Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

II Cô rinh tô 7:8-13: "Yêu Thương Thì Phải Nói Ra Sự Thật"


Yêu Thương
Thì Phải Nói Ra Sự Thật
II Côrinhtô 7:8-13

Chúng ta hãy hãy làm một bài kiểm tra sơ bộ có đề tựa là: “Bạn sẽ làm gì, nếu”.
Bạn sẽ làm gì nếu ai đó trong nhà thờ kiện một thuộc viên khác về tội vu khống? Trước khi bạn trả lời, hãy xét qua câu hỏi thứ nhì. Bạn sẽ làm gì nếu bạn khám phá ra trường hợp loạn luân của một trong các chức sắc của nhà thờ? Cho phép tôi cung ứng cho bạn một đánh giá tốt khác. Bạn sẽ làm gì nếu bạn khám phá ra một thanh niên (và một người không còn trẻ nữa) đang dính dáng vào tình dục trước hôn nhân (hay ngoài hôn nhân)? Hoặc nếu bạn phát hiện ra một số trưởng lão không tin vào sự sống lại của Chúa Jêsus? Hay nếu có người say xỉn trong khi dự Tiệc Thánh? Hoặc nếu ba lớp tráng niên Trường Chúa Nhật yêu cầu cả Hội thánh phải ăn chay? Hoặc nếu bạn nhận được một bức thư trong hộp nói rằng bốn trong số thành viên ban trị sự có một cuộc họp kín đặc biệt tìm cách ly khai với Mục sư quản nhiệm và thay thế ông ấy bằng một vị Mục sư khác? Và đây là việc sau cùng. Sẽ ra sao nếu những việc nầy đang xảy ra trong nhà thờ của bạn cùng một lúc? Bạn sẽ làm gì?
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, ngay lập tức phản ứng của bạn sẽ là: “Tôi sẽ tìm một nhà thờ khác”. Điều đó sẽ là tốt cho bạn, thế nhưng điều đó sẽ chẳng phụ giúp chi nhiều cho hội thánh. Nếu người duy nhứt chưa dính dấp gì với sự thỏa hiệp ra đi, thì hội thánh chừng nào mới phục hồi? Sẽ có câu trả lời hay hơn là rút hết cổ phần của bạn ra rồi cứ tiếp tục đi thôi.
Tôi nghĩ hết thảy chúng ta đều đã nghe nói về một phụ nữ kia nói bà ta đang tìm kiếm một nhà thờ trọn vẹn. Một người bạn trả lời cho vấn đề đó: “Nếu bà từng tìm gặp một nhà thờ trọn vẹn như thế, làm ơn đừng nhóm ở đó. Bà sẽ làm cho nó hư hoại đi”. Mặc dù hết thảy chúng ta đều thích một nhà thờ không có các nan đề nghiêm trọng, không có nhiều nan đề ở chung quanh. Và nếu chúng ta tìm thấy một nan đề, chúng ta sẽ làm hư hoại nhà thờ ấy một khi chúng ta đến nhóm lại ở đó.
Chúng ta bị bỏ lại với một thực tại không thể chối cải được. Hội thánh được dựng nên bởi con người, và ở đâu có con người, ở đó bạn có nan đề. Kể từ khi nhà thờ mở rộng các cánh cửa ra đón đủ loại người, chúng ta kết thúc với đủ loại nan đề.
Ai đó có thể phản đối: “Chắc chắn là nhà thờ có lắm nan đề. Tuy nhiên, không một nhà thờ nào từng có đủ loại nan đề mà bạn đã nhắc tới. Đấy là điều bất khả thi”. Và danh sách ấy dường như là không tưởng, vì làm sao một nhà thờ có thể sống còn với đủ thứ như thế chứ? Đây là sự ngạc nhiên. Tôi không lập ra bảng danh sách đó. Bấy nhiêu đó đến từ một nhà thờ có thực. Không phải một nhà thờ trên nước Mỹ đâu. Đấy là một nhà thờ có thực trong Tân Ước. Đây là phần mô tả một số nan đề trong Hội thánh tại thành Côrinhtô. Và vì thế thắc mắc: “Bạn sẽ làm gì, nếu” trở nên rất quan trọng bởi vì một nhà thờ địa phương phải đối mặt với đủ thứ hết và còn nhiều nữa.
Tôi đã đề xuất ra một câu trả lời rồi: bất chấp các nan đề. Song đấy chẳng phải là giải đáp tốt nhứt vì nó chẳng giúp gì được cho người nào đang đấu tranh với nhiều vấn đề khác nhau.
Công việc chưa xong
Rõ ràng là Phaolô không tin vào việc trốn chạy trước các vấn đề gai góc. Ông tin vào việc đối mặt thẳng thừng với chúng. Đấy là lý do tại sao ông viết thư I Côrinhtô. Bức thư ấy quả là khó viết, nát lòng và tàn nhẩn lắm, nhưng ông đã viết ra bức thư đó. Ông nói cho họ biết sự thực thật là đơn giản khi họ không muốn nghe sự thực đó. Khi chúng ta đến với thư II Côrinhtô, được viết ra chỉ một thời gian ngắn sau đó, phần lớn các nan đề ông đã bàn luận trong I Côrinhtô thậm chí còn chưa nhắc tới. Chúng cần phải đối mặt với và được xử lý theo Kinh thánh, vì vậy Phaolô chưa khui chúng ra.
Song có một mảng sự việc chưa được làm xong. Chính vấn đề một người sống chung với vợ của cha người ấy (xem I Côrinhtô 5 về mọi chi tiết). Đây là một tội lỗi rất ghê tởm đến nỗi ngay cả dân theo tà giáo cũng không phạm vào điều ấy nữa. Trong bức thư thứ nhứt, Phaolô đã truyền cho họ phải dứt bỏ người đó ra khỏi Hội thánh. Họ đã làm theo mạng lịnh ấy. Về sau người nầy ăn năn. Giờ đây người ấy muốn trở lại với Hội thánh và dân sự không muốn cho người ấy trở lại, đây là điều dễ hiểu nếu không có lòng khoan dung. Vì vậy trong II Côrinhtô 2, Phaolô tuyên bố: “Kẻ đó đã bị phần nhiều người trong anh em quở trách, ấy là đủ rồi” (các câu 5-11).
Một vài chương sau đó, Phaolô nhìn lại toàn bộ quá trình xử lý với mọi nan đề khó khăn của Hội thánh. Ông suy gẫm quá trình ấy khiến ông cảm nghĩ ra sao, quá trình ấy làm cho họ cảm nghĩ như thế nào, và mọi sự tốt lành đã ra từ quá trình ấy. Chúng ta tìm thấy sự suy gẫm riêng tư ở II Côrinhtô 7:8-13. Mấy câu nầy chứa một luận điểm quan trọng cho các tín đồ ở thế kỷ 21 thay vì phải nhướng mày trước các vụ việc khó chịu của cuộc sống.
Trong thời buổi yêu thương ủy mị và đặc ân quá rẻ rúng, khi chúng ta tái xác định tội lỗi thay vì gọi nó như đáng phải gọi, chúng ta cần phải tìm lại với quan điểm của Kinh thánh. Yêu thương thì phải nói ra sự thực dù nó có gây tổn thương. Mấy câu nầy bày ra ba hàm ý của nguyên tắc đó.
# 1 Nói ra sự thật thường gây tổn thương.
Hãy nhìn vào cách Phaolô nói ở câu 8: “Dầu nhơn bức thơ tôi, đã làm cho anh em buồn rầu, thì tôi chẳng lấy làm phàn nàn; mà nếu trước đã phàn nàn (vì tôi thấy bức thơ ấy ít nữa cũng làm cho anh em buồn rầu trong một lúc)”. Đây là lý do tại sao có quá nhiều người lại muốn bất chấp vấn đề. Nói thẳng là điều chẳng dễ dàng khi biết rõ bạn có nguy cơ bị chối bỏ và hiểu lầm. Có khi người ta không muốn thay đổi. Vì vậy, khép kín miệng mình lại thì dễ dàng hơn so với bao điều phải làm khác. Phaolô có một sự cân đối theo Kinh thánh. Ông không chỉ ra mọi nan đề của họ. Ông không phải là kẻ gây rối cho người nào thấy mình tốt đang khi họ là xấu xa. Trước tiên, ông hối tiếc vì sự thẳng thắn của ông vì ông muốn tình yêu thương và sự chấp nhận của họ. Nhưng ông liều mọi sự vì sự nhơn đức tối hậu của họ. Nói ra sự thật có thể gây đau khổ cho người nói ra nó.
Không những thế, câu nầy còn nói rõ rằng nói ra sự thật có thể gây đau khổ cho người nào nghe nó nữa. Tôi không biết chi về bạn hết, nhưng tôi thích những lời khen ngợi. Tôi muốn được khen ngợi bất cứ lúc nào, hơn là ai đó tôi quen biết lại tới đến rồi chỉ ra chỗ sai quấy của tôi. Nhưng khi tôi nhìn lại đời sống mình rồi nhớ đến những lúc có người đến gần rồi nói cho tôi biết sự thực về lỗi lầm và thất bại của tôi, tôi có thể làm chứng rằng tôi tấn tới nhiều từ các thời điểm ấy hơn lúc có người chỉ đến khen tặng tôi về những gì tôi đã làm ra. Có khi việc ấy đến qua một cú điện thoại, có lúc từ một cuộc trò chuyện bình thường, đôi khi từ thư từ hay e mail. Lúc đầu, tôi thấy không ưa rồi, tôi không hề mong muốn sự ấy, và nó luôn luôn như tuột xuống dốc vậy. Nhưng nếu sự thực được nói ra trong tình yêu thương, dù là khó yêu lắm, tôi sẽ kết thúc bằng câu nói: “Cảm ơn. Tôi cần điều đó lắm”.
Chúng ta biết rõ nhiều việc như thế lắm. Và nếu tôi dừng lại ở đây, tôi sẽ biện minh cho ác cảm tự nhiên của mình khi quan hệ với người khác. Nó thường gây đau khổ và thất vọng ở từng mặt một. Vì vậy, chúng ta không quan hệ với ai nữa hết.
# 2 Nói ra sự thật làm thay đổi nhiều đời sống .
Đây là chỗ mà sự cọ xát xảy đến. Chúng ta nhìn thấy một anh chị em đang vấp ngã dọc đường. Nhiều lần thậm chí họ không biết điều chi đang xảy ra nữa. Nhưng chúng ta biết. Chúng ta nhìn thấy sự tràn ngập của tội lỗi trong đời sống của họ. Và chúng ta nói: “Tôi không nghĩ điều chi có thể làm cho họ thay đổi”. Có thể lắm, có thể không. Nhưng cơ hội duy nhứt của chúng ta là đến gặp thẳng họ, nói cho họ biết sự thật, rồi nhìn xem điều chi xảy ra. Tại sao chứ? Vì nói ra sự thật làm thay đổi nhiều đời sống .
Có hai phản ứng mà một người có thể đưa ra. Phaolô giải thích điều đó ở các câu 9 và 10:
“nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (các câu 9-10).
Tôi có cơ hội đi thăm viếng với một người bạn đang trải nghiệm điều trị ung thư. Mỗi tháng ông ấy đến bịnh viện để điều trị hóa chất thật là khó nhọc. Đối với tôi, trông ông ta rất yếu ớt khi tôi hỏi thăm về những lần điều trị đó, vợ ông ta nói rằng những lần điều trị khiến cho ông ta ốm cả tuần lễ cho đến mười ngày sau mỗi lần vô thuốc. Những lần viếng thăm hàng tháng hầu như tồi tệ giống như chính chứng ung thư. Tuy nhiên, đó là niềm hy vọng chữa lành duy nhứt. Đấy là những gì Phaolô đang nói ở đây. Giải pháp duy nhứt sau cùng cho các nan đề thuộc linh trong Thân Thể Đấng Christ là buộc họ phải đối diện với sự thật. Nhưng sự thật ấy có thể sẽ phải nghe trong đau khổ đấy.
Và nó có thể khiến cho một trong hai việc phải xảy ra.
Thứ nhứt, sẽ có buồn rầu là sự sẽ dẫn tới ăn năn và được cứu rỗi. “Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn” (câu 10). Vì vậy, có thể ai đó đến với tôi rồi nói: “Ray ơi, ông tiêu rồi”. Câu nói ấy khiến tôi nổi giận vì tôi đâu có mất trí đâu. Tôi biết mình đúng mà. Tôi về nhà trong giận dữ, còn Marlene nói: “Anh à, có gì sai không?” Tôi nói: “Có ai đó nói anh tiêu rồi”. Vợ tôi (là người rất khéo léo) nhìn chăm tôi rồi hé môi cười nói: “Sẽ ra sao nếu họ nói đúng chứ?” Giờ đây, là hai chống một, vì vậy tôi vào thẳng phòng mình rồi yên lặng trong một lúc. Hiển nhiên là ánh sáng đang hé rạng, và sau khi tôi nhìn thấy mình thực sự dại dột là dường nào, tôi xưng tội với Đức Chúa Trời, sửa ngay lại mọi việc, và với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời thay đổi đời sống tôi. Mọi sự ấy là gì chứ? Đó là kết quả cuối cùng của việc nói ra sự thật. Việc ấy khiến tôi phải buồn rầu, nhưng sự buồn rầu đó thúc đẩy tôi phải đánh giá chính đời sống mình sửa ngay lại mọi việc với Chúa và với gia đình của Đức Chúa Trời. Cuối cùng thì tôi cảm thấy thế nào? Tôi chẳng có hối tiếc gì hết. Sự thể giống như nuốt một muổng si-rô vậy. Tôi ghét lúc nó chảy xuống bụng, nhưng đến cuối cùng thì tôi chẳng có hối tiếc nữa.
Thứ hai, sẽ có buồn rầu nhưng chẳng có thay đổi chi hết. Có thể tôi không đáp ứng tốt với sự thực mà ai đó nói cho tôi biết. Đấy là những gì Phaolô muốn nói khi ông nói: “sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (câu 10). Đâu là những dấu hiệu chỉ ra sự buồn rầu theo thế gian?
Sự thất vọng: “Tôi lấy làm tiếc vì tôi bị bắt quả tang”.
Chống đỡ: “Đấy chẳng phải là lỗi của tôi”.
Tự biện: “Ông không hiểu hoàn cảnh rồi”.
Giận dữ: “Lui ra sau tôi”.
Lời lẽ không tử tế: “Ông là ai mà dám xét đoán tôi?”
Đối chiếu: “Bản thân ông còn không hoàn hảo kia mà”.
Nhiều Cơ đốc nhân trở nên chuyên nghiệp trong việc tránh né sự thật. Một số người trong chúng ta lấy đó làm thói quen trọn cả đời. Đấy là điều mà sự buồn rầu theo thế gian có ý nói tới. Chính sự tránh né sự thật lẫn tránh việc xử lý với thực tế. Chính việc sử dụng từng kỹ xão bảo vệ trong sách hướng dẫn mà chúng ta không thay đổi phương thức chúng ta sinh sống.
Nhưng sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời luôn luôn tạo ra một sự thay đổi triệt để. Hãy xem lại câu 11:
“Vậy, hãy xem, sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự ân cần trong anh em là dường nào! Lại có sự chữa chối, buồn giận, răn sợ, sốt sắng, nông nả, trách phạt là dường nào! Anh em đã tỏ ra cho ai nấy đều biết rằng mình vốn là thanh sạch trong việc đó”.
Sau đây là bảy dấu hiệu nói tới sự buồn rầu theo ý của Đức Chúa Trời:
Thứ nhứt, mau mắn sửa ngay lại mọi việc.
Thứ hai, chúng ta lo sợ muốn tẩy xóa việc làm sai trái của mình.
Thứ ba, chúng ta chao đảo, đời sống chúng ta sẽ có sự thỏa hiệp.
Thứ tư, chúng ta lo lắng về tội lỗi của mình.
Thứ năm, chúng ta mong mỏi được phục hồi trọn vẹn về mặt thuộc linh.
Thứ sáu, chúng ta quan tâm đến sự bảo tồn Thân Thể của Đấng Christ.
Thứ bảy, chúng ta sẵn sàng làm bất cứ điều chi là cần thiết để sửa ngay lại mọi việc.
Phaolô đã nhìn thấy mọi sự ấy tại Hội thánh Côrinhtô. Vì họ đã để cho một tình huống khủng khiếp cứ dai dẳng mãi trong Hội thánh, cần phải có một sự đối diện đầy đau đớn với sự thực để họ có thể nhìn thấy họ đã sai lầm là dường nào. Nhưng hồi đau khổ ấy đã tạo ra sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, sự hối cải và bảy đức tính ở trong câu 11. Không có gì phải ngạc nhiên khi Phaolô nói: “Anh em đã tỏ ra cho ai nấy đều biết rằng mình vốn là thanh sạch trong việc đó”.
# 3 Nói ra sự thật gây dựng tình yêu thương.
Chúng ta khám phá ra hàm ý sau cùng ở câu 12: Nói ra sự thật gây dựng tình yêu thương giữa các tín đồ.
“Lại còn, nếu tôi đã viết thơ cho anh em, ấy không phải vì cớ kẻ làm sự trái nghịch, cũng không phải vì cớ kẻ chịu sự trái nghịch; nhưng hầu cho lòng anh em yêu chuộng chúng tôi được tỏ ra giữa anh em ở trước mặt Đức Chúa Trời”.
Phaolô đã viết với mục tiêu tối hậu đào sâu tình cảm giữa ông và hội thánh. Ấy không phải sự chỉnh sửa tình trạng loạn luân là không quan trọng. Sự ấy quan trọng chứ. Nhưng Phaolô biết rõ mối tương giao Cơ đốc chỉ có thể được gây dựng trên một nền tảng chắc chắn trong lẽ thật. Nếu ông không nói cho họ biết sự thật, họ sẽ vui sướng trong tội lỗi của họ và mối quan hệ sẽ bị gãy vỡ. Chỉ có bước đau khổ đối diện sẽ khiến cho họ nhận ra họ thực sự yêu chuộng ông là dường nào.
Châm ngôn 27:6 chép: “Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín". Có khi việc một tín đồ yêu quí nhất có thể yêu gây thương tích cho một người bạn với lẽ thật.
Đấy là một trong những câu rất khó nói, tuy nhiên đó là sự thực.
Tôi đã nhìn thấy việc ấy đang tác động trong chính đời sống tôi rất nhiều lần. Tôi đã nhìn thấy điều đó cách đây nhiều năm khi một nhà truyền đạo thuộc hệ phái Trưởng Lão nói cho tôi biết tôi cần phải tỏ ra sự vui mừng trong đời sống của tôi. Tôi đã nhìn thấy điều ấy trong suốt những năm đại học khi vị cố vấn trưởng trong kỳ trại Cơ đốc nói cho tôi biết tôi đã làm một việc tốt trong phần đầu của mùa hè nhưng lại buông lơi ở phần cuối. Tôi đã nhìn thấy điều đó khi một người bạn đến nói cho tôi biết tôi có lòng ganh tỵ vì chức vụ thanh niên đã rất thành công mà không có tôi. Tôi đã nhìn thấy điều đó ở Texas khi người bạn khác đến nói cho tôi biết tôi cần phải phát triển sự trung tín trong các lãnh vực nhỏ của cuộc sống. Đôi khi đó là một chú thích trong thư từ, thường chỉ là một câu nói được thốt ra suông thôi, dù có mấy lần như thế. Tôi nhớ có lần khi cha tôi nói cho tôi biết tôi đã gây tổn thương cho mẹ tôi vì cớ sự vô ý của tôi. Câu nói ấy vẫn còn nung đốt hầu hết 40 năm về sau. Và có nhiều lần khác nữa khi người mà tôi tôn trọng đã chỉ ra các thất bại của tôi.
Khi tôi nhìn lại tất cả những trải nghiệm ấy, có hai việc lộ ra. Luôn luôn là sự đau đớn. Tôi không bao giờ muốn mình bị chỉnh sửa. Nhưng tôi luôn luôn yêu mến và tôn trọng người có lòng can đảm nói ra điều đó. Đó là thuốc đắng khiến cho tôi ra tốt hơn ở phần cuối cùng. Tại sao chứ? Vì yêu thương thì phải nói ra sự thật. Bất cứ khi nào chúng ta xem trọng điều đó, nó sẽ thường là đau khổ, nó sẽ luôn luôn làm thay đổi đời sống, và đến cuối cùng nó gây dựng tình yêu thương giữa các tín đồ. Không có gì phải ngạc nhiên khi Phaolô kết thúc phân đoạn nầy bằng cách nói rằng “Ấy là điều đã yên ủi chúng tôi" (câu 13). Yêu người luôn luôn là một việc làm rất rủi ro. Hầu hết chúng ta đều biết rõ tình cảm của mình bị chối bỏ là như thế nào rồi. Một số người trong chúng ta đều biết rõ sự ấy.
Tôi nghĩ điều đó giải thích lý do tại sao chúng ta có khuynh hướng tránh né việc tham gia với anh chị em khác trong Thân Thể. Điều nầy cũng là rủi ro nữa. Chúng ta có thể bị tổn thương. Có thể họ không thích những gì chúng ta đã nói. Hay chúng ta có thể không ưa những điều họ nói. Thật là dễ nói về việc khóc với ai đó đang khóc lóc hơn là phải khóc với họ.
Song Đức Chúa Trời dự trù cho hội thánh phải trở thành một thân thể gồm những người nói ra sự thật, biết đầu phục. Nói thì dễ, còn làm thì rất khó. Nhưng đấy là sự kêu gọi và là sự mạo hiểm của tình yêu, hầu cho chúng ta phải trả giá rồi gắn bó với nhau và nắm lấy sự mạo hiểm phải yêu thương.
Cầu nguyện qua những câu châm ngôn
Cách đây mấy tháng đang khi đọc sách Châm ngôn, tôi dành thì giờ làm một việc mà tôi chưa hề làm trước đây. Một nan đề khi chúng ta đối diện với sách Châm ngôn, ấy là có nhiều câu dường như không gắn kết với nhau. Bạn có thể có một câu nói tới sự biếng nhác đứng kế một câu nói tới sự giận dữ đứng kế một câu nói tới bậc cầm quyền xấu xa đứng kế một câu nói tới các mối nguy hiểm của rượu chè đứng kế một câu nói tới ích lợi của việc kính sợ Đức Chúa Trời. Dường như đấy là một mớ bòng bong. Vì vậy phải tập trung ý chí lại, tôi khởi sự cầu nguyện qua những câu Châm ngôn bằng cách lấy ra một chương rồi chuyển từng câu thành một bài cầu nguyện. Điều đó giúp tôi suy nghĩ về cách tiếp thu lẽ thật của câu nói cụ thể đó. Và tôi đã thử luôn với “hầu cho” là một phần trong lời cầu nguyện của tôi. Sau đây là một số điển hình từ Châm ngôn 29:
“Người nào bị quở trách thường, lại cứng cổ mình, sẽ bị bại hoại thình lình, không phương cứu chữa” (câu 1).Lạy Chúa, xin ban cho con tấm lòng dịu dàng để lắng nghe lời quở trách của người khác hầu cho đời sống con sẽ không bị hủy hoại.
“Vua nhờ sự công bình mà làm nước mình vững bền; Nhưng ai lãnh của hối lộ hủy hoại nó” (câu 4). Nguyện con yêu mến sự công bình hơn tiền bạc hầu cho con có thể mạnh mẽ mà giúp đỡ nhiều người khác.
“Nếu người khôn ngoan tranh luận với kẻ ngu muội, dầu người giận hay cười, cũng chẳng an hòa được” (câu 9). Xin giúp đỡ con biết chọn chiến đấu cách khôn khéo hầu cho con sẽ không rơi vào chỗ xung đột trong tranh luận suốt cả ngày.
“Con có thấy kẻ hốp tốp trong lời nói mình chăng? Một kẻ ngu muội còn có sự trông cậy hơn hắn” (câu 20). Hôm nay xin giúp con biết lắng nghe nhiều hơn là con nói hầu cho con có thể học hỏi từ nhiều người khác.
Tôi nhìn nhận rằng chẳng có gì long trọng về những lời cầu nguyện nầy. Tôi đề cập đến ở đây vì sách Châm ngôn luôn nhắm vào sự khôn ngoan trong việc cung ứng và nhận lãnh lời quở trách.
Đối với Đức Chúa Trời, cách chúng ta đáp ứng với sự thực rõ ràng là một việc lớn. Nếu chúng ta cứ lành mạnh trong lãnh vực nầy, chúng ta cần sự dạn dĩ và chúng ta cần sự khiêm nhường.
Không có sự dạn dĩ. Chúng ta sẽ không bao giờ nói ra. Không có sự khiêm nhường, chúng ta sẽ không bao giờ chịu lắng nghe.
Nguyện Đức Chúa Trời chấp nhận sự thực được nói ra trong tình yêu thương và và nhận lãnh trong tình yêu thương sẽ chữa lành tấm lòng, dẫn chúng ta vào sự hối cải, buông tha chúng ta không còn cay đắng, và hiệp một trong Thân Thể của Đấng Christ.
Lạy Chúa, xin khiến chúng con biết nhạy cảm với những người ở chung quanh chúng con.
Để chúng con có thể nhìn thấy người bị tổn thương và trở thành một đại biểu của sự chữa lành
Để chúng con có thể nhìn thấy kẻ bị sa ngã và đỡ họ dậy.
Để chúng con có thể lắng nghe lời nói khôn ngoan.
Để chúng con dám quan tâm thay vì bỏ đi.
Để chúng con biết chịu đựng sự hiểu lầm hầu giúp đỡ cho nhiều người khác. Ôi lạy Chúa, xin giúp cho tình yêu của chúng con thật giống như tình yêu của Ngài mà cứ thẳng tiến cho đến cuối cùng.
Trong danh của Chúa Jêsus là Đấng biết rõ chúng con trọn vẹn và cứ yêu thương chúng con mãi mãi, Amen.