Phước Hạnh Thiêng Liêng Trọn Gói
— Nghiên cứu Thi thiên 103
Sách Thi thiên là một mảng văn chương thực sự rất hùng vĩ
của Kinh thánh. Đây là một tuyển tập 150 bài ca được cảm thúc bởi Thánh Linh của
Đức Chúa Trời. Một số bài nầy kỷ niệm lịch sử của dân Do thái. Những bài khác
công bố sự phán xét nghiệt ngã giáng trên những ai tự đặt mình vào hàng ngũ kẻ
thù của Đức GIÊHÔVA. Có những Thi thiên nhắm
thẳng vào Đấng Mêsi, nghĩa là, chúng chỉ thẳng vào Đấng Mêsi hầu đến. Mặc dù vậy,
một số Thi thiên chỉ dấy lên giai điệu ngợi khen đối với Đấng Tạo Hoá.
Thi thiên 103 có lẽ là “Núi
Everest”
trong các Thi thiên ngợi khen. Thi thiên nầy đưa linh hồn lên đến những tầm cao
thật ngoạn mục.
Dù gì đi nữa thì đây là Thi thiên của Vua David. Chẳng có
lý do gì để thắc mắc về quyền tác giả của David đối với Thi thiên nầy. Hơn nữa,
giai điệu của Thi thiên cho thấy nó đã được viết ra vào những năm sau cùng cuộc
đời của nhà vua xuất thân từ một gã chăn chiên — có lẽ sau khi ông đã trải qua
một cơn khủng hoảng lớn lao mà ông đã được giải cứu ra khỏi đó. Trong bài viết
ngắn gọn nầy, chúng ta sẽ xem xét chỉ 5 câu đầu của kiệt tác nầy mà thôi.
Bùng Nổ Sự Khen Ngợi
Tác giả Thi thiên bắt đầu với lời khen ngợi mang dấu chấm
than xuất phát từ chỗ sâu thẳm linh hồn tin kính của ông. “Hỡi
linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng
danh thánh của Ngài!” (câu 1). Một bản
dịch mới thì ghi như sau: “Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi
khen Đức GIÊHÔVA, và mọi sự nơi ta, hãy ca ngợi danh Thánh của Ngài” (Beck). Lối phát biểu phản ảnh một sự bùng nổ lòng tin kính sốt sắng
trong việc tôn vinh Chúa (Đức
GIÊHÔVA)
— Đấng Tự Hữu đã bước vào mối quan hệ giao ước với Israel .
Ca tụng “danh thánh” của Đức Chúa Trời là ngợi
khen Chúa vì sự thánh khiết nội tại của Ngài (đối chiếu Êsai 6:3; Khải huyền 4:8). Ngài là Đấng thánh sạch trọn
vẹn, nơi Ngài chẳng có chút tội lỗi nào (Habacúc
1:13; Giacơ 1:13).
Tác giả đang trải hồn mình ra — mọi điều gì “ở trong” ông — để bày tỏ hết những
cảm xúc của mình. Ông kính mến Đấng Tạo Hoá với hết trí tuệ, tình cảm, và thực
tế. Có một số tương đồng trong tình cảm với sự khích lệ phải kính mến Đức Chúa
Trời với toàn bộ linh hồn của một người — tâm, hồn, ý, và sức (đối chiếu Phục truyền luật lệ ký 6:5; Mathiơ
22:37; Mác 12:29-30).
Quí vị có bai giờ nếm trải một đám mây tối tăm trong cuộc
sống mà ở đó tấm lòng của quí vị bị đau thương vầy lấy chưa? Sau cùng, khi qua đến
bờ “bên kia”, quí vị thấy mình bị phủ lút với sự cảm tạ và
vui mừng đến nỗi quí vị phải bật khóc vì thiếu khả năng cảm tạ xứng đáng đối với
Đấng Nâng Đỡ mình? Hiển nhiên, đấy là cảm xúc của vị vua vĩ đại đúng với trường
hợp nầy.
Đức Chúa Trời Của Mọi Phước Hạnh
Con người là loài thọ tạo hay quên lắm, và Kinh thánh thì
đầy dẫy với những lời nhắc nhở phải “nhớ” hay, nói ngược lại: “chớ quên”. Một số việc đáng phải quên (đối chiếu Philíp 3:13); tuy nhiên, một
người nên giữ lý trí sao cho khoẻ khoắn, luôn nghĩ tới sự thực nầy: sự tử tế của
Đức Chúa Trời. Và vì thế, David lưu ý rằng chúng ta đừng nên “quên mọi ân huệ của Ngài” (câu 2). Ở một chỗ khác, tác giả được cảm thúc phải suy gẫm: “Tôi
sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va về các ơn lành mà Ngài đã làm cho tôi?” (Thi thiên 116:12).
Trong thế giới của chúng ta ngày nay, nhiều người ý thức
sâu sắc về các “ân huệ” đó có quan hệ với công ăn
việc làm của họ. Tôi có loại bảo hiểm nào chứ? Gói hưu trí của tôi như thế nào,
v.v…? Mặc dù vậy, chúng ta thường xuyên suy gẫm đến các “ân huệ” của Cha yêu thương của
chúng ta như thế nào?
Trong Thi thiên 103:3-5, năm “ân huệ” lạ lùng đã được liệt kê ra. Làm thế nào để
thêm lực cho linh hồn hầu thưởng thức các ân huệ nầy. Chúng được tỏ ra với các động
từ sau đây: tha thứ, chữa lành, cứu
chuộc, mão triều đội cho, và thoả lòng. Chúng ta hãy suy gẫm về các lời hứa nầy.
Tha thứ
Đức Chúa Trời “tha thứ các tội ác ngươi” Tác giả Thi thiên công
bố như thế. Có hai điểm chúng ta có thể tập trung vào đó. Điểm thứ nhứt là từ
ngữ “các”. Tiếp đến, chúng ta phải
luận về bản chất của sự tha thứ.
Thứ nhứt, David đề cao sự thực rằng Đức Chúa Trời sẽ tha
thứ “các” tội ác (câu 3a) — một thứ tình cảm cũng vang dội
trong Tân Ước nữa đấy. Chúa có quyền thanh tẩy hết “mọi điều gian ác” (I Giăng 1:9). Nhưng điều nầy hài hoà thế nào với các phân đoạn cho
thấy một số tội lỗi không thể tha thứ được? Chúa Jêsus phán về tội nghịch với Đức
Thánh Linh, Ngài phán, là điều: “sẽ chẳng được tha” (Mathiơ
12:32). Tác giả thơ Hêbơrơ mô tả “cố ý phạm tội”, Ngài tuyên bố điều đó thì không
còn có “tế lễ chuộc tội” nữa (Hêbơrơ 10:26). Còn Giăng viết về tình trạng vô ích khi cầu xin cho
anh em nào đó phạm “tội đến nỗi chết” (I Giăng
5:16).
Dù đây chẳng phải là chỗ thực hiện một nghiên cứu về các
phân đoạn Kinh thánh dễ đưa đến sự tranh cãi, chúng ta có thể quan sát. Kinh
thánh không tự mâu thuẫn với chính mình đâu. Vì vậy, có một sự hài hoà được tìm
thấy giữa sự khẳng định rằng Đức GIÊHÔVA tha thứ “các” tội ác, và giới hạn ngụ ý trong các câu Kinh
thánh mà chúng ta đã nhắc tới. Chìa khoá cho việc mở ra sự kín nhiệm là đây: một
sự xem xét cẩn thận ba câu gốc được kể ra ở trên tỏ ra rằng mỗi câu phải thực
hiện với sự tha thứ bị cầm lại kết quả nơi sự lựa chọn
của con người. Họ từ chối không
nhận ơn tha thứ! Ân huệ của thiên đàng không nằm trong chỗ thắc mắc.
Vì thế, phải rõ ràng nhận biết “các” tội ác, cả từ mặt số lượng
và chất lượng, có thể khắc phục được — đối với những ai bị đè bẹp dưới sức ép của
nó (Mathiơ 11:28-30), và người nào chọn
tìm kiếm sự ban hiến khuây khoả của Thiên đàng (Khải huyền 22:17). Điều nầy đưa chúng ta đến điểm kế tiếp.
Không nên cho rằng vì Đức Chúa Trời bằng lòng tha thứ “các” tội lỗi, thì ơn cứu chuộc
được xem là vô điều kiện đâu. Sự “chọn lựa
vô điều kiện” nơi nền tảng giáo lý của phái Calvin không tìm được sự ủng hộ
trong Kinh thánh. Đức Chúa Trời Toàn Năng, qua Đấng Christ, sẽ tha thứ mọi tội
lỗi trong quá khứ, vì cớ người nào phục theo ý muốn của Con Ngài trong sự vâng
phục (Rôma 6:17; Hêbơrơ 5:8-9). Tha
thứ không chiếu theo những giới hạn của chương trình cứu chuộc thiêng liêng (Công Vụ các Sứ Đồ 2:38; 22:16).
Chữa lành
David khẳng định rằng Đức Chúa Trời “chữa lành mọi bịnh tật
[ngươi]” (câu 3b). Để hiểu rõ
chính xác phước hạnh được hứa ở đây, có mấy việc cần phải được lưu ý đến. Thứ
nhứt, phân đoạn Kinh thánh không cho rằng con cái của Đức Chúa Trời sẽ mong được
chữa lành vĩnh viễn từng thứ tật bịnh, để cho người sẽ không bao giờ chết. Sự
chết theo phần xác là một án phạt kết quả từ sự dính dáng của con người đối với
tội lỗi (Sáng thế ký 2:17; Rôma 5:12);
đây là một ấn định về mặt thiêng liêng (Hêbơrơ
9:27).
Thứ hai, phân đoạn Kinh thánh không phải là một lời hứa
mà Cơ đốc nhân, xuyên suốt cả lịch sử, sẽ có khả năng khai thác quyền phép chữa
lành thiêng liêng theo kiểu phép lạ được, như đã có trong kỷ nguyên chức vụ cá
nhân của Chúa Jêsus, và trong thời kỳ các sứ đồ. Hiện tượng siêu nhiên trong thời
buổi ấy chỉ là tạm thời mà thôi (I
Côrinhtô 13:8…). Muốn nghiên cứu sâu hơn về lẽ đạo nầy, hãy xem “Archives”, “Miracles”, (October
18, 1998).
Vấn đề mà phân đoạn Kinh thánh nầy muốn đưa ra là đây: Đức
Chúa Trời là Đấng dựng nên thân thể của con người (Sáng thế ký 2:7; Thi thiên 139:14), Ngài có quyền, phù hợp với
chính ý định của Ngài, để đắp vá tạo vật của chính Ngài. Không một ai trong
chúng ta sẽ sống thời kỳ non trẻ nếu không có quá trình chữa lành lạ lùng được
thiết kế theo cách thiêng liêng và được lồng vào hệ thống khuôn khổ của con người.
Hệ thống miễn dịch, hiện tượng kháng thể, quá trình đắp vá, v.v…, hết thảy đều
vượt quá khả năng suy hiểu của chúng ta. Chúng ta đã bàn bạc vấn đề nầy từng
chi tiết trong quyển The Human Body — Accident or Design?
Tuy nhiên, ngoài vấn đề nầy, còn có lời hứa tối hậu cho
tình trạng được vinh hiển của chúng ta. Cần phải lưu ý rằng “bịnh tật” trong phân đoạn nầy
không nhất thiết được xác định là bịnh tật theo phần thể xác đâu, mà “có thể bao gồm mọi đau khổ” (A.F. Kirkpatrick, The Psalms, Cambridge:
University Press, 1906, p. 601). Một số học giả nghĩ rằng “bịnh tật” chỉ là ẩn dụ nói tới “nghịch cảnh hay thất bại” của cuộc sống mà thôi (W.A. Van Gemeren, “Psalms,” NIV Bible
Commentary, Barker & Kohlenberger, Eds., 1994, I, p. 898).
Sau khi thân thể được gửi trở lại vào lòng đất, trở lại với
nguyên thủy bụi đất của mình (Sáng thế ký
3:19; Truyền đạo 12:7), nó chờ đợi ngày phục sinh của mình (Giăng 5:28-29; Công Vụ các Sứ Đồ 24:15; I
Côrinhtô 15). Khi thân thể ấy ra khỏi mồ mả, nó sẽ bước vào một thể trạng mới
mà ở đó đau khổ và sự chết “không còn có” nữa (Khải
huyền 21:4), và nơi đó “lá” của “cây sự sống” cung ứng “sự chữa lành”, nghĩa là, sự hội hiệp đời
đời với Đức Chúa Trời (Khải huyền 22:2; đối
chiếu Sáng thế ký 3:22).
Sự cứu chuộc
Nhà thơ công bố rằng Đức GIÊHÔVA “cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát” (câu 4a). Cụm từ “chốn hư nát” (xem bảng ASV —
“hố sâu”) là một tham khảo nói tới
sự chết. Có lẽ David đã ở bên lề cánh cửa sự chết và Chúa đã giải cứu ông. Chắc
chắn là có một số phân đoạn ghi lại bản chất ấy trong phần tiểu sử của ông. Theo
ánh sáng sự khải thị của Tân Ước, phân đoạn nầy có nhiều ứng dụng quan trọng hơn
cho chúng ta.
Động từ “cứu chuộc” có liên quan đến danh từ Hybálai goel, sát nghĩa “người bà con có quyền
chuộc”.
Quan niệm ấy sẽ được ứng nghiệm hoàn toàn nơi Đấng Christ, “người bà con” của chúng ta (đối chiếu Giăng 1:14; Hêbơrơ 2:11…), Ngài
đã trả giá của sự chuộc tội bằng cách đổ huyết Ngài ra (Luca 1:68; Êphêsô 1:7). Có hai ý nghĩa trong đó chúng ta, là con
cái của Đức Chúa Trời, dự phần vào phước hạnh của sự chuộc tội.
Thứ nhứt, chúng ta được chuộc ra khỏi những sự quá phạm. Như
đã được lưu ý trên đây, điều nầy Chúa Jêsus đã đạt được trong vai trò của lễ trọn
vẹn dành cho tội lỗi. Là Chiên Con (Giăng
1:29; I Côrinhtô 5:7) không lỗi không vít (I Phierơ 1:18-19), Đấng Christ, bởi sự chết của Ngài, đã làm thoả
mãn sự công bình của Đức Chúa Trời (Êsai
53:11; Rôma 3:24-26), nhơn đó trở thành Đấng Cứu Chuộc có hiệu lực
(xem Gióp 19:25). Tất nhiên, chúng ta tiếp cận với phước hạnh nầy, khi
chúng ta phục theo những giới hạn của chương trình thiêng liêng về sự tha tội (Mathiơ 28:19-20; Mác 16:15-16; Công Vụ các
Sứ Đồ 2:38; 22:16; Rôma 6:3-4; Galati 3:26-27, v.v...).
Nhưng có một phương thức khác trong đó chúng ta được cứu
chuộc. Trong thư tín ông viết cho các Cơ đốc nhân tại thành Rome, Phaolô đã khẳng
định rằng “không
những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng
than thở trong lòng, đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc
thân thể chúng ta vậy” (Rôma 8:23). Tất nhiên, đây là một
hình ảnh nói tới sự sống lại của thân thể con người, trong một hình thức bất tử,
vào thời điểm Đấng Christ tái lâm (I
Côrinhtô 15; đối chiếu I Têsalônica 4:13…).
Thật là quan trọng khi Cơ đốc giáo đứng ngoài mọi triết
lý ngoại giáo xem thường hình thái của con người đến nỗi họ tưởng hạnh phúc cõi
đời đời chỉ ở những giới hạn của tâm linh mà thôi. Những ý tưởng thể ấy thỉnh
thoảng đã xâm nhập vào hội thánh đầu tiên (xem
I Côrinhtô 15:12), như đã có trong hội thánh hiện đại. (Tín điều nói tới “sự mạt thế” chối bỏ sự phục sinh của
thân thể trong tương lai). Đây là một quan niệm “tân thời” về thân thể được chuộc
kinh nghiệm sự sống lại; thật vậy, thân thể ấy sẽ “phù hợp” với thân thể của sự
vinh hiển do sự thực thi quyền phép lạ lùng của Đấng Cứu Thế (Philíp 3:20-21).
Mão triều đội cho
Các ơn phước đã được mô tả giống như “mão triều” vinh hiển đem đội cho. Cụm từ nầy trở thành
hình bóng nói tới các phẩm hạnh của bổn tánh Đức Chúa Trời (thí dụ, “sự nhơn từ” Ngài) và phần mở rộng của ơn phước ấy cho
con người tội lỗi bởi “sự nhân từ và thương
xót” của
Ngài, một cụm từ gợi ý về bản chất thương hại mà kẻ khốn khó đang có cần.
Lòng thương xót tử tế của Đấng Dựng Nên của chúng ta đã được
tỏ ra bằng nhiều cách.
1.
Sự tử tế của Đức GIÊHÔVA đã được tỏ ra bằng những dấu kỳ phép lạ chỉ cho chúng ta thấy
trong cấu trúc tuyệt vời của vũ trụ đã được dựng nên (Thi thiên 19:1…; Rôma 1:20).
2.
Chúa đã chứng minh sự tử tế thương xót của Ngài trong các hoạt động
khôn ngoan mà Ngài đã tỏ giữa vòng chúng ta (Công
Vụ các Sứ Đồ 17:25).
3.
Đức Chúa Trời đã tỏ ra sự tử tế của Ngài trong việc sai phái Đấng
Cứu Thế đến (Tít 3:4…).
Muốn nghiên cứu sâu hơn về lẽ đạo nầy, hãy xem “Reflections On The Goodness of God”.
Việc Đức Chúa Trời đội cho mão triều thiên sẽ tìm gặp sự ứng
nghiệm nơi sự vinh hiển của lãnh vực mà Ngài đã sửa soạn cho kẻ vâng lời (Giăng 14:1…). Trong thời buổi ấy, sẽ có
“mão triều
thiên của sự công bình” được dành cho (II
Timôthê 4:8), cũng là “mão triều thiên của sự sống” (Giacơ 1:12; Khải huyền 2:10), và “mão triều thiên vinh hiển” (I Phierơ 5:4). Đây sẽ là phần tỏ ra tối hậu về lòng tử tế và
thương xót của Giêhôva Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân phải cẩn thận giữ lấy sự
trông mong nầy, vì mất mão triều thiên là một việc khả thi (Khải huyền 3:11).
Có phải lời hứa nầy làm cho quí vị cảm thấy mình không phải
là một vì vua? (đối chiếu Khải huyền
3:21).
Thoả
Sau cùng, David tuyên bố rằng Đức GIÊHÔVA làm cho chúng ta được “thoả các vật ngon” (câu 5a). Mệnh đề nầy rất khó nắm bắt vì ý nghĩa gắn bó với từ ngữ “ao ước” (bản Kinh thánh ASV). Tính đa dạng trong các
quan điểm được phản ảnh trong nhiều bản dịch khác nhau. Albert Barnes cho rằng
ông không có ý kiến gì đối với ý nghĩa của phân đoạn Kinh thánh nầy.
Theo phân đoạn Cựu Ước tiếng Hybálai, động từ là edyek. Từ ngữ sát nghĩa là “vật trang
trí”,
nhưng được dịch là “ước muốn” trong bản Kinh thánh ASV (chuyển từ bản 70). Dự theo một số giả
thuyết về gốc rễ của từ ngữ, một số học giả tu chỉnh hình thức odeka (xem Derek Kidner, Thi
thiên 73-150, Downers Grove, IL: InterVarsity, 1975, p. 365). Điều nầy chiếu theo ý
nghĩa của “các năm” hay “phần đầu của năm, mùa xuân” (bản dịch ASV; NASB) hay “quí vị đang sống thọ” (RSV). Bản dịch NEB nói tới từ nầy
là “sống lâu” đang khi “tuổi thọ” là hình thức nó có trong bản Masoretic Text từ Jewish
Publication Society. William Beck xem từ nầy là: “thọ như
tôi đang sống”. Bản Targum Hêbơrơ chuyển dịch từ ngữ có ý nói “những ngày của tuổi thọ” (Kirkpatrick,
p. 601). Hầu hết các học giả đều tin rằng bản dịch KJV: “miệng” là không chính xác.
Nếu quan điểm thịnh hành — quan điểm nói tới tuổi trưởng
thành — là chính xác, thì ý nghĩa của phần thứ nhất của câu 5a sẽ được chép như
vầy đây: “Ngay cả ở tuổi cao, các ngươi sẽ được thoả
lòng, vì cớ những việc tốt lành mà Đức Chúa Trời đã tiếp trợ cho các ngươi”.
Phần thứ hai của câu 5 ủng hộ quan điểm nầy. Nó nói tới “tuổi thanh xuân” của một người được làm mới lại, giống như chim ưng.
Chim ưng là loài chim tận hưởng thứ tuổi thọ mạnh mẽ rất khác thường. Trung
bình, loài chim lớn nầy sống từ 20, hay 30 đến 50 năm. G.S. Cansdale, trong
công trình của ông: All The Animals of the
Bible Lands (Grand Rapids: Zondervan, 1970, p. 143), liệt kê một trường hợp
nói tới chim ưng bị giam cầm tại Vienna đã sống đến tuổi 104. Ý nghĩa của cụm từ
sẽ là như vầy đây: “sức mạnh của ngươi sẽ là
sức mạnh của tuổi thanh niên, thật vậy, ngươi sẽ tiếp tục cất cánh bay cao như
chim ưng”.
Nếu, chúng ta kết hợp các tư tưởng nầy lại, phân đoạn
Kinh thánh có thể chỉ ra ý tưởng nầy. Người nào bước đi với Chúa, và người nào
nhận lãnh các ơn phước của Ngài, mặc dù họ lớn tuổi, họ sẽ có một tinh thần vui
thích, thưởng thức cuộc sống của họ và ngợi khen Đức Chúa Trời vì mọi ơn phước
của Ngài. Ý tưởng sẽ tương tự với lời tuyên bố của Phaolô trong thư tín viết cho
người thành Côrinhtô. “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người
bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn” (II Côrinhtô 4:16).
Tình cảm của tác giả Thi thiên sẽ khích lệ chúng ta không
sống giống như những “lão già (và mấy bà già) khó tính” khi chúng ta đến lúc ấy,
dù thời điểm sống như thế nầy đầy dẫy với nhiều khó khăn. Thay vì thế, với sự
vui mừng cả thể, chúng ta nên nhận biết rằng “thời tốt
nhứt chưa đến”.
Có một sự cách biệt — với chiều rộng của vũ trụ — giữa
tâm tính rạng rỡ của David, và những gì phái phê bình tỏ ra. Người ta khó mà
tìm được trường hợp tốt hơn triễn vọng ảm đạm nói tới tuổi già được chỉ ra
trong bài thơ của Matthew Arnold (1822-88)
có đề tựa là “Cao Tuổi”. Trong đó, Arnold, một
kẻ phê phán cay đắng đối với Kinh thánh, đã thốt ra việc mất đi “hình thái vinh quang” và “nét đẹp của mắt”. Ông mô tả sức lực suy
giảm. Ông nói tới xương khớp “hết nhớt” và thần kinh bị sờn hết.
Ông than phiền “ngục tù nóng bức” của tuổi già, với “nhức mỏi” hết tháng nầy sang tháng khác. Ông than rằng
ông chỉ là một “bóng ma” của cái tôi mình trước
kia — chỉ là “con ma má hóp”.
Trong khi chú giải sách Thi thiên, John Phillips nhắc cho
chúng ta nhớ đến trường hợp lạ lùng và đáng buồn của Howard Hughes. Vào thời điểm
cái chết của ông, Hughes có tài sản khoảng 2 tỉ rưỡi đôla. Tuy nhiên, ông sống
như một kẻ ẩn dật ở một khách sạn tại Las Vegas. Ông bị bỏ rơi, chẳng ai biết đến,
với mái tóc bù xù, râu ria xồm xoàm, mấy cái móng tay thì dài thòn như vuốt động
vật. Khi qua đời, ông cân nặng chỉ 90 cân Anh (xem: Exploring
the Psalms, Neptune,
NJ: Loizeaux, 1988, p. 126). Hai từ mô tả ông: “Most
miserable” [Đáng Thương Nhất]. Đúng là một tương phản sống động với quan niệm
rất cảm động và được xem trọng mà vị vua Isarel đã tỏ ra.
Đúng là những lẽ thật phong phú nằm trong Thi thiên 103:1-5.
Chắc chắn sự cân đối của bài ca sẽ xác chứng một sở thích thấm thía tương xứng.
Tại sao không dành cho bài ca một sự xem xét khả thi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét