh nầy đã trút cơn giận xuống bầy gia súc và các nhà chăn nuôi, gây ra thiệt hại to lớn trong sản xuất.
Các chứng bịnh của mùa màng càng tăng thêm, thì có sự quan tâm càng lớn ngay bây giờ là chứng UG99, một loại nấm gây suy nhược tấn công lúa mì và các loại ngũ cốc khác, thủ tiêu từ 90 đến 100% mùa màng nào bị nhiễm. UG99 tạo ra những mụn mủ màu đỏ trên thân lúa mì, nó có thể bung ra và lan rộng vô số theo chiều gió.
Tờ Southeast Farm Press ghi lại: "Chứng UG99 bị nhiễm lần đầu tiên ở Uganda vào năm 1999 — vì vậy cái tên — nằm ở vùng Đông Phi. Kể từ đó, chứng bịnh nầy lan rộng sang các quốc gia châu Phi khác và mới đây đã được tìm thấy ở Iraq, Iran và Afghanistan ... Nhà nghiên cứu bệnh thực vật học là ở Virginia Tech là Erik Stromberg lưu ý việc nhiễm UG99 vào Hoa kỳ là một vấn nạn chớ không phải chỉ là “nếu” không đâu. Stromberg nói: 'Với mọi nhân lực trong quân đội, chúng ta có thể khoanh tròn vùng Trung đông, việc nầy đã là khó rồi, nếu không phải là bất khả thi khi muốn ngăn ngừa mầm mống chứng bịnh không nhắm vào nước Mỹ' " (Roy Roberson, "UG99 a Future Threat to U.S. Wheat Growers," July 7, 2010).
Nghiên cứu đánh giá rằng 85% lúa mì của thế giới với sự đa dạng của chúng rất dễ nhiễm đối với chứng bịnh nầy. Chưa có một phương chữa chạy nào được biết đến.
Các nguyên nhân về mặt thuộc linh. Những gì nằm ở đàng sau cuộc khủng hoảng lương thực hiện có ngày hôm nay của chúng ta tự nhiên là thuộc về mặt thuộc linh. Nhân loại trong vai trò một tổng thể đã chối bỏ Đức Chúa Trời, và Ngài không chúc phước cho các quốc gia với những điều kiện cần thiết để có những mùa gặt bội thu và bầy gia súc lành mạnh.
Điều nầy chẳng có gì mới mẻ cả. Cách đây hàng ngàn năm, khi Đức Chúa Trời đem dân Israel ra khỏi Aicập, Môise đã nói cho dân sự biết rằng nếu họ tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời, họ sẽ được phước với "mưa thuận mùa" và những cánh đồng nông nghiệp thật trù phú. Tuy nhiên, nếu họ nổi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời, mùa màng của họ sẽ mất ráo và các bịnh dịch sẽ hành hại bầy gia súc của họ (Lêvi ký 26:14-22; Phục truyền luật lệ ký 28:18).
Đức Chúa Trời cũng cảnh cáo rằng, vì cớ sự bất tuân: "Các ngươi gieo mạ luống công, quân thù nghịch sẽ ăn hết" và Ngài còn cảnh cáo thêm Ngài sẽ "dẫn sự đói kém đến" (Lêvi ký 26:16, 26).
Khi phần đạo đức, giá trị và sinh hoạt của xã hội giảm sút ở cuối kỷ nguyên nầy, thiếu hụt lương thực — thích ứng với thời tiết xấu, tai họa trong thiên nhiên, bịnh tật trong nông nghiệp, v.v… — một lần nữa là công cụ mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để lôi kéo sự chú ý của con người.
Một thế giới dư dật hầu đến!
Thế giới đang đối mặt với những rào chắn liên quan tới lương thực rất rộng lớn. Cribb tóm tắt phần thách thức như sau: Việc xuất khẩu lương thực khắp thế giới cần phải tăng gấp đôi trong 40 năm tới, với việc không sử dụng đủ nước, đất đai, năng lượng và phân bón, và với sự thiếu thốn kỷ thuật mới cần phải có.
Trong 20 năm tới đây, các chuyên gia dự tính một sự phát triển 33% dân số trên khắp thế giới. Cribb cảnh cáo: "Kết hợp với phần tiêu thụ thịt ngày càng tăng khi giai cấp trung lưu trên toàn cầu tăng nhiều lên, [điều nầy] có nghĩa là sản phẩm lương thực phải tăng trưởng ít nhất 50% trong cùng một thời kỳ". Nói cách khác, dân số thế giới và người tiêu thụ đòi hỏi một sự gia tăng khoảng 2%/năm. Tuy nhiên, thực phẩm phân phối ra chỉ tăng khoảng 1%/năm.
Một số nghiên cứu nông nghiệp giờ đây đang được thực hiện, nhưng "chưa đủ", Gustafson nói.Những nhà nghiên cứu mùa màng đang tạo ra nhiều giống lúa mì mới với hy vọng tìm được giống nào miễn nhiễm nấm UG99. Các nhà khoa học về gia súc đang làm việc theo các phương thức tạo ra thịt để người ta ăn ít đi. Những nhà nghiên cứu đang ra sức phát triển khí đốt sử dụng ít bắp đi. Các kỷ sư về di truyền đang nổ lực phát triển các loại giống mới kháng bịnh và kháng hạn. (Tất nhiên, cho dù họ có thành công, vẫn còn có việc lớn phải lo về sự đối kháng với các thứ giống được thay đổi nhiều trên thế giới).
Các nhà khoa học có thể có khả năng thực hiện một số cải thiện về lương thực cho nguồn cung cấp trên toàn cầu trước khi chúng ta nhìn thấy sự ứng nghiệm của Khải huyền 6. Mặc dù vậy, khoa học không hoàn toàn giải cứu chúng ta. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cung cấp giải pháp thật cho cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói. Và Ngài sẽ.
Một ngày nào đó trong tương lai, Đức Chúa Jêsus Christ sẽ tái lâm để thiết dựng chính quyền nhơn từ của Đức Chúa Trời ở trên đất. Đây sẽ là một sứ mệnh giải cứu để cứu vớt nhân loại ra khỏi chính nó (Mathiơ 24:21-22). Đấng Christ sẽ trị vì trong 1.000 năm với các thánh đồ đã được biến đổi bởi Thánh Linh Ngài, họ sẽ dạy cho nhân loại biết về đường lối sống của Đức Chúa Trời (Khải huyền 20:4-6). Điều nầy bao gồm các nguyên tắc của sự tự do thật — kể cả tự do về kinh tế.
Các nước sẽ được phước với thời tiết tốt, mùa màng dư dật và đồng lúa phì nhiêu. Amốt 9:13 cho chúng ta biết: "Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, kẻ cày sẽ theo kịp kẻ gặt, kẻ đạp nho theo kịp kẻ gieo giống. Các núi sẽ nhỏ rượu ngọt ra và mọi đồi sẽ tan chảy'" Ngay cả sa mạc cũng sẽ trổ hoa và nở ra như bông hường (Êsai 35:1-2, 6-7). Đây sẽ là một kỷ nguyên bình an, thịnh vượng và dư dật. Đói kém sẽ là một việc của quá khứ.
Chắc chắn các tin tức liên quan tới nông nghiệp ngày nay không phải là vui vẻ đâu và có thể gây ra nhiều sợ hãi rúng động. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải sợ thiếu hụt lương thực hay bất kỳ nan đề trầm trọng nào khác mà thế giới nầy đang đối diện. Đức Chúa Trời đang nắm lấy quyền tể trị. Ngài ý thức rõ mọi nan đề trên địa cầu và sẽ can thiệp khi đến lúc thuận tiện.
Chúng ta luôn luôn cần phải ghi nhớ điều đó. Một thế giới mới đang tới đến, trong đó Đức Chúa Trời sẽ đổi rủa sả thành phước hạnh. Đúng là một thời kỳ tuyệt vời mà ai nấy đều có quyền trông mong!



Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Khải huyền 2:8-11: "Khi Cuộc Sống Đi Tới Chỗ Tồi Tệ"


Khi Cuộc Sống Đi Tới Chỗ Tồi Tệ
Khải huyền 2:8-11
Sự việc xảy ra khi tôi đang viết mấy lời nầy từ phòng khách sạn của tôi ở tại Seoul, Nam Hàn. Trong mấy ngày nữa, chúng tôi sẽ bay sang Dalian, Trung hoa, ở đó chúng tôi sẽ gặp gỡ với các sinh viên Cơ đốc đến từ mấy trường đại học địa phương. Hết thảy chúng ta đều biết rằng cuộc sống trong vai trò một Cơ đốc nhân là không dễ dàng tại Trung hoa. Nếu bạn làm chứng cho đức tin của bạn, bạn đang chuốc lấy sự phiền nhiễu và có khi cả sự bắt bớ triệt để nữa. Tôi có nhận một tin nhắn cách đây mấy ngày mô tả mọi điều sinh viên nói tới khi chúng tôi gặp nhau. Đây là những gì sinh viên đã viết:
Chúng tôi thường đối diện với các tình huống trong cuộc sống chống chọi với đức tin của chúng tôi nơi Chúa, thí dụ:
· Khi các thành viên trong gia đình hay bản thân chúng tôi đối diện với sự bất công
· Khi chúng tôi gặp các nan đề về y tế
· Khi các thành viên chưa tin Chúa của chúng tôi qua đời đột ngột
· Khi chúng tôi gặp các Cơ đốc nhân chúng tôi quen biết và những người kính mến Chúa gặp những việc tồi tệ trong đời sống của họ hay các thành viên trong gia đình họ.
Khi chúng ta gặp gỡ các tình huống như thế trong cuộc sống, chúng ta thường hay lấy làm lạ: “Có thực sự Chúa yêu thương chúng ta không?” Đâu là thái độ của Chúa đối với các tình huống nầy? Và Ngài cảm nhận ra sao về những tình huống đó?
Rồi khi chúng ta đến tham quan những viện mồ côi hay bịnh viện dành cho thiếu nhi khuyết tật, chúng ta nhìn thấy nhiều thảm họa của cuộc đời, nhưng các trẻ em thiếu khả năng về lý trí hay tình cảm vì đầu óc của chúng không phát triển được. Trong nhưng trường hợp như vậy, chúng ta lấy làm lạ: “Tại sao lại có những việc như thế nầy chứ?” Chúa nhìn xem các hoàn cảnh nầy như thế nào? Chúng ta đối diện với và phản ứng ra sao trước loại tình huống ấy?
Khi tôi suy gẫm mọi điều các sinh viên đại học đó viết, cái điều gây ấn tượng cho tôi, ấy là mọi nan đề của cuộc sống đều như nhau ở khắp mọi nơi. Bất chấp những dị biệt rất lớn về văn hóa giữa Đông và Tây và giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu, các nhu cần của tấm lòng con người là như nhau cho dù là ở đâu.
Có nhiều lúc khi cuộc sống đi tới chỗ tồi tệ cho hết thảy chúng ta. Thư tín từ Chúa Jêsus gửi cho Hội thánh tại Simiệcnơ (Khải huyền 2:8-11) hiến cho chúng ta một khuôn khổ thích đáng để suy gẫm theo Kinh thánh về những vật vã trong cuộc sống, đặc biệt những vật vã ấy xảy đến là vì cớ đức tin Cơ đốc của chúng ta.
Hòn ngọc của Á châu
Nếu bạn đi khoảng 40 dặm Bắc Êphêsô, bạn sẽ đến một hải cảng tự nhiên trong thế kỷ đầu tiên là quê hương của thành phố Simiệcnơ. Ngày nay Simiệcnơ được gọi là Izmir, một thành phố hàng đầu nằm trong xứ Thỗ nhĩ Kỳ hiện đại. Vì cớ địa thế và sự xinh đẹp của nó, ai cũng biết Simiệcnơ là “hòn ngọc của Á châu”. Vào năm 26SC, một cuộc thi đấu được tổ chức để quyết định thành phố nào sẽ được quyền xây dựng đền thờ cho sự thờ lạy Caesar. Simiệcnơ đã thắng cuộc thi ấy và đã thực hiện lòng tự hào rất lớn với thái độ trung thành với Rome. Từ bối cảnh vây quanh ngọn núi, một người có thể tìm thấy các đền thờ dành cho những thần dị giáo khác nhau. Trải qua thời gian, một số người Do thái đến định cư tại Simiệcnơ và đã trở thành một phần quan trọng cho bối cảnh thương mại. Họ đã mua và bán các thứ hàng hóa trao đổi ở Rome về phía Tây và Ba tư về phía Đông.
Vì cớ hình thái thờ lạy hình tượng thịnh hành và vì cớ sự thờ lạy hoàng đế trong một thành phố lớn, các Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ tự thấy mình đang chịu áp lực không ngừng nghỉ. Mỗi năm một lần các công dân trung thành của Simiệcnơ, họ công khai tuyên bố: “Caesar là Chúa”. Không một Cơ đốc nhân trung tín nào có thể làm được điều nầy. Vì thế các tín đồ theo Chúa Jêsus tự thấy mình không được lòng người ta và luôn bị chỉ trích phê phán. Sống ở Simiệcnơ có nghĩa là bạn đã sống trong cái lò lửa thờ lạy Caesar và dâng của lễ cho hình tượng. Như chúng ta sẽ thấy, điều đó đã đặt Cơ đốc nhân vào một vị thế bất lợi hiển nhiên.
Chúng ta sẽ thấy rằng Simiệcnơ là một trong hai hội thánh duy nhứt trong Khải huyền 2-3 mà Chúa chúng ta chẳng có một lời quở trách nào trong đó (hội thánh kia là hội thánh Philađenphia). Sự im lặng của Chúa chúng ta rất gây ấn tượng khi bạn xem xét lời lẽ gay gắt nầy dành cho các hội thánh khác gần đó. Ấy chẳng phải vì cớ bất kỳ một sự cảm thông giả dối nào khiến cho Chúa chúng ta không quở trách họ.
Nổi khổ của họ đã khiến cho họ ra mạnh mẽ.
Nổi khổ ấy đã tước đi khỏi họ mọi sự trừ ra chính mình Chúa Jêsus. Đây là một hội thánh rõ ràng đang lâm vào rối rắm. Những kẻ thù của họ hiển nhiên đã chiếm ưu thế hơn. Khi nhìn vào các tín đồ đã bị bao vây ở Simiệcnơ, Đấng Christ chẳng có một điều tiêu cực nào để phán.
Bức thư ngắn ngủi nầy cho chúng ta biết đôi điều về hội thánh nầy và nhiều điều về chính mình Chúa. Trong giây lát, chúng ta hãy đọc qua phần mô tả của Ngài ở câu 8 rồi xem xét những gì chúng ta biết về Chúa Jêsus từ sứ điệp của Ngài trước các thánh đồ chịu khổ ở thành phố Simiệcnơ. Qua những lời lẽ ngắn ngủi nầy, chúng ta sẽ thấy có nhiều điều khích lệ chúng ta trong chính những lần vật vã của chúng ta.
I. Chúa Jêsus biết rõ rối rắm của bạn.
“Ta biết sự khốn khó của ngươi” (câu 9).
Cụm từ “khốn khó” không mô tả các rối rắm bình thường của cuộc sống đâu. Thay vì thế, nó đề cập tới những gì chúng ta gọi là áp lực thê thảm.Trong phần văn mạch khác, cụm từ nầy được sử dụng nói tới một người đang bị đè nặng bởi một tảng đá cực kỳ lớn. Khi bầu trời sụp xuống quanh chúng ta, khi mọi kỳ vọng không còn nữa, khi bóng tối tăm vây quanh chúng ta và kẻ thù đang áp sát một bên, Chúa Jêsus phán: “Ta biết sự khốn khó”. Khi tôi đọc câu nói đó, tôi nghĩ tới nổi đau khổ của các tín đồ ngày nay đang sống trong các vùng đất Hồi giáo hoặc các Cơ đốc nhân can trường ấy đang đối diện với những cuộc công kích từ những đám đông Ấn giáo đầy giận dữ ở Ấn độ hay các thánh đồ ở Nigeria họ bị chém cho tới chết bởi những người theo đạo Hồi cuồng tín.
Những việc nầy đang xảy ra từng ngày trên khắp thế giới. Sự việc ấy đã xảy có kể từ lúc bắt đầu của thời gian và nó thực sự vẫn còn cho tới ngày hôm nay.
II. Chúa Jêsus biết rõ tình trạng nghèo khó của bạn.
“Ta biết sự … nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng)” (câu 9)
Lời lẽ nầy rất cụ thể, chớ chẳng có gì là hình bóng hết. Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ rõ ràng xuất thân từ những thanh ngang thấp hơn trên chiếc thang kinh tế. Nếu họ từng sống giàu có trong các thứ thuộc đời nầy, những ngày ấy đã qua lâu rồi. Chắc chắn là nhiều người đã mất công ăn việc làm trong phường buôn bán vì họ không thốt ra câu: “Caesar là Chúa".
Đối với những Cơ đốc nhân đang bị nghèo khổ ụp đến như thế nầy, Đấng Christ phán: “dầu ngươi giàu có mặc lòng!”
Có phải Ngài đang chế giễu họ không?
Hết thảy đều nương vào chỗ chúng ta đánh giá như thế nào về thời gian so với cõi đời đời. Nếu mọi sự trong đời nầy là vấn đề, thế thì lời lẽ của Chúa Jêsus chẳng khác gì hơn là vô lý. Khi nói “ngươi giàu có mặc lòng” một khi họ đang đói khổ thì có ý tốt gì?
Ở chỗ “nương vào”.
Không một người nào nhận biết Chúa Jêsus thực sự từng nghèo khổ.
Không một người nào không có Chúa Jêsus thực sự từng giàu có.
Vậy, chúng ta sẽ nói sao về Steve Jobs, nhân vật sáng chế lẫy lừng của Apple, là nhân vật mà các phát minh của ông đã làm thay đổi thế giới? Trong túi của tôi khi tôi đánh máy hàng chữ nầy, tôi có một cái iPhone 4. Cách mấy bước thôi, tôi có một cái Apple iPad. Không tới hai bước chân (tôi đang viết bài nầy trên một máy bay đang bay từ Dallas đến Seoul, Nam Hàn) con trai tôi có MacBook Pro. Hàng triệu người đang tải hàng triệu bài hát xuống từ iTunes. Chúng ta chứa dữ liệu trên iCloud. Chúng ta lên update Facebook và Twitter sử dụng kỷ thuật của Apple. Mọi sự của hảng nầy đều rút tỉa từ thiên tài sáng tạo Steve Jobs, cái chết mới đây của ông để lại sau lưng nhiều tỉ đôla.
Cho dù tôi xưng nhận mình mắc nợ đối với Steve Jobs, cho phép tôi chỉ ra cụm từ “để lại sau lưng”.
Ông đã để mọi sự lại ở sau lưng.
Mọi thứ mà máy tính Mac chẳng ăn nhằm gì nữa lúc bây giờ.
Mọi thứ mà iPhones chẳng làm được điều gì tốt lành cho ông.
Mọi thứ cho thấy tiền bạc không còn thuộc về ông nữa.
Steve Jobs đã qua khỏi cuộc sống nầy là nơi mà ông được tôn trọng để bước vào lãnh vực khác, ở đó ông phải trả lời với Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên ông.
Tôi chẳng đưa ra một lời tuyên bố nào về số phận đời đời của ông ta, trừ phi lưu ý rằng trong mọi lời khen ngợi dành cho các thành tựu xuất sắc của ông, chẳng có ai đưa ra lý do nhẹ nhàng nhất để suy nghĩ ông là một Cơ đốc nhân.
Bất cứ điều chi xảy ra cho ông ta và cho dù ông ta đang ở đâu, thì sự giàu có đồ sộ của ông ta chẳng có việc gì phải làm đang khi ông ta còn sống ở trên đất.
Nếu ông ta nghĩ ông ta sẽ biến mất vào trong chỗ hư không, ông ta đã sai lầm rồi.
Nếu ông ta nghĩ ông ta có thể đến được Niết bàn, ông ta đã sai lầm rồi.
Nếu ông ta tưởng cuộc sống của ông ta trên đất là sự sống duy nhứt có ở đó, ông ta đã sai lầm rồi.
Sự giàu có đời nầy của ông ta chẳng còn có thể bảo hộ cho ông ta nữa rồi.
Cũng một thể ấy đối với tất cả người giàu có của trần gian nầy. Thật là dại dột làm sao khi chúng ta nghĩ rằng từng chút một chúng ta tích lũy trong đời nầy lại là vấn đề trong cõi đời đời. Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên các ngôi sao chắc là bị ấn tượng với chiếc du thuyền kia chăng? Chắc Ngài sẽ bị choáng mạnh bởi một, hai hay ba tòa lâu đài? Liệu Ngài có thấy ấn tượng lắm với một chiếc BMW xịn không?
Ngài đã bật cười với mọi kỳ vọng về sự cao thấp chăng!?!
Chúa Jêsus biết tình trạng nghèo khó của bạn - và Ngài cũng biết mọi sự giàu có của bạn nữa đấy. Ngài nhìn thấy đức tin của bạn thể hiện ra trong những lúc gay go. Ngài chú ý đến những lời cầu nguyện mà bạn dâng lên qua hai hàng nước mắt. Ngài lắng nghe những tiếng kêu cầu xin trợ giúp trong tuyệt vọng của bạn.
Thiệt là kỳ cục, những kẻ ghét bỏ Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ lại là hạng người giàu có nhất trong thành phố. Cách đây nhiều năm tôi có nghe người ta nói tới việc ấy theo cách nầy:
Bạn sẽ không bao giờ biết được nếu Chúa Jêsus là mọi sự bạn cần cho tới khi Chúa Jêsus là mọi sự mà bạn đang có.
Khi Chúa Jêsus là mọi sự bạn có, khi ấy bạn khám phá ra Chúa Jêsus là mọi sự bạn cần.
Hầu hết chúng ta đều có một thời gian khó nhọc để hình dung ra sự ấy. Vì Cơ đốc nhân tại thành phố Simiệcnơ đều nghèo khó, họ đã sớm học biết rằng Chúa Jêsus thực sự là mọi sự bạn cần. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus phán: “dầu ngươi giàu có mặc lòng!” Không một người nào là nghèo khó một khi họ đã học biết nương cậy vào một mình Đấng Christ.
Trong bài giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy, Ray Stedman trưng dẫn một bài thơ áp dụng lẽ thật nầy cho hết thảy chúng ta:
Tôi đếm những đồng đôla
trong khi Đức Chúa Trời đếm những cây thập tự.
Tôi đếm thứ kiếm được
trong khi Ngài đếm cái bị mất.
Tôi lượng giá trị của mình
bằng các thứ kiếm được chứa trong kho,
Nhưng Ngài đo tôi bằng mấy cái thẹo trên người tôi.
Tôi thèm muốn vinh quang, và tìm kiếm nhiều học vị.
Ngài bật khóc
khi Ngài tính giờ giấc trên hai đầu gối của tôi.
Tôi không bao giờ biết
cho tới một ngày kia bên ngôi mộ địa,
Nhưng thứ tôi dành cả đời để tiết kiệm
hư không dường bao.
Thế mà tôi chẳng biết:
cho tới chừng Thiết Hữu đến từ trên cao,
phán: người giàu có nhất
là người giàu có trong tình yêu của Đức Chúa Trời!
III. Chúa Jêsus biết rõ những kẻ thù của bạn.
“Ta biết … những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỉ Sa-tan” (câu 9).
Hạng người nầy là ai mà được gọi là “hội quỉ Satan?” Phần mô tả đáng sợ nầy áp dụng cho những người Do thái kia ở Simiệcnơ, là những người hiệp lực với những kẻ theo tà giáo tố cáo Cơ đốc nhân phản bội chống lại Rome. Khi chọn đứng về phía chống nghịch Hội thánh của Chúa Jêsus, họ tỏ ra hiệu quả trong việc đứng về phía chống nghịch với chính mình Chúa.
Đức Chúa Trời không xem nhẹ những người nào tấn công con cái của Ngài.
Vì Cơ đốc nhân không thờ lạy hình tượng, thay vì thế họ thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng không thấy được bằng mắt thường, có khi họ bị xem là hạng người vô thần. Đối thủ của họ đã nghe tiếng đồn về việc ăn và uống thân thể và huyết của Chúa trong Tiệc Thánh của Chúa và đã gọi họ là thứ ăn thịt người. Vì Cơ đốc nhân bị xem khinh và bị xem là hàng thứ yếu, dường như họ giống như con virus trong bộ phận chính trị, một loại bịnh tật cần phải bị dời ra khỏi Simiệcnơ. Những người Do thái nầy đã tấn công họ thực sự chẳng phải là người Do thái chi cả. Họ là người Do thái chỉ trên danh nghĩa. Toàn bộ sự việc nhắc đến một phần mô tả của Phaolô ở Rôma 2:28-29 rằng: “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; nhưng bề trong là người Giu-đa mới là người Giu-đa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giu-đa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời”.
Lời lẽ nầy đã gây sốc cho người Do thái tại thành Rome. Chúng cũng gây sốc cho chúng ta nữa. Phaolô không phải là một người bài Do thái một khi bản thân ông là người Do thái. Tuy nhiên, vấn đề chủng tộc hay lai lịch sắc tộc chẳng phải là vấn đề chi hết khi đến với sự cứu rỗi.
Chúng ta nên để ý trong việc làm chứng, bản thân tôn giáo vẫn là trở ngại lớn lao nhất cho việc rao giảng Tin Lành. Tôn giáo làm mù mắt một người trước nhu cần đến Đức Chúa Trời vì nó dẫn người ấy vào việc suy nghĩ mình có thể góp phần gì đó vào chính sự cứu rỗi của mình. Hàng triệu người có một tôn giáo dựa theo sự mê tín. Họ đặt sự tin cậy vào yếu tố bên ngoài nào đó làm nguồn hy vọng của họ về thiên đàng. Hạng người thể ấy một ngày kia sẽ thất vọng đau đớn lắm. Nhiều người khác tin cậy vào tôn giáo kế thừa: “Bố là chấp sự. Mẹ là giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật”. Họ hành động giống như thể sự cứu rỗi được thừa kế giống như bạn thừa hưởng màu mắt của mình vậy. Sự việc chẳng tác động theo cách ấy đâu. Không một ai khác có thể tin thay cho bạn được. Bạn phải tin cho chính mình nếu bạn muốn lên thiên đàng.
Đừng bao giờ ngạc nhiên khi hạng người tôn giáo thù ghét bạn.
Họ cũng thù ghét Chúa Jêsus nữa đấy.
Khi ấy họ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
IV. Chúa Jêsus phán: “Đừng sợ”.
“Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày” (câu 10).
Chúng ta thấy được nhiều điều dạy dỗ chúng ta trong câu nầy. Trước tiên, Chúa chúng ta có tri thức trọn vẹn về mọi sự sắp sửa xảy đến cho chúng ta. Cái điều làm cho chúng ta ngạc nhiên không làm cho Ngài phải kinh ngạc. Thứ hai, có khi Chúa để cho ma quỉ tấn công chúng ta cách nghiệt ngã. Ma quỉ bỏ tù một số Cơ đốc nhân chính xác như thế nào? Chắc chắn hắn đã tác động người Do thái cộng tác với những kẻ tà giáo khuấy đảo sự thù hận để rồi Cơ đốc nhân phải bị bỏ tù, chẳng có cách gì để bài bác những lời vu cáo.
Thứ ba, những sự chịu khổ của chúng ta đã được Chúa hạn chế. Ở đây Kinh thánh cho chúng ta biết về sự bắt bớ nghiệt ngã sẽ kết thúc trong “mười ngày”. Có người trong chúng ta sẽ nghĩ: “thời gian ấy không đến nỗi đâu”. Chúng ta hãy xét xem bạn cảm thấy thế nào sau khi bạn bị trục xuất ra khỏi công ăn việc làm, bị đánh đập vô lý, nhà cửa bạn bị cướp bóc, vợ của bạn bị lăng nhục, và con cái bạn bị tấn công về mặt thuộc thể. Liệu việc ấy có nhỏ nhen với bạn không?
Có người trong các bạn đang đọc lời lẽ của tôi đã sống trong cái lò khốn khó còn lâu hơn mười ngày nữa. Đối với họ, thời gian nầy giống như mười năm vậy. Đối với nhiều người khác, dường như là cả cuộc đời.
Tôi dám xưng nhận rằng tôi không thể giải thích lý do tại sao có người dường như chịu khổ nhiều hơn mọi người khác. Trong khi sự thực cho thấy rằng “bước vào từng đời sống thì mưa rào sẽ rơi xuống”, có người dường như có cả mùa mưa đổ xuống ở trên họ. Sau khi suy nghĩ về điều nầy trong nhiều năm trời, tôi đã kết luận rằng mọi suy tưởng của chúng ta là chỉ chừng ấy thôi — những suy tưởng biếng nhác chẳng giúp gì được nhiều cho chúng ta cả thảy.
Nhưng chúng ta hãy để cho linh hồn chúng ta yên nghỉ tại chỗ nầy. Chúng ta không thể bị cám dỗ quá sức chúng ta chịu đựng (I Côrinhtô 10:13). Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên chúng ta, Ngài biết rõ mọi hạn định của chúng ta, và mặc dù chúng ta bị thử thách, Ngài biết những điều chúng ta có thể chịu được và sẽ không ban cho chúng ta quá sức chúng ta chịu đựng.
Hãy suy nghĩ việc ấy theo chiều hướng nầy. Nếu Chúa Jêsus phán bạn sẽ chịu khổ trong mười ngày, không một sức mạnh nào trên đất có thể khiến cho sự thử thách ấy kéo dài đến mười một ngày! Nó không kết thúc sớm, mà nó cũng không kéo dài thêm. Thời gian hạn định cho thử thách của chúng ta đã được Chúa quyết định.
Đấy là lý do tại sao Ngài phán: “Đừng sợ”. Chúa biết những gì Ngài sẽ làm, và Ngài đang làm việc ấy. Ngài sẽ làm thành ý định của Ngài về chúng ta.
V. Chúa Jêsus phán: “Khá giữ trung tín”.
“Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai” (các câu 10-11).
Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta không nên bỏ sót. Chúa Jêsus không hề hứa dời đi các thử thách trong cuộc sống. Ngài không hề phán với Hội thánh tại thành Simiệcnơ: “Chỉ tin nơi Ta thì mọi sự sẽ khá hơn” đâu.
Chúa Jêsus không phải là một nhà Truyền Đạo Tin Lành Thịnh Vượng. Sự tà giáo ấy đã tiêm nhiễm vào trong hội thánh trên khắp thế giới và đã tạo ra một thế hệ Cơ đốc nhân thiên về với vật chất, với đời nầy, và xanh xao về mặt thuộc linh. Vì họ không có thần học về sự chịu khổ, họ chưa sẵn sàng khi đau khổ xảy đến.
Vì họ tin theo “sự sống tốt đẹp nhất trong lúc bây giờ”, họ chẳng có sức lực để đối diện với những vật vã kinh khiếp của cuộc sống.
Chúa Jêsus không hề phán: “Hãy tin nơi Ta và Ta sẽ ban cho các ngươi một cuộc sống dễ dàng".
Ngài phán: “Khá giữ trung tín cho đến chết, và ta sẽ ban các ngươi mão triều thiên của sự sống”.
Chắc chắn có nhiều tín đồ tại thành Simiệcnơ đã trả giá đầy đủ cho đức tin của họ. Sau khi theo Chúa Jêsus trong cuộc sống, giờ đây họ bước theo Ngài trong sự chết.
Chúng ta nhìn thấy tầm quan trọng của tước hiệu mà Đấng Christ gán cho chính mình Ngài ở câu 8.
“Nầy là lời phán của Đấng trước hết và Đấng sau cùng, Đấng chết rồi mà đã sống lại”.
Đây là hai thái cực.
Trước hết và Sau cùng.
Chết và Sống.
Chúa Jêsus là Chúa của hai thái cực. Ngài có mặt ở đó lúc ban đầu, và Ngài hiện diện ở đó lúc sau cùng. Vì Ngài đã thắng hơn sự chết, bản thân sự chết không thể thắng hơn chúng ta. Sử dụng cụm từ của John Stott, sự chết đã trở thành một “tình tiết bình thường” cho dân sự của Đức Chúa Trời. Tôi đã xem qua trưng dẫn nầy từ Max Lucado về cái chết có ý nghĩa như thế nào đối với Cơ đốc nhân:
Trên thiên đàng, chúng ta sẽ nhớ lại cái ngày mà chúng ta chịu chết với cùng sự vui vẻ khi chúng ta nhớ lại ngày tốt nghiệp.
Nhiều Cơ đốc nhân đương thời chưa hề học hỏi về một người có tên là Polycarp. Những tín hữu đầu tiên đều biết rõ về ông vì ông là một trong những người tuận đạo sáng giá đầu tiên của đức tin Cơ đốc. Thời tuổi trẻ, ông là môn đồ của Sứ đồ Giăng. Trong nhiêu năm trời, ông đã phục vụ trong vai trò một Giám mục của Hội thánh Simiệcnơ. Trong một làn sóng bắt bớ vào năm 155SC, khi một đám đông đòi hỏi cái chết của ông, các quan chức Lamã đã tìm cách cứu mạng ông bằng cách hiến cho ông nhiều cơ hội, chúng được lặp đi lặp lại là ông phải chối bỏ đức tin của mình nơi Đấng Christ. Ông đã từ chối cứ mỗi lần như vậy. Khi được trao cho cơ hội cuối cùng để cứu mạng ông, ông đã bác bỏ trong lời lẽ vang dội trải qua nhiều thế kỷ:
“Trong 86 năm tôi hầu việc Ngài, và Ngài chẳng làm một điều chi sai lầm với tôi. Làm sao tôi có thể xúc phạm Vua của tôi là Đấng đã cứu tôi chứ?”
Ông bị kết án tử hình chiếu theo sự bài bác của ông. Khi mấy tên lính sửa soạn đóng đinh ông trên giàn giáo, ông đã từ chối, ông nói: “Cứ để ta y nguyên như thế. Vì Ngài là Đấng ưng ban cho ta phải gánh chịu ngọn lửa cũng là Đấng ở trong ngọn lửa không rời đi, không cần phải đóng đinh”. Ngọn lửa được thắp lên và Polycarp bị thiêu đốt cho tới chết. Khi những ngọn lửa thiêu đốt ông, người ta đã nghe ông cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì Ngài thấy con xứng đáng với ngày và giờ nầy một khi vác lấy thập tự giá của Đấng Christ với nhiều chứng nhân”.
Khi tôi đọc câu chuyện nầy, tôi nhũ lòng: “Bạn kiếm đâu ra được hạng người như thế nầy?”
Tôi không biết Đức Chúa Trời có nhiều Polycarp của Ngài trên khắp thế gian ngày nay. Họ là những người nam người nữ dũng cảm, họ không chịu quì gối trước Baanh, họ không thề thốt liên minh với Caesar, họ sẽ không đem đức tin Cơ đốc ra mà nhượng bộ, và họ sẽ không trở lại với đạo Hồi.
Thay vì thế, họ chịu chết hơn là đem những gì Chúa Jêsus ban cho họ mà đầu hàng.
Về những người nam người nữ đó, thế gian quả là chẳng xứng đáng. Thực vậy, “lần chết thứ hai” không thể gây tổn thương cho những người nam người nữ như thế. Tôi nhớ câu chuyện nói tới một vị giáo sĩ, người ta nói cho ông biết ông sẽ bị giết nếu ông không ngưng việc rao giảng Tin Lành lại. Ông đáp: “Các ngươi không thể đe dọa ta với thiên đàng được đâu”.
Bạn không thể ngăn hạng người thể ấy được.
Bản thân sự chết chẳng có quyền lực gì đối với người tín đồ nào cứ giữ lòng trung tín.
Chúng ta thực sự chết đấy, một ngày kia chúng ta sẽ chết!
Đấy chẳng phải là thắc mắc đâu.
Liệu chúng ta có giữ lòng trung tín cho dù bất luận là như thế nào đi nữa hay không?
Một ít người trong chúng ta sẽ bị kêu gọi phải làm theo những gì Polycarp đã làm. Đối với hầu hết chúng ta, những sự chịu khổ mà chúng ta gánh chịu sẽ chẳng thảm hại bao nhiêu, các áp lực sẽ tinh vi hơn, những thử thách khó phát hiện hơn. Nhưng ơn kêu gọi từ Chúa Jêsus vẫn y như nguyên cũ.
Đừng sợ!
Khá giữ lòng trung tín!
Thiên đàng đang trông chờ chúng ta. Sự chết có thể đến, song nó không thể tước đi khỏi chúng ta những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Thế gian cung ứng tiếng tăm cho, rồi thế gian cất nó đi. Quả thực là như thế. Chúng ta sống giàu có hôm nay rồi khốn khó ở ngày mai. Chúng ta có công ăn việc làm và rồi chúng ta không có gì hết. Chúng ta sống mạnh khỏe và rồi ung thư xuất hiện. Chúng ta có một gia đình hạnh phúc và rồi nó dường sa sút đi. Bạn bè của chúng ta nói họ yêu chúng ta và rồi họ biến mất.
Đối với người nào đứng mạnh mẽ giữa những cơn thử thách, điều tốt nhứt chắc chắn sẽ đến. Chúng ta sẽ nhận lãnh “mão triều thiên sự sống” và trị vì với Chúa Jêsus cho đến đời đời. “Lần chết thứ hai” ở địa ngục không thể chạm được tới chúng ta.
Hãy dạn dĩ lên, hỡi con cái của Đức Chúa Trời. Hãy chuẩn bị mũ áo đi rồi hãy trở lại với cuộc chơi. Đừng bỏ chạy khỏi những rối rắm của cuộc đời. Bạn còn giàu có hơn là bạn tưởng nữa đấy.
Và thiên đàng chỉ ở quanh đâu đó thôi.
Nguồn trích dẫn (0)

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Khải huyền 2:1-7: " KHI CHÚA JÊSUS ĐẾN VỚI HỘI THÁNH"

KHI CHÚA JÊSUS ĐẾN VỚI HỘI THÁNH
Khải huyền 2:1-7

Nếu Chúa Jêsus đến viếng hội thánh của bạn, Ngài sẽ nói gì về cuộc thăm viếng ấy?
Liệu Ngài có ấn tượng bởi các thứ đang gây ấn tượng cho người khác không?
Liệu Ngài có phê phán gì về ngôi nhà thờ của bạn không?
Liệu Ngài có nhắc tới tầm cỡ hội chúng của bạn không?
Liệu Ngài có chú ý bao nhiêu tiền được dâng hiến trong tuần qua không?
Liệu Ngài có cảm nhận giống như kẻ ở ngoài nhà thờ không?
Quí Mục sư luôn luôn cảm thấy lên thần kinh khi có ai đó nói: “Tôi đến viếng nhà thờ của ông Chúa nhật qua và . . ."
Chính các thứ đến sau chữ “và” đó làm cho chúng ta phải lo lắng.
Sẽ ra sao nếu chính mình Chúa Jêsus ghé qua?
Liệu vị Mục sư có muốn chịu khó làm việc hơn với bài giảng của ông không? (Câu trả lời là “có”).
Cách đây nhiều năm John Stott đã viết một quyển sách nhỏ rất hay có đề tựa là What Christ Thinks of the Church [Những Điều Đấng Christ Nghĩ Về Hội Thánh] dựa theo các thư tín gửi cho bảy Hội thánh ở Khải huyền 2-3. Bản thân quyển sách là hay rồi, song chính cái đề tựa kia cuốn lấy sự chú ý của chúng ta.
Chúa Jêsus nghĩ gì về Hội thánh?
Ngài nghĩ gì về Hội thánh mà bạn đến nhóm lại?
Cảm tạ Chúa, chúng ta không bị bỏ lại để lấy làm lạ về thắc mắc rộng lớn hơn: Với bài giảng nầy, chúng ta đang khởi sự một loạt bài gồm có bảy phần căn cứ vào các thư tín gửi cho các Hội thánh ở Khải huyền 2-3. Vì cớ các bức thư rất ngắn, chúng ta gọi loạt bài nầy là Email gửi đến từ Chúa Jêsus. Trong bảy bức thư nầy, Chúa chúng ta cung ứng một cuộc thăm viếng mục vụ với các hội thánh địa phương khác nhau vào thế kỷ thứ nhứt. Trong từng trường hợp, Ngài đưa ra một sứ điệp thích ứng với hội chúng ấy tại nơi ấy ngay thời điểm ấy trong lịch sử. Đấy là tất cả các hội thánh hiển nhiên ở Tiểu Á (phần phía Tây của Thổ nhĩ Kỳ ngày nay) họ đang vật vã với sự bắt bớ và sự cám dỗ phải thỏa hiệp về đạo đức và về mặt thuộc linh. Có hội thánh (như Simiệcnơ) đã đối diện với sự bắt bớ nhiều hơn các hội thánh khác. Có hội thánh (như Thiatirơ) đã đối diện với các vấn đề hư hỏng về mặt đạo đức ở bên trong hội thánh. Hội thánh ở trong tình trạng gây đố kỵ nhất về mặt kinh tế (Laođixê) nhận lãnh lời cảnh báo gay gắt nhất từ nơi Chúa.
Đọc Khải huyền 2-3 giống như đọc email của ai đó vậy. Đây là các hội thánh thực đầy dẫy với con người thực đang vật vã với các nan đề thực. Mặc dù 2000 năm phân cách chúng ta với họ, các nan đề của họ chẳng khác biệt nhiều với mọi nan đề của chúng ta. Khi chúng ta lần lượt đi qua bảy thư tín nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy bản thân mình và các nhà thờ của chúng ta theo một ánh sáng mới.
Chúng ta cần loạt bài nầy vì thật là dễ suy nghĩ rằng bao lâu hội thánh còn bận rộn, mọi sự đều sẽ suông sẻ hết. Tôi có nhiều thì giờ để suy nghĩ về điều nầy vì phần lớn nhất trong chức vụ của tôi đã được sử dụng ở hội thánh địa phương. Khi tôi nhìn lại các năm tháng được sử dụng khi làm Mục sư quản nhiệm ở California, Texas, và Illinois, tôi có nhiều ký ức tốt đẹp và cũng có nhiều điều phải hối tiếc. Tôi nhớ có nhiều lần khi tôi lấy làm lạ: “Chúng ta thực sự đang sống như thế nào đây?” Thật là khó biết trả lời cho thắc mắc đó một khi bạn đang ở dưới giao thông hào. Chúng ta có khuynh hướng hình dung ra câu trả lời bằng các con số: những người đang có mặt, y như họ nói vậy. Và các việc ấy tạo thành vấn đề. Số tiền chúng ta dâng chỉ ra một việc quan trọng, và số người cho thấy cũng là việc quan trọng đấy. Người ta bỏ phiếu với túi tiền của họ và với đôi chân của họ mỗi ngày Chúa nhật. Chúng ta đánh giá các hội thánh theo cách đó.
Rõ ràng, Chúa Jêsus không đánh giá như vậy.
Đây là một cú sốc.
Vậy, Chúa Jêsus tìm điều gì khi Ngài đến với Hội thánh? Bảy bức thư nầy cung ứng một câu trả lời quan trọng.
Với mọi sự ấy làm nền, chúng ta có thể bắt đầu. Bức thư thứ nhứt gửi đến Êphêsô, một thành phố liên minh chính trong thế giới cổ. Vì cớ địa thế của nó là một thành phố cảng nằm trên bờ biển Aegean, trong nhiều phương thức thì thành nầy là siêu thị của Á châu. Đây cũng là quê hương của Đền Thờ Artemis (cũng gọi là Diana), một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ. Ba con đường chính giao nhau tại thành Êphêsô, biến nó thành cửa ngõ đến các tỉnh thành Lamã về phía Đông. Thành phố là một trung tâm quốc tế rất rộn ràng, một nơi mà Sứ đồ Phaolô để ra hai năm cho việc thiết lập một hội thánh ở đó (Công Vụ các Sứ Đồ 19). Về sau, ông viết thư tín Êphêsô trong Tân Ước gửi cho hội chúng nầy. Trải qua nhiều năm tháng, hội thánh đã được dạy dỗ bởi Phaolô, Abôlô, Timôthê, và chắc chắn là bởi sứ đồ Giăng. Chưa có một nhà thờ nào trong thế kỷ đầu tiên được như thế.
Một Lời Khen Ngợi
Thư tín đến từ Chúa Jêsus mở ra với một sự nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus có đầy đủ tư cách để viết vì Ngài “cầm bảy ngôi sao trong tay hữu và đi chính giữa bảy chân đèn vàng” (câu 1). Bảy ngôi sao là các thiên sứ của bảy hội thánh. Bảy chân đèn vàng là bảy hội thánh kia (Khải huyền 1:20). Đây là lời tốt lành dành cho quí Mục sư và các cấp lãnh đạo khác trong hội thánh, là những người cảm thấy giống như họ đang thường xuyên ở dưới một kính hiển vi vậy. Đừng sợ hãi. Quí vị bị chính mình Chúa nắm chặt lấy. Ngài biết rõ quí vị, Ngài đang nhìn xem quí vị, và Ngài không quên quí vị đâu.
Có nhiều điều để khen ngợi về Hội thánh tại thành Êphêsô. "Ta biết công việc ngươi” (câu 2).
Họ có lòng sốt sắng nhiều dành cho Chúa. Đây là một hội chúng bận rộn, chịu khó làm việc, phục vụ có định hướng. Họ không ngồi đấy để đấm lưng cho nhau đâu. Họ rất sốt sắng phục vụ Chúa. Họ đã có tấm lịch trong nhà thờ phủ kín hết với các sự kiện, chương trình, những buổi nhóm lại, và đầy các chương trình truyền giảng Tin Lành cho cộng đồng.
Nhưng chẳng phải là bấy nhiêu đâu. Họ còn không dung chịu được hạng giáo sư giả nữa kìa (câu 2). Chúng ta chưa từng nghe điều nầy được nói lên về một hội thánh ngày nay. Nếu một vị Mục sư nói rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới thiên đàng, chắc chắn người sẽ bị xem là một kẻ mù quáng. Hãy để cho một giáo sư Cơ đốc nói nghịch với cuộc hôn nhân phóng đảng, và chắc chắn bà ấy sẽ rơi vào chỗ rối rắm và sẽ mất công tác của mình. Hôm nay rất thích ứng để giữ lấy nhận định tiêu cực cho chính mình bạn đấy. Rốt lại, chúng ta không muốn liều lĩnh xúc phạm chính những người mà chúng ta tìm cách làm chứng cho họ.
Hội thánh tại thành Êphêsô rõ ràng chẳng có vấn nạn ấy. Họ đã thử các “sứ đồ giả” rồi quăng họ ra khỏi hội chúng. Họ cũng cự tuyệt sự dạy của đảng Nicôla, một đảng phái kỳ lạ trong hội thánh đầu tiên, họ dạy dỗ “tự do trong Đấng Christ” có nghĩa là bạn có quyền tự do phạm tội mà không bị hình phạt. Họ muốn nhà thờ phải có tính đa nguyên về tôn giáo. Họ muốn nhập nhằng với hình thái đa thần chung quanh. Họ là những người thỏa hiệp về tình dục thuần khiết, họ nói ra những việc như “Thân thể tôi là của tôi, tôi có thể làm bất cứ điều chi tôi muốn với nó mà vẫn trụ lại trong chỗ phải lẽ với Đức Chúa Trời”. Hãy chú ý, Chúa Jêsus thực sự phán Ngài “ghét” những việc làm của đảng Nicôla (câu 6). Đấy chính là sai sót về mặt chính trị nên Chúa Jêsus mới phán dạy như thế. Họ dạy rằng Chúa Jêsus vốn yêu thương mọi người và không thù ghét bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Nhưng Chúa Jêsus đấy chẳng phải là Chúa Jêsus của Tân Ước.
Hơn nữa, hội thánh đã chịu đựng sự bắt bớ mà chẳng hề sờn ngã. Hội thánh tại thành Êphêsô có rất nhiều kẻ thù. Không một điều gì thực sự thay đổi trong 2000 năm. Ngày nay, chúng ta đọc về các Cơ đốc nhân nói tiếng Hylạp ở Aicập đã bị cảnh sát giết chóc. Ở Iran, Mục sư Youcef Nadarkhani đang bị nhốt trong tù, bị kết án tử hình vì bội đạo do trở thành Cơ đốc nhân và rồi từ chối không chịu chối bỏ đức tin mình. Bức thư thật hùng biện của ông viết từ trong tù đã được dán lên mạng. Đây là một phần những gì ông đã viết:
Những gì chúng ta đang hứng chịu hôm nay, là một sự khó khăn song chẳng phải là hoàn cảnh không thể chịu nổi đâu, Ngài không để cho chúng ta chịu đựng quá sức đâu. Và như chúng ta đã biết từ trước, chúng ta phải tỉnh thức không được thất bại, mà phải càng tấn tới trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta, và hãy xem nhà tù và những va chạm nầy là những cơ hội để làm chứng cho danh của Ngài.
Chúng ta phải gọi đấy là “đức tin của người thành Êphêsô” vì đấy chính xác là điều Chúa chúng ta đang khen ngợi trong sứ điệp của Ngài gửi cho Hội thánh nầy.
Đúng đấy là một Hội thánh lớn. Chịu khó làm việc, lấy Kinh thánh làm trung tâm, can đảm, đầy dẫy với những con người dám đương đầu và không bao giờ nhượng bộ. Ai không muốn mình là chi thể của một Hội thánh như thế chứ?
Nhưng, còn có nhiều điều trong câu chuyện nữa đấy.
Một Lời Quở Trách
Khi Đấng Christ nhìn vào một hội thánh, Ngài dò xét dưới bề mặt để nhìn thấy thực tại đang có ở đó. Trong trường hợp nầy mọi sự tốt lành mà hội thánh đã làm bị phủ lút bởi một thực tại đáng buồn.
Họ đã đánh mất tình yêu ban đầu (câu 4).
Họ không còn yêu mến Chúa Jêsus nhiều nữa.
Không cứ cách nào đó ở giữa tình trạng bận rộn tin kính của họ và mọi chỗ đứng của họ cho lẽ thật, không cứ cách nào đó, không biết ở chỗ nào đó, họ đã gạt Đấng Christ ra khỏi hội thánh của họ.
Điều đó khả thi chăng?
Điều đó phải khả thi vì đấy là những gì đã xảy ra tại thành Êphêsô. Một người lấy làm lạ không biết Phaolô có nhận ra vấn đề nầy ba mươi năm trước khi ông viết cho người thành Êphêsô và cầu nguyện để họ: "đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào" (Êphêsô 3:17-18). Có phải Phaolô nhìn lại thuở ban đầu rồi thấy hội thánh lớn nầy sẽ thiếu tình yêu thương chăng?
Đây là phần đáng buồn nhất.
Đấng Christ vốn biết rõ họ chẳng yêu mến Ngài.
Có lẽ khi Giăng ghi lại mấy lời nầy của Chúa Jêsus, ông đã nhớ tới một thời điểm khác, nhiều năm trời trước kia, khi Đấng Christ hỏi Phierơ không phải một lần, mà là ba lần: “Ngươi yêu ta chăng?” (Giăng 21:15-17). Phierơ, đã bối rối và thấy xấu hổ vì cớ ông phản bội ở sân thầy tế lễ, thốt ra câu nói mà bất kỳ ai trong chúng ta sẽ nói: “Lạy Chúa, Ngài biết con yêu Ngài!”
Những gì đã xảy ra cho Phierơ có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Tôi e rằng những gì đã xảy ra ở Êphêsô rất giống với những gì hiện có ở giữa vòng chúng ta. Thật dễ dàng dùng tri thức thay thế cho một tấm lòng ấm áp dành cho Chúa Jêsus dường bao. Chúng ta mau mắn xưng công bình tấm lòng chai cứng của chúng ta bằng cách chỉ vào thái độ mộ đạo với dự tính tốt dường bao.
Tôi phải trưng dẫn điều nầy từ Michael Horton có thể áp dụng tương xứng với người thành Êphêsô và với chúng ta: “Chúng ta có thể đánh mất Đấng Christ do xao lãng cũng dễ dàng như sự chối bỏ”. Tôi nghĩ đấy là những gì đã xảy ra ở thành Êphêsô. Họ đã xao lãng đối với Chúa Jêsus, và đang trên tiến trình họ đánh mất Ngài.
Nhưng Chúa Jêsus không bỏ qua đâu.
câu 5, Ngài cung ứng cho họ một phần mô tả rất là thách thức:
Hãy nhớ lại sự thể sao lại xảy ra như thế.
Hãy ăn năn – hãy đổi ý và đổi lòng của bạn.
Làm lại những công việc ban đầu.
Điều nầy áp đảo tôi giống như một mệnh lệnh nổi bật vì đấy là một lẽ thật quan trọng về mặt thuộc linh. Bạn không thể kiếm được tình yêu ban đầu của mình chỉ qua một đêm đâu. Hãy hỏi bất kỳ đôi vợ chồng nào đã nếm trải cơn khủng hoảng về hôn nhân xem. Một cuộc hôn nhân không xấu đi chỉ qua một đêm, và nó không được phục hồi chỉ qua một đêm.
Sự chữa lành cần có thời gian.
Cũng một thể ấy trong lãnh vực thuộc linh. Và hết thảy bắt đầu với một ký ức tốt đẹp. "Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu!” (câu 5). Hãy suy nghĩ mọi điều bạn từng có, có thể là một việc tốt lành nếu nó dẫn bạn tới hành động thực tiễn. Tôi thường bảo dân sự phấn đấu về mặt thuộc linh, họ cần phải nắm lấy “những bước nhỏ hướng tới sự sáng”. Nếu bạn cứ giữ lấy việc đi đúng hướng, thì chẳng bao lâu nữa bạn sẽ ra khỏi chốn tối tăm rồi bước vào sự sáng láng của tình yêu của Đức Chúa Trời.
Hết thảy chúng ta đều ưa thích một lời cầu nguyện thật nhanh ở bàn thờ. Trong thời đại cái gì cũng có liền nầy, không một ai muốn chờ đợi cả. Chúng ta muốn tập trung thật nhanh để nhanh chóng sửa ngay lại mọi việc. Lời lẽ của Chúa Jêsus nhắc cho chúng ta nhớ đang khi sự chữa lành là khả thi, nó phải bắt đầu trong tấm lòng và trong lý trí.
Khi Chúa Jêsus gặp một người bị liệt trong 38 năm, Ngài hỏi ông ta một câu quan trọng:
“Ngươi có muốn lành chăng?” (Giăng 5:6).
Tại sao Ngài lại đưa ra một câu hỏi như thế chứ?
Tôi nghĩ Chúa Jêsus đang thăm dò cấp độ của ý chí. Ngài đang phán: “Ngươi có thực sự muốn được thay đổi không?” Nếu câu trả lời là “có”, thì phép lạ có thể xảy ra. Nếu câu trả lời là “không”, thì ngay cả Chúa Jêsus cũng không thể giúp gì được cho bạn.
Hết thảy chúng ta đều đối diện với cùng sự thách thức ấy hôm nay. Có phải chúng ta đang suông sẻ đây và chúng ta không muốn thay đổi? Nếu thực vậy, thì Chúa Jêsus chẳng còn gì để nói với chúng ta nữa. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy sự lay động của Đức Chúa Trời ở bên trong, thế thì chúng ta sẽ làm theo những gì Đấng Christ truyền dạy ở Khải huyền 2.
Chúng ta sẽ suy gẫm các phước hạnh trong quá khứ.
Chúng ta sẽ ăn năn về lối sống lấy cái tôi làm trọng.
Chúng ta sẽ làm lại “các công việc ban đầu”.
Tôi thấy rất hay ở chỗ Chúa Jêsus không định rõ các “công việc ban đầu”. Cũng rất là cám dỗ cho nhà truyền đạo phải đưa ra bản danh sách những điều “phải làm” mà ông ưa thích tại điểm nầy, thường là các việc lành như đọc Kinh thánh, cầu nguyện, suy gẫm, thờ phượng, và còn nhiều điều nữa. Nhưng khi bị hỏi đâu là mạng lịnh lớn lao nhất (Mathiơ 22:34-40), Chúa Jêsus đã tóm tắt toàn bộ luật pháp trong hai câu nầy:
Hết lòng kính sợ Đức Chúa Trời.
Yêu mến người lân cận như mình.

Bấy nhiêu cũng sẽ là đủ cho chúng ta nữa đấy. Hãy thực hiện những hành động yêu thương và không lâu sau đó các cảm xúc yêu thương sẽ theo sau. Chúng ta thường bảo những đôi vợ chồng bất hạnh: “Hãy hành động giống như thể bạn yêu người bạn đời của mình mặc dù lúc đó bạn chẳng cảm biết gì hết”. Chúng ta nói như thế vì bản thân hành động theo lối cảm xúc mới thì dễ hơn là bản thân cảm xúc theo một hành động mới.
Lời nói cảnh cáo
Chúng ta không bỏ qua lời lẽ trang trọng của Chúa Jêsus ở câu 5b: “nếu ngươi không ăn năn thì ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó”. Chân đèn tiêu biểu cho sự tán thưởng của Đức Chúa Trời về bản thân Hội thánh. Không một hội thánh nào có lời xưng nhận vô hạn về phước hạnh của Đức Chúa Trời. Bất kỳ hội thánh nào cũng có thể có “chân đèn” của nó sẽ bị Chúa dời đi.
Cho phép tôi hỏi một câu mà tôi chưa có câu trả lời nào hết. Làm sao một Hội thánh nhận biết lúc nào chân đèn của nó bị dời đi? Tôi đề nghị rằng bản thân hội thánh sẽ không bao giờ biết được vì theo một ý nghĩa chẳng có gì sẽ thay đổi. Đức Chúa Trời sẽ buông tay Ngài ra khỏi Hội thánh và mọi sự sẽ cứ tiếp tục như thường lệ.
Nhà truyền đạo sẽ rao giảng.
Ca đoàn sẽ hát.
Những ngọn đèn sẽ chiếu sáng.
Hệ thống âm thanh sẽ hoạt động.
Trường Chúa nhật sẽ nhóm lại.
Ban chấp sự sẽ lãnh tiền dâng.
Hướng dẫn thờ phượng sẽ cứ hướng dẫn.
Dân sự sẽ vỗ tay.
Chấp sự sẽ cầu nguyện.
Thanh thiếu niên sẽ vẫn nhóm bình thường.
Và Đức Chúa Trời sẽ không hiện diện ở đó.
Khi ấy sẽ là tôn giáo không hiện thực, giảng dạy không có năng quyền, và hội thánh không có Chúa Jêsus.
Sự thực đáng buồn, ấy là hội thánh tại thành Êphêsô chắc chắn bị đình chỉ không còn tồn tại nữa. Chắc chắn hội thánh ấy không còn tồn tại nữa. Nhưng có lẽ thà như thế thì tốt hơn: là hội thánh mà Chúa Jêsus lại vắng mặt.
Lời Mời Gọi
Thế là chúng ta đến với câu hỏi quan trọng nầy: Có phải chúng ta đang lắng nghe những gì Đức Chúa Trời đang phán dạy không? Từng thư tín trong bảy bức thư đều có cáo trạng nầy: "Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh” (câu 7). Chúng ta có tai để nghe không? Hay chúng ta quá mê muội với tiếng ồn của thế gian nầy? Đức tin Cơ đốc là một tôn giáo của những người có tai – để nghe Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang phán dạy. Chúng ta có lắng nghe không?
Sứ điệp cho hội thánh tại thành Êphêsô kết thúc với lời hứa nầy cho kẻ đắc thắng: “Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời” (câu 7). Cụm từ Barađi nói tới sự hiện diện cá nhân của Chúa Jêsus. Đây là điều Chúa Jêsus hứa cho tên cướp biết ăn năn: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi" (Luca 23:43). Nếu chúng ta trung tín trong đời nầy, chúng ta sẽ biết Chúa Jêsus mật thiết hơn trong đời sau. Không một người nào thực sự nhận biết hay có thể nói chính xác điều đó có nghĩa gì, nhưng điều đó phải rất kỳ diệu. Trong ngày ấy chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc một khi yêu mến Chúa trong đời nầy.
Nếu chúng ta yêu mến Ngài ở đây, chúng ta sẽ yêu mến Ngài nhiều hơn ở đó.
Nếu chúng ta vui mừng ở đây, chúng ta sẽ vui mừng nhiều hơn ở đó.
Đối với người nào sống trung tín, Đấng Christ hứa mối thông công mật thiết cứ tiếp tục ở Barađi, được nâng đỡ bên “cây sự sống” suốt cõi đời đời.
Trong thời gian bịnh tật vào năm 1856, Elizabeth Prentiss đặt ra một bài thơ mà về sau chồng bà đã cho in ấn trong một quyển sách nhỏ. Khi William Howard Doane [1832-1915] xem thấy lời lẽ ấy, ông đã phổ nhạc cho chúng trở thành bài thánh ca Tin Lành đáng yêu {“Nguyện Càng Yêu Thương Christ”, TC 244}. Câu đầu tiên thổ lộ ước ao thành khẩn nhất của bà:
Lòng nguyện càng yêu Jêsus, mến yêu Ngài thêm!
Thành tâm quì xin chăm chú, mến yêu Ngài thêm.
Mối sở ước chẳng chi hơn: yêu thương Jêsus keo sơn;
lòng nguyện ngày đêm, mến yêu càng thêm!

Câu 2 mô tả lời cầu nguyện mà Hội thánh ở thành Êphêsô cần phải dâng lên:
Mùi tục trần xưa đeo đuổi, kiếm nơi bình yên;
Nỗi khẫn thiết chẳng chi hơn: yêu thương Jêsus keo sơn;
lòng nguyện ngày đêm, mến yêu càng thêm!

Dòng thứ hai của câu 2 tóm tắt những gì chúng ta cần phải nghe hôm nay:
“Nỗi khẫn thiết chẳng chi hơn: yêu thương Jêsus keo sơn”.
Khi chúng ta kết thúc bài nghiên cứu sứ điệp đầu tiên gửi cho bảy hội thánh, nguyện sẽ được nên trong tinh thần của bài thánh ca Tin Lành xa xưa nầy:
Lòng nguyện càng yêu Jêsus, mến yêu Ngài thêm! Amen.