Israel: Nguy Hiểm Ngày Càng Tăng Ở Mọi Phía
Tác giả: Melvin Rhodes
(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)
Một trong những nước dân chủ nhỏ nhất trên thế giới đang đối diện với sự thù nghịch ngày càng tăng từ các nước lân cận — và thậm chí từ các nước dân chủ thân hữu từ Tây phương.
"Không một nền dân chủ nào trên thế giới hiện nay đang ở dưới cái bóng sợ hãi dai dẳng hơn Israel. Và các biến cố của tháng vừa qua đã chứng tỏ rằng nổi sợ hãi của Israel không những chỉ là bóng tối thôi đâu".
Lời lẽ nầy trích từ đoạn sau cùng của bài viết đang trên tờ Wall Street do Bret Stephens viết, ông là cựu biên tập viên của tờ The Jerusalem Post, ("Israel's Predicament," Sept. 13, 2011).
Ông Stephens thường viết về vùng Trung đông. Ông bắt đầu bài viết đặc biệt nầy với một loại áp lực ụp lên quốc gia Do thái trong thời điểm chỉ có một tháng mà thôi:
"Ngày 18 tháng 8, tám người Do thái bị giết tại vùng biên giới chéo rất phức tạp gần Aicập”.
"Từ ngày 18-24 tháng Tám, khoảng 200 hỏa tiễn và đạn cối đã phóng vào Israel từ dãy Gaza”.
"Ngày 1 tháng 9, người đứng đầu cơ quan năng lượng nguyên tử của Iran tuyên bố rằng quốc gia nầy đã chuyển số lượng lớn các cơ sở làm giàu uranium của họ đến một chỗ được phòng thủ kiên cố ở gần thành phố Qom”.
"Ngày 2 tháng 9, Liên Hiệp Quốc đưa ra một báo cáo về sự cố đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ tháng Năm 2010, Israel khi phong tỏa đường thủy vào Gaza để bảo vệ xứ sở của họ và lưu ý quân biệt kích Do thái đã đối mặt với 'sự kháng cự có tổ chức và bạo lực'. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng bằng cách rút Đại sứ của họ ra khỏi Tel Aviv và trục xuất đại sứ Israel ra khỏi Ankara”.
"Ngày 4 tháng 9, Hoa kỳ đưa ra lời kêu gọi sau cùng cho chính quyền Palestine từ bỏ yêu cầu tìm kiếm sự công nhận thể chế nhà nước tại Liên hiệp Quốc, trong nhiều thập niên các hiệp ước quốc tế cho rằng một nhà nước Palestine có thể được thành lập chỉ trên cơ sở đàm phán. Người Palestine đã bác bỏ lời yêu cầu của Hoa kỳ”.
"Ngày 8 tháng 9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hộ tống đội tàu chở hàng đến Gaza trong tương lai”.
"Ngày 9 tháng 9, hàng ngàn côn đồ đã xông vào và gần như đã cướp phá sứ quán Israel tại Cairo. Israel đã sơ tán gần như toàn bộ sứ mệnh ngoại giao của họ ra khỏi Ai cập vào sáng hôm sau".
Ngày trước khi bài viết của Stephens được đăng lên, Ynetnews tường trình rằng Vua Abdullah của Jordan đã mô tả Jordan và người Palestine hiện nay mạnh hơn Israel.
Một Nhà Nước Mới "Tự Do Của Người Do Thái"
Khi nhà cầm quyền Palestine hướng tới với những kế hoạch hầu mang yêu cầu về thể chế nhà nước đến Liên hiệp Quốc, ngày 15 tháng 9 Arutz Sheva tường trình ý kiến của "phái đoàn đại diện nhà cầm quyền Palestine cùng các quan sát viên Liên Hiệp Quốc, họ nói rằng kế hoạch nhà nước Ảrập của người Palestine công bố Judea, Samaria và Jerusalem [các địa danh trong Kinh thánh dành cho vùng lãnh thổ ở Bờ Tây] sẽ là vùng 'tự do của người Do thái'".
Cần lưu ý rằng "trong tháng Sáu, [lãnh đạo của người Palestine] Mahmoud Abbas đích thân đưa ra một lời phát biểu tương tự. Ông cho các phóng viên biết rằng ông không chịu một điều kiện nào khi công nhận Israel là một nhà nước Do thái, Abbas nói rằng ông sẽ đồng ý với một lực lượng quốc tế hầu bảo đảm thực thi thỏa thuận hòa bình giữa Israel và nhà cầm quyền Palestine hầu ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, ông nói: 'Tôi sẽ không đồng ý để cho người Do thái tham dự vào lực lượng nầy, và tôi sẽ không đồng ý thậm chí một người Do thái sống giữa vòng chúng tôi tại đất Palestine'".
Nổ lực để có được sự công nhận của Liên Hiệp Quốc về một nhà nước Palestine độc lập không những là một hành vi vi phạm các thỏa thuận trước đó giữa Israel và người Palestine, mà còn là một hành động khiêu khích rõ ràng chỉ làm tăng căng thẳng giữa Israel và những người láng giềng của họ.
Thật là dễ hiểu, sử gia Do thái Benny Morris đã đưa ra thắc mắc: "Phải chăng Israel tiêu rồi?" (Newsweek, Sept. 11, 2011). Ông nói: "Israel đang ở dưới cuộc tấn công . . . Nhà cầm quyền Palestine dự tính công bố đơn phương thể chế nhà nước rồi đến với Liên Hiệp Quốc để được công nhận. Đây là một sự chối bỏ mọi nổ lực để có sự thỏa thuận hoà bình. Trong sự náo động đó sẽ dẫn tới những làn sóng bạo lực của người Palestinie”
"Tuy nhiên, đây chỉ là biểu hiện mới nhất của một quốc gia Israel đang bị đe dọa từ bên ngoài — bởi các nhà nước và cộng đồng Ảrập Hồi giáo, người Aicập xông vào sứ quán Do thái, một Iran trang bị hạt nhân (với các nhóm địa phương, Hamas trong dãy Gaza, Hizbullah ở Lebanon), và một Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria — và từ bên trong bởi những biến động trong nước dẫn tới các cuộc biểu tình chống đối lớn nhất trong lịch sử của xứ sở".
Khi ấy Morris tiếp tục chỉ ra những chia rẻ nội bộ của Israel, sau đó ông viết: "Giờ đây, cái bóng đe dọa thậm chí còn lớn hơn sự nổi dậy của hồi giáo, không những bên trong các đường biên giới của Israel hay vùng lãnh thổ của người Palestine, mà toàn bộ khu vực, ở đó mối đe dọa đang lan rộng giống như một cụm lửa đang hừng cháy vậy".
Trung Đông — tâm chấn của lời tiên tri trong Kinh thánh
Học viên Kinh thánh từ lâu đã biết rằng Trung Đông là tâm chấn của lời tiên tri và lịch sử theo Kinh thánh. Sau khi đưa các nô lệ ra khỏi Aicập, Đức Chúa Trời đã ban cho họ Đất Hứa — đôi khi được gọi là Đất Thánh. Chính ở đây mà lịch sử tiếp theo của Israel đã được viết ra.
Cũng chính ở đây, Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Mêsi được hứa cho, đã bước đi và giảng đạo Tin Lành nói tới Vương quốc hầu đến của Đức Chúa Trời. Cũng chính ở trong khu vực nầy, từ lâu trước đó, các chi phái Israel lớn lên, chiến đấu, thịnh vượng, khi ấy bị chia thành hai vương quốc Israel và Judah sau cái chết của Vua Solomon.
Dân sự của xứ Israel và kế đó dân sự của xứ Judah (người Do thái) bị bắt đi làm phu tù. Mười chi phái của vương quốc Israel bị bắt sang Asiri vào thế kỷ thứ 8TC. Không tới một thế kỷ sau đó, vương quốc phía Nam xứ Judah bị chinh phục, và người Do thái bị dời sang xứ Babylôn. Một số người trong số họ đã trở về vài thập kỷ sau đó. Mười chi phái "bị mất" của Israel bị tản lạc ở nhiều phần khác trên thế giới. (Bạn có thể đọc về sự việc nầy trong quyển The United States and Britain in Bible Prophecy).
Người Do thái đã gánh chịu sự tản lạc khác nhiều thế kỷ về sau, sau hai cuộc nổi loạn chống lại Đế quốc Lamã. Họ bị chà đạp, và gần 2.000 năm tản lạc đó của người Do thái, họ đã sống rải rác ở châu Âu và vùng Trung đông. Trong thế kỷ thứ 19 và 20, hàng chục ngàn người đã khởi sự trở về vùng đất quê hương của tổ phụ họ.
Hiển nhiên, năm 1948, một quốc gia Do thái độc lập đã được công bố. Bị bao vây bởi bốn kẻ thù Ảrập nhằm vào ngày quốc gia nầy công bố tình trạng độc lập, Israel đã khống chế và đánh bại họ rồi đã tiếp tục kể từ thuở ấy.
Một Con Đường Tồn Tại Đầy Khó Khăn
Bị các nước thù nghịch bao quanh, Israel vẫn duy trì nền dân chủ tiêu biểu thực sự duy nhứt ở vùng Trung đông. Lý tưởng của Israel rất giống với các nước dân chủ khác ở Tây phương. Giống như ở các nước dân chủ tiêu biểu khác, Israel tôn trọng quyền tôn giáo và các dân tộc thiểu số khác — một việc không thể được nói đến ở các nước lánh giềng của Israel. Israel có 1, 2 triệu công dân người Ảrập, hầu hết họ đều theo đạo Hồi.
Lúc đầu, Israel nhận được nhiều hổ trợ và thông cảm từ nhiều nước trên thế giới. Sáu triệu người Do thái đã bị giết chết trong cuộc hủy diệt hàng loạt của Đệ II Thế Chiến. Là một xã hội tự do dễ thích ứng với thế giới Tây phương, Israel gắn liền với các nước phương Tây.
Thế nhưng, sự cảm thông không lâu sau đó đã kết thúc. Đến tháng 6 năm 1967, Israel chiến thắng trong cuộc chiến 6 ngày chống lại Aicập, Jordan, Syria cùng các quân đội Ảrập khác. Khi đánh bại quân đội của ba nước láng giềng rộng lớn hơn, Israel đã chiếm lấy lãnh thổ từ ba nước ấy.
Đến tháng 10 năm 1973, quân đội Aicập và Syrian đã mở một cuộc tấn công tàn phá đáng kinh ngạc nhắm vào Israel, thế nhưng một lần nữa Israel lại chiến thắng. Theo sau một hiệp ước hòa bình với Aicập vào năm 1979, Israel rút ra khỏi vùng lãnh thổ chiếm lấy của người Aicập, kể cả toàn bộ Cao Nguyên Sinai. Năm 2005, Israel rút ra khỏi dãy Gaza do người Aicập kiểm soát trước kia.
Ngày nay, Israel vẫn còn giữ lấy các phần đất ở Bờ Tây (trước kia là của Jordan) vì các lý do an ninh. Israel cũng giữ lại quyền kiểm soát cao nguyên Golan (trước kia là của Syria), cũng vì các lý do an ninh.
Trong kỷ nguyên chống thực dân, sự sắp xếp nầy khiến cho nhiều nước trên thế giới không chịu chấp nhận, kể cả các quốc gia Tây phương không hề chấp nhận sự sắp xếp mới và thường xuyên gây áp lực với Israel phải nhượng lại các vùng lãnh thổ mà họ hãy còn nắm giữ. Israel duy trì như thế, họ không thể trở lại với các đường biên giới trước năm 1967, điều nầy sẽ khiến cho quốc gia họ chỉ còn không tới 10 dặm rộng ở một số nơi.
Dân Israel đã thực hiện một số nổ lực để tiếp cận với các cấp lãnh đạo người Palestine, đưa ra một giải pháp hòa bình sẽ cung ứng cho họ xứ sở độc lập của riêng họ.
Cuộc hội đàm giữa lãnh tụ Palestine Yasser Arafat và cựu Thủ tướng Do thái Ehud Barak, được tổ chức bởi Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton vào năm 2000, dường như gần thành công, với Barak hiến cho Arafat hết dãy Gaza và hơn 90% khu Bờ Tây, nhưng Arafat đã ngần ngại. Như vị Ngoại trưởng lâu năm của Israel từng nói: "Người Ảrập không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để bỏ qua một cơ hội!"
Vậy, tại sao bây giờ Isarel lại bị đe dọa cách thình lình chứ?
Từ "mùa xuân Ảrập" đến mùa đông Israel
Những gì đã làm thay đổi cho Israel trong những ngày tháng mới đây đã được báo trước, ấy là "Mùa Xuân Ảrập", vì vậy ở phương Tây họ tiếp nhận cách nồng nhiệt.
Nền dân chủ giả hiệu của các quốc gia Ảrập đã trùng hợp với sự sụp đổ của một vài nhà độc tài Ảrập. Một trong số nầy là Hosni Mubarak ở Aicập, đã được Hoa kỳ hậu thuẩn trong 30 năm, sau hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa Israel và Aicập được bảo trợ bởi Washington.
Sự sụp đổ của ông ta đã có một tác động nghiêm trọng về an ninh của Israel. Trong khi Tổng thống Aicập đã duy trì một nền "hòa bình lạnh" với Israel, đại đa số người Aicập không cảm nhận theo cùng một cách ấy. Họ tức tối với Israel bị cáo buộc ngược đãi người Palestine.
Một yếu tố khác là ảnh hưởng ngày càng tăng của các phần tử cực đoan Hồi giáo trong xứ kể từ khi có sự sụp đổ của Mubarak — tỉ như tổ chức Hồi giáo Anh Em, là tổ chức đe dọa bãi bỏ hiệp ước hòa bình Aicập -Israel sau cuộc tổng tuyển cử mới trong năm nay.
Vua Abdullah của Jordan đã quan sát thấy Mùa Xuân Ảrập đã thực thi nhiều điều tệ hại cho Israel. Theo tin tức cho hay: "Nhà vua mô tả một cuộc trao đổi mới đây ông tham dự tại Hoa kỳ với 'một trong các nhà thông thái của Israel', ông nầy đã nhận xét về các biến cố trong thế giới Ảrập, lập luận rằng chúng rất tốt cho Israel. 'Tôi đáp lại và nói rằng ngược lại với chiều hướng đó và hoàn cảnh của Israel ngày nay thì khó khăn hơn trước đây bao giờ'" (Ynetnews, Sept. 12, 2011).
Một Thế Giới Mới Đầy Nguy Hiểm
Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục đe dọa Israel theo các phương thức khác.
Theo sau sự sụp đổ của Shah thân Tây phương ở Iran vào năm 1979, nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran cực đoan đã bước vào lằn ranh chống Israel.
Tại Gaza, Iran đã ủng hộ Hamas, một nhóm khủng bố cam kết hủy diệt Israel (và lý do chính, phản đối việc thành lập một nhà nước Palestine trong vùng lãnh thổ hiện tại của người Palestine trên cơ sở như một nhà nước sẽ bị buộc ở một điểm: đồng ý sự tồn tại của Israel). Ở Lebanon phía Bắc của Israel, Iran ủng hộ nhóm khủng bố khác, Hezbollah, họ đã khởi sự cuộc chiến khác chống lại Israel vào năm 2006 và kể từ đó đã tái vũ trang với hàng ngàn quả rocket và hỏa tiễn chỉa thẳng vào Israel.
Hơn nữa, nhà lãnh đạo của Iran nhắm vào phát triển vũ khí hạt nhân và một hệ thống phân phối sẽ giúp cho Iran nhắm vào các mục tiêu quân sự của Mỹ trong khu vực cũng như quốc gia Israel. Israel thì quá nhỏ, họ sẽ không mất đến hơn hai hoặc ba đầu đạn nguyên tử đủ quét sạch xứ nầy khỏi bề mặt của địa cầu.
Đây là một phần lý do tại sao Kinh thánh nhắc tới Israel (hiển nhiên là dòng dõi của vương quốc Judah theo Kinh thánh định cư ở đây, được biết là dân Do thái) đã nổi cộm lên trong lời tiên tri nói tới kỳ tận thế.
Tiên tri Xachari, nói thay cho Đức Chúa Trời về các biến cố dẫn tới sự trở lại của Đấng Mêsi, ông nói cho chúng ta biết: "Nầy, ta sẽ khiến Giê-ru-sa-lem làm chén xây xẩm cho mọi dân chung quanh; và khi Giê-ru-sa-lem bị vây, tai nạn sẽ cũng kịp đến Giu-đa. Xảy ra trong ngày đó, ta sẽ khiến Giê-ru-sa-lem làm hòn đá nặng cho các dân tộc. Phàm những kẻ mang nó sẽ bị thương nặng; và mọi nước trên đất sẽ nhóm lại nghịch cùng nó" (Xachari 12:2-3).
Điều nầy đang hiện thực hôm nay. Jerusalem, thành phố hòa bình, thường là địa điểm mà ở đó mọi kỳ vọng về hòa bình cứ dãy chết luôn.
Làm nổi bật lên sự thực Jerusalem nằm ngay trung tâm của nhiều cuộc xung đột, Đức Chúa Jêsus Christ đã cảnh cáo: "Vả, khi các ngươi sẽ thấy quân lính vây thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết sự tàn phá thành ấy gần đến" (Luca 21:20).
Nhiều thế kỷ trước đó, Đức Chúa Trời đã cảm thúc Xachari viết: "Vậy ta sẽ nhóm mọi nước lại tranh chiến cùng Giê-ru-sa-lem" (Xacharie 14:2).
E rằng mọi người nghĩ câu nầy đề cập tới một biến cố trong phần lịch sử xa xưa, Xachari rõ ràng chỉ ra thời điểm ngay lúc tái lâm của Đấng Christ. "Bấy giờ Đức Giê-hô-va sẽ ra đánh cùng các nước đó, như Ngài đã đánh trong ngày chiến trận. Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi ô-li-ve, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông; và núi ô-li-ve sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phía tây, đến nỗi thành ra một trũng rất lớn; phân nửa núi dời qua phương bắc, phân nửa dời qua phương nam" (các câu 3-4).
Trong khi Chúa Jêsus đứng trên Núi Olives cách đây 2.000 năm, ngọn núi nhất định không chia ra làm hai. Và Ngài đã không ra đánh cùng các nước lúc bấy giờ. Điều nầy hãy còn ở trong thì tương lai, phải được ứng nghiệm nơi sự tái lâm của Đấng Christ.
Các biến cố ở Trung Đông sẽ là trọng tâm cho sự ứng nghiệm sau cùng của lời tiên tri trong Kinh thánh.
Các phân đoạn nầy cùng nhiều phân đoạn khác cho chúng ta thấy rằng, mặc dù các mối đe dọa chống lại Israel vào thời điểm nầy, quốc gia Do thái vẫn sẽ tồn tại cho tới thời điểm cuối cùng. Thực vậy, nhà cầm quyền Do thái sẽ nắm lấy quyền kiểm soát tại thành Jerusalem cho tới 1.260 ngày trước sự tái lâm của Đấng Christ.
Nhắc tới một thời điểm trong tương lai khi các đội quân đến nghịch cùng Jerusalem, sách Khải huyền cho chúng ta biết rằng "họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng. Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày" (Khải huyền 11:2-3).
Các câu đứng sau chỉ ra cho thấy hai chứng nhân, những tiên tri của Đức Chúa Trời đang rao giảng một sứ điệp có tính cách cảnh cáo lần sau cùng cho thế gian nầy, sẽ bị giết bởi những kẻ thù nghịch họ. Và kế đó, một vài ngày sau nơi sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ là Vua các vua, Chúa các chúa, họ sẽ được phục sinh sống lại.
Sự Tồn tại Của Israel: Một Phép Lạ
Sự tồn tại của Israel hiện đại bản thân nó là một phép lạ. Với dân Do thái bị tản lạc bởi người Lamã trong thế kỷ thứ nhứt và thứ nhì, Đất Thánh bị cai trị bởi nhiều dân khác trong nhiều thế kỷ. Mãi cho tới thời kỳ hiện đại, thì ý tưởng về một quốc gia Do thái độc lập mới tìm được chỗ đứng.
Đến năm 1917, Bản Tuyên Ngôn Balfour nổi tiếng, được đặt theo tên bộ trưởng ngoại giao Anh quốc lúc bấy giờ, là quyền lực thống trị trên thế giới, cho sự thiết lập một quê hương Do thái. Theo sau cuộc diệt chủng của quân Phát-xít, một cuộc bỏ phiếu tại tại Hội Quốc Liên đã biến xứ Palestine cựu thuộc địa của Anh quốc thành quốc gia Israel. Trước đó, chỉ có những học viên Kinh thánh họ biết rằng một quốc gia Do thái phải tồn tại gần cuối sự cai trị của con người trong thế gian nầy.
Nhưng thái độ thù nghịch với Israel đã trở thành nan đề từng ngày một, khi các đội quân của nước láng giềng Ảrập tìm cách đè bẹp nó, vào thời điểm khi dân cư Do thái chỉ có nửa triệu người. Người Do thái đã chiến thắng — như họ đã chiến thắng chống lại từng mối đe dọa chính trong 63 năm qua.
Thời gian hầu đến, khi thành Jerusalem sẽ bị vây lấy bởi các đội quân dân Ngoại và Israel một lần nữa sẽ bị nhận chìm bởi chiến tranh. Nhưng thời điểm đó cũng sẽ lên đến đỉnh cao trong các biến cố thuộc kỳ tận thế dẫn trực tiếp đến sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ và sự thiết lập Vướng Quốc của Đức Chúa Trời.
Hãy canh chừng Jerusalem. Hãy canh chừng Israel. "Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến" (Mathiơ 24:42). Hãy canh chừng các biến cố trong vùng Trung Đông hướng sự chú ý của chúng ta đến sự tái lâm không còn bao lâu nữa của Đức Chúa Jêsus Christ trên đất!
Một trong những nước dân chủ nhỏ nhất trên thế giới đang đối diện với sự thù nghịch ngày càng tăng từ các nước lân cận — và thậm chí từ các nước dân chủ thân hữu từ Tây phương.
"Không một nền dân chủ nào trên thế giới hiện nay đang ở dưới cái bóng sợ hãi dai dẳng hơn Israel. Và các biến cố của tháng vừa qua đã chứng tỏ rằng nổi sợ hãi của Israel không những chỉ là bóng tối thôi đâu".
Lời lẽ nầy trích từ đoạn sau cùng của bài viết đang trên tờ Wall Street do Bret Stephens viết, ông là cựu biên tập viên của tờ The Jerusalem Post, ("Israel's Predicament," Sept. 13, 2011).
Ông Stephens thường viết về vùng Trung đông. Ông bắt đầu bài viết đặc biệt nầy với một loại áp lực ụp lên quốc gia Do thái trong thời điểm chỉ có một tháng mà thôi:
"Ngày 18 tháng 8, tám người Do thái bị giết tại vùng biên giới chéo rất phức tạp gần Aicập”.
"Từ ngày 18-24 tháng Tám, khoảng 200 hỏa tiễn và đạn cối đã phóng vào Israel từ dãy Gaza”.
"Ngày 1 tháng 9, người đứng đầu cơ quan năng lượng nguyên tử của Iran tuyên bố rằng quốc gia nầy đã chuyển số lượng lớn các cơ sở làm giàu uranium của họ đến một chỗ được phòng thủ kiên cố ở gần thành phố Qom”.
"Ngày 2 tháng 9, Liên Hiệp Quốc đưa ra một báo cáo về sự cố đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ tháng Năm 2010, Israel khi phong tỏa đường thủy vào Gaza để bảo vệ xứ sở của họ và lưu ý quân biệt kích Do thái đã đối mặt với 'sự kháng cự có tổ chức và bạo lực'. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng bằng cách rút Đại sứ của họ ra khỏi Tel Aviv và trục xuất đại sứ Israel ra khỏi Ankara”.
"Ngày 4 tháng 9, Hoa kỳ đưa ra lời kêu gọi sau cùng cho chính quyền Palestine từ bỏ yêu cầu tìm kiếm sự công nhận thể chế nhà nước tại Liên hiệp Quốc, trong nhiều thập niên các hiệp ước quốc tế cho rằng một nhà nước Palestine có thể được thành lập chỉ trên cơ sở đàm phán. Người Palestine đã bác bỏ lời yêu cầu của Hoa kỳ”.
"Ngày 8 tháng 9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hộ tống đội tàu chở hàng đến Gaza trong tương lai”.
"Ngày 9 tháng 9, hàng ngàn côn đồ đã xông vào và gần như đã cướp phá sứ quán Israel tại Cairo. Israel đã sơ tán gần như toàn bộ sứ mệnh ngoại giao của họ ra khỏi Ai cập vào sáng hôm sau".
Ngày trước khi bài viết của Stephens được đăng lên, Ynetnews tường trình rằng Vua Abdullah của Jordan đã mô tả Jordan và người Palestine hiện nay mạnh hơn Israel.
Một Nhà Nước Mới "Tự Do Của Người Do Thái"
Khi nhà cầm quyền Palestine hướng tới với những kế hoạch hầu mang yêu cầu về thể chế nhà nước đến Liên hiệp Quốc, ngày 15 tháng 9 Arutz Sheva tường trình ý kiến của "phái đoàn đại diện nhà cầm quyền Palestine cùng các quan sát viên Liên Hiệp Quốc, họ nói rằng kế hoạch nhà nước Ảrập của người Palestine công bố Judea, Samaria và Jerusalem [các địa danh trong Kinh thánh dành cho vùng lãnh thổ ở Bờ Tây] sẽ là vùng 'tự do của người Do thái'".
Cần lưu ý rằng "trong tháng Sáu, [lãnh đạo của người Palestine] Mahmoud Abbas đích thân đưa ra một lời phát biểu tương tự. Ông cho các phóng viên biết rằng ông không chịu một điều kiện nào khi công nhận Israel là một nhà nước Do thái, Abbas nói rằng ông sẽ đồng ý với một lực lượng quốc tế hầu bảo đảm thực thi thỏa thuận hòa bình giữa Israel và nhà cầm quyền Palestine hầu ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, ông nói: 'Tôi sẽ không đồng ý để cho người Do thái tham dự vào lực lượng nầy, và tôi sẽ không đồng ý thậm chí một người Do thái sống giữa vòng chúng tôi tại đất Palestine'".
Nổ lực để có được sự công nhận của Liên Hiệp Quốc về một nhà nước Palestine độc lập không những là một hành vi vi phạm các thỏa thuận trước đó giữa Israel và người Palestine, mà còn là một hành động khiêu khích rõ ràng chỉ làm tăng căng thẳng giữa Israel và những người láng giềng của họ.
Thật là dễ hiểu, sử gia Do thái Benny Morris đã đưa ra thắc mắc: "Phải chăng Israel tiêu rồi?" (Newsweek, Sept. 11, 2011). Ông nói: "Israel đang ở dưới cuộc tấn công . . . Nhà cầm quyền Palestine dự tính công bố đơn phương thể chế nhà nước rồi đến với Liên Hiệp Quốc để được công nhận. Đây là một sự chối bỏ mọi nổ lực để có sự thỏa thuận hoà bình. Trong sự náo động đó sẽ dẫn tới những làn sóng bạo lực của người Palestinie”
"Tuy nhiên, đây chỉ là biểu hiện mới nhất của một quốc gia Israel đang bị đe dọa từ bên ngoài — bởi các nhà nước và cộng đồng Ảrập Hồi giáo, người Aicập xông vào sứ quán Do thái, một Iran trang bị hạt nhân (với các nhóm địa phương, Hamas trong dãy Gaza, Hizbullah ở Lebanon), và một Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria — và từ bên trong bởi những biến động trong nước dẫn tới các cuộc biểu tình chống đối lớn nhất trong lịch sử của xứ sở".
Khi ấy Morris tiếp tục chỉ ra những chia rẻ nội bộ của Israel, sau đó ông viết: "Giờ đây, cái bóng đe dọa thậm chí còn lớn hơn sự nổi dậy của hồi giáo, không những bên trong các đường biên giới của Israel hay vùng lãnh thổ của người Palestine, mà toàn bộ khu vực, ở đó mối đe dọa đang lan rộng giống như một cụm lửa đang hừng cháy vậy".
Trung Đông — tâm chấn của lời tiên tri trong Kinh thánh
Học viên Kinh thánh từ lâu đã biết rằng Trung Đông là tâm chấn của lời tiên tri và lịch sử theo Kinh thánh. Sau khi đưa các nô lệ ra khỏi Aicập, Đức Chúa Trời đã ban cho họ Đất Hứa — đôi khi được gọi là Đất Thánh. Chính ở đây mà lịch sử tiếp theo của Israel đã được viết ra.
Cũng chính ở đây, Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng Mêsi được hứa cho, đã bước đi và giảng đạo Tin Lành nói tới Vương quốc hầu đến của Đức Chúa Trời. Cũng chính ở trong khu vực nầy, từ lâu trước đó, các chi phái Israel lớn lên, chiến đấu, thịnh vượng, khi ấy bị chia thành hai vương quốc Israel và Judah sau cái chết của Vua Solomon.
Dân sự của xứ Israel và kế đó dân sự của xứ Judah (người Do thái) bị bắt đi làm phu tù. Mười chi phái của vương quốc Israel bị bắt sang Asiri vào thế kỷ thứ 8TC. Không tới một thế kỷ sau đó, vương quốc phía Nam xứ Judah bị chinh phục, và người Do thái bị dời sang xứ Babylôn. Một số người trong số họ đã trở về vài thập kỷ sau đó. Mười chi phái "bị mất" của Israel bị tản lạc ở nhiều phần khác trên thế giới. (Bạn có thể đọc về sự việc nầy trong quyển The United States and Britain in Bible Prophecy).
Người Do thái đã gánh chịu sự tản lạc khác nhiều thế kỷ về sau, sau hai cuộc nổi loạn chống lại Đế quốc Lamã. Họ bị chà đạp, và gần 2.000 năm tản lạc đó của người Do thái, họ đã sống rải rác ở châu Âu và vùng Trung đông. Trong thế kỷ thứ 19 và 20, hàng chục ngàn người đã khởi sự trở về vùng đất quê hương của tổ phụ họ.
Hiển nhiên, năm 1948, một quốc gia Do thái độc lập đã được công bố. Bị bao vây bởi bốn kẻ thù Ảrập nhằm vào ngày quốc gia nầy công bố tình trạng độc lập, Israel đã khống chế và đánh bại họ rồi đã tiếp tục kể từ thuở ấy.
Một Con Đường Tồn Tại Đầy Khó Khăn
Bị các nước thù nghịch bao quanh, Israel vẫn duy trì nền dân chủ tiêu biểu thực sự duy nhứt ở vùng Trung đông. Lý tưởng của Israel rất giống với các nước dân chủ khác ở Tây phương. Giống như ở các nước dân chủ tiêu biểu khác, Israel tôn trọng quyền tôn giáo và các dân tộc thiểu số khác — một việc không thể được nói đến ở các nước lánh giềng của Israel. Israel có 1, 2 triệu công dân người Ảrập, hầu hết họ đều theo đạo Hồi.
Lúc đầu, Israel nhận được nhiều hổ trợ và thông cảm từ nhiều nước trên thế giới. Sáu triệu người Do thái đã bị giết chết trong cuộc hủy diệt hàng loạt của Đệ II Thế Chiến. Là một xã hội tự do dễ thích ứng với thế giới Tây phương, Israel gắn liền với các nước phương Tây.
Thế nhưng, sự cảm thông không lâu sau đó đã kết thúc. Đến tháng 6 năm 1967, Israel chiến thắng trong cuộc chiến 6 ngày chống lại Aicập, Jordan, Syria cùng các quân đội Ảrập khác. Khi đánh bại quân đội của ba nước láng giềng rộng lớn hơn, Israel đã chiếm lấy lãnh thổ từ ba nước ấy.
Đến tháng 10 năm 1973, quân đội Aicập và Syrian đã mở một cuộc tấn công tàn phá đáng kinh ngạc nhắm vào Israel, thế nhưng một lần nữa Israel lại chiến thắng. Theo sau một hiệp ước hòa bình với Aicập vào năm 1979, Israel rút ra khỏi vùng lãnh thổ chiếm lấy của người Aicập, kể cả toàn bộ Cao Nguyên Sinai. Năm 2005, Israel rút ra khỏi dãy Gaza do người Aicập kiểm soát trước kia.
Ngày nay, Israel vẫn còn giữ lấy các phần đất ở Bờ Tây (trước kia là của Jordan) vì các lý do an ninh. Israel cũng giữ lại quyền kiểm soát cao nguyên Golan (trước kia là của Syria), cũng vì các lý do an ninh.
Trong kỷ nguyên chống thực dân, sự sắp xếp nầy khiến cho nhiều nước trên thế giới không chịu chấp nhận, kể cả các quốc gia Tây phương không hề chấp nhận sự sắp xếp mới và thường xuyên gây áp lực với Israel phải nhượng lại các vùng lãnh thổ mà họ hãy còn nắm giữ. Israel duy trì như thế, họ không thể trở lại với các đường biên giới trước năm 1967, điều nầy sẽ khiến cho quốc gia họ chỉ còn không tới 10 dặm rộng ở một số nơi.
Dân Israel đã thực hiện một số nổ lực để tiếp cận với các cấp lãnh đạo người Palestine, đưa ra một giải pháp hòa bình sẽ cung ứng cho họ xứ sở độc lập của riêng họ.
Cuộc hội đàm giữa lãnh tụ Palestine Yasser Arafat và cựu Thủ tướng Do thái Ehud Barak, được tổ chức bởi Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton vào năm 2000, dường như gần thành công, với Barak hiến cho Arafat hết dãy Gaza và hơn 90% khu Bờ Tây, nhưng Arafat đã ngần ngại. Như vị Ngoại trưởng lâu năm của Israel từng nói: "Người Ảrập không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để bỏ qua một cơ hội!"
Vậy, tại sao bây giờ Isarel lại bị đe dọa cách thình lình chứ?
Từ "mùa xuân Ảrập" đến mùa đông Israel
Những gì đã làm thay đổi cho Israel trong những ngày tháng mới đây đã được báo trước, ấy là "Mùa Xuân Ảrập", vì vậy ở phương Tây họ tiếp nhận cách nồng nhiệt.
Nền dân chủ giả hiệu của các quốc gia Ảrập đã trùng hợp với sự sụp đổ của một vài nhà độc tài Ảrập. Một trong số nầy là Hosni Mubarak ở Aicập, đã được Hoa kỳ hậu thuẩn trong 30 năm, sau hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa Israel và Aicập được bảo trợ bởi Washington.
Sự sụp đổ của ông ta đã có một tác động nghiêm trọng về an ninh của Israel. Trong khi Tổng thống Aicập đã duy trì một nền "hòa bình lạnh" với Israel, đại đa số người Aicập không cảm nhận theo cùng một cách ấy. Họ tức tối với Israel bị cáo buộc ngược đãi người Palestine.
Một yếu tố khác là ảnh hưởng ngày càng tăng của các phần tử cực đoan Hồi giáo trong xứ kể từ khi có sự sụp đổ của Mubarak — tỉ như tổ chức Hồi giáo Anh Em, là tổ chức đe dọa bãi bỏ hiệp ước hòa bình Aicập -Israel sau cuộc tổng tuyển cử mới trong năm nay.
Vua Abdullah của Jordan đã quan sát thấy Mùa Xuân Ảrập đã thực thi nhiều điều tệ hại cho Israel. Theo tin tức cho hay: "Nhà vua mô tả một cuộc trao đổi mới đây ông tham dự tại Hoa kỳ với 'một trong các nhà thông thái của Israel', ông nầy đã nhận xét về các biến cố trong thế giới Ảrập, lập luận rằng chúng rất tốt cho Israel. 'Tôi đáp lại và nói rằng ngược lại với chiều hướng đó và hoàn cảnh của Israel ngày nay thì khó khăn hơn trước đây bao giờ'" (Ynetnews, Sept. 12, 2011).
Một Thế Giới Mới Đầy Nguy Hiểm
Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục đe dọa Israel theo các phương thức khác.
Theo sau sự sụp đổ của Shah thân Tây phương ở Iran vào năm 1979, nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran cực đoan đã bước vào lằn ranh chống Israel.
Tại Gaza, Iran đã ủng hộ Hamas, một nhóm khủng bố cam kết hủy diệt Israel (và lý do chính, phản đối việc thành lập một nhà nước Palestine trong vùng lãnh thổ hiện tại của người Palestine trên cơ sở như một nhà nước sẽ bị buộc ở một điểm: đồng ý sự tồn tại của Israel). Ở Lebanon phía Bắc của Israel, Iran ủng hộ nhóm khủng bố khác, Hezbollah, họ đã khởi sự cuộc chiến khác chống lại Israel vào năm 2006 và kể từ đó đã tái vũ trang với hàng ngàn quả rocket và hỏa tiễn chỉa thẳng vào Israel.
Hơn nữa, nhà lãnh đạo của Iran nhắm vào phát triển vũ khí hạt nhân và một hệ thống phân phối sẽ giúp cho Iran nhắm vào các mục tiêu quân sự của Mỹ trong khu vực cũng như quốc gia Israel. Israel thì quá nhỏ, họ sẽ không mất đến hơn hai hoặc ba đầu đạn nguyên tử đủ quét sạch xứ nầy khỏi bề mặt của địa cầu.
Đây là một phần lý do tại sao Kinh thánh nhắc tới Israel (hiển nhiên là dòng dõi của vương quốc Judah theo Kinh thánh định cư ở đây, được biết là dân Do thái) đã nổi cộm lên trong lời tiên tri nói tới kỳ tận thế.
Tiên tri Xachari, nói thay cho Đức Chúa Trời về các biến cố dẫn tới sự trở lại của Đấng Mêsi, ông nói cho chúng ta biết: "Nầy, ta sẽ khiến Giê-ru-sa-lem làm chén xây xẩm cho mọi dân chung quanh; và khi Giê-ru-sa-lem bị vây, tai nạn sẽ cũng kịp đến Giu-đa. Xảy ra trong ngày đó, ta sẽ khiến Giê-ru-sa-lem làm hòn đá nặng cho các dân tộc. Phàm những kẻ mang nó sẽ bị thương nặng; và mọi nước trên đất sẽ nhóm lại nghịch cùng nó" (Xachari 12:2-3).
Điều nầy đang hiện thực hôm nay. Jerusalem, thành phố hòa bình, thường là địa điểm mà ở đó mọi kỳ vọng về hòa bình cứ dãy chết luôn.
Làm nổi bật lên sự thực Jerusalem nằm ngay trung tâm của nhiều cuộc xung đột, Đức Chúa Jêsus Christ đã cảnh cáo: "Vả, khi các ngươi sẽ thấy quân lính vây thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết sự tàn phá thành ấy gần đến" (Luca 21:20).
Nhiều thế kỷ trước đó, Đức Chúa Trời đã cảm thúc Xachari viết: "Vậy ta sẽ nhóm mọi nước lại tranh chiến cùng Giê-ru-sa-lem" (Xacharie 14:2).
E rằng mọi người nghĩ câu nầy đề cập tới một biến cố trong phần lịch sử xa xưa, Xachari rõ ràng chỉ ra thời điểm ngay lúc tái lâm của Đấng Christ. "Bấy giờ Đức Giê-hô-va sẽ ra đánh cùng các nước đó, như Ngài đã đánh trong ngày chiến trận. Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi ô-li-ve, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông; và núi ô-li-ve sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phía tây, đến nỗi thành ra một trũng rất lớn; phân nửa núi dời qua phương bắc, phân nửa dời qua phương nam" (các câu 3-4).
Trong khi Chúa Jêsus đứng trên Núi Olives cách đây 2.000 năm, ngọn núi nhất định không chia ra làm hai. Và Ngài đã không ra đánh cùng các nước lúc bấy giờ. Điều nầy hãy còn ở trong thì tương lai, phải được ứng nghiệm nơi sự tái lâm của Đấng Christ.
Các biến cố ở Trung Đông sẽ là trọng tâm cho sự ứng nghiệm sau cùng của lời tiên tri trong Kinh thánh.
Các phân đoạn nầy cùng nhiều phân đoạn khác cho chúng ta thấy rằng, mặc dù các mối đe dọa chống lại Israel vào thời điểm nầy, quốc gia Do thái vẫn sẽ tồn tại cho tới thời điểm cuối cùng. Thực vậy, nhà cầm quyền Do thái sẽ nắm lấy quyền kiểm soát tại thành Jerusalem cho tới 1.260 ngày trước sự tái lâm của Đấng Christ.
Nhắc tới một thời điểm trong tương lai khi các đội quân đến nghịch cùng Jerusalem, sách Khải huyền cho chúng ta biết rằng "họ sẽ giày đạp thành thánh đủ bốn mươi hai tháng. Ta sẽ cho hai người làm chứng ta mặc áo bao gai đi nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày" (Khải huyền 11:2-3).
Các câu đứng sau chỉ ra cho thấy hai chứng nhân, những tiên tri của Đức Chúa Trời đang rao giảng một sứ điệp có tính cách cảnh cáo lần sau cùng cho thế gian nầy, sẽ bị giết bởi những kẻ thù nghịch họ. Và kế đó, một vài ngày sau nơi sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ là Vua các vua, Chúa các chúa, họ sẽ được phục sinh sống lại.
Sự Tồn tại Của Israel: Một Phép Lạ
Sự tồn tại của Israel hiện đại bản thân nó là một phép lạ. Với dân Do thái bị tản lạc bởi người Lamã trong thế kỷ thứ nhứt và thứ nhì, Đất Thánh bị cai trị bởi nhiều dân khác trong nhiều thế kỷ. Mãi cho tới thời kỳ hiện đại, thì ý tưởng về một quốc gia Do thái độc lập mới tìm được chỗ đứng.
Đến năm 1917, Bản Tuyên Ngôn Balfour nổi tiếng, được đặt theo tên bộ trưởng ngoại giao Anh quốc lúc bấy giờ, là quyền lực thống trị trên thế giới, cho sự thiết lập một quê hương Do thái. Theo sau cuộc diệt chủng của quân Phát-xít, một cuộc bỏ phiếu tại tại Hội Quốc Liên đã biến xứ Palestine cựu thuộc địa của Anh quốc thành quốc gia Israel. Trước đó, chỉ có những học viên Kinh thánh họ biết rằng một quốc gia Do thái phải tồn tại gần cuối sự cai trị của con người trong thế gian nầy.
Nhưng thái độ thù nghịch với Israel đã trở thành nan đề từng ngày một, khi các đội quân của nước láng giềng Ảrập tìm cách đè bẹp nó, vào thời điểm khi dân cư Do thái chỉ có nửa triệu người. Người Do thái đã chiến thắng — như họ đã chiến thắng chống lại từng mối đe dọa chính trong 63 năm qua.
Thời gian hầu đến, khi thành Jerusalem sẽ bị vây lấy bởi các đội quân dân Ngoại và Israel một lần nữa sẽ bị nhận chìm bởi chiến tranh. Nhưng thời điểm đó cũng sẽ lên đến đỉnh cao trong các biến cố thuộc kỳ tận thế dẫn trực tiếp đến sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ và sự thiết lập Vướng Quốc của Đức Chúa Trời.
Hãy canh chừng Jerusalem. Hãy canh chừng Israel. "Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến" (Mathiơ 24:42). Hãy canh chừng các biến cố trong vùng Trung Đông hướng sự chú ý của chúng ta đến sự tái lâm không còn bao lâu nữa của Đức Chúa Jêsus Christ trên đất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét