Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Các Sứ Đồ & Sự Chống Đối



ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN
CÁC SỨ ĐỒ & SỰ CHỐNG ĐỐI
            Một “đám dân đông” có thể tạo ra tiếng vang. Mối giao thông rộng khắp, thực tế ra hiệu cho một nhóm người đến với một sự kiện có tính cách đại chúng: một sự phản kháng về chính trị, một hí trường, một lễ hội. Đám đông tan đi một cách nhanh chóng giống như nó khởi sự và rời đi mà chẳng có một dấu hiệu nào cả.
            Đôi khi, những nhóm người có thể tụ tập lại để hoàn thành nhiều việc quan trọng. Nhưng thường thì những đám dân đông chỉ có cái bề ngoài quan trọng thôi. Họ ‘loé lên’ mà chẳng có một mục tiêu nào lâu dài cả. Những đám dân đông theo sau Chúa Jêsus phần lớn là thuộc về loại nầy.
            Trong loạt sứ điệp mà chúng ta đang theo dõi qua trình tự của Kinh thánh và giờ đây chúng ta đang ở tại thời điểm thuật là truyện tích cuộc đời Chúa Jêsus. Chúng ta đã rời khỏi phần khởi sự chức vụ công khai của Ngài trong xứ Galilê. Sự rao giảng cùng các phép lạ của Ngài đã khiến cho đoàn dân đông sốt sắng kia nhóm lại, nhưng họ không kéo dài đâu. Người nào vui vẻ được Chúa Jêsus cho ăn uống đã xây khỏi sự dạy của Ngài. Những người nào lấy làm vui nơi các phép lạ của Ngài họ không muốn bị thách thức bởi ý nghĩa của những sự dạy đó. Những đám dân đông khi ấy và bây giờ có thể thay đổi. 
            Tuy nhiên, có hai nhóm người bước theo Chúa Jêsus cách trung thành, những ai nhóm lại đầy đủ với Ngài, và người nào có mặt từ đầu cho đến cuối. Họ chính là hai nhóm người luôn xem trọng Ngài hôm nay: các kẻ thù và các môn đồ của Ngài. 
            Phần việc của chúng ta trong phần nghiên cứu nầy là đi với tốc độ nhanh để bắc cầu nối khoảng cách giữa những ngày đầu tiên của Chúa Jêsus như nhân vật của quần chúng và các biến cố bi thảm của tuần lễ cuối cùng của cuộc đời Ngài — một khoảng thời gian chừng hai năm rưỡi. Khi đi nhanh chóng như thế, chúng ta sẽ ra sức nhìn xem tận mắt các biến cố của cả hai: kẻ thù và các môn đồ của Chúa Jêsus. 
            Những kẻ thù nghịch Chúa Jêsus đã nhìn xem Ngài như thế nào vậy? Thứ nhứt, có người xem Ngài là một tay giả mạo. Ở thành Naxarét, Ngài bị quở với cả bầu không gian: “Ngươi chẳng có gì đặc biệt hết — chỉ là con trai của một gã thợ mộc mà thôi. Chúng ta đã biết hết mọi sự trong cuộc sống của ngươi”. Và Chúa Jêsus phán: “một tiên tri không nhận được sự tôn trọng của quê hương mình”. Giống như trường hợp với các tiên tri trước kia, hạng người có đầu óc hẹp hòi đã nhìn thấy sự giả mạo và xem thường sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Sau đó, Chúa Jêsus bị kẻ thù Ngài gọi là kẻ phạm thượng. Có người bị què từ thuở sinh ra được đem đến cho Chúa Jêsus trước sự hiện diện của đám dân đông. Chúa tuyên bố trước tiên: “tội lỗi ngươi đã được tha”. Kẻ thù của Ngài, họ đang tìm cách gây rối, đã xem câu nói nầy là phạm thượng — họ cho rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội. Sự chữa lành tới sau của Chúa Jêsus cho người què đã cung ứng như bằng chứng rằng “Con Người có quyền tha tội”. Trong cơ hội nầy và nhiều cơ hội khác, kẻ thù của Chúa Jêsus càng để ý đến Ngài kỹ hơn — không phải để khám phá hay học hỏi mà để củng cố sự chống đối của họ.
            Kẻ thù của Chúa Jêsus gọi Ngài là một kẻ giả mạo, một kẻ phạm thượng rồi đi thêm một bước xa hơn, một kẻ phản nghịch. Sứ điệp của Ngài bị họ xem là nguồn gốc của sự dối trá cần phải làm cho câm bặt đi. Ngài nhìn thấy thánh khiết và bất khiết là các vấn đề của tấm lòng, chớ không phải bề ngoài, rồi phán rằng ngày Sa-bát đã được dựng nên vì con người, chớ không phải ngược lại. Rồi khi Ngài tiếp xúc với những kẻ bị xã hội ruồng bỏ và kẻ nghèo, thì rõ ràng lắm các kẻ thù Ngài dự tính thiên vị về số ít, chớ không bảo hộ hạng người bình thường tránh cơn nguy hiểm thuộc linh.
            Sứ điệp của Chúa Jêsus là một sứ điệp giải phóng đã được ban ra cho mọi người và sứ điệp ấy tiếp tục làm giày vò những người nào muốn sử dụng tôn giáo làm nguồn lợi cá nhân. Chúa Jêsus buộc tội những kẻ thù Ngài bằng đủ thứ từ ngữ.
Luca 11:39-52: “Nhưng Chúa phán rằng: Hỡi các ngươi là người Pha-ri-si, các ngươi rửa sạch bề ngoài chén và mâm, song bề trong đầy sự trộm cướp và điều dữ. Hỡi kẻ dại dột! Đấng đã làm nên bề ngoài, há không làm nên bề trong nữa sao? Thà các ngươi lấy của mình có mà bố thí, thì mọi điều sẽ sạch cho các ngươi. Song khốn cho các ngươi, người Pha-ri-si, vì các ngươi nộp một phần mười về bạc hà, hồi hương, cùng mọi thứ rau, còn sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời, thì các ngươi bỏ qua! Ấy là các việc phải làm, mà cũng không nên bỏ qua các việc khác. Khốn cho các ngươi, người Pha-ri-si, vì các ngươi ưa ngôi cao nhất trong nhà hội, và thích người ta chào mình giữa chợ! Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như mả loạn, người ta bước lên trên mà không biết! Một thầy dạy luật bèn cất tiếng nói rằng: Thưa thầy, thầy nói vậy cũng làm sỉ nhục chúng tôi. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Khốn cho các ngươi nữa, là thầy dạy luật, vì các ngươi chất cho người ta gánh nặng khó mang, mà tự mình thì không động ngón tay đến! Khốn cho các ngươi, vì các ngươi xây mồ mả các đấng tiên tri mà tổ phụ mình đã giết! Như vậy, các ngươi làm chứng và ưng thuận việc tổ phụ mình đã làm; vì họ đã giết các đấng tiên tri, còn các ngươi lại xây mồ cho. Vậy nên, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ sai đấng tiên tri và sứ đồ đến cùng chúng nó; chúng nó sẽ giết kẻ nầy, bắt bớ kẻ kia, hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết A-bên cho đến huyết Xa-cha-ri đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy. Khốn cho các ngươi, là thầy dạy luật, vì các ngươi đã đoạt lấy chìa khóa của sự biết, chính mình không vào, mà người khác muốn vào, lại ngăn cấm không cho!”.
            Chúng ta xét mình rất giỏi trong các vấn đề nầy. Có phải chúng ta nhắm vào những việc nhỏ rồi bỏ qua sự công bình? Có phải chúng ta đắm mình trong việc tự khen tặng rồi gây trở ngại cho những ai đang tìm kiếm Đức Chúa Trời? Có phải chúng ta nhìn thấy rõ ràng cái tôi của mình?
            Kẻ thù của Chúa Jêsus, đang xây dựng sự chống đối của họ, sau cùng tuyên bố Ngài không những là một kẻ phạm thượng Đức Chúa Trời, mà còn là một tay ma thuật khi cho rằng Ngài hiệp với Bêênxêbun và chính mình Ngài là ma quỉ. Chúa Jêsus đã trả lời cho sự cáo buộc nầy với phần lưu ý rằng Ngài đã đuổi quỉ, đã buông tha tự do cho kẻ tù, và đánh đỗ nhửng đồn lũy tăm tối. Ngài rõ ràng là kẻ nghịch, chớ không phải tôi tớ, thuộc về ma quỉ.
            Sau cùng, kẻ thù của Ngài quyết định làm câm bặt Chúa Jêsus một lần đủ cả rồi bắt đầu mưu giết Ngài với sự sốt sắng nhất. Chúng ta hãy xem một câu trong Giăng 11, trong đó chương trình nầy được thiết lập rất rõ ràng. Nhưng trước tiên hãy lần theo kinh nghiệm của các môn đồ Chúa Jêsus khi họ bước theo Chúa Jêsus.
            Các môn đồ lúc ban đầu của Ngài đã trở thành môn đệ của Giăng Báptít và lúc ban đầu họ là bạn bè của Chúa Jêsus (‘hãy đến xem’ Giăng 1:39). Cuộc điều tra dẫn tới lòng trong thành và sau khi Giăng bị tù, Chúa Jêsus bảo các môn đồ hãy bỏ lưới cá đi mà theo Ngài. Sự lựa chọn của họ vâng theo ở điểm nầy tương tự với sự lựa chọn lập ra trong từng thế hệ bởi những người dâng lòng trung thành của họ cho Chúa Jêsus và được ‘sanh lại’.
            Những người học việc trở thành hạng tôi tớ. Chúa Jêsus sai phái các môn đồ từng đôi một đi ra công bố Nước của Đức Chúa Trời với những kết quả rất ấn tượng. Những sự chữa lành, các lần biến đổi, những lần đuổi quỉ là kinh nghiệm của các vị giáo sĩ còn non nớt nầy.Bảy mươi môn đồ trở về cách vui vẻ, thưa rằng: Lạy Chúa, vì danh Chúa, các quỉ cũng phục chúng tôi (Luca 10:17).
            Giống như kẻ thù của Chúa Jêsus càng lúc càng xác quyết hơn, cũng một thể ấy sự chống đối của họ đối với Ngài, và cũng xác quyết thể ấy với sự vâng phục của các môn đồ Ngài. Những nhà điều tra đã trở thành môn đồ và môn đồ đã trở thành hàng tôi tớ. Sau cùng, tôi tớ trở thành chiến binh, những người được kêu gọi chịu khổ vì cớ Đấng Cứu Thế. 
Luca 9:23-25: “Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu. Nếu ai được cả thiên hạ, mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì?”
            Chúng ta đã lưu ý rằng cả hai: kẻ thù và các môn đồ của Chúa Jêsus đều kinh nghiệm một sự đào sâu thái độ tin quyết của họ trải qua thời gian. Giờ đây, chúng ta quay sang hai phân đoạn Kinh thánh đưa từng nhóm — kẻ thù và các môn đồ — vào trong nhận định rõ ràng gần cuối cuộc đời của Ngài ngay trước khi bước vào thành Jerusalem lần cuối cùng.
            Thứ nhứt, một cuộc gặp gỡ với những người quyết định giết Chúa Jêsus khi họ phản ứng với phép lạ Laxarơ sống lại từ kẻ chết.
Giăng 11:45-48: “Có nhiều người Giu-đa đã đến cùng Ma-ri và thấy sự Đức Chúa Jêsus làm, bèn tin Ngài. Nhưng một vài người trong bọn đó đi tìm người Pha-ri-si, mách cho họ sự Đức Chúa Jêsus đã làm. Các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si nhóm tòa công luận, bàn rằng: Người nầy làm phép lạ nhiều lắm, chúng ta tính thế nào? Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi nầy và cả nước chúng ta nữa”. 
            Hãy chú ý sự chối bỏ không có ở đó. Cái điều rõ ràng đối với kẻ thù của Chúa Jêsus, ấy là Ngài đã làm ra nhiều phép lạ và các phép lạ nầy là dấu hiệu chỉ ra một việc còn lớn lao hơn nhiều. Họ đã công nhận những việc làm phi thường xác minh Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, song lại sợ quyền lực của Rome hơn quyền phép của Đức Chúa Trời.
Giăng 11:49-50: “Nhưng một người trong bọn họ, tên là Cai-phe, làm thầy cả thượng phẩm đang niên, nói rằng: Các ngươi chẳng biết gì hết! Các ngươi chẳng xét rằng thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất”.
            Caiphe đã trải qua từ lâu chặng đường ‘những điều chúng ta sẽ làm’ xem thường những kẻ chưa lên kế hoạch sự chết của Chúa Jêsus. Mối quan tâm của ông ta, ấy là xứ sở sẽ bị hư mất là một màn khói. Caiphe chỉ lo đến địa vị của ông ta mà thôi.
Giăng 11:51-53: “Vả, người nói điều đó chẳng phải tự mình, nhưng bởi làm thầy cả thượng phẩm đang niên, người nói tiên tri về Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân mà chết; và không những vì dân thôi, mà cũng để nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tản lạc lại làm một đoàn.  Từ ngày đó, chúng lập mưu giết Ngài”.
Một số lưu ý:
1) Cấp lãnh đạo người Do thái tưởng rằng mọi quyết định của họ sẽ lèo lái mọi biến cố. Thực ra, họ đang ở trong chỗ chẳng có gì là quan trọng hết. Chúa Jêsus đã phó mạng sống Ngài, mạng sống ấy không bị cất đi khỏi Ngài.
2) Toà Công Luận hiện hữu là để cung ứng chức năng lãnh đạo cho Israel, nhưng chẳng có một tham khảo nào cho thấy họ giao thông với Đức Chúa Trời hay các mục đích của Ngài. Lòng trung thành đích thực của họ là hướng tới Rome.
3) Thầy tế lễ thượng phẩm (Caiphe) nói tiên tri rất thực nhưng ông ta đã nói trong sự vô tình. Sự chết của Chúa Jêsus là vì sự cứu rỗi — ra khỏi tội lỗi và sự chết — chớ không phải ra khỏi cơn thịnh nộ của Xêsa.
4) Mọi nổ lực nơi phần của Toà Công Luận hầu xoa dịu Rome bằng cách giết chết kẻ gây rắc tối xuất thân từ thành  Naxarét được thực hiện ngược lại với những gì đã được dự trù. Không đầy 40 năm sau, thành Jerusalem bị vây, đền thờ bị san phẳng, và xứ sở bị tản lạc khi Đức Chúa Trời xét đoán dân sự Ngài vì đã chối bỏ Đấng Mêsi. Lời tiên tri của Chúa Jêsus là siêu việt hơn lời tiên tri của Caiphe.
Luca 19:44: “Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm viếng”.
            Sau khi xem xét một phân đoạn thuật lại mọi mưu định của kẻ thù Chúa Jêsus, chúng ta cũng hãy nhìn cho kỹ Chúa Jêsus trong cuộc trao đổi với bạn bè của Ngài.
Mác 10:35-37, 41-45: “Bấy giờ, Gia-cơ và Giăng, hai con trai Xê-bê-đê, đến gần Ngài mà thưa rằng: Lạy thầy, chúng tôi muốn thầy làm thành điều chúng tôi sẽ xin. Ngài hỏi rằng: Các ngươi muốn ta làm chi cho? Thưa rằng: Khi thầy được vinh hiển, xin cho chúng tôi một đứa ngồi bên hữu, một đứa bên tả . . . Mười sứ đồ kia nghe sự xin đó, thì giận Gia-cơ và Giăng. Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”.
            Con Người đến để chịu chết để chúng ta được sống. Thuộc về Ngài là tấm gương tối hậu nói tới tình yêu hy sinh — phục vụ tha nhân, tự chối bỏ mình. Nhưng Chúa cũng trông mong các môn đồ Ngài, ở một cấp độ khác, vác lấy thật tự giá mà theo Ngài; chọn lấy tình yêu hy sinh. Trong nhiều cách thức, sự dạy của Chúa Jêsus ở đây là một sự giải thích ý nghĩa vác lấy thập tự giá. 
            Có lẽ rất đáng ngạc nhiên, Chúa Jêsus xem tình yêu hy sinh là một con đường cao trọng. Tin cậy Đức Chúa Trời dấy lên những người biết tôn trọng Ngài, chúng ta không cần phải tự cỗ vũ mình hoặc giữ theo những gì chúng ta thấy là xứng đáng. Giữa vòng những người không tin Chúa, sự cao trọng được đánh giá bởi việc ‘làm chúa tể’ trên bao người khác, bằng cách đếm những người bị buộc phải vâng theo. Trong Đấng Christ quyền bính tuôn ra từ một tấm lòng phục vụ và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Các chức phận cao cả của họ đang thực thi quyền bính trên họ. Đối với bạn thì chẳng phải là như vậy.
            Sự trao đổi nầy đã khởi sự khi hai môn đồ nổ lực nắm lấy chiếc ghế cao nhất và kích động sự ganh tỵ giữa mười người kia, họ ước ao họ đã nghĩ đến việc yêu cầu trước tiên. Nhưng Chúa Jêsus nói rõ rằng địa vị môn đồ không phải là một sự đua tranh.
            Cấp lãnh đạo tôi tớ gây dựng nhau thêm và một lãnh đạo thành công phải được xem là một nguồn phước cho mọi người. Sau cùng, chúng ta cần phải nói rõ rằng Chúa Jêsus dự trù sự dạy dỗ của Ngài làm thay đổi đường lối chúng ta hành động. Đây không phải là một mặc khải thơ mộng chỉ có giá trị lý thuyết thôi đâu. Chúa trông mong các môn đồ Ngài nhận ra những tư tưởng và cư xử ích kỷ và để đóng đinh chúng lên thập tự giá. Chúng ta phải nhận ra khuynh hướng tranh đua trong ganh tỵ và rồi hãy xây khỏi khuynh hướng ấy.
            Thật là ấn tượng khi nhìn thấy có bao nhiêu quan sát viên (tin Chúa hay không tin Chúa như nhau) đã chú ý đến sự hạ mình đánh dấu Tân Giáo Hoàng Francis. Cách thức ông đã sống khi ông là một Hồng Y trong xứ Argentina (sống trong một căn hộ nhỏ, đi làm bằng xe bus) và thái độ trước kia ông không quan tâm về địa vị Giáo Hoàng là cực kỳ hấp dẫn đâu. Sự làm chứng chơn thật xảy ra khi lối sống riêng của Chúa Jêsus được tái tạo trong các tôi tớ Ngài.
            Kẻ thù của Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đã đi theo Ngài gần gũi và đã đào sâu thái độ tin quyết của họ như họ đã làm. Các quan sát viên vô ý tứ đã bị cuốn đi mất. Khuôn mẫu còn lại rất hiển nhiên hôm nay. Đối với những ai trong chúng ta gọi Ngài là Chúa, địa vị môn đồ đòi hỏi một thập tự giá — nâng cao tha nhân lên trên bản thân mình và tin cậy Đức Chúa Trời tôn trọng những ai kính mến Ngài.


Ngài Dạy Cách Có Quyền




ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN
NGÀI DẠY CÁCH CÓ QUYỀN
            Có nhiều câu Kinh thánh mô tả kinh nghiệm của những người chơi golf, kể cả những tiếng thở than nữa. Hãy xem: “họ vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được —câu nầy chắc chắn áp dụng cho môn golf.
            Câu nói nầy chỉ ra rằng cuộc sống còn phức tạp hơn môn golf. Sự chú ý của chúng ta chao đảo từ ý tưởng nầy sang ý tưởng kia, từ việc mới mẻ nầy đến việc mới mẻ đến sau đó — vẫn học luôn, không hề được dạy dỗ. Ai có thể hướng dẫn chúng ta về điều chi là quan trọng trong cuộc sống chứ?
            Lời lẽ của Chúa Jêsus đã cung ứng giá trị cho nền văn minh Tây phương, nắn đúc các giá trị thậm chí của những kẻ chối bỏ Tin Lành, và cách mạng hoá đời sống của những ai biết đặt đức tin của họ nơi Ngài. Phần việc của chúng ta trong sứ điệp nầy là xem xét sự dạy quan trọng và rất kiên nhẫn của Chúa Jêsus.
            Trong các bài nghiên cứu trước đây, chúng ta đã nhìn vào sự giáng sinh của Đấng Christ và phần mở đầu chức  vụ công khai của Ngài. Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ cung ứng sự chú ý đặc biệt không nhằm vào các hành động của Ngài mà vào những lời lẽ đã được thốt ra, sự dạy dỗ, của Chúa. Một lần nữa, như thường lệ là trường hợp trong loạt bài nầy, chúng ta chỉ có thể nhìn vào một phần nhỏ tư liệu dồi dào đang sẵn có cho chúng ta.
            Có hai câu nói của Chúa Jêsus sẽ hướng dẫn chúng ta. Thứ nhứt: “Ngài dạy dỗ họ nhiều điều bằng các thí dụ”. Thứ hai là khuôn mẫu bởi đó Ngài chỉnh đốn sự sai lầm: “Các ngươi có nghe điều đó . . . nhưng Ta phán cùng các ngươi”.
            Các thí dụ chỉ là những mẫu chuyện với các ngụ ý quan trọng. Chúng vạch ra kinh nghiệm thông thường của khán thính giả — làm ruộng, đi chợ, làm cha làm mẹ, v.v… Nói ngắn gọn, chúng ta sẽ xem xét một trong những thí dụ hay nhất của Chúa Jêsus, ấy là Người Samari Nhơn Lành. 
            Phạm trù dạy dỗ thứ hai liên quan đến sự thách thức của Chúa Jêsus về sự khôn ngoan thông thường có quan hệ với hạnh phúc của con người và những mục đích của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp trực tiếp hoặc ám chỉ, Chúa Jêsus soi sáng khán thính giả của Ngài qua sự nghe của họ, làm sáng tỏ nó, và rồi bày ra lẽ thật. Khuôn mẫu nầy là bằng chứng đặc biệt trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta cũng sẽ xem xét một số thẩm quyền của Chúa Jêsus qua sự dạy dỗ bài giảng mà ai cũng biết rõ nầy.
            Trở lại với các thí dụ, chúng ta hãy xem xét lý do của Chúa Jêsus khi dạy dỗ với tư thế nầy:
Mác 4:1-12: “Đức Chúa Jêsus lại khởi sự giảng dạy nơi bờ biển; có một đoàn dân đông lắm nhóm lại xung quanh Ngài, Ngài bước lên trong một chiếc thuyền và ngồi đó, còn cả đoàn dân thì ở trên đất nơi mé biển. Ngài lấy thí dụ dạy dỗ họ nhiều điều, và trong khi dạy, Ngài phán rằng: Hãy nghe. Có người gieo giống đi ra đặng gieo…Ngài lại phán rằng: Ai có tai mà nghe, hãy nghe. Khi Đức Chúa Jêsus ở một mình, những kẻ xung quanh Ngài cùng mười hai sứ đồ hỏi Ngài về các lời thí dụ. Ngài phán rằng: Sự mầu nhiệm của nước Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho các ngươi; nhưng về phần người ngoài, thì dùng cách thí dụ để dạy mọi sự, hầu cho họ xem thì xem mà không thấy, nghe thì nghe mà không hiểu; e họ hối cải mà được tha tội chăng.
            Các thí dụ chỉ ra những thực tại không thấy được bằng mắt thường. Những hành động được mô tả trong một câu chuyện có tính cách thí du — thí dụ, một người gieo giống — thực sự đáng nói tới việc gì đó quan trọng hơn. Thí dụ đòi hỏi sự chú ý và thậm chí đòi hỏi sự giúp đỡđđể mở mắt người ta ra. Mọi sự trong cuộc sống, phần lớn những việc có giá trị ai cũng biết là không sẵn có ở bề mặt. Các môn đồ, họ tìm tòi nơi Chúa Jêsus để đạt được sự hiểu biết, là những người được lợi ích từ những gì họ đã nghe.
            Các thí dụ cũng che giấu những lẽ thật cao thượng đối với những kẻ bất chấp hay xem thường chúng. Không phải ai có lỗ tai cũng đều nghe cả đâu. Chúa Jêsus trưng dẫn một phân đoạn từ sách Êsai,  là một phần lời tố cáo về tình trạng thờ lạy hình tượng. Những bức tượng bằng đá không thể nghe bất cứ điều gì và những ai thờ lạy hình tượng đều giống như các đối tượng mà họ đang thờ lạy — không có khả năng lắng nghe. Các thí dụ giữ lại lẽ thật có giá trị (“nghe luôn mà không hề thông biết”) đối với những kẻ đã chọn xây khỏi Đức Chúa Trời mà hướng về những thần tượng do tay người ta làm ra.
            Sau cùng, vì thí dụ là một mẫu chuyện, nó rãi ảnh hưởng của nó rộng ra theo thời gian. Một nan đề trong bài toán hay một thắc mắc về luật pháp dẫn tới một câu trả lời, một kết luận, với chẳng một điều gì được mong đợi. Một câu chuyện còn nán lại và truyền cảm hứng, được ghi nhớ và được kể ra với chiều hướng mới khi phạm trù cuộc sống của một người thay đổi. Theo thời gian, một câu chuyện thuyết phục chúng ta về những việc mà chúng ta chưa hề gặp trước đây.
            Tôi vật vã với bịnh hen suyễn khi tôi còn nhỏ. Một mùa hè kia, khi tôi được 9 hay 10 tuổi, thời kỳ nầy quả là rất khó khăn. Tôi phải ở trong nhà nhiều ngày và có nhiều thời gian để đọc sách. Một quyển sách lôi cuốn tôi khi ấy và tôi hãy còn nhớ. Kontiki là câu chuyện nói tới một chuyến hải hành bởi sáu người dong buồm trên một chiếc bè trải đi từ Nam Mỹ đến Polynesia. Thor Heyerdahl đang thử nghiệm một lý thuyết về việc mở rộng dân số và đã quyết định sử dụng kỷ thuật thời xưa (gỗ balsa làm bè, dây thừng, v.v…) kết thành một cái bè, có tên là ‘Kontiki’, đã thực hiện thành công chuyến hải hành dài 4000 dặm.
            Nhiều hiểm nguy và bất ổn — cá mập, giông bão — vây quanh. Chỉ trích, phê phán thì nhiều vô số. Song nhóm sáu người bạn nầy cứ tiến về phía trước và đã thành công.
            Một số bài học đã chìm theo thời gian khi câu chuyện nầy hãy còn bám víu trong lý trí: 1) Những vị được gọi là chuyên gia không biết hết mọi sự. Đôi khi, cái gì tốt thì bị chế nhạo. 2) Các thủy thủ cần có và tin tưởng nhau. Tham dự vào chuyến phiêu lưu dẫn tới tình bạn sâu sắc.
            Tôi không biết gì về Kinh thánh hay các mục đích của Đức Chúa Trời mãi cho đến nhiều năm về sau. Nhưng các bài học và nhận thức mà quyển sách của Heyerdahl đã giúp tôi nắm bắt truyện tích Tin Lành và giúp sửa soạn tin theo Tin Lành ấy.
            Trước khi ông là một Cơ đốc nhân, C.S. Lewis là một nhà vô thần, ông yêu mến các huyền thoại đời xưa. Ông có được đức tin rằng mọi thứ kỳ diệu kia đã kéo ông đến với những mẫu chuyện xa xưa nói tới ao ước của con người tìm thấy có trong Đấng Christ — với sự diệu kỳ, không những chúng quá hay mà chúng còn là sự thực nữa. Những mẫu chuyện có tính cách thí dụ của Chúa Jêsus hoàn tất một việc tương tự — nắn đúc suy tưởng của chúng ta thành một con đường cho niềm tin và kỷ luật.
            Với những điều nầy trong trí, chúng ta hãy chú ý đến một trong các thí dụ hay nhất của Chúa Jêsus — người Samari Nhơn Lành.
Luca 10:25-37: Bấy giờ, một thầy dạy luật đứng dậy hỏi đặng thử Đức Chúa Jêsus rằng: Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời? Ngài phán rằng: Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó? Thưa rằng: Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ngươi đáp phải lắm; hãy làm điều đó, thì được sống. Song thầy ấy muốn xưng mình là công bình, nên thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Ai là người lân cận tôi? Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán rằng: Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô, lâm vào kẻ cướp, nó giựt lột hết, đánh cho mình mẩy bị thương rồi đi, để người đó nửa sống nửa chết”.
            Quan sát: 1) Người bị cướp giựt, bị lột sạch hết; ông ta bị đánh bất tỉnh, vì lẽ đó chẳng có ai nhận ra ông ta nữa. Chúng ta không biết ông ta giàu hay nghèo, người Do thái hay dân Ngoại, theo bề ngoài của ông ta lúc bấy giờ. Thật là khó thực thi ‘bổn phận của một người’ nếu không biết áp dụng luật lệ nào. 2) Những du khách đi ngang qua chẳng có cách nào nhìn biết nguy hiểm có còn đâu đó hay không!?! Bối cảnh đã được trình bày với đầy ẩn số.
            “Vả, gặp một thầy tế lễ đi xuống đường đó, thấy người ấy, thì đi qua khỏi. Lại có một người Lê-vi cũng đến nơi, lại gần, thấy, rồi đi qua khỏi. Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương; bèn áp lại, lấy dầu và rượu xức chỗ bị thương, rồi rịt lại; đoạn, cho cỡi con vật mình đem đến nhà quán, mà săn sóc cho. Đến bữa sau, lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán, dặn rằng: Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả. Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp? Thầy dạy luật thưa rằng: Ấy là người đã lấy lòng thương xót đãi người. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy”.
            Một câu chuyện thực sự bất ngờ. Những người Samari bị xem khinh bởi ‘người Do thái công bình’, và bị tránh né như nguồn ô nhiễm về mặt đạo đức. Thật là hay khi Chúa Jêsus dùng một người Samari làm thí dụ điển hình trong câu chuyện nầy, và tính cách chăm sóc dịu dàng của Samari quả là đáng kinh ngạc. Thầy tế lễ và người Lêvi cũng không phải là hạng công dân bình thường — được xem là cấp lãnh đạo giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta thấy họ thất bại không hành động để rồi phải chịu rắc rối. Giả sử các giới chức tôn giáo trong thành Giêricô giữ họ không nhìn thấy điều chi là vấn đề đối với Đức Chúa Trời.
            Nổ lực hạn chế tình yêu thương của chuyên gia luật pháp dẫn tới một câu chuyện đầy dẫy với nhiều căng thẳng: đau khổ và liều lĩnh, bổn phận tôn giáo so với nhu cần phải thương xót, một người Samari là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Ai là người lân cận chứ? Trong câu 37, chúng ta đọc: ‘Người động lòng thương xót’ (thật là khó khăn cho vị chuyên gia luật pháp thốt ra lớn tiếng: ‘người Samari’). Và Chúa Jêsus kêu gọi hết thảy những ai nghe câu chuyện nầy hãy đi và làm theo như vậy.
            Chúng ta phải chú ý, mọi vấn đề nơi trọng tâm thí dụ nầy nổi bật lên giữa vòng những lý do mà hạng người vô tín đưa ra hay chối bỏ Tin Lành ngày hôm nay. Cơ đốc nhân bị gán cho sự giả hình — vì xem khinh ‘người Samari’ hiện đại  và vì thái độ không bằng lòng liều lĩnh vì cớ sự thương xót. Chúng ta xét mình rất giỏi theo ánh sáng nầy — có phải chúng ta ưa thích người Samari Nhơn Lành hay ưa thích thầy tế lễ và người Lêvi? Tấm lòng thương xót có được hình thành trong chúng ta không?
            Cho phép tôi cung ứng cho bạn một nhận định khác trước khi chúng ta bước vào một số câu Kinh thánh trích từ Bài Giảng Trên Núi. Phần giải thích của tôi về câu chuyện nầy rất là phổ thông. Suy tưởng đầu tiên mà hầu hết mọi người đều có, ấy là họ đang ở trong vai trò: một là người Samari hay thầy tế lễ hoặc thầy thông giáo, và họ là người đến gần kẻ bị đánh đập kia sau đó và sẽ chọn: một là người lân cận hay không phải là người lân cận. Đấy là câu hỏi khó mà chúng ta phải tự hỏi mình. Đấy là bản chất của sự giải thích nầy, nhưng có một cách nói rất xưa và tinh tế về câu chuyện nầy thay đổi các diễn viên và tôi nghĩ Chúa Jêsus có lẽ đã dự tính rằng câu chuyện nầy có thể bị thắc mắc và được đọc ở một cấp độ khác.
            Và cấp độ khác là đây: Chúng ta là nạn nhân, chớ không phải thầy tế lễ hay khách qua đường. Chúng ta là người đang hấp hối bên lề đường. Vai trò chúng ta đóng trong câu chuyện nầy là đang ở trên bờ vực mất mát hết mọi sự. Mọi sự đã bị tước hết khỏi chúng ta; chính cuộc sống của chúng ta gần như bị mất hết. Người Samari là Đấng Christ, Ngài là Đấng đến và cứu kẻ bị hấp hối kia. Ngài là một người ngoài cuộc, Ngài bị mọi người khác xem khinh. Không một ai muốn làm gì với Ngài Ngài đến để cứu hạng người không thể tự cứu mình và thể chế tôn giáo hoàn toàn khác hơn Đấng hiện hữu ở trong lòng. Và đây là một câu chuyện nói tới Đấng Cứu Thế, Ngài đã đến để tìm và cứu những ai thống hối và có cần.
            Đây là một câu chuyện đơn giản và tôi khởi sự tự hỏi mình nhiều câu hỏi về cách tôi nhận định bản thân và cách tôi nhìn xem ơn thương xót của Chúa. Tôi xem xét tình trạng nhu cần của tôi như thế nào và Ngài đã ban cho bao nhiêu? Khi làm như vậy, Ngài khác biệt như thế nào? Câu chuyện nầy đối diện với chúng ta còn chi khác nữa không, và nó làm thay đổi cái nhìn của chúng ta ra sao?
            Ngài dạy dỗ họ nhiều điều bằng các thí dụ. Nguyện chúng ta có lỗ tai để mà nghe.
            Chúng ta giờ đây đi từ khuôn khổ của Chúa thách thức sự khôn ngoan thông thường. Bài Giảng Trên Núi là một sự đối ngược với thứ tôn giáo không đúng. Nó thách thức thứ tôn giáo giả kia đừng mở rộng tình trạng thờ lạy hình tượng, sự giả hình, đừng bất tuân cứng cổ nữa. Nó vạch trần những điều dối giả thuộc đời nầy được xem là sự khôn ngoan.
Mathiơ 5:1-3:Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng: Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!
            Thách thức của Chúa Jêsus trước lối suy nghĩ quen thuộc khởi sự ngay ở phần mở đầu. Tình trạng được phước — ứng nghiệm thực, cuộc sống sung mãn — không đến từ sự tích lũy mà đến từ chỗ trống không. Ý kiến của nhiều người khác, đánh giá các thành tựu, một sự đánh bóng bản thân và sự chất chứa các thứ vật chất chẳng kiếm được tầm quan trọng cho chúng ta. Tình trạng được phước được xây dựng trên việc công nhận với cấp độ sâu sắc nhất chúng ta là bất toàn và chúng ta không thể làm gì để thay đổi chính mình.
            Và Chúa Jêsus tiếp tục rao giảng, tiếp tục tìm kiếm giá trị đời đời ở chỗ thế gian lo sợ và tránh né: khóc lóc, nhu mì, làm sự hoà bình, bắt bớ. Các tư vấn của chúng ta đã nói dối chúng ta. Những gì chúng ta đã được truyền dạy phải bị chối bỏ để có được sự khôn ngoan sâu sắc hơn. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn thí dụ nói tới những sự đầu tư.
Mathiơ 6:19-21: Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó”.
            Mọi hành động của chúng ta trong hiện tại tác động tương lai của chúng ta, điều nầy không thể tránh được. Nhưng có phải chúng ta suy nghĩ sâu xa đủ chưa? Có phải chúng ta tìm cách cung ứng cho một tương lai gần, thuộc về đời nầy (tương lai đó vốn bất ổn) hay có phải chúng ta công nhận rằng chúng ta được dựng nên là cho cõi đời đời?
            Trộm cướp, sâu mối, ten rét đánh dấu sự sụp đổ, thảm hoạ thiên nhiên, hạng người cuồng dại với các thứ vũ khí nguy hiểm, và nhiều yếu tố khác khiến cho hàng hoá của thế giới nầy thành một nguồn không an  toàn về mặt an ninh. Và chúng ta có một sự lựa chọn tốt hơn. Chúng ta có thể chất chứa của cải ở trên trời. Nhưng nói như thế thì có nghĩa gì chứ? Thứ nhứt, chúng ta có thể đánh giá các mối quan hệ, đối xử với tha nhân quan trọng hơn là bản thân mình. Chúng ta có thể hiệp với các anh chị em trong cuộc phiêu lưu của vương quốc và các hành động phục vụ. Những sự lựa chọn nầy dẫn tới tình bạn sâu đậm sẽ được thưởng thức cho đến đời đời.
            Thứ hai, bản chất của chúng ta, được nắn đúc bởi các quyết định trong lúc bây giờ, sẽ còn mãi cho đến đời đời. Khi chúng ta phục theo Đức Thánh Linh và chọn sống biết thương xót, hay rời rộng hoặc can đảm và rồi làm theo như thế lần thứ hai và thứ ba, chúng ta thấy mình được thay đổi tận cốt lõi. Chúng ta trở thành một người mới — tôi đã bị mù giờ tôi thấy và chúng ta đem theo bổn tánh mới của mình vào trong cõi đời đời.
            Hãy xem xét Jean Valjean trong phim Les Miserables [Những Người Khốn Khổ]. Các đáp ứng của ông đối với tình yêu và sự chịu khổ tạo ra một tấm lòng thật đáng nể. Kẻ nghịch ông là Javert, cũng được nắn đúc bởi những sự lựa chọn của ông ta — đã trở thành một người cứng cỏi không thể xuyên thủng được. Chúng ta có thể chất chứa của cải ở trên trời khi chúng ta xem trọng về tính kỷ luật, để cho Chúa Jêsus khiến cho chúng ta ra giống như Ngài thêm. 
            Sau cùng, có lẽ rõ ràng nhất, thờ lạy là đời đời. Sự ngợi khen dâng lên Đức Chúa Trời vang dội mãi cho đến đời đời. Tôn thờ không bao giờ phai nhạt. Khi chúng ta ăn nuốt Kinh thánh, chúng ta nhận được sự khôn ngoan đời đời. Chọn lấy sự thờ phượng là vinh hiển trong giây lát và là một hành động chất chứa của cải ở trên trời.
            Bài Giảng Trên Núi kết thúc theo cách nầy:
Mathiơ 7:24-29: “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều. Vả, khi Đức Chúa Jêsus vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ; vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo”.
            Giông bão là không thể tránh được. Cuộc sống sẽ thử nghiệm mọi người, người nào xây dựng trên vầng đá và trên cát. Nhưng các thử nghiệm của cuộc sống có những hậu quả khác biệt cho từng người khác nhau nương trên nền tảng của họ. Có hai đòi hỏi: lắng nghe và làm theo — một nền tảng vững chắc đòi hỏi cả hai.
            Chúng ta đã dành sự chú ý vào Chúa Jêsus là một vị giáo sư — là người nói ra các thí dụ và là người vạch trần sự dại dột của người thế gian. Tuy nhiên, chỉ có thông tin thôi thì chưa đủ. Có phải chúng ta chấp nhận sự thách thức phải ‘đưa vào thực tiễn’ sự Chúa Jêsus kêu gọi phải sống bởi đức tin, tin cậy nơi quyền phép của Đức Chúa Trời, và sẵn sàng để đón những cơn bão và nạn lụt?


Hãy Đến Xem




ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN:
HÃY ĐẾN XEM
            Chuyến hành trình EPIC của chúng ta đã đưa chúng ta đến với phần khởi sự chức vụ công khai của Chúa Jêsus, và chúng ta sẽ đưa ra hai thắc mắc để hướng dẫn phần nghiên cứu của chúng ta. Chúa Jêsus nghe gì khi Ngài khởi sự công tác nầy, và rồi Ngài phán gì?
Mác 1:2-13: Như đã chép trong sách tiên tri Ê-sai rằng: Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt ngươi, người sẽ dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong đồng vắng rằng: Hãy dọn đường Chúa, ban bằng các nẻo Ngài; Giăng đã tới, trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báp-tem ăn năn, cho được tha tội…Người giảng dạy rằng: Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài. Ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh. Vả, trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đến từ Na-xa-rét là thành xứ Ga-li-lê, và chịu Giăng làm phép báp-tem dưới sông Giô-đanh. Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Đức Thánh Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bò câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường. Tức thì Đức Thánh Linh giục Ngài đến nơi đồng vắng. Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỉ Sa-tan cám dỗ bốn mươi ngày, ở chung với thú rừng, và có thiên sứ hầu việc Ngài. Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời.
            Ba giọng nói nói cùng Chúa Jêsus chuẩn bị cho Ngài bắt đầu công tác mà vì đó Ngài ra đời. Thứ nhứt là giọng nói của người anh em bà con với Ngài — là Giăng Báptít. Giăng được sai phái bởi Đức Chúa Trời trong vai trò một tiên tri để sửa soạn dân chúng cho Đấng Mêsi. Chúa Jêsus đã nghe Giăng rao giảng. 
            Thứ hai, Ngài đã nghe giọng nói của Cha Ngài từ trên trời khi Ngài vừa ra khỏi nước của phép báptêm. Thứ ba, trong đồng vắng Ngài đã nghe những lời dối trá của kẻ cám dỗ. Gộp chung lại các sứ điệp nầy, chúng đẩy Chúa Jêsus bước vào chức vụ công khai — phần việc mà ai cũng nhìn biết Ngài là Đấng Mêsi vốn được mong đợi từ lâu.
            Việc rao giảng của Giăng rất năng động. Chẳng có một tiên tri nào trong xứ Israel 400 năm qua. Người Do thái đã trở về quê hương họ từ cuộc lưu đày, xây lại đền thờ, sau đó mở rộng và làm cho đền thờ được xinh đẹp hơn. Họ đã thiết lập các khuôn mẫu ứng xử và nghi thức tôn giáo chỉ ra lai lịch Do thái trong khi họ sống dưới sự chiếm đóng của các đạo quân dân Ngoại. Nhiều thế kỷ trông đợi được nghe từ Đức Chúa Trời đã kết thúc bởi giọng nói đầy quyền lực của một vị tiên tri thực, một người mà giọng nói và bề ngoài của ông đã gợi nhớ lại thẩm quyền làm phép lạ của chính mình Êli.
            Giăng đã kêu gọi ăn năn trong xứ Israel (nghi thức tôn giáo vẫn chưa phải là đủ) và kêu gọi nhiều tấm lòng phải sẵn sàng đối với Đấng hầu đến. Chúa Jêsus đã cảm động khi nghe giọng nói tiên tri đang mô tả chính mình Ngài (là Đấng sẽ đến với quyền phép lớn lao), và nhìn thấy nhiều đoàn dân đông tìm kiếm sự đổi mới của tấm lòng. Việc rao giảng của Giăng là một giọng nói đã sửa soạn Chúa Jêsus cho phần việc đặt ở trước mặt Ngài.
            Quan trọng hơn việc rao giảng của Giăng, Chúa Jêsus đã nghe thấy giọng nói của Cha Ngài đến từ trời. Phép báptêm của Chúa Jêsus là một hành động đồng hoá với hạng tội nhân khi họ đã ăn năn. Khi Ngài chịu phép báptêm, Ngài đã nghe: “Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường”. Câu nói: ‘Ngươi là Con yêu dấu của Ta’ đã được các vua Israel sử dụng trong dịp lễ đăng quang của họ và chuyển tải sự thực thẩm quyền bậc vua chúa của Chúa Jêsus ở đây. Nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ, là lời lẽ chấp nhận mật thiết và dịu dàng. Chúa Jêsus là Con yêu dấu của Cha Ngài ở trên trời, hiểu biết đầy trọn và được yêu thương vô điều kiện. Tuy nhiên, Ngài chưa ‘hoàn thành một việc gì quan trọng’ qua việc giảng đạo và chữa lành. Không bao lâu nữa, Ngài sẽ khởi sự công việc đó với sự bảo đảm chấp nhận của Cha Ngài. Có lẽ bối cảnh nầy có ý nghĩa đặc biệt cho những ai đã có mối quan hệ đau đớn với cha đời nầy của họ. Bởi đức tin chúng ta có thể nghe được những gì Chúa Jêsus đã nghe — rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và Ngài đẹp lòng với chúng ta.
            Giọng nói của Satan là giọng nói thứ ba nói với Chúa Jêsus trong những ngày trước khi Ngài bắt tay vào chức vụ. Chính ý muốn của Đức Chúa Trời, một yếu tố cần thiết cho sự sửa soạn của Ngài, mà Chúa Jêsus phải đi vào trong sa mạc rồi đối diện với kẻ thù. Mặc dầu câu chuyện của Mác rất vắn tắt, chúng ta biết từ các sách Tin Lành khác rằng Chúa Jêsus đã kiêng ăn trong bốn mươi ngày và bị cám dỗ bởi kẻ dối gạt khi Ngài đang ở vào điểm thấp nhất về phần xác thể. Ba cuộc đối đáp với ma quỉ đã bắt đầu với câu nói: “Nếu ngươi là Con của Đức Chúa Trời”. Giọng nói của Đức Chúa Trời từ trên trời quả quyết địa vị Con của Chúa Jêsus; kẻ cám dỗ đã chuyển nó thành một thắc mắc.
            Hơn nữa, Satan đã thúc giục Chúa Jêsus nhìn vào bản thân mình. “Nếu ngươi quan trọng như thế, hãy sử dụng địa vị của người để tự cứu lấy mình đi. Hãy nắm lấy những ân huệ mà ta hiến cho”. Ma quỉ nói, đây là tổn phí không cần trả giá, những lợi ích chẳng đòi phải chờ đợi hay tự chối bỏ mình. Chúa Jêsus rút tỉa sức lực từ Kinh thánh và trưng dẫn Lời của Đức Chúa Trời (Cha của Ngài) để chối bỏ những dâng hiến của ma quỉ. Trở về từ sa mạc, Chúa Jêsus đã bắt đầu chức vụ của Ngài với sự nhìn biết rằng Ngài sẽ đối diện với một kẻ thù rất xảo quyệt, không chút thương xót và chiến trận giữa họ chưa qua đâu.
            Công việc của Chúa Jêsus mở ra bằng cách lắng nghe. Ngài biết rõ rằng Ngài đã được sửa soạn (giọng nói của Giăng), rằng Ngài đã được yêu thương (giọng nói của Đức Chúa Cha) và rằng Ngài bị chống đối (giọng nói của Satan). Cái điều lưu ý có giá trị, ấy là chúng ta được kêu gọi đến với loại đời sống phục vụ dưới cùng những tình trạng ấy. 
            Thế thì, Chúa Jêsus đã nói gì vậy? Sách Tin Lành Giăng cho chúng ta biết về những ngày đầu tiên trong chức vụ của Chúa Jêsus sau khi Ngài trở về từ thời kỳ kiêng ăn, chịu cám dỗ trong đồng vắng đến địa điểm gần sông Giôđanh, nơi Giăng đang giảng đạo.
Giăng 1:35-39: Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời! Hai môn đồ nghe lời đó, bèn đi theo Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus vừa xây lại, thấy hai người đi theo mình, thì phán rằng: Các ngươi tìm chi? Thưa rằng: Ra-bi (nghĩa là Thầy), Thầy ở đâu? Ngài phán rằng: Hãy đến xem”.
            Giăng đã công nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi với hai trong số các môn đồ của riêng ông. Họ đến gần Chúa Jêsus là Đấng khởi sự làm thay đổi thế giới bằng cách đưa ra một thắc mắc: “Các ngươi tìm chi?”
            Trong trường hợp nầy, thắc mắc ấy có thể được đọc như một cuộc trao đổi mở đầu bình thường giữa dân chúng là những người đến nhóm lại lần đầu tiên. Nhưng câu hỏi ấy còn sâu sắc hơn thế. Chúa Jêsus nắm bắt lấy những sự chúng ta khao khát. Ngài tiếp tục hỏi những người nam người nữ giống như chúng ta, chúng ta tìm chi trong cuộc sống!?! Một câu trả lời thành thực thường rất là khó — những mong muốn của chúng ta về sự thành tựu cao thượng đang ở trong cuộc chiến với những khát khao của chúng ta về những khoái lạc tội lỗi. Tôi muốn phục vụ Đức Chúa Trời ở mặt nầy và muốn được nuông chìu ở mặt kia. Câu hỏi nầy Chúa Jêsus đưa ra không những dẫn tới một mối quan hệ mới với Ngài, mà còn là một khám phá mới về bản thân chúng ta nữa. Bạn tìm chi vậy?
            Việc thứ hai ông nói với hai môn đồ nầy là “Hãy đến xem”. Một lần nữa, câu nầy có thể được đọc như một cuộc trao đổi bình thường về việc gửi gắm hay như một người chỉ vào một việc gì đó lớn lao hơn nhiều.
            Chúa Jêsus mời mọc tình bạn và sự khám phá. Một ngày sẽ đến khi Ngài kêu gọi những ngư phủ phải “bỏ lưới xuống mà theo ta”; khi Ngài sẽ phán: “Hãy vác lấy thập tự giá mà theo ta”. Nhưng các thách thức nầy không phải là chỗ Ngài khởi sự. Trước tiên, Ngài phán: “Hãy đến xem”.
            Các chương mở đầu của sách Tin Lành Giăng tập trung nhiều vào những cuộc đối đáp riêng tư hơn là giảng đạo cho các đoàn dân đông. Các phép lạ đầu tiên của Chúa Jêsus đã được thực hiện theo cách riêng. Các môn đồ đầu tiên của Ngài đã học biết về sự thông sáng của Chúa Jêsus về nhu cần của con người và tấm lòng hay thương xót của Ngài tại tiệc cưới ở thành Cana, một cuộc trao đổi với khách viếng ban đêm tại thành Jerusalem, và tại cái giếng trong thành Samari. “Hãy đến xem”. Mắt của họ được mở ra và đức tin của họ nơi Ngài được lớn lên. Đức tin nhịn nhục được xây dựng trên một kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Jêsus không phải bằng những cú nhảy mù quáng hay trên lời nói của người khác. Những người nầy cần nhiều hơn là chứng cớ của Giăng và từng thế hệ tới sau cần phải ‘nhìn xem’ Đấng Christ cho bản thân mình chớ không chỉ thừa hưởng đức tin từ thế hệ lớn tuổi hơn.
            Chúa Jêsus khởi sự chức vụ công khai thích ứng với việc Giăng Báptít bị bắt — giảng đạo và chữa lành. Đã có một làn sóng phản ứng.
Mathiơ 4: 23-25: Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân. Vậy, danh tiếng Ngài đồn ra khắp cả xứ Sy-ri, người ta bèn đem cho Ngài mọi người đau ốm, hay là mắc bịnh nọ tật kia, những kẻ bị quỉ ám, điên cuồng, bại xuội, thì Ngài chữa cho họ được lành cả. Vả lại, từ xứ Ga-li-lê, xứ Đê-ca-bô-lơ, thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, cho đến xứ bên kia sông Giô-đanh, thiên hạ kéo nhau rất đông mà theo Ngài”.
            Chúa Jêsus không giống như bất kỳ vị giáo sư nào mà ai đó đã nghe họ giảng trước đó. Lời lẽ và hành động của Ngài dầm thấm với quyền phép.  Ngài đã chữa lành kẻ đau, ma quỉ bị trục xuất, người phung được lành, ngày sa-bát được giải phóng, tội lỗi được tha thứ, kẻ bị vít được tiếp đón, và giông bão bị bắt phục. Bất cứ đâu Chúa Jêsus đi đến, thế giới bèn thay đổi. Người ta ý thức được điều đó dù họ biết cách đáp ứng hay không biết, và ngày càng có nhiều người nữa chạy đến với Ngài.
            Những kẻ hoài nghi bị gạt qua một bên: “Để các ngươi biết rằng Con Người ở trên đất có quyền tha tội, Ngàn phán cùng kẻ bại rằng: ‘Hãy đứng dậy, hãy vác lấy giường ngươi mà đi về nhà”. Tội lỗi và bịnh tật bị trục xuất tùy theo mạng lịnh của Ngài. Chúa Jêsus xua tan bóng tối tăm tùy theo từng loại — Ngài nói rõ từ lúc ban đầu rằng Ngài đã đến đặng giải cứu nhân loại và quyền phép của Ngài tương xứng với công việc. Và vì các mục đích của chuyến hành trình EPIC qua Kinh thánh, chúng ta sẽ kết thúc phần nghiên cứu nầy tại điểm sau: với Chúa Jêsus trước mặt đám dân đông — thể hiện ra Đấng ngự đến làm thay đổi thế gian.
            Câu gốc sau cùng tập trung vào bức tranh nầy. 
Luca 4:16-21: Đức Chúa Jêsus đến thành Na-xa-rét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Ê-sai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng: Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa. Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc, rồi ngồi xuống; mọi người trong nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài. Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó
            Đúng là một bối cảnh đầy kịch tính! Phân đoạn thật hay của sách Êsai được đọc lớn tiếng bởi giọng nói như truyền lịnh của Đấng Cứu Thế — mọi mắt đều hướng về Ngài. Giải cứu, tự do, mặc khải, và sự trông cậy là những lẽ đạo làm rung động tấm lòng. Thế rồi phần gây ấn tượng nhất là đây — “hôm nay đã được ứng nghiệm Lời Kinh thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó”. Năm ân điển của Đức GIÊHÔVA là năm trông cậy của từng thế hệ và dường như nó biến mất tăm đi. Nhưng trong Đấng Christ mọi sự đà thay đổi — hôm nay kỷ nguyên ân điển của Đức Chúa Trời đã bắt đầu.
            ‘Hôm nay’ vào ngày sa-bát trong xứ Galilê và ‘hôm nay’ cũng dành cho chúng ta nữa. Có một gánh nặng bạn đã mang quá lâu đến nỗi bạn không thể xây qua Đấng Christ  — hôm nay chăng? Có phải bạn đang lẫn trốn đàng sau trận tuyến giả có thể bị dở bỏ — hôm nay chăng? Có một vực sâu thạnh nộ giữa bạn và người yêu có thể được kết nối lại bằng sự tha thứ — hôm nay không?
            Nguyện chúng ta bị bắt phục bởi lời tuyên bố phi thường của Chúa Jêsus:
            “Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa”.
            Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà bạn mới vừa nghe đó.



Đức Chúa Trời Ở Cùng Chúng Ta



ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN:
ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG CHÚNG TA
            Chúng ta đang dõi theo EPIC, Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và Thế gian, và giờ đây đã đến với sự giáng sinh của Đấng Mêsi. Các lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham đã khởi sự một thời kỳ 2000 năm chờ đợi một con trai của Ápraham là Đấng sẽ giải cứu một dòng giống nhân loại tan vỡ và bị hư mất. Chúa Jêsus đã ra đời “đúng kỳ” (Galati 4:4) — khi Đức Chúa Trời quyết định can thiệp vào các chu kỳ lặp đi lặp lại mọi thất bại của con người trong một phương thức thật đặc biệt. Sau một thời gian dài trông đợi, Chúa Jêsus được giới thiệu với sự thiếu vắng nét phô trương. Nhưng Ngài là một loại Cứu Chúa thật khác biệt. 
            Có bốn phần tường thuật về Chúa Jêsus bắt đầu Giao Ước Mới — Mathiơ, Mác, Luca, và Giăng. Mỗi người trong số họ thuật lại câu chuyện nói tới cuộc đời của Chúa Jêsus: sự dạy dỗ, các phép lạ, những mối quan hệ, và sau cùng sự chết và sự sống lại của Ngài. Trong sáu tuần lễ, chúng ta sẽ tìm thấy mình trong các phân đoạn Kinh thánh nầy, khởi sự với việc xem xét sự giáng sinh của Ngài trong sứ điệp nầy. Ba trong bốn sách Tin Lành có một số tham khảo đến sự giáng sinh của Chúa Jêsus. Tin Lành Mác không nói tới. 
            Chúng ta hãy xem xét những câu đầu tiên trong Mathiơ, Luca, và Giăng. 
Mathiơ 1:1: Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham.
Luca 1:3-4: tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ôngđể ông biết những điều mình đã học là chắc chắn”.
            Giăng nhắm vào lịch sử trong phần mở đầu câu chuyện của mình.
Giăng 1:1, 14:Ngôi Lời là Đức Chúa TrờiNgôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta”
            Thiếu đi những ngọn đèn sáng láng và âm nhạc vang dội, chúng ta phải cẩn thận đối với những gì thuật lại cho chúng ta biết khi đọc phần giới thiệu Chúa Jêsus. Chúng ta sẽ mở ra trước tiên ở Mathiơ. Bảng gia phổ được ghi lại với một mục đích. Chúng ta để ý thấy rằng bản tường trình là bất toàn (thiếu sót một số thế hệ) và những gì chúng ta đang có được sắp đặt trong một kiểu mẫu (3 nhóm trong 14 thế hệ theo Mathiơ). Việc sắp nhóm nầy kêu gọi chú ý tới Ápraham và David là tổ tiên của Chúa Jêsus.
            Tại sao họ lại đặc biệt đến thế chứ?
            Thứ nhứt, Cứu Chúa phải là một dòng dõi của Ápraham, vì ông là một phần của câu chuyện thật dài kia. Đức Chúa Trời đã hứa với vị tộc trưởng xưa kia rằng dòng dõi của ông sẽ đem lại ơn cứu rỗi cho thế gian và Đức Chúa Trời giữ mọi lời hứa của Ngài. Tuy nhiên, dân giao ước cho thấy họ đáng thất vọng là dường nào, Đức Chúa Trời luôn giữ lấy sự thành tín. Chúa Jêsus là ‘dòng dõi của Ápraham’ (Galati 3:16) Ngài làm phu phỉ lời hứa lâu đời kia.
            Thêm nữa, những tham khảo đến Ápraham chỉ ra gia đình. Đức tin nơi Đấng Christ khiến cho từng người trở nên con cái của Ápraham và vì lẽ đó là anh chị em với nhau. Thứ hai, dòng dõi của Chúa Jêsus xác nhận Ngài là Vua. Nhưng Ngài là một vị vua không giống như các vua thất bại trước Ngài — một vị vua quân chủ sẽ thiết lập sự công bình và tôn vinh người công nghĩa. Việc Ngài ngồi lên ngôi của David chỉ là phần mở đầu mà thôi. Vua của Israel trở thành Vua các vua, như thế vẫn chưa phải là đủ đâu — Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha (Philíp 2:9-11).
            Gia phổ của Mathiơ, làm nổi bật lên Ápraham và David, cung ứng cho chúng ta lý do để hy vọng nhiều việc lớn lao và đáng kinh ngạc sẽ theo sau. Nhưng chúng ta cũng có thể để ý thấy việc thiếu quan tâm trong lịch sử thế tục. Mathiơ cẩn thận ghi lại tên tuổi của nhiều người nam người nữ mơ hồ, nhưng ông chẳng quan tâm mấy đến sự dấy lên và sụp đổ của các đế quốc. Chẳng có một tham khảo nào nói tới các kim tự tháp vĩ đại, tới bộ luật Hammurabi, tới sức mạnh hải quân của Phoenicia, tới oai nghi rực rỡ của Babylôn, không nhắc tới các thành thị xa xôi của Đồng Bằng Indus hay các triều đại của Trung Hoa. Đúng kỳ, Đức Chúa Trời bèn sai Con của Ngài đến — một khoảnh khắc trong lịch sử được đánh giá bằng tình trạng của dân sự Đức Chúa Trời, chớ không phải bằng thế lực của đời nầy.
Mathiơ 1:4b-6a: Na-ách-son sanh Sanh-môn. Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô. Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết. Ô-bết sanh Gie-sê; Gie-sê sanh vua Đa-vít”.
            Vậy thì, Ôbết là ai chứ? Ông là một nông dân sống trong một thị trấn vô nghĩa, như cha ông đã sống vậy. Bà và mẹ của ông cả hai đều là dân Ngoại. Tuy nhiên, đời sống của ông đã được ghi lại trong Kinh thánh, được ghi nhớ và tán thưởng cho đến cõi đời đời. Ramses II, vị Pharaôn vĩ đại của xứ Aicập, với cung điện bằng vàng và quân đội mạnh mẽ của ông, ông là người đồng thời với Ôbết, lại chẳng được ghi nhớ chi hết.
            Có ai để ý tới món gì có trong nhà để xe 6 tháng hay 2 năm qua đâu? Có ai để ý đến địa vị chính trị nào khoảng một năm hay mười năm qua đâu? Ngược lại, chúng ta dám chắc rằng những gì Đức Chúa Trời đang hoàn thành trong các cộng đồng đức tin là quan trọng cho đến đời đời, dù dường như là khiêm hạ trong một khoảnh khắc nào đó.
            Chúa Jêsus đã phán rằng một bà goá nghèo khổ kia đã bỏ hai đồng xu và hộp tiền dâng đã dâng nhiều hơn số tiền lớn mà người giàu nọ đã dâng. Chúa Jêsus phán rằng một cuộc viếng thăm tù nhân cô độc thì giống như thể là một cuộc thăm viếng đối với Ngài. 
            Tôi lãnh hội triễn vọng về cuộc sống khi lần đầu tiên tôi là một Cơ đốc nhân — “Đời nầy rồi sẽ qua đi, nhưng chỉ những gì được làm cho Đấng Christ mới còn mãi mà thôi”. Bảng gia phổ của Mathiơ nhấn mạnh lẽ thật nầy.
            Luca cũng viết về sự giáng sinh và thời thơ ấu của Chúa Jêsus. Nếu Mathiơ bắt đầu với một bảng gia phổ, Luca cung ứng cho chúng ta một câu nói chỉ ra mục đích của hàng sử gia.
Luca 1:1-4: Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhân, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn.
            Phân đoạn mở đầu nầy không loè loẹt giống như bảng danh sách những lần “sanh” của Mathiơ. Nhưng quan trọng ở chỗ nó bàn về sự đáng tin cậy. Từ những ngày đầu sớm sủa của hội thánh cho đến hiện tại, đã có những câu chuyện không đúng nói tới cuộc đời và mục đích của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đôi khi được mô tả là một nhân vật thanh tao đang vẫy tay chào những người nào sống ‘thuộc linh song chẳng phải là tôn giáo’. Ngài bị kể là một nhà cách mạng theo kiểu Mác-xít, một nhà hoạt động kiểu Trà Đàm, một nhà trị liệu, một nhân vật chuyên kể chuyện đồng quê, hay một siêu anh hùng.
            Phân đoạn mở đầu của Luca chỉ cho chúng ta thấy từ chỗ suy đoán về Chúa Jêsus đối với phần lịch sử đáng tin cậy và cẩn trọng được viết ra dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh. Vì vậy, với sự tin cậy, chúng ta cần phải trở thành hạng học viên sốt sắng mong nghe biết sự thực về Chúa Jêsus trong Kinh thánh.
            Những câu mở đầu của Mathiơ nhắc cho chúng ta nhớ đến vị trí của Chúa Jêsus trong lịch sử của Israel. Những câu mở đầu của Luca cung ứng cho chúng ta những lý do đáng tin tưởng trong bản tường trình Kinh thánh nói tới câu chuyện của Đấng Cứu Thế. Khi qua khỏi phần giới thiệu, Luca 1-3 ghi lại câu chuyện dài nhất nói tới sự giáng sinh của Chúa Jêsus. Và giọng nói của những nhân vật được nghe thấy trong phân đoạn Kinh thánh nầy vừa là các thiên sứ hay (một lần nữa) những người nam người nữ tầm thường. Xachari, Mary, Êlisabết, mấy gã chăn chiên, và Simêôn — hết thảy đều tầm thương — đã nắn đúc sự hiểu biết của chúng ta về sự hoá thân thành nhục thể và kinh nghiệm của chúng ta là những người thờ phượng.
            Có lẽ có một bài học ở đây. Nếu câu chuyện của Chúa Jêsus cung ứng cho hạng người tầm thường một cơ hội để thốt ra sự cao trọng của Đức Chúa Trời tại ngay phần mở đầu của nó, chúng ta cũng phải mong mỏi bài học đó cũng phải làm y như vậy. Tôi nghĩ câu chuyện của Luca cho thấy rằng có các môn đồ tầm thường trong thời buổi và kỷ nguyên của chúng ta, họ sẽ vui vẻ nói ra những lần họ gặp gỡ với Chúa. 
            Sau cùng, sách Tin Lành Giăng cũng đưa ra những tham khảo cho phần khởi sự làm người của Chúa Jêsus. Gánh nặng của Giăng vốn khác biệt với sự Mathiơ quan tâm về lịch sử hay tính cách đáng tin của Luca. Ông viết về tình yêu thương vô hạn của Đức Chúa Trời là Đấng bước từ cõi đời đời vào cõi thời gian và từ bỏ đặc ân thiêng liêng để trở thành con người.
Giăng 1:1-14:Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. . . . Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha”.
            Trong sách Philíp, Phaolô viết: Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người (Philíp 2:6-7). Ngài từ bỏ mọi sự để trở thành con người: để trở thành một tôi tớ, một tù phạm, và một của lễ. 
            Sách Truyền đạo nhận xét rằng chẳng có gì mới ở dưới mặt trời. Cuộc sống luôn luôn kết thúc bằng sự chết. Hy vọng luôn luôn tụt xuống thành buồn rầu. Các tiên tri của Đức Chúa Trời chẳng làm chi được trước sự bướng bỉnh kéo dài của dân sự Ngài. Và vì thế, Đức Chúa Trời đã kiên quyết hành động bằng cách chính mình phải trở thành con người. Sự giáng sinh của Chúa Jêsus vốn có một không hai, một việc mới mẻ ở dưới mặt trời, một việc kỳ diệu không tưởng được — Chúng ta đã nhìn thấy sự vinh hiển của Ngài, sự vinh hiển của Đấng có một, là Đấng ra từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật.
            Cho phép tôi đưa ra thêm một lưu ý nữa. Sách Hêbơrơ chỉ ra Đấng Christ hoá thân thành nhục thể là thầy tế lễ thượng phẩm và mô tả sự cứu giúp khả thi cho hạng tội nhân: Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy (Hêbơrơ 2:18).
            Chúng ta cần sự cứu giúp khi chúng ta đối diện với những nổi khát khao mạnh mẽ hay sợ hãi. Thật là quan trọng khi nhìn biết rằng Chúa Jêsus vốn hiểu rõ năng lực của sự cám dỗ và Ngài không phẫn nộ khi chúng ta nói với Ngài về thất bại cứ lặp đi lặp lại hoài. Chuyến hành trình làm người của Ngài cung ứng cho Ngài sự hiểu biết bên trong về nhu cần sự cứu giúp của chúng ta. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng (Hêbơrơ 4:15-16).
            Tôi muốn kết luận phần xem xét nầy về sự ra đời của Chúa Jêsus (Emanuên, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta) bằng cách đọc câu chuyện nói tới kinh nghiệm của Anne trong sách Luca.
Luca 2:36-38: Lại có bà tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao tuổi lắm. Từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm; rồi thì ở góa. Bấy giờ đã tám mươi bốn tuổi, chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện. Một lúc ấy, người cũng thình lình đến đó, ngợi khen Đức Chúa Trời, và nói chuyện về con trẻ với mọi người trông đợi sự giải cứu của thành Giê-ru-sa-lem.
            Giống như bao người khác trong câu chuyện của Luca, Anne là một người tầm thường đã đưa ra một giọng nói. Bà được mô tả rất ít ỏi — chồng bà đã mất, tuổi thanh xuân của bà đã qua lâu rồi. Bà sống một mình và chẳng có gì xuất sắc trong kinh nghiệm hàng ngày của bà. Tuy nhiên, một ngày kia, bà được phép đón nhận câu trả lời cho mọi lời cầu nguyện của bà, một cuộc gặp gỡ có ba chặng. Thứ nhứt, bà trông mong Chúa Jêsus. Thứ hai, bà dâng lên Đức Chúa Trời những lời cảm tạ và sau cùng bà nói về Chúa cho nhiều người khác biết. Sự lựa chọn của Anne ở đây có thể được xem như một khuôn mẫu rất hữu ích.
            Nguyện bà góp phần như sự cảm thúc cho chúng ta khi thờ lạy Chúa Jêsus, kéo đến gần, dâng lên lời cảm tạ, và làm cho ai nầy đều nhìn biết lẽ thật của Ngài.