Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

I Các Vua 19:1-9: "Vị Tiên Tri Trên Đường Trốn Chạy"


Vị Tiên Tri Trên Đường Trốn Chạy
– I Các Vua 19:1-9
Kinh thánh không bọc đường sự thực về các vị anh hùng được ghi lại trong đó. Kinh thánh cung ứng cho chúng ta toàn bộ câu chuyện, các tin tốt và tin xấu cùng một lúc. Khi Kinh thánh mô tả các vị anh hùng của Cựu và Tân Ước, Kinh thánh cho chúng ta biết toàn bộ sự thực về những lần phấn đấu, các sự cám dỗ, những khó khăn cùng mọi thất bại của họ.
+ Khi cho chúng ta biết về Nôê, là người lo đóng một chiếc tàu, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết thể nào Nôê đã uống rượu say và lỏa thể trước mặt các con trai mình.
+ Khi cho chúng ta biết về truyện tích Ápraham, là tổ phụ cao cả của đức tin, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết không phải một lần, mà là hai lần ông nói dối về Sara vợ mình hầu cứu lấy mạng sống mình.
+ Khi cho chúng ta biết về Giacốp, Kinh thánh không những cho chúng ta biết về mọi thành tích đức tin chói lọi của ông, Kinh thánh còn cho chúng ta biết thể nào ông đã lừa đảo Êsau là anh mình và thể nào ông đã lừa đảo nhiều người khác trọn đời sống ông.
+ Khi cho chúng ta biết về truyện tích Môise, Kinh thánh không những cho chúng ta biết về việc chia Biển Đỏ ra làm hai. Kinh thánh còn cho chúng ta biết thể nào Môise đã giết mấy người Aicập kia và Kinh thánh cũng cho chúng ta biết thể nào ông đã đập hòn đá khi xem thường mạng lịnh của Chúa rồi bị từ chối không cho vào Đất Hứa.
+ Khi cho chúng ta biết về David, Kinh thánh không những nói cho chúng ta biết về chiến thắng oai hùng của ông đối với Gôliát, Kinh thánh còn cho chúng ta biết về tội tà dâm của ông và tội ông giết Uri người Hêtít nữa.
+ Khi cho chúng ta biết về Phierơ, không những Kinh thánh cho chúng ta biết thể nào đã đi bộ trên mặt biển, Kinh thánh còn cho chúng ta biết về buổi tối kia, không phải một lần, không phải hai lần, mà là ba lần ông đã chối Chúa.
Khi Kinh thánh tô vẽ bức tranh nói tới các vị anh hùng trong đó, không những Kinh thánh sử dụng các màu sắc sáng láng chỉ ra đắc thắng, phước hạnh và vui mừng. Mà Kinh thánh còn tô vẽ toàn bộ bức tranh với loại màu tối sẫm nói tới buồn rầu, khó khăn, chán nản, thất bại, tội lỗi và cám dỗ. Nhất định đấy là trường hợp khi chúng ta đến với truyện tích nói tới Êli là sơn nhân vĩ đại. Khi Đức Chúa Trời đến viếng vị anh hùng của chúng ta như vừa qua, ông đã thắng hơn Aháp cùng các tiên tri Baanh trên Núi Cạtmên. Ngay lập tức, câu chuyện chuyển từ đắc thắng lớn lao nhất của ông sang thất bại sỉ nhục nhất của ông. Không ngừng nghỉ, chúng ta đi từ đỉnh cao xuống tận đáy sâu. Đây là câu chuyện nói tới sự suy sụp riêng tư của Êli. Đây là câu chuyện nói tới chiến trận của Êli với sự ngã lòng, thất vọng và chán chường. Một trước giả gọi đây là “sự suy sụp thần kinh của Êli”. Tôi dám chắc rằng đấy là phần mô tả rất hay.
Rung động khi chiến thắng, đau khổ khi thất bại
Và tôi nhắc cho bạn nhớ một lần nữa về những gì vừa xảy ra. Êli đã có mặt trên núi, ở đó ông đối diện với 450 tiên tri Baanh và 400 tiên tri Áttạttê. 850 đấu với 1. Các tiên tri của Baanh đã nhảy quanh, rên rỉ và kêu la rồi xỏa mái tóc dài của họ thòng xuống tới đất, họ nói tiên tri với thần Baanh, họ tự cắt thịt mình mà chẳng có việc gì xảy ra hết. Khi ấy Êli đã dâng lên lời cầu nguyện đơn sơ, xin Đức Chúa Trời tỏ ra quyền phép toàn năng của Ngài để mọi lòng của dân sự sẽ xây trở lại với Chúa. Ngay lập tức lửa từ trời giáng xuống, thiêu đốt không những của dâng nơi bàn thờ mà còn hút hết nước trong mương nữa. Dân sự của Israel đã sấp mình xuống rồi nói: “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời; Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời”. Tất cả các tiên tri của Ếtbaanh đã bị giết hết. Một cơn sấm sét rất lớn đã đến từ ngoài biển, mưa xuống trên đất và phá vỡ cơn hạn hán. Câu chuyện kết thúc với Aháp hướng ngược về Giêsabên, đem đến những tin xấu cho Giêsabên. Nhưng Êli đã mau chạy đến nỗi ông đã chạy trước xe ngựa của Aháp. Bạn sẽ nghĩ rằng chương kế đó sẽ bắt đầu theo cách nầy: “Còn Êli thì vui mừng trong Giêhôva Đức Chúa Trời mình. Ông đã dâng một của lễ để cảm tạ Đức Chúa Trời, và mọi người đều đến với Êli và ông đã rao giảng cho họ nghe về Lời của Đức Giêhôva”. Đấy chẳng phải là việc đã xảy ra. Êli kết thúc chuyến đi dài để tránh Giêsabên. Ông hướng về phía Nam xuống Bêe Sêba. Ông hướng về phía Nam và phía Tây bên ngoài đất hứa ngược về Núi Hôrếp. Cách xa hàng trăm dặm, ông vào trong một hang động rồi cầu xin Đức Chúa Trời cất lấy mạng sống ông. Đây là truyện tích nói tới chiến trận mà Êli đánh với sự ngã lòng.
Hết thảy chúng ta đều hiểu rằng ngã lòng là một nan đề chính trong thời đại của chúng ta. Mỗi năm ở Mỹ 9,5% người lớn được chẫn đoán với một cấp độ trầm cảm lâm sàng. Nhiều chuyên gia cho chúng ta biết cứ một trong bốn phụ nữ họ sẽ bị chứng trầm cảm lâm sàng, và cứ 10 người đàn ông thì có một người bị chứng trầm cảm nầy. Những nhà nghiên cứu gán sự khác biệt ấy vào sự thực: nam giới ít khi công nhận nan đề của họ và ít tìm kiếm sự trợ giúp. Trầm cảm khiến các công ty Mỹ thiệt hại 44 tỉ USD một năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu về tình trạng bịnh tật ở Mỹ. Chúng ta biết rõ có nhiều nguyên nhân gây ra sự ngã lòng, và những việc nầy thường tương quan với nhau, bao gồm căng thẳng, khó khăn trong các mối quan hệ riêng tư, những vấn đề về y tế, thực đơn nghèo nàn, chấn thương, cùng các yếu tố về gene. Các triệu chứng bao gồm tình trạng buồn rầu thường trực, những cảm xúc vô vọng, mất sức, không tập trung được, mất ngủ, dễ cáu kỉnh, và đôi khi chứng nầy có thể dẫn tới suy tưởng muốn tự tử. Những nhà nghiên cứu cho chúng ta biết tình trạng ngã lòng đó dường như phủ lấy một thành phần trong xã hội. Không một ai được miễn trừ và chẳng phải là vấn đề của I.Q [chỉ số thông minh], tuổi tác hay giai cấp xã hội. Một số nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đã phấn đấu với những cảm xúc chán chường. Ai đã nói điều nầy?
Giờ đây, tôi là người còn sống đáng tội nghiệp nhất. Nếu cái điều tôi cảm thấy đó bị gán cho cả gia đình nhân loại, sẽ chẳng có một linh hồn nào vui vẻ trên trái đất. Cứ mãi như thế nầy cho tôi thì quả là khó chịu lắm. Thà là tôi chết đi thì hơn.
Bạn từng cảm nhận như thế chưa? “Thà là tôi chết đi thì hơn”, Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln đã cảm nhận như thế vì đấy là lời lẽ của ông.
Nổi Yếu Đuối của vị Mục sư
Có nhiều người xem Charles Haddon Spurgeon, vị Mục sư nổi tiếng ở Luân đôn vào cuối thập niên 1800, là nhà truyền đạo lỗi lạc nhất kể từ thời Sứ đồ Phaolô. Thế mà Spurgeon công khai nhìn nhận rằng ông thường phấn đấu với sự ngã lòng. Đây là một vấn đề ghi lại rằng Spurgeon, ông đã sống với những căn bệnh vật lý khác nhau, ông có nhiều lần bị phủ lút với cảm xúc về tình trạng vô giá trị, ngã lòng và chán chường đến nỗi có lần ông rời bỏ tòa giảng của ông ở Luân đôn để đi đến nơi nghỉ mát ở Pháp, ông ở đó từ hai đến ba tháng. Thường thì ông sử dụng ban ngày nghỉ ngơi trên giường vì ông quá chán nản, rất sợ hãi và thất vọng. Quyển sách tuyệt vời của ông “Lectures to My Students” chứa một chương có tên là The Ministers Fainting Fits [nổi yếu đuối của vị Mục sư], Mục sư Warren Wiersbe nói từng vị Mục sư nên đọc ít nhất một lần trong năm vì Spurgeon vốn thành thực về các áp lực mà những người nam người nữ trong chức vụ phải đối mặt với. Ông bắt đầu chương ấy theo cách nầy:
Như có chép rằng David, trong sức nóng của chiến trận, đã lo âu, cũng một thể ấy khi nhắc tới các tôi tớ của Chúa. Cảm xúc ngã lòng đến trên phần nhiều người chúng ta. Thường thì chúng ta rất vui vẻ, có nhiều khi chúng ta phải suy sụp. Người mạnh không luôn luôn đầy sinh lực, kẻ khôn ngoan không luôn luôn sẵn sàng, người dũng cảm không luôn luôn dạn dĩ, và người vui vẻ không luôn thấy hạnh phúc đâu. Đó đây sẽ có nhiều người sắt thép, đối với họ sự suy sụp và nước mắt chẳng gây tổn hại gì, nhưng chắc chắn sự hoen rỉ đang ăn mòn họ; và về hạng người tầm thường, Chúa biết, và làm cho họ phải nhìn biết, rằng họ chỉ là bụi đất. Nhận biết bởi kinh nghiệm đau thương nhất đâu là sự ngã lòng sâu sắc trong tâm linh, nó đến viếng bất cứ lúc nào bằng bất kỳ phương tiện nào, tôi nghĩ điều đó sẽ là niềm an ủi cho anh chị em nào của tôi nếu tôi đưa ra mọi suy nghĩ của mình, lớp người trẻ tuổi sẽ chẳng ưa một việc kỳ lạ xảy đến cho họ khi họ có lần bị sầu muộn ám ảnh; và hạng người buồn rầu sẽ nhìn biết có người từng được ánh mặt trời sáng láng vui mừng chiếu rọi trên họ đã không luôn luôn bước đi trong sự sáng láng.
Ông tiếp tục nói nhiều việc rất hữu ích trong chương nầy, nhưng có một điểm dường như đặc biệt thích đáng. Trong khi đưa ra bảng danh sách những lúc chúng ta có xu hương phải ngã lòng, đây là chỗ mà ông bắt đầu:
Trước tiên, giữa vòng họ tôi phải nhắc tới giờ thành công cao độ. Sau cùng, khi ước ao hằng ấp ủ được phu phỉ, khi Đức Chúa Trời được tôn vinh hiển bởi mọi việc làm của chúng ta, và đắc thắng lớn lao đã đạt được, khi ấy chúng ta có khuynh hướng suy sụp đi. Có thể hình dung rằng ở giữa các ân huệ đặc biệt, linh hồn chúng ta sẽ bay vút lên các đỉnh cao của ngây ngất, và vui mừng với niềm vui khôn tả xiết, song điều đó hoàn toàn ngược lại. Đức Giêhôva đôi khi phơi các chiến binh của Ngài ra trước những hiểm nguy của sự hớn hở khi chiến thắng; Ngài biết một ít người trong số họ có thể chịu được một thử nghiệm như thế, rồi vì lẽ đó đập vỡ chén của họ với sự cay đắng.
Ngài đẩy Êli ra như minh chứng cho luận điểm nầy rồi kết luận rằng ở một số cấp độ, ngã lòng và thất vọng sau một chiến thắng là một phần kỷ luật thật giàu ơn nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời e chúng ta trở nên kiêu ngạo và thổi phồng lên các thành tựu của riêng mình. Chính trong ánh sáng đó, chúng ta sẽ nghiên cứu câu chuyện xa xưa nầy vì nó có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta ngày hôm nay. Kinh thánh ghi lại câu chuyện nầy vì ích cho những ai đang hầu việc Chúa. Điều chi đã xảy ra cho Spurgeon, điều gì đã xảy đến với Lincoln, việc gì đã xảy đến với Êli có lẽ sẽ xảy đến cho hết thảy chúng ta chẳng sớm thì muộn thôi.
I. Xem xét tình trạng của ông
Câu chuyện bắt đầu như sau: “A-háp thuật lại cho Giê-sa-bên mọi điều Ê-li đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Ba-anh làm sao. Giê-sa-bên sai một sứ giả đến Ê-li mà nói rằng: Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề” (các câu 1-2). Bạn có thể hình dung ra với thái độ sốt sắng như thế nầy của Giêsabên, người đàn bà đanh đá gian ác, đã chờ đợi Aháp chồng mình trở về. Khi bà ta nhìn thấy xe ngựa của ông trở về từ Núi Cạtmên, bà ta tưởng mình sẽ nhận được các tin tức tốt lành. Khi ông ta bước vào cung điện tại Gítrêên, tôi dám chắc gương mặt của ông đã tái mét đi. Chắc chắn bà ta đã hạch hỏi ông việc gì đã xảy ra trên núi. Khi trời đổ mưa xuống trên khắp xứ, tôi đoán rằng Giêsabên xem đấy là một dấu hiệu cho thấy các tiên tri thần Baanh đã chiến thắng trong ngày đó. Aháp nói cho bà ta biết các tin hung. “Việc gì đã xảy ra cho các tiên tri thần Baanh?” “Hết thảy họ đều đã chết rồi”. “Chuyện gì đã xảy ra trên núi chứ?” “Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli đã thắng hơn trong ngày ấy, và Baanh đã bị đánh bại”. Shakespeare nói rằng địa ngục chẳng có một cơn thạnh nộ nào giống như người đàn bà bị xem khinh. Giờ đây, Giêsabên đã tiếp thu hết mọi việc rồi. Bà ta sai một sứ giả đến gặp Êli với những tin tức sốt dẻo nầy: “Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề”. Tôi nghĩ đấy là việc của ngày mai dành cho Êli. Ông không phải là một người dễ bối rối bởi một lời đe dọa chẳng có gì đặc biệt hết. Giêsabên đang nói: “Hãy coi chừng đấy, hỡi người của Đức Chúa Trời, vì chính giờ nầy ngày mai, ta sẽ xử ngươi theo cùng một cách mà ngươi đã xử với các tiên tri của Baanh”.
Êli đã phản ứng ra sao? Trước tiên, ông bị sợ hãi và nghi ngờ bắt lấy (câu 3). Tại sao ông lại sợ người đàn bà nầy chứ? Êli mới vừa nhìn thấy Đức Chúa Trời làm ra một phép lạ kia mà. Ông đã trợ giúp giết hết các tiên tri giả. Thứ hai, ông đã phản ứng với thái độ bốc đồng. Phân đoạn Kinh thánh chép rằng ông đã chạy ra khỏi Gítrêên, là phần phía Bắc xứ Israel, không xa Biển Galilê lắm, mọi con đường đều dẫn tới Bêe Sêba, là đường biên giới nằm sâu ở phía Nam xứ sở. Ông đã chạy về phía Nam ngang qua Jerusalem, qua Bếtlêhem, qua Hếprôn. Êli lo sợ đến nỗi ông đã quyết định chạy cho thật xa khỏi Giêsabên như ông có thể. Điều đó cho thấy một sự thay đổi về khí hậu vì Gítrêên là vùng đất đồng cỏ, còn ở Bêe Sêba thì ông lại trú trong sa mạc. Thứ ba, ông muốn được ở một mình. “Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình. Đến tại Bê-e-Sê-ba, thuộc về Giu-đa, người để tôi tớ mình lại đó” (câu 3). Đấy là một sai lầm lớn. Việc duy nhứt mà ông rất cần là có ai đó để khích lệ ông. Để tôi tớ mình ở lại Bêe Sêba, ông mạo hiểm đi sâu vào trong sa mạc cả ngày đường, ngồi dưới cây giếng giêng, rồi cầu xin được chết. Êli đang trên đường đến vùng sâu vùng xa nhất mà ông có thể tới được. Khi bạn bị sợ hãi và nghi ngờ bắt lấy, bạn muốn bỏ chạy và ở riêng một mình.
Thứ tư, ông để cho các suy tưởng tối tăm khống chế. Bạn có từng cảm thấy như thế chưa? “Lạy Chúa, đã đủ rồi. Lạy Chúa, đã đủ rồi. Xin cất lấy mạng sống con. Con hoàn toàn thất bại rồi”. Ở thời điểm nầy, Êli mạnh mẽ, sơn nhân của Đức Chúa Trời, đã đầy dẫy với việc tự thương hại mình. Sau khi tạm thời mất đức tin nơi Đức Chúa Trời và bị sợ hãi cùng nghi ngờ bắt lấy, ông đã chạy trốn mọi nan đề của mình. Bị phủ lút bởi thất vọng, ông đầy dẫy với những tư tưởng tăm tối. Điều nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Có bao giờ bạn thấy một trong những bài kiểm tra căng thẳng đó ở chỗ bạn gặp phải những sự kiện đau buồn trong cuộc đời của bạn không? Nếu chúng ta cung ứng cho Êli bài thử nghiệm đó, ông sẽ không có mặt trong tấm biểu đồ. Trước khi bạn quyết định về ông ấy, hãy thử đi một dặm bằng đôi giày của ông ấy xem. Ông ấy không phản ứng ngay trước áp lực mà ông đối diện với, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ làm tốt hơn thế?
Bạn có thể nghĩ đến bất cứ ai trong Tân Ước, người nào tạm thời mất đức tin và sức chịu đựng của mình? Bạn có thể nghĩ tới bất kỳ ai ở trong tù, họ không thể nhớ điều chúng tôi mình biết trước đó là sự thực? Hãy xem Giăng Báptít kìa. Khi ông nhìn thấy Chúa Jêsus đang đến cùng ông, ông đã kêu lên: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Về sau, Hêrốt bắt Giăng bỏ tù rồi ông bị chặt đầu ở đó. Những ai trong chúng ta chưa hề đứng đàng sau các chấn song sẽ không hiểu được nhà tù là cái gì hết! Chẳng có một chỗ nào trên đất tối tăm hơn và suy đồi hơn cái xà lim ngục tù. Chúng ta không thể hình dung ngục tù chẳng có tính người đến như vậy. Tôi biết một ít về việc ấy vì chúng ta đã nhận được hàng ngàn lá thư từ những tù phạm, những người đã đọc một trong những quyển sách của tôi rồi viết thư cảm ơn. Tôi đọc các lá thư ấy và những câu chuyện họ thuật cho tôi nghe về sinh hoạt nhà tù quả là thật khó tin nổi. Bạn có thể xem các cuộn phim nói về nhà tù và khi xem xong, bạn có thể trở vào bếp rồi ăn qua loa. Bạn có thể ngồi vào trong xe rồi lái đi đâu đó tùy thích. Nhưng những người nam người nữ bị nhốt kia, họ đã mất quyền tự do của họ trong nhiều năm trời, có khi cả đời nữa là. Nhà tù là một kinh nghiệm mất phương hướng. Và chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Giăng Báptít tạm thời mất sức chịu đựng thuộc linh đi rồi sai các sứ giả đến gặp Chúa Jêsus với một thắc mắc: “Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng?” (Mathiơ 11:3). Giờ đây, tại sao tôi phải đưa Giăng Báptít ra? Vì khi Chúa Jêsus muốn ngợi khen Giăng Báptít, Ngài đã sánh ông với Êli: “Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến” (Mathiơ 11:14). Êli như thế nào trong Cựu Ước, thì Giăng Báptít thể ấy trong Tân Ước. Và cả hai người đều đã phấn đấu với nổi thất vọng và nghi ngờ. Tôi tin rằng những người mà Đức Chúa Trời kêu gọi đặng làm ra những chiến công hiển hách, lớn lao thường là những người có xu hướng phải phấn đấu với chán chường và ngã lòng nơi người bề trong. Nơi công cộng, Giăng Báptít dạn dĩ như một con sư tử, tuy nhiên khi bỏ ông vào tù, ông bắt đầu mất đức tin của mình. Bây giờ, đây là Êli, nhân vật cao trọng của Đức Chúa Trời, từ từ, từ từ suy sụp, hoàn toàn bị những tư tưởng tối tăm khống chế, đầy dẫy với việc tự thương hại.
II. Chẫn đoán tình trạng của ông
Nếu bạn nghiên cứu bản tường trình của Kinh thánh, dường như rõ ràng có ba việc đã xảy ra với Êli để đưa ông tới điểm tan vỡ nầy. Ba việc nầy rất dễ hiểu, chúng cùng đi với nhau, và chúng có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta bất cứ lúc nào.
Thứ nhứt, ông quá căng về mặt lý trí. Cái điều khả thi, ấy là ông chịu đựng áp lực nhiều trong một khoảng thời gian dài đến nỗi chuỗi sự sống bị thương tích quá nặng nhất định phải vỡ ra. Hãy xem xét sự nghiệp của Êli trong vai trò một vị tiên tri. Từ vùng đồi núi xứ Galaát đến cung điện của nhà vua đến khe suối đến nhà của bà góa đến chỗ Núi Cạtmên, hết cơn khủng hoảng nầy đến cơn khủng hoảng khác. Tom Landry, huấn luyện viên của đội Dallas Cowboys, rất thích nói như vầy: “Mệt mõi biến hết thảy chúng ta thành ra kẻ hèn nhát”. Ai nấy đều có một giới hạn. Bạn có giới hạn của bạn, còn tôi có giới hạn của tôi. Thật là tốt khi nhìn biết lúc nào bạn đến mức cuối cùng, và nhìn biết trước khi bạn đến với mức cuối cùng thì là một việc rất tốt.
Bạn không phải là thông minh theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là lanh lợi theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là tháo vát theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là khỏe khoắn dưới áp lực theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là mạnh mẽ theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là khôn ngoan theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Cây sồi mạnh mẽ nhất ở trong rừng có thể bị đốn hạ dễ dàng nếu bạn dùng cây búa nhỏ đập vào đúng chỗ của nó. Êli bị quá tải về mặt lý trí. Ông tự đẩy mình vào cho tới chừng ông không còn đẩy được nữa.
Thứ hai, ông bị kiệt sức theo phần xác. Ở một điểm trong chức vụ, Chúa Jêsus bảo các môn đồ “Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (Mác 6:31). Vance Havner muốn nói rằng: “Nếu chúng ta không đi tẻ ra rồi nghỉ ngơi một chút, chúng ta sẽ bị rã rời”. Có thời điểm khi bạn cần phải chổi dậy rồi lo làm việc, và có lúc bạn cần phải nằm xuống rồi chợp một giấc. Đôi khi việc tốt nhứt chúng ta có thể làm cho Chúa là tham dự một kỳ nghỉ. Hãy chơi tennis. Hãy cỡi xe đạp đi một vòng. Hãy xem một trận túc cầu. Hãy hoạt động sao cho đổ mồ hôi. Hãy hẹn hò với người yêu của mình. Hãy chơi đùa với cháu nội mình. Hãy đi ăn kem. Hãy dùng một bữa chiều, lấy một bịch bắp rang, ngồi xuống ghế salon rồi xem một cuộn phim. Có những lúc khi công việc của Đức Chúa Trời đòi hỏi hành động phải ráng hết sức mình. Và có lúc khi bạn ngồi trên chiếc ghế dựa, mở nó ra phía sau, lấy một chén Cheetos và một lon coca cola, nhặt lên bộ điều khiển từ xa, xem chương trình ESPN một lúc. Có thời điểm phải năng động và bận rộn, và có lúc phải thư giãn. Có kỳ để viết, có kỳ để làm việc, có kỳ để giảng dạy, và có kỳ đội nón bảo hộ rồi cỡi xe đạp đi một vòng. Vua Solomon đã nhắc cho chúng ta nhớ trong Truyền đạo 3 rằng có kỳ định cho mọi sự ở dưới mặt trời.
Có kỳ chiến tranh và có kỳ hòa bình.
Có kỳ gieo và có kỳ gặt.
Có kỳ khóc và có kỳ cười.
Có kỳ sanh ra và có kỳ chết đi.
“Mọi sự đều có kỳ định”. Đức Chúa Trời ấn định từng kỳ trong cuộc sống, bao gồm các thời kỳ nhọc nhằn cũng như những thời điểm chúng ta phải nghỉ ngơi. Trong thế giới của thế kỷ 21 chúng ta, phần thưởng có khuynh hướng đến với những ai lo liệu mọi công việc ở chỗ năng động nhất.
Dễ Phân Tâm
Cách đây mấy năm, khi tôi suy nghĩ về Hội thánh mà tôi làm quản nhiệm ở Oak Park trong 16 năm, tôi có năm phần quan sát sau đây về hội chúng:
1) Dân sự Hội thánh Calvary thực sự yêu mến Chúa. Chẳng có một thắc mắc gì về sự việc ấy. Nếu bạn nhìn biết họ theo cách riêng, như tôi đã nhìn biết trong nhiều năm trời, không bao lâu thì bạn học biết được rằng tình yêu của họ dành cho Chúa là chơn thật và hết lòng.
2) Họ bằng lòng hầu việc Chúa. Giống như bao Hội thánh khác, chúng ta luôn luôn có một danh sách dài những kỳ nghỉ trong mục vụ khác nhau của chúng ta, và từng năm một, chúng ta tập trung vào cuối mùa hè để tìm cho đủ các giáo viên và những người trợ giúp để bắt đầu chương trình mùa thu. Nhưng mỗi năm, nếu không thất bại, Chúa chạm đến tấm lòng của dân sự chúng ta và họ đáp ứng rất tuyệt vời. Tôi nhận thấy rằng nếu bạn trình bày đúng cơ hội theo đúng cách thức, dân sự không phải là không bằng lòng bắt tay vào phục vụ. Có một số người luôn luôn bước lên phía trước.
3) Hầu hết mọi người trong nhà thờ đều hết mình phục vụ. Hết thảy chúng ta đều biết rõ điều luật 80/20, điều luật nầy nói rằng 20% dân sự lo liệu 80% công việc và 80% dân sự lo liệu 20% công việc. Tôi dám chắc rằng có một số sự thực về việc ấy. Và thực sự, sự việc cho thấy rằng có một số người trong từng hội chúng dấy lên rồi lo làm công việc để đưa công việc của Chúa lên phía trước. Nhưng tôi không giảng về việc ấy ở điểm nầy. Tôi thấy rằng hầu hết mọi người ở Hội thánh Calvary đều hết lòng ở nhà mình, trong sở làm, trong vùng phụ cận, trong cộng đồng, trong các gia đình của họ, trong nhà thờ và ngoài nhà thờ. Ai nấy đều bận rộn suốt ngày.
4) Hầu như ai nấy đều bị căng thẳng. Đây là kết quả tự nhiên của việc quá bận rộn và ráng sức hết mình. Mọi đòi hỏi của cuộc sống tạo ra nhiều gánh nặng làm cho bạn phải suy sụp đi sau một thời gian ngắn.
5) Người ta dễ bị phân tâm. Có lẽ điều nầy là thực cho hầu hết các nhà thờ, đặc biệt là các nhà thờ trong những khu vực đô thị. Người ta yêu mến Chúa, họ bằng lòng phục vụ, họ rất bận rộn và nhơn đó ráng hết sức mình. Một trong những dấu hiệu chỉ ra một đời sống quá căng thẳng, ấy là bạn không thể nhắm vào bất kỳ việc gì trong hơn 5 phút. Đôi khi người ta hỏi lý do tại sao tôi cứ đi quanh nhiều lần khi tôi rao giảng. Câu trả lời, ấy là tôi cứ đi quanh như thế để giữ cho dân sự chú ý. Chúng ta sống trong một thế hệ làm việc ráng hết sức, rất căng thẳng, quá bận rộn, ở đây người ta dễ dàng bị phân tâm. Tôi khám phá ra rằng thật là dễ cho chúng ta có được sự chú ý của dân sự trong hội chúng, nhưng gần như là rất khó giữ được sự chú ý ấy sao cho thật lâu. Chúng ta sẽ công bố một sáng kiến mới, và trong 15 phút giống như lần đến thứ hai của Lễ Ngũ Tuần, rồi 15 phút sau đó người ta đã quên bẳng đi mọi điều chúng ta đã nói với họ. Đấy là dấu hiệu chỉ ra một thế hệ làm việc quá tải. Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, thì đấy đúng là một cách sống. Và chẳng có gì khác nhiều trong các thị trấn nhỏ. Chúng ta có truyền hình cáp, mạng Internet tốc độ cao, tin nhắn tức thời, video ipods, và đài phát thanh vệ tinh với 100 kênh khi bạn lắng nghe đài mình ưa thích từ biển nầy sang biển kia. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên truyền thông quá tải. Hôm nay, khi chúng ta dạy dỗ lớp người trẻ cách thức để giảng dạy, chúng ta nói cho họ biết phải biết chắc và thay đổi đề tài từng năm phút một vì đấy là cách duy nhứt để nhữ sự chú ý của dân sự. Điều đó không thể có được cách đây 50 năm. Chúng ta truyền đạt bằng mọi cách, vì chúng ta là một thế hệ dễ dàng phân tâm.
Thứ ba, Êli đang ở ngoài cái chạm về mặt thuộc linh. Câu 3 chép rằng: “Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình”. Bản văn Hybálai chứa một mệnh đề không thấy có trong bản dịch hiện đại. Mệnh đề thứ nhứt của câu 3 sát nghĩa đọc là “Rồi khi ông nhìn thấy”. Đấy là nan đề cơ bản của ông. Lý trí của ông quá căng thẳng rồi. Thân thể của ông về mặt vật lý đã cạn kiệt. Và giờ đây đôi mắt của ông không còn nhìn vào Chúa nữa và chúng đang nhìn vào các hoàn cảnh của ông. Đấy là những gì đang xảy ra khi bạn chịu sự căng thẳng về lý trí quá lớn lao, khi bạn kiệt lực về phần xác, khi bạn bắt đầu chạy đến với Red Bull và bốn giờ đồng hồ ngủ nghỉ trong một đêm, và bạn đang thắp lên cây đèn ở cả hai đầu. Không có gì lấy làm lạ khi Êli bắt lo sợ. Ông đang ở dưới áp lực rất lớn lâu đến nỗi ông không thể suy nghĩ sao cho rõ ràng được nữa. Hãy dành cho ông ba đêm ngủ ngon lành và Giêsabên sẽ không thể quấy rối ông nhiều được đâu. Khi bạn chịu áp lực trong một thời gian dài, bạn không suy nghĩ rõ ràng được, rồi bạn đưa ra những quyết định tồi, chúng sẽ đưa bạn vào chỗ rối rắm. Đấy là lý do tại sao mệnh đề ngắn ở câu 3 quan trọng như thế: “Rồi khi ông nhìn thấy”. Khi ông còn ở trên núi, mọi sự ông có thể nhìn thấy là Đức Chúa Trời. Những tiên tri của Baanh không quấy rối ông được chi hết. Mọi hoàn cảnh không là vấn đề. Vấn đề là Êli và Đức Chúa Trời. Nhưng giờ đây, trong tình trạng suy sụp tình cảm của ông, ông đang nhìn thấy Giêsabên, ông đang nghe thấy Giêsabên, và từ chỗ ông thường đứng trên đất, mặt ông tái nhợt đi, chạy tìm chỗ núp, cứ chạy mãi, và không dừng lại cho tới chừng ông dừng lại ở một hang động trên Núi Sinai cách đấy hàng trăm dặm đường.
Vì vậy, đây là chỗ chúng ta sẽ để vị tiên tri mạnh mẽ của Đức Chúa Trời lại trong chốc lát. Ông rúm người lại trong một cái hang, muốn được chết đi, cảm thấy cô độc hoàn toàn, lạc lỏng trong nổi thất vọng của mình. Nhưng khi chúng ta xem xét lần tới, Đức Chúa Trời không bỏ qua người đầy tớ của Ngài. Mặc dù ông chạy thật xa như ông có thể, Êli không thể chạy khỏi Chúa. Đức Chúa Trời có nhiều việc cho ông làm, vì vậy Êli không thể ở lại trong hang động cho đến đời đời được. Mặc dù ông phạm nhiều lỗi lầm, ông vẫn là người của Đức Chúa Trời.
Hãy đợi đấy. Đức Chúa Trời sắp sửa xây đời sống của Êli lại rồi sử dụng ông thêm một lần nữa.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

I Các Vua 19: "Giúp Đỡ Người Sống Trong Hang Động"


Làm cách nào
để giúp đỡ
một người sống trong hang động

– I Các Vua 19
Chúng ta đang sống ở những thời điểm rất kỳ lạ. Có người gọi đây là Kỷ Nguyên của Sợ Hãi, và dường như gọi như thế là khá đầy đủ đấy. Suốt cả tuần lễ qua, chúng ta đã xem những phần đặc biệt trong chương trình “ôn lại năm qua”. Chúng ta vừa hoàn tất 12 tháng, khởi sự với thảm họa sóng thần bao gồm mùa cuồng phong tệ hại nhất đã được ghi lại. Tôi không đổ lỗi cho ai khi họ có chút run rẩy lúc năm 2005 đi đến phần kết thúc. Kiên nhẫn nằm trong chỗ thiếu thốn ở khắp nơi nơi. Tôi đọc lướt qua bài thơ ngắn dường như mô tả cuộc sống hiện thời:
Đây là kỷ nguyên của trang đọc nửa chừng
And the Quick Bash, and the Mad Dash
The Bright Night, with the Nerves Tight
The Plane Hop, with a Brief Stop
The Lamp Tan in a Short Span
The Big Shot in a Good Spot
And the Brain Strain and the Heart Pain
And the Cat-Naps, till the Spring Snaps
And the Funs Done!
Khi chúng ta gặp Êli vừa qua, ông đã rơi vào chỗ rắc rối. Ông thấy bức xúc, thất vọng, ngã lòng, căng thẳng, giận dữ, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi thể xác, rồi đủ thứ về mặt thuộc linh nữa. Nói cách khác, chính xác thì ông giống như hầu hết chúng ta. Câu kế chót của bài thơ kia dường như mô tả ông rất trọn vẹn khi nói tới đầu óc căng thẳng và nổi đau trong tim. Ở một điểm, nếu bạn cứ nổ lực, thì sự vui mừng sẽ đến. Đối với Êli, sự vui mừng đã đến rồi, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết không những có chuyện xảy đến với Êli, mà nó còn mô tả thể nào Đức Chúa Trời đã gặp ông ở điểm thấp kém nhất của ông. Cách đây mấy ngày, tôi dành ra mấy phút xem một nhà tâm lý hàng đầu Cơ đốc được phỏng vấn trên truyền hình. Sau khi bàn bạc qua các yếu tố về vật lý và y học có thể dẫn tới sự chán nản, ông lưu ý rằng đối với phần lớn Cơ đốc nhân người Mỹ, chán nản về mặt cơ bản là một vấn đề tâm linh. Luôn luôn có một mối nguy hiểm trong một câu nói giống như thế vì người ta sẽ đọc thấy đủ thứ ở trong đó. Sau đó, ông nói rõ rằng ông tin vào việc sử dụng đủ thứ thuốc men cần thiết một khi nó thích ứng để điều trị sự chán nản vì thường có các vấn đề y học dính dáng vào. Khi tôi nghe ông ta nói, tôi nghĩ ông ấy đang cố gắng nói rằng chán nản có thể là một triệu chứng của các vấn đề thuộc linh cơ bản cần phải đối diện với và giải quyết. Chắc chắn là Êli đã nao núng và ngã lòng. Sau lần đắc thắng lớn lao trên Núi Cạtmên, tôi nghĩ ông trông mong cả nước phải kinh nghiệm một sự xây trở lại với Chúa thật long trọng kìa. Nhưng khi Giêsabên đe dọa ông, ông đã không chịu nổi áp lực rồi chạy một mạch về phía Nam đến Bêe Sêba, rồi từ Bêe Sêba ông đi một ngày đường vào trong sa mạc. Ở đó, ông ngồi dưới cây giếng giêng với thái độ hoàn toàn chán nản. Tự xét mình là một người thất bại, ông cầu xin Đức Chúa Trời hãy cất lấy mạng sống của ông đi. F. W. Robertson chỉ ra rằng tình trạng gay go của ông là phổ thông đối với mọi người:
Hết thảy chúng ta đều cảm thấy với cấp độ riêng của chính mình loại tâm trí lớn lao giống như loại tâm trí của Êli. Chúng ta có thể nhìn thấy ở chỗ nầy, sở dĩ ông đau đầu là vì ông thiếu sự cảm thông. Chúng ta đã có những thì giờ cô độc, những ngày thất vọng, và các khoảnh khắc vô vọng, những thời điểm khi cảm xúc cao nhất của chúng ta đã bị hiểu sai, và sự trong sáng nhất của chúng ta đã bị nhạo báng gặp phải. Những ngày tháng khi điều kín đáo nặng nề của chúng ta ì ạch ra đó chẳng có ai để chia sẻ, giống như nước đá đặt trên quả tim vậy. Và rồi tâm linh nhường bước: chúng ta đã ao ước rằng mọi sự rồi sẽ qua, chúng ta có thể nằm xuống nghỉ, và yên nghỉ giống như con trẻ vậy, rồi giờ đã đến, khi chúng ta tắt đi như người kia đi dập tắt ngọn đèn, và cảm nhận được bóng tăm tối như đổ ùa vào tâm linh.
Vì chúng ta hết thảy đều được dựng nên bằng cùng một thứ đất sét, chúng ta hãy chú ý cho kỹ thể nào Đức Chúa Trời xử lý với tôi tớ ngã lòng của Ngài. Chúng ta thấy cách xử lý đó trong phân đoạn, rằng Êli cần đến bốn việc, và bốn việc đó ông đã nhận lãnh từ Đức Giêhôva.
Số 1: Ông cần yên nghỉ và phục hồi lại sức lực.
Êli ngồi dưới bóng cây giếng giêng ngã lòng đến nỗi ông đã cầu xin cho mình được chết. Khi ấy ông đã ngủ thiếp đi. Đức Giêhôva sai một thiên sứ đến với một mạng lịnh từ thiên đàng: “Có một thiên sứ đụng đến người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn” (câu 5). Sao lại có một lời khuyên thuộc linh như thế chứ? Hãy chổi dậy và ăn. Ngài không nói hãy chổi dậy rồi cầu nguyện. Ngài không nói hãy chổi dậy rồi đọc Ngôi Lời. Ngài không nói hãy chổi dậy và rồi khởi sự rao giảng đi. Ngài không bảo hãy chổi dậy rồi hầu việc Chúa. Thiên sứ bảo Êli hãy cầm lấy món gì đó mà ăn.
Đây là một lẽ thật rất quan trọng. Có khi chúng ta cần phải ăn đấy. Có khi chúng ta cần phải ngủ nữa. Có khi chúng ta cần phải ăn rồi ngủ thậm chí còn cần hơn chúng ta cầu nguyện nữa. Có kỳ định cho mọi sự. Có kỳ kêu cầu Đức Chúa Trời, và có kỳ lăn tròn ở trên giường, nhắm mắt mình lại rồi ngủ cả đêm ngon lành. Và có lúc thứ mà bạn cần đến là Big Mac, French Fries và sôcôla sữa nữa kìa. Hết thảy đều cần ngủ một giấc ngon lành trong đêm cùng một bữa ăn thật ngon. Có khi chúng ta chỉ cần duỗi tóc mình ra và cần phải xả hơi. Đối với một số người, như thế có nghĩa là đi chơi trượt nước. Đối với nhiều người khác, như thế có nghĩa là đi leo núi. Đối với một số người, như thế có nghĩa là ngồi xuống chiếc ghế nhàn hạ rồi trao đổi với bạn bè mình. Đối với tôi, như thế có nghĩa là cỡi xe đạp. Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời truyền cho con người phải làm việc trong sáu ngày rồi nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Đức Chúa Trời thiết đặt trong cơ cấu vũ trụ, chúng ta cần phải làm việc, chịu khó làm việc và hầu việc Chúa, và chúng ta cũng cần có thời gian nghỉ nữa. Chúng ta cần nghỉ ngơi một chút và chúng ta cần thư giãn một chút. Đôi khi việc thuộc linh quan trọng bạn cần làm là chổi dậy rồi có một bữa ăn ngon lành, vì bạn sẽ cảm thấy thấy khá hơn nhiều lắm.
Cũng vậy, thiên sứ đưa ra cho Êli một mạng lịnh rất đặc biệt: “Hãy chổi dậy và ăn”. Ông đã nhìn quanh rồi thấy một cái bánh đặt trên bếp than cùng một bình nước. Ông đã ăn rồi uống, và ông lại nằm xuống mà ngủ lại. Sơn nhân của Đức Chúa Trời đã mệt mỏi rã rời. Ông cần một giấc ngủ. Ông chổi dậy, có một số thức ăn, rồi ông trở lại giường ngủ nữa. Có phải ông biếng nhác chăng? Không đâu. Ông chỉ suy nhược khi lo hầu việc Đức Chúa Trời. “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đến lần thứ nhì, đụng người và nói rằng: Hãy chổi dậy và ăn, vì đường xa quá cho ngươi. Vậy người chổi dậy, ăn và uống” (câu 7). Được thêm sức bởi thức ăn đó, ông đã đi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, cho tới chừng ông đến tại Hôrếp, hòn núi của Đức Chúa Trời. Ở đó, ông vào trong một cái hang, rồi làm gì nữa? Ông qua đêm tại đó.
Giờ đây, hãy hiểu cho, ông vẫn có đủ thứ nan đề. Chúng ta chưa tiếp lấy mọi nan đề thực của cuộc sống. Nhưng đôi khi bạn không thể nhận lãnh những vấn đề sâu sắc cho tới chừng bạn xử lý xong những việc như đói khát và kiệt lực. Về mặt cơ bản, Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho Êli có kỳ nghỉ 6 tuần lễ, và mọi phí tổn đã được trả rồi. Nghe như thế thì rất hay đấy cho tới chừng bạn nhớ lại rằng ông phải tự mình băng qua sa mạc đến Núi Sinai.
Tại sao ông phải đến tại Hôrếp chứ? Vì ông biết Núi Sinai là chỗ mà bạn đi tới khi bạn biết bạn cần phải gặp gỡ Đức Chúa Trời. Ông chẳng chọn hòn núi nào khác. Nếu ông muốn tìm một cái hang, có nhiều hang động ở gần hơn Hôrếp. Ông trở lại chỗ mà Môise đã gặp Chúa. Có một giá trị trong việc trở lại với những địa điểm nhất định. Có một giá trị trong việc trở lại với những cột mốc, những địa điểm vật lý nhất định trong đời sống của mình, những nơi mà bạn gặp gỡ Đức Chúa Trời ở đó trong quá khứ.
Khi nào bạn thấy chán nản, có ba điều bạn cần đến, và Đức Chúa Trời bảo đảm là Êli đã nhận đủ ba điều đó.
Bạn cần thức ăn ngon.
Bạn cần nghỉ ngơi.
Bạn cần một sự luyện tập về thể xác.
Tôi sẽ xem việc đi bộ bốn mươi ngày băng qua sa mạc là một sự luyện tập về phần xác. Bạn cần nghỉ ngơi. Bạn cần đồ ăn. Bạn cần phải tập luyện. Bạn cần nhiều thứ như thế đấy, nhưng đấy là chỗ khởi sự rất tốt.
Sự phục hồi của Đức Chúa Trời cho Êli bắt đầu với nghỉ ngơi và thư giãn cho thân, hồn, thần. Nhưng còn nhiều thứ nữa sẽ xảy đến.
Số 2: Ông phải đối mặt với những nổi sợ của ông.
“Đến nơi, người đi vào trong hang đá, ngủ đêm ở đó. Và kìa, có lời của Đức Giê-hô-va phán với người rằng: Hỡi Ê-li, ngươi ở đây làm chi?” (câu 9). Đây là một câu hỏi rất hay. Lần vừa qua khi chúng ta gặp Êli, ông đã đoạt được chiến thắng lớn lao trên Núi Cạtmên. Vậy, mắc cái gì mà ông nằm co ro trong một cái hang, cách đó hàng trăm dặm đường chứ? Không phải là Chúa chẳng biết đâu. Câu hỏi nầy không phải là vì ích cho Đức Chúa Trời đâu, mà vì ích cho Êli. “Vì vậy, hỡi con, hãy tự lý giải đi. Con là người của ta sống ở đó trên Núi Cạtmên. Vậy thì, con làm gì ở đây?” Đức Chúa Trời đang phán: “Đã đến lúc phải đối mặt với những nổi sợ hãi của con rồi”. Đây là đáp ứng của Êli: “Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân; vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao ước Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên tri Ngài” (câu 10). Mọi điều ông nói đều là sự thật.
Ông rất nóng nảy.
Dân sự đã bội giao ước.
Họ giết các tiên tri.
Chẳng có gì là cường điệu hết. Nếu ông dừng lại ở đó, ông sẽ đứng trên cái nền rất cứng. Giờ đây, hãy nhìn vào câu kế đó. “chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm thế cất mạng sống tôi”. Phần cuối của câu nói là sự thật; phần đầu không phải là sự thật. Nhưng chính phần đầu đó, ông cảm thấy cô độc hoàn toàn, ông cần một sự điều chỉnh. Ông còn đi xa hơn nữa với việc tự thương hại, khi ông tưởng chỉ có mình ông là người công bình còn sót lại trong xứ Israel.
Cho phép tôi dừng lại ở điểm nầy rồi đưa ra một phần ứng dụng rất đơn giản. Tự thương hại là kẻ thù của sự tấn tới thuộc linh. Bao lâu bạn cảm thấy buồn cho bản thân mình, bạn sẽ đưa ra hàng ngàn lời cáo lỗi vì không đối diện với mọi nan đề của chính mình, và bạn sẽ không bao giờ thấy khá hơn. Cách đây mấy năm, tôi có gặp một người đang rơi vào cảnh rối rắm vì mạng Internet. Ông ta bị kéo vào chỗ khiêu dâm rồi kết thúc trong việc phạm tội tà dâm. Khi sự thực phô bày, gần như ông ta phải trả giá bằng mối hôn nhân của mình. Ông ta nói cho tôi biết rằng một phần của tiến trình phục hồi bao gồm việc gặp gỡ hàng tuần với những người đang phấn đấu với mọi loại tội lỗi về tình dục. Đây là một nhóm rất khó chịu. Họ có một nguyên tắc và chỉ một mà thôi. Không tự thương hại. Không đổ thừa vợ mình. Không đổ thừa cho bạn đồng lao của mình. Không đổ thừa bố mẹ mình. Không đổ thừa cho các khuynh hướng bề trong. Không đổ thừa cho sự việc đã xảy ra cho bạn khi bạn còn là một đứa trẻ. Nếu bạn khởi sự bằng phương thức đó, hãy sẽ chận bạn lại. Và ông ấy nói, nếu bạn cứ tiếp tục với việc tự thương hại, họ sẽ gạt bạn ra khỏi nhóm, vì tự thương hại là kẻ thù của mọi sự tấn tới về mặt thuộc linh. Câu nói ấy có thể là câu quan trọng nhất mà tôi dám nói. Bao lâu bạn cảm thấy hối tiếc cho bản thân mình, bạn không thể thấy khá hơn được. Bao lâu bạn cứ đổ thừa cho người khác, bạn không thể thấy khá hơn được. Bao lâu bạn tìm cách ném mọi nan đề của mình lên người khác, bạn không thể thấy khá hơn được. Và bao lâu bạn còn nói: “Ôi Chúa, chỉ một mình tôi còn lại, tôi là người duy nhứt sống trung tín, tôi là người duy nhứt trong đội của Ngài” bao lâu bạn còn nói như thế, bạn không thể thấy khá hơn được.
Có một số người đọc bài nầy, họ bị bức xúc về mặt thuộc linh vì bạn đang đắm mình trong vùng biển tự thương hại, và bạn tin trong lòng rằng mọi nan đề của bạn là do người khác gây ra, và bạn đưa ra lời đổ thừa cho mọi hoàn cảnh và người khác cho nan đề của bạn. Và bạn tự hỏi tại sao bạn không thấy khá hơn. Bạn bị bức xúc và bạn sẽ bị bức xúc cho tới chừng nào bạn thôi không còn đưa ra những lời cáo lỗi nữa và khởi sự nắm lấy trách nhiệm. Bạn không thể và bạn sẽ không thấy khá hơn vì tự thương hại là kẻ tử thù của mọi tấn tới về mặt thuộc linh.
Số 3: Ông cần khải thị mới của Đức Chúa Trời.
Hãy lưu ý làm thể nào ba việc nầy lại đi chung với nhau như vậy. Nghỉ ngơi và thư giãn nói tới thân thể; đối diện với những nổi sợ hãi và việc tự thương hại của ông nói tới tâm trí của ông; một khải thị mới của Đức Chúa Trời nói tới nhu cần của linh hồn ông. Ông cần phải được đổi thay về thân, hồn, thần.
Khi Êli bắt đầu đắm mình trong việc tự thương hại, hãy để ý xem cách thức Đức Chúa Trời phản ứng. Hoặc đặc biệt hơn, hãy để ý điều chi Đức Chúa Trời không làm. Ngài không nói những điều mà phần nhiều người chúng ta sẽ nói: “Có gì sai với ngươi vậy? Chúng ta hãy cùng nhau làm việc”. Chúng ta sẽ bàn bạc với Êli rồi bảo ông hãy ra khỏi chỗ đó: “Nào! Hãy nắm lấy đi!” Đức Chúa Trời không đánh hạ Êli, Ngài không quở trách ông, và Ngài không chế nhạo ông. Thay vì thế, Đức Chúa Trời gặp gỡ ông ở tại điểm thất vọng sâu sắc nhất của ông. Ngài chỉ phán: “Hỡi con, hãy đến cùng ta. Hãy chổi dậy đi. Làm thế là đúng đấy. Hãy chổi dậy. Hãy ra khỏi cái hang của con đi. Nào, Êli, hãy đến đây. Hãy bước ra đi. Ta sẽ không làm tổn thương con. Hãy bước ra khỏi cái hang đi. Ta muốn cho con thấy một việc”. Đấy là mọi sự mà Đức Chúa Trời đang làm. Ngài không xét đoán ông. Như chúng ta biết, xét đoán hạng người chán nản nói chung chẳng có tác động gì hết. Việc ấy không giúp đỡ chúng ta khi chúng ta rơi vào chỗ chán nản nếu có ai xét đoán chúng ta, và nó chẳng giúp chi cho chúng ta khi xét đoán người khác. Nó chỉ làm cho tình huống ra tệ hại hơn mà thôi.
Những gì nối theo sau là đáng kinh ngạc. Một cơn gió lốc thổi ngang qua bề mặt của hòn núi, xé những hòn đá ra. Nhưng Đức Giêhôva không có trong cơn gió ấy. Sau cơn gió đó, có một trận động đất. Và sau trận động đất có đám lửa, nhưng Đức Giêhôva không có trong cơn động đất, và Đức Giêhôva không có trong đám lửa. Rồi sau đám lửa, có tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Khi Êli nghe được tiếng ấy, ông kéo chiếc áo choàng khỏi mặt mình, ông bước ra rồi đứng ngay miệng hang. F. W. Robertson có một lời bình rất hay ở tại điểm nầy:
Có một số tâm linh phải nếm trải phần kỷ luật tương tự với phần kỷ luật mà Êli có. Phấn đầu với bão táp phải đi trước tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Có một số lý trí phải co giật với nghi ngờ trước khi chúng có thể yên nghỉ trong đức tin. Có những tấm lòng phải tan vỡ đi với sự thất vọng trước khi chúng có thể dấy lên tới chỗ hy vọng. Có những người giống như Gióp, phải có mọi thứ bị tước đi khỏi họ trước khi họ có thể tìm lại được mọi sự trong Đức Chúa Trời. Phước thay cho người nào, khi giông tố thải ra cơn giận của nó, nhận ra giọng nói của Đức Chúa Cha với âm điệu nhỏ nhẹ, rồi cúi đầu và sấp mình xuống, giống như Êli đã làm vậy.
Tại sao Đức Chúa Trời đặt Êli vào chỗ bày tỏ ra quyền phép thiêng liêng như thế nầy chứ? Đức Chúa Trời buộc người nầy phải quay trở lại với thực tại thuộc linh. Thi thiên 46:10 chép: “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời”. Đức Giêhôva muốn Êli nhìn biết rằng chẳng phải trận động đất, cũng chẳng phải đám lửa hoặc các sự cố vĩ đại mà ở đó chúng ta thường gặp gỡ Chúa. Chúng ta thường gặp gỡ Đức Chúa Trời trong những chỗ bị quên lãng, nhỏ nhoi trong cuộc sống. Cách đây mấy tháng, tôi đã than phiền về một việc đã xảy ra. Vợ tôi có nghe thấy tôi than phiền trong một lúc và rồi nàng còn nghe thấy nhiều thứ nữa. Sau cùng, nàng quyết định mình đã nghe đủ, vì vậy nàng nói những người làm vợ đã nói với mấy ông chồng hay than phiền kể từ khi bắt đầu có thời gian: “Hãy chổi dậy đi”. Tôi không thích câu nói ấy một chút nào cả. Về một việc, tôi không muốn chổi dậy. Tôi muốn than vản. Vì vậy, vợ tôi nói với tôi: “Thôi, đừng có than vản nữa, hãy mở con mắt anh ra rồi nhìn thấy Đức Chúa Trời thể nào đã đối xử tốt lành với chúng ta”. Tất nhiên là nàng đã nói đúng. Vì vậy, chúng ta khởi sự bước vào một trò chơi nho nhỏ để xem coi chúng ta có thể tìm kiếm Đức Chúa Trời bao nhiêu lần trong một ngày. Và bạn có biết chúng tôi tìm được gì không? Chúng tôi khám phá ra rằng nếu chúng ta chịu chú ý, mỗi ngày luôn luôn có công việc để gặp gỡ Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời hay làm một việc gì đó – một cú điện thoại hoặc ai đó thốt ra một lời tử tế bất ngờ hay một tấm thiệp trong bức thư hoặc một lời cầu nguyện được nhậm. Đôi khi sự việc ấy chỉ là một việc nhỏ mà Đức Chúa Trời sẽ làm, chỉ một việc nhỏ thôi khiến chúng ta phải nói: “Chính Đức Giêhôva đã làm việc ấy cho chúng ta”. Chúng ta học biết rằng nếu bạn cứ mở mắt ra tìm kiếm Đức Chúa Trời, chẳng bao lâu thì bạn sẽ nhìn thấy Ngài ở khắp mọi nơi. Nan đề của chúng ta: ấy là chúng ta muốn thấy một cơn động đất; chúng ta muốn nhìn thấy đám lửa kia kìa. Chúng ta muốn có một sự thể hiện thật lớn lao. Chúng ta muốn câu trả lời thật đặc biệt cho sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời phán: “Đấy không luôn là chỗ mà các ngươi sẽ thấy ta, nhưng chỉ hãy lắng nghe tiếng êm dịu nhỏ nhẹ đi”. Đức Chúa Trời luôn luôn phán lớn tiếng đủ cho lỗ tai bằng lòng để lắng nghe. Tôi thấy mình đã cầu nguyện rất nhiều lần: “Lạy Chúa, xin mở con mắt lòng của con ra đặng con có thể nhìn thấy Ngài ở khắp mọi nơi”. Và bạn biết sao không? Lời cầu xin ấy đã giúp tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành ở những chỗ mà tôi chưa hề nhìn thấy Ngài trước đó.
Số 4: Ông cần một sứ mệnh mới.
Ở câu 13, Đức Chúa Trời lặp lại câu hỏi của Ngài, còn Êli thì lặp lại câu trả lời của mình. Có những lúc khi một sai sót được chỉnh đốn với phần thông tin chính xác. Vì vậy, giờ đây Đức Chúa Trời sẽ ban cho Êli một số thông tin chính xác. Chúa phán cùng ông: “Hãy bắt con đường đồng vắng đi đến Đa-mách” (câu 15). Đấy là một chuyến hành trình thật dài từ sa mạc Sinai, ngang qua Đất Thánh, mọi con đường dẫn tới sa mạc quanh thành Đamách. Khi ấy, ông có một số thông tin rất đặc biệt:
“Khi đến rồi, ngươi sẽ xức dầu cho Ha-xa-ên làm vua Sy-ri; ngươi cũng sẽ xức dầu cho Giê-hu, con trai của Nim-si, làm vua Y-sơ-ra-ên; và ngươi sẽ xức dầu cho Ê-li-sê, con trai Sa-phát, ở A-bên-Mê-hô-la, làm tiên tri thế cho ngươi. Ai thoát khỏi gươm của Ha-xa-ên sẽ bị Giê-hu giết; ai thoát khỏi gươm của Giê-hu sẽ bị Ê-li-sê giết. Nhưng ta đã để dành lại cho ta trong Y-sơ-ra-ên bảy ngàn người không có quì gối xuống trước mặt Ba-anh, và môi họ chưa hôn nó” (các câu 15-19).
Đức Chúa Trời đang nhắc cho Êli nhớ rằng ông không chỉ có một mình đâu. Không những Đức Chúa Trời ở cùng ông, Đức Chúa Trời có 7000 người khác trong xứ Israel, họ chưa sấp mình xuống trước thần Baanh. Hãy hiểu rõ, chẳng có chỗ nào trên thế gian nầy là cô độc, là chỗ mà Đức Chúa Trời không thực sự có mặt ở đó đâu. Đức Chúa Trời không những thấy được trong những việc lớn của cuộc sống, mà ngài còn được thấy trong sự tĩnh mịch và trong những việc nhỏ nữa kìa. Đức Chúa Trời không bị hạn chế bởi tầm nhìn nhỏ nhoi của bạn. Trong mọi sự nầy Đức Chúa Trời đang nhắc nhở Êli: “Không phải chỉ có mỗi mình ngươi đâu, ta ở với người và ta đã có 7.000 người nữa giống như ngươi vậy. Ta sẽ ban cho ngươi một người kế tục, bạn đồng hành với ngươi. Ngươi không sống một mình đâu, bây giờ ngươi cũng không phải là một mình, và trong tương lai ngươi cũng không phải sống một mình đâu”. Êli đã có được nhiều hơn là ông tưởng. 7000 người kia là những người nam người nữ nắm lấy sức lực từ cuộc đương đầu dũng cảm của Êli với các tiên tri Baanh. Vì vậy đời sống ông không lãng phí đâu. Không một đời sống nào bị lãng phí khi bước vào sự hầu việc Chúa chúng ta là Đấng đã hứa ban thưởng dù một chén nước lạnh được bố thí trong danh của Ngài. Và đây là phần mỉa mai lắm của câu chuyện. Êli tưởng ông đã thất bại, song từ chỗ mà ông tưởng thất bại đó có sự bảo đảm đắc thắng tối hậu của ông trong những đời sống mà ông đụng đến, giống như ông, họ sẽ chẳng sấp mình xuống trước thần Baanh.
Hãy tiếp thu bài học nầy. Bạn không đứng trong chỗ đánh giá tình trạng hiệu quả của chính bạn. Khi bạn nghĩ mình chiến thắng, đừng quyết chắc như vậy nhé! Khi bạn nghĩ mình đã thất bại, hãy để cho Đức Chúa Trời đưa ra phần phán quyết sau cùng. Bạn và tôi cũng như Êli đánh giá sai lầm cả thắng và bại của chúng ta. Thà là làm hết sức mình rồi để mọi kết quả lại cho Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ hơn là chúng ta biết những đời sống nào đã được thay đổi bởi sự phục vụ của chúng ta dành cho Đấng Christ.
Nếu Satan không ảnh hưởng chúng ta ở bề ngoài, hắn sẽ ảnh hưởng chúng ta nơi bề trong. Cho nên, chẳng có gì phải kinh ngạc khi chiến thắng lớn lao nhất của Êli và thất bại trầm trọng nhất của ông cứ xoay trở hoài. Đây không phải là tội lỗi để rồi phải ngã lòng. Đây chẳng phải là tội lỗi để mà chán chường. Chính những điều bạn đang làm khi bạn ngã lòng, chán chường và cảm thấy vô vọng mới là vấn đề. Đừng tham gia vào trận đánh một mình nhé! Hãy tìm ai đó trợ giúp. Hãy nhận lãnh sự trợ giúp mà bạn có cần. Và hãy nhớ điều nầy. Đức Chúa Trời vẫn hiện diện ở đó. Chẳng có một cái hố nào sâu đến nỗi tình yêu thương của Đức Chúa Trời không sâu đậm hơn. Nếu bạn ngã lòng, hãy dạn dĩ lên. Đức Giêhôva vẫn yêu thương bạn đấy. Ngài không quên bạn đâu.
Lạy Cha, cảm tạ Ngài vì sự chơn thật trong Lời của Ngài. Xin vực dậy những ai đang phấn đấu với những cảm xúc ngã lòng và chán chường. Xin giúp chúng con tuần lễ nầy nhìn biết sự nghỉ ngơi mà chúng con có cần. Xin khích lệ tấm lòng của chúng con. Xin mở mắt chúng con, ôi Chúa. Xin giúp chúng con nhìn xem Ngài ở khắp nơi nơi. Xin ban cho chúng con lỗ tai để lắng nghe tiếng êm dịu nhỏ nhẹ và con mắt nhìn thấy dấu tay Ngài ở khắp mọi nơi. Xin giúp chúng con tin rằng khi chúng con cảm thấy cô đơn nhất, Ngài là mọi sự với chúng con. Trong danh Chúa Jêsus. Amen.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Giăng 10:1-11: "Tôi Sẽ Nhận Lấy Điều Chi Ở Đàng Sau Cánh Cửa Đó"


Giăng 10:1-11
TÔI SẼ NHẬN LẤY
ĐIỀU CHI
Ở ĐÀNG SAU
CÁNH CỬA ĐÓ

Phần giới thiệu: Đây là chương quí báu nhất trong Lời của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus bày tỏ nhiều về tấm lòng và sứ mệnh của Ngài trong 42 câu của phân đoạn quan trọng nầy. Khi chúng ta nhìn vào tiểu đoạn chúng ta đang đọc tối nay, cần phải lưu ý các câu 1-8 nói với người Do thái. Chúng tập trung chủ yếu vào bầy chiên lạc mất của Israel. Tuy nhiên, câu 9 công bố lẽ thật vinh hiển không những Chúa Jêsus là Cánh Cửa cho bầy chiên lạc mất của nhà Israel, mà còn cho bầy chiên lạc mất của cả thế gian nữa. Ngài mở toang cánh cửa cứu rỗi ra rồi xác lập một lời hứa sâu rộng với hết thảy những ai chịu bước vào mối quan hệ với chính mình Ngài. Đối với những người ấy, Chúa Jêsus hứa một số phước hạnh rất đặc biệt. Chính những phước hạnh kỳ diệu ấy được tìm thấy bởi những người nào bước vào Cánh Cửa nầy mà tôi muốn tán dương tối nay. Cho phép tôi tỏ chúng ra khi tôi rao giảng tư tưởng “Tôi Sẽ Nhận Lấy Điều Chi Ở Đàng Sau Cánh Cửa Ấy”. Phần lớn chúng ta đều lớn tuổi đủ để nhớ một trò chơi xa xưa có tên là “Chúng ta hãy mở phiên giao dịch”. Trong trò chơi đó, người chủ, Monty Hall, sẽ ra sức buộc người tham dự cuộc chơi bán một thứ gì đó mà họ đã đạt được để đổi lấy thứ mà họ không thể thấy được. Một thứ gì đó được che giấu ở đàng sau cửa số 1, cửa số 2 hay cửa số 3. Đôi lúc khi họ chọn bán thứ họ đã có rồi để lấy thứ mà họ không thể nhìn thấy, họ kết thúc với một giải hoàn toàn chẳng có giá trị gì hết. Tuy nhiên, có nhiều lần khi trò chơi của họ rơi vào chỗ tốn kém lớn. Khi đến với Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài yêu cầu con người bán đi đời sống cũ đầy dẫy tội lỗi của họ để lấy một đời sống hoàn toàn mới mẻ. Ngài yêu cầu chúng ta bán đi một đời sống vô giá trị để lấy một đời sống không tì vít. Khi một người đến với Chúa Jêsus bởi đức tin, họ nhận lãnh một số phước hạnh rất đặc biệt. Chẳng có một ân tứ nào là vô giá trị hết! Chẳng có một thất vọng nào cả. Chẳng có chi hết trừ ra ơn phước trong Ngài. Chúng ta hãy dành ra một vài phút để nhìn vào các phước hạnh ấy tối nay. Và, tôi sẽ nói với bạn: “Tôi sẽ nhận lấy điều chi ở đàng sau cánh cửa đó!”
I. PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ SỐNG Ở ĐÀNG SAU CÁNH CỬA ĐÓ
(Được cứu = “Giải cứu ra khỏi mọi nguy hiểm và sự hủy diệt; giữ an ninh; giải phóng).
A. Đây là một đời sống được tha thứ – Êphêsô 2:12-17 – Thập tự giá của đồi Gôgôtha bắc qua lỗ hỗng giữa con người tội lỗi và Đức Chúa Trời thánh khiết! Đây là một đời sống được cứu ra khỏi án phạt, quyền lực và sự hiện diện của tội lỗi.
B. Đây là một đời sống thịnh vượng – Giăng 10:10 – Đây là một đời mới đầy dẫy với khả năng của người được chuộc để sống một đời sống thánh khiết và cho họ tận hưởng quyền phép, sự hiện diện và sự bình an của Đức Chúa Trời!
C. Đây là một đời sống bất diệt – Giăng 10:28; Giăng 6:47; Giăng 3:16 – Sự sống đời đời!
D. Đây là một đời sống được bảo tồn – I Phierơ 1:5; Giăng 10:28; Giăng 5:24 – Chúng ta được gìn giữ!
Tôi sẽ nhận lấy điều chi ở đàng sau cánh cửa đó!
II. PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ TỰ DO Ở ĐÀNG SAU CÁNH CỬA ĐÓ
A. Có tự do để thờ phượng – Trong Chúng ta đến gần sự hiện diện của Đức Chúa Trời - Giăng 4:24; Hêbơrơ 4:16. (Minh họa: Mọi trở ngại cũ không còn nữa – Côlôse 2:13-14).
B. Có tự do để làm việc – Ngoài Chúng ta có ước muốn, kế hoạch và mạng lịnh làm việc vì sự vinh hiển của Chúa! (Êphêsô 2:10; Giacơ 2:18; 1 Giăng 4:19 với Giăng 14:15).
Tôi sẽ nhận lấy điều chi ở đàng sau cánh cửa đó!
III. PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ HUY HOÀNG Ở ĐÀNG SAU CÁNH CỬA ĐÓ
(Đồng cỏ: Chúa Jêsus có và là mọi sự chúng ta cần! Từ ngữ “đồng cỏ” nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta là bầy chiên của Ngài, Thi thiên 95:7; Thi thiên 100:3. Vì vậy, chúng ta ở trong tay của Ngài, và trong một địa vị tận hưởng sự huy hoàng thực sự! Sự huy hoàng ấy không phải là những gì chúng ta tư tưởng đâu. Sự huy hoàng ấy là tận hưởng những thứ chỉ có thể nhận lãnh từ tay của Đức Chúa Trời kìa!)
A. Chúng ta có thực phẩm huy hoàng của Ngài – Ngài là Đấng Chăn của chúng ta và Ngài sẽ tiếp trợ cho bầy chiên của Ngài – Thi thiên 23:1-6; Philíp 4 19; Thi thiên 37:25; Mathiơ 6:25-33.
B. Chúng ta có sự yên nghỉ huy hoàng của Ngài – Ngài luôn luôn dẫn dắt dân sự Ngài đến chỗ mà ở đó họ có thể yên nghỉ trên con đường sự sống – Thi thiên 23:2; Mathiơ 11:28; Hêbơrơ 4:9.
C. Chúng ta có sự tươi mới huy hoàng của Ngài – Ngài từng hiện diện với dân sự của Ngài để ban cho họ sức lực trên chuyến hành trình của họ, Thi thiên 23:3-6; Êsai 40:31; Thi thiên 103:1-5.
Tôi sẽ nhận lấy điều chi ở đàng sau cánh cửa đó!
Phần kết luận: Tôi không biết bạn cảm nhận thế nào về phước hạnh ấy, song tôi nghĩ chúng ta là một dân được phước! Trong ân điển và lòng thương xót của Ngài, Chúa đã mở những cánh cửa của Thiên Đàng rồi đổ các ơn phước ra không thể chứa hay thậm chí không thể suy tưởng bởi lý trí và tấm lòng của con người. Ngài đã chúc phước cho chúng ta quá sức tưởng tượng! Khi Ngài bắt lấy bạn và tôi, mọi sự Ngài bắt lấy là một số tội nhân đã bị định ở trong Địa Ngục và chẳng có chút giá trị gì hết. Tuy nhiên, khi chúng ta bước vào Cánh Cửa, Ngài ban cho chúng ta sự tự do để bán đi đời sống cũ, khiếm khuyết, vô giá trị để lấy một đời mới phước hạnh và bình an ở đây trên đất, và sự vui mừng, vinh hiển đời đời trên Thiên Đàng một ngày kia. Tôi nghĩ Ngài nắm lấy phần chuôi của cây gậy, nhưng tôi vui sướng dám chắc rằng chúng ta là những người đắc thắng khi tham dự vào cuộc chơi nầy! Tôi vui sướng khi tôi nắm lấy Cánh Cửa, còn bạn thì sao?

I Các Vua 18:1-15: "Một Người Nhơn Đức Trong Một Cung Điện Hắc Ám"


Ápđia: Một Người Nhơn Đức
Trong Một Cung Điện Hắc Ám
– I Các Vua 18:1-15
Aháp đã nổi giận và đấy chẳng phải là những tin tức tốt lành.
Không những ông ta đã có một ngày tồi tệ hay một tuần xấu xa hoặc một tháng chẳng ra cái gì hết. Đối với Aháp, mọi việc trải tồi tệ đi trong ba năm qua. Đấy là một hồi dài của tốt xấu, và nó đã khiến cho một người đàn ông phải cáu kỉnh, lo lắng, căng thẳng, chao đảo, bực dọc, dễ bị kích thích, thất vọng, rồi có khuynh hướng mất bình tĩnh đi. Bạn không muốn ở gần nhà vua khi ông ta ở trong một tâm trạng xấu hầu hết mọi lúc mọi khi.
Các quan sát viên của triều đình có thể chỉ ra chính xác thời điểm mà mọi sự bắt đầu suy sụp đi. Việc đã xảy ra vào cái ngày một nhân vật kỳ lạ có tên là Êli đã xuất hiện tại triều đình của nhà vua tại thành Samari. Nhân vật mà họ gọi là tiên tri của Đức Chúa Trời hằng sống đã tuyên bố rằng sẽ chẳng có mưa hay sương trong xứ Israel. Đây không phải là một bài diễn văn dài dòng đâu. Thực vậy, không ai có thể nhớ người nào từng đưa ra một bài diễn văn ngắn hơn thế cho nhà vua. Và Êli cũng chẳng có gì lộ vẻ sợ hãi hết. Nếu có việc gì thì là đây: ông ấy dường như rất bình tĩnh, giống như thể ông ta chẳng e sợ điều gì nhà vua sẽ làm cho ông ta. Nhân vật lạ lùng nầy xuất thân từ vùng đồi núi xứ Galaát đã xuống tận nơi, phát ra sứ điệp chỉ có một câu thôi, và rồi thình lình ông ta biến mất.
Hành động biến mất của Êli
Chính sự biến mất nầy đã bắt lấy Aháp. Việc ấy cộng thêm với hạn hán và đói kém. Sau khi Êli tan biến trong bầu không khí (hoặc dường như là như vậy), rõ ràng là ông đã đem mưa gió đi theo vì, bản tường trình thời tiết cho thành Samari luôn luôn giống nhau: bầu trời trong xanh, nắng nhiều, không mây và chẳng có mưa. Rồi cứ như thế trong hơn ba năm.
Mấy tháng đầu tiên không khó chịu lắm vì bạn có thể luôn luôn tìm được một vài loại thức ăn và một ít nước uống nếu bạn biết chỗ để tìm. Nhưng khi tháng ngày trôi qua, các cửa hàng trống không, mấy dòng suối cạn khô và một người với cái xô nước sở hữu một một thứ hàng hóa còn quí hơn cả vàng ròng. Chẳng chóng thì chày, những bản tường trình tiết lộ về mùa màng mất ráo, hoặc đồng ruộng đổi thành màu nâu, đất đai khô cằn hết, bầy lừa ngã quỵ và bầy bò chẳng còn cung cấp sữa nữa. Từ từ kẻ nghèo bắt đầu đói cho tới chết. Nhà vua cần phải làm một việc gì đó.
Nhưng làm gì chứ?
Không có gì phải ngạc nhiên, ông ta đã nổi giận và chao đảo. Ông ta là nhân vật quyền lực nhất trong xứ Israel (hay ông ta tưởng vậy), tuy nhiên ông ta đã bất lực không khiến cho hạn hán dừng lại được. Bất luận ông ta dâng lên thần Baanh bao nhiêu lời cầu nguyện, các từng trời vẫn đóng kín và mưa đã không đến. Để khiến cho mọi việc ra tệ hại hơn nữa, Êli đã biến mất. Biến đi đâu không biết cùng với gió. Không một ai biết ông ở đâu hết, chẳng có người nào nhìn thấy ông kể từ cái ngày may rủi kia, khi ông phát ra sứ điệp có một câu đến từ Đức Chúa Trời.
Ông đã đi đâu chứ?
Nhà vua chẳng biết phải làm gì để trả lời cho câu hỏi ấy. Đấy là lý do tại sao ông ta đã sai binh lính xuất phát trong một chiến dịch trên khắp cả xứ sở. Trong cơn hoang tưởng điên cuồng muốn bắt lấy Êli, không những ông ta đã tìm kiếm ở các quốc gia khác, ông ta đã buộc các cấp lãnh đạo phải thề là họ không biết chỗ ở của nhà tiên tri. Nhưng dù ông ta có cố gắng đấy, ông ta không thể tìm được sơn nhân đã mang lại hạn hán và đói kém cho xứ sở của ông. Rõ ràng là ông ta chưa hề tìm kiếm các hang động ở phía Đông sông Giôđanh, và không cứ cách nào đó Êli đã tránh thoát sự lục soát đang khi sống với người đàn bà góa ở Sarépta.
Sau cùng, giờ đây Lời của Đức Giêhôva lại đến với Êli: “Hãy đi, ra mắt A-háp: ta sẽ khiến mưa sa xuống đất” (I Các Vua 18:1). Câu nói nầy đến giống như một sự giải tỏa cho Êli để biết rằng thì giờ đã đến để đối mặt với vị vua gian ác thêm một lần nữa. Êli là một nhân vật chuyên hành động rất xuất sắc, và tôi dám chắc rằng có nhiều đêm ông đã tự hỏi tại sao ông phải mòn mỏi bên dòng khe nầy và trong nhà của người đàn bà góa kia, trong khi một làn sóng gian ác đã quét qua xứ sở của ông. Nhất định là ông đã cầu nguyện và cầu xin Chúa phải làm một việc gì đó. Có lẽ ông đã mơ tới các chương trình cùng nhiều chiến lược đa dạng, nhưng bất cứ ông suy nghĩ và ông đã cầu nguyện như thế nào, về phần của Êli ông đã không làm chi hết cho tới chừng Đức Chúa Trời bật đèn xanh cho ông.
Hết thảy chúng ta đều hiểu, thật là khó cho hạng người chuyên hành động chịu dời đi ra khỏi ánh đèn của sân khấu. Vận may chiếu cố đến con người dũng cảm, và thế gian dành sẵn cho hạng người không chịu ngồi đợi, nhưng họ nắm bắt được làn sóng ấy. Họ nắm bắt ngay! Chắc chắn điều nầy sẽ nhạy cảm nơi bản chất dạn dĩ và bốc lửa của Êli. Tuy nhiên, khi Chúa muốn ông phải ở đúng vị trí mà Ngài muốn, ông đã vâng theo mà chẳng phàn nàn chi hết. Có ít người muốn làm như thế ngày hôm nay. Ánh đèn sân khấu vẫy gọi và chúng ta liền chạy đến. Nhưng Êli thì không như thế đâu. Ông đã chờ đợi cho đến thời điểm của Đức Chúa Trời đã tới, cho tới khi toàn bộ mục đích của Đức Chúa Trời được tỏ ra. Chỉ khi ấy, ông mới bước ra tìm kiếm Aháp.
Êli, Gặp Ápđia
Song người mà ông gặp gỡ không phải là Aháp. Khi ông hành trình từ Sarépta đến thành Samari, Êli đã gặp Ápđia là quan gia tể trong cung điện của Aháp. Theo cách nói hiện đại, chúng ta sẽ nói ông là tùy viên của Aháp, là cánh tay mặt của ông ta, là người giữ cho mọi sinh hoạt được hanh thông, suông sẻ. Ông lo liệu mọi chi tiết để bản thân Aháp có thể làm Vua của Israel. Nếu bạn dừng lại để suy nghĩ về việc nầy, Ápđia phải là nhân vật có sự khéo léo rất mực vì đây là một địa vị có trách nhiệm rất lớn. Ápđia đang nắm bắt hết mọi sự đã diễn ra trong cung điện. Ông có quyền giám sát tất cả các tôi tớ, bồi bếp, những phụ tá, và mọi người vào ra khi gặp gỡ nhà vua. Điều nầy có ý nói rằng Aháp phải biết rõ Ápđia rồi đặt hết độ tin cậy vào ông. Đưa một người sai trái vào một địa vị như thế thì sự trị vì của bạn sẽ rất là ngắn ngủi đó. Tìm đúng một người thì đời sống của bạn đột nhiên trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Tất cả chúng ta đều hiểu khi có một người ngồi trên ngôi, và có một người ở đàng sau ngai vàng để có thể cảm biến được hết mọi việc. Người ngồi trên ngôi là người mà ai cũng nom thấy, song chính người không thấy kia mới xứng đáng với công trạng. Đấy là Ápđia.
Và chính ở điểm nầy mà câu chuyện trở nên thú vị hơn vì Kinh thánh cho chúng ta biết hai sự kiện khác nhau, dường như là mâu thuẫn nữa:
1) Aháp là một người gian ác, ông ta đã làm ác hơm các vị vua trước ông ta.
2) Ápđia là một người tin kính, ông kính sợ Đức Chúa Trời từ thời tuổi trẻ của mình.
Làm sao mà một người tin kính như thế lại là quan gia tể cho một con người gian ác như thế chứ? Chúng ta không biết câu trả lời vì Kinh thánh chẳng cho chúng ta biết gì về lai lịch gia thế của Ápđia. Đây là những gì chúng ta biết về Ápđia:
1) Ông là một tín đồ tin kính Chúa (câu 3)
2) Ông kính sợ Chúa từ hồi còn trẻ tuổi (câu 12).
3) Ông che giấu 100 tiên tri của Đức Giêhôva trong một hang động để giữ cho Giêsabên không giết họ (câu 4).
4) Ông cũng tiếp trợ cho các tiên tri đồ ăn và nước uống để giữ cho họ được sống (câu 4).
Ápđia được mô tả là “cây chà là trong sa mạc” vì ông đã đứng cho Chúa trong một thời điểm bội đạo trong cả xứ. Khi nhiều người khác xây về sự thờ lạy hình tượng, nhân vật nầy, đã leo đến một địa vị rất cao, sẽ không sấp mình xuống trước thần Baanh. Không cứ cách nào đó, ông đã lo liệu phục vụ Đức Giêhôva và giữ lấy địa vị cao của mình thậm chí khi phục vụ một nhà vua khom mình lãnh đạo dân sự vào chỗ xuống dốc thuộc linh.
Meyer đối với Spurgeon
Khi tôi nghiên cứu các nhà giải kinh, tôi thấy họ phân ra trong bảng đánh giá của họ về bổn tánh của ông. F. B. Meyer xem ông là một biểu tượng chỉ ra một tín đồ bị kẹt trong sự thỏa hiệp thuộc linh:
Ápđia không tin trong việc đưa mọi vấn đề đi quá xa. Tất nhiên là ông không thể sa ngã với trật tự mới của mọi sự như thế nầy, nhưng khi ấy chẳng cần thiết cho ông phải buộc mọi ý niệm tôn giáo của mình vào mọi người mà chi. Ông thường bị sốc với những gì ông nom thấy tại triều đình và thấy khó mà giữ bình tĩnh cho được, nhưng đấy chẳng phải là việc của ông, và điều đó sẽ không làm sao đánh đổ được tình trạng của ông, vì ông dám chắc mình sẽ thua cuộc một khi ông nói ra. Ông thường buồn rầu trong tấm lòng khi chứng kiến các nổi khổ của những tiên tri của Đức Giêhôva và hầu như có khuynh hướng thiên về lý tưởng của họ, nhưng rồi một người đơn độc không thể làm được gì nhiều. Có lẽ ông sẽ trợ giúp cho họ tốt hơn bằng một phương thức yên lặng, bằng cách giữ lấy địa vị mà ông đang có, dù đôi lúc có một ít căng thẳng trong các nguyên tắc của ông. Con người đáng thương nầy thường ở trong chỗ lo giải tỏa nghĩa vụ của mình với Đức Giêhôva bằng bổn phận của mình với chủ là Aháp.
Tôi phải nói rằng tôi tìm ra những lời lẽ dường bất công và chẳng thấy gì trong phân đoạn Kinh thánh để minh chứng chúng. Tôi thấy mình có nhiều nhất trí với Charles Spurgeon, là người gọi Ápđia là một trường hợp “mộ đạo rất sớm, cao độ”. Ông muốn nói rằng Đức Chúa Trời đã ấn định rằng Ápđia phải được nuôi dạy trong sự kính sợ Chúa từ khi còn trẻ tuổi. Và rồi, điều đó đẹp lòng Đức Giêhôva để đặt con người tin kính nầy vào một địa vị rất là khó khăn cho ông ấy, khi phục vụ một con người gian ác như Aháp. Spurgeon cũng chỉ ra một điểm, ấy là trong khi điều đó không thể minh chứng được, thì có rất có ý nghĩa đối với tôi. Ông cho rằng có lẽ Êli đã không kiên nhẫn với sự chần chừ của Ápđia. Khi Êli bảo ông ta nói cho Aháp biết chỗ ông (Êli) sinh sống, Ápđia e dè không muốn đi. Ông nghĩ đấy là bản án tử hình chắc chắn dành cho ông vì mọi sự ông đã biết, ấy là Êli đã xuất hiện tại triều đình của nhà vua ba năm trước và rồi thình lình biến mất không một dấu vết nào cả. Rồi giờ đây, Êli lại xuất hiện. Nếu Ápđia đi gặp nhà vua rồi nói: “Tôi đã gặp Êli”, làm sao ông ta biết Êli sẽ không biến mất một lần nữa chứ? Đối với tôi, đây là một câu hỏi hoàn toàn hợp lý. Ápđia đã lượng tính cái giá trước khi mở miệng mình ra, một việc mà chính mình Chúa Jêsus khuyên chúng ta phải lo làm. Tôi nghĩ, rõ ràng là Ápđia không thấy phiền hà gì khi chịu chết cho những gì ông ta tin theo đâu, nhưng ông ấy không muốn bị giết mà chẳng vì một lý do nào hết.
Phục vụ Đấng Christ trong Lực lượng Không quân
Bước theo Đấng Christ không có nghĩa là bỏ đi cảm xúc thông thường của bạn. Khi các tín hữu ở Trung Hoa thờ phượng ở đàng sau những cánh cửa đóng kín, thì có gì sai khi đóng các bức màn để chẳng ai để ý đến sự nhóm lại của các bạn? Đây chẳng phải là điều Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài bảo các môn đồ phải khôn như rắn và hiền như bò câu sao? Và về huấn thị của Kinh thánh: phải dè dặt ăn ở, nghĩa là phải bước đi với hai con mắt rộng mở, nhìn quanh mình mọi lúc. Tuần lễ nầy, tôi được ơn có một vài giờ đồng hồ với một thanh niên phục vụ với cấp bậc Trung úy trong Không quân. Anh ta có viết một quyển sách có đề tựa là Tình dục và Độc thân: Đắc thắng vì sự thanh sạch. Khi tôi hỏi anh ta: Người ta nghĩ sao về “đức tin mạnh mẽ” của anh ta, anh ta đáp rằng anh ta đã suy nghĩ nhiều tới việc ấy và đã hỏi thăm tất cả các Cơ đốc nhân khác đã phục vụ thâm niên trong lực lượng không quân làm cách nào họ cân đối đức tin và sự nghiệp quân sự của họ!?! Câu trả lời của anh ta sôi sụt về điều nầy. Cách tốt nhứt để phục vụ Đấng Christ trong quân đội là hết sức lo liệu công việc của mình từng ngày một. Anh ta nói anh ta không phải nói công khai về đức tin của mình vì bởi sự phục vụ đúng mức, nhiều người khác để ý mọi điều anh ta đã làm và chắc chắn có nhiều cánh cửa mở ra cho mọi cuộc trao đổi về Chúa. Đưa ra công khai về đức tin của mình là việc làm không có lợi, vì điều đó chỉ gây bức xúc cho người khác mà thôi. Nhưng đối với tôi, cái điều rõ ràng, đây là một thanh niên với những sự tin quyết cứng như đá, anh ta sẽ không thỏa hiệp trong sự nghiệp của mình. Anh ta hãy còn trẻ và chỉ mới khởi sự thôi, và tôi hình dung anh ta sẽ bị đặt vào những nơi hiểm trở, ở đó anh ta sẽ phải suy nghĩ cẩn thận phải đáp ứng thể nào trong vai trò một Cơ đốc nhân. Nhưng sao chứ? Đấy là sự thực của người nào mang danh của Đấng Christ. Một vị hiệu tưởng trường Trung học tin kính phải suy nghĩ cẩn thận có bao nhiêu lần hoặc ông đã làm chứng ít nhiều về Chúa khi ông còn nắm chức vụ. Một vị quan tòa Cơ đốc phải cân đối mọi đòi hỏi công việc của ông với những điều mà tấm lòng ông tin quyết. Cũng một thể ấy đối với các vị luật sư, những nhà dược phẩm, các vị giáo sư, những vị thương gia, phụ nữ và bất kỳ ai rùng vai với người thế gian. Bạn sẽ thường thấy mình ở trong những tình huống mà ở đó bạn cần lắm sự khôn ngoan của Vua Solomon để biết cách đáp ứng mà không đem những điều mình tin quyết mà thỏa hiệp. Đôi khi bạn sẽ nhận biết điều mình phải làm, và bạn phải có sự dạn dĩ để thực thi lẽ phải. Thỉnh thoảng bạn phải làm những việc mà nhiều người khác sẽ không hiểu.
Có ai chỉ trích Ápđia về sự che giấu các tiên tri của Chúa tránh mặt Giêsabên không? Nếu người ta phát hiện ra ông ấy, chắc chắn bà ta sẽ kết án tử hình ông ngay tại chỗ thôi. Ông vốn biết như thế, và cho dù là thế nào đi nữa, ông đã che giấu họ, và ông đã liều mạng sống mình để tiếp trợ đồ ăn và nước uống cho họ. Hãy nói bất cứ điều chi bạn muốn về nhân vật nầy, còn Ápđia không phải là một tay hèn nhát.
Cho phép tôi trở lại với quan điểm của Spurgeon chỉ trong một phút thôi. Ông bắt đầu bài giảng của ông theo cách nầy:
Tôi e rằng Êli đã không nghĩ ngợi nhiều về Ápđia. Ông không đối xử với ông ấy bằng bất kỳ một thứ xét nét quan trọng nào cả, nhưng bày tỏ với ông ấy một cách sắc bén hơn mà một người vốn trông mong từ một người có đồng đức tin. Êli là con người hành động — dạn dĩ, luôn luôn ở tuyến đầu, với chẳng có gì để che giấu; Ápđia là một tín đồ thầm lặng, chơn thật và kiên định, nhưng trong một tình huống rất khó khăn, và vì lẽ đó buộc phải thi hành bổn phận của mình trong một tư thế úp úp mở mở. Đức tin của ông nơi Chúa đã ảnh hưởng đời sống ông, nhưng không buộc ông phải ở ngoài triều đình.
Điều đó tạo cho tôi một thứ cảm xúc thật tốt đẹp. Có khi thái độ sốt sắng của chúng ta muốn xét đoán các tín hữu khác bắt nguồn từ sự hiểu biết thuộc linh và thêm nữa từ những khác biệt nơi nhân cách. Êli không thể phục vụ trong triều đình của Aháp. Không bao giờ! Một tư tưởng như thế sẽ là ghê tởm đối với ông. Tại sao ông, một vị tiên tri của Đức Chúa Trời, lại phục vụ trong triều đình của một người có tánh gian ác như thế kia cho được? Nhưng đấy rõ ràng và chính xác là nơi mà Đức Chúa Trời đã đặt để Ápđia.
Không có việc dạo chơi đối với họ!
Êli là một sơn nhân, không thích ứng với lối sống nề nếp trong triều đình của một vì vua.
Ápđia đã có sự đào tạo và khí chất để phục vụ tốt cho nhà vua. Ông sẽ không sống còn được lâu dài trong vùng đồi núi xứ Galaát cho được.
Nếu Êli không am hiểu Ápđia, và nếu Ápđia sợ hãi đối với Êli, thì điều nầy có thể hiểu được. Tôi không nghĩ Ápđia sẽ mời Êli đi dạo chơi, và nếu ông có mời đi nữa, tôi e rằng Êli sẽ đến đấy. Cách đây nhiều năm, tôi có nghe vấn đề như vậy được giải thích theo cách nầy. Trong đạo binh của Chúa, có nhiều vị tiên tri và có nhiều thầy tế lễ. Các tiên tri được Đức Chúa Trời kêu gọi để rao giảng cách dạn dĩ, quở trách tội lỗi rồi kêu gọi dân sự vào sự công bình. Các thầy tế lễ được Đức Chúa Trời kêu gọi để nhìn thấy hạng người bị tổn thương hết thảy sống chung quanh họ và phục vụ chữa lành trong danh của Chúa Jêsus. Chúng ta thường nhìn thấy tình trạng phân đôi trong khi xử lý với các vấn đề đạo đức như phá thai và đồng tính. Có những người được kêu gọi để đoạn tuyệt với loại tội lỗi nầy, và có người được kêu gọi để phục vụ những kẻ bị tổn thương và bị hủy hoại bởi các thứ tội lỗi nầy. Tôi để ý thấy rằng các vị tiên tri hiếm khi hiểu rõ các thầy tế lễ, và các thầy tế lễ không tán thưởng những vị tiên tri. Các vị tiên tri thường xem những thầy tế lễ là yếu mềm, trong khi các thầy tế lễ xem những vị tiên tri là khắc nghiệt và vô cảm. Nhưng cả hai đều được Chúa kêu gọi có nhiều việc quan trọng phải lo làm.
Có người phải rao giảng và gặp sự khó khăn.
Có người phải lo rịt vết thương.
Có người phải dạn dĩ tuyên bố Lời của Đức Chúa Trời.
Có người phải lo giùm giúp cho kẻ bị tổn thương.
Có người phải chổi dậy và chiến đấu.
Có người phải chăm sóc cho những kẻ bị thương vong.
Quân đội, mọi người không thể hết thảy đều là khinh binh và chẳng có ai lo chữa lành. Và quân đội hết thảy không luôn luôn là những người chữa lành mà chẳng có một chiến binh nào cả. Bạn cần có cả hai, và bạn cần cả hai cùng một lúc dầu khi họ không luôn gặp nhau tận mắt.
Đối với tôi, thật dễ đơn giản nhất khi nói: “Phải chăng hết thảy chúng ta đều như nhau hết sao?” Có khi chúng ta sẽ như nhau, có khi thì không được như vậy. Nếu chúng ta không thể làm việc chung với nhau, ít nhất chúng ta có thể giữ lấy những điều chúng ta tin quyết trong tình yêu thương, hiểu biết rằng không phải mọi người đều được kêu gọi phải làm những gì chúng ta được kêu gọi phải lo làm. Đối với một Êli, có một tá Ápđia. Và vị tiên tri cần đến Ápđia trong trường hợp Ápđia lót đường cho vị tiên đến gặp Vua một lần nữa.
Êli cần Ápđia
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì mỗi một Êli nào còn đứng nơi lỗ hỗng, công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời mà không thiên vị. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì mỗi một Mục sư nào còn đứng cho sự công bình và chấp nhận mọi sự vì sự công bình ấy mà không nao núng. Và Đức Chúa Trời chúc phước cho quí Mục sư nào tiếp tục Larry King và nói cùng một việc trên đài CNN mà họ đang nói trên tòa giảng của họ vào sáng Chúa nhật. Đức Chúa Trời chúc phước cho họ cả ngàn lần vì chức vụ của họ. Ít nhất chúng ta phải dạn dĩ về đức tin của mình giống như hạng người trong thế gian tin theo điều mà họ đang tin. Vì vậy, nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho Franklin Graham vì phát biểu trên truyền hình rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng. Nguyện ông ấy cứ đi tới rồi nói ra điều đó cho dù người ta không thích.
Còn Êli không phải là toàn bộ câu chuyện. Ông không thể làm công việc của mình nếu không có Ápđia trợ giúp cho ông. Và sẽ có nhiều Ápđia hơn Êli trong thế gian. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng giáo viên trường Cơ đốc nào cầu thay cho học trò, họ biết tên tuổi của chúng, và họ phấn đấu sống cho Đấng Christ trong khi giảng dạy ở những trường công. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng vị bác sĩ, luật sư Cơ đốc và từng thương gia, người nữ Cơ đốc nào xem công việc của họ là một phần trong ơn kêu gọi của họ đến từ nơi Chúa.
Nếu bạn là một Êli, đừng coi thường Ápđia vì họ đang phục vụ ở chỗ mà bạn không thể phục vụ.
Nếu bạn là Ápđia, đừng chối bỏ Êli nào đang làm những việc mà bạn không thể làm.
Lẽ nào là tốt hơn cho Ápđia phải từ chức đi? Không nhất thiết đâu.
Giôsép đã phục vụ trong triều đình Pharaôn.
Mạcđôchê đã chờ đợi tại cổng của Asuêru.
Đaniên đã phục vụ vua ngoại giáo là Nêbucátnếtsa.
Philíp 4:22 cho chúng ta biết có “nhiều thánh đồ” trong cung điện của Sêsa.
Đức Chúa Trời luôn luôn có dân sự của Ngài ở những vị trí không thích ứng. Và đôi khi Ngài kêu gọi nhiều người khác lo làm những việc mà bản thân chúng ta không thể làm được. Nếu Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ, Ngài sẽ chu cấp cho họ và ban cho họ bất cứ điều chi họ cần. Nói ra điều nầy không phải là tạo ra bất cứ một sự nhìn nhận nào về sự thỏa hiệp thuộc linh vì nếu bạn đem các nguyên tắc của mình ra mà thỏa hiệp, thì tốt hơn là bạn đừng gọi mình là một Cơ đốc nhân. Người nào phục vụ Sêsa (hay một ông chủ gian ác nào đó) có thể thấy rằng họ, cũng, phải che giấu những tiên tri của Đức Chúa Trời tới chỗ phải liều mạng. Phục vụ Chúa Jêsus không bao giờ là dễ dàng cả, và sẽ không thể dễ dàng hơn đâu.
Đức Chúa Trời có đủ loại người trong gia đình của Ngài. Êli có một con đường lỡm chỡm từ lúc bắt đầu, nhưng cũng chẳng dễ dàng gì nơi đôi giày của Ápđia. Cả hai người đều phục vụ Chúa, và trong trường hợp nầy, chúng ta dừng lại để dâng lên một lời khen ngợi cho Ápđia, một mắc nhỏ trong sợi dây xích lớn mục đích của Đức Chúa Trời.
Trung tín là đáng kể đối với Chúa. Hãy nhớ đến Ápđia, “cây chà là trong sa mạc” của Đức Chúa Trời. Ông là một người nhơn đức trong một nơi nhọc nhằn, ông đã làm một việc đúng đắn khi điều đó là đáng làm nhất. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho ông và nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho người nào noi theo các dấu chơn ông. Amen.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

I Các Vua 18:16-46: "Bữa Tiệc Của Thần Baanh"


Bữa Tiệc
của thần Baanh

– I Các Vua 18:16-46
Đôi khi cần phải nói rằng một cơn khủng hoảng không bao giờ tạo ra một đấng trượng phu – nó chỉ tỏ ra người ấy thực sự như vốn có thực như thế mà thôi. Tư tưởng đó vừa yên ủi mà cũng vừa gây lo sợ vì chúng ta hết thảy đều lấy làm lạ không biết mình sẽ phản ứng ra sao nếu mọi sự chúng ta đang có đây thực sự rơi vào chỗ khủng hoảng ấy.
Gia đình …
Sức khỏe …
Sự nghiệp …
Sự sống của chúng ta …
Chúng ta tự hỏi, liệu chúng ta có đức tin để lo liệu việc ấy không? Hay chúng ta sẽ suy sụp? Mọi sự chúng ta nói chúng ta tin – liệu chúng vẫn đủ đầy khi khủng hoảng xảy đến không? Hết thảy chúng ta đều tự hỏi mình sẽ làm gì trong giây phút ấy nếu mọi sự chúng ta đang có đây rơi vào chỗ khủng hoảng!?! Đấy là một lý do cho thấy tại sao chúng ta nhớ tới Todd Beamer. Nếu bạn có mặt trên chuyến bay 93 của hảng United vào ngày 11/9, bạn sẽ làm gì chứ? Liệu bạn sẽ giữ im lặng hay bạn sẽ có can đảm để nói: “Anh em sẵn sàng chưa? Chúng ta nhập cuộc”. Bạn đặt máy điện thoại xuống rồi tham gia với những người khác quyết định số phận của mình. Nếu mọi sự chúng ta tin đang đi xuống dốc tới điểm phải đóng băng lại, nếu chúng ta phải quyết định thực sự mình đang đứng ở đâu, nếu đó là gia đình, vợ, chồng, con cái, công ăn việc làm của chúng ta, nếu mọi sự chúng ta xem là yêu dấu đang rơi vào chỗ khủng hoảng, liệu chúng ta có đủ can đảm, liệu chúng ta có đức tin, liệu chúng ta có sức chịu đựng, liệu chúng ta có mặt ở đó khi chuyện thực sự xảy đến không? Bất cứ điều chi khác bạn nói về Todd Beamer, ngày 11 tháng 9 năm 2001 không làm thay đổi ông ấy. Nó chỉ tỏ ra những gì đã xảy có rồi ở bên trong chuyến bay kia.
Có những câu chuyện nhất định trong Kinh thánh mà ai cũng biết khi chúng ta nhắc tới tên của nhân vật, tự nhiên chúng ta nghĩ tới một sự kiện rất đặc biệt. Khi chúng ta nói tới Nôê, chúng ta nghĩ tới nạn lụt. Chúng ta nói tới Ápraham, chúng ta nghĩ đến Ysác. Chúng ta nói tới Giôsuê, chúng ta nghĩ tới thành Giêricô. Khi chúng ta nói tới David, chúng ta nghĩ tới Gôliát. Khi chúng ta nói tới Đaniên, chúng ta nghĩ đến hang sư tử. Khi chúng ta nói tới Êli, chúng ta nghĩ tới cơn khủng hoảng trên Núi Cạtmên.
Nếu chúng ta đi qua Xứ Thánh, hướng dẫn viên của bạn sẽ đưa bạn đến Núi Cạtmên. Đây là một hòn núi hùng vĩ nằm bên cạnh bờ biển ngó qua thành phố hiện đại Haifa. Từ đỉnh núi Cạtmên bạn có một cái nhìn bao quát mọi phương hướng. Cạtmên vốn quan trọng trong Cựu Ước về mặt quân sự và về mặt địa lý. Bất cứ ai nắm giữ Núi Cạtmên, họ kiểm soát được phân nửa phía bắc của xứ nầy. Và ai kiểm soát sự thờ phượng đã diễn ra trên Núi Cạtmên thì họ kiểm soát xứ sở về mặt thuộc linh. Các thầy tế lễ cùng các vị tiên tri của Baanh vốn biết rõ mọi sự đó. Đấy là lý do tại sao nhiều năm trước họ đã dựng một bàn thờ cho Baanh trên đỉnh Núi Cạtmên. Chúng ta biết từ lịch sử, sự thờ phượng thần Baanh là một tôn giáo đặc biệt rất suy đồi. Đây là một hỗn hợp kỳ dị về sự thờ lạy hình tượng, bao gồm phần tình dục và dâng con trẻ làm của lễ. Những kẻ ngoại giáo tin Baanh kiểm soát việc mọc và lặn của mặt trời. Hắn cũng được xem là vị thần ban phước cho mùa màng, và là vị thần ban bố hay cầm giữ lại những cơn mưa. Vì Israel xưa là một xứ chuyên về nông nghiệp, Baanh là một vị thần cực kỳ quyền lực. Những người nam người nữ nào đến thờ lạy Baanh sẽ dâng một của lễ rồi dấn thân vào một loại sinh hoạt tình dục với các thầy tế lễ (nam hay nữ). Họ tin rằng nếu bạn tham dự theo phần xác với một trong những thầy tế lễ đó của Baanh, quyền lực của Baanh sẽ được chuyển sang cho bạn. Vì thế, sự thờ lạy Baanh có một cấp độ trong tâm trí, ở một cấp độ khác cho tình trạng kinh tế của họ, và ở một cấp độ sâu hơn cho mọi ham muốn của xác thịt.
Vì vậy, chúng ta sẽ chẳng phải kinh ngạc thậm chí trong Israel, một xứ sở được dâng cho Đức Chúa Trời có một chơn thật, sự thờ lạy Baanh đã trở thành cực kỳ phổ thông. Nó nắm lấy lý trí, tấm lòng, thân thể và hoàn toàn cả linh hồn. Dưới sự trị vì của vị vua gian ác là Aháp, sự thờ lạy Baanh đã quét qua cả vương quốc phía Bắc. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời có một chơn thật hầu như đã bị hủy diệt một cách hoàn toàn.
Đây Nầy, Êli Đến
Khi chúng ta đọc câu chuyện nói tới Êli, thì chúng ta có cái phông như ngược lại với mọi sự ấy, ông là một sơn nhân, tên của ông có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời của tôi”. Một ngày kia, chẳng có một lời cảnh báo nào hết, ông xuất hiện trước mặt Aháp, là con cóc gian ác đang ngồi xổm trên ngai vàng của Israel. Êli nói với nhà vua: “Ta đứng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa”. Sau khi thốt ra mấy lời đó bởi quyền phép của Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Giêhôva sai Êli đến khe Kêrít, ẩn náu ở đó trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, Chúa đưa ông đến lãnh thổ Siđôn, đến với người đàn bà góa ở thành Sarépta, Kinh thánh ghi lại ở đó phép lạ nói tới bột và dầu không cạn kiệt và phép lạ làm cho con trai của người đàn bà góa nầy sống lại. Đồng thời, trong xứ sở của Israel có nạn đói kém. Trong hơn ba năm, chẳng có một trận mưa nào hết. Đất đổi màu nâu và rạn nứt. Các con rạch đều khô khan, những dòng khe biến mất, và sông Giôđanh chỉ còn là một dòng suối nhỏ giọt. Khắp cả xứ mùa màng mất ráo, kể cả mùa hái nho. Thú đồng nằm phơi xác trên các cánh đồng.
Sau cùng, Đức Chúa Trời gõ nhẹ vai Êli rồi phán: “hãy đi gặp Aháp một lần nữa”. Khi nhà vua và vị tiên tri gặp nhau lần thứ nhì, nhà vua hỏi: “Có phải ngươi, là kẻ làm rối loạn Y-sơ-ra-ên chăng?” (câu 17). Từ ngữ nói tới rối loạn trong tiếng Hybálai có ý nói tới con rắn. Ngươi, con rắn bẩn thỉu. Đấy là điều nhà vua suy nghĩ về vị tiên tri được xức dầu của Đức Chúa Trời. Êli đổi giọng rồi nói: “Chẳng phải tôi làm rối loạn Y-sơ-ra-ên đâu; bèn là vua và nhà cha vua, bởi vì vua đã bỏ điều răn của Đức Giê-hô-va, và đã tin theo thần Ba-anh” (câu 18). Trước khi Aháp có thể thốt ra một câu nào khác, Êli nói: “Đây là thời điểm dành cho sự thực. Đây là thời khắc mà dân sự phải quyết định”. Ông nói với nhà vua: “Hãy bảo dân Israel đến gặp ta tại Núi Cạtmên”. Nhà vua đồng ý với lời đề nghị nầy ngay. Êli nói: “Hãy nhóm 450 tiên tri của Baanh, và 400 tiên tri của Áttạttê”, số người nầy được cho là phối ngẫu nữ của thần Baanh. Đấy là 850 tiên tri giả đối đầu với một người của Đức Chúa Trời.
Tôi dừng lại một chút để bình luận rằng, một là ông điên hoặc ông là một người luôn có mối tương giao với Đức Chúa Trời mình. Tốt hơn là bạn đừng nên làm điều gì theo ý thích chợt nảy ra hay kiểu huy hoàng nhất thời. Tốt hơn là bạn phải biết chắc mình có mối tương giao với Chúa. Êli là một người đã có mối tương giao với Đức Chúa Trời Toàn Năng. Vào một ngày đã ấn định, họ gặp nhau trên đỉnh Núi Cạtmên. Chúng ta bắt lấy câu chuyện ở các câu 20-21: “Vậy, A-háp sai người đi nhóm cả dân Y-sơ-ra-ên và những tiên tri đến núi Cạt-mên. Đoạn Ê-li đến trước mặt dân sự mà nói rằng: Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn”. Phần quan trọng nhất đến trong câu kế đó: “Song dân sự chẳng đáp một lời”. Trong tất cả mọi sự đang hành hại Cơ đốc giáo hiện đại, có lẽ đây là điều quan trọng nhất. Không quyết đoán về mặt thuộc linh. Xuyên tạc về mặt thuộc linh. Tình trạng bất khả của dân sự Đức Chúa Trời chiếm lấy lý trí của chúng ta, chúng ta thực sự không quyết định nên đứng bên phe nào, tình trạng bất khả của lớp người trẻ, người lớn, kẻ độc thân và những ai đã kết hôn, tình trạng bất khả của từng lứa tuổi và từng nhóm người trong nhà thờ của chúng ta không dám quyết định mình nên đứng về đội nào. Chúng ta không thể quyết định chúng ta sẽ dự phần với ai. Và đấy là lý do tại sao chúng ta phấn đấu để mặc lấy bộ đồng phục nào vào sáng nay.
Hãy chú ý từ ngữ “nếu”. Chữ “nếu” có nghĩa là bạn phải lo thu dọn tâm trí của mình. Có kỳ suy nghĩ và có kỳ quyết định. Nếu Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời hay Ngài không phải là Đức Chúa Trời? Đây là một trong những lý do tôi mến thích Êli. Ông biến câu hỏi đó ra thực tế và riêng tư. Ông không nói nếu Giêhôva là Đức Chúa Trời, hãy mua một quyển sách rồi suy nghĩ về nó. Ông nói nếu Giêhôva là Đức Chúa Trời, hãy gia nhập vào đội của Ngài và hãy bước theo Ngài. Và nếu Baanh là thần, tốt đấy, thế thì hãy gia nhập vào đội của hắn mà theo hắn. Song hãy thôi đừng ngồi ở lằn ranh nữa. Bạn phải đưa ra quyết định chẳng chóng thì chày thôi.
850 đấu với 1
Ông đề xuất một thử nghiệm rất đơn giản để cho dân sự sẽ nhìn biết thần nào là Đức Chúa Trời chơn thật. Bạn có thể tranh luận suốt cả ngày về thứ xà phòng nào làm cho mình được sạch sẽ hơn. Nếu bạn thực sự muốn biết, hãy bước vào nước rồi tắm đi thì thấy người nào sạch hơn khi bước ra. Êli nói: “Các ngươi hãy kêu cầu Baanh và ta sẽ kêu cầu Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel. Thần nào trả lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời”. Chúng ta có thể sử dụng loại can đảm ấy ngày hôm nay. Chúng ta cần nói ít đi và hành động nhiều hơn. Sẽ có lúc nói năng là không còn cần thiết nữa. Dân sự của Israel đã đi giẹo giữa hai ý kiến: “Chúng ta nghĩ có lẽ Đức Chúa Trời của chúng ta là Thần. Hoặc có lẽ Baanh là Thần. Có lẽ chúng ta nên trộn cả hai lại với nhau”. Cái nầy một ít, cái kia một ít. Êli đáp: “không”, bây giờ là lúc phải sử dụng lý trí của các ngươi đi.
Bản thân câu chuyện rất là đơn giản. Những tiên tri của thần Baanh xả con bò ra rồi đặt từng miếng lên đống củi, nhưng Êli sẽ không cho đặt nó lên ngọn lửa. “Hãy cầu khẩn Baanh châm ngọn lửa cho các ngươi”. Ông bảo các tiên tri của Baanh và Áttạttê phải làm bất cứ điều họ họ nghĩ là họ cần phải thực hiện để kêu cầu Baanh châm lửa từ trời. Trong khi soạn sứ điệp nầy, tôi có đọc bài bình luận của Alfred Edersheim nói về phân đoạn nầy. Phần lớn mô tả của ông về sự thờ lạy Baanh nghe giống như tà thuật vậy. Ông nói các tiên tri của Baanh có mái tóc dài xuống hai bên vai của họ. Khi họ nhảy múa, kêu gào, gõ trống, rồi hạ thấp cơ thể xuống sát mặt đất. Họ sấp mình xuống đất để tỏ lòng thành kính đối với Baanh. Hãy nhớ rằng phi luân về tình dục nằm ở cốt lõi của sự thờ lạy Baanh. Đừng tưởng tượng một bối cảnh nghiêm trang nào giống như buổi nhóm cầu nguyện tối thứ Tư. Hãy nghĩ đến sự kêu gào hoang dại cùng nhiều trò đa dạng về tình dục ở trên núi. Họ tiến hành trong nhiều giờ đồng hồ, họ kêu la: “Ôi thần Baanh ơi, xin trả lời chúng tôi. Xin đáp lời chúng tôi”. Chẳng có việc gì xảy ra hết. Tới trưa, Êli bắt đầu chế nhạo họ: “Khá la lớn lên đi, vì người là thần; hoặc người đang suy gẫm, hoặc ở đâu xa, hoặc đang đi đường; hay là có lẽ người ngủ, và sẽ thức dậy” (câu 27). Điều nầy quả là không hay lắm đâu. Êli rõ ràng không chỉnh sửa về mặt chính trị. Chúng ta không thực hiện loại sự việc như thế nầy. Chúng ta không bật cười, chế nhạo nơi tôn giáo của người khác. Bạn sẽ lâm cảnh rắc rối vì làm như thế. Nếu bạn làm theo những gì Êli đã làm, bạn sẽ bị bắt vì một tội đáng ghét.
Khi Êli cho rằng có lẽ Baanh đang bận, ông sử dụng một từ Hybálai có nhiều ý tứ. Có người cho rằng chữ ấy có ý nói hắn ta đã đi săn bắn hoặc đi đâu đó. Nhiều người khác cho rằng chữ ấy có ý nói hắn đang đi tắm. Nói như thế hoàn toàn là một sự sỉ nhục nếu bạn suy nghĩ như vậy. Êli là một sơn nhân. Ông không e sợ về việc quấy rối dân sự. Ông sẽ thốt ra bất cứ thứ chi thoạt đến trong lý trí.
Vào cuối buổi trưa đó, trong nổi thất vọng các tiên tri Baanh đã lấy dao, gươm rồi bắt đầu rạch mình họ như một loại của lễ dâng bằng huyết cho tà thần của họ. Trông họ thểu não là dường nào. Song các từng trời đã im tiếng. Baanh hoàn toàn thất bại.
Của Lễ Ướt Sũng
Câu 30 có lẽ là câu quan trọng nhất của chương: “Bấy giờ, Ê-li nói với cả dân sự rằng: Hãy đến gần ta. Dân sự bèn đến gần người. Đoạn, Ê-li sửa lại cái bàn thờ của Đức Giê-hô-va bị phá hủy”. Lấy 12 hòn đá, mỗi hòn đá cho từng chi phái, ông dựng lại bàn thờ cho Đức Giêhôva. Đây là dấu hiệu có tính biểu tượng cho rằng xứ sở giờ đây trở lại với di sản thuộc linh chơn thật của nó. Thời điểm nầy cũng rất long trọng. Việc Êli dựng lại bàn thờ vào cuối bữa trưa hôm ấy, là khoảng thời gian dâng của lễ ban chiều. Đây là thời điểm Đức Chúa Trời đã ấn định, nhưng Israel đã hoàn toàn quên phứt nó. Bấy giờ, vào thời điểm dâng của lễ ban chiều, ông dựng một bàn thờ, đào mương, rồi chất củi ở đó. Ông xả thịt con bò, chất từng miếng lên củi, và rồi bảo dân sự đổ bốn cái bình đầy nước lên củi. Ba lần ông truyền cho nước phải được đổ lên như thế. Cho tới chừng thịt bò ướt sũng hết. Cho tới chừng nước đầy tràn. Cho tới chừng bàn thờ ướt đẫm hết. Cho tới chừng có nhiều nước đầy mương ở chung quanh bàn thờ. Bằng cách thực hiện những sự việc cụ thể như thế nầy vào thời điểm dâng của lễ ban chiều, Êli đang nói: “Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời giao ước. Nếu chúng ta trở lại với Ngài tùy theo Lời của Ngài, Ngài sẽ chẳng xua chúng ta đi. Nếu chúng ta trở lại với Ngài theo mọi giới hạn của Ngài, đúng cách, đúng kỳ, Ngài sẽ đến cùng chúng ta”. Mặc dù dân sự đã quên, Đức Chúa Trời vẫn sẵn sàng giữ lời hứa của Ngài.
Vì vậy, vào giờ dâng của lễ, mọi sự đã sẵn sàng rồi. Nhưng họ cần một phép lạ. Khi ấy, Êli bước tới phía trước rồi dâng lên một lời cầu nguyện rất đơn sơ: “Đến giờ dâng của lễ chay ban chiều, tiên tri Ê-li đến gần và nguyện rằng: Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên, ngày nay xin hãy tỏ cho người ta biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, rằng tôi là kẻ tôi tớ Ngài, và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự này. Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi, hầu cho dân sự này nhìn biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, và Ngài khiến cho lòng họ trở lại” (các câu 36-37). Ở một bên, bạn có 850 tiên tri của Baanh và Áttạttê, và bạn có 8, 9, 10 giờ đồng hồ kêu gào, la hét, rồi cắt thịt mình, và bạn có mọi lời cầu xin họ dâng lên thần của họ. Bạn có mọi thứ trong tôn giáo đó. Và ở đây, bạn có một người, là sơn nhân, là người của Đức Chúa Trời. Khi ông cầu nguyện, ông sử dụng chỉ có 60 chữ trong Anh ngữ. Ông cầu xin có ba điều:
1) Lạy Chúa, xin nhậm lời tôi để họ nhìn biết Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật.
2) Xin nhậm lời tôi để họ sẽ biết rằng tôi là tiên tri của Ngài là đang làm theo ý muốn của Ngài.
3) Xin nhậm lời tôi để mọi lòng của dân sự sẽ xây trở lại cùng Ngài.
Mối quan tâm duy nhứt của Êli đều nhắm về Đức Chúa Trời, lời lẽ của Ngài, công việc của Ngài, sự vinh hiển của Ngài, và dân sự của Đức Chúa Trời. Lạy Chúa, xin nhậm lời tôi. Chẳng có gào thét. Chẳng có rên la, chẳng có nhảy múa. Chẳng có rạch mình rạch mẩy chi cả. Tôi có ấn tượng bởi tính trang trọng đơn sơ của mọi sự ở đây.
Đồng thời, nước không phải là cần thiết. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời mà không cần nước. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời trong một cơn giông bão đầy mưa. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời trong một cơn bão tuyết. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời ở đáy một cái giếng. Mọi sự đó chẳng là vấn đề gì hết đối với Đức Chúa Trời. Nước chỉ thuyết phục dân sự thấy rằng đây chẳng phải là một mưu mẹo chi cả, rằng đấy là chính mình Đức Chúa Trời Ngài đã nhậm lời mà thôi. Mục đích của toàn bộ câu chuyện nầy thực sự chẳng phải là nói về Êli đâu. Và mục đích của câu chuyện thực sự chẳng nói gì về dân sự, và mục đích của câu chuyện chắc chắn không nói về Aháp cùng các tiên tri của Baanh. Họ chỉ là bức màn của cánh cửa sổ mà thôi. Đây là một câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời. Câu chuyện nầy không phải nói về Êli. Ông chỉ là công cụ qua đó Đức Chúa Trời thể hiện ra một phép lạ thật khó tin.
Bảng tỉ số!
Chúng ta cần biết chắc mình đã nắm đươc tỉ số.
850 tiên tri của Baanh và Áttạttê đấu với Êli
850 người đấu với 1 người
Nghe chẳng phải là một trận đấu ngang ngửa.
Bảng tỉ số!
Êli 10.000.000
Các tiên tri của Baanh và Átạttê 0
Ôi chao! Tôi đã sai sót trong phép tính ấy. Phép tính ấy phải là …
850 người đấu với 1 người + Đức Chúa Trời!
Đây không phải là một trận chiến công bằng. Những gã xấu cần thêm thật nhiều người để trợ giúp cho phe của họ. Nhưng đấy vẫn chưa phải là một trận chiến công bằng.
Khi câu chuyện đi đến hồi kết thúc, có ba việc xảy ra:
1) Dân sự sau cùng tỉnh thức, mắt họ được mở ra, họ sấp mình xuống rồi kêu lên: “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời; Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời”.
2) Dân sự bắt lấy các tiên tri Baanh. Êli đã đưa họ xuống khe Kisôn, họ bị giết hết ở đó. Nghe việc nầy thì thấy chẳng tử tế chút nào, có phải không? Tôi không nghĩ như vậy đâu. Hỡi những người làm chồng, chúng ta hãy giả sử bác sĩ bảo quí vị rằng vợ của quí vị mắc ung thư ngực. Chúng ta hãy giả sử xa hơn một chút, rằng cô ấy cần một cuộc giải phẩu. Sau khi giải phẩu xong, bác sĩ nói: “Cô ấy khỏe rồi và cuộc giải phẩu thành công tốt đẹp”. Quí vị sẽ phải hỏi ông ấy một câu: “Ông có chắc không?” Thực sự đấy mới là vấn đề. Ông có chắc không? Các tiên tri của Baanh là khối u ác tính thuộc linh bên trong bộ phận dân sự của Đức Chúa Trời. Êli sẽ quét sạch họ! Ông sẽ không để cho bất kỳ phần nào của khối u ác tính đó còn lại ở trong bộ phận dân dộc Israel.
3) Trời khởi sự đổ mưa. Bảy lần Êli sai tôi tớ mình ngó về phía biển. Sáu lần gã tôi tớ kia chẳng nhìn thấy gì hết, nhưng lần thứ bảy hắn nhìn thấy một đám mây bằng cỡ lòng bàn tay. Khi cơn mưa khởi sự, Aháp lui về cung điện mùa hè của mình ở Gítrêên. Đây là câu nói sau cùng của câu chuyện: “Tay Đức Giê-hô-va giáng trên Ê-li; người thắt lưng, chạy trước A-háp cho đến khi tới Gít-rê-ên” (câu 46).
Ba con ếch ngồi trên một khúc gỗ
Khi chúng ta xem lại, chúng ta hãy đi ngược về phần đầu, chỗ lời lẽ Êli nói với dân Israel: “Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn” (câu 21). Và dân sự chẳng đáp một lời, đây là nan đề lớn hôm nay bên trong hội thánh. Ở một số điểm bạn phải động não của mình.
Cho phép tôi đưa ra một câu hỏi đơn giản thôi. Ba con ếch đang ngồi trên một khúc gỗ. Hai con quyết định nhảy xuống. Có bao nhiêu con còn lại? Câu trả lời là ba. Bạn đã không nhảy ra khỏi khúc gỗ vì bạn quyết định nhảy đi. Phần quyết định thì đếm mà chi. Bạn vẫn còn ngồi trên khúc gỗ cho tới chừng nào bạn nhảy ra khỏi khúc gỗ ấy. Bạn có thể quyết định cho tới chừng mấy con bò về chuồng, nhưng bao lâu bạn còn ngồi trên khúc gỗ, bạn vẫn còn ngồi trên khúc gỗ đó. Bạn có thể nói tôi đã quyết định đi theo Chúa Jêsus. Bạn có thể ca hát về quyết định đó. Bạn có thể hô to lên. Nhưng cho tới chừng nào bạn bước theo Ngài, bạn chưa bước theo Ngài. Tôi không quan tâm bạn quyết định như thế nào!?! Quyết định của bạn không phải là vấn đề; mà là những gì bạn thực sự làm kìa.
Cho phép tôi tóm tắt bài giảng nầy bằng cách hỏi một câu thật riêng tư: Điều chi giữ bạn không trở thành một môn đồ hết lòng của Đức Chúa Jêsus Christ? Có phải đó là sinh hoạt xã hội của bạn chăng? Nhiều người trẻ tuổi và nhiều người độc thân đang phấn đấu đặc biệt tại điểm nầy. Bạn muốn có mặt ở chỗ hành động kìa, và bạn sợ rằng nếu bạn bước theo Chúa Jêsus, bạn sẽ bỏ lỡ sinh hoạt trong cuộc sống. Một phụ nữ trẻ gửi cho tôi một email mô tả tình trạng thuộc linh chẳng đặng đừng của mình. Trong nhiều năm trời, cô đã phấn đấu với việc “hai con người khác biệt" – một người ở nhà thờ và người kia trong suốt tuần lễ. Đây là một phần của những gì cô ta đã viết:
Trong nhiều năm trời, tôi đã ra khỏi nhà để ăn uống với bạn bè, thường đã đưa ra những sự lựa chọn tệ hại nhất trong đời như một kết quả của những buổi tối đó … và rồi tôi chuyển hướng và nương cậy vào nhà thờ giúp cho tôi thấy lành lặn trở lại. Đấy là một chu kỳ vô tận, và như ngày hôm qua, chu kỳ ấy đã được thực hiện. Tôi nhận ra rằng tôi không thể kết hợp hai lối sống, tôi phải chọn lấy một, và sự lựa chọn là rõ ràng.
Cô ấy tiếp tục nói rằng cô ấy biết vẫn có những cuộc tranh đấu và ma quỉ phát hiện ra cô ấy đã quyết định bước theo Đấng Christ. Cô ấy đã đúng ở cả hai phương diện. Giống như tôi đã viết ra mấy lời nầy, tôi nhớ lại một sự kiện từ những ngày đầu sớm sủa của nhà truyền đạo D. L. Moody. Trên chuyến đi đầu tiên của ông đến Anh quốc, trước khi ông trở thành một người nổi tiếng, Moody được giới thiệu cho một người, người nầy đã hỏi một câu: “Có phải ông ấy là O và O không?” Nói như thế là có ý nói “Out and Out” [Đi ra và Đi ra] cho Chúa Jêsus? Câu trả lời là “yes” khẳng định. Giả sử có ai đó đến hỏi: “Có phải bạn là “O and O” không?” Bạn sẽ trả lời sao chứ? Có lẽ đây là câu hỏi hay hơn, bạn bè của bạn sẽ trả lời thế nào câu hỏi ấy về bạn? Có phải sự ăn ở của bạn là rõ nét và sự cam kết của bạn mạnh mẽ đến nỗi ai nấy ở chung quanh bạn đều biết bạn là “O and O” vì Chúa Jêsus không?
Cho phép tôi thách thức bạn với lời lẽ của Êli đặt trong phân đoạn Kinh thánh: Nếu Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, hãy theo Ngài! Nếu có cái gì khác và ai khác là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn! Nhưng phải động não đi. Hãy thôi đừng chơi các games nữa. Hãy thôi trò múa rối thuộc linh của bạn nữa đi. Hãy thôi đừng đi giẹo trên đường phố nữa. Hãy thôi đừng ngồi trên lằn ranh nữa. Hãy nắm lấy chỗ đứng cho những gì bạn biết rõ đấy là sự thực.
Một số người trong quí vị đang đọc lời lẽ của tôi giống như một đứa trẻ đang đứng bên rìa cái ao, chạm ngón chân cái vào mặt nước, xem chừng coi cái ao bao sâu. Kiểm tra nước là điều rất tốt. Bạn phải làm việc ấy. Đấy là một việc khéo léo phải lo làm. Nhưng ở một điểm, bạn phải nhảy vào trong ao đó.
Có phải bạn sẵn sàng nhảy xuống không? Có phải bạn sẵn sàng “O and O” cho Chúa Jêsus không? Tôi thách bạn hãy thôi đừng làm những gì bạn đang làm và hãy quì gối xuống mà thưa cùng Chúa. Đây là lúc thôi đừng suy nghĩ về việc hoạch định một ngày kia không lâu nữa sẽ thực hiện sự cam kết đầy đủ đời sống của bạn đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy làm việc ấy ngay bây giờ đi!
Bạn sẽ tìm cách làm hai con người khác nhau bao lâu nữa chứ? Đây là lúc phải nói: “dấn thân” để trở thành “O and O” cho Chúa Jêsus. Nguyện Đức Chúa Trời giúp cho bạn làm việc phải lẽ ngay bây giờ, ngay giây phút nầy, đừng chậm trễ và đừng cáo lỗi nữa. Amen.