Philíp 3:13-14
BA CÁI NHÌN
MÀ MỖI HỘI THÁNH CẦN PHẢI CÓ
Phần giới thiệu:
Trong các câu Kinh thánh nầy ở đây trong sách Philíp chương 3, chúng ta thấy Sứ
đồ Phaolô đang đưa ra bản kê thuộc linh của cuộc đời ông. Ông nói tới phổ hệ của
ông ở các câu 4-6. Trong mấy câu nầy, Phaolô cho rằng nếu có ai dám xưng ra mọi
việc làm như kỷ lục của mình, thì Phaolô chính là người ấy. Tuy nhiên, ở các
câu 7-12, Phaolô nói cho chúng ta biết mọi sự ấy ông đã kể như là vật ô uế ở trước
mặt Đức Chúa Trời. Ông nói cho chúng ta biết việc quan trọng nhất trong cuộc đời
là mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ kìa. Để khi chúng ta đến trước
mặt Đức Chúa Trời trên Thiên đàng, chúng ta sẽ không xuất hiện ở đó với sự công bình riêng đầy tì vít, tội lỗi của
chúng ta, (Êsai 64:6),
nhưng chúng ta sẽ dám đứng trước mặt Đức Chúa Trời với sự công bình của Đấng Christ
và được tiếp nhận vào trong Thiên đàng trên cơ sở đó, (Êphêsô 1:6). Vấn đề
mà chúng ta tìm gặp ở đây, ấy là Phaolô, với mọi thành tựu cùng với phổ hệ thuộc
linh quan trọng của ông vẫn chưa được thoả với chỗ mà ông đương đứng với Chúa, các câu 12-13a.
Khi Phaolô bắt đầu nhìn vào cuộc đời mình, ông thấy mình là một người chưa đạt
tới và là người đang đứng đấy với nhu cần về sự cải thiện. Thực vậy, ông đang
mô tả từng người ở đây hôm nay. Hầu hết chúng ta đều có bằng chứng cho thấy rằng
chúng ta được cứu bởi ân điển và đang trên đường mình đến với Thiên đàng. Tuy
nhiên, tôi dám nói rằng không một cá nhân nào trong chúng ta thoả lòng với chỗ
mà chúng ta đang đứng ở trước mặt Chúa. Bất kỳ ai, người nào, đang ở trong sự
nguy hiểm lớn lao ngay trọng tâm đời sống thuộc linh của mình (nam hay nữ). Khi chúng ta thấy thoả
lòng, chúng ta rơi vào chỗ tự mãn và khi chúng ta tự mãn, chúng ta thôi không lớn
lên như một người tin Chúa nữa. Đang khi điều nầy là thực cho mỗi cá nhân, nó rất
thực cho Hội thánh trong vai trò một tổng thể nữa. Tôi tin rằng chúng ta ở đây,
tại Hội thánh địa phương nầy, đều có nhiều điều để dâng lên Chúa lời cảm tạ. Đức
Chúa Trời đã chúc phước cho chúng ta thật nhiều và chúng ta đã nhìn thấy Ngài
thực thi nhiều việc diệu kỳ và đầy phấn khích ở đây trong các năm qua. Ngay bây
giờ cũng vậy, chúng ta đang nhìn thấy hội thánh lớn lên và chúng ta đang kinh
nghiệm mọi phước hạnh của Ngài cả về mặt thuộc thể cũng như thuộc linh. Tuy
nhiên, luôn luôn có mối nguy hiểm cho thấy chúng ta sẽ rơi vào chỗ tự mãn rồi
thấy thoả lòng với mọi sự như vốn có đây. Vì vậy, sáng nay tôi muốn cung ứng
cho bạn ba cái nhìn mà Hội thánh địa phương cần phải có để giữ đừng sa vào tình
trạng tự mãn, tình trạng ấy đã gài bẫy được nhiều hội thánh khác rồi đó.
Nếu chúng ta nắm bắt được ba cái
nhìn nầy, chúng ta sẽ không hề thấy thoả mãn thực sự, nhưng chúng ta sẽ luôn
luôn phấn đấu để tiến xa hơn trong Chúa Jêsus. Tôi nguyện rằng khi rao giảng
bài nầy, hội thánh địa phương sẽ không bao giờ rơi vào chỗ tự mãn, nhưng chúng
ta sẽ luôn luôn phấn đấu để đến gần Chúa Jêsus hơn và ngày càng trở nên hạng người
mà Ngài muốn chúng ta phải trở thành.
I. NHÌN VÀO QUÁ
KHỨ (câu
13a)
A. Cái nhìn ôn lại: vấn đề mà tôi đang nói tới
là nắm bắt một kỷ lục thuộc linh. Trong vai trò mỗi cá nhân và là một tập thể hội
thánh, chúng ta nên liệt kê ra mọi thành tựu, những thất bại, các kỳ vọng, những
ước mơ, v.v… Chúng ta cần phải nhìn lại chỗ mà chúng ta xuất phát và thể nào
chúng ta đến được chính vị trí nầy.
1.
Là cá nhân, cái nhìn lui của bạn có bao gồm cả ơn cứu rỗi không? Nếu có, thế
thì hãy ngợi khen Chúa vì bạn đã được cứu và hãy vui mừng nơi đời mới của mình
trong Đấng Christ. Nếu chưa, thế thì hãy làm một việc về ơn ấy, hãy đến với
Chúa Jêsus ngay giờ nầy và được cứu! Quá khứ của bạn có gồm cả những thất bại
không? Thành công? Những mơ ước bị tan tác? Các mục tiêu mơ hồ chăng? Thường
thì rất là đau đớn khi ôn lại quá khứ của chúng ta, nhưng rất là nâng đỡ khi nó
giữ chúng ta không phạm phải những sai lầm một lần nữa! Quả là đau đớn lắm đấy,
nhưng hãy nhìn lại rồi nắm bắt lấy kỷ lục của cuộc đời mình.
2.
Là tập thể hội thánh, cái nhìn lại của quí vị bao gồm cả những thời điểm khi
chúng ta, là một tập thể, đã phạm nhiều sai lầm? Khi nào thì chúng ta thất bại
chứ? Khi nào chúng ta đạt được một cấp độ thành công? Có những mục tiêu mơ hồ
không? Có những đời sống bị tan tác trong hội thánh nầy chăng? Một lần nữa, những
việc nầy khi nhớ đến thì đau đớn lắm, nhưng đau đớn là bước thứ nhứt trong việc
chữa lành những vết thương của quá khứ!
B.
Tiếp thu (nhớ lại). Con người khôn
ngoan và hội chúng khôn ngoan sẽ nhìn lại quá khứ rồi sẽ tiếp thu từ đó. Chúng
ta sẽ làm hết sức mình, để thấy rằng chúng ta sẽ không bao giờ phạm vào việc lặp
lại chính những sai trật đó nữa. Phải, hết thảy chúng ta làm mọi việc đều sai
trái. Nhưng, chúng ta sẽ khôn khéo đủ để tiếp thu từ những việc ấy hầu cho
chúng ta sẽ chẳng bao giờ phạm lại chúng một lần nữa!
C.
Bỏ đi (ăn năn rồi để cho nó đi đi). Nếu, trong bộ
kỷ lục thuộc linh của bạn, bạn tìm gặp những lãnh vực thất bại cùng những thời điểm
khi phạm phải sai trật, thế thì mọi sự ấy cần phải được bỏ đi ở chỗ chúng hiện
hữu trong quá khứ! Khi chúng ta phạm tội ở trước mặt Đức Chúa Trời, câu trả lời
nằm trong sự ăn năn. Nếu chúng ta bằng lòng xây khỏi những tội lỗi đó, khi ấy Đức
Chúa Trời sẽ bằng lòng tha thứ cho chúng ta, (I
Giăng 1:9). Rồi, nếu chúng ta đã ăn năn các tội lỗi ấy, và
làm mọi sự trong năng lực của chúng ta để sửa chúng lại, chúng ta đang bôi xoá
chúng ra khỏi cặp mắt của Chúa, Rôma 8:33-34! Mọi sự
tôi muốn nói là đây: Đừng đánh đập mình cho đến chết vì mọi việc đã xảy ra ngày
hôm qua, nếu bạn đã ăn năn chúng và sửa ngay chúng lại. Hãy tẻ tách ra khỏi
chúng rồi bỏ chúng lại sau lưng!
1.
Là cá nhân, chúng ta thường xuyên đánh đập mình về những vụ việc đã được thực
thi thậm chí trước khi chúng ta được cứu. Phải, không nên sống như thế. Rốt lại,
người nào đã làm mọi việc đáng kinh đó thì phải chết, và một người mới đã chiếm
lấy chỗ của hắn; Rôma 6:8; II
Côrinhtô 5:17. (Minh hoạ: Một số người dường như không thể vượt qua được
quá khứ của mình).
2.
Là hội thánh, luôn luôn có mối nguy hiểm của việc nhìn lại đó. Có quá nhiều hội
thánh đã tự cho phép mình trở thành những cái vỏ ốc công bình về những điều mà
họ đã từng làm. Khi điều nầy xảy ra, và một cái nhìn lạc hậu đã được nắm lấy, thường
thì hội thánh và các thuộc viên trong hội thánh chỉ muốn tiếp tục sống trong
quá khứ thay vì phấn đấu trong hiện tại. (Minh hoa: Có quá nhiều người sống với: "Tôi nhớ khi …").
(Minh hoạ: John Claypool thuật lại câu
chuyện nói tới "hai ông thầy chùa Phật giáo đang đi trong giông bão. Họ đến
một dòng suối đang cuồn cuồn chảy. Một thiếu nữ Nhật xinh đẹp mặc chiếc áo kimono
đứng đó muốn băng qua phía bên kia, song lại sợ dòng nước cuốn đi.
"Một trong hai ông thầy chùa nói: 'Tôi có thể giúp cho cô không?
Cô thiếu nữ đáp: "Tôi cần băng
qua dòng nước nầy”.
"Thầy tu đó bồng cô ta lên, vác trên vai mình, mang cô ta qua dòng nước
cuồn cuộn ấy, rồi đặt cô ta xuống phía bên kia. Ông ta cùng người bạn đồng hành
tiếp tục đi về phía tu viện.
Đêm đó, người bạn đồng hành với ông ta nói: 'Tôi có vấn đề muốn nói với ông đây. Là nhà tu theo Phật, chúng ta đã đưa
ra lời thề không nhìn phụ nữ, không chạm đến thân thể của phụ nữ. Ở dòng suối
kia, ông làm cả hai việc tất'.
"Nầy người anh
em ơi', ông thầy tu kia đáp: 'Tôi đã đặt người thiếu nữ ấy xuống bên kia
dòng suối. Còn ông thì cứ cưu mang nàng ấy ở trong tâm trí mình'.
"Thật dễ bị ám ảnh với quá khứ bằng phí tổn của tương lai ").
3.
Học biết thoát khỏi quá khứ rồi bỏ nó lại sau lưng. Nếu bạn không là một cá
nhân, hay nếu chúng ta không là một hội thánh, quá khứ ấy chỉ phục vụ như một
gánh nặng ngăn trở chúng ta để kéo trì chúng ta xuống, Hêbơrơ 12:1.
II. NHÌN VÀO HIỆN
TẠI (các
câu 13b-14)
A. Chúng ta đang sống như thế nào!?! (Minh hoạ: Phaolô đang làm hết sức mình để sống cho Chúa
Jêsus. Ông đang "bươn tới" đàng
trước. Minh hoạ: "Bươn"
= "chạy theo một vật để bắt cho kỳ được
nó". Đời sống Cơ đốc của Phaolô không phải là một đời sống thiếu hay đủ.
Mọi sự ông làm đều làm cho Chúa Jêsus. Không một việc nào khác trong cuộc sống
là quan trọng hơn việc sống cho Chúa). Có hai cách mà hết thảy
chúng ta đáng phải sống.
1. Sống cho Chúa Jêsus; I
Côrinhtô 13:31; Mỗi sinh hoạt, mỗi thái độ, từng
hành động, mọi sự đều làm vì sự vinh hiển Ngài và tôn cao Ngài! Điều nầy áp dụng
cho hội thánh nầy cũng như nó áp dụng cho từng cá nhân ở đây. Chúng ta phải sống
cho Chúa Jêsus với mọi sự chúng ta có trong chúng ta. Có phải điều nầy đánh dấu
đời sống của bạn chăng?
2. Bởi Chúa Jêsus – Galati 2:20 – Đây là
chỗ mà nhiều Cơ đốc nhân và nhiều hội thánh chưa đạt tới. Chúng ta có khuynh hướng
cố gắng thực thi những vụ việc "Cơ đốc" bằng sức riêng của mình. Thực vậy,
chúng ta là vô quyền và chúng ta bất lực, Giăng
15:5. Khi chúng ta nhìn quanh nơi chúng ta đang sinh sống
hôm nay là tập thể hội thánh và là mỗi cá nhân, chúng ta cần thấy chúng ta phải
để cho Đấng Christ nắm lấy quyền chủ động hoàn toàn đời sống của chúng ta. Chúng
ta cần Chúa Jêsus và chúng ta cần Ngài nắm lấy quyền làm chủ. Về mặt cá nhân,
tôi chưa đủ ý thức để nhìn biết mình phải khởi động hội thánh nầy như thế nào đây,
hay thậm chí chính đời sống của tôi nữa là. Tôi cần đến quyền phép của Ngài. (Minh hoạ: Có người sẽ gọi đấy là cái nạng. Nhưng cái nạng
chỉ là thứ mà người què cần thôi! Tôi không ngượng khi nói rằng tôi cần Chúa
Jêsus có khả năng nắm quyền chủ động trong đời sống của tôi).
B. Chúng ta đang sinh hoạt thế nào đây!?! – (Minh hoạ: Phaolô đang phấn đấu và sắp đạt tới đích).
Ông đang làm hết sức mình vì sự vinh hiển của Chúa! Khi chúng ta có cái nhìn
vào chỗ mà chúng ta đang sinh sống hôm nay, chúng ta có thể kể mình là hạng người
chuyên làm việc không? Là cá nhân năng động? Là một tập thể hội thánh? (Minh hoạ: Đêm đang đến – Giăng 9:4. Vì vậy,
chúng ta cần phải dấn thân vào công việc của Chúa mà không có sự e dè chi hết. Hỡi
người nam người nữ, chúng ta cần phải đánh giá lòng trung thành, sự sốt sắng, mong
ước và động lực của chúng ta. Chúng ta cần phải nhìn thấy rằng chúng ta đang
làm việc cho Chúa. Rốt lại, sự làm việc của chúng ta chỉ ra cấp độ đức tin của
chúng ta – Giacơ 2:18).
C. Chúng ta đang yêu thương như thế nào đây!?! – Khi
chúng ta nhìn vào chỗ chúng ta đang sinh sống theo cách chung và riêng, chúng
ta cần phải xét xem chúng ta đang bày tỏ ra và phân phát tình yêu thương của Đức
Chúa Trời như thế nào!?! Chúng ta cần phải phát triển và luôn luôn sử dụng loại
yêu thương đúng đắn ấy.
1.
Vì Đức Chúa Trời – Mathiơ 22:36-37
2.
Vì đồng loại của chúng ta - Mathiơ 22:38-39; Giăng 13:35
(Minh hoạ: I Côrinhtô 13:1-8).
D.
Khi bạn nhìn vào chỗ bạn đang sinh sống trước mặt Chúa tối nay, bạn sẽ mô tả đời
sống Cơ đốc của bạn như thế nào? Đời sống ấy có được đẹp lòng Chúa không? Có
thiếu điều chi không? Có tội lỗi, hay những thứ khác cần phải được xử lý không?
Bạn thành thực tóm tắt đời sống của mình như thế nào vậy? Còn về hội thánh của
bạn thì sao? Bạn cảm nhận thể nào khi chúng ta đang sinh hoạt như một nhóm tín đồ
của Tân Ước? Có phải Chúa đẹp lòng hay buồn rầu khi Ngài nhìn vào hội thánh nầy?
Tôi không biết câu trả lời cho hết thảy các thắc mắc nầy, nhưng tôi biết rằng nếu
có nan đề dù ở cấp độ nào, Đức Chúa Trời hiến cho chúng ta một phương thức để sửa
cho chúng ngay lại hôm nay. Bổn phận của chúng ta là mở ra cánh cửa ân điển mà
Ngài đã ban cho chúng ta.
III. NHÌN VÀO
GIẢI THƯỞNG (câu
14)
A. Chúng ta là
những kẻ dự phần vào ơn kêu gọi ở trên trời – Chúng ta được
kêu gọi:
1.
Từ tội lỗi đến sự cứu rỗi – I Phierơ 2:9; Êphêsô 2:1-4!
2.
Từ chết qua sống – Giăng 5:24!
3.
Từ kẻ xa lạ được đem vào trong gia đình của Đức Chúa Trời – I Giăng 3:1-3!
4.
Từ những kẻ lang thang trở thành chứng nhân – Mác 16:15; Mathiơ 28:19;
Giăng 20:21.
B. Chúng ta là
những kẻ dự phần vào ơn kêu gọi thánh – Chúng ta được
kêu gọi phải phân rẻ ra khỏi thế gian– II Côrinhtô 6:17; II
Têsalônica 3:6; I Timôthê 5:22. Minh hoạ:
Là con cái của Đức Chúa Trời được lại sanh, chúng ta phải làm hết sức mình để sống
cho Chúa và đem lại sự vinh hiển cho danh của Ngài bằng cách tự biệt mình riêng
ra khỏi thế gian và sự ô uế của nó. Mong muốn của Đức Chúa Trời, ấy là chúng ta
tấn tới trong sự nên thánh cho tới chừng chúng ta ra giống như Ngài – I Phierơ 1:16.
C. Chúng ta là
kẻ dự phần ơn kêu gọi trên trời – (Minh hoạ:
Cuộc sống nầy là một cuộc chạy đua, Hêbơrơ 12:1-2. Đôi khi chúng ta ở đàng
đầu và có khi, chúng ta thầy mình bị bỏ lại ở đàng sau. Thường thì cuộc đời nầy
trở thành một sự phấn đấu. Tuy nhiên, một ngày kia, mọi sự sẽ bị bỏ lại ở đàng
sau chúng ta và chúng ta sẽ về quê hương mà ở với Chúa!) Hãy bám lấy đường chạy,
hỡi quí tín hữu, đừng nhìn lại sau vào quá khứ, thay vì thế, hãy nhìn thẳng đàng
trước bươn tới tương lai. Tương lai ấy sáng sủa và không hề kết thúc! Một ngày
kia, chúng ta sẽ ở trong quê hương Thiên thượng đó. Hy vọng, ước mơ và mong muốn
sẽ qua đi hết và chúng ta sẽ ở đời đời với Chúa! (Giăng 14:1-3).
Phần kết luận:
Khi chúng ta xem xét các lẽ thật nầy hôm nay, bạn thấy mình đang ở đâu vậy?
1.
Bạn đã được cứu chưa?
2.
Bạn có sống cho Chúa, như bạn phải sống chưa?
3.
Có phải bạn đang sống cho tương lai, hay có phải bạn còn vấn vương đâu đó trong
quá khứ?
4.
Có phải bạn đang bươn tới đích rồi đoạt lấy phần thưởng chăng?
5.
Còn hội thánh thì sao? Có phải chúng ta đang ở trên đường chạy không? Có chắc
không? Có phải chúng ta đang làm công việc Chúa thật hiệu quả và đúng theo ý chỉ
Ngài chăng?
Khi chúng ta tưởng niệm việc về đến
quê hương hôm nay, tôi muốn nhắc cho bạn nhớ rằng Đức Chúa Trời đã chúc phước
cho chúng ta với một hội thánh thật là lớn, có phải không? Tôi cũng muốn nhắc
cho bạn nhớ rằng Ngài có nhiều chương trình lớn lao cho chúng ta ở đây, có phải
không? Hôm nay, tôi kêu gọi từng cá nhân ở đây và từng thuộc viên trong gia đình
hội thánh phải nắm lấy mấy cái nhìn nầy cho thật kỹ càng rồi thấy rõ chỗ chúng
ta đang sinh sống và chỗ mà chúng ta đang hướng tới. Nguyện mọi việc đều là tốt
lành và chúng sẽ ngày càng tốt đẹp hơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét