Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

I Các Vua 18:16-46: "Bữa Tiệc Của Thần Baanh"


Bữa Tiệc
của thần Baanh

– I Các Vua 18:16-46
Đôi khi cần phải nói rằng một cơn khủng hoảng không bao giờ tạo ra một đấng trượng phu – nó chỉ tỏ ra người ấy thực sự như vốn có thực như thế mà thôi. Tư tưởng đó vừa yên ủi mà cũng vừa gây lo sợ vì chúng ta hết thảy đều lấy làm lạ không biết mình sẽ phản ứng ra sao nếu mọi sự chúng ta đang có đây thực sự rơi vào chỗ khủng hoảng ấy.
Gia đình …
Sức khỏe …
Sự nghiệp …
Sự sống của chúng ta …
Chúng ta tự hỏi, liệu chúng ta có đức tin để lo liệu việc ấy không? Hay chúng ta sẽ suy sụp? Mọi sự chúng ta nói chúng ta tin – liệu chúng vẫn đủ đầy khi khủng hoảng xảy đến không? Hết thảy chúng ta đều tự hỏi mình sẽ làm gì trong giây phút ấy nếu mọi sự chúng ta đang có đây rơi vào chỗ khủng hoảng!?! Đấy là một lý do cho thấy tại sao chúng ta nhớ tới Todd Beamer. Nếu bạn có mặt trên chuyến bay 93 của hảng United vào ngày 11/9, bạn sẽ làm gì chứ? Liệu bạn sẽ giữ im lặng hay bạn sẽ có can đảm để nói: “Anh em sẵn sàng chưa? Chúng ta nhập cuộc”. Bạn đặt máy điện thoại xuống rồi tham gia với những người khác quyết định số phận của mình. Nếu mọi sự chúng ta tin đang đi xuống dốc tới điểm phải đóng băng lại, nếu chúng ta phải quyết định thực sự mình đang đứng ở đâu, nếu đó là gia đình, vợ, chồng, con cái, công ăn việc làm của chúng ta, nếu mọi sự chúng ta xem là yêu dấu đang rơi vào chỗ khủng hoảng, liệu chúng ta có đủ can đảm, liệu chúng ta có đức tin, liệu chúng ta có sức chịu đựng, liệu chúng ta có mặt ở đó khi chuyện thực sự xảy đến không? Bất cứ điều chi khác bạn nói về Todd Beamer, ngày 11 tháng 9 năm 2001 không làm thay đổi ông ấy. Nó chỉ tỏ ra những gì đã xảy có rồi ở bên trong chuyến bay kia.
Có những câu chuyện nhất định trong Kinh thánh mà ai cũng biết khi chúng ta nhắc tới tên của nhân vật, tự nhiên chúng ta nghĩ tới một sự kiện rất đặc biệt. Khi chúng ta nói tới Nôê, chúng ta nghĩ tới nạn lụt. Chúng ta nói tới Ápraham, chúng ta nghĩ đến Ysác. Chúng ta nói tới Giôsuê, chúng ta nghĩ tới thành Giêricô. Khi chúng ta nói tới David, chúng ta nghĩ tới Gôliát. Khi chúng ta nói tới Đaniên, chúng ta nghĩ đến hang sư tử. Khi chúng ta nói tới Êli, chúng ta nghĩ tới cơn khủng hoảng trên Núi Cạtmên.
Nếu chúng ta đi qua Xứ Thánh, hướng dẫn viên của bạn sẽ đưa bạn đến Núi Cạtmên. Đây là một hòn núi hùng vĩ nằm bên cạnh bờ biển ngó qua thành phố hiện đại Haifa. Từ đỉnh núi Cạtmên bạn có một cái nhìn bao quát mọi phương hướng. Cạtmên vốn quan trọng trong Cựu Ước về mặt quân sự và về mặt địa lý. Bất cứ ai nắm giữ Núi Cạtmên, họ kiểm soát được phân nửa phía bắc của xứ nầy. Và ai kiểm soát sự thờ phượng đã diễn ra trên Núi Cạtmên thì họ kiểm soát xứ sở về mặt thuộc linh. Các thầy tế lễ cùng các vị tiên tri của Baanh vốn biết rõ mọi sự đó. Đấy là lý do tại sao nhiều năm trước họ đã dựng một bàn thờ cho Baanh trên đỉnh Núi Cạtmên. Chúng ta biết từ lịch sử, sự thờ phượng thần Baanh là một tôn giáo đặc biệt rất suy đồi. Đây là một hỗn hợp kỳ dị về sự thờ lạy hình tượng, bao gồm phần tình dục và dâng con trẻ làm của lễ. Những kẻ ngoại giáo tin Baanh kiểm soát việc mọc và lặn của mặt trời. Hắn cũng được xem là vị thần ban phước cho mùa màng, và là vị thần ban bố hay cầm giữ lại những cơn mưa. Vì Israel xưa là một xứ chuyên về nông nghiệp, Baanh là một vị thần cực kỳ quyền lực. Những người nam người nữ nào đến thờ lạy Baanh sẽ dâng một của lễ rồi dấn thân vào một loại sinh hoạt tình dục với các thầy tế lễ (nam hay nữ). Họ tin rằng nếu bạn tham dự theo phần xác với một trong những thầy tế lễ đó của Baanh, quyền lực của Baanh sẽ được chuyển sang cho bạn. Vì thế, sự thờ lạy Baanh có một cấp độ trong tâm trí, ở một cấp độ khác cho tình trạng kinh tế của họ, và ở một cấp độ sâu hơn cho mọi ham muốn của xác thịt.
Vì vậy, chúng ta sẽ chẳng phải kinh ngạc thậm chí trong Israel, một xứ sở được dâng cho Đức Chúa Trời có một chơn thật, sự thờ lạy Baanh đã trở thành cực kỳ phổ thông. Nó nắm lấy lý trí, tấm lòng, thân thể và hoàn toàn cả linh hồn. Dưới sự trị vì của vị vua gian ác là Aháp, sự thờ lạy Baanh đã quét qua cả vương quốc phía Bắc. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời có một chơn thật hầu như đã bị hủy diệt một cách hoàn toàn.
Đây Nầy, Êli Đến
Khi chúng ta đọc câu chuyện nói tới Êli, thì chúng ta có cái phông như ngược lại với mọi sự ấy, ông là một sơn nhân, tên của ông có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời của tôi”. Một ngày kia, chẳng có một lời cảnh báo nào hết, ông xuất hiện trước mặt Aháp, là con cóc gian ác đang ngồi xổm trên ngai vàng của Israel. Êli nói với nhà vua: “Ta đứng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa”. Sau khi thốt ra mấy lời đó bởi quyền phép của Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đức Giêhôva sai Êli đến khe Kêrít, ẩn náu ở đó trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, Chúa đưa ông đến lãnh thổ Siđôn, đến với người đàn bà góa ở thành Sarépta, Kinh thánh ghi lại ở đó phép lạ nói tới bột và dầu không cạn kiệt và phép lạ làm cho con trai của người đàn bà góa nầy sống lại. Đồng thời, trong xứ sở của Israel có nạn đói kém. Trong hơn ba năm, chẳng có một trận mưa nào hết. Đất đổi màu nâu và rạn nứt. Các con rạch đều khô khan, những dòng khe biến mất, và sông Giôđanh chỉ còn là một dòng suối nhỏ giọt. Khắp cả xứ mùa màng mất ráo, kể cả mùa hái nho. Thú đồng nằm phơi xác trên các cánh đồng.
Sau cùng, Đức Chúa Trời gõ nhẹ vai Êli rồi phán: “hãy đi gặp Aháp một lần nữa”. Khi nhà vua và vị tiên tri gặp nhau lần thứ nhì, nhà vua hỏi: “Có phải ngươi, là kẻ làm rối loạn Y-sơ-ra-ên chăng?” (câu 17). Từ ngữ nói tới rối loạn trong tiếng Hybálai có ý nói tới con rắn. Ngươi, con rắn bẩn thỉu. Đấy là điều nhà vua suy nghĩ về vị tiên tri được xức dầu của Đức Chúa Trời. Êli đổi giọng rồi nói: “Chẳng phải tôi làm rối loạn Y-sơ-ra-ên đâu; bèn là vua và nhà cha vua, bởi vì vua đã bỏ điều răn của Đức Giê-hô-va, và đã tin theo thần Ba-anh” (câu 18). Trước khi Aháp có thể thốt ra một câu nào khác, Êli nói: “Đây là thời điểm dành cho sự thực. Đây là thời khắc mà dân sự phải quyết định”. Ông nói với nhà vua: “Hãy bảo dân Israel đến gặp ta tại Núi Cạtmên”. Nhà vua đồng ý với lời đề nghị nầy ngay. Êli nói: “Hãy nhóm 450 tiên tri của Baanh, và 400 tiên tri của Áttạttê”, số người nầy được cho là phối ngẫu nữ của thần Baanh. Đấy là 850 tiên tri giả đối đầu với một người của Đức Chúa Trời.
Tôi dừng lại một chút để bình luận rằng, một là ông điên hoặc ông là một người luôn có mối tương giao với Đức Chúa Trời mình. Tốt hơn là bạn đừng nên làm điều gì theo ý thích chợt nảy ra hay kiểu huy hoàng nhất thời. Tốt hơn là bạn phải biết chắc mình có mối tương giao với Chúa. Êli là một người đã có mối tương giao với Đức Chúa Trời Toàn Năng. Vào một ngày đã ấn định, họ gặp nhau trên đỉnh Núi Cạtmên. Chúng ta bắt lấy câu chuyện ở các câu 20-21: “Vậy, A-háp sai người đi nhóm cả dân Y-sơ-ra-ên và những tiên tri đến núi Cạt-mên. Đoạn Ê-li đến trước mặt dân sự mà nói rằng: Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn”. Phần quan trọng nhất đến trong câu kế đó: “Song dân sự chẳng đáp một lời”. Trong tất cả mọi sự đang hành hại Cơ đốc giáo hiện đại, có lẽ đây là điều quan trọng nhất. Không quyết đoán về mặt thuộc linh. Xuyên tạc về mặt thuộc linh. Tình trạng bất khả của dân sự Đức Chúa Trời chiếm lấy lý trí của chúng ta, chúng ta thực sự không quyết định nên đứng bên phe nào, tình trạng bất khả của lớp người trẻ, người lớn, kẻ độc thân và những ai đã kết hôn, tình trạng bất khả của từng lứa tuổi và từng nhóm người trong nhà thờ của chúng ta không dám quyết định mình nên đứng về đội nào. Chúng ta không thể quyết định chúng ta sẽ dự phần với ai. Và đấy là lý do tại sao chúng ta phấn đấu để mặc lấy bộ đồng phục nào vào sáng nay.
Hãy chú ý từ ngữ “nếu”. Chữ “nếu” có nghĩa là bạn phải lo thu dọn tâm trí của mình. Có kỳ suy nghĩ và có kỳ quyết định. Nếu Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời hay Ngài không phải là Đức Chúa Trời? Đây là một trong những lý do tôi mến thích Êli. Ông biến câu hỏi đó ra thực tế và riêng tư. Ông không nói nếu Giêhôva là Đức Chúa Trời, hãy mua một quyển sách rồi suy nghĩ về nó. Ông nói nếu Giêhôva là Đức Chúa Trời, hãy gia nhập vào đội của Ngài và hãy bước theo Ngài. Và nếu Baanh là thần, tốt đấy, thế thì hãy gia nhập vào đội của hắn mà theo hắn. Song hãy thôi đừng ngồi ở lằn ranh nữa. Bạn phải đưa ra quyết định chẳng chóng thì chày thôi.
850 đấu với 1
Ông đề xuất một thử nghiệm rất đơn giản để cho dân sự sẽ nhìn biết thần nào là Đức Chúa Trời chơn thật. Bạn có thể tranh luận suốt cả ngày về thứ xà phòng nào làm cho mình được sạch sẽ hơn. Nếu bạn thực sự muốn biết, hãy bước vào nước rồi tắm đi thì thấy người nào sạch hơn khi bước ra. Êli nói: “Các ngươi hãy kêu cầu Baanh và ta sẽ kêu cầu Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel. Thần nào trả lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời”. Chúng ta có thể sử dụng loại can đảm ấy ngày hôm nay. Chúng ta cần nói ít đi và hành động nhiều hơn. Sẽ có lúc nói năng là không còn cần thiết nữa. Dân sự của Israel đã đi giẹo giữa hai ý kiến: “Chúng ta nghĩ có lẽ Đức Chúa Trời của chúng ta là Thần. Hoặc có lẽ Baanh là Thần. Có lẽ chúng ta nên trộn cả hai lại với nhau”. Cái nầy một ít, cái kia một ít. Êli đáp: “không”, bây giờ là lúc phải sử dụng lý trí của các ngươi đi.
Bản thân câu chuyện rất là đơn giản. Những tiên tri của thần Baanh xả con bò ra rồi đặt từng miếng lên đống củi, nhưng Êli sẽ không cho đặt nó lên ngọn lửa. “Hãy cầu khẩn Baanh châm ngọn lửa cho các ngươi”. Ông bảo các tiên tri của Baanh và Áttạttê phải làm bất cứ điều họ họ nghĩ là họ cần phải thực hiện để kêu cầu Baanh châm lửa từ trời. Trong khi soạn sứ điệp nầy, tôi có đọc bài bình luận của Alfred Edersheim nói về phân đoạn nầy. Phần lớn mô tả của ông về sự thờ lạy Baanh nghe giống như tà thuật vậy. Ông nói các tiên tri của Baanh có mái tóc dài xuống hai bên vai của họ. Khi họ nhảy múa, kêu gào, gõ trống, rồi hạ thấp cơ thể xuống sát mặt đất. Họ sấp mình xuống đất để tỏ lòng thành kính đối với Baanh. Hãy nhớ rằng phi luân về tình dục nằm ở cốt lõi của sự thờ lạy Baanh. Đừng tưởng tượng một bối cảnh nghiêm trang nào giống như buổi nhóm cầu nguyện tối thứ Tư. Hãy nghĩ đến sự kêu gào hoang dại cùng nhiều trò đa dạng về tình dục ở trên núi. Họ tiến hành trong nhiều giờ đồng hồ, họ kêu la: “Ôi thần Baanh ơi, xin trả lời chúng tôi. Xin đáp lời chúng tôi”. Chẳng có việc gì xảy ra hết. Tới trưa, Êli bắt đầu chế nhạo họ: “Khá la lớn lên đi, vì người là thần; hoặc người đang suy gẫm, hoặc ở đâu xa, hoặc đang đi đường; hay là có lẽ người ngủ, và sẽ thức dậy” (câu 27). Điều nầy quả là không hay lắm đâu. Êli rõ ràng không chỉnh sửa về mặt chính trị. Chúng ta không thực hiện loại sự việc như thế nầy. Chúng ta không bật cười, chế nhạo nơi tôn giáo của người khác. Bạn sẽ lâm cảnh rắc rối vì làm như thế. Nếu bạn làm theo những gì Êli đã làm, bạn sẽ bị bắt vì một tội đáng ghét.
Khi Êli cho rằng có lẽ Baanh đang bận, ông sử dụng một từ Hybálai có nhiều ý tứ. Có người cho rằng chữ ấy có ý nói hắn ta đã đi săn bắn hoặc đi đâu đó. Nhiều người khác cho rằng chữ ấy có ý nói hắn đang đi tắm. Nói như thế hoàn toàn là một sự sỉ nhục nếu bạn suy nghĩ như vậy. Êli là một sơn nhân. Ông không e sợ về việc quấy rối dân sự. Ông sẽ thốt ra bất cứ thứ chi thoạt đến trong lý trí.
Vào cuối buổi trưa đó, trong nổi thất vọng các tiên tri Baanh đã lấy dao, gươm rồi bắt đầu rạch mình họ như một loại của lễ dâng bằng huyết cho tà thần của họ. Trông họ thểu não là dường nào. Song các từng trời đã im tiếng. Baanh hoàn toàn thất bại.
Của Lễ Ướt Sũng
Câu 30 có lẽ là câu quan trọng nhất của chương: “Bấy giờ, Ê-li nói với cả dân sự rằng: Hãy đến gần ta. Dân sự bèn đến gần người. Đoạn, Ê-li sửa lại cái bàn thờ của Đức Giê-hô-va bị phá hủy”. Lấy 12 hòn đá, mỗi hòn đá cho từng chi phái, ông dựng lại bàn thờ cho Đức Giêhôva. Đây là dấu hiệu có tính biểu tượng cho rằng xứ sở giờ đây trở lại với di sản thuộc linh chơn thật của nó. Thời điểm nầy cũng rất long trọng. Việc Êli dựng lại bàn thờ vào cuối bữa trưa hôm ấy, là khoảng thời gian dâng của lễ ban chiều. Đây là thời điểm Đức Chúa Trời đã ấn định, nhưng Israel đã hoàn toàn quên phứt nó. Bấy giờ, vào thời điểm dâng của lễ ban chiều, ông dựng một bàn thờ, đào mương, rồi chất củi ở đó. Ông xả thịt con bò, chất từng miếng lên củi, và rồi bảo dân sự đổ bốn cái bình đầy nước lên củi. Ba lần ông truyền cho nước phải được đổ lên như thế. Cho tới chừng thịt bò ướt sũng hết. Cho tới chừng nước đầy tràn. Cho tới chừng bàn thờ ướt đẫm hết. Cho tới chừng có nhiều nước đầy mương ở chung quanh bàn thờ. Bằng cách thực hiện những sự việc cụ thể như thế nầy vào thời điểm dâng của lễ ban chiều, Êli đang nói: “Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời giao ước. Nếu chúng ta trở lại với Ngài tùy theo Lời của Ngài, Ngài sẽ chẳng xua chúng ta đi. Nếu chúng ta trở lại với Ngài theo mọi giới hạn của Ngài, đúng cách, đúng kỳ, Ngài sẽ đến cùng chúng ta”. Mặc dù dân sự đã quên, Đức Chúa Trời vẫn sẵn sàng giữ lời hứa của Ngài.
Vì vậy, vào giờ dâng của lễ, mọi sự đã sẵn sàng rồi. Nhưng họ cần một phép lạ. Khi ấy, Êli bước tới phía trước rồi dâng lên một lời cầu nguyện rất đơn sơ: “Đến giờ dâng của lễ chay ban chiều, tiên tri Ê-li đến gần và nguyện rằng: Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên, ngày nay xin hãy tỏ cho người ta biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, rằng tôi là kẻ tôi tớ Ngài, và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự này. Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi, hầu cho dân sự này nhìn biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, và Ngài khiến cho lòng họ trở lại” (các câu 36-37). Ở một bên, bạn có 850 tiên tri của Baanh và Áttạttê, và bạn có 8, 9, 10 giờ đồng hồ kêu gào, la hét, rồi cắt thịt mình, và bạn có mọi lời cầu xin họ dâng lên thần của họ. Bạn có mọi thứ trong tôn giáo đó. Và ở đây, bạn có một người, là sơn nhân, là người của Đức Chúa Trời. Khi ông cầu nguyện, ông sử dụng chỉ có 60 chữ trong Anh ngữ. Ông cầu xin có ba điều:
1) Lạy Chúa, xin nhậm lời tôi để họ nhìn biết Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật.
2) Xin nhậm lời tôi để họ sẽ biết rằng tôi là tiên tri của Ngài là đang làm theo ý muốn của Ngài.
3) Xin nhậm lời tôi để mọi lòng của dân sự sẽ xây trở lại cùng Ngài.
Mối quan tâm duy nhứt của Êli đều nhắm về Đức Chúa Trời, lời lẽ của Ngài, công việc của Ngài, sự vinh hiển của Ngài, và dân sự của Đức Chúa Trời. Lạy Chúa, xin nhậm lời tôi. Chẳng có gào thét. Chẳng có rên la, chẳng có nhảy múa. Chẳng có rạch mình rạch mẩy chi cả. Tôi có ấn tượng bởi tính trang trọng đơn sơ của mọi sự ở đây.
Đồng thời, nước không phải là cần thiết. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời mà không cần nước. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời trong một cơn giông bão đầy mưa. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời trong một cơn bão tuyết. Đức Chúa Trời có thể nhậm lời ở đáy một cái giếng. Mọi sự đó chẳng là vấn đề gì hết đối với Đức Chúa Trời. Nước chỉ thuyết phục dân sự thấy rằng đây chẳng phải là một mưu mẹo chi cả, rằng đấy là chính mình Đức Chúa Trời Ngài đã nhậm lời mà thôi. Mục đích của toàn bộ câu chuyện nầy thực sự chẳng phải là nói về Êli đâu. Và mục đích của câu chuyện thực sự chẳng nói gì về dân sự, và mục đích của câu chuyện chắc chắn không nói về Aháp cùng các tiên tri của Baanh. Họ chỉ là bức màn của cánh cửa sổ mà thôi. Đây là một câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời. Câu chuyện nầy không phải nói về Êli. Ông chỉ là công cụ qua đó Đức Chúa Trời thể hiện ra một phép lạ thật khó tin.
Bảng tỉ số!
Chúng ta cần biết chắc mình đã nắm đươc tỉ số.
850 tiên tri của Baanh và Áttạttê đấu với Êli
850 người đấu với 1 người
Nghe chẳng phải là một trận đấu ngang ngửa.
Bảng tỉ số!
Êli 10.000.000
Các tiên tri của Baanh và Átạttê 0
Ôi chao! Tôi đã sai sót trong phép tính ấy. Phép tính ấy phải là …
850 người đấu với 1 người + Đức Chúa Trời!
Đây không phải là một trận chiến công bằng. Những gã xấu cần thêm thật nhiều người để trợ giúp cho phe của họ. Nhưng đấy vẫn chưa phải là một trận chiến công bằng.
Khi câu chuyện đi đến hồi kết thúc, có ba việc xảy ra:
1) Dân sự sau cùng tỉnh thức, mắt họ được mở ra, họ sấp mình xuống rồi kêu lên: “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời; Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là Đức Chúa Trời”.
2) Dân sự bắt lấy các tiên tri Baanh. Êli đã đưa họ xuống khe Kisôn, họ bị giết hết ở đó. Nghe việc nầy thì thấy chẳng tử tế chút nào, có phải không? Tôi không nghĩ như vậy đâu. Hỡi những người làm chồng, chúng ta hãy giả sử bác sĩ bảo quí vị rằng vợ của quí vị mắc ung thư ngực. Chúng ta hãy giả sử xa hơn một chút, rằng cô ấy cần một cuộc giải phẩu. Sau khi giải phẩu xong, bác sĩ nói: “Cô ấy khỏe rồi và cuộc giải phẩu thành công tốt đẹp”. Quí vị sẽ phải hỏi ông ấy một câu: “Ông có chắc không?” Thực sự đấy mới là vấn đề. Ông có chắc không? Các tiên tri của Baanh là khối u ác tính thuộc linh bên trong bộ phận dân sự của Đức Chúa Trời. Êli sẽ quét sạch họ! Ông sẽ không để cho bất kỳ phần nào của khối u ác tính đó còn lại ở trong bộ phận dân dộc Israel.
3) Trời khởi sự đổ mưa. Bảy lần Êli sai tôi tớ mình ngó về phía biển. Sáu lần gã tôi tớ kia chẳng nhìn thấy gì hết, nhưng lần thứ bảy hắn nhìn thấy một đám mây bằng cỡ lòng bàn tay. Khi cơn mưa khởi sự, Aháp lui về cung điện mùa hè của mình ở Gítrêên. Đây là câu nói sau cùng của câu chuyện: “Tay Đức Giê-hô-va giáng trên Ê-li; người thắt lưng, chạy trước A-háp cho đến khi tới Gít-rê-ên” (câu 46).
Ba con ếch ngồi trên một khúc gỗ
Khi chúng ta xem lại, chúng ta hãy đi ngược về phần đầu, chỗ lời lẽ Êli nói với dân Israel: “Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn” (câu 21). Và dân sự chẳng đáp một lời, đây là nan đề lớn hôm nay bên trong hội thánh. Ở một số điểm bạn phải động não của mình.
Cho phép tôi đưa ra một câu hỏi đơn giản thôi. Ba con ếch đang ngồi trên một khúc gỗ. Hai con quyết định nhảy xuống. Có bao nhiêu con còn lại? Câu trả lời là ba. Bạn đã không nhảy ra khỏi khúc gỗ vì bạn quyết định nhảy đi. Phần quyết định thì đếm mà chi. Bạn vẫn còn ngồi trên khúc gỗ cho tới chừng nào bạn nhảy ra khỏi khúc gỗ ấy. Bạn có thể quyết định cho tới chừng mấy con bò về chuồng, nhưng bao lâu bạn còn ngồi trên khúc gỗ, bạn vẫn còn ngồi trên khúc gỗ đó. Bạn có thể nói tôi đã quyết định đi theo Chúa Jêsus. Bạn có thể ca hát về quyết định đó. Bạn có thể hô to lên. Nhưng cho tới chừng nào bạn bước theo Ngài, bạn chưa bước theo Ngài. Tôi không quan tâm bạn quyết định như thế nào!?! Quyết định của bạn không phải là vấn đề; mà là những gì bạn thực sự làm kìa.
Cho phép tôi tóm tắt bài giảng nầy bằng cách hỏi một câu thật riêng tư: Điều chi giữ bạn không trở thành một môn đồ hết lòng của Đức Chúa Jêsus Christ? Có phải đó là sinh hoạt xã hội của bạn chăng? Nhiều người trẻ tuổi và nhiều người độc thân đang phấn đấu đặc biệt tại điểm nầy. Bạn muốn có mặt ở chỗ hành động kìa, và bạn sợ rằng nếu bạn bước theo Chúa Jêsus, bạn sẽ bỏ lỡ sinh hoạt trong cuộc sống. Một phụ nữ trẻ gửi cho tôi một email mô tả tình trạng thuộc linh chẳng đặng đừng của mình. Trong nhiều năm trời, cô đã phấn đấu với việc “hai con người khác biệt" – một người ở nhà thờ và người kia trong suốt tuần lễ. Đây là một phần của những gì cô ta đã viết:
Trong nhiều năm trời, tôi đã ra khỏi nhà để ăn uống với bạn bè, thường đã đưa ra những sự lựa chọn tệ hại nhất trong đời như một kết quả của những buổi tối đó … và rồi tôi chuyển hướng và nương cậy vào nhà thờ giúp cho tôi thấy lành lặn trở lại. Đấy là một chu kỳ vô tận, và như ngày hôm qua, chu kỳ ấy đã được thực hiện. Tôi nhận ra rằng tôi không thể kết hợp hai lối sống, tôi phải chọn lấy một, và sự lựa chọn là rõ ràng.
Cô ấy tiếp tục nói rằng cô ấy biết vẫn có những cuộc tranh đấu và ma quỉ phát hiện ra cô ấy đã quyết định bước theo Đấng Christ. Cô ấy đã đúng ở cả hai phương diện. Giống như tôi đã viết ra mấy lời nầy, tôi nhớ lại một sự kiện từ những ngày đầu sớm sủa của nhà truyền đạo D. L. Moody. Trên chuyến đi đầu tiên của ông đến Anh quốc, trước khi ông trở thành một người nổi tiếng, Moody được giới thiệu cho một người, người nầy đã hỏi một câu: “Có phải ông ấy là O và O không?” Nói như thế là có ý nói “Out and Out” [Đi ra và Đi ra] cho Chúa Jêsus? Câu trả lời là “yes” khẳng định. Giả sử có ai đó đến hỏi: “Có phải bạn là “O and O” không?” Bạn sẽ trả lời sao chứ? Có lẽ đây là câu hỏi hay hơn, bạn bè của bạn sẽ trả lời thế nào câu hỏi ấy về bạn? Có phải sự ăn ở của bạn là rõ nét và sự cam kết của bạn mạnh mẽ đến nỗi ai nấy ở chung quanh bạn đều biết bạn là “O and O” vì Chúa Jêsus không?
Cho phép tôi thách thức bạn với lời lẽ của Êli đặt trong phân đoạn Kinh thánh: Nếu Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, hãy theo Ngài! Nếu có cái gì khác và ai khác là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn! Nhưng phải động não đi. Hãy thôi đừng chơi các games nữa. Hãy thôi trò múa rối thuộc linh của bạn nữa đi. Hãy thôi đừng đi giẹo trên đường phố nữa. Hãy thôi đừng ngồi trên lằn ranh nữa. Hãy nắm lấy chỗ đứng cho những gì bạn biết rõ đấy là sự thực.
Một số người trong quí vị đang đọc lời lẽ của tôi giống như một đứa trẻ đang đứng bên rìa cái ao, chạm ngón chân cái vào mặt nước, xem chừng coi cái ao bao sâu. Kiểm tra nước là điều rất tốt. Bạn phải làm việc ấy. Đấy là một việc khéo léo phải lo làm. Nhưng ở một điểm, bạn phải nhảy vào trong ao đó.
Có phải bạn sẵn sàng nhảy xuống không? Có phải bạn sẵn sàng “O and O” cho Chúa Jêsus không? Tôi thách bạn hãy thôi đừng làm những gì bạn đang làm và hãy quì gối xuống mà thưa cùng Chúa. Đây là lúc thôi đừng suy nghĩ về việc hoạch định một ngày kia không lâu nữa sẽ thực hiện sự cam kết đầy đủ đời sống của bạn đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy làm việc ấy ngay bây giờ đi!
Bạn sẽ tìm cách làm hai con người khác nhau bao lâu nữa chứ? Đây là lúc phải nói: “dấn thân” để trở thành “O and O” cho Chúa Jêsus. Nguyện Đức Chúa Trời giúp cho bạn làm việc phải lẽ ngay bây giờ, ngay giây phút nầy, đừng chậm trễ và đừng cáo lỗi nữa. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét