Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Thảm Họa Động Đất Ở Nhật Bản



Thảm Họa Động Đất Ở Nhật Bản:

Một Tiên Vị Của Sự Tồi Tệ Sắp Đến?

Tác giả: Noel Hornor

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550)

Thế giới đã bị sốc bởi sự tàn phá của trận động đất và sóng thần mới đây đánh vào Nhật Bản. Thảm họa đã chứng minh rằng ngay cả một quốc gia tiến bộ về kỷ thuật hiện đại cũng bất lực khi chống lại các thế lực của thiên nhiên. Kinh thánh cung ứng triển vọng gì về thảm họa nầy?

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất lớn 9.0 Richter gần bờ biển phía Đông hòn đảo chính của Nhật bản là Honshu làm rung chuyển toàn bộ xứ sở và khiến cho nhiều cư dân phải đến với hai đầu gối của họ.
Trong suốt hơn thời gian 100 năm, con người đã đo được sức mạnh của những trận động đất, chỉ có ba trận động đất mạnh hơn đã được ghi lại. Trận động đất nầy được xem là trận động đất mạnh nhất trên bảng báo cáo.
Trận động đất nầy là lớn nhất từng xảy ra trong lịch sử của Nhật bản, phóng ra một lượng tương ứng 30.000 quả bom nguyên tử từng đánh vào Hiroshima. Trận động đất mạnh đến nỗi nó làm dịch chuyển trục quay quả đất mấy inches, khiến nó quay nhanh hơn một chút và nhờ đó rút ngắn ban ngày lại khoảng 1,8 phần triệu giây. Nó làm dịch chuyển cả đảo quốc khoảng 8 feet về phía Đông.
Tính từ tâm chấn động ở ngoài khơi, thiệt hại ban đầu từ trận động đất là vừa phải, tương đối so với tầm cỡ của chấn động. Sóng thần nối theo sau là một vấn nạn khác. Trong vòng nhiều phút, một bức tường nước khổng lồ tràn vào xứ, chà nát các tòa nhà, làm lật úp nhiều tàu thuyền, hủy diệt nhiều cây cầu và quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó. Nhiều xe cộ bị đùa đi giống như chúng là các thứ đồ chơi vậy.
Thêm vào với sự mất mát hàng nghìn sinh mạng, nửa triệu người phải rơi vào cảnh vô gia cư, buộc phải trú ẩn trong những chỗ ở tạm. Nhiều người mất trắng mọi thứ họ đã có, trừ ra bộ đồ họ mặc trên người và có lẽ một vài thứ cá nhân nữa.
Trong những ngày sau đó, sự tàn phá do động đất gây ra bắt đầu tăng theo cấp số nhân. Một mối đe dọa khác đối với cuộc sống phát sinh — tình trạng bịnh tật phát sinh từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Với các sự cố trong hệ thống làm mát thích ứng với động đất và sóng thần, các lò phản ứng bị hư hỏng rất nặng. Các quan chức đã lao động miệt mài để lẫn tránh một tai họa giống như thảm họa của năm 1986 ở Chernobyl, Ukraine.
Tâm của trận động đất khoảng 150 dặm tính từ thủ đô Tokyo của Nhật bản. Thành phố và môi trường xung quanh nó là nhà cửa cho 39 triệu người, vì vậy bất kỳ chấn động mạnh nào ở đó sẽ là tai họa — thậm chí một chấn động nhỏ hơn chấn động 9.0 Richter. Tất nhiên đấy là thảm họa. Và mặc dù đã có một số chuẩn bị, các trận động đất lớn đã đánh vào khu vực trong quá khứ — vào năm 1703, 1855 và 1923.
Chúng ta sẽ xem xét những gì đã xảy ra trong phạm vi của các trận động đất mới đây và trong lịch sử — và Kinh thánh đã nói gì về các thảm họa thiên nhiên như thế.
Tần số của các trận động đất chính mới đây
Trận động đất ở ngoài khơi Nhật bản là lớn thứ sáu trên thế giới trong một năm hai tháng. Ngày 12 tháng Giêng năm 2010, một trận động đất 7.0 đánh vào đảo quốc Haiti nghèo nàn; tâm chấn khoảng 16 dặm về phía Tây của thủ đô Port-au-Prince.
Vì đảo quốc Haiti vốn nghèo nàn và có một vài tòa nhà được thiết kế chịu đựng áp lực của một sự co giật của chấn động nầy, ước tính khoảng 316.000 người chết, 300.000 người bị thương và 1 triệu người trở thành vô gia cư, theo chính quyền người Haiti. Ước lượng khoảng 250.000 cư dân và 30.000 cấu trúc thương mại sụp đổ hay bị thiệt hại nặng. Đây là trận động đất tồi tệ nhất trong khu vực từ 200 năm qua.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, một trận động đất gây tàn phá 8,8 Richter đánh vào Chile, một trong những trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận. Hơn 500 người chết, và hơn 1,5 triệu người không có chỗ ở.
Trận động đất đã gây ra cơn sóng thần, nó tàn phá vài thị trấn ven biển ở phía Nam trung tâm Chile và gây thiệt hại cho hải cảng Talcahuano. Những cảnh báo sóng thần đã được phát ra ở 53 quốc gia, và sóng thần đã gây thiệt hại nhỏ ở khu vực San Diego của bang California và ở khu vực Tohoku của Nhật bản, ở đó thiệt hại cho công nghiệp thủy sản ước lượng khoảng 66,7 triệu đôla.
Người Chile chỉ mới bắt đầu vật lộn với sự tàn phá trước mặt họ ngay cả hơn hai tá dư chấn đã đánh vào xứ sở của họ. Ở Santiago, thủ đô, nhiều cư dân được ghi nhận là hãi hùng lắm khi thành phố bị lay động khoảng 90 giây.
Trong khi trận động đất nầy mạnh hơn trận động đất 7.0 Richter đã tàn phá Haiti sáu tuần trước đó, thiệt hại và chết chóc thì kém hơn, một phần vì tiêu chuẩn xây dựng chặt chẽ giúp cho các toà nhà đứng vững ít thiệt hại trong các trận động đất gây tàn phá.
Ngày 2 tháng Giêng năm 2011, trận động đất khác đánh vào miền Nam Chile, trận động đất nầy với cường độ 7.1 Richter. Hàng chục ngàn người đã lánh khỏi các khu vực ben biển lên khu vực đất cao hơn, e trận động đất sẽ tạo nên một sơn sóng thần lớn giống như cơn sóng thần năm 2010. Hàng trăm du khách qua kỳ nghỉ Năm Mới tại các thành phố có khu nghỉ mát đã hủy bỏ chuyến đi của họ rồi hướng lên phía Bắc, làm tắc nghẽn đường cao tốc.
Ngày 22 tháng 2 năm 2011, một cơn địa chấn 6,3 độ Richter đã đánh vào New Zealand, để lại thành phố Christchurch với nhiều đống đổ nát. Đây là trận động đất lớn thứ nhì đánh vào xứ chưa đầy 6 tháng.
Trận động đất trước đó vào tháng 9 năm 2010 là trận động đất mạnh hơn, nhưng chấn động ở Christchurch đã gây nhiều thiệt hại hơn vì nó đánh vào một trong các thành phố lớn nhất của New Zealand. Nhiều nhà thờ và các nhà cao tầng bị lật đổ và hơn 100 người chết. Khi xem xét thành phố, Thủ tướng John Key đã nói: "Đây đúng là một bối cảnh tàn phá hoàn toàn" và "chúng ta đang chứng kiến ngày tối tăm nhất của New Zealand".
Động đất đang đe dọa Hoa kỳ
Đâu là mối nguy hiểm mà Hoa kỳ sẽ bị lay động bởi một trận động đất lớn? Không những đây là một mối nguy hiểm; mà bảo đảm nó chắc chắn phải xảy đến nữa. Hai khu vực đông dân cư phần lớn ở trong mối nguy hiểm là vùng trung du và vùng Bờ Tây.
Vùng phay New Madrid ở miền Trung Tây không phải là xấu vì mối đe dọa của thiệt hại động đất lớn như các vùng phay khác trong lục địa Hoa kỳ, song khu vực nầy đã kinh nghiệm một sinh hoạt địa chấn lớn trong các năm 1811-1812. Bảy trận động đất với cấp độ chấn động từ 6,0 đến 7,7 độ Richter đã xảy ra trong thời gian từ ngày 16 tháng Chạp năm 1811, qua ngày 7 tháng 2 năm 1812. Các trận động đất nầy được xếp hạng là một số trận động đất lớn nhất ở Mỹ kể từ khi người châu Âu đến định cư ở đây.
Các trận động đất nầy được biết là những trận động đất lớn ở Hoa kỳ, vì khu vực bị tác động đã có dân cư thưa thớt khi thảm họa xảy ra. Theo Cơ quan nghiên cứu địa chất Hoa kỳ: "Khu vực chấn động mạnh kết hợp với những lần lay động nầy là lớn gấp hai hay ba lần chấn động của động đất tại Alaska năm 1964 và gấp 10 lần lớn hơn trận động đất năm 1906 ở San Francisco".
Chấn động chính đầu tiên trong bảy chấn động nầy đã xảy ra vào ngày 16 tháng Chạp năm 1811, và người ta cảm thấy ở xa xa. "Dân chúng bị đánh thức bởi lay động tại thành phố Nữu Ước, Washington, D.C., và Charleston, South Carolina" (USGS).
Trong suốt trận động đất đã xảy ra vào ngày 7 tháng 2 năm, 1812, rung động lớn đến nỗi một số khu vực đất cát bị chìm xuống tới 16 feet. Kết quả là có những làn sóng thủy triều từ Sông Mississippi tạo nên Hồ Reelfoot ở Tennessee. Đây là cái hồ thiên nhiên lớn nhất ở Tennessee.
Các trận động đất ở Bờ Tây
Trận động đất nổi tiếng nhất trong lục địa ở Mỹ là trận động đất 7,8 độ Richter đánh vào San Francisco năm 1906. Điều nầy phù hợp với chuyển động đất trên vùng phay San Andreas, chạy dài 810 dặm qua California đến Baja California ở miền Bắc Mexico.
Yuri Fialko, Giáo sư Địa Vật Lý tại Đại học đường California San Diego, đã hoàn tất một nghiên cứu vào năm 2006, trong đó ông chứng tỏ rằng vùng phay San Andreas bị ép ở một cấp độ đủ cho một "trận động đất lớn" — một trận động đất với 7.0 độ Richter hay lớn hơn.
Dữ liệu của Fialko cho thấy rằng cùng phay đang sẵn sàng cho trận động đất lớn kế đó, nhưng chính xác khi nào trận đất xảy ra thì chúng ta không thể nói trước được. Theo Giáo sư Fialko: "Có thể là ngày mai hay có thể là 10 năm nữa hoặc nhiều hơn nữa tính từ bây giờ trở đi".
Kế đó, có khu vực vùng Cascadia, một vùng phay 680 dặm chạy dài 50 dặm ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương từ Mũi Mendocino ở California đến Đảo Vancouver ở miền Nam British Columbia. Các giáo sư môn địa vật lý đánh giá rằng nó có khả năng tạo ra một trận động đất với cường độ cao 9.0 độ Richter. Lần sau cùng điều nầy xảy ra là vào năm 1700; trận động đất trước được đánh giá đã xảy ra khoảng năm 1500.
Các nhà khoa học nói có một đường gãy chạy dọc theo vùng phay nầy sẽ tạo ra một đáy biển bật nảy lên 20 feet hoặc hơn nữa, tạo ra những làn sóng mạnh gần bờ. Sóng thần nối theo sau đó sẽ tràn ngập các vùng ven biển chỉ trong một vài phút đồng hồ. Giống như với vùng phay San Andreas, các giáo sư địa vật lý không biết chừng nào một thảm họa như thế sẽ xảy ra, nhưng họ đều nhất trí rằng chắc chắn đó là điều không thể tránh được.
Các trận động đất có thể tác động cả thế giới
Mỗi năm, hàng ngàn trận động đất xảy ra trên khắp thế giới, một số mạnh đủ để con người cảm nhận được. Hầu hết đều chẳng gây thiệt hại lớn lao nào về sinh mạng hay tài sản. Nhưng một số trận động đất đã được ghi nhận trong 150 năm qua đã kết quả trong sự thiệt hại lớn lao về nhân mạng. Một ước lượng 200.000 người chết trong trận động đất 8,5 độ Richter ở Kansu, Trung hoa vào năm 1920. Năm 1976, 255.000 người chết do thiệt hại gây ra bởi trận động đất 8.0 độ Richter tự trung gần Tangshan, Trung hoa. Và trận động đất, sóng thần năm 2004 ở vùng biển Ấn độ để lại hơn 230.000 người chết trong 14 quốc gia.
Các trận động đất có thể làm tê liệt — ít nhất là tạm thời — nền kinh tế của một quốc gia. Nhật bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Trong khi vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, động đất và sóng thần sẽ có một tác động trung bình gây hại ngắn hạn trên nền kinh tế của họ, một số nhà kinh tế tin thảm họa sẽ có một tác động tiêu cực ngắn hạn trên nền kinh tế thế giới.
Về mặt lịch sử, các trận động đất nhiều lúc đem lại thiệt hại thường trực cho các cường quốc chính. Ở Hylạp cổ, thủ phủ Sparta có thế lực quân sự lớn lao nhất trong kỷ nguyên cổ xưa. "Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 4TC quân đội của nó gần như bất khả chiến bại ... Đôi khi khoảng năm 464TC một trận động đất mạnh đã tàn phá thành phố Sparta với nhiều người tử vong. Biến cố nầy, trong khi không ảnh hưởng tức thì vào sự nổi bật của Sparta, đã có một vai trò xúc tác trong sự suy giảm sau đó của nó.
"Các trường hợp tử vong không những gồm các binh lính của Sparta, mà còn có nhiều phụ nữ và trẻ em nữa. Trong những năm nối theo sau, có ít sự phát triển giữa vòng hàng ngũ binh lính Sparta, dẫn tới sự suy yếu của quân đội Sparta. Trận động đất nầy là điềm báo trước suy yếu dần và biến mất của Sparta ra khỏi bối cảnh thế giới" (Jelle Zeilinga de Boer and Donald Theodore Sanders, Earthquakes in Human History, 2005, pp. 45-46).
Vì thế, ngay cả nước mạnh có thể có thể bị suy yếu đi bởi chấn động mạnh của địa cầu.
Sự dính dáng của Đức Chúa Trời trong những trận động đất?
Có phải bàn tay của Đức Chúa Trời từng hiện diện trong lần xảy ra của những trận động đất? Tình thế khó khăn như thế nầy thường cung ứng lập luận cho các triết gia.
"Một biến cố gây sốc vào giữa thế kỷ thứ 18 đã cung ứng một khẳng định về sự vô tín. Vào đêm trước Ngày Các Thánh [ngày 1 tháng 11] năm 1755, trong khi người trung tín có mặt trong nhà thờ, một trận động đất đã tàn phá Lisbon. Lửa và lũ lụt từ sông Tagus đã hoàn tất công cuộc hủy diệt của nó. Mười ngàn người ngã chết.
"Ngay lập tức, [sử gia và triết gia Pháp] Voltaire sáng tác một bài thơ dài nhắm vào tình trạng đạo đức: làm sao một Đức Chúa Trời công bình và đầy quyền lực như thế lại để cho xảy ra một cuộc hủy diệt hàng loạt như thế chứ? Vì lý do gì mà phải giết những người nam người nữ và trẻ con với một bối cảnh khủng khiếp như thế chứ?
"Họ là hạng tội nhân tệ hại nhất cùng số đó với những người dân Paris hay Luân đôn là một đáp án đáng khinh. Chẳng có câu trả lời, trừ phi các thế lực thiên nhiên đã hành động độc lập thay cho đấng tạo hóa của chúng" (Jacques Barzun, From Dawn to Decadence, 2000, p. 378).
Vì Đức Chúa Trời là toàn năng, Ngài có quyền trên mọi thế lực thiên nhiên để sử dụng các trận động đất sửa phạt những cá nhân và quốc gia, Ngài đã chọn làm như thế. Tuy nhiên, chúng ta không nên kết luận là trong mọi trường hợp Ngài sửa phạt con người qua các tai họa như thế. Đôi khi người ta chết hay gánh chịu mọi sự mất mát khác qua các tai họa thiên nhiên vì cớ thời thế và cơ hội (Truyền đạo 9:11: “Ta xây lại thấy dưới mặt trời có kẻ lẹ làng chẳng được cuộc chạy đua, người mạnh sức chẳng được thắng trận, kẻ khôn ngoan không đặng bánh, kẻ thông sáng chẳng hưởng của cải, và người khôn khéo chẳng được ơn; vì thời thế và cơ hội xảy đến cho mọi người”). Họ đang sống trong chỗ không đúng vào thời điểm không đúng.
Mặc dù vậy, có những ngoại lệ. Đôi khi Đức Chúa Trời không phán qua khủng hoảng của địa cầu, và chắc chắn không có một khủng hoảng thiên nhiên nào con người có thể gánh chịu hơn là chính đất đang day động dưới chơn mình. Một trận động đất khủng khiếp kéo dài có thể khiến cho hạng người dũng cảm nhất trở thành đống thịt sợ hãi, run rẩy.
Có lẽ chẳng có gì chúng ta nương vào nhiều hơn là có một thái độ vững vàng, khi biết trước về đất ở dưới chơn mình. Khi đất bắt đầu lay động, và rung chuyển dữ dội, lòng tin cậy của con người có thể bị rút lại thành con số 0 khi người nhìn thấy mọi sự mình đã làm với hai bàn tay biến thành hư không ở quanh mình. Quyền phép của Đức Chúa Trời là vô hạn. "Ngài nhìn đất, đất bèn rúng động" (Thi thiên 104:32: “Ngài nhìn đất, đất bèn rúng động; Ngài rờ đến núi, núi bèn lên khói).
Những sự can thiệp của Đức Chúa Trời trong quá khứ
Trong những thời kỳ lịch sử đầy biến động, Đức Chúa Trời đã làm rúng động đất — có khi gieo ra sợ hãi, sợ hãi và tôn trọng trong lý trí của con người. Một thời gian ngắn sau thời gian Đức Chúa Trời đem dân Israel ra khỏi Aicập, chắc chắn có những người — Cô-rê, Đathan và Abiram — là những kẻ dám thắc mắc về thẩm quyền thiêng liêng mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môise. Họ đã tố cáo Môise về sự tự tin và đắc chí (Dân số ký 16:3: “Họ hiệp nhau dấy nghịch cùng Môise và Arôn, mà rằng: Thôi đủ rồi! vì cả hội chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội chúng của Đức Giê-hô-va?). Hơn nữa, đại đa số dân sự đều chạy theo Cô-rê, là người cầm đầu (câu 19).
Môise nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang hành động qua ông, vì vậy ông cho đòi ba người phản nghịch và hội chúng gay gắt kia lại rồi cảnh cáo họ rằng Đức Chúa Trời sẽ làm lay động đất, tạo nên một khe hở rồi khiến nó nuốt lấy những kẻ dám chối bỏ Đức Chúa Trời (câu 30). Ngay sau khi Môise nói, Đức Chúa Trời đã khiến cho đất hả miệng ra nuốt lấy những lãnh tụ loạn nghịch cùng gia đình của họ (các câu 31-32).
Trường hợp lịch sử nầy cho thấy rằng Đức Chúa Trời có khi sửa phạt hạng ngưới bất tuân với chấn động và chia đất ra như sự trả giá xứng đáng đối với tội lỗi.
Các trận động đất nơi sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus
Có những lúc Đức Chúa Trời đã sử dụng một trận động đất để gửi đến một thông điệp khác. Ngài đã phán qua một trận động đất trong thế kỷ thứ nhứt ngay sau khi Con Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
Khi Chúa Jêsus gục chết: "đất thì rúng động, đá lớn bể ra" (Mathiơ 27:51: “Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra”). Có lẽ trận động đất là điềm báo trước sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời giáng trên những kẻ đã đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá và cũng góp phần làm một dấu hiệu thiêng liêng chỉ ra Ngài quả thực là Con của Đức Chúa Cha.
Cơn động đất gây ấn tượng với các binh lính Lamã, những kẻ đứng gần bối cảnh ấy. "Thầy đội và những lính cùng với người canh giữ Đức Chúa Jêsus, thấy đất rúng động và những điều xảy đến, thì sợ hãi lắm, mà nói rằng: Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!'" (câu 54).
Đức Chúa Trời cũng sử dụng một trận động đất để lăn hòn đá ra khỏi ngôi mộ trống của Đấng Christ — để tỏ ra rằng Ngài đã kiếm được sự thắng hơn mồ mả (Mathiơ 28:1-6: “Sau ngày Sa-bát, ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng, có Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến thăm mộ. Và nầy, đất rúng động dữ dội, vì có thiên sứ của Chúa ở trên trời xuống, đến lăn hòn đá ra mà ngồi ở trên. Hình dong của thiên sứ giống như chớp nháng, và áo trắng như tuyết. Vì đó, những lính canh sợ hãi run rẩy, trở nên như người chết. Song thiên sứ nói cùng các người đàn bà đó rằng: Các ngươi đừng sợ chi cả; vì ta biết các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus, là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm).
Khiếp đãm hầu đến vì cớ động đất
Lời tiên tri trong Kinh thánh nói tới những trận động đất trong tương lai sẽ mạnh hơn bất kỳ chấn động nào mà con người đã kinh nghiệm. Lý do cho những điều nầy, một phần, sẽ gieo ra kinh hãi và tôn trọng đối với Đức Chúa Trời trong tấm lòng của toàn thể nhân loại vào cuối kỷ nguyên và lúc Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm.
Êsai 29:1: “Khốn cho A-ri-ên, cho A-ri-ên, là thành Đa-vít đã đóng trại! Năm lại thêm năm, trải qua các kỳ lễ”, phát ra một lời cảnh cáo “khốn cho Ariên”, là một danh xưng khác nói tới thành Jerusalem. Gộp trong sứ điệp là lời lưu ý: "Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ dùng sấm sét, động đất, tiếng ầm, gió lốc, bão, và ngọn lửa thiêu nuốt mà thăm phạt nó" (câu 6).
Một thời gian ngắn sau sự chết của Ngài, Chúa Jêsus ban ra một lời cảnh báo mang tính tiên tri nghiêm trọng nói tới các biến cố đầy kinh khiếp đi trước sự tái lâm của Ngài. Ngài đưa ra sự thực giữa vòng các sự nầy: "sẽ có sự động đất lớn nhiều nơi" (Luca 21:11: “sẽ có sự động đất lớn, có đói kém và dịch lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh khiếp và dấu lớn ở trên trời).
Ngài cũng cảnh cáo rằng mọi sự ấy sẽ rất bất ổn "biển nổi tiếng om sòm và sóng đào" (câu 25). Câu nầy có thể là một tham khảo nói tới những cơn sóng thần lớn lao trong tương lai.
Có nhiều nơi ngoài khu vực thành Jerusalem sẽ bị kể là có động đất gây chết chóc vào cuối kỷ nguyên. Những chấn động lớn lao nhất của hành tinh kể từ khi con người tồn tại sẽ làm cho cả đất phải run rẩy. Phản ứng của con người sẽ chẳng có gì khác hơn là kinh hãi hết mức: "Người ta sẽ vào trong hang đá, trong hầm đất, đặng tránh khỏi sự kinh khiếp Đức Giê-hô-va và sự chói sáng của uy nghiêm Ngài, khi Ngài dấy lên đặng làm rúng động đất cách mạnh lắm" (Êsai 2:19).
Có thể sẽ có nhiều trận động đất nối theo sau những gì Êsai mô tả. Nhưng sau cùng sẽ có một trận động đất sẽ lớn hơn tất cả các trận động đất khác.
Sứ đồ Giăng được ban cho nhìn thấy trước về điều đó qua một sự hiện thấy trong sách Khải huyền. Động đất sẽ xảy ra trong liên kết với một trận chiến sau cùng thật lớn, được biết là Atmaghêđôn, các thế lực của Đức Chúa Jêsus Christ chống lại những kẻ dám dấy lên trong sự nổi loạn chống nghịch Ngài khi Ngài ngự đến.
Đây là phần nói tới cái bát thứ bảy chỉ ra cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sắp sửa được đổ ra: "Liền có chớp nhoáng, tiếng rầm, sấm vang và động đất dữ dội, động đất lớn lắm đến nỗi từ khi có loài người trên đất chưa hề có như vậy … Mọi đảo đều ẩn trốn, các núi chẳng còn thấy nữa" (Khải huyền 16:18-20).
Tại sao Đức Chúa Trời lại phán qua các thảm họa kinh khủng như thế cho cư dân của hành tinh nầy? Sở dĩ như thế là vì con người đang ở trong sự loạn nghịch chống lại Ngài. Chúng ta đã thờ lạy và đang thờ lạy các hình tượng và các thần khác thay vì Đức Chúa Trời chơn thật (Êsai 2:7-8: “Xứ nó đầy bạc và vàng, của cải vô cùng; xứ nó đầy những ngựa, xe cộ vô số. Xứ nó chan chứa những hình tượng, họ thờ lạy đồ tay mình làm ra, đồ ngón tay mình tạo nên).
Sự chấn động kinh khủng nầy của hành tinh sẽ khiến cho con người ném bỏ đi các hình tượng bằng vàng bằng bạc của họ (câu 20). Thờ lạy hình tượng không bị hạn chế đối với việc tôn thờ các tượng chạm. Thờ lạy hình tượng bao gồm việc yêu mến tiền bạc và mọi sự mà tiền bạc có thể mua sắm. Thờ lạy hình tượng bao gồm tư dục hướng tới bất cứ điều gì, vì tham lam là thờ lạy hình tượng (Côlôse 3:5: “Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng”). Chúng ta cần phải ấp ủ những lời cảnh báo của Kinh thánh và xây khỏi tội lỗi của chúng ta!
Bạn cần phải làm gì?
Trong bất kỳ năm tháng nào, những nhà địa vật lý ghi nhận hàng ngàn trận động đất; hơn 21.000 lần xảy ra vào năm 2010. Phần lớn các trận động đất nầy đều nhỏ và chẳng gây thiệt hại gì. Những trận động đất lớn có thể gây thiệt hại khủng khiếp, và các trận động đất ấy xảy ra trong những đại dương có thể gây ra những cơn sóng thần rất lớn.
Con người tìm cách bảo hộ sinh mạng và tài sản chống lại các thế lực đầy sức mạnh nầy. Họ dựng lên các bờ đê hòng ngăn trở các luồng nước đại dương. Nhật bản đã dựng lên bờ đê cao 31 foot gần Fukushima trên hòn đảo Honshu. Tuy nhiên, ngay cả điều nầy không thể ngăn chặn được bức tường nước không thể chặn đứng được.
Không một lượng quy hoạch, kỷ năng hay xây dựng có thể ngăn chặn một thế lực làm lay động hành tinh, rung chuyển mặt đất mà chúng ta đang đứng trên đó. Cuối cùng, sự giải cứu duy nhứt là bằng cách xây lại rồi tự đặt mình trong hai bàn tay của Đấng duy nhứt có thể giải cứu chúng ta — Đức Chúa Trời hằng sống toàn năng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét