Đức
Chúa Trời
kỳ
diệu của chúng ta
Rôma
11:33-36
Thường thì đề tựa của quyển sách không thuật lại cả câu
chuyện. Các tiêu đề được chọn vì chúng dễ nhớ, không phải vì chúng có tính cách
thông tin. Nhưng thỉnh thoảng bạn vấp ngã ở một tiêu đề có cả hai thứ: nó bắt lấy
sự chú ý của bạn và cũng nói cho bạn biết chính xác quyển sách đang đề cập tới
việc gì. Cách đây một thế hệ, J. B. Phillips đã viết một quyển sách có đề tựa
là Your God Is Too Small
[Đức
Chúa Trời của bạn nhỏ bé quá]. Vì vậy, có nhiều người trong chúng ta đã vật
vã vì Đức Chúa Trời của chúng ta thì nhỏ bé quá so với Đức Chúa Trời của Kinh
thánh. Chúng ta đã xác định và giữ Ngài trong một cái hộp mà chính chúng ta đã
dựng nên.
Nếu Đức Chúa Trời của bạn quá nhỏ bé, có lẽ bạn cần phải
có một cái nhìn khác vào Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Trải qua nhiều thế kỷ,
các nhà thần học đã sử dụng các từ ngữ nhất định nói tới tầm quan trọng của
Ngài: Chí Cao, Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Tại, Toàn Túc, Vô hạn, Đời đời, và Bất
tử, chỉ nhắc tới một vài từ ngữ mà thôi. Nhưng chẳng có một danh sách những tỉnh
từ nào có thể phác họa thích ứng tình trạng bao la của Đức Chúa Trời đâu. Ngài
to lớn đến nỗi chúng ta thậm chí chẳng có một từ ngữ nào thích đáng để mô tả sự
cả thể của Ngài. Ngài lớn lao hơn mọi từ ngữ to lớn của chúng ta và vĩ đại hơn
mọi suy tưởng vĩ đại của chúng ta. Vì Ngài là Đức Chúa Trời, không một từ ngữ
hay tư tưởng nào của những người nam người nữ hay chết có thể xác định sự cao
trọng của Ngài. Ngài còn cả thể hơn là chúng ta tưởng tượng, sự hiện diện của
Ngài đầy dẫy cả vũ trụ, Ngài có quyền phép hơn chúng ta nhìn biết, khôn ngoan hơn
mọi sự khôn ngoan của những người nam người nữ khôn ngoan, tình yêu của Ngài trổi
hơn sự hiểu biết của con người, ân điển của Ngài chẳng có giới hạn, sự thánh
khiết của Ngài là vô hạn, và mọi đường lối của Ngài không thể lường được. Ngài
là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt. Ngài không có đầu và chẳng có rốt. Ngài đã
dựng nên muôn vật và muôn vật tồn tại bởi quyền phép thiêng liêng của Ngài. Ngài
chẳng có ai đồng thời. Không một người nào cung ứng lời khuyên cho Ngài. Không
một ai có thể hiểu hết được Ngài. Ngài là trọn vẹn trong mọi sự trọn vẹn của
Ngài. Mọi nổ lực tốt nhứt của chúng ta không thể với tới thực tại thiêng liêng
của Ngài dù chúng ta tự tâng bốc, nghĩ rằng chúng ta thực sự hiểu được Ngài.
Chúng ta cần phải xem xét ý nghĩa của những câu Kinh
thánh như: “Những sự bí mật thuộc về Giê-hô-va Đức
Chúa Trời chúng ta” (Phục truyền luật lệ ký 29:29) và “Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu,
thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi
cũng bấy nhiêu” (Êsai 55:9). Có một sự khác biệt rất
cơ bản giữa Đức Chúa Trời và tạo vật của Ngài. Tư tưởng của Ngài thì “cao hơn” chính vì Ngài là Đức Chúa Trời, còn chúng ta
thì không phải là Đức Chúa Trời. Vì vậy, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Đức
Chúa Trời làm ra nhiều việc mà chúng ta không hiểu. Hay phần lớn những thắc mắc
của chúng ta về sự sống sẽ chẳng sao giải đáp được. Gióp đã khám phá ra sự việc
nầy khi Đức Chúa Trời đến gặp ông với một loạt dài những câu hỏi khởi sự với “Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu?” (Gióp 38:4) rồi kết thúc với “Ai sẽ mở cửa họng nó ra? Sự kinh khủng vây
chung quanh răng nó?” (Gióp 41:5). Trả lời cho câu hỏi đầu
tiên là “no” [không], trả lời cho câu thứ
hai là “không phải tôi”. Và trả lời cho từng
câu hỏi ở giữa cũng nằm trong chỗ tiêu cực thôi. Sự thể giống như Đức Chúa Trời
đang chơi game Celestial Jeopardy và nắm chắc trong tay mọi vấn đề, còn Gióp chỉ
có thể trả lời cho một câu hỏi đơn giản thôi.
Khi xử lý với những vật vã sâu sắc nhất của chúng ta, điều
đó giúp nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời thực sự Ngài là ai. Nhận định của chúng ta về
Đức Chúa Trời càng lớn lao hơn, chúng ta sẽ có thêm sức lực để đối mặt với những
thử thách trong cuộc sống. Tương tự vậy, nhận định của chúng ta về Đức Chúa Trời càng thấp
kém, chúng ta sẽ bị thổi tung đi khi thảm họa đến.
Với cái nền đó, chúng ta hãy nhìn vào Rôma 11:33-36. Trong mọi phân đoạn
Kinh thánh nói tới sự cả thể của Đức Chúa Trời, có lẽ chẳng có phân đoạn nào chứa
nhiều sự thực được dầm thấm trong bốn câu duy nhứt. Phân đoạn nầy được gọi là “bài ca tụng của thần học” và là một sự “bùng nổ của
khen ngợi”. Lời lẽ thật hoành tráng, đầy hy vọng, và ngoạn mục. Không một
nhà chú giải Kinh thánh nào từng cảm nhận thích đáng khi đối diện với một phân đoạn
kỳ diệu như thế nầy. Phân đoạn ấy chứa chiều sâu của lẽ thật mà không một ai có
thể hy vọng khui hết được, hay hiểu biết ít nhiều. Trong các mục đích của chúng
ta, chúng ta có thể sắp xếp các tư tưởng chính của bốn câu nầy qua các câu nói đơn
sơ.
Trước hết, mấy câu nầy dạy chúng ta …
Ba Sự thực Về Đức Chúa Trời
1. Ngài biết mọi sự cần phải biết.
“Ôi!
sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời!” (33a). Sứ đồ Phaolô rất quen thuộc với Đức Chúa Trời
như bao người khác, tuy nhiên ông xưng mình hiểu biết chưa tới chiều sâu của Đức
Chúa Trời. Đức Chúa Trời sâu bao nhiêu chứ? Sâu đến nỗi Phaolô chỉ có thể đứng
nơi mép của vực sâu. Khi một người lội qua đại dương, người ấy cảm thấy an toàn
bao lâu người còn cảm nhận được cát ở bên dưới chơn của mình. Song hãy để cho
người lội ra xa hơn, và người sẽ cảm thấy không còn có cát nữa. Chắc chắn một lượn
sóng ụp đến rồi kéo người vào lượn sóng đó, ở đó người không còn nắm được phương
hướng nữa. Khi làn sóng cuốn người ra ngoài sâu, người kêu lên: “Ôi, sâu quá”. Đây
là điều Phaolô đã cảm thấy khi ông đến với phần cuối cùng của sự suy gẫm về vẻ
tối cao của Đức Chúa Trời, tội lỗi của con người, và chương trình đời đời của Đức
Chúa Trời làm cho mọi người phải câm miệng lại trong ngục tù tội lỗi hầu cho
Ngài có thể tỏ ra sự thương xót cho hết
thảy mọi người. Sau cùng, ông nói: “Chúng
ta hãy thôi đừng lý luận nữa, mà chỉ ngợi khen Đức Chúa Trời của chúng ta vì chương
trình chuộc tội khôn tả xiết của Ngài”. Thần học chắc chắn phải trở
thành bài ca tụng hay khác đi, chúng ta sẽ phạm vào chỗ suy nghĩ là chúng ta thực
sự hiểu biết Đức Chúa Trời.
Ồ, chiều sâu sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
Ồ, chiều sâu sự công bình của Đức Chúa Trời.
Ồ, chiều sâu ân điển của Đức Chúa Trời.
Ồ, chiều sâu sự tha thứ của Đức Chúa Trời.
Hãy xem bài thánh ca nầy từ ngòi
viết của Samuel Francis:
Jêsus yêu
thật sâu xa, vô tận!
Lớn rộng,
mênh mông, không giới hạn!
Cuồn cuộn
như đại dương vùng trổi dậy
Dâng trào
trên tôi giống thủy triều!
Cuốn tràn
bên tôi, ôm trọn quanh tôi!
Là dòng yêu
thương Ngài tuôn chảy
Dìu đường
lên trời, dìu đường về quê hương
Tới miền hiển
vinh, nghỉ yên lặng!
Những người nam người nữ tài ba, sáng chói nhất chắc chắn
phải đi đến cùng một kết luận. Các nhà thiên văn học nhìn lên các ngôi sao đầy
dẫy trên bầu trời lúc ban đêm. Giống như kính thiên văn mạnh nhất đưa chúng ta đến
bờ rìa của vũ trụ, người khôn ngoan cúi đầu xuống tung hô: “Lớn Bấy Duy Ngài!” Robert Jastrow đã sáng lập Học viện Goddard của
cơ quan NASA. Trong quyển sách của ông Đức Chúa Trời
Và Những Nhà Vũ Trụ, ông đến với phần kết luận nầy:
Đây là sự
phát triển cực kỳ lạ lùng, bất ngờ bởi các nhà thần học. Họ luôn luôn chấp nhận
Lời lẽ của Kinh thánh: Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất … [Nhưng] đối với
nhà khoa học nào sống bởi niềm tin của họ vào quyền phép của lý luận, câu chuyện
kết thúc như một giấc mơ tồi. Ông đã leo lên những ngọn núi của sự dốt nát; ông
sắp sửa chinh phục đỉnh cao nhất; và] khi ông đặt mình lên vầng đá sau cùng, ông
được nghinh tiếp bởi một nhóm các nhà thần học họ đã ngồi ở đó hằng bao thế kỷ.
Mặc dù Jastrow chẳng phải là nhà sáng tạo, lời lẽ của ông
nhắc cho tôi nhớ tới Thi thiên 19:1: “Các từng trời rao truyền sự
vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm”.
Người nào biết nhiều phải xưng nhận là họ biết rất ít. Nếu một người xưng nhận
mình hiểu biết cặn kẻ về Đức Chúa Trời, chúng ta phải e rằng bản thân người ấy
chẳng biết được bao nhiêu. Vì Đức Chúa Trời còn sâu thẳm hơn lý trí của chúng
ta có thể dò tìm được. Không những sự khôn ngoan và sự hiểu biết của Ngài còn
sâu thẳm hơn chúng ta biết, sự khôn ngoan và sự hiểu biết ấy còn sâu thẳm hơn
là chúng ta có thể tưởng tượng được nữa. Chúng ta không có một loại lý trí nào để
dò chiều sâu bổn tánh của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ biết rằng chúng ta chẳng
biết chi hết về bổn tánh ấy trừ phi những điều mà Đức Chúa Trời đã chọn bày tỏ
ra. Tìm cách hiểu biết Đức Chúa Trời giống như tìm cách làm trống đại dương với
một cái sô nước nhỏ. Nhúng cái sô ấy hàng ngàn lần trong nước thì bạn không tạo
ra được một chỗ lõm nào của đại dương. Cái sô của bạn quá nhỏ bé, cánh tay của
bạn quá yếu ớt, và đại dương thì quá mênh mông, quá rộng lớn, quá thẳm sâu. Cũng
một thể ấy với Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể hiểu rõ được chiều sâu của hiện
hữu Ngài. Khi tôi đến giảng ở Kentucky
cách đây mấy năm, tôi có nghe một bài ca Tin Lành phát trên radio. Bài hát ấy đại
loại như thế nầy đây: “Chẳng có gì xảy ra với bạn
từng xảy ra với Đức Chúa Trời?” Ban đầu thì âm thanh ấy nghe kỳ lạ lắm, vì có
những việc xảy ra cho chúng ta suốt, nhưng đó là sự thực: Chẳng có điều chi từng
“xảy ra” với Đức Chúa Trời. Ngài không hề tỉnh giấc rồi
nói: “Một ý hay vừa xảy ra cho ta”. Trong chỗ thứ nhứt, Ngài
không hề ngủ, vì vậy Ngài không hề thức giấc. Ở chỗ thứ hai, tất cả mọi ý tưởng
của Ngài đều quan trọng cả. Ở chỗ thứ ba, chẳng có gì từng xảy ra với Ngài. Ngài
biết mọi ý tưởng quan trọng suốt từ lúc ban đầu có thời gian.
Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta cho thấy rằng Ngài biết
rõ mọi sự từng được nhìn biết. Không những tri thức Ngài thật sâu thẳm, mà tri
thức ấy còn rộng rãi nữa. Ngài biết rõ mọi sự đã hiện hữu, mọi sự đang hiện hữu,
và mọi sự sẽ hiện hữu nữa. Thậm chí Ngài còn biết rõ mọi sự sẽ xảy đến, hay sẽ
trở thành, hoặc rồi đây sẽ trở thành nữa. Không những Ngài biết rõ sự ấy, mà
Ngài còn biết rõ sự ấy từ buổi ban đầu có thời gian nữa.
Cách đây mấy năm, tôi có đọc một bài viết về “ân điển ngăn ngừa của Đức Chúa Trời”. Cụm từ – là mới mẻ đối
với tôi – đề cập tới “ân điển đi trước”. Đây là phần định nghĩa
rõ ràng: “Trong từng hoàn cảnh của cuộc sống, Đức
Chúa Trời đã vận hành rồi trước khi tôi đến tại đó. Ngài đang hành động rất sáng
tạo, có chiến lược và cứu chuộc vì ích cho tôi và vì sự vinh hiển của Ngài”. Wow! Có nhiều lần tôi
hạn chế suy nghĩ của mình trước sự thực sự hiện diện của Đức Chúa Trời cùng đi
với tôi khi tôi trải qua cuộc sống. Đó là sự thực, song đấy chỉ là một phần của
câu chuyện mà thôi. Không những Ngài ở với tôi trong lúc bây giờ, Ngài đã có mặt
trên đường trước tôi rồi. Hãy suy nghĩ theo cách nầy. Trong khi tôi vật vã với nhiều nan đề của ngày hôm nay, Đức Chúa Trời đang
hành động cung ứng các giải pháp cho những vụ việc mà tôi sẽ đối diện vào ngày
mai. Ngài có mặt ở đó rồi, hoạt
động thật sáng tạo trong mọi tình huống mà tôi phải đối diện với, sửa soạn
chúng cho tôi và tôi cho chúng.
Hay nói theo cách khác: Trong khi tôi sống vào ngày thứ
Ba, Ngài đang dọn đường cho tôi vào ngày thứ Sáu. Đấy là những gì Châm ngôn 3:6 muốn nói khi
câu ấy hứa rằng “Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con”. Đức Chúa Trời đã hành động
rồi cung ứng mọi giải pháp cho các nan đề mà thậm chí tôi chưa biết là mình sẽ
gặp phải nữa! Có phải bạn lo lắng cho tuần tới không? Hãy quên việc ấy đi. Ngài
đã có mặt ở đó rồi. Còn về buổi nhóm thứ Hai tới thì sao? Đừng vã mồ hôi về
ngày ấy mà chi. Ngài đã có mặt ở đó rồi. Còn về cuộc phẫu thuật mà con gái lớn
của bạn phải đối diện với trong mấy ngày nữa thì sao? Đừng sợ chi. Ngài đã có mặt
ở đó rồi.
Bấy nhiêu là đủ nếu Đức Chúa Trời chỉ đi với bạn qua những
biến cố của cuộc sống khi chúng xảy ra. Nhưng Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa
kìa. Ngài đi trước mặt bạn, lo dọn đường, sắp xếp các chi tiết của cuộc sống hầu
cho khi bạn đến tại đó, bạn có thể đầy lòng tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã hiện
diện ở đó trước bạn rồi. Đấy là ân điển ngăn ngừa của Đức Chúa Trời. Ngài đi trước
dân sự Ngài. Ngài đang hành động trong thì tương lai đang khi chúng ta sinh sống
trong thì hiện tại. Ngài có thể làm như thế vì Ngài biết rõ mọi sự cần phải biết.
2. Ngài lập ra những chương trình mà chúng
ta không thể hiểu được.
“Sự
phán xét của Ngài nào ai thấu được!” (33b). Các bản dịch khác sử dụng
từ “bí hiểm”, nghĩa
là “trổi hơn mọi suy tưởng của con
người”. Eugene Peterson đưa ra cách dịch nầy về câu 33: “Có bao giờ bạn biết được việc gì hoàn toàn
giống như sự rời rộng cực kỳ của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan sâu sắc, thật sâu
sắc như vầy chưa? Sự khôn ngoan ấy vượt khỏi lý trí của chúng ta. Chúng ta
không thể hình dung ra được sự khôn ngoan ấy”. Tôi thích cụm từ đó – "Sự khôn ngoan ấy vượt khỏi lý trí của
chúng ta”. Không những Đức Chúa Trời lập ra những chương trình mà
chúng ta không biết tới, ngay cả nếu chúng ta có biết đi nữa, chúng ta không thể
hiểu được chúng. Điều đó giải thích lý do tại sao có một số việc chừa lại không
sao giải thích được. Ấy chẳng phải là Đức Chúa Trời không bằng lòng lý giải đâu,
sở dĩ như thế là vì lý trí nhỏ bé của chúng ta không thể hiểu được các ý đồ vô
hạn của Đức Chúa Trời. John Wesley đã trình bày việc ấy theo cách nầy: “Xin chỉ cho tôi một con sâu nào có thể hiểu
được một con người, thì tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một con người có thể hiểu được Đức
Chúa Trời”. Điều đó không sao chỉ ra được cả.
3. Chỉ một mình Ngài biết lý do tại sao mọi
sự đang xảy ra.
“đường
nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (33c). Matthew Henry có một lời
rất hay về việc nầy. Những vụ việc chính yếu mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta
nhìn biết đều rõ ràng và đơn giản cả. Ông nói, chúng giống như một xa lộ rộng mở
cho hết thảy mọi người đi qua. Nhưng những sự xét đoán của tay Ngài đều lắc léo
và kín nhiệm cả. Con đường đó bị đóng lại cho đến đời đời đối với chúng ta. Chúng
ta không được dính dáng vào những lẽ mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, thay
vì thế hãy sấp mình xuống trước mặt Ngài với lòng tôn kính về những điều mà
chúng ta không hiểu nổi. Khi ấy, ông thêm một câu nầy: “Đức Chúa Trời chẳng để lại dấu tay nào ở
sau lưng Ngài”. Bạn không thể nói Ngài đang ở đâu hoặc Đấng
Toàn năng sẽ đi đâu. Ngài chẳng để lại một dấu vết nào để chúng ta có thể lần
theo. Nói như thế có nghĩa là trong cuộc sống có nhiều việc sẽ xảy ra mà chúng
ta không hiểu nổi. Bệnh tật, tai họa, tội ác bạo lực, suy sụp tài chính thình
lình, ly dị, mơ ước vụn nát, ung thư, cuồng phong, bão tố, động đất, lũ lụt, đói
kém, chiến tranh, mọi lời hứa bị phá vỡ, điều ác lấn lướt điều thiện, mất việc
làm, nhiều đời sống bị hủy hoại, con cái ngã chết, nhiều người khác được thăng
cấp trong khi chúng ta bị thải hồi, những ý kiến của chúng ta bị tước mất và
nhiều người khác lấy sử dụng, và các việc lành chúng ta làm để rồi người khác hưởng
lợi lộc. Bảng danh sách còn dài vô tận và nát lòng.
Cách đây mấy năm, Michael Gartner đã viết trên tờ USA Today về
cái chết đột ngột của Christopher, là đứa con nuôi 17 tuổi của ông. “Nó chết vào ngày thứ Năm. Nó là một thiếu niên rất khỏe
mạnh vào ngày thứ Ba. Nó trở bệnh vào ngày thứ Tư. Và nó ngã chết vào ngày thứ
Năm”. Ông
nói tiếp: “Bạn sẽ ưa thích nó. Ai nấy đều ưa
thích nó”.
Cha và con chẳng giống nhau chút nào. Michael Gartner cao 5’8 và cân nặng 160
pounds. Christopher cao gần 6’4 và cân nặng gần 300 pounds. “Trông nó như một tảng bêtông với một nụ cười”. Nó chết vì bị tiểu đường
vị thành niên tấn công đột ngột. Bất chấp mọi nổ lực y khoa và những lời cầu
nguyện bền đỗ, Christopher thình lình qua đời. “Thiệt
là khủng khiếp, và buồn đau, và không một lời nào có thể yên ủi bốn ông bà của
nó, anh chị em, bạn bè hay bố mẹ của nó”. Qua ngày sau khi nó qua đời, có một người bạn
gọi đến và nói ra một việc duy nhứt giúp ông chịu đựng tai họa khủng khiếp đó: “Nếu Đức Chúa Trời đã đến với bạn cách đây 17 năm rồi
phán: ‘Ta lập với ngươi một giao kèo. Ta sẽ ban cho ngươi một đứa
trẻ xinh đẹp, tuyệt vời, vui vẻ và mạnh khỏe trong 17 năm, và rồi ta sẽ đem nó đi’ ngươi sẽ lo việc ấy trong một giây đồng hồ thôi”. “Và đấy là giao kèo. Chúng ta không biết rõ các giới hạn”, Michael Gartner đã nói.
Ông đã đúng. Đấy luôn luôn là sự việc. Và chúng ta không hề biết các giới hạn ở
trước mặt. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống, sức khỏe, hạnh phúc, con cái,
bạn bè, rồi phán: “Hãy tận hưởng điều đó đang
khi ngươi có thể. Một ngày kia, ta sẽ trở lại để lấy chúng”. Và chúng ta không hề
biết mọi giới hạn ở trước mặt.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết rõ lý do tại sao những vụ
việc lại xảy ra. Phần lớn thời gian, chúng ta chỉ có thể lấy làm lạ mà thôi.
Thứ hai, phân đoạn Kinh thánh cho chúng ta biết …
Có ba điều không ai có thể làm
Các câu 34-35 chứa ba câu hỏi rất cường điệu, mỗi câu
mong có một giải đáp tiêu cực. Hết thảy chúng đều bắt đầu với cùng hai chữ … “ai đã … ai đã … ai đã?” Câu trả lời luôn luôn
giống như nhau: “Chẳng
có ai … Chẳng có ai … Chẳng có ai”.
1. Chẳng có ai giải thích được Đức Chúa Trời
“Vì,
ai biết ý tưởng Chúa?” (34a). Có rất nhiều người nghĩ họ biết như thế nào là Đức
Chúa Trời, nhưng việc duy nhứt chúng ta biết về Đức Chúa Trời là những việc mà
Ngài đã chọn để bày tỏ ra cho chúng ta. Tôi dám chắc bạn đã nghe kể câu chuyện
nói tới sáu người mù đang ra sức mô tả một con voi. Người thứ nhứt đụng tới cái
ngà rồi nói: “Con voi
thì nhọn hoắc, giống như ngọn giáo vậy”. Người thứ hai đụng tới cái
hông to lớn rồi hô lên: “Không! Con
voi giống như bức tường kìa”. Người thứ ba vuốt ve cái vòi
của con voi rồi kết luận rằng con voi giống rặc con rắn. Người thứ tư tìm cách
quàng hết tay mình quanh chân của con voi. Khi ông ta không thể làm được, ông
ta nói: “Nó giống như một khúc
cây”. Người thứ năm cảm thấy chiều rộng của cái lỗ tai thật to của
con voi rồi nói: “Thiệt
là dễ nhìn thấy con voi giống như một cái quạt vậy”. Người
sau cùng đụng tới cái đuôi nhỏ rồi nói: “Mấy ông sai bét hết. Con voi giống như sợi dây vậy”. Ai đúng
đây? Họ đều đúng cả đấy. Ai sai đây? Hết thảy họ đều sai. Hết thảy chúng ta đều
giống như mấy gã mù kia khi phải đạt tới chỗ nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai giữa
vòng chúng ta có thể xưng mình hiểu trọn được Đức Chúa Trời vô hạn và Toàn Năng
của vũ trụ? Không một ai biết đủ để giải thích Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn được.
2. Chẳng có ai bàn luận với Đức Chúa Trời được.
“ai
là kẻ bàn luận của Ngài?” (34b). Tôi thích cách Eugene Peterson trình bày: Có “ai lanh lợi đủ để nói cho Ngài biết việc
phải làm” không? Ngài chẳng cần một vị tư vấn nào hết vì Ngài là khôn
ngoan vô hạn. Trong các trường học, có những vị giáo sư được đào tạo đủ để gọi
họ là tư vấn viên hướng dẫn. Họ giúp cho các sinh viên đưa ra những quyết định
khôn ngoan về tương lai. Họ thu thập dữ liệu từ các thẻ báo cáo, điểm bài thi
và những cuộc phỏng vấn chi tiết, kết hợp mọi điểm mạnh, yếu của sinh viên với
các cơ hội sẵn có. Những vị tư vấn đó không thể thiếu vì cuộc sống đầy dẫy với
nhiều tiềm năng. Nhưng Đức Chúa Trời chẳng cần tư vấn viên hướng dẫn nào hết. Thực
vậy, Ngài là Đấng Mưu Luận Hướng Dẫn trọn vẹn. Ngài hướng dẫn từng hữu thể
trong cõi vũ trụ, song chẳng có ai hướng dẫn Ngài hết. Ngài mưu luận cho mọi
loài thọ tạo, song chẳng có ai là mưu sĩ của Ngài cả. Vì một con người bình thường
mưu luận với Đức Chúa Trời sẽ giống như một cây đèn cầy giúp cung ứng ánh sáng
cho mặt trời.
Một sinh viên đại học vật vã qua bài thi của mình về bộ
môn kinh tế. Anh ta phải lo cho xong bài tập trước ngày lễ Giáng Sinh. Trong sự
tuyệt vọng, anh ta viết nguệch ngoạc dưới tờ giấy: “Chỉ có Đức
Chúa Trời mới biết câu trả lời cho ba câu hỏi nầy. Chúc Mừng Giáng Sinh!” Khi anh ta nhận lại bài
thi đó, vị giáo sư đã phê như sau: “Đức Chúa Trời được 100 điểm.
Con anh thì 0 điểm. Chúc mừng năm mới!”
Chẳng có ai biết được nhiều như Đức Chúa Trời biết cả, chẳng
có ai giải thích được Đức Chúa Trời, và chẳng có ai có thể làm mưu sĩ cho Ngài.
3. Chẳng có ai tố cáo Đức Chúa Trời về sự bất
công.
“Hay
là ai đã cho Chúa trước, đặng nhận lấy điều gì Ngài báo lại?” (35). Câu hỏi nầy ra từ Gióp 41:2, ở đây
Đức Chúa Trời hỏi Gióp: “Ai
ban cho ta trước đã, mà ta phải trả lại cho? Phàm vật chi ở dưới trời đều thuộc
về ta”. Chẳng có ai dám nói: “Hỡi Đức Chúa Trời, Ngài nợ tôi một việc” vì
Chúa sẽ chẳng là con nợ của một ai hết. Chẳng có ai dám nói: “Ngài lừa đảo tôi” vì Đức
Chúa Trời chẳng lừa đảo ai hết. Chẳng có ai dám nói: “Tôi đã kiếm được ơn của Ngài” vì mọi
sự ở bên nầy địa ngục là sự thương xót, và mọi sự ở bên nầy thiên đàng là ân điển.
Hãy xem xét mọi điều mà Đức Chúa Trời chúng ta đang làm:
1) Ngài
phục hồi những kẻ loạn nghịch bằng cách ưng ban cho họ sự công bình của Ngài.
2) Ngài
chuộc lấy những kẻ phạm pháp rồi cất bỏ tấm lòng loạn nghịch của họ.
3) Ngài làm cho sự vinh hiển của mình được thêm lên bằng cách cứu
lấy những kẻ phải đi thẳng vào địa ngục.
Chúng ta hãy xét kỹ về điểm nầy. Đức Chúa Trời cứu những người mà Ngài chẳng có bổn phận gì phải cứu
hết.
Ngài có thể hủy diệt dòng giống con người rồi khởi sự lại với thứ vật liệu thô
tốt hơn. Nhưng Ngài không làm vậy. Những gì Ngài đã làm đúng hoàn toàn là không
thể hiểu nổi.
Đấng Vô Hạn trở thành hữu hạn.
Đấng Toàn Năng trở thành một em bé.
Thần Linh được bọc trong mấy tấm tả.
Luther nói như vầy: “Ngài là Đấng
mà thế gian không thể bảo bọc, lại nằm bên hông của Mary”. Chẳng một ai trừ ra
chính mình Đức Chúa Trời từng dám nghĩ về việc ấy. Và rồi, trong sự khôn ngoan
của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con đã chết một cái chết đáng thương, sỉ nhục, dữ dội
trên thập tự giá của người Lamã – cái chết dành cho sự bất công, Đấng Vô Tội
gánh lấy tội lỗi của cả thế gian. Để Đấng Christ trở thành Cứu Chúa của chúng
ta, có ba điều kiện cần phải được thỏa:
1) Ngài phải là một con người. Một thiên sứ không thể chết vì tội lỗi chúng ta.
Ngài phải thực sự dự phần vào nhân tánh của chúng ta.
2) Ngài phải là một con người vô hạn. Một kẻ hay chết không
thể gánh lấy cái giá vô hạn làm giá cho tội lỗi của chúng ta.
3) Ngài phải là một con người vô tội. Một tội nhân không thể
chết vì tội lỗi của nhiều người khác.
Đức Chúa Trời đã làm ra mọi sự cần thiết cho bạn để được
lên thiên đàng. Chẳng có ai dám tố cáo Đức Chúa Trời về sự bất công vì Ngài ban
ơn cứu rỗi ra cho toàn thế gian. Chẳng có ai tin theo Chúa Jêsus mà bị xua đuổi
đi bao giờ.
Chẳng có ai sẽ kết thúc trong địa ngục trừ phi kẻ ấy đáng
phải bị ở đó.
Chẳng có ai sẽ kết thúc trên trên đàng trừ phi người ấy được
cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời.
Mọi sự ở bên nầy địa ngục là sự thương xót, và mọi sự bên
nầy thiên đàng là ân điển.
Sau cùng, phân đoạn Kinh thánh cung ứng cho chúng ta …
Ba Lý Do Để Ngợi Khen Đức Chúa Trời
Sự việc cho thấy Phaolô không còn chịu đựng được nữa. Ông
muốn tỏ ra rằng Đức Chúa Trời là mọi sự trong mọi sự. Mọi sự đều đến từ Ngài, mọi
sự đang tồn tại bởi quyền phép của Ngài, và mọi sự sẽ trả lời với Ngài một cách
hoàn toàn. James Montgomery Boice gọi câu nầy là bí quyết của một “thế giới quan Cơ đốc” vì nó
truất phế con người xuống rồi đặt Đức Chúa Trời lên ngai vàng của vũ trụ. Ông đưa
ra quan điểm của mình bằng cách đặt câu hỏi: Ban nhạc Beatles đã ghi âm bài hát
sau cùng nào trước khi họ tan rã? Đáp: “Ta, tôi, của tôi”. Mục sư Boice bình luận rằng bài hát sau
cùng của ban Beatles cũng là bài hát đầu tiên cũng là bài hát sau cùng của tấm
lòng chưa được sanh lại. Nhưng bài ca của kẻ được chuộc là Rôma 11:36!
1. Ngài là nguồn cội của muôn vật.
“Đều là
từ Ngài” (36a) Ngài là nguồn của muôn
vật, ý nói rằng muôn vật đều tuôn tràn ra từ Ngài. Tôi thấy phần minh họa tuyệt
vời cho lẽ thật nầy khi tôi tham dự mấy ngày kỳ trại Camp Nathanael ở Emmalena, Kentucky. Bản thân căn
trại quả là một phép lạ. Có một người tên là Garland Franklin là giám đốc đầu
tiên. Trở lại thập niên 1930, ông đang lái xe dọc theo con đường đầy bụi gần Khe
Troublesome khi Chúa phán cùng ông như sau: “Ta muốn ngươi xây một cái trại ở đây”. Đất không được đoạn
mãi ngay khi đó, nhưng ông Franklin bắt đầu cầu nguyện về việc ấy. Vài năm sau đất
đai được phát mãi và hội truyền giáo gây quỹ để mua nó. Tất nhiên điều nầy nằm
trong trọng tâm Cuộc Đại Suy Thoái khi tiền bạc khan hiếm ở khắp mọi nơi, nhưng
chẳng có chỗ nào khan hiếm hơn xứ có mỏ than ở miền Đông Kentucky.
Thế rồi vào năm 1936, họ quyết định đào một cái giếng
ngay trên phần đất đó. Sau khi tiết kiệm được tiền bạc, họ thấy rằng họ chỉ có
US$75 để trả cho cái giếng – việc đào giếng, lắp đặt thiết bị, và bất kỳ phí tổn
nào khác nữa. Khi người ta đến đào giếng, Ông Franklin hỏi người ấy muốn đào ở
chỗ nào!?! Người thợ ấy đáp “Thưa ông Franklin, tôi
có thể nhìn thấy trong đất sâu như ông có thể thấy”. Thế nên, Garland
Franklin đã chỉ một chỗ rồi nói: “Đào ngay ở đây đi”. Thế là người ấy khởi sự
đào rồi đụng đến nước sau khi đào xuống chỉ có 75 feet (trong khi các giếng khác trong khu vực phải đào ít nhất là 200 feet).
Sau khi đặt máy bơm vào, cùng tra lắp mọi chi tiết khác, nhà thầu tổng kết hóa đơn
rồi trình lên cho Ông Franklin. Con số chính xác là US$74,99. Họ chỉ còn lại có
một xu mà thôi!
Song đấy chưa phải là kết cuộc của câu chuyện đâu. Cái giếng
họ đào vào năm 1936 vẫn còn ở đó và vẫn còn bơm nước. Nhưng đấy chưa phải là việc
đáng kinh ngạc nhất. Trong 70 năm, cái giếng chưa hề khô cạn. Không bao giờ. Dù
chỉ một chốc lát cũng không. “Giống như giếng ấy có cả
đại dương nước dưới đó” giám đốc trại cho tôi biết như thế. Cách đây mấy năm, khi
có cơn hạn hán khắc nghiệt ụp vào khu vực, phần lớn các giếng địa phương đều
khô cạn, song cái giếng ở trại Nathanael thì không bị cạn khô. Họ có nhiều nước
đến nỗi họ để cho dân địa phương đến và đong đầy mấy cái thùng đựng nước của họ.
Cái giếng vẫn còn bơm nước lên, và nó chẳng tỏ ra có một
dấu hiệu nào về sự khô cạn cả. Có phải đấy là một phép lạ không? Phải, nhưng đàng
sau cái giếng lạ lùng đó là một Đức Chúa Trời chuyên làm phép lạ, Ngài có thể
phán một lời thì cả đại dương nước chảy ùa xuyên qua lòng đất. Ngài thực sự là
nguồn cội của muôn vật.
2. Ngài là Đấng Nâng Đỡ cho muôn vật
“Bởi
Ngài” (36b). Không
những muôn vật đều ra từ Ngài, mà Ngài còn là lý do cho sự sinh tồn liên tục của
vũ trụ nữa. Một mình Ngài hiểu rõ mục đích dành cho muôn vật
mà Ngài đã dựng nên. Một trong những câu chuyện ưa
thích nhất của tôi có liên quan tới George Washington Carver, người đã khám phá
ra 255 việc khác nhau mà bạn có thể làm với một cái hột đậu phộng. Tấn sĩ Carver
được tôn kính trong nhiều năm làm việc tại Học viện Tuskegee, thuộc bang quê hương
Alabama của tôi. Vì cớ ông, miền Nam bắt đầu chuyển mình từ nền kinh tế vải sợi
qua nền kinh tế các vụ mùa khác. George Washington Carver là một Cơ đốc nhân
tin kính, ông vốn có một sự hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Trời. Khi người ta hỏi
ông làm sao ông đạt tới chỗ hiểu rõ được nhiều cách sử dụng dành cho đậu phộng
như thế, ông thuật lại câu chuyện nầy. Ông nói rằng khi còn là một thanh niên, ông
đi dạo ngoài đồng ruộng và khi có mặt ở đó, ông và Chúa đã có một cuộc trò chuyện.
Khi ông yêu cầu Chúa tỏ ra cho ông biết lý do tại sao Ngài đã dựng nên vũ trụ, Chúa
phán: “Nầy con, bấy nhiêu đó là quá lớn lao cho con đấy. Hãy hỏi ta
điều chi con có thể hiểu được kìa”. Vì vậy, ông cố gắng một lần nữa.
“Lạy Chúa, xin tỏ cho con thấy
lý do tại sao Ngài đã dựng nên thế gian”. “Vẫn còn quá lớn lao cho con đấy. Hãy thử hỏi một lần nữa xem
sao!” George Washington Carver cúi đầu nhìn xuống đất rồi nhìn thấy
mấy cái hột đậu phộng vướng trên gốc nho. “Lạy Chúa, Ngài có thể nói cho tôi biết lý do tại sao Ngài dựng nên hột đậu
phộng không?” “Đấy
là một câu hỏi hay đấy. Giờ đây, chúng ta tìm ra một việc mà con có thể hiểu được
rồi đó”. Chúa chỉ cho Tấn sĩ Carver các bí quyết của đậu phộng, và
ông đã sử dụng mọi điều Đức Chúa Trời chỉ cho ông để làm thay đổi thế giới.
Mọi sự đều là “bởi Ngài”. Tất cả tri thức, mọi sự khôn ngoan, mọi sự
chúng ta có đều là “bởi Ngài”. Ngài là Đấng Nâng Đỡ của
muôn vật – ngay cả hột đậu phộng!
3. Ngài là Mục đích tối hậu của muôn vật
“Muôn vật
hướng về Ngài” (36c). Đây là câu nói rất hay
vì Phaolô gộp hết “muôn vật” vào lời
công bố của ông. Không một thứ gì bị chừa lại, không một chi tiết nào trong sự
sáng tạo bị trừ ra. Đức Chúa Trời là ban đầu, ở giữa, và cuối cùng của “muôn vật”. Mọi sự đều ra từ Ngài,
mọi sự tiếp diễn bởi Ngài, mọi sự tìm thấy mục đích tối hậu của nó trong Ngài. Cuộc
sống giống như trò chơi ghép hình khỗng lồ, và chúng ta giống như bầy trẻ tìm
cách ghép các mẫu nhỏ lại với nhau sao cho giống với hình mẫu trên bìa hộp. Thế
là chúng ta tìm cách ghép các mẫu nhỏ lại với nhau rồi hình dung ra bức tranh lớn
cùng một lúc. Không có gì phải ngạc nhiên, chúng ta vật vã hình dung ra những
gì liên quan tới sự sống. Khi nhiều năm trôi qua, chúng ta nhặt lấy những mẫu
nhỏ lắp ráp kia và có nhiều việc từng làm bối rối chúng ta giờ đây dường như không
còn thấy bối rối nữa. Và chúng ta có một sự tán thưởng mới mẻ về sự khôn ngoan
của Đức Chúa Trời vì chẳng có một thứ gì là phung phí hết. Mọi sự đều “vừa khít” ở đâu đó.
Hay chúng ta giống như bầy kiến kia đang bò trên bức
tranh mà Rembrandt đã vẽ ra. Khi chúng ta đến với những màu tối, dường như toàn
bộ bức tranh đều tối tăm, ảm đạm, bí ẩn. Mọi sự ở chung quanh chúng ta đều sậm
tối, xanh đen hay đen như nửa đêm. Nhưng nếu chúng ta chỉ đứng lui lại từ chỗ bức
tranh, chúng ta sẽ nhìn thấy rằng màu tối được bù lại bởi màu sáng hơn — màu đỏ,
xanh lá cây, vàng, xanh da trời và màu cam. Chính sự mờ tối của các màu sậm làm
cho màu sáng hơn nổi bật rõ nét. Cũng một thể ấy với chính sự sống. Chúng ta có
thể tốn nhiều ngày hay nhiều tuần lễ hoặc nhiều năm trong tông màu đen tối của
cuộc sống. Bịnh tật, đau đầu, thảm họa, ngược đãi và phản bội có thể khiến cho
chúng ta nghĩ rằng chẳng có tông màu nào sáng sủa hơn. Nhưng Đức Chúa Trời đang
tô vẽ một kiệt tác trong đời sống của bạn và trước khi nó hoàn tất, Ngài sẽ sử
dụng từng màu sắc trên bảng màu của mình. Nếu bạn không nhìn thấy sản phẩm sau
cùng trên đất, bạn sẽ nhìn thấy nó rõ ràng ở trên thiên đàng.
Tôi được nhắc nhớ đến câu nói nổi tiếng của Augustine: “Ngài có thể dựng nên chúng tôi cho chính mình Ngài, và tấm
lòng chúng tôi không yên nghỉ cho tới chừng nào chúng tìm được sự yên nghỉ
trong Ngài”. Muôn vật được dựng nên từ Ngài, bởi Ngài, và vì Ngài. Ngài là
nguồn cội, phương tiện, và là mục tiêu của mọi loài thọ tạo. Chúng là một phần
của “muôn vật” trong Rôma 11:36.
Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Có điều gì còn chừa lại cho chúng ta trừ ra lời lẽ của
Phaolô trong câu 36 không? “Vinh
hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men” (36d). Mọi lẽ mầu nhiệm của Đức
Chúa Trời dẫn chúng ta tới một trong hai hướng. Một là bạn bỏ đi đức tin mình rồi
trở thành kẻ hoài nghi hoặc bạn sấp mình quì gối xuống trước mặt Đức Chúa Trời
là Đấng quá vĩ đại, quá bao la, đáng kính sợ mà bạn không có thể hiểu biết trọn
vẹn được.
Đức Chúa Trời luôn luôn để lại cho chúng ta với một sự lựa
chọn, có phải không? Bạn có thể tin theo rồi được cứu hoặc bạn có thể hồ nghi rồi
bị rủa sả. Nhưng dù là cách nào đi nữa phần nhiều các thắc mắc của bạn sẽ không
bao giờ được giải đáp đầy đủ. Nếu bạn chọn tin theo, khi ấy chúng ta bị để lại
với lời lẽ sau cùng nầy: “Vinh
hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!”
Trong chỗ sống và trong chỗ chết – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong sự vui cũng như buồn – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong những ngày sáng sủa và những đêm tăm tối – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong lúc bệnh tật và trong khi mạnh khỏe – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong sở làm và trong tư thất của bạn – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong cuộc hôn nhân và nơi con cái của bạn – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong lúc bạn thịnh vượng và khi nghèo khó – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong thời buổi hòa bình và trong những lúc chiến tranh –
Vinh hiển cho Ngài đời đời,
vô cùng!
Trong làn gió hiu hiu nhẹ và trong cơn bão táp – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong lớp học và trong phòng họp – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong khoảnh khắc đắc thắng và trong lúc thất bại tối tăm
nhất – Vinh hiển cho
Ngài đời đời, vô cùng!
Trong những lời cầu nguyện được nhậm và trong những lời cầu
nguyện không được nhậm – Vinh
hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Trong nước mắt của ngày hôm qua, vui mừng của ngày hôm
nay, và phiêu lưu của ngày mai – Vinh
hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Ở trên trời và trên đất – Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng!
Bất cứ điều chi xảy đến, dù thảm họa hay đắc thắng, ở giữa
những năm tháng, với sự thay đổi của các mùa, khi chúng ta đủ hiểu biết hay chẳng
có chi hết, khi hy vọng qua đi và mọi sự chúng ta còn lại là Đức Chúa Trời, Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! Amen!