XACHARI 4:1-5
SỰ SÁNG CỦA THẾ GIAN
[Êsai 9:1-7;
60:1-3; 62:1-2]
Những sự hiện thấy nầy bổ sung nhau rất là hay. Sự hiện thấy
trước về sự cất bỏ thứ áo xống bẩn thỉu [bởi
Đấng Christ trước khi hoá thân thành nhục thể] chỉ ra thể nào những trở ngại
về đạo đức sẽ bị cất bỏ ra khỏi dân sự của Đức Chúa Trời. Sự hiện thấy thứ năm chỉ
ra thể nào những ngăn trở về mặt chính trị và thuộc linh cần phải thắng hơn.
Một khi Israel nhận được sự giải cứu, hay sự cứu rỗi từ các Nhánh
Tôi Tớ họ cần phải trở thành một Đền Thờ sống, do Đức Chúa Trời xây dựng và ngự
vào. Israel xưa khi ấy sẽ được chuẩn bị để chinh phục sự áp chế về thuộc linh
và chính trị ở bề ngoài của họ bằng cách để cho ơn cứu rỗi từ bên trong chiếu
sáng loè ra cho các dân tộc theo tà giáo.
Mong muốn của Đức Chúa Trời là dân sự Ngài phải được soi sáng và
có thể chiếu sáng bởi quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Kế hoạch của Đức
Chúa Trời dành cho dân Israel là họ phải trở thành sự sáng cho muôn dân. Kế hoạch
của Đức Chúa Trời là Linh cứu chuộc của Ngài đầy dẫy Israel, Hội thánh, để
Israel trở thành sự sáng của thế gian.
Sự hiện thấy thứ 5 được chia ra làm ba sứ điệp. Mảng thứ nhứt của
chương 4 chúng ta sẽ xử lý với trong sứ điệp nầy là biểu tượng của sự hiện thấy.
Chúng ta hãy chia bài giảng của chúng ta thành:
I. THỨC TỈNH (câu 1).
II. SỰ HIỆN THẤY (các câu 2-3).
III. BIỂU TƯỢNG (các câu 4-5).
I. THỨC TỈNH (câu 1).
Sự sống bề trong của vị tiên tri còn non nớt bị đánh thức một lần
nữa trong câu 1 hầu cho ông thực sự nhìn thấy những gì Chúa đang tỏ ra. “Đoạn, thiên sứ nói cùng ta trở lại, đánh thức
ta, như một người đương ngủ bị người ta đánh thức”.
Để bảo đảm sự truyền đạt của sự hiện thấy này vị tiên tri đã bị đánh
thức. [Đây
là sự đánh thức duy nhứt trong mọi sự hiện thấy cho thấy rằng vị tiên tri đã bị
đánh thức. Mặc dù ông sẽ cần được cảnh báo hoặc bị đánh thức trong mọi sự hiện
thấy vì con người sa ngã là không mẫn cảm và nhạy bén với những kinh nghiệm với
Đức Chúa Trời và bị kiệt lực vì những sự hiện thấy đó]. Thiên sứ đứng giải
thích không đem lại sự hiện thấy song đánh thức vị tiên tri để ông có thể nắm bắt
nó. Chúng ta cũng không thể cứu một ai nhưng chúng ta có thể đánh thức họ để họ
có thể nhìn biết ơn cứu rỗi.
Từ tình trạng thờ ơ thuộc linh, vị tiên tri đã được vực dậy
trong tình trạng dễ tiếp thu về mặt thuộc linh. Sự thay đổi từ tình trạng bình
thường của vị tiên tri ở một trạng thái trong đó vị tiên tri có khả năng thích ứng
cho sự hiện thấy thiêng liêng có thể sánh tình trạng của một người trong giấc
ngủ sâu với một người ở trong trạng thái tỉnh táo bình thường. [Mặc dù Xachari bị cuốn
vào sự suy gẫm những gì đã được tỏ ra trước đây].
Hãy để ý, chúng ta cần Thánh Linh của Đức Chúa Trời không những
khiến cho chúng ta nhìn biết những việc thiêng liêng, mà còn làm cho chúng ta phải
chú ý đến chúng nữa (Êsai 1:4). Chúng
ta nên nài xin Đức Chúa Trời, bất cứ khi nào Ngài phán cùng chúng ta, Ngài sẽ
đánh thức chúng ta để chúng ta phải tỉnh thức tâm hồn mình. Đọc Luca 9:32.
[Một sự khuấy khuất tương tự được sử dụng với các vị tiên tri
khác (Giêrêmi 1:11, 13; Amốt 7:8; 8:2)
để họ có thể nắm bắt những gì được tỏ ra và có khả năng trình bày nó trước mặt
dân sự. Về sự hiện thấy của Phierơ, đọc Công Vụ các Sứ Đồ 10:10…].
Thứ nhứt, sự thức tỉnh, thứ hai:
II. SỰ HIỆN THẤY (các câu 2-3).
Ở câu 2 Xachari bị yêu cầu phải xác minh những điều mà giờ đây
ông đã nom thấy. “Người
nói cùng ta rằng: Ngươi thấy gì? Ta đáp rằng: Tôi nhìn xem, kìa một cái chơn
đèn bằng vàng cả, và một cái chậu trên chót nó, nó có bảy ngọn đèn; có bảy cái
ống cho mỗi ngọn đèn ở trên chót nó”.
Thiên sứ đứng giải thích yêu cầu vị tiên tri những gì ông nhìn thấy
để khiến cho vị tiên tri phải tập trung vào sự hiện thấy. Con người, ngay cả
trong tình trạng ham thích mê mẩn về mặt thuộc linh, do đó bị mù quáng bởi bổn
tánh sa ngã đến nỗi ông không sẵn sàng nắm bắt lẽ thật thiêng liêng. Không phải
ai cũng nhìn thấy những gì ông đang thấy. Người nào vẽ hay hoạ đều nhận ra điều
đó. Một khi sự chú ý của ông phải tập trung vào việc nhìn, đặc điểm nổi bật của
sự hiện thấy được chỉ ra qua cái nhìn đó.
Ông nhìn xem, rồi từ phần mô tả về hình ảnh trung tâm, đó là một
cái đèn. Cụm từ được dịch 'chơn đèn' là menorah. Thường thì đây là cái giá hoặc dụng cụ đở cho
mấy ngọn đèn. Cái giá nầy làm bằng vàng ròng. Vàng nói tới sự thuần khiết và
quí báu. Cây đèn này cũng tương tự như cây đèn đã được luyện lọc từ một ta-lâng
vàng trong đền tạm (Xuất Êdíptô ký
25:31…, 37:17…). Chân đèn bằng vàng trong Nơi Thánh có bảy ngọn, hay đúng
hơn, sáu ngọn bè ra từ một ngọn ở giữa. Sáu ngọn nầy, mỗi bên ba ngọn, hướng
lên trên cùng chiều cao nhưng thấp một chút so với chiều cao của ngọn trung tâm
của cây đèn. Mấy ngọn nầy đều trống rỗng và dầu là chất dẫn được chuyển tải hoặc
chuyển từ ngọn ở giữa qua sáu ống dẫn hoặc các nhánh. Ở trên đỉnh của ngọn
chính và của sáu ngọn kia là bảy ngọn đèn hoặc bảy bát có tim dài trong đó (khung hẹp) được chèn vào. Khi thắp sáng
bảy ngọn đèn cung ứng ánh sáng trong Nơi Thánh.
Chơn đèn dường như tương tự với chơn đèn trong đền tạm, nhưng, cây
đèn nầy có ba biến thể khác nhau hay bổ sung cho ngọn đèn trong đền tạm.
Thứ nhứt - Có một bát dầu hoặc dụng cụ chứa dầu trên đỉnh của
chơn đèn.
Thứ hai – cái bát hay cái chậu hoặc dụng cụ chứa dầu, có bảy cái
vòi hay ống dẫn kết nối cho bảy ngọn trên giá đèn. (Số 7 thường được sử dụng để
chỉ ra sự hoàn hảo, đầy đủ hay trọn vẹn. [Charles L. Feinburg, The Minor
Prophets, Moody Press, Chicago: 1990, 288]. Trong trường hợp này một cây đèn đầy
đủ hoặc hoàn hảo một cách trọn vẹn.
Một đặc điểm phân biệt thứ ba là hai cây dầu (ôlive) ở hai bên của cái bát (4:3). Chơn đèn tiêu biểu cho dân sự của
Đức Chúa Trời – trước tiên là Israel và sau đó là Hội thánh - như nhiều phần tham
khảo trong Cựu Ước và Tân Ước chỉ ra (Êsai
60:1-3; 62:1; Mathiơ 5:14; Luca 12:35; Khải huyền 1:20).
"Dù các chi tiết của cấu trúc chơn đèn có là gì đi nữa, cách
giải thích về chơn đèn có rất nhiều trong Kinh Thánh. Chi tiết khác biệt trong Xuất Êdíptô ký 25 và một lần nữa trong Khải huyền 1 trong chỗ Giăng nhìn thấy 'bảy chân đèn bằng vàng" (Khải huyền 1:13) sau đó được giải thích là 'bảy Hội thánh' (Khải huyền
1:20). Chơn đèn tiêu biểu cho cộng đồng dân sự của Đức Chúa Trời. Nó được
làm bằng vàng để chỉ ra họ quí báu dường bao trong ánh mắt của Ngài. Chức năng
của chúng là cung ứng sự sáng trong thế gian (Mathiơ 5:14-16; xem thêm Philíp 2:15), trước tiên trong vai trò Hội
thánh Israel trong Cựu Ước rồi sau đó là Hội thánh Tân Ước bao gồm cả người người
Do Thái và dân ngoại" [Ibid. J. Mackay,]
Thông
tin quan trọng được thêm vào ở câu 3. Ngoài ra hai cây ô liu đứng gần nó, một cây
ở phía bên phải của bát và cây kia ở bên trái của nó.
Một cây ô liu đứng bên phải và cây kia kia bên trái của chơn đèn
và đựng dầu của nó. Hai cây nầy có các nhánh kết quả sản xuất ra thứ dầu ô liu
nguyên chất và tinh sạch. Dầu ô liu nguyên chất (gọi là vàng lỏng theo tiếng Hêbơrơ) là nhiên liệu duy nhất có thể
được sử dụng cho chơn đèn. Chúng cung ứng dầu các ngọn đèn hay bát (4:12).
Kỳ thực, hai cây nầy cung cấp dầu mà không cần ai điều khiển
chúng, cung ứng chìa khóa cho sự hiểu biết sự hiện thấy. Một trong những biểu
tượng rõ ràng nhất trong Kinh Thánh là cách sử dụng dầu ô liu nguyên chất nói tới
Đức Thánh Linh. Ở đây dầu trong kết nối với chơn đèn làm biểu tượng cho Đức
Thánh Linh mà Đức Chúa Trời cung ứng để giúp cho một người được đầy dẫy bởi Ngài
hầu cung ứng sự sáng cho một tâm trí và một thế giới tối tăm.
Charles L. Feinburg đưa ra mục đích chính chính phần chú giải của
ông [Major Messages of the Minor
Prophets, Zechariah: Israel Comfort and Glory, 1952] cho thấy lý do tại sao
dầu là như một biểu tượng tốt nói tới Thánh Linh của Đức Chúa Trời hay công tác
của Đức Thánh Linh. "Thứ nhứt, dầu bôi trơn, do đó không tín đến sự va chạm
và chỉ ra sự êm dịu. Đức Thánh Linh là Đấng cung ứng sự êm dịu và bỏ qua [bất
thường] hao mòn trong từng sự phục vụ cho Đức Chúa Trời. Thứ hai, dầu chữa lành.
Trong các thời kỳ Kinh Thánh rượu và dầu đã được xức cho các vết thương (đối chiếu Luca 10:34). Không ai khác mà chính Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới có
thể chữa lành tấm lòng bị tổn thương bởi những lo toan, buồn rầu, hay khó chịu
trong cuộc sống ... thứ ba, dầu để thắp sáng. Chính Đức Thánh Linh Ngài soi
sáng từng trang sách thánh và con đường của người tin Chúa ... Thứ tư, dầu làm
cho ấm lên. Dù hoàn cảnh đáng buồn của linh hồn bị hư mất, hoặc nhu cần của một
thuộc viên trong thân thể Đấng Christ, hay lẽ thật của Đức Chúa Trời, tấm lòng
nguội lạnh của chúng ta không đáp ứng và không lay chuyển trừ phi quyền phép
làm nóng lên, phát sáng, rộn ràng của Thánh Linh Đức Chúa Trời dầm thấm và khuếch
tán hơi ấm hoan nghênh thân tình. Thứ năm, tiếp thêm sức cho, nó làm tăng năng
lượng của cơ thể ... Thứ sáu, dầu trang sức cho. Nó được sử dụng trong các ngày
lễ của các thời kỳ Cựu Ước, và không bao giờ được xức trong thời điểm buồn khổ (đối chiếu II Samuên 12:20; Thi thiên 104:15;
Êsai 61:3) ... Cuộc sống sống dưới sự kiểm soát của Đức Thánh Linh là rạng
rỡ với sự vui vẻ của Chúa và thơm tho với mùi hương sự hiện diện của Chúa. Thứ
bảy, dầu đánh bóng. Đức Thánh Linh bắt lấy những chỗ còn thô từ bổn tánh của
người tin Chúa".
Dầu của hai cây tuôn tràn vào cái bát lớn hay chậu chứa. Cái bát
hoặc nơi chứa trên chơn đèn bằng vàng đứng sẵn sàng với lượng cung cấp hay dự
trữ đầy đủ của Đức Thánh Linh. Các ống dẫn (vòi),
hay nhánh đến từng ngọn đèn làm minh họa cho việc dầu đổ ra trực tiếp sẵn có khi
sự ứng nghiệm đầy đủ lời tiên tri của Giôên (Giôên 2:28-32; Công Vụ các Sứ Đồ 2:16-21) nói tới việc Đức
Thánh Linh dốc đổ dồi dào xảy ra.
Hai cây sống động đó và hệ thống thẳng đứng (4:12) giúp cho chơn đèn tự nhiên và tự động được cung cấp dầu cần
thiết để giữ cho ánh sáng của nó cháy rực rỡ, thường trực, và có lẽ vĩnh viễn.
Trong suốt thời kỳ đền tạm, chơn đèn nương vào cả dân sự và các thầy tế lễ để
có ánh sáng của nó. Dân sự dâng hiến dầu và các thầy tế lễ lo cắt bấc và làm
cho chơn đèn đầy dầu thắp cho ban sáng và ban chiều (Xuất Êdíptô ký 27:20-21; 30:7-8). Nhưng chơn đèn này sẽ chiếu sáng
bất luận con người tỏ ra họ thiếu mất lòng trung tín! Điều này cho thấy rằng Đức
Chúa Trời sẽ hoàn thành mục đích của Ngài trong việc lan truyền sự sáng của Tin
lành cho từng tạo vật có hoặc không có sự trung tín của con người. Đức Chúa Trời
mong muốn sử dụng loài người làm công cụ của Ngài và Ngài sẽ đổ chính mình Ngài
ra trong họ theo một phương thức lớn lao và soi sáng.
III. BIỂU TƯỢNG, (các câu 4-5).
Vị tiên tri yêu cầu mặc khải thêm ở câu 4: “Bấy giờ ta cất tiếng nói cùng thiên sứ đương
nói với ta như vầy: Hỡi chúa tôi, những điều nầy là gì?"
