Hãy
Lại Đây, Phierơ!
–
Mathiơ 14:22-33
Chính
Helen Keller là người đã nói: “Sống, một là dám phiêu lưu, hoặc là chẳng có gì hết”.
Câu nói đó sẽ rung lên sự thực bất luận ai đã thốt ra chúng, nhưng lại xuất
phát từ một người đã sống một đời sống
như Helen Keller, chúng xứng đáng cho một sự xem xét thật đặc biệt. Chào
đời đã bị mù, điếc và câm, không cứ cách nào đó cô đã tìm được con đường thoát ra
khỏi bóng tối tăm rồi bước vào thế giới ở chung quanh mình. Câu chuyện của cô
là một trong những phép lạ lớn lao của thế kỷ thứ 20. Hàng triệu người đã rút tỉa
được sự cảm thúc từ tấm gương của cô.
Vì
vậy, tôi yêu cầu bạn nên xem xét lời nói của cô lần thứ hai: “Sống, một là dám
phiêu lưu, hoặc là chẳng có gì hết”.
Khi
bạn đưa việc tra xét nầy vào lãnh vực thuộc linh, thì vấn đề sẽ ra như thế nầy đây:
Đời sống đức tin vốn
là một đời sống thật liều lĩnh. Hãy trở lại với Kinh thánh rồi hãy có một tầm
nhìn vào những người nam người nữ nào đã làm những việc lớn lao cho Đức Chúa Trời.
Gần như là không có ngoại lệ, họ là hạng người dám mạo hiểm không e sợ, dám dấn
thân trên đường vì cớ Đức Chúa Trời. Hãy xem xét các trường hợp sau đây . . .
“Sống, một là dám phiêu lưu, hoặc là chẳng có gì hết”
Nôê đóng một chiếc tàu.
Ápraham lìa Urơ xứ Canhđê đi đến Đất
Hứa.
Môise dẫn dân sự Đức Chúa Trời ra khỏi
Aicập.
Giôsuê diễu hành quanh tường thành
Giêricô.
David đánh bại Gôliát.
Êli đối mặt với các tiên tri Baanh.
Êxơtê liều mọi sự để cứu dân tộc
mình.
Đaniên từ chối làm ô uế mình với đồ
ngon vua ăn.
Nêhêmi lãnh đạo người Do thái tái
thiết các bức tường của thành Jerusalem .
Khi
bạn đọc Kinh thánh, thật nhiều lần bạn khám phá ra những người nam người nữ đã
hoàn thành nhiều việc lớn cho Đức Chúa Trời đều không chịu chấp nhận với hiện
trạng. Họ nghĩ rằng
có nhiều việc phải làm một khi có ai đó chịu dẫn lối. Rồi khi chẳng
có người nào bước tới phía trước, bản thân họ đã tình nguyện.
Khi con cái
của chúng ta đến nhóm Trường Chúa Nhật, thì chúng ta dạy cho chúng biết những
câu chuyện nào? Chính những truyện tích mà tôi mới vừa nhắc cho bạn nhớ đấy. Chúng
ta dạy cho chúng biết về các bậc anh hào đức tin thật đáng nể – Nôê, Ápraham,
Môise, David, Đaniên cùng nhiều người khác nữa. Chúng ta nói tới những linh hồn dũng cảm, họ
biết phó thác, dấn thân trên đường vì cớ Đức Chúa Trời. Đây là hạng
người mà chúng ta trưng dẫn trước mặt con cái mình. Đây là những tấm gương mà
chúng ta muốn noi theo họ.
Nếu bạn không chịu nắm lấy cơ hội, có thể bạn không bao giờ
khám phá sống bởi đức tin là như thế nào đâu.
Nói như thế là đúng đắn
và thích ứng vì đời sống đức tin vốn là một đời sống thật liều lĩnh. Nếu bạn không chịu
nắm lấy cơ hội, có thể bạn không bao giờ khám phá sống bởi đức tin là như thế
nào đâu. Nếu
bạn phải có đủ những câu trả lời trước khi bạn đưa ra một quyết định, nếu bạn sợ
phải cất bước trừ phi bạn biết có nhiều việc sẽ tác động đưa lợi thế đến cho bạn,
đức tin sẽ luôn luôn là một điều kín nhiệm cho bạn.
“Chúng ta hãy dương buồm
lên”
Trong
tất cả các truyện tích của Tân Ước dạy dỗ lẽ thật nầy, tôi chẳng biết câu chuyện
nào đáng yêu hơn là câu chuyện nói tới Phierơ bước đi trên mặt biển ở Mathiơ 14:22-33. Chắc chắn là bạn
đã nghe câu chuyện nầy trước đây, và con cái của chúng ta đều biết rõ câu chuyện
ấy tận đáy lòng, song chúng ta chẳng thấy mệt mõi về câu chuyện đó.
Phần
nền của câu chuyện rất là đơn giản. Chúa Jêsus đang có mặt trên bờ tây bắc của
Biển Galilê. Trời đã xế chiều và Chúa Jêsus vừa thi hành phép lạ lớn lao cho 5000
người ăn với năm ổ bánh và hai con cá (các
câu 14-21). Thật đáng kinh ngạc và bị mê hoặc bởi phép lạ nầy, dân chúng muốn
lập Ngài làm vua. Nhưng Chúa Jêsus, biết rõ tình cảm của họ vốn nông cạn lắm, Ngài
từ chối và thay vì thế đã lánh đi để cầu nguyện. Sau khi đám đông tan đi rồi, Ngài
sai các môn đồ đi trước qua phía bên kia hồ, bảo họ rằng Ngài sẽ gặp họ sau đó.
Mathiơ thuật lại câu chuyện theo cách nầy: “Kế đó, Ngài liền hối
môn đồ xuống thuyền, qua trước bờ bên kia, trong khi Ngài đang truyền cho dân
chúng tan đi. Xong rồi, Ngài lên núi để cầu nguyện riêng; đến chiều tối, Ngài ở
đó một mình” (các câu 22-23).
Tới
đây thì mọi việc đều ổn cả. Khi các môn đồ bắt đầu dong buồm băng ngang qua hồ,
một trận bão lớn vụt thổi đến. Theo cách các trước giả Tin Lành kể lại câu chuyện,
dường như là trận bão bắt đầu khoảng 8:00 giờ tối và tiếp tục cho đến suốt đêm.
Sau khi đưa ra sự thực là Biển Galilê nằm lọt lòng giữa nhiều rặng núi, điều nầy
sẽ chẳng phải là bất thường, trừ phi sự thực cho thấy hầu hết các trận bão đều đến
rồi đi thật nhanh chóng.
Các
môn đồ đang ở trên thuyền lo phấn đấu với gió và mưa. 9 giờ. . . . 10 giờ.
. . . 11 giờ. . . . 12 giờ… nửa đêm . . . 1 giờ sáng. . . . 2 giờ sáng. .
. . 3 giờ sáng. . . . Bão vẫn tiếp tục chẳng có dấu hiệu nào chấm dứt hết. Sau
8 hay 9 giờ đồng hồ cùng kiệt, các môn đồ bị mắc kẹt ở giữa hồ, dơ bẩn, ướt đẫm,
lạnh thấu xương, mệt mõi tới mức họ khởi sự tự hỏi không biết họ có còn vào tới
bờ và còn sống hay không nữa!?!
“Im đi và hãy cứ giữ tay
chèo”
Chúng
ta hãy nhìn vào câu chuyện của Mathiơ ở câu 25: “Song đến canh tư đêm ấy,
Đức Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển mà đến cùng môn đồ. Khi thấy Ngài đi bộ trên
mặt biển, thì môn đồ bối rối mà nói rằng: Ấy là một con ma; rồi sợ hãi mà la
lên”. Theo
cách tính của
người Lamã, “canh
tư” xảy ra giữa 3 đến 6 giờ sáng. Có khi trong thời gian ba giờ đồng
hồ đó, Chúa Jêsus đã bắt đầu đi bộ trên mặt biển. (Tôi
không muốn bình luận đây là một phép lạ cụ thể – chớ không phải một biểu tượng
hay một thí dụ hoặc một sự hiện thấy đâu. Jêsus, con người – chớ không phải một
sự hiện thấy hay một con ma – đang bước đi hiển nhiên trên đầu những gợn sóng
cuộn tròn kia. Tôi không biết làm sao Ngài đi được như thế, nhưng Ngài đã đi như
thế tôi dám chắc. Rốt lại, Ngài là Chúa Tể của trời và đất, Chúa Tể của cả
thiên nhiên và cõi siêu nhiên. Bước đi trên mặt biển sẽ chẳng có gì là khó đối
với Con của Đức Chúa Trời).
Không phải mỗi ngày bạn đều nhìn thấy có ai đó đang đi dạo lúc
nửa đêm trên mặt hồ ở giữa cơn giông bão.
Khi
các môn đồ nhìn thấy Ngài đang bước đi trên mặt biển, họ lấy làm kinh khủng. Có
người đã kêu lên: “Ấy là một con ma”. Họ đã lầm, song
đấy chỉ là dự đoán tồi tệ mà thôi. Rốt lại, không phải mỗi ngày bạn đều nhìn thấy
có ai đó đang đi dạo trên mặt hồ ở giữa cơn giông bão.
Chúng
ta có thể hiểu được nổi sợ của họ, có phải không? Họ đã chèo, chèo và chèo mà
chẳng đi tới đâu hết. Và họ dường như không thể chèo tới bờ được. Lúc ấy là 4 hay
4:30 lúc ban sáng. Họ đã mệt hòng chết. Từng cơ bắp đều rã rời. Ngọn gió còn hú
ở chung quanh họ. Mưa cắt da từ mọi góc độ. Họ bị lạnh, mõi mệt, và ướt đẫm. Thêm
nữa, họ hay gắt gõng, đói khát và thất bại.
Thình
lình có người nhìn thấy một hình bóng đang đi trên mặt nước. Tôi nghĩ trong
tình huống ấy tôi sẽ chính xác thốt ra những gì họ đã nói: “Ấy là một con ma”. Tư tưởng đầu tiên của tôi sẽ chẳng phải là: “Kìa, Chúa Jêsus đến.
Ngài đã quyết định đi bộ trên mặt biển ở giữa giông tố như thế nầy”. Tôi nghĩ tôi là một trong số môn
đồ đã nói: “Im đi và hãy cứ giữ tay chèo”.
“Nhưng
Đức Chúa Jêsus liền phán rằng: Các ngươi hãy yên lòng; ấy là ta đây, đừng sợ!
Phi-e-rơ bèn thưa rằng: Lạy Chúa, nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước
mà đến cùng Chúa. Ngài phán rằng: Hãy lại đây! Phi-e-rơ ở trên thuyền bước xuống,
đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Đức Chúa Jêsus” (các câu 27-29).
Trong
khi sửa soạn sứ điệp nầy, tôi đã có cơ hội quay trở lại và đọc một số sách chú
giải được viết ra vào cuối thế kỷ thứ 19. Phần nhiều người trong số họ phản ứng
rất tiêu cực đối với những gì Phierơ đã làm, họ gọi ông là bốc đồng, cứng đầu,
dại dột ngay cả trong việc muốn đi bộ trên mặt nước. Thậm chí có người đã đề
nghị rằng Phierơ tưởng ông là tốt hơn nhiều người khác. Suy nghĩ như thế là bỏ
sót mục tiêu. Chẳng có gì trong phân đoạn Kinh thánh cho rằng Phierơ là sai khi
muốn đi bộ trên mặt nước. Mọi sự chỉ ra một hướng khác. Lý do một số nhà giải kinh
không thích những gì Phierơ đã làm là vì họ là loại người chưa bao giờ bước ra
khỏi thuyền trong chỗ thứ nhứt!
Ở
điểm nầy, Phierơ không phải là bốc đồng đâu. Sự việc cho thấy không phải giống
như thể ông nhảy đại ra khỏi thuyền rồi khởi sự bước đi đâu. Làm như thế là
kiêu ngạo và dại dột. Mathiơ nói rõ ràng rằng Phierơ trước tiên đã xin phép. Nếu
Chúa Jêsus đáp “không
được”, thế thì Phierơ phải ở lại trong thuyền. Nhưng Chúa Jêsus
không trả lời “không
được”. Ngài phán: “Hãy lại đây”. Vì vậy, Phierơ đã bước ra. Làm sao
bạn dám chỉ trích ông vì dám bước ra chứ?
Chúa Jêsus gắn chính mình Ngài với Đức Chúa Trời là Đấng trong
Cựu Ước đã lạ lùng giải cứu dân sự Ngài rất nhiều lần.
Đức tin = Tập trung vào Chúa Jêsus
Chúng
ta đừng bỏ qua sức mạnh có trong lời lẽ của Chúa Jêsus. Khi Ngài phán: “Các
ngươi hãy yên lòng; ấy là ta đây, đừng sợ!” (câu 27), Ngài đã
sử dụng lối nói mà các môn đồ ngay lập tức hiểu rõ liền. Cụm từ: “ấy là Ta đây” là cách dịch Hylạp về Đức Chúa
Trời đang phán trong Xuất Êdíptô ký 3:14
rằng danh của Ngài là “ĐẤNG TA LÀ”.
Chúa Jêsus gắn
chính mình Ngài với Đức Chúa Trời là Đấng trong Cựu Ước đã lạ lùng giải cứu dân
sự Ngài rất nhiều lần. Không những
là Chúa Jêsus đang phán: “Đừng lo lắng chi. Ấy
là Ta đây. Ta không phải là ma đâu”. Đây là cách nói của Ngài: “Ta là Giêhôva Đức
Chúa Trời của vũ trụ. Ta đã dựng nên gió và những làn sóng, và ta đã sai giông
bão đến”. Và ấy là chính mình Chúa, Ngài bảo Phierơ hãy đến cùng
Ngài trên mặt biển.
Khi
Chúa Jêsus phán: “Hãy
đến”. Tốt hơn là bạn nên vâng theo. Khi Ngài phán: “Hãy đi”,
tốt hơn là bạn hãy bước đi. Trong trường hợp của Phierơ,
ông được an ninh ở trên mặt nước hơn là ở trên chiếc thuyền.
Trong giờ phút đó, việc thông minh nhất mà Phierơ có thể làm là bước ra khỏi
thuyền.
Phierơ
từng đứng trên mặt nước, ông bước đi hướng về Chúa Jêsus. Khi ông bước đi hướng
về Chúa Jêsus, Thầy của ông đi về hướng của ông. Mọi sự diễn ra thật tốt đẹp cho tới chừng Phierơ chú ý đến giông bão ở chung quanh mình. Hãy nhớ, trận bão chưa hề ngừng lại. Trong suốt khoảng
thời gian nầy, mưa cứ trút xuống tầm tã. Ở sau lưng ông, chiếc thuyền đánh cá đang
chòng chành trong cơn sóng. Mathiơ thuật lại cho chúng ta biết rằng “Song
khi thấy gió thổi, thì Phi-e-rơ sợ hãi” (câu
30). Nhưng cơn gió có mặt suốt ở đó. Trận bão đang gầm thét trong nhiều giờ
đồng hồ liền. Mưa bão vẫn cứ thế khi Chúa Jêsus bắt đầu đi bộ trên mặt biển. Chúa Jêsus đến với
họ ở giữa giông bão. Theo câu 32, ngọn
gió không trầm xuống cho tới khi Chúa Jêsus và Phierơ bước vào thuyền.
Trong
bài giảng của ông về phân đoạn Kinh thánh nầy, Mục sư Robert Rayburn định nghĩa
đức tin là “tập
trung vào Chúa Jêsus”. Tôi thấy rất nâng đỡ vì hết thảy chúng ta đều
có thể bị phân tâm, đặc biệt khi những bão tố của cuộc đời đang gầm rống ở
chung quanh chúng ta. Giữ mắt mình nhìn về Chúa Jêsus ở giữa bóng đêm không phải là chuyện dễ
dàng đâu, khi bão tố sợ hãi đầy thịnh nộ đang
đe dọa phủ lút bạn. Phân đoạn Kinh thánh nầy nhắc cho
chúng ta nhớ rằng không những Đấng Christ tể trị giông bão, và không những Ngài
sai giông bão đến, mà Ngài còn tỏ mình ra ở giữa giông bão nữa. Thường thì mặc
khải thanh sạch nhất của chúng ta về Đấng Christ đến khi bão tố của cuộc đời đe
dọa nhấn chìm con thuyền nhỏ đức tin của chúng ta. Khi ấy chúng ta cần phải làm
gì chứ?
Cầu
xin cho có “đức
tin tập trung”.
Nhắm
vào Chúa Jêsus.
Hướng
mắt mình về Con của Đức Chúa Trời.
Cuộc sống có thể rẻ rúng lắm. Hết thảy chúng ta đều nhận biết
như thế.
Cho
phép tôi nhắc lại một lần nữa. Gió luôn luôn thổi ở chung quanh chúng ta. Giông tố chẳng chóng thì chày sẽ xảy đến. Chúng
ta chẳng có một sự lựa chọn hay kiểm soát được khi giông bão xảy đến. Ngày nay
mặt trời có thể chiếu sáng; ngày mai chúng ta sẽ thấy mình cực nhọc chống lại mưa
gió, nhọc nhằm bởi nghịch cảnh. Cuộc sống có thể rẻ rúng lắm. Hết thảy chúng ta đều nhận biết như thế. Những gì xảy
ra cho Phierơ có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Trong một khoảnh khắc
ngắn ngủi, ông quên lững Chúa Jêsus đi và không nhớ Ngài là ai và Ngài đang ở đâu
nữa. Ông là Phierơ, một ngư phủ người xứ Galilê, ông đáng phải ở trong chiếc
thuyền kia. Ngay lúc đó, ông nhìn xuống chơn mình rồi chẳng nhìn thấy chi khác
hơn là nước ở bên dưới. Lý trí ông thoăn thoắt chạy đến với kết luận: “Thật không nghĩ là
mình đã đi bộ trên mặt nước. Việc nầy quả là khó đây”. Khi ông mất tập
trung về Chúa Jêsus, ông bắt đầu chìm xuống.
Cầu nguyện nhanh lên - Hoặc giả ….!
Khi
ông bước xuống nước, ông dâng lên lời cầu nguyện ngắn nhất trong cả Kinh thánh:
“Chúa
ơi, xin cứu lấy tôi!” (câu 30). Trong trường hợp nầy, sự ngắn gọn
là con đường của sự khôn ngoan. Khi bạn hòng chìm, bạn không có thời gian để đưa ra một lời cầu nguyện
dài. Nếu bạn không mau mắn về việc nầy, bạn sẽ chết đuối trước khi bạn
nhận ra sự việc. Kinh thánh chép rằng ngay lập tức Chúa Jêsus chìa tay Ngài ra
và nắm lấy ông. Lời lẽ của Ngài cho Phierơ rất là quan trọng. “Hỡi người ít đức tin,
sao ngươi hồ nghi làm vậy?” (Mathiơ
14:31). Trong bản dịch Anh ngữ: “Hỡi người ít đức tin” [You of little faith] ra từ bốn chữ. Còn trong tiếng
Hylạp, Chúa Jêsus chỉ sử dụng có một từ: “Little-faith” [Ít đức tin]. Đây là tên hiệu hay
tước hiệu. Chúa Jêsus gọi Phierơ là “Ít đức tin”. “Hỡi “Ít đức tin”, sao ngươi hồ nghi làm vậy?"
Khi bạn hòng chìm, bạn không có thời gian để đưa ra một lời cầu
nguyện dài.
Đồng
thời, cuộc trao đổi nầy đã diễn ra ở đâu? Nó diễn ra ở giữa hồ. Trời vẫn tối đen,
với gió gầm rú và mưa như trút nước. Chiếc thuyền với các môn đồ khác thì chòng
chành, lắc lư cách đó mấy thước. Phierơ thì ướt đẫm và sợ bắt chết. Chúa Jêsus đang
đứng trên mặt biển lúc Phierơ với lấy cánh tay Ngài vì mạng sống mình. Sau khi Chúa vực Phierơ dậy không bị chìm, Ngài quyết định đây là những
gì những nhà giáo dục gọi là “khoảnh khắc dễ dạy”. Vì vậy, khi họ ra khỏi hồ rồi, Chúa
Jêsus chia sẻ một vài điều sẽ giúp cho Phierơ trong đời sống thuộc linh của ông.
Chắc chắn là Phierơ đang lẩm bẩm dưới hơi thở của mình: “Hãy đưa tôi về thuyền lại. Tôi hứa sẽ chẳng
bao giờ liều mạng như thế nữa”. Đồng thời khi trở lại thuyền, các
môn đồ khác đã quan sát toàn bộ bối cảnh nầy, miệng của họ há hoác ra, mắt của
họ mở tròn xoe lên. Họ chưa hề mơ tưởng đến một việc khả thi nào như thế.
Các
câu 32-33 gói ghém câu chuyện ngắn nầy: “Ngài cùng Phi-e-rơ lên
thuyền rồi, thì gió yên lặng. Các người trong thuyền bèn đến quì lạy Ngài mà
nói rằng: Thầy thật là Con Đức Chúa Trời!”
Ít đức tin so với không có
đức tin
Trước
khi chúng ta rời khỏi câu chuyện quen thuộc nầy, cho phép tôi đưa ra hai phần lưu
ý về Phierơ.
“Phierơ ơi, nếu
ngươi chỉ hãy giữ mắt nhìn vào Ta, người có thể đi bộ qua Đại Tây Dương rồi".
1. Hãy cấp công trạng
cho Phierơ vì ông bằng lòng làm những việc mà chẳng có ai khác bằng lòng làm. Trước khi bạn thấy khó chịu nơi
Phierơ vì chẳng hướng mắt nhìn về Chúa Jêsus, chỉ hãy nhớ rằng đã có 11 người
khác trên thuyền quan sát toàn bộ sự việc nầy. Trước khi bạn chìm, bạn cần phải ra khỏi nước. Bao lâu bạn ở trên thuyền, bạn sẽ không bao giờ
chìm; nhưng nếu bạn chẳng ra khỏi thuyền, bạn sẽ chẳng bao giờ bước đi trên mặt
nước được.
Đây
không phải là câu chuyện nói tới Bathêlêmy đi bộ trên mặt nước đâu . . . vì Bathêlêmy
còn ở trên thuyền.
Đây
không phải là câu chuyện nói tới Mathiơ đi bộ trên mặt nước đâu . . . vì Mathiơ
còn ở trên thuyền.
Đây
không phải là câu chuyện nói tới Giacơ đi bộ trên mặt nước đâu . . . vì Giacơ còn
ở trên thuyền.
Câu
chuyện nầy nói về Phierơ đang đi bộ trên mặt biển . . . vì ông là người duy nhứt
với lòng can đảm dám bước ra khỏi thuyền. Có thể lắm, có người muốn bước ra, có
thể lắm họ sẽ bước ra nếu Phierơ còn ở lại đó lâu hơn một chút. Nhưng hãy lập công
trạng cho người đi. Ông đã bước ra, còn
họ thì không. Đấy là lý do tại sao câu chuyện nầy nói về ông và 11 người kia thậm
chí không được nhắc tới.
Trước
khi bạn chỉ trích Phierơ vì đã có “ít đức tin”, tốt hơn bạn hãy nhớ rằng “ít đức tin”
thì tốt hơn là “không
có chút đức tin nào cả”, vì đấy là lý do mà mấy người kia cứ hãy ở lại
phía sau.
2. Khi Chúa
Jêsus gọi Phierơ là “ít đức tin”, Ngài
không quở trách Phierơ vì đã nổ lực quá nhiều đâu, mà vì tin cậy quá ít. Bạn có nhìn thấy sự khác biệt không? Chúa Jêsus không phán: “Phierơ ơi, ngươi nên ở lại trong thuyền”. Chúa Jêsus không quở
trách Phierơ vì đã bước ra khỏi thuyền.
Mà ngược lại, thực sự Chúa Jêsus đang phán: “Phierơ ơi, nếu ngươi chỉ hãy giữ mắt nhìn vào Ta, ngươi đã đi
bộ qua Đại Tây Dương rồi".
Điều
đó đưa tôi tới phần bàn bạc sau cùng về việc ra khỏi thuyền. Nếu những gì tôi đã
nói hoàn toàn chưa thuyết phục được bạn, đây là lời lẽ sau cùng của tôi cho mọi
người nào đọc bài giảng nầy: Hết thảy chúng ta đều sẽ qua đời vào một
ngày nào đó.
Chúng ta, một là sẽ chết trong thuyền hoặc ở bên ngoài chiếc
thuyền.
Một số người trong chúng
ta sẽ qua đời, có người sớm, có người muộn, song chẳng có ai còn sống mà ra khỏi
hành tinh địa cầu nầy. Chúng ta, một là sẽ chết trong thuyền hoặc ở bên ngoài chiếc
thuyền. Khi
tôi viết mấy lời nầy, tôi đã 56 tuổi rồi, và nói một cách thẳng thắn,
tôi cảm thấy việc ấy mỗi ngày đây. Không phải là tôi cảm thấy già đâu – tôi
không cảm như thế – mà tôi biết tôi không phải là 25 tuổi đâu. Tôi nhìn vào ba đứa
con của tôi, hết thảy chúng đều sấp sỉ 20 hết rồi, và tôi thấy nơi chúng không
những là tiềm năng mà còn là nhiều năng lực nữa kìa. Chúng có thể chạy nhiều vòng quanh tôi mà
không đổ một giọt mồ hôi. Nguồn sống
như thế đang dành cho hết thảy chúng ta. Hãy sống thọ đủ thì bạn sẽ nhìn thấy một
thế hệ trẻ hơn đang dấy lên ở phía sau bạn.
Hai cậu bé ở nghĩa trang
Vì
vậy, tôi phải nói cho bạn biết về một tấm hình tôi nhìn thấy một ngày kia. Ở
trong cái tủ đặt kế hành lang dẫn tới phòng ngủ của tôi, chúng ta có đặt một
cái hộp chứa hàng trăm tấm hình chỉ ra sinh hoạt của gia đình trong mấy thập
niên. Vì cái hộp là một mớ lộn xộn, tôi hiếm khi lấy nó xuống khỏi kệ vì tôi chẳng
tìm gặp thứ mà tôi tìm kiếm. Lần nầy thì việc ấy là thực rồi. Tấm hình tôi cần
mà tôi không tìm thấy. Nhưng khi lần theo sấp hình, tôi tìm gặp một tấm cách đây
gần 25 năm, khi hai người con lớn nhất của tôi hãy còn rất nhỏ. Trên một chuyến
đi nghỉ hè đến thị trấn ở Alabama, nơi tôi lớn lên, chúng tôi đến viếng nghĩa
trang mà cha tôi được chôn cất ở đó. (Lúc
bấy giờ mẹ tôi hãy còn sống. Nhiều năm sau thì bà cũng được chôn bên cạnh ông ở
đó). Tôi rút tấm hình của Josh (khoảng
5 tuổi lúc ấy) và Mark (khoảng 3 tuổi)
đang đứng hai bên tấm mộ bia với hàng chữ PRITCHARD
được khắc ở giữa. Josh thì đứng thẳng trong khi Mark đứng nghiêng người vào tấm
bia. Chúng mặc quần sọt vì khi ấy trời đang vào mùa hè ấm áp.
Tôi
không thể nhớ từng nhìn thấy tấm hình đó trước đây. Khi tôi nhớ lại, tôi bị sốc với tư tưởng thời
gian trôi đi thật là nhanh. Một phần
tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi tấm hình đó được chụp. Hai cậu bé trong tấm
hình ấy đều đã lớn khôn và đã lập gia đình. Tấm hình đó nhắc cho tôi nhớ các thế
hệ tới đến và các thế hệ ra đi.
Cha
tôi.
Tôi.
Con cái của tôi.
Con cái của tôi.
Không
có ai sống ở đây cho đến đời đời được. Những người làm cha già đi rồi qua đời. Hai
đứa nhỏ chẳng nhỏ hoài đâu. Chẳng sớm thì muộn hết thảy chúng ta đều có ngày giờ
với sự chết. Chuyện
nầy e rằng đem đến nổi thất vọng, tôi chỉ sử
dụng nó để tự nhắc nhớ rằng cách tôi sử dụng đời sống mình mới thực sự là vấn đề
vì tôi sẽ chẳng sống ở đây cho đến đời đời được. Một thế
hệ lớn tuổi hơn đã dạy chúng tôi về lẽ thật theo cách nầy:
Chỉ có một cuộc đời: ‘rồi sẽ là quá khứ”.
Chỉ có những gì được làm cho Đấng
Christ sẽ còn lại.
Đấng Christ nài mời chúng ta hãy tìm kiếm những gì Ngài đang
làm trong thế gian, và khi ấy toàn tâm toàn ý dấn thân vào lý tưởng của Ngài.
Tôi
muốn sống cho tới giây phút sau cùng, đã được đầu tư trọn vẹn cho Đấng Christ và
Nước của Ngài, làm mọi sự tôi có thể để lý tưởng của Ngài được nêu cao trong thế
gian, dám mạo hiểm trên cơ sở các nguyên tắc của Vương quốc. Ở lại trên chiếc
thuyền có thể là tiện nghi và an toàn, nhưng đấy không phải là điều sống bởi đức
tin muốn nói tới.
Đấng Christ nài
mời chúng ta hãy tìm kiếm những gì Ngài đang làm trong thế gian, và khi ấy toàn
tâm toàn ý dấn thân vào lý tưởng của Ngài.
Cuối
cùng, người nào trông khá hơn? Phierơ là người đã cố gắng rồi chìm hay 11 người
kia không chịu cố gắng? Có một lý do chúng ta không rao giảng về 11 người kia. Họ
chơi ván bài an toàn. Chỉ có Phierơ là dám mạo
hiểm. Đấy là lý do tại sao chúng ta vẫn còn nói tới ông sau 2.000 năm.
Tôi nhận ra rằng bước xuống nước đúng là mạo hiểm đấy. Có thể lắm bạn sẽ bị
chìm xuống nước. Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết cho tới chừng bạn bước ra khỏi
chiếc thuyền.
Lạy Cha
trên trời, xin bằng lòng để chúng con trở thành hạng người dám mạo hiểm vì Nước
của Đức Chúa Trời. Xin lay động chúng con về sự an ninh của việc ở lại trên
thuyền. Xin giúp chúng con bước đi trên mặt nước đức tin vì chúng con tin rằng
Chúa Jêsus sẽ nắm lấy chúng con. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét