Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Côlôse 1:19-23: "Huyết Của Thập Tự Giá"


HUYẾT CỦA THẬP TỰ GIÁ
Côlôse 1:19-23

          Thập tự giá nầy chẳng phải là “bất kỳ”.
          Đây chẳng phải là “một” cây thập tự.
          Huyết nầy chẳng phải là huyết của “ai đó”.
          Đây là huyết và thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ.

THẬP TỰ GIÁ CỦA ĐỨC CHÚA JÊSUS CHRIST

 

            VỚI THANH ĐỨNG VÀ THANH NGANG CỦA NÓ
CHỈ THẲNG LÊN CHA TRÊN TRỜI
 LÀ TÁC GIẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH CỨU RỖI

NÓ CHỈ RA CÁC ĐẦU CÙNG ĐẤT
KÊU GỌI NGƯỜI NAM, NGƯỜI NỮ, CON TRAI VÀ CON GÁI
ĐẾN TỪ TỪNG QUỐC GIA VÀ TỪNG BỘ TỘC

TIN THEO VÀ DẦM MÌNH DƯỚI
DÒNG HUYẾT ĐỎ THẮM
VÀ TỘI LỖI HỌ ĐƯỢC THANH TẨY


Phaolô đã chia sẻ với các tín hữu thành Côlôse những lẽ thật kỳ diệu và vinh hiển nói tới Đức Chúa Cha và Chúa Jêsus Con của Đức Chúa Trời.
Câu 12:  Phaolô nói cho chúng ta biết rằng chúng ta được dựng nên “xứng đáng” đủ tư cách trở thành người dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng.

1.  Đức Chúa Trời đã làm cho kẻ không xứng đáng ra xứng đáng bởi ân điển của Ngài để dự phần vào cơ nghiệp mà Đức Chúa Trời đã cung ứng cho chúng ta.
2.   Cơ nghiệp của chúng ta gồm cả sự sống đời đời.
3.   Cơ nghiệp của chúng ta một ngày kia bao gồm cả đất. Chúa Jêsus phán những người tin Chúa một ngày kia sẽ hưởng được đất mới (Mathiơ 5:5).
4.     Ngày hầu đến, khi chúng ta đồng trị với Đấng Christ trong vương quốc ngàn năm của Cứu Chúa (Khải huyền 20:6).
5.   Chúng ta sẽ thừa hường MỌI lời hứa của Đức Chúa Trời. Hêbơrơ 6:12 khích lệ chúng ta cứ “học đòi những kẻ bởi đức tin và lòng nhịn nhục mà được hưởng lời hứa”.
6.  Chúng ta đã nhận lãnh phần cơ nghiệp nầy rồi, song toàn bộ cơ nghiệp của chúng ta hãy còn ở trong thì tương lai.

Câu 13: Ông nói cho chúng ta là hết thảy những người tin Chúa đã được giải cứu ra khỏi quyền lực của sự tối tăm, và đã được dời vào trong Nước của Con yêu dấu Ngài.

1. Đức Chúa Trời đã giải cứu chúng ta “ra khỏi” nước của Satan đến với chính mình Ngài nhờ vào sự sanh lại.
2. Chúng ta ngay lập tức được “dời ra khỏi” bóng tối tăm vào trong Đấng Christ ngay thời điểm chúng ta được cứu.

Câu 14: Ông nói cho chúng ta biết chúng ta đã được chuộc nhờ vào huyết của Ngài, và đã nhận được sự tha tội.

1.    Chúa Jêsus đã “chuộc” chúng ta qua sự chết của Ngài trên thập tự giá và đã giải phóng chúng ta ra khỏi tình trạng làm nô lệ cho tội lỗi.
2.      Chúa Jêsus  – đã cung ứng “sự tha tội” Đức Chúa Trời đã dời đi hết thảy tội lỗi “Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu” (Thi thiên 103:12).

Câu 15: Ông chia sẻ với chúng ta rằng Chúa Jêsus là hình ảnh Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên.

1.   Chúa Jêsus – là hình ảnh Đức Chúa Trời trọn vẹn, tuyệt đối chính xác.
2.     Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus dám nói: “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” (Giăng 14:9).
3.     Chúa Jêsus – là Đấng sanh đầu hết thảy mọi vật dựng nên – nghĩa là, đứng đầu hàng.
        
Thi thiên 89:27:Lại ta cũng sẽ làm người thành con trưởng nam ta, Vua cao hơn hết các vua trên đất”.

Câu 16:  Tác giả chia sẻ với chúng ta rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã dựng nên muôn vật – muôn vật ở trên trời, và muôn vật đang ở dưới đất, cả hai: thấy được và không thấy được – muôn vật đã được dựng nên bởi Ngài và vì Ngài.

1. Các khoa học gia ước lượng rằng số các ngôi sao trong vũ trụ là khoảng số lượng cát trên những bờ biển của thế giới.
2.  Sự sáng tạo cung ứng bằng chứng cho cả hai: không những bản “Thiết Kế” của Đấng Cứu Thế mà còn sự “khôn ngoan” của Cứu Chúa nữa.
3.  Chúa Jêsus – đã phán và quyền phép của tiếng phán Ngài đã đưa sự sáng tạo vào hiện thực.  Ngài ra lịnh thì việc liền có.

Câu 17: Ông nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus hiện hữu TRƯỚC muôn vật, và BỞI Ngài muôn vật được vững bền.

1. Chúa Jêsus  có mọi quyền phép ở trên trời và dưới đất và bởi Ngài muôn vật đứng vững.
2.  Chúa Jêsus – đã dựng nên vũ trụ, hiện hữu ở ngoài và trước cả vũ trụ, và bảo tồn nó.

Câu 18:  Chúng ta học biết Chúa Jêsus là đầu của hội thánh và Ngài là ban đầu sanh trước nhất từ trong kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng.

1.   Chúa Jêsus – là “đầu” của Hội thánh và ban “sự sống”, và “hướng đi” cho hội thánh
2.     Chúa Jêsus – cung ứng năng lực và điều phối sự đa dạng bên trong Hội thánh.
3.     Chúa Jêsus – điều khiển các thuộc viên hội thánh khi họ phục vụ và hổ trợ nhau.

Câu 19:  Chúng ta khám phá Đức Chúa Cha vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Chúa Jêsus.

+ Đức Chúa Cha ngự trong Chúa Jêsus
+ Đức Thánh Linh ngự trong Chúa Jêsus

Mọi sự mà Đức Chúa Cha từng làm, đang làm, và sẽ làm đều qua Con vô tội của Ngài – là Đức Chúa Jêsus Christ.

Sự thánh khiết của Đức Cha, tình yêu thương của Đức Cha, tấm lòng chăn bầy của Đức Cha, lòng thương xót cứu chuộc của Đức Cha – đã bày tỏ ra đầy năng quyền và kỳ diệu trong đời sống  trên đất của Đấng Christ.

CHÚA JÊSUS LÀ SỰ SÁNG – ĐỨC CHÚA TRỜI THẤY ĐƯỢC.
CHÚA JÊSUS LÀ NGÔI LỜI – ĐỨC CHÚA TRỜI NGHE THẤY ĐƯỢC.
CHÚA JÊSUS LÀ SỰ SỐNG – ĐỨC CHÚA TRỜI CẢM NHẬN ĐƯỢC.

Sự Sống Của Chúa Jêsus Ơ Trên Đất Là Tình Tiết Quan Trọng Giữa Hai Cõi Đời Đời– Một Sự Sống Nầy Đi Ngược Lại Trước Khi Có Mọi Thế Giới, Và Sự Sống Kia Chìa Tay Ra Phía Trước Cho Đến Đời Đời.

Câu 20:  Chúng ta đến với câu trọng tâm cho sứ điệp hôm nay:

và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời”.

HÃY DỪNG LẠI VÀ SUY NGHĨ VỀ ĐẤNG CỨU THẾ TRONG MỘT PHÚT XEM:

1.     CHÚA JÊSUS – lìa bỏ hội chúng trên thiên đàng, nơi các thiên sứ ca hát rồi đến với một thế giới mà các tôi tớ thù nghịch của âm phủ vây quanh Ngài.
2.     CHÚA JÊSUS – lìa bỏ tiếng halêlugia quanh ngôi Đức Chúa Trời rồi đến với địa ngục đầy tiếng huýt sáo chê bai khi Satan tấn công.
3.     CHÚA JÊSUS – đã đến từ chỗ đầy dẫy với hạng người nghĩ Ngài xứng đáng với sự ngợi khen, tôn qui và thờ lạy đến với hạng người nghĩ Ngài chỉ xứng đáng với sự chết mà thôi.
4.     CHÚA JÊSUS – đã đến từ một Ngôi xuống tới bệ chơn, từ đỉnh vinh quang xuống tới đáy của sự sỉ nhục.
5.     CHÚA JÊSUS – đã đến và tự mình gánh chịu mọi sự thương khó mà chúng ta đáng phải chịu vì cớ tội lỗi của chúng ta.
6.     CHÚA JÊSUS – đã trả giá, cái giá đầy cay đắng, và là cái giá đời đời buông tha cho chúng ta.

Hãy nhìn xem, từ đầu, hai bàn tay, và hai chơn của Ngài
Buồn rầu và tình yêu trộn lẫn tuôn tràn ra:
Phải chăng tình yêu và sự thống khổ gặp nhau,
Hay mão gai tạo ra một mão triều thiên lộng lẫy thể ấy?

CHÚA JÊSUS – tạo nên sự hoà bình nhờ huyết của thập tự giá Ngài
CHÚA JÊSUS – có khả năng khiến cho muôn vật phục hoà lại với chính mình Ngài
CHÚA JÊSUS – có khả năng làm cho muôn vật trên đất và trên trời phục hoà 
PHỤC HOÀ (tiếng Hy lạp katallasso) ý nói: “thay đổi hoàn toàn”.

1. LÀM HOÀ LẠI  nghĩa là: “đem lại sự hài hoà trọn vẹn”.

Câu 21:  Chúng ta khám phá ra những ơn phước mới đến với chúng ta nhờ huyết của thập tự giá Ngài.

VỐN XA CÁCH 

THÙ NGHỊCH 

1.    Ngài đã thay đổi hết thảy chúng ta là những người vốn xa cách và thù nghịch trong lý trí của chúng ta bởi các việc làm gian ác.


John Bunyan mau mắn nói về sự ấy như sau:

          “Tôi được dựng nên để nhìn thấy rất nhiều lần, rằng Đức Chúa Trời và linh hồn tôi là bạn hữu bởi huyết của Ngài; phải, tôi đã nhìn thấy sự công bình của Đức Chúa Trời và linh hồn tội lỗi của tôi có thể ôm lấy nhau và hôn nhau nhờ vào huyết của Ngài.  Đây là một ngày tốt lành cho tôi; tôi mong tôi sẽ chẳng bao giờ quên được ngày ấy”.

Câu 22:  nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được”.

Câu 23:  miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin Lành mà anh em đã nghe”.

KHI CHÚA JÊSUS BỊ TREO TRÊN THẬP TỰ NGÀY ẤY,
SỰ THỐNG KHỔ CỦA NGÀI QUÁ NGHIỆT NGÃ VÀ TÀN NHẪN
CHO TỚI LÚC SAU CÙNG NGÀI GỤC CẰM TRÊN NGỰC
TRONG KHI NHỮNG GIỌT HUYẾT NGÀI NHỎ XUỐNG BẮN TUNG TOÉ TRÊN MẶT ĐẤT.

LỜI LẼ SAU CÙNG NGƯỜI TA NGHE THẤY:  “MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN, MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN”.

MỘT GIỌT HUYẾT RƠI XUỐNG CÁT RỒI NÓ THÌ THẦM VỚI HẠT CÁT MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN
MỘT GIỌT HUYẾT RƠI TRÊN LÁ CỎ MỎNG MANH KIA THÌ THÀO VỚI LOÀI CỎ MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN
TIẾNG KÊU CỦA CỨU CHÚA NGHE THẤY ĐƯỢC TRÊN MỌI NẺO ĐƯỜNG DẪN TỚI CỔNG THIÊN ĐÀNGMỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN
VÀ LỜI LẼ ĐƯỢC GOM LẠI, ĐƯỢC TẢI XUỐNG MỌI NẺO ĐƯỜNG CỦA SỰ VINH HIỂN – MỌI SỰ ĐÃ ĐƯỢC TRỌN.

SỰ CỨU RỖI ĐÃ HOÀN TẤT.
ĐỨC CHÚA CON ĐÃ CHỊU CHẾT VÌ HẠNG TỘI NHÂN
SỰ CỨU RỖI GIỜ ĐÂY ĐANG SẴN CÓ CHO NGƯỜI NÀO TIN.

TẠI THẬP TỰ GIÁ, MỌI NHU CẦN CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC THOẢ:

1. CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG – VÀ CHÚNG TA ĐANG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG
2.  CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC THA THỨ – VÀ CHÚNG TA ĐANG ĐƯỢC THA THỨ
3.  CHÚNG TA CẦN SỰ AN NINH – VÀ CHÚNG TA CÓ SỰ AN NINH ĐÓ
4.  CHÚNG TA CẦN SỰ TRÔNG CẬY – VÀ CHÚNG TA ĐANG CÓ SỰ TRÔNG CẬY ẤY

TÁC GIẢ THI THIÊN NÓI THẬT MẠNH MẼ:
         HỠI LINH HỒN TA, KHÁ NGỢI KHEN ĐỨC GIÊ-HÔ-VA!
         MỌI ĐIỀU GÌ Ở TRONG TA HÃY CA TỤNG DANH THÁNH CỦA NGÀI!
         HỠI LINH HỒN TA, HÃY NGỢI KHEN ĐỨC GIÊ-HÔ-VA,
          CHỚ QUÊN CÁC ÂN HUỆ CỦA NGÀI.
                             (Thi thiên 103:1-2).

HÔM NAY, ĐẤNG CỨU THẾ ĐANG ĐỢI ĐỂ LÀM THOẢ MÃN CÁC NHU CẦN CỦA BẠN.
HÔM NAY ĐẤNG CỨU THẾ ĐANG SẴN SÀNG ĐỂ LÀM THOẢ MÃN MỌI NHU CẦN CỦA BẠN.
HÃY ĐẾN VỚI NGÀI HÔM NAY.
HÃY ĐẾN VỚI NGÀI NGAY BÂY GIỜ.





Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

BỊ BẮT & BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ


ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN
BỊ BẮT & BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ
            Chúng ta đã bước theo cuộc thám hiểm ‘EPIC’ qua mọi phân đoạn của Kinh thánh. Đỉnh cao của cuộc thám hiểm nầy là đời sống của Chúa Jêsus. Cao điểm của đời sống Chúa Jêsus là lần thăm viếng sau cùng của Ngài tại thành Jerusalem. Thực vậy, các sách Tin Lành đã dành một phần ba lời chứng của họ cho việc mô tả các biến cố đã diễn ra vào ngày Chúa nhật lễ lá đó.
            Những người Do thái công bình vốn mong đợi đến được thành Jerusalem để thờ lạy mỗi năm ba lần. Và những chuyến lữ hành “lên thành Jerusalemhàng năm như thế nầy có thể được xem là hình bóng cho cả cuộc đời của Chúa. Sự ra đời, phép báptêm, sự cám dỗ, những sự chữa lành và sự rao giảng của Chúa Jêsus, sự chú ý của kẻ thù và bạn hữu Ngài thiết lập một cuộc hành trình — một cuộc hành trình kết thúc với sự Ngài đến trong thành thánh. Một lần sau cùng Ngài đã bước vào thành Jerusalem, giờ đây với một mục đích duy nhứt — ‘Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi’.
            Trong tuần lễ sau cùng của cuộc đời Ngài, chúng ta thấy rằng mặc dù Chúa Jêsus luôn luôn ở cùng với nhiều người khác, Ngài vẫn bị hiểu lầm và thật cô độc. Nắm lấy phần chú thích tình trạng cô độc của Chúa Jêsus có thể khích lệ chúng ta hướng đến Ngài để xin giúp đỡ khi chúng ta bị dứt bỏ trong tình trạng chẳng có ai hiểu rõ hay quan tâm đến chúng ta.
            Chúng ta bắt lấy câu chuyện vào ngày Chúa nhật trước ngày lễ Vượt Qua.
Luca 19:36-42: “Khi Đức Chúa Jêsus đang đi tới, có nhiều kẻ trải áo trên đường. Lúc đến gần dốc núi ô-li-ve, cả đám môn đồ lấy làm mừng rỡ, và cả tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời về những phép lạ mình đã thấy, mà nói rằng: Đáng ngợi khen Vua nhân danh Chúa mà đến! Bình an ở trên trời, và vinh hiển trên các nơi rất cao! Bấy giờ, có mấy người Pha-ri-si ở trong đám dân đông nói cùng Ngài rằng: Thưa thầy, xin quở trách môn đồ thầy! Ngài đáp rằng: Ta phán cùng các ngươi, nếu họ nín lặng thì đá sẽ kêu lên. Khi Đức Chúa Jêsus gần đến thành, thấy thì khóc về thành, và phán rằng: Ước gì, ít nữa là ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy”.
            Bối cảnh rất ồn ào và sinh động. Đám dân đông hô to lên lời ngợi khen. Một số người Pharisi thốt ra sự chống đối. Ở giữa các biến cố, một mình Chúa Jêsus đang tan vỡ, kêu la. Hai hàng nước mắt của Ngài không phải khóc vì chính mình Ngài đâu. Dân tộc mà Ngài yêu thương và thành Jerusalem yêu dấu với đền thờ nguy nga của nó đang ở trong chỗ hiểm nguy. Đám đông cổ vũ kia không hiểu rõ bản chất của sự cứu rỗi mà Ngài đang hiến cho (thích chẳng nhìn thấy hơn) và kẻ thù của Ngài đã quyết không những quở trách Ngài, mà còn muốn giết chết Ngài nữa. Và vì thế Chúa Jêsus khóc.
            Về sau, chúng ta thấy Chúa ở Bêthany ngay phía ngoài thành Jerusalem đang ăn tối với các môn đồ Ngài tại một ngôi nhà riêng. Một môn đồ của Ngài có tên là Mary đã xức dầu thơm đắt tiền cho Ngài — một hành động vừa khó khăn về mặt xã hội và ngông cuồng về mặt tài chính nữa. Khi nàng ta bị quở trách, Chúa Jêsus bảo hộ cho nàng ta rồi một lần  nữa kêu gọi sự chú ý đến chuyến hành trình đơn độc của chính Ngài. Sự xức dầu mà Ngài nhận lãnh là một sự chuẩn bị cho sự chôn của Ngài.
            Khi nhìn vào tương lai ở một khoảng cách ngắn, Chúa Jêsus nhìn thấy một thi hài, chịu chết bởi đóng đinh vào thập tự giá và xác quyết hành động yêu thương của Mary. Sự Ngài nhắc nhở đến cái chết tạo ra sự cô lập đối với Chúa Jêsus. Không một ai muốn nghe nói về sự hành quyết Ngài sắp xảy ra.
            Hai ngày kế đó, một lần nữa Chúa Jêsus nhóm lại với các môn đồ Ngài để dùng bữa tối — bữa ăn Lễ Vượt Qua, bữa tiệc cuối cùng của Chúa Jêsus. Mặc dù 13 người có mặt, một lần nữa chúng ta lại nhìn thấy Chúa Jêsus trong cảnh đơn độc, đang có một cuộc trao đổi riêng với Giuđa (và ma quỉ đã nhập vào hắn)“những gì ngươi đang làm, hãy làm mau đi”. Chiếc đồng hồ cát gần như là trống trơn, tuy nhiên các môn đồ khác tiếp tục bữa ăn mà chẳng ý thức gì về những gì sắp xảy đến.
            Sau bữa ăn tối, họ rời phòng cao, ở đó họ đã ăn uống rồi băng qua trũng đến với Núi Ôlive. Khi họ đã đi rồi, Chúa Jêsus bảo các môn đồ rằng hết thảy họ sẽ bỏ chạy trong sự sợ hãi (“đánh kẻ chăn thì bầy chiên sẽ tan tác”). Phierơ được nhắc nhớ về những lời xưng nhận kiêu căng kia và những lần chối bỏ lặp đi lặp lại của ông, nhưng hầu hết các môn đồ đều bỏ chạy tránh nguy hiểm và bỏ Chúa Jêsus lại để chính mình Ngài đối diện với sự hành hình. Trên Núi Ôlive là một ngôi vườn, Chúa Jêsus đã bước vào để cầu nguyện, một lần nữa cùng với các bạn hữu của Ngài, một lần nữa trong sự cô độc.
Mác 14:32-36: “Kế đó, đi đến một nơi kia, gọi là Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ rằng: Các ngươi hãy ngồi đây, đợi ta cầu nguyện. Ngài bèn đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi, thì Ngài khởi sự kinh hãi và sầu não. Ngài phán cùng ba người rằng: Linh-hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây, và tỉnh thức. Rồi Ngài đi một đỗi xa hơn, sấp mình xuống đất mà cầu nguyện rằng: nếu có thể được, xin giờ nầy qua khỏi mình. Ngài rằng: A-ba lạy Cha, mọi việc Cha làm được cả; xin Cha cất chén nầy khỏi con; nhưng không theo điều con muốn, mà theo điều Cha muốn”.
            Chúa Jêsus đã trở nên người gánh lấy tội lỗi và lần đầu tiên trong cuộc đời của Ngài một lời thỉnh cầu được trình ra với Cha Ngài trong sự cầu nguyện đã bị khước từ. Các môn đồ một lần nữa đã làm cho Ngài phải chùng xuống, họ sa vào giấc ngủ thay vì ở đó thức canh. Và những lời cầu nguyện của Ngài đã mở ra khoảng cách ngày càng tăng của Ngài đối với Đức Chúa Trời — giờ đây những khao khát của Ngài đã đi ngược lại với ý chỉ của Đức Chúa Cha.
            Rồi khi ban đêm trầm hẳn xuống, bóng tối tăm càng đậm nét hơn. Chúa Jêsus bị bắt và chịu bốn lần thẩm vấn bởi các nhân vật cầm quyền — Anne, Caiphe, Hêrốt, và Philát. Ngài bị quất bằng roi bởi lính canh đền thờ của người Do thái và kế đó bị mấy tên lính Lamã quất bằng roi da.
Mathiơ 27:27-31: “Lính của quan tổng đốc bèn đem Đức Chúa Jêsus vào công đường, và nhóm cả cơ binh vây lấy Ngài. Họ cổi áo Ngài ra, lấy áo điều mà khoác cho Ngài. Đoạn, họ đương một cái mão gai mà đội trên đầu, và để một cây sậy trong tay hữu Ngài; rồi quì xuống trước mặt Ngài mà nhạo báng rằng: Lạy Vua của dân Giu-đa. Họ nhổ trên Ngài, và lấy cây sậy đánh đầu Ngài. Khi đã nhạo báng Ngài rồi, thì họ cổi áo điều ra mà mặc áo của Ngài lại, rồi đem Ngài đi đóng đinh trên cây thập tự”.
            Một lần nữa, tình trạng cô độc của Đấng Cứu Thế quả là hết mức. Mặc dù Ngài cầu thay xin tha thứ cho những kẻ đánh đập Ngài, không một ai thốt ra một từ nào tỏ ra quan tâm hay yên ủi dành cho Ngài. Và bóng tối tăm vẫn đang trên đà tăm tối hơn.
Mathiơ 27:45-46: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Jêsus kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! sao Ngài lìa bỏ tôi?”
            Chúa Jêsus đã ở trong tình trạng cô độc vào Chúa nhật lễ lá. Ngài bị cô lập khi Ngài còn ở với các bạn hữu Ngài, lời cầu xin của Ngài bị từ khước khi Ngài cầu nguyện ở trong vườn, và bị kẻ thù Ngài đánh đập. Nhưng đây là điều tệ hại nhất cả thảy: ‘Đức Chúa Trời tôi ơi, Cha yêu dấu ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?’ Những gì chúng ta không thể nghe thấy là sự nát lòng của Cha trên trời đang dứt bỏ Con yêu dấu của Ngài. Chúa Jêsus đã trở nên “tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Côrinhtô 5:21). Bị hoán đổi từ người vô tội thành kẻ gánh lấy tội lỗi, Đức Chúa Con bị phân cách đối với Đức Chúa Cha. Biến cố đơn độc nầy sẽ cất lấy hơi thở ra khỏi chúng ta, làm cho sợ hãi và khiến chúng ta phải kinh ngạc.
            Một dòng từ bài thánh ca của Charles Wesley có đề tựa là And Can It Be, thoạt đến với tâm trí: “Đây là lẽ mầu nhiệm: Đấng bất tử đang gục chết . . . Đây là ơn thương xót! Nguyện cả đất phải thờ lạy, thiên sứ thôi không còn nói nữa. . . . Tình yêu diệu kỳ! Sao lại như thế được, hỡi Đức Chúa Trời tôi, lẽ nào Ngài phải chết vì tôi?” 
            Chúng ta kết luận bài học nầy với một phân đoạn từ sách Hêbơrơ, ở đây tình trạng cô độc và sự thương khó của Chúa Jêsus được xem là nguồn phước hạnh cho chúng ta khi chúng ta đang ở trong chỗ có cần nghiêm trọng nhất.
Hêbơrơ 2:18, 4:15-16: “Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy … Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng”
            Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời có thể răn đe chúng ta. Tội lỗi chúng ta chẳng có một chỗ nào trong sự hiện diện của Ngài. Cái điều đáng sợ khả thi hơn hết, ấy là mối quan hệ quan trọng một thời có thể kết thúc, Đức Chúa Trời không còn nghe thấy một tiếng kêu xin cứu giúp nào nữa, rằng Ngài đã quên chúng ta.
            Vấn đề quan trọng cần phải nhớ, ấy là Chúa Jêsus đến trợ giúp chúng ta trong vai trò Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm thành tín; rằng Ngài đã từng trải mọi nổi buồn rầu và đau khổ của tội lỗi ở một khoảng cách đối với một Đức Chúa Trời thánh khiết. Ngài đã bị tàn phá bởi sự thử thách và bị hạ thấp bởi tình trạng yếu đuối của thân thể và tâm linh. Đau khổ và sự chối bỏ trong hiện tại, sợ hãi về tương lai, vật vã trong sự cầu nguyện, in lặng từ trời — mọi điều nầy Cứu Chúa chúng ta đã từng kinh nghiệm.
            Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng.




Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

HÃY Ở LẠI VỚI TA


Bài học từ các thí dụ ... Hãy ở lại với ta:
Thí dụ nói tới người đàn bà goá khăng khăng

Tác giả: Darris McNeely

Đức tin ở trong lời cầu nguyện chúng ta thốt ra với giọng nói yếu ớt trong giờ phút tối tăm nhất của đời sống chúng ta. Khi giọng nói của chúng ta yếu ớt nhất là khi chúng ta nghe thấy giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ của Đức Chúa Trời.

Người đàn bà goá:
            Khi câu chuyện của Đấng Christ mở ra, bên trong thành phố của vị quan án nầy có một người đàn bà goá, bà ta có một nan đề. Bà ta kính mến Đức Chúa Trời, nhưng nan đề còn lớn lao hơn bà có thể chịu đựng. Điều nầy đã tạo ra mối quan tâm lớn lao của bà kể từ khi bà ta còn có thể tự lực cánh sinh và có khả năng tự chăm sóc cho bản thân mình.
            Ai đó lấn lướt bà ta và kết quả là một tình huống tranh cãi mà bà ta không sao chịu được. Sự trông cậy duy nhứt của bà ta theo luật định là phải đến gặp vị quan án rồi trình bày duyên cớ của mình.
            Bà ta xin xét lẽ sự công bình, vị quan án đang lắng nghe và thấy rằng bà ta đã ăn ở phải lẽ rồi can thiệp cho bà ta. Dường như bà ta đã thực hiện nhiều lần đến với vị quan án để nài xin được xét lẽ cho, song ông ta chẳng chịu nghe.
            Một thời gian trôi qua. Sự nài xin của người đàn bà goá cứ khăng khăng không dứt. Bà ta cần sự giúp đỡ. Bà ta cần sự khuây khoả. Vị quan án, hay ai đó, sẽ giúp cho bà ta? Sự việc dường như vô vọng rồi!
Một vết nứt ở mặt ngoài
            Ngay cả tấm lòng chai đá nhất không đầu hàng để thông cảm hoàn cảnh của người khác có thể chùng xuống qua sự quấy rối liên tục như vầy. Thế rồi, thời điểm bực tức đã đến khi vị quan án nhận ra ông không muốn nhìn thấy người đàn bà nầy xuất hiện trước mặt ông ta nữa.
            Ông ta kết luận sẽ chăm chú nghe trường hợp của bà ta rồi xét xử theo lẽ công bình có cần. Ông ta không muốn bị kiệt sức hay bị làm cho bối rối mãi bởi trường hợp kéo dài. Có thể là có một sự bức rức về tội lỗi, nhưng một sự mong muốn áp đến cần phải xét cho xong với người đàn bà nầy và với trường hợp của bà ta.
            Ngày đến, khi vị quan án cho triệu tập xét xử trong sự ưu đãi cho người đàn bà goá nầy. Trường hợp được xét duyệt, và người đàn bà trở về nhà mình. Bà ta đã tiếp thu được bài học có giá trị về sự công bình của con người. Trên hết mọi sự, bà ta đã học biết phải bám lấy vụ kiện — chớ không chịu thua — phải thật khăng khăng. Đến cuối cùng, điều phải sẽ đắc thắng.
Sự khôn ngoan từ vị quan án bất công
            Đấng Christ bảo chúng ta phải "nghe lời quan án không công bình đó đã nói" (Luca 18:6). Trong phần kết luận của vị quan án có một bài học. Không phải bài học theo kiểu vị quan án có đâu, một người khó chịu và kiêu căng, mà là một bài học trong chỗ làm thế nào chúng ta tiếp cận mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời kìa.
            Sự việc cho thấy chẳng phải Đức Chúa Trời là bất công hay chẳng quan tâm. Chúa Jêsus muốn chúng ta tiếp thu một việc về cách Ngài và Đức Chúa Cha điều động "phòng xử án" của họ. Đức Chúa Trời là quan án công bình của toàn thế gian, và sự phán xét của Ngài luôn luôn là công bằng và không thiên vị, và thời điểm của Ngài luôn luôn là thích ứng.
            Khi ấy, Chúa Jêsus đưa ra nhận định của Ngài: "Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã được chọn, là kẻ đêm ngày kêu xin Ngài, mà lại chậm chạp đến cứu họ sao?" (Luca 18:7). Người được chọn là dân sự của Đức Chúa Trời, là thuộc viên được kêu gọi, được chọn và trung tín trong Thân của Đấng Christ. Trong phút chốc, Đấng Christ nhắm vào nhóm người nầy mà Ngài gọi là "thuộc về Ngài".
            Câu nói nầy không loại trừ đặc quyền trả lời cho những lời cầu nguyện của bất cứ ai vào thời điểm hay nơi chốn nào, mà nó có một sứ điệp cho những người được Đức Chúa Cha kêu gọi để trở thành chi thể của Hội thánh Ngài. Có những thời điểm dầu ngay cả người được chọn của Đức Chúa Trời sẽ thắc mắc liệu Ngài có nghe lời cầu nguyện của họ và có hiểu rằng họ cần những câu trả lời tức thì hay không!?! Họ đưa ra những lời thỉnh cầu hàng ngày của họ ở trước ngai của Đức Chúa Trời, xin xét lẽ công bình, xin được chữa lành, xin được bình an trong tâm trí hay xin sự tha thứ và một tấm lòng trong sạch.
            Khi giấc ngủ tránh né họ và họ thức giấc lúc nửa đêm không thể ngủ được, họ cầu nguyện, tìm kiếm sự hiểu biết và yên ủi. Họ khao khát cái chạm nhẹ nhàng nơi bàn tay yêu thương của Đức Chúa Trời đưa họ đến với một nơi rộng rãi hay đồng cỏ xanh tươi nơi có thể tìm được mé nước bình tịnh.
            Đức Chúa Trời lắng nghe cả thảy. Đấng Christ phán: "Ngài …chậm chạp đến cứu họ sao?" (Luca 18:7). Ngài biết ngay chúng ta cần gì, trước khi chúng ta xuất hiện trong sự hiện diện của Ngài. Ngài lắng nghe từng lời của chúng ta trong sự cầu nguyện. Lỗ tai Ngài không điếc đâu.
            Khi ấy Đấng Christ phán ra một việc chúng ta có thể thấy khó mà tin được: "Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ. Song khi Con người đến, há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?" (Luca 18:8).
            Vội vàng sao? Chúng ta phải bình luận về việc ấy xem. Thậm chí chúng ta sẽ nghĩ rằng Đức Chúa Trời không nghe hay rất chậm đáp ứng. Nhưng chúng ta sẽ lầm. Vì mục đích thật của thí dụ nầy nằm trong câu hỏi: "Há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?"
            Đức tin là điều mà người đàn bà goá khăng khăng nầy đã có. Đức tin cho thấy chủ trương của bà ta là công bình và bà ta đã ở về phía lẽ phải. Đức tin cho thấy rằng luật pháp đã ở về phía của bà ta và luật pháp là tốt lành và trọn vẹn phục vụ cho những ai là nạn nhân của sự bất công. Đức tin cho thấy ngay cả vì quan án sừng sõ lòng chai cứng nhất sẽ phải chìa tay ra với hoàn cảnh của người goá bụa như bà ta và từ những chỗ gay go lắm của tấm lòng, khiến phải hành động như ông ta đã làm.
            Qua trường hợp đức tin nầy, Đấng Christ đang tỏ ra cho chúng ta biết phải sống khăng khăng với sự chúng ta bước đi với Đức Chúa Trời. Đừng thối lui. Đừng dừng lại việc tin tưởng. Đừng bao giờ bắt đầu nghĩ Ngài chẳng hiện diện ở kia, hay Ngài đã quên, hoặc Ngài chẳng quan tâm.
            Đức Chúa Trời đang hiện diện ở đó, và Ngài đang lắng nghe. Những gì chúng ta nghĩ là một sự “chậm trễ” thì chẳng có với Đức Chúa Trời đâu. Thời gian với Đức Chúa Trời không phải là thời gian như với chúng ta đâu. Hãy nhớ, Đấng Christ phán Đức Chúa Trời "sẽ vội vàng xét lẽ cho họ". Đức Chúa Trời luôn luôn là đúng giờ — thời điểm của Ngài.
"Hãy ở lại với Ta"
            Những gì Đấng Christ đang phán với chúng ta là "hãy ở lại với Ta". Hãy quay lại với phần mở đầu của thí dụ, ở đó Luca đưa ra lý do cho bài học: "Đức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ một thí dụ, để tỏ ra rằng phải cầu nguyện luôn, chớ hề mỏi mệt" (Luca 18:1, phần nhấn mạnh được thêm vào).
            Người đàn bà goá không mệt mỏi. Bà ta cứ đến gặp vị quan án và tìm kiếm sự công bình. Chúng ta cần phải giữ việc đến với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện cho từng nhu cần và từng thiếu thốn. Chúng ta không thể mỏi mệt và thối lui trong thất vọng và bỏ cuộc được.
            Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự nơi từng người được chọn của Ngài (xem Philíp 1:6). Ngài là ngay thẳng và công bình và sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta (Mathiơ 7:7-11). Ngài đã phán như thế, và Ngài sẽ làm như thế. Về phần chúng ta, chúng ta cứ đến với ngôi công bình và thương xót của Ngài và cứ cầu xin. Đức Chúa Trời không mệt mỏi khi lắng nghe chúng ta. Ngài không chơi một game với chúng ta để xem coi bao lâu hay bao nhiêu lần chúng ta quay trở lại.
            Lời hứa của Ngài là lắng nghe và không chập chạm đối cùng chúng ta. Ngài phán: Hãy ở lại với Ta khi ngươi mạnh khoẻ và hạnh phúc, khi mọi nhu cần của ngươi đã được thoả. Hãy ở lại với Ta khi ngươi có công ăn việc làm và tài khoản ngân hàng của ngươi đầy đủ. Hãy ở lại với Ta khi mặt trời đang chiếu sáng và cuộc sống thì tốt lành và ngọn gió đang ở sau lưng ngươi. Hãy ở lại với Ta khi ngươi có những câu trả lời, bạn bè và sự tán thưởng của đám đông. Hãy ở lại với Ta khi người đang tin cậy, khôn khéo và thành thực.
            Hãy ở lại với Ta, Ngài phán, khi cuộc sống là tốt lành, và rồi ngươi sẽ học biết kính sợ Ta trong mọi sự, và sự giàu có và đủ thứ ngươi có sẽ phục vụ ngươi và nhiều người khác nữa.
            Những cũng: Hãy ở với Ta, Ngài phán, khi ngươi ốm yếu, đói khát và không biết bữa ăn sắp tới sẽ đến từ đâu. Ngài phán, Hãy ở với Ta, Ngài phán, khi sức khoẻ của ngươi lụn bại hay một tai nạn xảy ra và ngươi chịu khổ mà trước đây chưa hề có. Ngài phán, Hãy ở với Ta, khi mọi sự ngươi đã làm bị vụn nát trước mắt ngươi và những kẻ mà tình bạn của người ấy ngươi thèm khát không thể nhớ đến tên ngươi. Hãy ở với Ta, Đức Chúa Trời phán, khi ngươi sống cô đơn và sợ hãi tư tưởng phải ra khỏi giường mỗi ngày giống như phải giáp mặt với một sự phấn đấu bất khả thi.   .
            Hãy ở với Ta, Ngài phán, thêm một ngày nữa, thêm một lần nữa và thêm một lời cầu nguyện nữa. Hãy ở với Ta vì chẳng còn có ai khác nữa.
            Đây là những gì câu chuyện nói tới người đàn bà goá khăng khăng dạy chúng ta về sự cầu nguyện và đức tin mà chẳng mỏi mệt. Chúng ta có thể mất nhiều thứ trong đời nầy, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến việc để cho tấm lòng phải chào hàng trước sự thất vọng và vô tín. Hãy canh giữ lòng mình. Phải bền đỗ giống như người đàn bà goá kia khi chạy đến với vị quan án con người, tin vào sự thật và công bình cuối cùng sẽ thắng.
            Hãy ở với Ta, Đức Chúa Trời phán, vì Ta sẽ đem ngươi vào Vương Quốc đời đời của Ta. Ta sẽ làm xong những gì Ta đã khởi sự nơi ngươi. Hãy kiên nhẫn và đừng mỏi mệt!