Bánh
Sống Mỗi Ngày
– Mathiơ
6:11
Trước khi chúng ta bắt đầu: Hãy đưa ra ba việc mà bạn
cầu nguyện thường xuyên nhất. Tại sao Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu xin Ngài
tiếp trợ cho bánh ăn “đủ ngày”?
Với kiến nghị nầy, chúng ta xây góc linh trình của chúng
ta sang Bài Cầu Nguyện Của Chúa. Ba lời cầu xin đầu tiên hướng sự chú ý của
chúng ta vào Đức Chúa Cha. Chúng ta được truyền cho phải . . .
Cầu nguyện với Đức Chúa Cha về Danh của Ngài – Danh Cha được thánh.
Cầu nguyện với Đức Chúa Cha về Vương quốc của Ngài – Nước Cha được đến.
Cầu nguyện với Đức Chúa Cha về Ý Chỉ của Ngài – Ý Cha được nên.
Phần thứ hai của Bài Cầu Nguyện Của Chúa dạy chúng ta phải
cầu xin cho bản thân mình và cho tha nhân. Chúng ta cần phải . . .
Cầu nguyện xin sự tiếp trợ – Xin cho chúng tôi hôm nay
đồ ăn đủ ngày.
Cầu nguyện xin được tha thứ – Xin tha nợ cho chúng tôi.
Cầu nguyện xin sự bảo hộ – Chớ dẫn chúng tôi vào sự
cám dỗ.
Một cái nhìn tóm tắt vào Bài Cầu Nguyện Của Chúa cho thấy
rằng có một từ đánh dấu phân nửa đầu tiên của lời cầu nguyện và một từ khác đánh
dấu phân nửa thứ hai của lời cầu nguyện. Từ ngữ cho phân nửa đầu tiên là “Cha" – Danh Cha, Nước Cha, Ý Cha. Từ ngữ cho phần nửa thứ
nhì của lời cầu nguyện là “chúng tôi" – Xin ban cho chúng tôi,
tha tội chúng tôi, dẫn dắt chúng tôi. Bằng cách sắp đặt mọi việc theo cách nầy,
Chúa Jêsus đang dạy cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải bắt đầu với những
sự Đức Chúa Trời quan tâm. Chúng ta cần phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời về những
việc mà Ngài quan tâm đến nhiều nhất. Khi chúng ta đã thấy rõ như thế, chúng ta
cần phải cầu nguyện xin những điều mà chúng ta quan tâm – Bánh ăn hàng ngày, sự
tha thứ, và sự bảo hộ của chúng ta trong giờ cám dỗ. Chúng ta khởi sự ở trên trời
và rồi trở xuống đến tận đất, đây là khuôn mẫu của mọi khải thị thiêng liêng.
Chúng ta khởi sự ở trên trời và rồi trở xuống tận đất,
đây là khuôn mẫu của mọi khải thị thiêng
liêng.
Đức
Chúa Trời và các nan đề của bạn
Trong nửa phần thứ nhì của lời cầu nguyện nầy, Đức Chúa
Trời được đưa thẳng vào chính các chi tiết nhỏ nhất đời sống hàng ngày của
chúng ta. Nếu phân nửa thứ nhứt của lời cầu nguyện dường như quá riêng tư, nếu
phân nửa thứ nhứt dường như quá lý thuyết, nếu dường như nó quá thần học –
không phải như thế đâu – nhưng nếu vì một lý do nào đó nó là như thế, nhất định
bạn sẽ hiểu rõ và kéo đến gần phân nửa thứ nhì bài cầu nguyện của Chúa vì nó rất
quan trọng đối với bạn và các nan đề bạn đang đối diện với trong đời sống hàng
ngày của bạn.
Chúng ta hãy nhìn vào phân nửa thứ nhì của lời cầu nguyện
rồi phân tích chỗ đó một chút. Nó chứa ba lời cầu xin - “đồ ăn đủ ngày”, “tha nợ chúng tôi”, và “chớ dẫn chúng tôi vào sự cám dỗ”. Phân nửa lời cầu xin đó
bao phủ sự tiếp trợ, sự tha thứ và sự bảo hộ. Nếu bạn suy nghĩ về ba việc
nầy, chúng nhắm vào mọi nhu cần trong cuộc sống:
Phần tiếp trợ nhắm vào hiện tại của bạn.
Tha thứ nhắm vào quá khứ của bạn.
Sự bảo hộ nhắm vào tương lai của bạn.
Không những thế, nó còn nhắm vào từng chi tiết của bạn
theo cách riêng. Sự tiếp trợ nhắm vào thân thể của bạn. Tha thứ nhắm vào linh hồn bạn. Sự bảo hộ nhắm vào
tâm linh của bạn. Mọi sự có thể được đưa hợp pháp vào sự
cầu nguyện trong Bài Cầu Nguyện Của Chúa. Đấy là lý do tại sao bỏ qua Bài Cầu
Nguyện Của Chúa là một sự sai lầm tai hại hay nghĩ rằng bài cầu nguyện đó chỉ
là một nghi thức của sáng Chúa nhật. Bài cầu nguyện ấy còn hơn cả khuôn mẫu
dành cho sự cầu nguyện. Nếu bạn hiểu bài cầu nguyện ấy theo bề rộng của nó, mọi
sự mà bạn có thể cầu xin một cách hợp pháp đều được chứa: một là trong phần nửa
thứ nhứt hay phân nửa thứ hai của lời cầu nguyện long trọng nầy.
Bánh
Nóng Đến Từ Trời
Giờ đây, chúng ta sẵn sàng để nhìn vào nửa phần thứ hai của
bài cầu nguyện. Phần nầy bắt đầu với lời cầu xin sự tiếp trợ: “Xin cho chúng tôi hôm
nay đồ ăn đủ ngày”. Có hai từ chúng ta cần phải suy nghĩ đến trước khi chúng ta
xem xét ý nghĩa sâu sắc hơn của lời cầu xin nầy. Thứ nhứt, đây là
lời cầu nguyện xin cho có bánh [cơm] ăn,
chớ không phải xin bánh ngọt. “Xin
cho chúng tôi hôm nay đồ ăn [cơm]
đủ ngày”. Từ Hylạp nói tới “bánh” đề cập đến thứ thức ăn phổ thông, thường nhật. Nó không có
ý nói tới thứ thức ăn nhất thời. Nó muốn nói tới thứ thức ăn bình thường, hàng
ngày. Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng khi chúng ta cầu nguyện,
chúng ta cần phải cầu xin cho có bánh ăn [cơm]
bình thường, mỗi ngày.
Chúa Jêsus đang nói cho chúng ta biết rằng khi chúng ta cầu nguyện,
chúng ta cần phải cầu xin cho
có bánh ăn [cơm] bình thường, mỗi ngày.
Ở trọng tâm của nó, đây là lời cầu nguyện xin cho có thức
ăn. Đây là lời cầu nguyện cần phải được thốt ra trước khi bạn ngồi xuống và ăn. Khi
nào là lần sau cùng bạn thực sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Chúa, làm ơn ban
cho con một bữa ăn?” Hầu hết chúng ta đều cần phải cầu xin ngược lại: “Ôi lạy Chúa, xin ngăn con đừng ăn bữa ăn khác, con đã ăn
quá nhiều rồi”. Lời cầu xin nầy nghe như đấy là lời cầu nguyện cần phải được thốt
ra bởi ai đó đang sống ở Haiti
hay Bangladesh .
Việc nầy đáng buồn đấy, song lại là sự thực. Chúng ta có rất nhiều đồ ăn mà
chúng ta nhận lãnh khi lời cầu xin nầy được nhậm, tuy nhiên chính lời cầu xin nầy,
từ đó đã hình thành một lời cầu nguyện quen thuộc của trẻ thơ – “Đức Chúa Trời là cao cả. Đức Chúa Trời là thiện.
Nguyện chúng ta hãy cảm tạ Ngài vì đồ ăn của chúng ta. Hết thảy chúng ta đều được
trưởng dưỡng bởi hai bàn tay của Ngài. Lạy Chúa, xin cho chúng tôi hôm nay
đồ ăn đủ ngày”.
Nhưng bánh trong Kinh thánh còn hơn thứ bánh theo nghĩa đen
nữa; nó cũng là biểu tượng nói tới mọi thứ nhu cần vật chất trong cuộc sống. Bánh
trong Bài Cầu Nguyện Của Chúa không những chỉ ra loại bánh mà bạn cắt ra rồi ăn
đâu. Mà nó còn chỉ ra mọi nhu cần thuộc thể và vật chất trong cuộc sống của
bạn nữa.
Martin Luther nói về “bánh đủ ngày”
Năm 1529, Martin Luther đã viết quyển “Giáo Lý Nhỏ” nổi tiếng của ông, trong đó ông giải thích ý
nghĩa của từng phần trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, 10 Điều Răn, và Bài Cầu Nguyện
Của Chúa. Đây là những gì ông nói về việc “xin ban
cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày":
Câu nầy muốn nói tới điều gì? Quả thực, Đức Chúa Trời
ban cho bánh ăn hàng ngày cho hạng người gian ác, thậm chí họ chẳng có lời cầu
xin như chúng ta có nữa. Nhưng chúng ta dâng lên lời cầu xin nầy, thì Ngài sẽ
giúp chúng ta nhận ra điều nầy và nhận lãnh bánh ăn hàng ngày của mình với sự cảm
tạ.
“Bánh ăn đủ ngày” có ý nói tới việc gì đây?
Mọi thứ trưởng dưỡng thân thể chúng ta và làm thỏa mọi nhu cần của nó, tỉ như: đồ
ăn, thức uống, quần áo, giày dép, nhà cửa, sân chơi, đồng ruộng, trâu bò, tiền
bạc, của cải, một người phối ngẫu tin kính, con cái tin kính, người giúp việc
tin kính, bậc cầm quyền tin kính và trung tín, nhà cầm quyền thật giỏi, thời tiết
tốt, bình an, khỏe mạnh, kỷ luật, cao trọng, bạn bè tốt, láng giềng vui vẻ và
nhiều việc khác giống như vậy.
Cụm từ “và giống như vậy” có ý nói tới bất cứ điều
chi Ngài đưa vào bảng danh sách đó. Nó có ý nói mọi thứ thuộc thể hay vật chất được
chứa trong từ ngữ “bánh”. Không những bạn đang cầu
xin để có bánh thuộc thể; bạn còn đang cầu xin về mọi thứ nhu cần thuộc thể và
vật chất trong cuộc sống.
Nếu bạn chưa ăn trong ba ngày,
có một thứ bạn mong muốn hơn bất cứ thứ chi khác, ấy là đồ ăn đủ ngày.
Trong lịch sử phiên dịch, một số người đã bị sốc vì một
bài cầu nguyện đáng được tôn cao như Bài Cầu Nguyện Của Chúa lại chứa một lời cầu
xin thiệt là trần tục như bánh ăn đủ ngày. Trải qua nhiều thế kỷ, một số
nhà giải kinh đã cho rằng bánh ăn hàng ngày tiêu biểu cho cái gì đó thật thuộc
linh hay thánh khiết giống như Tiệc Thánh vậy. Họ bị phật lòng vì một thứ rất
thế gian như bánh ăn hàng ngày và các nhu cần của cuộc sống lại có mặt trong một
bài cầu nguyện long trọng như vầy. Dường như nó không cần thiết và thậm chí chẳng
có chút gì thuộc linh ở đó hết. Hãy thử nói câu ấy với một người hay đói khát
xem. Nếu bạn chưa ăn trong ba ngày, việc duy nhứt bạn có cần chẳng có gì khác hơn
là bánh ăn hàng ngày. Lời cầu xin nầy là lời mời gọi của chúng ta khẫn thiết cầu
xin Đức Chúa Trời ban cho mọi nhu cần và những điều cấp thiết trong cuộc sống.
Bánh hàng ngày cho mọi nhu cần hàng ngày
Cụm từ “đủ ngày” cũng đáng để cho chúng
ta chú ý: “Xin ban
cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày”. Một nhà giải kinh gọi đấy là một từ rắc rối duy nhứt trong
toàn bộ bài cầu nguyện của Chúa. Từ ngữ Hylạp rất là khó vì nó chỉ xuất hiện có
hai lần trong Tân Ước – trong hai chỗ chứa Bài Cầu Nguyện Của Chúa. Và chẳng có
nhiều trường hợp của từ ngữ nầy ở bên ngoài Tân Ước. Vì vậy, giáo phụ Hội thánh
đầu tiên là Origen cho rằng có lẽ Mathiơ và Luca đã chuyển từ ngữ hiếm hoi nầy
từ nguyên gốc Aram vì chẳng có tiếng Hylạp tương đương. Song cách đây mấy năm,
những nhà nghiên cứu tìm thấy từ ngữ nầy trong một mảng văn xuất hiện trong
danh mục mua bán của một người phụ nữ. Bà ta viết ra những thứ mà mình sẽ mua
khi bà ta vào trong cửa hàng rồi kế đến là những khoản nhất định, bà ta viết ra
từ Hylạp được dịch là “đủ ngày”. Trong văn mạch ấy, từ
ngữ có ý nói, một là “mua thức ăn đủ ngày”, hoặc “mua thức ăn cho hôm nay thôi”. Từ ngữ đó làm sáng tỏ
ý nghĩa của từ ngữ nầy trong Bài Cầu Nguyện Của Chúa. Nó có ý nói: “cho chính ngày nầy” hay “cho ngày sắp tới”. Nếu bạn dâng lên lời cầu
nguyện nầy vào buổi sáng, bạn đang nói: “Lạy Chúa,
nguyện Ngài ban cho chúng con hôm nay những thứ vật chất mà chúng con có cần
cho hôm nay”. Nếu bạn dâng lên lời cầu nguyện nầy vào buổi tối, bạn đang
nói: “Lạy Chúa, nguyện Ngài ban cho chúng con ngày
mai những thứ mà chúng con có cần cho ngày mai”.
Chúng ta có thể rút ra hai kết luận từ hai luận điểm khơi
mào nầy. Thứ nhứt, sự thực Chúa Jêsus nhắc tới bánh dạy cho chúng ta
biết rằng các thứ vật chất không nằm ngoài lãnh vực của sự cầu nguyện. Đôi khi hạng người
có ý thức đã nghĩ rằng không cứ cách nào đó cầu xin các thứ vật chất là chẳng
có thuộc linh gì hết. Nói như thể không đúng đâu. Không những bạn là một linh hồn
hay một linh, mà bạn còn là một con người thực sự đang sống trong một thân thể
thực sự con người. Nếu thức ăn là thứ bạn có cần, lời cầu nguyện nầy dạy cho bạn
phải cầu xin cho có đồ ăn. Nếu tiền bạc là thứ bạn có cần, lời cầu nguyện nầy dạy
cho bạn phải cầu xin cho có tiền bạc. Nếu công ăn việc làm là thứ bạn có cần, lời
cầu nguyện nầy dạy cho bạn phải cầu xin để có một việc làm. Nếu sức khỏe là thứ
bạn có có cần, lời cầu nguyện nầy dạy cho bạn phải cầu xin cho có sức khỏe. Nếu
bất kỳ thứ thuộc thể nào là thứ bạn có cần, nếu đó là thứ hợp lẽ, chúng ta có sự
bảo đảm ở đây phải đem điều đó đến trước mặt Đức Chúa Trời. Những thứ vật
chất không bị loại trừ ra khỏi lãnh vực cầu nguyện.
Thứ hai, Chúa Jêsus đang dạy cho
chúng ta biết tầm quan trọng của từng phút một, 100% nương cậy vào Đức Chúa Trời
cho những thứ mà chúng ta có cần. Ngài đang dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta cần phải
học biết nương cậy vào Đức Chúa Trời trên cơ sở từng ngày một. Như Mục sư Matthew
Henry nói, điều nầy thực sự có ý nói rằng các môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ đều
cần phải “sống lần hồi, kiếm ngày nào ăn ngày đó”.
Bốn bước đến với việc sống với bánh ăn đủ
ngày
Với cái nền đó, đây là lý thuyết của tôi cho sứ điệp nầy.
Lời cầu xin quan trọng nầy “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày” còn hơn là một lời cầu xin nữa. Hiểu một cách
thích ứng, nó đang mô tả một cách nhìn toàn bộ vào cuộc sống. Lời cầu xin nầy đề
nghị một việc quan trọng về cung cách sống thực sự Cơ đốc. Bạn có thể gọi đấy
là Cuộc Sống Với Bánh Đủ Ngày. Cần phải nói như thế, nếu
bạn dâng lời cầu nguyện sáng nay với sự hiểu biết nầy, điều đó sẽ dẫn tới một
thái độ nhất định, một phương thức sống nhất định. Nếu lời cầu nguyện nầy từng
trở thành thực tại, trước tiên nó phải tác động cung cách mà bạn đang sống. Vì lẽ đó, tôi muốn đề nghị bốn bước cho Cuộc Sống Với Bánh Đủ
Ngày. Mỗi bước đến từ chính lời
lẽ trong câu gốc. Bốn bước nầy cho cuộc sống với bánh đủ ngày thực sự là
bốn đức tính cần phải có trong đời sống của bạn nếu lời cầu nguyện nầy từng trở
thành một thực tại.
1. Bước thứ nhứt
cho cuộc sống với bánh đủ ngày là thái độ biết ơn đối với Đức Chúa Trời vì mọi
phước hạnh của Ngài.
Bước thứ nhứt đến từ chữ thứ nhứt. “Xin ban cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày". Lời cầu xin nầy dạy cho chúng ta biết rằng mọi sự
chúng ta có đều đến từ Đức Chúa Trời. Mọi sự. Quần áo, đồ ăn, tình bạn, học vấn,
lý trí chúng ta sử dụng, lời lẽ chúng ta nói, mọi sự đều đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta bị đặt vào vị thế của những người đang
cầu nguyện: “Lạy Cha thiên thượng,
xin ban cho chúng con những gì chúng con có cần”. Chắc chắn đây phải là
sự dạy trọng tâm – thái độ biết ơn đối với Đức Chúa Trời cần phải đánh dấu đời
sống của chúng ta và chúng ta cần phải biết ơn đối với Đức Chúa Trời về mọi sự
mà Ngài đã làm.
Cuộc
sống quá ngắn ngủi
không
cần phải có một ngày xấu.
Hãy xem xét lời lẽ của Môise trong Phục truyền luật lệ ký 8:10: “Vậy,
ngươi sẽ ăn no nê, và ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vì cớ xứ tốt tươi
mà Ngài đã ban cho". Trong I Sử ký 29:14, David
nói: “Nhưng
tôi là ai, và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức dâng cách vui lòng như vậy?
Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng
qua là đã thuộc về Chúa”. Ở Thi thiên 145:16, một lần nữa David
tuyên bố: “Chúa
sè tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi loài sống". Bạn có từng dừng lại để suy nghĩ về sự rực rỡ của công cuộc sáng tạo chưa? Đức
Chúa Trời đã ấn định rằng chúng ta chẳng ăn thứ gì khác hơn là bùn. Bùn cho bữa
điểm tâm, bùn cho bữa trưa, bùn cho bữa ăn tối. Ngài có thể làm cho mọi sự biến
thành màu xám. Song Ngài chẳng làm như thế. Ngài đã dựng nên cả thế giới cho
chúng ta và Ngài tô vẽ nó bằng đủ thứ màu sắc. Ngài phán: “Nầy, hãy ăn và uống và nên mạnh mẽ. Mọi sự ta đã dựng
nên, ta đặt ở đây cho ngươi”. Cả thế gian đều thuộc về ngươi để thưởng thức.
Hãy ra ngoài đồng trống rồi ngước lên nhìn vào những đám mây bồng bềnh kia. Hãy
để cho mọng nước nhỏ giọt xuống gò má khi bạn ăn một trái đào ngon xem. Hãy nín
thở khi bạn nhảy ùa vào dòng nước lạnh như băng kia. Hãy trông chừng mấy đứa
cháu của bạn đang chơi đùa bên chơn của mình. Hãy trèo lên đỉnh Horn ở Colorado . Hãy lắng nghe
lúc hoàng hôn xuống với biến tấu “Goldberg”. Hết thảy mọi sự ấy đều
là các ân tứ đến từ Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Nguyên tắc tạo hiệu ứng của cuộc sống Cơ đốc là thái độ
biết ơn đối với Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước của Ngài. Mọi thứ có giá trị bạn đang có đều đến từ cách nầy hay cách khác từ
bàn tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Mọi sự bạn đang có ngay giờ phút nầy, kể cả chính hơi thở mà
bạn đang thở, đều được ban xuống như một sự ban cho từ Cha sáng láng trên cao. Lẽ
thật nầy cần phải khiến cho chúng ta càng biết ơn hơn nữa vì chính ân tứ sự sống.
Cách đây mấy năm, tôi có dự một cuộc phỏng vấn chừng mấy phút với Hamilton Jordan ,
Trưởng Ban Nhân Sự dưới thời của Tổng thống Jimmy Carter. Jordan đã viết
một quyển sách với đề tựa rất hay: Không Có Một Việc Gì Là Một Ngày Xấu Cả. Đấy là chính câu chuyện
của ông về việc bị chẫn đoán với chứng ung thư trong ba trường hợp phân biệt ở độ
tuổi 50. “Đề tựa ấy đến từ đâu?” phỏng vấn viên hỏi. Hamilton Jordan
nói, ông đã gọi điện cho một người bạn với chứng ung thư, ông ấy cũng là một người
cha với mấy đứa con còn nhỏ. Sau khi họ trao đổi trong một lúc, Ông Jordan đã hỏi lại: “Có phải anh có một ngày tồi tệ?” Người kia đáp: “Khi các y bác sĩ cho ông hay rằng ông chỉ còn có ba tháng nữa
để sống, chẳng có một việc gì là một ngày xấu cả”.
Đúng là một thế giới chơn thật đang nằm trong lời lẽ đơn
sơ đó. Nếu bạn biết mình còn sống trong mấy tuần nữa, mỗi ngày trở nên quí báu
và bạn không có thì giờ để có một “ngày xấu”. Bạn thức dậy mỗi sáng,
ngửi mấy đóa hoa hồng, và uống thứ thần dược gọi là sự sống. Thậm chí những khoảnh
khắc buồn rầu cần phải được thưởng thức và ghi nhớ vì những khoảnh khắc ấy rất
chóng qua. Tôi suy nghĩ về quan điểm của ông Jordan , ấy là trong phương thức lạ lùng nào đó, những gì đã
xảy đến với người cha trẻ kia là một sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Không phải
phần chết chóc vì phải nát lòng khi suy nghĩ đến nó. Nhưng phần khác kia, phần
nhìn biết rằng một khi bạn sẽ chẳng còn ở đây lâu nữa, bạn sẽ chẳng có thì giờ để
trụ lại trên chỗ tiêu cực. Bạn nhìn thấy cát trượt xuống từ chiếc đồng hồ cát
và bạn chọn và lựa một lần nữa để biến từng khoảnh khắc ra đáng kể.
Chúng ta cần phải cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời về mọi thứ chúng ta có cần,
không phải cho từng
mong muốn hoang dại thoạt đến với lý trí của chúng ta.
Điều nầy quả là khác biệt dường bao so với cách thức mà hầu
hết chúng ta đang sinh sống. Chúng ta có khả năng gặp những “ngày xấu” vì chúng ta đang hoạch định sinh sống một thời
gian lâu dài. Một “ngày xấu” là một ngày huy hoàng
chúng ta tạo cho bản thân mình vì chúng ta hình dung ra với nhiều năm sống, chúng
ta có thể bĩu môi hay phải đau khổ hoặc có một bữa tiệc đáng tiếc hay cảm thấy
buồn đau cho bản thân mình hôm nay. Người chết chẳng có một sự huy hoàng nào như
thế. Chỉ có người sống mới dám bước vào trong góc nhà mà hờn dỗi. Cách đây nhiều
năm, tôi có nghe ai đó nói rằng hạnh phúc là một sự lựa chọn. Mọi tính tốt và mọi
tật xấu đều là những sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra. Hạnh phúc là một sự lựa chọn.
Như vậy, thì cứ giận dữ. Rồi biết ơn. Tử tế. Uể oải. Kiên nhẫn. Rồi nghi ngờ. Và
đức tin. Chúng ta cứ sống theo cách chúng ta sống vì chúng ta chọn sống theo
cách ấy. Và chúng ta cứ trụ lại trên đường vì chúng ta chọn không thay đổi.
“Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi”, tác giả Thi thiên nói: “hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan” (Thi thiên 90:12). Thực làm sao! Cuộc
sống quá ngắn ngủi không nên có một ngày xấu xa.
Nó chỉ nhảy tới ăn mà thôi
Trong một bài giảng của ông, Mục sư Harry Ironside thuật
là một trường hợp, khi còn là thanh niên, ông bước vào quán kia để dùng bữa. Mấy
cái bàn đều đông người ngồi và ông tìm được chỉ có một chỗ để ngồi xuống đối
ngang với người kia. Vì vậy ông ngồi xuống rồi như theo thói quen, Mục sư
Ironside cúi đầu xuống rồi dâng lời cảm tạ. Người kia nhìn trừng trừng đang
khi ông làm vậy và khi Mục sư Ironside làm xong, người nầy mới nhìn vào ông rồi
hỏi: “Có chuyện gì với ông vậy? Có gì sai trái với
thức ăn chăng?” Ông nhìn xuống thức ăn rồi nói: “Không,
trông nó ngon đối với tôi”. Người kia nói: “Có gì đó trong mắt
ông vậy? Ông có bị đau đầu không đấy?” Mục sư Ironside đáp: “Không, tôi thấy khỏe mà”. Người kia hỏi: “Vậy thì sao ông làm vậy? Sao ông cúi đầu xuống?” Mục sư Ironside đáp: “À, tôi mới vừa cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ thức ăn mà tôi
sắp dùng đây”. Người kia nhìn ông rồi nói: “Ông
tin thứ đó à, có phải không? Thật là điên rồ”. Mục sư Ironside nói: “Thưa ông, ông không dâng lời cảm tạ vì thức ăn của mình
sao?” Người
kia nói: “Tôi không hề dâng lời cảm tạ.
Tôi chỉ nhảy vào ăn mà thôi”. Mục sư Ironside nhìn vào ông rồi nói: “Được thôi, ông rất giống với con chó của tôi đấy. Nó
cũng không dâng lời cảm tạ. Nó cứ nhảy tới ăn mà thôi”.
Bài học không nói tới việc cầu nguyện trước bữa ăn. Bài học
đang nói tới việc thực sự biết ơn đối với Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước của
Ngài. Về mặt cơ bản, có hai cách bạn có thể sống đời sống của bạn. Bạn có thể sống đời sống của bạn với
với chữ M [MAN] in và chữ g [god] thường hay một chữ G in [GOD] với chữ m [man]
thường. Bước thứ nhứt cho cuộc sống với bánh đủ ngày là bước đi với chữ G in và
chữ m thường. Đấy là sự biết ơn đối với Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước của
Ngài.
2. Bước thứ hai cho cuộc
sống với bánh đủ ngày là hài lòng với những gì Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho rồi.
Chìa khóa cho bước thứ hai nằm ở từ sau cùng: “Xin cho chúng tôi hôm
nay đồ ăn đủ ngày”. Chúng ta được kêu gọi hãy cầu xin bánh [cơm], chớ không phải bánh ngọt. Chúng
ta cần phải cầu nguyện “xin cho chúng tôi hôm
nay đồ ăn đủ ngày” chớ không phải “món tráng miệng đủ ngày”. Chúa Jêsus khích lệ
chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời vì mọi nhu cần của chúng ta, chớ không
phải tính tham ăn của chúng ta. Thực ra, cách gã ăn mày cầu
xin với lời cầu nguyện nầy sẽ rất khác biệt với cách một vương tử sẽ cầu xin với
lời cầu nguyện nầy. Nhưng nguyên tắc thì như nhau. Chúng ta cần phải cầu
nguyện và xin Đức Chúa Trời về những gì chúng ta thực sự có cần, chớ không phải cho từng
ao ước hoang dã thoạt đến trong lý trí của chúng ta. Lời cầu nguyện nầy không phải là một lời mời cầu xin cho có
sự giàu có lớn lao về vật chất để chúng ta có thể thêm vào dòng cuối của chúng
ta. Đây
cũng không phải là lời mời gọi nên cầu xin cho có mọi sự trong danh mục lễ
Giáng sinh sắp tới đâu. Những thứ ấy bản thân chúng chẳng có gì sai.
Thế nhưng câu gốc chép: “bánh” [cơm], chớ không phải “bánh kem sôcôla”. Chúng ta cần phải tin cậy Đức Chúa Trời về mọi
sự chúng ta thực sự có cần.
Khi Chúa Jêsus bắt tay vào nấu nướng
Bạn có bao giờ nghiên cứu cách Chúa Jêsus ăn uống chưa? Những
gì bạn tìm thấy thì rất là hay đấy. Trước tiên, Chúa Jêsus thưởng thức đồ ăn
ngon. Chúa Jêsus hay đến với các lễ hội, tiệc tùng, cùng những buổi chiêu đãi
thịnh soạn và xa hoa. Ngài đến thường xuyên đến nỗi người Pharisi gọi Ngài
là kẻ ham ăn mê uống.
Chúa chúng ta thưởng thức đồ ăn ngon. Ngài cảm thấy
như đang ở nhà giữa vòng sự giàu có của thế gian. Nhưng bất cứ khi nào
Chúa Jêsus thực hiện việc nấu nướng, mọi việc sẽ rất là khác biệt. Về mặt
cơ bản, có một món trên bảng thực đơn – cá nướng
và bánh mì. Chúa Jêsus có thể thưởng thức như một món quà những thứ tốt
đẹp của thế gian, nhưng khi chính mình Ngài thực hiện việc nấu nướng, thì sẽ rất
đơn sơ và bổ dưỡng. Chúa Jêsus chúng ta thực sự dễ chịu với người có quyền tước
và giàu có và Ngài không ngại dùng thức ăn của họ, nhưng khi Ngài thực hiện sự
nấu nướng, bảng thực đơn liền thay đổi.
“Lạy Chúa, đừng khiến con giàu quá hay nghèo quá.
Lạy Đức Chúa Trời, xin ban cho con bất cứ điều chi
Ngài nghĩ là đủ và con sẽ hài lòng”.
Vào đầu thập niên 1990, tôi du lịch qua Nga sô không lâu
sau khi có sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Trên đường trở về Mỹ, có nhiều người
muốn biết thức ăn gồm có những gì. Tôi chưa bao giờ ăn quá nhiều trong cuộc đời
tôi. Nghe như chúng ta có ba hay bốn bữa ăn mỗi ngày vậy. Bất cứ nơi nào chúng
tôi đến, chúng tôi thưởng thức sự mến khách của các tín hữu người Nga. Gia đình
người Nga trung bình không có nhiều thứ như người Mỹ có về mọi thứ trên đời nầy,
và tuy nhiên khi bạn đến đó, họ mở hết tủ ra rồi họ bày ra thứ họ có. Trong cuộc
thăm viếng của tôi, tôi được phước bởi một thông lệ đặc biệt có ở từng gia đình.
Ở phần đầu bữa ăn, hết thảy chúng tôi đều
đứng rồi cúi đầu xuống cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ thức ăn. Tiếp đến, chúng
tôi ngồi xuống cùng nhau dùng bữa. Ở cuối bữa ăn, chúng tôi đứng dậy một lần nữa
và chúng tôi cầu nguyện, cảm tạ Đức Chúa Trời vì những gì chúng tôi mới vừa nhận
lãnh. Mọi việc ấy tạo nên cái chạm đầy năng quyền trên đời sống của tôi. Đấy là điều Chúa Jêsus đang nói tới.
Đấy là ý nghĩa của việc nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho bạn đồ ăn đủ ngày –
phải thực sự cảm tạ và thực sự hài lòng với những gì Ngài đã tiếp trợ cho.
Phần nhiều người trong chúng ta cần phải suy gẫm lời lẽ của Châm ngôn 30:7-9:
“Tôi có cầu Chúa hai điều;
Xin chớ từ chối trước khi tôi thác: Xin dan xa khỏi tôi sự lường gạt và lời dối
trá; Chớ cho tôi nghèo khổ, hoặc sự giàu sang; Hãy nuôi tôi đủ vật thực cần
dùng, E khi no đủ, tôi từ chối Chúa, Mà rằng: Đức Giê-hô-va là ai? Và lại kẻo e
tôi bị nghèo khổ, ăn trộm cắp, và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng”.
Đúng là một triễn vọng tuyệt vời về sự sống. “Lạy Chúa, đừng khiến con giàu
quá hay nghèo quá. Lạy Đức Chúa Trời, xin ban cho con bất cứ điều chi Ngài nghĩ
là đủ và con sẽ hài lòng”.
3. Bước thứ ba cho
cuộc sống với bánh ăn đủ ngày là tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ làm thỏa mãn mọi
nhu cần của tôi từng ngày một.
Bạn có thể tìm gặp nguyên tắc nầy ở hai chỗ trong câu gốc
của chúng ta: “Xin ban cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày”. Cuộc sống với bánh ăn đủ ngày ý nói tin chắc rằng Đức Chúa
Trời sẽ tiếp trợ những gì bạn có cần trên cơ sở từng ngày một. Kinh nghiệm của
con cái Israel
trong đồng vắng Sinai cung ứng một minh họa đầy quyền năng về nguyên tắc nầy. Xuất
Êdíptô ký 16 ghi lại câu chuyện. Con cái Israel mới vừa băng qua Biển Đỏ. Sau
phép lạ tuyệt vời nầy, họ khởi sự lằm bằm. Giờ đây, họ đang ở giữa sa mạc và họ
nói: “Tại sao ông đưa chúng tôi ra đây chứ? Ít nhất
chúng tôi còn có ăn trong xứ Aicập. Ai quan tâm đến các phép lạ chứ?
Chúng tôi chắc là đói cho tới chết quá”. Vì vậy, Môise đến với Đức Chúa Trời rồi thưa rằng:
“Chúa ơi, con gặp rắc rối với dân sự của Ngài”. Đức Chúa Trời bèn
phán: “Ngươi nghĩ ngươi gặp phải nhiều nan đề sao? Ta mới
là gặp nan đề đây. Hãy bảo chúng phải sẵn sàng vì ta sẽ tiếp trợ thức ăn
cho chúng”. Vì vậy, Đức Giêhôva sai mana và chim cút đến với con cái Israel . Chim
cút sẽ bay là thật thấp trên mặt đất lúc ban đêm. Sáng hôm sau, người Do thái sẽ
thấy sương trên mặt đất và khi sương tan đi, họ sẽ thấy loại bánh nếm như bánh
lạt với mật ong vậy. Mana.
Đức Chúa Trời sẽ bằng lòng tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta,
nhưng chỉ trên cơ sở từng ngày một.
Mọi huấn thị của Đức Chúa Trời rất đặc biệt: “Hãy đi ra rồi lấy đủ cho nhu cần của bản thân mình và gia
đình mình. Nhưng đừng lấy quá số cần thiết”. Tại sao chứ? Vì nếu bạn lấy nhiều hơn số
mình có cần, nó sẽ bị hỏng đi và sâu bọ sẽ xâm nhập vào chim cút. “Vào ngày trước ngày Sa-bát, ngươi có thể thu thập cho hai
ngày, chỉ thế thôi. Bất cứ ai tìm cách nhiều mana sẽ kết thúc với một đống bánh
sâu hóa ở trong, sanh mùi hôi thối”. Tôi dám chắc nếu tôi có mặt ở đó, tôi sẽ sai mấy
đứa con tôi ra ngoài với chiếc xe cút kít trong tuần lễ đầu tiên đó rồi bảo
chúng: “Hãy đặt xe dưới giường ngủ. Các con chưa bao
giờ biết đâu, điều nầy sẽ không có nữa ở ngày mai”. Tôi nghĩ tôi sẽ nhìn
thấy mọi thứ bị sâu hóa trong hai ba tuần khi chỉ tìm cách giữ cho nó được an
toàn.
Đức Chúa Trời đang dạy dỗ chúng ta trong Cựu Ước chính sự
việc mà Ngài đang dạy dỗ chúng ta trong Tân Ước. Ngài bằng lòng tiếp trợ
cho mọi nhu cần của chúng ta, song chỉ trên cơ sở từng ngày một. Chúng ta không
thích sống theo kiểu ấy. Hầu hết chúng ta đều có tủ lạnh ở nhà đầy ắp với thức ăn.
Có thể chúng ta có một cái sườn bò và một số rau quả. Chúng ta có nhiều thức ăn. Chẳng
có gì sai trái với việc ấy, đồng thời, cái tủ lạnh đầy dẫy với thức ăn khiến
cho việc dâng lên lời cầu nguyện nầy cách thành thật thành ra khó. Chúng
ta lằm bằm những lời cầu nguyện thay vì thốt ra chúng tận đáy lòng vì chúng ta
biết chắc rồi là mình sẽ không bị đói.
Chúng ta không thích sống theo cách Chúa Jêsus đang nói tới
ở đây. Chúng ta không muốn sống theo kiểu từng ngay một. Thay vì thế,
chúng ta có những kế hoạch lương hưu, cổ phiếu, trái phiếu và nhiều sự chọn lựa.
Chúng ta muốn có những chính sách bảo hiểm nhân thọ bảo đảm một tương lai thật
an toàn. Nếu chúng ta tính như thế, lời cầu nguyện nầy sẽ đọc như sau: “Xin ban cho chúng tôi tuần nầy bánh ăn đủ tuần”. Hay “xin ban cho chúng tôi tháng nầy bánh ăn đủ tháng”. Hoặc tốt hơn nữa: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng tôi năm nay bánh ăn đủ năm. Chỉ
cần ban cho chúng tôi như thế ngay tức khắc và chúng tôi sẽ thấy bình an
ngay. Khi ấy chúng tôi sẽ tin cậy Ngài".
Đức Chúa Trời không làm việc theo cách đó. Ngài làm việc
bằng cách dạy dỗ dân sự Ngài từng phút một phải nương cậy nơi Ngài.
Sự bất ổn gia tăng
Cuộc sống đang bất ổn. Phần lớn chúng ta không có đủ tiết kiệm để trải qua cho đến
tháng sau. Bạn có thể sống tốt đẹp và rồi một ngày kia bác sĩ nói: “Tôi rất tiếc, các thử nghiệm đều xác quyết rõ
ràng. Ông đã bị ung thư”. Cuộc sống của bạn phải tái sắp đặt lại ngay
trong giây thứ nhì. Chỉ khi ấy bạn nghĩ mình sẽ lãnh hội đủ mọi thứ, một căn bịnh,
mất việc làm, sự sụp đổ cả đế quốc mà bạn từng ghép lại, chúng xảy ra thật
nhanh chóng. Một lý do Đức Chúa Trời để cho mọi sự nầy xảy ra là đưa
chúng ta ra khỏi chỗ tự tín đến chỗ tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Từ chỗ nương cậy
vào bản ngã đến chỗ nương cậy vào Đức Chúa Trời. Từ chỗ tin tưởng vào chính khả
năng của mình đến chỗ tin tưởng vào chỉ một mình Ngài mà thôi.
Cách đây không lâu, tôi trao đổi với một bà mẹ độc thân,
bà nầy làm chủ công việc làm ăn của mình. “Công việc tiến
triển thế nào rồi?” Bà mỉm cười rồi nói: “Chúng tôi cứ mãi mê với
công việc. Tháng Sáu nầy hơi căng đấy. Nhưng tôi có hai việc làm cho
tháng Bảy. Chúng tôi sẽ không sao trong tháng Bảy. Chỉ thế
thôi. Chỉ khi nào chúng tôi sắp sửa cạn kiệt, Đức Chúa Trời mới đưa một
chút công việc đến”. Sống như thế chẳng phải là dễ, nhưng bà mệnh phụ đó đã khám phá
ra một việc mà ai nấy trong chúng ta là những người có nhiều tiền bạc chưa bao
giờ khám phá ra được. Bà ấy khám phá ra Đức Chúa Trời sẽ làm thỏa mãn mọi nhu cần của bà ta.
Hết
thảy chúng ta sẽ ăn từ chính cái bàn đó.
Điều nầy có ý nói rằng chúng ta sẽ không hoạch định trước
sao? Không phải đâu. Bạn nên hoạch định trước. Làm thế là theo Kinh thánh đấy. Bạn
nên hoạch định trước, nhưng bạn không nên lo lắng trước. Có một sự khác biệt rất
lớn. Bạn nên hoạch định trước. Bạn không nên lo lắng trước. Toàn bộ
quan điểm xin bánh ăn đủ ngày là dạy cho chúng ta biết
sống từng ngày một. Những người nam người nữ nào đang ở trong chương trình 12 Bước đều biết sống như thế là sao rồi. Chữa lành cho cuộc
sống bề trong là một nguyên tắc cơ bản: Bạn có thể thấy khá hơn, nhưng bạn phải
tính theo từng ngày một. Bạn không thấy khá hơn từng tuần hay từng tháng một. Bạn
thấy khá hơn trên cơ sở từng ngày một. Đấy là một nguyên tắc rất quan trọng. Cuộc sống với bánh ăn đủ
ngày có nghĩa là tính sống từng ngày một và tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ chăm
sóc cho mọi nhu cần của bạn hết ngày nầy qua ngày khác.
4. Bước thứ tư cho cuộc
sống với bánh ăn đủ ngày là rời rộng đối với người nào kém may mắn hơn.
Nguyên tắc nầy ra từ chữ “chúng tôi” - “Xin ban cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày”. Câu ấy không nói: “Xin ban
cho tôi đồ ăn đủ ngày”. Đấy là một lời cầu nguyện khác biệt hoàn toàn. Bạn
không bao giờ được mời cầu nguyện chỉ cho bản thân mình. Mỗi lần bạn dâng
lên lời cầu nguyện nầy, bạn được tươi mới, được khích lệ và thậm chí được truyền
cho phải cầu xin cùng với anh chị em của mình. Hết thảy chúng ta đều ăn
từ cùng một cái bàn đó. Lời cầu xin nầy truyền đạt một sự to lớn, một sự rộng rãi, một sự
bao la cho những lời cầu xin của bạn. Nó đưa bạn ra khỏi cái khung hẹp mọi nan đề
của bạn rồi nó mở ra cho bạn thấy cả thế giới con người hết thảy ở chung quanh
bạn. Tư tưởng nầy chạy ngược lại với khuynh hướng của xã hội hiện đại. Trong thị
trường chỉ có kẻ bền bĩ mới tồn tại mà thôi. Chính bạn phải nhìn ra rồi biết chắc
rằng không có ai lấn lướt trên bạn. Có một thế giới chó ăn thịt chó ở ngoài kia.
Hễ ai lao động khó nhọc nhất kiếm được nhiều nhất. Thế gian nói: “Hãy lên tới đỉnh bất cứ cách nào bạn có thể”. Khác biệt dường bao
khi so với lời lẽ của Chúa Jêsus ở Luca 6:38: “Hãy
cho, người sẽ cho mình”. Ngoài kia là một khu rừng và thế giới kinh doanh được điều
hành bằng luật rừng. Chỉ có kẻ bền bĩ mới tồn tại. Bạn mong tìm được vị trí “số 1”. Đây là một cuộc chiến công khai và bạn phải bằng lòng nhắm
vào ai đó nếu đấy là cách để lên tới đỉnh. Điều nầy hoàn toàn ngược lại với
những gì Chúa Jêsus đề nghị ở đây.
Nền kinh tế theo Kinh
thánh
Đây là bốn nguyên tắc nhấn mạnh sự kêu gọi chia sẻ với những
ai kém thiếu hơn bạn:
Những
gì bạn có được giao cho bạn
để
bạn ban nó cho người khác.
Nguyên tắc 1: Mọi sự bạn có đều đến từ
Đức Chúa Trời.
Nguyên tắc 2: Mọi sự được ban cho bạn đều
được ban cho trong sự tin tưởng đối với bạn.
Nguyên tắc 3: Các ơn phước bạn đang có
không được ban cho bạn vì lợi riêng của bạn.
Nguyên tắc 4: Những gì được ban cho bạn
với sự tin chắc là bạn sẽ chia sẻ nó với người khác.
Những gì bạn có không chỉ được sử dụng cho bản thân bạn đâu;
nó được sử dụng để làm ích cho nhiều người khác nữa. Bạn sẽ gọi điều nầy
là Nền Kinh Tế Theo Kinh thánh. Những gì bạn có được giao
cho bạn để bạn ban nó cho người khác. Khi
nói Bánh Ăn Đủ Ngày cho chúng tôi là nhìn thấy một thế giới
con người túng thiếu và tổn thương. Chúng tôi ám chỉ rằng bạn không cầu nguyện một mình. Phải nói là chúng tôi thay vì tôi hay của tôi, truyền đạt một sự phóng
khoáng trong lời cầu xin của bạn. Đây là sự phóng khoáng, chớ không phải từ thiện;
nhân đức, hay lợi lộc. Hầu hết chúng ta đều có mọi thứ chúng ta cần để ăn hôm
nay và ngày mai chúng ta sẽ có đủ thứ chúng ta cần và ngày mốt và ngày kia nữa.
Tuy nhiên, thế giới của chúng ta thì đầy dẫy với hạng người đói khát. Khi chúng
ta cầu nguyện “Xin ban cho chúng tôi
hôm nay đồ ăn đủ ngày”, chúng ta có thể không bao giờ cầu xin giống như thể chúng
ta là hạng người duy nhứt trên thế gian. Chúng ta cần phải cầu xin với
suy nghĩ về người nghèo thiếu ở chung quanh chúng ta. Và nếu chúng ta
không suy nghĩ về người nghèo thiếu ở chung quanh chúng ta, chúng ta không cần
phải dâng lên lời cầu nguyện nầy mà chi.
Khi người giàu cầu nguyện, ông ta cũng sẽ cầu xin cho
Laxarơ khốn khổ kia ngồi nơi cổng. Và nếu lời cầu xin của người giàu là chơn thật,
ông ta sẽ biết chắc rằng Laxarơ có nhiều hơn mấy miếng bánh vụn để ăn. Nếu Đức
Chúa Trời đã ban cho bạn hai cái bánh và anh em bạn chỉ có một, cái bánh dư kia
không phải để đem cất đâu. Nó hiện hữu là để chia sẻ. Đấy là những gì lời cầu
nguyện nầy nói tới. Đó là bước thứ tư cho cuộc sống với bánh ăn đủ ngày.
Một chỗ để bắt đầu
Lời cầu xin nầy, giống như bao lời cầu xin khác, mở ra
cho chúng ta bước vào một phương thức mới nhìn vào cuộc sống. Nó còn hơn
cả một vài từ trên một mãnh giấy nữa. Đây là những gì đời sống Cơ đốc muốn nói
tới. Vậy thì, cuộc sống với bánh ăn đủ ngày là gì chứ? Cho phép tôi tóm tắt
lại. Cuộc sống với bánh ăn đủ ngày là:
1.
Biết ơn đối với Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước
của Ngài.
2. Hài lòng với những gì Đức
Chúa Trời đã ban cho bạn.
3. Tin chắc rằng Đức Chúa
Trời sẽ làm thỏa mãn mọi nhu cần của bạn từng ngày một.
4. Rời rộng đối với nững ai kém may mắn hơn bạn.
Biết ơn. Thỏa lòng. Tin cậy. Rời rộng. Đấy là những gì Cuộc Sống Với Bánh Ăn Đủ Ngày đang nói tới. Nếu bạn dâng lên lời cầu nguyện nầy đủ, đó là chỗ mà bạn
sẽ kết thúc. Đấy không phải là chỗ tồi tệ để kết thúc.
Chuyến đi ra của Bob và
Amber
Lời cầu xin nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời
rất vui thích muốn nghe lời cầu nguyện của chúng ta, thậm chí khi chúng ta đang
cầu xin những thứ dường như là nhỏ nhoi hay trần tục hoặc “chưa quan trọng đủ” để quấy rối Đức Chúa Trời. Đối với hầu hết
chúng ta, phần thách thức thực sự là học biết đặt từng chi tiết của cuộc sống ở
trước mặt Chúa. Bob và Amber Leland đã dừng lại để gặp tôi lần sau cùng trước
khi rời khu vực Chicago
để trở lại Irian Jaya đặng dấn thân vào phục vụ công cuộc truyền giáo. Khi
chúng tôi gặp nhau, Bob có đôi điều cần phải xác định trong lý trí của ông. Ông
đã nhận một số giấy tờ và nói ông muốn kiểm tra lại để trả lời cho một số thỉnh
cầu. Ở đó có gần 50 khoản khác nhau bao trùm nhiều lãnh vực khác nhau về sinh
hoạt của hội thánh chúng tôi. Từng điều một đã được ghi ra và ngày tháng được
chú thích nữa. Một số được gắn nhãn “còn tiếp” và các thứ khác được
dành cho các nhu cần đặc biệt. Chúng tôi lần qua từng thỉnh cầu một. Bob yêu cầu
tôi nói cho ông biết không biết có nên trả lời cho từng thỉnh cầu ở đây
không!?! Ông sẽ ghi Có,
Không, hay Chưa đều nương vào những gì
tôi nói. Một số lời thỉnh cầu đều nhắm vào những việc đại loại như phục hưng hội
chúng và quyền phép thuộc linh trong sự rao giảng Lời của Đức Chúa Trời. Nhiều
lời thỉnh cầu khác rất là đặc biệt, tỉ như thêm nhân sự vào chức vụ thiếu niên
của chúng tôi. Cứ thế mà chúng tôi lần qua, cả hội thánh, ban trị sự, và Học viện
Cơ đốc Oak Park
nữa. Một số lời thỉnh cầu quay trở lại bốn hay năm năm. Tôi lấy làm lạ khi tôi
nghĩ đến sự trung tín của hai tôi tớ nầy về công việc của Đấng Christ trong sự
cầu nguyện từ bờ biển “Bird’s Head” của Irian Jaya.
Tôi yêu cầu Bob khi ông và Amber khởi sự viết ra những lời
thỉnh cầu và ghi chú những câu trả lời. Ông nói cho tôi biết họ đã khởi sự vào
năm 1971 vì “chúng tôi đã chán với đời
sống cầu nguyện của chúng tôi. Dường như là chúng tôi đã cầu nguyện, cầu nguyện,
song chẳng hề nghe thấy bất kỳ câu trả lời nào hết”. Vì vậy, gần 40 năm qua
họ đã khởi sự ghi ra những lời thỉnh cầu đặc biệt. Bất cứ khi nào họ nhất trí cầu
xin việc gì đó hay ai đó, họ quyết định quay trở lại rồi tìm kiếm cách Đức Chúa
Trời trả lời cho sự cầu nguyện của họ. Và đấy là lý do tại sao họ đã đến tại văn
phòng tôi cho lần thăm viếng sau cùng. Họ muốn biết Đức Chúa Trời đã làm gì qua
những lời cầu nguyện của họ. Bob nói cho tôi biết sau ba thập niên lo làm công
việc nầy, họ đã khám phá ra khoảng 89% lời cầu xin của họ đã được trả lời Được, 2% được trả lời Không, và khoảng 9% được trả
lời là Chưa. Ông nói với một nụ cười: “Thật là khó bàn bạc về việc nầy quá”. Bob nói đúng. Thật là
khó bàn bạc với mọi sự ấy.
Một
tấm lòng cảm tạ không thể yếm thế.
Lưu ý: Tôi đã viết hai mẫu
tin gần cả chục năm rồi. Tôi đã không gặp Bob trong một thời gian dài cho tới
khi tôi giảng ở New Brunswick
vào tháng Giêng năm 2009. Ông đến đó vì ông và Amber đã hưu hạ ở miền Bắc bang Maine cách đây mấy năm. Sau
khi gặp tôi, ông trao cho tôi một trang giấy những lời cầu nguyện mà ông và Amber
đã cầu thay cho chúng tôi – cho tôi và vợ tôi, chức vụ của tôi, mấy đứa con của
tôi, và cho những mối quan tâm riêng của chúng tôi nữa. Tôi có thể làm chứng rằng
Bob và Amber là hạng người “thật thẳng thắn”. Họ xem trọng sự cầu
nguyện, và vì lẽ đó tôi không có gì phải ngạc nhiên khi phần nhiều lời cầu nguyện
của họ đều được Chúa nhậm hết.
Hãy theo dõi những câu trả
lời của Chúa
Tôi ngần ngại chia sẻ câu chuyện của họ vì nó có thể bị lạm
dụng rất dễ dàng. Có người nghĩ rằng cầu nguyện giống như chơi thứ máy đánh bạc
vậy. Và nhiều người khác nghĩ đếm các câu trả lời cho những lời cầu xin của bạn
thì chẳng có gì là thuộc linh hết. Tôi không nghĩ đến tỉ lệ phần trăm của sự việc,
nhưng tôi nghĩ Bob và Amber Leland đã tìm thấy một giải pháp thực tiễn cho nan đề
nhàm chán nơi sự cầu nguyện. Họ cứ mãi giữ việc lần theo những câu trả lời của Đức
Chúa Trời. Làm thế nhất định là theo Kinh thánh rồi. Tỉ lệ phần trăm sẽ làm cho
câu chuyện thêm phần đáng nhớ hơn. Tại sao phần nhiều những lời cầu xin của họ đều
được nhậm chứ? Tôi nghĩ sở dĩ như thế là vì Bob và Amber đã dâng mình họ vào việc
nhìn biết và làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Khi bản thân họ lấy làm vui
thích nơi Chúa, ao ước của Ngài trở thành một phần ước ao của họ nên khi họ cầu
nguyện, họ thực sự cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Tại sao chúng ta lại
lấy làm lạ khi Đức Chúa Trời nhậm lời cầu xin của chúng ta khi chúng ta cầu
nguyện theo ý muốn của Ngài? Chúng ta không mong giữ theo Lời của Ngài sao? Có
lẽ chúng ta hết thảy đều được ích bởi giữ một thành tích những lời cầu xin của
chúng ta và những câu trả lời của Đức Chúa Trời. Nhất định điều nầy nằm trong
tinh thần của Chúa Jêsus là Đấng đã phán: “Hãy xin, sẽ được” (Mathiơ 7:7).
Nhà buôn nô lệ trở lại đạo là John Newton đã bày tỏ lẽ thật
nầy bằng lời lẽ của một bài thánh ca như sau: “Bạn nên đến
với một vì Vua, bạn mang theo những lời thỉnh cầu; vì ân điển và quyền phép của
Ngài thể ấy, chẳng có gì là quá nhiều khi cầu xin”.
Nhượng bộ, chịu thua, hay
dâng lên lời cảm tạ
Mục sư A. W. Tozer từng lưu ý rằng “một tấm lòng cảm tạ không thể yếm thế”. Tôi đã dừng lại khi
tôi đọc thấy rằng vì chúng ta nhất định đang sinh sống trong một kỷ nguyên yếm
thế. Người yếm thế là một người, đã nhìn thấy thường xuyên về mặt xấu của bản
chất con người, nó khó mà có giá trị gì ở bề mặt. Mặt khác, một người thể ấy có
thể là thực tế hơn so với một gã chuyên mộng mơ chẳng hề thắc mắc bất cứ điều
gì. Phương châm nổi tiếng của phóng viên báo chí thoạt đến trong trí: “Nếu mẹ bạn nói bà ấy yêu thương bạn, hãy coi lại xem”. Phải đấy, thật lấy làm
tốt khi kiểm tra lại mọi việc và có một liều hoài nghi đúng mức khi tiếng nói
trong điện thoại hiến cho bạn một chuyến đi Hawaii “miễn phí” nếu bạn chỉ lắng nghe
rao hàng trong một giờ đồng hồ – tất nhiên là chẳng có áp lực nào hết.
Song đấy chẳng phải là toàn bộ câu chuyện đâu. Một ít yếm
thế có thể là tích cực, song giống như bất kỳ đức tính nào, có có thể mau chóng
trở thành một tật xấu. Tấm lòng biết ơn đến từ việc nhận biết chỉ
có Đức Chúa Trời mới là nguồn của mọi ơn phước của chúng ta. Mọi sự khác đều từ đó
mà ra. Tôi có những gì tôi có vì Đức Chúa Trời đã bằng lòng cho tôi có những thứ
đó. Tôi sống nơi tôi sống vì Đức Chúa Trời đã bằng lòng cho tôi sống ở đó. Tôi
chào đời trong một gia đình đặc biệt vì Đức Chúa Trời đã bằng lòng như thế. Tôi
ra đời ở Tennessee, lớn lên ở Alabama, gặp vợ tôi ở Chattanooga, vào thần học
viện ở Dallas, làm Mục sư quản nhiệm ở California, Texas và Illinois, rồi giờ đây
đang sinh sống ở Tupelo, Mississippi vì Đức Chúa Trời đã bằng lòng như thế. Chúng
tôi có ba con trai và hai con dâu tuyệt vời. Thêm nữa, chúng tôi có hai con chó
săn xuất sắc. Và thậm chí các nan đề của tôi (không có nhiều lắm đâu) được phân phát cho tôi bởi bàn tay của một
Đức Chúa Trời yêu thương.
Đức
Chúa Trời không hề nói “Ôi chao”
Cuộc sống là một chuyến hành trình với nhiều đường cong
và ngã rẻ và khi tôi lần tới ngày sinh nhật thứ 60 – chỉ còn 3 năm nữa thôi –
tôi thấy rằng tôi tin vào quyền tể trị của Đức Chúa Trời nhiều hơn trước đây
bao giờ. Nói như thế là nói chẳng
có một việc gì là may mắn, hay số phận hoặc cơ hội cả. Điều nầy bao gồm các
chi tiết thường nhật của cuộc sống và những việc thực sự là vấn đề như sống và
chết, khỏe mạnh và đau yếu, và những gì tương lai đang nắm giữ cho những người
thân của chúng ta. Tôi có nghe một bé gái nói, khi có ai đó hỏi nó học cái gì ở
Lớp Trường Chúa Nhật, nó đáp rằng nó học được “Đức Chúa
Trời không hề nói “Ôi chao””. Thật là yên ủi khi biết như thế vì chúng ta đang
sống trong thế giới “Ôi chao!”, ở đó lầm lỗi bị phạm phải
luôn, thường xuyên bởi hạng người có ý thức.
Kẻ hồ nghi yếm thế thực sự cho rằng Đức Chúa Trời nhìn biết
hay quan tâm, và vì lẽ đó Ngài nhượng bộ đối với nghi ngờ, giận dữ, và đôi khi
thốt ra thất vọng. Nhưng người nào nhìn biết Đức Chúa Trời của họ đều biết Ngài
biết rõ dầu khi họ không biết, và thay vì nhượng bộ hay chịu thua, họ dâng lên
lời cảm tạ.
Chính tinh thần nầy khiến cho chúng ta phải cầu hỏi Đức Chúa Trời về bánh ăn đủ
ngày mà chúng ta có cần và khi ấy tin cậy Ngài sẽ đáp lời cầu nguyện mỗi khi, hết
ngày nầy sang ngày khác, theo cách riêng của Ngài, theo ý muốn của riêng Ngài.
Lạy Cha
giàu ơn, xin dạy chúng con biết tin cậy Ngài ngày càng thêm. Khi chúng con bị
cám dỗ tự tín, xin hạ chúng con xuống tới chỗ mà ở đó chúng con phải kêu xin sự
cứu giúp của Ngài. Xin tha thứ cho chúng con vì sinh sống giống như thể chúng
con là Đức Chúa Trời, còn Ngài thì không phải. Chúng con cảm tạ Ngài vì đã ban
cho chúng con chính xác những gì chúng con có cần, khi chúng con cần đến nó,
không quá sớm mà cũng không quá trễ. Sau khi nhận lãnh thật nhiều từ nơi Ngài,
chúng con cầu xin thêm một điều nữa. Xin ban cho chúng con tấm lòng biết ơn.
Amen.
Một lẽ thật cần phải ghi nhớ: Cuộc sống với bánh ăn
đủ ngày có nghĩa là tin rằng vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban cho bạn những gì bạn thực sự có cần khi bạn thực
sự có cần điều đó.
Vào sâu hơn
1.
Khi nào thì bạn thành thực cầu xin Đức Chúa Trời tiếp trợ cho đồ ăn, một khi bạn
đã có cái gì đó để ăn?
2.
Thi thiên 105 là một bài thơ thuật lại ơn giải cứu của Đức Chúa Trời cho người
Do thái ra khỏi Aicập. Từ Thi thiên nầy, hãy liệt kê ra những phương thức trong
đó Đức Chúa Trời tiếp trợ “bánh ăn đủ ngày” cho dân sự của Ngài.
3.
“Các môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ cần phải có
cuộc sống “lần hồi, kiếm ngày nào ăn ngày ấy””. Câu nói nầy có ý nói gì vậy? Bạn có đồng
ý hay không đồng ý? Câu nói nầy có liên quan tới tiền bạc tiết kiệm, việc đầu tư
của bạn, và tích lũy sự giàu có riêng không?
4.
Câu chuyện nói tới sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời về mana và chim cút (Xuất Êdíptô ký 16) dạy dỗ chúng ta điều
gì về đường lối Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta?
5.
Bạn bè của bạn có xem bạn là một người có tấm lòng biết ơn không? Tại sao và tại
sao không?
6.
Tại sao một người yếm thế không có tấm lòng cảm tạ? Và một tấm lòng biết cảm tạ
có thể chữa lành một tinh thần yếm thế ra sao?
Một bước hành động
Hầu hết chúng ta giống như đang lập các bảng danh sách vậy.
Chúng ta lập các bảng danh sách những việc cần phải làm, gặp gỡ người nào, các
dự án phải hoàn tất, và cứ thế. Hãy lấy bảng danh sách cần làm của bạn tuần nầy
rồi đổi nó thành một danh sách cầu nguyện. Thay vì sốt vó và bối rối về mọi
sự bạn phải lo làm trong mấy ngày tới, hãy đem bảng danh sách cần phải làm đến
với Chúa rồi nói: “Lạy Chúa, danh sách nầy
vượt quá đầu của con. Vượt quá sức lực, vượt quá sự khôn ngoan, vượt quá
năng lực của con. Lạy Chúa, con đem danh sách nầy đến với Ngài và cầu xin
Ngài thêm sức cho con và trợ giúp con”. Hãy giữ một cuốn sổ trong suốt tuần lễ tới để
biết cách thức Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét