ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN:
TỐT QUÁ KHÔNG HẲN LÀ THÀNH THẬT ĐÂU
Đúng là một thách thức khi đến với
những quan niệm quen thuộc với sự sốt sắng tươi mới, về một lời công bố đáng
kinh ngạc và có thể công nhận vào cùng một thời điểm. Sứ điệp Phục sinh là một
trường hợp đáng phải chú ý. Tôi mong là không một ai trong phòng nhóm nầy đang
nghe thấy cụm từ “Đấng
Christ đã sống lại” lần đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta không để cho
thái độ quá quen thuộc kia giữ chúng ta không kinh nghiệm được sự kỳ diệu của lẽ
thật quan trọng nầy.
Có một cách để nghe điều quen thuộc
với sự tươi mới là sử dụng ngôn ngữ mới. J.R.R. Tolkien đã chế ra từ ngữ ‘eucatastrophe’
trong một bài giảng ông viết với chủ đề làm sao kể được một câu chuyện hay. Hai
chữ “eu” hình
thành tiếp đầu ngữ có nghĩa là “hay”.
Một lời khen ngợi là một từ ngữ hay
một lối nói rất hay. Phởn phơ là một cảm xúc dễ chịu. Nhưng Tolkien lấy tiếp đầu
ngữ ‘hay’
nầy rồi, thật là ngạc nhiên, ghép nó với chữ “catastrophe” [tai hoạ”. “Catastrophe”
có thể được xác định là “một bi kịch ghê gớm xảy ra từ chỗ rủi ro cực kỳ đến sụp đổ
hoàn toàn”. Khi một biến cố gây tan tác bật cái đầu của nó lên cùng
những cơ hội vui mừng thay vì buồn rầu thì đó là một “eucatastrophe”. Trong câu chuyện “hay” của
Tolkien, Chúa Tể
và Chiếc Nhẫn, sự lật đổ ngoạn mục đã diễn ra khi ‘một chiếc nhẫn’
bị tan chảy trong ngọn lửa của Núi Doom và quyền lực của Chúa Tể Tối Tăm bị bốc
hơi.
J.R.R. Tolkien là một Cơ đốc nhân và
ông cũng sử dụng từ ngữ chế biến của ông khi viết lách về Lễ Phục Sinh. Đối với
ông, sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ là “eucatastrophe” trong truyện tích của
loài người. Sự phục sinh ấy thật phi thường, bất ngờ, tốt quá chưa hẳn là thành
thật, làm đảo lộn hết mọi sự thật là hay.
Khi chúng ta kết thúc buổi thờ phượng
hôm nay bằng cách làm phép báptêm cho các tân tín hữu trong mối thông công của
chúng ta, chúng ta sẽ sử dụng một số phân đoạn Kinh thánh nói tới phép báptêm
trong Tân Ước để tìm cách nhìn thấy sự ‘tan tác’ vinh hiển của Lễ Phục Sinh với ánh mắt
tươi mới. Nhưng, vì những thách thức của phái phê bình gần như là phổ thông giống
như niềm vui của tín đồ vào thời điểm Phục sinh, chúng ta hãy nói vắn tắt một số
trường hợp quen thuộc.
Những thách thức đối với câu chuyện
nói tới sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus thường xảy có với một trong hai
hình thức. Hình thức thứ nhứt là tuyên bố rằng mọi sự kiện đều sai lầm. Hình thức
kia là nói rằng bản thân văn chương không đáng tin cậy — rằng các sách Mathiơ,
Mác, Luca, và Giăng đã được hình thành nhiều thập niên sau sự chết của Chúa
Jêsus và đã được dự trù là ‘những sự khích lệ thuộc linh’ chớ không phải là
tường thuật của lịch sử.
Chúng ta hãy xem xét trường hợp thứ
nhứt. Phép lạ phục sinh có tạo ra nhận thức gì hay hơn những câu chuyện mà
chúng ta đang có trong các sách Tin Lành không? Hãy xem xét một số vấn đề quen
thuộc: a) Thân thể của Chúa đã bị các môn đồ Ngài lấy cắp ra khỏi mộ. b) Chúa
Jêsus chỉ hiện ra để chịu chết trên thập tự giá rồi sau đó tỉnh lại, giải thích
cho ‘những lần
hiện ra như là đã sống lại’. c) Mấy người đàn bà, trong chỗ lờ mờ trước
bình minh, đi lạc vào ngôi mộ khác.
Nhưng các suy tưởng nầy và những suy
diễn khác giống như chúng không vững chắc vì cớ những gì chúng ta biết đã diễn
ra một vài tuần lễ sau đó. Chính các môn đồ bởi sự chết của Chúa Jêsus mà thành
ra nhút nhát, nhầm lẫn, và lệch hướng đã được biến đổi tại thành Jerusalem vào dịp Lễ Ngũ
Tuần. Họ tỏ ra sốt sắng, với mục tiêu không lay chuyển, thốt ra những gì họ đã
trông thấy, và khẳng định rằng nhiều người khác cũng xem trọng việc ấy nữa. Họ
bằng lòng chịu nghèo khổ, bị bắt bớ, và thậm chí bị giết vì cớ đạo Tin Lành. Kẻ
thù của Chúa Jêsus không thể tạo ra thi thể của Ngài làm bằng cớ nghịch lại
nhóm người nầy và chẳng có gì hợp lý khi tưởng tượng các môn đồ của Chúa Jêsus được
biến đổi bằng kinh nghiệm tự tạo dựng về sự phục sinh. Các môn đồ đầu tiên đã
tin những gì họ công bố, Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự giá và đã sống lại.
Chẳng có một sai sót đơn sơ nào có thể làm đảo lộn phần xem xét đó.
Không chủ ý bịp bợm.
Loại trường hợp thứ hai cho rằng các
sách Tin Lành đã được viết ra, không phải là lịch sử, mà là một truyền thuyết
ngẫu hứng được truyền qua nhiều thập niên cũng thất bại. Không có câu chuyện
nào hay ho theo kiểu nâng cao tinh thần cả. Chúng ta không nhìn lại nơi các tín
hữu ban đầu vào dịp Lễ Phục Sinh đầu tiên như những gương tốt để noi theo đâu. Mathiơ,
Mác, Luca, và Giăng mô tả những cảnh khó, những sự kiện kỳ lạ, và hoài nghi. Những
chứng nhân về sự sống lại đã gặp gỡ Đấng Christ phục sinh trong một sự kinh ngạc
không thể hiểu nổi.
Các môn đồ chẳng trông mong điều chi
tốt lành và thực vậy họ đã tỏ ra nhiều chặng buồn đau vào buổi sáng Phục sinh đầu
tiên: lui đi, chối bỏ, và ngã lòng. Khi mồ mả được thông báo là trống không, suy
tưởng của họ trước tiên chuyển sang mấy con ma và những tên cướp mộ. Giai cấp
lãnh đạo trong cộng đồng đặc biệt nhắm vào các manh mối bởi sự làm chứng của mấy
người đàn bà. Thêm nữa, bằng chứng thuộc thể được nhắc tới bằng những từ ngữ
không cần phải soạn thảo công phu. Một hòn đá đã bị dời đi. Ngôi mộ trống không.
Tấm vải liệm bị bỏ lại đàng sau. Sự sống lại của Chúa Jêsus là một “eucatastrophe”
đáng kinh ngạc đòi hỏi sự giải thích của Ngài trước bất kỳ ai đã nắm bắt được sự
thật.
Hãy xem xét lần hiện ra của Chúa
Jêsus trong sự phục sinh, một con người với nhiều vết thẹo đang ăn cá và không
thể phân biệt dễ dàng với một gã làm vườn. Một thân thể con người thực sự đi
xuyên qua các bức tường, từ chỗ nầy qua nơi kia mà chẳng cần phải nổ lực gì nhiều.
Ngài dễ nhận ra là chính mình Ngài nhưng đã đổi thay rất nhiều, ở một hình thái
sự sống sẽ chẳng bao giờ là đối tượng cho sự chết nữa. Độc giả bị lay động thay
vì có ngẫu hứng bởi những câu chuyện nầy.
Luca 24:45-49: “Bấy giờ Ngài mở
trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh. Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải
chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại, và người ta sẽ nhân
danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ
thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi làm chứng về mọi việc đó; ta đây sẽ ban cho các
ngươi điều Cha ta đã hứa, còn về phần các ngươi, hãy đợi trong thành cho đến
khi được mặc lấy quyền phép từ trên cao”.
Chúa Jêsus đã mở mắt họ để nhìn thấy
sự hy sinh của Ngài là chương trình của Đức Chúa Trời lâu nay. Hơn nữa, Ngài
phán rằng các tín đồ sẽ được ban cho quyền phép của Đức Chúa Trời làm người giảng
đạo, được mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh. Không một chỗ nào trong số nầy
đọc như một sự khích lệ cao cả cho sự soi sáng bề trong, hoặc như một lời kêu gọi
đến với những nhóm năng động hơn.
Sự sống lại là “eucatastrophe” vào dịp Lễ Phục
Sinh đầu tiên và bất chấp phái phê bình ngày nay đang nhắc đi nhắc lại những
bài bác xưa cũ (xem Mathiơ 28:11-15) hãy
còn hôm nay. Chủ ý của chúng ta lúc bây giờ là phải gặp gỡ những tin tức nầy mới
mẻ hơn khi chúng ta tra xét phép báptêm Cơ đốc, một sự tái hiện về sự chết, sự
chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus.
Rôma 6:2b-4: “Chúng ta đã chết về
tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng
chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu
phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép
báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ
chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy”.
Phép báptêm tường thuật lại kinh
nghiệm của Chúa Jêsus. Phép ấy tuyên bố rằng một tín hữu được kết hiệp với Đấng
Christ trong sự chết và sự chôn của Ngài (dìm
trong nước) và sự sống lại (ra khỏi nước).
Đặc biệt, chúng ta ‘đã chết đối với tội lỗi’ và ‘sống đời mới’. Chúng ta từng vô
quyền khi muốn xây khỏi tội lỗi lúc bây giờ, quyền phép làm cho Chúa Jêsus sống
lại ra khỏi mồ mả có thể xoá bỏ mọi ký ức tối tăm, rồi buông tha chúng ta đối với
những sự yếu đuối. Chúng ta có thể tránh xa cái cối xay giả mạo và điều chỉnh lại
mau chóng những điều bất thích nghi.
Mới đây, tôi đã nhìn thấy đứa trẻ 4
tuổi quết xà phòng lên một con chó. Nó đang thổi bong bóng ở sân sau, và cho rằng
chẳng có ai chú ý rồi đến một lúc kia đã đổ hết hộp xà phòng lên con chó.
Khi tôi bước đến để gạn hỏi về tình
huống, đầu tiên nó chối như sau: “Chẳng có cái bong bóng nào trên con chó cả”. Khi
nhận ra chẳng có hiệu lực gì khi đáp như thế, nó lảng sang cách khác: “Có lẽ có xà phòng
trên con chó, song con chẳng xát xà phòng ở đó đâu”. Điều nầy cũng
chẳng tác động gì hết và sau cùng nó nói: “Chúng ta nên nói chuyện khác đi”.
Khuôn mẫu quá quen thuộc, có phải
không? Nó đã làm một việc mà nó biết là sai quấy, ngược đãi với con chó mà nó
thích không cần lý lẽ chi hết. Nó cũng không thể biện hộ cách xử sự cũng không
giải thích điều chi khiến cho nó phải làm như thế. Việc ấy không thể là sự thật.
Chúng ta hãy thay đổi đề tài đi. Mọi hành động của chúng ta thường làm cho
chúng ta phải rối reng và lúng túng, có phải không?
Cách đây không lâu tôi có một cuộc
trao đổi về việc say sưa với một người bạn là một tay nghiện rượu. Ông ta nói: “Tôi ghét đủ thứ
về việc ấy, tuy nhiên luôn luôn có một ngày khi tôi đi bước sau cùng, băng qua
lằn ranh, thì đã say xỉn. Chẳng có một chút gì là hưởng thụ cả, mặc dù tôi từng
nghĩ uống rượi là vui. Tôi ghét những gì nó làm cho tôi. Tôi ghét thứ mà tôi đã
trở thành. Thế mà tôi cứ sụm bà chè hoài”. Ông ta tự hỏi, với một
chút hy vọng, không biết sự sống lại và đời mới là khả thi cho ông ta hay không
nữa!?!
Lễ Phục Sinh nói nhiều tới những ký ức
thời xưa. Sự phục sinh của Chúa Jêsus không những là giây phút trọng đại của lịch
sử. Đây là quyền phép của Đức Chúa Trời, đang tác động đời mới cho hết thảy những
ai chịu kết hiệp với Đấng Christ. Chúng ta hãy xem xét phân đoạn Kinh thánh thứ
nhì nói tới phép báptêm (và sự phục sinh).
Đời mới trong Đấng Christ dẫn tới cộng
đồng mới trong Đấng Christ. Và chắc chắn chúng ta đang ở trong một thế giới thất
vọng về cộng đồng. Chúng ta bị vây quanh bởi những người sống trong các tình trạng
căng thẳng và ngắn ngủi tạo ra sự khó khăn mà người ta không thể gắn bó với
nhau được. Các mối quan hệ ảo có thể đạt được rất nhanh song hiếm khi đi vào
chiều sâu. Đôi khi người ta tụ họp với nhau qua loa bởi những cá nhân bị xem là
khác nhau hay hơi thấp kém, nhưng ‘họ’ không đạt được gì cả, đấy không phải là nền
tảng sự gần gũi của con người mà chúng ta mong muốn.
Nhưng việc ‘mặc lấy Đấng Christ’ lan toả ra
quyền phép phục sinh hủy diệt các bức tường ngăn cách. Chúng ta được nối kết
trong các mối quan hệ yêu thương với những người mà chúng ta cảm thấy xa cách. Những
hàng rào quen thuộc (giới tính, giàu
nghèo, sắc tộc, địa vị, và còn nhiều nữa) đã bị cất bỏ đi. “Vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một”.
Chúng ta đã nhìn thấy sự hiệp một ấy với Đấng Christ trong sự phục sinh nhắc nhở
trước tiên rằng ‘chúng ta đã chết với tội lỗi . . . và sống một
đời mới’. Thứ hai, chúng ta là thuộc viên của một cộng đồng mới, ‘anh em thảy đều làm một trong Đức Chúa Jêsus Christ’.
Phân đoạn Kinh thánh thứ ba nói tới kinh nghiệm hiệp một của chúng ta với Đấng Christ
trong sự phục sinh được thấy ở I Côrinhtô 15.
I Côrinhtô 15:21-26: “Vả, vì chưng bởi
một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ
chết. Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ
mọi người đều sẽ sống lại, nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng
Christ là trái đầu mùa; rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ
sống lại. Kế đó, cuối cùng sẽ đến, là lúc Ngài sẽ giao nước lại cho Đức Chúa Trời
là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc, mọi quyền cai trị, và mọi thế lực;
vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chơn mình. -
Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự chết”.
Được kết hiệp với Đấng Christ trong
sự sống lại của Ngài, chúng ta nhất định phải dự phần vào nghi thức đắc thắng của
Ngài khi thế gian được dựng nên mới. Được tôn lên ngôi làm Vua, Đấng Christ sẽ
tiêu diệt tội lỗi và điều ác, mọi thứ ô uế và bất khiết, từng việc làm độc dữ, ngược
đãi, và bất công. ‘Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng là sự chết’.
Vì tương lai của chúng ta là yên ổn,
chúng ta có thể chống lại sự bất công trong hiện tại, kháng cự lại kẻ thù của
nhà vua trước khi Ngài đánh thắng trận chiến sau cùng. Tôi có một người bạn,
con gái của ông ta đã sống với tình trạng suy thận. Khi cô ấy bước vào tuổi dậy
thì, cô ấy phải nếm trải phương án lọc máu dài hạn, đau đớn và phải trả giá về
cảm xúc ‘sống dửng
dưng’ dẫn tới biến động về tình cảm, đặc biệt hay nổi giận chống lại
cha mình. Ông càng yêu thương cô ấy chừng nào, thì cô ấy là như bộc phá thể ấy.
Cách đây mấy tháng, cô gái nầy đã nhận
một cuộc cấy ghép và quá lâu trước khi thế giới của cô thay đổi. Giờ đây cô ấy
làm nhiều việc như bơi lội trong hồ bơi và lái được cả tàu lượn. Cô ấy đã kiếm được
sự tin cậy trong xã hội. Và cô ấy bắt đầu một loại trò chuyện mới với cha của
mình. Tiếng cười xoà và thái độ biết ơn tự nhiên thay thế cho thái độ gay gắt
và những giọt nước mắt cáu giận.
Nếu một sự cấy ghép thận có thể đạt được
một sự biến đổi như thế, chúng ta càng phải nhìn về phía trước trông mong thứ
thân thể phục sinh của chúng ta?
‘Eucatastrophe’! Quả thật, Đấng Christ đã sống lại.
Chúng ta được kêu gọi đến với đời mới và cộng đồng mới trong hiện tại và biết
trước về con người mới trong một thế giới mới khi chiến trận đã qua. Nguyện Đức
Chúa Trời được tôn cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét