Vị Tiên Tri Trên Đường Trốn Chạy
– I Các Vua 19:1-9
Kinh thánh không bọc đường sự thực về các vị anh hùng được ghi lại trong đó. Kinh thánh cung ứng cho chúng ta toàn bộ câu chuyện, các tin tốt và tin xấu cùng một lúc. Khi Kinh thánh mô tả các vị anh hùng của Cựu và Tân Ước, Kinh thánh cho chúng ta biết toàn bộ sự thực về những lần phấn đấu, các sự cám dỗ, những khó khăn cùng mọi thất bại của họ.
+ Khi cho chúng ta biết về Nôê, là người lo đóng một chiếc tàu, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết thể nào Nôê đã uống rượu say và lỏa thể trước mặt các con trai mình.
+ Khi cho chúng ta biết về truyện tích Ápraham, là tổ phụ cao cả của đức tin, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết không phải một lần, mà là hai lần ông nói dối về Sara vợ mình hầu cứu lấy mạng sống mình.
+ Khi cho chúng ta biết về Giacốp, Kinh thánh không những cho chúng ta biết về mọi thành tích đức tin chói lọi của ông, Kinh thánh còn cho chúng ta biết thể nào ông đã lừa đảo Êsau là anh mình và thể nào ông đã lừa đảo nhiều người khác trọn đời sống ông.
+ Khi cho chúng ta biết về truyện tích Môise, Kinh thánh không những cho chúng ta biết về việc chia Biển Đỏ ra làm hai. Kinh thánh còn cho chúng ta biết thể nào Môise đã giết mấy người Aicập kia và Kinh thánh cũng cho chúng ta biết thể nào ông đã đập hòn đá khi xem thường mạng lịnh của Chúa rồi bị từ chối không cho vào Đất Hứa.
+ Khi cho chúng ta biết về David, Kinh thánh không những nói cho chúng ta biết về chiến thắng oai hùng của ông đối với Gôliát, Kinh thánh còn cho chúng ta biết về tội tà dâm của ông và tội ông giết Uri người Hêtít nữa.
+ Khi cho chúng ta biết về Phierơ, không những Kinh thánh cho chúng ta biết thể nào đã đi bộ trên mặt biển, Kinh thánh còn cho chúng ta biết về buổi tối kia, không phải một lần, không phải hai lần, mà là ba lần ông đã chối Chúa.
Khi Kinh thánh tô vẽ bức tranh nói tới các vị anh hùng trong đó, không những Kinh thánh sử dụng các màu sắc sáng láng chỉ ra đắc thắng, phước hạnh và vui mừng. Mà Kinh thánh còn tô vẽ toàn bộ bức tranh với loại màu tối sẫm nói tới buồn rầu, khó khăn, chán nản, thất bại, tội lỗi và cám dỗ. Nhất định đấy là trường hợp khi chúng ta đến với truyện tích nói tới Êli là sơn nhân vĩ đại. Khi Đức Chúa Trời đến viếng vị anh hùng của chúng ta như vừa qua, ông đã thắng hơn Aháp cùng các tiên tri Baanh trên Núi Cạtmên. Ngay lập tức, câu chuyện chuyển từ đắc thắng lớn lao nhất của ông sang thất bại sỉ nhục nhất của ông. Không ngừng nghỉ, chúng ta đi từ đỉnh cao xuống tận đáy sâu. Đây là câu chuyện nói tới sự suy sụp riêng tư của Êli. Đây là câu chuyện nói tới chiến trận của Êli với sự ngã lòng, thất vọng và chán chường. Một trước giả gọi đây là “sự suy sụp thần kinh của Êli”. Tôi dám chắc rằng đấy là phần mô tả rất hay.
Rung động khi chiến thắng, đau khổ khi thất bại
Và tôi nhắc cho bạn nhớ một lần nữa về những gì vừa xảy ra. Êli đã có mặt trên núi, ở đó ông đối diện với 450 tiên tri Baanh và 400 tiên tri Áttạttê. 850 đấu với 1. Các tiên tri của Baanh đã nhảy quanh, rên rỉ và kêu la rồi xỏa mái tóc dài của họ thòng xuống tới đất, họ nói tiên tri với thần Baanh, họ tự cắt thịt mình mà chẳng có việc gì xảy ra hết. Khi ấy Êli đã dâng lên lời cầu nguyện đơn sơ, xin Đức Chúa Trời tỏ ra quyền phép toàn năng của Ngài để mọi lòng của dân sự sẽ xây trở lại với Chúa. Ngay lập tức lửa từ trời giáng xuống, thiêu đốt không những của dâng nơi bàn thờ mà còn hút hết nước trong mương nữa. Dân sự của Israel đã sấp mình xuống rồi nói: “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời; Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời”. Tất cả các tiên tri của Ếtbaanh đã bị giết hết. Một cơn sấm sét rất lớn đã đến từ ngoài biển, mưa xuống trên đất và phá vỡ cơn hạn hán. Câu chuyện kết thúc với Aháp hướng ngược về Giêsabên, đem đến những tin xấu cho Giêsabên. Nhưng Êli đã mau chạy đến nỗi ông đã chạy trước xe ngựa của Aháp. Bạn sẽ nghĩ rằng chương kế đó sẽ bắt đầu theo cách nầy: “Còn Êli thì vui mừng trong Giêhôva Đức Chúa Trời mình. Ông đã dâng một của lễ để cảm tạ Đức Chúa Trời, và mọi người đều đến với Êli và ông đã rao giảng cho họ nghe về Lời của Đức Giêhôva”. Đấy chẳng phải là việc đã xảy ra. Êli kết thúc chuyến đi dài để tránh Giêsabên. Ông hướng về phía Nam xuống Bêe Sêba. Ông hướng về phía Nam và phía Tây bên ngoài đất hứa ngược về Núi Hôrếp. Cách xa hàng trăm dặm, ông vào trong một hang động rồi cầu xin Đức Chúa Trời cất lấy mạng sống ông. Đây là truyện tích nói tới chiến trận mà Êli đánh với sự ngã lòng.
Hết thảy chúng ta đều hiểu rằng ngã lòng là một nan đề chính trong thời đại của chúng ta. Mỗi năm ở Mỹ 9,5% người lớn được chẫn đoán với một cấp độ trầm cảm lâm sàng. Nhiều chuyên gia cho chúng ta biết cứ một trong bốn phụ nữ họ sẽ bị chứng trầm cảm lâm sàng, và cứ 10 người đàn ông thì có một người bị chứng trầm cảm nầy. Những nhà nghiên cứu gán sự khác biệt ấy vào sự thực: nam giới ít khi công nhận nan đề của họ và ít tìm kiếm sự trợ giúp. Trầm cảm khiến các công ty Mỹ thiệt hại 44 tỉ USD một năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu về tình trạng bịnh tật ở Mỹ. Chúng ta biết rõ có nhiều nguyên nhân gây ra sự ngã lòng, và những việc nầy thường tương quan với nhau, bao gồm căng thẳng, khó khăn trong các mối quan hệ riêng tư, những vấn đề về y tế, thực đơn nghèo nàn, chấn thương, cùng các yếu tố về gene. Các triệu chứng bao gồm tình trạng buồn rầu thường trực, những cảm xúc vô vọng, mất sức, không tập trung được, mất ngủ, dễ cáu kỉnh, và đôi khi chứng nầy có thể dẫn tới suy tưởng muốn tự tử. Những nhà nghiên cứu cho chúng ta biết tình trạng ngã lòng đó dường như phủ lấy một thành phần trong xã hội. Không một ai được miễn trừ và chẳng phải là vấn đề của I.Q [chỉ số thông minh], tuổi tác hay giai cấp xã hội. Một số nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đã phấn đấu với những cảm xúc chán chường. Ai đã nói điều nầy?
Giờ đây, tôi là người còn sống đáng tội nghiệp nhất. Nếu cái điều tôi cảm thấy đó bị gán cho cả gia đình nhân loại, sẽ chẳng có một linh hồn nào vui vẻ trên trái đất. Cứ mãi như thế nầy cho tôi thì quả là khó chịu lắm. Thà là tôi chết đi thì hơn.
Bạn từng cảm nhận như thế chưa? “Thà là tôi chết đi thì hơn”, Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln đã cảm nhận như thế vì đấy là lời lẽ của ông.
Nổi Yếu Đuối của vị Mục sư
Có nhiều người xem Charles Haddon Spurgeon, vị Mục sư nổi tiếng ở Luân đôn vào cuối thập niên 1800, là nhà truyền đạo lỗi lạc nhất kể từ thời Sứ đồ Phaolô. Thế mà Spurgeon công khai nhìn nhận rằng ông thường phấn đấu với sự ngã lòng. Đây là một vấn đề ghi lại rằng Spurgeon, ông đã sống với những căn bệnh vật lý khác nhau, ông có nhiều lần bị phủ lút với cảm xúc về tình trạng vô giá trị, ngã lòng và chán chường đến nỗi có lần ông rời bỏ tòa giảng của ông ở Luân đôn để đi đến nơi nghỉ mát ở Pháp, ông ở đó từ hai đến ba tháng. Thường thì ông sử dụng ban ngày nghỉ ngơi trên giường vì ông quá chán nản, rất sợ hãi và thất vọng. Quyển sách tuyệt vời của ông “Lectures to My Students” chứa một chương có tên là The Ministers Fainting Fits [nổi yếu đuối của vị Mục sư], Mục sư Warren Wiersbe nói từng vị Mục sư nên đọc ít nhất một lần trong năm vì Spurgeon vốn thành thực về các áp lực mà những người nam người nữ trong chức vụ phải đối mặt với. Ông bắt đầu chương ấy theo cách nầy:
Như có chép rằng David, trong sức nóng của chiến trận, đã lo âu, cũng một thể ấy khi nhắc tới các tôi tớ của Chúa. Cảm xúc ngã lòng đến trên phần nhiều người chúng ta. Thường thì chúng ta rất vui vẻ, có nhiều khi chúng ta phải suy sụp. Người mạnh không luôn luôn đầy sinh lực, kẻ khôn ngoan không luôn luôn sẵn sàng, người dũng cảm không luôn luôn dạn dĩ, và người vui vẻ không luôn thấy hạnh phúc đâu. Đó đây sẽ có nhiều người sắt thép, đối với họ sự suy sụp và nước mắt chẳng gây tổn hại gì, nhưng chắc chắn sự hoen rỉ đang ăn mòn họ; và về hạng người tầm thường, Chúa biết, và làm cho họ phải nhìn biết, rằng họ chỉ là bụi đất. Nhận biết bởi kinh nghiệm đau thương nhất đâu là sự ngã lòng sâu sắc trong tâm linh, nó đến viếng bất cứ lúc nào bằng bất kỳ phương tiện nào, tôi nghĩ điều đó sẽ là niềm an ủi cho anh chị em nào của tôi nếu tôi đưa ra mọi suy nghĩ của mình, lớp người trẻ tuổi sẽ chẳng ưa một việc kỳ lạ xảy đến cho họ khi họ có lần bị sầu muộn ám ảnh; và hạng người buồn rầu sẽ nhìn biết có người từng được ánh mặt trời sáng láng vui mừng chiếu rọi trên họ đã không luôn luôn bước đi trong sự sáng láng.
Ông tiếp tục nói nhiều việc rất hữu ích trong chương nầy, nhưng có một điểm dường như đặc biệt thích đáng. Trong khi đưa ra bảng danh sách những lúc chúng ta có xu hương phải ngã lòng, đây là chỗ mà ông bắt đầu:
Trước tiên, giữa vòng họ tôi phải nhắc tới giờ thành công cao độ. Sau cùng, khi ước ao hằng ấp ủ được phu phỉ, khi Đức Chúa Trời được tôn vinh hiển bởi mọi việc làm của chúng ta, và đắc thắng lớn lao đã đạt được, khi ấy chúng ta có khuynh hướng suy sụp đi. Có thể hình dung rằng ở giữa các ân huệ đặc biệt, linh hồn chúng ta sẽ bay vút lên các đỉnh cao của ngây ngất, và vui mừng với niềm vui khôn tả xiết, song điều đó hoàn toàn ngược lại. Đức Giêhôva đôi khi phơi các chiến binh của Ngài ra trước những hiểm nguy của sự hớn hở khi chiến thắng; Ngài biết một ít người trong số họ có thể chịu được một thử nghiệm như thế, rồi vì lẽ đó đập vỡ chén của họ với sự cay đắng.
Ngài đẩy Êli ra như minh chứng cho luận điểm nầy rồi kết luận rằng ở một số cấp độ, ngã lòng và thất vọng sau một chiến thắng là một phần kỷ luật thật giàu ơn nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời e chúng ta trở nên kiêu ngạo và thổi phồng lên các thành tựu của riêng mình. Chính trong ánh sáng đó, chúng ta sẽ nghiên cứu câu chuyện xa xưa nầy vì nó có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta ngày hôm nay. Kinh thánh ghi lại câu chuyện nầy vì ích cho những ai đang hầu việc Chúa. Điều chi đã xảy ra cho Spurgeon, điều gì đã xảy đến với Lincoln, việc gì đã xảy đến với Êli có lẽ sẽ xảy đến cho hết thảy chúng ta chẳng sớm thì muộn thôi.
I. Xem xét tình trạng của ông
Câu chuyện bắt đầu như sau: “A-háp thuật lại cho Giê-sa-bên mọi điều Ê-li đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Ba-anh làm sao. Giê-sa-bên sai một sứ giả đến Ê-li mà nói rằng: Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề” (các câu 1-2). Bạn có thể hình dung ra với thái độ sốt sắng như thế nầy của Giêsabên, người đàn bà đanh đá gian ác, đã chờ đợi Aháp chồng mình trở về. Khi bà ta nhìn thấy xe ngựa của ông trở về từ Núi Cạtmên, bà ta tưởng mình sẽ nhận được các tin tức tốt lành. Khi ông ta bước vào cung điện tại Gítrêên, tôi dám chắc gương mặt của ông đã tái mét đi. Chắc chắn bà ta đã hạch hỏi ông việc gì đã xảy ra trên núi. Khi trời đổ mưa xuống trên khắp xứ, tôi đoán rằng Giêsabên xem đấy là một dấu hiệu cho thấy các tiên tri thần Baanh đã chiến thắng trong ngày đó. Aháp nói cho bà ta biết các tin hung. “Việc gì đã xảy ra cho các tiên tri thần Baanh?” “Hết thảy họ đều đã chết rồi”. “Chuyện gì đã xảy ra trên núi chứ?” “Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli đã thắng hơn trong ngày ấy, và Baanh đã bị đánh bại”. Shakespeare nói rằng địa ngục chẳng có một cơn thạnh nộ nào giống như người đàn bà bị xem khinh. Giờ đây, Giêsabên đã tiếp thu hết mọi việc rồi. Bà ta sai một sứ giả đến gặp Êli với những tin tức sốt dẻo nầy: “Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề”. Tôi nghĩ đấy là việc của ngày mai dành cho Êli. Ông không phải là một người dễ bối rối bởi một lời đe dọa chẳng có gì đặc biệt hết. Giêsabên đang nói: “Hãy coi chừng đấy, hỡi người của Đức Chúa Trời, vì chính giờ nầy ngày mai, ta sẽ xử ngươi theo cùng một cách mà ngươi đã xử với các tiên tri của Baanh”.
Êli đã phản ứng ra sao? Trước tiên, ông bị sợ hãi và nghi ngờ bắt lấy (câu 3). Tại sao ông lại sợ người đàn bà nầy chứ? Êli mới vừa nhìn thấy Đức Chúa Trời làm ra một phép lạ kia mà. Ông đã trợ giúp giết hết các tiên tri giả. Thứ hai, ông đã phản ứng với thái độ bốc đồng. Phân đoạn Kinh thánh chép rằng ông đã chạy ra khỏi Gítrêên, là phần phía Bắc xứ Israel, không xa Biển Galilê lắm, mọi con đường đều dẫn tới Bêe Sêba, là đường biên giới nằm sâu ở phía Nam xứ sở. Ông đã chạy về phía Nam ngang qua Jerusalem, qua Bếtlêhem, qua Hếprôn. Êli lo sợ đến nỗi ông đã quyết định chạy cho thật xa khỏi Giêsabên như ông có thể. Điều đó cho thấy một sự thay đổi về khí hậu vì Gítrêên là vùng đất đồng cỏ, còn ở Bêe Sêba thì ông lại trú trong sa mạc. Thứ ba, ông muốn được ở một mình. “Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình. Đến tại Bê-e-Sê-ba, thuộc về Giu-đa, người để tôi tớ mình lại đó” (câu 3). Đấy là một sai lầm lớn. Việc duy nhứt mà ông rất cần là có ai đó để khích lệ ông. Để tôi tớ mình ở lại Bêe Sêba, ông mạo hiểm đi sâu vào trong sa mạc cả ngày đường, ngồi dưới cây giếng giêng, rồi cầu xin được chết. Êli đang trên đường đến vùng sâu vùng xa nhất mà ông có thể tới được. Khi bạn bị sợ hãi và nghi ngờ bắt lấy, bạn muốn bỏ chạy và ở riêng một mình.
Thứ tư, ông để cho các suy tưởng tối tăm khống chế. Bạn có từng cảm thấy như thế chưa? “Lạy Chúa, đã đủ rồi. Lạy Chúa, đã đủ rồi. Xin cất lấy mạng sống con. Con hoàn toàn thất bại rồi”. Ở thời điểm nầy, Êli mạnh mẽ, sơn nhân của Đức Chúa Trời, đã đầy dẫy với việc tự thương hại mình. Sau khi tạm thời mất đức tin nơi Đức Chúa Trời và bị sợ hãi cùng nghi ngờ bắt lấy, ông đã chạy trốn mọi nan đề của mình. Bị phủ lút bởi thất vọng, ông đầy dẫy với những tư tưởng tăm tối. Điều nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Có bao giờ bạn thấy một trong những bài kiểm tra căng thẳng đó ở chỗ bạn gặp phải những sự kiện đau buồn trong cuộc đời của bạn không? Nếu chúng ta cung ứng cho Êli bài thử nghiệm đó, ông sẽ không có mặt trong tấm biểu đồ. Trước khi bạn quyết định về ông ấy, hãy thử đi một dặm bằng đôi giày của ông ấy xem. Ông ấy không phản ứng ngay trước áp lực mà ông đối diện với, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ làm tốt hơn thế?
Bạn có thể nghĩ đến bất cứ ai trong Tân Ước, người nào tạm thời mất đức tin và sức chịu đựng của mình? Bạn có thể nghĩ tới bất kỳ ai ở trong tù, họ không thể nhớ điều chúng tôi mình biết trước đó là sự thực? Hãy xem Giăng Báptít kìa. Khi ông nhìn thấy Chúa Jêsus đang đến cùng ông, ông đã kêu lên: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Về sau, Hêrốt bắt Giăng bỏ tù rồi ông bị chặt đầu ở đó. Những ai trong chúng ta chưa hề đứng đàng sau các chấn song sẽ không hiểu được nhà tù là cái gì hết! Chẳng có một chỗ nào trên đất tối tăm hơn và suy đồi hơn cái xà lim ngục tù. Chúng ta không thể hình dung ngục tù chẳng có tính người đến như vậy. Tôi biết một ít về việc ấy vì chúng ta đã nhận được hàng ngàn lá thư từ những tù phạm, những người đã đọc một trong những quyển sách của tôi rồi viết thư cảm ơn. Tôi đọc các lá thư ấy và những câu chuyện họ thuật cho tôi nghe về sinh hoạt nhà tù quả là thật khó tin nổi. Bạn có thể xem các cuộn phim nói về nhà tù và khi xem xong, bạn có thể trở vào bếp rồi ăn qua loa. Bạn có thể ngồi vào trong xe rồi lái đi đâu đó tùy thích. Nhưng những người nam người nữ bị nhốt kia, họ đã mất quyền tự do của họ trong nhiều năm trời, có khi cả đời nữa là. Nhà tù là một kinh nghiệm mất phương hướng. Và chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Giăng Báptít tạm thời mất sức chịu đựng thuộc linh đi rồi sai các sứ giả đến gặp Chúa Jêsus với một thắc mắc: “Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng?” (Mathiơ 11:3). Giờ đây, tại sao tôi phải đưa Giăng Báptít ra? Vì khi Chúa Jêsus muốn ngợi khen Giăng Báptít, Ngài đã sánh ông với Êli: “Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến” (Mathiơ 11:14). Êli như thế nào trong Cựu Ước, thì Giăng Báptít thể ấy trong Tân Ước. Và cả hai người đều đã phấn đấu với nổi thất vọng và nghi ngờ. Tôi tin rằng những người mà Đức Chúa Trời kêu gọi đặng làm ra những chiến công hiển hách, lớn lao thường là những người có xu hướng phải phấn đấu với chán chường và ngã lòng nơi người bề trong. Nơi công cộng, Giăng Báptít dạn dĩ như một con sư tử, tuy nhiên khi bỏ ông vào tù, ông bắt đầu mất đức tin của mình. Bây giờ, đây là Êli, nhân vật cao trọng của Đức Chúa Trời, từ từ, từ từ suy sụp, hoàn toàn bị những tư tưởng tối tăm khống chế, đầy dẫy với việc tự thương hại.
II. Chẫn đoán tình trạng của ông
Nếu bạn nghiên cứu bản tường trình của Kinh thánh, dường như rõ ràng có ba việc đã xảy ra với Êli để đưa ông tới điểm tan vỡ nầy. Ba việc nầy rất dễ hiểu, chúng cùng đi với nhau, và chúng có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta bất cứ lúc nào.
Thứ nhứt, ông quá căng về mặt lý trí. Cái điều khả thi, ấy là ông chịu đựng áp lực nhiều trong một khoảng thời gian dài đến nỗi chuỗi sự sống bị thương tích quá nặng nhất định phải vỡ ra. Hãy xem xét sự nghiệp của Êli trong vai trò một vị tiên tri. Từ vùng đồi núi xứ Galaát đến cung điện của nhà vua đến khe suối đến nhà của bà góa đến chỗ Núi Cạtmên, hết cơn khủng hoảng nầy đến cơn khủng hoảng khác. Tom Landry, huấn luyện viên của đội Dallas Cowboys, rất thích nói như vầy: “Mệt mõi biến hết thảy chúng ta thành ra kẻ hèn nhát”. Ai nấy đều có một giới hạn. Bạn có giới hạn của bạn, còn tôi có giới hạn của tôi. Thật là tốt khi nhìn biết lúc nào bạn đến mức cuối cùng, và nhìn biết trước khi bạn đến với mức cuối cùng thì là một việc rất tốt.
Bạn không phải là thông minh theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là lanh lợi theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là tháo vát theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là khỏe khoắn dưới áp lực theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là mạnh mẽ theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là khôn ngoan theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Cây sồi mạnh mẽ nhất ở trong rừng có thể bị đốn hạ dễ dàng nếu bạn dùng cây búa nhỏ đập vào đúng chỗ của nó. Êli bị quá tải về mặt lý trí. Ông tự đẩy mình vào cho tới chừng ông không còn đẩy được nữa.
Thứ hai, ông bị kiệt sức theo phần xác. Ở một điểm trong chức vụ, Chúa Jêsus bảo các môn đồ “Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (Mác 6:31). Vance Havner muốn nói rằng: “Nếu chúng ta không đi tẻ ra rồi nghỉ ngơi một chút, chúng ta sẽ bị rã rời”. Có thời điểm khi bạn cần phải chổi dậy rồi lo làm việc, và có lúc bạn cần phải nằm xuống rồi chợp một giấc. Đôi khi việc tốt nhứt chúng ta có thể làm cho Chúa là tham dự một kỳ nghỉ. Hãy chơi tennis. Hãy cỡi xe đạp đi một vòng. Hãy xem một trận túc cầu. Hãy hoạt động sao cho đổ mồ hôi. Hãy hẹn hò với người yêu của mình. Hãy chơi đùa với cháu nội mình. Hãy đi ăn kem. Hãy dùng một bữa chiều, lấy một bịch bắp rang, ngồi xuống ghế salon rồi xem một cuộn phim. Có những lúc khi công việc của Đức Chúa Trời đòi hỏi hành động phải ráng hết sức mình. Và có lúc khi bạn ngồi trên chiếc ghế dựa, mở nó ra phía sau, lấy một chén Cheetos và một lon coca cola, nhặt lên bộ điều khiển từ xa, xem chương trình ESPN một lúc. Có thời điểm phải năng động và bận rộn, và có lúc phải thư giãn. Có kỳ để viết, có kỳ để làm việc, có kỳ để giảng dạy, và có kỳ đội nón bảo hộ rồi cỡi xe đạp đi một vòng. Vua Solomon đã nhắc cho chúng ta nhớ trong Truyền đạo 3 rằng có kỳ định cho mọi sự ở dưới mặt trời.
Có kỳ chiến tranh và có kỳ hòa bình.
Có kỳ gieo và có kỳ gặt.
Có kỳ khóc và có kỳ cười.
Có kỳ sanh ra và có kỳ chết đi.
“Mọi sự đều có kỳ định”. Đức Chúa Trời ấn định từng kỳ trong cuộc sống, bao gồm các thời kỳ nhọc nhằn cũng như những thời điểm chúng ta phải nghỉ ngơi. Trong thế giới của thế kỷ 21 chúng ta, phần thưởng có khuynh hướng đến với những ai lo liệu mọi công việc ở chỗ năng động nhất.
Dễ Phân Tâm
Cách đây mấy năm, khi tôi suy nghĩ về Hội thánh mà tôi làm quản nhiệm ở Oak Park trong 16 năm, tôi có năm phần quan sát sau đây về hội chúng:
1) Dân sự Hội thánh Calvary thực sự yêu mến Chúa. Chẳng có một thắc mắc gì về sự việc ấy. Nếu bạn nhìn biết họ theo cách riêng, như tôi đã nhìn biết trong nhiều năm trời, không bao lâu thì bạn học biết được rằng tình yêu của họ dành cho Chúa là chơn thật và hết lòng.
2) Họ bằng lòng hầu việc Chúa. Giống như bao Hội thánh khác, chúng ta luôn luôn có một danh sách dài những kỳ nghỉ trong mục vụ khác nhau của chúng ta, và từng năm một, chúng ta tập trung vào cuối mùa hè để tìm cho đủ các giáo viên và những người trợ giúp để bắt đầu chương trình mùa thu. Nhưng mỗi năm, nếu không thất bại, Chúa chạm đến tấm lòng của dân sự chúng ta và họ đáp ứng rất tuyệt vời. Tôi nhận thấy rằng nếu bạn trình bày đúng cơ hội theo đúng cách thức, dân sự không phải là không bằng lòng bắt tay vào phục vụ. Có một số người luôn luôn bước lên phía trước.
3) Hầu hết mọi người trong nhà thờ đều hết mình phục vụ. Hết thảy chúng ta đều biết rõ điều luật 80/20, điều luật nầy nói rằng 20% dân sự lo liệu 80% công việc và 80% dân sự lo liệu 20% công việc. Tôi dám chắc rằng có một số sự thực về việc ấy. Và thực sự, sự việc cho thấy rằng có một số người trong từng hội chúng dấy lên rồi lo làm công việc để đưa công việc của Chúa lên phía trước. Nhưng tôi không giảng về việc ấy ở điểm nầy. Tôi thấy rằng hầu hết mọi người ở Hội thánh Calvary đều hết lòng ở nhà mình, trong sở làm, trong vùng phụ cận, trong cộng đồng, trong các gia đình của họ, trong nhà thờ và ngoài nhà thờ. Ai nấy đều bận rộn suốt ngày.
4) Hầu như ai nấy đều bị căng thẳng. Đây là kết quả tự nhiên của việc quá bận rộn và ráng sức hết mình. Mọi đòi hỏi của cuộc sống tạo ra nhiều gánh nặng làm cho bạn phải suy sụp đi sau một thời gian ngắn.
5) Người ta dễ bị phân tâm. Có lẽ điều nầy là thực cho hầu hết các nhà thờ, đặc biệt là các nhà thờ trong những khu vực đô thị. Người ta yêu mến Chúa, họ bằng lòng phục vụ, họ rất bận rộn và nhơn đó ráng hết sức mình. Một trong những dấu hiệu chỉ ra một đời sống quá căng thẳng, ấy là bạn không thể nhắm vào bất kỳ việc gì trong hơn 5 phút. Đôi khi người ta hỏi lý do tại sao tôi cứ đi quanh nhiều lần khi tôi rao giảng. Câu trả lời, ấy là tôi cứ đi quanh như thế để giữ cho dân sự chú ý. Chúng ta sống trong một thế hệ làm việc ráng hết sức, rất căng thẳng, quá bận rộn, ở đây người ta dễ dàng bị phân tâm. Tôi khám phá ra rằng thật là dễ cho chúng ta có được sự chú ý của dân sự trong hội chúng, nhưng gần như là rất khó giữ được sự chú ý ấy sao cho thật lâu. Chúng ta sẽ công bố một sáng kiến mới, và trong 15 phút giống như lần đến thứ hai của Lễ Ngũ Tuần, rồi 15 phút sau đó người ta đã quên bẳng đi mọi điều chúng ta đã nói với họ. Đấy là dấu hiệu chỉ ra một thế hệ làm việc quá tải. Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, thì đấy đúng là một cách sống. Và chẳng có gì khác nhiều trong các thị trấn nhỏ. Chúng ta có truyền hình cáp, mạng Internet tốc độ cao, tin nhắn tức thời, video ipods, và đài phát thanh vệ tinh với 100 kênh khi bạn lắng nghe đài mình ưa thích từ biển nầy sang biển kia. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên truyền thông quá tải. Hôm nay, khi chúng ta dạy dỗ lớp người trẻ cách thức để giảng dạy, chúng ta nói cho họ biết phải biết chắc và thay đổi đề tài từng năm phút một vì đấy là cách duy nhứt để nhữ sự chú ý của dân sự. Điều đó không thể có được cách đây 50 năm. Chúng ta truyền đạt bằng mọi cách, vì chúng ta là một thế hệ dễ dàng phân tâm.
Thứ ba, Êli đang ở ngoài cái chạm về mặt thuộc linh. Câu 3 chép rằng: “Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình”. Bản văn Hybálai chứa một mệnh đề không thấy có trong bản dịch hiện đại. Mệnh đề thứ nhứt của câu 3 sát nghĩa đọc là “Rồi khi ông nhìn thấy”. Đấy là nan đề cơ bản của ông. Lý trí của ông quá căng thẳng rồi. Thân thể của ông về mặt vật lý đã cạn kiệt. Và giờ đây đôi mắt của ông không còn nhìn vào Chúa nữa và chúng đang nhìn vào các hoàn cảnh của ông. Đấy là những gì đang xảy ra khi bạn chịu sự căng thẳng về lý trí quá lớn lao, khi bạn kiệt lực về phần xác, khi bạn bắt đầu chạy đến với Red Bull và bốn giờ đồng hồ ngủ nghỉ trong một đêm, và bạn đang thắp lên cây đèn ở cả hai đầu. Không có gì lấy làm lạ khi Êli bắt lo sợ. Ông đang ở dưới áp lực rất lớn lâu đến nỗi ông không thể suy nghĩ sao cho rõ ràng được nữa. Hãy dành cho ông ba đêm ngủ ngon lành và Giêsabên sẽ không thể quấy rối ông nhiều được đâu. Khi bạn chịu áp lực trong một thời gian dài, bạn không suy nghĩ rõ ràng được, rồi bạn đưa ra những quyết định tồi, chúng sẽ đưa bạn vào chỗ rối rắm. Đấy là lý do tại sao mệnh đề ngắn ở câu 3 quan trọng như thế: “Rồi khi ông nhìn thấy”. Khi ông còn ở trên núi, mọi sự ông có thể nhìn thấy là Đức Chúa Trời. Những tiên tri của Baanh không quấy rối ông được chi hết. Mọi hoàn cảnh không là vấn đề. Vấn đề là Êli và Đức Chúa Trời. Nhưng giờ đây, trong tình trạng suy sụp tình cảm của ông, ông đang nhìn thấy Giêsabên, ông đang nghe thấy Giêsabên, và từ chỗ ông thường đứng trên đất, mặt ông tái nhợt đi, chạy tìm chỗ núp, cứ chạy mãi, và không dừng lại cho tới chừng ông dừng lại ở một hang động trên Núi Sinai cách đấy hàng trăm dặm đường.
Vì vậy, đây là chỗ chúng ta sẽ để vị tiên tri mạnh mẽ của Đức Chúa Trời lại trong chốc lát. Ông rúm người lại trong một cái hang, muốn được chết đi, cảm thấy cô độc hoàn toàn, lạc lỏng trong nổi thất vọng của mình. Nhưng khi chúng ta xem xét lần tới, Đức Chúa Trời không bỏ qua người đầy tớ của Ngài. Mặc dù ông chạy thật xa như ông có thể, Êli không thể chạy khỏi Chúa. Đức Chúa Trời có nhiều việc cho ông làm, vì vậy Êli không thể ở lại trong hang động cho đến đời đời được. Mặc dù ông phạm nhiều lỗi lầm, ông vẫn là người của Đức Chúa Trời.
Hãy đợi đấy. Đức Chúa Trời sắp sửa xây đời sống của Êli lại rồi sử dụng ông thêm một lần nữa.
+ Khi cho chúng ta biết về Nôê, là người lo đóng một chiếc tàu, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết thể nào Nôê đã uống rượu say và lỏa thể trước mặt các con trai mình.
+ Khi cho chúng ta biết về truyện tích Ápraham, là tổ phụ cao cả của đức tin, Kinh thánh cũng cho chúng ta biết không phải một lần, mà là hai lần ông nói dối về Sara vợ mình hầu cứu lấy mạng sống mình.
+ Khi cho chúng ta biết về Giacốp, Kinh thánh không những cho chúng ta biết về mọi thành tích đức tin chói lọi của ông, Kinh thánh còn cho chúng ta biết thể nào ông đã lừa đảo Êsau là anh mình và thể nào ông đã lừa đảo nhiều người khác trọn đời sống ông.
+ Khi cho chúng ta biết về truyện tích Môise, Kinh thánh không những cho chúng ta biết về việc chia Biển Đỏ ra làm hai. Kinh thánh còn cho chúng ta biết thể nào Môise đã giết mấy người Aicập kia và Kinh thánh cũng cho chúng ta biết thể nào ông đã đập hòn đá khi xem thường mạng lịnh của Chúa rồi bị từ chối không cho vào Đất Hứa.
+ Khi cho chúng ta biết về David, Kinh thánh không những nói cho chúng ta biết về chiến thắng oai hùng của ông đối với Gôliát, Kinh thánh còn cho chúng ta biết về tội tà dâm của ông và tội ông giết Uri người Hêtít nữa.
+ Khi cho chúng ta biết về Phierơ, không những Kinh thánh cho chúng ta biết thể nào đã đi bộ trên mặt biển, Kinh thánh còn cho chúng ta biết về buổi tối kia, không phải một lần, không phải hai lần, mà là ba lần ông đã chối Chúa.
Khi Kinh thánh tô vẽ bức tranh nói tới các vị anh hùng trong đó, không những Kinh thánh sử dụng các màu sắc sáng láng chỉ ra đắc thắng, phước hạnh và vui mừng. Mà Kinh thánh còn tô vẽ toàn bộ bức tranh với loại màu tối sẫm nói tới buồn rầu, khó khăn, chán nản, thất bại, tội lỗi và cám dỗ. Nhất định đấy là trường hợp khi chúng ta đến với truyện tích nói tới Êli là sơn nhân vĩ đại. Khi Đức Chúa Trời đến viếng vị anh hùng của chúng ta như vừa qua, ông đã thắng hơn Aháp cùng các tiên tri Baanh trên Núi Cạtmên. Ngay lập tức, câu chuyện chuyển từ đắc thắng lớn lao nhất của ông sang thất bại sỉ nhục nhất của ông. Không ngừng nghỉ, chúng ta đi từ đỉnh cao xuống tận đáy sâu. Đây là câu chuyện nói tới sự suy sụp riêng tư của Êli. Đây là câu chuyện nói tới chiến trận của Êli với sự ngã lòng, thất vọng và chán chường. Một trước giả gọi đây là “sự suy sụp thần kinh của Êli”. Tôi dám chắc rằng đấy là phần mô tả rất hay.
Rung động khi chiến thắng, đau khổ khi thất bại
Và tôi nhắc cho bạn nhớ một lần nữa về những gì vừa xảy ra. Êli đã có mặt trên núi, ở đó ông đối diện với 450 tiên tri Baanh và 400 tiên tri Áttạttê. 850 đấu với 1. Các tiên tri của Baanh đã nhảy quanh, rên rỉ và kêu la rồi xỏa mái tóc dài của họ thòng xuống tới đất, họ nói tiên tri với thần Baanh, họ tự cắt thịt mình mà chẳng có việc gì xảy ra hết. Khi ấy Êli đã dâng lên lời cầu nguyện đơn sơ, xin Đức Chúa Trời tỏ ra quyền phép toàn năng của Ngài để mọi lòng của dân sự sẽ xây trở lại với Chúa. Ngay lập tức lửa từ trời giáng xuống, thiêu đốt không những của dâng nơi bàn thờ mà còn hút hết nước trong mương nữa. Dân sự của Israel đã sấp mình xuống rồi nói: “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời; Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời”. Tất cả các tiên tri của Ếtbaanh đã bị giết hết. Một cơn sấm sét rất lớn đã đến từ ngoài biển, mưa xuống trên đất và phá vỡ cơn hạn hán. Câu chuyện kết thúc với Aháp hướng ngược về Giêsabên, đem đến những tin xấu cho Giêsabên. Nhưng Êli đã mau chạy đến nỗi ông đã chạy trước xe ngựa của Aháp. Bạn sẽ nghĩ rằng chương kế đó sẽ bắt đầu theo cách nầy: “Còn Êli thì vui mừng trong Giêhôva Đức Chúa Trời mình. Ông đã dâng một của lễ để cảm tạ Đức Chúa Trời, và mọi người đều đến với Êli và ông đã rao giảng cho họ nghe về Lời của Đức Giêhôva”. Đấy chẳng phải là việc đã xảy ra. Êli kết thúc chuyến đi dài để tránh Giêsabên. Ông hướng về phía Nam xuống Bêe Sêba. Ông hướng về phía Nam và phía Tây bên ngoài đất hứa ngược về Núi Hôrếp. Cách xa hàng trăm dặm, ông vào trong một hang động rồi cầu xin Đức Chúa Trời cất lấy mạng sống ông. Đây là truyện tích nói tới chiến trận mà Êli đánh với sự ngã lòng.
Hết thảy chúng ta đều hiểu rằng ngã lòng là một nan đề chính trong thời đại của chúng ta. Mỗi năm ở Mỹ 9,5% người lớn được chẫn đoán với một cấp độ trầm cảm lâm sàng. Nhiều chuyên gia cho chúng ta biết cứ một trong bốn phụ nữ họ sẽ bị chứng trầm cảm lâm sàng, và cứ 10 người đàn ông thì có một người bị chứng trầm cảm nầy. Những nhà nghiên cứu gán sự khác biệt ấy vào sự thực: nam giới ít khi công nhận nan đề của họ và ít tìm kiếm sự trợ giúp. Trầm cảm khiến các công ty Mỹ thiệt hại 44 tỉ USD một năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu về tình trạng bịnh tật ở Mỹ. Chúng ta biết rõ có nhiều nguyên nhân gây ra sự ngã lòng, và những việc nầy thường tương quan với nhau, bao gồm căng thẳng, khó khăn trong các mối quan hệ riêng tư, những vấn đề về y tế, thực đơn nghèo nàn, chấn thương, cùng các yếu tố về gene. Các triệu chứng bao gồm tình trạng buồn rầu thường trực, những cảm xúc vô vọng, mất sức, không tập trung được, mất ngủ, dễ cáu kỉnh, và đôi khi chứng nầy có thể dẫn tới suy tưởng muốn tự tử. Những nhà nghiên cứu cho chúng ta biết tình trạng ngã lòng đó dường như phủ lấy một thành phần trong xã hội. Không một ai được miễn trừ và chẳng phải là vấn đề của I.Q [chỉ số thông minh], tuổi tác hay giai cấp xã hội. Một số nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đã phấn đấu với những cảm xúc chán chường. Ai đã nói điều nầy?
Giờ đây, tôi là người còn sống đáng tội nghiệp nhất. Nếu cái điều tôi cảm thấy đó bị gán cho cả gia đình nhân loại, sẽ chẳng có một linh hồn nào vui vẻ trên trái đất. Cứ mãi như thế nầy cho tôi thì quả là khó chịu lắm. Thà là tôi chết đi thì hơn.
Bạn từng cảm nhận như thế chưa? “Thà là tôi chết đi thì hơn”, Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln đã cảm nhận như thế vì đấy là lời lẽ của ông.
Nổi Yếu Đuối của vị Mục sư
Có nhiều người xem Charles Haddon Spurgeon, vị Mục sư nổi tiếng ở Luân đôn vào cuối thập niên 1800, là nhà truyền đạo lỗi lạc nhất kể từ thời Sứ đồ Phaolô. Thế mà Spurgeon công khai nhìn nhận rằng ông thường phấn đấu với sự ngã lòng. Đây là một vấn đề ghi lại rằng Spurgeon, ông đã sống với những căn bệnh vật lý khác nhau, ông có nhiều lần bị phủ lút với cảm xúc về tình trạng vô giá trị, ngã lòng và chán chường đến nỗi có lần ông rời bỏ tòa giảng của ông ở Luân đôn để đi đến nơi nghỉ mát ở Pháp, ông ở đó từ hai đến ba tháng. Thường thì ông sử dụng ban ngày nghỉ ngơi trên giường vì ông quá chán nản, rất sợ hãi và thất vọng. Quyển sách tuyệt vời của ông “Lectures to My Students” chứa một chương có tên là The Ministers Fainting Fits [nổi yếu đuối của vị Mục sư], Mục sư Warren Wiersbe nói từng vị Mục sư nên đọc ít nhất một lần trong năm vì Spurgeon vốn thành thực về các áp lực mà những người nam người nữ trong chức vụ phải đối mặt với. Ông bắt đầu chương ấy theo cách nầy:
Như có chép rằng David, trong sức nóng của chiến trận, đã lo âu, cũng một thể ấy khi nhắc tới các tôi tớ của Chúa. Cảm xúc ngã lòng đến trên phần nhiều người chúng ta. Thường thì chúng ta rất vui vẻ, có nhiều khi chúng ta phải suy sụp. Người mạnh không luôn luôn đầy sinh lực, kẻ khôn ngoan không luôn luôn sẵn sàng, người dũng cảm không luôn luôn dạn dĩ, và người vui vẻ không luôn thấy hạnh phúc đâu. Đó đây sẽ có nhiều người sắt thép, đối với họ sự suy sụp và nước mắt chẳng gây tổn hại gì, nhưng chắc chắn sự hoen rỉ đang ăn mòn họ; và về hạng người tầm thường, Chúa biết, và làm cho họ phải nhìn biết, rằng họ chỉ là bụi đất. Nhận biết bởi kinh nghiệm đau thương nhất đâu là sự ngã lòng sâu sắc trong tâm linh, nó đến viếng bất cứ lúc nào bằng bất kỳ phương tiện nào, tôi nghĩ điều đó sẽ là niềm an ủi cho anh chị em nào của tôi nếu tôi đưa ra mọi suy nghĩ của mình, lớp người trẻ tuổi sẽ chẳng ưa một việc kỳ lạ xảy đến cho họ khi họ có lần bị sầu muộn ám ảnh; và hạng người buồn rầu sẽ nhìn biết có người từng được ánh mặt trời sáng láng vui mừng chiếu rọi trên họ đã không luôn luôn bước đi trong sự sáng láng.
Ông tiếp tục nói nhiều việc rất hữu ích trong chương nầy, nhưng có một điểm dường như đặc biệt thích đáng. Trong khi đưa ra bảng danh sách những lúc chúng ta có xu hương phải ngã lòng, đây là chỗ mà ông bắt đầu:
Trước tiên, giữa vòng họ tôi phải nhắc tới giờ thành công cao độ. Sau cùng, khi ước ao hằng ấp ủ được phu phỉ, khi Đức Chúa Trời được tôn vinh hiển bởi mọi việc làm của chúng ta, và đắc thắng lớn lao đã đạt được, khi ấy chúng ta có khuynh hướng suy sụp đi. Có thể hình dung rằng ở giữa các ân huệ đặc biệt, linh hồn chúng ta sẽ bay vút lên các đỉnh cao của ngây ngất, và vui mừng với niềm vui khôn tả xiết, song điều đó hoàn toàn ngược lại. Đức Giêhôva đôi khi phơi các chiến binh của Ngài ra trước những hiểm nguy của sự hớn hở khi chiến thắng; Ngài biết một ít người trong số họ có thể chịu được một thử nghiệm như thế, rồi vì lẽ đó đập vỡ chén của họ với sự cay đắng.
Ngài đẩy Êli ra như minh chứng cho luận điểm nầy rồi kết luận rằng ở một số cấp độ, ngã lòng và thất vọng sau một chiến thắng là một phần kỷ luật thật giàu ơn nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời e chúng ta trở nên kiêu ngạo và thổi phồng lên các thành tựu của riêng mình. Chính trong ánh sáng đó, chúng ta sẽ nghiên cứu câu chuyện xa xưa nầy vì nó có nhiều điều để dạy dỗ chúng ta ngày hôm nay. Kinh thánh ghi lại câu chuyện nầy vì ích cho những ai đang hầu việc Chúa. Điều chi đã xảy ra cho Spurgeon, điều gì đã xảy đến với Lincoln, việc gì đã xảy đến với Êli có lẽ sẽ xảy đến cho hết thảy chúng ta chẳng sớm thì muộn thôi.
I. Xem xét tình trạng của ông
Câu chuyện bắt đầu như sau: “A-háp thuật lại cho Giê-sa-bên mọi điều Ê-li đã làm, và người đã dùng gươm giết hết thảy tiên tri Ba-anh làm sao. Giê-sa-bên sai một sứ giả đến Ê-li mà nói rằng: Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề” (các câu 1-2). Bạn có thể hình dung ra với thái độ sốt sắng như thế nầy của Giêsabên, người đàn bà đanh đá gian ác, đã chờ đợi Aháp chồng mình trở về. Khi bà ta nhìn thấy xe ngựa của ông trở về từ Núi Cạtmên, bà ta tưởng mình sẽ nhận được các tin tức tốt lành. Khi ông ta bước vào cung điện tại Gítrêên, tôi dám chắc gương mặt của ông đã tái mét đi. Chắc chắn bà ta đã hạch hỏi ông việc gì đã xảy ra trên núi. Khi trời đổ mưa xuống trên khắp xứ, tôi đoán rằng Giêsabên xem đấy là một dấu hiệu cho thấy các tiên tri thần Baanh đã chiến thắng trong ngày đó. Aháp nói cho bà ta biết các tin hung. “Việc gì đã xảy ra cho các tiên tri thần Baanh?” “Hết thảy họ đều đã chết rồi”. “Chuyện gì đã xảy ra trên núi chứ?” “Giêhôva Đức Chúa Trời của Êli đã thắng hơn trong ngày ấy, và Baanh đã bị đánh bại”. Shakespeare nói rằng địa ngục chẳng có một cơn thạnh nộ nào giống như người đàn bà bị xem khinh. Giờ đây, Giêsabên đã tiếp thu hết mọi việc rồi. Bà ta sai một sứ giả đến gặp Êli với những tin tức sốt dẻo nầy: “Nếu ngày mai trong giờ này, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một người trong chúng nó, nguyện các thần đãi ta cách nặng nề”. Tôi nghĩ đấy là việc của ngày mai dành cho Êli. Ông không phải là một người dễ bối rối bởi một lời đe dọa chẳng có gì đặc biệt hết. Giêsabên đang nói: “Hãy coi chừng đấy, hỡi người của Đức Chúa Trời, vì chính giờ nầy ngày mai, ta sẽ xử ngươi theo cùng một cách mà ngươi đã xử với các tiên tri của Baanh”.
Êli đã phản ứng ra sao? Trước tiên, ông bị sợ hãi và nghi ngờ bắt lấy (câu 3). Tại sao ông lại sợ người đàn bà nầy chứ? Êli mới vừa nhìn thấy Đức Chúa Trời làm ra một phép lạ kia mà. Ông đã trợ giúp giết hết các tiên tri giả. Thứ hai, ông đã phản ứng với thái độ bốc đồng. Phân đoạn Kinh thánh chép rằng ông đã chạy ra khỏi Gítrêên, là phần phía Bắc xứ Israel, không xa Biển Galilê lắm, mọi con đường đều dẫn tới Bêe Sêba, là đường biên giới nằm sâu ở phía Nam xứ sở. Ông đã chạy về phía Nam ngang qua Jerusalem, qua Bếtlêhem, qua Hếprôn. Êli lo sợ đến nỗi ông đã quyết định chạy cho thật xa khỏi Giêsabên như ông có thể. Điều đó cho thấy một sự thay đổi về khí hậu vì Gítrêên là vùng đất đồng cỏ, còn ở Bêe Sêba thì ông lại trú trong sa mạc. Thứ ba, ông muốn được ở một mình. “Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình. Đến tại Bê-e-Sê-ba, thuộc về Giu-đa, người để tôi tớ mình lại đó” (câu 3). Đấy là một sai lầm lớn. Việc duy nhứt mà ông rất cần là có ai đó để khích lệ ông. Để tôi tớ mình ở lại Bêe Sêba, ông mạo hiểm đi sâu vào trong sa mạc cả ngày đường, ngồi dưới cây giếng giêng, rồi cầu xin được chết. Êli đang trên đường đến vùng sâu vùng xa nhất mà ông có thể tới được. Khi bạn bị sợ hãi và nghi ngờ bắt lấy, bạn muốn bỏ chạy và ở riêng một mình.
Thứ tư, ông để cho các suy tưởng tối tăm khống chế. Bạn có từng cảm thấy như thế chưa? “Lạy Chúa, đã đủ rồi. Lạy Chúa, đã đủ rồi. Xin cất lấy mạng sống con. Con hoàn toàn thất bại rồi”. Ở thời điểm nầy, Êli mạnh mẽ, sơn nhân của Đức Chúa Trời, đã đầy dẫy với việc tự thương hại mình. Sau khi tạm thời mất đức tin nơi Đức Chúa Trời và bị sợ hãi cùng nghi ngờ bắt lấy, ông đã chạy trốn mọi nan đề của mình. Bị phủ lút bởi thất vọng, ông đầy dẫy với những tư tưởng tăm tối. Điều nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Có bao giờ bạn thấy một trong những bài kiểm tra căng thẳng đó ở chỗ bạn gặp phải những sự kiện đau buồn trong cuộc đời của bạn không? Nếu chúng ta cung ứng cho Êli bài thử nghiệm đó, ông sẽ không có mặt trong tấm biểu đồ. Trước khi bạn quyết định về ông ấy, hãy thử đi một dặm bằng đôi giày của ông ấy xem. Ông ấy không phản ứng ngay trước áp lực mà ông đối diện với, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ làm tốt hơn thế?
Bạn có thể nghĩ đến bất cứ ai trong Tân Ước, người nào tạm thời mất đức tin và sức chịu đựng của mình? Bạn có thể nghĩ tới bất kỳ ai ở trong tù, họ không thể nhớ điều chúng tôi mình biết trước đó là sự thực? Hãy xem Giăng Báptít kìa. Khi ông nhìn thấy Chúa Jêsus đang đến cùng ông, ông đã kêu lên: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Về sau, Hêrốt bắt Giăng bỏ tù rồi ông bị chặt đầu ở đó. Những ai trong chúng ta chưa hề đứng đàng sau các chấn song sẽ không hiểu được nhà tù là cái gì hết! Chẳng có một chỗ nào trên đất tối tăm hơn và suy đồi hơn cái xà lim ngục tù. Chúng ta không thể hình dung ngục tù chẳng có tính người đến như vậy. Tôi biết một ít về việc ấy vì chúng ta đã nhận được hàng ngàn lá thư từ những tù phạm, những người đã đọc một trong những quyển sách của tôi rồi viết thư cảm ơn. Tôi đọc các lá thư ấy và những câu chuyện họ thuật cho tôi nghe về sinh hoạt nhà tù quả là thật khó tin nổi. Bạn có thể xem các cuộn phim nói về nhà tù và khi xem xong, bạn có thể trở vào bếp rồi ăn qua loa. Bạn có thể ngồi vào trong xe rồi lái đi đâu đó tùy thích. Nhưng những người nam người nữ bị nhốt kia, họ đã mất quyền tự do của họ trong nhiều năm trời, có khi cả đời nữa là. Nhà tù là một kinh nghiệm mất phương hướng. Và chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Giăng Báptít tạm thời mất sức chịu đựng thuộc linh đi rồi sai các sứ giả đến gặp Chúa Jêsus với một thắc mắc: “Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng?” (Mathiơ 11:3). Giờ đây, tại sao tôi phải đưa Giăng Báptít ra? Vì khi Chúa Jêsus muốn ngợi khen Giăng Báptít, Ngài đã sánh ông với Êli: “Nếu các ngươi muốn hiểu biết, thì ấy là Ê-li, là đấng phải đến” (Mathiơ 11:14). Êli như thế nào trong Cựu Ước, thì Giăng Báptít thể ấy trong Tân Ước. Và cả hai người đều đã phấn đấu với nổi thất vọng và nghi ngờ. Tôi tin rằng những người mà Đức Chúa Trời kêu gọi đặng làm ra những chiến công hiển hách, lớn lao thường là những người có xu hướng phải phấn đấu với chán chường và ngã lòng nơi người bề trong. Nơi công cộng, Giăng Báptít dạn dĩ như một con sư tử, tuy nhiên khi bỏ ông vào tù, ông bắt đầu mất đức tin của mình. Bây giờ, đây là Êli, nhân vật cao trọng của Đức Chúa Trời, từ từ, từ từ suy sụp, hoàn toàn bị những tư tưởng tối tăm khống chế, đầy dẫy với việc tự thương hại.
II. Chẫn đoán tình trạng của ông
Nếu bạn nghiên cứu bản tường trình của Kinh thánh, dường như rõ ràng có ba việc đã xảy ra với Êli để đưa ông tới điểm tan vỡ nầy. Ba việc nầy rất dễ hiểu, chúng cùng đi với nhau, và chúng có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta bất cứ lúc nào.
Thứ nhứt, ông quá căng về mặt lý trí. Cái điều khả thi, ấy là ông chịu đựng áp lực nhiều trong một khoảng thời gian dài đến nỗi chuỗi sự sống bị thương tích quá nặng nhất định phải vỡ ra. Hãy xem xét sự nghiệp của Êli trong vai trò một vị tiên tri. Từ vùng đồi núi xứ Galaát đến cung điện của nhà vua đến khe suối đến nhà của bà góa đến chỗ Núi Cạtmên, hết cơn khủng hoảng nầy đến cơn khủng hoảng khác. Tom Landry, huấn luyện viên của đội Dallas Cowboys, rất thích nói như vầy: “Mệt mõi biến hết thảy chúng ta thành ra kẻ hèn nhát”. Ai nấy đều có một giới hạn. Bạn có giới hạn của bạn, còn tôi có giới hạn của tôi. Thật là tốt khi nhìn biết lúc nào bạn đến mức cuối cùng, và nhìn biết trước khi bạn đến với mức cuối cùng thì là một việc rất tốt.
Bạn không phải là thông minh theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là lanh lợi theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là tháo vát theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là khỏe khoắn dưới áp lực theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là mạnh mẽ theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Bạn không phải là khôn ngoan theo như bạn nghĩ về bản thân mình, và tôi cũng thế.
Cây sồi mạnh mẽ nhất ở trong rừng có thể bị đốn hạ dễ dàng nếu bạn dùng cây búa nhỏ đập vào đúng chỗ của nó. Êli bị quá tải về mặt lý trí. Ông tự đẩy mình vào cho tới chừng ông không còn đẩy được nữa.
Thứ hai, ông bị kiệt sức theo phần xác. Ở một điểm trong chức vụ, Chúa Jêsus bảo các môn đồ “Hãy đi tẻ ra trong nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (Mác 6:31). Vance Havner muốn nói rằng: “Nếu chúng ta không đi tẻ ra rồi nghỉ ngơi một chút, chúng ta sẽ bị rã rời”. Có thời điểm khi bạn cần phải chổi dậy rồi lo làm việc, và có lúc bạn cần phải nằm xuống rồi chợp một giấc. Đôi khi việc tốt nhứt chúng ta có thể làm cho Chúa là tham dự một kỳ nghỉ. Hãy chơi tennis. Hãy cỡi xe đạp đi một vòng. Hãy xem một trận túc cầu. Hãy hoạt động sao cho đổ mồ hôi. Hãy hẹn hò với người yêu của mình. Hãy chơi đùa với cháu nội mình. Hãy đi ăn kem. Hãy dùng một bữa chiều, lấy một bịch bắp rang, ngồi xuống ghế salon rồi xem một cuộn phim. Có những lúc khi công việc của Đức Chúa Trời đòi hỏi hành động phải ráng hết sức mình. Và có lúc khi bạn ngồi trên chiếc ghế dựa, mở nó ra phía sau, lấy một chén Cheetos và một lon coca cola, nhặt lên bộ điều khiển từ xa, xem chương trình ESPN một lúc. Có thời điểm phải năng động và bận rộn, và có lúc phải thư giãn. Có kỳ để viết, có kỳ để làm việc, có kỳ để giảng dạy, và có kỳ đội nón bảo hộ rồi cỡi xe đạp đi một vòng. Vua Solomon đã nhắc cho chúng ta nhớ trong Truyền đạo 3 rằng có kỳ định cho mọi sự ở dưới mặt trời.
Có kỳ chiến tranh và có kỳ hòa bình.
Có kỳ gieo và có kỳ gặt.
Có kỳ khóc và có kỳ cười.
Có kỳ sanh ra và có kỳ chết đi.
“Mọi sự đều có kỳ định”. Đức Chúa Trời ấn định từng kỳ trong cuộc sống, bao gồm các thời kỳ nhọc nhằn cũng như những thời điểm chúng ta phải nghỉ ngơi. Trong thế giới của thế kỷ 21 chúng ta, phần thưởng có khuynh hướng đến với những ai lo liệu mọi công việc ở chỗ năng động nhất.
Dễ Phân Tâm
Cách đây mấy năm, khi tôi suy nghĩ về Hội thánh mà tôi làm quản nhiệm ở Oak Park trong 16 năm, tôi có năm phần quan sát sau đây về hội chúng:
1) Dân sự Hội thánh Calvary thực sự yêu mến Chúa. Chẳng có một thắc mắc gì về sự việc ấy. Nếu bạn nhìn biết họ theo cách riêng, như tôi đã nhìn biết trong nhiều năm trời, không bao lâu thì bạn học biết được rằng tình yêu của họ dành cho Chúa là chơn thật và hết lòng.
2) Họ bằng lòng hầu việc Chúa. Giống như bao Hội thánh khác, chúng ta luôn luôn có một danh sách dài những kỳ nghỉ trong mục vụ khác nhau của chúng ta, và từng năm một, chúng ta tập trung vào cuối mùa hè để tìm cho đủ các giáo viên và những người trợ giúp để bắt đầu chương trình mùa thu. Nhưng mỗi năm, nếu không thất bại, Chúa chạm đến tấm lòng của dân sự chúng ta và họ đáp ứng rất tuyệt vời. Tôi nhận thấy rằng nếu bạn trình bày đúng cơ hội theo đúng cách thức, dân sự không phải là không bằng lòng bắt tay vào phục vụ. Có một số người luôn luôn bước lên phía trước.
3) Hầu hết mọi người trong nhà thờ đều hết mình phục vụ. Hết thảy chúng ta đều biết rõ điều luật 80/20, điều luật nầy nói rằng 20% dân sự lo liệu 80% công việc và 80% dân sự lo liệu 20% công việc. Tôi dám chắc rằng có một số sự thực về việc ấy. Và thực sự, sự việc cho thấy rằng có một số người trong từng hội chúng dấy lên rồi lo làm công việc để đưa công việc của Chúa lên phía trước. Nhưng tôi không giảng về việc ấy ở điểm nầy. Tôi thấy rằng hầu hết mọi người ở Hội thánh Calvary đều hết lòng ở nhà mình, trong sở làm, trong vùng phụ cận, trong cộng đồng, trong các gia đình của họ, trong nhà thờ và ngoài nhà thờ. Ai nấy đều bận rộn suốt ngày.
4) Hầu như ai nấy đều bị căng thẳng. Đây là kết quả tự nhiên của việc quá bận rộn và ráng sức hết mình. Mọi đòi hỏi của cuộc sống tạo ra nhiều gánh nặng làm cho bạn phải suy sụp đi sau một thời gian ngắn.
5) Người ta dễ bị phân tâm. Có lẽ điều nầy là thực cho hầu hết các nhà thờ, đặc biệt là các nhà thờ trong những khu vực đô thị. Người ta yêu mến Chúa, họ bằng lòng phục vụ, họ rất bận rộn và nhơn đó ráng hết sức mình. Một trong những dấu hiệu chỉ ra một đời sống quá căng thẳng, ấy là bạn không thể nhắm vào bất kỳ việc gì trong hơn 5 phút. Đôi khi người ta hỏi lý do tại sao tôi cứ đi quanh nhiều lần khi tôi rao giảng. Câu trả lời, ấy là tôi cứ đi quanh như thế để giữ cho dân sự chú ý. Chúng ta sống trong một thế hệ làm việc ráng hết sức, rất căng thẳng, quá bận rộn, ở đây người ta dễ dàng bị phân tâm. Tôi khám phá ra rằng thật là dễ cho chúng ta có được sự chú ý của dân sự trong hội chúng, nhưng gần như là rất khó giữ được sự chú ý ấy sao cho thật lâu. Chúng ta sẽ công bố một sáng kiến mới, và trong 15 phút giống như lần đến thứ hai của Lễ Ngũ Tuần, rồi 15 phút sau đó người ta đã quên bẳng đi mọi điều chúng ta đã nói với họ. Đấy là dấu hiệu chỉ ra một thế hệ làm việc quá tải. Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, thì đấy đúng là một cách sống. Và chẳng có gì khác nhiều trong các thị trấn nhỏ. Chúng ta có truyền hình cáp, mạng Internet tốc độ cao, tin nhắn tức thời, video ipods, và đài phát thanh vệ tinh với 100 kênh khi bạn lắng nghe đài mình ưa thích từ biển nầy sang biển kia. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên truyền thông quá tải. Hôm nay, khi chúng ta dạy dỗ lớp người trẻ cách thức để giảng dạy, chúng ta nói cho họ biết phải biết chắc và thay đổi đề tài từng năm phút một vì đấy là cách duy nhứt để nhữ sự chú ý của dân sự. Điều đó không thể có được cách đây 50 năm. Chúng ta truyền đạt bằng mọi cách, vì chúng ta là một thế hệ dễ dàng phân tâm.
Thứ ba, Êli đang ở ngoài cái chạm về mặt thuộc linh. Câu 3 chép rằng: “Vì vậy, Ê-li sợ hãi, đứng dậy chạy đi đặng cứu mạng sống mình”. Bản văn Hybálai chứa một mệnh đề không thấy có trong bản dịch hiện đại. Mệnh đề thứ nhứt của câu 3 sát nghĩa đọc là “Rồi khi ông nhìn thấy”. Đấy là nan đề cơ bản của ông. Lý trí của ông quá căng thẳng rồi. Thân thể của ông về mặt vật lý đã cạn kiệt. Và giờ đây đôi mắt của ông không còn nhìn vào Chúa nữa và chúng đang nhìn vào các hoàn cảnh của ông. Đấy là những gì đang xảy ra khi bạn chịu sự căng thẳng về lý trí quá lớn lao, khi bạn kiệt lực về phần xác, khi bạn bắt đầu chạy đến với Red Bull và bốn giờ đồng hồ ngủ nghỉ trong một đêm, và bạn đang thắp lên cây đèn ở cả hai đầu. Không có gì lấy làm lạ khi Êli bắt lo sợ. Ông đang ở dưới áp lực rất lớn lâu đến nỗi ông không thể suy nghĩ sao cho rõ ràng được nữa. Hãy dành cho ông ba đêm ngủ ngon lành và Giêsabên sẽ không thể quấy rối ông nhiều được đâu. Khi bạn chịu áp lực trong một thời gian dài, bạn không suy nghĩ rõ ràng được, rồi bạn đưa ra những quyết định tồi, chúng sẽ đưa bạn vào chỗ rối rắm. Đấy là lý do tại sao mệnh đề ngắn ở câu 3 quan trọng như thế: “Rồi khi ông nhìn thấy”. Khi ông còn ở trên núi, mọi sự ông có thể nhìn thấy là Đức Chúa Trời. Những tiên tri của Baanh không quấy rối ông được chi hết. Mọi hoàn cảnh không là vấn đề. Vấn đề là Êli và Đức Chúa Trời. Nhưng giờ đây, trong tình trạng suy sụp tình cảm của ông, ông đang nhìn thấy Giêsabên, ông đang nghe thấy Giêsabên, và từ chỗ ông thường đứng trên đất, mặt ông tái nhợt đi, chạy tìm chỗ núp, cứ chạy mãi, và không dừng lại cho tới chừng ông dừng lại ở một hang động trên Núi Sinai cách đấy hàng trăm dặm đường.
Vì vậy, đây là chỗ chúng ta sẽ để vị tiên tri mạnh mẽ của Đức Chúa Trời lại trong chốc lát. Ông rúm người lại trong một cái hang, muốn được chết đi, cảm thấy cô độc hoàn toàn, lạc lỏng trong nổi thất vọng của mình. Nhưng khi chúng ta xem xét lần tới, Đức Chúa Trời không bỏ qua người đầy tớ của Ngài. Mặc dù ông chạy thật xa như ông có thể, Êli không thể chạy khỏi Chúa. Đức Chúa Trời có nhiều việc cho ông làm, vì vậy Êli không thể ở lại trong hang động cho đến đời đời được. Mặc dù ông phạm nhiều lỗi lầm, ông vẫn là người của Đức Chúa Trời.
Hãy đợi đấy. Đức Chúa Trời sắp sửa xây đời sống của Êli lại rồi sử dụng ông thêm một lần nữa.