Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Sáng thế ký 28:10-28:16: "GIACỐP QUA ĐÊM BÊN VẦNG ĐÁ"


GIACỐP QUA ĐÊM BÊN VẦNG ĐÁ
Sáng thế ký 28:10-28:16



Là những cá nhân, chúng ta thỉnh thoảng phải đưa ra những quyết định khá gay gắt khi chúng ta nói: "Tôi cảm thấy cô đơn, tôi cảm thấy chẳng có ai để trò chuyện với, để nhận được lời khuyên hay tư vấn". Trong sứ điệp nầy, hôm nay chúng ta sẽ gặp gỡ một người có tên là Giacốp, là người thấy mình rất đơn độc vì cớ mọi hoàn cảnh của ông đều rất khó khăn và đầy thử thách. Chúng ta sẽ nhìn thấy mọi điều xảy cho ông cung hiến nhiều yên ủi và hy vọng cho bất cứ ai cảm thấy họ đang sống trong một chỗ khó khăn — một nơi mà tôi sẽ đề cập đến như "giữa vầng đá và một nơi gay go". Tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta có thể xác định với cách biểu hiện đó.
Có bao nhiêu người trong các bạn đã sử dụng một số thời gian chất lượng nơi "Trường Đại Học Choáng Người” kia chưa? Không ai trong chúng ta đã tốt nghiệp từ các lớp học mà ngôi trường ấy cung ứng cho. Một người có thể vật vã với một đề tài bất thường hoặc lướt qua vài lớp ở trường học, nhưng điều nầy không thực hiện được tại “Trường Đại Học Choáng Người” kia. Giống như câu chuyện nói tới một học viên phi công nhớ lại lúc huấn luyện viên dạy lái máy bay nói, hôm nay chúng ta sẽ thực hành việc tròng trành và quay tròn. Người sinh viên kia biết ngay ông ấy muốn nói gì và không thích ý tưởng ấy bao nhiêu. Bất chấp những phản kháng và thậm chí có lời nài nĩ hoãn lại hay, tốt hơn là quên đi toàn bộ ý tưởng đó. Đây là một kinh nghiệm huấn luyện không thể làm khác được. Có người khéo nói: "Khi mọi thứ rơi vào chỗ khó xử, hãy nhớ: chính sự cọ xát đó sẽ đem lại sự tỏa sáng". Vị tộc trưởng Giacốp sẽ minh họa cho tư tưởng nầy.
Câu chuyện của chúng ta được thấy có ở Sáng thế ký 28. Giacốp là một con người với nhiều vấn đề gay go trong cá tánh của ông. Có phải điều nầy áp dụng cho bất kỳ ai mà bạn quen biết theo cách riêng không? Đức Chúa Trời sắp sửa khởi sự một quá trình cọ xát hoàn toàn sẽ kết quả trong việc chiếu sáng ra mục đích của Ngài, là điều sẽ đem lại phước hạnh lớn lao cho ông, gia đình ông, và hoàn toàn cho cả thế gian — ngay cả thời buổi của chúng ta nữa. Từ kinh nghiệm của Giacốp, chúng ta sẽ kiếm được một số tri thức về những lần gặp gỡ với các chất mài mòn của cuộc sống mà Đức Chúa Trời cũng sử dụng để đặt sự sáng láng vào trong đời sống của chúng ta nữa.
Chương 28 mở ra với Giacốp đang đứng trước sự hiện diện của cha mình là Ysác, ông đang chuẩn bị để sai con mình đi chọn một cô dâu từ giữa vòng bà con sống tại Phađan Aram. Ông truyền cho Giacốp: "Chớ cưới vợ trong bọn con gái Ca-na-an" (câu 6). Với lời chúc phước của cha mình, ông "từ Bê-e-Sê-ba đi đến Cha-ran, tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó" (các câu 10-11). Đây là lần đầu tiên và là chỗ đầu tiên mà Giacốp có chiêm bao về cái thang bắt lên tận trời, rồi kết thúc với Chúa công bố phước hạnh của Ngài giáng trên ông (xem các câu 12-15).
Khi buổi tối của ngày đầu tiên phủ xuống, Giacốp thấy mình đang ở gần thành Luxơ. Ông biết hai cánh cổng thành sẽ đóng lại khi mặt trời lặn đi, vì thế ông phải qua đêm ở ngoài đồng trống, "người lấy một hòn đá làm gối đầu, và nằm ngủ tại đó" (câu 10). Có phải đây là “Nhà Nghỉ Vầng Đá” không? Đây có thể là nguồn gốc của cụm từ nổi tiếng: "dựa vào một nơi cứng như đá". Hết thảy chúng ta đều kinh nghiệm điều đó. Tuy nhiên, “nơi cứng như đá” của Giacốp đã đổi thành nguồn của một sự mặc khải lớn lao. Điều nầy không quá khó cho chúng ta để nhận ra, trên Linh Trình Thiên Thượng (hành trình "bước đi bởi đức tin"), có vài chỗ dừng chân "cứng như đá". Chúng hiện diện vì cùng một mục đích giống như cho Giacốp — để nhận lãnh một sự mặc khải thiên thượng — để nắn đúc chúng ta, để tác động vào tương lai của chúng ta.
Tôi đã nhắc nhở rằng Giacốp đang rời khỏi nhà vì cớ sự mong ước và với lời chúc phước của cha mình. Nhưng bạn cũng phải biết rõ rằng Giacốp đang rời đi vì nếu ông không đi, người anh sinh đôi của ông là Êsau sẽ giết ông vì đã lừa đảo để lấy cơ nghiệp gia đình. Có thể là ông sẽ chọn không rời khỏi nhà. Ông vốn ưa thích ở nhà bên mẹ mình hơn. Nếu ông không đi, ông là một người sẽ chết mất. Điều nầy đọng lại trong tôi cảm xúc lý trí và tình cảm của Giacốp đang xoắn lại giống như cái tổ ong mới bị người ta chiếm lấy vậy. Ông cảm thấy mình bị hất hủi. Khu vực an nhàn của ông đã bị xâm lược. Tương lai của ông rơi vào chỗ bất ổn. Có thể ông mang rất nhiều thắc mắc, thế mà chẳng có câu trả lời nào hết. Sự thể nầy có thể tạo ra một đêm rất bất an. Có thể đó là một đêm trằn trọc lắm và mất ngủ cho dù ông có thể đặt cả cơ thể mệt mỏi và mọi cảm xúc rối reng kia lên chiếc gối mềm mại nhất. Không được như thế đâu. Thay vì thế, ông đang gối đầu mình trên một hòn đá.
ÔNG GỐI ĐẦU MÌNH TRÊN HÒN ĐÁ!
Bây giờ, hãy để cho trí tưởng tượng của bạn chắp cánh đi. Hãy nắm lấy nửa tá tín chỉ văn học, nhắm vào cách sử dụng hình bóng và phép loại suy rồi nhìn xem vầng đá kia theo một phương thức mà bạn chưa hề nhìn thấy nó trước đây. Hãy xem hòn đá đó là VẦNG ĐÁ CỦA MỌI THỜI ĐẠI. Hãy xem VẦNG ĐÁ ấy là Chúa Jêsus. Có chỗ nào tốt hơn để gối đầu mình xuống — gối hết mọi tư tưởng rối rắm, mọi thứ tình cảm lẫn lộn, lo âu, sợ hãi (hãy liệt kê chúng ra hết thảy)? Có chỗ nào tốt để gối cả thảy chúng xuống hơn là Vầng Đá Jêsus Christ không?
Một người có thể đi ngủ với đầu mình gối trên một hòn đá nào khác trừ phi đó là Vầng Đá đặc biệt không? Đây là hình bóng: Chúa Jêsus là VẦNG ĐÁ. Làm sao tôi biết được chứ? Tôi biết được là vì hành trình của dân Israel từ Aicập vào xứ Canaan nói cho tôi biết. Phaolô nói: "và [dân Israel trong đồng vắng] uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ" (I Côrinhtô 10:4).
Câu nầy có ý nói rằng khi chúng ta thấy mình gặp một kinh nghiệm "giữa hòn đá và một nơi gay go", chúng ta có thể đổi kinh nghiệm đó từ "giữa hòn đá" thành gối đầu trên một Vầng Đá, yên nghỉ trên Vầng Đá. Trong khi chúng ta ở tại đó, chúng ta hãy nắm lấy lời cầu nguyện của David: "Hỡi Đức Chúa Trời, xin hãy nghe tiếng kêu của tôi, lắng nghe lời cầu nguyện tôi. Khi tôi cực lòng, tôi sẽ kêu cầu cùng Chúa từ nơi cực địa; Xin hãy dẫn tôi lên hòn đá cao hơn tôi" (Thi thiên 61:1-2). Để được Đức Thánh Linh dẫn dắt đến với "hòn đá cao hơn tôi" có nghĩa là chúng ta đến với một nơi có sự an ủi, yên nghỉ, bình an. Gối đầu trên Vầng Đá ấy là đặt hết mọi tư tưởng lo âu, phiền muộn lên trên Ngài. Làm thế là đặt chúng ta vào một chỗ để nhận lãnh một sự mặc khải mới mẻ về chiếc thang đang mở ra đến tận trời.
Tôi đã khám phá ra bản Kinh Thánh (KJV) chép: "…và ông lấy mấy hòn đá của nơi đó, rồi sắp chúng làm thành chiếc gối, rồi nằm xuống ở chỗ ấy mà ngủ". Đây là một trong những vẻ đẹp của bản Kinh thánh King James. Bản Kinh thánh tự thêm vào câu nói đẹp như bức tranh vẽ ấy. Việc nhìn thấy theo cách đó đã mở ra một cơ hội mới để khai thác vàng từ câu nói nầy khi chỉ có thể thấy được theo nghĩa bóng. Chúng ta hãy nhìn xem mọi điều ông đã làm và rồi đưa ra một số ứng dụng về mặt thực tế và về mặt thuộc linh. Ông . . .
1. Lấy mấy hòn đá của nơi đó.
2. Sắp chúng thành gối.
3. Nằm xuống tại nơi đó.
4. Mà ngủ.
ÔNG LẤY MẤY HÒN ĐÁ CỦA NƠI ĐÓ.
Đâu là kinh nghiệm của "chốn ấy"? Bạn và tôi đã có mặt ở đó. Đây là một nơi rất gay go vì đó là một nơi toàn bằng đá. Chẳng có một mảng cỏ xanh, mềm mại hơi ẩm nào hết để mà gối đầu. Chẳng có mùi hương của bông hoa thoang thoảng trên đôi cánh của hơi gió nhẹ nhè ban chiều. Thứ hiện có sẵn nhiều nhất ở đây là đá và toàn đá. Đây là một chốn hoang vu. Đối với Giacốp, đây là một nơi đơn độc. Đây là một khu đồng trống. Ông là ngọn đèn di động. Đây là một chỗ của hy vọng và ước mơ bị vùi dập. Một thời gian ngắn trước đây, ông tưởng mình sẽ thâu đoạt được sự giàu có và quyền thế. Ông đang lãnh lấy sự trống không và tẻ tách ra khỏi gia đình mình. Ông là một người bị anh mình thù ghét. Giờ đây, ông là chi thể của một gia đình tan vỡ. Ông đang trên đường trốn chạy. Chúng ta đã có mặt ở CHỐN ĐÓ.
CHỐN ĐÓ bạn mong mỏi sự yên ủi song sự yên ủi đã từ chối. Nhưng có nhiều hòn đá lắm.
CHỐN ĐÓ bạn ước ao tình bè bạn song tình bạn bè đã từ khước. Vẫn còn có nhiều hòn đá lắm.
CHỐN ĐÓ bạn có thể sử dụng một giọng nói quen thuộc, một giọng nói hiểu biết, song tình thân và sự hiểu biết không có ở đây. Những hòn đá đang hiện hữu ở đây, và có nhiều hòn đá lắm.
Phải làm gì đây? Sau đây là sự khám phá của một người.
Nhà tâm lý học người Do thái tên là Victor Frankl đã khám phá ra một lẽ thật quan trọng ở giữa trại tập trung của người Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến. Trong khi tìm cách sống còn trong nổi khủng khiếp của ngục tù mình, Frankl khởi sự quan sát các bạn tù với hy vọng khám phá điều kỹ xão sẽ giúp ông chịu đựng nổi thực tại kinh khiếp nầy. Cái điều Frankl đã tìm ra là đây: Những cá nhân nào không thể chấp nhận những gì đang xảy đến cho họ, họ không thể biến đau khổ trong hiện tại phù hợp với niềm tin của họ, họ không thể tìm được ý nghĩa của việc ấy theo thế giới quan của họ … họ thất vọng, mất hy vọng, và hiển nhiên đã thối lui và ngã chết. Nhưng những người kia, họ có thể tìm được một ý nghĩa từ đức tin của họ, lúc đó họ có thể tìm được sự trông cậy cho tương lai trổi hơn nổi đau khổ trong hiện tại của họ, và nhờ đó họ có thể chấp nhận mọi điều họ đang gánh chịu như một phần kinh nghiệm của họ, và họ đã tồn tại.
Trong câu chuyện của chúng ta về Giacốp, ông đang làm một việc khả thi. Ông lấy các hòn đá "rồi sắp chúng thành chiếc gối". Không phải ai cũng có thể làm được điều nầy đâu. Cơ hội, khả năng, đang sẵn có cho mọi người. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều nầy vì cách thức một người nhận định các hòn đá sẽ quyết định chúng cần phải được sử dụng như thế nào! Những hòn đá có thể được dùng như loại hỏa tiễn phóng vào nhiều người khác trong cuộc chơi được gọi là "trò đổ thừa". Những hòn đá có thể được dùng như loại bì để dìm một người xuống sâu dưới làn nước tự thương hại và thất bại.
Tuy nhiên, những hòn đá có thể được dùng dựng lên một cái móng chắc chắn để nâng đỡ một toà nhà mới. Hoặc, những hòn đá có thể trở thành một phần của toà nhà. Những hòn đá không thể bị biến thành sợi tơ mềm trong sương mai. Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cả. Nhưng chúng có thể trở thành chiếc gối cho một cái đầu và một cơ thể mệt mỏi NẾU NGƯỜI TA TIN CHÚNG CÓ THỂ TRỞ NÊN NHƯ THẾ. Victor Frankl, mô tả sâu thêm kinh nghiệm của ông trong trại tử thần của quân Phát xít: "Họ lột trần tôi. Họ lấy đi hết mọi thứ — nhẫn cưới, đồng hồ. Tôi đứng đó trần truồng và thình lình nhận ra ngay giây phút ấy dù họ có thể tước đi mọi sự khỏi tôi — vợ tôi, gia đình tôi, tài sản của tôi — họ không thể tước đi quyền tự do chọn cách phản ứng của tôi”.
Thomas Carlyle, nhà sử gia nổi tiếng, đã tốn mất hai năm viết quyển sách nói tới cuộc cách mạng Pháp. Vào ngày ông hoàn tất bản thảo, ông trao bản duy nhứt của mình cho một bạn đồng sự, là John Stuart Mill, để đọc và cho lời bình. Thế nhưng, khi ấy việc không tưởng được lại xảy ra. Người tôi tớ của Mill đã sử dụng bản thảo của Carlyle để nhúm lửa. Khi Mill báo cho ông biết sự thể đó, mặt của Carlyle đã tái đi. Hai năm cuộc đời của ông đã mất hết. Hàng ngàn giờ trong sự cô độc ông viết ra tác phẩm ấy giờ hóa ra công cốc. Ông không thể tưởng đến việc viết lại quyển sách. Ông rơi vào chỗ ngã lòng ghê gớm. Thế rồi một ngày kia, đang khi đi dạo trên đường phố, Carlyle để ý thấy một bức tường bằng đá ở dưới tòa nhà. Ông sững sờ. Bức tường than khóc ấy đã được dựng lên cứ mỗi lần một viên gạch. Đó là giây phút cảm thúc đối với ông. Nếu ông viết mỗi lần một trang, một ngày một lần, ông có thể viết lại quyển sách kia. Và đấy chính xác là những gì ông đã làm.
Bạn có thể viết mỗi lần một trang, mỗi ngày một lần không?
Sự tự do chọn lấy cách thức chúng ta sẽ phản ứng trước bất kỳ tình huống, nan đề hay sự khó nhọc nào, là ân tứ Đức Chúa Trời ban cho hiện có sẵn trong mỗi một người chúng ta. Chúng ta được tự do lựa chọn nhìn xem các hòn đá —các loại đá — và chỉ thế thôi. Chúng ta cần phải tự do đáp ứng dù tiêu cực hay tích cực đối với chiếc giường bằng đá của mình. Đây là một trong các câu chuyện mà tôi rất ưa thích. Chính câu chuyện ngắn mà tôi đã nghe rất nhiều lần có đề tựa là "Cánh Cửa Sổ". Có mấy phiên bản đấy, song hết thảy chúng đều có chung một thông điệp. Đây là câu chuyện nói tới hai người cùng ở chung với nhau trong phòng bịnh. Người nầy được phép ngồi dậy một tiếng đồng hồ mỗi buổi trưa để thoát dịch tràn từ phổi trong khi người kia phải nằm cho thẳng lưng. Hai người sẽ trò chuyện trong nhiều giờ liền. Họ đã bàn bạc về gia đình, công ăn việc làm, sự phục vụ trong quân ngũ của họ và về mọi chuyện khác nữa.
Người có thể ngồi dậy trông mong đến tiếng đồng hồ mỗi trưa khi ông ta có thể tự ngồi dậy nhìn qua cửa sổ cạnh giường mình. Mỗi bữa trưa ông sẽ mô tả những thứ ông nhìn thấy cho người kia biết. Ông nói tới cánh cửa sổ ngó sang một công viên xinh đẹp có cái hồ thật dễ thương lắm. Ông nói tới bầy thiên nga đang lội bơi trên hồ cùng mấy đứa trẻ tung tăng bên mé nước. Ông mô tả các thứ cây cối và bông hoa xinh đẹp điểm trang cho hồ nước ấy. Người kia nằm trên giường ở trong phòng sẽ khép mắt mình lại rồi hình dung ra bối cảnh của bức tranh. Tuy nhiên, sau vài ngày mô tả toàn cảnh bức tranh đẹp cho ông ta, ông ta bắt đầu kinh ngạc: "Tại sao mình có sở thích muốn thấy mọi sự trong khi mình không thể nhìn thấy được điều gì cả? Điều nầy thật không công bằng".
Sau đó một đêm, người nằm gần cánh cửa sổ kia bắt đầu ngạt thở rồi ho vì dịch tràn ra trong phổi. Trong khi người kia để ý thấy bạn cùng phòng của mình phấn đấu và sờ soạng tìm cái nút gọi y tá, ông ta chưa bao giờ sử dụng cái nút của mình để kêu y tá trợ giúp. Chưa đầy năm phút thì người kia đã tắt thở. Sáng hôm sau, các y tá vào đến thì thấy thi thể không hơi sống của người nằm gần cánh cửa sổ. Thế rồi, thi thể ấy được dời đi và để cho thích ứng, người nọ được dời sang chiếc giường nằm cạnh cánh cửa sổ đó. Y tá rất vui vẻ làm theo ý muốn của ông và ông được dời sang đấy. Từ từ và dù có đau đớn, người ấy tự chống tay mình ngồi dậy để có được cái nhìn đầu tiên. Sau cùng, ông ta có được niềm vui tự mình nhìn thấy toàn cảnh đẹp kia. Ông ta đã cật lực để nhìn ra cánh cửa sổ bên cạnh giường. Khi ông ta làm như thế, ông ta chẳng nhìn thấy chi hết trừ ra bức tường gạch.
Bạn nhìn thấy gì khi bạn nhìn qua cánh cửa sổ Nhà Nghỉ Vầng Đá của bạn?
Đây là một việc để suy gẫm. Vùng sa mạc New Mexico, Arizona và California có một vẻ đẹp đặc biệt nếu có ai muốn nhìn xem nó. Tôi đã nhìn thấy vẻ đẹp ấy và không có gì sánh với nó được. Cả hai: chim ruồi và kên kên đều bay trên vùng sa mạc nầy. Tất cả chim kên kên đều nhìn thấy thứ thịt thối rửa, vì đấy là những điều chúng trông tìm. Chúng phát triển nhanh trên tấm thực đơn đó. Còn loài chim ruồi, chúng không màng đến các động vật tươi hay đã chết. Thay vì thế, chúng tìm kiếm những đóa hoa nhiều màu sắc cùng các loài thực vật sa mạc. Loài kên kên sống như chúng muốn. Chúng sống theo quá khứ. Chúng tự làm no mình với thứ đã chết và qua đi. Còn loài chim ruồi (hummingbirds), chúng sống theo những gì là hiện tại. Chúng tìm kiếm sự sống mới. Chúng tự làm no mình với sự tươi mới và sự sống. Từng loài chim đều tìm thấy những gì chúng muốn tìm kiếm. Hết thảy chúng ta cũng vậy.
Giacốp đã làm ra chiếc gối từ những hòn đá rồi "qua đêm tại đó". Phải, ở CHỐN ĐÓ. Chốn nhọc nhằn. Chốn đau thương. Tự nhiên thì chúng ta sẽ không chọn ở lại một mình dù là giây lát nơi Nhà Nghỉ Vầng Đá. Điều nầy được quyết cho chúng ta có lẽ bởi một lỗi lầm dại dột nào đó nơi phần của chúng ta. Hay, điều đó được quyết cho chúng ta bởi Cha khôn ngoan thiên thượng muốn bày tỏ chính mình Ngài ra theo một phương thức mới mẻ. Bất luận lý do có là gì đi nữa, chúng ta đang có mặt tại đó.
Hãy nhớ tới Chuck Colson, một trong những nhân vật tai tiếng trong vụ Watergate không? Ông ta là một trong các cố vấn của Tổng Thống Nixon. Một trong "những người của Tổng Thống", phải nói như thế. Trong khi không xứng gọi là Nhà Nghỉ Vầng Đá khi ông thấy mình ở đàng sau các chấn song của Nhà Tù Liên bang trong mấy tháng sau khi nổ ra vụ Watergate. Và ông phải "qua đêm tại đó", Chuck Colson tóm tắt cuộc sống của mình theo cách nầy trong quyển sách của ông, “Đức Chúa Trời yêu thương”: "di sản thực sự của cuộc đời tôi là thất bại to lớn nhất của tôi — rằng tôi là một cựu tù. Sự nhục nhã lớn lao nhất của tôi — bị nhốt trong tù — là phần khởi đầu trong sự đại dụng long trọng nhất của Đức Chúa Trời cho cuộc đời tôi; qua sự lựa chọn của Ngài, tôi có kinh nghiệm duy nhứt là khoe về sự vinh hiển của Ngài".
Kinh nghiệm biến đổi Nhà Nghỉ Vầng Đá của ông giờ đây là cổ tích rồi. Là nhà sáng lập và lãnh đạo của Prison Fellowship, ông trở thành công cụ có ảnh hưởng mạnh mẽ cho Đấng Christ trong nhiều đời sống hàng trăm người nam người nữ ở đàng sau các bức tường của nhà tù khắp thế giới. Giacốp đã nhận lãnh sự khải thị có tính cách biến đổi trong đêm ông gối đầu nằm nghỉ trên chiếc gối bằng đá kia. Colson đã nhận lãnh y như vậy. Khi họ lần đầu tiên chế tạo các quả banh golfs, họ làm cho lớp vỏ ngoài trơn phẳng. Họ khám phá ra sau khi quả bóng bị nhám đi, người ta có thể đập chúng đi xa hơn. Vì vậy, họ khởi sự chế tạo chúng với lớp da hơi thô. Cũng một thể ấy với sự sống; nó cần một số chỗ xù xì để đưa chúng ta đi xa nhất.
Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng mọi điều tôi đang nói tới nằm trong cách thức trổi hơn thực tế, kỳ thực đó là cuộc cỡi ngựa vào trong vùng đất tưởng tượng, chúng ta hãy nhìn vào những gì được gọi là PHÁT SÚNG ÂN HUỆ (kết liễu hay sự kiện quyết định). Những gì xảy ra kế tiếp đây thực sự là sự kiện quyết định. Kinh thánh chép về Giacốp: "ông nằm xuống mà ngủ". Tôi sẽ đồng ý với phản đối của ai đó muốn nâng câu chuyện nầy lên thành một biến cố tiền lệ là có ai đó khác hơn Giacốp đã thực hiện việc ấy. "Mọi việc sẽ định cứ lời khai của hai hoặc ba người làm chứng" (II Côrinhtô 13:1). Thí dụ, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ tới cái đêm mà các ngư phủ "chuyên nghiệp" từ xứ Galilê đã thất bại quanh cơn bão trên biển không giống ai hết. Chiếc thuyền tròng trành với các làn sóng, nhiều đến nỗi mấy gã "chuyên nghiệp" đã la lên: "nầy, chúng ta sẽ bị chìm lĩm chắc chắn giống như mấy cái tên Phierơ, Giacơ và Giăng vậy!"
Nhưng hãy đợi xem! Hãy nhìn vào một lời bình mô tả cái đêm hỗn loạn và gần chết trên Biển Galilê. "Vả, có cơn bão lớn nổi lên, sóng tạt vào thuyền, đến nỗi gần đầy nước; nhưng Ngài đang ở đằng sau lái, dựa gối mà ngủ. Môn đồ thức Ngài dậy mà thưa rằng: Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao? … Đoạn, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi sợ? Chưa có đức tin sao?" (Mác 4:37-38, 40).
1. Đây là một trận bão cuồng phong.
2. Những lượn sóng ụp vào thuyền.
3. Thuyền gần đầy nước.
4. Chúa Jêsus đang gối đầu nằm ngủ.
5. Các môn đồ không có đức tin.
Có phải sự kiện nầy trải ra mọi giới hạn thực tế cho bạn nhìn thấy chăng? Đối với tôi là thế đấy. Chúa Jêsus không có chiếc gối bằng những hòn đá song bối cảnh phù hợp với từng tiêu chuẩn cho câu chuyện nói tới Giacốp và thực sự ngủ được khi một người đang ở "giữa vầng đá và một nơi gay go". Nhưng có một trường hợp khác. Trường hợp nầy đến từ một trong những câu chuyện quen thuộc nhất trong sách Công Vụ các Sứ Đồ. "Đang thuở đó, vua Hê-rốt hà hiếp một vài người trong Hội thánh. Vua dùng gươm giết Gia-cơ là anh của Giăng; thấy điều đó vừa ý người Giu-đa, nên cũng sai bắt Phi-e-rơ nữa. Bấy giờ nhằm ngày ăn bánh không men. Vậy, vua bắt người và hạ ngục, phó cho bốn ngũ binh canh giữ, mỗi ngũ có bốn tên lính. Vua toan đợi lúc xong lễ Vượt Qua, thì bắt người ra hầu trước mặt dân chúng. Vậy, Phi-e-rơ bị cầm trong khám, còn Hội thánh cứ cầu nguyện Đức Chúa Trời cho người luôn. Vả, đêm rạng ngày mà Hê-rốt định bắt Phi-e-rơ ra hầu, người đang mang hai xiềng, ngủ giữa hai tên lính, và trước cửa có quân canh giữ ngục" (Công Vụ các Sứ Đồ 12:1-6).
Bạn biết đấy, câu chuyện kết thúc với sự giải cứu lạ lùng của Phierơ bởi tay của thiên sứ. Và bạn cũng nhìn thấy mọi yếu tố trong câu chuyện nầy chỉ ra ông có thể nằm ngủ giống như Giacốp, ở chốn gay go. Chúa Jêsus đã nằm ngủ qua tai vạ trên biển. Phierơ đã nằm ngủ ngon lành, có thể ông đã ngáy khò khò vào buổi tối trước ngày mà ông sẽ bị chém. Đâu là lời cáo lỗi của chúng ta vì không theo gương nêu ra bởi Chúa Jêsus và bởi Phierơ? Sợ hãi chăng? Thiếu đức tin chăng? Đối với các môn đồ trên biển bão giông, họ đã sợ hãi vì thiếu đức tin.
Sợ hãi là sát thủ của đức tin.
Đức tin là sát thủ của sợ hãi.
Tôi có một câu hỏi và rồi tôi muốn đưa ra câu chuyện để minh họa cho quan điểm của tôi. Câu hỏi: Bạn phấn đấu thế nào ở bên trong khi bạn đối diện với những gì bị xem là thách thức dữ dằn nhất? Sau đây là câu chuyện của tôi.
W.A. Criswell, lâu nay là Mục sư của Hội thánh First Baptist ở Dallas cho tới lúc ông hưu hạ cách đây mấy năm, đã thuật lại một câu chuyện nói về một nhà truyền đạo, ông nầy rất thích săn bắn. Nhà truyền đạo đi ra rồi mua hai con chó săn. Ông ta giữ chúng ở sân sau, ở đó ông huấn luyện chúng. Một sáng kia, một con chó rất dữ chạy đến. Ông núp dưới hàng rào và trước khi ông và hai con chó săn kia có mặt trước hàm răng và móng vuốt của nó. Lúc đầu, nhà truyền đạo nghĩ sẽ đưa hai con chó săn mình xuống tầng hầm để tránh đối đầu, nhưng rồi lại quyết định chỉ để cho con chó dữ kia tiếp thu bài học. Sau mấy phút ấu đã với hai con chó săn, con chó dữ quyết định nó đã đánh nhau đủ rồi lui về dưới hàng rào để liếm các vết thương của mình. Sáng hôm sau cũng một việc ấy xảy ra . . . cũng một thời điểm . . . cũng một địa điểm. Rồi sáng hôm sau, và sáng hôm sau nữa. Mỗi sáng con chó dữ lại đến, gầm gừ dưới hàng rào, đánh nhau rồi rút lui dưới hàng rào và con hẽm. Sau thời gian ấy, nhà truyền đạo phải vắng mặt mấy tuần lễ để đến nhóm lại ở buổi nhóm phục hưng. Khi ông trở về, ông hỏi vợ mình về con chó dữ và hai con chó săn kia. Bà đáp: "Ông sẽ không bao giờ tin điều gì đã xảy ra đâu. Mỗi ngày con chó dữ kia trở lại sân sau và đánh nhau với hai con chó săn. Không sót một ngày nào cả. Giờ đây chuyện đã đến một điểm khi hai con chó săn chỉ cần nghe thấy nó trở xuống con hẽm và nhìn thấy nó thu mình dưới hàng rào, ngay lập tức chúng khởi sự rên rĩ và chạy xuống tầng hầm. Con chó dữ kia đến trong sân sau và đi khệnh khạng giống như nó làm chủ ở đấy vậy".
Có thể bạn cảm thấy mình đã "núp ở dưới hàng rào" một thời gian quá lâu. Có thể bạn cảm thấy bạn chưa đủ năng lực để núp thêm một lần nữa ở đó. Có thể bạn cảm thấy mình đã có đủ thứ đã bị đánh bại. Tôi sẽ nói gì đây? Điều tôi có thể thốt ra sẽ hành động như một bàn tay trợ giúp để nhấc bạn đứng trên chân của mình và khích lệ bạn nhận biết bạn không sống một mình đâu!?! Có thể bạn giống như Giacốp, phải nằm ở một chỗ gay go cảm thấy cô độc, bất ổn về tương lai.
Tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng khi Giacốp "qua đêm tại đó" (Sáng thế ký 28:11), Đức Giêhôva đã hiện ra cùng ông. Ông đã học biết mặc khải về cái thang truyền thông bắc giữa trời và đất. Các thiên sứ đi lên và đi xuống giữa trời và đất cho ông thấy rằng “các sứ giả” của Đức Chúa Trời đang thường xuyên chăm chỉ làm công việc của Đức Chúa Trời. Thế nhưng đối với tôi, đây là phần hay nhất: "Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời … Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi" (Sáng thế ký 28:12-15).
1. "Đức Giêhôva ngự trên đầu thang". Ngài đang đứng "bên trên" mọi hoàn cảnh, mọi nan đề, quan phòng "những chiếc gối bằng đá" của chúng ta.
2. Ngài là "Giêhôva Đức Chúa Trời". Ngài là Đấng Tể Trị mọi sự. Chẳng có ai đối địch với quyền phép và năng lực để cứu của Ngài.
3. "Ta ở cùng ngươi …sẽ theo gìn giữ đó…không bao giờ bỏ ngươi". Đúng là những lời hứa gây dựng đức tin, đầy sự bảo đảm và yên ủi. Một âm điệu giống như như âm điệu mà Chúa Jêsus đã hứa và đang thực hiện hôm nay.
4. "Ta sẽ làm xong những điều ta đã hứa". "Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, Cũng chẳng phải là con loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” (Dân số ký 23:19).
Đừng quên điều nầy! "Gia-cốp THỨC GIẤC [phần nhấn mạnh là của tôi], nói rằng: Thật ĐỨC GIÊ-HÔ-VA hiện có trong nơi đây mà tôi không biết!" (Sáng thế ký 28:16). Đối với những ai trong chúng ta, nếu như thấy khó "nhìn thấy" bất cứ sự tốt lành nào trong những việc đang xảy ra khi chúng ta dành thì giờ ở Nhà Nghỉ Vầng Đá, chúng ta hãy nghe lời lẽ của Phaolô. Ông nói: "Cho nên có chép rằng: Ngươi đang ngủ, hãy thức, hãy vùng dậy từ trong đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi" (Êphêsô 5:14). Giacốp đã thức giấc và nói:
"Đức Giêhôva có ở tại Nhà Nghỉ Vầng Đá — MÀ TA KHÔNG BIẾT!"
Nguyện chúng ta "thức giấc" ra khỏi sự lằm bằm của mình.
Nguyện chúng ta "thức giấc" ra khỏi sự than vãn của mình.
Nguyện chúng ta "thức giấc" ra khỏi việc cảm thấy buồn lo cho bản thân mình.
Nguyện chúng ta "thức giấc" ra khỏi việc đưa ra những lời cáo lỗi.
Nguyện chúng ta "thức giấc" ra khỏi việc đổ thừa cho người khác.
Nguyện chúng ta "thức giấc" trước một sự tỉnh thức về lời hứa, sự tiếp trợ và sự hiện diện của Đức Chúa Trời!
Đây là một trong những lời tuyên xưng đức tin mạnh mẽ nhất mà một người có thể thốt ra trong thời gian người ấy ngụ tại Nhà Nghỉ Vầng Đá. Hãy khiến lời tuyên xưng của David trở thành lời tuyên xưng của bạn. Ông nói: "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi. Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi. CHÚA XÉT NÉT NẺO ĐÀNG VÀ SỰ NẰM NGỦ TÔI, QUEN BIẾT CÁC ĐƯỜNG LỐI TÔI [phần nhấn mạnh là của tôi]. … Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, ví tôi nằm dưới âm-phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó. Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông, bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, Tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi. Nếu tôi nói: Sự tối tăm chắc sẽ che khuất tôi, ánh sáng chung quanh tôi trở nên đêm tối, thì chính sự tối tăm không thể giấu chi khỏi Chúa, ban đêm soi sáng như ban ngày, và sự tối tăm cũng như ánh sáng cho Chúa" (Thi thiên 139:1-3, 7-12).
Niềm hy vọng và sự cầu nguyện của tôi, ấy là nếu bạn thấy mình đang ở trong chỗ gay go nơi chiếc gối của bạn, giống như chiếc gối của Giacốp, là một vầng đá mà bạn sẽ để cho đức tin mình thốt ra sự bất an. Hãy tin rằng Đức Chúa Trời đang đứng bên trên mọi hoàn cảnh của bạn và đang tể trị chúng. Hãy tin rằng Ngài là Giêhôva Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng và lời hứa của Ngài — Ta ở cùng ngươi, Ta sẽ giữ gìn ngươi, Ta sẽ không bỏ ngươi và Ta sẽ giữ từng lời hứa mà ta đã lập với ngươi — sẽ được nhận biết cách đầy đủ.
Chúng ta hãy cầu nguyện: "Lạy Cha yêu thương, nhân từ, và có lòng quan tâm ở trên trời, chúng con hướng về Ngài, linh hồn chúng con tìm kiếm sự yên nghỉ và sự yên ủi. Chúng con nhớ đến Lời Ngài phán dạy: "sẽ có một người như nơi núp gió, và chỗ che bão táp; như suối nước trong đất khô, như bóng vầng đá lớn trong xứ mòn mỏi" (Êsai 32:2). Chúng con xưng rằng Cứu Chúa của chúng con, Chúa Jêsus, là nơi ẩn núp của chúng con. Chúng con đến với Ngài để tìm nơi ẩn núp và sự yên ủi tránh bão táp. Ngài là vầng đá lớn che chúng con trong xứ mòn mỏi nầy. Cảm tạ Ngài vì đã ban năng lực của Ngài cho những ai đang mệt mỏi ở trong lòng và trong thân thể. Xin ràng họ bằng sợi dây bình an của Ngài. Xin thêm sức cho họ bằng năng lực Ngài bởi Thánh Linh Ngài trong linh hồn họ. Chúng con cầu nguyện trong danh của Chúa Jêsus”.


Giai điệu: Xin Chúa mở mắt chúng con,
Chúng con muốn nhìn xem Chúa Jêsus.
Rờ đụng và chạm đến Ngài
Và thưa rằng chúng con yêu mến Ngài.
Xin Chúa mở mắt chúng con,
Xin giúp chúng con biết lắng nghe.
Xin Chúa mở mắt chúng con,
Chúng con muốn nhìn xem Chúa Jêsus.
(Tác giả vô danh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét