Thành Tín Làm Trọn
Công Việc Của Ngài
– Philíp
1:6
“Đời sống Cơ đốc nhân là
một chuỗi phép lạ”. Mục sư Charles Haddon Spurgeon đã nói như thế, ông là nhà truyền
đạo người Anh nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. Nếu ông nói đúng, tại sao chúng ta
không nói tới các phép lạ đó? Khi một người bạn đến hỏi tôi câu hỏi ấy cách đây
mấy năm, tôi đã yêu cầu mấy người bạn nói cho tôi biết những phép lạ mà họ kinh
nghiệm cách riêng tư. Tất cả các câu chuyện đều rất hay, và một số có tính cách
dạy dỗ rất lớn. Đây là câu chuyện của một người:
Tối nay tôi
đọc với sự thích thú mọi lời phê phán của bạn về các phép lạ. Tôi tin Đức Chúa
Trời vẫn còn thực hiện nhiều công việc thật lạ lùng. Và mọi câu trả lời đều rất
ngoạn mục. Nhưng hầu hết những câu trả lời đối với tôi dường như là chẳng thức
thời.
Chúng ta thực
sự là thế hệ phải hài lòng liền tay. Tôi nghĩ chúng ta đọc Tân Ước rồi tự hỏi
lý do tại sao chúng ta không nhìn thấy Đức Chúa Trời thực hiện tức thì, ngoạn mục
mọi giải đáp cho sự cầu nguyện được đóng khung bằng những tràng sấm sét và nhiều
tia chớp nhoáng. Tôi nghĩ Ngài đang ban ra những câu trả lời rất ngoạn mục, chỉ
duy theo thì thuận tiện của Ngài. Tôi dựa theo kinh nghiệm riêng của tôi. Nếu
tôi yêu cầu người bạn thân của tôi cách đây 16 năm viết ra phần mô tả về tôi và
rồi yêu cầu cùng một việc ấy cho hôm nay, đây là phần kết luận bạn sẽ nhận được.
Đây là hai nhân vật khác biệt với rất ít điểm chung.
Điều gì đã
xảy ra? Chẳng thiếu gì hết, duy chỉ có thiếu phép lạ mà thôi! Tôi không theo
sát mọi hoàn cảnh, nhưng cách đây 16 năm, tôi đã ở phần cuối của sợi dây về mặt
tình cảm và về mặt thuộc linh. Ngày kia, tôi đã phải quì gối xuống rồi thưa với
Đức Chúa Trời, một là Ngài thay đổi tôi hoặc cất tôi về quê hương vì tôi không
muốn sống thêm một phút nào khác nếu đời sống
tôi cứ mãi y như nguyên cũ. Đấy là khi tôi khởi sự nghe thấy tiếng của
búa và cưa ở bên trong.
Khi nhảy
vào phần cuối của câu chuyện, hơn 16 năm qua Đức Chúa Trời đã dựng nên một người
hoàn toàn mới bên trong con người nầy. Phần lớn những con người bình thường đều
không nhận thấy được vấn đề đó. Và sự việc đó không xảy ra chỉ bằng cái nháy mắt.
Song đấy là một phép lạ! Sự thể rất ngoạn mục! Và không chỉ là từng ấy thôi đâu!
Những gì Đức Chúa Trời đã làm trong đời sống tôi thì nhiều lạ lùng hơn nếu Ngài
làm cho một cánh tay hay cái chơn mọc dài ra thay thế cho một cái tay hay cái
chơn bị cắt cụt — vì Ngài đã tạo ra một con người hoàn toàn mới. Ngài vẫn còn đang
làm phép lạ! Chúng rất ngoạn mục! Chúng nằm trong thì thuận tiện của Ngài! Nguyện
sự vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời!
Những phép lạ chung quanh
Khi tôi đọc câu chuyện của Ngài, thì tư tưởng thoạt đến với
tôi, ấy là có những phép lạ xảy ra quanh chúng ta nếu chúng ta chỉ nhướng mắt
lên rồi nhìn xem chúng. Nan đề của chúng ta, ấy
là chúng ta tìm kiếm những kết quả bề ngoài, ngoạn mục khi công việc của Đức
Chúa Trời, giống như cái hột cải nhỏ kia, bắt đầu ở một chỗ kín đáo bên trong tấm
lòng của con người. Mọi tường trình về sự chữa lành theo phần xác quả là thật kỳ
diệu — và tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài vẫn còn chữa lành khi trả lời cho sự
cầu nguyện hôm nay — phép lạ lớn lao chính là sự biến đổi một tội nhân thành một
thánh đồ bởi ân điển của Đức Chúa Trời.
Tôi thích một câu rất đặc biệt trong lời làm chứng vừa
qua: “Đấy là khi tôi khởi sự nghe thấy tiếng của búa
và cưa ở bên trong”. Nếu bạn là một tín đồ có bề dày thời gian, bạn biết rõ về tiếng
búa và cưa ở bên trong chính đời sống của
bạn. Các nhà thần học đều có một từ rất hay về việc ấy. Họ gọi đó là “sự nên thánh”. Đấy là công việc mà Đức Chúa Trời đang làm bên
trong tấm lòng của một người tin Chúa để biến người ấy thành một người hoàn
toàn mới.
Đây là 5 sự thực bạn cần phải biết về sự nên thánh:
Đây là công việc của Đức Chúa Trời.
Đây là một quá trình trọn cả đời.
Sự ấy không bao giờ hoàn tất trong đời nầy.
Đức Chúa Trời sẽ không dừng lại cho tới chừng nào công việc
đã được trọn.
Đức Chúa Trời sử dụng mọi sự xảy ra cho chúng ta — tốt và xấu — để khiến chúng ta ra giống
với Chúa Jêsus.
Với bài giảng nầy, tôi đang đến gần với phần cuối của loạt
bài có đề tựa là: “Đức Chúa Trời, Đấng bạn
có thể tin cậy”. Tuần tới là sứ điệp sau cùng và tôi sẽ nghỉ khoảng hai tuần, một
món quà gửi đến từ các trưởng lão đánh dấu năm thứ 10 làm Mục sư quản nhiệm Hội
thánh Calvary Memorial. Tôi tính giảng nhiều về tuần tới, nhưng tôi thu hẹp lại
thành hai Chúa nhật sau cùng, tôi muốn giảng về một số lẽ đạo rất quan trọng đối
với tôi trong hơn 10 năm qua. Nếu mọi điều tôi nói có điều chi nghe quen thuộc,
sở dĩ như thế là vì lời hứa của Đức Chúa Trời phải làm trọn công việc của Ngài
nơi chúng ta đã trở thành một lẽ đạo quí báu trong tấm lòng của tôi. Tôi tin
nhiều về việc ấy ngày nay hơn là tôi đã tin cách đây 10 năm.
Chúng ta hãy có một cái nhìn thật nhanh vào bốn phân đoạn
để neo tư tưởng của mình vào, ở các nơi đó nói tới quyết định của Đức Chúa Trời
muốn làm trọn công việc của Ngài nơi chúng ta.
I.
Ngài khởi sự công việc nơi chúng ta.
Hãy đặt lòng tin cậy về sự Ngài là Đấng đã khởi làm việc
lành nơi bạn, Ngài sẽ lo liệu sao cho việc ấy đi tới chỗ hoàn tất cho đến ngày
của Đức Chúa Jêsus Christ.
Hãy chú ý ba điều từ câu nói nổi tiếng nầy. Thứ nhứt, Đức
Chúa Trời chủ động sáng tạo khi khởi sự công việc nơi bạn. Ngài là Đấng “khởi làm việc lành” nơi chúng ta. Sự cứu rỗi luôn luôn bắt đầu với Đức
Chúa Trời. Ngài đi bước đầu tiên, và nếu Ngài không đi bước đầu tiên đó, chúng
ta sẽ chẳng manh động gì cả thảy. Có lẽ bạn đã nghe nói về nhà truyền đạo bị kiểm
tra để được sự tấn phong vào chức vụ. Khi người ta hỏi ông trở thành Cơ đốc
nhân bằng cách nào, nhà truyền đạo đáp: “Tôi làm phần
của tôi và Đức Chúa Trời lo phần của Ngài”. Nghe như thế thì sễ thắc mắc lắm đấy, vì
vậy số anh em trong hội chúng đã yêu cầu nhà truyền đạo giải thích “phần của ông trong sự cứu rỗi”. Nhà truyền đạo đáp: “Phần của tôi là chạy tránh Đức Chúa Trời bao xa như tôi có
thể chạy được”. “Phần của Đức Chúa Trời
là đuổi theo tôi, bắt lấy tôi rồi đem tôi vào trong gia đình của Ngài”. Đấy là câu trả lời
hoàn toàn theo Kinh thánh vì hết thảy chúng ta ra đời đều tránh né Đức Chúa Trời,
và nếu như Đức Chúa Trời không bật ra sáng kiến tìm kiếm chúng ta, chúng ta vẫn
sẽ còn tránh né Ngài.
