Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Châm Ngôn 15:16-17: "Cảm Tạ 365"



Cảm Tạ 365

Châm ngôn 15:16-17

 

            “Thà có ít của mà kính sợ Đức Giê-hô-va, còn hơn là tài sản nhiều mà bối rối cặp theo. Thà một món rau mà thương yêu nhau, còn hơn ăn bò mập béo với sự ganh ghét cặp theo”.


            Tôi đã viết mấy lời nầy sau Lễ Cảm Tạ.
            Hôm qua Marlene và tôi qua Oxford, bang Mississippi để gặp vợ chồng em tôi là Andy, em dâu là Betty, và cháu gái tên là Megan. Alan em tôi cùng vợ là Donna có mua một con gà tây. Marlene đã dọn mấy cái đĩa dành cho bữa tiệc lớn. Chúng tôi cùng nhau ăn uống, cười đùa, kể chuyện, chúng tôi ăn thêm một chút nữa, rồi một số trong chúng tôi đã xem bóng đá.
            Khi chúng tôi về đến nhà vào buổi tối, Josh và Leah đã trao đổi với chúng tôi khi sử dụng phần mềm FaceTime. Sau khi chúng tôi khởi sự, cháu nội tôi 2 tuổi là Knox đã leo qua khỏi cái nôi với chiếc xe chữa lữa ở một tay và con khỉ đồ chơi ở tay kia. Khi chúng tôi hỏi nó có thích Lễ Cảm Tạ không, suy nghĩ một thoáng, nói đáp: “Có ạ”. Vì vậy chúng tôi hỏi thăm xem nó đã ăn món gì. Ngưng một chút, nó nói “Chuối”. Còn thứ gì khác nữa không? Tôi nghe Leah thì thầm: “bánh nướng”, Knox nhắc y lại. Có gì nữa không? Ngừng một chút, và rồi nó nói nghe như là: “bánh bao gà”.
            Thế là bạn có Lễ Cảm Tạ qua con mắt của đứa trẻ 2 tuổi rồi đó. Chuối, bánh nướng, và món kia nghe như là “bánh bao gà”
            Khi tôi kiểm tra lại trên Facebook, tôi thấy mấy tấm hình gia đình nhóm lại từ khắp mọi nơi trong xứ. Có những ước ao, câu nói cảm tạ với Đức Chúa Trời, và hình ảnh bàn tiệc đầy thức ăn nữa.
            Tôi thấy đây là một trong các loại thiệp điện tử xuất hiện luôn trên Facebook nhiều lần rồi:
            “Lễ Cảm Tạ là mọi sự dẫn đưa toàn bộ gia đình đủ thứ lộn xộn của bạn đến dưới một mái nhà rồi hy vọng chẳng có ai phải gọi cảnh sát hết!
            Chúng tôi vui cười vì mọi việc ấy là thực đấy. Adrian Rogers làm nổi bật vấn đề theo cách nầy:
            Chúng tôi mua sắm những thứ mà chúng tôi không cần, với tiền bạc chúng tôi không có, để gây ấn tượng cho những kẻ mà chúng tôi chẳng ưa thích”.
            Bạn sẽ gọi đây là “mặt kia” của Lễ Cảm Tạ. Không phải mỗi gia đình nhóm lại đều là thời điểm vui vẻ đâu. Khi tôi suy nghĩ về việc ấy, tôi lấy làm lạ nơi lời lẽ của Châm ngôn 15:15: Các ngày kẻ bị hoạn nạn đều là gian hiểm; Song lòng vui mừng dự yến tiệc luôn luôn".
            Tôi thích phần (b) hơn. “Song lòng vui mừng dự yến tiệc luôn luôn". Người ta với lòng vui mừng có Lễ Cảm Tạ 365 ngày một năm. Đâu là bí quyết? Ở Châm ngôn 15:16-17, Vua Solomon tỏ ra hai đức tính tạo ra tấm lòng vui mừng nếm hưởng yến tiệc luôn luôn. Hai thái độ nầy của tấm lòng ở trong tầm với của hết thảy chúng ta vì chúng không nương vào thu nhập, địa vị, tiếng tăm, học vấn, tầm cỡ tài khoản ngân hàng của chúng ta, hoặc bất kỳ loại thành tựu nào theo đời nầy.
            Kẻ nhỏ nhất giữa vòng chúng ta đều có một “yến tiệc luôn luôn” bất cứ đâu chúng ta đi nếu chúng ta in dấu hai câu nói nầy vào lòng.

I. Hãy chan chứa đức tin trong tấm lòng mình.

            “Thà có ít của mà kính sợ Đức Giêhôva, còn hơn là tài sản nhiều mà bối rối cặp theo” (câu 16).
            Hãy kiểm tra lại từ đầu tiên: “Thà”.
            Có một số việc tốt hơn những thứ kia.
            Vua Solomon (ông là người giàu có nhất trên thế gian) không có ý tôn cao sự nghèo khó giống như  thể nó được ưa thích hơn sự giàu có đâu. Phần lớn người nghèo đều muốn được giàu có nếu có cơ hội, và nhiều người trong số họ đã lao động nhiều giờ để cố gắng vươn lên.
            Vì vậy, đây không phải là một câu châm ngôn ca ngợi việc sống bên bờ thảm họa tài chánh.
            Nhưng kể từ lúc bắt đầu thời gian, luôn luôn có kẻ nghèo nhiều hơn người giàu. Giống như thể tài nguyên thế giới không được phân phối đồng đều vậy. Và bất luận những nhà chính trị có thể tìm cách tái phân phối lại sự giàu có, sẽ luôn luôn có nhiều kẻ nghèo hơn. Đây là một câu nói chỉ ra cách thức về việc có tài sản hơn là một câu nói chỉ ra cách thức hiện hữu của tài sản. Chắc chắn đây là những gì Chúa Jêsus muốn nói tới khi Ngài phán: vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình (Mathiơ 26:11). Lời lẽ ấy, dường như nhẫn tâm đấy, phải được giải thích theo cùng ánh sáng y như câu châm ngôn của chúng ta. Chúa Jêsus tự giải thích ở phần về sau của câu ấy khi Ngài phán:song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn".
            Mấy thứ nầy là vấn đề hơn những thứ kia.
            Nếu Chúa Jêsus hiện diện giữa vòng bạn, hãy dành thì giờ với Ngài khi bạn có thể.
            Khi ấy, hãy đi mà cho kẻ nghèo ăn.
            Hãy trưởng dưỡng tâm linh mình và rồi cho kẻ đói ăn.
            Lời lẽ của Vua Solomon nhắc cho chúng ta nhớ rằng giàu có không phải là thuốc trị bá bịnh đâu. Phải, đúng đấy là sự thực vì tiền bạc là câu trả lời cho mọi sự (Truyền đạo 10:19). Thà là có chút đỉnh tiền bạc còn hơn là chẳng có xu nào. Phải, người giàu có nhà cửa lớn, đồ đạt đẹp, bảo hiểm y tế cao cấp, và sự bảo hộ chống lại bất kỳ rối rắm nào.
            Nhưng sự chết đến với người giàu thì cũng y như nó đến với kẻ nghèo.
            Người giàu bị ung thư và ngã chết.
            Người giàu ly dị.
            Người giàu có nhiều nan đề với con cái của họ.
            Giàu có chỉ cung ứng một sự bảo hộ có hạn trong thế gian nầy. Giàu có không thể bù đắp được cho sự tan vỡ của một cuộc hôn nhân, cho con cái ở trong tù, hay sự chết đến thình lình. Tôi đọc về một người giàu có kia, con trai ông ta chết trong một vụ rớt máy bay. Về sau khi nhắc tới việc ấy, ông ta nói: “Một khi bạn từng mất đứa con trai, bạn thấy rằng tiền bạc có nhiều bao nhiều nữa sẽ chẳng là gì cả đâu. Sống và chết là quan trọng, còn tiền bạc thì không”.
            Nếu chúng ta phải lựa chọn giữa giàu có và sự kính sợ Chúa, chúng ta hãy chọn phần sau đi. Kỳ thực, phần lớn chúng ta đều không đưa ra sự lựa chọn. Đại đa số người trên thế gian sẽ chẳng bao giờ sống giàu có được. Nhưng hết thảy chúng ta đều có thể kính sợ Đức Chúa Trời.

Giàu là một thuật ngữ tương đối

            Có cách nhìn khác vào sự giàu có. Giàu có theo định nghĩa là một thuật ngữ tương đối. Khi tôi viết mấy lời nầy, tôi đang ngồi trong văn phòng tại nhà tôi. Vợ tôi và tôi sống trong một ngôi nhà có 3 phòng ngủ với sân rộng mặt tiền và hàng rào ở sân sau để con chó Dudley, không chạy rong được. Chúng tôi có một chiếc xe hơi đậu trong garage. Tôi có thể nghe nhạc mở trong phòng khách khi Marlene sửa soạn bữa ăn ở trong bếp. Chúng tôi có TV, 2 máy tính laptop, 2 iPhones, 1 iPad, và máy Nook đọc điện tử. Khi chúng tôi chuẩn bị rời đi, phần lớn những gì thuộc về chúng tôi được gói ghém lại trong garage. Cách đây 2 năm, tôi để lại 40 thùng sách cho một Mục sư ở địa phương. Giờ đây, tôi giảm xuống còn 3 hay 4 thùng sách mà thôi. Chúng tôi có giường ngủ khá rộng, một số đồ đạt, và quần áo thêm vào các khoản cá nhân. Khi đến lúc phải rời đi, chúng tôi không cần xe tải cở lớn đâu. Chúng tôi dời tới đây trên chiếc xe tải nhỏ thuê vào năm 2005. Tôi e là chúng tôi sẽ cần một chiếc tải lớn trong lúc nầy đây.
            Sau nhiều thập niên tích lũy nhiều đồ đạt, chúng tôi đã sống trong theo kiểu chất chứa đồ đạt trong mấy năm trời. Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều nếm trải một công việc giống như vậy. Bạn làm việc, tiết kiệm, mua sắm, đầu tư, xây dựng, trang hoàng và rồi chất chứa, cất giữ. Nhưng khi cuộc sống cứ trôi đi rồi con cái cứ lớn lên và tách rời không còn sống chung với gia đình nữa, bạn thấy ngay có những việc bạn không thể làm vì dường như chẳng còn là vấn đề nữa. Trong khi gói ghém để chúng tôi dời đến Dallas, tôi thấy mình thầm nhũ: “Chúng ta làm để được gì đây chứ?” Tôi hình dung là nếu tôi không đụng đến một quyển sách trong 20 năm, có lẽ tôi sẽ không chạm đến nó trong 20 năm tới, thế thì đem nó theo với mình để làm gì chứ?
            Tôi suy nghĩ về việc ấy, và rồi lý trí tôi lần theo chuyến đi với Josh và tôi đến Ấn độ vào tháng Giêng. Trong khi chúng tôi ở Mumbai, chúng tôi đi ngang qua khu nhà ổ chuột mà trí tưởng tượng của con người không thể hiểu nổi. Ở đó, hàng triệu người nam người nữ, thanh thiếu niên sống trong những hoàn cảnh khó nghèo dai dẳng như vậy, lý trí bạn như muốn tê dại đi. Bạn thân tôi là Benny Mathews chỉ cho chúng tôi thấy những địa điểm mà ở đó người ta sinh sống trong những cái thùng carton bên dưới mấy cây cầu. Không phải một vài người đâu, mà hàng ngàn rồi hàng triệu người, sống bên cạnh nhau. Ông nói rằng 10 người chia sẻ với nhau một khoảng không gian nho nhỏ, ngủ theo ca khi nhiều người khác phải đi làm lao động.
            Những người nam người nữ nào sinh sống ở những chỗ như vậy hầu như chẳng lo lắng gì về các thứ phải đem theo khi họ rời đi. Họ chỉ có quần áo trên mình và chẳng có thứ gì khác nữa. Sánh với họ, tôi là người giàu có của câu 16.
            Cho nên “thà” sống với mái nhà trên đầu mình, với tiền bạc trong ngân hàng và với đồ ăn ở trên bàn, nhưng cũng phải “thà” sống với sự kính sợ Chúa ở trong lòng. Một người không cần phải lấy làm lo vì có nhiều hơn người khác, nhưng tôi đúng là kẻ dại nếu tôi nghĩ không cứ cách nào đó, tôi xứng đáng với những gì mình đang có hoặc tôi “tốt hơn” ai đó không có nhiều bằng tôi có.
            Tôi có thứ chi mà tôi chưa nhận chăng?
            Đó là một sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời.
            Sự ban cho ấy bao gồm từng bữa ăn, từng thức nước sạch để uống, từng dòng điện chuyển tải vào máy tính của tôi, từng quyển sách tôi đọc, từng chiếc áo sơmi tôi mặc, và từng bát canh đang đặt ở trước mặt tôi.
            Vua Solomon không hỏi những người nào có nhiều thứ mà cảm thấy sai quấy về những gì họ đang có. Rốt lại, ngay cả trong các khu ổ chuột, có người sở hữu nhiều và có người sở hữu ít. Hãy nhìn quanh xem. Có ai đó luôn luôn đứng trước bạn, có người sẽ đứng sau lưng bạn, và nhiều người khác sẽ ở ngay nơi bạn đang đứng đây.
            Nhưng không phải mọi sự đều ngang nhau hết đâu. Thà là sống trong khó nghèo và nhìn biết Chúa còn hơn là người giàu có nhất trong thế gian và nghĩ bạn đã giàu có là cho bản thân mình. Người giàu chắc chắn khám phá ra rằng sự giàu có của mình đang chắp cánh rồi bay xa. Nếu người không khám phá ra điều đó trong đời sống mình, người khám phá ra nó khi người qua đời vì mọi sự người đã khó nhọc để có được, người để lại sau lưng.
            Với chiều hướng đó, hết thảy chúng ta đều đến và đi theo cùng một cách. Bài học rất rõ ràng. Phần lớn chúng ta sẽ không bao giờ sống thực sự giàu có với của cải đời nầy, nhưng hết thảy chúng ta đều có thể sống giàu có trong đức tin, tình yêu thương và giàu có trong sự nhìn biết Đức Chúa Trời chúng ta.
            J. I. Packer thuật lại về một người quen, sự nghiệp người nầy trầy trật vì cớ những điều ông ta tin quyết. Khi người ta hỏi, không biết ông có neo trong lòng bất kỳ cảm xúc xấu xa nào không, ông đáp rất đơn giản: “Tôi đã nhìn biết Đức Chúa Trời, còn họ thì không”.
            Packer tiếp tục lưu ý rằng hầu hết chúng ta đều không yên tâm khi nói ra những câu nói thẳng thừng như vậy.  Nhưng các thuật ngữ đó hoàn toàn là theo Kinh thánh. Nhìn biết Đức Chúa Trời đang tạo ra một sự khác biệt và là đặc điểm tích cực của những người nào bước theo Đức Chúa Jêsus Christ. Nhìn biết Đức Chúa Trời thật sâu sắc và mật thiết thì tốt hơn là đủ thứ chúng ta đánh mất vì cớ đức tin của chúng ta. 
            Khi viết cách đây 250 năm, Vị Mục sư người Anh John Gill tóm tắt mọi ơn phước của một người kính sợ Đức Giêhôva:
            Đối với một người thể ấy, dù ông ta có ít của, là phần thông thường của hạng người nhơn đức, thế mà ông ta đâu có thiếu thốn gì; lại có đủ nữa, và rất thỏa lòng; những gì ông ta có, ông ta có với một ơn phước, và ông ta vui hưởng nó, còn Đức Chúa Trời ở trong đó, và có mối giao thông với ông ta; và cũng có bánh để ăn nữa, người thế gian chẳng nhìn biết chi hết: và đặc biệt có sự kính sợ Đức Chúa Trời nữa, con mắt của Đức Chúa Trời dõi theo người với sự khoái lạc; tấm lòng Ngài hướng về người, và đồng cảm với người trong mọi rối rắm người; bàn tay Ngài trao cho người cả hai: bữa ăn tạm thời và thuộc linh, những ơn phước cho người kính sợ Chúa; các thiên sứ Ngài đóng trại ở quanh người, quyền phép Ngài bảo hộ người; những bí mật của Ngài đang ở với người, và sự nhơn từ không xiết kể đang đáp đậu trên người.
            Hãy để cho câu nói nầy ngấm sâu vào: những gì ông ta có, ông ta có với một ơn phước, và ông ta vui hưởng nó, còn Đức Chúa Trời ở trong đó, và có mối giao thông với ông ta”. Liệu thế gian có hiến bất cứ điều chi tốt hơn thế chăng?

II. Chan chứa tình yêu thương trong ngôi nhà của bạn.

                Thà một món rau mà thương yêu nhau, còn hơn ăn bò mập béo với sự ganh ghét cặp theo (câu 17).
            Sau đây là một số cách dịch khác về câu nầy:
             “Thà một món rau đậu với tình yêu thương, còn hơn con bò tròn trịa với thù hận cặp theo” (CEB)
            Bản Anh ngữ Contemporary hiến cho chúng ta cách đọc rất hay nầy:
             “Một bữa ăn đạm bạc với đầy tình cảm thì tốt hơn là bữa tiệc đậm bạc mà ở có sự thù hằn”.
            Bản ERV còn đơn giản hóa ý nghĩa như sau:
             “Thà là ăn ít ở chỗ có tình cảm, còn hơn là ăn nhiều ở chỗ có sự ganh ghét”.
            Sau cùng, chúng ta có câu nầy từ Eugene Peterson (Sứ điệp):
            “Thà là mẫu bánh vụn đầy tình cảm cặp theo, còn hơn là miếng sườn ngon được dọn lên trong sự thù hằn”.
            Tất cả các phiên bản đều toát ra từ cùng một chỗ. Bữa tiệc đầy ắp trong thế gian có thể hỏng bét hết một khi những kẻ ngồi chung bàn mà ghen ghét nhau. Bất hòa nơi bàn tiệc hủy hoại một bữa ăn ngon, bất luận chi phí có xa hoa đến ngần nào, dù đó là miếng sườn ngon hay thịt bò bíttết hoặc gà tây và áo quần xa hoa. Việc nấu nướng của bạn có thể tương xứng với thứ họ cung ứng trên Kênh Thực Phẩm, còn nếu người thân yêu của bạn không thực sự yêu nhau, thì có tốt lành gì nơi mọi nổ lực, mọi thời gian và mọi thứ tiền bạc chứ?
            Bạn cũng có thể bỏ qua hoàn toàn bữa ăn đó.
            Từ ngữ “rau” đề cập tới chi phí đơn giản mà một gia đình nghèo sẽ có. Có thể đó là rau dền hay cải xanh hoặc bắp cải. Gia đình nầy nghèo đến nỗi họ dùng rau xanh là cần thiết, chớ không phải bởi sự chọn lựa. Khi họ đến với nhau, họ chẳng chia sẻ thứ gì trừ ra một bó rau xanh. Như thế chẳng phải là lãng phí đâu, mà được ăn ngon vì món ấy được dọn bằng tình yêu thương. Vua Solomon không có ý nâng cao sự nghèo khó trên cả sự giàu có. Ông chỉ nhắc cho chúng ta nhớ rằng tiền bạc không nhất thiết đem lại sự hạnh phúc. Tiền bạc chắc chắn không bảo đảm một gia đình hạnh phúc hay một bữa ăn Cảm Tạ thật hài hòa.

Đây là một đời sống kỳ diệu

            Mục tiêu là, chúng ta đều biết rõ những việc nầy. Chúng ta không cần Vua Solomon nói cho chúng ta biết vì sâu lắng ở trong lòng, chúng ta nhìn biết đức tin và tình yêu thương còn sâu xa hơn tiền bạc hay danh tiếng. Đấy là lý do tại sao Đây Là Một Đời Sống Kỳ Diệu là đề tựa một trong những cuốn phim Giáng Sinh dễ thương trong mọi thời đại. Khi George Bailey (do Jimmy Stewart đóng) suy nghĩ về sự tự tử vào Đêm Giáng Sinh, sự việc cần có sự cứu giúp của một thiên sứ tên là Clarence đến giúp ông nhìn thấy sự khác biệt mà đời sống ông đã được dựng nên. Khi ấy, ba dòng hay nhất trong cuộn phim đến từ thiên sứ:
            “Lạ chưa kìa? Đời sống của mỗi người chạm đến nhiều đời sống khác. Khi người ấy không ở quanh đây, người ấy để lại một khoảng trống cực kỳ, có phải không?”
            “Ông thấy đấy, George ạ, thực sự thì ông có một đời sống rất kỳ diệu. Bộ ông không thấy khi vứt bỏ nó đi thì là một sai lầm sao?”
            Câu thứ ba không phải là một câu nói bằng lời. Đó là phần mô tả trong quyển sách mà thiên sứ để lại cho George khi cuốn phim lên tới đỉnh điểm của nó:
            “Hãy nhớ đấy George: không một người nào có bạn bè mà là thất bại đâu”.
            Vì thế, nếu chúng ta nhìn biết mọi sự nầy, tại sao Vua Solomon cần phải nhắc cho chúng ta nhớ chứ? Vì chúng ta cần sự nhắc nhớ, đấy là lý do tại sao. Vì hết thảy chúng ta đều sống dưới sự quyến rũ của thế giới rộng lớn với ánh đèn lập loè của nó, những trò chơi đầy sự lôi cuốn, con người xinh đẹp, cùng mọi sự hứa hẹn của thứ “đời sống tuyệt hảo” ở bên kia con đường.
            Trong những ngày gần đây, người ta thắc mắc với chúng ta là tại sao hạng người quyền lực dường như ném bỏ hết mọi ý thức và sau một đời thành công rực rỡ thì có một vụ việc thình lình đăng đàn trên TV, đài phát thanh, và khắp cả trên Internet. Thực sự là chẳng có một câu trả lời nào cho câu hỏi ấy, trừ phi phải đi ngược lại thật xa đến với Vua David, hạng người quyền lực đã bị cám dỗ bởi những phụ nữ xinh đẹp đang sẵn có cho họ, và điều đó dẫn tới mọi loại dại dột và kết cuộc là loại ứng xử mà chính những người nam người nữ đó đã thề hứa là họ sẽ không phạm phải. Đấy là một bản án thật dài được viết ra theo cách ấy để nhấn mạnh những gì còn lại, ấy là những sự cám dỗ nầy áp dụng không những cho hạng người giàu có và xinh đẹp, mà còn cho hết thảy những người còn lại như chúng ta nữa đấy. Có người không phải là hạng người xinh đẹp cũng đã làm ra những việc đáng kinh ngạc lắm. Một người có thể hy vọng rằng việc chỉ ngón tay trỏ sẽ dẫn chúng ta hết thảy đến chỗ phải tự xét mình một cách thành thật.
            Bạn không cần phải là một vị Tướng 4 sao mới thổi bung cuộc đời, sự nghiệp và gia đình mình.
            Điều nầy nghe giống như tôi đã thay đổi đề tài rồi vậy, nhưng thực sự tôi chẳng thay đổi đâu vì hết thảy mọi sự nầy chính là đề tài của Vua Solomon. Hãy nhớ tới chữ “thà” kia. Thà là hưởng một bữa ăn đạm bạc với tình yêu thương cặp theo còn hơn bữa tiệc tại nhà hàng sang trọng nhất ở Paris, uống thứ rượu thịnh soạn nhất, và vây quanh là hạng người mà bạn không thể đứng gần. Có một người đứng chận đường nói: “Ông trả tiền thì ông có cơ hội của mình ngay”. Hàng ngàn người sẽ đọc Solomon, gật đầu đồng ý, rồi đi ra và thổi tung gia đình mình bằng một vòng lựa chọn dại dột.
            Mục tiêu là, chúng ta nhìn biết mọi việc nầy là thực.

Cảm tạ là một sự lựa chọn

            Nhưng bạn không phải sống theo cách nầy. Hôm nay hãy chọn ai bạn sẽ phục sự đi, Kinh thánh chép:Ngày nay, ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi được sống. Đó là lời khuyên thật diệu kỳ, lần đầu tiên Môise đưa ra cho dân Israel, nhưng ngay cả sau khi phiêu bạt trong đồng vắng, và sau khi toàn bộ một thế hệ đã ngã chết, họ vẫn phạm phải chính những sai lầm ấy thật nhiều lần.
            Sau đó, tôi đã đọc (và lắng nghe) các thi thiên trong lúc yên tĩnh. Khi tôi đến với Thi thiên 78 (là thi thiên kể lại lịch sử của dân Israel) tôi thấy ấn tượng ở chỗ Israel cứ mãi lộn xộn và cách thức Đức Chúa Trời xét đoán họ và rồi đã tha thứ cho họ, thế rồi họ cứ phạm lại việc ấy nhiều lần.
            Bạn có thể đọc để thấu đáo cho bản thân mình. Tôi không cường điệu đâu. Rốt lại, Đức Chúa Trời là vị anh hùng thực sự của câu chuyện.
            Biết mấy lần chúng nó phản nghịch cùng Ngài nơi đồng vắng, và làm phiền Ngài trong chỗ vắng vẻ! Chúng nó lại thử Đức Chúa Trời, trêu chọc Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên (các câu 40-41).
            Người nào đã nhìn biết những gì Đức Chúa Trời đã phán, một là họ quên hay không quan tâm hoặc tưởng họ có ý hay hơn hay chỉ quyết định làm mọi việc theo đường lối riêng của họ. Sự ấy không bao giờ thành đâu. Thế rồi bạn đến với một câu rất hay như sau:
            Đoạn Ngài đem dân sự Ngài ra như con chiên. Dẫn dắt họ trong đồng vắng như một bầy chiên(câu 52).
            Đó là chúng ta đấy. Chúng ta là bầy chiên của Đức Chúa Trời. Mỗi lần bạn quanh quẹo, chúng ta đang đi theo đường riêng mình (xem Êsai 53:6). Còn lại một mình, chúng ta sẽ bị hư mất, hay chúng ta sẽ phiêu bạt quay trở lại Aicập, hoặc chúng ta sẽ khởi sự đánh nhau, hay kết cuộc chúng ta sẽ trở thành bữa ăn cho bầy sói. Chúng ta bất kham và chúng ta không thích bị dẫn đi và có khi chúng ta rơi vào chỗ ngớ ngẩn.
            Nhưng Đức Chúa Trời dẫn bầy chiên Ngài suốt con đường qua đồng vắng. Bởi ân điển Ngài, chúng ta có được an ninh, yên nghỉ và nơi trú ẩn.
            Có một phương thức “thà”để sống, nhưng nó buộc chúng ta phải tin rằng Đấng Chăn Giữ chúng ta biết rõ Ngài sẽ làm gì ngay cả khi chúng ta tưởng chúng ta có một ý hay hơn. Nếu chúng ta có đức tin và nếu chúng ta có tình yêu thương, khi ấy chúng ta có những gì chúng ta cần ngay chính giờ phút nầy. Tôi thích cách Matthew Henry nói:
             “Vì vậy, cái điều tốt hơn và đáng mơ ước, ấy là tuy có một ít của thế gian và có nó với một lương tâm tốt, để giữ mối giao thông với Đức Chúa Trời, và thưởng thức Ngài trong mối giao thông ấy, và sống bởi đức tin, hơn là có nhiều thứ quí giá nhất mà sống không có Đức Chúa Trời trong thế gian nầy".
            Matthew Henry và Vua Solomon đều nhất trí. Có những việc nầy thì tốt hơn những thứ kia. Nếu bạn có nhiều của hay nếu bạn có ít của, bao lâu bạn có Đức Chúa Trời, bạn có những gì bạn cần. Thà là có Đức Chúa Trời còn hơn là sống mà không có Ngài trong thế gian.
            Tôi để bạn lại với bài hát nổi tiếng do  George Beverly Shea sáng tác. Bài ca đó dường như khít khao với ý nghĩa sâu sắc của phân đoạn Kinh thánh chúng ta nghiên cứu hôm nay.

Thà có Chúa Jêsus hơn là có bạc vàng;
Thà thuộc về Ngài hơn là giàu không xiết kể;
Thà có Chúa Jêsus hơn là có nhiều nhà cửa, đất đai;
Tôi muốn được dẫn dắt bởi bàn tay có dấu đinh kia

Hơn là làm vua của một miền rộng lớn
Và bị kềm giữ trong sự thống trị của tội lỗi;
Tôi muốn có Chúa Jêsus hơn bất cứ điều gì
thế gian nầy ban bố cho hôm nay.

           
            Có lẽ chúng ta hết thảy sẽ thốt ra những lời lẽ đó thật lớn tiếng và khiến chúng trở thành phần ứng dụng của chúng ta về lẽ thật nầy.
            Thà tôi có Chúa Jêsus.
            Còn bạn thì sao?



Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Côlôse 4:7-8: "Bằng Hữu Đức Tin"



BẰNG HỮU ĐỨC TIN
Côlôse 4:7-18
            Khi hỏi một vài người họ cần gì nơi một người bạn, đây là những đức tính hay đặc điểm mà họ nhắc tới.
Công nhận: "Bằng hữu là người biết rõ mọi sự về quí vị và vẫn còn là bạn của quí vị".
Có trách nhiệm: "Tình bạn là một trách nhiệm, không phải là một cơ hội".
Hiểu biết: "Bằng hữu là người làm tăng thêm các đặc điểm của quí vị, và tỏ ra người có học, đàng hoàng".
Yêu thương: "Bằng hữu là người biết rõ mọi lỗi lầm của quí vị, nhưng vẫn yêu thương quí vị”.
Lắng nghe: "Bằng hữu là người chú ý lắng nghe trong khi quí vị chẳng nói một lời nào”.
Đáng tin cậy: "Một người bạn cũ thì tốt hơn hai người bạn mới".
Xứng đáng với sự tin cậy: "Trong lúc thịnh vượng bằng hữu chúng ta nhận biết chúng ta, còn trong nghịch cảnh chúng ta nhận biết bằng hữu của mình”.
Khích lệ: "Tình bạn làm tăng gấp đôi niềm vui và chia hai nỗi buồn của chúng ta".
Trung thành: "Bạn bè thật có nhiều trái tim, nhưng chỉ có một trái tim đập mà thôi”.
Cơ đốc nhân: "Bằng hữu chơn thật sẽ đẩy quí vị về phía Đức Chúa Trời, chớ không đẩy bạn ra xa Ngài đâu”.
           
Sứ đồ Phaolô nhắc tới mấy người bạn của ông kèm theo các tư tưởng và ao ước nầy. Ông kết thúc sách Côlôse bằng cách nói tới "bằng hữu đức tin” của ông.
+ Côlôse 4.7-18
            Có lẽ hết thảy chúng ta đều nghe bài hát "Friends" (Bằng hữu) trong đó phần điệp khúc hát: "Và bằng hữu là bằng hữu cho đến đời đời khi Đức Giêhôva là Chúa của họ”.
            A, câu hát thực là thơ mộng và có tính biểu tượng rất hay. Nhưng có thực như thế không? Có phải người bạn thân nhất chúng ta có thể là bằng hữu trong Chúa không?
            Hãy nhớ phần nhấn mạnh của cả sách Côlôse.
            Côlôse 1.18: “Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng”.
            "Mọi vật" nói đến tình bạn … và "đầu hàng" (vị trí thứ nhứt) nói tới mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ trước tiên và thứ hai với những người khác.
            Vì thế đây là một bài hát rất tình cảm. Bằng hữu đức tin của chúng ta là người bạn tốt nhứt mà chúng ta có.
NGƯỜI BẠN TRUNG TÍN TICHICƠ
"Biết & Yên ủi" (4.7-8)
+ Anh em rất yêu
+ Tôi tớ trung tín của Chúa
+ Bạn cùng làm việc
+ Trung thực thuật lại những việc đã xảy ra
+ Biết tình cảnh của anh em
+ Yên ủi lòng anh em
            Tichicơ vốn có sự hiểu biết và đã bày tỏ ra sự yên ủi cho những người ở xung quanh ông.
NGƯỜI BẠN TRUNG TÍN Aritạc "Bạn đồng tù" (4.10-11)
            Phaolô nhận dạng những người khác trong phân đoạn là bạn cùng làm việc, nhưng nói tới đặc điểm "bạn đồng tù" với Aritạc. Có lẽ ông là một người tình nguyện  chịu bắt bớ với Phaolô. Có lẽ trong khoảng thời gian Phaolô ngồi tù.
            Nhưng tôi có khuynh hướng tin quan niệm "bạn đồng tù" có nghĩa là Aritạc vốn hiểu những nỗi đau  của Phaolô cũng như nỗi lòng khao khát sâu sắc của ông.
I Côrinhtô 12.26: “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác cùng vui mừng”.
Châm ngôn 18.24b: “Nhưng có một bạn tríu mến hơn anh em ruột”.
NGƯỜI BẠN TRUNG TÍN Ephápra
"Chiến đấu không thôi trong sự cầu nguyện" (4.12-13)
+ Tôi tớ của Đấng Christ
+ Chiến đấu không thôi trong sự cầu nguyện
+ Khó nhọc vì anh em
            Châm ngôn 17.17: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn”.
            Ở giữa nghịch cảnh của quí vị … quí vị không muốn có một Êphápra cầu thay cho quí vị sao?
  1. Toàn vẹn
  2. Trọn niềm vâng phục
"MỌI ý muốn của Đức Chúa Trời".
Rôma 8.34: “Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa. Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta”.
Chúng ta cần có một người bạn biết cầu thay.
KẾT LUẬN
            "Achíp … Hãy cẩn thận" (4.17-18)
            Chúng ta đã nghe và đã thấy một người bạn phải như thế nào rồi. Phaolô nhận dạng thêm một người nữa mà chúng ta phải xét đến tối hôm nay, đó là Achíp.
            Phaolô khuyên người nầy phải: "cẩn thận về chức vụ mà người đã nhơn danh Chúa nhận lãnh, để làm cho thật trọn vẹn”.
            Châm ngôn 18.24a: “Người nào được nhiều bằng hữu sẽ làm hại cho mình”.
            Đây là một người rất sốt sắng … Đây là một sự thách thức. Nếu chúng ta biết chúng ta đang cần một người bạn như thế nầy, như thế nầy…thì chúng ta phải trở thành người bạn đó.
            Những người bạn thiết của mọi người là "Bằng hữu đức tin".
Amen!