Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

LỜI GIẢI THÍCH CHO NGƯỜI NÀO LỠ SỰ CẤT LÊN



LỜI GIẢI THÍCH
CHO NGƯỜI NÀO LỠ SỰ CẤT LÊN
NẾU SỰ KINH HOÀNG VÀ LỘN XỘN TRÊN THẾ GIỚI XẢY RA phù hợp với hàng triệu người biến mất cách thình lình và kín nhiệm, điều nầy sẽ giải thích SỰ CỐ đã xảy ra.
Sự cố nầy đúng là “sự cất lên” đã xảy đến và BẠN BỊ BỎ LẠI! Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu cho rõ ràng hơn điều chi đã xảy ra. Kế đó, chúng ta sẽ xem xét những điều sẽ xảy ra cho BẠN trong “Sự Phán Xét Của Kỳ Đại Nạn”.
ĐIỀU CHI ĐÃ XẢY RA?
Từ ngữ “cất lên” có ý nói tới được dời đi nhanh chóng hay được “vồ đi”. Đây là một từ ngữ được sử dụng trong nhiều năm trời để xác định một sự cố được hứa cho trong Kinh Thánh (Giăng 14.2-3; I Côrinhtô 15.51-52; I Têsalônica 4.16-17). Đức Chúa Jêsus Christ đã hứa trở lại trên những đám mây, mau chóng tiếp lấy cho Ngài hết thảy kẻ chết và sống “trong Đấng Christ” (được cứu). Đây là những điều sẽ xảy ra, trước kỳ đại nạn (Khải huyền 3.10).  
Những biến cố chỉ ra sự tái lâm của Đấng Christ ngày càng đến gần hơn:
*Tháng 6 năm 1967 – “Cuộc chiến 6 ngày” của người Do thái. Israel đã chiếm lại được bối cảnh đền thờ xưa và thành Jerusalem. Điều nầy rất cần thiết trước khi xây dựng lại Đền Thờ trong kỳ Đại nạn (Khải huyền 11.1-2).
*Sự gia tăng hoạt động của ma quỉ, tình trạng đồng tính luyến ái và ma túy (I Timôthê 4,1; II Timôthê 3.1-13; Khải huyền 9.21).
*1973 – Cuộc Khủng Hoảng Năng Lượng đề ra bối cảnh cho sự đói kém toàn cầu và hàng triệu người chết đói trong Kỳ Đại Nạn (Khải huyền 6.5-8).
*1991 – Cuộc Chiến Vùng Vịnh ở Iraq và sự liên kết thế giới (phong trào kỷ nguyên mới) “Toàn Cầu Hóa”“Trật Tự Thế Giới Mới”. Những điều nầy đề ra bối cảnh cho cấp lãnh đạo thế giới (Antichrist) điều khiển cán cân thương mại thế giới và sự thờ phượng của thế giới trong Kỳ Đại Nạn (Khải huyền 13.7-8; 13-17).
KHÔNG AI BIẾT LÚC NÀO sự “cất lên” SẼ ĐẾN!
Tuy nhiên, nhiều đoàn dân đông sẽ ở trong tình trạng sẵn sàng. Họ đã ăn năn tội lỗi và đặt 100% sự tin cậy của họ vào Đấng Christ là Cứu Chúa cho riêng họ. Sự cất họ đi thình lình đã gây ra cơn khủng hoảng, lộn xộn và hoảng loạn trên thế giới, tỉ như:      
*Xe hơi, xe bus, xe tải, và xe lửa nằm la liệt.
*Máy bay rớt không có mặt phi hành đoàn.
*Nhiễu loạn trên radio và hệ thống truyền hình.
*Hệ thống điện thoại quá tải, không có người trực tổng đài.
*Cháy và cướp bóc khắp nơi, không chế ngự được.
*Tình trạng phi pháp lan tràn, tội ác và phá phách, những điều mà cảnh sát không sao chế ngự nổi.
*Mồ mả của người được cứu mở ra và thi thể được phục sinh.
*Các nhà thờ và tôn giáo cùng hệ thống thờ lạy hình tượng giả dối tìm cách trả lời từ những chức sắc của họ.
*Nhiều gia đình KINH HẢI VÀ BỊ SỐC qua việc mất đi các thành viên được cứu trong gia đình của họ (và trẻ em…?), trong khi các thành viên trong gia đình chưa được cứu vẫn còn ở lại trên đất.
GIỜ ĐÂY LÀ QUÁ TRỄ KHÔNG THỂ SỬA SOẠN CHO SỰ “CẤT LÊN” ĐƯỢC NỮA RỒI! BẠN ĐÃ BỊ BỎ LẠI!
RỒI ĐIỀU CHI SẼ XẢY RA?
Theo Kinh Thánh, một “cấp lãnh đạo thế giới” sẽ dấy lên và xuất hiện như “đấng cứu tinh” của dân còn sót lại. Người nầy có thể đưa ra một số lý do hợp lý cho việc vắng đi nhiều đoàn dân đông rồi phục hồi một số cấp độ hòa bình cho thế giới (một cách tạm thời). Người nầy có thể là công cụ cho việc thiết lập một giao ước giữa Israel và các quốc gia Ả rập để tái thiết lại Đền Thờ tại Jerusalem. Những việc nầy sẽ chính thức bắt đầu 7 năm “PHÁN XÉT TRONG KỲ ĐẠI NẠN” (Đaniên 9.27).
“Cấp lãnh đạo thế giới” nầy hiển nhiên sẽ ngồi trong Đền Thờ và tôn mình lên làm Đức Chúa Trời. Sự việc nầy chưa được tỏ ra cho đến giữa 7 năm (42 tháng) và người nầy chính là “ANTICHRIST” (II Têsalônica 2.3-4; Khải huyền 13.4-8).
7 năm “Đại Nạn” nầy SẼ RẤT LÀ KHỦNG KHIẾP! Chính Chúa Jêsus ĐÃ CẢNH CÁO rằng sự phán xét nầy sẽ lớn hơn bất kỳ một sự phán xét cấp thế giới nào đã xảy ra trong quá khứ hay tương lai (Mathiơ 24.21). Đây là MỘT SỐ (chớ không phải là đầy đủ đâu) những sự phán xét đã được nói trước trong “BẢN ĐỒ KỲ ĐẠI NẠN”:   
ẤN PHÁN XÉT:
Ä Hòa bình bị cất đi, chiến tranh trên toàn cầu, những thứ vũ khí lớn lao (Khải huyền 6.4).
Ä Đói kém, tiền lương một ngày chỉ đủ mua thức ăn cho một ngày (Khải huyền 6.5-6).
Ä ¼ dân cư trên thế giới sẽ ngã chết, chiến tranh và đói kém (Khải huyền 6.8).
Ä Cơ đốc nhân sẽ bị giết vì cớ đức tin của họ (Khải huyền 6.9-11).
Ä Động đất, mặt trời bị tối tăm, các ngôi sao sa xuống (Khải huyền 6.12-13).
Ä Núi non và các hòn đảo sẽ bị dời đi (Khải huyền 6.14).
Ä Hoảng loạn và kinh hãi sẽ rộng khắp (Khải huyền 6.15-17).
LOA PHÁN XÉT:
Ä Mưa đá và lửa pha với huyết bị quăng xuống đất (Khải huyền 8.7).
Ä 1/3 trong biển bị hủy diệt; sanh vật và tàu bè (Khải huyền 8.8-9).
Ä Nhiều người sẽ chết do nước đắng bị nhiễm độc (Khải huyền 8.10-11).
Ä Mặt trời bị hại, tác động vào ánh sáng và nhiệt độ (Khải huyền 8.12).
Ä Các tạo vật của ma quỉ hành hại người chưa được cứu (Khải huyền 9.1-11).
Ä 1/3 dân cư khác của thế giới ngã chết (9.13-18).
Ä Thêm nhiều trận động đất lớn và mưa đá lớn (Khải huyền 11.13, 19).
BÁT PHÁN XÉT:
Ä Ghẻ chốc dữ hành hại tất cả những người chưa được cứu (Khải huyền 16.2).
Ä Biển biến ra huyết, phàm sanh vật ở trong biển đều chết hết (Khải huyền 16.3).
Ä Chỉ có huyết để uống trong các sông cùng các suối nước (Khải huyền 16.4-5).
Ä Con người bị sém với lửa và hơi nóng (Khải huyền 16.8-9).
Ä Người ta đều cắn lưỡi vì đau đớn (Khải huyền 16.10-11).
Ä Sửa soạn cho “trận đánh ở Atmaghêđôn” (Khải huyền 16.12-16).
Ä Động đất lớn lắm đến nỗi từ khi có loài người trên đất chưa hề có như vậy (Khải huyền 16.18).
Ä Các thành phố trên khắp thế giới sẽ đổ xuống (Khải huyền 16.19).
Ä Mọi đảo và các núi sẽ biến mất (Khải huyền 16.20).
Ä Những cục mưa đá lớn rớt xuống, mỗi cục nặng chừng 100 pounds (Khải huyền 16.21).
NHỮNG BIẾN CỐ THEO SAU SỰ PHÁN XÉT:
Ä Đấng Christ tái lâm trong sự vinh hiển (Khải huyền 19.11-16).
Ä Kết thúc chiến trận Atmaghêđôn (Khải huyền 19.17-19).
Ä Sự hủy diệt AntiChrist “cấp lãnh đạo thế giới” (Khải huyền 19.20).
Ä Sự hủy diệt những kẻ chạy theo hắn (Khải huyền 19.21).
NẾU sự “cất lên” đã xảy ra, bạn KHÔNG THỂ TRÁNH THOÁT kỳĐẠI NẠN” đâu! NHƯNG, có HY VỌNG đây – nương theo đáp ứng của bạn đối với phần còn lại của sứ điệp nầy.
ĐIỀU CHI SẼ XẢY RA CHO BẠN?
Bạn có thể TỪ CHỐI không chịu tin cách giải thích nầy về “sự cất lên” và lời cảnh cáo về “Kỳ Đại Nạn”. Thực vậy, bạn có thể THÍCH tin theo lối giải thích mà “cấp lãnh đạo thế giới” đưa ra hơn. Hắn và ban bệ của hắn SẼ DỐI GẠT nhiều người trong các bạn, là những người còn ở lại trên đất sau Sự Cất Lên. Thậm chí hắn sẽ đòi hỏi sự thờ lạy của bạn bằng cách đe dọa sự chết của bạn (Khải huyền 13.11-15).
NẾU bạn thấy tin theo hắn là DỄ, sở dĩ như thế là vì bạn đã trễ nãi hay cố ý không chịu tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa cho riêng bạn 100%, để được cất lên. Phần đáp ứng hiện nay của bạn đã được nói trước rồi (II Têsalônica 2.-12). Có lẽ bạn sẽ tiếp tục chạy theo “cấp lãnh đạo thế giới” bằng cách thờ lạy hắn và mang lấy dấu nhận dạng của hắn.
TƯƠNG LAI ĐỜI ĐỜI CỦA BẠN ĐÃ ĐƯỢC NÓI TRƯỚC:
“Lại một vị thiên sứ khác, là vị thứ ba, theo sau, nói lớn tiếng mà rằng: Nếu ai thờ phượng con thú cũng tượng nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu THẠNH NỘ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ” (Khải huyền 14.9-11).
TUY NHIÊN, NẾU BẠN QUAN TÂM đến sự cứu rỗi của mình, vẫn còn CÓ HY VỌNG! Có lẽ bạn chưa nghe hay không hiểu Tin Lành trước Sự Cất Lên và Đức Chúa Trời đang tìm cách “KÉO” bạn đến với chính mình Ngài ngay giờ phút nầy. NẾU QUẢ THẬT VẬY, ĐÂY LÀ MỘT SỐ TIN TỨC TỐT LÀNH:
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3.16).
ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG BẠN ĐẤY! Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời tỏ ra chiều sâu của sự xúc phạm và sĩ nhục của tội lỗi nghịch lại sự thánh khiết và trọn lành tuyệt đối của Đức Chúa Trời Toàn năng. Chúng ta ĐÁNG phải gánh chịu sự phán xét! Nhưng Đức Chúa Trời sai Đức Chúa Jêsus Christ đến chịu chết trong sự trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời ban hiến sự sống đời đời cho hết thảy những ai tin cậy nơi huyết đổ ra của Đức Chúa Jêsus Christ làm sự trả giá 100% cho tội lỗi của họ. ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG BẠN ĐẤY!
NẾU BẠN QUAN TÂM, Đức Chúa Trời ĐANG kéo bạn đến bởi Thánh Linh của Ngài và Ngài AO ƯỚC cứu rỗi BẠN NGAY BÂY GIỜ! (Hãy đọc: Giăng 3.36; 6.37; II Phierơ 3.9; Công Vụ các Sứ đồ 16.30-31).
GIỜ ĐÂY BẠN SẼ TIN CẬY ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRIST 100% LÀ CỨU CHÚA CỦA RIÊNG BẠN KHÔNG? YES………………..NO…………………
“CƠ ĐỐC NHÂN TRONG KỲ ĐẠI NẠN” – SỬA SOẠN ĐỂ CHỊU KHỔ.
NẾU, SAU “SỰ CẤT LÊN”, bạn đã tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ, làm ơn phải biết chắc rằng bất luận điều chi xảy ra cho phần xác và đời sống thuộc thể của bạn, bạn SẼ có sự sống đời đời với Đức Chúa Trời cho đến vĩnh cửu.
Bạn sẽ KHÔNG PHẢI ĐI MUA THỨC ĂN nữa, vì bạn đã từ chối không mang con dấu của Antichrist (Khải huyền 13.16-17). NHƯNG, như thế còn TỐT HƠN SỰ CUỐI CÙNG của những kẻ nào THỜ LẠY hắn! (Xem Khải huyền 14.9-11).
Là một “Cơ đốc nhân trong kỳ Đại nạn”, bạn sẽ bị HÀNH HÌNH VÌ CỚ ĐỨC TIN CỦA BẠN NƠI ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRIST! “Cơ đốc nhân người Do thái trong kỳ đại nạn” (144.000 người) sẽ được bảo hộ hay đóng ấn không chịu “phán xét trong kỳ đại nạn”. Có thể họ là “những nhà truyền đạo” trong thời kỳ nầy. NHIỀU, chớ không phải HẦU HẾT những người khác (Do thái và dân Ngoại) được cứu TRONG kỳ Đại nạn, đầu họ có thể bị CHẶT vì từ chối không chịu thờ lạy Antichrist “cấp lãnh đạo thế giới” (Khải huyền 7.4-14; 20.4).
SỐNG SÓT trong “kỳ đại nạn” LÀ KHÔNG CHẮC cho bạn đâu, VỀ PHẦN XÁC! Điều nầy phù hợp với sự hành hình của những Cơ đốc nhân vì cớ đức tin và sự chết của họ, hơn ½ cư dân của địa cầu từ những lần phán xét. Tuy nhiên, SỰ YÊN ỦI CỦA BẠN, là sự sống lại và sự sống đời đời với Đức Chúa Trời, là điều Ngài ĐÃ HỨA (Mathiơ 24.21-22; I Côrinhtô 15.44; Khải huyền 20.4-6). 
Mặc dù SỰ ĐAU KHỔ mà bạn sẽ gặp gỡ khi là “Cơ đốc nhân trong kỳ đại nạn”, bạn đã đưa ra quyết định KHÔN NGOAN khi tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của bạn. Sự KINH KHỦNG của “kỳ đại nạn” sẽ không kéo dài đâu, khi sánh với “cõi đời đời” không có Đức Chúa Trời.   
“Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục” (Mathiơ 10.28).
Hỡi anh chị em của tôi trong Đấng Christ, được cứu SAU “sự cất lên”, tôi mong mỏi khích lệ bạn bằng cách chia sẻ một lời hứa trong Lời của Đức Chúa Trời đã được đưa ra cho Hội Thánh đầu tiên. Họ đã nếm trải ĐAU KHỔ vì cớ đức tin của họ trong Đấng Christ, GIỐNG NHƯ BẠN SẼ CHỊU ĐẤY THÔI! Chúa Jêsus phán:  
“Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống” (Khải huyền 2.10).
Khi bạn CHỊU KHỔ vì trở thành một Cơ đốc nhân TRONG “kỳ đại nạn”, hãy nhớ thể nào Chúa Jêsus đã chịu khổ để trả giá cho tội lỗi CỦA BẠN. “Những thử thách nảy lửa” của bạn dường như không thể mang nổi, nhưng Ngài đã hứa KHÔNG BAO GIỜ quên bạn đâu. NGÀI SẼ GIÚP ĐỠ BẠN QUA CHÚNG VÌ SỰ VINH HIỂN CỦA NGÀI VÀ SỰ VUI MỪNG ĐỜI ĐỜI CỦA BẠN (I Côrinhtô 10.13; Hêbơrơ 13.5-6; I Phierơ 1.3-9; 4.12-14; 5.8-10).   
CÓ THỂ TRÁNH “KỲ ĐẠI NẠN” KHÔNG?
NẾU, ngay lúc bạn đọc bài nầy, “sự cất lên” CHƯA xảy ra, bạn vẫn có thì giờ để được cứu và TRÁNH nổi đau khổ và cái chết khủng khiếp của “kỳ đại nạn”. Sau “sự cất lên”, không thể tránh được kỳ đại nạn đâu.
Làm ơn trả lời câu hỏi sau đây:
Bạn có tin rằng sống một đời sống nhơn đức (việc lành, tôn giáo v.v…) sẽ GIÚP KIẾM được ơn cứu rỗi, trả giá cho tội lỗi, rồi đưa bạn vào trong thiên đàng không?
(Làm ơn kiểm chứng xem)
YES………..PHẦN NÀO………….. NO…………
Hàng triệu triệu người sẽ LỠ sự cất lên” vì họ đã tin cậy mọi nổ lực riêng của con người hòng giúp kiếm được ơn cứu rỗi. Nếu bạn trả lời “Yes” hay “phần nào”, BẠN SẼ LỠ Sự Cất Lên! DUY NHẤT những ai “ở trong Đấng Christ” (được cứu do tin cậy Ngài 100% để được cứu) SẼ ĐƯỢC đem theo với Ngài tại Sự Cất Lên (I Têsalônica 4.16-17).
“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (Rôma 6.23).
Tiền công chúng ta đáng nhận là …………………..
Sự sống đời đời là ………………………………..của Đức Chúa Trời, được trả thay do sự chết của ………………………………………
CHÚNG TA TIẾP NHẬN SỰ BAN CHO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ THẾ NÀO?
“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài [Đấng Christ], thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin [100%] danh Ngài” (Giăng 1.12).
GIỜ ĐÂY BẠN SẼ TIẾP NHẬN ĐẤNG CHRIST LÀM CỨU CHÚA CỦA BẠN BẰNG CÁCH TIN THEO NGÀI, TIN CẬY SỰ CHẾT CỦA NGÀI LÀ SỰ TRẢ GIÁ TRỌN VẸN CHO TỘI LỖI CỦA BẠN?

YES……………………………………….
NO…………
NGÀY………………………………….
KÝ TÊN……………………………………..



Anne & Mary



ANNE & MARY
            Đối với nhiều người trong thế giới của chúng ta, chẳng ai tìm được thứ gọi là quyền phép của Đức Chúa Trời. Có nhiều người bước theo Chúa Jêsus đọc thấy trong Kinh thánh về quyền phép của Đức Chúa Trời, nhưng họ không dám chắc là bản thân họ đang kinh nghiệm nhiều về quyền phép ấy. Ngày nay, chúng ta tìm quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Có khả thi khi cho quyền phép của Đức Chúa Trời đi từ khái niệm trừu tượng trong Kinh thánh đến một kinh nghiệm sống, cảm nhận được chăng?
Lời cầu nguyện của Anne
            Có một phụ nữ trong xứ Israel tên là Anne, là người đã sống cách đây hơn 3.000 năm. Nàng đã gặp chuyện không may. Trước tiên, nàng bị son sẻ, đây là nguyên nhân cho sự xấu hổ trong thế giới của nàng. Thực vậy, Đức GIÊHÔVA, đã đóng tử cung của nàng lại. Thứ hai, nàng bị người vợ khác của chồng mình nhạo báng, là người có khả năng sanh con cái. Thứ ba, chồng nàng đã không nhạy cảm với tình thế của nàng. Thứ tư, khi nàng cầu nguyện và bật khóc trong đền thờ, cầu xin cho có một đứa trai và hứa dâng nó cho Đức GIÊHÔVA, thầy tế lễ đã cáo nàng việc say rượu. Phải, Anne đã gặp chuyện không may, nhưng Đức GIÊHÔVA đã nghe thấu lời cầu nguyện của nàng. Nàng có mang, rồi sanh một trai, và đặt tên là Samuên. Thành thực với hứa nguyện của mình, nàng không giữ món quà ấy, là con trai mình, song đã bằng lòng dâng nó cho Chúa. Khi ấy, nàng sáng tác và cầu nguyện với bài thơ nầy:
I Samuên 2:1-10: 1Bấy giờ An-ne cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va khiến lòng tôi khấp khởi vui mừng, và đỡ cho mặt tôi ngước lên. Miệng tôi thách đố kẻ thù nghịch tôi; Vì sự chửng cứu Ngài làm cho tôi đầy khoái lạc. 2Chẳng ai thánh như Đức Giê-hô-va; Chẳng có Chúa nào khác hơn Ngài! Không có hòn đá nào như Đức Chúa Trời của chúng ta. 3Thôi, chớ nói những lời kiêu ngạo, chớ để những lời xấc xược ra từ miệng các ngươi nữa; Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời thông biết mọi điều, Ngài cân nhắc mọi việc làm của người. 4Cây cung của kẻ dõng sĩ đã gãy, còn người yếu mòn thắt lưng bằng sức lực. 5Kẻ vốn no nê phải làm mướn đặng kiếm ăn, và người xưa đói đã được no nê, người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, còn người có nhiều con, ra yếu mỏn. 6Đức Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống; Ngài đem người xuống mồ mả, rồi khiến lại lên khỏi đó. 7Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có; Ngài hạ người xuống, lại nhắc người lên, đem kẻ khốn cùng ra khỏi bụi đất, và rút người nghèo khổ ra ngoài đống phân, đặng để họ ngồi bên các quan trưởng, cùng ban cho một ngôi vinh hiển làm cơ nghiệp; 8Vì các trụ của trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va: Ngài đã đặt thế gian ở trên đó. 9Đức Giê-hô-va sẽ giữ chân của các thánh Ngài; Còn những kẻ ác sẽ bị hư mất nơi tăm tối; Vì chẳng do sức riêng mình mà người nào được thắng. 10Kẻ nào chống cãi Đức Giê-hô-va sẽ bị phá tan! Từ trên trời cao, Đức Giê-hô-va sẽ sấm sét cùng chúng nó. Ngài sẽ đoán xét bốn phương của đất, ban thế lực cho vua Ngài, và làm cho quyền năng Đấng chịu xức dầu của Ngài ra lớn”.
            Anne bắt đầu với chính câu chuyện của mình, nhưng liền khi đó tự nàng lạc mất trong một câu chuyện lớn lao hơn nhiều: câu chuyện nói tới Nước của Đức Chúa Trời. Với nổi buồn tột cùng trong tấm lòng, nàng đã cầu xin một đứa trai và thật lạ lùng, nàng đã nhận lấy một đứa trai. Tuy nhiên, nàng không bị nung nấu với với những gì Chúa ban cho hay với những điều nàng đã dâng cho Chúa, mà là với chính mình Chúa. Anne bị nung nấu với những thuộc tính và công việc của Đức GIÊHÔVA: Ngài là ai và việc Ngài đang làm. Thuộc tính bắt lấy nàng là quyền phép của Chúa. Việc làm bắt lấy nàng là điều Chúa đang làm với quyền phép của Ngài: Ngài hạ kẻ có quyền xuống và nhắc kẻ yếu đuối lên. Đức GIÊHÔVA làm đảo ngược trật tự đã được thiết lập rồi lật úp thế giới xuống.
            Làm sao Anne học biết được mọi sự nầy chứ? Nàng đã học biết khi ấy bởi sự than vãn tình trạng son sẻ của mình rồi dốc đổ linh hồn mình ra với Chúa. Nàng đã học biết mọi sự nầy ở đâu chứ? Nàng đã học biết chúng ngay chính tử cung của mình! Thật vậy, Anne cầu nguyện: “Người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, còn người có nhiều con, ra yếu mỏn”. Anne đã sanh một con trai, là Samuên, nhưng chính Samuên có thể tiêu biểu cho bảy người con cả thảy (7 là con số của sự trọn vẹn) cho vai trò mà Samuên sẽ nắm giữ trong Vương quốc.
            Anne khởi sự bằng cách lưu ý rằng “Chúa đỡ cho sừng [mặt] tôi được ngước lên” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ]. Sừng của một con thú ngước lên là một biểu tượng cho sức mạnh, Anne đang nói rằng Chúa đã khiến cho nàng được mạnh mẽ. Nàng kết luận bằng cách cầu xin Chúa ban thế lực cho vua của Ngài, làm ngước cao lên “the horn of his anointed” [sừng chịu xức dầu của Ngài] (cụm từ nầy có trong bản Kinh thánh Anh ngữ). (Hai dòng sau cùng sẽ được dịch hay hơn là: “Nguyện Ngài ban thế lực cho vua của Ngài/và [nguyện] Ngài làm cho sừng chịu xức dầu của người được ngước cao lên”).
            Vua nào chứ? Chẳng có vua nào hết. A, nhưng rồi sẽ có, và Anne, như nàng đã gặp gỡ Chúa, có thể đọc được thời thế. Nàng đã nhận thức được rằng Israel cần một vì vua, và Đức GIÊHÔVA đã giúp cho nàng nhìn thấu cuộc tương lai. Nàng cầu nguyện xin Chúa ban thế lực cho Vua của Israel y như Ngài đã thêm sức mạnh cho nàng vậy. Thực ra, lời cầu xin của nàng khai mào Vương quốc theo một chiều hướng mới. Anne không những tự mình lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn nói tới Nước của Đức Chúa Trời, mà nàng còn nhìn thấy câu chuyện của mình có sự ràng buộc với câu chuyện lớn lao hơn kia.
            Hai câu chuyện — của nàng và của Đức Chúa Trời — càng khắng khít hơn nữa theo như nàng nhìn biết. Con trai của nàng là Samuên trở thành vị tiên tri thứ nhứt của Israel. Là một vị tiên tri, ông đã xức dầu cho David, là vua. Ông đã xức cho David bằng dầu gì chứ? Dầu chứa trong một cái sừng. Quả thật, Chúa đã đáp trả cho lời cầu xin của Anne: Ngài đã làm cho sừng của David, là vua của Ngài, ngước cao lên. David đã học hỏi về quyền phép của Chúa như thế nào? Cũng một cách mà Anne đã học biết. Giống như Anne, David đã than vãn về sự “son sẻ” của ông (ông phải chờ những 20 năm sau khi được xức dầu làm vua mà chưa đăng quang làm vua). Anne đã học biết về quyền phép của Chúa trong sự son sẻ của tử cung mình; David, bị săn lùng bởi những kẻ thù của ông, đã học biết về quyền phép của Chúa trong sự trơ trọi của đồng vắng.
Sức lực trong sự son sẻ
            Một số người trong chúng ta có thể ít nhiều có suy nghĩ giống như Anne: chúng ta muốn có nhiều con, nhưng mãi cho đến bây giờ thì không thể có. Nhiều người trong chúng ta có thể suy nghĩ bóng bẫy với Anne: dù chúng ta muốn có nhiều con, muốn có con, hay không thể có con, chúng ta cảm thấy mình bị son sẻ. Chúng ta cảm thấy mình không sanh nở được, không thể có con được. Chúng ta ao ước muốn có thứ đời sống kết quả, nhưng mùa màng đến rồi đi, và chúng ta vẫn phải đợi chờ. Nếu Đức Chúa Trời đóng tử cung của Anne lại, có thể là chính mình Chúa đã ngăn trở không cho chúng ta được kết quả? Có lẽ, giống như Anne, chúng ta cảm nhận được ý thức về sự xấu hổ.
            Một số người, nếu họ không hoàn toàn chế giễu chúng ta, như đối thủ của Anne, hay nhạo báng chúng ta, như thầy tế lễ, có thể họ không nhạy cảm với hoàn cảnh của chúng ta, như chồng của Anne. Làm sao chúng ta học biết được về quyền phép của Chúa chứ? Cùng một cách thức mà Anne đã học biết được quyền phép ấy: bằng cách ta thán về sự son sẻ của chúng ta và dốc đổ linh hồn chúng ta ra với Đức Chúa Trời. Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Cũng chính ở chỗ mà Anne đã học biết quyền phép ấy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đáp trả những lời cầu nguyện của bạn, Ngài sẽ thêm sức cho bạn — Ngài sẽ làm cho sừng bạn được ngước cao lên — qua những lời cầu nguyện của bạn. Chúa Jêsus, khi Ngài dốc đổ linh hồn ra trong Vườn Ghếtsêmanê, cầu xin cho chén được cất đi khỏi Ngài, đã nhận lãnh sức lực từ Đức Chúa Cha phải uống cái chén ấy. Vậy thì, khi bạn dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời, không những bạn học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời, bạn còn kinh nghiệm quyền phép ấy nữa.
            Khi tôi hướng tới những năm cuối 30 tuổi, hãy còn độc thân, sau nhiều lần đau đầu, tôi tìm cách chú ý, hầu hết mọi người trong thế giới của chúng ta ít nhiều còn tệ hại hơn tôi, sau khi suy xét mọi sự rồi, tôi thấy mình được phước, tôi để cho lòng mình cảm nhận những gì mà tôi cảm nhận. Tôi cho mọi cảm xúc mình toát ra, thốt ra sự than vãn và dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời, điền hết trang nầy sang trang khác trong một tạp chí với những cảm xúc thô thiễn tuôn tràn ra từ ngòi viết của tôi. Hơn nữa, thay vì đơn sơ tin cậy Đức Chúa Trời đem một người nữ vào đời sống tôi nếu và khi Ngài chọn làm thế, tôi sốt sắng và nhiệt thành cầu xin Ngài làm y như vậy. Khi tôi than vãn, khi tôi dốc đổ linh hồn mình ra, khi tôi cầu nguyện, tôi đã kinh nghiệm một sự thân mật mới mẻ với Đức Chúa Trời và cảm thấy mình có sức lực rất lạ lùng, khi cứ lo về một người vợ.
            Bạn cảm thấy mình bị son sẻ như thế nào? Hãy than vãn, hãy dốc đổ linh hồn mình ra, hãy cầu nguyện, và bạn sẽ kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy than vãn với tác giả Thi thiên: “Hỡi Emmanuên, xin hãy đến/Và chuộc lấy Israel phu tù/Họ than khóc, cô độc trong kỳ lưu đày ở đây/Cho tới chừng Con Đức Chúa Trời hiện đến”.
            Anne đã nhìn qua bên kia sự trị vì của David, vì nàng cầu xin rằng Chúa sẽ “đoán xét bốn phương của đất”, cầu xin như thế cho sự hoàn thành của Nước Trời (một lần nữa, đây là ngôn ngữ nài xin thay vì khẳng định về tương lai). Sự trị vì của David đã đến rồi đi và không bao giờ đạt đến các đầu cùng đất. Vì vậy, Anne thốt ra một lời cầu nguyện rồi gửi lời ấy vào mọi thời đại. Liệu Đức Chúa Trời ở trên trời có nghe lời khẫn nguyện của nàng không? Có ai ở trên đất nghe lời cầu xin ấy chăng? Có lẽ chúng ta thốt ra, gửi đi, những lời cầu xin tương tự, ao ước Đức Chúa Trời tiêu diệt điều ác và mọi sự sai trái liền tay, đặc biệt trong ánh sáng của việc bắn giết mới đây ở Newtown, bang Connecticut. Điều chi sẽ xảy ra cho những lời cầu xin của chúng ta?
Lời cầu nguyện của Mary
            Có một phụ nữ trong xứ Israel, hay, đúng hơn, một thiếu nữ có tên là Mary, là người đã sống vào thế kỷ thứ nhứt, hơn 1.000 năm sau Anne. Nàng đuợc ca ngợi từ khu vực xứ Galilê, địa điểm nầy được xem là cấp 2 đứng sau xứ Giu đa, là láng giềng ở phía Nam. Hơn nữa, nàng đã sống ở thị trấn Naxarét, là một địa điểm không quan trọng ngay cả người đồng hương ở Galilê đã chế nhạo những ai sinh sống tại đó (Giăng 1:46). Mary, một nữ đồng trinh, đã hứa gã cho một người nam tên là Giôsép, song vì cớ tình trạng độc thân, trẻ tuổi, giới tính của mình, nàng đã đứng vào chỗ tận cùng của xã hội trong thời của nàng. Không một ai sẽ xem nàng là ứng viên cho bất kỳ sự kiện quan trọng nào.
            Tuy nhiên, một thiên sứ tên là Gápriên, rất quen thuộc với dân Do thái vì Ngài đã giúp cho tiên tri Đaniên hiểu biết sự hiện thấy về cuộc tương lai, đã hiện ra với Mary rồi nói cho nàng biết rằng nàng sẽ chịu thai bởi Đức Thánh Linh và sẽ sanh ra Đấng Mêsi mà từ lâu ai nấy đều trông đợi, là Con của Đức Chúa Trời, sự nhập thế của Ngài mà giờ đây chúng ta kỷ niệm trong dịp Lễ Giáng Sinh. Với sự hiểu biết đó, ít nhất là Mary đối diện với hai lựa chọn rất khó khăn: thứ nhứt, dù tin nơi vị khách lạ nầy hay không, và thứ hai, dù có vâng theo sứ điệp của Ngài hay không, nàng vẫn sẽ phải ôm lấy sự xấu hổ về việc có thai trước hôn nhân và có khả năng mất đi tình trạng hiện có đối với nhà Giôsép. Tuy nhiên, nàng nói với thiên sứ: “Tôi đây là tôi tớ Chúa. Xin xảy ra như lời người truyền”. Sau khi thăm viếng người bà con mình trước đây bị son sẻ, là Êlisabết, là người cũng đang mang thai cách lạ lùng, là Giăng Báptít, Mary sáng tác và cầu nguyện với bài thơ nầy:
Luca 1:46-55: 46Ma-ri bèn nói rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, 47Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi. 48Vì Ngài đã đoái đến sự hèn hạ của tôi tớ Ngài. Nầy, từ rày về sau, muôn đời sẽ khen tôi là kẻ có phước; 49Bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh, 50và Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài từ đời nầy sang đời kia. 51Ngài đã dùng cánh tay mình để tỏ ra quyền phép; Và phá tan mưu của kẻ kiêu ngạo toan trong lòng. 52Ngài đã cách người có quyền khỏi ngôi họ, và nhắc kẻ khiêm nhượng lên. 53Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ngon, và đuổi kẻ giàu về tay không. 54Ngài đã vùa giúp Y-sơ-ra-ên, tôi tớ Ngài, và nhớ lại sự thương xót mình. Đối với Áp-ra-ham cùng con cháu người luôn luôn, 55như Ngài đã phán cùng tổ phụ chúng ta vậy”.
            Lời cầu nguyện của Anne xin Chúa xét đoán các đầu cùng đất không những đã được Chúa nhậm lấy, mà lời cầu xin nầy cũng được nghe thấy qua Mary nữa. Bài thơ của Mary rất khó đoán về gốc gác. Sự độc đáo của bài thơ nầy bao gồm kiểu cách mà nàng rút tỉa theo các nguồn của nó, chủ yếu là từ bài thơ của Anne. Anne, người phụ nữ son sẻ, là người không thể mang thai thế mà đã có mang, đã gửi bài thơ của mình vào mọi thế đại, và nó trải qua cả ngàn năm sau đó trong lòng của một nữ đồng trinh, là cô thiếu nữ không thể mang thai thế mà đã có thai.
            Giống như Anne, Mary khởi sự chính câu chuyện của mình nhưng rồi lại lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn  nói tới Nước của Đức Chúa Trời. Không giống như Anne, Mary không hề cầu xin một đứa con trai. Tất nhiên là Mary đã không nghĩ đến tính khả thi là nàng, một nữ đồng trinh, sẽ có thai một con trai, ít nhiều gì đó là Con của Đức Chúa Trời. Anne vốn biết rõ những gì phải cầu xin; còn Mary không thể biết mình phải cầu xin điều gì. Song thiên sứ báo cho nàng biết: “Không có điều chi là khó cho Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đã làm ra một việc quan trọng cho nàng mà nàng không bao giờ mơ đến là làm cho bản thân mình. Vì nàng biết rõ lời cầu xin của Anne, chưa nhắc tới những lời cầu nguyện của các tác giả Thi thiên, nàng biết rõ Đức Chúa Trời vốn ưu ái với kẻ khiêm nhường; vì vậy, nàng lưu ý rằng Chúa đã để ý đến “thái độ khiêm nhường”của nàng. Thực vậy, Đấng Toàn Năng đã làm những việc lớn lao cho nàng, là kẻ vô quyền. Không có gì phải ngạc nhiên, nàng đã thốt ra với sự ngợi khen.
            Tuy nhiên, sự ngợi khen của nàng không có ý nói tới những điều Chúa đã làm cho một mình nàng. Vì Chúa đang làm những việc lớn cho Mary, Ngài đang làm những việc lớn cho mọi người: “từ đời nầy sang đời kia”: Ngài ban cho thế gian một Cứu Chúa.
            Giống như Anne, Mary bị nung nấu với quyền phép của Chúa và những gì Ngài đang làm với quyền phép của Ngài — thể nào Ngài hạ kẻ có quyền xuống rồi nhắc kẻ yếu đuối lên, thể nào Ngài làm đảo lộn trật tự đã thiết dựng rồi lật úp cả thế gian xuống. Nàng đã học biết mọi sự ấy bằng cách nào chứ? Nàng đã học biết chúng ít nhất không phải bởi sự lắng nghe lời cầu xin của Anne đâu. Nàng đã học ở đâu những sự nầy? Giống như Anne, nàng đã học biết chúng ngay chính tử cung của mình! Trong lòng mình, nàng thấy Chúa lưu ý đến tình trạng “khiêm nhường” của mình; trong lòng mình, nàng đã học biết Chúa nhấc cao nàng, không những là nàng, nhưng cả những ai “khiêm nhường” như một phạm trù toàn thể vậy. Thực tế, Chúa đã lưu ý không những đến nữ đồng trinh thấp hèn; mà Ngài còn nhấc cao lên những ai biết hạ mình xuống trước mặt Ngài.
            Mary khởi sự bằng cách lưu ý rằng Chúa để ý đến tình trạng khiêm nhường của “tôi tớ Ngài” (Mary); nàng kết luận bằng cách lưu ý rằng Chúa, qua cách thai dựng trong nàng “đã vùa giúp Israel, tôi tớ Ngài” trong việc làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài với Ápraham — các lời hứa sẽ ôm lấy cả dòng dõi của Ápraham, những người tin nơi Con  Trai của Mary.
            Con trai của Anne đã xức dầu cho vua của Israel vì kỳ định có cần của xứ sở; con trai của Mary không những là vua của Israel, mà còn là vua của thế gian nữa, không những là một kỳ mà là nhiều kỳ. Tiên tri Giăng Báptít, con trai người bà con của Mary, là Êlisabết, đã đóng vai trò của Samuên, làm phép báptêm cho Chúa Jêsus Đấng Mêsi và loan báo sự đáp đậu của Đức Thánh Linh trên Đấng chịu xức dầu. Anne đã cầu nguyện cho cái ngày mà Chúa sẽ xét đoán các đầu cùng đất. Mary sẽ cho ra đời nhà vua qua Ngài Chúa sẽ xét đoán bốn phương của đất và thiết lập sự trị vì yêu thương và chữa lành của Ngài (Công Vụ các Sứ Đồ 17:31). Lời cầu nguyện của Anne đã khai mào Vương quốc theo một chiều hướng mới; lời cầu nguyện của Mary đẩy Vương quốc đến chỗ hoàn thành. Giống như Anne, không những Mary tự lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn nói tới Nước Đức Chúa Trời, mà nàng còn nhìn thấy câu chuyện của mình ràng buộc với câu chuyện lớn lao hơn kia nữa.
            Nếu Anne đã học biết về quyền phép của Chúa nơi sự son sẻ của tử cung nàng và Mary đã học biết về quyền phép của Chúa nơi tử cung chưa có người nam nào chạm đến, khi ấy Chúa Jêsus Đấng Mêsi đã học biết về quyền phép của Chúa nơi sự trơ trọi — sự bỏ quên của Đức Chúa Trời — ở đồi Gôgôtha, nơi đồi Sọ, và trong ngôi mộ chưa có ai được đặt nằm ở đó.
Sức lực ở chỗ không trông mong
            Không ai trong chúng ta có thể xác định trực tiếp với Mary: duy nhứt một nữ đồng trinh chịu thai bởi Đức Thánh Linh rồi sanh ra Con của Đức Chúa Trời. Nhiều người trong chúng ta có thể xác định với Mary theo cách bóng bẩy: Đức Chúa Trời làm ra một việc cho chúng ta mà chúng ta chưa hề cầu xin, một việc quan trọng, có lẽ, chúng ta chưa nghĩ đến nữa là. Đức Chúa Trời đang làm một việc quan trọng cho chúng ta mà chúng ta chưa hề mơ tới là làm cho chính mình. Không một việc gì là khó đối với Đức Chúa Trời, ngay cả một nữ đồng trinh mang thai. Có lẽ, giống như Mary, chúng ta cảm thấy mình là giai cấp phụ, không quan trọng, không có địa vị, chẳng phải là ứng viên cho bất kỳ sự kiện đặc biệt nào.
            Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời bằng cách nào? Theo cùng một cách mà Mary đã học biết về quyền phép ấy: bằng cách lắng nghe những lời cầu nguyện trong Kinh thánh, ít nhất là là những lời cầu nguyện của Anne và Mary. Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Cùng một chỗ mà Mary đã học biết về quyền phép ấy: ở chỗ không trông mong của chúng ta, phải nói như thế, khi Đức Chúa Trời làm một việc gì đó cho chúng ta mà chúng ta thậm chí chưa cầu xin nữa. Khi Đức Chúa Trời làm một việc gì đó cho chúng ta, chúng ta sẽ thấy Ngài lưu ý đến tình trạng khiêm nhường, vô quyền của chúng ta. Khi Đức Chúa Trời Toàn Năng làm những việc lớn cho bạn, khi ấy bạn giống như Mary, tôn vinh hiển cho Chúa và vui mừng trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của bạn. Khi bạn vui mừng trong Chúa, Ngài thêm sức cho bạn, vì như Nêhêmi chỉ ra: vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi (Nêhêmi 8:10). Như vậy, không những bạn học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời, mà bạn còn kinh nghiệm quyền phép ấy nữa.
            Ở cuối những năm tam thập của tôi, tôi cầu xin có một người vợ, nhưng tôi không cầu xin cho có một cái nhìn sâu sắc đến với tôi, xuất phát từ một ngày đầy hy vọng. Nếu tôi muốn lập gia đình, tôi là một người muốn ký thác đời sống  mình cho một người nữ, vì người nữ ấy là thiết kế của Đức Chúa Trời dành cho những người làm chồng (Êphêsô 5:25). Tôi không có một người vợ nào hết.
            Thế rồi một lần nữa, sứ đồ Phaolô, cũng trong Êphêsô 5, gọi hội thánh là cô dâu của Đấng Christ. Tôi ý thức Đức Chúa Trời đang chỉ vào hội thánh rồi nói một việc đại loại như sau: “Kìa, đấy là nàng; hãy ký thác đời sống ngươi cho nàng”. Tôi đáp: “OK”. Sau đó một thời gian ngắn, khoảng 17 năm sau, tôi khởi sự chương trình Young Adults Fellowship tại hội thánh của chúng ta.
            Ở tuổi 40, hãy còn độc thân, tôi nhận được một món quà đầy hy vọng. Chương trình The Young Adults Fellowship tổ chức cho tôi một bữa tiệc sinh nhật, và khi khai tiệc, một thành viên trong chương trình đến gần tôi rồi lưu ý: hãy để ý hai mươi người còn ở lại “Scott, ông đã tạo một gia đình ở đây!” Khi ngày sinh nhật thứ 40 của một người độc thân dám thắc mắc mình từng có gia đình bao giờ đâu nào, Đức Chúa Trời chỉ cho tôi thấy, là không những tôi có một gia đình, mà tôi còn tạo ra một gia đình — tất nhiên là với sự vùa giúp của Đức Thánh Linh. Ngoài vui mừng ra, tôi phải làm chi nữa chứ? Khi vui mừng, tôi được thêm sức, ít nhất là cứ tiếp tục ký thác đời sống mình cho cô dâu của Đấng Christ.
            (Lưu ý bên lề: Người đưa ra lời bình đó với tôi tiếp tục gặp gỡ vợ mình tại chương trình Young Adults Fellowship. Tôi mới nhận được từ nơi họ — và năm đứa con của họ! — tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh. Chú thích bên lề: khi tôi 41 tuổi, tôi gặp một người nữ bằng thịt và huyết rồi cưới nàng làm vợ một năm sau đó.  Chúng tôi có hai đứa con gái. (Nhưng đấy là một câu chuyện dành cho một ngày khác).
            Đức Chúa Trời đã làm điều gì cho bạn mà bạn không trông mong? Hãy vui mừng trong Chúa, thì bạn sẽ kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy vui mừng với tác giả Thi thiên: “Hãy vui mừng đi! Hỡi Emmanuên/Hỡi Israel, Ngài sẽ đến cùng ngươi”.
Gửi lên và Gửi ra
            Anne đã sáng tác một bài cầu nguyện rồi gửi nó lên Đức Chúa Trời và gửi ra cho các thời đại cách đây hơn 3.000 năm. Mary đã nghe lời cầu nguyện của Anne, đã sử dụng nó để sáng tác chính lời cầu nguyện của mình, rồi nàng cũng gửi lên cho Đức Chúa Trời và gửi ra cho các thời đại cách đây cũng khoảng 2.000 năm. Mấy trăm năm sau, chúng ta nghe lời cầu nguyện của người đàn bà son sẻ và nữ đồng trinh, và họ gặp chúng ta trong tình trạng son sẻ thuộc linh của chúng ta và trong tình trạng không trông đợi của chúng ta.
            Chúng ta làm gì với những lời cầu nguyện của họ? Chúng ta làm theo những gì họ đã làm. Trước hết, hãy xét xem chính câu chuyện của bạn đi. Mặt khác, hãy xem xét tình trạng son sẻ và than vãn của bạn. Mặt khác, hãy xem xét những gì Đức Chúa Trời đã làm cho bạn và hãy vui mừng đi. Hãy suy gẫm, cầu nguyện, và, có lẽ giống như các phụ nữ kia, hãy sáng tác một bài cầu nguyện theo thể thơ. Giống như Anne và Mary, hãy bắt đầu với chính câu chuyện của bạn. Khi bạn than vãn và khi bạn vui mừng — khi bạn thờ phượng — bạn kết nối sâu sắc nhất với nhân tánh của bạn, vì  thờ phượng là điều có cần cho con người. Là con người: hãy than vãn và hãy vui mừng. Khi bạn nối kết sâu sắc nhất với chỗ bạn là ai — với người mà Đức Chúa Trời dựng nên bạn phải trở thành — bạn kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy cảm nhận quyền phép Đức Chúa Trời của bạn khi bạn than vãn và vui mừng, khi bạn nối kết với bản ngã sâu sắc nhất của mình. Hãy than vãn và vui mừng — dường như chúng đối ngược đấy, nhưng nói theo Kinh thánh, chúng là bà con xa thuộc về cùng một gia đình: Thờ Phượng.
            Hãy bắt đầu với chính câu chuyện của bạn, nhưng, giống như Anne, và Mary, đừng kết thúc ở đó; hãy tự mình lạc vào câu chuyện lớn lao hơn nói tới Vương quốc của Đức Chúa Trời. Khi bạn than vãn và vui mừng, bạn thấy mình ràng buộc với nhiều người khác, những người than vãn, những người vui mừng, những người bị son sẻ, những người có địa vị thấp hèn. Bạn muốn Đức Chúa Trời làm gì với họ chứ? Bạn sẽ muốn Đức Chúa Trời nhấc kẻ yếu lên cao và hạ kẻ có quyền xuống; bạn sẽ muốn Ngài lật đổ trật tự đã thiết dựng; bạn sẽ muốn Ngài hoàn thành sự tể trị của Ngài, dẹp bỏ mọi điều ác, và sửa ngay lại mọi sai trái; và bạn sẽ muốn Ngài xét đoán các đầu cùng đất. Bạn sẽ cầu xin Ngài thực thi hết thảy những điều nầy.
            Giống như Anne và Mary, bạn sẽ gửi lời cầu nguyện lên trời và gửi ra cho các thời đại. Hãy đơn sơ giống như lời cầu nguyện sau cùng trong Kinh thánh: “Lạy Chúa Jêsus, xin hãy đến” (Khải huyền 22:20). Liệu Đức Chúa Trời ở trên trời có nghe không? Tất nhiên là Ngài có nghe đấy. Liệu có ai ở trên đất có nghe không, đâu đó cách đây một năm, một trăm năm, một ngàn năm tính từ bây giờ? Tất nhiên là có người sẽ nghe đấy. Mọi người đều sẽ nghe đấy. Bạn sẽ nghe đấy! Khi bạn nhìn thấy Chúa Jêsus đến để hoàn thành sự trị vì của Ngài, vì mọi mắt sẽ trông thấy Ngài, bạn sẽ có mặt ở đó để nhận lãnh chính lời cầu nguyện của mình. Lời cầu xin của bạn sẽ đáp đậu trong tấm lòng của chính bạn.
            Anne đã toan liệu trước và Mary đã cưu mang Ngài, bạn phải cầu nguyện tiếp nhận Ngài vào trong đời sống  mình. Rốt lại, đây là Lễ Giáng Sinh, khi chúng ta kỷ niệm sự nhập thế của Đấng Christ. Nếu bạn mời Ngài ngự vào, Thánh Linh Ngài sẽ ngự vào đời sống của bạn và thai dựng tình yêu thương trong đó. Lạ lùng thay, Mary đã sanh nở. Hãy tin nơi Chúa Jêsus, và, lạ lùng không kém, bạn sẽ được lại sanh.


Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Sáng thế ký 6:7-9: "Người Có Tên Là Nôê"



Người Có Tên Là Nôê
Sáng thế ký 6:7-9 và các phần khác
Phần giới thiệu:     
            Một khám phá đáy biển đã làm cho người ta càng thêm tin vào câu chuyện nước lụt của Nôê. Những nhà khám phá khảo sát dưới Biển Đen gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra các di tích của nền văn minh xưa 7.500 năm tồn tại trước khi xứ ấy bị nạn lụt mà các nhà khảo cổ cho rằng đó là nạn lụt thời Nôê.
1. Nôê và ân điển của Đức Chúa Trời (6:7-8)
A. Đây là . . .  ân điển thứ nhứt (6:8).
            “Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va”
1. Ân điển lần đầu tiên xuất hiện trong Kinh thánh.
2. Ân điển là sự ưu ái phát xuất từ Đức Chúa Trời.
3. Ân điển được ban cho kẻ không xứng đáng.
a. Đức Chúa Trời không phải ban ra ân ấy.
*  ÂN ĐIỂN LÀ MỌI SỰ BAN CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG XỨNG ĐÁNG
B. Đây là ... được ơn (6:8)
            “Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va”
1. Được ơn trong con mắt của Chúa.
2. Được ơn là hành động của Đức Chúa Trời chớ không phải của Nôê.
Minh hoạ:
            Một đội tìm kiếm được tổ chức để tìm một cậu bé bị lạc mất trong giông bão mùa đông. Cơ thể của cậu bé nầy được phát hiện bởi chân của cha nó khi đi tìm. Cậu bé đã nằm ngủ trong tuyết. Nó nhảy lên rồi la lớn: “Ồ, bố ơi, con đã tìm gặp bố, con đã tìm gặp bố!”
            Đấy là cách mà Nôê được ơn. Đức Chúa Trời vốn biết rõ người công bình nầy ở giữa lối sống tội lỗi hiện hữu vào thời buổi đó.
C. Đây là . . ân điển ưu ái tỏ ra trong một lời nói (6:8)
            “Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va”
1. Đức Chúa Trời là ân điển.
a.            Ngài không trở thành ân điển cho Nôê.
b. Đức Chúa Trời đã chọn đặt đức tính nầy lúc bấy giờ.
            “Giờ đây, lần đầu tiên ân điển tự nó tìm được cách tỏ ra danh xưng của nó. Ân điển có dòng sữa của nó trong bờ ngực thiêng liêng. Dòng sữa đã tuôn chảy cho Ađam, Êva, . . .v.v… Vào thời điểm nó đến với Nôê, nó đã tìm được một danh xưng, bởi đó nó được công nhận giữa vòng dân sự cho tới ngày nay” (Barnes' Notes).
2. Ân điển của Đức Chúa Trời đang ở trong sự tương phản với cơn thạnh nộ của Ngài (6:7).
            “Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó”
a. Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt tội lỗi.
b. Của các bạn hay của tôi. 
c. Ngài là Đức Chúa Trời của ân điển, và cơn thạnh nộ.
D. Đây là . . . ân điển tập trung (6:8).
            “Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va”
1. Tập trung vào việc làm.
2. Nôê đã chịu khó làm việc sau điều nầy hơn trước đó nữa.
3. Ân điển phải làm việc cho Chúa.  
4. Bạn đang làm gì vì cớ ân điển?
Minh hoạ:
            Cháu gái 9 tuổi của tôi là Anna đã quyết định tuần nầy nó sẽ rời khỏi nhà. Mẹ nó, và là con gái tôi tên Tami, để cho nó ra đi. Nó đi ra khỏi nhà với hai bàn chân không, chẳng mặc quần áo đắt tiền và không có tiền trong túi. Anh nó 12 tuổi vốn quan tâm rồi hỏi mẹ nó: "mẹ không ra mà kéo nó về sao?" Con gái tôi, Tami, nói cho nó biết là sẽ đi ngay.
            Sau cùng, Anna đi hướng về nhà, và mẹ nó đứng quan sát từ nhà để xe. Tami đi ngang qua ngôi nhà, nhìn thấy mẹ nó, và muốn đi ngang qua, nhưng mẹ nó nói: “Anna, con phải vào đây chứ”. Khi ấy mẹ nó nói với nó như thế, và Anna đáp: "được thôi, con sẽ làm như thế trước khi mẹ buộc con phải dừng lại".  
            Tami nói: “Anna, mẹ nói cho con biết nếu con rời khỏi nhà nữa, mẹ muốn con biết cánh cửa sẽ mở và đèn sẽ bật lên cho tới chừng nào con quay trở vào nhà”.  Anna đáp: "nhưng mẹ ơi, mẹ sẽ bị cướp đấy”,  Tami nói: "Mẹ thà bị cướp còn hơn là con về nhà với cánh cửa khoá lại". Khi ấy Tami nói với Anna: "con sẽ không làm điều gì có thể khiến cho mẹ thôi không yêu thương con".
Ứng dụng:
            Hết thảy chúng ta đều cần đến Ân Điển. Nếu bạn là người thứ nhứt hay sau cùng ân điển được ban ra chẳng phải là vấn đề đâu, hết thảy chúng ta đều cần đến nó.
            Chúng ta cần khám phá Ân Điển giống như Nôê đã khám phá. Còn bạn thì sao?
2. Nôê và Bước Đi Với Đức Chúa Trời (6:9)
A. Đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Chỉ là con người (6:9a)
            “Nầy là dòng dõi của Nô-ê. Nô-ê trong đời mình là một người”
B. Đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Là một người trọn vẹn (6:9b)
            “Nô-ê trong đời mình là một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời” 
1. TRỌN VẸN = Không tì vít
Minh hoạ:                  Mài Lưỡi Búa 
            Một thanh niên đến với viên đốc công chuyên đốn gỗ rồi xin một chỗ làm.
            Viên đốc công đáp: "Việc ấy tùy vào…  Chúng ta hãy xem anh đốn cây nầy ra sao nhé!”
            Chàng thanh niên bước tới rồi khéo léo đốn hạ một cây lớn. Có ấn tượng, viên đốc công tuyên bố: "Thứ hai anh có thể vào làm".
            Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm qua đi — rồi trưa Thứ Năm viên đốc công đến gặp chàng thanh niên rồi nói: "Anh có thể nhận tấm chi phiếu rồi ra về hôm nay". Giật mình, chàng thanh niên đáp: "Tôi nghĩ ông trả cho ngày Thứ Sáu kia".
            Viên đốc công nói: "Thường thì chúng tôi trả, nhưng chúng tôi muốn anh đi hôm nay vì anh đã chậm lụt. Biểu đồ làm việc của chúng tôi cho thấy anh đã rơi từ chỗ thứ nhứt ngày Thứ Hai xuống hạng chót hôm nay".
            Chàng thành niên chống đối: "Nhưng tôi là một người thợ chịu khó nhọc. Tôi đến trước tiên, về sau cùng và thậm chí đã làm việc ngay cả giờ uống cà phê giải lao!" Viên đốc công, nhận ra sự ngay thẳng của chàng thanh niên, ông suy nghĩ trong một phút rồi hỏi: "Anh có mài lưỡi búa của mình chưa?" Chàng thanh niên đáp: "Thưa ông, chưa ạ, tôi đã chịu khó làm việc đến nỗi không có thì giờ để lo việc đó!" Tác Giả Vô Danh.
Ứng dụng
            Chúng ta cần đồng đi với Đức Chúa Trời, qua sự thờ phượng, cầu nguyện, nghiên cứu Kinh thánh, chứng đạo v.v…
3. Nôê và Chíêc tàu của Đức Chúa Trời (6:14)
            “Ngươi hãy đóng một chiếc tàu bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài
A. Nôê đã nhận chỉ thị đóng một chiếc tàu.
         “Người hãy đóng một chiếc tàu . . .”
1. Có phải bạn nhận chỉ thị về đời sống của bạn không?
2. Hãy nhớ, Nôê đã nhận điều nầy vào những năm muộn màng của ông.
B. Nôê nhận lãnh các chi tiết đóng chiếc tàu.
            “… bằng cây gô-phe, đóng có từng phòng, rồi trét chai bề trong cùng bề ngoài
1. Ông nhận lãnh chỉ thị rất chi tiết.
2. Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta những chỉ thị; chúng ta có lắng nghe không?   
Minh hoạ:                  Chiếc tàu Nôê
            Mọi sự tôi cần biết về cuộc sống, tôi tiếp thu từ chiếc tàu của Nôê...
Một: Đừng quên chiếc tàu.
Hai: Hãy chuẩn bị trước. Trời sẽ không mưa khi Nôê lo đóng chiếc tàu.
Ba: Đừng nghe những lời chỉ trích, phê phán; chỉ tiếp tục làm công việc cho tới chừng nào xong.
Bốn: Vì cớ sự an toàn, đi từng cặp.
Năm: Tốc độ không luôn là lợi thế. Loài ốc sên lên tàu cùng với loài báo.
Sáu: Khi bạn bị căng thẳng, hãy thả lỏng một chút.
Bảy: Hãy nhớ, chiếc tàu được đóng với những tay nghiệp dư; tàu Titanic được đóng bởi các chuyên gia.
Tám: Đừng chú trọng vào bão táp ở bên ngoài, bạn nên có mấy con chim gõ kiếng ở bên trong.
Chín: Dù là giông bão như thế nào đi nữa, khi bạn ở với Đức Chúa Trời, . .có cái mống đang đợi.
Ứng dụng:
            Có phải bạn lắng nghe từ nơi Chúa khi Ngài đang sửa soạn chúng ta về cuộc tương lai không?
            Có phải chúng ta cũng đuợc kêu gọi lo đóng những chiếc tàu không?
4. Nôê và bàn thờ cho Đức Chúa Trời (8:20 - 9:1)
A. Nôe lập một bà thờ (8:20)
                        “Nô-ê lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ”
1. Chú ý: Đây là hành động đầu tiên của Nôê sau nước lụt.
2. Dâng của lễ là một hành động thờ phượng.
3. Sự tôn kính . . .vâng phục.
4. Bạn tìm thấy mấy lần trong các sách đầu tiên của Kinh thánh các của lễ được dâng lên, và chúng ta không thấy có huấn thị cho cách làm nầy.
a. Đức Chúa Trời phải ban ra huấn thị đó.
b. Nôê đã làm theo trong sự vâng phục.
c.            Hêbơrơ 11:4: “Bởi đức tin, A-bên đã dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Ca-in, và được xưng công bình, vì Đức Chúa Trời làm chứng về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy; lại cũng nhờ đó dầu người chết rồi, hãy còn nói”.
Minh hoạ:                              Phải tinh ý
            Merv bị tai nạn khủng khiếp khi đang làm việc. Anh ngã qua tầng cao rồi bị xé rách cả hai lỗ tai. Khi anh bị biến dạng luôn như thế, anh được công ty thanh toán cho một số tiền lớn rồi đi đường mình.
            Một ngày kia, Merv quyết định đầu tư tiền bạc mình có vào một công ty Internet nhỏ, nhưng đang phát triển. Sau mấy tuần thảo luận, anh đã dứt khoát mua công ty đó. Nhưng, sau khi ký tới dấu chấm cuối cùng, anh nhận ra rằng anh chẳng biết gì về việc điều hành một công việc thể ấy và mau tìm thuê người nào có thể điều hành công ty đó cho anh.
            Qua ngày sau, anh tiếp ba người đến phỏng vấn. Người thứ nhứt rất giỏi. Anh ta biết mọi sự Merv cần và rất là giỏi giang. Ở cuối cuộc phỏng vấn, Merv hỏi anh ta: "Có phải anh để ý ở tôi có cái gì khác không?" Và người kia đáp: "Sao chứ, đúng vậy, tôi chẳng làm gì khác hơn là để ý thấy ông không có lỗ tai".
            Merv nổi giận rồi xua anh ta đi. Người thứ hai đến là một phụ nữ, và thậm chí cô ta còn giỏi hơn gã kia nhiều. Anh cũng hỏi cô ta chính câu đó: "Có phải cô để ý ở tôi có cái gì khác không?" Cô ta đáp: "Đúng vậy, anh không có lỗ tai". Merv lại nồi xung lên rồi bảo cô ta ra về. 
            Người thứ ba và là người sau cùng đến phỏng vấn là người xuất sắc nhất trong ba người đến đó.  Chàng thanh niên còn trẻ nầy mới vừa tốt nghiệp đại học đây. Anh ta rất tinh ý.  Anh ta rất điển trai và dường như là một thương gia giỏi giang hơn hai người hiệp lại.  Merv đang lo, nhưng cứ tiếp tục rồi hỏi chàng thanh niên nầy chính câu đó: "Có phải anh để ý ở tôi có cái gì khác không?" Trước sự ngạc nhiên của Merv, chàng thanh niên trả lời: "Dạ, Ông đang mang kính áp tròng". Merv bị sốc, và nói: "Đúng là một thanh niên rất tinh ý. Làm sao anh biết được điều đó trong thế gian?" Chàng thanh niên kia ngồi ngửa ra sau ghế bật cười rồi đáp: "Có khó gì đâu, vì không có lỗ tai thì phải đeo kính áp tròng thôi!"
B. Tri thức của Đức Chúa Trời về việc dâng của lễ (9:1)
            Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất
1. Đức Chúa Trời chúc phước cho (9:1a)
2. Đức Chúa Trời truyền lịnh (9:1b)
Minh hoạ:
            Một phu nhân vừa mở tiệm nữ trang, bà yêu cầu nhân viên làm cho bà một sợi dây chuyền có hai cái xẻng. Cái xẻng nầy lớn hơn cái xẻng kia. Lý luận của bà ta: Đức Chúa Trời yêu cầu bà ta bố thí và bà ta đã làm theo, nhưng Ngài trả lại cho bà ta với cái xẻng lớn hơn nhiều.
Ứng dụng:    Có phải bạn thực sự tìm cách thờ phượng Chúa không?
            Có phải bạn và tôi dâng cho Đức Chúa Trời thứ chi giống như một của lễ không?
            II Samuên 24:24: “Vua đáp cùng A-rau-na rằng: không không được; ta muốn mua hết của ngươi, cứ theo giá bạc. Ta không muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta những của lễ thiêu không đáng giá chi. Vậy, Đa-vít mua sân đạp lúa và bò giá năm mươi siếc-lơ bạc”.
5. Nôê Và Giao Ước với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 9:14-17)  
A. Ghi nhớ Giao Ước (9:14-15)
            Phàm lúc nào ta góp các đám mây trên mặt đất và phàm mống mọc trên từng mây, thì ta sẽ nhớ lại sự giao ước của ta đã lập cùng các ngươi, và cùng các loài xác thịt có sự sống, thì nước chẳng bao giờ lại trở nên lụt mà hủy diệt các loài xác thịt nữa
1. Đức Chúa Trời lập giao ước.
2. Đức Chúa Trời nhắc cho dân sự Ngài nhớ tới Giao Ước.
B. Cái mống của giao ước (9:16-17)
            Vậy, cái mống sẽ ở trên mây, ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở trên đất. Đức Chúa Trời lại phán cùng Nô-ê rằng: Đó là dấu chỉ sự giao ước mà ta đã lập giữa ta và các xác thịt ở trên mặt đất   
1.   Cái mống là dấu chỉ.
Minh hoạ:
            Bạn có thể nhớ khi tôi khởi sự làm Mục sự quản nhiệm ở đây, tôi đã ở trong Ban Trị Sự của Hội thánh tại Missouri. Hai mùa hè sau, các buổi nhóm được tổ chức tại trường đại học ở Hannibal, và Bolivar Missouri.  
            Năm ngoái, Hannibal đã sắp đặt chúng ta chúng ta một bữa ăn tối và chỗ nghĩ trên chiếc tàu đậu trên sông. Khi chúng tôi đi xuống sông Mississippi, chúng tôi để ý thấy dòng sông chảy giữa sườn núi. Trời khởi sự mưa, vì vậy ai nấy đều vào trong cabin. Khi chúng tôi khởi sự đi trở về, chúng tôi có thể lên boong tàu, và cái mống mọc lên giữa hai hòn núi, và tạo nên một cảnh rất đẹp. 
Ứng dụng:
            Chúng ta được nhắc nhớ đến Giao Ước của Đức Chúa Trời, và ngợi khen danh thánh của Ngài.
            Người có tên là Nôê là một tấm gương cho chúng ta.
                       
Nôê và Ân Điển của Đức Chúa Trời.
Nôê đồng Đi cùng Đức Chúa Trời.
Nôê và chiếc tàu của Đức Chúa Trời.
Nôê lập bàn thờ cho Đức Chúa Trời.
Nôê và Giao ước của Đức Chúa Trời.