Sự Sáng Của Thế Gian
Mục sư Henry M. Morris.
Một trong những phát biểu lạ lùng nhất
từng được đưa ra là sự khẳng định của Đức Chúa Jêsus Christ tại đền thờ trong
thành Giêrusalem một buổi sáng sớm cách đây lâu lắm rồi, Ngài phán với một nhóm
những nhà tôn giáo cuồng tín, họ tìm cớ để lên án Ngài. Lời xưng nhận nầy ngay
lập tức đã khắc sâu Ngài một là kẻ mê sảng mất trí hoặc một tay lang băm trơ
tráo – hay – (có thể hình dung điều đó là
sự thật không?) chính mình Ngài là Con của Đức Chúa Trời!
Lời Xưng
Nhận Đáng Kinh Ngạc
Đây là những gì Ngài đã phán: "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta,
chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống" (Giăng 8:12).
Người nào nghe câu ấy có thể suy nghĩ: "Nhưng, thưa ông, chính mặt trời chói chang kia mới
soi sáng thế gian, chớ không phải một nhà truyền đạo lưu động nào đó xuất thân
từ xứ Galilê đâu. Mặt trời lên cao trong bầu trời cung ứng ánh sáng hầu cho
loài người không đi mò mẫm trong chỗ tối tăm, vì vậy sao ông dám xưng mình là mặt
trời chứ? Quả thực, mặt trời khiến cho sự sống ra khả thi, với năng lượng ánh
sáng của nó khiến cho cỏ cây mọc lên và sông suối tuôn chảy: chắc chắn mặt trời
có thể được cho là `sự sáng của sự sống'. Nhưng làm thế nào ông, thuộc về muôn
vật kia, lại dám xưng mình ban bố sự sống chứ?”.
Ồ, các môn đồ Ngài sẽ đáp: "Ngài
vừa nói theo nghĩa bóng thôi mà. Ngài là sự sáng thuộc linh, cung ứng sự sống
thuộc linh, chinh phục sự tối tăm thuộc linh, chớ không thực sự xưng mình tạo
ra ánh sáng mặt trời đâu".
Nhưng đáp như thế là tệ quá, có phải không? Nhà truyền đạo
địa phương nầy chẳng có học vấn nào đáng kể cả và chỉ có một nhóm học trò tạp
nhạp bị lừa dối đấy thôi! Tuy nhiên, ở đây Ngài đang xưng mình cung ứng sự hướng
dẫn thuộc linh, cũng như về đạo đức và trí khôn cho cả thế gian rộng lớn kia, khi
Ngài và các môn đồ Ngài cũng chưa từng đi đâu quá các đường biên giới của Israel!
Làm sao mà Jêsus nầy, xuất thân từ thành Naxarét, dám mong có ai đó tin theo việc ấy chăng?
Sự Ứng
Nghiệm Đáng Kinh Ngạc
Tuy nhiên, trong hai ngàn năm qua thực sự đã có hàng triệu
người từ khắp nơi trên thế giới rộng lớn nầy, họ đã tin theo việc ấy, rồi đời sống
của họ đã được biến đổi vì cớ việc ấy. Hơn nữa, không những nhiều cá nhân nam nữ
đã được biến đổi; mà toàn bộ xã hội và văn hoá của họ nữa. Những học viện giáo
dục lớn đã được thiết lập theo danh của Ngài, cũng như nhiều bệnh viện và hội từ
thiện đủ các loại, chưa nhắc tới hàng ngàn nhà thờ và hội truyền giáo rất hữu
ích trong sự đa dạng lớn lao của họ. Nhiều dân tộc được lập nên để phục vụ Ngài;
thậm chí tội ác nô lệ ở khắp nơi hầu như đã bị huỷ bỏ.
Hầu hết các bậc thầy khoa học đều là môn đồ của Chúa Jêsus,
cũng như các nhà nghiên cứu y học tài ba nhất trong quá khứ. Đức Chúa Jêsus
Christ, mặc dù bị nhiều người trong thời của Ngài xem khinh đến nỗi Ngài đã bị
cấp lãnh đạo của họ hành quyết theo pháp lý trong một tư thế nghiệt ngã duy nhứt,
quả thực Ngài là Sự Sáng của thế gian từ đó, không những về mặt thuộc linh, mà
còn về mặt trí khôn và về đạo đức nữa. Người nào chọn bước theo Ngài không đi
trong tối tăm nhưng vui vẻ làm chứng rằng họ đã tìm gặp Sự Sáng của sự sống, đúng
y như Ngài đã hứa.
Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ! Bằng cách thắng hơn sự chết
và sống lại từ mồ mả của Ngài trong một thân thể vật lý được làm cho vinh hiển (điều nầy có nhiều người đánh giá là sự thực
được xác minh rõ nhứt trong lịch sử), Ngài đã tự minh chứng mình là (như Ngài đã xưng nhận) Con Đức Chúa Trời
Toàn Năng, đồng đẳng với Cha thiên thượng — chính Lời của Đức Chúa Trời đã trở
nên xác thịt!
Giống như các môn đồ đầu tiên của Ngài khởi sự rao giảng về
uy quyền của Ngài, Ngài cũng là Đấng thực sự dựng nên muôn vật. Ngài không phải
là mặt trời (sự sáng vật lý của thế gian),
nhưng Ngài còn lớn lao hơn mặt trời, vì Ngài đã dựng nên mặt trời! "Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất
luận trên trời, …" (Côlôse 1:16). "Muôn vật bởi Ngài làm nên" (Giăng 1:3). Điều đó cho thấy rõ ràng rằng Đức Chúa Trời, lúc sáng thế
đã dựng nên trời và đất, nhưng Ngài đã "dựng nên muôn vật (bởi Đức Chúa Jêsus Christ)" (Êphêsô 3:9).
Không những vì sáng vật lý trong thế gian – mặt trời – đã
được Đấng Christ dựng nên, mà Ngài còn giữ cho nó cứ chiếu sáng mãi kể từ đó. Chính
Con của Đức Chúa Trời đời đời — "gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô
cùng" (Michê 5:2). “Con
là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài” Ngài vẫn “lấy lời có
quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật" (Hêbơrơ 1:3). Những nhà khoa học vẫn
còn không dám chắc đối với điều chi khiến cho mặt trời cứ chiếu sáng, mặc dù hầu
hết trong số họ cứ thúc đẩy tiến trình chuyên sâu vào phản ứng tổng hợp nhiệt hạch.
Tuy nhiên, có những khó khăn không giải quyết được ngay cả với sự lý giải nầy, và
thực sự thì chẳng có người nào nhận biết cả.
Quyền
Năng Của Sự Sáng
Tuy nhiên, chúng ta nhìn biết nếu chúng ta tin theo Kinh
Thánh, rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Tạo Hoá cũng là Đấng Bảo Toàn. Ngài nắm
giữ muôn vật bởi chính quyền phép của Ngài! "Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài" (Côlôse 1:17). Thực vậy, không những mặt trời, mà tất cả mặt trời của
vũ trụ! Quả thực Ngài là sự sáng — không những của thế giới nhỏ bé của chúng
ta, mà còn của toàn bộ vũ trụ vật lý kia! Trong đất mới đã được hứa ở cuộc
tương lai, thực vậy, với thành thánh oai nghi rực rỡ của nó, Kinh Thánh cho
chúng ta biết rằng thành phố thậm chí chẳng còn cần đến ánh sáng của nó nữa: "vì
vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành" (Khải huyền 21:23).
Hãy lưu ý, một cách tình cờ, là gợi ý trong mấy
câu đấy nói tới khái niệm khoa học hiện đại về sự tương đương của khối lượng và
năng lượng. Vật chất kết với nhau bằng năng lượng. Và năng lượng ấy chẳng có gì khác hơn là quyền
năng của chính mình Đấng Christ. Muôn vật "chứa" trong Ngài (nghĩa là "được duy trì" hay
"nắm giữ"). Đấng Cứu Thế yêu thương, dịu dàng của chúng ta, là Đấng
Tạo Hóa toàn năng của muôn vật, giờ đây Ngài đang nắm giữ muôn vật và một ngày
nào đó sẽ phục hồi lại muôn vật đến mức trọn vẹn nguyên thuỷ của chúng.
Khi đời sống thuộc thể được quan tâm cách sâu sắc, Ngài cũng
xưng nhận rằng người nào theo Ngài không những không còn "đi trong tối tăm", mà còn có "sự sáng của sự sống" nữa.
Khoa học vật lý hiện đại (ít nhất là vật lý cổ điển) tựu trung quanh môn phổ điện từ (the electro-magnetic spectrum), môn nầy
gộp cả nhiều thứ sức mạnh và năng lực trong thiên nhiên — ánh sáng, hơi nóng, âm
thanh, điện, từ tính, năng lượng hoá học, v.v… — đủ thứ trừ ra trọng lực và
nguyên tử năng. Tất nhiên, ánh sáng, theo một ý nghĩa đang bao phủ toàn bộ
quang phổ, từ bức xạ cực tím sóng dài đến bức xạ hồng ngoại sóng ngắn, với
quang phổ ánh sáng thấy được chiếm lấy trung tâm chính, y như nó vốn có.
Theo một ý nghĩa quan trọng, năng lượng ánh sáng nhơn đó
là năng lượng cơ bản nhất trong mọi năng lượng, và chẳng có gì phải kinh ngạc
khi câu nói đầu tiên được ghi lại trong Lời hằng sống của Đức Chúa Trời là: "Phải có sự
sáng" (Sáng thế ký 1:3). Tuy nhiên, chẳng có "nhiều sự sáng" vào điểm đó, cho tới
khi Ngài phán: "Phải có các vì sáng" (Sáng thế ký 1:14). Khi ấy, ngay tức khắc
hiện ra trên bầu trời hai vì sáng lớn cho địa cầu và "cũng làm nên các ngôi sao" (Sáng thế ký 1:16) được trải ra khắp vũ trụ bao la kia.
Hết thảy các vì sáng nầy — và sự sáng mà chúng tạo thành
phân ra "ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì
tiết, ngày và năm" (Sáng thế ký 1:14) — cũng sẽ phục vụ cho
chính cuộc sống qua nhiều kỷ xảo tuyệt vời, sự sáng ấy sẽ cung ứng năng lượng cho
cư dân hầu đến của Đất (tỉ như hiện tượng
quang hợp, v.v…).
Như vậy, sự sáng ấy: "Trong Ngài [nghĩa là, Lời của Đức Chúa Trời] có sự sống, sự sống
là sự sáng của loài người " (Giăng 1:4). Theo sau việc ấy thì cũng thấy rằng Đấng Christ là "sự sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi
người" (Giăng 1:9).
Và đúng là sự thật theo cả hai ý nghĩa: thuộc thể và thuộc
linh. Về thuộc thể: "trong
Ngài, chúng ta được sống, động, và có" hầu cho Ngài "chẳng
ở xa mỗi một người chúng ta" (Công Vụ các Sứ Đồ 17:28, 27). Sẽ là đau khổ đúng mức cho những ai chối không tin nơi
Ngài, thình lình họ nhận ra (một ngày kia
họ phải nhận ra) rằng sự tồn vong của chính họ — ngay cả cấu trúc tế bào của
cơ thể họ — đang nương vào sự gìn giữ từng phút một của Ngài. Nếu Ngài chỉ rút
lại quyền phép của Ngài trong giây lát thôi, chúng ta sẽ sụp đổ hết chẳng còn
gì cả.
Về mặt thuộc linh, tương tự chúng ta dám chắc rằng Ngài "soi
sáng mọi người" (Giăng 1:9). Nghĩa là, ngay cả những kẻ ra đời trong một gia đình
theo dị giáo và những người dành cả đời mình không nghe theo Đấng Christ, đã được
ban cho một chút ánh sáng thuộc linh (trong
thiên nhiên, trong lương tâm, trong lịch sử, v.v…) để nếu họ tích cực đáp ứng
với sự sáng mà họ có, thì không cứ cách nào đó họ sẽ được ban cho thêm sự sáng,
chắc chắn đủ để được cứu. Trường hợp cổ điển theo Kinh Thánh là Cọtnây người
Lamã, Đức Chúa Trời đã sai Phierơ đến gặp ông ta với đầy đủ sứ điệp nói tới ơn
cứu rỗi nhờ Đấng Christ. Như Phierơ đã nói lúc bấy giờ: "Đức Chúa Trời chẳng hề vị nể ai, nhưng trong
các dân, hễ ai kính sợ Ngài và làm sự công bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa" (Công Vụ các Sứ Đồ 10:34-35).
Tuy nhiên, lời cảnh cáo, ấy là người nào không đáp ứng với
bất kỳ sự sáng nào họ đang có thì "không chữa mình được" và vì thế sẽ "chết
trong tội lỗi mình" (Rôma 1:20,
Giăng 8:24), vì họ không tin nơi Đấng Christ. Và thảm hoạ ở chỗ "sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối
tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa" (Giăng 3:19). Tuy nhiên: "con
mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng
trọn thành đối với Ngài" (II Sử
ký 16:9). Rốt lại, Đức Chúa Trời ước ao mọi người "đều
được cứu" (I Timôthê 2:4), và xây
họ "từ tối tăm qua
sáng láng" (Công Vụ các Sứ Đồ 26:18), nhưng họ vẫn không
chịu đến.
Chuyển
Giao Ngọn Đuốc Của Thiên Đàng
Chúa Jêsus cũng phán cùng các môn đồ Ngài (kể cả chúng ta!): "Các ngươi là sự sáng của thế gian" (Mathiơ 5:14), rõ ràng ở đây chỉ đề
cập đến sự sáng thuộc linh. Vì vậy, khi Ngài không còn ở đây trong xác thịt nữa,
chức vụ soi sáng của Ngài sẽ được gián tiếp qua chúng ta, chuyển giao ngọn đuốc
của Ngài cho chúng ta, như vốn có. "Cha
đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy" (Giăng 20:21).
Sứ mệnh và thách thức của chúng ta, vì lẽ đó — trong vai
trò những ai nhìn biết Chúa Jêsus là Đấng Tạo Hoá và là Đấng Cứu Thế, là "giữ
lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian" (Philíp 2:15-16). "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở
dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó
mà được cứu" (Công Vụ
các Sứ Đồ 4:12).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét