Chớ Có Các Thần Khác
– Xuất Êdíptô ký 20:3
Chúng ta đang sống trong thời kỳ rất lạ, có phải không?
Một nghiên cứu của viện Gallup
mới đây cho thấy rằng 84% người Mỹ tin rằng Mười Điều Răn là kim chỉ nam rất
thích đáng cho cuộc sống. Rất là khích lệ khi biết như thế, cho tới chừng bạn
nhận ra rằng có nghiên cứu khác chỉ ra 30% con số ấy đọc đúng danh xưng của 3 trong
10 Điều Răn.
Vì
vậy, trước khi chúng ta đi xa hơn, bạn có thể đọc được bao nhiêu điều răn? Hãy điền
vào khoảng trống dưới đây với một từ hay cụm từ tóm tắt từng Điều Răn:
Điều Răn Thứ Nhứt:
Điều Răn Thứ Nhì:
Điều Răn Thứ Ba:
Điều Răn Thứ Tư:
Điều Răn Thứ Năm:
Điều Răn Thứ Sáu:
Điều Răn Thứ Bảy:
Điều Răn Thứ Tám:
Điều Răn Thứ Chín:
Điều Răn Thứ Mười:
Trong
nhiều thế hệ, Mười Điều Răn được xem là phần tiêu chuẩn của nền giáo dục tốt đẹp
của người Mỹ. Trẻ em học đọc thuộc lòng hết thảy 10 Điều Răn — chúng thuộc từ
lâu trước khi chúng khởi sự đến trường. Nếu vì lý do nào đó chúng không thuộc, những
bài thơ như sau đây được sử dụng để giúp cho chúng mau nhớ:
Chớ có thần nào khác trừ ra Ta
Chớ có quì gối xuống trước hình thượng nào
Đừng lấy danh Đức Chúa Trời mà làm chơi
Không dám phạm thượng trong ngày sa-bát
Biết hiếu kính đối với cha mẹ
Đừng nghĩ tới việc giết người
Tránh xa bất cứ thứ chi là ô uế
Mặc dù nghèo, cũng không nên trộm cắp
Cũng đừng nói dối mà chi
Đừng tham những gì thuộc về người lân cận mình
(Quoted in Leslie Flynn,
Now a Word From Our Creator, p. 9)
Tai Họa Ở Kentucky
Thực tại rất
đáng buồn, ấy là phần lớn trẻ em Mỹ lớn
lên mà chẳng biết gì về 10 Điều Răn. Cách đây mấy năm, Tòa Thượng Thẩm đặt ra một
điều luật trái với hiến pháp ở Kentucky đòi hỏi 10 Điều Răn phải được gắn trong
các lớp học của trường công. Một đạo luật như thế là vi phạm Điều Răn Thứ Nhứt vì
không nhất thiết nó sẽ làm cho cả nhà thờ và nhà nước phải bối rối. Lời bình
chính xác nhất đối với quyết định đó, ấy là người nào viết ra hiến pháp sẽ hoàn
toàn kinh ngạc bởi quyết định đó. Họ cho rằng tất cả trẻ em trong từng lớp học
sẽ học 10 Điều Răn bởi vì chúng xem việc học tập của chúng đặt trên nền tảng lịch
sử hợp pháp lần ngược về lại Núi Sinai. Sử dụng hiến pháp chống lại 10 Điều Răn
dường như có vẻ buồn cười đối với chúng. Không may, chúng ta đang sống trong thời
buổi mà buồn cười đã trở thành luật lệ của xứ sở.
I. Tại sao phải nhức nhối với 10 Điều Răn chứ?
Chúng ta bắt
đầu phần nghiên cứu về 10 Điều Răn là lần ngược lại nền tảng chung — được công
nhận bởi người Do thái cũng như Cơ đốc nhân là bộ luật đạo đức quan trọng nhất
từng được ban ra cho nhân loại. Là bước thứ nhứt, một thắc mắc cơ bản in ngay
trong trí: “Tại
sao phải nhức nhối với 10 Điều Răn chứ?”
Từng
Cơ đốc nhân đều thắc mắc như thế. “Chúng ta không ở dưới luật pháp, có phải không?”
“Đừng đưa cho
tôi bộ luật của Cựu Ước mà chi” “Ừ! Tôi nhớ
có học thuộc lòng 10 Điều Răn khi còn nhỏ cơ”.
Đối
với những ai không biết về 10 Điều Răn, hay đối với người nào biết và nghĩ
chúng chẳng ăn nhập gì hết, cho phép tôi đưa ra ba câu trả lời cho thắc mắc ấy:
“Tại sao phải nhức
nhối?”
A. Chúng Cung Ứng Một Tiêu Chuẩn Khách Quan Về Đúng Và Sai.
Nếu chúng
ta chẳng có một cớ nào khác để nghiên cứu 10 Điều Răn, bấy nhiêu đây là đủ rồi.
Chúng ta đang sống trong một thời buổi khi chính khái niệm đạo đức khách quan đang
bị thắc mắc. “Có
thể việc ấy là đúng cho bạn, nhưng làm sao tôi biết chắc là đúng cho tôi chứ?”
Một khi khái niệm về tiêu chuẩn tuyệt đối bị vứt bỏ, khi ấy chẳng có gì khác hơn
chủ nghĩa mơ mộng lý tưởng [idealism] ("Chúng ta là thế giới” [We are the world]) hay
thực dụng bủn xỉn chủ nghĩa [pragmatism] ("có
thể cho là đúng") hay chủ nghĩa dân túy dân chủ [democratic populism] ("luật đa số")
hay hình thái phát triển tầng lớp ưu tú trong xã hội theo chế độ kỹ trị [technocratic
elitism] ("Tôi có học. Hãy để cho tôi lập luật").
Có
người cho rằng kể từ khi khởi sự thời gian, con người đã thông qua 35 triệu điều
luật. Làm sao chúng ta biết chắc luật nào có giá trị và luật nào là không? Để
trả lời cho câu hỏi đó, bạn cần một tiêu chuẩn khách quan, nhơn đó đánh giá đúng
và sai. Chúng ta sẽ đi đâu để tìm ra một tiêu chuẩn như thế?
Chỉ
có ba câu trả lời cho câu hỏi ấy.
1. Cảm xúc của con người. (thí dụ, câu nói “Làm
sao việc ấy lại là sai khi cảm giác cho thấy là đúng?" của Debbie
Boone).
2. Phiếu đa số. (thí dụ. “Làm sao sai được một khi 55% dân
chúng bỏ phiếu tán thành chứ?")
Vấn
đề với hai câu trả lời đầu tiên, ấy là cảm xúc thay đổi và đa số thường thay đổi
vị trí của nó. Thế là chúng ta bị bỏ lại với “bãi cát” thuyết đạo đức tương đối đầy
biến động và bất ổn. Và chúng ta sẽ làm gì nếu cảm xúc của chúng ta tranh đấu với
những điều chúng ta tin quyết? Khi ấy thì ai đúng chứ? Nếu chúng ta nói điều
chi là “đúng”
cho bạn có thể là “không đúng” cho tôi, há chúng ta đã không thốt ra điều chi có
ý nghĩa thực sự chăng? Cũng một ý nghĩa ấy, phá thai là “sai” cho tới chừng Toà Thượng Thẩm
nói phá thai là “đúng”,
ở chỗ nầy người nào chống phá thai sẽ “sai” về mặt đạo đức, bản thân họ sẽ “sai” vì
chống đối một sự việc mà Toà Án giờ đây tuyên bố là “đúng”. Đúng và sai chẳng khác gì hơn
những cụm từ tình cảm thiếu bất kỳ ý nghĩa khách quan nào.
Mọi
sự ấy chỉ cho chúng ta thấy câu trả lời thứ ba và sau cùng cho thắc mắc: “Chúng ta sẽ tìm ở đâu
một tiêu chuẩn bởi đó chúng ta có thể đánh giá đúng và sai?”
3. Chúng ta cần một tiêu chuẩn tuyệt
đối — một tiêu chuẩn không thay đổi và không thể thay đổi. Tiêu chuẩn ấy phải
là — và chỉ có thể là — Đức Chúa Trời.
Archimedes
đđã nói: “Hãy
cho tôi một đòn bẫy đủ dài, và một chỗ để đứng, thì tôi sẽ dời thế gian đi”.
Đòn bẫy đủ dài thì không phải là vấn đề; chúng ta cần một “chỗ để đứng”. Nếu bạn muốn di dời
thế gian, bạn phải đứng ở ngoài thế gian. Đấy là nan đề với việc sử dụng cảm
xúc của con người và luật đa số làm cơ sở để quyết định đúng và sai. Chúng sẽ
không bao giờ cung ứng được một “chỗ đứng” an toàn. Bạn cần một việc gì đó — hay
một người — chính mình người ấy đang đứng ở ngoài thế gian. Đấng đó chỉ có thể
là chính mình Đức Chúa Trời mà thôi.
Ted Koppel về 10 Điều Răn
Cách đây mấy
năm, Ted Koppel (thuộc đài ABC) đã
phát ra bài diễn văn mở đầu tại Đại học đường Duke. Hãy lắng nghe cách thức ông
mô tả ảnh hưởng đạo đức của vô tuyến truyền hình về văn hoá Mỹ:
Hãy mở xem
chương trình MTV hay Nước Mỹ Buổi Sáng rồi nhìn thấy những hình ảnh và ý tưởng
chớp nhanh theo cách khai vị rất ấn tượng. Không, chẳng có nhiều chỗ trên truyền
hình cho tình trạng phức tạp. Bạn có thể dự phần vào bàn tiệc hàng ngày của
chúng tôi mà chẳng cần phải động não nhiều, không cần cả kỷ luật về thể xác hay
đạo đức chi hết. Chúng tôi chẳng đòi hỏi chi nơi bạn, chỉ cần bạn nhìn xem
thôi, hay nói rằng bạn đang xem một khi đại diện của Ông Nielsen xuất hiện để
kêu mời. Rồi dần dần, cần phải nói là, chúng ta đang bắt đầu ghi dấu của mình
trên dân chúng Mỹ. Bản thân chúng ta thực sự tin chắc rằng những khẩu hiệu sẽ cứu
chúng ta: “Hãy chích đi nếu bạn muốn, song hãy sử dụng kim tiêm sạch” “Hãy tận
hưởng tình dục bất cứ lúc nào và với bất cứ ai bạn muốn, nhưng hãy dùng bao cao
su”.
Chắc
chắn là chúng ta đồng ý với mọi khẩu hiệu đó, song Ted Koppel không dừng lại ở đó.
Hãy lắng nghe mấy câu kế tiếp của ông:
Không. Câu
trả lời là không. Không phải vì nó không mát mẻ hay thông minh đâu hoặc vì bạn
sẽ kết thúc ở trong tù hay chết với chứng bịnh AIDS, nhưng không, vì nó sai trật.
Vì chúng ta đã sử dụng 5.000 năm như một cuộc đua hợp lý hóa, con người đang ra
sức tự kéo mình ra khỏi chất nhờn nguyên sinh bằng cách tìm kiếm chân lý và những
điều đạo đức tuyệt đối. Trong vị trí của chân lý, chúng ta khám phá ra nhiều sự
thực; về những thứ đạo đức tuyệt đối, chúng ta đã thay thế bằng sự mơ hồ về mặt
đạo đức. Giờ đây chúng ta đang truyền đạt với mọi người và chẳng nói điều gì là
tuyệt đối hết.
Nhưng
bấy nhiêu đó vẫn chưa phải là phần kết phân tích của ông ta. Vậy thì đâu là câu
trả lời? Chúng ta tìm chân lý nào đứng vững với thử thách của thời gian ở đâu
chứ?
Xã
hội chúng ta đang tìm kiếm chân lý nơi thuốc men mạnh đến nỗi không sao tiêu
hóa được. Trong hình thức tinh khiết nhất của nó, chân lý không phải là cái vòi
nước lịch sự vác trên vai; mà nó là sự quở trách đang thét gào kia. Những gì
Môise mang xuống từ trên Núi Sinai không phải là 10 Đề Nghị; chúng là 10 Điều Răn.
Là, chớ không phải đã là. Vẻ đẹp tuyệt đối của 10 Điều Răn, ấy là chúng là những
dòng chữ xác định cách xử sự đáng chấp nhận của con người, không những cho khi ấy
hay bây giờ, mà cho mọi thời đại. (Duke University
Alumni Magazine, p. 36, n.d.)
Tin
tưởng một nhân vật người Mỹ nào dám nói như thế thật là khó. Song Ted Koppel nói
đúng. “Trong
chỗ của chân lý, chúng ta khám phá ra những sự thực; còn những điều đạo đức tuyệt
đối, chúng ta đã thay thế bằng sự mơ hồ về mặt đạo đức”. Câu trả lời?
10 Điều Răn, đang (chớ không phải đã!)
vững chắc cho đến đời đời.
Đức Chúa Trời đã phán ra mọi lời nầy
Và điều đó đưa
chúng ta đến với Xuất Êdíptô ký 20:1,
lời nói đầu thường bị đọc lướt qua, cho 10 Điều Răn: “Bấy giờ,
Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy”. Trong nổ lực để có được “công cụ tốt”,
chúng ta chạy ngay tới lời lẽ nầy giống như thể chúng là một loại thông báo bản
quyền xa xưa vậy. Chúng ta lật qua các trang tiêu đề để đến với chương đầu tiên.
Nhưng đấy là một sai lầm rất quan trọng vì lời lẽ nầy chỉ ra Đấng đang phán dạy.
“Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy” Ai đang phán ở đây chứ? Đức Chúa Trời!
Ngài
phán điều chi vậy? “Mọi lời nầy”.
Vậy,
10 Điều Răn đến từ đâu chứ? Đức Chúa Trời!
Đây
không phải là “10
Đề Nghị cho một đời sống tốt hơn” hay “Mười phương thức bạn nên xem xét” hoặc
“Mười Thói Quen
của hạng người thành công cao độ” hay “Mười cách để leo lên nấc thang” hoặc
“Mười ý tưởng có
ích cho bạn”. Không!
Đức
Chúa Trời phán mọi lời nầy — vì lẽ đó, chúng có thẩm quyền về đạo đức.
Đức
Chúa Trời phán mọi lời nầy — vì lẽ đó, chúng ta không lấy làm lạ về mọi dự tính
của Ngài.
Đức
Chúa Trời phán mọi lời nầy — vì lẽ đó, chúng ta phải xem trọng chúng.
Đức
Chúa Trời phán mọi lời nầy — vì lẽ đó, chúng ta phải dành sự chú ý vào mấy lời
nầy.
Vậy
thì, chúng ta tìm được gì khi chúng ta đến với 10 Điều Răn? Sau cùng, đây là
tiêu chuẩn khách quan cho đúng và sai. Sau cùng, đây là “chỗ đứng” của chúng ta, trên đó
chúng ta có thể đưa ra những xét nét về đạo đức sao cho thích ứng. Sau cùng, đây
là một bộ nguyên tắc về đạo đức chung.
—
Chúng không bao giờ bị hủy bỏ.
—
Chúng không hề bị vượt qua.
—
Chúng vững chắc hôm nay cũng như chúng vững chắc cách đây 3.000 năm.
(Có lý do thứ hai
cho thấy tại sao chúng ta phải chú ý vào 10 Điều Răn).
B. Chúng quy định cách ứng xử của Cơ đốc nhân.
Ở điểm nầy,
chúng ta bước vào một bãi mìn thần học. Theo ý nghĩa nào thì 10 Điều Răn quy định
cách ứng xử của Cơ đốc nhân? “Thưa Mục sư, tôi nghĩ chúng ta không nên ở dưới luật pháp”.
Bạn nói đúng. Chúng ta không “ở dưới” luật pháp mà “ở dưới” ân điển. Nhưng hãy chú ý
câu kế tiếp cho cẩn thận: “Ở dưới” ân điển không hủy bỏ được 10 Điều Răn.
Cho
phép tôi trình bày rõ vấn đề như tôi có thể. Chúng ta không được cứu bằng cách
giữ 10 Điều Răn. Tôi nghĩ Phaolô đang ổn định vấn đề rõ ràng trong sách Rôma. Không
một người nào sẽ được lên thiên đàng bằng cách tuân giữ 10 Điều Răn vì chẳng có
ai có thể giữ chúng một cách trọn vẹn được!
Nhưng
đấy mới chỉ là phân nữa của câu chuyện. Mặc dù chúng ta không được cứu bởi 10 Điều
Răn, chúng ta được giữ thật an toàn bởi chúng.
Cho
phép tôi minh họa: Giả sử rằng ở vùng núi Colorado, một cơn bão khủng khiếp
quét sạch một cây cầu hẹp bắc ngang qua một dốc thật đứng. Một du khách có mặt
dọc đường lúc nửa đêm nhìn thấy điều chi đang xảy ra rồi dựng lên một tấm bảng
hướng dẫn: “Cầu
sập rồi! Nguy hiểm!” Một giờ đồng hồ sau, có một người chạy đến và đang
trong tình trạng say xỉn. Suy nghĩ các dấu hiệu làm bằng tay là một trò đùa,
ông ta cứ lái xe vào khúc quanh chỉ để khám phá ra quá trễ, cây cầu đã sập rồi,
ông ta lao xe vào rặng đá bên dưới mà chết. Tại sao ông ta chết? Ông ta chết vì
ông ta bất chấp tấm bảng hướng dẫn cảnh báo kia.
10
Điều Răn giống như tấm bảng cảnh báo đó. Chúng là cách loan báo của Đức Chúa Trời:
“Cảnh báo! Nguy
hiểm ở trước mặt! Cầu sập rồi!” Chúng ta bất chấp chúng, thì chúng
ta sẽ bị hư mất ngay.
Cậu
bé kia trở về nhà từ Lớp Trường Chúa Nhật tung tăng với sự phấn khích. Mẹ nó hỏi: “Con học được gì
hôm nay?” “Mẹ ơi, hay lắm đấy. Chúng con học hết về 10 Tay Biệt Kích
[commandos]!” Nó nói đúng! 10 Điều Răn [commandments] thực sự là 10 Tay Biệt
Kích của Đức Chúa Trời, họ giữ an ninh cho chúng ta rồi chỉ con đường dẫn tới
phước hạnh.
Và
điều đó đưa tôi đến lý do thứ ba mà chúng ta đáng phải nghiên cứu 10 Điều Răn.
C. Chúng chỉ ra bản đồ dẫn đường đến phước hạnh của Đức Chúa Trời.
Dường như
là linh tinh khi nối kết 10 Điều Răn với tình trạng phước hạnh một khi 8 đến 10
điều răn được trình bày theo cách tiêu cực: “Người chớ … ngươi chớ … ngươi chớ … ngươi chớ …”.
Có người đọc thấy rồi suy nghĩ rằng có lẽ Đức Chúa Trời không có cảm giác về
hài hước, rằng Ngài là một cụ già thành kiến ngồi trên chiếc ghế bành trên trời
chỉ lo tìm kiếm một cơ hội để quăng tia sét xuống và nướng khô một tội nhân.
Đâu
đó tôi đọc câu chuyện kể về một biên tập viên báo chí, ông ta bảo các phóng
viên phải viết lại 10 Điều Răn. Sau một vài phút, phóng viên kia trở lại với một
từ viết bằng chữ hoa trên tờ giấy: DON’T [CHỚ]!
Và đấy là hình ảnh của họ về Đức Chúa Trời — "Chớ, chớ, chớ, chớ làm điều nầy, chớ làm
điều kia, chớ có vui đùa, chớ tận hưởng cuộc sống, nếu ngươi tận hưởng, có lẽ
là sai lầm đấy”. Người ta nghĩ rằng một Đức Chúa Trời yêu thương sẽ
không bao giờ nói “chớ”!
Yêu thì không nói “chớ”!
Không một điều
gì xa vời hơn đối với sự thật. Nếu bạn yêu ai đó, bạn sẽ yêu họ đủ đến nói “no” [chớ]!
Cách đây mấy ngày, có thanh niên kia đến gặp vị Mục sư đặc trách thanh niên là
Bob Boerman. Anh ta nói cho Mục sư Bob biết một trong các lý do anh ta không muốn
trở thành Cơ đốc nhân, ấy là Cơ đốc giáo là một tôn giáo tiêu cực như thế đó. Anh
ta cũng nói rằng anh ta thấy rất là kỳ cục khi Cơ đốc giáo yêu cầu lứa tuổi
thanh thiếu niên phải tránh quan hệ tình dục cho tới chừng nào họ kết hôn. Đức
Chúa Trời yêu cầu ai đó phải thực hiện một việc như thế bằng cách nào? Mục sư Bob
đáp rằng ông nhìn thấy đứa con gái của mình đang chơi đùa ở giữa đường Lake, ông
sẽ không đứng lui lại rồi nói: “Phải, trẻ con là trẻ con. Nếu chúng muốn chơi đùa trên đường
phố, tôi sẽ chẳng làm gì về việc ấy”. Loại cha mẹ nào sẽ làm như thế
chứ? Không, ông sẽ gọi con gái mình: “Đừng chơi đùa trên đường phố nữa”. Nếu chúng
than phiền, ông sẽ đến bồng lấy chúng rồi đưa ra khỏi con đường. Như thế là chẳng
yêu thương sao? Chẳng tử tế sao? Mục sư Bob nói: “Nếu tôi yêu con gái tôi, tôi sẽ nói “không”!”
Có
khi bạn phải yêu thương người ta đủ để nói “không”!
Đấy
là những gì Đức Chúa Trời đang làm trong 10 Điều Răn. Ngài yêu thương chúng ta đủ
để nói “không”[chớ].
Có thể chúng ta không hiểu được tình yêu ấy, có thể chúng ta không nhìn thấy như
thế là đúng trong lúc bây giờ, có thể chúng ta nghĩ đường lối của chúng ta là
hay hơn, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng nhìn thấy mọi sự và nhìn biết cuộc sống được
dự trù phải thể hiện ra sao, ban cho chúng ta 10 Điều Răn nầy như một cung cách
sống phước hạnh cả bây giờ và cho đến đời đời.
Có
cách nhìn khác về sự việc nầy. Giả sử chúng ta đổi 10 Điều Răn thành các phước
lành. Đại loại thì chúng sẽ giống như vầy:
Phước thay cho người nào đặt Đức Chúa Trời ở trên hết.
Phước thay cho người nào chẳng cần hình tượng.
Phước thay cho người nào chúc tụng danh Đức Chúa Trời.
Phước thay cho người nào xem trọng ngày của Đức Chúa Trời.
Phước thay cho người nào hiếu kính cha mẹ mình.
Phước thay cho người nào đánh giá cao sự sống.
Phước thay cho người nào giữ lời hẹn ước hôn nhân.
Phước thay cho người nào tôn trọng tài sản của người khác.
Phước thay cho người nào yêu mến lẽ thật.
Phước thay cho người nào học biết nghệ thuật của sự thỏa
lòng.
Người
nào nói 10 Điều Răn là quá tiêu cực vậy? Chúng chẳng có tiêu cực gì đâu. Xây
chúng lại thì bạn sẽ thấy 10 câu nói tích cực nhất về sự sống đã từng được viết
ra.
Có
người gọi 10 Điều Răn là hẹp hòi. Hẹp hòi ư! Phải, theo một ý nghĩa chúng là hẹp
hòi trong chỗ chúng quản trị đời đời những việc như giết người, tà dâm, thù hận,
trộm cướp và nói dối. Nếu như thế là hẹp hòi, thế thì chúng ta cần mọi sự hẹp
hòi mà chúng ta có thể tiếp thu được.
10
Điều Răn có hẹp hòi không? Có, nhưng mỗi đường băng trên thế gian đều phải hẹp
hòi như thế. Không một hành khách nào muốn viên phi công bỏ đường băng rồi đáp
xuống trên một thửa ruộng. Bạn sẽ cảm nhận ra sao nếu viên phi công trưởng
tuyên bố trên hệ thống liên lạc rằng ông ta chán hạ cánh trên phi cảng O’Hare,
vì thế ông ta quyết định hạ cánh trên xa lộ Eisenhower? Hãy lắng nghe xem, khi
bạn còn ở trên không trung, bạn cần có một viên phi công với tâm trí hẹp hòi. Bạn
không cần gã có tính sáng tạo nào muốn hạ cánh trên xa lộ. Bạn cần một gã tâm
trí hẹp hòi muốn hạ cánh trên đường băng cụ thể nhất. Nhàm chán ư? Có thể lắm, nhưng
con đường hẹp kia thực sự là con đường rộng dẫn đến chỗ hạ cánh thật an toàn.
10
Điều Răn dường như quá hẹp hòi cho bạn, nhưng chúng chỉ ra con đường dẫn tới một
đời sống phước hạnh, tràn đầy. Có người nói: “Bạn làm việc gì đó sai, nhưng bạn không thể
làm cho nó hoạt động được”. Đấy là lẽ thật quan trọng. 10 Điều Răn được
ban ra bởi Đức Chúa Trời để tỏ ra cho chúng ta thấy “những gì đang hoạt động”.
II. Điều Răn Thứ Nhứt đòi hỏi gì nơi chúng ta?
Với nền tảng
đó, chúng ta chuyển sang xem xét Điều Răn Thứ Nhứt — "Trước
mặt ta, ngươi chớ có các thần khác”. Hãy chú ý các Điều Răn bắt đầu
với Đức Chúa Trời — chớ không phải với con người. Chúng ta khởi sự với hàng dọc
— chớ không phải hàng ngang — vì cho tới chừng nào một người có mối quan hệ phải
lẽ với Đức Chúa Trời, các mối quan hệ của người với người khác sẽ không đúng đắn.
Ngay cả trình tự của Các Điều Răn dạy chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời phải ở
hàng đầu.
Chúng
ta có thể tóm tắt sự dạy của 10 Điều Răn nầy bằng ba câu nói đơn giản:
1. Bạn phải có một Đức Chúa Trời.
2. Bạn phải có chỉ một Đức Chúa Trời
mà thôi.
3. Đức Chúa Trời của bạn phải là Đức
Chúa Trời của Kinh thánh.
Đức
Chúa Trời phải là trên hết. Đấy là chỗ mà 10 Điều Răn bắt đầu. Joy Davidman nói
theo cách của ông như sau: “Bất cứ gì chúng ta ao ước, bất cứ gì chúng ta yêu thương,
bất cứ gì chúng ta thấy xứng đáng để chịu khổ cho, sẽ là trái của Biển Chết
trong miệng của chúng ta trừ phi chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời phải ở trên hết”.
Nhưng
câu nầy có ý nói gì theo một ý nghĩa thực tế? Điều gì được đòi hỏi nơi chúng ta?
A. Lòng trung thành
Người kia
mua bức tượng Đấng Christ tại một phiên đấu giá rồi đem đặt tượng ấy vào phòng
khách. Qua ngày sau, vợ ông quyết định bức tượng thuộc về căn phòng khác. Khi đứa
con gái 5 tuổi của họ nhìn thấy mẹ nó di dời bức tượng đi, nó thốt lên: “Mẹ định đặt Đức
Chúa Trời ở đâu vậy?”
Câu
hỏi thật là hay. Mẹ định đặt Đức Chúa Trời ở đâu? Đấy là những gì Điều Răn Thứ
Nhứt đang yêu cầu bạn: “Ngươi đặt Đức Chúa Trời ở chỗ nào? Liệu Ngài có chỗ ưu
tiên một trong đời sống của ngươi chăng? Hay ngươi sẽ đặt Ngài ở một chỗ nào đó
mà Ngài sẽ không gây ra rắc rối chăng?”
Đức
Chúa Trời phải là trên hết! Đấy là sứ điệp rung lên từ Núi Sinai. Ngài không đứng
ở vị thế hạng nhì. Ngài không ưng chịu vị thế đó. Ngài phải là trên hết trong đời
sống của bạn. Và điều đó đòi hỏi lòng trung thành đối với Ngài.
Trong
một quyển sách của ông, Chuck Colson thuật lại khi ông giảng dạy cho một nhóm
người theo Ấn độ giáo ở Ấn độ. Khi ông chia sẻ bằng chứng của ông về Đức Chúa
Jêsus Christ, ông thấy họ rất chăm chú nghe. Họ mĩm cười, gật đầu, rồi đồng ý với
mọi sự ông nói. Sau đó, ông trao đổi với người chủ nhà về thái độ đáng nhận của
khán thính giả có đối với Tin Lành Cơ đốc. Họ giải thích: “Ồ không, ông không hiểu đấy thôi. Đối với người
theo Ấn giáo, Chúa Jêsus chỉ là một trong nhiều vị thần linh. Đối với họ, “chấp
nhận” Đấng Christ theo kiểu của họ giống như họ chấp nhận các thần khác trong
danh sách các thần của họ. Chúa Jêsus là một trong các thần đối với người theo Ấn
độ giáo”.
Mấy
ngày sau, Chuck Colson giảng cho khán thính giả khác theo Ấn giáo và có một trải
nghiệm tương tự. Nhưng lần nầy, một học giả Ấn giáo bước lên phía trước rồi
nói: “Tôi tin
chính xác mọi điều ông tin”. Chuck quyết định thử ông ta: “Tôi không nghĩ
ông thực sự tin những gì tôi tin. Khi tôi nói Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Đức
Chúa Trời, tôi có ý nói rằng Đức Chúa Trời đã đến trong xác thịt con người.
Không những Ngài là một giữa vòng nhiều người hay thậm chí là người tốt nhứt
trong nhiều người, mà Ngài còn là Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt, là Đấng đã
hiện ra trên đất trong xác thịt loài người. Ông phải đưa ra lòng trung thành tối
thượng và hoàn toàn đối với Đức Chúa Jêsus Christ nầy, là Đấng đã đến từ trời —
cho Ngài và không cho một ai khác”. Người theo Ấn giáo kia suy nghĩ
trong một phút rồi nói: “Ông nói đúng. Tôi không tin những gì ông tin. Giờ đây, tôi
phải về nhà rồi suy nghĩ về mọi điều mà ông đã nói”.
Đấy
là vấn đề, có phải không? Đức Chúa Jêsus Christ phải có vị trí trên hết trong đời
sống của bạn. Ngài sẽ không chia sẻ sự vinh hiển của Ngài với bất kỳ ai hay bất
cứ sự vật gì khác. Ngài phải là trên hết — chớ không chỉ là trên hết giữa vòng
nhiều người hay người tốt nhứt so với phần còn lại — mà Ngài phải là ưu việt
trong muôn vật.
B. Thành thực
Điều Răn Thứ
Nhứt kêu gọi chúng ta phải thành thực về lòng trung thành tối hậu của chúng ta.
Đây là phần thử nghiệm rất đơn sơ. Hãy dành 5 phút tuần nầy để ở riêng trong nơi
yên tĩnh rồi trả lời mấy câu hỏi nầy: Ai hay cái gì là thần của tôi? Tôi dâng đời
sống tôi cho cái gì đây? Tôi đặt lòng trung thành trọn vẹn của tôi ở đâu đây?
Những diều nào trong cuộc sống là quan trọng đối với tôi?
Nếu
chúng ta thành thực, một số người trong chúng ta sẽ không thấy xử lý dễ dàng với
những câu hỏi nầy, vì chúng thăm dò ở một cấp độ sâu sắc và khó khăn. Bạn nói: “Đức Chúa Jêsus
Christ là Đức Chúa Trời của tôi”. Có thực như thế không? Có phải
Ngài có lòng trung thành trọn vẹn của bạn không? Trong khi xưng nhận mình thờ lạy
Đức Chúa Jêsus Christ, có phải bạn hiện đang ở trong sự thờ phượng một loạt các
thần linh khác không?
— Công ăn việc làm của bạn sẽ là thần
của bạn.
— Sự nghiệp của bạn có thể là thần của
bạn.
— Học vấn của bạn có thể là thần của
bạn.
— Khuynh hướng xã hội của bạn có thể
là thần của bạn.
— Gia đình của bạn — phải, ngay cả
con cái của bạn — có thể là thần của bạn.
Hãy
suy nghĩ về cách bạn xài tiền, cách bạn sử dụng thì giờ nhàn rỗi, những việc bạn
mơ ước tới khi cuộc sống trở nên trì trệ.
Đâu
là một vị thần? Đó là thứ cung ứng nguồn ý nghĩa và hạnh phúc tối hậu trong cuộc
sống. Thật là dễ dàng mong muốn được nâng cao lên tới thể trạng như thần linh …
ngay cả bằng hạng người tôn giáo đi nhà thờ mỗi Chúa nhật!
Ai
nấy đều có một vị thần! Ngay cả người theo thuyết vô thần đã lập một vì “thần” từ
niềm tin không có thần linh gì hết nữa là. Ai nấy đều nhìn về một người hay một
vật nào đó để tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc và sự đầy dẫy trong cuộc sống. Điều
Răn Thứ Nhứt là cách nói của Đức Chúa Trời: “Phải biết chắc người nhìn xem Ta trước hết. Hãy trao cho
Ta chỗ trên hết trong đời sống của ngươi”.
C. Ăn năn
Ăn năn! Ăn
năn phải làm gì với Điều Răn Thứ Nhứt? Mọi sự!
— "Không có thần nào khác”
— "Không có thay thế nào hết”
— "Không có mô phỏng nào cả”
— "Không im lặng”
Không
im lặng! Phải, điều răn nầy đòi hỏi không những lòng trung thành bề trong, mà
còn đòi hỏi lòng trung thành ở bề ngoài nữa. Không nhuộm màu, không che giấu
lai lịch của chúng ta. Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời, Ngài phải là trên hết, và
chúng ta phải khiến cho thế gian nhìn biết.
Sao
phải ăn năn chứ?
— Thái độ hèn nhát về đạo đức của
chúng ta
— Đồng lõa với điều ác
— Khuynh hướng của chúng ta muốn
thay thế Đức Chúa Trời bằng các thần tượng con người.
— Thất bại của chúng ta không nói ra
khi danh của Đức Chúa Trời bị xúc phạm.
— Thái độ im lặng của chúng ta trong
lúc khủng hoảng.
Họ
giết trẻ sơ sinh tại nước Mỹ. Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ ở đâu chứ? Nếu
Ngài có mặt ở đây, sao Ngài phải lặng im chứ? Lẽ nào Ngài lại xây mặt đi? Làm
sao dân sự của Ngài cứ giữ im lặng đang khi trẻ sơ sinh bị giết chết như thế chứ?
Đức
Giêhôva phán: “hãy
ăn năn”. “Hãy thay đổi lối ác của ngươi đi. Ngươi là dân sự ta, tuy
nhiên ngươi đã xây khỏi Ta. Ta phải có chỗ trên hết trong đời sống của ngươi”.
D. Can đảm
Thật
là không dễ cho Môise khi đem lời lẽ nầy đến với dân Israel. Dân sự đã sống
trong một thế giới đầy dẫy với các tà thần:
— Thần Isis
— Thần Moloch
— Thần Baal
— Thần Astarte
— Thần Ashtoroth
Những
danh xưng xưa cũ đối với chúng ta; nhưng là thực tại hàng ngày đối với dân Israel.
Họ đã sống trong một thế giới hiến cho họ một vị thần phì nhiêu, một vị thần
mùa màng, một vị thần mặt trời và một vị thần mặt trăng. Đối với họ, lời kêu gọi
nầy đến với chủ nghĩa độc thần là lời kêu gọi chối bỏ thế giới mà họ đã nhìn thấy
ở chung quanh họ từng ngày một.
Can
đảm! Đấy là cứ nói “không” với các tà thần.
Chúng
ta cũng xem nhẹ mấy lời nầy. Nhưng Đức Chúa Trời rất long trọng khi Ngài phán: “Chớ có thần nào
khác”. Ngài muốn nói như thế!
Độc
quyền? Phải!
Không
khoan nhượng? Phải!
Không
đa nguyên? Phải!
Tôn
giáo theo Kinh thánh là toàn bộ mọi sự ấy. Tôn giáo thật luôn luôn đi ngược lại
với tinh thần của thời đại.
Ở
đây, tại Oak Park chúng ta đã lập ra ba vị thần giả dối:
Đa
dạng
Khoan
nhượng
Đa
nguyên
Nhưng
đây là các tà thần! Và chúng ta đã quì gối xuống trước mặt chúng!
Và
về hậu quả của Đệ II Thế Chiến, Elton Trueblood đã nhìn lại những Cơ đốc nhân Đức
dũng cảm nào có lòng dạn dĩ chống lại Adolph Hitler. Khi nhiều người khác bám
theo hoặc giữ im lặng, một ít người, một số người có lòng can đảm, sẽ không bám
theo đa số. Trueblood đưa ra câu hỏi: “Hạng người nầy đã tạo ra sự khác biệt gì? Tại sao họ nói “không”
khi ai nấy đều nói “vâng”?” Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Họ có Điều Răn Thứ
Nhứt”. Bất nhiêu đủ để tạo ra sự khác biệt rồi. Khi bạn có Điều Răn
Thứ Nhứt, khi bạn xem đấy là trọng giống như một con đường sống, bạn tìm gặp sự
dạn dĩ để đứng chống lại đám đông.
Chúng
ta hãy gói ghém sứ điệp đầu tiên nầy với bốn điểm ứng dụng đơn sơ.
Những bước đầu tiên đến với đời mới
1. Chúng ta cần 10 Điều Răn vì chúng
ta đã trôi dạt xa khỏi bản thiết kế của Đức Chúa Trời cho cuộc sống.
2. Vì sự trôi dạt là cá nhân, sự trở
lại cũng phải cá nhân.
3. Sự trở lại bắt đầu với sự cam kết
cá nhân đặt Đức Chúa Trời lên trên hết mọi sự.
4. Khi chúng ta chiêm ngắm đời sống
của chúng ta theo ánh sáng của Điều Răn Thứ Nhứt, chúng ta hướng tới thập tự
giá của Đức Chúa Jêsus Christ.
Rôma 10:4 chép rằng: “vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật
pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình”. Có nhiều cách để hiểu rõ câu nói ấy, nhưng ít nhất câu ấy
nói nhiều tới việc nầy: Khi chúng ta đọc 10 Điều Răn và khi chúng ta bắt đầu
xem xét đời sống của mình theo ánh sáng những đòi hỏi cao độ của Đức Chúa Trời,
chúng ta bị hướng tới thập tự giá của Đấng Christ.
Sự
sống bắt đầu khi bạn đến với Đức Chúa Jêsus Christ. Cho tới khi ấy, bạn mới thực
sự sống. Điều Răn Thứ Nhứt nói: “Hãy đặt Đức Chúa Trời lên trên hết thì bạn sẽ tìm gặp sự sống”.
Thánh
Augustine nói như sau: “Lạy Chúa, tấm lòng của chúng con được lập ra vì Ngài, và
chúng con sẽ không tìm được sự yên nghỉ, cho tới chừng nào chúng con yên nghỉ ở
trong Ngài”. Điều Răn Thứ Nhứt nói: “Hãy đặt Đức Chúa Trời lên trên hết thì ngươi
sẽ được yên nghỉ”.
Bước
thứ nhứt đến với sự sống là phải xem trọng Điều Răn Thứ Nhứt. Và bước thứ nhứt
trong Điều Răn Thứ Nhứt là phải xem xét đời sống của bạn theo ánh sáng thập tự
giá của Đấng Christ. Hãy vòng tay ôm lấy thập tự giá. Hãy đặt Đấng Christ ngay
trung tâm đời sống của bạn. Hãy xưng Ngài là Chúa và Cứu Chúa. Có chín điều răn
khác nữa, nhưng chúng sẽ chẳng có ích chi cho bạn trừ phi bạn nhớ rằng Đức Chúa
Jêsus Christ phải đến trước hết.