Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Châm Ngôn 15:16-17: "Cảm Tạ 365"



Cảm Tạ 365

Châm ngôn 15:16-17

 

            “Thà có ít của mà kính sợ Đức Giê-hô-va, còn hơn là tài sản nhiều mà bối rối cặp theo. Thà một món rau mà thương yêu nhau, còn hơn ăn bò mập béo với sự ganh ghét cặp theo”.


            Tôi đã viết mấy lời nầy sau Lễ Cảm Tạ.
            Hôm qua Marlene và tôi qua Oxford, bang Mississippi để gặp vợ chồng em tôi là Andy, em dâu là Betty, và cháu gái tên là Megan. Alan em tôi cùng vợ là Donna có mua một con gà tây. Marlene đã dọn mấy cái đĩa dành cho bữa tiệc lớn. Chúng tôi cùng nhau ăn uống, cười đùa, kể chuyện, chúng tôi ăn thêm một chút nữa, rồi một số trong chúng tôi đã xem bóng đá.
            Khi chúng tôi về đến nhà vào buổi tối, Josh và Leah đã trao đổi với chúng tôi khi sử dụng phần mềm FaceTime. Sau khi chúng tôi khởi sự, cháu nội tôi 2 tuổi là Knox đã leo qua khỏi cái nôi với chiếc xe chữa lữa ở một tay và con khỉ đồ chơi ở tay kia. Khi chúng tôi hỏi nó có thích Lễ Cảm Tạ không, suy nghĩ một thoáng, nói đáp: “Có ạ”. Vì vậy chúng tôi hỏi thăm xem nó đã ăn món gì. Ngưng một chút, nó nói “Chuối”. Còn thứ gì khác nữa không? Tôi nghe Leah thì thầm: “bánh nướng”, Knox nhắc y lại. Có gì nữa không? Ngừng một chút, và rồi nó nói nghe như là: “bánh bao gà”.
            Thế là bạn có Lễ Cảm Tạ qua con mắt của đứa trẻ 2 tuổi rồi đó. Chuối, bánh nướng, và món kia nghe như là “bánh bao gà”
            Khi tôi kiểm tra lại trên Facebook, tôi thấy mấy tấm hình gia đình nhóm lại từ khắp mọi nơi trong xứ. Có những ước ao, câu nói cảm tạ với Đức Chúa Trời, và hình ảnh bàn tiệc đầy thức ăn nữa.
            Tôi thấy đây là một trong các loại thiệp điện tử xuất hiện luôn trên Facebook nhiều lần rồi:
            “Lễ Cảm Tạ là mọi sự dẫn đưa toàn bộ gia đình đủ thứ lộn xộn của bạn đến dưới một mái nhà rồi hy vọng chẳng có ai phải gọi cảnh sát hết!
            Chúng tôi vui cười vì mọi việc ấy là thực đấy. Adrian Rogers làm nổi bật vấn đề theo cách nầy:
            Chúng tôi mua sắm những thứ mà chúng tôi không cần, với tiền bạc chúng tôi không có, để gây ấn tượng cho những kẻ mà chúng tôi chẳng ưa thích”.
            Bạn sẽ gọi đây là “mặt kia” của Lễ Cảm Tạ. Không phải mỗi gia đình nhóm lại đều là thời điểm vui vẻ đâu. Khi tôi suy nghĩ về việc ấy, tôi lấy làm lạ nơi lời lẽ của Châm ngôn 15:15: Các ngày kẻ bị hoạn nạn đều là gian hiểm; Song lòng vui mừng dự yến tiệc luôn luôn".
            Tôi thích phần (b) hơn. “Song lòng vui mừng dự yến tiệc luôn luôn". Người ta với lòng vui mừng có Lễ Cảm Tạ 365 ngày một năm. Đâu là bí quyết? Ở Châm ngôn 15:16-17, Vua Solomon tỏ ra hai đức tính tạo ra tấm lòng vui mừng nếm hưởng yến tiệc luôn luôn. Hai thái độ nầy của tấm lòng ở trong tầm với của hết thảy chúng ta vì chúng không nương vào thu nhập, địa vị, tiếng tăm, học vấn, tầm cỡ tài khoản ngân hàng của chúng ta, hoặc bất kỳ loại thành tựu nào theo đời nầy.
            Kẻ nhỏ nhất giữa vòng chúng ta đều có một “yến tiệc luôn luôn” bất cứ đâu chúng ta đi nếu chúng ta in dấu hai câu nói nầy vào lòng.

I. Hãy chan chứa đức tin trong tấm lòng mình.

            “Thà có ít của mà kính sợ Đức Giêhôva, còn hơn là tài sản nhiều mà bối rối cặp theo” (câu 16).
            Hãy kiểm tra lại từ đầu tiên: “Thà”.
            Có một số việc tốt hơn những thứ kia.
            Vua Solomon (ông là người giàu có nhất trên thế gian) không có ý tôn cao sự nghèo khó giống như  thể nó được ưa thích hơn sự giàu có đâu. Phần lớn người nghèo đều muốn được giàu có nếu có cơ hội, và nhiều người trong số họ đã lao động nhiều giờ để cố gắng vươn lên.
            Vì vậy, đây không phải là một câu châm ngôn ca ngợi việc sống bên bờ thảm họa tài chánh.
            Nhưng kể từ lúc bắt đầu thời gian, luôn luôn có kẻ nghèo nhiều hơn người giàu. Giống như thể tài nguyên thế giới không được phân phối đồng đều vậy. Và bất luận những nhà chính trị có thể tìm cách tái phân phối lại sự giàu có, sẽ luôn luôn có nhiều kẻ nghèo hơn. Đây là một câu nói chỉ ra cách thức về việc có tài sản hơn là một câu nói chỉ ra cách thức hiện hữu của tài sản. Chắc chắn đây là những gì Chúa Jêsus muốn nói tới khi Ngài phán: vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình (Mathiơ 26:11). Lời lẽ ấy, dường như nhẫn tâm đấy, phải được giải thích theo cùng ánh sáng y như câu châm ngôn của chúng ta. Chúa Jêsus tự giải thích ở phần về sau của câu ấy khi Ngài phán:song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn".
            Mấy thứ nầy là vấn đề hơn những thứ kia.
            Nếu Chúa Jêsus hiện diện giữa vòng bạn, hãy dành thì giờ với Ngài khi bạn có thể.
            Khi ấy, hãy đi mà cho kẻ nghèo ăn.
            Hãy trưởng dưỡng tâm linh mình và rồi cho kẻ đói ăn.
            Lời lẽ của Vua Solomon nhắc cho chúng ta nhớ rằng giàu có không phải là thuốc trị bá bịnh đâu. Phải, đúng đấy là sự thực vì tiền bạc là câu trả lời cho mọi sự (Truyền đạo 10:19). Thà là có chút đỉnh tiền bạc còn hơn là chẳng có xu nào. Phải, người giàu có nhà cửa lớn, đồ đạt đẹp, bảo hiểm y tế cao cấp, và sự bảo hộ chống lại bất kỳ rối rắm nào.
            Nhưng sự chết đến với người giàu thì cũng y như nó đến với kẻ nghèo.
            Người giàu bị ung thư và ngã chết.
            Người giàu ly dị.
            Người giàu có nhiều nan đề với con cái của họ.
            Giàu có chỉ cung ứng một sự bảo hộ có hạn trong thế gian nầy. Giàu có không thể bù đắp được cho sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân, cho con cái ở trong tù, hay sự chết đến thình lình. Tôi đọc về một người giàu có kia, con trai ông ta chết trong một vụ rớt máy bay. Về sau khi nhắc tới việc ấy, ông ta nói: “Một khi bạn từng mất đứa con trai, bạn thấy rằng tiền bạc có nhiều bao nhiều nữa sẽ chẳng là gì cả đâu. Sống và chết là quan trọng, còn tiền bạc thì không”.
            Nếu chúng ta phải lựa chọn giữa giàu có và sự kính sợ Chúa, chúng ta hãy chọn phần sau đi. Kỳ thực, phần lớn chúng ta đều không đưa ra sự lựa chọn. Đại đa số người trên thế gian sẽ chẳng bao giờ sống giàu có được. Nhưng hết thảy chúng ta đều có thể kính sợ Đức Chúa Trời.

Giàu là một thuật ngữ tương đối

            Có cách nhìn khác vào sự giàu có. Giàu có theo định nghĩa là một thuật ngữ tương đối. Khi tôi viết mấy lời nầy, tôi đang ngồi trong văn phòng tại nhà tôi. Vợ tôi và tôi sống trong một ngôi nhà có 3 phòng ngủ với sân rộng mặt tiền và hàng rào ở sân sau để con chó Dudley, không chạy rong được. Chúng tôi có một chiếc xe hơi đậu trong garage. Tôi có thể nghe nhạc mở trong phòng khách khi Marlene sửa soạn bữa ăn ở trong bếp. Chúng tôi có TV, 2 máy tính laptop, 2 iPhones, 1 iPad, và máy Nook đọc điện tử. Khi chúng tôi chuẩn bị rời đi, phần lớn những gì thuộc về chúng tôi được gói ghém lại trong garage. Cách đây 2 năm, tôi để lại 40 thùng sách cho một Mục sư ở địa phương. Giờ đây, tôi giảm xuống còn 3 hay 4 thùng sách mà thôi. Chúng tôi có giường ngủ khá rộng, một số đồ đạt, và quần áo thêm vào các khoản cá nhân. Khi đến lúc phải rời đi, chúng tôi không cần xe tải cở lớn đâu. Chúng tôi dời tới đây trên chiếc xe tải nhỏ thuê vào năm 2005. Tôi e là chúng tôi sẽ cần một chiếc tải lớn trong lúc nầy đây.
            Sau nhiều thập niên tích lũy nhiều đồ đạt, chúng tôi đã sống trong theo kiểu chất chứa đồ đạt trong mấy năm trời. Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều nếm trải một công việc giống như vậy. Bạn làm việc, tiết kiệm, mua sắm, đầu tư, xây dựng, trang hoàng và rồi chất chứa, cất giữ. Nhưng khi cuộc sống cứ trôi đi rồi con cái cứ lớn lên và tách rời không còn sống chung với gia đình nữa, bạn thấy ngay có những việc bạn không thể làm vì dường như chẳng còn là vấn đề nữa. Trong khi gói ghém để chúng tôi dời đến Dallas, tôi thấy mình thầm nhũ: “Chúng ta làm để được gì đây chứ?” Tôi hình dung là nếu tôi không đụng đến một quyển sách trong 20 năm, có lẽ tôi sẽ không chạm đến nó trong 20 năm tới, thế thì đem nó theo với mình để làm gì chứ?
            Tôi suy nghĩ về việc ấy, và rồi lý trí tôi lần theo chuyến đi với Josh và tôi đến Ấn độ vào tháng Giêng. Trong khi chúng tôi ở Mumbai, chúng tôi đi ngang qua khu nhà ổ chuột mà trí tưởng tượng của con người không thể hiểu nổi. Ở đó, hàng triệu người nam người nữ, thanh thiếu niên sống trong những hoàn cảnh khó nghèo dai dẳng như vậy, lý trí bạn như muốn tê dại đi. Bạn thân tôi là Benny Mathews chỉ cho chúng tôi thấy những địa điểm mà ở đó người ta sinh sống trong những cái thùng carton bên dưới mấy cây cầu. Không phải một vài người đâu, mà hàng ngàn rồi hàng triệu người, sống bên cạnh nhau. Ông nói rằng 10 người chia sẻ với nhau một khoảng không gian nho nhỏ, ngủ theo ca khi nhiều người khác phải đi làm lao động.
            Những người nam người nữ nào sinh sống ở những chỗ như vậy hầu như chẳng lo lắng gì về các thứ phải đem theo khi họ rời đi. Họ chỉ có quần áo trên mình và chẳng có thứ gì khác nữa. Sánh với họ, tôi là người giàu có của câu 16.
            Cho nên “thà” sống với mái nhà trên đầu mình, với tiền bạc trong ngân hàng và với đồ ăn ở trên bàn, nhưng cũng phải “thà” sống với sự kính sợ Chúa ở trong lòng. Một người không cần phải lấy làm lo vì có nhiều hơn người khác, nhưng tôi đúng là kẻ dại nếu tôi nghĩ không cứ cách nào đó, tôi xứng đáng với những gì mình đang có hoặc tôi “tốt hơn” ai đó không có nhiều bằng tôi có.
            Tôi có thứ chi mà tôi chưa nhận chăng?
            Đó là một sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời.
            Sự ban cho ấy bao gồm từng bữa ăn, từng thức nước sạch để uống, từng dòng điện chuyển tải vào máy tính của tôi, từng quyển sách tôi đọc, từng chiếc áo sơmi tôi mặc, và từng bát canh đang đặt ở trước mặt tôi.
            Vua Solomon không hỏi những người nào có nhiều thứ mà cảm thấy sai quấy về những gì họ đang có. Rốt lại, ngay cả trong các khu ổ chuột, có người sở hữu nhiều và có người sở hữu ít. Hãy nhìn quanh xem. Có ai đó luôn luôn đứng trước bạn, có người sẽ đứng sau lưng bạn, và nhiều người khác sẽ ở ngay nơi bạn đang đứng đây.
            Nhưng không phải mọi sự đều ngang nhau hết đâu. Thà là sống trong khó nghèo và nhìn biết Chúa còn hơn là người giàu có nhất trong thế gian và nghĩ bạn đã giàu có là cho bản thân mình. Người giàu chắc chắn khám phá ra rằng sự giàu có của mình đang chắp cánh rồi bay xa. Nếu người không khám phá ra điều đó trong đời sống mình, người khám phá ra nó khi người qua đời vì mọi sự người đã khó nhọc để có được, người để lại sau lưng.
            Với chiều hướng đó, hết thảy chúng ta đều đến và đi theo cùng một cách. Bài học rất rõ ràng. Phần lớn chúng ta sẽ không bao giờ sống thực sự giàu có với của cải đời nầy, nhưng hết thảy chúng ta đều có thể sống giàu có trong đức tin, tình yêu thương và giàu có trong sự nhìn biết Đức Chúa Trời chúng ta.
            J. I. Packer thuật lại về một người quen, sự nghiệp người nầy trầy trật vì cớ những điều ông ta tin quyết. Khi người ta hỏi, không biết ông có neo trong lòng bất kỳ cảm xúc xấu xa nào không, ông đáp rất đơn giản: “Tôi đã nhìn biết Đức Chúa Trời, còn họ thì không”.
            Packer tiếp tục lưu ý rằng hầu hết chúng ta đều không yên tâm khi nói ra những câu nói thẳng thừng như vậy.  Nhưng các thuật ngữ đó hoàn toàn là theo Kinh thánh. Nhìn biết Đức Chúa Trời đang tạo ra một sự khác biệt và là đặc điểm tích cực của những người nào bước theo Đức Chúa Jêsus Christ. Nhìn biết Đức Chúa Trời thật sâu sắc và mật thiết thì tốt hơn là đủ thứ chúng ta đánh mất vì cớ đức tin của chúng ta. 
            Khi viết cách đây 250 năm, Vị Mục sư người Anh John Gill tóm tắt mọi ơn phước của một người kính sợ Đức Giêhôva:
            Đối với một người thể ấy, dù ông ta có ít của, là phần thông thường của hạng người nhơn đức, thế mà ông ta đâu có thiếu thốn gì; lại có đủ nữa, và rất thỏa lòng; những gì ông ta có, ông ta có với một ơn phước, và ông ta vui hưởng nó, còn Đức Chúa Trời ở trong đó, và có mối giao thông với ông ta; và cũng có bánh để ăn nữa, người thế gian chẳng nhìn biết chi hết: và đặc biệt có sự kính sợ Đức Chúa Trời nữa, con mắt của Đức Chúa Trời dõi theo người với sự khoái lạc; tấm lòng Ngài hướng về người, và đồng cảm với người trong mọi rối rắm người; bàn tay Ngài trao cho người cả hai: bữa ăn tạm thời và thuộc linh, những ơn phước cho người kính sợ Chúa; các thiên sứ Ngài đóng trại ở quanh người, quyền phép Ngài bảo hộ người; những bí mật của Ngài đang ở với người, và sự nhơn từ không xiết kể đang đáp đậu trên người.
            Hãy để cho câu nói nầy ngấm sâu vào: những gì ông ta có, ông ta có với một ơn phước, và ông ta vui hưởng nó, còn Đức Chúa Trời ở trong đó, và có mối giao thông với ông ta”. Liệu thế gian có hiến bất cứ điều chi tốt hơn thế chăng?

II. Chan chứa tình yêu thương trong ngôi nhà của bạn.

                Thà một món rau mà thương yêu nhau, còn hơn ăn bò mập béo với sự ganh ghét cặp theo (câu 17).
            Sau đây là một số cách dịch khác về câu nầy:
             “Thà một món rau đậu với tình yêu thương, còn hơn con bò tròn trịa với thù hận cặp theo” (CEB)
            Bản Anh ngữ Contemporary hiến cho chúng ta cách đọc rất hay nầy:
             “Một bữa ăn đạm bạc với đầy tình cảm thì tốt hơn là bữa tiệc đậm bạc mà ở có sự thù hằn”.
            Bản ERV còn đơn giản hóa ý nghĩa như sau:
             “Thà là ăn ít ở chỗ có tình cảm, còn hơn là ăn nhiều ở chỗ có sự ganh ghét”.
            Sau cùng, chúng ta có câu nầy từ Eugene Peterson (Sứ điệp):
            “Thà là mẫu bánh vụn đầy tình cảm cặp theo, còn hơn là miếng sườn ngon được dọn lên trong sự thù hằn”.
            Tất cả các phiên bản đều toát ra từ cùng một chỗ. Bữa tiệc đầy ắp trong thế gian có thể hỏng bét hết một khi những kẻ ngồi chung bàn mà ghen ghét nhau. Bất hòa nơi bàn tiệc hủy hoại một bữa ăn ngon, bất luận chi phí có xa hoa đến ngần nào, dù đó là miếng sườn ngon hay thịt bò bíttết hoặc gà tây và áo quần xa hoa. Việc nấu nướng của bạn có thể tương xứng với thứ họ cung ứng trên Kênh Thực Phẩm, còn nếu người thân yêu của bạn không thực sự yêu nhau, thì có tốt lành gì nơi mọi nổ lực, mọi thời gian và mọi thứ tiền bạc chứ?
            Bạn cũng có thể bỏ qua hoàn toàn bữa ăn đó.
            Từ ngữ “rau” đề cập tới chi phí đơn giản mà một gia đình nghèo sẽ có. Có thể đó là rau dền hay cải xanh hoặc bắp cải. Gia đình nầy nghèo đến nỗi họ dùng rau xanh là cần thiết, chớ không phải bởi sự chọn lựa. Khi họ đến với nhau, họ chẳng chia sẻ thứ gì trừ ra một bó rau xanh. Như thế chẳng phải là lãng phí đâu, mà được ăn ngon vì món ấy được dọn bằng tình yêu thương. Vua Solomon không có ý nâng cao sự nghèo khó trên cả sự giàu có. Ông chỉ nhắc cho chúng ta nhớ rằng tiền bạc không nhất thiết đem lại sự hạnh phúc. Tiền bạc chắc chắn không bảo đảm một gia đình hạnh phúc hay một bữa ăn Cảm Tạ thật hài hòa.

Đây là một đời sống kỳ diệu

            Mục tiêu là, chúng ta đều biết rõ những việc nầy. Chúng ta không cần Vua Solomon nói cho chúng ta biết vì sâu lắng ở trong lòng, chúng ta nhìn biết đức tin và tình yêu thương còn sâu xa hơn tiền bạc hay danh tiếng. Đấy là lý do tại sao Đây Là Một Đời Sống Kỳ Diệu là đề tựa một trong những cuốn phim Giáng Sinh dễ thương trong mọi thời đại. Khi George Bailey (do Jimmy Stewart đóng) suy nghĩ về sự tự tử vào Đêm Giáng Sinh, sự việc cần có sự cứu giúp của một thiên sứ tên là Clarence đến giúp ông nhìn thấy sự khác biệt mà đời sống ông đã được dựng nên. Khi ấy, ba dòng hay nhất trong cuộn phim đến từ thiên sứ:
            “Lạ chưa kìa? Đời sống của mỗi người chạm đến nhiều đời sống khác. Khi người ấy không ở quanh đây, người ấy để lại một khoảng trống cực kỳ, có phải không?”
            “Ông thấy đấy, George ạ, thực sự thì ông có một đời sống rất kỳ diệu. Bộ ông không thấy khi vứt bỏ nó đi thì là một sai lầm sao?”
            Câu thứ ba không phải là một câu nói bằng lời. Đó là phần mô tả trong quyển sách mà thiên sứ để lại cho George khi cuốn phim lên tới đỉnh điểm của nó:
            “Hãy nhớ đấy George: không một người nào có bạn bè mà là thất bại đâu”.
            Vì thế, nếu chúng ta nhìn biết mọi sự nầy, tại sao Vua Solomon cần phải nhắc cho chúng ta nhớ chứ? Vì chúng ta cần sự nhắc nhớ, đấy là lý do tại sao. Vì hết thảy chúng ta đều sống dưới sự quyến rũ của thế giới rộng lớn với ánh đèn lập loè của nó, những trò chơi đầy sự lôi cuốn, con người xinh đẹp, cùng mọi sự hứa hẹn của thứ “đời sống tuyệt hảo” ở bên kia con đường.
            Trong những ngày gần đây, người ta thắc mắc với chúng ta là tại sao hạng người quyền lực dường như ném bỏ hết mọi ý thức và sau một đời thành công rực rỡ thì có một vụ việc thình lình đăng đàn trên TV, đài phát thanh, và khắp cả trên Internet. Thực sự là chẳng có một câu trả lời nào cho câu hỏi ấy, trừ phi phải đi ngược lại thật xa đến với Vua David, hạng người quyền lực đã bị cám dỗ bởi những phụ nữ xinh đẹp đang sẵn có cho họ, và điều đó dẫn tới mọi loại dại dột và kết cuộc là loại ứng xử mà chính những người nam người nữ đó đã thề hứa là họ sẽ không phạm phải. Đấy là một bản án thật dài được viết ra theo cách ấy để nhấn mạnh những gì còn lại, ấy là những sự cám dỗ nầy áp dụng không những cho hạng người giàu có và xinh đẹp, mà còn cho hết thảy những người còn lại như chúng ta nữa đấy. Có người không phải là hạng người xinh đẹp cũng đã làm ra những việc đáng kinh ngạc lắm. Một người có thể hy vọng rằng việc chỉ ngón tay trỏ sẽ dẫn chúng ta hết thảy đến chỗ phải tự xét mình một cách thành thật.
            Bạn không cần phải là một vị Tướng 4 sao mới thổi bung cuộc đời, sự nghiệp và gia đình mình.
            Điều nầy nghe giống như tôi đã thay đổi đề tài rồi vậy, nhưng thực sự tôi chẳng thay đổi đâu vì hết thảy mọi sự nầy chính là đề tài của Vua Solomon. Hãy nhớ tới chữ “thà” kia. Thà là hưởng một bữa ăn đạm bạc với tình yêu thương cặp theo còn hơn bữa tiệc tại nhà hàng sang trọng nhất ở Paris, uống thứ rượu thịnh soạn nhất, và vây quanh là hạng người mà bạn không thể đứng gần. Có một người đứng chận đường nói: “Ông trả tiền thì ông có cơ hội của mình ngay”. Hàng ngàn người sẽ đọc Solomon, gật đầu đồng ý, rồi đi ra và thổi tung gia đình mình bằng một vòng lựa chọn dại dột.
            Mục tiêu là, chúng ta nhìn biết mọi việc nầy là thực.

Cảm tạ là một sự lựa chọn

            Nhưng bạn không phải sống theo cách nầy. Hôm nay hãy chọn ai bạn sẽ phục sự đi, Kinh thánh chép:Ngày nay, ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi được sống. Đó là lời khuyên thật diệu kỳ, lần đầu tiên Môise đưa ra cho dân Israel, nhưng ngay cả sau khi phiêu bạt trong đồng vắng, và sau khi toàn bộ một thế hệ đã ngã chết, họ vẫn phạm phải chính những sai lầm ấy thật nhiều lần.
            Sau đó, tôi đã đọc (và lắng nghe) các thi thiên trong lúc yên tĩnh. Khi tôi đến với Thi thiên 78 (là thi thiên kể lại lịch sử của dân Israel) tôi thấy ấn tượng ở chỗ Israel cứ mãi lộn xộn và cách thức Đức Chúa Trời xét đoán họ và rồi đã tha thứ cho họ, thế rồi họ cứ phạm lại việc ấy nhiều lần.
            Bạn có thể đọc để thấu đáo cho bản thân mình. Tôi không cường điệu đâu. Rốt lại, Đức Chúa Trời là vị anh hùng thực sự của câu chuyện.
            Biết mấy lần chúng nó phản nghịch cùng Ngài nơi đồng vắng, và làm phiền Ngài trong chỗ vắng vẻ! Chúng nó lại thử Đức Chúa Trời, trêu chọc Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên (các câu 40-41).
            Người nào đã nhìn biết những gì Đức Chúa Trời đã phán, một là họ quên hay không quan tâm hoặc tưởng họ có ý hay hơn hay chỉ quyết định làm mọi việc theo đường lối riêng của họ. Sự ấy không bao giờ thành đâu. Thế rồi bạn đến với một câu rất hay như sau:
            Đoạn Ngài đem dân sự Ngài ra như con chiên. Dẫn dắt họ trong đồng vắng như một bầy chiên(câu 52).
            Đó là chúng ta đấy. Chúng ta là bầy chiên của Đức Chúa Trời. Mỗi lần bạn quanh quẹo, chúng ta đang đi theo đường riêng mình (xem Êsai 53:6). Còn lại một mình, chúng ta sẽ bị hư mất, hay chúng ta sẽ phiêu bạt quay trở lại Aicập, hoặc chúng ta sẽ khởi sự đánh nhau, hay kết cuộc chúng ta sẽ trở thành bữa ăn cho bầy sói. Chúng ta bất kham và chúng ta không thích bị dẫn đi và có khi chúng ta rơi vào chỗ ngớ ngẩn.
            Nhưng Đức Chúa Trời dẫn bầy chiên Ngài suốt con đường qua đồng vắng. Bởi ân điển Ngài, chúng ta có được an ninh, yên nghỉ và nơi trú ẩn.
            Có một phương thức “thà”để sống, nhưng nó buộc chúng ta phải tin rằng Đấng Chăn Giữ chúng ta biết rõ Ngài sẽ làm gì ngay cả khi chúng ta tưởng chúng ta có một ý hay hơn. Nếu chúng ta có đức tin và nếu chúng ta có tình yêu thương, khi ấy chúng ta có những gì chúng ta cần ngay chính giờ phút nầy. Tôi thích cách Matthew Henry nói:
             “Vì vậy, cái điều tốt hơn và đáng mơ ước, ấy là tuy có một ít của thế gian và có nó với một lương tâm tốt, để giữ mối giao thông với Đức Chúa Trời, và thưởng thức Ngài trong mối giao thông ấy, và sống bởi đức tin, hơn là có nhiều thứ quí giá nhất mà sống không có Đức Chúa Trời trong thế gian nầy".
            Matthew Henry và Vua Solomon đều nhất trí. Có những việc nầy thì tốt hơn những thứ kia. Nếu bạn có nhiều của hay nếu bạn có ít của, bao lâu bạn có Đức Chúa Trời, bạn có những gì bạn cần. Thà là có Đức Chúa Trời còn hơn là sống mà không có Ngài trong thế gian.
            Tôi để bạn lại với bài hát nổi tiếng do  George Beverly Shea sáng tác. Bài ca đó dường như khít khao với ý nghĩa sâu sắc của phân đoạn Kinh thánh chúng ta nghiên cứu hôm nay.

Thà có Chúa Jêsus hơn là có bạc vàng;
Thà thuộc về Ngài hơn là giàu không xiết kể;
Thà có Chúa Jêsus hơn là có nhiều nhà cửa, đất đai;
Tôi muốn được dẫn dắt bởi bàn tay có dấu đinh kia

Hơn là làm vua của một miền rộng lớn
Và bị kềm giữ trong sự thống trị của tội lỗi;
Tôi muốn có Chúa Jêsus hơn bất cứ điều gì
thế gian nầy ban bố cho hôm nay.

           
            Có lẽ chúng ta hết thảy sẽ thốt ra những lời lẽ đó thật lớn tiếng và khiến chúng trở thành phần ứng dụng của chúng ta về lẽ thật nầy.
            Thà tôi có Chúa Jêsus.
            Còn bạn thì sao?



Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Côlôse 4:7-8: "Bằng Hữu Đức Tin"



BẰNG HỮU ĐỨC TIN
Côlôse 4:7-18
            Khi hỏi một vài người họ cần gì nơi một người bạn, đây là những đức tính hay đặc điểm mà họ nhắc tới.
Công nhận: "Bằng hữu là người biết rõ mọi sự về quí vị và vẫn còn là bạn của quí vị".
Có trách nhiệm: "Tình bạn là một trách nhiệm, không phải là một cơ hội".
Hiểu biết: "Bằng hữu là người làm tăng thêm các đặc điểm của quí vị, và tỏ ra người có học, đàng hoàng".
Yêu thương: "Bằng hữu là người biết rõ mọi lỗi lầm của quí vị, nhưng vẫn yêu thương quí vị”.
Lắng nghe: "Bằng hữu là người chú ý lắng nghe trong khi quí vị chẳng nói một lời nào”.
Đáng tin cậy: "Một người bạn cũ thì tốt hơn hai người bạn mới".
Xứng đáng với sự tin cậy: "Trong lúc thịnh vượng bằng hữu chúng ta nhận biết chúng ta, còn trong nghịch cảnh chúng ta nhận biết bằng hữu của mình”.
Khích lệ: "Tình bạn làm tăng gấp đôi niềm vui và chia hai nỗi buồn của chúng ta".
Trung thành: "Bạn bè thật có nhiều trái tim, nhưng chỉ có một trái tim đập mà thôi”.
Cơ đốc nhân: "Bằng hữu chơn thật sẽ đẩy quí vị về phía Đức Chúa Trời, chớ không đẩy bạn ra xa Ngài đâu”.
           
Sứ đồ Phaolô nhắc tới mấy người bạn của ông kèm theo các tư tưởng và ao ước nầy. Ông kết thúc sách Côlôse bằng cách nói tới "bằng hữu đức tin” của ông.
+ Côlôse 4.7-18
            Có lẽ hết thảy chúng ta đều nghe bài hát "Friends" (Bằng hữu) trong đó phần điệp khúc hát: "Và bằng hữu là bằng hữu cho đến đời đời khi Đức Giêhôva là Chúa của họ”.
            A, câu hát thực là thơ mộng và có tính biểu tượng rất hay. Nhưng có thực như thế không? Có phải người bạn thân nhất chúng ta có thể là bằng hữu trong Chúa không?
            Hãy nhớ phần nhấn mạnh của cả sách Côlôse.
            Côlôse 1.18: “Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng”.
            "Mọi vật" nói đến tình bạn … và "đầu hàng" (vị trí thứ nhứt) nói tới mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ trước tiên và thứ hai với những người khác.
            Vì thế đây là một bài hát rất tình cảm. Bằng hữu đức tin của chúng ta là người bạn tốt nhứt mà chúng ta có.
NGƯỜI BẠN TRUNG TÍN TICHICƠ
"Biết & Yên ủi" (4.7-8)
+ Anh em rất yêu
+ Tôi tớ trung tín của Chúa
+ Bạn cùng làm việc
+ Trung thực thuật lại những việc đã xảy ra
+ Biết tình cảnh của anh em
+ Yên ủi lòng anh em
            Tichicơ vốn có sự hiểu biết và đã bày tỏ ra sự yên ủi cho những người ở xung quanh ông.
NGƯỜI BẠN TRUNG TÍN Aritạc "Bạn đồng tù" (4.10-11)
            Phaolô nhận dạng những người khác trong phân đoạn là bạn cùng làm việc, nhưng nói tới đặc điểm "bạn đồng tù" với Aritạc. Có lẽ ông là một người tình nguyện  chịu bắt bớ với Phaolô. Có lẽ trong khoảng thời gian Phaolô ngồi tù.
            Nhưng tôi có khuynh hướng tin quan niệm "bạn đồng tù" có nghĩa là Aritạc vốn hiểu những nỗi đau  của Phaolô cũng như nỗi lòng khao khát sâu sắc của ông.
I Côrinhtô 12.26: “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác cùng vui mừng”.
Châm ngôn 18.24b: “Nhưng có một bạn tríu mến hơn anh em ruột”.
NGƯỜI BẠN TRUNG TÍN Ephápra
"Chiến đấu không thôi trong sự cầu nguyện" (4.12-13)
+ Tôi tớ của Đấng Christ
+ Chiến đấu không thôi trong sự cầu nguyện
+ Khó nhọc vì anh em
            Châm ngôn 17.17: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn”.
            Ở giữa nghịch cảnh của quí vị … quí vị không muốn có một Êphápra cầu thay cho quí vị sao?
  1. Toàn vẹn
  2. Trọn niềm vâng phục
"MỌI ý muốn của Đức Chúa Trời".
Rôma 8.34: “Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa. Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta”.
Chúng ta cần có một người bạn biết cầu thay.
KẾT LUẬN
            "Achíp … Hãy cẩn thận" (4.17-18)
            Chúng ta đã nghe và đã thấy một người bạn phải như thế nào rồi. Phaolô nhận dạng thêm một người nữa mà chúng ta phải xét đến tối hôm nay, đó là Achíp.
            Phaolô khuyên người nầy phải: "cẩn thận về chức vụ mà người đã nhơn danh Chúa nhận lãnh, để làm cho thật trọn vẹn”.
            Châm ngôn 18.24a: “Người nào được nhiều bằng hữu sẽ làm hại cho mình”.
            Đây là một người rất sốt sắng … Đây là một sự thách thức. Nếu chúng ta biết chúng ta đang cần một người bạn như thế nầy, như thế nầy…thì chúng ta phải trở thành người bạn đó.
            Những người bạn thiết của mọi người là "Bằng hữu đức tin".
Amen!


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Galati 5:19-26: "Chúa Jêsus có sống ở Oak Park không?"



Chúa Jêsus có sống

Oak Park không?

Galati 5:19-26


            "Hãy làm cho xong những gì Ngài đã khởi sự, và xin ban cho con điều lòng con ao ước”, lời cầu nguyện của Anselm xứ Canterbury
            Tuần nầy, tôi có đọc quyển sách nặng ký do Donald L. Miller viết có đề tựa là Thành Phố Của Thế Kỷ. Tựa đề “Chicago và sự thành lập nước Mỹ” lần theo những ngày đầu sớm sủa của nó như một trạm buôn lông thú vắng khách cho tới sự nổi bật của nó là một thành phố cấp thế giới vào năm 1900. Một trong những chương cuối được gọi là “Nếu Đấng Christ Đến Với Chicago!” dựa theo một quyển sách với tựa đề đó được viết ra vào năm 1894 bởi William Stead. Đây là một ý niệm không tưởng của thế kỷ thứ 19, nhưng là một ý tưởng vẫn còn khuấy động sự tưởng tượng cho đến bây giờ.
            Sẽ ra sao nếu Chúa Jêsus đến với thành phố Chicago? Ngài sẽ làm gì chứ? Ngài sẽ nói gì đây? Chỉ đưa ra một câu hỏi thôi, nó sẽ đẻ ra hàng ngàn câu hỏi khác. Và lớp người trẻ hôm nay có đến hàng triệu người đã đưa ra câu hỏi qua những băng đeo tay với 4 chữ cái: WWJD (What would Jesus do?) [Chúa Jêsus sẽ làm gì đây?]
            Quan niệm về Chúa Jêsus đang bước đi trên đất hôm nay rất là ly kỳ và đầy sự kích thích. Tháng rồi, tôi đến thăm Đảo Word of Life ở Hồ Schroon, Nữu Ước. Khi tôi bước vào “Rock Dome” có tới hàng trăm thanh thiếu niên cổ vũ ở đó, tôi nhìn thấy một tấm biển gắn ở đó mà ai nấy đều nhìn xem nó: “Chúa Jêsus Đang Bước Đi Trên Hòn Đảo Nầy. Liệu bạn có gặp Ngài trong tuần lễ nầy chăng?” Thật đáng kinh ngạc khi nhìn thấy lời lẽ ấy gắn ở đó. Chúa Jêsus đã sống cách đây 2.000 năm và đã bước đi trên những con đường bụi bặm ở xứ Giuđê xưa. Có phải Ngài đang bước đi trên đất hôm nay?
            Có phải Chúa Jêsus đang sống ở Oak Park không? Mỗi lần tôi rao ra đề tựa bài giảng với hội chúng, ngay tức thì có một tiếng cười liền. Tôi tự hỏi, tiếng cười ấy có ý nghĩa gì chứ? Có phải chúng ta nghĩ Chúa Jêsus đến với Oak Park là điều rất khó chăng? Hay có phải chúng ta cho rằng dân sự của Oak Park sẽ không nghinh đón Ngài? Nếu chúng ta trả lời “no” ở đây, chúng ta sẽ nhớ rằng Ngài đã bị chối bỏ khi Ngài đến với trần gian cách đây 20 thế kỷ. Mặc dù xã hội đã tiến bộ rất lớn về tri thức và sự tinh tế, tấm lòng của con người đã chẳng có thay đổi chi hết.
            Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta là cánh cửa sau cho thắc mắc mà tôi đã đưa ra. Ở Galati 5:19-26, chúng ta được mời phải xem xét hai phương thức sống khác nhau. Một phương thức được gọi là các “hành động của bản tánh tội lỗi” hoặc “công việc của xác thịt”. Phương thức ấy mô tả thể nào là cuộc sống không có Đức Chúa Trời!?! Hay nói theo cách khác, sống bởi xác thịt là điều đang xảy ra khi bạn quyết định bước theo đường lối riêng của mình trọn đời.
            Còn phương thức sống kia được gọi là “trái của Thánh Linh”. Phương thức ấy mô tả một cuộc sống đầy dẫy với quyền phép siêu nhiên và được cai quản bởi các đức tính chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời mà thôi.
            Chúng ta được mời ở trong phân đoạn Kinh thánh nầy phải xem xét phương thức mà chúng ta đang sinh sống. Chúng ta đang đi theo con đường nào? Xác thịt hay Thánh Linh? Sống hay chết? Quyền phép siêu nhiên hay liên tục chìu theo bản ngã? Như chúng ta sẽ thấy, sống bởi xác thịt là tự nhiên và thậm chí dễ dàng theo nhận định cho rằng chúng ta bị kéo theo chiều hướng đó. Nếu chúng ta muốn sống theo Thánh Linh, chúng ta có một số lựa chọn phải đưa ra, những sự chọn ấy chẳng dễ chịu chút nào. Và chúng ta phải đưa ra chúng mỗi ngày. Nhưng khi chúng ta chọn sống theo quyền phép của Thánh Linh, có một việc siêu nhiên đang xảy ra.
            Chúa Jêsus có sống nơi bạn đang sống không? Hãy giữ phần đọc Kinh thánh nhé. Câu trả lời nương vào bạn đấy.

I. Công Việc Của Xác Thịt (các câu 19-21).

            “Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời (Galati 5:19-21).
            Bảng danh mục nầy thật dài và gây nãn lòng  có một số ý đồ. Một sự tra xét kỹ càng cho thấy rằng những tội lỗi đa dạng dường như rơi vào bốn phạm trù. Thứ nhứt, có những tội lỗi về tình dục: gian dâm, ô uế, luông tuồng. Chữ đầu tiên đề cập đến bất kỳ hoạt động tình dục nào ở ngoài hôn nhân và kể cả tình dục tiền hôn nhân, đồng tính luyến ái, và tất cả các hình thức khiêu dâm. Ô uế nói tới tánh khao khát bên trong muốn thử các lãnh vực nầy. Đấy là những lãnh vực mà nhiều người sẽ làm nếu họ nghĩ họ không hề bị cuốn vào. Luông tuồng đôi khi được dịch là “dâm dục”. Từ nầy mô tả một thái độ trắng trợn nói rằng: “Tôi sẽ phô bày hành vi dục vọng của tôi cách công khai và tôi bất chấp ai nghĩ gì về việc đó”.
            Thứ hai, có những tội lỗi về mặt tôn giáo: thờ hình tượng và phù phép. Thờ hình tượng là một từ ngữ rộng đề cập tới bất cứ điều chi tốt đẹp trở nên quan trọng hơn Đức Chúa Trời. Nó đề cập tới thứ tình cảm quá mấu về tiền bạc hay của cải hoặc sự nghiệp hay thậm chí người nào trở nên quan trọng đối với bạn hơn Đức Chúa Trời. Phù phép dịch một từ Hylạp có liên quan tới chữ “pharmacy” [phòng bào chế] trong Anh ngữ. Từ nầy bao gồm lạm dụng ma túy, ma thuật, phù phép, gọi hồn, luân hồi, tà thuật, và nói chung những gì chúng ta gọi là Phong Trào Kỷ Nguyên Mới.
            Thứ ba, có thứ tội lỗi về mặt xã hội như thế nầy: thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ. Thù oán mô tả một sự thù nghịch bóp méo mọi mối quan hệ của con người. Tranh đấu có nghĩa là bạn không đi cùng chiều được với người nào đó. Ghen ghét, ý nói bạn muốn những gì họ đang có. Buồn giận nghĩa là bạn không giữ được tánh khí của mình và rồi đưa ra lời cáo lỗi vì đã như thế. Bất bình mô tả một người muốn có nhiều hơn là mình đang có, không thấy thỏa lòng. Bè đảng nói tới người thích gây ra rắc rối. Bè đảng được dựng nên bởi những kẻ khéo gây rắc rối. Ganh gổ là một tội lỗi xấu xa, nó nói: “Tôi muốn thứ bạn có và tôi muốn bạn không có thứ ấy”. Khi các tội lỗi nầy xuất hiện, mối quan hệ của con người bị phá hỏng và tan vỡ.
            Thứ tư, có những tội lỗi quá độ: say sưa và mê ăn uống. Say sưa không những nói tới việc lạm dụng rượu chè, mà còn nói tới việc không thể kiểm soát được tính hủy diệt, thống trị của nó nơi đời sống  của một người. Mê ăn uống là một từ ngữ đôi khi được dịch bởi từ “chè chén vui chơi”. Bạn sẽ gọi từ ấy là “tiệc tùng liên miên”. Chắc chắn từ ngữ nầy áp dụng vào những thứ như bạn bè tiệc tùng, tiệc cuối tuần, tiệc tùng say sưa, tiệc tùng lúc ba mẹ không có ở nhà, tiệc tùng sau giờ làm việc, tiệc Năm Mới, và cứ thế. Đây là những buổi họp mặt có kết hợp với rượu, phô trương, làm giảm đi ức chế, và chắc chắn phi luân về tình dục nữa.
            Ở câu 21, Phaolô nói thêm cụm từ “cùng các sự khác giống như vậy”, cụm từ nầy có ý nói danh sách nầy là gợi ý, chưa đầy đủ. Có nhiều “việc làm xác thịt” khác nữa. Tuy nhiên, dầu bảng danh sách có dài đấy, các tội lỗi nầy là “hiển nhiên”. Sống bởi xác thịt luôn luôn tạo ra những kết quả xấu. Nếu bạn quyết định bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi đời sống  của mình, bạn sẽ không thể tránh được mọi hậu quả. Điều chi có ở trong lòng tự nó sẽ tỏ ra trong đời sống của bạn (một là tốt hơn hay là tệ hại hơn) chẳng chóng thì chày. Mọi sự bị che kín một ngày kia sẽ lậu ra. Bạn không thể che giấu xác thịt ở dưới bức màn tôn giáo và đạo đức, nó sẽ chẳng bị che kín mãi được.
            Điểm quan trọng nhất cần phải lưu ý, ấy là các thứ tội lỗi nầy đánh dấu một đời sống chưa được tái sanh. Khi Phaolô nói rằng ai làm những việc thể nầy sẽ không hưởng được Nước của Đức Chúa Trời, ông đề cập tới không phải một hành động thôi đâu, mà là toàn bộ phương thức sống. Đến cuối cùng, bạn có thể có xác thịt hay bạn có thể có Nước của Đức Chúa Trời, song bạn không thể có cả hai được. Chúng là thứ loại trừ lẫn nhau. Hạng người tà dâm và giết người và thờ lạy hình tượng sẽ không được lên thiên đàng. Vì vậy, người nào có đời sống bị đánh dấu bằng thù hận và ganh ghét cũng sẽ không được lên đó. Trong khi sự thực cho thấy hết thảy chúng ta đều rơi vào các thứ tội lỗi nầy lúc nầy hay lúc khác, Cơ đốc nhân thực cảm thấy sức thuyết phục của Đức Thánh Linh và chắc chắn chúng ta một lần nữa xây lòng mình hướng về thiên đàng. Có một ý thức rất thực, trong đó việc loại trừ ra khỏi thiên đàng là trách nhiệm của con người. Họ sẽ không đến với Đức Chúa Trời vì họ yêu mến sức lôi kéo của xác thịt quá nhiều. Con người ưa thích sự tối tăm hơn sự sáng vì mọi việc làm của họ là xấu. Người nào đi địa ngục chính là những người đã chọn đi đến đó.
            Thiên đàng sẽ được hưởng bởi từng người nào có thiên đàng trong linh hồn họ. Người nào sống như địa ngục một ngày kia sẽ sống trong địa ngục.

II. Trái Thánh Linh (các câu 22-23).

            Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó (Galati 5:22-23).
            Nhưng còn có phương thức sống khác. Phaolô gọi phương thức ấy là “trái Thánh Linh”. Chín thứ ơn ở đây được liệt kê ra giống như một chùm nho vậy. Đây không phải là “thành quả” của Đức Thánh Linh mà đơn giản là “trái” của Thánh Linh. Khi Đức Thánh Linh được tự do tể trị trong tấm lòng của chúng ta, những thứ ơn nầy là kết quả siêu nhiên của công tác Ngài ở trong chúng ta.
            Theo truyền thống, phẩm chất chín bổn tánh nầy được chia ra thành 3 “bộ ba”. Thứ nhứt, có ba phẩm chất kết chúng ta hiệp với Đức Chúa Trời: yêu thương, vui mừng và bình an. Yêu thương nói tới loại tình cảm tỏ ra cùng người khác mà không nghĩ tới điều chi sẽ nhận lãnh trở lại. Vui mừng là lạc quan tin kính dầu đang ở trong hoàn cảnh đầy thử thách. Bình an  là sự thỏa lòng tin kính bất chấp mọi cảnh ngộ của chúng ta. Theo ý nghĩa sâu sắc nhất, các thứ ơn nầy đến từ Đức Chúa Trời và đưa chúng ta trở lại với Ngài.
            Bộ ba thứ nhì các phẩm chất chìa tay ra với những người ở chung quanh chúng ta: nhịn nhục, nhân từ và hiền lành. Nhịn nhục dược dịch rõ hơn bởi cụm từ truyền thống “nhẫn nại”. Nó nói tới sự nhịn nhục can đảm bền bĩ với thời gian trong các hoàn cảnh khó khăn. Nhân từ đề cập tới một tánh khí giàu ơn đối cùng tha nhân. Hiền lành là yêu thương trong hành động.
            Bộ ba thứ ba bao gồm ba phẩm chất mô tả bổn tánh bề trong của chúng ta: trung tín, mềm mại và tiết độ. Trung tín ý nói tới một việc như “đáng tin cậy”. Người nào với đức tính nầy luôn giữ lời nói, lời hứa, và lời thề của mình. Mềm mại thường được dịch là “nhu mì”, chữ nầy không có nghĩa là “yếu đuối” nhưng thay vì thế “sức mạnh của tôi đặt dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời”. Đây là khả năng đáp ứng với sự tử tế khi bị khiêu khích, lúc bạn bị cám dỗ phải bung ra. Tiết độ là “mọi ước muốn của tôi đặt dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời”. Đặc biệt nó nói tới những khoảnh khắc cám dỗ kia, khi chúng ta muốn đi đâu đó hay làm việc gì đó hoặc thử một việc hay nhìn vào một việc mà chúng ta biết là sẽ chẳng có gì tốt đẹp cho chúng ta. Tiết độ cũng nói tới thời điểm chúng ta phá vỡ một mối quan hệ mà chúng ta biết nó không dẫn chúng ta tới chỗ mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải tới.
            Tôi thấy rất là nâng đỡ khi sánh mọi “việc làm” của xác thịt với “trái” của Thánh Linh. Rõ ràng, có một sự khác biệt rất lớn trong hai phạm trù — không những ở kết quả của chúng mà còn ở khởi đầu của chúng nữa. Trái ra từ sự sống và sự sống ra từ Đức Thánh Linh. “Trái” của Thánh Linh chỉ khả thi khi chúng ta cộng tác với Đức Thánh Linh, là Đấng đang ngự bên trong chúng ta. Nói theo cách khác, chúng ta tạo ra “việc làm của xác thịt” còn “trái Thánh Linh” được tạo ra trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh khi chúng ta cộng tác từng ngày một với Ngài.
            Khi chúng ta xem xét hai phương thức sống nầy, sự xem xét ấy giúp nhớ lại rằng xác thịt tạo ra chỉ có tội lỗi; nó không thể tạo ra một đời sống được thay đổi. Nếu chúng ta muốn “trái Thánh Linh”, chúng ta có thể có trái ấy, song chúng ta phải gán cho Đức Chúa Trời về trái đó. Nghĩa là, chúng ta phải tìm kiếm nó, cầu xin để có nó, rồi đem thân thể mình phục theo Đức Chúa Trời để chúng ta có thể có nó. Khi còn lại chỉ có chính mình, chúng ta sẽ tạo ra “việc làm của xác thịt”. Chỉ khi Đức Chúa Trời mới bước vào đời sống chúng ta, chúng ta mới khám phá ra “trái của Thánh Linh”.

III. Ý muốn của Đức Chúa Trời cho cuộc sống hàng ngày (các câu 24-26).

            Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta với ba câu đặt ở trước mặt chúng ta sự thách thức của việc chối bỏ xác thịt và sống theo quyền phép của Đức Thánh Linh. Sau khi tỏ ra cho chúng ta thấy hai phương thức sống, Phaolô giờ đây tỏ ra cho chúng ta thấy làm thế nào mỗi ngày chúng ta chọn lấy con đường đúng đắn. Lời khuyên của ông rất đơn sơ — nhưng không phải bước theo cách dễ dàng đâu. Nếu bạn muốn “trái Thánh Linh”, bạn có thể có trái ấy, nhưng trái ấy sẽ chẳng đến một cách rẻ rúng đâu.
A. Luôn đóng đinh xác thịt lên thập tự giá (câu 24).
            Vả, những kẻ thuộc về Đức Chúa Jêsus Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi (Galati 5:24).
            Phần chú giải hay nhất mà tôi đã đọc về câu nầy là từ phần chú giải của Mục sư John Stott. Ông chỉ ra rằng câu nầy hoàn toàn khác với Galati 2:20. Trong câu ấy, Phaolô nói chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ. Nhưng ở Galati 5:24, chúng ta thực hiện việc đóng đinh lên cây thập tự. Những gì ông muốn nói là đây: Khi bạn đến với Đấng Christ, bạn nói với lòng mình: “Ta không muốn sống trong quyền lực của xác thịt nữa. Ta mệt mõi lắm về tội lỗi, thất bại, thỏa hiệp và sống cho bản thân mình. Ta sẽ không bước đi trên con đường tội lỗi nữa”. Bằng việc đến với Đấng Christ, về mặt biểu tượng bạn đã đóng đinh chính xác thịt mình lên thập tự giá của Đấng Christ. Bạn thực hiện một sự phá vỡ dứt khoát với chính các khuynh hướng tội lỗi của bạn rồi nói với xác thịt bạn: “Ngươi sẽ chẳng còn cai trị ta nữa! Từ giờ trở đi, Đấng Christ sẽ là Chủ của ta!” Đấy là những gì sự biến đổi muốn nói tới. Bạn cầm lấy cây búa rồi đóng đinh “tình dục và dâm dục” mình lên thập tự giá.
            Và phần nhiều người trong chúng ta đã nói: “Thế đấy”. Chúng ta tưởng chúng ta đã giải quyết xong với xác thịt. Song sự thể không tác động theo cách ấy đâu. Đóng đinh trên thập tự giá là một phương tiện chết chóc đã được vạch ra để cho người ta chết từ từ và đau đớn lắm. Đôi khi kẻ bị xét đoán bị treo trên cây thập tự nhiều ngày trước khi sau cùng gục chết. Cũng thực như thế với xác thịt của chúng ta. Mặc dầu chúng ta đã đóng đinh nó khi chúng ta đến với Đấng Christ, nó chưa hẳn chết đâu. Nan đề thực sự của chúng ta, ấy là khi xác thịt kêu nài với chúng ta, chúng ta muốn đi ngược về thập tự giá, nới lỏng mấy cây đinh, rồi bắt đầu đem xác thịt xuống khỏi thập tự giá.
            Chính xác đấy là những điều chúng ta không nên làm. Sau khi đã đóng đinh xác thịt lên thập tự giá, chúng ta phải đóng đinh nó vào thập tự giá chết chóc kia thật nhiều lần. Đây là một phần của những gì Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài gọi các môn đồ Ngài phái vác lấy thập tự giá của họ để đi theo Ngài “mỗi ngày”. Chúng ta đã chết đối với tội lỗi và chúng ta phải chết đối với tội lỗi thật nhiều lần. Mục sư Martin Luther sánh xác thịt với bộ râu của một người. Điều chi xảy ra khi bạn cạo râu vào thứ Hai? Râu mọc lại vào thứ Ba. Nếu bạn cạo râu vào ngày thứ Ba, nó sẽ mọc lại vào ngày thứ Tư. Nếu bạn thôi không cạo râu nữa (trong một vài ngày), không bao lâu bạn sẽ thấy râu mọc khắp trên mặt của mình. Đóng đinh xác thịt trên thập tự giá thì giống như thực hiện việc cạo râu mỗi ngày vậy.
            Mục sư John Stott hoàn toàn thật hùng biện ở chỗ nầy. Nếu chúng ta chịu bước theo Đấng Christ, chúng ta phải tàn bạo với xác thịt của mình. Quá nhiều người trong chúng ta vuốt ve tội lỗi của mình và rồi lấy làm lạ tại sao chúng ta phải nhượng bộ. Chúng ta bào chữa cho xác thịt của chúng ta và tỏ ra kinh ngạc khi thấy xác thịt điều khiển lời nói và việc làm của chúng ta.
            Đừng nhát gừng nữa!
            Đừng bào chữa nữa!
            Đừng nuông chìu xác thịt của bạn nữa!
            Cần phải có một sự chối bỏ không thương xót  và thỏa hiệp chi hết đối với tội lỗi. Chúng ta tự mình bước đi là không dễ dàng. Đừng nắn nót móng tay nữa. Thay vì thế, từng ngày một bởi ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta phải cầm lấy cây búa đức tin và những mũi đinh tin quyết thực sự rồi đóng xác thịt mình lên cây thập tự chết chóc kia một lần nữa. Chúng ta đã tuyên chiến với tội lỗi; không còn có thì giờ để mà thương thuyết nữa.
B. Hãy bước đi theo Thánh Linh (câu 25).
            Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy (Galatians 5:25).
            Cụm từ “bước theo” là một thuật ngữ quân sự mô tả một người lính đang đứng trong hàng. Có nhiều người lính khác đứng trước, sau, trái, phải của anh ta. Đôi mắt của anh ta phải ngó thẳng tới trước về phía sĩ quan chỉ huy mình. Khi lịnh di chuyển được ban ra, anh ta bước tới trước cùng lúc với những người đồng đội của mình, theo lịnh lạc của chỉ huy mình. Bất cứ đâu viên chỉ huy anh ta đi, anh ta sẽ bước theo đó. Anh ta không cần phải hiểu, anh ta chỉ tuân lịnh mà thôi. Và khi viên chỉ huy hét lên: “Đàng sau, bước!” anh ta đổi hướng rồi đi theo hướng ngược lại.
            Để trở thành một người lính giỏi, bạn không nên tụt hậu ở đàng sau và bạn không phải tiến tới phía trước. Bạn “bước theo” khi bạn đi theo cấp chỉ huy mình bất cứ đâu anh ta đi. Đây là hình ảnh thật tuyệt vời nói tới đời sống Cơ đốc. Chúng ta không được kêu gọi để hiểu rõ mọi sự mà Quan Tướng Đạo Binh Cứu Rỗi sẽ lo liệu cho chúng ta. Chúng ta không cần phải biết hết từng chi tiết trong Kế Hoạch Hành Quân và chúng ta không cần phải biết rõ chúng ta sẽ đi đâu vào ngày mai. Bổn phận duy nhứt của chúng ta là nhảy ra khỏi gường, quì gối xuống, rồi thưa với Chúa của các đạo binh rằng chúng ta đang báo cáo nhiệm vụ. Khi ấy, chúng ta chỉ bước theo từng bước cả ngày bất cứ đâu Ngài dẫn dắt. Một số ngày sẽ điều quân qua đồng cỏ xanh tươi dưới bầu trời xanh lơ với nhiều lần dừng quân để uống nước và nghỉ ngơi. Nhiều ngày khác chúng ta sẽ ra quân dưới bầu trời đầy mây qua những trũng sâu mà chẳng có được một phút nghỉ ngơi. Và có khi sự kêu gọi sẽ đến để mạo hiểm vào bóng tối tăm, ở đó chúng ta phải tin cậy Chúa chúng ta đưa chúng ta an toàn ra chỗ sáng láng một lần nữa.
            Từng ngày một, từng bước một, chúng ta luôn luôn nhìn, nghe, quan sát để thấy nơi mà Chúa đang dẫn dắt chúng ta tới. Khi tôi nghiên cứu câu nầy, lời lẽ của một bài thánh ca xưa thoạt đến trong trí:
            Lạy Chúa, dịu dàng thay chúng con nghe thấy tiếng kêu gọi của Ngài: “Hãy đến mà theo Ta!”
            Chúng con nhìn thấy dấu chơn Ngài đang dẫn dắt chúng con.
            Dấu chơn của Chúa Jêsus, làm cho con đường ra sáng sủa;
            Chúng con sẽ noi theo dấu chơn dẫn dắt của Chúa Jêsus.
            Dầu chúng dẫn qua núi non giá lạnh, tối tăm, tìm kiếm bầy chiên của Ngài;
            Hay dọc theo dòng duối Silôam, giúp đỡ cho kẻ yếu đuối.
            Dấu chơn của Chúa Jêsus, làm cho con đường ra sáng sủa;
            Chúng con sẽ bước theo dấu chơn của Chúa Jêsus bất cứ đâu chúng dẫn dắt.
            Sau cùng, Ngài gặp gỡ chúng ta khi con đường dẫn lên cao,
            Chúng con sẽ yên nghỉ nơi các dấu chơn kia kết thúc ở ngôi của Ngài.
            Dấu chơn của Chúa Jêsus, làm cho con đường ra sáng sủa;
            Chúng con sẽ bước theo dấu chơn của Chúa Jêsus bất cứ đâu chúng dẫn dắt.
            Ngày kia, có người đang trò chuyện với người bạn thì có một khách lạ đi ngang qua họ. “Người ấy ở trong quân đội” anh ta nói: “Tôi biết là người lính do cách bước đi của người ấy”. Thế gian cần phải nhìn biết rằng chúng ta đang ở trong quân đội của Chúa bởi phương thức của chúng ta bước đi. Nếu người ta bị sốc khi khám phá ra lúc tang lễ bạn là một Cơ đốc nhân, khi ấy bạn đã bước theo cấp lãnh đạo không đúng rồi.
C. Giữ tấm lòng bạn sao cho ngay thẳng đối cùng tha nhân (câu 26).
            Chớ tìm kiếm danh vọng giả dối mà trêu chọc nhau và ghen ghét nhau (Galati 5:26).
            Câu cuối cùng nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta mau mắn rơi vào trò chơi so sánh là dường nào. Nếu bạn muốn bước theo Thánh Linh, sống theo Thánh Linh và có trái Thánh Linh, hãy giữ mắt nhìn xem Chúa Jêsus, đừng nhìn vào người ta bên trái hay bên phải của bạn. Chỉ nhìn xem Cứu Chúa và mọi sự sẽ đều suông sẻ hết. Nếu bạn nhìn vào bạn hữu mình (trêu chọc, ghen ghét nhau), khi ấy bạn không còn nhìn xem Chúa Jêsus nữa. Và nếu bạn nhìn chăm chăm nơi Chúa, thế thì bạn sẽ không có thì giờ để lo lắng về ai khác. Hãy giữ mắt bạn nhìn xem Chúa Jêsus. Đấy là việc chủ yếu.
            Khi chúng ta đến với phần kết của sứ điệp, tôi quả quyết với tư tưởng rằng “trái Thánh Linh” đang sẵn có cho hết thảy chúng ta. Không một ai cần bước đi trên con đường của xác thịt. Hết thảy chúng ta đều có một sự lựa chọn phải đưa ra và chúng ta phải đưa nó ra mỗi ngày. Và phần lớn chúng ta đều phải đưa ra sự lựa chọn ấy cả trăm lần trong một ngày. Liệu chúng ta sẽ bước đi trên con đường của xác thịt, chìu theo những ham muốn của chúng ta rồi tạo ra “việc làm xấu của xác thịt” mà Phaolô nhắc tới trong phân đoạn Kinh thánh nầy không? Hay chúng ta sẽ bước theo Thánh Linh và đồng bước đi với Đức Thánh Linh, bước theo sự dẫn dắt của Ngài từng phút một, để cho Ngài tạo ra “trái” của Ngài trong chúng ta?
            Tôi bắt đầu bài giảng nầy bằng cách hỏi: Chúa Jêsus có sống ở Oak Park không? Tôi nghĩ tôi nên mở rộng câu hỏi khi hỏi: Chúa Jêsus có sống ở Chicago không? Ở Công Viên Elmwood không? Ở Cicero không? Ở Berwyn không? Ở Park Ridge không? Ở Elmhurst không? Ở Wheaton không? Ở Harvey không? Ở Orland Park không?
            Bạn là người duy nhứt từng đọc Kinh thánh.
            Bạn là người duy nhứt từng nhìn biết Chúa Jêsus.
            Có phải Chúa Jêsus sống nơi bạn đang sinh sống không? Câu trả lời thực sự là, tùy vào bạn đấy.
            Lạy Chúa Jêsus, xin tha thứ cho chúng con vì đã xem nhẹ đặc ân giới thiệu Ngài cho thế gian. Vì quá lâu rồi, chúng con đã sống với một chân trong thế gian và một chân trong Hội thánh. Xin giúp chúng con biết sống để không một ai có thể hồ nghi lòng trung thành của chúng con. Nguyện sự làm chứng của chúng con rõ ràng đến nỗi mọi người đều thấy rõ rằng chúng con đang bước theo Ngài. Nguyện những ai quan sát chúng con đều nhìn thấy Chúa Jêsus đang ở trong chúng con. Amen.