Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Giăng 8:1-11: "Có Phải Bạn Vui Mừng Về Tương Lai Của Mình?"



Có Phải Bạn Vui Mừng Về Tương Lai Của Mình?

 Giăng 8:1-11

            Bạn là người lạc quan hay bi quan vậy? Khi bạn nhìn vào ly nước, cái ly ấy đầy phân nửa hay vơi phân nửa? Khi bạn đối diện với thử thách cùng các nan đề trong đời sống, có phải bạn đối mặt chúng với hy vọng hay với thất vọng?
            Có một sự khác biệt rất lớn giữa một người lạc quan và một kẻ bi quan. Có người nói như vầy:
            Giữa người lạc quan và kẻ bi quan, sự khác biệt rất nực cười. Người lạc quan nhìn thấy cái bánh rán, kẻ lạc quan nhìn thấy cái lỗ hổng.
            Cần phải nói rõ rằng người lạc quan là người nhìn thấy một cơ hội trong từng tai họa, trong khi kẻ bi quan nhìn thấy tai họa trong từng cơ hội. Người lạc quan là người tin đây là thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả thi; kẻ bi quan sợ rằng người lạc quan nói đúng.
            Người lạc quan là người xuống xe ở bãi đậu xe và rồi cứ bước đi mà không nhìn lại. Người cũng là người bước vào nhà hàng mà không có đồng nào mong trả cho bữa ăn của mình với hạt ngọc trai người hy vọng tìm gặp trong con hàu mà người gọi món.
            Ngược lại, kẻ bi quan là người nhìn dáo dác bốn phía trước khi băng qua con đường một chiều. Người cũng là người, khi đối mặt với hai điều ác, người chọn hết cả hai. Chính Mark Twain là người đã nói: “Chẳng có gì đáng buồn trong cuộc sống hơn là còn trẻ mà lại bi quan”.
            Sự thực cho thấy rằng cả hai: người lạc quan và kẻ bi quan đều có chỗ của họ trong cuộc sống. Chính người lạc quan đã phát minh ra phi cơ, còn kẻ bi quan thì chế ra dù nhảy. Cần phải có đủ mọi thứ mới tạo ra thế gian, và chúng ta cần loại người lạc quan để giữ cho chúng ta cứ chuyển động, còn kẻ lạc quan biết chắc rằng chúng ta sẽ đi theo một hướng đúng. 

Làm ơn đi, chẳng có cặp kính nào màu hồng đâu!

            Cho phép tôi đưa ra câu hỏi một lần nữa. Bạn là người lạc quan hay là kẻ bi quan vậy? Sau khi đã nói rằng cả hai: người lạc quan và kẻ bi quan đều có chỗ của họ, tôi muốn đưa ra trường hợp nói tới việc lạc quan được lập luận theo Kinh thánh. Tôi nhìn biết có một việc như nhìn vào cuộc sống qua cặp kính đầy màu hoa hồng, song đấy chẳng phải là điều mà tôi đang nói tới. Bất kỳ quan điểm nào về cuộc sống nhìn vào mặt tối đã bỏ sót 50% thực tế. Tôi không có ý thuyết phục bạn cứ “huýt sáo trong khi bạn làm việc” hay  cứ “mĩm cười một chút rồi làm mặt nghiêm lại”. Tôi vẫn có ý định nộp hồ sơ ngắn gọn cho PMA (Positive Mental Attitude) [Thái độ lý trí tích cực] hay cho Positive Thinking [suy nghĩ tích cực] hoặc Possibility Thinking [cách suy nghĩ khả thi], một khi mọi điều đó đều có ích lợi.
            Tên của tôi là Ray Pritchard, chớ không phải Robert Schuller hay Norman Vincent Peale. Học vấn tôi là chuyên về Kinh thánh, chớ không phải chuyên về triết lý. Bất kỳ một đóng góp nào tôi thực hiện đều phải nằm trong lãnh vực của Kinh thánh. Với sự khẳng định ấy trong trí, tôi muốn trình bày luận án của tôi thật rõ ràng: Có một việc được xem là quan điểm sống theo Kinh thánh, và đó là một quan điểm được gọi là lạc quan thực tiễn. Quan điểm theo Kinh thánh là thực tế vì nó được lập nền trên sự thật chúng ta đang sống trong một thế giới sa ngã. Hình thái thực tại theo Kinh thánh công nhận rằng chúng ta đang sống trong một thế giới rất bất toàn, ở đó những việc xấu thường hay xảy ra cho hạng người nhơn đức. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó xe cộ đụng nhau và hạng người nhơn đức ngã chết, ở đó những đứa trẻ sơ sinh bị AIDS và những nhà quản lý học đường đôi khi ngược đãi con cái của chúng ta. Trong thế giới nầy, những nhà làm luật nhận lấy của hối lộ, các vị bác sĩ phạm lỗi lầm, quan tòa hay thiên vị, và những ngôi sao bóng rỗ có khi nói ra những việc ngu dốt. Thường thì hạng người bất tài lại được thăng tiến hơn những người có đủ tài đủ đức, và hạng người nhơn đức mất công ăn việc làm của họ mà chẳng vì một lý do nào hết.
            Hình thái thực tế của Kinh thánh bắt đầu với Rôma 3:23: "vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vì hết thảy chúng ta đều là tội nhân và vì tội lỗi đã nhiễm vào từng lãnh vực của cuộc sống, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi mọi việc đều chẳng được suông sẻ.

Hai Bàn Tay Cao Cả Hơn

            Nhưng hình thái hiện thực đó không phải là sự kiện chung cuộc. Trỗi hơn lẽ thật nói tới sự Sa Ngã là lẽ thật quan trọng hơn: ấy làVả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định (Rôma 8:28). Sẽ là một thế giới đầy kinh khiếp lắm nếu lời nói sau cùng là Sự Sa Ngã của con người. Ai dám sống trong một nơi như vậy chứ? Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus Christ đã can thiệp từ trời. Và đối với con cái của Đức Chúa Trời, Hai Bàn Tay Cao Cả Hơn đang hành động vì ích cho chúng ta. Nói như thế có nghĩa là ngay ở giữa những tai họa kinh khủng nhất, Đức Chúa Trời đang vận hành để đem lại điều ích cao tột hơn. Có khi điều “ích” được nhìn thấy cách nhanh chóng; có khi phải tốn nhiều năm mới nhận ra rõ ràng; có khi chúng ta không bao giờ hiểu trọn lý do tại sao có những việc là hiển hiện theo cách chúng hiển hiện.
            Nhưng điều nầy rất là rõ ràng: Đức Chúa Trời đang tể trị trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống — tốt và xấu, tích cực hay tiêu cực, sướng và khổ, lúc thăng lúc trầm, khi đau yếu lúc khỏe mạnh, khi sự việc suông sẻ và lúc có những việc không hay, khi chúng ta nhấn jackpot và lúc tiền bạc chúng ta cạn ráo. Ngài luôn luôn có mặt ở đó, kiên trì hành động ở đàng sau bối cảnh vì ích lợi tối hậu cho chúng ta.
            Vì đấy là sự thật, có nền tảng vững chắc và chơn thật theo quan điểm của Kinh thánh. Có một việc giống như hy vọng Cơ đốc  — một sự hy vọng chiếu theo bổn tánh thương xót của chính mình Đức Chúa Trời. Và hy vọng đến cuối cùng không thất vọng. Nghĩa là, bạn có thể sống để hối tiếc nhiều việc, nhưng có một việc bạn sẽ không bao giờ hối tiếc là đặt lòng tin cậy của bạn nơi một mình Đức Chúa Trời.
            Đó là trường hợp về thần học cho hình thức lạc quan thực tế theo Kinh thánh — một cái nhìn tích cực vào cuộc sống trong một thế giới sa ngã. Nó không dựa theo hình thái tự cứu giúp hay tự thôi miên hoặc “Mỗi Ngày Trong Mỗi Ngày Tôi Sẽ Tốt Hơn Và Tốt Hơn” hay thứ thuốc lang băm nào đem ra bán như phương cứu chữa cho tình trạng của con người. Không, hình thái lạc quan theo Kinh thánh chẳng dựa trên con người, mà dựa trên Đức Chúa Trời. Một khi nó dựa trên bổn tánh không thay đổi của Ngài, nó sẽ vững chải theo thử nghiệm của thời gian.

Giải phẫu một căn bịnh

            Có phải bạn nhớ đến tên Norman Cousins không? Ông nổi tiếng là một nhà văn và là diễn giả về quyền năng chữa lành của tiếng cười. Ông xuất hiện bằng tiếng tăm đó qua một căn bịnh đe dọa mạng sống tấn công các mô liên kết trong cơ thể của ông. Sau một loạt đầy đủ các xét nghiệm, một nhóm chuyên gia y khoa hàng đầu trao cho ông phần chẫn đoán và cơ bản nói họ chẳng thể làm gì để giúp ông. Căn bịnh mãn tính và phát triễn nhanh và (họ nói) chắc chắn sẽ lấy đi mạng sống của ông.
            Ông Cousins (đã qua đời mới cách đây mấy tháng) được nhiều người ghi nhớ vì một quyển sách ông đã viết cách đây hơn 10 năm có đề tựa là Giải Phẫu Một Căn Bịnh. Trong đó, ông thuật lại một câu chuyện rất hay nói tới cách ông quyết định nắm lấy quyền điều trị, sau khi nhận được phần chẫn đoán ảm đạm từ các bác sĩ. Sau khi có kiểm tra của bịnh viện, ông tự biên cho mình một chế độ ăn uống giàu protein bao gồm một lượng lớn Vitamin C. Khi ấy ông đã làm một việc nằm ngoài cung cách của y học. Ông cho lắp một máy chiếu phim và màn hình trong phòng ngủ của ông. Rồi ông thuê từng cuốn phim của hảng Marx Brothers và từng bộ phim hài Three Stooges mà ông có thể tìm được. Khi ông xem phim ảnh trong phòng ngủ của mình, ông đã cười thoải mái. Và khi ông cười, ông thực hiện một khám phá đáng giật mình: 10 phút cười nắc nẻ cung ứng cho ông một giờ không đau đớn. Vì vậy, ông vẫn dùng Vitamin C, xem phim hảng Marx Brothers, cười thoải mái, rồi tránh được đau đớn. Khi cơn đau quay trở lại, ông lắp vào bộ phim hài khác rồi cứ thế mà trải qua.
            Theo thời gian, ông đã khám phá ra rằng ông càng cười thật nhiều, ông cảm thấy mình khá hơn. Khi nhiều ngày và nhiều tháng trôi qua, các triệu chứng bệnh tật của ông từ từ suy giảm đi cho tới chừng chúng hoàn toàn thuyên giảm. Nhiều năm sau đó, ông đã viết quyển Giải Phẫu Một Căn Bệnh để chia sẻ phần khai phá của ông với nhiều người khác.
            E bạn sẽ nghĩ Ông Cousins là một tạo vật lập dị, thực ra ông là một trong những nhà văn đáng trượng nhất ở Mỹ và trong nhiều năm trời là một giảng viên trợ giảng tại trường Y khoa UCLA. Phần kết luận cơ bản của ông rất là đơn giản: Có một mối quan hệ mật thiết giữa cách bạn nhìn cuộc sống và khuynh hướng bị bệnh và lưu bệnh. Có người chắc chắn “dễ bị ốm đau” vì cớ quan điểm sống tiêu cực, vô vọng và bi quan của họ. Nhiều người khác cứ mạnh khỏe mãi dù sống trong những hoàn cảnh khủng khiếp vì cớ quan điểm sống tích cực, đầy dẫy hy vọng, và lạc quan của họ.

Các y bác sĩ đều đồng ý

            Sự việc như thế chẳng phải là một sự kinh ngạc cho bất cứ ai, bởi vì cái nhìn sâu sắc của Ông Cousin là một phần trị liệu y học trong nhiều thế hệ. Các y bác sĩ đã nhận biết trong một thời gian dài là có một mối quan hệ mật thiết giữa hai mặt thuộc thể và thuộc linh trong cuộc sống. Mặc dù mối quan hệ chính xác là khó xác định hay đối với số lượng, từng vị bác sĩ đã nhìn thấy nguyên tắc đang vận hành. Hãy hỏi bất kỳ vị bác sĩ nào thì ông (hay bà) ấy sẽ cung ứng cho bạn hàng tá câu chuyện kể về các bệnh nhân, họ phải chết song không chết và cách giải thích duy nhứt khả thi là quan điểm tích cực, tràn trề hy vọng về cuộc sống. Hãy hỏi chính vị bác sĩ và ông (hay bà) ấy sẽ cung ứng cho bạn hàng tá câu chuyện nói tới những người bước vào sự điều trị với kiểu cách thù nghịch, tiêu cực, hay giận dữ, và họ cứ lưu bệnh còn dài hơn là họ đáng phải chịu nữa. Và mỗi vị bác sĩ đã nhìn thấy nhiều trường hợp mà ở đó có người đã chết thậm chí dù họ lẽ ra đã khá hơn. Trong nhiều trường hợp như thế, bệnh nhân dường như muốn thối lui. Một khi họ thối lui, họ sẽ chết.
            Như tôi đã nói, chúng ta đã biết rõ trong nhiều năm trời rằng khi bạn tiếp cận cuộc sống theo cách tích cực và với quan điểm thật lạc quan, bạn sẽ có nhiều hy vọng cứ giữ mãi sức khỏe tốt luôn. Chúng ta cũng đã biết rõ một thái độ tiêu cực dường như đi cặp với thứ sức khỏe nghèo nàn.
            Tuần lễ nầy tôi quyết định thực hiện tra cứu riêng trong lãnh vực đó. Như bạn biết đấy, chúng ta có một số y bác sĩ đến nhóm tại đây. Tôi quyết định mời ba người trong số họ đến lo xử lý ở 3 mặt khác nhau. Khi tôi gọi điện mời, tôi nói cho họ biết tôi muốn đưa ra một thắc mắc về y học/thần học. Thắc mắc của tôi rất đơn sơ: “Trong nhiều năm trời chúng ta đã biết có một sự gắn bó giữa cách bạn nhìn vào cuộc sống và khuynh hướng giữ lấy sức khỏe hay lâm bệnh của bạn. Chúng ta cũng được biết rằng quan điểm sống của một bệnh nhân có thể là tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng trên sự phục hồi riêng tư của họ. Ông (hay bà) có để ý thấy điều gì trong thực tiễn có thể chứng minh quan sát đó không?”
            Thật là thú vị khi thấy rằng ba vị y bác sĩ đó đều trả lời theo cùng một cách. Câu trả lời thứ nhứt của họ là lời bình thận trọng về nghiên cứu y học đã được xuất bản trong lãnh vực nầy. Tất cả ba vị bác sĩ đều lưu ý rằng mặc dù không có nhiều dữ liệu để bảo lưu lý thuyết nầy, có một số nghiên cứu ngày càng tăng cho thấy mối quan hệ hiển nhiên giữa cách bạn nhìn xem cuộc sống và khuynh hướng của bạn đối với sức khỏe hay bệnh tật và mau phục hồi hay chậm phục hồi.
            Nhưng khi tôi hỏi họ: không biết họ đã quan sát bất cứ việc gì trong lãnh vực nầy theo kinh nghiệm thực tiễn của họ hay không, mọi lưu ý đều biến mất. Ba vị bác sĩ đều mạnh dạn trả lời là “có”. Từng người trong số họ đều có nhiều câu chuyện thuật lại về các bệnh nhân nào đã phục hồi với một tỉ lệ đáng kinh ngạc khi biến số duy nhứt cho thấy bệnh nhân dường như không hề mất hy vọng. Trong các trường hợp nầy, nhiều bệnh nhân đã trở khá hơn (khá lên đáng kể) khi họ lẽ ra càng tệ hại hơn.
            Cũng thực như thế đối với mặt kia của đồng tiền. Hết thảy ba vị y bác sĩ nầy đều có một số những trường hợp mà ở đó các bệnh nhân đã không đáp ứng được với phần trị liệu khi biến số duy nhứt là thái độ tiêu cực hay vô vọng. Trong một số trường hợp, các bệnh nhân ngày càng tệ hại hơn khi về mặt y khoa, lẽ ra họ phải khá hơn.
            Ba vị y bác sĩ cũng cho biết thêm một điểm quan trọng: Có một sự khác biệt rất lớn nơi các bệnh nhân với đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ và các bệnh nhân không có niềm tin gì hết thảy. Trong khi sự khác biệt rất khó mô tả khi so sánh nó rất thực và có thể quan sát thấy được. “Ông (hay bà) có thể nhìn thấy khác biệt ấy không?” “Ồ có chứ, ông có thể nhìn thấy sự khác biệt đó”.

Trước tiên, Bác sĩ Solomon nói trước

            Bạn có thể tự hỏi lòng mình mọi sự nầy có gì phải làm với hình thức lạc quan theo Kinh thánh. Câu trả lời của tôi, ấy là Kinh thánh phán trực tiếp với mục đích trong câu hỏi. Hãy xem xét lời lẽ của Châm ngôn 17:22: Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay; Còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo. Có lẽ bạn quá quen thuộc với bản Kinh thánh King James đề cập tới phần (a) của câu nầy Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay. Không may câu nói ấy đã quen thuộc đến nỗi nó trở thành khẩu hiệu mà chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng ta lướt qua nó rồi dán nó trên tường, nhưng chúng ta quên không suy gẫm sứ điệp của nó.
            Một cái nhìn vào bản gốc Hybálai giúp chúng ta đào sâu sứ điệp cho hôm nay. Theo ngôn ngữ Hybálai, có một hình thức động từ gọi là thì hiphil. Thì nầy được sử dụng khi tác giả muốn nhắc tới nguyên nhân — thứ nầy khiến cho thứ kia phải xảy ra. Khi Solomon sáng tác Châm ngôn 17:22, ông đã sử dụng thì hiphil. Cách dịch lẽ ra phải là: “Một tấm lòng phấn khởi tạo ra sự chữa lành thật là hay”.
            Giờ đây, câu nói đó đã được 3000 tuổi. Há chẳng tuyệt vời sao, một khi Solomon chịu sự cảm thúc của Đức Thánh Linh để viết ra điều mà y khoa ngày nay mới chỉ khám phá ra. Nghiên cứu của thế kỷ thứ 20 nhất trí với lời lẽ xưa kia của Solomon — Có mối quan hệ gần gũi giữa cách bạn nhìn vào cuộc sống và thân thể của chính bạn sẽ được mạnh giỏi.
            Điều nầy dẫn tôi ngược về tới chỗ mà tôi đã khởi sự: Bạn là người lạc quan hay bi quan? Câu trả lời của bạn có thể nói nhiều về cách bạn đang thực hiện theo phần xác hay theo phần thuộc linh.

Điều luật thuộc linh thứ nhứt

            Tôi dám chắc phần lớn các bạn đều quen thuộc với Bốn Điều Luật Thuộc Linh. Một số trong các bạn có lẽ đã đến với Đấng Christ vì có ai đó đã chia sẻ chúng với các bạn. Nhiều người khác trong các bạn có lẽ đã sử dụng quyển sách nhỏ đó làm phương tiện chia sẻ Đấng Christ với bạn bè của mình. Bạn còn nhớ Điều Luật Thuộc Linh Thứ Nhứt không? Đại loại thì điều luật ấy nói như vầy: “Đức Chúa Trời yêu thương bạn và cung ứng một chương trình tuyệt vời cho đời sống của bạn”. Hãy suy nghĩ về vế sau của cụm từ đó — "một chương trình tuyệt vời cho đời sống của bạn”. Theo ý của tôi, trong bốn điều luật, điều luật thứ nhứt là điều khó tin nhất. Điều luật thuộc linh khó nhất dành cho chúng ta phải tin theo là điều luật nói rằng Đức Chúa Trời có một chương trình tuyệt vời dành cho đời sống của chúng ta. Đây là một quan niệm rất khó đối với nhiều người.
            Chúng ta thấy dễ dàng khi tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương thế gian nói chung, hay Ngài yêu thương dòng giống con người nói chung, hoặc Ngài yêu thương tha nhân. Nhưng tư tưởng cho rằng Ngài yêu thương tôi theo cách riêng, điều đó rất khó nắm bắt được lắm. Có nhiều người phấn đấu với cảm xúc không được yêu và không xứng đáng được yêu trong nhiều năm, nhiều năm và nhiều năm lắm. Họ chưa hề vượt qua được cảm xúc đó vì cớ quá khứ của họ, họ chưa bao giờ lượng được cái điều mà họ sẽ được định phải trở thành. Họ không cảm xúc được mình đáng được yêu, vì thế họ có một thời khó mà tin rằng ai đó sẽ thực sự yêu thương họ.

Bài giảng lúc mặt trời mọc

            Câu chuyện được thấy có ở Giăng 8, trong một phân đoạn Kinh thánh gây tranh cãi, có một số người nghĩ thậm chí phân đoạn nầy không nên có trong Kinh thánh. Song tôi nghĩ nó đáng phải có trong Kinh thánh là vì nó phù hợp trọn vẹn với những gì chúng ta biết về Đức Chúa Jêsus Christ.
            Ấy là ngày theo sau Lễ Lều Tạm. Thành Jerusalem đầy dẫy với khách hành hương đang sẵn sàng cho chuyến đi trở về lại quê nhà của họ. Trong 8 ngày, họ đã sống trong các túp lều, nhớ lại cuộc trú ngụ trong đồng vắng. Giờ đây, họ sẽ trở về quê nhà và làng mạc của họ rãi khắp xứ Giuđê và xứ Galilê. Nhưng trước khi họ đi, phần nhiều người trong số họ đã đến lúc sáng sớm ghé thăm Đền Thờ một đêm qua.
            Sự việc xảy ra lúc sáng sớm không phải là chuyện nhỏ đâu đấy. Bản Hylạp hiển nhiên nói tới “buổi bình minh sâu sắc”, là thời điểm ngay trước khi mặt trời mọc, lúc bầu trời đông phương vừa bắt đầu đổi sang màu xám tro.Nhưng đến tảng sáng, Ngài trở lại đền thờ; cả dân sự đều đến cùng Ngài, Ngài bèn ngồi dạy dỗ họ (Giăng 8:2). Phần tham khảo đến hành lang đền thờ có lẽ muốn nói tới hành lang của nữ giới, là nơi nhóm lại thông thường dành cho số người lắng nghe các rabi khác nhau rao giảng. Hành lang của nữ giới hướng mặt về phía Đông. Có một số cổng vây quanh nơi ấy, qua đó mặt trời sẽ chiếu sáng khi nó mọc lên trên rặng núi Ôlive.
            Khi Chúa Jêsus dạy dỗ, đám đông nhóm lại ở quanh Ngài. Đến lúc nầy, Ngài hoàn toàn trở thành nhân vật cho mọi người nói tới. Ngài là câu chuyện của thành phố. Nhiều ý kiến phân chia ra về chàng thanh niên nầy xuất thân từ xứ Galilê. Có người tin Ngài là vị tiên tri của Đức Chúa Trời; nhiều người khác nghĩ Ngài là kẻ gây rắc rối. Nhiều người khác nữa thì họ không dám chắc. Không nghi ngờ chi nữa, tiếng tăm của Ngài là lý do cho nhiều người nhóm lại rất sớm vào sáng hôm ấy.

Bị bắt quả tang

            Trong khi Ngài đang giảng dạy, một việc kỳ lạ đã xảy ra. Thình lình có tiếng náo động từ bên kia. Một đoàn dân đông vây lấy đám đông. Xô đẩy, chen lấn, la hét, một nhóm người đã làm gián đoạn công việc ở đây. Chúa Jêsus vốn biết rõ ngay tức khắc họ là ai rồi. Họ là các cấp lãnh đạo tôn giáo hàng đầu của thành Jerusalem. Họ bị kích động, khăng khăng, là hạng người duy nhứt nghĩ mình là quan trọng hơn ai hết. Ở giữa những gã đàn ông là một phụ nữ — run rẩy, tuyệt vọng, rối bời và phần nào bị bắt phục. Nàng từ chối không chịu nhìn tận mặt Chúa Jêsus. Những gã đàn ông kia buộc người nữ nầy đứng trước mặt mọi người.
            Người phụ nữ nầy là ai và tại sao nàng có mặt ở đây? Câu trả lời có ngay tức thì: Thưa thầy, người đàn bà nầy bị bắt quả tang về tội tà dâm. Bạn cần phải biết rằng đây là một điều khoản rất nghiêm trọng. Trong Cựu Ước, tà dâm sẽ bị hình phạt bằng cái chết. Đây là một hành vi của tội trọng. Người nào bị bắt quả tang thường bị ném đá cho tới chết.

Rắc rối gấp đôi

            Song đấy chỉ là một phần của câu chuyện. Mấy gã đàn ông kia đem nàng đến với Chúa Jêsus đã có điều chi đó trong trí. Họ đang tìm cách gài bẫy Chúa Jêsus vào một tư thế chẳng đặng đừng. Họ đang tìm cách gài bẫy Ngài giữa sự thông cảm của đám dân đông và mọi đòi hỏi của luật pháp. Ở một mặt, luật pháp buộc rằng những kẻ tà dâm sẽ bị án phạt bằng sự chết. Mặt khác, điều luật nầy hiếm khi được thi hành — vì nhiều lý do khác nhau, một số trong đó có thể xảy ra cho bạn khi bạn suy gẫm về tình trạng yếu đuối của bổn tánh con người. Nhưng lý do chính, ấy là thật là khó bắt quả tang ai đó về tội tà dâm một khi tà dâm không phải là một môn thể thao đáng để xem. Nếu hai người dính dáng không nói được điều gì, thì rất khó chỉ ra minh chứng mà bạn có cần.
            Kế hoạch của người Pharisi rất rõ ràng. Họ thực sự không quan tâm lắm đến người đàn bà nầy. Nàng chỉ là con cờ trong tay của họ. Tình trạng tà dâm của nàng ta (là việc thực sự đã xảy ra. Trong câu chuyện chẳng có đề cập đến điều chi khác hơn thế) chẳng có gì nhằm nhò với họ cả. Đặc biệt, đây là phương tiện để gài bẫy Chúa Jêsus thôi. Rốt lại, nếu Ngài nắm chặt lấy luật pháp rồi ra lịnh ném đá người phụ nữ nầy, Ngài sẽ có nguy cơ gánh chịu cơn thạnh nộ của đám dân đông kia. Còn nếu Ngài đứng về phía người phụ nữ nầy, Ngài sẽ có nguy cơ bị tố cáo là không làm theo luật pháp Môise. Đàng nào Ngài cũng bị rơi vào bẫy của họ.

Người đàn ông phạm tội – Người đàn bà bị bắt quả tang

            Đồng thời, bản Hylạp nói rất mạnh ở câu 4. Những kẻ tố cáo nàng thực sự đang nói: “Người đàn bà nầy bị bắt quả tang phạm tội tà dâm”. Hãy nhớ, lúc ấy là sáng sớm, ngay trước khi mặt trời mọc. Cái điều đáng tin, ấy là họ đã bắt gặp người phụ nữ nầy với một người đàn ông cách vài giờ đồng hồ trước đó. Nhưng có mấy câu hỏi thoạt đến trong trí khi bạn nghĩ đến chỗ: 1. Nàng đã ở đâu chứ? 2. Làm sao họ bắt được nàng chứ? 3. Còn người đàn ông đâu? Theo xác định, thì tội tà dâm đòi phải có hai người kia. Người đàn ông đâu? Tại sao họ không đưa ông ta đến với Chúa Jêsus? Đừng bảo tôi là hắn đã trốn thoát nhé! Điều đó thật vô lý. Nếu bạn bắt quả tang nàng ta, bạn phải bắt luôn ông ta chứ.
            Đây là chuyện được đặt để ra, có phải không? Có phải người Pharisi ra kế hoạch với người đàn ông kia, bảo hắn ta dụ người nữ nầy, dẫn nàng vào tội tà dâm, và rồi “hiển nhiên” bắt nàng quả tang trong khi “hiển nhiên” để cho gã đàn ông trốn thoát? Có thực như thế chăng? Chắc là thế rồi. Đây là một điển hình mà thôi. Người đàn ông đưa người đàn bà vào chỗ rắc rối và chính người đàn bà cần phải trả giá.

Ngón tay của Đức Chúa Trời viết trên đất

            Thế là người Pharisi nghĩ họ đã gài bẫy được  Chúa Jêsus. Trong khi họ đứng đợi Chúa Jêsus đáp lời, Ngài cúi xuống rồi bắt đầu viết trên đất bằng ngón tay của Ngài (câu 6). Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều nhà giải kinh đã bàn bạc về những gì Chúa Jêsus đã viết ra. Phần lớn đều cho rằng Ngài đã viết ra một câu Kinh thánh không cứ cách nào đó đã xét đoán người Pharisi. Nhiều người khác nghĩ Ngài đã liệt kê ra mọi tội lỗi của họ ở trên đất, nhơn đó tạo ra sự thuyết phục về tội lỗi. Một đề xuất, ấy là Ngài đã viết ra tên tuổi của những người đàn bà mà họ đã ăn nằm với!
            Sự thực là, chúng ta không biết những gì Ngài đã viết ra bởi vì Giăng không nói cho chúng ta biết. Điều nầy dẫn tôi đến với một kết luận quan trọng: Có lẽ những điều Ngài đã viết đó là không quan trọng vì nếu sự ấy quan trọng, thì Giăng đã nói cho chúng ta biết. Đây là hành động viết lách và nội dung chẳng có hàm ý gì là quan trọng hết. Hãy dừng ở đó rồi suy nghĩ trong một phút xem.
            Chúa Jêsus đã viết ra trên đất và trong khi Ngài đang viết đó, người Pharisi cứ mãi thắc mắc đối với Ngài: “Được thôi, để xem coi ngươi sẽ làm gì đây? Chúng ta sẽ ném đá nàng ta chứ? Người có muốn chúng ta thả nàng ta đi không? Hãy động não đi”.
            Vì thế, Chúa Jêsus đã đứng dậy, đối mặt với mẫy gã đó rồi thốt ra lời lẽ đã vang dội qua 20 thế kỷ như tiêu chuẩn căn bản của sự công bằng trong mọi cuộc điều tra về pháp lý: Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhất ném đá vào người(8:8). Khi ấy, Ngài cúi xuống và một lần nữa dùng ngón tay viết trên đất. Một lần nữa, chúng ta không biết Ngài đã viết ra điều gì.

Những nhắc nhớ về Núi Sinai

            Phần kết luận cho thấy đây là một hành động viết lách và nội dung chẳng có gì quan trọng ở đây. Hành động viết lách chỉ ra điều gì chứ? Hãy nhớ, trước hết Chúa Jêsus đang trao đổi với ai ở đây!?! Đây là những người Pharisi, họ vốn chìm đắm trong lịch sử của Cựu Ước. Họ biết rõ phần lịch sử của dân Israel cả về trước và về sau. Giờ đây, hãy tự hỏi mình một câu xem: Có ai khác trong lịch sử Israel đã viết bằng chính ngón tay của mình không? Chỉ có một nhân vật mà thôi. Chính mình Đức Giêhôva đã viết ra 10 Điều Răn trên đá bằng ngón tay của Ngài. Điều nầy đã xảy ra tại Núi Sinai, khi Đức Chúa Trời ban ra luật pháp Môise ở chỗ thứ nhứt.
            Khi Chúa Jêsus cúi xuống rồi dùng ngón tay mình viết trên đất, người Pharisi hiểu ngay việc viết lách của Ngài có ý nói gì rồi: Ngài không những là một nhân vật chuyên diễn giải luật pháp. Mà Ngài còn là Đấng ban ra luật pháp — giống như Đức Giêhôva là Đấng ban ra luật pháp ở chỗ thứ nhứt. Khi nhìn xem theo ánh sáng đó, hành động viết lách kia bằng ngón tay của Ngài hiển nhiên là cách xưng ra thần tánh của Ngài. Nếu việc ấy là kỳ lạ đối với chúng ta, sở dĩ như thế là vì chúng ta không suy nghĩ giống như người Pharisi. Ngay lập tức họ đã nắm bắt được biểu tượng đó.
            Sứ điệp là đây: Chúa Jêsus là Đấng ban ra luật pháp không những có quyền xét đoán người đàn bà nầy; mà Ngài còn có quyền xét đoán họ nữa. Người Do thái nhớ lại Sinai và họ vốn hiểu chính xác những gì Ngài đang phán. Bằng cách viết trên đất, Ngài đang xưng nhận mọi đặc quyền đều thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Ngài đang làm những gì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm.
Ta cũng không xét đoán ngươi
            Giăng nói cho chúng ta biết rằng mấy gã đàn ông kia bắt đầu bỏ đi từng người một, những người lớn tuổi đi trước, còn những người trẻ hơn tiếp theo sau. Có lẽ những người lớn tuổi nhận thức được tình trạng tội lỗi của họ và khi đối mặt bởi những cách xưng nhận của Đức Chúa Jêsus Christ, họ không thể đứng trong sự hiện diện của Ngài được nữa. Những người trẻ tuổi hơn cảm thấy tự tin, tự mãn, dám chắc ở trong lòng, song khi các tay đồng minh của họ biến mất, thái độ tự tín của họ cũng tan biến theo luôn.
            Cuối cùng, chỉ có Chúa Jêsus và người đàn bà kia còn ở lại — và đám đông đứng quan sát kia. Mọi kẻ tố giác nàng đều đã bỏ đi hết rồi. Ngài sẽ làm gì đây? Chúa Jêsus đứng dậy một lần nữa rồi phán cùng người đàn bà — lần đầu tiên và cũng là lần duy nhứt: Hỡi mụ kia, những kẻ cáo ngươi ở đâu? Không ai định tội ngươi sao? (8:10). Câu đáp của nàng rất đơn giản: Lạy Chúa, không ai hết.
            Chúa Jêsus sẽ làm gì với nàng ta? Đây là một người đàn bà chẳng màng chi về tội tà dâm. Nàng ta đã sống một đời sống chung chạ bừa bãi, tìm cách thỏa mãn mau qua trong vòng tay của những gã đàn ông vô danh. Giờ đây, sự thực đáng buồn đó đã bị đưa ra chỗ công khai. Chúa Jêsus sẽ làm gì đây? Liệu chính mình Ngài có xét đoán người đàn bà nầy không? Rốt lại, nếu có ai đủ tư cách ném đá người đàn bà nầy, thì người đó là Chúa Jêsus.
            Thế nhưng Ngài không xét đoán nàng ta. Mà ngược lại, Ngài tuyên bố một câu đượm đầy ơn tha thứ: "Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa(8:11).
            Bây giờ, khi người đàn bà nầy sắp sửa rời đi, mặt trời đang bắt đầu hiện lên trên đường chân trời phía Đông. Khi những tia sáng đầu tiên của buổi bình minh rọi vào hành lang của nữ giới, chúng chạm trọn vào gương mặt của nàng. Đúng lúc đó, Chúa Jêsus phán với đám đông đang nhóm lại kia: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống (8:13). Thông điệp chuyển tiếp rất rõ ràng: Người nào đến với Chúa Jêsus đang bước ra khỏi bóng tối tăm đạo đức và bước vào ánh sáng của một đời mới. Người đàn bà nầy — bị bắt quả tang phạm tội tà dâm — là Tang Vật A của lẽ thật quan trọng đó. Tội lỗi của nàng ta đã phạm phải dưới sự bao phủ của bóng tối tăm. Từng được tỏ ra nơi sự sáng, Chúa Jêsus đã xua những kẻ tố cáo nàng ta đi, tha thứ tội lỗi của nàng ta, rồi đặt nàng ta trên một con đường đời mới hướng tới tương lai.
Từ tội nhân đến thánh đồ
            Đối với người nào đã sống trong bóng tối tăm tội lỗi, nếu họ chịu đến với Chúa Jêsus, họ sẽ tìm gặp chính một việc mà người đàn bà nầy đã tìm được — ơn tha thứ và đổi mới mục tiêu đạo đức. Người đàn bà nầy — người đàn bà phạm tội tà dâm nầy, người đàn bà tội lỗi nầy, người đàn bà đỏ đen nầy — đã được Đức Chúa Jêsus Christ tha thứ và được ban cho một mục đích mới trong cuộc sống. Nàng ta đã bước vào là một tội nhân và đã bước ra là một thánh đồ. Nàng ta đã bước vào trong ô uế; nàng ta đã bước ra trong sự thanh sạch. Nàng ta đã bước vào trong tội lỗi; nàng đã bước ra trong sự vô tội. Nàng ta đã bước vào trong bóng tối tăm; nàng ta đã bước ra với sự sáng chiếu rọi của Chúa Jêsus đang soi sáng tận đáy linh hồn của nàng.
            Đấy là một phép lạ của Tin Lành. Đấy là những gì Đức Chúa Jêsus Christ có thể làm. Ngài có thể bắt lấy một đời sống đang chìm xuống thấp rồi cất nó lên cao. Ngài có thể nắm lấy một đời sống thật tội lỗi rồi Ngài làm cho đời sống ấy được ngay thẳng trở lại. Ngài có thể nắm lấy một đời sống bị tan vỡ rồi Ngài chữa lành cho đời sống đó. Ngài có thể bắt lấy một người đàn bà bị xã hội ruồng bỏ rồi Ngài làm cho nàng ta được tiếp nhận trở lại. Ngài có thể bắt lấy một gã thâu thuế bị người ta ghét bỏ rồi khiến người ấy trở thành một công dân tốt nhứt trong cộng đồng. Ngài có thể bắt lấy một phụ nữ đang sống với một người chồng và Ngài có thể khiến cho nàng trở thành một nhà truyền đạo bốc lửa cho Tin Lành của Ngài. Đấy là những gì Đức Chúa Jêsus Christ có thể làm.
Dây Kéo Mắc Kẹt
            Ngài có thể bắt lấy ai đó đang mặc chiếc áo bẩn thỉu của đời sống cũ rồi qua người, họ có thể đổi áo cũ để lấy những chiếc áo mới. Phần nhiều người trong chúng ta cần phải nghe thấy lẽ thật ấy. Chúng ta cần phải đổi những bộ quần áo cũ để lấy những bộ quần áo mới.
            Cho phép tôi minh họa. Những đứa trẻ nhỏ thích thử những bộ quần áo mà cha mẹ chúng đang mặc. Chúng thích mặc cái áo sơmi của Bố hay chiếc áo cánh của Mẹ và chúng thích đi xung quanh nhà mang lấy những đôi giày cao gót hay mấy đôi giầy bốt xỏ hết cái chân của chúng vào đó. Thật là vui khi làm như thế vì chúng có thể giả bộ là chúng đã lớn rồi. Mặc lấy “quần áo người lớn” là một phần của việc khám phá xem thực sự bạn là ai. Đây là lối sống trong một vài phút đồng hồ mà chẳng có vướng điều gì lớn lao. Khi bạn còn nhỏ, bạn có thể khoác lấy những bộ quần áo người lớn và rồi lại cởi chúng ra.
            Phần nhiều người trong chúng ta đã làm y như vậy về mặt tình cảm đang khi chúng ta đã lớn khôn rồi. Chúng ta thử nhiều nhân cách khác nhau. Ngày nầy chúng ta thử khoác lấy nhãn hiệu “dễ thương và  hài hước”. Chúng ta khoác lấy bộ mặt đó trong một lúc, rồi cởi bỏ nó ra. Rồi chúng ta tìm cách mặc lấy nhân cách có nhãn hiệu “đần độn”. Chúng ta khoác lấy bộ mặt ấy trong một lúc, rồi cởi bỏ nó ra. Theo thời gian chúng ta tìm cách khoác lấy thật nhiều nhân cách — Đứa Con Trung Thành, Chú Hề, Kẻ hay Tán Gái, Kẻ Chuyên Ngồi Lê Đôi Mách, Học Trò Ngoan, Đứa Con Ngoan Của Mẹ, Bạn Của Mọi Người, Kẻ Hay Nóng Giận, Nổi Loạn Không Cần Biết Lý Do, Nữ Hoàng Dạo Chơi, v.v…. Phần lớn chúng ta đều khoác lấy 5 hay 6 nhân cách khác nhau khi chúng ta lớn lên. Mỗi một nhân cách thích ứng với chúng ta trong một thời gian ngắn, nhưng rồi chúng ta lột bỏ nó và tìm cách khoác lấy nhân cách khác.
            Thế rồi một số người trong chúng ta có được sự khám phá rất khủng một ngày kia. Cái áo choàng nhân cách sẽ không sao cởi ra được. Vì lý do nào đó, dây kéo mắc kẹt và chúng ta không sao cởi nó ra được. Và một số người trong chúng ta đã bị kẹt trong cái áo choàng nhân cách không lành mạnh trong 10, 20, 30 hoặc thậm chí 40 năm. Chúng ta đã tìm cách khoác lấy nó khi còn là thanh thiếu niên và chúng ta bị kẹt với nó kể từ đó. Nó thực sự không vừa khít với chúng ta nhưng chúng ta không biết cách thức để rủ bỏ nó. Chúng ta vẫn khoác lấy cái áo choàng có nhãn hiệu: “Kẻ gây rối” hay “Đứa con biết vâng lời” hoặc “Đang tìm kiếm tình yêu” hay “Kẻ Hay Nóng Giận” mặc dù cái áo choàng chẳng còn vừa khít với chúng ta cách đây nhiều năm. Vì vậy, bạn sẽ bị phê phán trọn cả đời mình, hay bị lấn ép cả đời, hoặc lăng nhăng cả đời. Và bạn chẳng biết cách thế để thay đổi cuộc sống ấy.
Chúa Jêsus có thể thay đổi cái tủ quần áo của bạn
            Tôi có thể chia sẻ lẽ thật Tin Lành với bạn không? Chúa Jêsus có thể thay đổi cái tủ quần áo của bạn đấy. Sứ điệp của Ngài rất đơn sơ: “Nếu ngươi chịu cất tay mình ra khỏi dây kéo, ta sẽ tháo nó ra”. Có thể bạn nghĩ rằng vì nó bị kẹt cứng trong 30 năm, bạn phải sống theo cách ấy cho đến đời đời. Không! Sứ điệp Tin Lành, ấy là mặc dù bạn bị kẹt với một nhân cách thối tha trong nhiều thập niên, Đức Chúa Jêsus Christ bước đến rồi nói: “Nếu ngươi cho phép ta, ta sẽ lột bỏ bộ y phục đời sống cũ của ngươi rồi ta sẽ đổi chúng lấy bộ y phục mới”. Đến cuối cùng, bạn sẽ xinh tốt hơn bạn từng có trước đây.
            Đấy là quyền phép của Đức Chúa Jêsus Christ. Đấy là những gì Tin Lành có thể làm. Ngài lấy những miếng giẻ rách đời sống cũ và thay thế chúng bằng tấm vải mang thương hiệu mới.
            Đối với tôi đấy là trọng tâm hình thái lạc quan của Kinh thánh muốn nói tới. Đấy là chỗ mà toàn bộ sứ điệp nầy kết hợp lại. Qua Đức Chúa Jêsus Christ sự thay đổi như thế là khả thi. Qua Đức Chúa Jêsus Christ những thói hư tật xấu của nhiều thập niên sẽ bị thay đổi hết. Qua Đức Chúa Jêsus Christ những lối hành xử có tính cách hủy diệt sẽ bị thay đổi và đời sống của bạn sẽ được biến đổi hoàn toàn.
            Qua Đức Chúa Jêsus Christ mặc dù bạn bước vào hôm nay với một đời sống cũ, bạn có thể bước ra với một đời sống mới. Đấy là lời hứa của Tin Lành.
            Đấy là lý do tại sao tôi rất vui mừng về tương lai của tôi. Đấy là lý do tại sao bạn cần phải vui vẻ về tương lai của bạn. Sự thay đổi quả là khả thi. Bạn không nên trụ lại ở chỗ mà bạn đang sống trước đây.
Ba câu kết thúc
1. Hình thái lạc quan theo Kinh thánh là khả thi vì nó dựa trên Tin Lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ chớ không dựa trên mọi hoàn cảnh của bạn. Đấy là một nguyên tắc cụ thể phải nắm lấy vì bạn có thể đang đối diện với những hoàn cảnh khó khăn ngay lúc nầy, và khuynh hướng của bạn sẽ nói: “Ông không nói về trường hợp của tôi”. Có thể bạn đang nếm trải thời điểm khó nhọc về tài chính và bạn nghĩ: “Chẳng có gì thay đổi đặng điều nầy”. Hay cuộc hôn nhân của bạn có thể đang lâm vào rắc rối và ly dị dường như là phần kết luận sau cùng. Có thể bạn đang đứng ở chỗ mất việc làm. Hay mất sức khỏe. Hoặc mất đi mơ ước bạn đã từng theo đuổi trong nhiều năm trời. Sẽ có rối rắm trong gia đình của bạn hay ở trường hoặc nơi sở làm. Và khi bạn điều nghiên hoàn cảnh, bạn không thể tìm được chỗ nào để thấy có sự khích lệ.
         Nhưng thế thì chẳng là vấn đề gì đâu. Sống lạc quan là khả thi vì hình thái lạc quan theo Kinh thánh yên nghỉ trên mọi lời hứa của Tin Lành chớ không đặt trên mọi hoàn cảnh của bạn. Bao lâu Tin Lành còn là sự thực (và hiển nhiên là như vậy), sự thay đổi quan trọng là khả thi, mặc dù đương ở trong những hoàn cảnh rất vô vọng.
2. Hình thái lạc quan theo Kinh thánh là khả thi vì công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn là một tiến trình, chớ không phải là một sản phẩm. Điều nầy đưa chúng ta ngược về với Rôma 8:28. Đâu là “ích” mà mọi sự hiệp lại nhắm vào đó chứ? Theo văn mạch, “ích” là việc ngày càng trở nên giống nư Đức Chúa Jêsus Christ hơn. Nói như thế là muốn nói bất cứ điều chi xảy ra cho bạn có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn góp phần vào mục tiêu tối hậu để bạn một ngày kia càng trở nên giống như Đức Chúa Jêsus Christ hơn — phản chiếu bổn tánh Ngài trong mọi sự bạn nói và làm. Đối với phần lớn chúng ta, đây là một quá trình cả đời không hề kết thúc ở phía bên nầy của mồ mả.
            Nhưng triễn vọng ấy làm thay đổi cách thức chúng ta nhìn vào thất vọng và chán nãn. Nếu mục tiêu số #1 của Đức Chúa Trời là khiến tôi ra giống như Đức Chúa Jêsus Christ, thế thì Ngài có nhiều bài học để dạy dỗ tôi. Phần lớn các bài học đó chỉ có thể đến qua chứng đau đầu và khó khăn vì phần lớn chúng ta tiếp thu nhiều qua các thời điểm khó nhọc hơn là chúng ta tiếp thu qua những lúc suông sẻ.
            Công tác của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn là một quá trình chẻ thẳng vào những điểm yếu của bạn rồi từ từ phát triển bổn tánh của Đức Chúa Jêsus Christ ở bên trong. Nhưng việc ấy ý nói có cơ sở cho hình thái lạc quan — ngay cả trong những tình huống tệ hại nhất — vì những thời điểm khó nhọc có ý nói rằng Đức Chúa Trời khó hành động ở trong bạn để khiến bạn ra giống nhiều như Con của Ngài.
            Không một điều gì là phung phí cả. Không một điều gì xảy ra cho bạn mà có ý đồ hủy diệt bạn đâu. Ngay cả những cuộc công kích và vu khống của kẻ thù đều được phép của Đức Chúa Trời vì một mục đích cao cả hơn trong đời sống của bạn. Mọi sự đều có một mục đích trong đời sống của bạn. Mọi sự. Sự thực cho thấy rằng bạn không luôn luôn nhìn thấy như thế thì chẳng có nghĩa là phủ nhận sự thực đó.
            Vậy, hãy vui lên đi. Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị trong đời sống của bạn, đặc biệt là trong những thời điểm khó nhọc.
3. Hình thái lạc quan theo Kinh thánh là khả thi vì mọi lời hứa của Đức Chúa Trời trỗi hơn cuộc sống nầy. Đấy là sự khác biệt giữa hình thái lạc quan theo Kinh thánh và lối suy nghĩ tích cực. Lối suy nghĩ tích cực kết thúc tại mồ mả. Còn hình thái lạc quan theo Kinh thánh thì trỗi hơn cuộc sống nầy. Nó dựa trên mọi lời hứa của Đức Chúa Trời, là những điều trỗi hơn đời sống nầy dẫn tới đời sống hầu đến.
            Sáng nay, tôi có nhận được những tin tức đáng buồn. Sara Spurny đã qua đời khoảng 4:30 chiều hôm nay. Phần nhiều người trong các bạn chưa biết bà ấy vì bà ấy là một người rất trầm tỉnh. Nhưng bà và ông Spurny cùng cô con gái là Marta đã đến nhóm tại hội thánh nầy mấy năm qua. Họ luôn luôn ngồi ngay hàng ban-công phía tây của nhà thờ. Cách đây hai tháng, các y bác sĩ nói cho Bà Spurny biết rằng bà mắc chứng ung thư không thể giải phẩu được. Họ đã tìm cách sử dụng hóa trị, song mọi việc điều trị không thể làm thay đổi chi được nữa. Cách đây mấy ngày, các y bác sĩ nói cho Marta biết rằng giờ chỉ còn là thời gian thôi.
            Cái chết của bà là cú đánh rất khó nhọc cho tôi theo cách riêng vì gia đình Spurny là một trong những gia đình đầu tiên làm bạn với chúng tôi khi chúng tôi dời đến Oak Park cách đây hai năm. Tôi không biết lý do tại sao lại xảy ra như vậy, nhưng không cứ cách nào đó chúng tôi đã trở thành bạn bè tốt với nhau. Mỗi Chúa nhật, Ông và Bà Spurny đều đến, bắt tay tôi, và Bà Spurny luôn mĩm cười với tôi. Họ dạy cho tôi một ít tiếng Czechoslovakian, và mỗi tuần chúng tôi có thể vui đùa với nhau.
            Mấy đứa con của tôi, chúng rất quí Marta và Bố Mẹ của bà. Trong hai năm qua, họ đưa chúng tôi ra nhà hàng gần bờ sông để dự tiệc Giáng Sinh vì có những tay đầu bếp xưa đứng nấu. Chúng tôi yêu quí họ và họ rất mến thích chúng tôi.
Những khuôn mặt rạng rỡ
            Bây giờ thì Bà Spurny đã qua đời rồi. Khi tôi hay tin, tôi nhớ lại lần sau cùng tôi đã gặp bà. Cách đây mấy tuần, Mục sư Brian Bill và tôi đi đến nhà của bà. Trông bà rất ốm yếu. Chứng ung thư đã làm trọn công việc ghê khiếp của nó. Khi chúng tôi gặp bà, chúng tôi biết sẽ không còn lâu nữa đâu. Nhưng bà rất lịch thiệp hơn bao giờ hết. Khi chúng tôi ngồi ở cái bàn trong nhà bếp, Mục sư Brian đọc Thi thiên 34. Khi ông đọc đến câu 5, ông dừng lại trong một chút: Chúng ngửa trông Chúa thì được chói-sáng, mặt họ chẳng hề bị hổ thẹn. Vì một lý do nào đó tôi chưa hề chú ý đến câu Kinh thánh đặc biệt đó. Nhưng khi ông đọc đến câu ấy, tôi nhìn lên Bà Spurny. Gương mặt của bà thật là rạng rỡ. Mặc dù chứng ung thư sắp tước đi sự sống của bà, nó không hủy diệt được tâm linh của bà. Bà nói với chúng tôi: “Tôi không sợ chết đâu. Tôi sẵn sàng đi gặp Chúa đây”.
            Có một bộ mặt rạng rỡ mới mẻ trên thiên đàng sáng nay. Bà đã có mặt ở đó trong khoảng 5 giờ đồng hồ.
            Đấy là dòng cuối cùng, có phải không? Đối diện ngay cả với sự tệ hại nhất mà cuộc sống cung ứng cho là điều rất khả thi, và đối diện với nó bằng hy vọng và bằng hình thái lạc quan vì mọi lời hứa của Đức Chúa Trời trỗi hơn mồ mả.
            Trên thiên đàng chẳng còn có chứng ung thư, chẳng còn có đau ốm, chẳng còn có chứng Alzheimer, chẳng còn có bịnh AIDS nữa. Trên thiên đàng chỉ có sự rạng rỡ và vui mừng khi nhìn thấy Đức Chúa Jêsus Christ mặt đối mặt.
Điều tốt đẹp nhất chưa đến
            Có phải bạn vui mừng về tương lai của bạn không? Nếu bạn là một con cái của Đức Chúa Trời, bạn cần phải vui mừng về tương lai của bạn. Đức Chúa Jêsus Christ luôn quan phòng đến quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn. Ngài quan phòng đến quá khứ của bạn bằng cách tha tội cho bạn. Ngài quan phòng hiện tại của bạn khi Ngài phán:Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu (Hêbơrơ 13:5). Ngài quan phòng đến tương lai của bạn khi Ngài phán: Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó (Giăng 14:1-3)
            Nếu bạn là một con cái của Đức Chúa Trời, bạn đang ở trong hai bàn tay nhơn lành. Quá khứ của bạn đã được tha, hiện tại của bạn được bảo đảm, và tương lai của bạn được quyết chắc. Đối với con cái của Đức Chúa Trời, điều tốt đẹp nhất vẫn chưa xảy đến.
            Thắc mắc duy nhứt còn chừa lại là đây: Bạn có nhìn biết Ngài chưa? Bạn có nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chưa? Đâu là hy vọng của bạn về tương lai?
            Vào ngày Chúa nhật Cải Chánh nầy, chúng ta cùng đứng với Martin Luther, John Calvin và các nhà cải chánh quan trọng khác trong việc tuyên bố rằng hy vọng của bạn phải đem đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ và chỉ nơi một mình Ngài mà thôi.
            Bạn có nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chưa? Bạn có đặt lòng tin cậy của bạn ở nơi Ngài chưa? Ngài là thiện ở ngày hôm qua, Ngài là thiện cho hôm nay, Ngài là thiện cho tất cả những ngày mai sẽ tới đến. Bất luận điều chi xảy ra cho bạn, bạn sẽ ở trong hai bàn tay nhơn lành nếu bạn đang ở trong hai bàn tay của Ngài vì hai bàn tay của Ngài đang tể trị thế gian. Hãy đặt đời sống của bạn vào hai bàn tay của Ngài, và bạn sẽ không bao giờ thất vọng đâu. Chúng ngửa trông Chúa thì được chói-sáng, mặt họ chẳng hề bị hổ thẹn.
            Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì mọi lời hứa đời đời kia. Chúng con cảm tạ Ngài vì niềm hy vọng không hề vơi khi thời gian trôi qua. Chúng con cảm tạ Ngài vì ban cho chúng con một tương lai thậm chí ngay cả sự chết cũng không thể hủy diệt được. Chúng con cảm tạ Ngài vì đã thay thế niềm hy vọng hay hư mất của đời nầy bằng niềm hy vọng còn mãi cho đến muôn đời. Nguyện chúng con cứ tin rằng trong Đức Chúa Jêsus Christ, chúng con có những gì chúng con cần — hôm qua, ngày nay, ngày mai và cho đến đời đời. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét