Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Các Sứ Đồ & Sự Chống Đối



ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN
CÁC SỨ ĐỒ & SỰ CHỐNG ĐỐI
            Một “đám dân đông” có thể tạo ra tiếng vang. Mối giao thông rộng khắp, thực tế ra hiệu cho một nhóm người đến với một sự kiện có tính cách đại chúng: một sự phản kháng về chính trị, một hí trường, một lễ hội. Đám đông tan đi một cách nhanh chóng giống như nó khởi sự và rời đi mà chẳng có một dấu hiệu nào cả.
            Đôi khi, những nhóm người có thể tụ tập lại để hoàn thành nhiều việc quan trọng. Nhưng thường thì những đám dân đông chỉ có cái bề ngoài quan trọng thôi. Họ ‘loé lên’ mà chẳng có một mục tiêu nào lâu dài cả. Những đám dân đông theo sau Chúa Jêsus phần lớn là thuộc về loại nầy.
            Trong loạt sứ điệp mà chúng ta đang theo dõi qua trình tự của Kinh thánh và giờ đây chúng ta đang ở tại thời điểm thuật là truyện tích cuộc đời Chúa Jêsus. Chúng ta đã rời khỏi phần khởi sự chức vụ công khai của Ngài trong xứ Galilê. Sự rao giảng cùng các phép lạ của Ngài đã khiến cho đoàn dân đông sốt sắng kia nhóm lại, nhưng họ không kéo dài đâu. Người nào vui vẻ được Chúa Jêsus cho ăn uống đã xây khỏi sự dạy của Ngài. Những người nào lấy làm vui nơi các phép lạ của Ngài họ không muốn bị thách thức bởi ý nghĩa của những sự dạy đó. Những đám dân đông khi ấy và bây giờ có thể thay đổi. 
            Tuy nhiên, có hai nhóm người bước theo Chúa Jêsus cách trung thành, những ai nhóm lại đầy đủ với Ngài, và người nào có mặt từ đầu cho đến cuối. Họ chính là hai nhóm người luôn xem trọng Ngài hôm nay: các kẻ thù và các môn đồ của Ngài. 
            Phần việc của chúng ta trong phần nghiên cứu nầy là đi với tốc độ nhanh để bắc cầu nối khoảng cách giữa những ngày đầu tiên của Chúa Jêsus như nhân vật của quần chúng và các biến cố bi thảm của tuần lễ cuối cùng của cuộc đời Ngài — một khoảng thời gian chừng hai năm rưỡi. Khi đi nhanh chóng như thế, chúng ta sẽ ra sức nhìn xem tận mắt các biến cố của cả hai: kẻ thù và các môn đồ của Chúa Jêsus. 
            Những kẻ thù nghịch Chúa Jêsus đã nhìn xem Ngài như thế nào vậy? Thứ nhứt, có người xem Ngài là một tay giả mạo. Ở thành Naxarét, Ngài bị quở với cả bầu không gian: “Ngươi chẳng có gì đặc biệt hết — chỉ là con trai của một gã thợ mộc mà thôi. Chúng ta đã biết hết mọi sự trong cuộc sống của ngươi”. Và Chúa Jêsus phán: “một tiên tri không nhận được sự tôn trọng của quê hương mình”. Giống như trường hợp với các tiên tri trước kia, hạng người có đầu óc hẹp hòi đã nhìn thấy sự giả mạo và xem thường sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Sau đó, Chúa Jêsus bị kẻ thù Ngài gọi là kẻ phạm thượng. Có người bị què từ thuở sinh ra được đem đến cho Chúa Jêsus trước sự hiện diện của đám dân đông. Chúa tuyên bố trước tiên: “tội lỗi ngươi đã được tha”. Kẻ thù của Ngài, họ đang tìm cách gây rối, đã xem câu nói nầy là phạm thượng — họ cho rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội. Sự chữa lành tới sau của Chúa Jêsus cho người què đã cung ứng như bằng chứng rằng “Con Người có quyền tha tội”. Trong cơ hội nầy và nhiều cơ hội khác, kẻ thù của Chúa Jêsus càng để ý đến Ngài kỹ hơn — không phải để khám phá hay học hỏi mà để củng cố sự chống đối của họ.
            Kẻ thù của Chúa Jêsus gọi Ngài là một kẻ giả mạo, một kẻ phạm thượng rồi đi thêm một bước xa hơn, một kẻ phản nghịch. Sứ điệp của Ngài bị họ xem là nguồn gốc của sự dối trá cần phải làm cho câm bặt đi. Ngài nhìn thấy thánh khiết và bất khiết là các vấn đề của tấm lòng, chớ không phải bề ngoài, rồi phán rằng ngày Sa-bát đã được dựng nên vì con người, chớ không phải ngược lại. Rồi khi Ngài tiếp xúc với những kẻ bị xã hội ruồng bỏ và kẻ nghèo, thì rõ ràng lắm các kẻ thù Ngài dự tính thiên vị về số ít, chớ không bảo hộ hạng người bình thường tránh cơn nguy hiểm thuộc linh.
            Sứ điệp của Chúa Jêsus là một sứ điệp giải phóng đã được ban ra cho mọi người và sứ điệp ấy tiếp tục làm giày vò những người nào muốn sử dụng tôn giáo làm nguồn lợi cá nhân. Chúa Jêsus buộc tội những kẻ thù Ngài bằng đủ thứ từ ngữ.
Luca 11:39-52: “Nhưng Chúa phán rằng: Hỡi các ngươi là người Pha-ri-si, các ngươi rửa sạch bề ngoài chén và mâm, song bề trong đầy sự trộm cướp và điều dữ. Hỡi kẻ dại dột! Đấng đã làm nên bề ngoài, há không làm nên bề trong nữa sao? Thà các ngươi lấy của mình có mà bố thí, thì mọi điều sẽ sạch cho các ngươi. Song khốn cho các ngươi, người Pha-ri-si, vì các ngươi nộp một phần mười về bạc hà, hồi hương, cùng mọi thứ rau, còn sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời, thì các ngươi bỏ qua! Ấy là các việc phải làm, mà cũng không nên bỏ qua các việc khác. Khốn cho các ngươi, người Pha-ri-si, vì các ngươi ưa ngôi cao nhất trong nhà hội, và thích người ta chào mình giữa chợ! Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như mả loạn, người ta bước lên trên mà không biết! Một thầy dạy luật bèn cất tiếng nói rằng: Thưa thầy, thầy nói vậy cũng làm sỉ nhục chúng tôi. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Khốn cho các ngươi nữa, là thầy dạy luật, vì các ngươi chất cho người ta gánh nặng khó mang, mà tự mình thì không động ngón tay đến! Khốn cho các ngươi, vì các ngươi xây mồ mả các đấng tiên tri mà tổ phụ mình đã giết! Như vậy, các ngươi làm chứng và ưng thuận việc tổ phụ mình đã làm; vì họ đã giết các đấng tiên tri, còn các ngươi lại xây mồ cho. Vậy nên, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ sai đấng tiên tri và sứ đồ đến cùng chúng nó; chúng nó sẽ giết kẻ nầy, bắt bớ kẻ kia, hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết A-bên cho đến huyết Xa-cha-ri đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy. Khốn cho các ngươi, là thầy dạy luật, vì các ngươi đã đoạt lấy chìa khóa của sự biết, chính mình không vào, mà người khác muốn vào, lại ngăn cấm không cho!”.
            Chúng ta xét mình rất giỏi trong các vấn đề nầy. Có phải chúng ta nhắm vào những việc nhỏ rồi bỏ qua sự công bình? Có phải chúng ta đắm mình trong việc tự khen tặng rồi gây trở ngại cho những ai đang tìm kiếm Đức Chúa Trời? Có phải chúng ta nhìn thấy rõ ràng cái tôi của mình?
            Kẻ thù của Chúa Jêsus, đang xây dựng sự chống đối của họ, sau cùng tuyên bố Ngài không những là một kẻ phạm thượng Đức Chúa Trời, mà còn là một tay ma thuật khi cho rằng Ngài hiệp với Bêênxêbun và chính mình Ngài là ma quỉ. Chúa Jêsus đã trả lời cho sự cáo buộc nầy với phần lưu ý rằng Ngài đã đuổi quỉ, đã buông tha tự do cho kẻ tù, và đánh đỗ nhửng đồn lũy tăm tối. Ngài rõ ràng là kẻ nghịch, chớ không phải tôi tớ, thuộc về ma quỉ.
            Sau cùng, kẻ thù của Ngài quyết định làm câm bặt Chúa Jêsus một lần đủ cả rồi bắt đầu mưu giết Ngài với sự sốt sắng nhất. Chúng ta hãy xem một câu trong Giăng 11, trong đó chương trình nầy được thiết lập rất rõ ràng. Nhưng trước tiên hãy lần theo kinh nghiệm của các môn đồ Chúa Jêsus khi họ bước theo Chúa Jêsus.
            Các môn đồ lúc ban đầu của Ngài đã trở thành môn đệ của Giăng Báptít và lúc ban đầu họ là bạn bè của Chúa Jêsus (‘hãy đến xem’ Giăng 1:39). Cuộc điều tra dẫn tới lòng trong thành và sau khi Giăng bị tù, Chúa Jêsus bảo các môn đồ hãy bỏ lưới cá đi mà theo Ngài. Sự lựa chọn của họ vâng theo ở điểm nầy tương tự với sự lựa chọn lập ra trong từng thế hệ bởi những người dâng lòng trung thành của họ cho Chúa Jêsus và được ‘sanh lại’.
            Những người học việc trở thành hạng tôi tớ. Chúa Jêsus sai phái các môn đồ từng đôi một đi ra công bố Nước của Đức Chúa Trời với những kết quả rất ấn tượng. Những sự chữa lành, các lần biến đổi, những lần đuổi quỉ là kinh nghiệm của các vị giáo sĩ còn non nớt nầy.Bảy mươi môn đồ trở về cách vui vẻ, thưa rằng: Lạy Chúa, vì danh Chúa, các quỉ cũng phục chúng tôi (Luca 10:17).
            Giống như kẻ thù của Chúa Jêsus càng lúc càng xác quyết hơn, cũng một thể ấy sự chống đối của họ đối với Ngài, và cũng xác quyết thể ấy với sự vâng phục của các môn đồ Ngài. Những nhà điều tra đã trở thành môn đồ và môn đồ đã trở thành hàng tôi tớ. Sau cùng, tôi tớ trở thành chiến binh, những người được kêu gọi chịu khổ vì cớ Đấng Cứu Thế. 
Luca 9:23-25: “Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu. Nếu ai được cả thiên hạ, mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì?”
            Chúng ta đã lưu ý rằng cả hai: kẻ thù và các môn đồ của Chúa Jêsus đều kinh nghiệm một sự đào sâu thái độ tin quyết của họ trải qua thời gian. Giờ đây, chúng ta quay sang hai phân đoạn Kinh thánh đưa từng nhóm — kẻ thù và các môn đồ — vào trong nhận định rõ ràng gần cuối cuộc đời của Ngài ngay trước khi bước vào thành Jerusalem lần cuối cùng.
            Thứ nhứt, một cuộc gặp gỡ với những người quyết định giết Chúa Jêsus khi họ phản ứng với phép lạ Laxarơ sống lại từ kẻ chết.
Giăng 11:45-48: “Có nhiều người Giu-đa đã đến cùng Ma-ri và thấy sự Đức Chúa Jêsus làm, bèn tin Ngài. Nhưng một vài người trong bọn đó đi tìm người Pha-ri-si, mách cho họ sự Đức Chúa Jêsus đã làm. Các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si nhóm tòa công luận, bàn rằng: Người nầy làm phép lạ nhiều lắm, chúng ta tính thế nào? Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi nầy và cả nước chúng ta nữa”. 
            Hãy chú ý sự chối bỏ không có ở đó. Cái điều rõ ràng đối với kẻ thù của Chúa Jêsus, ấy là Ngài đã làm ra nhiều phép lạ và các phép lạ nầy là dấu hiệu chỉ ra một việc còn lớn lao hơn nhiều. Họ đã công nhận những việc làm phi thường xác minh Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, song lại sợ quyền lực của Rome hơn quyền phép của Đức Chúa Trời.
Giăng 11:49-50: “Nhưng một người trong bọn họ, tên là Cai-phe, làm thầy cả thượng phẩm đang niên, nói rằng: Các ngươi chẳng biết gì hết! Các ngươi chẳng xét rằng thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất”.
            Caiphe đã trải qua từ lâu chặng đường ‘những điều chúng ta sẽ làm’ xem thường những kẻ chưa lên kế hoạch sự chết của Chúa Jêsus. Mối quan tâm của ông ta, ấy là xứ sở sẽ bị hư mất là một màn khói. Caiphe chỉ lo đến địa vị của ông ta mà thôi.
Giăng 11:51-53: “Vả, người nói điều đó chẳng phải tự mình, nhưng bởi làm thầy cả thượng phẩm đang niên, người nói tiên tri về Đức Chúa Jêsus sẽ vì dân mà chết; và không những vì dân thôi, mà cũng để nhóm con cái Đức Chúa Trời đã tản lạc lại làm một đoàn.  Từ ngày đó, chúng lập mưu giết Ngài”.
Một số lưu ý:
1) Cấp lãnh đạo người Do thái tưởng rằng mọi quyết định của họ sẽ lèo lái mọi biến cố. Thực ra, họ đang ở trong chỗ chẳng có gì là quan trọng hết. Chúa Jêsus đã phó mạng sống Ngài, mạng sống ấy không bị cất đi khỏi Ngài.
2) Toà Công Luận hiện hữu là để cung ứng chức năng lãnh đạo cho Israel, nhưng chẳng có một tham khảo nào cho thấy họ giao thông với Đức Chúa Trời hay các mục đích của Ngài. Lòng trung thành đích thực của họ là hướng tới Rome.
3) Thầy tế lễ thượng phẩm (Caiphe) nói tiên tri rất thực nhưng ông ta đã nói trong sự vô tình. Sự chết của Chúa Jêsus là vì sự cứu rỗi — ra khỏi tội lỗi và sự chết — chớ không phải ra khỏi cơn thịnh nộ của Xêsa.
4) Mọi nổ lực nơi phần của Toà Công Luận hầu xoa dịu Rome bằng cách giết chết kẻ gây rắc tối xuất thân từ thành  Naxarét được thực hiện ngược lại với những gì đã được dự trù. Không đầy 40 năm sau, thành Jerusalem bị vây, đền thờ bị san phẳng, và xứ sở bị tản lạc khi Đức Chúa Trời xét đoán dân sự Ngài vì đã chối bỏ Đấng Mêsi. Lời tiên tri của Chúa Jêsus là siêu việt hơn lời tiên tri của Caiphe.
Luca 19:44: “Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm viếng”.
            Sau khi xem xét một phân đoạn thuật lại mọi mưu định của kẻ thù Chúa Jêsus, chúng ta cũng hãy nhìn cho kỹ Chúa Jêsus trong cuộc trao đổi với bạn bè của Ngài.
Mác 10:35-37, 41-45: “Bấy giờ, Gia-cơ và Giăng, hai con trai Xê-bê-đê, đến gần Ngài mà thưa rằng: Lạy thầy, chúng tôi muốn thầy làm thành điều chúng tôi sẽ xin. Ngài hỏi rằng: Các ngươi muốn ta làm chi cho? Thưa rằng: Khi thầy được vinh hiển, xin cho chúng tôi một đứa ngồi bên hữu, một đứa bên tả . . . Mười sứ đồ kia nghe sự xin đó, thì giận Gia-cơ và Giăng. Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”.
            Con Người đến để chịu chết để chúng ta được sống. Thuộc về Ngài là tấm gương tối hậu nói tới tình yêu hy sinh — phục vụ tha nhân, tự chối bỏ mình. Nhưng Chúa cũng trông mong các môn đồ Ngài, ở một cấp độ khác, vác lấy thật tự giá mà theo Ngài; chọn lấy tình yêu hy sinh. Trong nhiều cách thức, sự dạy của Chúa Jêsus ở đây là một sự giải thích ý nghĩa vác lấy thập tự giá. 
            Có lẽ rất đáng ngạc nhiên, Chúa Jêsus xem tình yêu hy sinh là một con đường cao trọng. Tin cậy Đức Chúa Trời dấy lên những người biết tôn trọng Ngài, chúng ta không cần phải tự cỗ vũ mình hoặc giữ theo những gì chúng ta thấy là xứng đáng. Giữa vòng những người không tin Chúa, sự cao trọng được đánh giá bởi việc ‘làm chúa tể’ trên bao người khác, bằng cách đếm những người bị buộc phải vâng theo. Trong Đấng Christ quyền bính tuôn ra từ một tấm lòng phục vụ và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Các chức phận cao cả của họ đang thực thi quyền bính trên họ. Đối với bạn thì chẳng phải là như vậy.
            Sự trao đổi nầy đã khởi sự khi hai môn đồ nổ lực nắm lấy chiếc ghế cao nhất và kích động sự ganh tỵ giữa mười người kia, họ ước ao họ đã nghĩ đến việc yêu cầu trước tiên. Nhưng Chúa Jêsus nói rõ rằng địa vị môn đồ không phải là một sự đua tranh.
            Cấp lãnh đạo tôi tớ gây dựng nhau thêm và một lãnh đạo thành công phải được xem là một nguồn phước cho mọi người. Sau cùng, chúng ta cần phải nói rõ rằng Chúa Jêsus dự trù sự dạy dỗ của Ngài làm thay đổi đường lối chúng ta hành động. Đây không phải là một mặc khải thơ mộng chỉ có giá trị lý thuyết thôi đâu. Chúa trông mong các môn đồ Ngài nhận ra những tư tưởng và cư xử ích kỷ và để đóng đinh chúng lên thập tự giá. Chúng ta phải nhận ra khuynh hướng tranh đua trong ganh tỵ và rồi hãy xây khỏi khuynh hướng ấy.
            Thật là ấn tượng khi nhìn thấy có bao nhiêu quan sát viên (tin Chúa hay không tin Chúa như nhau) đã chú ý đến sự hạ mình đánh dấu Tân Giáo Hoàng Francis. Cách thức ông đã sống khi ông là một Hồng Y trong xứ Argentina (sống trong một căn hộ nhỏ, đi làm bằng xe bus) và thái độ trước kia ông không quan tâm về địa vị Giáo Hoàng là cực kỳ hấp dẫn đâu. Sự làm chứng chơn thật xảy ra khi lối sống riêng của Chúa Jêsus được tái tạo trong các tôi tớ Ngài.
            Kẻ thù của Chúa Jêsus và các môn đồ Ngài đã đi theo Ngài gần gũi và đã đào sâu thái độ tin quyết của họ như họ đã làm. Các quan sát viên vô ý tứ đã bị cuốn đi mất. Khuôn mẫu còn lại rất hiển nhiên hôm nay. Đối với những ai trong chúng ta gọi Ngài là Chúa, địa vị môn đồ đòi hỏi một thập tự giá — nâng cao tha nhân lên trên bản thân mình và tin cậy Đức Chúa Trời tôn trọng những ai kính mến Ngài.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét