Hai Bàn Chân Bẩn Thỉu
– Giăng 13:6-10
Trên
Phòng Cao Tại Thành Jerusalem.
Các
môn đồ nhóm lại với Chúa Jêsus để dự bữa ăn sau cùng của họ. Hết thảy họ đều có
mặt ở đó – Giacơ và Giăng, Giuđa, Phierơ, Philíp, Bathêlêmy, Mathiơ, Simôn người
Xêlốt, và mọi người khác nữa. Nghiêng người quanh cái bàn thấp, họ trao đổi với
nhau bằng giọng điệu lo âu. Họ nhìn biết sắp sửa có chuyện xảy ra. Chúa Jêsus
có vẻ trầm mặc hẳn đi. Ngài nói, song dường như có điều chi đó trong tâm trí
Ngài, và quả thật Ngài đang có việc gì đó trong trí. Chúa Jêsus, khi Ngài dự bữa
ăn đó, Ngài biết rõ trước khi Giuđa sẽ đến với một nụ hôn, binh lính Lamã sẽ đến
để bắt lấy Ngài, và không bao lâu nữa Ngài sẽ đứng trước mặt Caiphe, Hêrốt và Philát.
Không đầy 12 tiếng đồng hồ nữa, Ngài sẽ bị treo trên một cây thập tự. Cuộc trao
đổi cứ tới lui mãi và Chúa Jêsus đang lắng nghe.
Thình
lình Ngài đứng dậy, cởi áo mình ra, rồi quấn cái khăn quanh hông Ngài. Lấy một
cái chậu nước, Ngài đi đến cuối bàn rồi quì gối xuống. Không nói một lời, Ngài
nắm lấy chơn của từng môn đồ, rửa sạch bụi bẩn đi, và dùng nước rửa chơn cho họ,
từng lúc từng bàn chơn một. Khi Ngài rửa xong, Ngài lấy cái khăn rồi lau cho
khô các bàn chơn. Ngài đến với từng người một và làm y một công việc đó. Trong
căn phòng, có sự im lặng phăng phắc. Chẳng có người nào dám lên tiếng. Họ không
thể tin vào những việc Chúa Jêsus đang làm.
I. Rửa chơn là một dấu hiệu lịch sự thông thường.
Những
gì có vẻ kỳ lạ đối với chúng ta dường như chẳng có gì kỳ lạ trong thế kỷ thứ nhứt.
Bởi vì hầu hết mọi người đều mang dép và đường xá thì bụi bặm lắm, ngay cả một
chuyến đi ngắn cũng khiến cho hai bàn chân của bạn cũng bị dơ đi. Người Lamã đã xây dựng một hệ thống đường xá thật là tốt ("mọi con đường đến dẫn tới Lamã”
còn hơn là một khẩu hiệu nữa) một số đường xá ấy vẫn còn đang sử dụng ngày nay. Sau khi kiến thiết con đường dẫn từ thành phố nầy
sang thành phố khác, họ đặt một loại đất trên con đường cung ứng một mặt phẳng
thật trơn tru. Nhưng thứ đất ấy để lại những dấu không thể xóa nhòa trên những
ai đi trên con đường đó. Trong thế giới cổ, cung ứng một chậu nước cho quí
khách để rửa chơn cũng là điều rất thông thường. Phong tục diễn tiến sâu xa đến
nỗi bốn lần nhắc nhở đầu tiên về từ ngữ “chơn” trong Kinh thánh bao gồm cả việc rửa hai
bàn chơn bẩn thỉu (Sáng thế ký 18:4; 19:2; 24:32; 43:24). Trong mỗi trường hợp,
nước được cung ứng để quí khách có thể rửa chơn của chính họ. Đây là phép lịch sự
phổ thông trong thời ấy. Và thực vậy,
không cung ứng nước cho khách rửa chơn sẽ là hành vi vi phạm phép xã giao và là
một hành động bất lịch sự đối với một vị khách.
Bởi vì hầu hết mọi người đều mang dép và đường xá thì bụi bặm lắm, ngay cả một chuyến đi ngắn cũng khiến cho hai bàn chân của bạn cũng bị dơ đi.
Chúng
ta nhìn thấy điều nầy rất rõ ràng ở Luca 7:36-50, khi Chúa Jêsus đến
viếng nhà của Simôn người Pharisi. Một bữa ăn thịnh soạn bị ngắt quãng khi có một
người nữ từng là kỵ nữ xuất hiện và quì xuống nơi chơn của Chúa Jêsus, khóc lóc
vì cớ tình cảm nàng dành cho Ngài, và rồi lấy mái tóc dài của mình mà lau khô
chơn cho Ngài. Simôn bị xúc phạm bởi cách xử sự gây sốc thái quá nầy. Nhưng
nhìn biết ông đang suy nghĩ, Chúa Jêsus quở trách Simôn với lời lẽ châm chích nầy:
“Ngươi
thấy đàn bà nầy không? Ta vào nhà ngươi, ngươi không cho nước rửa chân; nhưng
người đã lấy nước mắt thấm ướt chân ta, rồi lấy tóc mình mà chùi. Ngươi không
hôn ta; nhưng người từ khi vào nhà ngươi, thì hôn chân ta hoài. Ngươi không xức
dầu đầu ta; nhưng người lấy dầu thơm xức chân ta” (các câu 44-46).
Người
đàn bà đã yêu thương nhiều vì nàng đã được tha thứ nhiều. Simôn không nhìn thấy
mình là một tội nhân trầm trọng, vì thế ông ta chẳng màng đến việc cung ứng cho
Chúa Jêsus các dấu hiệu nói tới phép xã giao thông thường:
Nước
để rửa chơn Ngài,
Một
nụ hôn tiếp đón Ngài,
Dầu xức đầu Ngài.
II. Rửa chơn là công việc của hàng nô lệ.
Trong
thời buổi ấy, theo thông lệ thì bạn rửa chơn của mình sau khi chủ nhà cung ứng
cho bạn một chậu nước. Bạn cúi xuống, cởi dép ra, rửa chơn mình, rồi lau khô nó
bằng một cái khăn. Nếu một người có tôi tớ, họ sẽ được ủy thác làm công việc ấy
thay cho bạn. Đấy là dấu hiệu của sự thành đạt cao trong xã hội – các tôi tớ rửa
chơn cho khách mời của bạn. Nhưng trong mọi trường hợp, người chủ nhà phải rửa chơn cho
khách mời của mình. Người
bậc cao sẽ không hề hạ thấp mình để rửa chơn cho những ai thuộc bậc thấp hơn
mình.
Nhưng trong
mọi trường hợp, người chủ nhà phải rửa chơn cho khách mời của mình.
Hạng
nô lệ phải lo rửa chơn.
Hạng
chủ nhân không bao giờ làm việc ấy.
III. Rửa chơn theo định nghĩa là một việc làm bẩn thỉu, hôi hám, và nhục nhã.
Hai
bàn chơn bốc mùi khi chúng dơ bẩn.
Đấy là một thực tế rất người, chớ không phải một vấn đề thuộc
văn hóa. Sau một
ngày dài, nhọc nhằn, hai bàn chơn bạn đã có một lượng tiếp xúc thật nhiều. Nếu
bạn mang dép, chúng tiếp xúc với bụi đất ở khắp mọi nơi. Nếu hai bàn chơn của bạn
mang vớ, chúng có thể đổ mồ hôi rất nhiều. Và khi ấy bạn có đủ thứ nan đề nơi
bàn chơn – mấy móng chân cúp vào trong, chai sần, gót chân nứt nẻ, và đối với một
số người, có nấm đủ loại hết.
Nói
hầu hết mọi người đều không chú ý nhiều tới hai bàn chơn của họ là chẳng có gì
quá đáng. Và nam giới thì ít chú ý hơn là nữ giới. Đối với nam giới bàn chơn là những
phần tận cùng của hai chơn chúng ta. Chúng ta nghĩ về chúng khi chúng
ta mua giày, và chúng ta nghĩ về chúng khi chúng ta bị thương, nhưng đấy là việc
về bàn chơn. Rất nhiều người đi suốt cả đời mà không có một móng chơn. Đối với
nữ giới thì đây là một vấn đề rất khác biệt. Thế nhưng, hầu hết chúng ta vẫn
không nghĩ đến nhiều về hai bàn chơn trừ phi chúng làm cho chúng ta phải bối rối.
Hai bàn chơn bốc mùi khi chúng bị bẩn.
Bạn
có bao giờ thử rửa chơn cho ai đó vào cuối một ngày dài nóng bức chưa? Bạn có
bao giờ tìm cách rửa chơn cho ai đó khi họ đẫm mồ hôi và mình đầy bụi bặm chưa?
Bạn có bao giờ cúi mặt nhìn xuống cái móng chơn đã quặp vào phía trong chưa? Đây
chẳng phải là một việc dễ làm đâu. Một số nhóm xem việc rửa chơn giống như một
mạng lịnh của nhà thờ. Tôi chẳng phản đối gì về việc thực hành sự việc ấy và thực
vậy, tôi nghĩ đấy sẽ là một ký ức đáng nhớ về đêm hôm ấy trên chiếc Phòng Cao. Nhưng
nếu bạn biết bạn sẽ bước vào một dịch vụ rửa chơn, đầu tiên bạn sẽ làm gì chứ? Bạn
rửa chơn của mình! Đấy là điều mà tôi sẽ làm. Chúng ta tự nhiên làm như thế vì
chúng ta không muốn ai đó đến rửa hai bàn chơn bẩn thỉu bốc mùi của tôi.
Nhưng
đấy là toàn bộ mục đích, có phải không?
Nếu hai bàn chơn của bạn không dơ bẩn, chúng không cần rửa
đâu. Nếu chúng cần
rửa, thì ai đó phải cúi xuống, đến gần và tiếp cận riêng với hai bàn chơn bẩn
thỉu của bạn. Đối với hầu hết chúng ta, điều nầy rất xấu hổ và nhục nhã. Cách đây
mấy năm, khi con trai cả của tôi là Josh qua năm đầu tiên của nó ở Trung Hoa
trong vai trò một giáo viên dạy Anh ngữ, phần còn lại trong gia đình thực hiện
một chuyến hành trình đến thăm viếng nó ở Bắc kinh. Chúng tôi đã có một thời điểm
thật tuyệt vời và yêu mến xứ sở ấy cùng con người. Chúng tôi đến viếng Cấm
Thành, Quãng Trường Thiên An Môn, Hạ Cung, và Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa.
Tất cả rất hấp dẫn và tuyệt vời. Một ngày kia, Josh tuyên bố rằng hết thảy
chúng tôi sẽ đi mát-xa chơn theo cách của người Trung hoa. Tôi đã hơi nghi nhưng
rồi cũng tham gia. Thế là chúng tôi ngồi taxi xuống
khu mua sắm chính ở Bắc Kinh, ở đó chúng tôi tìm gặp chỗ làm mát-xa chơn trên tầng
hai của một toà nhà cao tầng. Thì ra đây là chỗ rất đẹp. Họ để cho chúng tôi mỗi
người ngồi trên một chiếc ghế cao (giống
như cái ghế ở tiệm hớt tóc vậy), chúng tôi có thể xem TV hay đọc các tạp
chí ở đó. Họ dọn trà và bánh sandwiches cho chúng tôi. Chắc chắn là các nhân
viên chuyên mát-xa cũng có mặt ở đó. Bốn người nữ và một người nam. Có một thiếu
nữ trẻ có tầm cỡ bằng phân nửa tầm cỡ của tôi đến làm mát-xa cho tôi. Cô ta
nhìn thẳng vào tôi, mĩm cười, rồi đưa bàn chơn tôi vào một chão trà nóng, rửa sạch
chúng và cũng cất bỏ hết mọi cảm giác. Mấy phút sau, cô ta trở lại rồi làm công
tác mát-xa, chà xát, kéo dãn, và làm đủ mọi cách thức cho hai bàn chơn của tôi,
kể cả việc kéo căng mấy ngón chơn của tôi. Ở một điểm, cô ấy nhìn qua một
bên rồi thực hiện một số trò đùa theo người Trung hoa. Bạn sẽ làm gì khi có ai đó
cù vào chơn bạn theo một ngôn ngữ mà bạn không thể hiểu được chứ? Cô ta cù nơi
hai bàn chơn của tôi trong một lúc, rồi vòng ra phía sau tôi và mát-xa cổ, vai
và phần trên cánh tay của tôi. Marlene, Josh, Mark và Nick cũng nhận lấy cách
mát-xa y như thế.
Nếu hai bàn chơn của bạn không dơ bẩn, chúng không cần rửa đâu.
Toàn
bộ trải nghiệm nầy kéo dài khoảng một giờ đồng hồ và mỗi người phải trả $12US. Mặc
dù cách mát-xa như thế nầy chẳng làm tôi đau, cuối cùng tôi cảm thấy chúng khá
hơn trong nhiều tháng trời. Khi nhìn lại kinh nghiệm đó, cái điều tôi nhớ, ấy
là cảm giác rất tổn thương khi có ai đó làm mát-xa cho chơn của tôi. Có
ai đó làm sạch cho chơn của bạn mặc dù bạn trả tiền cho việc ấy thì quả là thấp
hèn làm sao ấy.
IV. Bàn chơn tiêu biểu cho toàn thân.
Điều
nầy lúc đầu thì chẳng rõ nét lắm, song hãy suy nghĩ về việc ấy xem. Hai bàn chơn của bạn
mang một tải trọng rất lớn. Có phải bạn biết một người trung bình đi
ba vòng trái đất trong cả cuộc đời họ không? Và chính bàn chơn là một cơ chế phức
tạp được dựng nên từ 23 cái xương, 33 khớp nối, và hơn 100 bắp thịt và dây chằng.
Dù bạn có biết
như thế hay không, bàn chơn của bạn tiêu biểu
mọi sự thuộc về bạn. Rốt
lại, bất cứ đâu hai bàn chơn của bạn đi tới, phần còn lại của bạn phải đi theo.
Nếu
bàn chơn bạn bị thương, cả thân thể bạn bị thương.
Nếu
bàn chơn của bạn bị lạnh, hết thảy thân thể bạn cũng bị lạnh nữa.
Nếu
bàn chơn của bạn dơ bẩn, bạn không thể cảm thấy sạch sẽ cho tới chừng bạn rửa
chơn xong.
Nếu bàn chơn của bạn bị lạnh, hết thảy thân thể bạn cũng
bị lạnh nữa.
Hai bàn chơn
của bạn đưa bạn tới bất cứ đâu bạn muốn đi tới. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh
chép: “Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao!” (Rôma
10:15). Trong phòng ngủ, chúng tôi có tấm hình chụp về hai
cặp bàn chơn. Một là của nam giới và trông hơi thô kệch. Còn bàn chơn kia thì
nhỏ và trông xinh xắn hơn. Cặp bàn chơn thứ nhứt thuộc về Josh, cặp thứ hai thuộc
về Leah. Josh lấy tấm hình hai bàn chơn của chúng đang đứng cạnh nhau. Tấm hình
được khắc với hàng chữ: “Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết
bao!” Và thực vậy, mấy bàn chơn đó rất xinh đẹp đối với chúng tôi.
V. Rửa chơn bày tỏ tấm lòng cho mọi người xem thấy.
Vì bàn chơn là phần thấp kém của thân thể, việc rửa chúng
chạm đến chúng ta thật sâu sắc và tỏ ra mọi cảm xúc chân thật nhất của chúng ta. Đấy là lý do tại sao Phierơ đã phản
ứng thật mạnh mẽ khi Chúa Jêsus đến gần ông với cái khăn và chậu nước (Giăng 13:6). Trong tiếng
Hylạp, từ ngữ thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả Anh ngữ. Những chữ “Thầy” và
“của tôi”
được đặt ở một chỗ phải nhấn mạnh, giống như thể Phierơ đang nói: “Thầy ôi, rửa chơn [của]
tôi sao?” Song ngay cả như thế cũng chưa tỏ ra hết cú sốc mà Phierơ đã
cảm nhận. “Làm
sao mà Ngài là Chúa của tôi lại rửa chơn của một kẻ giống như tôi?"
Phierơ cảm thấy rằng việc nầy là không đúng, không cứ cách nào đó mọi vai trò đã
bị đảo lộn. Để
cho Chúa Jêsus chạm đến hai bàn chơn bẩn thỉu của ông, sự việc nầy xúc phạm mọi
sự mà ông đã được truyền dạy. Điều nầy
không nên xảy ra.
Đồng
thời, đây là một trong những cuộc trao đổi dài nhất giữa Phierơ và Chúa Jêsus. Và
mọi sự Phierơ đang nói là sai hết. Há bạn chẳng yêu mến Phierơ sao? Ông nhảy từ thái cực
nầy sang thái cực kia. Phierơ càng
nói, ông càng sa vào chỗ lầm lẫn. Trước tiên, ông bị sốc (câu 6), rồi ông từ chối thẳng thừng không cho Chúa Jêsus rửa chơn
của ông (câu 8), rồi ông yêu cầu Chúa
Jêsus cũng nên rửa hai bàn tay và đầu của ông nữa (câu 9). Ông thốt ra sự nhầm lẫn phát sinh từ thất bại và hoàn toàn
hiểu sai trái. Chúa Jêsus chẳng nói năng hay phản ứng gì đối với ông.
Há bạn chẳng yêu mến Phierơ sao? Ông nhảy từ thái cực nầy sang thái cực kia.
Ở
câu 8, ông từ chối Chúa Jêsus bằng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ nhất khả thi. Ông sử dụng
nhiều từ tiêu cực đến nỗi chúng ta không thể phiên dịch nó rõ ràng theo Anh ngữ.
Đại loại là: “Ngài
sẽ không bao giờ rửa chơn của tôi, bây giờ hay về sau, tuyệt đối là không”.
Chúa Jêsus bình tỉnh đáp lại: “Nếu
ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết”. Và khi ấy, Phierơ nói: “Vậy thì xin cho
tôi được tắm đi. Hãy rửa tôi mọi thứ đi”.
Nguyện
Đức Chúa Trời chúc phước cho Phierơ. Ông không hiểu, nhưng ông muốn Chúa Jêsus
phải biết rằng ông yêu mến Ngài, ông muốn trở thành môn đồ của Ngài thật trọn vẹn.
Đấy là điều tôi muốn nói khi tôi nói rằng rửa chơn bày tỏ ra
tấm lòng. Thiếu nước
cho việc rửa chơn chứng tỏ thái độ dửng dưng của Simôn người Pharisi. Sự nhầm lẫn
của Phierơ tỏ ra chiều sâu sự kỉnh kiền của ông. Ông muốn đi theo Chúa
Jêsus với hai bàn chơn sạch sẽ, một tấm lòng thanh sạch, và với từng phần khác
của thân thể.
Đừng
bỏ qua sự kiện theo Giăng 13:4 bữa
ăn đã được dọn rồi khi Chúa Jêsus khởi sự rửa chơn cho các môn đồ. Nhưng thời điểm cho
việc rửa chơn bình thường thì phải đến trước bữa ăn. Tại sao họ không rửa chơn cho nhau? Tại sao chẳng
có ai rửa chơn cho Chúa Jêsus? Tại sao họ khởi sự bữa ăn với hai bàn chơn bẩn
thỉu của họ chứ? Chắc chắn các biến cố của một vài ngày sau cùng đã làm cho họ
phải phân tâm. Nhưng chúng ta có được manh mối quan trọng hơn từ Luca 22:24, ở đây dạy cho chúng
ta biết rằng trên Phòng Cao kia sau khi Chúa Jêsus ban Tiệc Thánh: “Môn
đồ lại cãi lẫy nhau, cho biết ai sẽ được tôn là lớn hơn hết trong đám mình”.
Bạn có thể hình dung được như thế chưa? Chúa Jêsus vừa tỏ
ra rằng Ngài sẽ dâng thân thể và huyết của Ngài cho họ, và giờ đây tất cả họ đang
tìm kiếm xem ai là nhân vật số 1. Không có gì là lạ khi họ không rửa chơn
cho nhau. Không có gì là lạ, việc ấy bị bỏ lại cho Chúa Jêsus. Thầy phải trở thành
tôi tớ của mọi người hầu cho ai nấy sẽ hiểu Ngài thực sự là ai và lý do tại sao
Ngài đã đến với trần gian.
Thầy phải trở thành tôi tớ
của mọi người hầu cho ai nấy sẽ hiểu Ngài thực sự là ai và lý do tại sao Ngài đã
đến với trần gian.
VI. Rửa chơn phác họa sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá.
Đấy
là điều Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài phán cùng Phierơ: “Hiện
nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết” (câu 7). Bụi
đất bám nơi chơn của bạn tiêu biểu cho bụi đất mà hết thảy chúng đang cưu mang ở
bên trong. Vết uế
bên ngoài từ những con đường bẩn thỉu phản chiếu vết uế tội lỗi bên trong mà rửa
với nước sẽ chẳng bao giờ loại bỏ đi được.
Chúa Jêsus đang quấn lấy cái khăn của người tôi tớ phác hoạ thái độ bằng lòng của
Ngài chết cái chết của một tội phạm. Và nước đứng thay cho huyết của Ngài thanh
tẩy tội lỗi. Bản thân việc rửa đứng thay cho “sự rửa
về sự lai sanh” (xem Tít 3:5) nhờ đó tội lỗi của
chúng ta bị trừ đi. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus bảo Phierơ rằng hai bàn chơn
của ông phải được rửa hay ông sẽ chẳng có phần gì ở trong Ngài (câu 8). Bao lâu Đấng Christ còn đứng ngoài chúng ta, mọi sự mà Ngài đã làm cho thế gian chẳng
có giá trị gì đối với chúng ta. Nói như thế nầy là chưa đủ: “Tôi nhóm lại ở
Hội thánh Trưởng Lão Wesley” hay “Tôi thích hát những bài thánh ca” hoặc thậm
chí “Mục sư
Brian đã làm phép báptêm cho tôi”. Nói như thế nầy là chưa đủ: “Tôi tin rằng có
một người tên là Jêsus đã sống và đã chết cách đây 2000 năm”. Vào đêm
đó trên Phòng Cao, nói như thế nầy là chưa đủ: “Tôi thích quan điểm Chúa Jêsus rửa chơn;
tôi chỉ không muốn Ngài rửa chơn [của] tôi”. Bao lâu bạn còn đứng tẻ
tách ra khỏi Đấng Christ, mọi tri thức và kinh nghiệm tôn giáo trong thế gian
chẳng tạo ra một sự khác biệt nào hết.
Bao lâu Đấng Christ còn đứng ngoài chúng ta, mọi sự mà Ngài đã làm cho thế gian chẳng có giá trị gì đối với chúng ta.
Mục
sư Charles Spurgeon chỉ ra rằng nhiều lợi thế thuộc linh của Phierơ chẳng tạo
ra một sự khác biệt nào hết:
Ông
biết hạ mình, tuy nhiên hạ mình là chưa đủ.
Ông
kinh nghiệm nhiều phép lạ, song phép lạ cũng chưa đủ.
Ông
đã nghe Đấng Christ dạy dỗ, song tri thức cũng chưa phải là đủ.
Ông
bước đi với Đấng Christ, song chỉ gần gũi với Ngài thì cũng chưa phải là đủ.
Ông
thể hiện nhiều hành động phục vụ, song làm lành vẫn chưa phải là đủ đâu.
Ông
đã nhìn thấy Đấng Christ trên Núi Hóa Hình, nhưng nhiều kinh nghiệm thuộc linh
chưa phải là đủ.
Ông
rất sốt sắng đối với Chúa Jêsus, nhưng thế vẫn chưa phải là đủ.
Phierơ
phải đầu phục với sự hạ mình để cho Con Đức Chúa Trời rửa chơn cho ông, và ông
phải làm công việc ấy mặc dù ông chưa hiểu hết được công việc đó. Cũng một thể ấy, đến
với Đấng Christ giống như chơn mình đã được
rửa rồi vậy. Chúng ta phải
đến với Ngài, bẩn thỉu và lem luốt, xấu hổ bởi vết nhơ của tội lỗi mà chúng ta
không thể loại bỏ được, và chúng ta chẳng làm việc gì cả đang khi Đấng Christ làm
công việc thay cho chúng ta.
Cũng một thể ấy, đến với Đấng Christ giống như chơn mình đã được rửa rồi vậy.
Chúng
ta không thể dời đi chính tội lỗi của chúng ta. Đấng Christ
phải làm điều đó cho chúng ta. Nhiều bài thánh ca nói tới
lẽ thật nầy:
“Lòng tội nầy
sao cho trắng băng?
Còn gì
ngoài ra huyết Chúa Jêsus”
“Kìa, trông suối
thiêng huyết báu tuôn đầy, Từ hông Jêsus phát nguyên
Tội nhân
tắm mình dưới suối huyết nầy, sạch hết mọi gian ác liền”
“Tôi hân
hoan ngợi khen dòng huyết báu.
Đã tuôn
vì tội nhân khắp hoàn cầu
Tôn vinh
Con độc sanh từ Cha thánh,
Đã mang lằn
đòn đặng chữa tôi lành”
“Tuy xưa tôi
lang thang đi xa chuồng,
Tâm linh
cưu mang khổ đau lo buồn,
Xin Chiên
Con gọi tôi bằng huyết quí
Ắt tâm
tôi tin anh tuyết khôn bì”
VII. Rửa chơn tỏ ra nhu cần phải có sự thanh tẩy liên tục nơi chúng ta.
Chúa
Jêsus đã đến với một thế giới có hai bàn chơn bẩn thỉu.
Hành trình của chúng ta qua cuộc sống thì bẩn thỉu hơn là
chúng ta nghĩ. Bạn không
bao giờ biết mình sẽ bước vào đâu để bỏ lại sự bẩn thỉu và lem luốt của mình. Chúng
ta không thích nghĩ đến việc ấy, song đấy lại là sự thực. Bất luận chúng ta tìm
cách giữ sạch khó khăn đến ngần nào, hết thảy chúng ta đều bẩn thỉu hơn là
chúng ta nghĩ, và chúng ta kết thúc mỗi ngày càng bẩn thỉu hơn khi chúng ta khởi
sự.
Đấy
là lý do tại sao Chúa Jêsus bảo Phierơ rằng dù ông đã được sạch rồi, hai chơn
ông vẫn cần phải được rửa cho. “Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được
sạch cả” (câu 10). Hai từ ngữ khác nhau được sử
dụng ở đây – một, ý nói tới việc tắm trọn vẹn và từ ngữ kia nói tới việc rửa
chi thể nào đó. Đến
với Đấng Christ giống như đi tắm vậy.
Chúng ta được kể là thanh sạch khi tội lỗi của chúng ta bị đời đi. Nhưng chúng
ta vẫn còn cần sự thanh tẩy bởi huyết của Đấng Christ.
Bất luận chúng ta tìm cách giữ sạch khó khăn đến ngần nào, hết thảy chúng ta đều bẩn thỉu hơn là chúng ta nghĩ.
Điều
nầy phác họa cả hai: tình trạng bẩn thỉu hàng ngày của chúng ta do tội lỗi và
nhu cần liên tục của chúng ta về sự thanh tẩy. Chúng ta tiếp thu từ bài học nầy
rằng chúng ta chỉ cần được cứu có một lần. Nhưng vì chúng ta phạm tội mỗi ngày, chúng ta cần sự thanh tẩy mỗi ngày. Chúng ta cần loại bỏ sự dơ dáy ra khỏi hai bàn chơn
của chúng ta.
Khi
chúng ta đến với Đấng Christ, tội lỗi của chúng ta sẽ bị dời đi cho đến đời đời.
Chúng ta chúng ta đang sống trong một thế giới bẩn thỉu, chúng ta cần sự thanh
tẩy mỗi ngày.
Sự
tái sanh không thể được lặp đi lặp lại.
Sự
thanh tẩy phải được lặp đi lặp lại.
Hãy
suy nghĩ về dòng sự sống của bạn 24 giờ qua xem:
Bạn
đã nói ra những việc mà bạn không nên nói ra.
Bạn
đã đáp ứng không tử tế hay quá nhanh.
Nhờ sự chết đổ huyết ra của Ngài trên thập tự giá, Đấng Christ cung ứng mọi sự chúng ta có cần, từ bây giờ cho đến đời đời.
Bạn
đã làm nhiều việc mà bạn không nên làm.
Bạn đã bỏ qua những hành động thương xót.
Bạn đã bỏ qua những hành động thương xót.
Bạn
chưa được trọn vẹn, tôi cũng thế.
Đấy
là lý do tại sao chúng ta cần những gì Chúa Jêsus cung ứng cho. Chúng ta cần được
thanh tẩy từng ngày một. Chúng ta cần ơn cứu rỗi nào cất bỏ tội lỗi đi và cung ứng
sự thanh tẩy hàng ngày. Chúa Jêsus làm cho chúng ta thích ứng với thiên đàng, Ngài dời đi tội lỗi, và hàng ngày Ngài thanh tẩy khỏi
chúng ta từng tội lỗi một khi chúng ta kêu cầu nơi Ngài (1 Giăng 1:9).
Cho nên, nhờ sự chết đổ huyết ra của Ngài trên thập tự giá, Đấng Christ cung ứng
mọi sự chúng ta có cần, từ bây giờ cho đến đời đời.
Trong
nhiều năm trời tôi có nghe Mục sư Martin Luther nói rằng “phạm tội thật táo bạo”, nhưng tôi
chưa hề biết nội dung câu nói đó. Thế rồi tôi đến với phần trưng dẫn nầy trích
từ bức thư của Luther viết cho bạn ông là Philip Melanchthon vào ngày 1 tháng 8
năm 1521:
Chúng ta không phải là hạng tội nhân tưởng tượng đâu!
Đức Chúa
Trời không cứu người nào chỉ là hạng tội nhân tưởng tượng. Là một tội nhân, và
tội lỗi của bạn là rất mạnh, nhưng hãy khiến cho lòng tin cậy của bạn nơi Đấng
Christ được mạnh mẽ hơn, và sự vui mừng nơi Đấng Christ, Ngài là Đấng thắng hơn
tội lỗi, sự chết, và thế gian. Chúng ta sẽ phạm tội đang khi chúng ta còn sống ở
đây, vì cuộc sống nầy không phải là nơi sự công bình ăn ở. . . .Vấn đề là nhờ sự
vinh hiển của Đức Chúa Trời chúng ta đã công nhận Chiên Con là Đấng cất tội lỗi
thế gian đi. Không một tội lỗi nào có thể phân cách chúng ta ra khỏi Ngài, cho
dù chúng ta giết người hay phạm tội tà dâm cả ngàn lần mỗi ngày. Có phải bạn
nghĩ một Chiên Con được tôn vinh như vậy đã trả một giá cực nhỏ với sự sự hy
sinh ít ỏi cho tội lỗi của chúng ta?
Nếu chúng
ta bị sốc bởi điều nầy, có lẽ chúng ta chưa bao giờ lượng được chiều sâu của tội
lỗi chúng ta. Rồi cho tới chừng nào chúng ta nhìn thấy chiều sâu của tội lỗi
chúng ta, chúng ta sẽ chẳng bao giờ lượng được sự hy sinh cao cả mà Chúa chúng
ta đã thực hiện khi Ngài chịu chết trên thập tự giá.
Nầy anh
chị em ơi, chúng ta không phải là hạng tội nhân tưởng tượng đâu!
Chúng
ta là hạng tội nhân trầm trọng, chúng ta cần một Cứu Chúa cao trọng. Và chúng
ta có một Cứu Chúa trong Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài đã hạ thấp đến nỗi Ngài
không xấu hổ mà rửa hai bàn chơn bẩn thỉu của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét