ĐỨC CHÚA TRỜI:
ĐẤNG KÉO TÔI XA KHỎI BẢN NGÃ MÌNH
Tuần rồi,
chúng ta đã nói về mấy con chó. Chúng ta đã học biết là chẳng có một con chó
nào ở tại Hội thánh nầy có lúc khó mà yêu mến chủ nhân của mình. Tôi nghĩ thật
là công bằng khi chúng ta cân đối lại mọi việc trong tuần nầy rồi nói về mấy
con mèo. Có ai ở đây nuôi mèo không? Loài mèo là phần giới thiệu rất hay cho
chúng ta sáng nay, vì chúng ta đang nói tới việc bị ám ảnh với cái tôi của mình.
Tôi thấy truyện bằng tranh nầy rất là hay, nó tóm tắt lại loài mèo đang nghĩ như
thế nào về bản thân mình.
Chính câu
chuyện bằng tranh Garfield
do Jim Davis sáng tác. Jon (chủ của con
mèo có tên là Garfield ) nói với Garfield khi nó mài mấy cái móng chân của nó, “Garfield , trong mọi loài ở trên đất, loài mèo
là loài hay lấy cái tôi mình làm trọng!” Bối cảnh kế tiếp cho thấy Garifeld
bị sốc và lạnh lùng, không còn mài mấy cái móng chân của mình nữa, khi nó nhận
lấy câu nói của Jon. Bối cảnh thứ ba cho thấy Garifeld đang nhìn vào Jon với
cách thể hiện rất hay qua khuôn mặt, nó nói: “Có loài khác nữa sao?”
Tuần rồi,
tôi đã hỏi mấy người có nuôi chó là nó có một thời khó mà yêu mến họ hay
không!?! Tôi không hỏi những ai nuôi mèo câu đó. Như thế là không công bằng.
Sự thực cho
thấy rằng hết thảy chúng ta đều tương tự như loài mèo vậy. Khi chúng ta muốn
nói tới việc ấy, hầu hết chúng ta đều có một thời điểm khó nhận ra là có ai đó đang
ở quanh đấy. Kinh nghiệm của chúng ta được xác định như thế do chính kinh nghiệm
là có đôi khi khó mà thoát ra khỏi cái tôi của mình lắm. Trong nhiều phương thức,
hết thảy chúng ta đều bị nghiện ngập với cái tôi của mình. Chúng ta bị cuốn đi
với những thăng trầm và bị nung nấu bởi bất cứ gì có cần, mong muốn, buồn vui
mà chúng ta đang có ở giữa cuộc đời trong lúc bây giờ.
Hôm nay,
chúng ta bước vào tuần thứ ba của loạt bài trước Lễ Giáng Sinh khi lượt qua
sách Malachi. Có những lời lẽ sau cùng được ghi lại trong Kinh thánh trước sự đến
của Đấng Christ và chúng là một sứ điệp đầy năng quyền cho dân sự của Đức Chúa
Trời về điều chi có liên quan đến Ngài. Tuần thứ nhứt, chúng ta đã nhìn vào phần
khẳng định tuy đơn sơ song rất quan trọng, là Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta.
Tuần qua, chúng ta đã khởi sự hình dung làm sao chúng ta có thể bước vào tình
yêu ấy ở trên đất. Chúng ta đã nhìn thấy hai cách khác nhau mà Đức Chúa Trời
dùng để kéo chúng ta đến với chính mình Ngài — để giúp cho chúng ta tiếp nhận
tình yêu thương của Ngài.
Tuần nầy,
chúng ta sẽ nhìn vào thêm ba việc nữa giữ chúng ta không bước vào tình yêu thương
của Đức Chúa Trời. Nhưng hết thảy chúng đều phải xử lý với cùng một vấn đề cơ bản.
Chúng ta bị ám ảnh với cái tôi của mình. Hay tìm kiếm con số 1. Luôn quan tâm đến
mọi nhu cần của mình và kinh nghiệm cho tôi thấy rằng quan hệ với người khác,
ít nhiều gì phải quan hệ với Đức Chúa Trời thực sự là khó khăn. Nếu chúng ta chịu
bước vào một mối quan hệ với Đức Chúa Trời, Ngài cần phải kéo chúng ta đến với
chính mình Ngài. Đấy là những gì chúng ta đã nhìn thấy trong tuần qua và giờ đây
chúng ta cũng cần phải bỏ đi điều chi là sự nghiện ngập cơ bản nhất của chúng
ta: ấy là cái tôi của mình. Chúng ta cần ai đó giúp đỡ cho chúng ta bỏ lại sau
lưng thứ nhu nhược ấy để bảo vệ bản thân mình. Chúng ta cần một Đức Chúa Trời
là Đấng kéo chúng ta ra khỏi cái tôi của mình.
Đây là thắc
mắc mà Malachi đang xử lý với trong phân đoạn mà chúng ta sẽ nhìn vào hôm nay. Chúng
ta có thực sự tin cậy Đức Chúa Trời đủ để thôi không bảo hộ cho cái tôi của
mình nữa chăng? Khi chúng ta lượt qua sách Malachi, chúng ta để ý thấy nó chứa
sáu phần tranh luận giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Quyển sách về mặt cơ
bản là một tóm tắt của các trận chiến nầy.
Tuần nầy, chúng
ta sẽ nhìn vào ba phần tranh luận đặc biệt mà Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài đang
có. Nhưng hết thảy chúng đều tựu trung quanh cùng một vấn đề. Hết thảy đều nói
tới Đức Chúa Trời đang tra hỏi dân sự Ngài phải từ bỏ nhu cần lo toan về bản
thân họ. Đức Chúa Trời đang yêu cầu họ phải giết chết tính ích kỷ đi. Hãy giết
chết quan niệm cho rằng bạn là trọng tâm của vũ trụ.
Vì thế, tuần
nầy chúng ta sẽ nhìn vào Malachi 2:17-3:15. Đây là câu chuyện nói tới một dân đang
tuyệt vọng muốn nắm giữ quyền chủ động trên đời sống của họ. Chúng ta sẽ nhìn
thấy họ đang luận lẽ với Đức Chúa Trời về việc các dân khác đang sống tốt đẹp hơn
họ. Chúng ta sẽ nhìn thấy họ luận lẽ với Đức Chúa Trời về cách thức họ sử dụng
tiền bạc và toàn bộ đời sống đức tin nầy có xứng đáng hay không!?!
Chúng ta cũng
sẽ nhìn thấy sự khích lệ khăng khăng của Đức Chúa Trời đối với họ. Ta sẽ chăm
sóc cho các ngươi. Ta sẽ giúp đỡ cho các ngươi. Đây là sứ điệp mà Đức Chúa Trời
ban ra cho dân sự của Ngài.
Hãy
bỏ sự công bằng đi
Chúng ta sẽ
khởi sự bằng cách nhìn vào phần tranh luận thứ nhứt mà Malachi ghi lại giữa Đức
Chúa Trời và dân sự của Ngài. Như chúng ta đã nhìn thấy qua sách Malachi, Đức
Chúa Trời sẽ phán ra một việc, và rồi Ngài sẽ đề cập đến cách dân sự Ngài đáp
trả với Ngài.
Malachi 2:17:
“Các ngươi đã làm phiền Đức Giê-hô-va bởi
những lời nói mình; các ngươi lại nói rằng: Chúng tôi có làm phiền Ngài ở đâu? Ấy
là khi các ngươi nói: Ai làm điều dữ thì đẹp mắt Đức Giê-hô-va, và Ngài ưa
thích những người như vậy; bằng chẳng vậy, thì nào Đức Chúa Trời của sự chánh
trực ở đâu?”
Đức Chúa Trời
khởi sự bằng cách nói: “Ta lấy làm mệt khi nghe các ngươi nói. Mọi sự các ngươi
làm là nói ra cùng một việc thật là nhiều lần. Các ngươi chỉ có từng ấy việc”.
Dân sự Ngài quay trở lại nói liền: “Ngài đang nói gì thế? Chúng tôi đã làm gì ư? Sao Ngài lấy
làm mệt khi nghe chúng tôi nói chứ?” Vì thế, Đức Chúa Trời trưng dẫn
cho họ thấy.
Ngài phán rằng
họ đang lằm bằm vì những con người xấu xa đang thịnh vượng. Họ nghĩ Đức Chúa Trời
đã lẫn lộn rồi vì người ta đang làm ác mà Ngài chẳng làm gì hết về sự ấy. Họ kết
luận rằng một là Đức Chúa Trời ưa thích hạng người thể ấy hoặc Ngài đã sơ sót rồi.
Chúng ta ra
đời với ý thức công bình ở trong lòng. Nếu bạn không tin tôi, thế thì hãy thử đi.
Hãy bước vào một lớp mẫu giáo kia. Mấy đứa trẻ ngồi im lặng ở đó. Hãy bảo
chúng, đứa nào muốn tạo ra tiếng ồn cứ mạnh dạn giơ tay lên. Hãy đợi một đứa
trong số đó tạo ra tiếng ồn. Cần phải mất khoảng ba giây đồng hồ. Hãy tách đứa
trẻ ấy ra. Hãy đợi một đứa khác tạo ra tiếng ồn. Cần phải mất ba giây rưỡi nữa.
Hãy trao cho nó một cái bánh. Rồi hãy chạy đi. Vì bạn sẽ có một lớp mẫu giáo sẵn
sàng tấn công bạn cho xem. Chúng sẽ sôi sụt lên với trò chơi công lý của bạn.
Bạn sẽ chẳng
phải làm gì nhiều để giúp cho vị giáo viên của lớp học ấy ổn định lại trật tự, nhưng
bạn đã dạy cho mấy đứa trẻ mẫu giáo đó một bài học rất quan trọng về cách thức
thế giới của chúng ta đang chuyển động. Có người phá luật rồi lại được thoải
mái. Người khác phá luật thì lại nhận được bánh ăn. Thế giới nầy không được dự
trù như thế, mà sao nó lại như thế chứ!?! Điều nầy là thực trong thế giới của
chúng ta, hạng người xấu xa đôi khi lại suông sẻ ở trong đó. Thậm chí bạn dám
nói là họ còn thịnh vượng trong đó nữa là.
Điều nầy là
rõ ràng lắm cho những người Do thái xa xưa y như những gì xảy có trong lớp học
mẫu giáo kia. Vì vậy, họ than phiền về sự ấy. Ở Giêrêmi 12:1, vị tiên tri hỏi: “Sao đường lối những kẻ ác được thạnh vượng? Sao những người
gian trá được yên ổn?” Ở Gióp 12:6, Gióp lưu ý: “Trại của kẻ cướp được may mắn, những kẻ chọc
giận Đức Chúa trời ở bình an vô sự”. Ở Thi thiên 73:3, tác giả xưng nhận: “Vì
khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo”. Vô luận bạn xem thấy ở chỗ nào, bạn
đang nhìn thấy hạng người xấu xa đang suông sẻ đấy thôi.
Khi chúng
ta thành thực với lòng mình, há chẳng phải ý thức công bình của chúng ta đã bị
chà đạp rồi sao!?! Đa số chúng ta đều không phải là giới quí tộc đâu. Đa số, chúng
ta bị chao đảo vì có người suông sẻ với một việc mà chúng ta ước ao mình cũng
phải suông sẻ với như thế. Khi chúng ta nhìn thấy kẻ ác được thịnh vượng, cái điều
khiến cho chúng ta phải sôi giận lên không phải là có nhiều sự vi phạm công lý đâu,
mà kỳ thực là có nhiều người suông sẻ với những gì chúng ta mong muốn kìa. Giêrêmi
bị chao đảo vì ông muốn sống thoải mái, mà không được. Gióp sôi giận vì mọi sự
bị tước hết khỏi ông, mà người khác thì không. Tác giả Thi thiên là nhân vật
thành thực nhất. Ông nói ông ganh tỵ kẻ kiêu ngạo vì ông muốn những gì họ đã có.
Vì vậy, Đức
Chúa Trời đáp trả với sự than vãn của dân sự Ngài. Họ nói họ muốn sự công bằng.
Vì vậy Ngài phán: “Đừng lo, Ta sẽ đem sự công bằng đến. Nhưng các ngươi lại chẳng ưa
thích khi nó đến”.
Malachi 3:1-5: “Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta; và
Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ
của sự giao ước mà các ngươi trông mong. Nầy, Ngài đến, Đức Giê-hô-va vạn quân
phán vậy. Nhưng ai sẽ đương nổi ngày Ngài đến, và ai đứng được khi Ngài hiện
ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện, như tro thợ giặt. Ngài sẽ ngồi như kẻ
luyện bạc và làm cho sạch; Ngài sẽ chùi các con trai Lê-vi, làm cho chúng nó sạch
như vàng và bạc; chúng nó sẽ dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va trong sự công bình.
Bấy giờ của lễ của Giu-đa và của Giê-ru-sa-lem sẽ được đẹp lòng Đức Giê-hô-va,
như những ngày xưa, và như những năm thượng cổ. Ta sẽ đến gần các ngươi đặng
làm sự đoán xét, và ta sẽ vội vàng làm chứng nghịch cùng những kẻ đồng bóng, tà
dâm, những kẻ thề dối, những kẻ gạt tiền công của người làm thuê, hiếp đáp kẻ
góa bụa và kẻ mồ côi, những kẻ làm hại người khách lạ, và những kẻ không kính sợ
ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”.
Đức Chúa Trời
phán rằng nếu các ngươi muốn nhìn thấy Đức Chúa Trời của sự công bình, đừng lo.
Ngài đang tới đến đấy. Ngài nói tới việc sai phái sứ giả của Ngài là người sẽ dọn
đường. Cụm từ nói tới “sứ giả ta”
trong tiếng Hybálai là Malachi. Quyển sách nầy đang ở trong một nhận thức về sứ
giả của Đức Chúa Trời, dọn đường cho một sứ giả khác, là sứ giả của giao ước sẽ
đến.
Đấy là lý
do tại sao chúng ta đang nhìn vào quyển sách nầy vào mùa Chay. Chúng ta đang ở
trong mùa lễ kỷ niệm sự đến của Đấng Christ. Quyển sách nầy sửa soạn cho chúng
ta về sự ấy. Nhưng thắc mắc thật cho dân sự Đức Chúa Trời trong sách Malachi và
cũng là thắc mắc cho chúng ta là chúng ta có thực sự muốn Đức Chúa Trời đem sự
công bình đến hay không!?! Chúng ta nói mọi việc đều là bất công. Chúng ta nói
chúng ta muốn mọi sự phải được công bằng. Nhưng chúng ta có thực sự muốn như thế
không? Malachi hỏi: “Ai đương nổi ngày Ngài đến?” Có
phải chúng ta thực sự muốn Ngài ngự đến không?
Tôi nghe cụm
từ “như thế là
không công bằng” rất nhiều lần từ mấy đứa con của tôi. Chúng có một
tình cảm rõ ràng muốn nhìn thấy sự công bằng trên đất. Vì thế, có khi một trong
số chúng phải rơi vào chỗ rối rắm, tôi nhắc cho chúng nhớ rằng chúng thường
xuyên quan tâm tới sự công bằng. Nếu chúng thực sự mong muốn mọi việc đều phải
là công bằng, sẽ không là công bằng cho chúng nếu không nhận lãnh hình phạt. Nhưng
không cứ cách nào đó trong những khoảnh khắc ấy, tình cảm của chúng về sự công
bình chẳng hoàn toàn mạnh mẽ chút nào.
Cũng thực
như thế cho hầu hết chúng ta. Có thể khi chúng ta nói tới sự công bằng, thì phải
nói nhiều về chúng ta hơn là chỉ có ý thức về sự công bình trong thế gian. Có
thể chúng ta quan tâm đến người khác nhiều hơn là họ đáng được hơn chúng ta thực
sự nhận lãnh những gì chúng ta đáng được. Có thể sự công bằng là một cách thức
bị gói ghém lại để nói tới chỗ chúng ta bị ám ảnh với cái tôi của mình. Nhưng Đức
Chúa Trời đang giúp đỡ chúng ta phá vỡ cơn nghiện ấy.
Chúng ta
nói rằng chúng ta muốn sự công bằng. Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ đem sự công
bình đến. Vì vậy, thách thức thứ nhứt cho chúng ta là bỏ đi đòi hỏi về sự công
bằng và hãy chờ đợi Đức Chúa Trời đem sự công bình đến. Hãy bỏ sự công bằng đi.
Thành thực
mà nói, tôi không biết làm sao mà người ta cứ sống trong thế gian mà không tin
rằng Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ đem sự công bình đến. Bạn sống ra sao nếu không
có niềm tin đó? Hai thanh niên từ hội chúng của tôi mới đây vừa bị tai nạn xe cộ
và kẻ gây tai nạn đã bỏ chạy đi. Giờ đây, họ phải chịu trách nhiệm về những hoá
đơn thuốc men và có ít cơ hội kẻ gây tai nạn kia sẽ được tìm thấy. Những việc
như vầy không nên xảy ra. Làm sao bạn sống trong một thế giới mà những vụ việc
như thế nầy xảy ra mà không tin rằng Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ sửa ngay lại mọi
việc!?!
Chúng ta cần
phải tin tưởng Đức Chúa Trời đem lại sự công bình. Chẳng có phương cách sống
nào khác đâu. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải đòi cho kỳ được mọi sự phải công
bằng. Chúng ta phải giữ khư khư ý thức ai đáng được cái gì. Chúng ta cần phải
biết chắc rằng không ai nhận được nhiều hơn họ đáng được, nhưng sống theo cách ấy
thì cuối cùng là nẻo sự chết. Tẻ tách khỏi Đức Chúa Trời, một là bạn sẽ điên
khùng với tình trạng bất công của thế gian nầy hoặc bạn sẽ trở thành một cảnh
sát. Bạn sẽ luôn luôn than phiền về những gì mọi người khác đang nhận lãnh, thất
vọng không nhìn thấy phiên bản công bình của mình. Cay đắng khi mọi việc không được
như ý.
Phải điên
khùng, biến mọi sự ra công bằng, hoặc bỏ đi sự công bằng. Hãy để cho Đức Chúa
Trời kéo bạn ra khỏi cái tôi của mình rồi tin tưởng Ngài sẽ đem lại sự công
bình. Chúng ta cần loại Đức Chúa Trời như thế; một Đức Chúa Trời là Đấng giúp
cong ngón tay chúng ta lại đừng chỉ vào nhu cần công bằng kia nữa rồi hãy tin tưởng
ý thức của Ngài về sự công bình. Đấy là Đức Chúa Trời mà Malachi đang mô tả.
Hãy
bỏ sự tự tín đi
Đòi hỏi của
chúng ta về sự công bằng không phải là việc duy nhứt chúng ta nhắm tới cái tôi
của mình. Vấn đề lớn lao kế đó là dành cho con người ở khắp mọi nơi. Đây là vấn
đề mà chúng ta sẽ hoàn tất chỉ tiêu cần phải nói tới trong ba tuần: tài chánh
và sự rời rộng. .
Malachi 3:6-12:
“Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi;
bởi cớ đó, các ngươi là con trai Gia-cốp, chẳng bị diệt vong. Từ những ngày tổ
phụ các ngươi, các ngươi đã xây bỏ luật lệ ta và không vâng giữ. Hãy trở lại
cùng ta, thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Nhưng
các ngươi nói rằng: Bởi đâu chúng tôi sẽ trở lại? Người ta có thể ăn trộm Đức
Chúa Trời sao? mà các ngươi ăn trộm ta. Các ngươi nói rằng: Chúng tôi ăn trộm
Chúa ở đâu? Các ngươi đã ăn trộm trong các phần mười và trong các của dâng. Các
ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy cả nước, đều ăn trộm ta. Các ngươi hãy đem
hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các
ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các
cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ
chứa chăng! Ta sẽ vì các ngươi ngăn cấm kẻ cắn nuốt, nó sẽ không phá hại bông
trái của đất các ngươi; và những cây nho các ngươi trong đồng ruộng cũng sẽ
không rụng trái trước khi đến mùa, Đức Giê-hô-va phán vậy. Mọi nước sẽ xưng các
ngươi là là có phước, vì các ngươi sẽ là đất vui thích, Đức Giê-hô-va vạn quân
phán vậy”.
Vấn đề thứ
hai là tiền bạc. Đức Chúa Trời bắt đầu bằng cách bảo đảm với dân sự Ngài rằng
Ngài sẽ không hủy diệt họ. Không phải vì họ sống trung tín đâu, mà vì Ngài
không thay đổi. Họ có thể dám chắc rằng lời hứa của Ngài sẽ được giữ lấy. Nhưng
Ngài kết án họ với việc sống bất trung. Ngài phán họ không giữ theo các mạng lịnh
của Ngài. Vì vậy, Ngài ban cho họ lời mời gọi: “Hãy trở lại cùng ta,
thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi”. Ta sẽ không hủy diệt các ngươi mặc dầu các ngươi sống bất
trung, nhưng các ngươi cần phải trở lại cùng Ta.
Đức Chúa Trời
làm mọi sự Ngài có thể để mời chúng ta quay trở lại. Rachel và tôi thích xem
tin tức vào tối thứ Bảy ở chương trình Saturday Night Live với tên gọi là Weekend
Update. Một lần nữa, họ đang nói tới một câu chuyện về loài mèo đại khái như
sau: “Một phụ nữ
ở Anh quốc đã chi hơn US$17.000 cho con mèo của bà ấy điều trị thanh quản của
nó, vì thế nó phải nằm trong lồng ấp để thở oxygen. Con mèo đã tỏ thái độ biết ơn
bằng cách giao tiếp bằng mắt”. Loài mèo không biết chúng có khả năng
đổi lại về mặt tình cảm. Còn chúng ta thì sao?
Đức Chúa Trời
phán: “hãy trở lại cùng ta”. Họ có trở
lại không? Không. Họ chơi trò câm điếc. “Bởi đâu chúng tôi sẽ trở lại? Ngài muốn nói gì thế? Chúng
tôi không biết Ngài đang nói điều gì”. Vì vậy, Đức Chúa Trời báo cho
họ biết rằng họ đang ăn trộm của Ngài. Bây giờ thì họ có hiểu chưa? Chưa. Vẫn
chưa hiểu. “Chúng
tôi ăn trộm Chúa ở đâu? Chúng tôi vẫn chưa biết Ngài đang nói đến điều gì”.
Họ vẫn chưa chịu nhìn nhận việc ấy.
Tiền bạc
luôn luôn là một vấn đề. Chúng ta đã nói tới điều nầy cách đây mấy tuần. Quả là
rất khó phải bỏ đi thứ gì thuộc về chúng ta. Tiền bạc vốn có đầy quyền lực
trong thế gian nầy. Đối với dân sự của Đức Chúa Trời ở đây, vấn đề dường như đáng
tin lắm. Họ có thực sự tin Đức Chúa Trời tiếp trợ cho họ một khi họ dâng cho
Ngài những gì Ngài yêu cầu chăng? Đấy là thắc mắc cũng dành cho chúng ta nữa đấy.
Chúng ta có thực sự tin tưởng Đức Chúa Trời với tài chánh của chúng ta không? Đức
Chúa Trời lo trang trải đủ thứ cho chúng ta và chúng ta đáp ứng bằng mắt giao
tiếp trong vài phút trước khi đi đường riêng mình. Hãy cảm tạ về sự giúp đỡ. Tôi
nhận sự trợ giúp ấy từ chỗ nầy. Chúng ta có thể bỏ đi đòi hỏi sống tự tín của
chúng ta và tin cậy Ngài không? Hãy bỏ đi sự tự tín.
Thực vậy, Israel
luôn có một thời khó nhọc với một phần mười. Sau mọi sự dặn dò về phần mười được
cung ứng cho trong sách Lêvi ký và Phục truyền luật lệ ký, bạn không nghe nói về
phần mười nữa cho tới thời của Êxêchia. Đấy là khoảng 700 năm chúng ta không có
tường trình nào về việc có thu phần mười hay không!?! Có một số thời điểm trong
sự trị vì của Êxêchia và sau đó các vị tiên tri đã mô tả thể nào phần mười đã được
thu nhận là một phần của phong trào cải cách. Nhưng điều đó cho thấy rằng việc
thu lấy phần mười không còn đều đặn như nó đã được dự trù.
Tiền bạc là
một trong những phương thức chính mà chúng ta dám chắc mọi sự đều sẽ được suông
sẻ. Chúng ta sử dụng tiền bạc để bảo đảm rằng cuộc sống của chúng ta sẽ suông sẻ
theo như chúng ta mong muốn. Chúng ta ăn các thứ đồ ăn chúng ta muốn ăn, chúng
ta lái loại xe mà chúng ta muốn lái, chúng ta tham sự các kỳ nghỉ mà chúng ta
muốn tham dự. Nếu chúng ta từ bỏ quyền điều khiển tiền bạc của mình, thì làm
sao chúng ta dám bảo đảm rằng chúng ta sẽ sống hạnh phúc chứ? Đức Chúa Trời
phán: “Chính
xác. Các ngươi hãy để ta lo liệu việc ấy cho”.
Thực vậy, đấy
là những gì Ngài đang hứa với họ. Ngài phán: “Khá lấy
điều nầy mà thử ta”. Hãy dâng cho ta những gì ta yêu cầu các ngươi
phải dâng rồi nhìn xem điều gì xảy ra. Chỉ hãy làm một cuộc thử nghiệm xem! Hãy
xem coi ta có lo liệu cho các ngươi hay không!?! Đức Chúa Trời phán rằng nếu
các ngươi rời rộng như ta đã dạy bảo các ngươi, khi ấy ta sẽ chúc phước cho các
ngươi thậm chí trong những cách thức thật là dư dật. Các ngươi sẽ chẳng có đủ
chỗ để chứa hết mọi phước hạnh mà ta sẽ ban cho các ngươi. Không có ai sẽ đánh
cắp nó, sâu mọt sẽ chẳng ăn nuốt nó, và trái các ngươi thường đậu luôn. Hãy đến
mà thử ta. Hãy thử đi!
Giờ đây, chúng
ta đang sống trong một kỷ nguyên khác hơn họ đã sống trong Cựu Ước. Đức Chúa Trời
không hứa ơn phước vật chất cho chúng ta theo cùng một cách Ngài đã hứa với dân
sự Ngài trong Cựu Ước, nhưng Tân Ước nói rõ rằng đời sống vâng phục với Đấng Christ
dẫn tới chỗ phước hạnh.
Có thể
không phải những quả táo ngon lành trên cây, tuy nhiên đó là ơn phước. Rất thực
ở chỗ nếu chúng ta hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời, kể cả tiền bạc của chúng ta,
Ngài sẽ lo liệu cho chúng ta.
Việc gì sẽ
xảy ra nếu chúng ta thử Đức Chúa Trời theo cách nầy? Điều chi sẽ xảy ra nếu bạn
khao khát loại rời rộng mà dân sự Đức Chúa Trời đã nhìn biết trải bao thế kỷ? Bạn
có chịu sấp mặt xuống không? Tôi không nghĩ như vậy đâu. Liệu Đức Chúa Trời có đổ
ơn phước xuống cho bạn không? Tôi không thể hứa bạn sẽ nhận lãnh ơn phước vật
chất, nhưng tôi không nghĩ bạn sẽ hối tiếc thái độ rời rộng của mình. Tôi vốn
tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ làm một việc với sự rời rộng đó.
Chúng ta có
thể đi tới được chưa? Chúng ta có thể để cho Đức Chúa Trời kéo chúng ta ra khỏi
thái độ khăng khăng trong việc cung cấp cho chính mình? Đòi hỏi của chúng ta, ấy
là tôi phải nắm quyền chủ động tiền bạc của tôi để tôi có thể biết chắc đời sống
của tôi phải được suông sẻ theo như tôi mong muốn. Chúng ta có thể bỏ đi nhu cần
cung cấp cho chính mình không? Chúng ta có thể trở lại với Đức Chúa Trời rồi để
cho Ngài trở lại với chúng ta không? Chúng ta có thể tin cậy Ngài với mọi sự rồi
để cho Ngài chúc phước cho chúng ta không?
Từ
bỏ quyền hạn
Đức Chúa Trời
đang ra sức kéo chúng ta ra khỏi cái tôi để hướng về Ngài. Ngài đang khuyến
khích chúng ta hãy đến gần Ngài. Hãy bỏ việc lấy cái tôi làm trọng lại sau lưng
rồi để cho Ngài bước vào. Thứ nhứt, chúng ta than phiền rằng hạng người xấu xa đang
suông sẻ với mọi sự, vì vậy Ngài bảo đảm với chúng ta sự công bình đang tới đến.
Chúng ta được mời bỏ đi đòi hỏi về sự công bằng theo các giới hạn của chúng ta.
Khi ấy, chúng ta than phiền rằng chúng ta cần phải biết chắc việc cung cấp cho
bản thân mình, và Ngài quả quyết với chúng ta rằng nếu chúng ta tin cậy Ngài với
mọi tài nguyên của chúng ta, Ngài sẽ lo liệu cho chúng ta. Chúng ta bị mời phải
bỏ đi đòi hỏi cung cấp cho bản thân mình.
Chúng ta có
hai con mèo trong gia đình của chúng ta. Cả hai, chúng đều là loài mèo sống ở
ngoài trời, vì vậy chúng ta không nhìn thấy chúng trọn thời gian. Một con trong
đó dường như là loại mèo rất tốt cho chúng ta. Vì thế khi nó đến quanh đấy, có
nhiều phấn khích trong ngôi nhà của chúng ta. Mấy đứa nhỏ tìm cách đi ra ngoài để
gần gũi nó mà chẳng lo sợ về nó. Đấy là vấn đề sau cùng chúng ta sẽ nói tới. Ý
thức của chúng ta cho biết chúng ta đáng được đối xử cách đặc biệt.
Phần tranh
luận sau cùng mà chúng ta nhìn vào hôm nay là tương tự với phần thứ nhứt, nhưng
đến từ một hướng khác.
Malachi 3:13-15:
“Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đã lấy lời
ngang trái nghịch cùng ta. Nhưng các ngươi nói rằng: Chúng tôi có nói gì nghịch
cùng Ngài? Các ngươi có nói: Người ta hầu việc Đức Chúa Trời là vô ích; chúng
ta giữ điều Ngài dạy phải giữ, và bước đi cách buồn rầu trước mặt Đức Giê-hô-va
vạn quân, thì có lợi gì? Rày chúng ta kể kẻ kiêu ngạo là có phước, kẻ phạm sự
hung ác là tấn tới: họ đã thử Đức Chúa Trời, và đã được giải thoát!”
Một lần nữa,
Đức Chúa Trời đang than phiền về cách thức dân sự Ngài đang nói về Ngài. Trong
phần tranh luận thứ nhứt, họ đang làm cho Đức Chúa Trời phải mệt mỏi với lời lẽ
của họ. Giờ đây, Ngài phán rằng họ đang nói ra: “lời
ngang trái” nghịch cùng Ngài và một lần nữa, dân sự của Đức Chúa
Trời lại phản biện. Chúng ta không sẵn sàng để lắng nghe thêm lời chỉ trích. Vì
vậy, họ đưa ra những gì họ đã nói, còn Đức Chúa Trời làm cho họ phải nhìn biết:
các ngươi không suy nghĩ điều gì có giá trị hay sao chứ!?! Các ngươi nghĩ rằng
bước theo ta là vô ích. Các ngươi nghĩ rằng sống vâng phục không có lợi và toàn
bộ đời sống đức tin nầy không có giá trị, nó chỉ đem lại rắc rối mà thôi.
“Người ta hầu việc Đức Chúa Trời là vô ích”. Đây
là mặt trái của cuộc tranh luận thứ nhứt. Trước tiên, họ than phiền rằng hạng
người xấu xa sẽ chẳng bị phạt. Bây giờ, họ đang than phiền rằng hạng người nhơn
đức sẽ chẳng được ban thưởng. Sự than phiền đi theo cả hai hướng như thế. Khi
chúng ta thành thật với lòng mình, chúng ta đang nếm trải những thời kỳ mà ở đó
chúng ta có cùng một thắc mắc như thế nầy. Mọi sự nầy thực sự có giá trị không
chứ? Bung tiền bạc của mình ra thực sự có đáng không chứ? Bỏ thì giờ của mình
ra thực sự có đáng không chứ? Quan tâm đến tha nhân có đáng không chứ? Bước
theo Đức Chúa Trời có đáng không chứ, hay hết thảy mọi sự nầy đều là một sự
phung phí? Chúng ta phải trả lời câu hỏi ấy cho chính mình. Thực sự có giá trị
hay không?
Một việc rất
hay về cuộc tranh luận nầy với Đức Chúa Trời, ấy là nó có một ít khác biệt hơn
các cuộc tranh luận khác. Phần lớn trong đó, Đức Chúa Trời phán ta một việc, Ngài
trưng dẫn những gì dân sự nói, và rồi Ngài đáp ứng với một việc khác. Nhưng
trong trường hợp nầy, chúng ta phải nhìn thấy những gì dân sự nói, nhưng nó
không giống như Đức Chúa Trời đang đáp ứng. Malachi tiếp tục với một bối cảnh
khác mà chúng ta sẽ nhìn xem vào tuần tới. Mọi đầu dây mối nhợ đan chéo với
nhau khi Đức Chúa Trời mô tả chi tiết hơn phần tranh luận sắp tới. Nhưng Đức
Chúa Trời dường như không có một đáp ứng với phần tranh luận sau cùng nầy.
Đây là cách
tệ hại nhất để chịu thua một cuộc tranh luận. Trong ba chương, chúng ta đã lắng
nghe Đức Chúa Trời và dân sự Ngài trao đổi qua lại. Ngài hiện hữu ở trước mặt họ,
thách thức họ. Hãy nhận lãnh tình yêu thương của Ngài. Đừng chạy quanh với thứ
tôn giáo giả hiệu. Đừng giả vờ tin, nhưng hãy sống một đời sống bất tuân.
Đừng khăng
khăng với thứ mà bạn gọi là công bằng và đừng ăn trộm Đức Chúa Trời bằng cách
chối bỏ không sống rời rộng. Đây là một loạt dài những trận đánh. Đây là một trận
đánh khác nữa. Đức Chúa Trời phán ra một việc; chúng ta lắng nghe những gì dân
sự của Ngài nói; và rồi im lặng. Bạn có thể lắng nghe Đức Chúa Trời sau câu 15.
Ta đã thua
những cuộc tranh luận như thế nầy. Các ngươi hết thảy đều nóng nả và các ngươi đưa
ra hết lời tố cáo nầy đến lời tố cáo khác, tìm cách biết chắc tiếng nói của các
ngươi sẽ được nghe, tự biện hộ mình, và đứng lên vì cái tôi của mình. Thế rồi
người kia đã im lặng thở dài và bạn nhìn biết rằng nếu bạn thắng hơn bằng lời lẽ,
bạn đã đánh mất tình yêu thương. Đấy là những gì Đức Chúa Trời đang thực thi ở đây.
Gần như là Ngài phán: “Ta không thể trả lời cho sự tố cáo ấy. Các ngươi phải quyết
định là lời cáo giác ấy có đáng hay không. Ta đang tìm cách trao đổi với các ngươi
trong đó”.
Vì vậy, phần
thách thức sau cùng cho chúng ta là bỏ đi đòi hỏi cuộc sống phải nên nhìn theo
một cách nhất định nào đó. Hãy thôi đừng suy nghĩ bạn đã dâng cho Đức Chúa Trời
nhiều đến nỗi Ngài mắc nợ bạn món nợ chi đó. Hãy thôi đừng suy nghĩ về việc bạn
phải từ bỏ bao nhiêu thứ để bước theo Đức Chúa Trời và đổi lại bạn đã nhận được
quá ít.
Hãy thôi đừng
suy nghĩ người kia có nhiều thứ hơn bạn và nếu Đức Chúa Trời chịu để cho bạn
yên thì bạn sẽ thấy khá hơn. Hãy thôi đừng suy nghĩ là bạn đáng được đối xử tốt
hơn từ Đức Chúa Trời. Hãy bỏ đi ý thức về quyền hạn của mình đi.
Từ
bỏ quyền hạn
Khi chúng
ta tự mình vật lộn với câu hỏi nầy, chúng ta có thể nhìn gần hơn xem coi cách
thức dân sự Đức Chúa Trời đưa ra câu hỏi ấy rồi tìm thấy bản thân mình ít nhiều
ở trong đó. Họ nói: “Người ta hầu việc Đức Chúa Trời là vô ích;
chúng ta giữ điều Ngài dạy phải giữ, và bước đi cách buồn rầu trước mặt Đức
Giê-hô-va vạn quân, thì có lợi gì?”
Có hai việc
khiến cho tôi phải lưu ý về lời bình của họ. Trước hết, họ thực thi mọi đòi hỏi
của Ngài vào lúc nào chứ? Họ trung tín với mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời cho đời
sống của họ vào lúc nào? Nếu họ có như thế, chúng ta không có một bản tường
trình nào về việc ấy cả. Việc nầy nghe như là một trường hợp nói tới họ đang
ghi nhớ những việc khác hẳn với phương thức mà Đức Chúa Trời ghi nhớ họ.
Chúng ta cũng
làm một việc ấy, có phải không? Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã từ bỏ quá nhiều
cho Đức Chúa Trời. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã chịu khó làm việc để sống
vâng phục và điều đó chẳng đem lại gì tốt cho chúng ta. Nhưng chúng ta có thực
sự sống như thế không? Đức Chúa Trời có phán rằng chúng ta đã thực thi mọi đòi
hỏi của Ngài không? Có phải chúng ta thực sự đang ở trong chỗ xét nét sống như
thế có giá trị hay không chứ? Thậm chí chúng ta không đặt Đức Chúa Trời vào cuộc
thử nghiệm nữa kìa, có phải không?
Việc thứ
hai cần phải chú ý là cách họ mô tả cuộc sống bước theo Đức Chúa Trời: “bước
đi cách buồn rầu trước mặt Đức Giê-hô-va vạn quân”. Điều nầy giải thích rất nhiều việc.
Phải chăng đây là những gì họ nghĩ đấy là đời sống đức tin? Phải chăng đây là
những gì Đức Chúa Trời yêu cầu nơi chúng ta? Bạn cần phải buồn rầu suốt thôi
sao. Bạn không thể có bất kỳ một thú vui nào sao!?! Bạn không thể tham dự vào
những việc mà người khác đang dự vào sao!?! Phải chăng đây là cách chúng ta suy
nghĩ về Đức Chúa Trời? Phải chăng Ngài là một loại ham thích giết chóc trong vũ
trụ, viên thủ thư nghiêm nghị không muốn có bất cứ một tiếng ồn nào cả?
Khi chúng
ta thực sự nhìn vào mọi lời lẽ ấy, chúng ta nhìn biết quan điểm vâng phục không
đúng, nhưng đấy là một ý tưởng mà chúng ta cứ khư khứ nắm lấy hôm nay. Đối với
tôi, đây là điều đôi khi tôi nhận thức về Cơ đốc giáo hiện nay. Mọi sự tốt lành
mà thế gian thưởng thức đều được gắn nhãn tồi: tình dục, say sưa, vui vẻ, và tiệc
tùng. Chúng ta đôi khi có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời hầu như đẹp lòng khi
chúng ta chịu khổ nhiều nhất, nhưng đấy chẳng phải là cách nó tác động đâu! Đức
Chúa Trời đã tạo ra mọi sự tốt lành trong cuộc sống. Ngài tạo ra tình dục để
cho người ta vui hưởng. Ngài tạo ra đồ ăn để cho người ta thưởng thức. Ngài tạo
ra con người để người ta vui vẻ. Ngài dựng nên cuộc sống để người ta thưởng thức.
Bước theo Đức Chúa Trời là nhắm tới sự sống — kinh nghiệm những gì Chúa Jêsus gọi
là sự sống hay “sự sống dư dật”.
Khi tôi còn
ngồi ghế đại học, có một bài hát do Stephen Curtis Chapman sáng tác đã giúp cho
tôi học biết sự việc nầy. Có một dòng ghi là: “Chẳng có một chỗ nào trên đất quan trọng hơn
con đường dẫn tới thiên đàng”. Sau khi bước đi trên con đường đó khi
còn ngồi ở trường, tôi tin chắc rằng chẳng có một sự sống nào quan trọng hơn cuộc
sống đức tin.
Một trong
những phương châm mới của đội San Francisco 49ers là lời kêu gọi và đáp ứng mà
vị huấn luyện viên mới của họ đã trình bày cho cả đội biết. Ông hỏi: “Ai sẽ giỏi hơn
chúng ta?” và họ đáp: “Chẳng có ai hết”. Cũng có thể nói như thế với những
ai đang bước theo Đấng Christ. Ai sẽ giỏi hơn chúng ta chứ?
Người nào
có quan hệ tình dục với bất cứ ai và mọi người? Tôi đã trao đổi với một số người
trong họ. Họ chẳng có gì tốt hơn chúng ta. Người nào chi xài tiền bạc cho bản
thân họ? Tôi đã trao đổi với họ. Họ chẳng có gì tốt hơn chúng ta. Người nào giết
người, thù hận, nói dối, và trộm cắp? Tôi biết một số người trong họ và họ chẳng
có gì tốt hơn chúng ta. Người nào tin chắc những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn
tiếp nhận và chẳng có gì thêm nữa cho cuộc sống? Tôi biết nhiều người trong số
họ và họ chắc chắn chẳng có gì tốt hơn chúng ta.
Đời sống đức
tin là đời sống mà chúng ta mong muốn sống. Đây là cuộc sống dư dật và đời sống
ấy không được trọn vẹn bởi bất cứ phương tiện nào. Đời sống ấy dư dật những khó
khăn, gian khổ, và đau đớn. Tôi đã có phần trong mọi sự ấy và tôi dám chắc tôi
sẽ đối diện với nó nữa, nhưng thay vì thế tôi đang nếm trải những việc ấy với Đấng
Christ hơn là không có Ngài. Đây là đời sống đức tin rất có giá trị.
Từng giây
phút trong cuộc sống ấy. Từng mảng vâng phục tôi đều dâng lên cho Đức Chúa Trời.
Trong những khoảnh khắc chân thật của tôi, tôi không hề hối tiếc khi vâng theo Đức
Chúa Trời và tôi chưa hề nghe nói ai hối tiếc cả.
Nhưng có thể
đời sống ấy là một cuộc vật lộn để giúp nhớ rằng nhiều người khác đã có đời sống
ấy tốt hơn. Sự thể trông như thế gian đang thắng thế. Sự thể trông như sống bất
tuân và bất trung thì có nhiều lạc thú và dễ thở hơn, nhưng đấy là một lời nói
dối. Tôi được nhắc nhớ tới lời lẽ của Phaolô ở phần cuối sách Galati gửi cho một
hội thánh còn non trẻ khi họ vừa học biết sống đời sống đức tin.
Galati 6:7-9: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu
khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ
bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh
mà gặt sự sống đời đời. Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ
nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt”.
Đừng trở
nên yếu đuối khi lo làm lành. Đừng tin theo lời dối trá cho rằng vâng lời thì
chẳng có lợi ích chi hết. Đừng tin theo quan niệm cho rằng bước theo Đức Chúa
Trời có nghĩa là đi vòng quanh như những kẻ buồn rầu. Đấy chẳng phải là đời sống
đức tin đâu. Chúng ta có thể từ bỏ thái độ khăng khăng cho rằng chúng ta đang sống
thứ đời sống tốt nhứt và tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho chúng ta
chăng? Chúng ta có thể từ bỏ hết mọi lời dối trá rồi tin tưởng rằng Đức Chúa Trời
sẽ dẫn dắt chúng ta vào cuộc sống chăng? Đời sống đức tin ấy là đời sống có giá
trị.
Phần
kết luận
Sự thực cho
thấy rằng hết thảy chúng ta đều có một cơn nghiện rất trầm trọng. Chúng ta bị
nghiện nơi cái tôi của mình. Chúng ta bị nghiện với quan niệm cho rằng cuộc sống
phải công bằng cho mọi người khác nhưng bất công cho chúng ta. Chúng ta bị nghiện
với ý niệm cho rằng tiền bạc của chúng ta là tiền bạc của chúng ta và chúng ta
cần phải biết chắc nó đang đi đúng hướng mà chúng ta mong muốn nó phải đi. Chúng
ta bị nghiện với quan niệm tự thương hại cho rằng chúng ta đã làm mọi sự đúng đắn
mà chẳng được ban thưởng chi hết khi sống như vậy. Chúng ta cần có ai đó để
giúp chúng ta phá vỡ cơn nghiện ấy.
Thế là Đức
Chúa Trời xen vào. Nếu chúng ta chịu để cho Ngài kéo chúng ta ra khỏi cái tôi của
mình, chúng ta sẽ bước vào một đời sống hạnh phước. Khi chúng ta tin cậy Ngài, Ngài
sẽ chăm lo cho chúng ta. Hãy bước ra khỏi cái tôi của mình đi. Hãy bước tới đi.
Hãy để cho Đức Chúa Trời kêu gọi bạn và rút bạn ra khỏi chỗ mà bạn bị ám ảnh với
bản ngã mình.
Tôi đã lớn
lên giống như loài mèo. Nhưng ít nhất trong các giới hạn quan hệ với Đức Chúa
Trời, chúng ta cần phải sống giống như loài chó nhiều hơn là loài mèo. Chúng ta
cần phải tẻ tách ra khỏi cái tôi của mình rồi để cho mọi sự được thoáng đi.
Đức Chúa Trời
giúp chúng ta trong chỗ nầy bằng cách cung ứng cho chúng ta gương mẫu trọn vẹn
về cách thực thi vấn đề nầy. Chúa Jêsus đã đến như một tấm gương cách phải hy
sinh bản ngã. Ngài tin cậy Đức Chúa Trời trong mọi sự; qua những khoảnh khắc đầy
năng quyền của lễ tưởng niệm; qua sự chữa lành; qua những mối quan hệ sâu sắc
và những lúc đau khổ, bị phản bội, bị hành hình, và bị chế giễu. Nhưng Đức Chúa
Trời quan tâm đến Ngài. Để rồi mọi người đều phải quì gối xuống khi nghe đến
danh của Chúa Jêsus. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời và Ngài sẽ chúc phước cho bạn.
Khi chúng
ta chờ đợi Chúa Jêsus, Ngài là Đấng kêu gọi chúng ta, nhưng Ngài cũng là tấm gương
của chúng ta. Nếu Ngài có thể để mọi sự lại sau lưng, Ngài đang khích lệ chúng
ta làm theo y như vậy. Hãy vác lấy thập tự giá của mình đi. Hãy giết chết bản
ngã của bạn. Hãy từ bỏ quyền hạn của bạn đi. Hãy bước theo Đức Chúa Trời. Hãy
liều mình và phải trả giá. Ai sẽ nhận lãnh nhiều hơn những kẻ chịu bước theo Đấng
Christ chứ? Không có ai cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét