Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

I Các Vua 18:1-15: "Một Người Nhơn Đức Trong Một Cung Điện Hắc Ám"


Ápđia: Một Người Nhơn Đức
Trong Một Cung Điện Hắc Ám
– I Các Vua 18:1-15
Aháp đã nổi giận và đấy chẳng phải là những tin tức tốt lành.
Không những ông ta đã có một ngày tồi tệ hay một tuần xấu xa hoặc một tháng chẳng ra cái gì hết. Đối với Aháp, mọi việc trải tồi tệ đi trong ba năm qua. Đấy là một hồi dài của tốt xấu, và nó đã khiến cho một người đàn ông phải cáu kỉnh, lo lắng, căng thẳng, chao đảo, bực dọc, dễ bị kích thích, thất vọng, rồi có khuynh hướng mất bình tĩnh đi. Bạn không muốn ở gần nhà vua khi ông ta ở trong một tâm trạng xấu hầu hết mọi lúc mọi khi.
Các quan sát viên của triều đình có thể chỉ ra chính xác thời điểm mà mọi sự bắt đầu suy sụp đi. Việc đã xảy ra vào cái ngày một nhân vật kỳ lạ có tên là Êli đã xuất hiện tại triều đình của nhà vua tại thành Samari. Nhân vật mà họ gọi là tiên tri của Đức Chúa Trời hằng sống đã tuyên bố rằng sẽ chẳng có mưa hay sương trong xứ Israel. Đây không phải là một bài diễn văn dài dòng đâu. Thực vậy, không ai có thể nhớ người nào từng đưa ra một bài diễn văn ngắn hơn thế cho nhà vua. Và Êli cũng chẳng có gì lộ vẻ sợ hãi hết. Nếu có việc gì thì là đây: ông ấy dường như rất bình tĩnh, giống như thể ông ta chẳng e sợ điều gì nhà vua sẽ làm cho ông ta. Nhân vật lạ lùng nầy xuất thân từ vùng đồi núi xứ Galaát đã xuống tận nơi, phát ra sứ điệp chỉ có một câu thôi, và rồi thình lình ông ta biến mất.
Hành động biến mất của Êli
Chính sự biến mất nầy đã bắt lấy Aháp. Việc ấy cộng thêm với hạn hán và đói kém. Sau khi Êli tan biến trong bầu không khí (hoặc dường như là như vậy), rõ ràng là ông đã đem mưa gió đi theo vì, bản tường trình thời tiết cho thành Samari luôn luôn giống nhau: bầu trời trong xanh, nắng nhiều, không mây và chẳng có mưa. Rồi cứ như thế trong hơn ba năm.
Mấy tháng đầu tiên không khó chịu lắm vì bạn có thể luôn luôn tìm được một vài loại thức ăn và một ít nước uống nếu bạn biết chỗ để tìm. Nhưng khi tháng ngày trôi qua, các cửa hàng trống không, mấy dòng suối cạn khô và một người với cái xô nước sở hữu một một thứ hàng hóa còn quí hơn cả vàng ròng. Chẳng chóng thì chày, những bản tường trình tiết lộ về mùa màng mất ráo, hoặc đồng ruộng đổi thành màu nâu, đất đai khô cằn hết, bầy lừa ngã quỵ và bầy bò chẳng còn cung cấp sữa nữa. Từ từ kẻ nghèo bắt đầu đói cho tới chết. Nhà vua cần phải làm một việc gì đó.
Nhưng làm gì chứ?
Không có gì phải ngạc nhiên, ông ta đã nổi giận và chao đảo. Ông ta là nhân vật quyền lực nhất trong xứ Israel (hay ông ta tưởng vậy), tuy nhiên ông ta đã bất lực không khiến cho hạn hán dừng lại được. Bất luận ông ta dâng lên thần Baanh bao nhiêu lời cầu nguyện, các từng trời vẫn đóng kín và mưa đã không đến. Để khiến cho mọi việc ra tệ hại hơn nữa, Êli đã biến mất. Biến đi đâu không biết cùng với gió. Không một ai biết ông ở đâu hết, chẳng có người nào nhìn thấy ông kể từ cái ngày may rủi kia, khi ông phát ra sứ điệp có một câu đến từ Đức Chúa Trời.
Ông đã đi đâu chứ?
Nhà vua chẳng biết phải làm gì để trả lời cho câu hỏi ấy. Đấy là lý do tại sao ông ta đã sai binh lính xuất phát trong một chiến dịch trên khắp cả xứ sở. Trong cơn hoang tưởng điên cuồng muốn bắt lấy Êli, không những ông ta đã tìm kiếm ở các quốc gia khác, ông ta đã buộc các cấp lãnh đạo phải thề là họ không biết chỗ ở của nhà tiên tri. Nhưng dù ông ta có cố gắng đấy, ông ta không thể tìm được sơn nhân đã mang lại hạn hán và đói kém cho xứ sở của ông. Rõ ràng là ông ta chưa hề tìm kiếm các hang động ở phía Đông sông Giôđanh, và không cứ cách nào đó Êli đã tránh thoát sự lục soát đang khi sống với người đàn bà góa ở Sarépta.
Sau cùng, giờ đây Lời của Đức Giêhôva lại đến với Êli: “Hãy đi, ra mắt A-háp: ta sẽ khiến mưa sa xuống đất” (I Các Vua 18:1). Câu nói nầy đến giống như một sự giải tỏa cho Êli để biết rằng thì giờ đã đến để đối mặt với vị vua gian ác thêm một lần nữa. Êli là một nhân vật chuyên hành động rất xuất sắc, và tôi dám chắc rằng có nhiều đêm ông đã tự hỏi tại sao ông phải mòn mỏi bên dòng khe nầy và trong nhà của người đàn bà góa kia, trong khi một làn sóng gian ác đã quét qua xứ sở của ông. Nhất định là ông đã cầu nguyện và cầu xin Chúa phải làm một việc gì đó. Có lẽ ông đã mơ tới các chương trình cùng nhiều chiến lược đa dạng, nhưng bất cứ ông suy nghĩ và ông đã cầu nguyện như thế nào, về phần của Êli ông đã không làm chi hết cho tới chừng Đức Chúa Trời bật đèn xanh cho ông.
Hết thảy chúng ta đều hiểu, thật là khó cho hạng người chuyên hành động chịu dời đi ra khỏi ánh đèn của sân khấu. Vận may chiếu cố đến con người dũng cảm, và thế gian dành sẵn cho hạng người không chịu ngồi đợi, nhưng họ nắm bắt được làn sóng ấy. Họ nắm bắt ngay! Chắc chắn điều nầy sẽ nhạy cảm nơi bản chất dạn dĩ và bốc lửa của Êli. Tuy nhiên, khi Chúa muốn ông phải ở đúng vị trí mà Ngài muốn, ông đã vâng theo mà chẳng phàn nàn chi hết. Có ít người muốn làm như thế ngày hôm nay. Ánh đèn sân khấu vẫy gọi và chúng ta liền chạy đến. Nhưng Êli thì không như thế đâu. Ông đã chờ đợi cho đến thời điểm của Đức Chúa Trời đã tới, cho tới khi toàn bộ mục đích của Đức Chúa Trời được tỏ ra. Chỉ khi ấy, ông mới bước ra tìm kiếm Aháp.
Êli, Gặp Ápđia
Song người mà ông gặp gỡ không phải là Aháp. Khi ông hành trình từ Sarépta đến thành Samari, Êli đã gặp Ápđia là quan gia tể trong cung điện của Aháp. Theo cách nói hiện đại, chúng ta sẽ nói ông là tùy viên của Aháp, là cánh tay mặt của ông ta, là người giữ cho mọi sinh hoạt được hanh thông, suông sẻ. Ông lo liệu mọi chi tiết để bản thân Aháp có thể làm Vua của Israel. Nếu bạn dừng lại để suy nghĩ về việc nầy, Ápđia phải là nhân vật có sự khéo léo rất mực vì đây là một địa vị có trách nhiệm rất lớn. Ápđia đang nắm bắt hết mọi sự đã diễn ra trong cung điện. Ông có quyền giám sát tất cả các tôi tớ, bồi bếp, những phụ tá, và mọi người vào ra khi gặp gỡ nhà vua. Điều nầy có ý nói rằng Aháp phải biết rõ Ápđia rồi đặt hết độ tin cậy vào ông. Đưa một người sai trái vào một địa vị như thế thì sự trị vì của bạn sẽ rất là ngắn ngủi đó. Tìm đúng một người thì đời sống của bạn đột nhiên trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Tất cả chúng ta đều hiểu khi có một người ngồi trên ngôi, và có một người ở đàng sau ngai vàng để có thể cảm biến được hết mọi việc. Người ngồi trên ngôi là người mà ai cũng nom thấy, song chính người không thấy kia mới xứng đáng với công trạng. Đấy là Ápđia.
Và chính ở điểm nầy mà câu chuyện trở nên thú vị hơn vì Kinh thánh cho chúng ta biết hai sự kiện khác nhau, dường như là mâu thuẫn nữa:
1) Aháp là một người gian ác, ông ta đã làm ác hơm các vị vua trước ông ta.
2) Ápđia là một người tin kính, ông kính sợ Đức Chúa Trời từ thời tuổi trẻ của mình.
Làm sao mà một người tin kính như thế lại là quan gia tể cho một con người gian ác như thế chứ? Chúng ta không biết câu trả lời vì Kinh thánh chẳng cho chúng ta biết gì về lai lịch gia thế của Ápđia. Đây là những gì chúng ta biết về Ápđia:
1) Ông là một tín đồ tin kính Chúa (câu 3)
2) Ông kính sợ Chúa từ hồi còn trẻ tuổi (câu 12).
3) Ông che giấu 100 tiên tri của Đức Giêhôva trong một hang động để giữ cho Giêsabên không giết họ (câu 4).
4) Ông cũng tiếp trợ cho các tiên tri đồ ăn và nước uống để giữ cho họ được sống (câu 4).
Ápđia được mô tả là “cây chà là trong sa mạc” vì ông đã đứng cho Chúa trong một thời điểm bội đạo trong cả xứ. Khi nhiều người khác xây về sự thờ lạy hình tượng, nhân vật nầy, đã leo đến một địa vị rất cao, sẽ không sấp mình xuống trước thần Baanh. Không cứ cách nào đó, ông đã lo liệu phục vụ Đức Giêhôva và giữ lấy địa vị cao của mình thậm chí khi phục vụ một nhà vua khom mình lãnh đạo dân sự vào chỗ xuống dốc thuộc linh.
Meyer đối với Spurgeon
Khi tôi nghiên cứu các nhà giải kinh, tôi thấy họ phân ra trong bảng đánh giá của họ về bổn tánh của ông. F. B. Meyer xem ông là một biểu tượng chỉ ra một tín đồ bị kẹt trong sự thỏa hiệp thuộc linh:
Ápđia không tin trong việc đưa mọi vấn đề đi quá xa. Tất nhiên là ông không thể sa ngã với trật tự mới của mọi sự như thế nầy, nhưng khi ấy chẳng cần thiết cho ông phải buộc mọi ý niệm tôn giáo của mình vào mọi người mà chi. Ông thường bị sốc với những gì ông nom thấy tại triều đình và thấy khó mà giữ bình tĩnh cho được, nhưng đấy chẳng phải là việc của ông, và điều đó sẽ không làm sao đánh đổ được tình trạng của ông, vì ông dám chắc mình sẽ thua cuộc một khi ông nói ra. Ông thường buồn rầu trong tấm lòng khi chứng kiến các nổi khổ của những tiên tri của Đức Giêhôva và hầu như có khuynh hướng thiên về lý tưởng của họ, nhưng rồi một người đơn độc không thể làm được gì nhiều. Có lẽ ông sẽ trợ giúp cho họ tốt hơn bằng một phương thức yên lặng, bằng cách giữ lấy địa vị mà ông đang có, dù đôi lúc có một ít căng thẳng trong các nguyên tắc của ông. Con người đáng thương nầy thường ở trong chỗ lo giải tỏa nghĩa vụ của mình với Đức Giêhôva bằng bổn phận của mình với chủ là Aháp.
Tôi phải nói rằng tôi tìm ra những lời lẽ dường bất công và chẳng thấy gì trong phân đoạn Kinh thánh để minh chứng chúng. Tôi thấy mình có nhiều nhất trí với Charles Spurgeon, là người gọi Ápđia là một trường hợp “mộ đạo rất sớm, cao độ”. Ông muốn nói rằng Đức Chúa Trời đã ấn định rằng Ápđia phải được nuôi dạy trong sự kính sợ Chúa từ khi còn trẻ tuổi. Và rồi, điều đó đẹp lòng Đức Giêhôva để đặt con người tin kính nầy vào một địa vị rất là khó khăn cho ông ấy, khi phục vụ một con người gian ác như Aháp. Spurgeon cũng chỉ ra một điểm, ấy là trong khi điều đó không thể minh chứng được, thì có rất có ý nghĩa đối với tôi. Ông cho rằng có lẽ Êli đã không kiên nhẫn với sự chần chừ của Ápđia. Khi Êli bảo ông ta nói cho Aháp biết chỗ ông (Êli) sinh sống, Ápđia e dè không muốn đi. Ông nghĩ đấy là bản án tử hình chắc chắn dành cho ông vì mọi sự ông đã biết, ấy là Êli đã xuất hiện tại triều đình của nhà vua ba năm trước và rồi thình lình biến mất không một dấu vết nào cả. Rồi giờ đây, Êli lại xuất hiện. Nếu Ápđia đi gặp nhà vua rồi nói: “Tôi đã gặp Êli”, làm sao ông ta biết Êli sẽ không biến mất một lần nữa chứ? Đối với tôi, đây là một câu hỏi hoàn toàn hợp lý. Ápđia đã lượng tính cái giá trước khi mở miệng mình ra, một việc mà chính mình Chúa Jêsus khuyên chúng ta phải lo làm. Tôi nghĩ, rõ ràng là Ápđia không thấy phiền hà gì khi chịu chết cho những gì ông ta tin theo đâu, nhưng ông ấy không muốn bị giết mà chẳng vì một lý do nào hết.
Phục vụ Đấng Christ trong Lực lượng Không quân
Bước theo Đấng Christ không có nghĩa là bỏ đi cảm xúc thông thường của bạn. Khi các tín hữu ở Trung Hoa thờ phượng ở đàng sau những cánh cửa đóng kín, thì có gì sai khi đóng các bức màn để chẳng ai để ý đến sự nhóm lại của các bạn? Đây chẳng phải là điều Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài bảo các môn đồ phải khôn như rắn và hiền như bò câu sao? Và về huấn thị của Kinh thánh: phải dè dặt ăn ở, nghĩa là phải bước đi với hai con mắt rộng mở, nhìn quanh mình mọi lúc. Tuần lễ nầy, tôi được ơn có một vài giờ đồng hồ với một thanh niên phục vụ với cấp bậc Trung úy trong Không quân. Anh ta có viết một quyển sách có đề tựa là Tình dục và Độc thân: Đắc thắng vì sự thanh sạch. Khi tôi hỏi anh ta: Người ta nghĩ sao về “đức tin mạnh mẽ” của anh ta, anh ta đáp rằng anh ta đã suy nghĩ nhiều tới việc ấy và đã hỏi thăm tất cả các Cơ đốc nhân khác đã phục vụ thâm niên trong lực lượng không quân làm cách nào họ cân đối đức tin và sự nghiệp quân sự của họ!?! Câu trả lời của anh ta sôi sụt về điều nầy. Cách tốt nhứt để phục vụ Đấng Christ trong quân đội là hết sức lo liệu công việc của mình từng ngày một. Anh ta nói anh ta không phải nói công khai về đức tin của mình vì bởi sự phục vụ đúng mức, nhiều người khác để ý mọi điều anh ta đã làm và chắc chắn có nhiều cánh cửa mở ra cho mọi cuộc trao đổi về Chúa. Đưa ra công khai về đức tin của mình là việc làm không có lợi, vì điều đó chỉ gây bức xúc cho người khác mà thôi. Nhưng đối với tôi, cái điều rõ ràng, đây là một thanh niên với những sự tin quyết cứng như đá, anh ta sẽ không thỏa hiệp trong sự nghiệp của mình. Anh ta hãy còn trẻ và chỉ mới khởi sự thôi, và tôi hình dung anh ta sẽ bị đặt vào những nơi hiểm trở, ở đó anh ta sẽ phải suy nghĩ cẩn thận phải đáp ứng thể nào trong vai trò một Cơ đốc nhân. Nhưng sao chứ? Đấy là sự thực của người nào mang danh của Đấng Christ. Một vị hiệu tưởng trường Trung học tin kính phải suy nghĩ cẩn thận có bao nhiêu lần hoặc ông đã làm chứng ít nhiều về Chúa khi ông còn nắm chức vụ. Một vị quan tòa Cơ đốc phải cân đối mọi đòi hỏi công việc của ông với những điều mà tấm lòng ông tin quyết. Cũng một thể ấy đối với các vị luật sư, những nhà dược phẩm, các vị giáo sư, những vị thương gia, phụ nữ và bất kỳ ai rùng vai với người thế gian. Bạn sẽ thường thấy mình ở trong những tình huống mà ở đó bạn cần lắm sự khôn ngoan của Vua Solomon để biết cách đáp ứng mà không đem những điều mình tin quyết mà thỏa hiệp. Đôi khi bạn sẽ nhận biết điều mình phải làm, và bạn phải có sự dạn dĩ để thực thi lẽ phải. Thỉnh thoảng bạn phải làm những việc mà nhiều người khác sẽ không hiểu.
Có ai chỉ trích Ápđia về sự che giấu các tiên tri của Chúa tránh mặt Giêsabên không? Nếu người ta phát hiện ra ông ấy, chắc chắn bà ta sẽ kết án tử hình ông ngay tại chỗ thôi. Ông vốn biết như thế, và cho dù là thế nào đi nữa, ông đã che giấu họ, và ông đã liều mạng sống mình để tiếp trợ đồ ăn và nước uống cho họ. Hãy nói bất cứ điều chi bạn muốn về nhân vật nầy, còn Ápđia không phải là một tay hèn nhát.
Cho phép tôi trở lại với quan điểm của Spurgeon chỉ trong một phút thôi. Ông bắt đầu bài giảng của ông theo cách nầy:
Tôi e rằng Êli đã không nghĩ ngợi nhiều về Ápđia. Ông không đối xử với ông ấy bằng bất kỳ một thứ xét nét quan trọng nào cả, nhưng bày tỏ với ông ấy một cách sắc bén hơn mà một người vốn trông mong từ một người có đồng đức tin. Êli là con người hành động — dạn dĩ, luôn luôn ở tuyến đầu, với chẳng có gì để che giấu; Ápđia là một tín đồ thầm lặng, chơn thật và kiên định, nhưng trong một tình huống rất khó khăn, và vì lẽ đó buộc phải thi hành bổn phận của mình trong một tư thế úp úp mở mở. Đức tin của ông nơi Chúa đã ảnh hưởng đời sống ông, nhưng không buộc ông phải ở ngoài triều đình.
Điều đó tạo cho tôi một thứ cảm xúc thật tốt đẹp. Có khi thái độ sốt sắng của chúng ta muốn xét đoán các tín hữu khác bắt nguồn từ sự hiểu biết thuộc linh và thêm nữa từ những khác biệt nơi nhân cách. Êli không thể phục vụ trong triều đình của Aháp. Không bao giờ! Một tư tưởng như thế sẽ là ghê tởm đối với ông. Tại sao ông, một vị tiên tri của Đức Chúa Trời, lại phục vụ trong triều đình của một người có tánh gian ác như thế kia cho được? Nhưng đấy rõ ràng và chính xác là nơi mà Đức Chúa Trời đã đặt để Ápđia.
Không có việc dạo chơi đối với họ!
Êli là một sơn nhân, không thích ứng với lối sống nề nếp trong triều đình của một vì vua.
Ápđia đã có sự đào tạo và khí chất để phục vụ tốt cho nhà vua. Ông sẽ không sống còn được lâu dài trong vùng đồi núi xứ Galaát cho được.
Nếu Êli không am hiểu Ápđia, và nếu Ápđia sợ hãi đối với Êli, thì điều nầy có thể hiểu được. Tôi không nghĩ Ápđia sẽ mời Êli đi dạo chơi, và nếu ông có mời đi nữa, tôi e rằng Êli sẽ đến đấy. Cách đây nhiều năm, tôi có nghe vấn đề như vậy được giải thích theo cách nầy. Trong đạo binh của Chúa, có nhiều vị tiên tri và có nhiều thầy tế lễ. Các tiên tri được Đức Chúa Trời kêu gọi để rao giảng cách dạn dĩ, quở trách tội lỗi rồi kêu gọi dân sự vào sự công bình. Các thầy tế lễ được Đức Chúa Trời kêu gọi để nhìn thấy hạng người bị tổn thương hết thảy sống chung quanh họ và phục vụ chữa lành trong danh của Chúa Jêsus. Chúng ta thường nhìn thấy tình trạng phân đôi trong khi xử lý với các vấn đề đạo đức như phá thai và đồng tính. Có những người được kêu gọi để đoạn tuyệt với loại tội lỗi nầy, và có người được kêu gọi để phục vụ những kẻ bị tổn thương và bị hủy hoại bởi các thứ tội lỗi nầy. Tôi để ý thấy rằng các vị tiên tri hiếm khi hiểu rõ các thầy tế lễ, và các thầy tế lễ không tán thưởng những vị tiên tri. Các vị tiên tri thường xem những thầy tế lễ là yếu mềm, trong khi các thầy tế lễ xem những vị tiên tri là khắc nghiệt và vô cảm. Nhưng cả hai đều được Chúa kêu gọi có nhiều việc quan trọng phải lo làm.
Có người phải rao giảng và gặp sự khó khăn.
Có người phải lo rịt vết thương.
Có người phải dạn dĩ tuyên bố Lời của Đức Chúa Trời.
Có người phải lo giùm giúp cho kẻ bị tổn thương.
Có người phải chổi dậy và chiến đấu.
Có người phải chăm sóc cho những kẻ bị thương vong.
Quân đội, mọi người không thể hết thảy đều là khinh binh và chẳng có ai lo chữa lành. Và quân đội hết thảy không luôn luôn là những người chữa lành mà chẳng có một chiến binh nào cả. Bạn cần có cả hai, và bạn cần cả hai cùng một lúc dầu khi họ không luôn gặp nhau tận mắt.
Đối với tôi, thật dễ đơn giản nhất khi nói: “Phải chăng hết thảy chúng ta đều như nhau hết sao?” Có khi chúng ta sẽ như nhau, có khi thì không được như vậy. Nếu chúng ta không thể làm việc chung với nhau, ít nhất chúng ta có thể giữ lấy những điều chúng ta tin quyết trong tình yêu thương, hiểu biết rằng không phải mọi người đều được kêu gọi phải làm những gì chúng ta được kêu gọi phải lo làm. Đối với một Êli, có một tá Ápđia. Và vị tiên tri cần đến Ápđia trong trường hợp Ápđia lót đường cho vị tiên đến gặp Vua một lần nữa.
Êli cần Ápđia
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì mỗi một Êli nào còn đứng nơi lỗ hỗng, công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời mà không thiên vị. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì mỗi một Mục sư nào còn đứng cho sự công bình và chấp nhận mọi sự vì sự công bình ấy mà không nao núng. Và Đức Chúa Trời chúc phước cho quí Mục sư nào tiếp tục Larry King và nói cùng một việc trên đài CNN mà họ đang nói trên tòa giảng của họ vào sáng Chúa nhật. Đức Chúa Trời chúc phước cho họ cả ngàn lần vì chức vụ của họ. Ít nhất chúng ta phải dạn dĩ về đức tin của mình giống như hạng người trong thế gian tin theo điều mà họ đang tin. Vì vậy, nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho Franklin Graham vì phát biểu trên truyền hình rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng. Nguyện ông ấy cứ đi tới rồi nói ra điều đó cho dù người ta không thích.
Còn Êli không phải là toàn bộ câu chuyện. Ông không thể làm công việc của mình nếu không có Ápđia trợ giúp cho ông. Và sẽ có nhiều Ápđia hơn Êli trong thế gian. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng giáo viên trường Cơ đốc nào cầu thay cho học trò, họ biết tên tuổi của chúng, và họ phấn đấu sống cho Đấng Christ trong khi giảng dạy ở những trường công. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng vị bác sĩ, luật sư Cơ đốc và từng thương gia, người nữ Cơ đốc nào xem công việc của họ là một phần trong ơn kêu gọi của họ đến từ nơi Chúa.
Nếu bạn là một Êli, đừng coi thường Ápđia vì họ đang phục vụ ở chỗ mà bạn không thể phục vụ.
Nếu bạn là Ápđia, đừng chối bỏ Êli nào đang làm những việc mà bạn không thể làm.
Lẽ nào là tốt hơn cho Ápđia phải từ chức đi? Không nhất thiết đâu.
Giôsép đã phục vụ trong triều đình Pharaôn.
Mạcđôchê đã chờ đợi tại cổng của Asuêru.
Đaniên đã phục vụ vua ngoại giáo là Nêbucátnếtsa.
Philíp 4:22 cho chúng ta biết có “nhiều thánh đồ” trong cung điện của Sêsa.
Đức Chúa Trời luôn luôn có dân sự của Ngài ở những vị trí không thích ứng. Và đôi khi Ngài kêu gọi nhiều người khác lo làm những việc mà bản thân chúng ta không thể làm được. Nếu Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ, Ngài sẽ chu cấp cho họ và ban cho họ bất cứ điều chi họ cần. Nói ra điều nầy không phải là tạo ra bất cứ một sự nhìn nhận nào về sự thỏa hiệp thuộc linh vì nếu bạn đem các nguyên tắc của mình ra mà thỏa hiệp, thì tốt hơn là bạn đừng gọi mình là một Cơ đốc nhân. Người nào phục vụ Sêsa (hay một ông chủ gian ác nào đó) có thể thấy rằng họ, cũng, phải che giấu những tiên tri của Đức Chúa Trời tới chỗ phải liều mạng. Phục vụ Chúa Jêsus không bao giờ là dễ dàng cả, và sẽ không thể dễ dàng hơn đâu.
Đức Chúa Trời có đủ loại người trong gia đình của Ngài. Êli có một con đường lỡm chỡm từ lúc bắt đầu, nhưng cũng chẳng dễ dàng gì nơi đôi giày của Ápđia. Cả hai người đều phục vụ Chúa, và trong trường hợp nầy, chúng ta dừng lại để dâng lên một lời khen ngợi cho Ápđia, một mắc nhỏ trong sợi dây xích lớn mục đích của Đức Chúa Trời.
Trung tín là đáng kể đối với Chúa. Hãy nhớ đến Ápđia, “cây chà là trong sa mạc” của Đức Chúa Trời. Ông là một người nhơn đức trong một nơi nhọc nhằn, ông đã làm một việc đúng đắn khi điều đó là đáng làm nhất. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho ông và nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho người nào noi theo các dấu chơn ông. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét