Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Anne & Mary



ANNE & MARY
            Đối với nhiều người trong thế giới của chúng ta, chẳng ai tìm được thứ gọi là quyền phép của Đức Chúa Trời. Có nhiều người bước theo Chúa Jêsus đọc thấy trong Kinh thánh về quyền phép của Đức Chúa Trời, nhưng họ không dám chắc là bản thân họ đang kinh nghiệm nhiều về quyền phép ấy. Ngày nay, chúng ta tìm quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Có khả thi khi cho quyền phép của Đức Chúa Trời đi từ khái niệm trừu tượng trong Kinh thánh đến một kinh nghiệm sống, cảm nhận được chăng?
Lời cầu nguyện của Anne
            Có một phụ nữ trong xứ Israel tên là Anne, là người đã sống cách đây hơn 3.000 năm. Nàng đã gặp chuyện không may. Trước tiên, nàng bị son sẻ, đây là nguyên nhân cho sự xấu hổ trong thế giới của nàng. Thực vậy, Đức GIÊHÔVA, đã đóng tử cung của nàng lại. Thứ hai, nàng bị người vợ khác của chồng mình nhạo báng, là người có khả năng sanh con cái. Thứ ba, chồng nàng đã không nhạy cảm với tình thế của nàng. Thứ tư, khi nàng cầu nguyện và bật khóc trong đền thờ, cầu xin cho có một đứa trai và hứa dâng nó cho Đức GIÊHÔVA, thầy tế lễ đã cáo nàng việc say rượu. Phải, Anne đã gặp chuyện không may, nhưng Đức GIÊHÔVA đã nghe thấu lời cầu nguyện của nàng. Nàng có mang, rồi sanh một trai, và đặt tên là Samuên. Thành thực với hứa nguyện của mình, nàng không giữ món quà ấy, là con trai mình, song đã bằng lòng dâng nó cho Chúa. Khi ấy, nàng sáng tác và cầu nguyện với bài thơ nầy:
I Samuên 2:1-10: 1Bấy giờ An-ne cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va khiến lòng tôi khấp khởi vui mừng, và đỡ cho mặt tôi ngước lên. Miệng tôi thách đố kẻ thù nghịch tôi; Vì sự chửng cứu Ngài làm cho tôi đầy khoái lạc. 2Chẳng ai thánh như Đức Giê-hô-va; Chẳng có Chúa nào khác hơn Ngài! Không có hòn đá nào như Đức Chúa Trời của chúng ta. 3Thôi, chớ nói những lời kiêu ngạo, chớ để những lời xấc xược ra từ miệng các ngươi nữa; Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời thông biết mọi điều, Ngài cân nhắc mọi việc làm của người. 4Cây cung của kẻ dõng sĩ đã gãy, còn người yếu mòn thắt lưng bằng sức lực. 5Kẻ vốn no nê phải làm mướn đặng kiếm ăn, và người xưa đói đã được no nê, người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, còn người có nhiều con, ra yếu mỏn. 6Đức Giê-hô-va khiến cho chết, cho sống; Ngài đem người xuống mồ mả, rồi khiến lại lên khỏi đó. 7Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có; Ngài hạ người xuống, lại nhắc người lên, đem kẻ khốn cùng ra khỏi bụi đất, và rút người nghèo khổ ra ngoài đống phân, đặng để họ ngồi bên các quan trưởng, cùng ban cho một ngôi vinh hiển làm cơ nghiệp; 8Vì các trụ của trái đất thuộc về Đức Giê-hô-va: Ngài đã đặt thế gian ở trên đó. 9Đức Giê-hô-va sẽ giữ chân của các thánh Ngài; Còn những kẻ ác sẽ bị hư mất nơi tăm tối; Vì chẳng do sức riêng mình mà người nào được thắng. 10Kẻ nào chống cãi Đức Giê-hô-va sẽ bị phá tan! Từ trên trời cao, Đức Giê-hô-va sẽ sấm sét cùng chúng nó. Ngài sẽ đoán xét bốn phương của đất, ban thế lực cho vua Ngài, và làm cho quyền năng Đấng chịu xức dầu của Ngài ra lớn”.
            Anne bắt đầu với chính câu chuyện của mình, nhưng liền khi đó tự nàng lạc mất trong một câu chuyện lớn lao hơn nhiều: câu chuyện nói tới Nước của Đức Chúa Trời. Với nổi buồn tột cùng trong tấm lòng, nàng đã cầu xin một đứa trai và thật lạ lùng, nàng đã nhận lấy một đứa trai. Tuy nhiên, nàng không bị nung nấu với với những gì Chúa ban cho hay với những điều nàng đã dâng cho Chúa, mà là với chính mình Chúa. Anne bị nung nấu với những thuộc tính và công việc của Đức GIÊHÔVA: Ngài là ai và việc Ngài đang làm. Thuộc tính bắt lấy nàng là quyền phép của Chúa. Việc làm bắt lấy nàng là điều Chúa đang làm với quyền phép của Ngài: Ngài hạ kẻ có quyền xuống và nhắc kẻ yếu đuối lên. Đức GIÊHÔVA làm đảo ngược trật tự đã được thiết lập rồi lật úp thế giới xuống.
            Làm sao Anne học biết được mọi sự nầy chứ? Nàng đã học biết khi ấy bởi sự than vãn tình trạng son sẻ của mình rồi dốc đổ linh hồn mình ra với Chúa. Nàng đã học biết mọi sự nầy ở đâu chứ? Nàng đã học biết chúng ngay chính tử cung của mình! Thật vậy, Anne cầu nguyện: “Người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, còn người có nhiều con, ra yếu mỏn”. Anne đã sanh một con trai, là Samuên, nhưng chính Samuên có thể tiêu biểu cho bảy người con cả thảy (7 là con số của sự trọn vẹn) cho vai trò mà Samuên sẽ nắm giữ trong Vương quốc.
            Anne khởi sự bằng cách lưu ý rằng “Chúa đỡ cho sừng [mặt] tôi được ngước lên” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ]. Sừng của một con thú ngước lên là một biểu tượng cho sức mạnh, Anne đang nói rằng Chúa đã khiến cho nàng được mạnh mẽ. Nàng kết luận bằng cách cầu xin Chúa ban thế lực cho vua của Ngài, làm ngước cao lên “the horn of his anointed” [sừng chịu xức dầu của Ngài] (cụm từ nầy có trong bản Kinh thánh Anh ngữ). (Hai dòng sau cùng sẽ được dịch hay hơn là: “Nguyện Ngài ban thế lực cho vua của Ngài/và [nguyện] Ngài làm cho sừng chịu xức dầu của người được ngước cao lên”).
            Vua nào chứ? Chẳng có vua nào hết. A, nhưng rồi sẽ có, và Anne, như nàng đã gặp gỡ Chúa, có thể đọc được thời thế. Nàng đã nhận thức được rằng Israel cần một vì vua, và Đức GIÊHÔVA đã giúp cho nàng nhìn thấu cuộc tương lai. Nàng cầu nguyện xin Chúa ban thế lực cho Vua của Israel y như Ngài đã thêm sức mạnh cho nàng vậy. Thực ra, lời cầu xin của nàng khai mào Vương quốc theo một chiều hướng mới. Anne không những tự mình lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn nói tới Nước của Đức Chúa Trời, mà nàng còn nhìn thấy câu chuyện của mình có sự ràng buộc với câu chuyện lớn lao hơn kia.
            Hai câu chuyện — của nàng và của Đức Chúa Trời — càng khắng khít hơn nữa theo như nàng nhìn biết. Con trai của nàng là Samuên trở thành vị tiên tri thứ nhứt của Israel. Là một vị tiên tri, ông đã xức dầu cho David, là vua. Ông đã xức cho David bằng dầu gì chứ? Dầu chứa trong một cái sừng. Quả thật, Chúa đã đáp trả cho lời cầu xin của Anne: Ngài đã làm cho sừng của David, là vua của Ngài, ngước cao lên. David đã học hỏi về quyền phép của Chúa như thế nào? Cũng một cách mà Anne đã học biết. Giống như Anne, David đã than vãn về sự “son sẻ” của ông (ông phải chờ những 20 năm sau khi được xức dầu làm vua mà chưa đăng quang làm vua). Anne đã học biết về quyền phép của Chúa trong sự son sẻ của tử cung mình; David, bị săn lùng bởi những kẻ thù của ông, đã học biết về quyền phép của Chúa trong sự trơ trọi của đồng vắng.
Sức lực trong sự son sẻ
            Một số người trong chúng ta có thể ít nhiều có suy nghĩ giống như Anne: chúng ta muốn có nhiều con, nhưng mãi cho đến bây giờ thì không thể có. Nhiều người trong chúng ta có thể suy nghĩ bóng bẫy với Anne: dù chúng ta muốn có nhiều con, muốn có con, hay không thể có con, chúng ta cảm thấy mình bị son sẻ. Chúng ta cảm thấy mình không sanh nở được, không thể có con được. Chúng ta ao ước muốn có thứ đời sống kết quả, nhưng mùa màng đến rồi đi, và chúng ta vẫn phải đợi chờ. Nếu Đức Chúa Trời đóng tử cung của Anne lại, có thể là chính mình Chúa đã ngăn trở không cho chúng ta được kết quả? Có lẽ, giống như Anne, chúng ta cảm nhận được ý thức về sự xấu hổ.
            Một số người, nếu họ không hoàn toàn chế giễu chúng ta, như đối thủ của Anne, hay nhạo báng chúng ta, như thầy tế lễ, có thể họ không nhạy cảm với hoàn cảnh của chúng ta, như chồng của Anne. Làm sao chúng ta học biết được về quyền phép của Chúa chứ? Cùng một cách thức mà Anne đã học biết được quyền phép ấy: bằng cách ta thán về sự son sẻ của chúng ta và dốc đổ linh hồn chúng ta ra với Đức Chúa Trời. Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Cũng chính ở chỗ mà Anne đã học biết quyền phép ấy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đáp trả những lời cầu nguyện của bạn, Ngài sẽ thêm sức cho bạn — Ngài sẽ làm cho sừng bạn được ngước cao lên — qua những lời cầu nguyện của bạn. Chúa Jêsus, khi Ngài dốc đổ linh hồn ra trong Vườn Ghếtsêmanê, cầu xin cho chén được cất đi khỏi Ngài, đã nhận lãnh sức lực từ Đức Chúa Cha phải uống cái chén ấy. Vậy thì, khi bạn dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời, không những bạn học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời, bạn còn kinh nghiệm quyền phép ấy nữa.
            Khi tôi hướng tới những năm cuối 30 tuổi, hãy còn độc thân, sau nhiều lần đau đầu, tôi tìm cách chú ý, hầu hết mọi người trong thế giới của chúng ta ít nhiều còn tệ hại hơn tôi, sau khi suy xét mọi sự rồi, tôi thấy mình được phước, tôi để cho lòng mình cảm nhận những gì mà tôi cảm nhận. Tôi cho mọi cảm xúc mình toát ra, thốt ra sự than vãn và dốc đổ linh hồn mình ra với Đức Chúa Trời, điền hết trang nầy sang trang khác trong một tạp chí với những cảm xúc thô thiễn tuôn tràn ra từ ngòi viết của tôi. Hơn nữa, thay vì đơn sơ tin cậy Đức Chúa Trời đem một người nữ vào đời sống tôi nếu và khi Ngài chọn làm thế, tôi sốt sắng và nhiệt thành cầu xin Ngài làm y như vậy. Khi tôi than vãn, khi tôi dốc đổ linh hồn mình ra, khi tôi cầu nguyện, tôi đã kinh nghiệm một sự thân mật mới mẻ với Đức Chúa Trời và cảm thấy mình có sức lực rất lạ lùng, khi cứ lo về một người vợ.
            Bạn cảm thấy mình bị son sẻ như thế nào? Hãy than vãn, hãy dốc đổ linh hồn mình ra, hãy cầu nguyện, và bạn sẽ kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy than vãn với tác giả Thi thiên: “Hỡi Emmanuên, xin hãy đến/Và chuộc lấy Israel phu tù/Họ than khóc, cô độc trong kỳ lưu đày ở đây/Cho tới chừng Con Đức Chúa Trời hiện đến”.
            Anne đã nhìn qua bên kia sự trị vì của David, vì nàng cầu xin rằng Chúa sẽ “đoán xét bốn phương của đất”, cầu xin như thế cho sự hoàn thành của Nước Trời (một lần nữa, đây là ngôn ngữ nài xin thay vì khẳng định về tương lai). Sự trị vì của David đã đến rồi đi và không bao giờ đạt đến các đầu cùng đất. Vì vậy, Anne thốt ra một lời cầu nguyện rồi gửi lời ấy vào mọi thời đại. Liệu Đức Chúa Trời ở trên trời có nghe lời khẫn nguyện của nàng không? Có ai ở trên đất nghe lời cầu xin ấy chăng? Có lẽ chúng ta thốt ra, gửi đi, những lời cầu xin tương tự, ao ước Đức Chúa Trời tiêu diệt điều ác và mọi sự sai trái liền tay, đặc biệt trong ánh sáng của việc bắn giết mới đây ở Newtown, bang Connecticut. Điều chi sẽ xảy ra cho những lời cầu xin của chúng ta?
Lời cầu nguyện của Mary
            Có một phụ nữ trong xứ Israel, hay, đúng hơn, một thiếu nữ có tên là Mary, là người đã sống vào thế kỷ thứ nhứt, hơn 1.000 năm sau Anne. Nàng đuợc ca ngợi từ khu vực xứ Galilê, địa điểm nầy được xem là cấp 2 đứng sau xứ Giu đa, là láng giềng ở phía Nam. Hơn nữa, nàng đã sống ở thị trấn Naxarét, là một địa điểm không quan trọng ngay cả người đồng hương ở Galilê đã chế nhạo những ai sinh sống tại đó (Giăng 1:46). Mary, một nữ đồng trinh, đã hứa gã cho một người nam tên là Giôsép, song vì cớ tình trạng độc thân, trẻ tuổi, giới tính của mình, nàng đã đứng vào chỗ tận cùng của xã hội trong thời của nàng. Không một ai sẽ xem nàng là ứng viên cho bất kỳ sự kiện quan trọng nào.
            Tuy nhiên, một thiên sứ tên là Gápriên, rất quen thuộc với dân Do thái vì Ngài đã giúp cho tiên tri Đaniên hiểu biết sự hiện thấy về cuộc tương lai, đã hiện ra với Mary rồi nói cho nàng biết rằng nàng sẽ chịu thai bởi Đức Thánh Linh và sẽ sanh ra Đấng Mêsi mà từ lâu ai nấy đều trông đợi, là Con của Đức Chúa Trời, sự nhập thế của Ngài mà giờ đây chúng ta kỷ niệm trong dịp Lễ Giáng Sinh. Với sự hiểu biết đó, ít nhất là Mary đối diện với hai lựa chọn rất khó khăn: thứ nhứt, dù tin nơi vị khách lạ nầy hay không, và thứ hai, dù có vâng theo sứ điệp của Ngài hay không, nàng vẫn sẽ phải ôm lấy sự xấu hổ về việc có thai trước hôn nhân và có khả năng mất đi tình trạng hiện có đối với nhà Giôsép. Tuy nhiên, nàng nói với thiên sứ: “Tôi đây là tôi tớ Chúa. Xin xảy ra như lời người truyền”. Sau khi thăm viếng người bà con mình trước đây bị son sẻ, là Êlisabết, là người cũng đang mang thai cách lạ lùng, là Giăng Báptít, Mary sáng tác và cầu nguyện với bài thơ nầy:
Luca 1:46-55: 46Ma-ri bèn nói rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, 47Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi. 48Vì Ngài đã đoái đến sự hèn hạ của tôi tớ Ngài. Nầy, từ rày về sau, muôn đời sẽ khen tôi là kẻ có phước; 49Bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh, 50và Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài từ đời nầy sang đời kia. 51Ngài đã dùng cánh tay mình để tỏ ra quyền phép; Và phá tan mưu của kẻ kiêu ngạo toan trong lòng. 52Ngài đã cách người có quyền khỏi ngôi họ, và nhắc kẻ khiêm nhượng lên. 53Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ngon, và đuổi kẻ giàu về tay không. 54Ngài đã vùa giúp Y-sơ-ra-ên, tôi tớ Ngài, và nhớ lại sự thương xót mình. Đối với Áp-ra-ham cùng con cháu người luôn luôn, 55như Ngài đã phán cùng tổ phụ chúng ta vậy”.
            Lời cầu nguyện của Anne xin Chúa xét đoán các đầu cùng đất không những đã được Chúa nhậm lấy, mà lời cầu xin nầy cũng được nghe thấy qua Mary nữa. Bài thơ của Mary rất khó đoán về gốc gác. Sự độc đáo của bài thơ nầy bao gồm kiểu cách mà nàng rút tỉa theo các nguồn của nó, chủ yếu là từ bài thơ của Anne. Anne, người phụ nữ son sẻ, là người không thể mang thai thế mà đã có mang, đã gửi bài thơ của mình vào mọi thế đại, và nó trải qua cả ngàn năm sau đó trong lòng của một nữ đồng trinh, là cô thiếu nữ không thể mang thai thế mà đã có thai.
            Giống như Anne, Mary khởi sự chính câu chuyện của mình nhưng rồi lại lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn  nói tới Nước của Đức Chúa Trời. Không giống như Anne, Mary không hề cầu xin một đứa con trai. Tất nhiên là Mary đã không nghĩ đến tính khả thi là nàng, một nữ đồng trinh, sẽ có thai một con trai, ít nhiều gì đó là Con của Đức Chúa Trời. Anne vốn biết rõ những gì phải cầu xin; còn Mary không thể biết mình phải cầu xin điều gì. Song thiên sứ báo cho nàng biết: “Không có điều chi là khó cho Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đã làm ra một việc quan trọng cho nàng mà nàng không bao giờ mơ đến là làm cho bản thân mình. Vì nàng biết rõ lời cầu xin của Anne, chưa nhắc tới những lời cầu nguyện của các tác giả Thi thiên, nàng biết rõ Đức Chúa Trời vốn ưu ái với kẻ khiêm nhường; vì vậy, nàng lưu ý rằng Chúa đã để ý đến “thái độ khiêm nhường”của nàng. Thực vậy, Đấng Toàn Năng đã làm những việc lớn lao cho nàng, là kẻ vô quyền. Không có gì phải ngạc nhiên, nàng đã thốt ra với sự ngợi khen.
            Tuy nhiên, sự ngợi khen của nàng không có ý nói tới những điều Chúa đã làm cho một mình nàng. Vì Chúa đang làm những việc lớn cho Mary, Ngài đang làm những việc lớn cho mọi người: “từ đời nầy sang đời kia”: Ngài ban cho thế gian một Cứu Chúa.
            Giống như Anne, Mary bị nung nấu với quyền phép của Chúa và những gì Ngài đang làm với quyền phép của Ngài — thể nào Ngài hạ kẻ có quyền xuống rồi nhắc kẻ yếu đuối lên, thể nào Ngài làm đảo lộn trật tự đã thiết dựng rồi lật úp cả thế gian xuống. Nàng đã học biết mọi sự ấy bằng cách nào chứ? Nàng đã học biết chúng ít nhất không phải bởi sự lắng nghe lời cầu xin của Anne đâu. Nàng đã học ở đâu những sự nầy? Giống như Anne, nàng đã học biết chúng ngay chính tử cung của mình! Trong lòng mình, nàng thấy Chúa lưu ý đến tình trạng “khiêm nhường” của mình; trong lòng mình, nàng đã học biết Chúa nhấc cao nàng, không những là nàng, nhưng cả những ai “khiêm nhường” như một phạm trù toàn thể vậy. Thực tế, Chúa đã lưu ý không những đến nữ đồng trinh thấp hèn; mà Ngài còn nhấc cao lên những ai biết hạ mình xuống trước mặt Ngài.
            Mary khởi sự bằng cách lưu ý rằng Chúa để ý đến tình trạng khiêm nhường của “tôi tớ Ngài” (Mary); nàng kết luận bằng cách lưu ý rằng Chúa, qua cách thai dựng trong nàng “đã vùa giúp Israel, tôi tớ Ngài” trong việc làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài với Ápraham — các lời hứa sẽ ôm lấy cả dòng dõi của Ápraham, những người tin nơi Con  Trai của Mary.
            Con trai của Anne đã xức dầu cho vua của Israel vì kỳ định có cần của xứ sở; con trai của Mary không những là vua của Israel, mà còn là vua của thế gian nữa, không những là một kỳ mà là nhiều kỳ. Tiên tri Giăng Báptít, con trai người bà con của Mary, là Êlisabết, đã đóng vai trò của Samuên, làm phép báptêm cho Chúa Jêsus Đấng Mêsi và loan báo sự đáp đậu của Đức Thánh Linh trên Đấng chịu xức dầu. Anne đã cầu nguyện cho cái ngày mà Chúa sẽ xét đoán các đầu cùng đất. Mary sẽ cho ra đời nhà vua qua Ngài Chúa sẽ xét đoán bốn phương của đất và thiết lập sự trị vì yêu thương và chữa lành của Ngài (Công Vụ các Sứ Đồ 17:31). Lời cầu nguyện của Anne đã khai mào Vương quốc theo một chiều hướng mới; lời cầu nguyện của Mary đẩy Vương quốc đến chỗ hoàn thành. Giống như Anne, không những Mary tự lạc mất trong câu chuyện lớn lao hơn nói tới Nước Đức Chúa Trời, mà nàng còn nhìn thấy câu chuyện của mình ràng buộc với câu chuyện lớn lao hơn kia nữa.
            Nếu Anne đã học biết về quyền phép của Chúa nơi sự son sẻ của tử cung nàng và Mary đã học biết về quyền phép của Chúa nơi tử cung chưa có người nam nào chạm đến, khi ấy Chúa Jêsus Đấng Mêsi đã học biết về quyền phép của Chúa nơi sự trơ trọi — sự bỏ quên của Đức Chúa Trời — ở đồi Gôgôtha, nơi đồi Sọ, và trong ngôi mộ chưa có ai được đặt nằm ở đó.
Sức lực ở chỗ không trông mong
            Không ai trong chúng ta có thể xác định trực tiếp với Mary: duy nhứt một nữ đồng trinh chịu thai bởi Đức Thánh Linh rồi sanh ra Con của Đức Chúa Trời. Nhiều người trong chúng ta có thể xác định với Mary theo cách bóng bẩy: Đức Chúa Trời làm ra một việc cho chúng ta mà chúng ta chưa hề cầu xin, một việc quan trọng, có lẽ, chúng ta chưa nghĩ đến nữa là. Đức Chúa Trời đang làm một việc quan trọng cho chúng ta mà chúng ta chưa hề mơ tới là làm cho chính mình. Không một việc gì là khó đối với Đức Chúa Trời, ngay cả một nữ đồng trinh mang thai. Có lẽ, giống như Mary, chúng ta cảm thấy mình là giai cấp phụ, không quan trọng, không có địa vị, chẳng phải là ứng viên cho bất kỳ sự kiện đặc biệt nào.
            Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời bằng cách nào? Theo cùng một cách mà Mary đã học biết về quyền phép ấy: bằng cách lắng nghe những lời cầu nguyện trong Kinh thánh, ít nhất là là những lời cầu nguyện của Anne và Mary. Chúng ta học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Cùng một chỗ mà Mary đã học biết về quyền phép ấy: ở chỗ không trông mong của chúng ta, phải nói như thế, khi Đức Chúa Trời làm một việc gì đó cho chúng ta mà chúng ta thậm chí chưa cầu xin nữa. Khi Đức Chúa Trời làm một việc gì đó cho chúng ta, chúng ta sẽ thấy Ngài lưu ý đến tình trạng khiêm nhường, vô quyền của chúng ta. Khi Đức Chúa Trời Toàn Năng làm những việc lớn cho bạn, khi ấy bạn giống như Mary, tôn vinh hiển cho Chúa và vui mừng trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của bạn. Khi bạn vui mừng trong Chúa, Ngài thêm sức cho bạn, vì như Nêhêmi chỉ ra: vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi (Nêhêmi 8:10). Như vậy, không những bạn học biết về quyền phép của Đức Chúa Trời, mà bạn còn kinh nghiệm quyền phép ấy nữa.
            Ở cuối những năm tam thập của tôi, tôi cầu xin có một người vợ, nhưng tôi không cầu xin cho có một cái nhìn sâu sắc đến với tôi, xuất phát từ một ngày đầy hy vọng. Nếu tôi muốn lập gia đình, tôi là một người muốn ký thác đời sống  mình cho một người nữ, vì người nữ ấy là thiết kế của Đức Chúa Trời dành cho những người làm chồng (Êphêsô 5:25). Tôi không có một người vợ nào hết.
            Thế rồi một lần nữa, sứ đồ Phaolô, cũng trong Êphêsô 5, gọi hội thánh là cô dâu của Đấng Christ. Tôi ý thức Đức Chúa Trời đang chỉ vào hội thánh rồi nói một việc đại loại như sau: “Kìa, đấy là nàng; hãy ký thác đời sống ngươi cho nàng”. Tôi đáp: “OK”. Sau đó một thời gian ngắn, khoảng 17 năm sau, tôi khởi sự chương trình Young Adults Fellowship tại hội thánh của chúng ta.
            Ở tuổi 40, hãy còn độc thân, tôi nhận được một món quà đầy hy vọng. Chương trình The Young Adults Fellowship tổ chức cho tôi một bữa tiệc sinh nhật, và khi khai tiệc, một thành viên trong chương trình đến gần tôi rồi lưu ý: hãy để ý hai mươi người còn ở lại “Scott, ông đã tạo một gia đình ở đây!” Khi ngày sinh nhật thứ 40 của một người độc thân dám thắc mắc mình từng có gia đình bao giờ đâu nào, Đức Chúa Trời chỉ cho tôi thấy, là không những tôi có một gia đình, mà tôi còn tạo ra một gia đình — tất nhiên là với sự vùa giúp của Đức Thánh Linh. Ngoài vui mừng ra, tôi phải làm chi nữa chứ? Khi vui mừng, tôi được thêm sức, ít nhất là cứ tiếp tục ký thác đời sống mình cho cô dâu của Đấng Christ.
            (Lưu ý bên lề: Người đưa ra lời bình đó với tôi tiếp tục gặp gỡ vợ mình tại chương trình Young Adults Fellowship. Tôi mới nhận được từ nơi họ — và năm đứa con của họ! — tấm thiệp chúc mừng Giáng Sinh. Chú thích bên lề: khi tôi 41 tuổi, tôi gặp một người nữ bằng thịt và huyết rồi cưới nàng làm vợ một năm sau đó.  Chúng tôi có hai đứa con gái. (Nhưng đấy là một câu chuyện dành cho một ngày khác).
            Đức Chúa Trời đã làm điều gì cho bạn mà bạn không trông mong? Hãy vui mừng trong Chúa, thì bạn sẽ kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy vui mừng với tác giả Thi thiên: “Hãy vui mừng đi! Hỡi Emmanuên/Hỡi Israel, Ngài sẽ đến cùng ngươi”.
Gửi lên và Gửi ra
            Anne đã sáng tác một bài cầu nguyện rồi gửi nó lên Đức Chúa Trời và gửi ra cho các thời đại cách đây hơn 3.000 năm. Mary đã nghe lời cầu nguyện của Anne, đã sử dụng nó để sáng tác chính lời cầu nguyện của mình, rồi nàng cũng gửi lên cho Đức Chúa Trời và gửi ra cho các thời đại cách đây cũng khoảng 2.000 năm. Mấy trăm năm sau, chúng ta nghe lời cầu nguyện của người đàn bà son sẻ và nữ đồng trinh, và họ gặp chúng ta trong tình trạng son sẻ thuộc linh của chúng ta và trong tình trạng không trông đợi của chúng ta.
            Chúng ta làm gì với những lời cầu nguyện của họ? Chúng ta làm theo những gì họ đã làm. Trước hết, hãy xét xem chính câu chuyện của bạn đi. Mặt khác, hãy xem xét tình trạng son sẻ và than vãn của bạn. Mặt khác, hãy xem xét những gì Đức Chúa Trời đã làm cho bạn và hãy vui mừng đi. Hãy suy gẫm, cầu nguyện, và, có lẽ giống như các phụ nữ kia, hãy sáng tác một bài cầu nguyện theo thể thơ. Giống như Anne và Mary, hãy bắt đầu với chính câu chuyện của bạn. Khi bạn than vãn và khi bạn vui mừng — khi bạn thờ phượng — bạn kết nối sâu sắc nhất với nhân tánh của bạn, vì  thờ phượng là điều có cần cho con người. Là con người: hãy than vãn và hãy vui mừng. Khi bạn nối kết sâu sắc nhất với chỗ bạn là ai — với người mà Đức Chúa Trời dựng nên bạn phải trở thành — bạn kinh nghiệm quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy cảm nhận quyền phép Đức Chúa Trời của bạn khi bạn than vãn và vui mừng, khi bạn nối kết với bản ngã sâu sắc nhất của mình. Hãy than vãn và vui mừng — dường như chúng đối ngược đấy, nhưng nói theo Kinh thánh, chúng là bà con xa thuộc về cùng một gia đình: Thờ Phượng.
            Hãy bắt đầu với chính câu chuyện của bạn, nhưng, giống như Anne, và Mary, đừng kết thúc ở đó; hãy tự mình lạc vào câu chuyện lớn lao hơn nói tới Vương quốc của Đức Chúa Trời. Khi bạn than vãn và vui mừng, bạn thấy mình ràng buộc với nhiều người khác, những người than vãn, những người vui mừng, những người bị son sẻ, những người có địa vị thấp hèn. Bạn muốn Đức Chúa Trời làm gì với họ chứ? Bạn sẽ muốn Đức Chúa Trời nhấc kẻ yếu lên cao và hạ kẻ có quyền xuống; bạn sẽ muốn Ngài lật đổ trật tự đã thiết dựng; bạn sẽ muốn Ngài hoàn thành sự tể trị của Ngài, dẹp bỏ mọi điều ác, và sửa ngay lại mọi sai trái; và bạn sẽ muốn Ngài xét đoán các đầu cùng đất. Bạn sẽ cầu xin Ngài thực thi hết thảy những điều nầy.
            Giống như Anne và Mary, bạn sẽ gửi lời cầu nguyện lên trời và gửi ra cho các thời đại. Hãy đơn sơ giống như lời cầu nguyện sau cùng trong Kinh thánh: “Lạy Chúa Jêsus, xin hãy đến” (Khải huyền 22:20). Liệu Đức Chúa Trời ở trên trời có nghe không? Tất nhiên là Ngài có nghe đấy. Liệu có ai ở trên đất có nghe không, đâu đó cách đây một năm, một trăm năm, một ngàn năm tính từ bây giờ? Tất nhiên là có người sẽ nghe đấy. Mọi người đều sẽ nghe đấy. Bạn sẽ nghe đấy! Khi bạn nhìn thấy Chúa Jêsus đến để hoàn thành sự trị vì của Ngài, vì mọi mắt sẽ trông thấy Ngài, bạn sẽ có mặt ở đó để nhận lãnh chính lời cầu nguyện của mình. Lời cầu xin của bạn sẽ đáp đậu trong tấm lòng của chính bạn.
            Anne đã toan liệu trước và Mary đã cưu mang Ngài, bạn phải cầu nguyện tiếp nhận Ngài vào trong đời sống  mình. Rốt lại, đây là Lễ Giáng Sinh, khi chúng ta kỷ niệm sự nhập thế của Đấng Christ. Nếu bạn mời Ngài ngự vào, Thánh Linh Ngài sẽ ngự vào đời sống của bạn và thai dựng tình yêu thương trong đó. Lạ lùng thay, Mary đã sanh nở. Hãy tin nơi Chúa Jêsus, và, lạ lùng không kém, bạn sẽ được lại sanh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét