Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Mathiơ 16:21-23: "Cơ Đốc Nhân Nhơn Đức..."


Cơ đốc nhân nhơn đức 
có khi làm công việc của ma quỉ
– Mathiơ 16:21-23
“Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta!” (Mathiơ 16:23)
Mọi sự về câu chuyện nầy dường như rất kỳ lạ. Trước tiên, Phierơ can gián Chúa Jêsus, và kế đó Chúa Jêsus quở trách Phierơ. Đây là cách nói gay gắt nhất mà Chúa Jêsus từng sử dụng. Mặc dù Ngài sử dụng nhiều cách nói bóng bẫy khi Ngài chỉ trích người dòng Pharisi (Mathiơ 23), ông không hề gọi họ là “Satan”. Về vấn đề đó, mặc dù Kinh thánh nói Satan đã nhập vào Giuđa (Giăng 13:27), Chúa Jêsus chưa hề gọi ông ta là “Satan”.
Phierơ là người duy nhứt Chúa Jêsus từng gọi là “Satan”
Thời điểm làm cho toàn bộ câu chuyện nầy thậm chí còn đặc biệt hơn nữa. Trong mấy câu đi trước, Phierơ vừa thốt ra câu nói rực rỡ đức tin: “Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống” (câu 16). Chúa Jêsus đã đáp ứng với lời khen ngợi rất sâu sắc của chính Ngài: 
– Ngươi có phước đó (câu 17).
– Ngươi không học biết sự nầy từ con người, mà từ Đức Chúa Trời (câu 17).
– Ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy (câu 18).
– Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi (các câu 19-20).
Từ cao điểm nầy, Chúa Jêsus bắt đầu vén bức màn tương lai lên cho họ (câu 21):
  – Ngài phải đi lên thành Jerusalem.
– Ngài phải gánh chịu nhiều việc nơi tay các cấp lãnh đạo người Do thái.
– Ngài phải bị giết.
  – Ngài phải sống lại vào ngày thứ ba.
Nan đề của chúng ta gần như bắt nguồn từ sự thực là mọi sự nầy đều là những tin tức cũ rích đối với chúng ta. Nếu bạn là một Cơ đốc nhân trong bất kỳ thời đại nào, bạn biết rõ câu chuyện nói tới Ngày Thứ Sáu Tốt Lành và Lễ Phục Sinh. Và thậm chí nếu bạn chưa phải là một Cơ đốc nhân, có lẽ bạn nhìn biết đề cương tổng quát rồi. Vì vậy bất luận chúng ta đọc câu chuyện nầy như thế nào, thì đấy chẳng phải là “những tin tức mới mẻ” cho chúng ta. Chúng ta đã nghe tin tức ấy nhiều lần trước đây. Và nan đề nằm trong đó. Các môn đồ đã nghe câu chuyện nầy lần đầu tiên. Và tư tưởng về Thầy của họ sẽ bị giết tại thành Jerusalem chỉ làm cho họ phải do dự mà thôi. Họ chẳng có một phạm trù nào về việc ấy cả. Không ai lại đi suy nghĩ như thế hết.

Nếu chúng ta sống theo cấp độ tình cảm, chúng ta có thể thấy bản thân mình chắc chắn đang chống đối Chúa Jêsus. 

Ngài nói cho họ biết những tin xấu và họ không thể nắm bắt được tin đó.
Họ cũng chẳng có phạm trù nào cho việc ấy nữa. 
Trong câu chuyện tương đương ở sách Mác (Mác 8:31-33), ông nói thêm rằng Chúa Jêsus đã phán “tỏ tường” về cuộc tương lai, nghĩa là Ngài không chút dè dặt nào hết, không bọc đường nó, không nói: “Đúng, có chút ít rắc rối tại thành Jerusalem”. Không một điều gì giống như thế cả.
Không một điều gì trong đó có ý nghĩa. Vì vậy, Phierơ đã làm những gì chúng ta làm chung chung khi chúng ta nghĩ ai đó chúng ta yêu thương đang “nói năng điên rồ”. Ông kéo Chúa Jêsus ra một bên để ông có thể sửa ngay Ngài lại.
Ông nói: “Chúa ơi, không bao giờ! Điều nầy sẽ không bao giờ xảy đến cho Ngài đâu!”
Hai lần ông nói với Chúa Jêsus “không bao giờ”

Hết thảy chúng ta một là trèo lên thiên đàng bằng ân điển của Đức Chúa Trời hoặc sa vào địa ngục bằng chính sức riêng của mình. 

Nói như thế thì y như ông nghĩ Chúa Jêsus đã mất trí mình trong một lúc. Tôi nghĩ ông có ý muốn nói: “Lạy Chúa, đừng lo về việc ấy mà chi. Có 12 người chúng tôi đây. Chúng tôi sẽ giữ cho Ngài được an toàn. Họ phải bước qua xác chúng tôi thì mới bắt được Ngài”. 
Nhưng bạn không thể quanh quẫn mãi được. Ông đã “can gián” Con của Đức Chúa Trời. Đây không phải là một động thái tốt dành cho một môn đồ có nhiều tham vọng của Đấng Christ. 
Tại sao ông làm như thế?
Vì vậy, chúng ta hãy dừng lại để đưa ra thắc mắc thứ nhứt của chúng ta. Tại sao ông làm như thế? Phierơ đang suy tính gì khi ông kéo Chúa Jêsus qua một bên rồi can gián Ngài?
Thứ nhứt, ông làm thế là vì ông yêu mến Chúa Jêsus và muốn miễn cho Ngài nỗi đau của việc bị đóng đinh trên thập tự giá. Chắc chắn điều nầy phải được tính đến là đáng khâm phục một khi cảm xúc sai lầm. 
Thứ hai, ông không hiểu rõ chương trình của Đức Chúa Trời. Nhận định của Phierơ về Chúa Jêsus là: “Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống” không bao gồm sự xấu hổ và nổi kinh hãi của việc bị đóng đinh công khai vào thập tự giá. Đây là sự nghịch lý của Phierơ tại điểm nầy. Giống như những giây trước đó ông đã đưa ra một trong những lời tuyên bố trịnh trọng nhất mà bất cứ ai từng đưa ra. Song trong lý trí ông, ông chẳng có một phạm trù nào dành cho “người tôi tớ chịu thương khó” hay “Con của Đức Chúa Trời bị đóng đinh trên thập tự giá” cả. Ông không thể nắm bắt được thể nào một người nhơn đức, thánh khiết, tinh sạch và công bình như Chúa Jêsus, Đấng Mêsi được hứa cho của Israel, lại chịu thương khó và chịu chết như một tội nhân tầm thường. 
Thứ ba, ông tưởng ông biết rõ ý muốn của Đức Chúa Trời nhiều hơn Chúa Jêsus. Ở điểm nầy, ông đứng trực tiếp trong sự chống đối với chương trình của Đức Chúa Trời hòng đem sự cứu rỗi đến cho thế gian. Chúng ta không xem thường vấn đề nầy được. Phân đoạn Kinh thánh nói rằng ông đã “can” Chúa Jêsus. Điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả đâu. Bạn đừng đi quanh đấy mà can gián Con của Đức Chúa Trời. Trong Cựu Ước, có người đã bị chết vì loại thiếu tôn kính ấy. 
Thứ tư, ông muốn một vương quốc mà chẳng có thập tự giá. Và ai dám đổ thừa cho ông chứ? Chúng ta có thể hiểu qua loa bị đóng đinh trên thập tự giá có ý nghĩa như thế nào đối với người Do thái trong thế kỷ đầu tiên. Đây là một công cụ hành hình công khai. Có lẽ hành hình treo cổ sẽ là lối hành hình tương đương hiện đại nhất dành cho hạng nô lệ. Ngày nay chúng ta mang lấy những cây thập tự sáng chói, rực rỡ để tưởng nhớ cái chết của Chúa Jêsus. Không một người Do thái nào đã hiểu rõ một việc như vậy cả. Đối với họ thập tự giá có nghĩa là cái chết tàn bạo, công khai, đẩm máu, đau đớn, thống khổ, xấu hổ. Nếu chúng ta muốn có một đối tác hiện đại với thập tự giá, chúng ta nên treo một tấm hình nói tới phòng hơi ngạt của trại Auschwitz ở phía trước nơi thánh của chúng ta. Hay đặt một cái thòng lọng ở đó. Hoặc một cái ghế điện với một người gục chết trong đau khổ – gương mặt bị bao phủ, khói bốc lên từ đầu của người ấy. Chính tư tưởng ấy làm cho chúng ta phải kinh tởm. Nhưng đấy là ý nghĩa thập tự giá đối với Chúa Jêsus.

Nếu chúng ta muốn một đối tác hiện đại với thập tự giá, chúng ta nên treo một tấm hình nói tới phòng hơi ngạt ở trại Auschwitz ở phía trước nơi thánh của chúng ta. 

Không có gì là lạ hết khi Phierơ can gián Ngài. 
Và rồi Chúa Jêsus quở trách Phierơ nhưng với một sự khác biệt. Chúa Jêsus đã quở trách ông cách công khai. Mác nói rõ rằng Chúa Jêsus đã xây lại ngó môn đồ khi Ngài phán cùng Phierơ: “Hỡi quỉ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta!” 
Lần thứ nhứt, Ngài gọi ông là “đá”.
Mấy giây sau đó Ngài gọi ông là Satan.
Tại sao Chúa Jêsus gọi ông là Satan?
Điều nầy dẫn tới thắc mắc thứ hai của chúng ta. Tại sao Chúa Jêsus sử dụng lối nói mạnh mẽ như thế chứ? Tại sao Ngài gọi Phierơ là “Satan"?
Trước tiên, Phierơ phạm vào tội mật thiết giả dối và giả định dốt nát. Chúng ta đừng bỏ qua văn mạch. Sau những việc lạ lùng mà Chúa Jêsus đã phán với Phierơ, tôi hình dung nó phải xâm nhập vào cái đầu của ông. Có lẽ ông đã “cảm thấy vênh váo” đôi chút. Rốt lại, nếu ông là hòn “đá” và có “chìa khóa của vương quốc” (dù rằng các chìa khóa ấy được ban cho các vị sứ đồ, chớ không hẳn cho Phierơ đâu, và chúng hoàn toàn thuộc về cả Hội thánh), chắc chắn ông có quyền đưa Chúa Jêsus qua một bên rồi thể hiện đôi chút “sắt mài nhọn sắt”, người nầy giúp đỡ cho người kia, kiểu như thế đó. Nhưng ông hoàn toàn lạc lỏng trong những gì ông đã làm.
Thứ hai, Chúa Jêsus vốn biết rõ Satan đã đứng ở đàng sau lời lẽ có ý tốt song sai lầm của Phierơ. Chương trình của Satan dành cho Chúa Jêsus luôn luôn là tránh né thập tự giá. Trong đồng vắng, hắn đã đưa Chúa Jêsus lên ngọn núi cao, hiến cho Ngài mọi nước thế gian nếu Ngài (Chúa Jêsus) chỉ sấp mình xuống và thờ lạy hắn (Satan). Đây là một sự cám dỗ có sức quyến rũ. “Jêsus ơi, sao phải nếm trải nổi đau và sự xấu hổ của thập tự giá chứ? Hãy thờ lạy ta thì ta sẽ ban cho ngươi mọi nước thế gian”. Mặc dầu Phierơ không nhận ra mình bị Satan sử dụng, thực sự ông đang thực thi công việc cám dỗ của hắn bằng cách nổ lực giữ Chúa Jêsus không bước lên thập tự giá.

Ngay cả sự thù ghét thậm tệ của cấp lãnh đạo Do thái cũng đã làm ứng nghiệm chương trình đời đời của Đức Chúa Trời. 

Thứ ba, Chúa Jêsus vốn biết rõ Ngài phải bước lên thập tự giá để cung ứng ơn cứu rỗi cho thế gian. Đó là lý do tại sao Chúa Jêsus đã sử dụng từ ngữ “phải”. Ngài “phải” đi đến thành Jerusalem, ở đó Ngài “phải” chịu thương khó và “phải” chịu chết và “phải” sống lại từ kẻ chết. Không một điều gì xảy ra do tình cờ cả. Ngay cả sự thù ghét thậm tệ của cấp lãnh đạo Do thái cũng đã làm ứng nghiệm chương trình đời đời của Đức Chúa Trời. Không một điều gì là tình cờ trong tâm trí của Đức Chúa Trời về cái chết của Con Ngài. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh nói về Ngài là chiên con chịu giết từ lúc sáng thế (Khải huyền 13:8)
Eugene Peterson nắm lấy ý nghĩa câu trả lời của Chúa Jêsus theo cách nầy: “Nhưng Chúa Jêsus đã không đi chệch hướng. Hỡi Phierơ, hay tránh đường ta. Hỡi Satan, khá hư mất đi. Ngươi chẳng biết gì về công việc của Đức Chúa Trời”. Đấy là cách suy nghĩ tốt nhứt vì Phierơ ở điểm nầy chẳng biết gì về công việc của Đức Chúa Trời. 
Đối với Phierơ, thập tự giá là bằng chứng của sự thất bại.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá là mục đích mà vì đó Ngài đã đến với trần gian.
Đối với Phierơ, thập tự giá có nghĩa là Chúa Jêsus đã bị đánh bại.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá là phương tiện bởi đó Satan bị đánh bại.
Đối với Phierơ, thập tự giá có nghĩa là điều ác đã thắng hơn khi ấy.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá là con đường dẫn tới đắc thắng sau cùng đối với tội lỗi.
Đối với Phierơ, thập tự giá có nghĩa là Chúa Jêsus đã qua đi cho đến đời đời.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá dẫn tới ngôi mộ trống.
Đối với Phierơ, thập tự giá là biểu hiện của sự xấu hổ.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá mang lại ơn cứu rỗi cho cả thế gian. 
Đối với Phierơ, thập tự giá có nghĩa là họ chẳng có một sứ điệp nào để rao giảng hết.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá trở thành sứ điệp mà họ sẽ rao giảng cho các dân các nước.
Đối với Phierơ, thập tự giá chẳng có hiệu lực chi hết.
Đối với Chúa Jêsus, thập tự giá bày tỏ ra sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, Phierơ và Chúa Jêsus khác biệt rất lớn ở điểm nầy nên nỗi Chúa Jêsus đã phán: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta!" Khi Ngài phán: “Ngươi trở thành hòn đá vấp chơn cho ta”, Ngài đã sử dụng một câu nói chỉ ra cái bẫy thú được gài bằng một cái móc. Khi con thú chạm vào “móc gài” đó, cái bẫy sẽ sập trên nó. Chúa Jêsus vốn biết rõ lời lẽ có ý tốt của Phierơ rất giống với “móc gài” cho chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. 
Chúng ta học được gì về vấn đề nầy?
Một thắc mắc sau cùng mà chúng ta cần phải lưu ý. Về phân đoạn nầy chúng ta tiếp thu được điều gì? Phân đoạn đó nói gì với chúng ta ngày nay? Cho phép tôi đề nghị một vài việc để chúng ta xem xét.
Thứ nhứt, hạng người nhơn đức có khi làm công việc của ma quỉ. Phierơ nhất định là một người nhơn đức. Lời lẽ dại dột của ông ở đây không thể hủy đi câu nói đức tin dũng cảm một vài giây trước đó. Phierơ đúng là một nhân vật trượng phu! Nếu ông là người đầu tiên lên tới đỉnh cao chức vụ Đấng Mêsi, ông cũng là người đầu tiên rơi xuống tận đáy sâu kia. Mặc dù Phierơ rất đúng trong những gì ông đã nói trước đó, ông cũng sai lầm không thể chối cãi được ở đây. Vì vậy, chúng ta hãy tiếp thu đôi điều về mối nguy hiểm của sự tự tín về mặt thuộc linh. 
Thứ hai, những lần đắc thắng và thất bại của chúng ta thường hay quay vòng trở lại. Không phải là khó nhìn thấy sự việc sao cứ mãi như vậy. Những lần đắc thắng về mặt tự nhiên có khuynh hướng gây dựng sự tin cậy nơi chúng ta. Khi Phierơ nghe những điều lạ lùng được nói ra với ông, phải chăng điều đó đi vào đầu của ông? Tôi nghĩ có lẽ vậy. Và giống như ông đã chỗi dậy cách mau chóng, ông cũng vấp ngã mau như thế. Và chính sự chỗi dậy của ông đã dẫn tới sự vấp ngã của ông. Cũng một thể ấy cho tất cả con trai con gái của Ađam. Chúng ta sẽ giống như Êli đoạt được chiến thắng long trọng trên Núi Cạtmên chỉ để bỏ chạy trong sợ hãi trốn tránh Giêsabên qua ngày hôm sau. Và luôn luôn có một Giêsabên! Satan vốn có rất nhiều Giêsabên, nhiều bẫy dò, nhiều “móc gài” đặt trên con đường của chúng ta, và vì hắn là xảo quyệt, Satan biết rõ thời điểm tốt nhứt để gài bẫy chúng ta thường đến sau một lần đắc thắng nào đó. Trong khi chúng ta lễ lạc vui mừng, sự phòng thủ của chúng ta lỏng lẻo, mọi cảm xúc của chúng ta phôi pha, sự canh gác của chúng ta xuống thấp, và chúng ta làm những việc và nói ra những điều mà về sau chúng ta thấy là hối tiếc.

Những lần đắc thắng và thất bại của chúng ta thường hay quay vòng trở lại. 

Thứ ba, bạn bè thân cận nhất của chúng ta có khi trở thành loại kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta. Trong trường hợp nầy, lòng trung thành của Phierơ không ở trong chỗ bị thắc mắc. Những gì ông nói ra là rồ dại, sai lầm, phản ảnh lối suy nghĩ sai trái, nhưng sâu lắng trong ông, ông vốn thực sự yêu mến Chúa. Đấy là điều làm cho sự việc ra khó khăn. Chúng ta có thể nhận ra những người thân của chúng ta vô tình trở thành hạng bịp bợm của Satan, những công cụ hắn sử dụng để khiến chúng ta phải lạc lối về mặt thuộc linh. Thực vậy, tôi dám nói loại thử thách nầy hay đến từ người chồng, người vợ, bạn cùng làm việc, bạn thân, bố hay mẹ, con cái, người bà con, hay người bạn chúng ta quen biết cho đến đời đời. Trong nổ lực của họ để “bảo vệ” chúng ta tránh những gì mà họ lường là nguy hiểm, họ có thể trở thành công cụ của Satan hầu giữ chúng ta không làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

Bạn bè của chúng ta có thể trở thành “móc gài”
Bạn bè thân thuộc nhất của chúng ta đôi khi không hiểu được ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta. Rồi trong mọi nổ lực của họ để ngăn cản chúng ta, có thể họ sẽ làm công việc của ma quỉ. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không nên nghe theo những dè chừng cùng mọi thắc mắc chân thành của người thân chúng ta. Đôi khi họ nhận ra việc gì đó mà chúng ta bỏ sót. Nhưng ở các lần khác, họ có thể là “móc gài” cho mọi nổ lực của chúng ta muốn phục vụ Chúa. 
Hãy xem xét chàng trai trẻ nhận thức được ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời vào cánh đồng truyền giáo xem. Một sự kêu gọi như thế không phải là lúc nào cũng có đâu. Có người nói: “Chúng ta có nhiều người bị hư mất ở đây trong nước Mỹ”. Hay “Bạn có thể kiếm được nhiều tiền và trợ giúp sai phái nhiều giáo sĩ hơn nếu bạn ở lại quê nhà”. Hoặc “Tôi không muốn cháu nội tôi lớn lên ở Somalia”. Hay “Bạn đang từ bỏ một nền giáo dục tốt nếu bạn ra hải ngoại”. 
Hãy xem xét người chồng kia, ông ta muốn dâng hiến nhiều cho công việc Chúa trong năm nay. Nhưng chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế cho thấy dâng hiến nhiều dường như là rồ dại và thậm chí là quá nguy hiểm nữa. Người vợ sẽ nói: “Chúng ta cần tiền bạc để chi trả cho các tờ hóa đơn”. Khi ấy người chồng sẽ làm gì chứ? 

Bạn bè thân thuộc của chúng ta đôi khi không hiểu được ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta.

Hay một người nữ ở đầu tuổi 40 có thể nhận thức được ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời phải từ bỏ công việc làm ăn để phục vụ Chúa trong một chức vụ  có khả năng chi trả một phần nhỏ mọi sự cô đang làm bây giờ. Bạn bè cô nghĩ cô là gàn dở. Có phải thế không? 
Khi chúng ta chuẩn bị phục vụ Chúa, chúng ta có thể luôn suy nghĩ cả ngàn lý do tại sao chúng ta không nên phục vụ Ngài. Hoặc chúng ta phải tính toán sao cho an toàn hay sao cho dễ dàng hoặc đừng quá cực đoan. Nếu chúng ta không suy nghĩ tới những biện bạch đó, bạn bè chúng ta sẽ nghĩ như thế về chúng ta. Và vô tình bạn bè của chúng ta có thể trở thành loại công cụ của Satan. Hoặc chúng ta sẽ trở thành như thế đối với họ. 
Thật là dễ xuôi chèo mát mái, bắt lấy con đường ít đề kháng nhất.
Thật là khó đi lên, bắt lấy con đường dẫn tới thập tự giá.
Không có nhiều người chịu cổ vũ chúng ta khi chúng ta bắt theo con đường đó.
Trở lại với câu chuyện, thể nào “đá” trở thành “vầng đá vấp chơn” dường như rất mau chóng. Như đã xảy ra cho Phierơ, cũng một thể ấy sự việc sẽ xảy ra cho hết thảy chúng ta. Sự mạnh và sự yếu của chúng ta nằm song hành với nhau. Thường chúng dường như đan chéo với nhau. Có khi chúng dường như gắn chặt lại với nhau.

Như đã xảy ra cho Phierơ, cũng một thể ấy sự việc sẽ cảy ra cho hết thảy chúng ta. Sự mạnh và sự yếu của chúng ta nằm song hành với nhau. 

Chúng ta chỗi dậy mau chóng.
Chúng ta vấp ngã cũng mau chóng.
Khi tôi nghiên cứu phân đoạn Kinh thánh nầy, thì tôi thấy rằng trong một phương thức nào đó, đây là một tội trọng còn hơn sự chối bỏ của Phierơ nữa. Mặc dù chúng ta ghi nhớ sự chối Chúa của ông, nhưng không phải trong trường hợp nầy, đây là lần duy nhứt Chúa Jêsus gọi Phierơ là “Satan”. 
Lúc chối Chúa, Phierơ tự làm tổn thương mình và ông làm tổn thương lý tưởng của Đấng Christ nói chung.
Song ở đây, Phierơ trực tiếp (dù vô tình) tấn công chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Satan đã làm mọi sự hắn có thể để giữ Đấng Christ đừng đến với thập tự giá.
Hắn đang làm mọi sự hắn có thể để giữ chúng ta đứng vác lấy thập tự giá.

“Những kẻ ăn thịt người!”
Năm 1839, có hai người từ Hội Truyền Giáo London đến tại New Hebrides, một chuổi 80 hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Hai vị giáo sĩ đó đã bị giết chết và bị những kẻ ăn thịt người ăn lấy vào tháng 11 năm ấy. Hiển nhiên là các giáo sĩ khác đã đến và Tin Lành bắt đầu bắt rễ ở một số hòn đảo. Mười chín năm sau, một chàng thanh niên tên là John Paton dong buồm đến New Hebrides. Khi anh tuyên bố ước muốn ra đi của mình, ông Dickson nói: “Những kẻ ăn thịt người! Họ sẽ ăn thịt anh đấy!” Còn Paton, anh đáp lại điều nầy như sau:
Thưa ông Dickson, ông già đi nhiều tuổi rồi, và viễn cảnh của chính ông không bao lâu nữa sẽ được đặt trong mồ mả, ở đó sâu bọ chúng ăn ông; tôi nói cho ông biết, rằng nếu tôi sống hay chết khi phục vụ và làm vinh hiển cho Chúa Jêsus, thì bộ tộc ăn thịt người hay sâu bọ ăn tôi thì có khác gì đâu; và trong Ngày Lớn kia, thân thể phục sinh của tôi sẽ chỗi dậy theo ảnh tượng của Đấng Cứu Chuộc phục sinh của chúng ta. 
Giờ đây, đó là sự gan dạ thuộc linh cần phải có trên gương mặt của bạn. Đấy là tinh thần gây hưng phấn cho phong trào Cơ đốc khắp thế giới. Bạn có thể đọc thêm về John Paton trong quyển You Will be Eaten by Cannibals! (Bạn có thể bị bộ tộc ăn thịt người nuốt lấy).
Ở điểm nầy, chúng ta nên đưa ra một vài câu hỏi:
Có phải tôi xấu hổ về thập tự giá của Đấng Christ không?
Có phải tôi tự tránh né thập tự giá?
Có phải tôi ngăn trở người khác vác lấy thập tự giá của họ?
Có phải tôi đòi biết rõ chương trình của Đức Chúa Trời trước khi tôi bước theo chương trình ấy không?
Một câu chuyện như vầy sẽ khiến chúng ta phải dừng lại một chút rồi suy nghĩ về bản thân mình, về cách thức chúng ta mau chóng làm công việc của ma quỉ mà thậm chí chẳng nhận biết nó. Nếu chúng ta sống theo cấp độ tình cảm của mình, có thể chúng ta thấy mình đang chống đối Chúa Jêsus. Nếu chúng ta nghĩ rằng sự hiểu biết của chúng ta tương đương với ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta buộc phải sa vào nhiều sai lầm trầm trọng. Và nếu chúng ta nghĩ rằng con đường thập tự không phải là dành cho chúng ta, khi ấy chúng ta nên tự hỏi mình: không biết chúng ta có thực sự tin cậy nơi Đấng Christ hay không nữa!?!

Có phải tôi đòi biết rõ chương trình của Đức Chúa Trời trước khi tôi bước theo chương trình ấy không?

Đôi khi nan đề của chúng ta sôi sụt lên sự thực chúng ta mong muốn điều chi đó mà Đức Chúa Trời không cung ứng cho:
Một cây thập tự độn bông gòn.
Một cây thập tự bóng láng.
Một cây thập tự an nhàn.
Một cây thập tự chúng ta có thể mang trong lớp quần áo của mình.
Một cây thập tự không có huyết hay đau khổ nào cả.
Nhưng thập tự giá kiểu đó chỉ tồn tại trong lý trí của chúng ta mà thôi. Không có một phương thức cứu rỗi nào tẻ tách ra khỏi thập tự giá đầy huyết của Chúa Jêsus, vì chính trên cây thập tự ấy, cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đã được thỏa, cái giá của tội lỗi đã được chi trả, và tội lỗi chúng ta đã được dời đi. Cái lạ là, nổ lực của Phierơ hòng “giải cứu” Chúa Jêsus đã bị định để giải cứu cho chính linh hồn ông. Chúa Jêsus phải chịu chết để Phierơ được tha tội. 
Luật thập tự giá là luật của Nước Trời. Người nào được bước vào thiên đàng phải bước đi bằng con đường thập tự giá của Đấng Christ. Tẻ tách ra khỏi Ngài, sẽ chẳng có hy vọng gì hết, chẳng có thiên đàng, chẳng có sự tha tội, và chẳng có sự cứu rỗi nào cả. Đối với các môn đồ của Đấng Christ thì cũng y như thế. 

Luật thập tự giá là luật của Nước Trời. 

Ông không hề phạm lại sai lầm nầy một lần nữa
Phierơ là một nhân vật cao trọng và trượng phu, và tôi nói thế với sự công nhận đầy đủ về mọi lầm lỗi của ông. Chúng ta nhìn thấy ân điển của Đức Chúa Trời đang tác động vì dù ông nhiều lần vấp ngã, ông tiếp thu từ lầm lỗi của mình. Giống như bao người chúng ta, ông phạm nhiều lầm lỗi, nhưng ông không hề phạm một lỗi đến hai lần đâu. Về sau khi ông đứng trong ngày Lễ Ngũ Tuần ở Công Vụ các Sứ Đồ 2, ông dạn dĩ rao giảng cho một số người đã đóng đinh Chúa chúng ta trên cây thập tự. Ông rao giảng ở đó rằng Chúa Jêsus đã bị nộp bởi “ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời” và tiếp đến bị giết đi bởi tay độc ác (câu 23). Ba ngàn người đã được cứu trong ngày ấy. Phierơ đã đạt tới chỗ nhìn thấy thập tự giá kia là cần thiết trong chương trình của Đức Chúa Trời. Vì vậy, dù ông phạm nhiều lầm lỗi, ông không bao giờ phạm lại lỗi lầm nầy.
Cho phép tôi gói ghém lại bằng cách lưu ý, thể nào thiên đàng và địa ngục đang ở gần nhau trong tấm lòng của con người như thế. Chỉ là một hành trình ngắn từ chỗ nầy qua chỗ kia mà thôi. Phierơ được gọi là có phước ở câu 17 và được gọi là Satan ở câu 23. Chúng ta có thể ngợi khen Đức Chúa Trời một phút nầy rồi phút kế đó thốt ra lời nói dại dột, không tử tế, hay phê phán, tốt hơn là đừng thốt ra. Chúng ta có thể cầu nguyện và thề thốt. Chúng ta có thể trưng dẫn Kinh thánh và ngồi lê đôi mách. Chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Jêsus và kế đó chơi trò dại dột gần như là cùng một hơi thở. Những việc nầy không nên có, như Giacơ đã chỉ ra trong thư tín của ông, nhưng chúng có ở đó trong hết thảy chúng ta. 
Hết thảy chúng ta một là trèo lên thiên đàng bằng ân điển của Đức Chúa Trời hay sa vào địa ngục bằng sức riêng của mình. Câu chuyện của Phierơ nhắc cho chúng ta nhớ rằng tạo nên một đời sống chẳng phải là do một sự tình cờ đâu, mặc dù bạn nhiều lần vấp ngã, chính việc chỗi dậy đánh dấu bạn là con cái thực của Đức Chúa Trời.
Bạn không thấy vui sướng sao khi Phierơ luôn chỗi dậy? Tôi thấy đấy!
Bạn không vui sướng sao khi Chúa Jêsus vực ông ấy lên? Tôi thấy đấy!
Phierơ là một cái gì đó rất lộn xộn, nhưng hầu hết chúng ta cũng đều giống như thế. Ông ấy là hòn đá yếu ớt, một hòn đá dễ vỡ, một môn đồ bất toàn mà Đấng Christ đã nắn đúc thành một vầng đá không bị lay động cho đến cuối cùng. Đấy cũng là kỳ vọng của chúng ta nữa đó. Mặc dù chúng ta có thể làm công việc của ma quỉ từng hồi từng lúc (và chịu khổ về điều đó), Đấng Christ Toàn Năng ngự đến để sửa chúng ta ngay thẳng lại. Amen.





Mathiơ 26:6-13: Luca 10:38-42: Giăng 11:28-32: "NGỒI VÀ PHỤC VỤ NƠI CHƠN CỦA NHÀ VUA"


NGỒI VÀ PHỤC VỤ 
NƠI CHƠN CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 26:6-13; Luca 10:38-42;
Giăng 11:28-32
Mục sư: Daniel Goldberg
    Một thời gian ngắn trước Lễ Vượt Qua, Simôn người phung đã tổ chức một bữa tiệc. Ít nhất, có 17 người đến tham dự, kể cả 12 sứ đồ, Mary, Mathê, Laxarơ va Chúa Jêsus. Mary được nhận dạng bởi Giăng là em gái của Mathê và Laxarơ. Trong ba câu chuyện Tin Lành, người ta thấy nàng hay ngồi nơi chơn của Chúa Jêsus.
    Để hiểu rõ lý do tại sao Chúa Jêsus công bố: “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người” (Mathiơ 26:13), chúng ta phải xem xét các mẫu chuyện Tin Lành nói tới người phụ nữ tin kính nầy.     
NƠI CHƠN CHÚA JÊSUS, MARY LẮNG NGHE LỜI CỦA NGÀI (Luca 10:38-42).
    Ở một cơ hội khác, Chúa Jêsus đến viếng nhà của Mathê tại thành Bêthany. Nhà của Mathê là nơi nương náu và là nơi nghỉ ngơi rất thoải mái dành cho Chúa Jêsus. Lòng mến khách của Mathê biểu hiện khi nàng lo dọn bữa ăn là rất đáng nhớ, song Mary thì tìm chỗ của mình nơi chơn của Chúa Jêsus, cẩn thận lắng nghe Lời của Ngài. Tuy nhiên, khi Mathê phê phán em gái mình vì để cho nàng lo liệu mọi việc, lời lẽ của Chúa diễn đạt bằng cách ngôn, ai cũng biết. Ngài phán: “nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt” (Luca 10:42).
NƠI CHƠN CHÚA JÊSUS, MARY BÀY RỎ SỰ BUỒN RẦU CỦA NÀNG (Giăng 10:42).
    Sách Tin Lành Giăng ghi lại Mary gặp Chúa Jêsus một thời gian ngắn sau khi Laxarơ, anh nàng qua đời. Khi than khóc và xưng ra đức tin của mình nơi Ngài, Mary nói: “Lạy Chúa, nếu có Chúa đây, thì anh tôi không chết!” (Giăng 11:32).
    Đáp ứng mạnh mẽ của Chúa Jêsus là làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, Ngài công bố: “Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!” (Giăng 11:43). Một ngày kia, Cứu Chúa sẽ hướng vào mồ mả của hết thảy những ai tin Chúa rồi phán: “Hãy ra!” (I Côrinhtô 15:51-52).
    Phân đoạn Kinh thánh chỉ ra rằng Chúa Jêsus, Nhà Vua, Ngài đồng cảm với nổi buồn của hết thảy người tin Chúa nào giống như Mary, sấp mình nơi chơn Ngài để chia sẻ nỗi đau của họ với Ngài.
NƠI CHƠN CHÚA JÊSUS, MARY PHỤC VỤ CỨU CHÚA, XỨC DẦU CHO NGÀI BẰNG THỨ DẦU ĐẮT TIỀN (Giăng 12:1; Mathiơ 26:6-13).
     Cả hai câu chuyện nơi Tin Lành Giăng và Mathiơ đều mô tả Mary ngồi nơi chơn Chúa Jêsus lần thứ ba. Trong cơ hội nầy, nàng mang theo một bình dầu đắt tiền, phục vụ và tôn vinh Cứu Chúa bằng cách xức dầu nơi đầu và chơn của Ngài.
    Các môn đồ của Chúa Jêsus tỏ ra sự căm phẫn Mary, mô tả hành động của nàng là “phí của” (Mathiơ 26:8-9). Đáp ứng của Chúa Jêsus đối với các môn đồ Ngài, ấy là: “Người đã làm việc tốt cho ta … Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó” (Mathiơ 26:10, 12).
    Chính ở cơ hội nầy Chúa Jêsus công bố rằng bất cứ đâu Tin Lành được rao giảng trên cả thế gian, tên của Mary sẽ được nhắc nhớ vì sự phục vụ mà nàng đã dành cho Cứu Chúa (Mathiơ 26:13).
PHẦN KẾT LUẬN:
    Có một nơi rất lạ lùng dành cho mỗi tín đồ – tại “ngôi thương xót” của Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 10:19-22) nơi chính chơn của Vua các vua.
    Giống như Mary, là người đã chọn “phần tốt hơn”, nơi tốt nhứt để lắng nghe, tương giao và phục vụ Vua các vua vẫn là ở nơi chơn của Chúa Jêsus, Ngài là Đấng Mêsi của người Do thái.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Luca 5:1-11: "Ý Muốn của Đức Chúa Trời"


Ý Muốn của Đức Chúa Trời
có thể làm đảo lộn đời sống của bạn
theo một hướng tốt như thế nào!?!
– Luca 5:1-11
    Khi bạn đọc câu chuyện nầy, hãy in trong trí ba điều:
1. Sự mặc khải lớn lao đến bằng một phương thức hoàn toàn bất ngờ.     Phierơ chẳng có ý kiến gì khi toàn bộ đời sống của ông sắp sửa thay đổi. Thường thì đấy là cách thức Đức Chúa Trời đang vận hành. Chúng ta đang sinh sống bình thường, làm ăn bình thường, mọi sự đều suông sẻ, lo liệu công việc mình, thình lình Chúa xen vào để tái định hướng các bước chơn của chúng ta. Trải nghiệm của riêng tôi, ấy là bạn không thể đoán trước được điều nầy. Như Chúa Jêsus chỉ ra ở Giăng 3:8, Đức Thánh Linh hà hơi bất cứ đâu Ngài muốn. Bạn không bao giờ biết lúc nào sự kêu gọi sẽ đến để “dấn thân vào sâu hơn”.
2. Sự mặc khải lớn lao đến với diễn tiến vâng phục hàng ngày.    Ngư phủ lo đánh cá. Đấy là việc mà họ đang làm. Trong thế kỷ thứ nhứt, nói như thế có nghĩa là phải ra biển Galilê lúc ban đêm, thả lưới của bạn xuống biển, đánh bắt cá suốt cả đêm, và rồi về bờ lại lúc bình minh chạng vạng. Khi phân đoạn Kinh thánh nói rằng Phierơ cùng những người khác đang giặt lưới của họ, thì có nghĩa là đêm dài đã qua rồi, và họ đang săn sóc lại cái lưới để họ có thể đi đánh cá khi đêm lại xuống một lần nữa.

    Cách thức bạn khám phá ý muốn Đức Chúa Trời cho tương lai là hãy làm theo điều chi bạn biết rõ đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời ngay bây giờ.


    Nhà giáo thì lo dạy học. Ca sĩ thì ca hát. Đầu bếp thì lo nấu ăn. Và cứ thế cho hết thảy chúng ta. Bạn bắt đầu ở chỗ nào trong việc khám phá ý muốn của Đức Chúa Trời? Hãy làm những gì bạn biết rõ đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh hiện tại của bạn. Cách thức bạn khám phá ý muốn Đức Chúa Trời cho tương lai là hãy làm theo điều chi bạn biết rõ đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời ngay bây giờ. Vì vậy, phần nhiều người chúng ta đang sống vì những trải nghiệm đỉnh cao như núi đó, vì những khoảnh khắc cảm xúc, vì những thời điểm lúc các đám mây tan ra và Đức Chúa Trời dường như rất thật đối với chúng ta.Gần như là chúng ta có thể với tới và chạm đến Ngài vậy. Khi chúng ta nói: “Chúa ơi, xin tỏ cho con biết ý muốn của Ngài”, cái điều chúng ta muốn nói là: “Chúa ban cho tôi một cảm xúc, một cái nhìn sâu sắc, một mặc khải thuộc linh". Còn Đức Chúa Trời phán: “Ta đã rỏ cho ngươi ý muốn của ta rồi. Bây giờ, chỉ hãy chổi dậy và làm theo ý muốn ấy!”
3. Sự mặc khải lớn lao đến chỉ sau khi có bước nhỏ vâng phục.     Trước tiên Chúa Jêsus đã yêu cầu Phierơ cho sử dụng chiếc thuyền của ông như một loại tòa giảng nổi để dạy dỗ đám đông nhóm lại trên bờ biển. Phierơ đang bận rộn lo giặt lưới, và việc ấy thực sự chỉ là một việc nhỏ. Nhưng bước nhỏ vâng phục đó dẫn tới phép lạ làm thay đổi đời sống của Phierơ. Bạn không bao giờ biết lúc nào có một trong những phép lạ như thế đang diễn ra trong góc nhà kia, song chúng thường hay đến khi chúng ta đi dọc theo con đường vâng phục mỗi ngày.
    Sau khi đồng ý để cho Chúa Jêsus sử dụng chiếc thuyền của mình làm một tòa giảng nổi, giờ đây Chúa Jêsus thách thức Phierơ đến với bước đức tin quan trọng hơn nhiều. “Hãy chèo ra ngoài sâu, thả lưới mà đánh cá”. Vì vậy, trước tiên chúng ta vâng phục trong những việc nhỏ, rồi từ chỗ vâng phục sát sao hàng ngày, chúng ta khám phá ra phần thách thức lớn lao hơn ở trước mặt chúng ta.
    Luca 5:1-11 cho chúng ta biết cách thức Đấng Christ kêu gọi Phierơ trở nên môn đồ của Ngài. Tiến trình của câu chuyện nầy rất là đơn giản. Trước tiên, Phierơ lo đánh cá, tiếp đến Chúa Jêsus bắt lấy Phierơ, rồi Phierơ đi đánh lưới người. Mọi sự bắt đầu với một ngư phủ thất bại lo giặt lưới mình sau một đêm dài khó nhọc.
I. Ý Thức Về Nhu Cần (các câu 1-3, 5a)
    Đánh cá là công việc rất khó nhọc. Đánh cá vào những ngày cuối tuần là một việc. Còn đánh cá mỗi ngày để kiếm sống là một việc khác. Phierơ, Anhrê, Giacơ và Giăng đánh cá trên Biển Galilê quanh năm. Một là họ bán cá ở địa phương hay cá được muối rồi đem bán đi ở chỗ xa như Tây ban Nha chẳng hạn. Bạn không làm giàu được theo cách ấy, nhưng một người làm lụng khó nhọc có thể chăm lo cho cả gia đình mình.
    Bây giờ, trời đang buổi sáng, Phierơ và nhiều người khác đã mệt mõi, kiệt sức, và có lẽ đang ở trong tâm trạng khó chịu lắm. Ngư phủ thích nói câu: “ngày đánh cá tệ hại nhất còn tốt hơn là ngày tốt nhứt ngồi trong văn phòng”, nhưng tôi không dám chắc Phierơ có nhất trí như thế vào khoảnh khắc đó hay không!?! Giờ đây, họ đang bận rộn lo vá lưới – công việc đốt thời gian được thực hiện còn nhọc nhằn hơn do nhìn biết thất bại chẳng đánh bắt được gì vào đêm trước đó.

Đức Chúa Trời vẫn sửa soạn chúng ta cho sự kêu gọi của Ngài bằng cách để cho chúng ta chịu đựng sự thất bại riêng tư.


    Khi Chúa Jêsus hỏi thăm Phierơ không biết Ngài có thể sử dụng chiếc thuyền của ông được hay không, Phierơ ngay lập tức đồng ý. Ông quen biết Chúa Jêsus và hâm mộ Ngài rất mực. Ông giống như nhiều thuộc viên Hội thánh tôi quen biết, trong đó ông đã trở thành một môn đồ hiển nhiên rồi, nhưng cho tới lúc nầy chưa bao giờ đưa ra một sự đầu phục hết lòng. Vì vậy, khi Chúa Jêsus muốn sử dụng chiếc thuyền của ông để làm một tòa giảng, Phierơ được tôn vinh khi đồng ý với lời hỏi thăm đó.
    Thú vị là dường nào. Chúa Jêsus đến ngay bối cảnh thất bại của Phierơ rồi sử dụng bối cảnh ấy để rao giảng Ngôi Lời. Ngài lấy cái tầm thường rồi biến nó ra thiêng liêng. Ngài sử dụng chiếc thuyền đánh cá đơn sơ làm bối cảnh cho một phép lạ vĩ đại.
    Không một điều gì trong câu chuyện nầy xảy ra là do tình cờ cả. Mọi sự đều có ý dạy dỗ chúng ta một lẽ thật quan trọng: Đức Chúa Trời vẫn sửa soạn chúng ta cho sự kêu gọi của Ngài bằng cách để cho chúng ta chịu đựng thất bại riêng tư. Cho tới chừng nào chúng ta ý thức nhu cần của chúng ta về Ngài, chúng ta sẽ chưa sẵn sàng để đi theo Ngài đâu. Rốt lại, nếu bạn nghĩ bạn có lòng tự tín, tại sao bạn lại cần đến Đấng Christ? Lòng tự tín của chúng ta phải bị tước bỏ trước khi chúng ta được Đức Chúa Trời đại dụng. Phierơ phải tan vỡ trước khi ông sẵn sàng đáp ứng với sự kêu gọi của Đấng Christ.
II. Một thách thức phải vâng phục (các câu 4-5)
    Lời lẽ của Chúa Jêsus chứa cả hai: một mạng lịnh và một lời hứa. Phải chăng Chúa Jêsus dường đang nói: “Chúng ta hãy ra chỗ nước sâu, thả lưới xuống, và chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra”. Chúa Jêsus đang hứa rằng nếu Phierơ chịu vâng lời, ông sẽ bắt được nhiều cá. Tôi dám chắc rằng sau một đêm dài đánh bắt không hiệu quả, sự thể nầy rất khó mà tin theo được.

Đức Chúa Trời không hề đưa ra những mạng lịnh rồ dại, mặc dù ngay thời điểm ấy trông chúng rất rồ dại.


    Chúng ta có thể tiếp thu một số bài học hữu ích từ đây:
1) Đức Chúa Trời không hề đưa ra những mạng lịnh rồ dại, mặc dù ngay thời điểm ấy trông chúng rất rồ dại.
2) Đức Chúa Trời dự tính chúc phước cho người nào vâng theo Ngài không chút lưỡng lự.
3) Các phép lạ quan trọng nhất của Đức Chúa Trời thường đòi hỏi sự cộng tác của chúng ta.
   
    Chắc chắn đã có nhiều lý do để Phierơ trở nên kẻ hoài nghi. Rốt lại, trải nghiệm của đêm hôm trước dường như rất thuyết phục. Là một ngư phủ chuyên nghiệp, Phierơ vốn biết rõ cái hồ ấy. Và ông biết rõ đôi khi ngay cả hạng ngư phủ giỏi nhất cũng sẽ rơi vào chỗ “bị xem khinh”. Có thể ông đã nói: “Lạy Chúa, xin lỗi, nhưng việc không đáng để chịu rắc rối”. Hay: “Tôi là chuyên gia ở đây đấy”. Giờ đây, đã đến lúc “bắt cá hay bỏ mồi”. Phierơ sẽ làm gì chứ?
    Tôi thích lối nói của Phierơ: “cũng theo lời thầy” (câu 5). Trong bản dịch King James, cụm từ là “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Đây là khẩu hiệu của các thánh đồ. Trải qua nhiều thế kỷ, các tín đồ đã thấy họ đang chịu lấy lịnh hành quân thần thánh của họ. Các điều kiện có thể tối tăm và thế gian có thể chiến đấu nghịch cùng chúng ta, mọi hoàn cảnh có thể phủ lút chúng ta, và nổi sợ hãi gần như nhận chìm chúng ta vậy. Nhưng Đức Chúa Trời đang phán và con cái của Ngài nói: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Và rồi, chúng ta bước đi trong sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ápraham ở tuổi trung niên đã băng qua sa mạc với chẳng gì khác hơn điều nầy: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Nôê đóng một con tàu trước mặt một thế giới vô tín với chẳng gì khác hơn điều nầy: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Môise đã thách đố Pharaôn, ông nhìn lên trời rồi nói: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Giôsuê đã diễu hành quanh thành Giêricô hết ngày nầy sang ngày khác với điều nầy ở trong lòng ông: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Và chàng trai trẻ David đã làm bối rối hạng người nghi ngờ của Israel bằng cách tiến quân vào đồng trũng với sự tin cậy: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”.
   
“Không có Đức Chúa Trời, chúng ta không thể làm gì được; không có chúng ta, Ngài sẽ không làm chi hết”.


    Tiếp đến Phierơ nói thêm: “dầu vậy, tôi cũng theo lời thầy mà thả lưới”. Chúng ta vẫn có một phần phải làm. Bầy cá sẽ không tự chúng nhảy lên thuyền. Chúng ta vẫn phải làm những việc chúng ta phải làm. Chúng ta phải đi làm việc, chúng ta phải lo thực đơn, chúng ta phải đến dự các buổi họp, chúng ta phải đi gặp tư vấn, chúng ta phải chia sẻ Tin Lành, chúng ta phải làm bài tập ở nhà, chúng ta phải ghi ra giấy, chúng ta phải để cho dự án được thực hiện. Vẫn có công việc cho chúng ta phải làm. Tôi tin có nhiều câu trả lời cho những lời cầu nguyện đang chờ đợi chỉ có một việc: “Hãy thả lưới xuống”. Hãy thả lưới xuống chỗ nước sâu, hãy làm phần của bạn, và rồi Đức Chúa Trời sẽ làm phần của Ngài. Lloyd Ogilvie nói như thế nầy: “Không có Đức Chúa Trời, chúng ta không thể làm chi được; không có chúng ta Ngài sẽ chẳng làm chi hết”.
III. Bày tỏ ra quyền phép thiêng liêng (các câu 6-7)
    Đây là điều mà hạng ngư phủ mơ tưởng đến. Họ để ra cả đời đánh cá với hy vọng rằng có thể một ngày kia có việc giống như vầy sẽ xảy đến với họ. Đúng là một cảnh tượng thật đẹp mắt! Có rất nhiều cá ở trong lưới đến nỗi chúng bắt đầu đứt ra. Nhiều người chất đầy cả hai chiếc thuyền với nhiều cá đến nỗi thuyền bắt đầu chìm xuống. Hãy suy nghĩ về việc ấy xem. Hai chiếc thuyền quá tải với đầy cá khắp chỗ đang từ từ vào đến bờ. Đấy là mẻ lưới to lớn nhất từng có – và mẻ lưới ấy bắt được vào giữa lúc trưa.
    Làm ơn lưu ý rằng bầy cá luôn có mặt ở đó. Sự thể cho thấy chẳng phải Chúa Jêsus đã dựng nên bầy cá cho khoảnh khắc vội vã đâu. Cả đêm hôm trước bầy cá ấy đã ở trong biển; Phierơ chỉ không nhìn thấy chúng mà thôi. Nhưng khi Chúa Jêsus ở trong chiếc thuyền, mọi sự đà thay đổi. Mọi sự đà thay đổi theo chương trình của Đức Chúa Trời. Ngài để cho Phierơ thất bại để ông học được những gì ông có thể làm với sự vùa giúp của Chúa Jêsus.
    Có một chỗ đạo đức rất hay trong phần nầy của câu chuyện: Lưới trống nếu không có Ngài; lưới đầy khi có Ngài. Chúng ta hãy đi đánh cá với Chúa Jêsus mỗi ngày!

Khi chúng ta thua cuộc, luôn luôn chúng ta có một lời biện bạch.


IV Xưng ra tình trạng thiếu sót (các câu 8-10a)    Phần nầy của câu chuyện luôn luôn hấp dẫn tôi. Tại sao Phierơ lại nài xin Chúa Jêsus rời đi chứ? Đối với hầu hết chúng ta, thất bại là dễ dàng hơn nắm lấy sự thành công. Khi chúng ta thua cuộc, luôn luôn chúng ta có một lời biện bạch. Việc ấy đến không đúng lúc, ông chủ ghét bỏ chúng ta, công việc đầy khó khăn, cô ấy không yêu tôi, tôi không cần tiền bạc, thị trường chưa thích nghi, mọi việc đều nghịch lại chúng ta, huấn luyện viên bày cách chơi không đúng, chúng ta bị lừa, tôi không tìm cách thắng trận, cái đầu của tôi không chú tâm vào trận đấu, và cứ thế: có rất nhiều lời biện bạch.
    Thua thì dễ dàng lắm.
    Thắng thì khó hơn nhiều.
    Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời thổi tung bảng danh mục của bạn đi rồi ban cho bạn sự thành công trỗi hơn mọi điều mơ ước hoang tưởng nhất của bạn? Sẽ ra sao nếu Ngài để cho bạn thất bại đáng thương để rồi Ngài sẽ ban cho bạn sự thành công phủ lút sau đó?
    Không phải ai cũng có thể vận dụng được loại thành công ấy. Có nhiều người không thể vận dụng được. Chúng ta sẵn sàng để “thành công trung bình” nhưng không sẵn sàng để “thành công táo bạo”. Giống như phần nhiều người trong chúng ta, Phierơ đã suy nghĩ đến phạm trù theo “tầm cỡ của con người”, chớ không suy nghĩ theo phép lạ có “tầm cỡ của Đức Chúa Trời”. Ông có chỗ trong lý trí mình về bất cứ việc gì ông có thể vận dụng bằng sức riêng của ông. Song khi Chúa Jêsus dính dáng vào, mọi kết quả đã thổi tung hết ý riêng của ông và (trong sự tể trị của Đức Chúa Trời) đã lèo lái ông đến với hai đầu gối trong sự cầu nguyện.

Nhìn thấy Đức Chúa Trời là nhìn thấy bản thân mình như vốn có thật vậy.


    Bối cảnh là một sự gợi nhớ lại phản ứng của Êsai khi nhìn thấy Chúa trên cao rồi xướng lên: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (Êsai 6:5). Phierơ từng nhìn biết Chúa Jêsus thực sự là ai rồi – là Con chơn thật của Đức Chúa Trời đến từ trời – ông tự mình nhìn thấy theo một ánh sáng hoàn toàn mới. Nhìn thấy Đức Chúa Trời là nhìn thấy bản thân mình như vốn có thật vậy. Và có khi mặc khải lại quá lớn chúng ta không thể nắm bắt được. Phierơ không thể chịu nổi độ tương phản giữa sự tinh khiết và quyền phép của Đấng Christ và chính tình trạng tội lỗi của ông.
    Ở đây là một người đã được thay đổi sâu sắc từ bên trong. Niềm tự hào của ông bị nung đốt bởi  mặc khải biến đổi của Đấng Christ.
V Lời kêu gọi phải đầu phục riêng tư (các câu 10b-11)
    Tôi thấy sự việc quan trọng, ấy là Chúa Jêsus dường như bất chấp sự xưng nhận tình trạng bất xứng của Phierơ. Chúa Jêsus vốn biết rõ sự thực về Phierơ và Ngài biết hết mọi sự kìa. Vấn đề, ấy là Phierơ giờ đây nhìn biết sự thực về bản thân mình. Với niềm tự hào của ông bị dứt bỏ đi, giờ đây ông đang sẵn sàng để phục vụ Chúa.
    Có một bài học quan trọng dành cho chúng ta để suy gẫm trong mọi sự nầy: Khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus, chúng ta sẽ không bao giờ còn sống như trước được nữa. Không một ai có thể gặp gỡ Chúa Jêsus rồi cứ bước đi mà chẳng có sự thay đổi. Có thể chúng ta đến gần Đức Chúa Trời hơn hay có thể chúng ta tự làm cứng lòng mình, nhưng không một ai từng gặp gỡ Chúa Jêsus rồi cứ sống y như cách họ sống trước đây được. Trong trường hợp của Phierơ, sự xưng nhận của ông đã trở thành một phần chứng cớ của ông. Ông vốn biết rõ mình là một tội nhân và không xấu hổ khi nhìn nhận như thế. Đức Chúa Trời có thể sử dụng người nào vốn biết rõ tình trạng yếu đuối của mình và không tìm cách che giấu nó.

Khi Đức Chúa Trời muốn lay động thế gian, trước tiên Ngài tìm một người nam hay một người nữ, rồi Ngài bắt đầu lay động họ.


    Cách đây mấy năm, bạn tôi là Ramesh Richard có gửi cho tôi một email chứa một câu cầu nguyện đã làm thay đổi đời sống  tôi:
    “Lạy Chúa, hãy làm những việc mà con không thường làm”.
 
   Lời cầu nguyện đó là lời mời gọi Chúa Tể của vũ trụ bước vào thế giới nhỏ bé của tôi rồi lay động nó theo cách mà Ngài lựa chọn. Đây là cách nói: “Lạy Chúa, đây là đời sống  của con. Con đã chỉ thị cho nó theo cách con muốn. Đây là vợ của con và đây là con cái của con. Đây là hội thánh của con, đây là bạn hữu của con, đây là chỗ của con trong thế gian, và đây là mọi thứ con có. Lạy Chúa, con sắp đặt mọi thứ rất gọn gàng và sạch sẽ. Nhưng con nài xin Ngài – không, con mời Ngài bước vào thế giới của con rồi tái sắp đặt lại bất cứ thứ nào Ngài muốn một khi điều đó làm cho con được hiệu quả hơn cho Nước của Ngài”.
    Cho phép tôi cảnh báo bạn – và tôi biết điều nầy từ kinh nghiệm riêng của tôi – nếu bạn từng dám cầu nguyện theo cách ấy, bạn nên thắt dây an toàn đi, vì Đức Chúa Trời sẽ đưa bạn lên tới sự cầu nguyện đó. Ngài sẽ đưa bạn từ chỗ bạn đang sinh sống đến chỗ mà Ngài muốn bạn phải đến. Có nhiều việc sẽ xảy ra một cách mau chóng.
    Đấy luôn luôn là phương pháp của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời muốn lay động thế giới, trước tiên Ngài tìm một người nam hay một người nữ rồi Ngài bắt đầu lay động họ. Và khi họ được lay động rồi, Ngài sử dụng họ lay động thế giới ở chung quanh họ.

Ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là tốt lành, nhưng nó không luôn là dễ chịu đâu. Và nhất định là không loan báo trước.


    Phierơ minh chứng luận điểm nầy. Ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là tốt lành, nhưng nó không luôn là dễ chịu đâu. Và nhất định là không loan báo trước. Một ngày kia, bạn đi đánh cá, qua ngày sau bạn đi đánh lưới người. Ngày kia bạn đang đứng trên thuyền, qua ngày sau bạn đang đi theo Chúa Jêsus xuống con đường đầy bụi kia. Ngày kia bạn đang tranh luận về chỗ để thả lưới xuống, qua ngày sau bạn đang bàn luận với người dòng Pharisi. Ngày kia bạn đang rửa ráy mùi cá bám trên áo của bạn, qua ngày sau bạn đang quan sát Chúa Jêsus làm cho con gái Giairu sống lại từ kẻ chết.
    Đấy là điều tôi muốn nói khi tôi nói rằng ý muốn của Đức Chúa Trời có thể làm đảo lộn đời sống  của bạn theo một cách thức rất tốt lành.

“Hãy đặt tôi ở chỗ nước cao hơn cái đầu của tôi” 
 Cách đây mấy năm, tôi nghe thuật lại câu chuyện nói tới Charlie Riggs và lời cầu nguyện đáng ưa thích của ông. Sau khi trở lại đạo, Riggs bị kỷ luật bởi một chàng thanh niên có tên là Lorne Sanny, là người đổi lại bị kỷ luật bởi Dawson Trotman, nhà sáng lập trường Hoa Tiêu (Navigators). Charlie muốn tấn tới trong Đấng Christ, song ông thấy rất là khó khăn. Sanny viết thư gửi cho Trotman nói cho ông ấy biết Charlie Riggs là người duy nhứt ông đang làm việc với và ông ta cảm thất ngã lòng bởi nhiều phương diện. Trotman hồi âm: “Hãy ở lại với người của ông đi, ông không bao giờ biết Đức Chúa Trời sẽ làm gì với anh ấy”.
    Vì vậy, Lorne Sanny tiếp tục làm việc với Charlie Riggs, dạy anh ấy về việc học thuộc Kinh thánh cùng những bí quyết hiệu quả nối theo sau. Một vài năm trôi qua và Billy Graham đã bắt đầu thi hành chức vụ. Trong thập niên 1950, trường Hoa Tiêu tham gia với nhóm Graham gây dựng cho các tân tín hữu trong chiến dịch truyền giảng Tin Lành của họ. Vào đầu năm 1957, trong chiến dịch truyền giảng cho Nữu ước, vị tổng giám đốc đột ngột bị thay thế. Ai có thể thay thế vào giờ chót đó? Vị chủ tịch đề nghị Charlie Riggs, nhưng Billy tự hỏi không biết anh ta có thể đảm lấy công việc hay không: “Tôi không nghĩ anh ấy có thể làm công việc đó.Nhưng tôi có sự bình an nầy – rằng Charlie biết nương cậy vào Đức Thánh Linh đến nỗi tôi biết Chúa có thể làm công việc đó qua anh ấy”. Charlie Riggs nhận lấy công tác và chiến dịch truyền giảng cho Nữu Ước trở thành khuôn mẫu cho nhiều chiếc dịch truyền giảng Tin Lành nối theo sau nhiều năm sau đó.
    Charlie Riggs đã về hưu sau nhiều năm phục vụ hiệu quả cho Chúa. Vậy, đâu là bí quyết của ông chứ? Làm sao mà một người với phần đào tạo ít ỏi lại dấy lên tới một địa vị cao cả như thế và nắm giữ địa vị lâu dài chứ? Đây là câu trả lời của ông: “Tôi luôn luôn cầu xin Chúa đặt tôi ở chỗ nước cao hơn cái đầu của tôi.Vậy đấy, khi tôi có một công việc để làm, một là Chúa phải giúp tôi hoặc tôi sẽ bị chìm xuồng”. Đức Chúa Trời đã lấy làm vui thích nhậm lời cầu nguyện ấy từng hồi từng lúc. Ngài đặt Charlie Riggs ở chỗ nước cao hơn cái đầu của ông ... và rồi bảo lãnh cho ông.

    Chúng ta hãy lấy lời cầu nguyện của Charlie Riggs làm lời cầu nguyện của chính mình: “Lạy Chúa, xin đặt con chỗ nước cao hơn cái đầu của con”.


    Đây là lời thách thức cho từng Cơ đốc nhân nào muốn trở thành người tạo ra sự khác biệt cho Đức Chúa Jêsus Christ.Chúng ta hãy lấy lời cầu nguyện của Charlie Riggs làm lời cầu nguyện của chính mình: “Lạy Chúa, xin đặt con ở chỗ nước cao hơn cái đầu của con”. Luôn luôn là an toàn hơn khi ở lại chỗ nước cạn, nơi mà bạn có thể cảm thấy phần đáy đang ở dưới chơn mình, nhưng phần thách thức thực sự là nhảy ra chỗ nước cao hơn cái đầu của bạn kìa.

Bước đi trên “con đường Jêsus” 
Đối với Phierơ và các môn đồ khác, bước theo Đấng Christ có nghĩa là bỏ lại sau lưng đời sống  cũ (gồm cả việc đi lưới cá), bỏ thuyền, bỏ lưới, và bỏ nghề nghiệp, rồi bước theo Đấng Christ vào một tương lại chưa biết. Dietrich Bonhoeffer đã mô tả điều đó theo cách nầy: “Họ phải đốt thuyền rồi lao vào chỗ bất an tuyệt đối để học biết sự đòi hỏi và ân tứ của Đấng Christ”.
    Thải hồi luôn luôn phải đến trước. Bất cứ điều gì ngăn trở việc chúng ta bước đi với Đấng Christ phải thải hồi hết. Thậm chí một số việc tốt lành phải thải hồi để những thứ tốt hơn sẽ đến từ Chúa. Chúng ta không thể có ở cả hai đầu được.
    Từ ngữ nói tới “đi theo” có nghĩa là “đi cùng một con đường”. Đấy là những gì một môn đồ đang làm – người ấy đi cùng một con đường là Jêsus. Người ấy đặt chơn lên “con đường Jêsus” rồi đi theo nó bất cứ đâu nó dẫn tới. Không có một bảo đảm nào hết, không có thương lượng chi cả, không một lời hứa đặc biệt nào hết. Người ấy chỉ bước đi trên con đường đó mỗi ngày mà thôi, đi theo các dấu chơn của Thầy mình.
Đừng sợ hãi khi bước theo Chúa Jêsus.  
 Đừng sợ hãi khi bước theo Chúa Jêsus. Bạn không bao giờ hối tiếc khi khởi sự đi xuống “con đường Jêsus”. Bạn chỉ hối tiếc khi bạn chờ đợi quá lâu không thực hiện việc ấy đấy thôi.
    Có phải bạn sẵn sàng để bước theo Chúa Jêsus bất cứ đâu Ngài dẫn dắt không? Đấy là mọi sự Ngài mong muốn.
    Họ từ bỏ hết mọi sự mà đi theo Ngài! Và tấm lòng của tôi kêu la lên: “Lạy Chúa, con nữa. Con nữa!”

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

II Các Vua 12:1-18; II Sử Ký 24:17-22: "Giôách: Gần Như Phấn Hưng"


Giôách: 
Gần Như Phấn Hưng
Mục sư GuyCaley
Kinh thánh: II Các Vua 12:1-18; II Sử ký 24:17-22

Vào tháng 6 năm 1995, sau nhiều năm hoạch định và nghiên cứu tốn nhiều tỉ đô la, tàu con thoi vũ trụ Discovery được lên kế hoạch phóng đi chuyến đầu tiên trong 7 sứ mệnh gặp gỡ với trạm không gian Mir của Nga, để chuẩn bị cho sự ra mắt của trạm không gian quốc tế vào năm 1997. 
Ngày giờ đã được lựa chọn rất cẩn thận, dù mọi phương diện có thuận lợi song có những tiếng ồn kỳ lạ đến từ Bệ Phóng 39-B, theo điều tra của những nhà kỹ thuật, họ khám phá ra có khoảng 6 tá lỗ nhỏ bao phần cách nhiệt bình nhiên liệu chính phía ngoài.
Tất cả hoạch định phức tạp và sự chuẩn bị tốn kém đều ra vô dụng khi sứ mệnh phải tạm dừng lại vì một gia đình chim gõ kiến quyết định tàu không gian giống như một nơi trú ngụ rất tốt vậy.
Câu chuyện nói tới Giôách là một câu chuyện rất thú vị, thuộc về ông là một nền cai trị đầy dẫy với lời hứa. Sau một cuộc suy thoái hiển nhiên trong vương quốc kể từ thời David, một cuộc đảo chính đẩm máu đã diễn ra, với cái chết của nhà vua con trai bà, bà nội của Giôách đã giết tất cả dòng vua rồi tự đề bạt mình lên ngai vàng. Song bà dì của Giôách đã lén đem bé Giôách ra khỏi đó với vú của nó và họ đã trốn trong sáu năm trời ở một nơi kín đáo tại Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Khi Giôách lên 7 tuổi, thầy tế lễ già nua Giêhôgiađa đã tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại bà nội gian ác và thờ lạy hình tượng kia, đặt trẻ Giôách lên ngai vàng hợp pháp. Đền thờ thần Baanh trong thành phố bị hủy diệt, thầy tế lễ thần Baanh phải bị tử hình, giao ước được lập lại và sự thờ lạy thích ứng trong đền thờ đã được khôi phục. Nhìn qua thì giống như thể kỷ nguyên vàng son khác đã đến với vương quốc Giuđa. Giống như một cơn phấn hưng đang kéo tới vậy. Mọi chương trình đã được đề ra, tiến trình đã bắt đầu nhưng rồi có gì đó đã sai lầm, bạn có thể nói bầy chim gõ kiến đã được tìm ra trong bình nhiên liệu của cuộc phấn hưng. 
Nghi vấn: Thắc mắc cho chúng ta sáng hôm nay là: "tại sao?" Tại sao một cơ hội hoàn hảo như thế cho cuộc phấn hưng là bị trượt đi chứ? Điều chi đã giữ Đức Chúa Trời không đổ phước Ngài ra vậy, Giôách đã làm gì sai chứ?
Chuyển tiếp: Đối với tôi lý do các câu hỏi nầy là quan trọng sáng nay, vì tôi tin chúng ta đang ở trong thời điểm có nhiều cách thức tương đồng với phần khởi sự trị vì của Giôách. Một thời điểm khi nhìn vào giống như thể chúng ta đã ở bên bờ của cuộc phấn hưng vậy. Phải, xã hội đã trải nghiệm cuộc suy thoái về mặt đạo đức. Phải, những việc khủng khiếp đã xảy ra, nhưng đang có các dấu hiệu tích cực, loại dấu hiệu cho thấy người ta đang ngày càng bất mãn với hiện trạng. Sau thảm họa ngày 11 tháng 9, đã có một cơn khao khát về mặt thuộc linh. Ngay ở đây trong cộng đồng của chính chúng ta, trong chính hội chúng của chúng ta, dân sự đã bắt đầu kêu la muốn có sự phấn hưng.
Vì vậy, tôi nghĩ nhìn vào bài học Giôách thì rất là quan trọng cho chúng ta ... về gần như, nhưng chưa phải hoàn toàn là phấn hưng, để chúng ta có thể nhìn thấy mọi bẫy dò cần phải tránh né, những việc dập tắt cơn phấn hưng. Trong câu chuyện nói tới Giôách, có 4 việc dường như là loại rào cản, chúng đứng ngăn trở cơn phấn hưng. Việc thứ nhứt là:
Đức tin "bước theo vị lãnh đạo".
Câu 2: “Giô-ách làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn lúc Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ, dạy dỗ người”.
II Sử ký 23:16: “Giê-hô-gia-đa bèn lập giao ước với cả dân sự và với vua, để chúng làm dân sự của Đức Giê-hô-va”.
II Sử ký 24:17-18: “Sau khi Giê-hô-gia-đa đã qua đời, các quan trưởng Giu-đa đến chầu lạy vua. Vua bèn nghe theo lời của chúng, lìa bỏ đền Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, mà phục sự những thần A-sê-ra và các hình tượng; tại cớ tội lỗi ấy, bèn có cơn giận của Chúa nghịch cùng Giu-đa và Giê-ru-sa-lem”.
Bao lâu Giêhôgiađa còn ở chung quanh để dạy dỗ người, Giôách đã làm theo, OK. Không phải là hoàn hảo, nhưng OK. Song dường như có đôi chút tin quyết ở trong ông, chẳng có khó gì cho Giêhôgiađa lập một giao ước vì ích của nhà vua, nhà vua cần phải dâng mình cho Đức Giêhôva, nhưng tôi không tin nhà vua thực sự làm theo việc ấy, và rồi, chẳng bao lâu sau đó khi Giêhôgiađa qua đời, Giôách dễ dàng bị lạc sai bởi những kẻ muốn ông xây nghịch cùng Đức Giêhôva, hồi phục lại tình trạng thờ lạy hình tượng và pha trộn nó với sự thờ phượng Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt. 
Giôách là một người học việc, và việc ấy cũng OK bao lâu bạn là một môn đồ với sự tin quyết, song Giôách dường như chủ yếu là một người học việc vì ông chẳng có chút tin quyết nào hết. 
Cũng chính mối nguy hiểm ấy đang tồn tại với chúng ta ngày nay. Chạy theo đám đông hay thậm chí chạy theo một cấp lãnh đạo có sức lôi cuốn là một sự cám dỗ, nhưng thật là nguy hiểm vì khi cấp lãnh đạo là một người nhơn đức, vì bạn cần phải có một mối quan hệ cá nhân với Chúa Đức Giêhôva, và nếu sự cam kết của bạn dựa theo cấp lãnh đạo sẽ dễ bị lạc sai hay xây đi bởi cấp lãnh đạo khác. Và việc ấy cũng rất nguy hiểm vì dân sự sẽ đẩy bạn xuống. CH Caley sẽ đẩy bạn xuống – chỉ hãy hỏi vợ tôi xem.
Mặc dù chúng ta thường nghĩ tới những cơn phấn hưng trong lịch sử ở chừng mực "cấp lãnh đạo" của chúng – Jonathan Edwards, D.L. Moody và nhiều người khác, nhưng tôi không tin cơn phấn hưng từng xảy đến vì cấp lãnh đạo mong muốn nó, mà chỉ vì dân sự mong muốn nó đủ để ăn năn tội của họ và tìm kiếm Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện với những tấm lòng và đời sống được thay đổi. Giờ đây, cấp lãnh đạo có thể đóng một vai trò nào đó trong việc truyền đạt một khải tượng dưới sự xức dầu của Đức Chúa Trời về mọi điều Đức Chúa Trời muốn làm, hầu cho dân sự được cảm thúc đưa ra những sự thay đổi đó, nhưng tôi tin phấn hưng đã không bao giờ và sẽ không bao giờ xảy ra nơi dân sự chuyên nắm lấy vạt áo của cấp lãnh đạo để chạy ùa vào cơn phấn hưng. Vì lý do đó, tôi tin rằng đức tin "bước theo vị lãnh đạo" là một rào cản cho cuộc phấn hưng. Rào cản thứ hai là...
Trì trệ đối với các nơi cao
Câu 3: “Song, người chẳng cất bỏ các nơi cao đi, dân sự vẫn tế lễ và xông hương trên các nơi cao”.
Các nơi cao là những trung tâm thờ lạy hình tượng trên vùng đồi núi, thường mấy cây trụ dựng cho nữ thần Asherah đã được dựng lên. Các bàn thờ, tương tự với các bàn thờ trong đền thờ, để dâng của lễ bằng thú vật và thậm chí cả con người thường được thấy có ở đó.
Nhưng chúng không ở trong các thành phố, và những thầy tế lễ tà giáo, họ nắm lấy mọi đặc quyền và thường có quyền lực về mặt chính trị. Nghe như thế thì giống như là Giôách, ông từng đạt tới một độ tuổi mà ở đó ông có thể tỉnh thức và đã làm một số việc về chúng, chỉ đơn giản là không bằng lòng đưa ra nổ lực thôi. 
Cũng nên nhớ rằng sự thờ lạy hình tượng đã thịnh hành nhiều hơn là sự thờ phượng chân chính, mọi truyện tích trong sách Các Vua và Sử Ký cho thấy rõ ràng rằng phần nhiều các vị vua thích chơi ở cả hai đầu sân – giữ một thần tà giáo ở một bên trong trường hợp Đức Chúa Trời của Israel không đến vào lúc có cần. Hủy diệt các nơi cao sẽ trở thành làm suy giảm chương trình bảo hiểm của bạn.
Quí Mục sư ơi, quí vị có thể suy nghĩ, điều nầy có gì phải làm với chúng ta không!?! Chúng ta chẳng có các nơi cao nào hết, chúng ta không thờ lạy hình tượng. Có thể là không, song có lẽ chúng ta có các nơi cao kín giấu trong vùng đồi núi đời sống của chúng ta, những nơi mà Đức Chúa Trời chưa tể trị, các thói tật kia cùng những tội lỗi hiển nhiên, các mối quan hệ không thích ứng, chúng ta đang thưởng thức những sự cám dỗ, và về mọi chương trình mà chúng ta lập ra cho đời sống của chúng ta đến nỗi chúng ta không muốn Chúa xen vào. Chương trình bảo hiểm, trong trường hợp Đức Chúa Trời không đến. Còn về giá trị và tiếng tăm của bạn thì sao? Có phải bạn bằng lòng để bị kéo xuống thấp không? Có phải bạn sẵn sàng đem từng góc đời sống của bạn đầu phục trước sự tể trị của Đức Chúa Trời hay có phải bạn đang bám vào các nơi cao.
Câu chuyện thuật lại về một đứa trẻ đến trường rất bẩn thỉu mỗi ngày, các giáo viên, lấy làm thất kinh khi có người đưa con cái của họ đến trường theo cách ấy, họ bàn bạc về tình huống. Một người nói: "bà mẹ chẳng yêu thương con cái mình". Người kia đáp: "Tôi nghĩ bà ấy yêu thương chứ, bà ta chỉ chẳng ưa bụi bẩn đấy thôi". Chúng ta có thể nói chúng ta kín mến Chúa, nhưng cho tới chừng nào chúng ta ghét bụi đất và phá đổ các nơi cao, thì sẽ chẳng có phấn hưng chi hết.
Rào cản kế tiếp cho cơn phấn hưng, ấy là những thứ chẳng nên giao nộp...
Giao nộp vật thánh
Các câu 17-18: “Trong lúc đó, Ha-xa-ên, vua Sy-ri, đến xâm phạm đất Gát, và choán lấy. Người cũng tính xâm phạm Giê-ru-sa-lem. Giô-ách, vua Giu-đa, bèn lấy hết thảy những vật thánh của Giô-sa-phát, Giô-ram và A-cha-xia, các tổ phụ người, là vua Giu-đa, đã biệt riêng ra thánh, luôn với các vật thánh của mình, và hết thảy vàng ở trong kho tàng của đền thờ Đức Giê-hô-va và cung vua, mà gởi dâng cho Ha-xa-ên, vua Sy-ri; vì cớ ấy, Ha-xa-ên đi khỏi Giê-ru-sa-lem”.
Khi đối diện với cơn khủng hoảng, Giôách không xây lại với Đức Giêhôva, ông không hô hào xứ sở phải kiêng ăn và cầu nguyện, thay vì thế ông giao nộp các đồ vật thánh, những thứ đã được dâng cho Đức Giêhôva. Ông sử dụng chúng như một của hối lộ để lấy lòng kẻ thù – và kẻ thù của Đức Giêhôva sẽ để cho ông yên. Đây là một trường hợp khác nói tới sự yếu đuối và thiếu quyết tâm của Giôách.
Còn về chúng ta thì sao? Khi gay go ùa đến trong đời sống của bạn, thì sẽ ra sao đây? Có phải đó là những thứ được dâng cho Chúa? Khi ngân sách thắt ngặt, thì nên cắt phần nào? Khi có việc gì đó suông sẻ đang diễn ra vào sáng Chúa nhật, bạn thấy mình ở đâu chứ? Khi lịch trình hàng ngày của bạn chặt chẽ rồi, tiệm giặt ủi hay là Chúa sẽ chờ đợi đây? 
Thế giới ở chung quanh chúng ta cho chúng ta biết vật thánh cần phải ra đi. Bill Gates, Nhà Sáng Lập và CEO của Microsoft cho biết như thế nầy trong một cuộc phỏng vấn: "về sự phân bổ nguồn lực thời gian, tôn giáo không nằm ở chỗ có hiệu quả. Có nhiều việc tôi có thể làm vào sáng Chúa nhật" (Trưng dẫn theo tờ Chicago Tribune, số ngày 13 tháng Giêng năm 1997).
Giờ đây, làm ơn, đừng nghe điều nầy giống như một loại thiên về với luật pháp, nó nói bạn phải "nắm lấy giờ giấc" để hòa thuận lại với Chúa. Chúng ta đã trải qua một loạt bài về sách Galati nói tới lý do tại sao ơn cứu rỗi của bạn không thể chiếu theo công khó của bạn. Nhưng nếu chúng ta sốt sắng tìm kiếm một cách ăn ở sâu sắc hơn với Chúa, nếu chúng ta khao khát muốn có phấn hưng, thế thì mọi tài nguyên của chúng ta, thì giờ, ta-lâng, và của cải trước tiên phải thuộc về Ngài, và nếu chúng ta giao nộp vật thành vì cớ để được yên ổn, chúng ta đừng nên trông mong có phấn hưng mà chi.
Rào cản sau cùng đến từ II Sử ký. 
Bất chấp sự kêu gọi phải ăn năn
II Sử ký 24:19-22: “Đức Giê-hô-va sai các đấng tiên tri đến cùng chúng, để dắt chúng trở lại cùng Đức Giê-hô-va; nhưng chúng không chịu nghe. Thần của Đức Chúa Trời cảm động Xa-cha-ri, con trai của thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa; người đứng dậy trước mặt dân sự, mà nói rằng: Đức Chúa Trời phán như vầy: Cớ sao các ngươi phạm các điều răn của Đức Giê-hô-va? Các ngươi sẽ chẳng may mắn được, vì đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, và Đức Giê-hô-va cũng đã lìa bỏ các ngươi. Chúng bèn phản nghịch với người, và theo lịnh vua ném đá người tại trong hành lang của đền Đức Giê-hô-va. Ấy vậy, vua Giô-ách không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia-đa, cha của A-cha-xia, đã làm cho mình, nhưng giết con trai người đi; khi người chết thì có nói rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va xem xét và báo lại cho!”
Ngay cả sau khi Giôách đã lạc sai ra khỏi con đường mà Đức Giêhôva đã đánh dấu cho ông, Đức Chúa Trời trong ơn thương xót của Ngài đã sai các sứ giả đến để cảnh tĩnh ông, để mời ông trở lại, để ban bố cơn phấn hưng, sự phục hồi. Nhưng, Giôách đã không muốn nghe mọi điều ông đã làm là sai, vì vậy ông đã cho giết sứ giả.
Tôi tin chúng ta kinh nghiệm sự phục hưng chính là ý chỉ của Đức Chúa Trời – tôi tin đấy luôn luôn là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi cũng tin rằng trừ phi chúng ta là những cá nhân và là một cộng đồng có đức tin chú ý đến sự kêu gọi phải ăn năn, chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm được mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn dành cho chúng ta, không phải vì Đức Chúa Trời đã lập ra một hệ thống nhất định đâu: Ngươi làm đúng và Ta sẽ chúc phước cho ngươi, nhưng chỉ vì ơn phước của Đức Chúa Trời và sự thân mật với Ngài là không sánh được với một đời sống không chịu ăn năn. 
Tôi tin rằng Đức Thánh Linh đang vận hành với quyền phép thuyết phục ngay cả khi tôi đang đứng giảng sáng nay. Tôi tin rằng dân sự có mặt ở đây, kể cả tôi, có lẽ mọi người ở đây đều cảm thấy bàn tay nặng nề của Đức Chúa Trời đang ở trên họ, thuyết phục về các nơi cao cần phải dở bỏ, về các vật thánh thuộc về Chúa cần phải giao nộp. Bạn có thể chọn bất chấp lời kêu gọi phải ăn năn của Đức Chúa Trời rồi cứ tiếp tục với cuộc sống thường lệ, bạn có thể chọn giết sứ giả chỉ bằng cách chọn không bao giờ trở lại đây nữa, hay bạn có thể chọn đầu phục.
Tôi hết lòng tin rằng Đức Giêhôva sẽ bằng lòng và lo vận hành với quyền phép làm phấn hưng trong cộng đồng nầy, mọi chương trình của Ngài được thiết lập, tàu con thoi đang ở trên bệ phóng. Nhưng có một số chim gõ kiến chúng ta cần phải xử lý với, phương thức chúng ta xử lý chúng chính là sự ăn năn – buồn rầu phải lẽ về tội lỗi – buồn rầu phải lẽ đến nỗi chúng ta thay đổi cách xử sự của mình.

Mathiơ 3:7-11: "Có Trái Ăn Năn Trong Đời Sống Của Bạn Không?"



Có Trái Ăn Năn 
Trong Đời Sống Của Bạn Không?
Mục sư JimButcher
Kinh thánh: Mathiơ 3:7-11
- Câu 8 của sứ điệp đặt trước mặt chúng ta mạng lịnh phải “kết quả xứng đáng với sự ăn năn”
- Thắc mắc tức khắc và rõ ràng đến với lý trí là: “Đâu là quả của sự ăn năn?” Thật may mắn cho chúng ta, sứ điệp nầy chỉ ra bốn trong những trái của sự ăn năn.
- Tất nhiên, ăn năn là điểm khởi sự quan trọng trong chuyến hành trình Cơ đốc. Chúng ta bắt đầu sự ăn ở của mình với Đức Chúa Trời bằng cách công nhận rằng chúng ta cần sự hy sinh của Chúa Jêsus và bày tỏ ra nổi buồn rầu về tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta đã có khoảnh khắc ăn năn đích thực, nhất thiết chúng ta sẽ nhìn thấy bông trái của sự ăn năn trong đời sống của chúng ta.
- Khi chúng ta nghiên cứu loại bông trái nầy, hãy in trong trí  lời lẽ gay gắt của Giăng Báptít ở câu 7: “Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau?” Ông đang nói với người dòng Pharisi và người Sađusê, không những họ sống rất tôn giáo, mà còn xa cách Đức Chúa Trời nữa. Phần nhiều người trong chúng ta có mặt ở đây sáng nay có thể xưng mình sống rất tôn giáo thật là dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không mang bông trái của sự ăn năn, chúng ta cũng đang ở xa cách đối với Đức Chúa Trời.
Bốn Trái Của Sự Ăn Năn – Phân Đoạn Nầy Chỉ Cho Chúng Ta Hướng Tới:
1. Câu 9.
- Ở đây, chúng ta được nhắc nhớ không nên nương cậy vào tiểu sử gia đình của mình. Người dòng Pharisi và người Sađusê rất mau mắn chỉ ra tiểu sử gốc Do thái của họ như một minh chứng cho sự họ gần gũi với Đức Chúa Trời.
- Hôm nay chúng ta nhìn thấy biểu hiện tương tự khi bạn hỏi người ta không biết họ có phải là Cơ đốc nhân hay không, thì họ đáp ứng như sau: “Ồ, gia đình tôi hết thảy đều là tín đồ của hệ phái Tin Lành Giám lý” hoặc “Đúng đấy, bố mẹ tôi đều là người Báptít”. Bố mẹ hay gia đình của chúng ta không thể tin Chúa thay cho chúng ta; mỗi một chúng ta phải chọn tin cho chính bản thân mình.
- Điều nầy dẫn chúng ta đến với trái đầu tiên của sự ăn năn, đấy là sự hạ mình.
- Khi chúng ta nương cậy vào tiểu sử gia đình giống người dòng Pharisi và người Sađusê, chúng ta có ngay khả năng xưng nhận mình có mối quan hệ với Đức Chúa Trời mà không cần đến với khoảng khắc ăn năn theo cách riêng. Điều nầy tạo ra một cảm giác kiêu ngạo, thay vì là hạ mình, vì điều đó đánh dấu mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. (“Gia đình tôi đã có mặt trong nhôi nhà thờ nầy từ năm 1964”. “Bố tôi đã giúp xây dựng  mục vụ giáo dục”. “Mẹ tôi lãnh đạo ban phụ nữ có lẽ 20 năm”)
- Chúng ta nhìn thấy hiện tượng tương tự khi người ta tìm cách xưng nhận một sự gần gũi với Đức Chúa Trời mà chẳng dựa theo ân điển. Người nào tin vào việc họ làm cho nhà thờ hoặc đi nhóm sáng Chúa nhật hay sự họ dâng hiến rộng rãi tiền bạc là điều duy trì mối liên lạc của họ với Đức Chúa Trời sẽ dẫn tới chỗ kiêu ngạo trong việc làm của họ.
- Khi chúng ta bắt đầu ở điểm ăn năn – sấp mình xuống và nhìn nhận rằng chúng ta không thể kiếm được đường để vào trong thiên đàng, công nhận tội lỗi và mọi động cơ có vấn đề, thốt ra chúng ta cần đến huyết của Chúa Jêsus, cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho bạn – có một sự hạ mình đến với tấm lòng của chúng ta, nó không thể đến bằng một phương thức nào khác. Chúng ta là hạng tội nhân, dù vậy Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta – đấy là chỗ khiêm nhường đáng phải có, vì bạn đã nhận lãnh những điều bạn không đáng được.
- Có phải mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời được đánh dấu bằng sự hạ mình, hay có phải bạn đang thiếu bông trái của sự ăn năn?
2. Câu 10a - “Bây giờ cái búa đã để kề rễ cây”.
- Thường thì trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy những tội lỗi chúng ta phạm phải đều là nhỏ nhoi theo cách riêng đủ để cho chúng ta bào chữa. Chúng ta không phạm vào tội giết người bằng búa hay mãi lo chè chén lu bù. Tội lỗi của chúng ta không có gì là lớn cả – chúng ta có thể đi loanh quanh với chúng vào những ngày khác.
- Nhưng câu nầy chỉ cho chúng ta thấy trái thứ nhì của sự ăn năn: cấp bách.
- Khi chúng ta đến với khoảnh khắc ăn năn, chúng ta nhìn biết tội lỗi của mình là không thể bào chữa được.
Chúng ta thừa nhận rằng, mặc dù chúng ta có khả năng tranh luận mọi tội lỗi riêng tư của mình là nhỏ bé, gánh nặng tích lũy của tội lỗi nhỏ đang đặt vào một tình thế nguy hiểm rất lớn. Chúng ta đánh giá sự thực của tình hình rồi nhận ra: Tôi đang sống trong cái khuôn tồi tệ hơn là tôi tưởng nữa.
- Cùng đến với sự ăn năn là sự tỉnh thức về tình trạng nghiêm trọng của tội lỗi chúng ta, và sự khát khao tuôn tràn ra từ chỗ đó: nan đề kinh khiếp nầy phải được giải quyết ngay từ bây giờ.
- Cách mà bông trái nầy sẽ liên tục tỏ ra trong đời sống của chúng ta là đây: chúng ta đã đến với khoảnh khắc ăn năn và một sự nhìn biết đối với tình trạng nghiêm trọng của tội lỗi; chúng ta kinh nghiệm sự vui mừng và sự khuây khỏa trong ơn tha thứ của Đức Chúa Trời khi chúng ta đến với Ngài; chúng ta công nhận rằng cái giá của ơn tha thứ cho chúng ta là sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá; hiểu biết rằng tội lỗi của chúng ta phải trả bằng sanh mạng của Chúa Jêsus, chúng ta bước đi trên chuyến hành trình đức tin với sự ao ước liên tục được trở nên giống như Ngài càng hơn và tự làm chết mình với tội lỗi còn lại trong đời sống của chúng ta. Không phải một ngày nào khác, mà ngay lập tức như có thể được – vì chúng ta thừa nhận sự cấp bách của vấn đề.
3. Câu 10b - “vậy hễ cây nào không sanh trái tốt, thì sẽ phải đốn và chụm”.
- Chúng ta là những Cơ đốc nhân dám xưng rằng tìm kiếm Đức Chúa Trời chưa hẳn là thuần “tôn giáo”, thay vì thế, đấy là “mối quan hệ”. Chúng ta xưng rằng chúng ta có mối quan hệ riêng tư với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Nói như thế có nghĩa là mỗi Cơ đốc nhân đều có một cuộc gặp gỡ riêng tư với Đấng quyền năng nhất của vũ trụ.
- Bạn có khuynh hướng suy nghĩ, nếu chúng ta đã có một cuộc gặp gỡ với Đấng quyền năng nhất của vũ trụ, chúng ta sẽ ăn ở khác với người kia, song buồn thay, ai nấy đều xưng mình biết Đức Chúa Trời thế mà lại sống thứ đời sống chẳng thấy chút thay đổi nào hết.
Chúng ta được nhắc nhớ trong phần cuối của câu 10 về trái thứ ba của sự ăn năn, đó là sự thay đổi.
- Hội thánh trong nước Mỹ dám tự tin lâu nay rằng bạn có thể trở thành một “Cơ đốc nhân” dù chẳng có bằng chứng hẳn hoi nào về sự thay đổi ấy trong đời sống của bạn. Henry Blackaby, tác giả của quyển “Experiencing God” (“trải nghiệm Đức Chúa Trời”), đã lưu ý mới đây: “Có nhiều sự phá thai bên trong cũng như bên ngoài nhà thờ. Chỉ có 1% khác biệt về cờ bạc bên trong cũng như bên ngoài nhà thờ". George Barna đã thực hiện một nghiên cứu 152 khoản riêng biệt so sánh thế giới hư mất và các nhà thờ, và ông nói chẳng có khác biệt gì ở hai mặt nầy cả”. Đấy là một lời buộc tội rất nghiêm trọng.
- Kinh thánh chẳng biết chút gì về thứ đức tin không dẫn tới một đời sống được thay đổi. Chúa Jêsus phán thẳng thừng lắm: “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta. ... Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta” (Giăng 14:23-24). (Cũng xem ở Giăng 7:17). Giacơ đã viết rất hay: “Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? . . . Đức tin không có việc làm cũng chết như vậy” (2:14, 26).
- Một phần quan trọng của sự ăn năn đích thực, ấy là nó dẫn tới một đời sống được thay đổi.
4. Câu 11.
- Có nhiều việc ở trong câu nầy, nhưng tôi muốn đặc biệt chỉ ra  điều Giăng khẳng định là Đấng đến sau ông sẽ “có quyền phép hơn ta”. Đây là một Cứu Chúa quyền năng mà chúng ta đang nói tới.
- Hành vi ăn năn bao gồm sự công nhận rằng bạn đã sai lầm, rằng bạn tìm cách lo toan mọi sự bằng sức riêng mình và bạn đã thất bại.
- Một trái sau cùng của sự ăn năn: ấy là nương cậy.
- Nhìn nhận trong sự ăn năn, ấy là chúng ta đã rơi vào chỗ thiếu mất, chúng ta công nhận tội lỗi mình và, như chúng ta mới vừa được lưu ý, theo đuổi một đời sống thay đổi. Nhưng, rõ ràng, nếu chúng ta thất bại trong quá khứ, chúng ta sẽ cần nhiều năng lực hơn chúng ta đang có để hoàn tất chuyến hành trình nầy mà chúng ta mới vừa bắt đầu.
Tin tức tốt lành đến với những ai trong chúng ta trong tình huống đó, ấy là chúng ta đang phục vụ một Chúa Toàn Năng, Ngài có quyền tiếp trợ cho mọi tài nguyên chúng ta có cần để đắc thắng trong cuộc linh trình nầy của chúng ta. Chìa khóa, ấy là chúng ta phải công nhận nhu cần phải nương cậy vào Ngài và tin cậy vào sức lực của Ngài.
Có quá nhiều người trong chúng ta đang tìm cách trải nghiệm con đường “đắc thắng trong Chúa Jêsus” thông qua trí khôn, sự thông thái và sức riêng của mình. Chúng ta sẽ chắc chắn thất bại. Người nào đã khởi sự tại khoảnh khắc ăn năn nầy sẽ nhớ lại sự thất bại của họ rồi xây sang Đấng có toàn quyền đem họ qua.
Phần kết luận:
Hãy tự hỏi mình một câu sáng nay: bạn có nhìn thấy bông trái của sự ăn năn trong đời sống của bạn mỗi ngày không, hay bạn đang đứng sáng nay chung với người dòng Pharisi và người Sađusê?