Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Khủng Hoảng Tài Chính Trên Thế Giới


Khủng hoảng tài chính
trên thế giới

Đâu là nguyên nhân gốc?

Tác giả Ewin Barnett

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)

Không một điều gì thống trị tin tức trong các năm qua như khủng hoảng kinh tế vẫn còn hành hại trên nhiều quốc gia. Về cơ bản, thì đâu là vấn đề? Chúng ta hãy xem xét một số cơ bản về tài chính từ nhận định của Kinh thánh.

Kinh tế là nói về hành vi cùng những sự lựa chọn
Tất cả mọi dòng suối tương tác kinh tế tuôn ra từ cuộc sống của con người đang tỏ ra những mong muốn và nhu cầu bằng hành động hầu cải thiện mọi hoàn cảnh của họ.
Tại trọng tâm của mọi quyết định về kinh tế là các hạn chế của chúng ta trong vấn đề tài nguyên và sự thúc bách của thời gian. Cách thức chúng ta phân bổ và các nguồn lực ưu tiên phản ảnh tư tưởng, khát khao và giá trị của chúng ta. Vậy thì, kinh tế nói sâu xa về hành vi cùng những sự lựa chọn của chúng ta hơn là nói về tiền bạc.
Chúa Jêsus phán rằng từ sự đầy dẫy ở trong lòng mà miệng mới nói ra (Luca 6:45) — lời lẽ của một người phản ảnh các giá trị tác động mọi tư tưởng của người ấy. Tương tự, chúng ta có thể nói rằng từ sự đầy dẫy ở trong lòng mà túi tiền người ấy mới nói ra, khi người ta sử dụng tiền bạc cho điều chi là vấn đề đối với họ.
Nhà kinh tế lỗi lạc Carl Menger mở đầu quyển Các Nguyên Tắc Kinh Tế của ông vào năm 1871 bằng câu nói: "Mọi sự đều là đối tượng cho luật nhân quả". Câu nói nầy tương đương với Kinh thánh, ở đó đầy dẫy nhân và quả thuộc linh, như phước hạnh và sự rủa sả trong Phục truyền luật lệ ký 28 và sự thực chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo ra (Galati 6:7). Hành vi và những sự lựa chọn của chúng ta luôn luôn có những hậu quả thuộc linh. Chúng cũng thường có các hậu quả về kinh tế nữa.
Sự giàu có được tạo ra như thế nào?
Từ những khởi nguyên của con người, con người đã phát triển và làm ra nhiều thứ. Họ thu hoạch cá, các trò chơi và nuôi nhiều thú vật đã thuần hóa. Họ khai thác các khoáng chất từ trái đất. Họ tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong khi con người có nhiều sở thích khác nhau, những thứ chúng ta đánh giá cao tạo nên sự giàu có của chúng ta. Một số hình thái giàu có của chúng ta nằm trong hình thức nhà cửa, đồ nội thất hay các thứ của cải khác. Sự giàu có của chúng ta cũng bao gồm các kỷ năng làm việc của chúng ta để kiếm sống. Một số hình thái của sự giàu có có thể chuyển đổi thành tiền bạc; các thứ khác thì không.
Một chỗ tuyệt vời để nhìn thấy phần nhiều các hình thức giàu có nầy đều nằm trong những lời khen ngợi cho người vợ tháo vát và chăm chỉ trong Châm ngôn 31:10-31. Trong khi người vợ nầy có nhiều kỷ năng, chỉ có nghề mộc là không được liệt kê ra thôi. Chúng ta có thể giả sử rằng khi nàng mở rộng phòng may của mình, nàng đã thuê những người thợ mộc. Tuy nhiên, những người thợ mộc đó đã chọn thuê một người thợ rèn để làm món gì đó ra từ sắt chẳng hạn. Con người quyết định nghề nghiệp riêng của họ dẫn tới "sự phân chia lao động", một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự giàu có.
Một yếu tố khác trong việc tạo ra sự giàu có là trao đổi tự do. Thực vậy, trao đổi tự do là hình thái tương tác kinh tế duy nhứt qua đó sự giàu có của hai bên đều tăng lên. Trao đổi tự do có thể được thấy rõ trong nhiều thí dụ của Chúa Jêsus, tỉ như thí dụ nói tới viên ngọc châu tốt (Mathiơ 13:45-46).
Yếu tố chính sau cùng trong việc tạo ra sự giàu có là tiết kiệm. Giàu có thường mua sắm thiết bị mới hay khởi sự một việc làm mới chỉ có thể đến từ những gì người ta tiết kiệm. Càng tiết kiệm, càng giàu có sẵn cho những đầu tư về vốn, kết quả trong sản xuất lao động cao hơn và nhiều cơ hội mới tạo thêm sự giàu có.
Tất nhiên, toàn bộ sự giàu có đã gia tăng chỉ do hoạt động tạo ra giàu có hơn là nó tiêu thụ. Và chúng ta cần phải biết rõ rằng sự giàu có và tiền bạc không chính xác là như nhau đâu. Thực vậy, nhầm lẫn ở điểm đó là một trong những nguyên nhân của cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.
Cơn khủng hoảng ấy chỉ ra rằng giàu có cũng bị các phương tiện tội lỗi tác động — qua việc lấy của người khác, dù bằng bạo lực, gian lận, ép buộc hoặc bất lương do các cá nhân hay nhà cầm quyền tạo ra.
Vai trò của Đức Chúa Trời trong sự giàu có chủ yếu nằm ở các phước lành — bằng cách can thiệp giúp kiếm được hay tạo ra sự giàu có phù hợp với luật pháp của Ngài và bằng cách ban cho những người yêu mến Ngài có tầm nhìn và hiểu biết trong sáng bởi đó họ tận dụng kỷ năng và thận trọng trong cách xử lý mọi vụ việc của cá nhân họ (xem Xuất Êdíptô ký 35:31; I Các Vua 4:29; Thi thiên 111:10; Đaniên 9:22). Trong khi Đức Chúa Trời muốn những kẻ yêu mến Ngài được thịnh vượng, Ngài tập trung vào sự giàu có thuộc linh của chúng ta sâu xa hơn là sự giàu có vật chất (Hêbơrơ 11:24-26).
Đức Chúa Trời cũng cho phép giàu có về của cải, đặt tầm quan trọng về sở hữu tư nhân đến nỗi Ngài trực tiếp bảo vệ nó ở hai trong Mười Điều Răn — điều răn thứ Tám, cấm trộm cướp, và điều răn thứ Mười, cấm tham lam (Xuất Êdíptô ký 20:15, 17).
Tiền bạc là gì?
Khái niệm về tiền bạc xuất hiện một phần vì rất khó chia một khoản lớn giá trị như một con bò khi nó được trao đổi để lấy một thứ gì đó kém giá trị hơn. Tiền bạc dễ phân chia, bền bĩ và khó sai lệch. Tiền bạc có ba vai trò — môi giới của giá trị trao đổi, cách thức lưu trữ sự giàu có và là một đơn vị hạch toán. Một lần nữa, tiền bạc sẽ không bị nhầm lẫn với sự giàu có mà nó tiêu biểu cho.
Đức Chúa Trời tỏ ra ở Phục truyền luật lệ ký 14:23-26 rằng sự giàu có ở dạng ngũ cốc hay bầy gia súc có thể được trao đổi dưới dạng tiền bạc, về sau có thể được trao đổi để lấy lương thực. Hãy chú ý, sự giàu có được giữ lại mặc dù hình thái của nó được thay đổi. Ngày nay, tiền bạc được phổ biến cho người dân để giữ lấy một phần trong toàn bộ sự giàu có của họ tại ngân hàng, và ngay cả một phần nhỏ hơn trong hình thức tiền mặt trong túi áo của họ.
Khi tiền bạc được làm bằng một thứ gì đó bản thân nó có giá trị, tỉ như vàng hay bạc, tiền bạc có giá trị nội tại riêng của nó tách biệt đối với nhà cầm quyền. Tiền bạc đó kiếm được bằng cách trao đổi giá trị lấy giá trị, và giá trị ấy sẽ gây khó cho bất kỳ bên thứ ba nào như nhà cầm quyền gây ảnh hưởng hoặc thao túng.
Khi tiền bạc chỉ là một tờ giấy, giá trị của nó ban đầu được quyết bằng nghị định của nhà cầm quyền. Về bản thân nó, một tờ giấy bạc hay một tấm thẻ plastic hầu như không có giá trị. Tiền điện tử thậm chí không tồn tại trong hình thức vật chất. Thí dụ, 10 giạ gạo được đổi thành US$100 theo tiền điện tử trong tài khoản ngân hàng chỉ tồn tại trong cái máy tính. Chẳng có một giá trị nội tại nào hết.
Trong khi bản thân tiền bạc là đối tượng cho luật cung và cầu, vì tiền bạc không tăng không phải là thứ hàng hóa giống như dầu và lúa mì. Nếu mức cung của tiền bạc tăng trong lưu thông, giá trị của nó đang giảm, vì vậy cần phải có nhiều tiền bạc để mua cùng các mặt hàng. Tiền giấy có thể in ấn theo ý muốn. Mức cung của tiền điện tử có thể được thay đổi bằng cú nhấp chuột. Nhưng nếu vàng hay bạc được sử dụng làm tiền tệ, số lượng sẵn có để sử dụng không thể thay đổi một cách nhanh chóng hoặc theo ý thích của một nhà chính trị.
Lạm phát là một hình thức trộm cắp
Khi nhà cầm quyền chi tiêu tiền tệ theo cách mới được tạo ra bởi một nghị định, sự giàu có mà tiền bạc tiêu biểu cho, nó đến từ các chủ sở hữu hiện có của đồng tiền ấy bằng cách làm loãng đi giá trị mọi cổ phần của họ. Nhiều đồng đôla (hay đồng euro, hoặc đồng yen, hay đồng rúp) đang theo đuổi cùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ. Điều nầy kết quả trong việc tăng lương và tăng giá cả, một hiệu quả mà chúng ta gọi là "lạm phát". Thực sự đó là một hình thức trộm cắp tinh vi, vì tiền bạc khi ấy mất giá hơn là nó có trước đó. Và còn có những hậu quả khác nữa.
Từ khi con người đặt giá trị cao hơn nhắm vào việc nhận lãnh một món gì đó ngay bây giờ thay vì sau đó, tiền tệ có một thời giá. Khi kết hợp với mạo hiểm, điều nầy dẫn tới khái niệm về lợi nhuận. Khi người ta vay tiền, số tiền thực sự được vay là của cải mà tiền bạc tiêu biểu cho. Người cho vay chỉ cho vay thoải mái nếu người ấy có thể mong được trả lại và bù thêm phần mạo hiểm mà người ấy đảm đương.
Tuy nhiên, nếu trải qua sinh hoạt của khoản vay, số tiền bị lạm phát, thế thì người vay sẽ hoàn trả với số tiền kém giá trị hơn. Điều nầy tác động bất lợi nơi phần người cho vay và có lợi cho người vay. Khi việc vay mượn kéo dài trong nhiều thập niên, ngay cả một lượng lạm phát khiêm tốn cũng có thể hủy diệt một phần đáng kể tài sản hoàn trả cho người cho vay. Thí dụ, tỉ lệ lạm phát 4%/20 năm, US$1 giảm mất giá trị của nó 46 xu.
Trong Phục truyền luật lệ ký 25:13-15, Đức Chúa Trời căn dặn dân Israel phải luôn thành thật trong các trái cân và êpha. Khi nhà cầm quyền thổi phồng giá trị tiền tệ bằng chính sách rõ ràng, điều nầy hủy diệt lượng của cải được thanh toán trong các hợp đồng và vay mượn dài hạn. Điều nầy giống như có những trái cân và êpha không chuẩn — một lần nữa, một hình thái ăn cắp.
Số lượng nợ dài hạn lớn nhất là do nhà cầm quyền ban hành. Các quan chức chính phủ công khai nói về việc in tiền mới hầu trả lãi suất cho món nợ mắc trước đó. Nhưng không một đồng nào trong số tiền in nầy tạo ra bất kỳ của cải hay nguồn lực nào mới hết. Việc in tiền chỉ có thể tạo ra một ảo ảnh tạm về sự thịnh vượng sẽ mất dần khi việc in tiền dừng lại.
Còn về giá cả thì sao?
Giá cả có hai chức năng trong một nền kinh tế. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa giá trị nầy với giá trị kia. Chúng ta cân bằng tiền bạc với của cải vì khi chúng ta đi mua sắm, chúng ta nhìn vào bảng giá, không phải giá tính theo giờ lao động hay giạ gạo hoặc thùng dầu.
Giá cả cũng thông báo cho từng người tham gia trong nền kinh tế rộng lớn hơn về giá trị tương đối của hàng hóa, gửi đi các tín hiệu giúp cho mọi người điều chỉnh kỳ vọng và chương trình riêng của họ. Chúng cũng giúp các doanh nghiệp đề ra các mức độ trong sản xuất.
Khi ấy giá cả cho phép chúng ta dễ dàng đưa ra những phán đoán về giá trị tương đối. Chúng ta có nên làm thêm giờ phụ trội hay đi xem xinê? Đôi giày nầy có giá trị tốt hơn đôi giày kia không?
Khi bất kỳ bên thứ ba nào xen vào trong nền kinh tế, điều nầy là lệch đi các tín hiệu về giá trị tương đối của vô số hàng hóa và các kỷ năng lao động. Các biến dạng nầy tạo ra những quyết định và chương trình đầy thiếu sót về các khoản đầu tư khả thi. Điều nầy đặc biệt là đúng khi nhà cầm quyền xen vào hệ thống tiền tệ và vặn cong thời giá của tiền bạc bằng cách điều chỉnh lãi suất. Những quyết định nầy tạo ra cái điều mà nhà kinh tế lỗi lạc của thế kỷ 20 Ludwig von Mises gọi là malinvestment [tạm dịch: dại dột đầu tư].
Thí dụ, trong những năm gần đây, khi con người nghĩ nhà cửa là một sự đầu tư và nhà cửa cho vay là sẵn có và dễ dàng, nhiều người malinvested vào một ngôi nhà to lớn hơn và đắt tiền hơn thứ nhà cửa khác mà họ có thể mua sắm. Trong việc thúc đẩy chính sách mục tiêu gia tăng quyền sở hữu nhà cửa, các nhà cầm quyền cũng thoải mái trong các tiêu chuẩn cho vay.
Nhiều khoản vay được phê chuẩn cho dân chúng với một hồ sơ tín dụng nghèo nàn. Số tiền dễ thở nầy giúp cho những người mua bỏ thầu giá nhà. Những thầu xây dựng nhà nhìn thấy đây là một tín hiệu để xây thêm nhiều nhà mới với các tính năng cao cấp. Việc xây dựng khiến cho các công ty khi ấy xây thêm nhiều xí nghiệp mới. Các nhà đầu tư nhìn thấy các tín hiệu giá cả nầy là phần xác minh nền kinh tế đang vực dậy, và cứ thế mà tiếp tục.
Ở một thời điểm, nhiều người nhận ra rằng những người chủ nhà không thể duy trì mức độ nợ mà họ đã chịu và nhiều người sẽ vỡ nợ. Việc nầy tạo ra một loạt tín hiệu qua nền kinh tế Hoa kỳ phải lui đi và co cụm lại. Giá nhà trong một số khu vực giảm gần phân nửa giá mà họ treo ở đỉnh của malinvestment. Chúng ta chịu khổ từ một chu kỳ kinh doanh bùng nổ phá sản một cách chính xác vì chúng ta đã không kết nối tiền tệ với của cải.
Luca 14:28, Chúa Jêsus hỏi: "Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?"
Ngay cả khi bạn có thể tính chi phí của một dự án lớn xuống đến từng xu, nếu giá trị của đồng xu thay đổi so với sinh hoạt của dự án, bạn không thể tính chi phí theo của cải được. Tệ hơn nữa, bạn không thể mong đợi theo kiểu tin cậy được nếu ngành kinh doanh mới hay xí nghiệp mới hoặc chung cư mới sẽ tạo ra nhiều của cải hơn là nó tiêu thụ. Điều nầy bất ổn và liều lĩnh khi trình bày qua hạch toán kinh tế tư nhân bởi sự điều chỉnh của nhà cầm quyền về giá trị tiền tệ hay như một kết quả của mọi nổ lực của họ hầu tác động đến giá cả.
Nếu các tín hiệu giá cả không đúng sẽ lừa người ta vào chỗ tán thành một dự án làm giảm sự giàu có của họ, cuối cùng có thể họ chẳng còn có giàu có nữa. Von Mises giải thích rằng một nền kinh tế với các mức độ xen vào của nhà cầm quyền là không bền vững — một mô hình chúng ta đã nhìn thấy cứ lặp đi lặp lại mãi khắp thế giới trải qua nhiều thời kỳ.
Tình trạng xen vào của nhà cầm quyền hiện hành
Các nhà cầm quyền đứng lên với ngân sách chi tiêu qua thuế, vay mượn, hay tạo ra tiền bạc. Quỹ Spendable cũng phát sinh từ chỗ mở rộng tín dụng. Điều nầy được thực hiện bằng cách cho phép ngân hàng vay các khoản tiền gửi nhiều lần. Ảo tưởng nhà cửa mới đây của Mỹ được tài trợ chủ yếu bằng cách cho phép các công ty liên quan đến chính phủ, như công ty Fannie Mae, vay tiền dựa trên tài sản tập thể chiếu theo thay đổi giá cả của thị trường (trong trường hợp của Fannie, thế chấp nhà).
Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2008, Fannie đã vay US$804 tỉ (ngắn hạn) mua nhiều thế chấp (hầu hết là dài hạn) trong khi các cổ đông của nó cung ứng chỉ có US$39 tỉ để làm vốn, một tỉ lệ 20:1. Ở đỉnh cao của nó, tỉ lệ có thể là 30:1 hay tệ hơn. Trong khi việc vay mượn to lớn như thế giúp tạo ra nhanh ngân sách cho vay mới khi các tín hiệu thị trường lệch lạc tạo ra một xu hướng malinvestment đi lên, sau cùng thì tất cả các cổ phần của công ty sẽ bị quét sạch hết. Và đấy là những việc đã xảy ra một cách chính xác.
Cục Dự Trữ Liên Bang đã đổi hàng trăm tỉ USD nợ ngân hàng chất lượng thấp và tạo ra các công cụ về tiền tệ giống như trái phiếu cho các ngân hàng nắm lấy như phần dự trữ. Tờ tin tức Bloomberg ghi lại vào ngày 11 tháng 8 năm 2011, rằng vào năm 2008 Cục Dự Trữ Liên bang đã tạo ra tổng cộng US$1.2 nghìn tỉ để cho các ngân hàng vay thêm và các khoản cứu trợ khác của chính phủ.
Nhiều phương thức khác nhau, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cứu trợ các ngân hàng ở Hylạp và các quốc gia thành viên khác là một hình thức in tiền — dẫn tới việc làm loãng đi giá trị đồng euro mà các thành viên khác đang lưu giữ. Nhiều chuyên gia sợ rằng chương trình giải cứu nầy quá nhỏ cho các gói cứu trợ dự kiến trong tương lai. Các nhà kinh tế nào chạy theo dấu chơn của Menger và Von Mises cảnh báo rằng nợ cũ không thể trả nổi bằng nợ mới — bất kỳ giải pháp đề xuất nào bao gồm việc gia tăng nợ thêm cuối cùng sẽ thất bại.
Bất kỳ sự mở rộng tín dụng nào bởi ngân hàng trung ương đều kết quả trong sự tạo ra nợ mới đều có nghĩa vụ phải trả lãi suất. Khi một nhà cầm quyền nổ lực kích thích nền kinh tế bằng cách lạm phát hoặc vay mượn để tài trợ các dự án và những dự án ấy thất bại không sản xuất đủ lợi ích kinh tế để thanh toán chi phí của họ, dân chúng phải trả lãi ấy. Điều nầy trở thành một vấn đề ngân sách khi thu không đủ trả cho các nhu cầu đang diễn tiến như quốc phòng, bảo trì đường sá và chăm sóc cho người thực sự nghèo.
Gốc rễ gây ra nằm ở mặt thuộc linh
Nếu không có quyền sở hữu, một thị trường tự do, thông tin giá cả cho phép tính toán lợi nhuận, khả năng tiết kiệm và đầu tư các khoản tiết kiệm đó, và tiền tệ trung thực, một nền kinh tế tăng trưởng là bất khả thi. Và gốc rễ của khủng hoảng tài chính hiện nay được thấy ở các nơi mà những mặt nầy chạm đến luật pháp của Đức Chúa Trời.
Con người trong vai trò những cá nhân không thể hủy diệt rộng rãi quyền sở hữu hoặc vặn cong giá trị của tiền tệ được. Nhưng các nhà cầm quyền thì có thể đấy. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền thường phản ảnh bản chất và các giá trị — cùng mọi đòi hỏi — về hạng người mà họ tiêu biểu cho.
Giacơ 1:14 cảnh báo rằng "mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình". Đây là gốc rễ của cơn khủng hoảng tài chính hiện nay của chúng ta. Nổi khao khát muốn sống của chúng ta trổi hơn các phương tiện cá nhân hay tập thể của chúng ta — hoặc yêu cầu nhiều người khác giải cứu chúng ta một khi chúng ta điều hành một công việc làm ăn thất bại — đã xui giục chúng ta phải dấn thân vào sự thèm muốn cá nhân và tập thể.
Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể sống với chi phí của nhiều người khác, cho dù nhà cầm quyền phải in hay mượn tiền để trả cho nó. Nhưng không có ai có quyền để lấy từ người khác những gì người ấy có thể chu cấp cho chính mình. Tội ham muốn chín muồi thành tội trộm cắp.
Chúng ta làm sạch sẽ và hợp thức hóa điều nầy qua một nền dân chủ là không thành vấn đề. Chúng ta được báo cho biết rằng hết thảy chúng ta đều có thể thịnh vượng khi chúng ta truyền bá sự giàu có của nhiều người khác ở chung quanh. Nhưng điều nầy không dẫn tới sự thịnh vượng gia tăng — ngoại trừ một số người hưởng lợi từ sự ưu đãi của nhà cầm quyền.
Và vì vậy, chúng ta phải sống với những hậu quả của hành vi và những sự lựa chọn của chúng ta, các hậu quả chúng ta sẽ tránh được nếu chúng ta chịu noi theo luật pháp của Đức Chúa Trời về cá nhân hay về tập thể. Như Galati 6:7, dạy chúng ta: "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy".
Trong vai trò cá nhân và quốc gia, hết thảy chúng ta đều cần phải ăn năn và biết chắc chúng ta đang noi theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy khi đến với những sự lựa chọn và tương tác kinh tế — và hãy hạ mình xuống nhìn xem Ngài giải cứu chúng ta ra khỏi mớ hỗn độn mà chúng ta đã tự mình chìm đắm vào đấy.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Quyển Sách Làm Thay Đổi Thế Giới


Quyển Sách Làm Thay Đổi Thế Giới

Tác giả John Ross Schroeder

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550)

Trong lịch sử 400 năm của bản Kinh thánh King James, bản nầy được in ấn và ảnh hưởng nhiều nhất trong các bản dịch Kinh thánh. Được ủy thác bởi Vua James I của Anh quốc, bản dịch Kinh thánh nầy được phân phối vào năm 1611 làm biến đổi đời sống và văn hóa nước Anh. Mấy tỉ bản đã được in ra. Điều gì khiến cho quyển sách nầy ra đặc biệt như thế chứ?

Kinh thánh vẫn là quyển sách cơ bản nhất làm vẻ vang cho nền văn minh Tây phương. Cùng với các tác phẩm của William Shakespeare, bản Kinh thánh King James đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành Anh ngữ. Như nhà văn Alan Thomas nói: "Không một quyển sách nào đã có ảnh hưởng lớn lao hơn trên Anh ngữ" (Great Books and Book Collectors, 1988, p. 110). Bản Kinh thánh King James nhiều lần được gọi là "công trình cao quý nhất của văn xuôi tiếng Anh".
Cho tới hôm nay, bản Kinh thánh King James vẫn còn là một phần suy tưởng trong nền văn hóa chọn lọc của chúng ta. Được viết ra với phong cách tao nhã và là bản dịch rất nhịp nhàng và theo thể thơ văn hay nhất trong tất cả các bản dịch Kinh thánh, bản King James giữ tư thế độc quyền trong lịch sử văn chương của chúng ta.
Nhà thần học bảo thủ người Anh Michael Nazir-Ali đã viết: "Nếu không có truyền thống [theo Kinh thánh], thì rất khó hiểu được ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật hay ngay cả khoa học trong nền văn minh của chúng ta. Kinh thánh cung ứng những lý thuyết lớn lao về nghệ thuật và văn học: về thiện và ác, về sự chuộc tội và ăn năn, về sự sống lại là tình trạng bất tử. Kinh thánh truyền cảm cho khoa kiến trúc đẹp đẽ và dễ tiếp cận nhất. Kinh thánh củng cố và bảo vệ truyền thống hiến pháp và lập pháp của chúng ta" ("A Cure for Our National Amnesia," Standpoint, November 2010).
Là công trình đồ sộ trong thế giới nói tiếng Anh, bản King James trụ ở giữa nền văn hóa và thậm chí ở giữa di sản chính phủ của chúng ta. Rốt lại, luật pháp phổ thông của người Anh được thành lập nguyên trên các nguyên tắc của Kinh thánh, chủ yếu thích ứng với mọi nổ lực của các nhà tiên phong như vị vua đầu tiên người Anh Đại đế Alfred (849-899). Năm 2009 Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã tuyên thệ trên chính bản Kinh thánh King James mà Tổng thống Abraham Lincoln đã sử dụng gần 150 năm trước, vào năm 1861.
Những lễ kỷ niệm ở Mỹ và Anh
Thế giới nói tiếng Anh chính thức kỷ niệm năm thứ 400 bản Kinh thánh King James vào ngày 2 tháng 5 năm 2011. Ở Anh quốc, các lễ hội của năm nầy được mô tả là "theo tầm vóc của Kinh thánh". Khoảng 70 sự kiện hàng năm đã được hoạch định.
Sẽ có một cuộc triễn lãm tại Đại học đường St. John ở Cambridge. Các sự kiện hàng năm khác sẽ diễn ra từ Aberdeen, Scotland, đến Plymouth ở miền Tây nam Anh quốc — kể cả việc đọc marathons, bài giảng, giáo hội nghị và ngay cả các buổi hòa nhạc nữa. Hiện tại thì đài BBC 4, với khán thính giả rộng rãi của Anh quốc, đang trình bày việc đọc đều đặn từ các sách khác nhau trong bản Kinh thánh King James.
Đại học đường Oxford (các nhà in ấn bản Kinh thánh King James kể từ thế kỷ thứ 17) sẽ bảo trợ cho việc in ấn bản đặc biệt 1.520 trang kỷ niệm năm thứ 400.
Người Mỹ không kém hơn, họ tổ chức các lễ kỷ niệm tại Bảo Tàng Kinh thánh Dunham ở Houston, Texas. Các sự kiện khác sẽ diễn ra ở Kentucky, Louisiana và các bang Bible Belt khác. Cũng có một hội nghị đặc biệt ở Đại học đường bang Ohio ở Columbus sẽ làm nổi bật di sản văn học và ảnh hưởng lâu dài của bản King James cũng như chuyên về các nhà văn nổi tiếng như tiểu thuyết gia William Faulkner miền Nam vào đầu thế kỷ thứ 20.
Nhưng tại sao lại có những lễ kỷ niệm cấp quốc gia như thế trong thế giới nói tiếng Anh? Chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn lai lịch để thấy rõ lý do tại sao và làm thể nào quyển sách nầy đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử.
Phấn đấu dịch Kinh thánh sang Anh ngữ
Trong các thế kỷ trước khi Anh ngữ bắt đầu hình thành và nắm quyền chủ đạo ở Anh quốc, Kinh thánh không thể được đọc bởi hạng người tầm thường nhất bất cứ đâu trên thế giới. Cho tới khoảng năm 400SC, chỉ có những người thông thạo tiếng Hybálai hay Hylạp mới có thể đọc Kinh thánh. Khi bản dịch đầu tiên tiếng Latinh hoàn tất vào năm 405, bản Kinh thánh nầy vẫn bám trụ như phiên bản chính thức trong hàng ngàn năm tới.
Song khi thời gian trôi qua sau sự sụp đổ của Đế quốc Lamã, càng ít người có thể đọc hay hiểu tiếng Latinh. Và cấp lãnh đạo tôn giáo đương quyền, các giới chức Công giáo, họ kiểm soát chặt chẽ sự tiếp cận của hạng người bình dân đối với Kinh thánh, ngăn ngừa thật hiệu quả dân chúng không được đọc Kinh thánh. Đây là tình trạng đáng buồn trong nhiều thế kỷ.
Thế giới hiện đại nợ một món nợ rất lớn đối với những nhà đầu tiên lo dịch thuật Kinh thánh như John Wycliffe, triết gia và là nhà thần học đã trao cho dân chúng Anh quốc Lời của Đức Chúa Trời theo Anh ngữ trong thập niên 1380. Bản Kinh thánh Wycliffe, được chuyển dịch từ tiếng Latinh, rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, giới chức lãnh đạo tôn giáo săn lùng dị giáo đã cấm đoán bản dịch của ông.
Một số người can đảm đã nếm trải những thử thách nghiệt ngã — thường liều mạng sống mình — để đem đến cho chúng ta quyển Kinh thánh bằng Anh ngữ. Một số phải rời bỏ nhà cửa và quê hương xứ sở để đem đến cho bạn quyển Kinh thánh. Nhiều người khác cung ứng những của lễ tối thượng, họ chịu chết như những nhà tuận đạo để diễn dịch và phân phối Kinh thánh.
Phần đóng góp to lớn của Tyndale về quyển Kinh thánh King James
Một nhà dịch thuật đặc biệt đứng cao hơn mọi người khác. William Tyndale, ông đã sống vào thập niên 1500, là người đầu tiên diễn dịch Kinh thánh sang Anh ngữ trực tiếp từ các ngôn ngữ gốc Hybálai và Hylạp của Kinh thánh.
David Daniell, học giả hàng đầu Tyndale trong thời hiện đại chúng ta, đã viết: "William Tyndale cung ứng cho chúng ta quyển Kinh thánh Anh ngữ. Các nhà hiền triết được triệu tập bởi Vua James để lo soạn phiên bản Authorised Version năm 1611, nương vào công việc của Tyndale. [Gần] 9/10 Tân Ước của bản Authorised Version là của Tyndale" (William Tyndale: A Biography, 1994, p. 1). Trong quyển tự truyện, diễn viên điện ảnh Charlton Heston (diễn viên vai Ben Hur, Mười Điều Răn và Le Cid) đã lấy làm lạ vì một ủy ban như thế lại có thể tạo ra một sản phẩm hoành tráng như bản Kinh thánh King James.
Mặc dù nhóm dịch thuật có tài của bản Kinh thánh King James phải nhất trí nhắm vào phần đóng góp hoành tráng của họ, Brian Moynahan, người viết tiểu sự gần đây nhất của William Tyndale đã viết: "Một phân tích hoàn toàn về bản Authorised Version [KJV] ... đã được thực hiện vào năm 1998. Phân tích ấy cho thấy rằng lời lẽ của Tyndale có tới 84% ở Tân Ước và 75,8% trong các sách Cựu Ước mà ông đã diễn dịch" (William Tyndale: If God Spare My Life, 2003, p. 1).
Nhưng trước khi nghiên cứu, phân tích kỷ lưỡng từng được thực hiện, vị chuyên gia nổi tiếng về Hylạp-Anh ngữ và học giả Kinh thánh F.F. Bruce đã nhận xét về công trình diễn dịch bản King James: "tất cả các phiên bản Anh ngữ đang tồn tại đem đặt trước mặt các nhà dịch thuật ... Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của một người đặc biệt được lần theo qua những phân đoạn tác phẩm của họ, và người ấy là William Tyndale" (The Books and the Parchments, 1984, p. 221).
Phiên bản Anh ngữ của Tyndale và bản dịch Kinh thánh ra đời trong cuộc lưu đày người châu Âu. Sự bắt bớ bởi các giám mục Công giáo ở Anh quốc đòi hỏi ông băng qua eo biển Anh vào năm 1524 để hoàn tất công việc trong 12 năm trời. Một lịnh cấm, phát ra bởi giới tăng lữ người Anh vào năm 1408: "ngăn cấm bất kỳ ai diễn dịch, hoặc thậm chí đọc, bất kỳ phần nào trong các phiên bản Kinh thánh theo ngôn ngữ địa phương, nếu không có phép của hội đồng giám mục" — là lịnh nhắm vào Tyndale bởi Giám mục Luân đôn là Cuthbert Tunstall, suốt mùa hè năm 1523 (Daniell, Tyndale's New Testament, 1995, p. xxix).
Nhiều người ngã chết để đem Kinh thánh đến với bạn
Vào tháng 5 năm 1535, sau cùng các giới chức đã dồn ép và vây bắt Tyndale, hầu ngăn chặn mục tiêu diễn dịch toàn bộ Kinh thánh từ các nguyên ngữ sang Anh ngữ. Dầu Tyndale đã gánh chịu những điều kiện khủng khiếp nhất trong nhà tù gần Brussels, Bĩ, ông đã hỏi xin quyển văn phạm Hybálai để ông có thể tiếp tục diễn dịch phần Cựu Ước.
Ngày 6 tháng 10 năm 1536, ông bị cột trên giàn hỏa, bị siết cổ và bị thiêu sống. Lời cầu nguyện sau cùng của ông là xin Đức Chúa Trời mở mắt Vua nước Anh ra.
Tổ chức tôn giáo đã nghiệt ngã giết đi người mà một số học giả tin — trong tính cách bậc thầy của ông về cấu trúc Anh ngữ — không tương xứng với một nhà diễn dịch Kinh thánh. F.F. Bruce nói tới thiên tài của Tyndal như sau: "Tyndale, làm việc dưới hơi nóng tang tóc của sự tuận đạo, nhiều lúc dấy lên rực rỡ trong thơ văn, trổi hơn phong cách Hy lạp nguyên thủy" (The Books and the Parchments, 1950 edition, p. 13).
Bruce tóm tắt các hoàn cảnh đau lòng: "Tyndale đã chết cái chết của một nhà tuận đạo, bị nhà cầm quyền phỉ báng trong nhà thờ và trong nước ở Anh quốc. Không có gì là quá xấu để nói về bản dịch. Hàng ngàn phiên bản bị bắt giữ trên toàn đất nước và bị đốt công khai" (The Books and the Parchments, 1984, p. 216).
Tuy nhiên, thật là nghịch lý, lời cầu nguyện sau cùng của Tyndale đã được nhậm chỉ mấy tháng sau khi bản dịch theo Anh ngữ sau cùng đã được nhà vua chấp nhận. "Trong vòng mấy tháng sau khi Tyndale tuận đạo, một quyển Kinh thánh Anh ngữ trọn bộ, 2/3 là công việc của Tyndale, và Vua Henry VIII cấp môn bài cho, được lưu hành trong Anh quốc" (Daniell, The English Bible, p. 157).
Đúng là một món nợ mà chúng ta mắc đối với những người đã trả giá bằng chính mạng sống của họ để trao Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta!
Giá trị của Kinh thánh cho chúng ta ngày nay
Những đau khổ và hy sinh của nhiều người như Tyndale, Wycliffe và các nhà dịch thuật bản Kinh thánh King James buộc chúng ta phải đối diện với một thắc mắc quan trọng: Liệu chúng ta sẽ tôn vinh mọi nổ lực của họ, hay chúng ta sẽ để cho những sự dạy đạo đức trong Kinh thánh trượt qua mấy ngón tay của chúng ta và sau cùng rơi xuống đất?
Những gì chúng ta xem thấy trên vô tuyến truyền hình, xem thấy trên phim ảnh, nghe thấy trên đài phát thanh và tìm gặp trên mạng Internet thường xem khinh các giá trị truyền thống của Kinh thánh. Hành vi và cách ăn ở của những người nói tiếng Anh từng đánh giá cao Kinh thánh chẳng để lại điều chi đáng mơ ước.
Michael Nazir-Ali lưu ý trong cùng một bài viết: "Có nhiều quyền tự do quí giá mà chúng ta đánh giá cao hôm nay, cách đối xử công bằng cho công nhân và sự quan tâm đến những ai đang có cần, phát sinh từ những giá trị đã trao cho chúng ta bởi truyền thống Do thái-Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, các giá trị nầy, được lập nền trong mặc khải về đạo đức và về thuộc linh của truyền thống nầy. Các giá trị nầy sẽ tồn tại lâu dài một khi chính truyền thống đó không bị vứt bỏ.
"Hướng tiên tri trong Kinh thánh, được khẳng định bởi sự dạy của chính mình Chúa Jêsus, là tự phê, không ngừng chỉ ra sự thiếu sót của xã hội, về người cai trị và đã cai trị rồi đặt trước mặt họ đòi hỏi của Đức Chúa Trời về sự công bình và thương xót ... Bản thân truyền thống là cần thiết cho việc đem sự phê bình gắn lên nền văn hóa đương đại hơn là chỉ chịu thua chúng".
Bạn sẽ làm gì?
Vấn đề cơ bản đối diện với chúng ta ngày nay không phải là cùng một vấn đề đã đối diện với William Tyndale trong phần đầu của thế kỷ thứ 16. Nếu bạn sống lui lại vào thời buổi đó, trừ phi bạn đọc và hiểu được tiếng Latinh, bạn không thể đọc được Kinh thánh. Đọc và học hỏi Kinh thánh là đặc quyền duy nhứt của giới linh mục và giai cấp có học vấn cao.
Hôm nay, Lời của Đức Chúa Trời đã trở nên sẵn có rất nhiều trong các bản dịch. Các sách chú giải, các sách phù dẫn, nhiều quyển tự điển, nhiều bản đồ và các sách Kinh thánh trợ giúp khác hết thảy đều có ngoài thị trường rất nhiều. Sẵn có ở chỗ đã được in ấn và trên mạng Internet, tri thức về Kinh thánh đã trổi nhiều hơn sự mong đợi. Cách đây 500 năm thì không thể mơ được, sự phổ biến rộng khắp đủ loại tri thức Kinh thánh làm cho lý trí phải chóng mặt.
Tuy nhiên, có sự hiểu biết ít ỏi quí báu về Lời của Đức Chúa Trời ngày nay. Một giáo sư nổi tiếng trên đài phát thanh thường giục giã khán thính giả của ông thật nhiều lần: "Hãy thổi bụi lấm ra khỏi Kinh thánh đi!" Trong khi Kinh thánh là quyển sách bán chạy nhất, có nhiều người đã thất bại không mở Kinh thánh ra mà đọc nó!
Bạn có sẵn sàng thổi bụi lấm ra khỏi quyển Kinh thánh của chính mình không? Bạn có bằng lòng nghiên cứu và sống theo những gì Kinh thánh chép không? Những nhà in ấn Các Tin Tức Tốt Lành cung ứng một loại hướng dẫn của Kinh thánh, tất cả đều miễn phí, cứ hỏi xin. Chúng tôi có 33 tập tài liệu miễn phí, và loạt bài học 12 bài Nghiên Cứu Kinh Thánh, và chương trình đọc Kinh thánh trực tuyến, hướng dẫn nghiên cứu trực tuyến, hàng tá bài viết được in lại, nhiều ấn phẩm đa dạng và còn nhiều nữa. Đây là mọi thứ đang sẵn có trên website của chúng tôi.
Như một vị Hiệu trưởng Đại học từng phát biểu với các sinh viên: "Có một mỏ vàng tri thức có giá trị ở đây, nhưng các bạn phải đào bới đấy". Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi trong việc đào bới để khám phá những lẽ thật đời đời của Lời Đức Chúa Trời!

Trung Đông: Bây Giờ Như Thế Nào?



Trung Đông: Bây Giờ Như Thế Nào?

Tác giả Scott Ashley

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550)

Kỷ nguyên lâu dài những kẻ mạnh sức ở Trung Đông đang đi tới điểm tận cùng của nó. Nếu thực vậy, điều chi sẽ thay thế cho vấn đề đó?

Có phải chúng ta đang ở bên bờ vực chuyển biết cơ bản của vùng Trung Đông?

Có phải chúng ta đang ở bên bờ vực chuyển biến cơ bản của vùng Trung Đông? Thời gian sẽ nói cho biết, nhưng sự hất cẳng bắt buộc các cấp lãnh đạo Aicập và Tunisia, nội chiến ở Libya, và làn sóng bất ổn ngày càng tăng đang quét qua các nước khác cho chúng ta biết rằng kỷ nguyên lâu dài của những kẻ mạnh sức có thể đang đi tới điểm tận cùng của nó. Nếu thực vậy, thắc mắc to lớn là: Điều chi sẽ thay thế cho vấn đề đó?
Như Mỹ và các đồng minh của họ đã học biết rằng khi họ lật đổ Saddam Hussein của Iraq vào năm 2003, thật không dễ nói trước hậu quả khi bạo chúa bị buộc phải rời khỏi quyền lực — đặc biệt trong một quốc gia bị phân tán dài lâu về tôn giáo, văn hóa và bộ tộc và không có một truyền thống dân chủ nào kiểu Tây phương. Tám năm sau, chúng ta vẫn còn phân loại sự hỗn độn.
Và như chúng ta nhìn thấy, khi các cuộc tuyển cứ được tổ chức tại dãy Gaza vào năm 2006 do nhà cầm quyền Palestine kiểm soát, đôi khi những người thắng cử không còn kiên quyết với tự do và dân chủ nữa. Kẻ thắng cuộc trong trường hợp đó là Hamas, được xếp loại là một tổ chức khủng bố bởi hầu hết các quốc gia Tây phương và nhiều lần bắn tên lửa và súng cối vào nước Israel láng giềng.
Chúng ta nhìn thấy gì nếu và khi các cuộc tuyển cử dân chủ nối theo sau việc loại bỏ một số những nhà độc tài cố thủ lâu dài nầy?
Ở Aicập, Anh Em Hồi Giáo là nhóm chiếm ưu thế nhiều nhất. Lâu nay bị các nhà lãnh đạo Aicập đàn áp, họ xem nhóm nầy là mối đe dọa cho sự ổn định của xứ sở, tổ chức nầy có quan hệ với các nhóm khủng bố khác nhau ở vùng Trung đông, kể cả Hamas. Cựu lãnh đạo Cơ quan tình báo Anh quốc đã thắng thắn gọi nhóm nầy là một tổ chức khủng bố. Ayman al-Zawahiri (cánh tay mặt của Osama bin Laden) và kẻ chủ mưu đánh bom ngày 11/9 Khalid Sheikh Mohammed là các thành viên của nhóm Anh Em Hồi Giáo.
Tất nhiên, điều nầy sẽ gióng lên tiếng chuông rắc rối cho toàn bộ vùng Trung Đông, nhưng đặc biệt là Israel. Phát ngôn viên nhóm Anh em Hồi Giáo không thừa nhận hiệp ước hòa bình cách đây ba thập niên giữa Aicập và Israel, và Mohamed ElBaradei, một ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Tổng Thống Aicập, đã nói ông sẽ tuyên chiến chống Israel nếu Israel tấn công Gaza để đáp lại việc bắn tên lửa và súng cối.
Đồng thời, ở Libya, chúng ta học biết rằng một số chiến binh đang tìm cách lật đổ Muammar Gaddafi trước đó đã sang Iraq để phát động chiến dịch jihad chống Mỹ và các lực lượng liên quân ở đó. Điều nầy cho thấy các lực lượng NATO đang ở vị trí mò mẫm cung cấp yễm trợ trên không và trên biển cho một số tay jihad đang tìm cách giết họ ở Iraq!
Và như đã trông mong, chúng ta không cần nhìn xa mới thấy dấu tay của người Iran trên một số rối rắm hiện tại. Không hài lòng với hoạt động khuấy rối ở Saudi Arabia và Bahrain, Iran mới đây đưa ra một đoạn video dường như nhằm mục đích kích động bất ổn khắp Trung Đông Hồi Giáo. Với tiêu đề "Điều Sẽ Giáng Trên Chúng Ta", đoạn video đưa ra trường hợp sự xuất hiện một đấng mêsi Hồi giáo mà nhiều người theo đạo Hồi trông mong giờ đây đang ở gần. Đoạn phim nói rằng những tiến triển gần đây ở vùng Trung Đông vốn đã được nói trước từ lâu bởi các nhà cầm quyền Hồi giáo và là những dấu hiệu cho thấy sự cai trị của Hồi giáo trên cả thế giới đã tới gần rồi.
Ở giữa nhiều việc khác, đoạn phim cho thấy nhà lãnh đạo Iran Mahmoud Ahmadinejad sẽ chinh phục thành Jerusalem — nhất định việc nầy song hành với lịch sử lâu nay Tổng thống Iran đe dọa thủ tiêu nhà nước Do thái. Đoạn phim kết thúc với dòng chữ: "Chiến thắng đang ở gần, những tin tức tốt lành cho các tín đồ".
Các biến cố nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng vùng Trung Đông là mục tiêu của lời tiên tri trong Kinh thánh. Vấn đề nầy nhắm vào các lời tiên tri nói tới khu vực nầy vào thời điểm tận thế và các dòng tít lớn ngày nay sẽ chỉ ra làm thể nào các sự kiện đang hình thành để rồi các biến cố kia sẽ được ứng nghiệm. Bạn nên chú ý càng hơn vào vị trí nầy!?!

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Christopher Columbus và Đức Chúa Jêsus Christ



Christopher Columbus
và Đức Chúa Jêsus Christ
Tác giả Jerold Aust

Có bao giờ bạn nghe nói Christopher Columbus đã dâng cho Đức Chúa Trời công trạng về chuyến đi của ông đến Thế Giới Mới chưa?
Hãy chú ý những gì ông đã viết về sau khi mô tả mọi nổ lực của ông khi tìm kiếm một con đường mới đến Ấn độ:
"Chính Chúa là Đấng đã đặt vào lý trí tôi (tôi có thể cảm nhận được tay của Ngài ở trên tôi) sự thực là có thể dong buồm từ đây đến Ấn độ. Tất cả những ai nghe nói tới dự án của tôi đều bác bỏ nó với sự cười nhạo, chế báng tôi. Chẳng có gì phải thắc mắc một khi sự cảm thúc đã đến từ Đức Thánh Linh ...
"Về sự thực hiện chuyến đi đến Ấn độ, tôi không sử dụng trí thông minh, toán học hay bản đồ. Thật đơn giản, đó là sự ứng nghiệm những gì Êsai đã nói tiên tri ... Không một ai nên lo sợ khi đảm nhiệm bất kỳ phần việc gì trong danh của Cứu Chúa chúng ta nếu đấy đúng hoàn toàn là vì công việc thánh của Ngài" (quoted by Bob Gingrich, Founding Fathers vs. History Revisionists: In Their Own Words, 2008, p. 17).

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Thảm Họa Động Đất Ở Nhật Bản



Thảm Họa Động Đất Ở Nhật Bản:

Một Tiên Vị Của Sự Tồi Tệ Sắp Đến?

Tác giả: Noel Hornor

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550)

Thế giới đã bị sốc bởi sự tàn phá của trận động đất và sóng thần mới đây đánh vào Nhật Bản. Thảm họa đã chứng minh rằng ngay cả một quốc gia tiến bộ về kỷ thuật hiện đại cũng bất lực khi chống lại các thế lực của thiên nhiên. Kinh thánh cung ứng triển vọng gì về thảm họa nầy?

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất lớn 9.0 Richter gần bờ biển phía Đông hòn đảo chính của Nhật bản là Honshu làm rung chuyển toàn bộ xứ sở và khiến cho nhiều cư dân phải đến với hai đầu gối của họ.
Trong suốt hơn thời gian 100 năm, con người đã đo được sức mạnh của những trận động đất, chỉ có ba trận động đất mạnh hơn đã được ghi lại. Trận động đất nầy được xem là trận động đất mạnh nhất trên bảng báo cáo.
Trận động đất nầy là lớn nhất từng xảy ra trong lịch sử của Nhật bản, phóng ra một lượng tương ứng 30.000 quả bom nguyên tử từng đánh vào Hiroshima. Trận động đất mạnh đến nỗi nó làm dịch chuyển trục quay quả đất mấy inches, khiến nó quay nhanh hơn một chút và nhờ đó rút ngắn ban ngày lại khoảng 1,8 phần triệu giây. Nó làm dịch chuyển cả đảo quốc khoảng 8 feet về phía Đông.
Tính từ tâm chấn động ở ngoài khơi, thiệt hại ban đầu từ trận động đất là vừa phải, tương đối so với tầm cỡ của chấn động. Sóng thần nối theo sau là một vấn nạn khác. Trong vòng nhiều phút, một bức tường nước khổng lồ tràn vào xứ, chà nát các tòa nhà, làm lật úp nhiều tàu thuyền, hủy diệt nhiều cây cầu và quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó. Nhiều xe cộ bị đùa đi giống như chúng là các thứ đồ chơi vậy.
Thêm vào với sự mất mát hàng nghìn sinh mạng, nửa triệu người phải rơi vào cảnh vô gia cư, buộc phải trú ẩn trong những chỗ ở tạm. Nhiều người mất trắng mọi thứ họ đã có, trừ ra bộ đồ họ mặc trên người và có lẽ một vài thứ cá nhân nữa.
Trong những ngày sau đó, sự tàn phá do động đất gây ra bắt đầu tăng theo cấp số nhân. Một mối đe dọa khác đối với cuộc sống phát sinh — tình trạng bịnh tật phát sinh từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Với các sự cố trong hệ thống làm mát thích ứng với động đất và sóng thần, các lò phản ứng bị hư hỏng rất nặng. Các quan chức đã lao động miệt mài để lẫn tránh một tai họa giống như thảm họa của năm 1986 ở Chernobyl, Ukraine.
Tâm của trận động đất khoảng 150 dặm tính từ thủ đô Tokyo của Nhật bản. Thành phố và môi trường xung quanh nó là nhà cửa cho 39 triệu người, vì vậy bất kỳ chấn động mạnh nào ở đó sẽ là tai họa — thậm chí một chấn động nhỏ hơn chấn động 9.0 Richter. Tất nhiên đấy là thảm họa. Và mặc dù đã có một số chuẩn bị, các trận động đất lớn đã đánh vào khu vực trong quá khứ — vào năm 1703, 1855 và 1923.
Chúng ta sẽ xem xét những gì đã xảy ra trong phạm vi của các trận động đất mới đây và trong lịch sử — và Kinh thánh đã nói gì về các thảm họa thiên nhiên như thế.
Tần số của các trận động đất chính mới đây
Trận động đất ở ngoài khơi Nhật bản là lớn thứ sáu trên thế giới trong một năm hai tháng. Ngày 12 tháng Giêng năm 2010, một trận động đất 7.0 đánh vào đảo quốc Haiti nghèo nàn; tâm chấn khoảng 16 dặm về phía Tây của thủ đô Port-au-Prince.
Vì đảo quốc Haiti vốn nghèo nàn và có một vài tòa nhà được thiết kế chịu đựng áp lực của một sự co giật của chấn động nầy, ước tính khoảng 316.000 người chết, 300.000 người bị thương và 1 triệu người trở thành vô gia cư, theo chính quyền người Haiti. Ước lượng khoảng 250.000 cư dân và 30.000 cấu trúc thương mại sụp đổ hay bị thiệt hại nặng. Đây là trận động đất tồi tệ nhất trong khu vực từ 200 năm qua.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, một trận động đất gây tàn phá 8,8 Richter đánh vào Chile, một trong những trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận. Hơn 500 người chết, và hơn 1,5 triệu người không có chỗ ở.
Trận động đất đã gây ra cơn sóng thần, nó tàn phá vài thị trấn ven biển ở phía Nam trung tâm Chile và gây thiệt hại cho hải cảng Talcahuano. Những cảnh báo sóng thần đã được phát ra ở 53 quốc gia, và sóng thần đã gây thiệt hại nhỏ ở khu vực San Diego của bang California và ở khu vực Tohoku của Nhật bản, ở đó thiệt hại cho công nghiệp thủy sản ước lượng khoảng 66,7 triệu đôla.
Người Chile chỉ mới bắt đầu vật lộn với sự tàn phá trước mặt họ ngay cả hơn hai tá dư chấn đã đánh vào xứ sở của họ. Ở Santiago, thủ đô, nhiều cư dân được ghi nhận là hãi hùng lắm khi thành phố bị lay động khoảng 90 giây.
Trong khi trận động đất nầy mạnh hơn trận động đất 7.0 Richter đã tàn phá Haiti sáu tuần trước đó, thiệt hại và chết chóc thì kém hơn, một phần vì tiêu chuẩn xây dựng chặt chẽ giúp cho các toà nhà đứng vững ít thiệt hại trong các trận động đất gây tàn phá.
Ngày 2 tháng Giêng năm 2011, trận động đất khác đánh vào miền Nam Chile, trận động đất nầy với cường độ 7.1 Richter. Hàng chục ngàn người đã lánh khỏi các khu vực ben biển lên khu vực đất cao hơn, e trận động đất sẽ tạo nên một sơn sóng thần lớn giống như cơn sóng thần năm 2010. Hàng trăm du khách qua kỳ nghỉ Năm Mới tại các thành phố có khu nghỉ mát đã hủy bỏ chuyến đi của họ rồi hướng lên phía Bắc, làm tắc nghẽn đường cao tốc.
Ngày 22 tháng 2 năm 2011, một cơn địa chấn 6,3 độ Richter đã đánh vào New Zealand, để lại thành phố Christchurch với nhiều đống đổ nát. Đây là trận động đất lớn thứ nhì đánh vào xứ chưa đầy 6 tháng.
Trận động đất trước đó vào tháng 9 năm 2010 là trận động đất mạnh hơn, nhưng chấn động ở Christchurch đã gây nhiều thiệt hại hơn vì nó đánh vào một trong các thành phố lớn nhất của New Zealand. Nhiều nhà thờ và các nhà cao tầng bị lật đổ và hơn 100 người chết. Khi xem xét thành phố, Thủ tướng John Key đã nói: "Đây đúng là một bối cảnh tàn phá hoàn toàn" và "chúng ta đang chứng kiến ngày tối tăm nhất của New Zealand".
Động đất đang đe dọa Hoa kỳ
Đâu là mối nguy hiểm mà Hoa kỳ sẽ bị lay động bởi một trận động đất lớn? Không những đây là một mối nguy hiểm; mà bảo đảm nó chắc chắn phải xảy đến nữa. Hai khu vực đông dân cư phần lớn ở trong mối nguy hiểm là vùng trung du và vùng Bờ Tây.
Vùng phay New Madrid ở miền Trung Tây không phải là xấu vì mối đe dọa của thiệt hại động đất lớn như các vùng phay khác trong lục địa Hoa kỳ, song khu vực nầy đã kinh nghiệm một sinh hoạt địa chấn lớn trong các năm 1811-1812. Bảy trận động đất với cấp độ chấn động từ 6,0 đến 7,7 độ Richter đã xảy ra trong thời gian từ ngày 16 tháng Chạp năm 1811, qua ngày 7 tháng 2 năm 1812. Các trận động đất nầy được xếp hạng là một số trận động đất lớn nhất ở Mỹ kể từ khi người châu Âu đến định cư ở đây.
Các trận động đất nầy được biết là những trận động đất lớn ở Hoa kỳ, vì khu vực bị tác động đã có dân cư thưa thớt khi thảm họa xảy ra. Theo Cơ quan nghiên cứu địa chất Hoa kỳ: "Khu vực chấn động mạnh kết hợp với những lần lay động nầy là lớn gấp hai hay ba lần chấn động của động đất tại Alaska năm 1964 và gấp 10 lần lớn hơn trận động đất năm 1906 ở San Francisco".
Chấn động chính đầu tiên trong bảy chấn động nầy đã xảy ra vào ngày 16 tháng Chạp năm 1811, và người ta cảm thấy ở xa xa. "Dân chúng bị đánh thức bởi lay động tại thành phố Nữu Ước, Washington, D.C., và Charleston, South Carolina" (USGS).
Trong suốt trận động đất đã xảy ra vào ngày 7 tháng 2 năm, 1812, rung động lớn đến nỗi một số khu vực đất cát bị chìm xuống tới 16 feet. Kết quả là có những làn sóng thủy triều từ Sông Mississippi tạo nên Hồ Reelfoot ở Tennessee. Đây là cái hồ thiên nhiên lớn nhất ở Tennessee.
Các trận động đất ở Bờ Tây
Trận động đất nổi tiếng nhất trong lục địa ở Mỹ là trận động đất 7,8 độ Richter đánh vào San Francisco năm 1906. Điều nầy phù hợp với chuyển động đất trên vùng phay San Andreas, chạy dài 810 dặm qua California đến Baja California ở miền Bắc Mexico.
Yuri Fialko, Giáo sư Địa Vật Lý tại Đại học đường California San Diego, đã hoàn tất một nghiên cứu vào năm 2006, trong đó ông chứng tỏ rằng vùng phay San Andreas bị ép ở một cấp độ đủ cho một "trận động đất lớn" — một trận động đất với 7.0 độ Richter hay lớn hơn.
Dữ liệu của Fialko cho thấy rằng cùng phay đang sẵn sàng cho trận động đất lớn kế đó, nhưng chính xác khi nào trận đất xảy ra thì chúng ta không thể nói trước được. Theo Giáo sư Fialko: "Có thể là ngày mai hay có thể là 10 năm nữa hoặc nhiều hơn nữa tính từ bây giờ trở đi".
Kế đó, có khu vực vùng Cascadia, một vùng phay 680 dặm chạy dài 50 dặm ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương từ Mũi Mendocino ở California đến Đảo Vancouver ở miền Nam British Columbia. Các giáo sư môn địa vật lý đánh giá rằng nó có khả năng tạo ra một trận động đất với cường độ cao 9.0 độ Richter. Lần sau cùng điều nầy xảy ra là vào năm 1700; trận động đất trước được đánh giá đã xảy ra khoảng năm 1500.
Các nhà khoa học nói có một đường gãy chạy dọc theo vùng phay nầy sẽ tạo ra một đáy biển bật nảy lên 20 feet hoặc hơn nữa, tạo ra những làn sóng mạnh gần bờ. Sóng thần nối theo sau đó sẽ tràn ngập các vùng ven biển chỉ trong một vài phút đồng hồ. Giống như với vùng phay San Andreas, các giáo sư địa vật lý không biết chừng nào một thảm họa như thế sẽ xảy ra, nhưng họ đều nhất trí rằng chắc chắn đó là điều không thể tránh được.
Các trận động đất có thể tác động cả thế giới
Mỗi năm, hàng ngàn trận động đất xảy ra trên khắp thế giới, một số mạnh đủ để con người cảm nhận được. Hầu hết đều chẳng gây thiệt hại lớn lao nào về sinh mạng hay tài sản. Nhưng một số trận động đất đã được ghi nhận trong 150 năm qua đã kết quả trong sự thiệt hại lớn lao về nhân mạng. Một ước lượng 200.000 người chết trong trận động đất 8,5 độ Richter ở Kansu, Trung hoa vào năm 1920. Năm 1976, 255.000 người chết do thiệt hại gây ra bởi trận động đất 8.0 độ Richter tự trung gần Tangshan, Trung hoa. Và trận động đất, sóng thần năm 2004 ở vùng biển Ấn độ để lại hơn 230.000 người chết trong 14 quốc gia.
Các trận động đất có thể làm tê liệt — ít nhất là tạm thời — nền kinh tế của một quốc gia. Nhật bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Trong khi vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, động đất và sóng thần sẽ có một tác động trung bình gây hại ngắn hạn trên nền kinh tế của họ, một số nhà kinh tế tin thảm họa sẽ có một tác động tiêu cực ngắn hạn trên nền kinh tế thế giới.
Về mặt lịch sử, các trận động đất nhiều lúc đem lại thiệt hại thường trực cho các cường quốc chính. Ở Hylạp cổ, thủ phủ Sparta có thế lực quân sự lớn lao nhất trong kỷ nguyên cổ xưa. "Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 4TC quân đội của nó gần như bất khả chiến bại ... Đôi khi khoảng năm 464TC một trận động đất mạnh đã tàn phá thành phố Sparta với nhiều người tử vong. Biến cố nầy, trong khi không ảnh hưởng tức thì vào sự nổi bật của Sparta, đã có một vai trò xúc tác trong sự suy giảm sau đó của nó.
"Các trường hợp tử vong không những gồm các binh lính của Sparta, mà còn có nhiều phụ nữ và trẻ em nữa. Trong những năm nối theo sau, có ít sự phát triển giữa vòng hàng ngũ binh lính Sparta, dẫn tới sự suy yếu của quân đội Sparta. Trận động đất nầy là điềm báo trước suy yếu dần và biến mất của Sparta ra khỏi bối cảnh thế giới" (Jelle Zeilinga de Boer and Donald Theodore Sanders, Earthquakes in Human History, 2005, pp. 45-46).
Vì thế, ngay cả nước mạnh có thể có thể bị suy yếu đi bởi chấn động mạnh của địa cầu.
Sự dính dáng của Đức Chúa Trời trong những trận động đất?
Có phải bàn tay của Đức Chúa Trời từng hiện diện trong lần xảy ra của những trận động đất? Tình thế khó khăn như thế nầy thường cung ứng lập luận cho các triết gia.
"Một biến cố gây sốc vào giữa thế kỷ thứ 18 đã cung ứng một khẳng định về sự vô tín. Vào đêm trước Ngày Các Thánh [ngày 1 tháng 11] năm 1755, trong khi người trung tín có mặt trong nhà thờ, một trận động đất đã tàn phá Lisbon. Lửa và lũ lụt từ sông Tagus đã hoàn tất công cuộc hủy diệt của nó. Mười ngàn người ngã chết.
"Ngay lập tức, [sử gia và triết gia Pháp] Voltaire sáng tác một bài thơ dài nhắm vào tình trạng đạo đức: làm sao một Đức Chúa Trời công bình và đầy quyền lực như thế lại để cho xảy ra một cuộc hủy diệt hàng loạt như thế chứ? Vì lý do gì mà phải giết những người nam người nữ và trẻ con với một bối cảnh khủng khiếp như thế chứ?
"Họ là hạng tội nhân tệ hại nhất cùng số đó với những người dân Paris hay Luân đôn là một đáp án đáng khinh. Chẳng có câu trả lời, trừ phi các thế lực thiên nhiên đã hành động độc lập thay cho đấng tạo hóa của chúng" (Jacques Barzun, From Dawn to Decadence, 2000, p. 378).
Vì Đức Chúa Trời là toàn năng, Ngài có quyền trên mọi thế lực thiên nhiên để sử dụng các trận động đất sửa phạt những cá nhân và quốc gia, Ngài đã chọn làm như thế. Tuy nhiên, chúng ta không nên kết luận là trong mọi trường hợp Ngài sửa phạt con người qua các tai họa như thế. Đôi khi người ta chết hay gánh chịu mọi sự mất mát khác qua các tai họa thiên nhiên vì cớ thời thế và cơ hội (Truyền đạo 9:11: “Ta xây lại thấy dưới mặt trời có kẻ lẹ làng chẳng được cuộc chạy đua, người mạnh sức chẳng được thắng trận, kẻ khôn ngoan không đặng bánh, kẻ thông sáng chẳng hưởng của cải, và người khôn khéo chẳng được ơn; vì thời thế và cơ hội xảy đến cho mọi người”). Họ đang sống trong chỗ không đúng vào thời điểm không đúng.
Mặc dù vậy, có những ngoại lệ. Đôi khi Đức Chúa Trời không phán qua khủng hoảng của địa cầu, và chắc chắn không có một khủng hoảng thiên nhiên nào con người có thể gánh chịu hơn là chính đất đang day động dưới chơn mình. Một trận động đất khủng khiếp kéo dài có thể khiến cho hạng người dũng cảm nhất trở thành đống thịt sợ hãi, run rẩy.
Có lẽ chẳng có gì chúng ta nương vào nhiều hơn là có một thái độ vững vàng, khi biết trước về đất ở dưới chơn mình. Khi đất bắt đầu lay động, và rung chuyển dữ dội, lòng tin cậy của con người có thể bị rút lại thành con số 0 khi người nhìn thấy mọi sự mình đã làm với hai bàn tay biến thành hư không ở quanh mình. Quyền phép của Đức Chúa Trời là vô hạn. "Ngài nhìn đất, đất bèn rúng động" (Thi thiên 104:32: “Ngài nhìn đất, đất bèn rúng động; Ngài rờ đến núi, núi bèn lên khói).
Những sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong quá khứ
Trong những thời kỳ lịch sử đầy biến động, Đức Chúa Trời đã làm rúng động đất — có khi gieo ra sợ hãi, sợ hãi và tôn trọng trong lý trí của con người. Một thời gian ngắn sau thời gian Đức Chúa Trời đem dân Israel ra khỏi Aicập, chắc chắn có những người — Cô-rê, Đathan và Abiram — là những kẻ dám thắc mắc về thẩm quyền thiêng liêng mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môise. Họ đã tố cáo Môise về sự tự tin và đắc chí (Dân số ký 16:3: “Họ hiệp nhau dấy nghịch cùng Môise và Arôn, mà rằng: Thôi đủ rồi! vì cả hội chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội chúng của Đức Giê-hô-va?). Hơn nữa, đại đa số dân sự đều chạy theo Cô-rê, là người cầm đầu (câu 19).
Môise nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang hành động qua ông, vì vậy ông cho đòi ba người phản nghịch và hội chúng gay gắt kia lại rồi cảnh cáo họ rằng Đức Chúa Trời sẽ làm lay động đất, tạo nên một khe hở rồi khiến nó nuốt lấy những kẻ dám chối bỏ Đức Chúa Trời (câu 30). Ngay sau khi Môise nói, Đức Chúa Trời đã khiến cho đất hả miệng ra nuốt lấy những lãnh tụ loạn nghịch cùng gia đình của họ (các câu 31-32).
Trường hợp lịch sử nầy cho thấy rằng Đức Chúa Trời có khi sửa phạt hạng ngưới bất tuân với chấn động và chia đất ra như sự trả giá xứng đáng đối với tội lỗi.
Các trận động đất nơi sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus
Có những lúc Đức Chúa Trời đã sử dụng một trận động đất để gửi đến một thông điệp khác. Ngài đã phán qua một trận động đất trong thế kỷ thứ nhứt ngay sau khi Con Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
Khi Chúa Jêsus gục chết: "đất thì rúng động, đá lớn bể ra" (Mathiơ 27:51: “Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra”). Có lẽ trận động đất là điềm báo trước sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời giáng trên những kẻ đã đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá và cũng góp phần làm một dấu hiệu thiêng liêng chỉ ra Ngài quả thực là Con của Đức Chúa Cha.
Cơn động đất gây ấn tượng với các binh lính Lamã, những kẻ đứng gần bối cảnh ấy. "Thầy đội và những lính cùng với người canh giữ Đức Chúa Jêsus, thấy đất rúng động và những điều xảy đến, thì sợ hãi lắm, mà nói rằng: Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!'" (câu 54).
Đức Chúa Trời cũng sử dụng một trận động đất để lăn hòn đá ra khỏi ngôi mộ trống của Đấng Christ — để tỏ ra rằng Ngài đã kiếm được sự thắng hơn mồ mả (Mathiơ 28:1-6: “Sau ngày Sa-bát, ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng, có Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến thăm mộ. Và nầy, đất rúng động dữ dội, vì có thiên sứ của Chúa ở trên trời xuống, đến lăn hòn đá ra mà ngồi ở trên. Hình dong của thiên sứ giống như chớp nháng, và áo trắng như tuyết. Vì đó, những lính canh sợ hãi run rẩy, trở nên như người chết. Song thiên sứ nói cùng các người đàn bà đó rằng: Các ngươi đừng sợ chi cả; vì ta biết các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus, là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm).
Khiếp đãm hầu đến vì cớ động đất
Lời tiên tri trong Kinh thánh nói tới những trận động đất trong tương lai sẽ mạnh hơn bất kỳ chấn động nào mà con người đã kinh nghiệm. Lý do cho những điều nầy, một phần, sẽ gieo ra kinh hãi và tôn trọng đối với Đức Chúa Trời trong tấm lòng của toàn thể nhân loại vào cuối kỷ nguyên và lúc Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm.
Êsai 29:1: “Khốn cho A-ri-ên, cho A-ri-ên, là thành Đa-vít đã đóng trại! Năm lại thêm năm, trải qua các kỳ lễ”, phát ra một lời cảnh cáo “khốn cho Ariên”, là một danh xưng khác nói tới thành Jerusalem. Gộp trong sứ điệp là lời lưu ý: "Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ dùng sấm sét, động đất, tiếng ầm, gió lốc, bão, và ngọn lửa thiêu nuốt mà thăm phạt nó" (câu 6).
Một thời gian ngắn sau sự chết của Ngài, Chúa Jêsus ban ra một lời cảnh báo mang tính tiên tri nghiêm trọng nói tới các biến cố đầy kinh khiếp đi trước sự tái lâm của Ngài. Ngài đưa ra sự thực giữa vòng các sự nầy: "sẽ có sự động đất lớn nhiều nơi" (Luca 21:11: “sẽ có sự động đất lớn, có đói kém và dịch lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh khiếp và dấu lớn ở trên trời).
Ngài cũng cảnh cáo rằng mọi sự ấy sẽ rất bất ổn "biển nổi tiếng om sòm và sóng đào" (câu 25). Câu nầy có thể là một tham khảo nói tới những cơn sóng thần lớn lao trong tương lai.
Có nhiều nơi ngoài khu vực thành Jerusalem sẽ bị kể là có động đất gây chết chóc vào cuối kỷ nguyên. Những chấn động lớn lao nhất của hành tinh kể từ khi con người tồn tại sẽ làm cho cả đất phải run rẩy. Phản ứng của con người sẽ chẳng có gì khác hơn là kinh hãi hết mức: "Người ta sẽ vào trong hang đá, trong hầm đất, đặng tránh khỏi sự kinh khiếp Đức Giê-hô-va và sự chói sáng của uy nghiêm Ngài, khi Ngài dấy lên đặng làm rúng động đất cách mạnh lắm" (Êsai 2:19).
Có thể sẽ có nhiều trận động đất nối theo sau những gì Êsai mô tả. Nhưng sau cùng sẽ có một trận động đất sẽ lớn hơn tất cả các trận động đất khác.
Sứ đồ Giăng được ban cho nhìn thấy trước về điều đó qua một sự hiện thấy trong sách Khải huyền. Động đất sẽ xảy ra trong liên kết với một trận chiến sau cùng thật lớn, được biết là Atmaghêđôn, các thế lực của Đức Chúa Jêsus Christ chống lại những kẻ dám dấy lên trong sự nổi loạn chống nghịch Ngài khi Ngài ngự đến.
Đây là phần nói tới cái bát thứ bảy chỉ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sắp sửa được đổ ra: "Liền có chớp nhoáng, tiếng rầm, sấm vang và động đất dữ dội, động đất lớn lắm đến nỗi từ khi có loài người trên đất chưa hề có như vậy … Mọi đảo đều ẩn trốn, các núi chẳng còn thấy nữa" (Khải huyền 16:18-20).
Tại sao Đức Chúa Trời lại phán qua các thảm họa kinh khủng như thế cho cư dân của hành tinh nầy? Sở dĩ như thế là vì con người đang ở trong sự loạn nghịch chống lại Ngài. Chúng ta đã thờ lạy và đang thờ lạy các hình tượng và các thần khác thay vì Đức Chúa Trời chơn thật (Êsai 2:7-8: “Xứ nó đầy bạc và vàng, của cải vô cùng; xứ nó đầy những ngựa, xe cộ vô số. Xứ nó chan chứa những hình tượng, họ thờ lạy đồ tay mình làm ra, đồ ngón tay mình tạo nên).
Sự chấn động kinh khủng nầy của hành tinh sẽ khiến cho con người ném bỏ đi các hình tượng bằng vàng bằng bạc của họ (câu 20). Thờ lạy hình tượng không bị hạn chế đối với việc tôn thờ các tượng chạm. Thờ lạy hình tượng bao gồm việc yêu mến tiền bạc và mọi sự mà tiền bạc có thể mua sắm. Thờ lạy hình tượng bao gồm tư dục hướng tới bất cứ điều gì, vì tham lam là thờ lạy hình tượng (Côlôse 3:5: “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”). Chúng ta cần phải ấp ủ những lời cảnh báo của Kinh thánh và xây khỏi tội lỗi của chúng ta!
Bạn cần phải làm gì?
Trong bất kỳ năm tháng nào, những nhà địa vật lý ghi nhận hàng ngàn trận động đất; hơn 21.000 lần xảy ra vào năm 2010. Phần lớn các trận động đất nầy đều nhỏ và chẳng gây thiệt hại gì. Những trận động đất lớn có thể gây thiệt hại khủng khiếp, và các trận động đất ấy xảy ra trong những đại dương có thể gây ra những cơn sóng thần rất lớn.
Con người tìm cách bảo hộ sinh mạng và tài sản chống lại các thế lực đầy sức mạnh nầy. Họ dựng lên các bờ đê hòng ngăn trở các luồng nước đại dương. Nhật bản đã dựng lên bờ đê cao 31 foot gần Fukushima trên hòn đảo Honshu. Tuy nhiên, ngay cả điều nầy không thể ngăn chặn được bức tường nước không thể chặn đứng được.
Không một lượng quy hoạch, kỷ năng hay xây dựng có thể ngăn chặn một thế lực làm lay động hành tinh, rung chuyển mặt đất mà chúng ta đang đứng trên đó. Cuối cùng, sự giải cứu duy nhứt là bằng cách xây lại rồi tự đặt mình trong hai bàn tay của Đấng duy nhứt có thể giải cứu chúng ta — Đức Chúa Trời hằng sống toàn năng.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Khải huyền 2:18-19: 'Ngủ Với Kẻ Thù"


NGỦ
VỚI KẺ THÙ

Khải huyền 2:18-29

“Ngươi cũng hãy viết thơ cho thiên sứ của Hội thánh Thi-a-ti-rơ” (Khải huyền 2:18).

Đây không chính xác là một chỗ cho kỳ nghỉ.
Bạn sẽ không đến đó để hưởng tuần trăng mật.
Nếu bạn đã tới đó rồi, bạn thường chỉ đi ngang qua mà thôi.
Trong bảy thành phố của Khải huyền 2-3, Thiatirơ là thành phố kém quan trọng nhất.
Và đó là nơi mà chúng ta cần phải bắt đầu.
Để giúp chúng ta suy nghĩ đến Thiatirơ, có lẽ chúng ta nên tìm kiếm một số thành phố tương ứng trong thời hiện đại nầy. Về thành Êphêsô, chúng ta có thể nghĩ tới một thành phố giống như Dallas, táo bạo và liều lĩnh với nhiều trung tâm thương mại và tôn giáo. Về thành Simiệcnơ, hãy nghĩ đến một thành phố như Cairo, ở đó các Cơ đốc nhân đang gánh chịu công kích từ đại đa số người Hồi giáo. Còn thành Bẹtgăm, là thành phố tương xứng nhất với Washington, D.C. với quyền lực theo đời nầy và nhiều di tích bằng đá cẩm thạch.
Vậy thì thành phố nào sẽ tương xứng với thành Thiatirơ? Có lẽ chúng ta nên nghĩ tới một thị trấn hiệp nhất như Flint, ở bang Michigan. Flint là Chicago như Thiatirơ là Êphêsô vậy. Thành phố nầy được biết đến vì có khoáng sản đồng chất lượng cao thường sản xuất ra các thứ vũ khí khi được đánh bóng lên thì đồng ấy ra giống như vàng vậy. Nó cũng nổi tiếng với vải nhuộm màu đỏ hoặc tím. Công Vụ các Sứ Đồ 16:14 nói tới Lyđi, là nhà buôn vải tím sản xuất từ Thiatirơ, bà đã gặp gỡ Phaolô khi ông đến tại thành Philíp. Về mặt kinh tế, thị trấn bị quản lý bởi các hội phường thương mại, họ pha trộn việc bán buôn của họ với tà giáo và phi luân. Nếu bạn là một người thợ mộc hay thợ gốm hoặc thợ kim loại, bạn tham gia vào phường buôn bán nhóm tại đền thờ tà giáo tại địa phương. Cùng với công việc thương mại, các doanh nghiệp tham gia vào sự thờ lạy hình tượng, say sưa, và đồi trụy về tình dục. Mọi sự nầy đều nằm trong một gói thật lớn. Bạn không thể nói: “Tôi muốn ở trong phường hội để buôn bán, song tôi không muốn thờ lạy hình tượng”. Điều đó là không thể được tại thành Thiatirơ.
Có lẽ rất mỉa mai khi hội thánh tại thành phố kém quan trọng nhất lại nhận được sứ điệp dài nhất từ Chúa chúng ta. Các hội thánh nhỏ là vấn đề đối với Chúa Jêsus. Đôi mắt của Ngài chú ý đến đức tin thật của hội thánh nhỏ trên quần đảo Indonesia xa xôi kia, và Ngài nhìn thấy các thánh đồ trung tín nhóm lại ở đàng sau các cánh cửa bị khóa kín ở Bắc Hàn.
Nguyện chẳng một ai nói: “Hội thánh của tôi quá nhỏ không đáng cho Chúa Jêsus đoái đến”. Trong ánh mắt của Ngài, chẳng có một hội thánh nào là nhỏ hết. Bạn không thể tìm được một từ nào nhỏ nhất trong Tân Ước khiến cho bạn nghĩ rằng Chúa Jêsus ưu ái đến các hội thánh lớn trên thế giới. Mặc dù nhà thờ lớn thu hút quần chúng, hầu như công việc của Chúa Jêsus hay đến với các nhà thờ ít hơn 100 người. Điều nầy rất thực ở nước Mỹ, và chắc chắn nó rất thực ở khắp nơi trên thế giới.
Đừng coi thường ngày của những việc nhỏ mọn. Chúa của chúng ta yêu mến các hội thánh nhỏ nhiều như Ngài yêu mến các hội thánh lớn.
I. Chúa Jêsus biết sự thực về Hội thánh.
Sứ điệp bắt đầu với phần mô tả của Đức Chúa Jêsus Christ. Bức thư nầy đến từ “Con Đức Chúa Trời, là Đấng mắt như ngọn lửa, và chân như đồng sáng” (câu 18).
Đây là lần duy nhứt trong sách Khải huyền, Đấng Christ được gọi là “Con Đức Chúa Trời". Trong xã hội đa nguyên của chúng ta, đây là lời xưng nhận gây bất hòa dễ nhất mà chúng ta đưa ra. Chúng ta tin rằng từ mọi cõi đời đời, Đức Chúa Trời đã tồn tại là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Khi nói Chúa Jêsus là “Con Đức Chúa Trời” nghĩa là khi chúng ta thờ lạy Ngài, chúng ta thực sự đang thờ lạy chính mình Đức Chúa Trời. Cho nên, đây là Đức Chúa Trời đang phán với hội thánh tại thành Thiatirơ. Ánh mắt Ngài sáng như ngọn lửa là ánh mắt nhìn thấy mọi sự và không bỏ qua một điều gì. Chân như đồng sáng đến trong sự phán xét những kẻ chống đối Ngài. Câu nầy cho chúng ta biết chúng ta cần phải chú ý đến mọi điều mà Chúa Jêsus phán dạy. Sự thể giống như viên phi công nói với hành khách chuyến bay: “Hãy cài dây nịt an toàn lại. Chúng ta sắp sửa gặp một số bất ổn".
II. Chúa Jêsus khen ngợi sự tốt lành trong Hội thánh.
Nhưng trước hết, chúng ta nên tiếp thu những tin tức tốt lành. Trong nhiều cách thức, Thiatirơ là hội thánh tốt nhứt trong bốn hội thánh mà chúng ta đã nghiên cứu qua. Hãy nhìn vào những gì Chúa Jêsus nói tới:
“ta biết công việc ngươi, lòng thương yêu ngươi, đức tin ngươi, sự hầu việc trung tín ngươi, lòng nhịn nhục ngươi, và công việc sau rốt ngươi còn nhiều hơn công việc ban đầu nữa” (câu 19).
Hội thánh nầy có những việc lành của Êphêsô cùng với tình yêu thương mà Êphêsô còn thiếu. Hội thánh nầy có sự bền đỗ của Simiệcnơ và thần học đúng đắn của đại đa số hội thánh tại thành Bẹtgăm. Thậm chí Chúa Jêsus phán: “Ngươi làm nhiều việc còn hơn công việc ban đầu nữa”. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ đọc câu nầy rồi suy nghĩ: “Đây là một hội thánh cực kỳ bận rộn". Tôi e Chúa chúng ta có ý khen ngợi một thời khóa biểu đầy ắp của hội thánh. Tôi nghĩ Ngài muốn nói rằng bản thân hội chúng đang tấn tới trong đức tin, lớn lên trong tình yêu thương, tấn tới trong sự trông cậy, và tăng trưởng thấy được trong cách thức họ thờ phượng, phục vụ và đến với tha nhân.
Đối với Êphêsô, Chúa Jêsus phán: “Ngươi mạnh mẽ đấy, nhưng giờ đây ngươi yếu đuối”.
Đối với Thiatirơ, Ngài phán: “Người khá đấy và hãy tốt hơn đi”. Đấy là sự khen ngợi cao kỳ đến từ Chúa chúng ta.
Bất cứ điều chi khác chúng ta có thể nói về Thiatirơ, Chúa phán rõ ràng rằng họ vẫn đang tiến triển về mặt thuộc linh. Thật là tuyệt vời khi trở thành một chi thể của hội thánh hiệp một đang tấn tới trong tình yêu thương, sự thông biết và sốt sắng đối với Đấng Christ. Vì vậy, Chúa chúng ta đã đánh giá cao hội thánh nầy, họ đang tấn tới vì Tin Lành trong một nơi mà chẳng ai thèm nghĩ đến.
III. Chúa Jêsus vạch trần điều ác trong Hội thánh.
Và chính phần đánh giá cao kỳ đó khiến cho phần còn lại của sứ điệp nầy ra đáng ngại. Không cứ cách nào đó, ở giữa sự tấn tới ấy, họ đã để cho một người nữ bất kỉnh dấy lên tới một địa vị có ảnh hưởng rất lớn về mặt thuộc linh:
“Nhưng điều ta trách ngươi, ấy là ngươi còn dung cho Giê-sa-bên, người nữ ấy xưng mình là tiên tri, dạy dỗ và phỉnh phờ tôi tớ ta, đặng rủ chúng nó phạm tà dâm, và ăn thịt cúng thần tượng” (câu 20).
Có nhiều điều kín nhiệm ở đây mà phân đoạn Kinh thánh không lý giải. Người nữ nầy là ai và làm thể nào nàng dấy lên trong một hội chúng cực kỳ xuất sắc như thế chứ? Chía chúng ta rõ ràng ở đây đề cập tới một con người thật mặc dù tên Giêsabên không phải là tên thực của nàng ta, nhưng là một ám chỉ đến người vợ gian ác của Vua Aháp lần đầu tiên được nhắc tới ở I Các Vua 16:29-33. Phân đoạn ngắn nói tới câu chuyện là như vầy: Giêsabên là con gái của vua Ếtbaanh theo tà giáo. Khi nàng kết hôn với Aháp, vua của Israel, nàng đã gây ảnh hưởng gian ác thể ấy vào cả xứ chuyển sang thờ lạy thần Baanh. Mặc dầu giai điệu thuộc linh của xứ sở không đủ hay để khởi sự với, dưới ảnh hưởng của Giêsabên, điều ác được tôn cao và lên ngôi trong xứ sở đến nỗi Aháp còn gian ác hơn tất cả vị vua đến trước ông ta. Giêsabên xảo quyệt trở thành biểu tượng nói tới hình thái quyến rũ của điều ác không những hướng về hình tượng mà còn khuyến khích nó nữa, và không những tà dâm mà còn khích lệ và khen thưởng nữa.
Một sự pha trộn độc hại như thế sẽ nhanh chóng phá hủy một quốc gia hay một hội thánh.
Nhưng, làm thế nào một người đàn bà thể ấy lại nắm quyền trong hội thánh tại thành Thiatirơ chứ? Tôi nghĩ câu trả lời nằm trong cụm từ “nữ tiên tri”. Bằng cách xưng mình đang nói thay cho Đức Chúa Trời, bà ta đã kiếm được sự tin cậy với những Cơ đốc nhân cả tin và không chịu học hỏi. Người ta có thể hình dung một người đàn bà thể ấy kết hợp nhân cách có quyền phép với lời nói đầy thuyết phục, một nụ cười quyến rũ, và làm bối rối khinh thường những ai chỉ trích bà ta. Chắc chắn nàng ta rất tinh vi, nhanh chơn, khéo léo trong sự thể hiện mình, và cực kỳ nham hiểm.
Với Giêsabên, bạn có thể có mọi sự:
Sự cứu rỗi.
Chúa Jêsus .
Thiên đàng.
Thờ lạy hình tượng.
Làm bạn với thế gian.
Quan hệ tình dục thoải mái.
Và bạn đã làm mọi sự ấy dưới cái lốt là “Cơ đốc nhân đúng đắn”. Chắc chắn là những kẻ chạy theo nàng ta đã ngồi đầy mấy hàng ghế tại Thiatirơ. Có lẽ họ đã tham gia hát trong ca đoàn. Một số trong họ chắc chắn đã chế nhạo các giáo viên dạy Kinh thánh tại Thiatirơ là những tay giết chết sự vui mừng, những nhà chính thống hẹp hòi.
Mọi sự ấy chỉ ra Giêsabên thứ nhứt trong Cựu Ước.
Mọi sự ấy chỉ ra người có cùng tên đang tác động tại Thiatirơ.
Tôi dừng ở đây một chút để đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng: Phải cảnh giác những kẻ nào tự quảng bá họ là “tiên tri”“nữ tiên tri”. Trở thành giáo viên dạy Kinh thánh hay Mục sư là một việc, còn xưng mình nhận lãnh các sứ điệp đặc biệt từ Đức Chúa Trời là một việc khác. Bất kỳ người nào thốt ra những việc giống như vậy tự khoác lên mình một trách nhiệm đáng sợ. Nói: “Đức Chúa Trời đã phán điều nầy ở Rôma là một việc”. Còn xưng mình có giấc chiêm bao hay khải tượng kia đến từ Đấng Toàn Năng là một việc khác.
Khi đặt vấn đề theo cách nầy, tôi không muốn chuyển sự phán xét cho bất kỳ nhân vật đặc biệt nào cả. Nhưng đang có nhiều tiên tri giả trong xứ.
Chúng ta có Lời của Đức Chúa Trời. Như thế vẫn chưa đủ cho chúng ta sao?
Tuy nhiên, còn có một thắc mắc khác nữa. Làm sao một người đàn bà thể ấy lại được dung dưỡng trong một hội thánh tốt đẹp chưa? Có lẽ nàng ta có quan hệ gắn bó với một trong các cấp lãnh đạo hội thánh và làm ô dù che cho tội lỗi của nàng ta. Có lẽ các cấp lãnh đạo sợ rằng nếu họ đối mặt với nàng ta, nàng ta sẽ tạo ra sự chia rẻ trong hội thánh. Có lẽ họ hy vọng rằng qua sự dung chịu đó, nàng ta chắc chắn sẽ rời đi. Ai biết được? Có thể họ nghĩ rằng “chấp nhận nàng ta” là dấu hiệu ân điển với hy vọng đưa nàng ta đến với Chúa. Tôi e đây là sự kết hợp của mọi nhân tố đó.
Nhưng bất luận là lý do gì, hội thánh đã phạm tội trầm trọng do không xử lý với người nữ gian ác nầy. Thật là đáng sợ khi xem xét loại sự việc nầy đang diễn ra trong một hội chúng mạnh mẽ khác. Có nhiều người với ý thức tốt mong muốn đến với “Nhà Thờ Thánh Giêsabên Với Mọi Điều Đang Xảy Ra” vì nhà thờ ấy rất là vui. Bạn có thể đi nhà thờ rồi tin theo những gì bạn muốn và làm theo mọi điều bạn muốn.
IV. Chúa Jêsus xét đoán điều ác trong Hội thánh.
“Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng muốn ăn năn điều tà dâm nó! Nầy, ta quăng nó trên giường đau đớn, và phàm kẻ nào phạm tội tà dâm với nó, mà không ăn năn việc làm của nó, thì ta cũng quăng vào tai nạn lớn. Ta sẽ đánh chết con cái nó; và mọi Hội thánh sẽ rõ ta là Đấng dò biết lòng dạ loài người; và ta sẽ tùy công việc của mỗi người trong các ngươi mà báo lại” (các câu 21-23).
Khi Chúa Jêsus phán: “Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn”, có lẽ Ngài muốn nói rằng các cấp lãnh đạo hội thánh đã đối diện với nàng ta về cách ăn ở gian ác của nàng ta và nàng ta không đáp ứng. Trong khi sự thực cho thấy rằng sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời là phương tiện dẫn chúng ta đến với sự ăn năn, thì sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời cũng có giới hạn nữa, và đấy là sự thực.
Ngài sẽ chẳng chờ đợi mãi đâu.
Nếu chúng ta cố tình phạm tội, ngày phán xét sau cùng sẽ tới đến.
Một mảng trong các tin tức tốt lành, ấy là những kẻ chạy theo nàng ta vẫn có thời gian để ăn năn.
Giêsabên đang ở ngoài sự cứu chuộc.
Những kẻ theo nàng ta thì không.
Nhưng tiếng chuông rung lên cho nàng ta cũng sẽ rung lên cho họ nữa. Đừng để cho người nào đọc mấy lời nầy bị lừa gạt. Bạn không thể tiếp tục trong tội lỗi tình dục cho đến đời đời mà không đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Trong trường hợp nầy, sự phát xét được nêu ra:
Thứ nhứt, sẽ có nhiều đau khổ lắm (câu 22).
Thứ hai, những kẻ chạy theo nàng ta sẽ ngã chết (câu 23a).
Thứ ba, tất cả các hội thánh sẽ nhìn biết rằng Đức Chúa Trời vốn nghiêm ngặt về tội lỗi trong hội thánh (câu 23b).
Những lời lẽ khắc nghiệt nầy sẽ không hề dịu đi đâu. Hãy để cho những người nào khuyến khích thoải mái tình dục, cong quẹo, mê ngủ, tình dục tiền hôn nhân, tà dâm, ăn nói tục tỉu, khiêu dâm trẻ em, mại dâm, ngoại tình, thử nghiệm tình dục, đồng tính, lưỡng tính, và mọi hình thái khác của tội lỗi tình dục nghe sứ điệp nầy từ thiên đàng:
Phải biết chắc tội lỗi của bạn sẽ nhận ra bạn.
Điều chi bạn làm trong chỗ kín nhiệm sẽ bị hô lên trên mái nhà.
Điều chi bạn làm trong chỗ tối tăm sẽ được phơi ra nơi sáng láng.
V. Chúa Jêsus khích lệ những ai trung tín theo Ngài.
Các câu 24-25 chứa lời kêu gọi của Đấng Christ cho số người trung tín còn lại tại thành Thiatirơ:
“Nhưng, với các ngươi là kẻ khác ở tại Thi-a-ti-rơ, chưa từng nhận lấy đạo đó và chưa biết điều sâu hiểm của quỉ Sa-tan, như chúng vẫn nói, thì ta phán dặn rằng ta không gán cho các ngươi gánh nặng khác. Chỉn các ngươi khá bền giữ những điều mình đã có, cho tới chừng ta đến”.
Cụm từ “điều sâu hiểm” cung ứng cho chúng ta một manh mối về những gì đang diễn ra. Giêsabên đã quyến dụ những kẻ chạy theo nàng ta bằng cách hứa hẹn với họ tri thức và kinh nghiệm xảy đến qua một sự kết hợp nghi thức tà giáo cộng với biểu tượng Cơ đốc cộng thêm thử nghiệm tình dục, hết thảy đều ở dưới ngọn cờ tiếp thu “những kín nhiệm sâu sắc” mà người khác chưa biết.
Các tiên tri giả ưa thích “những kín nhiệm sâu sắc”.
Họ không thể cưỡng lại.
Chúng ta thích thú khi có ai đó nói: “Để tôi nói cho bạn biết một bí mật”.
Khi bạn khoác lấy “bí mật sâu sắc” với chiếc áo choàng tôn giáo, thì nó sẽ trở nên cuốn hút nhiều hơn. Tại sao bị mắc kẹt với Kinh thánh khi bạn có thể bước vào một thế giới các sứ điệp trực tiếp, điềm báo, dấu lạ và lời tiên tri cung ứng cho bạn sự sáng suốt trong “thế giới kín giấu” mà những Cơ đốc nhân bình thường không có?
Hãy chú ý, Chúa Jêsus trong trường hợp nầy không bảo họ phải ném người nữ nầy ra khỏi Hội thánh. Rõ ràng, Giêsabên vốn ăn sâu vào trong sinh hoạt của hội thánh đến nỗi Đấng Christ sẽ lo liệu cho nàng ta theo cách riêng. Điều nầy có nghĩa là Ngài sẽ đến trong một hình thái xét đoán nào đó về phần thuộc thể dẫn tới cái chết của nàng ta và tới cái chết của những kẻ chạy theo nàng ta.
Hãy nhớ đến Anania và Saphira (Công Vụ các Sứ Đồ 5:1-11).
Hãy nhớ tới những kẻ say sưa trong bữa Tiệc Thánh của Chúa (I Côrinhtô 11:28-30).
Chúa Jêsus chỉ có một mạng lịnh cho những môn đồ trung tín của Ngài: Khá bền giữ!
Đừng nhượng bộ mọi kế sách quyến dụ của nàng ta.
Đừng hiệp với những kẻ chạy theo sự dạy của nàng ta.
Đôi khi sự tin kính được đo lường bằng cách dè giữ luôn khi nhượng bộ là dễ dàng.
VI. Chúa Jêsus hứa chia sẻ đắc thắng của Ngài với chúng ta.
Đây là lời hứa mà Đấng Christ lập ra với những ai khá bền giữ ở Thiatirơ:
“Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước: kẻ đó sẽ cai trị bằng một cây gậy sắt, và sẽ phá tan các nước như đồ gốm, khác nào chính ta đã nhận quyền cai trị đó nơi Cha ta. Ta sẽ cho kẻ ấy ngôi sao mai” (các câu 26-28).
Người nào giữ lòng trung tín một ngày kia sẽ đồng trị với Đấng Christ trên đất. Họ sẽ dự phần với Ngài trong Vương quốc hầu đến sẽ lan rộng khắp toàn cầu. Cách đây hai ngàn năm, thế gian đã đóng đinh Chúa Jêsus trên cây thập tự. Nhưng một ngày kia Ngài sẽ trị vì thế gian bằng cây gậy sắt trong vai trò Vua các vua và Chúa các chúa.
Nếu chúng ta sống trung tín, chúng ta sẽ dự phần vào sự đắc thắng của Ngài.
Và chúng ta sẽ nhận biết Ngài cách sâu sắc và riêng tư vì Ngài là “Sao Mai” thật chiếu sáng các từng trời.
Khao khát từ bên trong
Trước khi tôi kết thúc sứ điệp nầy, chúng ta hãy xem xét mọi hàm ý của phân đoạn Kinh thánh nầy dành cho thế kỷ thứ 21. Không một ai cãi rằng chúng ta đang sống trong một xã hội xu hướng về tình dục. Chúng ta tôn vinh tình dục và nói về nó nhiều đến nỗi gần như nó bao trùm lấy chúng ta vậy. Nhưng tình dục tràn lan chỉ là một triệu chứng của một nan đề sâu sắc hơn nhiều.
Chúng ta đang ham muốn từ bên trong.
Một người đang đói sẽ ăn bất cứ thứ gì bạn đặt ở trước mặt người ấy.
Người ấy sẽ ăn thứ đồ ăn sẽ giết chết mình vào lúc sau cùng.
Tại sao phim khiêu dâm giống như một ngành thương mại đồ sộ trên mạng Internet như vậy chứ? Đó là vấn đề của cung và cầu. Người ta tạo ra hàng triệu nội dung khiêu dâm vì nó hiến cách giải quyết tạm thời cho sự trống vắng bề trong mà chúng ta không thể đáp ứng được.
Khi Vic Pentz rao giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy (“Tình dục: Thánh hay Tục”, January 28, 2007), ông giải thích lý do tại sao đường lối của Đức Chúa Trời luôn luôn tốt hơn đường lối của thế gian:
Khi đến với vấn đề tình dục, nói ít trở thành nói nhiều. Khi đến với tình yêu, thì người ta ít kinh nghiệm hơn như đáng phải có. Làm sao lãng mạn được khi ai đó nói: “Tôi biết rất nhiều; cho phép tôi chỉ cho bạn thấy thứ mà tôi đã học được”. Đây là một lãnh vực mà bước vào đó thì không có nhiều người chuyên nghiệp đâu. Là một tay nghiệp dư vụng về trong các vấn đề tình yêu thì rất lãng mạn.
Sau đó, ông đưa ra phần minh họa nầy làm cho sự việc ra rõ ràng hơn:
Khi bạn nghĩ đến một ban nhạc, bạn có thể hình dung một nhạc sĩ nói: “Ông sẽ không buộc cả đời tôi chơi violin được. Tôi chơi kèn nầy một vài đêm và đêm khác tôi chơi clarinet hay kèn khác và, tất nhiên, tôi sẽ nếm trải chặng kèn trombone nữa”. Bạn bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ là một người có trình độ cao – và bạn sẽ luôn luôn là một tay xoàng xỉnh – cho tới chừng bản thân bạn hoàn toàn, trọn vẹn và xu hướng vào một nhạc cụ – và chỉ một nhạc cụ thôi cho phần còn lại của cuộc đời bạn.
Mặc dù có nhiều người đã thử qua, không một ai từng cải thiện về chương trình của Đức Chúa Trời dành cho hạnh phúc về tình dục: một nam với một nữ, chung thủy với nhau đến trọn đời.
Mọi sự khác chỉ là đồ giả mạo rẻ tiền.
Chúng ta có quá nhiều Cơ đốc nhân đã “nếm trải chặng đường trombone” với thử nghiệm tình dục của mình. Và luôn luôn có Giêsabên hiện diện ở đó sẵn sàng trò chuyện với chúng ta, sẵn sàng lắng nghe mọi nan đề của chúng ta, cung ứng một sự thỏa mãn nhanh chóng, dễ dàng và giá rẻ. Nếu cần thiết, nàng có thể trưng dẫn Kinh thánh trong khi bạn nằm ngủ với nàng ta.
Hãy tỉnh thức về Giêsabên! Nàng ta có một đạo quân con trai con gái trong thời hiện đại nầy. Nàng ta bắt lấy thân thể và linh hồn của bạn và rồi nàng ta sẽ dẫn bạn đi thẳng vào địa ngục.
Không có một thứ gì là quan hệ tình dục bình thường như thế đâu.
Không có một thứ gì là qua đêm thoải mái như thế đâu.
Đức Chúa Trời cho chúng ta biết như thế để chúng ta sẽ tìm kiếm sự phu phỉ tình dục sâu sắc nhất bên trong đường biên giới hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Tình dục không khởi sự với một hành động thuộc thể đâu, mà với mối quan hệ dẫn tới cam kết lập giao ước trước mặt Đức Chúa Trời tạo ra cái “giường hôn nhân” mà Đức Chúa Trời muốn tôn cao (Hêbơrơ 13:4). Chúng ta tôn cao Đức Chúa Trời khi chúng ta tôn cao tình trạng hôn nhân và sự phối hiệp theo phần xác của một người chồng và một người vợ.
Chúng ta phải dạy cho con cái mình biết khi Đức Chúa Trời tạo ra ham muốn về tình dục, Ngài cũng tạo ra địa điểm thích hợp mà ở đó sự ham muốn ấy được tận hưởng cách đầy đủ. Muốn hưởng như thế, chúng ta phải dạy dỗ con cái mình vế sau của Hêbơrơ 13:4, trong bản Kinh thánh King James:
“vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình”.
Hỡi những kẻ dâm dục [whoremongers]. Quí vị không thường nghe thấy câu nói ấy đâu.
Các bản dịch hiện đại dùng chữ khác như “fornicators” [gian dâm] hay “sexually immoral” [phi luân về tình dục], nhưng tôi nghĩ “whoremongers” [kẻ dâm dục] chỉ ra sự gian ác, là điều mà chúng ta cần phải nghe thấy.
Đức Chúa Trời không ưa thích whoremongers [kẻ dâm dục].
Và Ngài chẳng ưa thích hội thánh nào miễn thứ cho họ cả.
Chúng ta không bỏ sót điểm chính. Đức Chúa Trời xem tội lỗi về tình dục là nghiêm trọng. Ngài xét đoán những ai phạm tội ấy, Ngài xét đoán người nào khuyến khích tội ấy, và Ngài phán xét người nào dung dưỡng tội ấy, khoái trá với nó, hay châm ngòi cho nó.
Loại sứ điệp nầy không phải là rất phổ biến đâu. Chúng ta hãy giữ cho đường biên giữa hội thánh và thế gian được sắc nét, rõ ràng trong lãnh vực đạo đức về tình dục. Hãy để cho thế gian chạy theo con đường nó muốn. Bị bỏ lại một mình, thế gian sẽ luôn chọn lấy con đường bê tha, lạc thú. Nhưng chính công việc của hội thánh là chiếu rọi ánh sáng thanh sạch lẽ thật của Đức Chúa Trời vào giữa bóng tối tăm đang thắng thế kia. Nếu hội thánh sinh hoạt giống như thế gian, tại sao thế gian còn muốn mình đáng phải trở thành một chi thể của hội thánh chứ? Bất kỳ giáo lý nào dạy dễ dàng đối với tội lỗi, bất kỳ lẽ đạo nào đánh giá lại tội lỗi, bất kỳ đạo lý nào biến tội lỗi thành chẳng tội lỗi bao nhiêu thì sẽ đi thẳng đến địa ngục.
Được cứu sau tội lỗi về tình dục
Vậy, chúng ta nói gì với những kẻ phạm sai lầm hoài trong lãnh vực tình dục? Có ân điển dành cho họ không? Bản thân Giêsabên lẽ nào sẽ được cứu chăng? Một người nữ gian ác thể ấy có thể tìm được ơn tha thứ sao? Chúng ta không bị bỏ lại để lấy làm lạ về sự đó. Hãy nhìn vào điều Chúa Jêsus đã phán ở câu 21:
“Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng muốn ăn năn điều tà dâm nó!”
Rõ ràng, Giêsabên ưa thích tánh dâm dục cùng thờ lạy hình tượng nên khó mà ăn năn trước mặt Chúa cho được. Nàng ta vốn có cơ hội song nàng ta chẳng chịu ăn năn nên chẳng có gì khác cho nàng ta bằng sự phán xét. Nhưng chúng ta thấy có trong câu nói long trọng ấy là sự trông cậy của Tin Lành.
Nếu bạn bằng lòng, bạn sẽ được thay đổi.
Nếu bạn bằng lòng, bạn sẽ được làm cho sạch.
Nếu bạn bằng lòng, bạn sẽ có một khởi sự mới.
Nếu bạn bằng lòng, tội lỗi của bạn sẽ được bôi xóa đi.
Hết thảy chúng ta được cứu theo cùng một phương thức, bởi ân điển buông tha của Đức Chúa Trời. Đối với người nào bị ô uế bởi những lựa chọn sai trái trong quá khứ, nếu bạn bằng lòng, bạn có thể được tha thứ và được thanh tẩy. Có thể bạn vẫn còn sống với những hậu quả nhất định của quá khứ, nhưng gánh nặng tội lỗi của bạn đã được cất khỏi tấm lòng của bạn rồi.
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới!” (II Côrinhtô 5:17).
Hãy suy nghĩ điều đó theo cách nầy.
Bạn có thể có Giêsabên hoặc bạn có thể có Chúa Jêsus, nhưng bạn không thể có cả hai được đâu.
Bạn muốn bên nào?
Bạn có thể có sự rộn ràng rẻ tiền của thế gian và cảm thấy đau dạy dày vào sáng hôm sau. Hoặc bạn có thể có Chúa Jêsus trong lúc bây giờ, một đời sống mới trong lúc bây giờ, ơn tha thứ trong lúc bây giờ, khoái lạc thực sự trong lúc bây giờ, và một ngày kia bạn sẽ rực lên sáng chói giống như Sao Mai.
Nếu bạn muốn Chúa Jêsus, bạn phải xây lưng mình lại đối với Giêsabên và xây tấm lòng mình hướng về Chúa. Hãy dâng cho Ngài mọi sự bạn đang có đi, kể cả tội lỗi làm ô uế bạn trong quá khứ, tin cậy nơi Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của bạn. Hãy đến với Đấng Christ y như bạn hiện có đây, và Ngài không bao giờ xua bạn đi đâu.
Ngài yêu thương bạn.
Ngài đến từ trời để cứu bạn.
Ngài chịu chết trên thập tự giá vì bạn.
Ngài mời bạn hãy đến với Ngài.
Bạn có chịu đến với Ngài không?
Một đời sống mới đang chờ đợi những ai nói “Vâng” với Chúa Jêsus.
Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết cho tới chừng bạn chịu đến với Ngài.