Chính sách đối ngoại của Đức Chúa Trời
Thi thiên 2
Thình lình sự náo loạn bắt lấy thế gian.
Trước tiên là Tunisia.
Kế đến là Aicập.
Kế đến là Yemen.
Kế đến là Jordan.
Kế đến là Bahrain.
Kế đến là Iran.
Kế đến là Algeria.
Kế đến là Morocco.
Kế đến là Iraq.
Rồi có những gợi ý rối rắm ở Trung hoa China, Bulgaria, và Uganda.
Giờ đây tiêu điểm đang nhắm vào Libya.
Gaddafi có thể bám lấy quyền lực trong bao lâu nữa?
Những dòng tít thuật lại câu chuyện:
“Những Ngày Sau Rốt của Bạo Chúa Sa Mạc”
“Đây là thời điểm không may với Gaddafi”
"Nếu Saudis nổi loạn, thế giới lâm cảnh rắc rối”
“Có phải Bắc Hàn là quốc gia kế đó sụp đổ không?”
“Làn sóng Trung Đông đang tiếp tục”
"Al Qaeda kêu gọi nổi loạn chống các lãnh tụ Ảrập”
Khi viết về tình huống ở Aicập (Các trận dịch ở Aicập, Ngày 2 tháng 2 năm 2011), Walter Russell Mead lưu ý rằng nước Mỹ không thể nắm được hậu quả trong quốc gia ấy hay trong bất kỳ quốc gia nào hiện đang ở trong tình trạng náo loạn:
Chính quyền Obama giờ đây đang sống qua một trong những nan đề tái diễn khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ: bạn sẽ làm gì khi cách mạng nổ ra trong một quốc gia đồng minh?
Manh mối duy nhứt mà lịch sử hiến cho không phải là một manh mối khích lệ: thường thì chẳng có quyết định nào thỏa mãn cho những cuộc cách mạng rất khó xử. . . .
Aicập có nhiều nan đề trầm trọng, chẳng có một giải pháp nào đơn sơ và rõ nét hết. Đấy là vấn đề cơ bản đối diện với nhà cầm quyền cùng những kẻ phản kháng Aicập như nhau. . . .
Không một quốc gia nào gắn bó với Aicập hết – những nhà dựng nên chính sách của nó đều đã bó tay, những nhà ngoại giao nước ngoài tìm cách điều chỉnh trước những thực tại mới, và trên hết mọi điều chính là người Aicập phải điều chỉnh – để có một đời sống dễ dàng trong những ngày tháng ở trước mặt. Tổng thống Obama sẽ phải điều hành thật tốt nếu ông muốn tránh né việc bị đổ thừa bởi mọi phe dính dáng bằng mọi cách, trong đó tình thế mới ở Aicập sẽ thu ngắn lại bao hy vọng của họ. Hầu hết những người tiền nhiệm của ông đều không tránh thoát được “bụi phóng xạ” từ những cuộc cách mạng ở nước ngoài; Tổng thống Obama phải tin rằng thời điểm nầy là thời điểm rất khác biệt.
Khi Tổng thống Obama phát biểu tại Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Của Quốc Gia (National Prayer Breakfast) (ngày 3 tháng 2 năm 2011), ông đã gộp câu nói nầy vào bài diễn văn của ông:
Chúng ta cầu xin rằng bạo lực ở Aicập sẽ kết thúc và quyền hạn, nguyện vọng của người dân Aicập sẽ được công nhận và một ngày tốt đẹp nhất sẽ phủ lên Aicập và trên khắp thế giới.
Như vào thời điểm nầy, thì chẳng biết làm thế nào hay khi nào thì lời cầu xin ấy sẽ được trả lời. Chính sách đối ngoại có ngụ ý thuộc linh mà nhiều vị Tổng thống chưa hề nghĩ đến. Kinh thánh nói nhiều về các nước trên thế giới – nguồn gốc, liên minh, thế lực chính trị, sức mạnh quân sự, và số phận tối hậu của họ nữa.
Thật chẳng thú vị sao khi vào thời điểm náo loạn, chúng ta luôn luôn xây về phía Đức Chúa Trời? Chiến tranh đưa chúng ta đến với hai đầu gối của mình. Chúng ta rất giỏi trong việc giết chóc nhau, song chẳng giỏi giang gì trong việc tạo ra hòa bình. Thậm chí lời cầu nguyện cũng là vô tín ngưỡng vì họ nhận ra chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể vùa giúp chúng ta. Theo bản năng, chúng ta biết rằng con người không thể giải cứu chúng ta trong ngày hoạn nạn. Điều đó làm dấy lên một thắc mắc rất thú vị: Đức Chúa Trời có một chính sách đối ngoại không? Câu trả lời là “Có”. Có phải Đức Chúa Trời quan tâm đến những gì các nước đang làm không? “Phải”. Có phải Ngài lưu ý đến các cấp lãnh đạo của thế giới không? “Phải”. Có phải Ngài xem những lời đe dọa của họ theo cách trầm trọng không? “Phải”.
Thi thiên 2 cho chúng ta thấy chính sách đối ngoại của Đức Chúa Trời. Thật lấy làm tốt khi nhận biết những thời điểm giống như thời điểm nầy.
Đây là một trong những Thi thiên nổi tiếng nhất trong lịch sử Cơ đốc. Các trước giả Tân Ước đã trưng dẫn nó rất thường xuyên vì nhận định rất cao của nó về Đấng Christ và tầm nhìn đắc thắng của nó về vương quốc hầu đến của Ngài. Thi thiên nầy mở ra với các vua trên đất đang ở trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời và kết thúc với Chúa đang phát ra tối hậu thư và một lời mời gọi.
Thi thiên 2 cho chúng ta biết những điều Đức Chúa Trời đang suy nghĩ về các nước. Đây là những gì Đức Chúa Trời suy nghĩ về nước Mỹ.
Ở bề mặt sự loạn nghịch khắp toàn cầu chống lại Chúa, Đức Chúa Trời tuyên bố dự tính của Ngài một ngày kia tôn Đấng Christ lên làm vua cai trị các nước thế gian. Trong ánh sáng của sự ấy, đáp ứng thích đáng duy nhứt trước sự trị vì hầu đến của Ngài là hạ minh xuống đầu phục Ngài ngay bây giờ.
Nếu bạn nhìn vào Thi thiên, thì tự nhiên Thi thiên ấy được chia làm bốn khổ, và trong mỗi khổ có một giọng thật khác biệt đang phán dạy.
Khổ # 1: Tiếng của các nước
“Nhân sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không? Các vua thế gian nổi dậy, các quan trưởng bàn nghị cùng nhau nghịch Đức Giê-hô-va, và nghịch Đấng chịu xức dầu của Ngài, mà rằng: Chúng ta hãy bẻ lòi tói của hai Người, và quăng xa ta xiềng xích của họ” (các câu 1-3).
Từ ngữ đầu tiên lên giọng: “Nhân sao?” Giống như thể Đức Chúa Trời đang phán: “Sao họ dám chứ?" Đây là “gã khó chịu” đang nói. Anh ta nổi cáu, vênh váo và khệnh khạng đi quanh. “Hãy nhìn ta đây. Ta có súng ống. Ta có hỏa tiển. Ta mạnh sức. Ta có thể làm hại. Tốt hơn là hãy coi chừng Ta đấy”. Từ ngữ “mưu chước” là cùng một từ được sử dụng nói tới “suy gẫm” ở Thi thiên 1:2. Từ nầy có ý: “nói với lòng”. Các cấp lãnh đạo của thế giới đã quyết định họ không muốn Đức Chúa Trời cai trị trên họ, vì vậy nó đã trao đổi với nhau, vạch ra những mưu chước và kế sách để họ tẻ tách ra khỏi Đấng Toàn Năng.
Thắc mắc “nhân sao” được ghi ra bằng những mẫu tự lớn khắp thế giới chúng ta ngày nay.
Nhân sao lại thù hận chứ?
Nhân sao phải ly dị chứ?
Nhân sao phải chiến tranh chứ?
Nhân sao tội ác cứ gia tăng mãi chứ?
Nhân sao con người nói ra điều ác với nhau vậy?
Nhân sao nghèo khổ lại nhiều lên trong một kỷ nguyên thịnh vượng chứ?
Nhân sao tấm lòng đầy dẫy với sợ hãi vậy?
Nhân sao có nhiều người cứ xây sang rượu chè và ma túy vậy?
Nhân sao chúng ta nghĩ tình dục làm cho chúng ta vui sướng chứ?
Nhân sao chúng ta lại chối bỏ 10 Điều Răn?
Nhân sao lừa đảo và dối trá chứ?
Nhân sao lại có nhiều đau khổ như vậy trên thế giới?Thi thiên 2 đưa câu trả lời trở lại với sự loạn nghịch ở bên trong tấm lòng của từng con người. Chúng ta đánh đấm nhau vì chẳng có sự bình an nào ở trong lòng. Con người tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời thì luôn luôn ở trong chiến tranh với Đức Chúa Trời. Điều nầy giải thích sự nối kết giữa những sự lừa đảo cao giá trên Phố Wall và những cô gái mại dâm, họ miệt mài bán hoa bên trong thành phố. Nó kết hiệp gã trai tân và kẻ móc túi. Nó kết nối cuộc cách mạng và vị giáo sư đại học. Một mắc xích hiệp hết thảy họ lại – họ sẽ không quì gối xuống trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ.
Hãy lưu ý chuổi điều ác:
Bất an-1
Kêu ca-1
Bất tuân–2
Loạn nghịch–3
Đây là học thuyết cơ bản về chước mưu! Điều chi khởi sự như nói năng mơ hồ dẫn tới những mưu chước hiểm độc dẫn tới kêu ca công khai rồi kết quả trong sự loạn nghịch triệt để “chống lại Chúa và Đấng Chịu Xức dầu của Ngài".
Hết thảy mọi sự ấy chẳng chóng thì chày đều nhắm vào Chúa Jêsus. Họ thù ghét Ngài!
Công Vụ các Sứ đồ 4: 25-28 nhìn thấy điều nầy đã ứng nghiệm tại đồi Gôgôtha khi Caiphe, Philát, và tay sai của họ đã âm mưu giết chết Con của Đức Chúa Trời. Đấy là cách chúng ta sẽ tìm hiểu sự chết của Đấng Christ từ quan điểm của thế gian. Đây là hành động loạn nghịch tối hậu. Thế gian đã tìm cách lật đổ Đức Chúa Trời bằng cách giết chết Con của Ngài.
Đừng bao giờ lấy làm ngạc nhiên bởi sự thù nghịch của hạng người giàu có và đầy quyền lực đối với Chúa và với dân sự Ngài. Nếu họ thù ghét Chúa Jêsus, họ sẽ thù ghét người nào bước theo Chúa Jêsus. Bạn càng công khai đồng hóa với Đức Chúa Jêsus Christ, bạn sẽ càng đối diện với sự chống đối của thế gian. Sự ấy đã xảy ra vào buổi ban đầu, và cũng một thể ấy cho hôm nay.
Thế gian muốn ném bỏ “xiềng xích". Đâu là những xiếng xích đó? Hôn nhân là một trong số đó. Trong thời của chúng ta, hôn nhân đã được tái đánh giá hầu cho hôn nhân đồng giới tính trở thành một thực tại hiển nhiên hợp pháp ở nước Mỹ. Chúng ta không thích “xiềng xích” một người nam - một người nữ nhơn đó chúng ta khuyến khích sự lang chạ bừa bãi, chúng ta cười vui nơi tình trạng không chung thủy, chúng ta hoan nghênh việc làm giảm sút tình trạng khiêu dâm trong máy tính gia đình của chúng ta, chúng ta nhạo báng kẻ nào cứ khư khư nắm giữ các giá trị truyền thống, và chúng ta trân trọng đối với những kẻ loạn nghịch nào ngủ quanh đây và gọi đó là tự do. Và nếu chúng ta gặp phải tình trạng có thai ngoài ý muốn, chúng ta có thể khiến cho đứa trẻ phải chết đi một cách hợp pháp qua sự phá thai.
Con người không muốn Đức Chúa Trời bảo họ phải tuân theo. Họ sẽ lột của Ngài mão triều thiên, ngôi vị, cây trượng, sách vỡ, dân sự, và danh xưng của Ngài. Họ muốn tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời! “Đức Chúa Trời” duy nhứt họ muốn là một vị thần bù nhìn, vị thần nầy nhìn xây chỗ khác khi họ làm bất cứ điều chi họ muốn.
Chúng ta muốn làm điều chi chúng ta muốn khi chúng ta muốn ở nơi chúng ta muốn với người nào chúng ta thích. Và chúng ta không muốn ai nói cho chúng ta biết việc ấy là sai trái. Kể từ khi Ađam và Êva ăn trái cấm trong Vườn Êđen, dòng giống con người đã tuột dốc, qua vách đá cheo leo, rồi sa vào sự hủy diệt. Thực vậy, thế hệ chúng ta đã bôi trơn bộ thắng để chẳng một điều gì giữ chúng ta lại khi chúng ta trượt thẳng vào sự điên cuồng.
Đức Chúa Trời cảm nhận ra sao về tình trạng mọi việc như thế nầy? Có phải Ngài lấy làm kinh ngạc không?
Khổ # 2: Tiếng của Đức Chúa Cha
“Đấng ngự trên trời sẽ cười, Chúa sẽ nhạo báng chúng nó. Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó, mà rằng: Dầu vậy, ta đã lập Vua ta Trên Si-ôn là núi thánh ta" (các câu 4-6).
Giờ đây Đức Chúa Cha đáp ứng lại với sự náo loạn tràn lan ở trên đất. Ngài phán gì về thế giới đang lồng lộn kia? Ngài chẳng lấy làm ngạc nhiên chút nào. Sự thể chẳng phải như Đức Chúa Trời đang bước quanh căn phòng có ngai trên trời kia rồi nói: “Ta lấy làm lo về những sự lộn xộn đang diễn ra ở Libya. Sẽ ra sao nếu cuộc cách mạng nầy lan rộng đến Saudi Arabia? Rồi chuyện gì sẽ xảy ra?" Ngược lại với những sự lộn xộn ở trên đất, có sự bình an trọn vẹn ở trên trời. Chúa đang bật cười, giống như thể Ngài đang phán: “Gã khó chịu kia, ngươi nghĩ ngươi là ai chứ?”
Trước tiên, Ngài cười nhạo họ (câu 4).
Thứ hai, Ngài khuấy khỏa họ (câu 5).
Thứ ba, Ngài cảnh cáo họ (câu 6).
Đức Chúa Trời đang “ngự trên trời”, chớ không phải Ngài dàn trận đâu. Ngài “cười” trong sự nhạo báng mọi nổ lực nghèo nàn của họ. Sự thể giống như một người cha đang bật cười khi đứa con trai 3 tuổi của ông nói: “Bố ơi, chúng ta hãy đấu vật nào. Con có thể đánh bại bố đấy”. Đúng là một trò cười. Con bọ chét há đánh bại con voi ư? Con người có thể bắn một quả rốckét và hủy diệt ngai của Đức Chúa Trời sao?
Câu 6 cho chúng ta biết phản ứng của Đức Chúa Trời trước những hỗn loạn của con người là Chúa Jêsus. Ngài đã lập Đấng Christ làm Vua. Có một nhận thức mỉa mai thiêng liêng ở đây. “Các ngươi đã giết Con Ta, nhưng ngày hầu đến, khi Con của Ta trị vì trên đất tại chính thành phố mà các ngươi đã kết án tử hình Ngài”. Đức Chúa Trời không đẹp lòng với con người: “Làm ơn hãy lập Con Ta làm Vua đi”. Ngài là Vua các vua rồi! Thi thiên 2 không giới thiệu Đấng Christ là một sự “lựa chọn” mà con người có thể chọn lựa. Ngài không phải là một sự “lựa chọn” trên một bảng danh mục thật dài các lựa chọn về tôn giáo hơn trọng lực là một sự “lựa chọn” mà chúng ta chẳng quan tâm nếu chúng ta muốn. Nếu bạn nghĩ trọng lực là một sự “lựa chọn”, hãy trèo lên Toà nhà Empire State, nhảy xuống đi, rồi nhìn xem điều chi xảy ra! Kết quả sẽ không phải là một kinh nghiệm tích cực đâu. Người nào nhắm vào Chúa Jêsus như một sự “lựa chọn” một ngày kia sẽ khám phá ra rằng bất chấp Ngài sẽ dẫn tới sự hủy diệt cho đến đời đời.
Khi chúng ta thấy rối rắm với các sự cố xảy ra quanh chúng ta, chúng ta nên tự hỏi lòng mình: “Tôi vẫn còn tin nơi Đức Chúa Trời chứ?” Có phải chúng ta có một Đức Chúa Trời cao cả đến nỗi Ngài trổi hơn những vụ việc gây rối rắm trên thế gian nầy? Có phải chúng ta có một Đức Chúa Trời là Đấng đã không nhìn vào tờ Fox News mới thấy những gì đang diễn ra tại vùng Trung Đông?
Từ khi câu trả lời của Đức Chúa Trời cho mọi nan đề của thế gian là Chúa Jêsus, đấy cũng phải là câu trả lời của chúng ta nữa đấy.
Khổ # 3: Tiếng của Đức Chúa Con
“Ta sẽ giảng ra mạng lịnh: Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải. Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; Con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm" (các câu 7-9).
Giờ đây, Đức Chúa Con phán về tình huống náo loạn đang nhận chìm các quốc gia kia. Ngài công bố chiếu chỉ của Đức Chúa Trời rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Khi nào thì chiếu chỉ nầy diễn ra? Chiếu chỉ ấy diễn ra khi Đức Chúa Trời làm cho Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết. Ấy chẳng phải Chúa Jêsus trở thành Con của Đức Chúa Trời ở chỗ phục sinh đâu. Ngài đã, đang và luôn luôn là Con của Đức Chúa Trời. Nhưng giống như ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi mộ trống, Đức Chúa Trời đã phất cờ từ thiên đàng với câu nói: “Đây là Con của Ta. Hãy chú ý đến Ngài”. Câu nói nầy trả lời cho thắc mắc quan trọng: “Chúng ta nên theo tôn giáo nào?” Hãy bước theo Đấng đã làm cho người ta sống lại từ kẻ chết.
Thứ nhứt, có lời công bố của Đức Chúa Trời (câu 7). Kế đó, có dự tính của Đức Chúa Trời (câu 8). Ngài dự tính ban cho Đấng Christ các nước làm của cải của Ngài. Sau cùng, có lời hứa của Đức Chúa Trời với Con của Ngài (câu 9). Chúa Jêsus một ngày kia sẽ trị vì trên các nước thế gian. Ở đây, chúng ta có một lời hứa làm kích động phong trào Cơ đốc khắp thế giới. Đức Chúa Trời muốn Con của Ngài được công nhận trong từng quốc gia!
Ở Libya giữa những ngọn lửa của chế độ Gaddafi đang dãy chết.
Ở Saudi Arabia với hàng tỉ đôla dự trữ về dầu hỏa.
Ở Trung Hoa, nơi mà nhà cầm quyền không thể ngăn chặn sự lan rộng của Cơ đốc giáo.
Ở Pháp nơi mà các nhà thờ rất xinh đẹp mà hầu như trống trơn.
Ở Bắc Hàn nơi mà Hội thánh đang tồn tại ở đàng sau những cánh cửa bít kín.
Ở Ấn độ với bất đồng văn hóa và ngôn ngữ.
Đức Chúa Trời muốn Con của Ngài được công nhận. Và một ngày kia Ngài sẽ được công nhận!
Isaac Watts đã viết về điều nầy trong một bài thánh ca nổi tiếng không thường được hát hôm nay:
Chúa Jêsus sẽ trị vì nơi mà mặt trời
chạy hết chuyến hành trình của nó;
Vương quốc của Ngài trải từ biển nọ đến biển kia,
Cho tới chừng mặt trăng không còn tròn khuyết nữa.
Sau câu đầu đó, Watts viết về các “đảo quốc với vua của chúng”, kế đó là Châu Âu, Batư và Ấn độ. Ông mường tượng một ngày thậm chí khi “các nước man di” sẽ ngợi khen Danh của Ngài. Họ sẽ đến từ từng tiếng nói trên đất và con trẻ sẽ hiệp với giai điệu đang dần lên. Trong ngày trị vì hầu đến của Đấng Christ, sẽ có sự công bình cho người nghèo vì “sự kiêu ngạo và cuồng bạo chẳng còn thế thắng hơn được nữa”. Bài thánh ca kết thúc với mấy lời khích lệ nầy:
Các thánh đồ sẽ được sum suê trong thời của Ngài,
Họ mặc áo xống vui mừng và ngợi khen;
Sự bình an, như một dòng sông, tuôn ra từ ngôi Ngài
Sẽ chảy qua các nước dù là chưa biết tên.
Tác giả Thi thiên 2 không nghi ngờ chi nữa sẽ nhất trí với khải tượng của Đấng Christ trị vì trên khắp đất, sự bình an của Ngài trải dài mãi đến “các nước dù là chưa biết tên”. Nhưng hãy chú ý đến chỗ âm điệu trang trọng mà Đức Chúa Con nắm lấy ở câu 9. Vì Đấng Christ có quyền lực để cai trị, Ngài sẽ không ngần ngại thực thi quyền lực ấy trên bất kỳ kẻ nổi loạn nào dám chống nghịch Ngài. Ngài sẽ đập nát họ giống như đập chiếc bình gốm vậy.
Ngài không phải là một vì vua dửng dưng đâu.
Nếu bạn chối bỏ Ngài, Ngài sẽ chà nát bạn đấy.
Điều nầy có thể không thích ứng với lối nói hiện đại của chúng ta về “Chúa Jêsus chỉnh sửa về mặt chính trị”, song đây là một phần thực sự trong bức tranh mà Kinh thánh nói về Chúa chúng ta. Người nào không bằng lòng sấp mình xuống trước mặt Ngài sẽ thấy họ bị đập nát ra thành từng mảnh vụn.
Mặc dù sự việc không luôn luôn xảy ra theo cách ấy, ngay cả các nước loạn nghịch cũng đang ở dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời. Khi tôi viết ra mấy lời nầy, Libya đã rơi vào chỗ hỗn loạn rồi. Không một ai biết được sự sụp đổ của Mubarek có ý nghĩa như thế nào cho Aicập. Điều được gọi là “Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài” đã lan từ Tunisia qua thế giới Ảrập. Vào thời buổi xáo trộn nầy khi các nước tự khuấy đảo mình và dân chúng được kêu gọi phải hành động, đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời cần phải được báo động. Ngài chẳng lung lay đâu. Chúa có tình huống trọn vẹn dưới quyền điều khiển của Ngài rồi.
Một ngày kia, từng quốc gia sẽ sấp mình xuống trước mặt Vua Jêsus. Hôm nay dường như rất khó cho chúng ta xem xét bối cảnh của thế giới. Nhưng những gì chúng ta nhìn thấy hôm nay không phải là lời sau cùng đến từ thiên đàng. Nếu chúng ta tin điều nầy, điều đó đáng đem lại sự tin tưởng lớn lao và cái nền vững chắc cho sự cầu nguyện đầy dẫy đức tin.
Trong ánh sáng của mọi sự ấy, Đức Chúa Trời mong muốn gì từ dân cư trên thế gian? Thi thiên 2 kết thúc với lời mời gọi thật giàu ơn và một lời cảnh báo nghiêm trọng.
Khổ # 4: Tiếng của Đức Thánh Linh
“Vì vậy, hỡi các vua, hãy khôn ngoan; Hỡi các quan xét thế gian, hãy chịu sự dạy dỗ. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, và mừng rỡ cách run rẩy. Hãy hôn Con, e Người nổi giận, và các ngươi hư mất trong đường chăng; Vì cơn thạnh nộ Người hòng nổi lên. Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (các câu 10-12).
Có một lời cảnh cáo ra từ Chúa (câu 10), một tối hậu thư ra từ Chúa (câu 11), và lời mời ra từ Chúa (câu 12). Mặc dù các học giả tranh cãi dữ dội ý nghĩa của một số từ Hybálai, ý nghĩa tổng quát rất rõ ràng. Đức Chúa Trời mong muốn sự hàng phục vô điều kiện và hoàn toàn từ những kẻ nổi loạn nào chống nghịch Ngài.
Hãy chú ý cụm từ đầu tiên của Ngài dành cho thế giới loạn nghịch là “hãy khôn ngoan”. Cách đây 20 năm, tôi có gặp Sergei Nikolaev, Mục sư của Đền Thờ Tin Lành ở St. Petersburg, nước Nga. Ông nói cho tôi biết rằng ông đã làm phiên dịch cho Billy Graham trong một chương trình truyền giảng Tin Lành ở Moscow. Không biết sao thắc mắc nầy lại đến: Tại sao Billy Graham hiệu quả đến như thế? Mục sư Nikolaev nói rằng theo ý kiến của ông, các bài giảng của Billy Graham chẳng có gì thâm thúy cả. Thực vậy, chúng rất đơn sơ, đơn sơ đến nỗi các học giả kỳ cựu đã gạt bỏ ông vì ông không sử dụng lối nói cao kỳ hay nói với phong cách đỉnh cao thần học.
Mục sư Nikolaev nói: “Đấy là phương thức ông ấy trình bày sứ điệp của mình”. Ông có ý nói gì vậy? “Khi bạn nghe Billy Graham giảng, ông ấy rao giảng theo một phương thức bạn chỉ có thể đi đến một kết luận: Nếu tôi là một người bình thường, tôi phải nói Yes với Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu tôi là một con người biết nghĩ suy, thế thì tôi phải tiếp nhận Đấng Christ”. Vì lẽ đó, Mục sư Nikolaev nói, khán thính giả bị buộc phải tự hỏi mình câu hỏi nầy: “Tôi là người bình thường hay tôi là kẻ điên dại?
Nếu tôi là một con người bình thường, tôi phải tiếp nhận Đấng Christ. Nếu tôi thực sự hiểu rõ mọi điều Ngài đã làm cho tôi, sự chọn khả thi duy nhứt là sấp mình xuống rồi mở lòng mình ra với Ngài. Vì vậy, Mục sư Graham thường xuyên đưa người ta đến tới chỗ phải đưa ra thắc mắc – “Tôi khôn hay tôi dại? Tôi khôn ngoan hay tôi điên dại?” Ông ấy nói cho tôi biết rằng ông ấy có quen một người ở nước Nga, một người rất thông minh, người nầy đã nghe Billy Graham giảng rồi trở về nhà suy nghĩ lại sứ điệp. Sau đó một thời gian, trong khi ông đang tắm, thình lình ông tự suy gẫm: “Mình khôn hay dại đây? Nếu mình khôn khéo, mình phải tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ”. Và ông đã tin theo Đức Chúa Jêsus Christ.
Đấy luôn luôn là việc khôn ngoan phải lo làm. Khi tôi thuật lại câu chuyện nầy cách đây mấy năm, tôi đã hỏi hội chúng: “Quí vị có muốn tiếp nhận món quà miễn phí sự sống đời đời hay không?” Tôi đã lặp đi lặp lại mấy lần vì tôi nhận ra đứa con út của tôi nép mình vào vợ tôi rồi nói: “Con sẽ nhận món quà ấy. Ai dại dột mới không cầm lấy món quà”. Nó nói đúng, và đấy là mục tiêu của Billy Graham.
Đấy cũng là tiêu điểm của Thi thiên 2. Hạng người khôn ngoan đến với Chúa Jêsus. Hãy làm điều đó ngay bây giờ đang khi bạn có một cơ hội. Đây là một lời nói dành cho những nhà cai trị của thế gian:
Hãy khôn ngoan, hỡi Mubarek.
Hãy khôn ngoan, hỡi Gaddafi.
Hãy khôn ngoan, hỡi Sarkozy.
Hãy khôn ngoan, hỡi Kim Jung Il.
Hãy khôn ngoan, hỡi Netanyahu.
Hãy khôn ngoan, hỡi các cấp lãnh đạo của trần gian. Hãy khôn ngoan, và hãy đến với Chúa Jêsus. Hãy sấp mình xuống trước mặt Ngài trước khi quá trễ.
Bạn có từng lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời phải định liệu với hạng tội nhân cố ý? Ấy chẳng phải vì Ngài mềm mại đối với tội lỗi đâu. Không phải như thế đâu! Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời có thể “bùng lên” bất cứ giờ phút nào. Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời không hề quờ quạng với tình trạng tiêu cực đâu.
Ngài luôn “chậm giận” song khi Ngài nổi giận, hãy coi chừng!
Đối với người nào không tin Thi thiên 2 và người nào không chịu quì gối xuống trước mặt Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời có một sứ điệp dành cho họ. Họ sẽ bị “hủy diệt".
1. Hủy diệt thình lình
2. Hủy diệt hoàn toàn
3. Hủy diệt không phương cứu chữa
Lời nói sau cùng của Đức Chúa Trời là một sự ban hiến ân điển. “Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (câu 12). Hay như Eugene Peterson cho biết: “Còn nếu bạn chịu chạy đến với Đức Chúa Trời – bạn sẽ không hề nuối tiếc việc ấy!” Tôi thích câu nói ấy – hãy chạy đến Đức Chúa Trời.
Nhiều lần trải qua nhiều năm tháng, tôi đã tóm tắt lời mời gọi của Tin Lành theo cách nầy:
Hãy chạy đến thập tự giá!
Hãy chạy, chạy, chạy đến thập tự giá!
Hãy nắm lấy Cứu Chúa là Đấng đã chịu chết vì bạn.
Hãy nắm lấy Chúa Jêsus và đừng buông ra.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ cho bạn khi phải “đến”
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho bạn nổi khao khát muốn “đến”.
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho hai bàn chơn bạn phải chạy “đến” với Chúa Jêsus.
Bạn sẽ không nuối tiếc về sự “đến” đó – hôm nay hay ngày mai. Và 10.000 năm sau tính từ bây giờ, bạn vẫn sẽ vui sướng khi bạn đã đến với Chúa Jêsus.
Đổi gươm giáo lấy bom đạn
Khi tôi đọc thấy những hàng tít lớn trên báo chí sáng nay, tôi nhận ra một lần nữa rằng các nước vẫn còn sôi giận hôm nay. Chẳng một điều gì thay đổi trong 3000 năm trừ ra con người đã khám phá ra cách để giết hàng triệu người với một cái ấn nút. Chúng ta đã đổi gươm giáo lấy bom đạn. Có phải bạn thực sự tài giỏi hơn không? Có phải chúng ta an toàn hơn trong lúc bây giờ một khi chúng ta có thể tự quét sạch mình? Có một việc rõ ràng về rối rắm hiện nay ở vùng Trung Đông: chẳng có ai biết điều chi sẽ diễn ra kế tiếp. Những cuộc cách mạng luôn luôn không loan báo trước. Các vua thế gian vẫn còn nhóm lại với nhau để khuấy động rối rắm, nhưng dầu cho hạng người lỗi lạc nhất giữa vòng họ cũng không thể điều khiển được tương lai. Họ có thể khởi sự một cuộc chiến, nhưng họ không thể bảo đảm cuộc chiến ấy sẽ kết thúc như thế nào!?!
Thi thiên 2 mô tả thế giới giống như thể thế giới ấy đang và một ngày kia sẽ:
1. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó Chúa Jêsus bị chối bỏ.
2. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó đại đa số đều chẳng muốn làm một việc gì với Ngài hết.
3. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó “gã khó chịu” kia vẫn cứ chống nghịch Con của Đức Chúa Trời.
Nhưng chúng ta có đặc ân được sấp mình xuống trước mặt Ngài. Tôi muốn được ở bên cạnh Ngài. Tôi muốn sấp mình xuống trước mặt Ngài. Thi thiên 2 kêu gọi hội thánh quay trở lại với sứ mệnh tối hậu của nó:
1. Đầu phục theo cách riêng với Chúa Jêsus là Chúa.
2. Rao giảng Tin Lành cho từng quốc gia.
3. Ngày càng tin cậy nơi Đức Chúa Trời ở giữa những hỗn loạn đang gia tăng trên đất.
Chúng ta hãy tôn cao Chúa Jêsus là nguồn trông cậy duy nhứt của thế gian. Và mặt khác, chúng ta hãy mời những kẻ loạn nghịch hãy hạ vũ khí của họ xuống rồi hiệp với chúng ta trong sự tưởng niệm long trọng Con của Đức Chúa Trời, là Đấng Chịu Xức Dầu, Là Vua hầu đến – là Đức Chúa Jêsus Christ!
Thi thiên 2
Thình lình sự náo loạn bắt lấy thế gian.
Trước tiên là Tunisia.
Kế đến là Aicập.
Kế đến là Yemen.
Kế đến là Jordan.
Kế đến là Bahrain.
Kế đến là Iran.
Kế đến là Algeria.
Kế đến là Morocco.
Kế đến là Iraq.
Rồi có những gợi ý rối rắm ở Trung hoa China, Bulgaria, và Uganda.
Giờ đây tiêu điểm đang nhắm vào Libya.
Gaddafi có thể bám lấy quyền lực trong bao lâu nữa?
Những dòng tít thuật lại câu chuyện:
“Những Ngày Sau Rốt của Bạo Chúa Sa Mạc”
“Đây là thời điểm không may với Gaddafi”
"Nếu Saudis nổi loạn, thế giới lâm cảnh rắc rối”
“Có phải Bắc Hàn là quốc gia kế đó sụp đổ không?”
“Làn sóng Trung Đông đang tiếp tục”
"Al Qaeda kêu gọi nổi loạn chống các lãnh tụ Ảrập”
Khi viết về tình huống ở Aicập (Các trận dịch ở Aicập, Ngày 2 tháng 2 năm 2011), Walter Russell Mead lưu ý rằng nước Mỹ không thể nắm được hậu quả trong quốc gia ấy hay trong bất kỳ quốc gia nào hiện đang ở trong tình trạng náo loạn:
Chính quyền Obama giờ đây đang sống qua một trong những nan đề tái diễn khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ: bạn sẽ làm gì khi cách mạng nổ ra trong một quốc gia đồng minh?
Manh mối duy nhứt mà lịch sử hiến cho không phải là một manh mối khích lệ: thường thì chẳng có quyết định nào thỏa mãn cho những cuộc cách mạng rất khó xử. . . .
Aicập có nhiều nan đề trầm trọng, chẳng có một giải pháp nào đơn sơ và rõ nét hết. Đấy là vấn đề cơ bản đối diện với nhà cầm quyền cùng những kẻ phản kháng Aicập như nhau. . . .
Không một quốc gia nào gắn bó với Aicập hết – những nhà dựng nên chính sách của nó đều đã bó tay, những nhà ngoại giao nước ngoài tìm cách điều chỉnh trước những thực tại mới, và trên hết mọi điều chính là người Aicập phải điều chỉnh – để có một đời sống dễ dàng trong những ngày tháng ở trước mặt. Tổng thống Obama sẽ phải điều hành thật tốt nếu ông muốn tránh né việc bị đổ thừa bởi mọi phe dính dáng bằng mọi cách, trong đó tình thế mới ở Aicập sẽ thu ngắn lại bao hy vọng của họ. Hầu hết những người tiền nhiệm của ông đều không tránh thoát được “bụi phóng xạ” từ những cuộc cách mạng ở nước ngoài; Tổng thống Obama phải tin rằng thời điểm nầy là thời điểm rất khác biệt.
Khi Tổng thống Obama phát biểu tại Bữa Điểm Tâm Cầu Nguyện Của Quốc Gia (National Prayer Breakfast) (ngày 3 tháng 2 năm 2011), ông đã gộp câu nói nầy vào bài diễn văn của ông:
Chúng ta cầu xin rằng bạo lực ở Aicập sẽ kết thúc và quyền hạn, nguyện vọng của người dân Aicập sẽ được công nhận và một ngày tốt đẹp nhất sẽ phủ lên Aicập và trên khắp thế giới.
Như vào thời điểm nầy, thì chẳng biết làm thế nào hay khi nào thì lời cầu xin ấy sẽ được trả lời. Chính sách đối ngoại có ngụ ý thuộc linh mà nhiều vị Tổng thống chưa hề nghĩ đến. Kinh thánh nói nhiều về các nước trên thế giới – nguồn gốc, liên minh, thế lực chính trị, sức mạnh quân sự, và số phận tối hậu của họ nữa.
Thật chẳng thú vị sao khi vào thời điểm náo loạn, chúng ta luôn luôn xây về phía Đức Chúa Trời? Chiến tranh đưa chúng ta đến với hai đầu gối của mình. Chúng ta rất giỏi trong việc giết chóc nhau, song chẳng giỏi giang gì trong việc tạo ra hòa bình. Thậm chí lời cầu nguyện cũng là vô tín ngưỡng vì họ nhận ra chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể vùa giúp chúng ta. Theo bản năng, chúng ta biết rằng con người không thể giải cứu chúng ta trong ngày hoạn nạn. Điều đó làm dấy lên một thắc mắc rất thú vị: Đức Chúa Trời có một chính sách đối ngoại không? Câu trả lời là “Có”. Có phải Đức Chúa Trời quan tâm đến những gì các nước đang làm không? “Phải”. Có phải Ngài lưu ý đến các cấp lãnh đạo của thế giới không? “Phải”. Có phải Ngài xem những lời đe dọa của họ theo cách trầm trọng không? “Phải”.
Thi thiên 2 cho chúng ta thấy chính sách đối ngoại của Đức Chúa Trời. Thật lấy làm tốt khi nhận biết những thời điểm giống như thời điểm nầy.
Đây là một trong những Thi thiên nổi tiếng nhất trong lịch sử Cơ đốc. Các trước giả Tân Ước đã trưng dẫn nó rất thường xuyên vì nhận định rất cao của nó về Đấng Christ và tầm nhìn đắc thắng của nó về vương quốc hầu đến của Ngài. Thi thiên nầy mở ra với các vua trên đất đang ở trong sự loạn nghịch chống lại Đức Chúa Trời và kết thúc với Chúa đang phát ra tối hậu thư và một lời mời gọi.
Thi thiên 2 cho chúng ta biết những điều Đức Chúa Trời đang suy nghĩ về các nước. Đây là những gì Đức Chúa Trời suy nghĩ về nước Mỹ.
Ở bề mặt sự loạn nghịch khắp toàn cầu chống lại Chúa, Đức Chúa Trời tuyên bố dự tính của Ngài một ngày kia tôn Đấng Christ lên làm vua cai trị các nước thế gian. Trong ánh sáng của sự ấy, đáp ứng thích đáng duy nhứt trước sự trị vì hầu đến của Ngài là hạ minh xuống đầu phục Ngài ngay bây giờ.
Nếu bạn nhìn vào Thi thiên, thì tự nhiên Thi thiên ấy được chia làm bốn khổ, và trong mỗi khổ có một giọng thật khác biệt đang phán dạy.
Khổ # 1: Tiếng của các nước
“Nhân sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không? Các vua thế gian nổi dậy, các quan trưởng bàn nghị cùng nhau nghịch Đức Giê-hô-va, và nghịch Đấng chịu xức dầu của Ngài, mà rằng: Chúng ta hãy bẻ lòi tói của hai Người, và quăng xa ta xiềng xích của họ” (các câu 1-3).
Từ ngữ đầu tiên lên giọng: “Nhân sao?” Giống như thể Đức Chúa Trời đang phán: “Sao họ dám chứ?" Đây là “gã khó chịu” đang nói. Anh ta nổi cáu, vênh váo và khệnh khạng đi quanh. “Hãy nhìn ta đây. Ta có súng ống. Ta có hỏa tiển. Ta mạnh sức. Ta có thể làm hại. Tốt hơn là hãy coi chừng Ta đấy”. Từ ngữ “mưu chước” là cùng một từ được sử dụng nói tới “suy gẫm” ở Thi thiên 1:2. Từ nầy có ý: “nói với lòng”. Các cấp lãnh đạo của thế giới đã quyết định họ không muốn Đức Chúa Trời cai trị trên họ, vì vậy nó đã trao đổi với nhau, vạch ra những mưu chước và kế sách để họ tẻ tách ra khỏi Đấng Toàn Năng.
Thắc mắc “nhân sao” được ghi ra bằng những mẫu tự lớn khắp thế giới chúng ta ngày nay.
Nhân sao lại thù hận chứ?
Nhân sao phải ly dị chứ?
Nhân sao phải chiến tranh chứ?
Nhân sao tội ác cứ gia tăng mãi chứ?
Nhân sao con người nói ra điều ác với nhau vậy?
Nhân sao nghèo khổ lại nhiều lên trong một kỷ nguyên thịnh vượng chứ?
Nhân sao tấm lòng đầy dẫy với sợ hãi vậy?
Nhân sao có nhiều người cứ xây sang rượu chè và ma túy vậy?
Nhân sao chúng ta nghĩ tình dục làm cho chúng ta vui sướng chứ?
Nhân sao chúng ta lại chối bỏ 10 Điều Răn?
Nhân sao lừa đảo và dối trá chứ?
Nhân sao lại có nhiều đau khổ như vậy trên thế giới?Thi thiên 2 đưa câu trả lời trở lại với sự loạn nghịch ở bên trong tấm lòng của từng con người. Chúng ta đánh đấm nhau vì chẳng có sự bình an nào ở trong lòng. Con người tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời thì luôn luôn ở trong chiến tranh với Đức Chúa Trời. Điều nầy giải thích sự nối kết giữa những sự lừa đảo cao giá trên Phố Wall và những cô gái mại dâm, họ miệt mài bán hoa bên trong thành phố. Nó kết hiệp gã trai tân và kẻ móc túi. Nó kết nối cuộc cách mạng và vị giáo sư đại học. Một mắc xích hiệp hết thảy họ lại – họ sẽ không quì gối xuống trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ.
Hãy lưu ý chuổi điều ác:
Bất an-1
Kêu ca-1
Bất tuân–2
Loạn nghịch–3
Đây là học thuyết cơ bản về chước mưu! Điều chi khởi sự như nói năng mơ hồ dẫn tới những mưu chước hiểm độc dẫn tới kêu ca công khai rồi kết quả trong sự loạn nghịch triệt để “chống lại Chúa và Đấng Chịu Xức dầu của Ngài".
Hết thảy mọi sự ấy chẳng chóng thì chày đều nhắm vào Chúa Jêsus. Họ thù ghét Ngài!
Công Vụ các Sứ đồ 4: 25-28 nhìn thấy điều nầy đã ứng nghiệm tại đồi Gôgôtha khi Caiphe, Philát, và tay sai của họ đã âm mưu giết chết Con của Đức Chúa Trời. Đấy là cách chúng ta sẽ tìm hiểu sự chết của Đấng Christ từ quan điểm của thế gian. Đây là hành động loạn nghịch tối hậu. Thế gian đã tìm cách lật đổ Đức Chúa Trời bằng cách giết chết Con của Ngài.
Đừng bao giờ lấy làm ngạc nhiên bởi sự thù nghịch của hạng người giàu có và đầy quyền lực đối với Chúa và với dân sự Ngài. Nếu họ thù ghét Chúa Jêsus, họ sẽ thù ghét người nào bước theo Chúa Jêsus. Bạn càng công khai đồng hóa với Đức Chúa Jêsus Christ, bạn sẽ càng đối diện với sự chống đối của thế gian. Sự ấy đã xảy ra vào buổi ban đầu, và cũng một thể ấy cho hôm nay.
Thế gian muốn ném bỏ “xiềng xích". Đâu là những xiếng xích đó? Hôn nhân là một trong số đó. Trong thời của chúng ta, hôn nhân đã được tái đánh giá hầu cho hôn nhân đồng giới tính trở thành một thực tại hiển nhiên hợp pháp ở nước Mỹ. Chúng ta không thích “xiềng xích” một người nam - một người nữ nhơn đó chúng ta khuyến khích sự lang chạ bừa bãi, chúng ta cười vui nơi tình trạng không chung thủy, chúng ta hoan nghênh việc làm giảm sút tình trạng khiêu dâm trong máy tính gia đình của chúng ta, chúng ta nhạo báng kẻ nào cứ khư khư nắm giữ các giá trị truyền thống, và chúng ta trân trọng đối với những kẻ loạn nghịch nào ngủ quanh đây và gọi đó là tự do. Và nếu chúng ta gặp phải tình trạng có thai ngoài ý muốn, chúng ta có thể khiến cho đứa trẻ phải chết đi một cách hợp pháp qua sự phá thai.
Con người không muốn Đức Chúa Trời bảo họ phải tuân theo. Họ sẽ lột của Ngài mão triều thiên, ngôi vị, cây trượng, sách vỡ, dân sự, và danh xưng của Ngài. Họ muốn tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời! “Đức Chúa Trời” duy nhứt họ muốn là một vị thần bù nhìn, vị thần nầy nhìn xây chỗ khác khi họ làm bất cứ điều chi họ muốn.
Chúng ta muốn làm điều chi chúng ta muốn khi chúng ta muốn ở nơi chúng ta muốn với người nào chúng ta thích. Và chúng ta không muốn ai nói cho chúng ta biết việc ấy là sai trái. Kể từ khi Ađam và Êva ăn trái cấm trong Vườn Êđen, dòng giống con người đã tuột dốc, qua vách đá cheo leo, rồi sa vào sự hủy diệt. Thực vậy, thế hệ chúng ta đã bôi trơn bộ thắng để chẳng một điều gì giữ chúng ta lại khi chúng ta trượt thẳng vào sự điên cuồng.
Đức Chúa Trời cảm nhận ra sao về tình trạng mọi việc như thế nầy? Có phải Ngài lấy làm kinh ngạc không?
Khổ # 2: Tiếng của Đức Chúa Cha
“Đấng ngự trên trời sẽ cười, Chúa sẽ nhạo báng chúng nó. Bấy giờ Ngài sẽ nổi thạnh nộ phán cùng chúng nó, dùng cơn giận dữ mình khuấy khỏa chúng nó, mà rằng: Dầu vậy, ta đã lập Vua ta Trên Si-ôn là núi thánh ta" (các câu 4-6).
Giờ đây Đức Chúa Cha đáp ứng lại với sự náo loạn tràn lan ở trên đất. Ngài phán gì về thế giới đang lồng lộn kia? Ngài chẳng lấy làm ngạc nhiên chút nào. Sự thể chẳng phải như Đức Chúa Trời đang bước quanh căn phòng có ngai trên trời kia rồi nói: “Ta lấy làm lo về những sự lộn xộn đang diễn ra ở Libya. Sẽ ra sao nếu cuộc cách mạng nầy lan rộng đến Saudi Arabia? Rồi chuyện gì sẽ xảy ra?" Ngược lại với những sự lộn xộn ở trên đất, có sự bình an trọn vẹn ở trên trời. Chúa đang bật cười, giống như thể Ngài đang phán: “Gã khó chịu kia, ngươi nghĩ ngươi là ai chứ?”
Trước tiên, Ngài cười nhạo họ (câu 4).
Thứ hai, Ngài khuấy khỏa họ (câu 5).
Thứ ba, Ngài cảnh cáo họ (câu 6).
Đức Chúa Trời đang “ngự trên trời”, chớ không phải Ngài dàn trận đâu. Ngài “cười” trong sự nhạo báng mọi nổ lực nghèo nàn của họ. Sự thể giống như một người cha đang bật cười khi đứa con trai 3 tuổi của ông nói: “Bố ơi, chúng ta hãy đấu vật nào. Con có thể đánh bại bố đấy”. Đúng là một trò cười. Con bọ chét há đánh bại con voi ư? Con người có thể bắn một quả rốckét và hủy diệt ngai của Đức Chúa Trời sao?
Câu 6 cho chúng ta biết phản ứng của Đức Chúa Trời trước những hỗn loạn của con người là Chúa Jêsus. Ngài đã lập Đấng Christ làm Vua. Có một nhận thức mỉa mai thiêng liêng ở đây. “Các ngươi đã giết Con Ta, nhưng ngày hầu đến, khi Con của Ta trị vì trên đất tại chính thành phố mà các ngươi đã kết án tử hình Ngài”. Đức Chúa Trời không đẹp lòng với con người: “Làm ơn hãy lập Con Ta làm Vua đi”. Ngài là Vua các vua rồi! Thi thiên 2 không giới thiệu Đấng Christ là một sự “lựa chọn” mà con người có thể chọn lựa. Ngài không phải là một sự “lựa chọn” trên một bảng danh mục thật dài các lựa chọn về tôn giáo hơn trọng lực là một sự “lựa chọn” mà chúng ta chẳng quan tâm nếu chúng ta muốn. Nếu bạn nghĩ trọng lực là một sự “lựa chọn”, hãy trèo lên Toà nhà Empire State, nhảy xuống đi, rồi nhìn xem điều chi xảy ra! Kết quả sẽ không phải là một kinh nghiệm tích cực đâu. Người nào nhắm vào Chúa Jêsus như một sự “lựa chọn” một ngày kia sẽ khám phá ra rằng bất chấp Ngài sẽ dẫn tới sự hủy diệt cho đến đời đời.
Khi chúng ta thấy rối rắm với các sự cố xảy ra quanh chúng ta, chúng ta nên tự hỏi lòng mình: “Tôi vẫn còn tin nơi Đức Chúa Trời chứ?” Có phải chúng ta có một Đức Chúa Trời cao cả đến nỗi Ngài trổi hơn những vụ việc gây rối rắm trên thế gian nầy? Có phải chúng ta có một Đức Chúa Trời là Đấng đã không nhìn vào tờ Fox News mới thấy những gì đang diễn ra tại vùng Trung Đông?
Từ khi câu trả lời của Đức Chúa Trời cho mọi nan đề của thế gian là Chúa Jêsus, đấy cũng phải là câu trả lời của chúng ta nữa đấy.
Khổ # 3: Tiếng của Đức Chúa Con
“Ta sẽ giảng ra mạng lịnh: Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải. Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; Con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm" (các câu 7-9).
Giờ đây, Đức Chúa Con phán về tình huống náo loạn đang nhận chìm các quốc gia kia. Ngài công bố chiếu chỉ của Đức Chúa Trời rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Khi nào thì chiếu chỉ nầy diễn ra? Chiếu chỉ ấy diễn ra khi Đức Chúa Trời làm cho Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết. Ấy chẳng phải Chúa Jêsus trở thành Con của Đức Chúa Trời ở chỗ phục sinh đâu. Ngài đã, đang và luôn luôn là Con của Đức Chúa Trời. Nhưng giống như ánh sáng mặt trời chiếu vào ngôi mộ trống, Đức Chúa Trời đã phất cờ từ thiên đàng với câu nói: “Đây là Con của Ta. Hãy chú ý đến Ngài”. Câu nói nầy trả lời cho thắc mắc quan trọng: “Chúng ta nên theo tôn giáo nào?” Hãy bước theo Đấng đã làm cho người ta sống lại từ kẻ chết.
Thứ nhứt, có lời công bố của Đức Chúa Trời (câu 7). Kế đó, có dự tính của Đức Chúa Trời (câu 8). Ngài dự tính ban cho Đấng Christ các nước làm của cải của Ngài. Sau cùng, có lời hứa của Đức Chúa Trời với Con của Ngài (câu 9). Chúa Jêsus một ngày kia sẽ trị vì trên các nước thế gian. Ở đây, chúng ta có một lời hứa làm kích động phong trào Cơ đốc khắp thế giới. Đức Chúa Trời muốn Con của Ngài được công nhận trong từng quốc gia!
Ở Libya giữa những ngọn lửa của chế độ Gaddafi đang dãy chết.
Ở Saudi Arabia với hàng tỉ đôla dự trữ về dầu hỏa.
Ở Trung Hoa, nơi mà nhà cầm quyền không thể ngăn chặn sự lan rộng của Cơ đốc giáo.
Ở Pháp nơi mà các nhà thờ rất xinh đẹp mà hầu như trống trơn.
Ở Bắc Hàn nơi mà Hội thánh đang tồn tại ở đàng sau những cánh cửa bít kín.
Ở Ấn độ với bất đồng văn hóa và ngôn ngữ.
Đức Chúa Trời muốn Con của Ngài được công nhận. Và một ngày kia Ngài sẽ được công nhận!
Isaac Watts đã viết về điều nầy trong một bài thánh ca nổi tiếng không thường được hát hôm nay:
Chúa Jêsus sẽ trị vì nơi mà mặt trời
chạy hết chuyến hành trình của nó;
Vương quốc của Ngài trải từ biển nọ đến biển kia,
Cho tới chừng mặt trăng không còn tròn khuyết nữa.
Sau câu đầu đó, Watts viết về các “đảo quốc với vua của chúng”, kế đó là Châu Âu, Batư và Ấn độ. Ông mường tượng một ngày thậm chí khi “các nước man di” sẽ ngợi khen Danh của Ngài. Họ sẽ đến từ từng tiếng nói trên đất và con trẻ sẽ hiệp với giai điệu đang dần lên. Trong ngày trị vì hầu đến của Đấng Christ, sẽ có sự công bình cho người nghèo vì “sự kiêu ngạo và cuồng bạo chẳng còn thế thắng hơn được nữa”. Bài thánh ca kết thúc với mấy lời khích lệ nầy:
Các thánh đồ sẽ được sum suê trong thời của Ngài,
Họ mặc áo xống vui mừng và ngợi khen;
Sự bình an, như một dòng sông, tuôn ra từ ngôi Ngài
Sẽ chảy qua các nước dù là chưa biết tên.
Tác giả Thi thiên 2 không nghi ngờ chi nữa sẽ nhất trí với khải tượng của Đấng Christ trị vì trên khắp đất, sự bình an của Ngài trải dài mãi đến “các nước dù là chưa biết tên”. Nhưng hãy chú ý đến chỗ âm điệu trang trọng mà Đức Chúa Con nắm lấy ở câu 9. Vì Đấng Christ có quyền lực để cai trị, Ngài sẽ không ngần ngại thực thi quyền lực ấy trên bất kỳ kẻ nổi loạn nào dám chống nghịch Ngài. Ngài sẽ đập nát họ giống như đập chiếc bình gốm vậy.
Ngài không phải là một vì vua dửng dưng đâu.
Nếu bạn chối bỏ Ngài, Ngài sẽ chà nát bạn đấy.
Điều nầy có thể không thích ứng với lối nói hiện đại của chúng ta về “Chúa Jêsus chỉnh sửa về mặt chính trị”, song đây là một phần thực sự trong bức tranh mà Kinh thánh nói về Chúa chúng ta. Người nào không bằng lòng sấp mình xuống trước mặt Ngài sẽ thấy họ bị đập nát ra thành từng mảnh vụn.
Mặc dù sự việc không luôn luôn xảy ra theo cách ấy, ngay cả các nước loạn nghịch cũng đang ở dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời. Khi tôi viết ra mấy lời nầy, Libya đã rơi vào chỗ hỗn loạn rồi. Không một ai biết được sự sụp đổ của Mubarek có ý nghĩa như thế nào cho Aicập. Điều được gọi là “Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài” đã lan từ Tunisia qua thế giới Ảrập. Vào thời buổi xáo trộn nầy khi các nước tự khuấy đảo mình và dân chúng được kêu gọi phải hành động, đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời cần phải được báo động. Ngài chẳng lung lay đâu. Chúa có tình huống trọn vẹn dưới quyền điều khiển của Ngài rồi.
Một ngày kia, từng quốc gia sẽ sấp mình xuống trước mặt Vua Jêsus. Hôm nay dường như rất khó cho chúng ta xem xét bối cảnh của thế giới. Nhưng những gì chúng ta nhìn thấy hôm nay không phải là lời sau cùng đến từ thiên đàng. Nếu chúng ta tin điều nầy, điều đó đáng đem lại sự tin tưởng lớn lao và cái nền vững chắc cho sự cầu nguyện đầy dẫy đức tin.
Trong ánh sáng của mọi sự ấy, Đức Chúa Trời mong muốn gì từ dân cư trên thế gian? Thi thiên 2 kết thúc với lời mời gọi thật giàu ơn và một lời cảnh báo nghiêm trọng.
Khổ # 4: Tiếng của Đức Thánh Linh
“Vì vậy, hỡi các vua, hãy khôn ngoan; Hỡi các quan xét thế gian, hãy chịu sự dạy dỗ. Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, và mừng rỡ cách run rẩy. Hãy hôn Con, e Người nổi giận, và các ngươi hư mất trong đường chăng; Vì cơn thạnh nộ Người hòng nổi lên. Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (các câu 10-12).
Có một lời cảnh cáo ra từ Chúa (câu 10), một tối hậu thư ra từ Chúa (câu 11), và lời mời ra từ Chúa (câu 12). Mặc dù các học giả tranh cãi dữ dội ý nghĩa của một số từ Hybálai, ý nghĩa tổng quát rất rõ ràng. Đức Chúa Trời mong muốn sự hàng phục vô điều kiện và hoàn toàn từ những kẻ nổi loạn nào chống nghịch Ngài.
Hãy chú ý cụm từ đầu tiên của Ngài dành cho thế giới loạn nghịch là “hãy khôn ngoan”. Cách đây 20 năm, tôi có gặp Sergei Nikolaev, Mục sư của Đền Thờ Tin Lành ở St. Petersburg, nước Nga. Ông nói cho tôi biết rằng ông đã làm phiên dịch cho Billy Graham trong một chương trình truyền giảng Tin Lành ở Moscow. Không biết sao thắc mắc nầy lại đến: Tại sao Billy Graham hiệu quả đến như thế? Mục sư Nikolaev nói rằng theo ý kiến của ông, các bài giảng của Billy Graham chẳng có gì thâm thúy cả. Thực vậy, chúng rất đơn sơ, đơn sơ đến nỗi các học giả kỳ cựu đã gạt bỏ ông vì ông không sử dụng lối nói cao kỳ hay nói với phong cách đỉnh cao thần học.
Mục sư Nikolaev nói: “Đấy là phương thức ông ấy trình bày sứ điệp của mình”. Ông có ý nói gì vậy? “Khi bạn nghe Billy Graham giảng, ông ấy rao giảng theo một phương thức bạn chỉ có thể đi đến một kết luận: Nếu tôi là một người bình thường, tôi phải nói Yes với Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu tôi là một con người biết nghĩ suy, thế thì tôi phải tiếp nhận Đấng Christ”. Vì lẽ đó, Mục sư Nikolaev nói, khán thính giả bị buộc phải tự hỏi mình câu hỏi nầy: “Tôi là người bình thường hay tôi là kẻ điên dại?
Nếu tôi là một con người bình thường, tôi phải tiếp nhận Đấng Christ. Nếu tôi thực sự hiểu rõ mọi điều Ngài đã làm cho tôi, sự chọn khả thi duy nhứt là sấp mình xuống rồi mở lòng mình ra với Ngài. Vì vậy, Mục sư Graham thường xuyên đưa người ta đến tới chỗ phải đưa ra thắc mắc – “Tôi khôn hay tôi dại? Tôi khôn ngoan hay tôi điên dại?” Ông ấy nói cho tôi biết rằng ông ấy có quen một người ở nước Nga, một người rất thông minh, người nầy đã nghe Billy Graham giảng rồi trở về nhà suy nghĩ lại sứ điệp. Sau đó một thời gian, trong khi ông đang tắm, thình lình ông tự suy gẫm: “Mình khôn hay dại đây? Nếu mình khôn khéo, mình phải tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ”. Và ông đã tin theo Đức Chúa Jêsus Christ.
Đấy luôn luôn là việc khôn ngoan phải lo làm. Khi tôi thuật lại câu chuyện nầy cách đây mấy năm, tôi đã hỏi hội chúng: “Quí vị có muốn tiếp nhận món quà miễn phí sự sống đời đời hay không?” Tôi đã lặp đi lặp lại mấy lần vì tôi nhận ra đứa con út của tôi nép mình vào vợ tôi rồi nói: “Con sẽ nhận món quà ấy. Ai dại dột mới không cầm lấy món quà”. Nó nói đúng, và đấy là mục tiêu của Billy Graham.
Đấy cũng là tiêu điểm của Thi thiên 2. Hạng người khôn ngoan đến với Chúa Jêsus. Hãy làm điều đó ngay bây giờ đang khi bạn có một cơ hội. Đây là một lời nói dành cho những nhà cai trị của thế gian:
Hãy khôn ngoan, hỡi Mubarek.
Hãy khôn ngoan, hỡi Gaddafi.
Hãy khôn ngoan, hỡi Sarkozy.
Hãy khôn ngoan, hỡi Kim Jung Il.
Hãy khôn ngoan, hỡi Netanyahu.
Hãy khôn ngoan, hỡi các cấp lãnh đạo của trần gian. Hãy khôn ngoan, và hãy đến với Chúa Jêsus. Hãy sấp mình xuống trước mặt Ngài trước khi quá trễ.
Bạn có từng lấy làm lạ tại sao Đức Chúa Trời phải định liệu với hạng tội nhân cố ý? Ấy chẳng phải vì Ngài mềm mại đối với tội lỗi đâu. Không phải như thế đâu! Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời có thể “bùng lên” bất cứ giờ phút nào. Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời không hề quờ quạng với tình trạng tiêu cực đâu.
Ngài luôn “chậm giận” song khi Ngài nổi giận, hãy coi chừng!
Đối với người nào không tin Thi thiên 2 và người nào không chịu quì gối xuống trước mặt Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời có một sứ điệp dành cho họ. Họ sẽ bị “hủy diệt".
1. Hủy diệt thình lình
2. Hủy diệt hoàn toàn
3. Hủy diệt không phương cứu chữa
Lời nói sau cùng của Đức Chúa Trời là một sự ban hiến ân điển. “Phàm kẻ nào nương náu mình nơi Người có phước thay!” (câu 12). Hay như Eugene Peterson cho biết: “Còn nếu bạn chịu chạy đến với Đức Chúa Trời – bạn sẽ không hề nuối tiếc việc ấy!” Tôi thích câu nói ấy – hãy chạy đến Đức Chúa Trời.
Nhiều lần trải qua nhiều năm tháng, tôi đã tóm tắt lời mời gọi của Tin Lành theo cách nầy:
Hãy chạy đến thập tự giá!
Hãy chạy, chạy, chạy đến thập tự giá!
Hãy nắm lấy Cứu Chúa là Đấng đã chịu chết vì bạn.
Hãy nắm lấy Chúa Jêsus và đừng buông ra.
Nguyện Đức Chúa Trời giúp đỡ cho bạn khi phải “đến”
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho bạn nổi khao khát muốn “đến”.
Nguyện Đức Chúa Trời ban cho hai bàn chơn bạn phải chạy “đến” với Chúa Jêsus.
Bạn sẽ không nuối tiếc về sự “đến” đó – hôm nay hay ngày mai. Và 10.000 năm sau tính từ bây giờ, bạn vẫn sẽ vui sướng khi bạn đã đến với Chúa Jêsus.
Đổi gươm giáo lấy bom đạn
Khi tôi đọc thấy những hàng tít lớn trên báo chí sáng nay, tôi nhận ra một lần nữa rằng các nước vẫn còn sôi giận hôm nay. Chẳng một điều gì thay đổi trong 3000 năm trừ ra con người đã khám phá ra cách để giết hàng triệu người với một cái ấn nút. Chúng ta đã đổi gươm giáo lấy bom đạn. Có phải bạn thực sự tài giỏi hơn không? Có phải chúng ta an toàn hơn trong lúc bây giờ một khi chúng ta có thể tự quét sạch mình? Có một việc rõ ràng về rối rắm hiện nay ở vùng Trung Đông: chẳng có ai biết điều chi sẽ diễn ra kế tiếp. Những cuộc cách mạng luôn luôn không loan báo trước. Các vua thế gian vẫn còn nhóm lại với nhau để khuấy động rối rắm, nhưng dầu cho hạng người lỗi lạc nhất giữa vòng họ cũng không thể điều khiển được tương lai. Họ có thể khởi sự một cuộc chiến, nhưng họ không thể bảo đảm cuộc chiến ấy sẽ kết thúc như thế nào!?!
Thi thiên 2 mô tả thế giới giống như thể thế giới ấy đang và một ngày kia sẽ:
1. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó Chúa Jêsus bị chối bỏ.
2. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó đại đa số đều chẳng muốn làm một việc gì với Ngài hết.
3. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó “gã khó chịu” kia vẫn cứ chống nghịch Con của Đức Chúa Trời.
Nhưng chúng ta có đặc ân được sấp mình xuống trước mặt Ngài. Tôi muốn được ở bên cạnh Ngài. Tôi muốn sấp mình xuống trước mặt Ngài. Thi thiên 2 kêu gọi hội thánh quay trở lại với sứ mệnh tối hậu của nó:
1. Đầu phục theo cách riêng với Chúa Jêsus là Chúa.
2. Rao giảng Tin Lành cho từng quốc gia.
3. Ngày càng tin cậy nơi Đức Chúa Trời ở giữa những hỗn loạn đang gia tăng trên đất.
Chúng ta hãy tôn cao Chúa Jêsus là nguồn trông cậy duy nhứt của thế gian. Và mặt khác, chúng ta hãy mời những kẻ loạn nghịch hãy hạ vũ khí của họ xuống rồi hiệp với chúng ta trong sự tưởng niệm long trọng Con của Đức Chúa Trời, là Đấng Chịu Xức Dầu, Là Vua hầu đến – là Đức Chúa Jêsus Christ!