Trong khi nhìn xem sự hiện thấy bối cảnh đặc biệt này, Xachari hỏi
han ý nghĩa của bối cảnh đó. “Hỡi
chúa tôi, những điều nầy là gì?" Người nào muốn hiểu rõ tâm ý của Đức
Chúa Trời thì phải tò mò. Hầu hết người Hêbơrơ không những phân biệt chơn đèn nguyên
thuỷ là gì mà còn biết rõ ý nghĩa của biểu tượng thiêng liêng do Đức Chúa Trời
sử dụng cho từng món nội thất trong đền tạm.
Hãy chú ý thể nào Xachari kỉnh kiền, là thầy tế lễ và tiên tri,
nói với vị thiên sứ gọi Ngài là "chúa tôi". Người nào mong muốn
được dạy dỗ dâng lên sự tôn kính (tôn trọng)
cho bậc thầy của họ. Để làm tăng thêm sự hồi hộp và khiến cho vị tiên tri phải suy
nghĩ, câu trả lời cho câu hỏi của Xachari bị hoãn lại cho đến câu cuối cùng của
chương (các câu 11, 14).
Thiên sứ đứng giải thích dành cho vị tiên tri một lời khiển
trách nhẹ vì sự ông thiếu hiểu biết ở câu 5: “Thiên sứ nói cùng ta đáp rằng: Ngươi không biết những điều nầy
là gì sao? Ta nói: Thưa chúa! tôi không biết".
Những gì là rõ ràng đối với những người sống trên thiên đàng có
thể không rõ ràng đối với chúng ta. Hàm ý rõ ràng trong lời đáp của thiên sứ, ấy
là biểu tượng đủ đơn giản vì cớ nó gần giống với đền tạm và loại hình của nó để
vị tiên tri không cần bất kỳ lời giải thích nào về nó nữa, và quả thực chẳng có
lời nào được đưa ra. Các bạn không biết thì đừng tưởng ông sẽ biết đâu nhé! Đức
Chúa Trời mong dân sự Ngài có thể sử dụng tâm trí của họ để nhớ những gì họ biết
và sử dụng nó giúp họ hiểu biết và phân biện các mặc khải của Ngài.
Chơn đèn đứng trong Nơi Thánh của đền tạm là hình ảnh sống động trong
mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Đây cũng là cái bình sáng láng là kiểu mẫu của Đấng
Christ là sự sáng của chúng ta (Galati
8:12; Mathiơ 3:11; 5:14-16). Chơn đèn đã được chế ra từ một ta-lâng vàng
nguyên chất tiêu biểu cho thần tánh thuần khiết của Ngài và Đấng Christ học
vâng phục qua những việc Ngài đã gánh chịu. Cây đèn bảy ngọn tỏ ra sự viên mãn,
trọn vẹn hay hoàn toàn sự làm chứng của Ngài (Khải huyền 1:4, 9). Sáu nhánh của chơn đèn được kết nối với nhánh
trung tâm gọi là cây đèn 7 ngọn. Sáu là số nói tới con người (được dựng nên vào ngày thứ 6) và 1 nói
tới Đấng ngự đến Ngài đem những kẻ ở với Ngài cho đến sự trọn lành. [Sáu, số nói tới con người, cộng với Một cũng là sự tiêu
biểu cho sự hiệp nhất sau cùng của cô dâu được chuộc với Chúa Phục Sinh của nàng]. Bảy nói tới sự trọn
vẹn, đầy đủ hay hoàn toàn.
Đức Chúa Trời đã chuẩn bị và chiếu sáng Israel để trở thành chứng
nhân ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời (trong
Đấng Christ) cho các dân ngoại giáo ở xung quanh Israel. Họ phải trở thành
sự sáng của Đức Chúa Trời cho thế gian. Để trở thành sự sáng của Đấng Christ chiếu
rọi vào thế gian có điều kiện mà chúng ta phải chu toàn.
(1) Để thắp sáng bạn phải gắn kết với nhánh trung tâm đang cung
cấp dầu. Bạn không bao giờ chiếu sáng trong vai trò môn đồ cho đến chừng nào bạn
đã gắn kết chắc chắn với Đức Chúa Jêsus Christ.
(2) Điều kiện thứ hai của sự chiếu sáng là nhận lãnh chức vụ của
Đức Thánh Linh qua bạn. Sự hiện thấy nầy đẹp đẽ dường bao, nó dạy dỗ sự gắn kết
giữa Đấng Christ và Đức Thánh Linh và Đức Thánh Linh tuôn tràn qua những kẻ
đang ở trong Đấng Christ. Có phải bạn đang gắn kết với Đấng Christ không? Có phải
Đức Thánh Linh đang tuôn tràn qua bạn không? Đức Thánh Linh phải tuôn tràn qua
cái bình thanh sạch được kết nối với Đấng Christ.
(3) Bấc phải với tới dầu
và được cắt tỉa để cháy sáng rõ ràng. Mối thông công và sự truyền đạt hàng ngày
giữa chúng ta và Chúa qua Đức Thánh Linh hoàn tất điều đó. Cuộc sống của bạn phải
được đổi mới từng ngày một.
Chơn đèn tượng trưng cho Hội thánh của Đức Chúa Trời khi nó chiếu
sáng trong vẻ huy hoàng lúc nó được đầy dẫy với Thánh Linh của Đức Chúa Trời. (Mathiơ 5:14-16; Luca 12:35; Philíp 2:15; Khải
huyền 1:20).
PHẦN KẾT LUẬN:
Dầu ở trong ngọn đèn nhưng nó cần phải được thắp lên để cung ứng
ánh sáng. Nó cần có lửa để đốt cháy dầu mà chơn đèn đang chứa (Mathiơ 3:11). Khi chúng ta là Cơ đốc
nhân được đầy dẫy Đức Thánh Linh đến tương giao với Lời của Đức Chúa Trời, Lời ấy
thiêu đốt chúng ta và chúng ta chiếu sáng cách rực rỡ (Êsai 30:27; Giêrêmi 5:14; 20:9; 23:29). Có phải bạn nghiêm túc nắm
lấy Lời của Đức Chúa Trời không? Có phải bạn dự phần trong sự thanh tẩy của Lời
ấy cho đến khi bạn cảm thấy Lời ấy như nung nấu ở bên trong để bạn phải chiếu
sáng Lời ấy ra không? Đừng giấu sự sáng của bạn dưới một cái thùng. Nếu bạn để
cho Đấng Christ hạ bạn xuống, Ngài sẽ nhắc bạn lên hầu cho sự sáng của Ngài chiếu
ra một thế giới đang mò mẫm trong bóng tối tăm.
Có phải bạn là sự sáng của thế gian không? Sáng thế ký 1:3 chép: "Phải
có sự sáng" thì sự sáng chuyển mọi hỗn loạn thành ra vũ trụ. Khải huyền
22:5 chép: "Đức Chúa Trời sẽ
soi sáng cho". Nếu bạn chưa phải là
ánh sáng cho những kẻ bị mất trong bóng tối tăm, sở dĩ như thế là vì bạn chưa
được sanh lại và do đó không có Đức Thánh Linh? Hoặc là vì bạn đang dập tắt Đức
Thánh Linh hầu cho Lời của Đức Chúa Trời không thể thanh tẩy và thúc giục bạn? Nguyện
chúng ta tuôn tràn ra với Thánh Linh của Đức Chúa Trời hầu cho Lời của Đức Chúa
Trời có thể nung nấu chúng ta. Khi ấy, ngọn lửa của chúng ta sẽ thăng lên hướng
về Chúa và trở thành một mùi hương dễ chịu cho Ngài và cung ứng Sự Sáng cho hết
thảy những ai đang sinh sống trong phần thế giới của chúng ta!