Thứ hai, Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm phải làm trọn
công việc của Ngài nơi bạn. Tôi thấy đây là một tư tưởng rất khích lệ. Đức Chúa
Trời có một “việc lành” mà Ngài dự trù phải
hoàn tất nơi đời sống của bạn và của tôi. Đức Chúa Trời dự trù hết thảy con cái
của Ngài phải được biến đổi ra giống với Đức Chúa Jêsus Christ, và Ngài sẽ
không yên nghỉ cho đến khi nào “việc lành” ấy đã được làm cho trọn
vào lúc sau cùng.
Có lẽ bạn đã nhìn thấy mấy cái nút kia có ghi: PBPGIFWMY. Những chữ viết tắt nầy
đứng thay cho một lẽ thật rất quan trọng: “Please be
patient. God isn’t finished with me yet” (Làm ơn hãy kiên nhẫn.
Đức Chúa Trời chưa làm xong việc với tôi”). Cảm tạ Đức Chúa Trời, đó là sự thực. Có
thể là tôi trông chưa giống nhiều đâu — nhưng Đức Chúa Trời chưa làm xong việc
với tôi kia mà. Và khi bạn nhìn vào trong gương — và thậm chí sâu thẳm trong
linh hồn bạn, có thể bạn chưa giống với những gì bạn nom thấy, nhưng không phải
là vấn đề đâu. Đức Chúa Trời chưa làm xong việc với bạn kia mà.
Có những tin tốt và tin xấu trong lẽ thật nầy. Tin tốt, ấy
là khi Đức Chúa Trời chưa làm xong việc, chúng ta có hy vọng rất lớn về cuộc tương
lai. Tin xấu, ấy là khi Đức Chúa Trời chưa làm xong việc, Ngài sẽ không để
chúng ta lại như chúng ta hiện có đây. Ngài sẽ hành động trên chúng ta cho tới
chừng chúng ta được biến đổi ra giống như ảnh tượng của Đức Chúa Jêsus Christ. Hầu
hết chúng ta đều có một con đường thật dài phải đi — và một số người trong
chúng ta đều có một khoảng đường xa phải bước đi. Nhưng việc ấy không thành vấn
đề. Nếu bạn thấy mình đang lọt vào bãi bùn lầy thất bại, hãy can đảm lên. Hỡi
con cái của Đức Chúa Trời, Ngài chưa làm xong việc với bạn kia mà. Hãy chỗi dậy
rồi bước đi, hỡi quí bạn Cơ đốc của tôi ơi. Đức Chúa Trời chưa làm xong việc với
bạn đâu. Nếu bạn bị chuyển ra hàng ghế ngồi vì lỗi cá nhân, hãy tiếp thu bài học
mà Đức Chúa Trời sẵn sàng cho bạn và rồi hãy trở lại mà thi đấu.
Thứ ba, Đức Chúa Trời bảo đảm kết quả công việc của Ngài
nơi chúng ta. Không những Đức Chúa Trời khởi sự tiến trình, và tiếp tục tiến
trình, mà Ngài còn bảo đảm phần kết quả tối hậu của tiến trình đó nữa. Ngài sẽ “làm
trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ”. Câu nầy có ý nói rằng Đức
Chúa Trời sẽ không xây đi bởi bất kỳ loại khó khăn nào. Ngài đã quyết khiến cho
bạn ra giống với Chúa Jêsus đến nỗi cho dù bạn có tái phạm, điều đó sẽ không ngăn
trở việc hoàn tất mục đích của Ngài. Một ngày kia, bạn và tôi sẽ đứng trước mặt
Đức Chúa Jêsus Christ như con cái đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc — thánh khiết,
không vít, và trọn vẹn trong từng chiều kích. Chúng ta hôm nay phải nắm lấy tầm
nhìn đó. Nhưng một ngày tốt hơn sẽ đến cho dân sự của Đức Chúa Trời. Những gì
là bất toàn sẽ được làm cho trọn vẹn. Những gì chưa làm xong sẽ phải được làm
cho xong. Cái gì thiếu thốn sẽ được bổ sung đầy đủ. Cái gì là một phần sẽ được đổi
thành toàn phần. Điều chi kém thiếu chưa đủ sẽ được làm cho đầy trọn. Thứ gì
tan vỡ sẽ được làm cho lành trở lại. Thứ chi tổn thương sẽ được chữa lành cho. Điều
chi yếu ớt sẽ được làm cho mạnh mẽ lên. Cái gì tạm thời sẽ được biến thành vĩnh
viễn.
Đức Chúa Trời đã hứa làm việc ấy và Ngài không thể nói dối.
Có phải Đức Chúa Trời đã khởi làm việc lành trong đời sống của bạn không? Có phải bạn cảm thấy bất toàn
và chưa trọn vẹn chăng? Đừng sợ hãi, hỡi con cái của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ làm
trọn công việc của Ngài ở nơi bạn.
II.
Ngài gìn giữ chúng ta không vấp ngã.
Ngài là Đấng có thể gìn giữ bạn khỏi vấp phạm và khiến bạn
đứng trước mặt vinh hiển mình rất vui mừng, không chỗ trách được —
Thứ nhứt, có quyền phép của Đức Chúa Trời: “Ngài là Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp phạm”.
Thứ hai, có mục đích của Đức Chúa Trời: “khiến anh em đứng trước mặt vinh hiển mình”.
Thứ ba, có lời hứa của Đức Chúa Trời: “cách rất vui mừng, không chỗ trách được ”.
Đức Chúa Trời đã ấn định rằng người nào Ngài kêu gọi để được
cứu sẽ được bảo vệ cho dù họ vấp ngã trên đường, họ sẽ không hoàn toàn nằm dài
luôn đâu. Ngài canh chừng con cái Ngài bởi Thánh Linh của Ngài và với các thiên
sứ thánh để biết chắc rằng không một người nào bị hư mất trong chuyến linh trình
trên đất của họ. Tôi thích cách thức J.
Vernon McGee sử dụng để chỉ ra vấn đề nầy. Giống như bao người khác Đức Chúa Trời
kêu gọi, một ngày kia ông sẽ được tiếp lấy trên thiên đàng. Mục sư McGee phác họa
Chúa ở trên trời đang đếm bầy chiên của Ngài khi họ đến trong ràng của Ngài:
“…94…95…96…97…98…99…McGee,
McGee đâu rồi? Ta chưa thấy ông ta!” Không, Ngài sẽ không phải nói như vậy đâu. Hết
thảy bầy chiên của Đức Chúa Trời sẽ đến nơi đó. Không một người nào sẽ bị mất
trong tiến trình đó.
Jack Wyrtzen ưa nói như vầy đây: “Tôi dám chắc về thiên đàng giống như thể tôi đã sống ở đó rồi
trong 10.000 năm”. Cơ đốc nhân có dám nói như thế không? Vì việc ấy không đặt nơi
tôi hay nơi bạn. Việc ấy đặt trên Lời của Đức Chúa Trời đời đời. Nếu Đức Chúa
Trời đã phán Ngài sẽ làm việc ấy, Ngài sẽ làm đấy. Bạn có thể đưa việc ấy vào cất
giữ trong nhà băng. Những gì Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ làm, Ngài sẽ làm đấy.
Giuđe nói rằng mục đích của Đức Chúa Trời là trình diện
chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời không chỗ trách được. Từ ngữ Hylạp nói tới “không chỗ trách được” ra từ những của lễ hy sinh ở đền thờ. Từ
nầy mô tả một chiên con không lỗi không vít gì hết. Không một vết sẹo, không một
cái xương nào gãy, không một dấu đốm nào cả, không một thứ bệnh tật hay bất kỳ
loại nào. Đức Chúa Trời phán: “Hãy đem đến cho ta một
chiên con không vít hay đừng đem con nào hết”. Ngài từ chối của lễ có vít vì là bất xứng
trong sự thánh khiết của Ngài.
Nhưng nếu đó là sự thực, làm sao bất cứ ai trong chúng ta
dám đứng trước mặt Chúa cho được chứ? Hết thảy chúng ta đều có tì vít, những lỗi
lầm kín nhiệm, các tội lỗi kín giấu, nhiều thái độ sai trái, nhiều thói tật xấu,
và tội lỗi đang treo quanh cổ chúng ta giống như một gánh nặng vậy. Hết thảy
chúng ta đều phấn đấu với gánh nặng ấy từng ngày một, và phần nhiều người trong
chúng ta đang sống với một lương tâm phạm tội và ý thức rõ ràng về sự thất bại
của chính chúng ta.
Chính ở điểm nầy mà lời lẽ của Giuđe 24 trở nên quan trọng. Đức
Chúa Trời dự trù trình diện chúng ta ở trước ngôi của Ngài không tì, không vít,
tự do đối với mọi thứ trong đời nầy cứ trì kéo chúng ta xuống. Trong ngày lớn đó,
các thiên sứ sẽ cất tiếng ca hát của họ lên khi từng người một các thánh đồ của
Đức Chúa Trời được trình diện với Cha chúng ta ở trên trời. Tôi hình dung Chúa
Jêsus đang phán: “Lạy Cha, đây là Stan
Utigard. Ông ấy vừa mới ra khỏi cuộc phấn đấu vất vả ở trên đất. Bởi giá trị
huyết của con, con trình ông ta cho Cha thật trọn vẹn, không tì vít, không chỗ
trách được”. Và Đức Chúa Cha sẽ phán: “Được lắm,
hỡi đấy tớ ngay lành trung tín kia, hãy vào mà hưởng sự vui mừng của Chúa”.
Cũng một thể ấy cho hết thảy chúng ta. Nhưng còn về tội lỗi
của chúng ta thì sao chứ? Chúng bị bao phủ bởi huyết của Chúa Jêsus và đã bị
xét đoán tại thập tự giá. Mọi thất bại trong đời nầy sẽ bị bỏ lại ở thật xa sau
lưng. Mọi công việc chưa làm xong của một cuộc đời sẽ chỉ còn là một ký ức lờ mờ
— nếu chúng ta có nhớ đến nó. Trong ngày lớn ấy, chúng ta sẽ được giải phóng
hoàn toàn ra khỏi tội lỗi và mọi sự tàn phá của nó.
Đừng bỏ qua cụm từ ngắn ngủi đó: “cách rất vui mừng”. Trong tiếng Hylạp, cụm
từ nấy có ý nói tới một việc như “hớn hở không kềm chế được”. Khi các thánh đồ bước
vào, thì giống như một cuộc diễu hành ồn ào ở New Orleans (chỉ không có loại tồi tệ ở đó mà thôi). Chúng ta sẽ bước vào trong
thiên đàng không phải với cặp mắt ngó xuống và bộ mặt ảm đạm đâu, mà với việc
vui cười ca hát cùng với những tiếng hô vui mừng đời đời: “Halêlugia, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, chúng tôi hớn hở”.
Ngày thứ Sáu vừa qua, người bạn thân của tôi là Bob
Briner đã bước qua hai cánh cổng đời đời. Mọi vất vả của ông ấy đều đã qua đi
cho đến đời đời, sau cùng thì ngày vui mừng hớn hở của ông ấy đã đến. Giờ đây,
ông ấy đang đứng trước mặt Đức Chúa Cha, không tì vít hay không chỗ trách được,
được chữa lành và được biến nên trọn vẹn cho đến đời đời.
Khi tội lỗi hành hại bạn tuần lễ nầy, nguyện tư tưởng nầy
khích lệ bạn. Những ngày tốt hơn đang tới đến. Những ngày của sự đắc thắng. Những
ngày vui mừng không còn xa lắm đâu. Thất bại trong hiện tại của bạn sẽ chẳng
kéo dài cho đến đời đời được. Một ngày kia, trận chiến sẽ qua đi và bạn sẽ đứng
trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và trọn vẹn, tự do đối với những miếng giẻ
rách đang trì kéo bạn xuống trong đời nầy. Bạn sẽ bước bào thiên đàng với một
bài ca trên môi miệng của mình. Đức Chúa Trời đã bằng lòng làm trọn sự ấy.
III.
Ngài trang bị cho chúng ta để làm theo ý muốn Ngài.
Nguyện Đức Chúa Trời của sự bình an, là Đấng qua huyết
giao ước đời đời từ kẻ chết sống lại tỏ ra bởi Chúa Jêsus của chúng ta, là Đấng
chăn chiên trưởng, trang bị cho bạn với mọi sự tốt lành để làm theo ý muốn của
Ngài, và nguyện Ngài hành động trong chúng ta mọi điều đẹp lòng Ngài, qua Đức
Chúa Jêsus Christ, để mọi sự vinh hiển đều thuộc về Ngài cho đến đời đời. Amen
Từ ngữ “trang bị” có ý nói tới việc phục
hồi lại tình trạng làm việc thích đáng. Từ ngữ nầy được sử dụng nói tới một đội
quân sẵn sàng đánh trận hay vá lại lỗ rách của lưới cá hoặc một cánh tay đã bị
gãy. Bạn trang bị điều chi đó khi bạn sửa soạn nó để được sử dụng cho mục đích
thích đáng của nó.
Đức Chúa Trời bằng lòng trang bị cho chúng ta mọi sự mà
Ngài muốn chúng ta phải lo làm. Cho phép tôi nói rõ hơn. Đức Chúa Trời sẽ không
bao giờ kêu gọi chúng ta làm một việc gì đó mà không trang bị cho chúng ta để
làm công việc đó. Không hề. Ngài sẽ không làm như thế đâu.
Tôi biết có nhiều người ngày nay đang đối diện với những
cảnh ngộ khó khăn. Có thể là bạn sẽ chẳng có tiền bạc chi hết. Có người trong
các bạn thì bị thất nghiệp. Có người đang đối mặt với cuộc giải phẩu sắp tới đây.
Nhiều người khác đang đối diện với tật bịnh trầm trọng. Có người cần phải đưa
ra những quyết định khó nhọc trong tuần lễ nầy và bạn không biết phải làm gì đây!?!
Hãy nhận lấy lời cổ vũ nầy. Bất cứ điều chi bạn phải làm
trong tuần lễ nầy, Đức Chúa Trời sẽ trang bị cho bạn để làm công việc ấy. Cho
dù con đường trước mặt có nhọc nhằn đấy, Đức Chúa Trời đã khởi sự vá lại mảng lưới
của bạn và trang bị cho bạn để đánh trận. Thậm chí bạn chưa cầu hỏi Ngài; Ngài
làm thế vì Ngài là loại Đức Chúa Trời như thế đó. Ngài không hề, không bao giờ,
không bao giờ kêu gọi bạn đến với bất kỳ công việc nào mà không ban cho bạn những
gì bạn cần để làm cho xong công việc ấy.
Hãy chú ý cách thức Ngài làm công việc ấy. Ngài hành động
trong chúng ta từ trong ra ngoài. “Nguyện Ngài hành động
trong chúng ta những gì đẹp lòng Ngài”. Nếu chúng ta cần sự can đảm, Ngài hành động sự
ấy trong chúng ta. Nếu chúng ta cần ơn thương xót, Ngài ban sự ấy cho chúng ta.
Nếu chúng ta cần sự ngay thẳng, Ngài kiến thiết sự ấy trong chúng ta. Nếu chúng
ta cần sự khôn ngoan, Ngài truyền ban sự khôn ngoan mà chúng ta có cần. Nếu
chúng ta cần kiến thức phổ thông, Ngài tìm một phương thức để ban kiến thức đó
cho chúng ta.
Có nhiều người trong chúng ta đã nhìn vào hoàn cảnh khó
khăn rồi nói: “Lạy Chúa, xin thay đổi
hoàn cảnh của con”. Thường thì đấy không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời. Phần nhiều
hoàn cảnh khó khăn thường xảy đến như một phương tiện để khiến cho chúng ta tấn
tới về mặt thuộc linh. Đức Chúa Trời thường đem nổi khó khăn vào trong đời sống
chúng ta để đào sâu sự nương cậy hoàn toàn của chúng ta đặt nơi Ngài. Khi sự ấy
xảy ra, chúng ta cần phải cầu nguyện: “Lạy Chúa,
xin thay đổi con, để con có thể đối diện với cảnh ngộ nầy”. Đó là một lời cầu nguyện
mà Đức Chúa Trời đẹp lòng muốn nhậm lấy.
IV.
Ngài hứa làm trọn công việc của Ngài nơi chúng ta.
Nguyện chính mình Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời của sự
bình an, làm cho bạn nên thánh mãi mãi. Nguyện toàn bộ tâm thần, linh hồn và thể
xác của bạn, sẽ được giữ cho không chỗ trách được nơi sự đến của Đức Chúa Jêsus
Christ, Chúa chúng ta. Ngài là Đấng gọi anh em là thành tín và Ngài sẽ làm như
thế.
Khi Chúa chúng ta trở lại, có hai việc quan trọng sẽ xảy
ra cho người tin Chúa:
A. Bản chất của chúng ta
sẽ bị tỏ ra.
B. Sự trọn lành của
chúng ta sẽ được hoàn tất.
Chúng ta chưa đạt tới chỗ nầy trong lúc bây giờ. Dường như
chúng ta đang làm cho tiến trình ấy chậm lụt đi. Có phải bạn thấy thất vọng về
chính đời sống của mình không? Tôi có thấy đấy. Có phải bạn từng đứng ở trước tấm
gương rồi nói: “Có điều chi sai trật với
ngươi vậy? Tại sao ngươi không thấy khá hơn chứ?” Đôi khi trong các trường
hợp ấy, Cơ đốc nhân giống như tiến ba bước rồi lùi hai bước vậy.
Tôi ý thức được rằng sự tấn tới về mặt thuộc linh nhiều
lúc đáng thất vọng lắm. Sự thể giống như đang trèo lên đỉnh Núi Everest vậy, bạn
càng tới gần đỉnh hơn, thì dường như nó còn xa hơn vậy. Nhưng Đức Chúa Trời có
một lý do cho mọi sự nầy. Ngài muốn chúng ta phải nương cậy vào Ngài trong mọi
sự. Ngài dựng nên sự sống để nó tác động chỉ khi Ngài nắm toàn quyền trên mọi sự
kìa. Khi chúng ta tìm cách điều hành mọi sự — là điều chúng ta thường hay làm —
mọi sự bắt đầu rã rời hết.
“Đấng gọi anh em là thành tín”. Cụm từ ngắn ngủi nầy rất
là quan trọng. Đây là nền tảng cho lẽ đạo nói tới sự an ninh đời đời. Chúng ta
muốn nói rằng người nào được cứu thì được cứu cho đến đời đời. Làm sao chúng ta biết điều nầy là sự
thật chứ? Chúng ta biết điều đó là vì Đức Chúa Trời là thành tín hay giữ mọi lời
hứa của Ngài. Toàn bộ hy vọng của chúng ta — và ở đời nầy và ở đời hầu đến — đều
đặt trên sự thành tín của Đức Chúa Trời. Sự thành tín của Ngài mang lấy toàn bộ
gánh nặng mọi nổ lực nhỏ bé của chúng ta.
Điều chi khiến cho chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ
làm trọn công việc? Trong con mắt của tôi, tôi hình dung Đức Chúa Trời là một
nhà điêu khắc đang làm việc với phần thô đá cẩm thạch. Ngài đang làm việc với mảng
cẩm thạch lớn có tên là “Ray Pritchard”. Đây là một công đoạn
khó vì mảng cẩm thạch nầy bị biến dạng, đổi màu, chẳng ra hình thù chi hết, và
bị nứt nẻ ở một số nơi. Đấy là mảng cẩm thạch tồi tệ nhất mà một nhà điêu khắc
từng tìm gặp. Nhưng Đức Chúa Trời không nản lòng và Ngài đang kiên nhẫn làm
công việc của Ngài, dủa mài đi các chỗ xấu, chạm khắc một hình ảnh nơi phần thô
cứng, thỉnh thoảng dừng lại để tô bóng chỗ nầy hay chỗ kia. Một ngày kia, sau
cùng ông ta hoàn tất một phần của bức tượng. Sáng hôm sau, khi ông ta trở lại
gian phòng đó với mảng lộn xộn kia. Ông nói: “Tôi nghĩ
mình đã làm xong việc ngày hôm qua, ai đã làm rối tung bức tượng của tôi chứ?” Với một nụ cười méo mó,
tôi giơ tay mình lên. Cái giơ tay đó chỉ ra tôi là thủ phạm. Tôi là kẻ thù tồi
tệ nhất của tôi. Những gì tôi tưởng là sẽ cải thiện mọi chuyện chỉ là làm cho lộn
xộn chúng mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời là thành tín. Ngài kiên nhẫn nhặt lấy
cái đục của mình rồi trở lại với công việc. Ngài không bỏ cuộc nửa chừng dự án đó.
Ngài sẽ làm cho trọn
Hãy chú ý bốn từ cuối của câu 24 [theo bản Anh ngữ]: “sẽ làm trọn hết”. Câu nói thật đơn sơ và thẳng thắn. Không chút
do dự, không mỹ miều, chẳng hồ nghi chi cả. Chỉ có bốn từ đơn sơ: Sẽ làm trọn hết. Không phải “Ngài có thể làm trọn hết” hay “Ngài phải
làm trọn hết” hay “Ngài có lẽ làm trọn hết” hoặc “Ngài sẽ làm trọn công việc đó nếu Ngài muốn”. Thậm chí không phải “Ngài sẽ làm trọn hết nếu chúng ta lo làm phần của mình”. Chỉ một câu nói tuyên
bố rằng Đức Chúa Trời sẽ làm trọn hết công việc ấy mà thôi. Thậm chí chẳng có
tham khảo nào nhẹ nhất đối với bất kỳ việc gì nơi phần của chúng ta. Khi mọi sự
được nói ra và được làm ra, cái điều là vấn đề không phải là tôi đang nắm chặt
lấy Đức Chúa Trời đâu, mà Ngài đang nắm chặt lấy tôi kìa.
Có lúc, khi tôi hỏi ai đó: Ông (bà) thế nào rồi? Câu trả lời là: “Tôi đang sống
suông sẻ đây”. Đấy là câu trả lời rất tế nhị, nhưng chưa phải là chính xác đâu.
Nếu sự thực được nói ra, chúng ta chưa “suông sẻ” đâu. Một số người trong
chúng ta cảm thấy “suông sẻ” và hầu hết chúng ta đều
cảm thấy “đúng một phần và sai một phần”. Nhưng không ai trong
chúng ta hoàn toàn “suông sẻ” trong từng lãnh vực của
cuộc sống. Trong khoảnh khắc, chúng ta chẳng thấy “suông sẻ” nhưng bởi ân điển của Đức
Chúa Trời, chúng ta đang di động theo hướng đó và đến cuối cùng, mọi con cái của
Đức Chúa Trời đều sẽ “suông sẻ” khi chúng ta đứng trong
sự hiện diện của Ngài.
Trong ngày ấy, chúng ta sẽ được nên trọn lành và trọn vẹn.
Hoàn toàn, tinh sạch, được làm cho trọn vẹn. Không còn có búa, chẳng còn có cưa,
chẳng có công việc nào chưa làm xong. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời làm trọn mọi
điều mà Ngài đã khởi sự.
Hãy tự đặt mình vào tay của Đức Chúa Trời
Chúng ta có thể nổi giận, nghi ngờ và thất vọng về bất kỳ
quá trình nào. Chúng ta có thể giận dữ và thối lui. Nhưng Đức Chúa Trời không
thay đổi. Ngài là thành tín và Ngài sẽ làm cho trọn hết.
Có gì còn chừa lại cho chúng ta không? Chỉ hãy tự đặt
mình vào trong tay của Đức Chúa Trời. Hãy cộng tác với Đấng Thiết Kế Bậc Thầy
khi Ngài nắn đúc chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Chúa Jêsus. Khi nói: “Lạy Chúa, con đây nầy. Xin khiến con ra giống theo hình thù
mà Ngài mong muốn nơi con”.
Hãy vững lòng. Đức Chúa Trời đang hành động trong đời sống
của bạn. Ngài sẽ không dừng lại cho tới khi nào công việc đã được trọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét