Chúa
Jêsus có sống
ở
Oak Park không?
Galati
5:19-26
"Hãy
làm cho xong những gì Ngài đã khởi sự, và xin ban cho con điều lòng con ao ước”, lời cầu nguyện của Anselm xứ Canterbury
Tuần
nầy, tôi có đọc quyển sách nặng ký do Donald L. Miller viết có đề tựa là Thành Phố Của Thế
Kỷ. Tựa đề “Chicago và sự thành lập nước Mỹ” lần theo những
ngày đầu sớm sủa của nó như một trạm buôn lông thú vắng khách cho tới sự nổi bật
của nó là một thành phố cấp thế giới vào năm 1900. Một trong những chương cuối được
gọi là “Nếu Đấng
Christ Đến Với Chicago !”
dựa theo một quyển sách với tựa đề đó được viết ra vào năm 1894 bởi William
Stead. Đây là một ý niệm không tưởng của thế kỷ thứ 19, nhưng là một ý tưởng vẫn
còn khuấy động sự tưởng tượng cho đến bây giờ.
Sẽ
ra sao nếu Chúa Jêsus đến với thành phố Chicago ?
Ngài sẽ làm gì chứ? Ngài sẽ nói gì đây? Chỉ đưa ra một câu hỏi thôi, nó sẽ đẻ
ra hàng ngàn câu hỏi khác. Và lớp người trẻ hôm nay có đến hàng triệu người đã đưa
ra câu hỏi qua những băng đeo tay với 4 chữ cái: WWJD (What would Jesus do?) [Chúa Jêsus sẽ làm
gì đây?]
Quan
niệm về Chúa Jêsus đang bước đi trên đất hôm nay rất là ly kỳ và đầy sự kích
thích. Tháng rồi, tôi đến thăm Đảo Word of Life ở Hồ Schroon, Nữu Ước. Khi tôi bước
vào “Rock Dome”
có tới hàng trăm thanh thiếu niên cổ vũ ở đó, tôi nhìn thấy một tấm biển gắn ở đó
mà ai nấy đều nhìn xem nó: “Chúa Jêsus Đang Bước Đi Trên Hòn Đảo Nầy. Liệu bạn có gặp
Ngài trong tuần lễ nầy chăng?” Thật đáng kinh ngạc khi nhìn thấy lời
lẽ ấy gắn ở đó. Chúa Jêsus đã sống cách đây 2.000 năm và đã bước đi trên những
con đường bụi bặm ở xứ Giuđê xưa. Có phải Ngài đang bước đi trên đất hôm nay?
Có
phải Chúa Jêsus đang sống ở Oak Park
không? Mỗi lần tôi rao ra đề tựa bài giảng với hội chúng, ngay tức thì có một
tiếng cười liền. Tôi tự hỏi, tiếng cười ấy có ý nghĩa gì chứ? Có phải chúng ta
nghĩ Chúa Jêsus đến với Oak Park
là điều rất khó chăng? Hay có phải chúng ta cho rằng dân sự của Oak Park sẽ không nghinh đón
Ngài? Nếu chúng ta trả lời “no” ở đây, chúng ta sẽ nhớ rằng Ngài đã bị chối
bỏ khi Ngài đến với trần gian cách đây 20 thế kỷ. Mặc dù xã hội đã tiến bộ rất
lớn về tri thức và sự tinh tế, tấm lòng của con người đã chẳng có thay đổi chi
hết.
Phân
đoạn Kinh thánh của chúng ta là cánh cửa sau cho thắc mắc mà tôi đã đưa ra. Ở Galati 5:19-26, chúng ta được mời
phải xem xét hai phương thức sống khác nhau. Một phương thức được gọi là các “hành động của bản tánh tội lỗi” hoặc “công việc của xác
thịt”. Phương thức ấy mô tả thể nào là cuộc sống không có Đức Chúa
Trời!?! Hay nói theo cách khác, sống bởi xác thịt là điều đang xảy ra khi bạn
quyết định bước theo đường lối riêng của mình trọn đời.
Còn
phương thức sống kia được gọi là “trái của Thánh Linh”. Phương thức ấy mô tả một
cuộc sống đầy dẫy với quyền phép siêu nhiên và được cai quản bởi các đức tính
chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời mà thôi.
Chúng
ta được mời ở trong phân đoạn Kinh thánh nầy phải xem xét phương thức mà chúng
ta đang sinh sống. Chúng ta đang đi theo con đường nào? Xác thịt hay Thánh Linh?
Sống hay chết? Quyền phép siêu nhiên hay liên tục chìu theo bản ngã? Như chúng
ta sẽ thấy, sống bởi xác thịt là tự nhiên và thậm chí dễ dàng theo nhận định
cho rằng chúng ta bị kéo theo chiều hướng đó. Nếu chúng ta muốn sống theo Thánh
Linh, chúng ta có một số lựa chọn phải đưa ra, những sự chọn ấy chẳng dễ chịu
chút nào. Và chúng ta phải đưa ra chúng mỗi ngày. Nhưng khi chúng ta chọn sống
theo quyền phép của Thánh Linh, có một việc siêu nhiên đang xảy ra.
Chúa
Jêsus có sống nơi bạn đang sống không? Hãy giữ phần đọc Kinh thánh nhé. Câu trả
lời nương vào bạn đấy.
I.
Công Việc Của Xác Thịt (các câu
19-21).
“Vả,
các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ
hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất
bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy.
Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: hễ ai phạm những việc thể ấy thì
không được hưởng nước Đức Chúa Trời” (Galati 5:19-21).
Bảng
danh mục nầy thật dài và gây nãn lòng có
một số ý đồ. Một sự tra xét kỹ càng cho thấy rằng những tội lỗi đa dạng dường
như rơi vào bốn phạm trù. Thứ nhứt, có những tội lỗi về tình dục: gian dâm, ô uế,
luông tuồng. Chữ đầu tiên đề cập đến bất kỳ hoạt động tình dục nào ở ngoài hôn
nhân và kể cả tình dục tiền hôn nhân, đồng tính luyến ái, và tất cả các hình thức
khiêu dâm. Ô uế nói tới tánh khao khát bên trong muốn thử các lãnh vực nầy. Đấy
là những lãnh vực mà nhiều người sẽ làm nếu họ nghĩ họ không hề bị cuốn vào. Luông
tuồng đôi khi được dịch là “dâm dục”. Từ nầy mô tả một thái độ trắng trợn
nói rằng: “Tôi sẽ
phô bày hành vi dục vọng của tôi cách công khai và tôi bất chấp ai nghĩ gì về
việc đó”.
Thứ
hai, có những tội lỗi về mặt tôn giáo: thờ hình tượng và phù phép. Thờ hình tượng
là một từ ngữ rộng đề cập tới bất cứ điều chi tốt đẹp trở nên quan trọng hơn Đức
Chúa Trời. Nó đề cập tới thứ tình cảm quá mấu về tiền bạc hay của cải hoặc sự
nghiệp hay thậm chí người nào trở nên quan trọng đối với bạn hơn Đức Chúa Trời.
Phù phép dịch một từ Hylạp có liên quan tới chữ “pharmacy” [phòng bào chế] trong Anh ngữ. Từ nầy bao gồm lạm dụng ma túy, ma
thuật, phù phép, gọi hồn, luân hồi, tà thuật, và nói chung những gì chúng ta gọi
là Phong Trào Kỷ
Nguyên Mới.
Thứ
ba, có thứ tội lỗi về mặt xã hội như thế nầy: thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn
giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ. Thù oán mô tả một sự thù nghịch bóp
méo mọi mối quan hệ của con người. Tranh đấu có nghĩa là bạn không đi cùng chiều
được với người nào đó. Ghen ghét, ý nói bạn muốn những gì họ đang có. Buồn giận
nghĩa là bạn không giữ được tánh khí của mình và rồi đưa ra lời cáo lỗi vì đã
như thế. Bất bình mô tả một người muốn có nhiều hơn là mình đang có, không thấy
thỏa lòng. Bè đảng nói tới người thích gây ra rắc rối. Bè đảng được dựng nên bởi
những kẻ khéo gây rắc rối. Ganh gổ là một tội lỗi xấu xa, nó nói: “Tôi muốn thứ bạn
có và tôi muốn bạn không có thứ ấy”. Khi các tội lỗi nầy xuất hiện, mối
quan hệ của con người bị phá hỏng và tan vỡ.
Thứ
tư, có những tội lỗi quá độ: say sưa và mê ăn uống. Say sưa không những nói tới
việc lạm dụng rượu chè, mà còn nói tới việc không thể kiểm soát được tính hủy
diệt, thống trị của nó nơi đời sống của
một người. Mê ăn uống là một từ ngữ đôi khi được dịch bởi từ “chè chén vui chơi”.
Bạn sẽ gọi từ ấy là “tiệc tùng liên miên”. Chắc chắn từ ngữ nầy áp dụng
vào những thứ như bạn bè tiệc tùng, tiệc cuối tuần, tiệc tùng say sưa, tiệc
tùng lúc ba mẹ không có ở nhà, tiệc tùng sau giờ làm việc, tiệc Năm Mới, và cứ
thế. Đây là những buổi họp mặt có kết hợp với rượu, phô trương, làm giảm đi ức
chế, và chắc chắn phi luân về tình dục nữa.
Ở
câu 21, Phaolô nói thêm cụm từ “cùng các sự khác giống như vậy”, cụm từ nầy có ý
nói danh sách nầy là gợi ý, chưa đầy đủ. Có nhiều “việc làm xác thịt” khác nữa. Tuy
nhiên, dầu bảng danh sách có dài đấy, các tội lỗi nầy là “hiển nhiên”. Sống bởi xác thịt
luôn luôn tạo ra những kết quả xấu. Nếu bạn quyết định bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi
đời sống của mình, bạn sẽ không thể
tránh được mọi hậu quả. Điều chi có ở trong lòng tự nó sẽ tỏ ra trong đời sống
của bạn (một là tốt hơn hay là tệ hại hơn)
chẳng chóng thì chày. Mọi sự bị che kín một ngày kia sẽ lậu ra. Bạn không thể
che giấu xác thịt ở dưới bức màn tôn giáo và đạo đức, nó sẽ chẳng bị che kín
mãi được.
Điểm
quan trọng nhất cần phải lưu ý, ấy là các thứ tội lỗi nầy đánh dấu một đời sống
chưa được tái sanh. Khi Phaolô nói rằng ai làm những việc thể nầy sẽ không hưởng
được Nước của Đức Chúa Trời, ông đề cập tới không phải một hành động thôi đâu,
mà là toàn bộ phương thức sống. Đến cuối cùng, bạn có thể có xác thịt hay bạn
có thể có Nước của Đức Chúa Trời, song bạn không thể có cả hai được. Chúng là
thứ loại trừ lẫn nhau. Hạng người tà dâm và giết người và thờ lạy hình tượng sẽ
không được lên thiên đàng. Vì vậy, người nào có đời sống bị đánh dấu bằng thù hận
và ganh ghét cũng sẽ không được lên đó. Trong khi sự thực cho thấy hết thảy
chúng ta đều rơi vào các thứ tội lỗi nầy lúc nầy hay lúc khác, Cơ đốc nhân thực
cảm thấy sức thuyết phục của Đức Thánh Linh và chắc chắn chúng ta một lần nữa
xây lòng mình hướng về thiên đàng. Có một ý thức rất thực, trong đó việc loại
trừ ra khỏi thiên đàng là trách nhiệm của con người. Họ sẽ không đến với Đức
Chúa Trời vì họ yêu mến sức lôi kéo của xác thịt quá nhiều. Con người ưa thích
sự tối tăm hơn sự sáng vì mọi việc làm của họ là xấu. Người nào đi địa ngục chính là những người đã chọn đi đến đó.
Thiên
đàng sẽ được hưởng bởi từng người nào có thiên đàng trong linh hồn họ. Người
nào sống như địa ngục một ngày kia sẽ sống trong địa ngục.
II.
Trái Thánh Linh (các câu 22-23).
“Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu
thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại,
tiết độ: không có luật pháp nào cấm các sự đó” (Galati 5:22-23).
Nhưng
còn có phương thức sống khác. Phaolô gọi phương thức ấy là “trái Thánh Linh”. Chín thứ ơn ở đây
được liệt kê ra giống như một chùm nho vậy. Đây không phải là “thành quả”
của Đức Thánh Linh mà đơn giản là “trái” của Thánh Linh. Khi Đức Thánh Linh được tự
do tể trị trong tấm lòng của chúng ta, những thứ ơn nầy là kết quả siêu nhiên của
công tác Ngài ở trong chúng ta.
Theo
truyền thống, phẩm chất chín bổn tánh nầy được chia ra thành 3 “bộ ba”.
Thứ nhứt, có ba phẩm chất kết chúng ta hiệp với Đức Chúa Trời: yêu thương, vui
mừng và bình an. Yêu thương nói tới loại tình cảm tỏ ra cùng người khác mà
không nghĩ tới điều chi sẽ nhận lãnh trở lại. Vui mừng là lạc quan tin kính dầu
đang ở trong hoàn cảnh đầy thử thách. Bình an
là sự thỏa lòng tin kính bất chấp mọi cảnh ngộ của chúng ta. Theo ý nghĩa
sâu sắc nhất, các thứ ơn nầy đến từ Đức Chúa Trời và đưa chúng ta trở lại với
Ngài.
Bộ
ba thứ nhì các phẩm chất chìa tay ra với những người ở chung quanh chúng ta: nhịn
nhục, nhân từ và hiền lành. Nhịn nhục dược dịch rõ hơn bởi cụm từ truyền thống “nhẫn nại”.
Nó nói tới sự nhịn nhục can đảm bền bĩ với thời gian trong các hoàn cảnh khó khăn.
Nhân từ đề cập tới một tánh khí giàu ơn đối cùng tha nhân. Hiền lành là yêu thương
trong hành động.
Bộ
ba thứ ba bao gồm ba phẩm chất mô tả bổn tánh bề trong của chúng ta: trung tín,
mềm mại và tiết độ. Trung tín ý nói tới một việc như “đáng tin cậy”. Người nào với đức
tính nầy luôn giữ lời nói, lời hứa, và lời thề của mình. Mềm mại thường được dịch
là “nhu mì”,
chữ nầy không có nghĩa là “yếu đuối” nhưng
thay vì thế “sức
mạnh của tôi đặt dưới quyền điều khiển của Đức Chúa Trời”. Đây là khả
năng đáp ứng với sự tử tế khi bị khiêu khích, lúc bạn bị cám dỗ phải bung ra. Tiết
độ là “mọi ước
muốn của tôi đặt dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời”. Đặc biệt nó
nói tới những khoảnh khắc cám dỗ kia, khi chúng ta muốn đi đâu đó hay làm việc
gì đó hoặc thử một việc hay nhìn vào một việc mà chúng ta biết là sẽ chẳng có
gì tốt đẹp cho chúng ta. Tiết độ cũng nói tới thời điểm chúng ta phá vỡ một mối
quan hệ mà chúng ta biết nó không dẫn chúng ta tới chỗ mà Đức Chúa Trời muốn
chúng ta phải tới.
Tôi
thấy rất là nâng đỡ khi sánh mọi “việc làm” của xác thịt với “trái” của
Thánh Linh. Rõ ràng, có một sự khác biệt rất lớn trong hai phạm trù —
không những ở kết quả của chúng mà còn ở khởi đầu của chúng nữa. Trái ra từ sự
sống và sự sống ra từ Đức Thánh Linh. “Trái” của Thánh Linh chỉ khả thi khi chúng ta cộng
tác với Đức Thánh Linh, là Đấng đang ngự bên trong chúng ta. Nói theo cách khác,
chúng ta tạo ra “việc
làm của xác thịt” còn “trái Thánh Linh” được tạo ra trong chúng ta bởi Đức
Thánh Linh khi chúng ta cộng tác từng ngày một với Ngài.
Khi
chúng ta xem xét hai phương thức sống nầy, sự xem xét ấy giúp nhớ lại rằng xác
thịt tạo ra chỉ có tội lỗi; nó không thể tạo ra một đời sống được thay đổi. Nếu
chúng ta muốn “trái
Thánh Linh”, chúng ta có thể có trái ấy, song chúng ta phải gán cho Đức
Chúa Trời về trái đó. Nghĩa là, chúng ta phải tìm kiếm nó, cầu xin để có nó, rồi
đem thân thể mình phục theo Đức Chúa Trời để chúng ta có thể có nó. Khi còn lại
chỉ có chính mình, chúng ta sẽ tạo ra “việc làm của xác thịt”. Chỉ khi Đức Chúa Trời mới
bước vào đời sống chúng ta, chúng ta mới khám phá ra “trái của Thánh Linh”.
III.
Ý muốn của Đức Chúa Trời cho cuộc sống hàng ngày (các câu 24-26).
Phân đoạn
Kinh thánh của chúng ta với ba câu đặt ở trước mặt chúng ta sự thách thức của
việc chối bỏ xác thịt và sống theo quyền phép của Đức Thánh Linh. Sau khi tỏ ra
cho chúng ta thấy hai phương thức sống, Phaolô giờ đây tỏ ra cho chúng ta thấy
làm thế nào mỗi ngày chúng ta chọn lấy con đường đúng đắn. Lời khuyên của ông rất
đơn sơ — nhưng không phải bước theo cách dễ dàng đâu. Nếu bạn muốn “trái Thánh Linh”,
bạn có thể có trái ấy, nhưng trái ấy sẽ chẳng đến một cách rẻ rúng đâu.
A. Luôn đóng đinh xác thịt lên thập tự giá (câu 24).
“Vả, những kẻ thuộc về Đức Chúa Jêsus
Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi” (Galati 5:24).
Phần
chú giải hay nhất mà tôi đã đọc về câu nầy là từ phần chú giải của Mục sư John
Stott. Ông chỉ ra rằng câu nầy hoàn toàn khác với Galati 2:20. Trong câu ấy, Phaolô
nói chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ. Nhưng ở Galati 5:24, chúng ta thực hiện
việc đóng đinh lên cây thập tự. Những gì ông muốn nói là đây: Khi bạn đến với Đấng
Christ, bạn nói với lòng mình: “Ta không muốn sống trong quyền lực của xác thịt nữa. Ta mệt
mõi lắm về tội lỗi, thất bại, thỏa hiệp và sống cho bản thân mình. Ta sẽ không
bước đi trên con đường tội lỗi nữa”. Bằng việc đến với Đấng Christ, về
mặt biểu tượng bạn đã đóng đinh chính xác thịt mình lên thập tự giá của Đấng Christ.
Bạn thực hiện một sự phá vỡ dứt khoát với chính các khuynh hướng tội lỗi của bạn
rồi nói với xác thịt bạn: “Ngươi sẽ chẳng còn cai trị ta nữa! Từ giờ trở đi, Đấng
Christ sẽ là Chủ của ta!” Đấy là những gì sự biến đổi muốn nói tới. Bạn
cầm lấy cây búa rồi đóng đinh “tình dục và dâm dục” mình lên thập tự giá.
Và
phần nhiều người trong chúng ta đã nói: “Thế đấy”. Chúng ta tưởng chúng ta đã giải quyết xong
với xác thịt. Song sự thể không tác động theo cách ấy đâu. Đóng đinh trên thập
tự giá là một phương tiện chết chóc đã được vạch ra để cho người ta chết từ từ
và đau đớn lắm. Đôi khi kẻ bị xét đoán bị treo trên cây thập tự nhiều ngày trước
khi sau cùng gục chết. Cũng thực như thế với xác thịt của chúng ta. Mặc dầu
chúng ta đã đóng đinh nó khi chúng ta đến với Đấng Christ, nó chưa hẳn chết đâu.
Nan đề thực sự của chúng ta, ấy là khi xác thịt kêu nài với chúng ta, chúng ta
muốn đi ngược về thập tự giá, nới lỏng mấy cây đinh, rồi bắt đầu đem xác thịt
xuống khỏi thập tự giá.
Chính
xác đấy là những điều chúng ta không nên làm. Sau khi đã đóng đinh xác thịt lên
thập tự giá, chúng ta phải đóng đinh nó vào thập tự giá chết chóc kia thật nhiều
lần. Đây là một phần của những gì Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài gọi các môn đồ
Ngài phái vác lấy thập tự giá của họ để đi theo Ngài “mỗi ngày”. Chúng ta đã chết đối với
tội lỗi và chúng ta phải chết đối với tội lỗi thật nhiều lần. Mục sư Martin
Luther sánh xác thịt với bộ râu của một người. Điều chi xảy ra khi bạn cạo râu
vào thứ Hai? Râu mọc lại vào thứ Ba. Nếu bạn cạo râu vào ngày thứ Ba, nó sẽ mọc
lại vào ngày thứ Tư. Nếu bạn thôi không cạo râu nữa (trong một vài ngày), không bao lâu bạn sẽ thấy râu mọc khắp trên mặt
của mình. Đóng đinh xác thịt trên thập tự giá thì giống như thực hiện việc cạo
râu mỗi ngày vậy.
Mục
sư John Stott hoàn toàn thật hùng biện ở chỗ nầy. Nếu chúng ta chịu bước theo Đấng
Christ, chúng ta phải tàn bạo với xác thịt của mình. Quá nhiều người trong
chúng ta vuốt ve tội lỗi của mình và rồi lấy làm lạ tại sao chúng ta phải nhượng
bộ. Chúng ta bào chữa cho xác thịt của chúng ta và tỏ ra kinh ngạc khi thấy xác
thịt điều khiển lời nói và việc làm của chúng ta.
Đừng
nhát gừng nữa!
Đừng
bào chữa nữa!
Đừng
nuông chìu xác thịt của bạn nữa!
Cần
phải có một sự chối bỏ không thương xót
và thỏa hiệp chi hết đối với tội lỗi. Chúng ta tự mình bước đi là không
dễ dàng. Đừng nắn nót móng tay nữa. Thay vì thế, từng ngày một bởi ân điển của Đức
Chúa Trời, chúng ta phải cầm lấy cây búa đức tin và những mũi đinh tin quyết thực
sự rồi đóng xác thịt mình lên cây thập tự chết chóc kia một lần nữa. Chúng ta đã
tuyên chiến với tội lỗi; không còn có thì giờ để mà thương thuyết nữa.
B. Hãy bước đi theo Thánh Linh (câu 25).
Cụm
từ “bước theo”
là một thuật ngữ quân sự mô tả một người lính đang đứng trong hàng. Có nhiều người
lính khác đứng trước, sau, trái, phải của anh ta. Đôi mắt của anh ta phải ngó
thẳng tới trước về phía sĩ quan chỉ huy mình. Khi lịnh di chuyển được ban ra, anh
ta bước tới trước cùng lúc với những người đồng đội của mình, theo lịnh lạc của
chỉ huy mình. Bất cứ đâu viên chỉ huy anh ta đi, anh ta sẽ bước theo đó. Anh ta
không cần phải hiểu, anh ta chỉ tuân lịnh mà thôi. Và khi viên chỉ huy hét lên:
“Đàng sau, bước!”
anh ta đổi hướng rồi đi theo hướng ngược lại.
Để
trở thành một người lính giỏi, bạn không nên tụt hậu ở đàng sau và bạn không phải
tiến tới phía trước. Bạn “bước theo” khi bạn đi theo cấp chỉ huy mình bất
cứ đâu anh ta đi. Đây là hình ảnh thật tuyệt vời nói tới đời sống Cơ đốc. Chúng
ta không được kêu gọi để hiểu rõ mọi sự mà Quan Tướng Đạo Binh Cứu Rỗi sẽ lo liệu
cho chúng ta. Chúng ta không cần phải biết hết từng chi tiết trong Kế Hoạch
Hành Quân và chúng ta không cần phải biết rõ chúng ta sẽ đi đâu vào ngày mai. Bổn
phận duy nhứt của chúng ta là nhảy ra khỏi gường, quì gối xuống, rồi thưa với
Chúa của các đạo binh rằng chúng ta đang báo cáo nhiệm vụ. Khi ấy, chúng ta chỉ
bước theo từng bước cả ngày bất cứ đâu Ngài dẫn dắt. Một số ngày sẽ điều quân
qua đồng cỏ xanh tươi dưới bầu trời xanh lơ với nhiều lần dừng quân để uống nước
và nghỉ ngơi. Nhiều ngày khác chúng ta sẽ ra quân dưới bầu trời đầy mây qua những
trũng sâu mà chẳng có được một phút nghỉ ngơi. Và có khi sự kêu gọi sẽ đến để mạo
hiểm vào bóng tối tăm, ở đó chúng ta phải tin cậy Chúa chúng ta đưa chúng ta an
toàn ra chỗ sáng láng một lần nữa.
Từng
ngày một, từng bước một, chúng ta luôn luôn nhìn, nghe, quan sát để thấy nơi mà
Chúa đang dẫn dắt chúng ta tới. Khi tôi nghiên cứu câu nầy, lời lẽ của một bài
thánh ca xưa thoạt đến trong trí:
Lạy Chúa, dịu
dàng thay chúng con nghe thấy tiếng kêu gọi của Ngài: “Hãy đến mà theo Ta!”
Chúng con
nhìn thấy dấu chơn Ngài đang dẫn dắt chúng con.
Dấu chơn của
Chúa Jêsus, làm cho con đường ra sáng sủa;
Chúng con sẽ noi
theo dấu chơn dẫn dắt của Chúa Jêsus.
Dầu chúng dẫn
qua núi non giá lạnh, tối tăm, tìm kiếm bầy chiên của Ngài;
Hay dọc theo dòng
duối Silôam, giúp đỡ cho kẻ yếu đuối.
Dấu chơn của
Chúa Jêsus, làm cho con đường ra sáng sủa;
Chúng con sẽ
bước theo dấu chơn của Chúa Jêsus bất cứ đâu chúng dẫn dắt.
Sau cùng,
Ngài gặp gỡ chúng ta khi con đường dẫn lên cao,
Chúng con sẽ
yên nghỉ nơi các dấu chơn kia kết thúc ở ngôi của Ngài.
Dấu chơn của Chúa
Jêsus, làm cho con đường ra sáng sủa;
Chúng con sẽ
bước theo dấu chơn của Chúa Jêsus bất cứ đâu chúng dẫn dắt.
Ngày
kia, có người đang trò chuyện với người bạn thì có một khách lạ đi ngang qua họ.
“Người ấy ở
trong quân đội” anh ta nói: “Tôi biết là người lính do cách bước đi của người ấy”.
Thế gian cần phải nhìn biết rằng chúng ta đang ở trong quân đội của Chúa bởi phương
thức của chúng ta bước đi. Nếu người ta bị sốc khi khám phá ra lúc tang lễ bạn
là một Cơ đốc nhân, khi ấy bạn đã bước theo cấp lãnh đạo không đúng rồi.
C. Giữ tấm lòng bạn sao cho ngay thẳng đối cùng tha nhân (câu 26).
Câu
cuối cùng nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta mau mắn rơi vào trò chơi so sánh là dường
nào. Nếu bạn muốn bước theo Thánh Linh, sống theo Thánh Linh và có trái Thánh
Linh, hãy giữ mắt nhìn xem Chúa Jêsus, đừng nhìn vào người ta bên trái hay bên
phải của bạn. Chỉ nhìn xem Cứu Chúa và mọi sự sẽ đều suông sẻ hết. Nếu bạn nhìn
vào bạn hữu mình (trêu chọc, ghen ghét
nhau), khi ấy bạn không còn nhìn xem Chúa Jêsus nữa. Và nếu bạn nhìn chăm
chăm nơi Chúa, thế thì bạn sẽ không có thì giờ để lo lắng về ai khác. Hãy giữ mắt
bạn nhìn xem Chúa Jêsus. Đấy là việc chủ yếu.
Khi
chúng ta đến với phần kết của sứ điệp, tôi quả quyết với tư tưởng rằng “trái Thánh Linh”
đang sẵn có cho hết thảy chúng ta. Không một ai cần bước đi trên con đường của
xác thịt. Hết thảy chúng ta đều có một sự lựa chọn phải đưa ra và chúng ta phải
đưa nó ra mỗi ngày. Và phần lớn chúng ta đều phải đưa ra sự lựa chọn ấy cả trăm
lần trong một ngày. Liệu chúng ta sẽ bước đi trên con đường của xác thịt, chìu
theo những ham muốn của chúng ta rồi tạo ra “việc làm xấu của xác thịt” mà Phaolô nhắc tới
trong phân đoạn Kinh thánh nầy không? Hay chúng ta sẽ bước theo Thánh Linh và đồng
bước đi với Đức Thánh Linh, bước theo sự dẫn dắt của Ngài từng phút một, để cho
Ngài tạo ra “trái”
của Ngài trong chúng ta?
Tôi
bắt đầu bài giảng nầy bằng cách hỏi: Chúa Jêsus có sống ở Oak Park không? Tôi
nghĩ tôi nên mở rộng câu hỏi khi hỏi: Chúa Jêsus có sống ở Chicago không? Ở
Công Viên Elmwood không? Ở Cicero không? Ở Berwyn không? Ở Park Ridge không? Ở Elmhurst
không? Ở Wheaton không? Ở Harvey không? Ở Orland Park không?
Bạn
là người duy nhứt từng đọc Kinh thánh.
Bạn
là người duy nhứt từng nhìn biết Chúa Jêsus.
Có
phải Chúa Jêsus sống nơi bạn đang sinh sống không? Câu trả lời thực sự là, tùy
vào bạn đấy.
Lạy Chúa Jêsus,
xin tha thứ cho chúng con vì đã xem nhẹ đặc ân giới thiệu Ngài cho thế gian. Vì
quá lâu rồi, chúng con đã sống với một chân trong thế gian và một chân trong Hội
thánh. Xin giúp chúng con biết sống để không một ai có thể hồ nghi lòng trung
thành của chúng con. Nguyện sự làm chứng của chúng con rõ ràng đến nỗi mọi người
đều thấy rõ rằng chúng con đang bước theo Ngài. Nguyện những ai quan sát chúng
con đều nhìn thấy Chúa Jêsus đang ở trong chúng con. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét