Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Luca 22:31-33: 'Tại Sao Đức Chúa Trời Để Cho Người Nhơn Đức Sa Ngã"


Tại Sao Đức Chúa Trời 
Để Cho Người Nhơn Đức Sa Ngã
– Luca 22:31-33
Tôi muốn nói với bạn về lý do tại sao Đức Chúa Trời để cho hạng người nhơn đức phải sa ngã. Chủ tâm của tôi nhắm vào đề tài nầy khi tôi nhận được một email gửi đến từ một người mà hơn 30 năm rồi tôi đã không gặp. Ông ta viết thư hỏi thăm tôi có nghe tin tức hay không!?! Tin tức nào chứ? Cả hai chúng tôi đều quen biết một người đã ly dị vợ rồi bây giờ đang theo đuổi vợ cũ của một người bạn xưa. Hai người bạn, hai cuộc hôn nhân tan vỡ, giờ đây một người đang theo đuổi vợ cũ của người bạn kia. Có phải tôi đang nhắc tới người lo theo đuổi là một vị Mục sư không? 
Thế rồi, tôi nhận được một sứ điệp email khác – lần nầy từ một người bạn tôi đã gặp ở Thần Học Viện Dallas. Kể từ năm 1978, tôi đã không gặp ông ấy. Ông ấy viết cho tôi một chú thích gồm hai câu nầy: 
Trong thế giới nầy, thuộc về chúng ta là một việc không bao giờ là chắc chắn cả, không nên xem một người có bằng cấp hay Mục sư là liên tục trong đức tin. Tôi đã nghe quá nhiều câu chuyện kinh khủng nói tới những cuộc hôn nhân tan vỡ và nhiều chức vụ phải buông xuôi.
Hai sứ điệp kia buộc tôi phải suy nghĩ. Tôi bị áp đảo bởi sự thực tôi đã nhận chúng từ những người bạn họ không quen biết nhau và tôi đã không gặp họ ít nhất là 30 năm. Tuy nhiên, họ đã nói ra những việc tương tự nhau.
Tôi không đưa lên các trường hợp ấy để than vãn một thực tế là các cấp lãnh đạo thuộc linh đã sa vào tội lỗi trầm trọng. Nhiều trường hợp như thế mới là bằng chứng do đọc Kinh thánh quá sơ sài. Có Nôê say rượu, Ápraham nói dối về vợ mình, Môise đã giết một người Aicập, và tất nhiên có David đã phạm tội tà dâm rồi một người đã bị giết hòng che đậy tội lỗi của ông.
Song vì ân điển của Đức Chúa Trời 
Thắc mắc mà tôi đưa ra là đây: Tại sao Đức Chúa Trời lại để cho những việc như thế xảy ra? Tại sao Ngài lại để cho hạng người nhơn đức sa ngã vào trong tội lỗi – và chúng ta tiếp thu được gì từ sự việc nầy? Tôi dám chắc hết thảy chúng ta đều biết rõ câu trả lời có sẵn đây. Đức Chúa Trời để cho hạng người nhơn đức sa vào trong tội lỗi để phần còn lại trong chúng ta sẽ không phạm phải cùng một sai lầm đó nữa. Tất nhiên, đấy là sự thực. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã nghe các tin tức xấu nói về một người bạn rồi nói: “Nguyện ân điển của Đức Chúa Trời đừng để tôi sa vào lầm lỗi ấy?” Tôi đã nói như thế với lòng mình rất nhiều lần – và bạn cũng thế. Sự thực hiển nhiên, ấy là hết thảy chúng ta đều rút tỉa một bài học từ lầm lỗi của nhiều người khác – và nếu chúng ta không rút tỉa được, chúng ta có thể thấy mình đang rơi vào chính chỗ đó.
Nhưng có nhiều điều cần phải tiếp thu và đấy là gánh nặng của sứ điệp nầy. Tôi muốn chúng ta nên nhìn vào câu chuyện nói tới Phierơ, ba lần ông đã chối Chúa của mình. Có lẽ chỗ để bắt đầu là phải đọc qua phân đoạn Kinh thánh. Hãy lắng nghe lời lẽ của Chúa Jêsus phán với Phierơ trong đêm trước khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá: “Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy quỉ Sa-tan đã đòi sàng sảy ngươi như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình” (Luca 22:31-32). Lời lẽ nầy dường như là kỳ lạ đối với Phierơ, giống như nó toát ra từ chỗ thất vọng vậy. Cần phải lưu ý rằng Phierơ trong nhiều phương thức, ông là con người nhất trong hết thảy các môn đồ. Ông thường rơi vào chỗ rắc rối vì ông hay buộc miệng nói đang khi ai nấy còn suy nghĩ song chẳng có can đảm nói ra. Ông là người với miệng nhanh bằng chân, thường hứa hẹn nhiều hơn ông có thể cung ứng. 
Tối nay không nằm ngoài ngoại lệ. Khi ông nghe lời lẽ nầy của Chúa Jêsus, ông biết rõ ngay là chúng chứa một lời quở trách nặng nề – một lời loan báo trước về thất bại cá nhân dường như là không tránh được. Nhưng Phierơ sẽ không ra gì nếu không có can đảm ở trong lòng, vì vậy ông đáp tuy dại dột nhưng rất chân thành: “Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết” (Luca 22:33). Ông không biết rằng nhiều năm sau đó ông phải giữ lời hứa đó. Nhưng không phải đêm hôm ấy. Khi ông thốt ra mấy lời nầy, giây phút thất bại trầm trọng nhất – mực của 2000 năm qua không thể cất bỏ được bản ghi chép nói về ông – ba lần chối Đấng Christ cách đấy chưa đầy 5 tiếng đồng hồ.

Có thể đây là một Cơ đốc nhân chưa được biến đổi.

Hãy suy gẫm lời lẽ của Chúa Jêsus trong một phút xem: “Vậy, đến khi ngươi trở lại”. Bản King James chép như vầy: “Vậy, đến khi ngươi đã hối cãi”. Có người đã vấp ngã qua câu nói đó, nhưng tôi nghĩ câu nói ấy hoàn toàn chính xác. Lời lẽ của Chúa chúng ta đang treo trong khoảng không với một sứ điệp mà chúng ta cần phải lắng nghe. Có thể đây là một Cơ đốc nhân chưa được biến đổi. Phierơ đã được cứu, nhưng theo một ý nghĩa sâu sắc, ông chưa được biến đổi đủ để cho Chúa sử dụng – và điều nầy giải thích sự thất bại ê chề của ông.
Từ phân đoạn Kinh thánh nầy, tôi muốn chia sẻ với bạn bốn nguyên tắc quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ lý do tại sao hạng người nhơn đức lại sa ngã  và chúng ta tiếp thu được gì từ đó. 

Có một kẻ thù sống chết của linh hồn bạn, hắn sẽ hủy diệt bạn một khi hắn có thể. 

I. Không một Cơ đốc nhân nào ở ngoài khả năng thất bại về mặt đạo đức.
Quan điểm nầy rõ ràng đến nỗi tôi tưởng là chẳng có ai bàn bạc chống lại nó. Chúa Jêsus nói cho Phierơ biết rằng Satan muốn “sàng sảy” ông như lúa mì. Một bản dịch chép: “Satan đòi” trong khi bản dịch khác chép: “Satan xưng ra quyền hạn” sàng sảy bạn. Tư tưởng ấy có thể gây sốc cho một số người vì đôi khi nó nói rằng Satan chẳng có quyền gì trên Cơ đốc nhân. Theo một ý nghĩa thì đấy là sự thực vì chúng ta biết Satan không thể làm chi được nếu không có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Martin Luther nói rằng ma quỉ là “ác thần”, nghĩa là hắn phục vụ mục đích của Đức Chúa Trời trong vũ trụ. Nhưng ông cũng nói rằng thế gian nầy đầy dẫy với ma quỉ, chúng đe dọa hủy hoại chúng ta. Trong kỷ nguyên và thời buổi nầy, thật là dễ mất cân đối về Satan và công việc của hắn. Nhưng hãy để cho phân đoạn Kinh thánh của chúng ta nói với một giọng điệu đầy đủ hơn. Có một kẻ thù sống chết của linh hồn chúng ta, hắn sẽ hủy diệt chúng ta một khi hắn có thể. Phierơ không bao giờ quên lời lẽ của Chúa Jêsus trong cái đêm định mệnh ấy, và nhiều năm về sau ông đã nói về sự nầy như sau: “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phierơ 5:8). Chúng ta sống dại dột nếu chúng ta không xem trọng lời lẽ nầy. 
Tôi gặp một giáo sĩ đã hưu hạ, ông đã hầu việc Chúa với sự phân biệt trong nhiều năm trời. Sau khi nghe tôi giảng, ông hỏi không biết là ông có thể nói chuyện riêng với tôi được không!?! Ông tâm sự rằng khi ông còn là một thanh niên, ông đã phấn đấu rất nhiều trong lãnh vực cám dỗ về tình dục. Ông nói: “Khi tôi đến tuổi 50, tôi vẫn còn tranh chiến, nhưng tôi luôn nghĩ rằng khi tôi trở về già, sự cám dỗ sẽ không còn nữa”. Nhưng không phải như vậy. “Sự cám dỗ ấy vẫn còn mạnh mẽ hôm nay giống như khi tôi ở tuổi thanh niên vậy”. Ông đã ở giữa thập niên 80 khi ông trao đổi với tôi.
Tôi muốn nói như thế để chỉ ra rằng tội lỗi kia đến với hết thảy chúng ta trong nhiều cách thức khác nhau, và chúng ta không dám cho việc ấy là đương nhiên nữa. 
II.Satan thường tấn công chúng ta ở điểm mạnh, chớ không tấn công ở điểm yếu của chúng ta.
Rốt lại, há Phierơ không dạn dĩ nói: “Dầu mọi người vấp phạm vì cớ thầy, nhưng tôi chẳng hề làm vậy” sao (Mác 14:29)? Nếu bạn đến hỏi Phierơ sáu giờ trước để hỏi han các điểm mạnh của ông, chắc chắn ông sẽ liệt kê ra sự dạn dĩ và can đảm của mình liền. Ông sẽ nói: “Đôi khi tôi miệng tôi bằng chân tôi, nhưng ít nhất là tôi không sợ sệt khi phải thốt ra. Chúa Jêsus biết rõ tôi luôn có mặt ở đó khi Ngài cần đến tôi”. 
Nhưng khi Satan tấn công, sự tấn công ấy đến cách thình lình, thật nhanh chóng, bất ngờ đến nỗi “vị sứ đồ dạn dĩ biến thành bơ”. Tính theo bản thân, thì Phierơ là vô dụng. Trong giờ phút khủng hoảng, Phierơ đã thất bại ngay thời điểm mà ông đã thề  sẽ trung tín cho đến đời đời.
Điều nầy có làm ngạc nhiên chúng ta không? Rốt lại, tại sao Satan lại tấn công chỉ ở điểm yếu của bạn thôi vậy? Nếu bạn biết bạn có một điểm yếu, đấy là chính lãnh vực bạn sẽ canh chừng cẩn thận nhất. Nếu bạn biết bạn có một nan đề với sự giận dữ hay với sự biếng nhác hoặc với tánh tham ăn, nếu bạn không canh chừng thì bạn sẽ té ngã cho xem?
Nhưng không phải như thế với các điểm mạnh của bạn. Bạn có khuynh hướng xem các lãnh vực ấy là không sao hết. Bạn nói: “Đấy chẳng phải là nan đề đối với tôi. Tôi có các nan đề khác, nhưng lãnh vực ấy không thực sự là một sự cám dỗ đâu”.

Chúa để cho chúng ta thất bại là một việc tốt đấy. 

Hãy coi chừng! Hãy dựng ngọn cờ đỏ lên! Có nguy hiểm ở trước mặt. Khi một người xem bất kỳ lãnh vực nào là không sao, đấy là lãnh vực duy nhứt thường bị tấn công nhất. Tại sao chứ? Vì đấy là lãnh vực duy nhứt mà bạn không quan phòng đối với sự tấn công của hắn.
Việc ấy đã xảy ra cho Phierơ. Việc ấy sẽ xảy ra cho bạn và cho tôi chẳng chóng thì chày.
III. Đức Chúa Trời để cho chúng ta thất bại hầu quét sạch đi thái độ tự tín quá mức của chúng ta. 
Phierơ không còn dám khoe khoang như ông đã làm trong đêm hôm ấy nữa. Ông không xem mình là giỏi giang hơn anh em của ông nữa. Ông không còn tự mãn hay tự tín như thế nữa. Mọi sự ấy đã qua đi cho đến đời đời, là một phần cái giá Phierơ đã trả cho thất bại của ông trong giờ phút khủng hoảng.
Chúa để điều nầy xảy ra cho chúng ta là một việc rất tốt lành. Khi vấp ngã, chúng ta buộc phải công nhận rằng không có Chúa chúng ta chẳng thể làm chi khác hơn là thất bại. Chúng ta tiếp thu càng nhanh (và chúng ta không bao giờ tiếp thu điều đó cách trọn vẹn), chúng ta sẽ càng sống tốt hơn. Thất bại dường như không bao giờ là một việc tốt lành khi nó xảy ra, song nếu thất bại quét sạch đi thái độ tự mãn tự tín của chúng ta, thế thì thất bại hoàn toàn là một ơn đến từ Đức Chúa Trời. 
Nhiều năm trước đây, vào một thời điểm khó khăn, khi căng thẳng rất lớn, tôi nói ra đôi ba việc với bạn bè mà lẽ ra tôi không nên nói. Lý do không phải là vấn đề, cũng như tôi cũng không nhắc lại những gì tôi nói với họ ở đây. Cần phải nói là khi bị cưỡng ép, tôi đã nổi giận và thốt ra những việc gây tổn thương cho người nào không xứng đáng bị đối xử như thế. Trong những ngày nối theo sau, tôi phải trả giá đắt cho việc không thìn mình đó. Tôi thấy cơn giận ở trong lòng từ từ giảm sút đi. Cơn giận ấy bốc lên tới tận đỉnh, tôi không thể có lại cơn giận ấy một lần nữa. Cơn giận của tôi vỡ tan đi mỗi lần tôi nghĩ đến lần đối diện ấy.
Một tháng sau, khi tham dự một hội nghị ở tiểu bang khác, tôi có gặp một người đã trở thành bạn rất thân thiết. Một tối kia, chúng tôi thức hơi muộn và tôi nói, tận cùng chi tiết, câu chuyện về sự bùng nổ của cá nhân tôi. Khi tôi thuật lại câu chuyện đó, tôi lại sôi giận trở lại. 
Bạn tôi lắng nghe hết câu chuyện ấy và rồi ông nói: “Ray, ông là một người may mắn đó. Những gì xảy ra cho ông là một dấu hiệu của ân điển Đức Chúa Trời”. Tôi lấy làm lạ bởi lời nói của ông. Chẳng lẽ ông bỏ sót mục đích câu chuyện của tôi sao? Nhưng ông biết tôi còn rõ hơn tôi biết mình nữa. “Đức Chúa Trời đã tỏ cho ông ân điển của Ngài bằng cách để cho ông không thìn mình được như thế”. Làm sao là một hành động của ân điển Đức Chúa Trời cho được khi tôi không kềm được tánh khí của mình chứ? “Trong nhiều năm trời ông đã có hình ảnh của một người hoàn toàn nắm quyền chủ động đời sống của mình. Ông tỏ ra ở bề ngoài rất là thoải mái. Người nào không biết ông rõ đều nghĩ rằng ông không có lo lắng gì trong thế gian. Và ông đã gieo ra hình ảnh ấy vì nó khiến cho ông ra dễ ưa và đáng chuộng. Song sự thực thì rất khác. Có cái chảo sôi sụt ở trong ông, song ông đã kềm cho cái nắp đậy bên trên được lâu dài. Nhưng đêm đó, cái nắp bật ra. Trước đêm đó, nếu có ai nói: Ông điềm nhiên quá? ông sẽ bật cười rồi nói: không dám đâu. Ông không còn dám nói như thế nữa”

Phierơ không còn dám chỗi dậy rồi khoe khoang về lòng dạn dĩ của mình nữa. 

Thế rồi ông ấy tiếp tục giải thích một lẽ thật cơ bản về đời sống Cơ đốc. “Khi chúng ta tấn tới trong Đấng Christ, phần lớn chúng ta đều đạt tới chỗ mà ở đó chúng ta nghĩ, có một số tội lỗi mà chúng ta sẽ không phạm phải. Có thể chúng ta không nói ra, song chúng ta suy gẫm ở trong lòng: Ta sẽ không làm việc ấy. Đấy là điều xảy ra cho ông và tánh khí của ông. Ông đã che đậy tánh khí của mình lâu đến nỗi ông tưởng nó không còn có ở đó nữa. Nhưng nó vẫn còn ở đó, giống như con rắn cuộn mình trong đám cỏ, chực chờ cơ hội để tấn công”.
Ông kết luận với lời lẽ sâu sắc nầy: “Đêm đó, Đức Chúa Trời đánh bật cái nắp đậy rồi để cho thế gian nhìn thấy sự hư hoại ở trong lòng ông. Từ giờ trở đi, bất cứ khi nào ông chỗi dậy rồi nói, ông không còn nói: Tôi điềm nhiên” được nữa, vì ông bộc lộ rồi. Đức Chúa Trời để cho ông thốt ra những việc kinh khủng ấy với bạn bè để ông sẽ không còn giả vờ là thứ mà ông không đúng là thứ đó. Đấy là ân điển của Đức Chúa Trời đang vận hành trong đời sống của ông”.

Đức Chúa Trời có thể chạm vào những chỗ tan vỡ của bạn rồi khiến cho chúng ta ra mạnh mẽ hơn là chúng ta có trước đó. 

Tôi tin từng lời bạn tôi đã nói tuyệt đối là sự thực. Đức Chúa Trời để cho tôi thất bại trong giờ phút khủng hoảng và khi để như thế, Ngài tỏ cho tôi thấy một phần bản thân mình mà tôi chưa hề thấy trước đó. 
Đấy là những gì Ngài đã làm cho Phierơ. Phierơ không bao giờ dám chỗi dậy rồi khoe khoang về lòng dạn dĩ của mình nữa. Thay vì thế, trong tương lai ông sẽ nói về sự khiêm nhường nhiều hơn. 
IV. Đức Chúa Trời có thể chuộc lấy mọi lỗi lầm của bạn nếu bạn chịu để cho Ngài hành động. 
Tôi nhận thấy hai sự kiện đáng khích lệ về phương thức Chúa Jêsus đối xử với Phierơ: 
1) Ngài không hề phê phán ông và, 
2) Ngài không hề từ bỏ ông. 
Chúa Jêsus vốn biết rõ về sự chối bỏ của Phierơ từ lâu trước khi sự việc xảy ra. Ngài biết rõ những điều Phierơ sẽ làm, Ngài biết rõ ông sẽ phản ứng ra sao, và Ngài biết rõ Phierơ sẽ trở thành loại người nào sau đó nữa kìa. Đấy là lý do tại sao Ngài phán: “Khi ngươi trở lại”. Không phải nếu: ... mà là khi! Ngài vốn biết rõ tấm lòng của Phierơ là tốt lành, Ngài biết rõ sau tội lỗi kinh khiếp nầy ông sẽ trở lại với Chúa. Há chẳng tuyệt vời sao? Chúa Jêsus có đức tin nhiều nơi Phierơ hơn là Phierơ có đức tin nơi Chúa Jêsus. Ngài vốn biết rõ Phierơ có công việc quan trọng phải lo làm - “Hãy làm vững chí anh em mình” – nhưng điều đó sẽ không thực hiện được nếu không có sự vấp ngã và sự ông phục hồi lại với Chúa. Sự việc phải xảy ra theo cách ấy hoặc giả Phierơ sẽ chẳng bao giờ có được hiệu quả đầy đủ cho Đấng Christ. 
Có một nguyên tắc quan trọng đang tác động ở đây. Một cái xương bị gãy trở nên mạnh mẽ hơn sau khi nó được chữa lành. Có một việc gì đó trong quá trình chữa lành làm cho chỗ gãy được mạnh mẽ hơn nó có trước đó. Cũng thực như thế cho một sợi dây bị đứt. Ở hai đầu của chỗ đứt, sợi dây từng được nối lại trở nên cứng cáp hơn nó có trước đó. 

Phierơ đã làm nhiều việc cho Chúa Jêsus hơn sau khi ông vấp ngã. 

Cũng thực y như thế cho những thất bại của chúng ta. Đức Chúa Trời có thể chạm đến những chỗ tan vỡ của chúng ta rồi khiến cho chúng ta ra mạnh mẽ hơn chúng ta có trước đó. Mặc dù chúng ta vấp ngã, vấp ngã và vấp ngã, và mặc dù mặt chúng ta bị bao phủ bởi rác rưỡi và bụi bẩn của thất bại cay đắng, bởi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta có thể dấy lên từ lãnh vực thất bại để tiến bước vào đắc thắng mới.
Đấy là những gì đã xảy ra cho Phierơ. Lỗi lầm của ông được đổi thành ân điển; sự xấu hổ của ông đổi thành cảm thông; thất bại của ông đổi thành trung tín. 
Đây là minh chứng: Phierơ đã làm nhiều việc cho Chúa Jêsus hơn sau khi ông vấp ngã. Trước khi ông vấp ngã, ông hay lớn tiếng, ồn ào và không đáng tin cậy; sau đó ông trở thành nhà truyền đạo năng nổ của đạo Tin Lành. Trước đó, ông là người hay lớn tiếng; sau đó, ông chỉ nói về những gì Đức Chúa Jêsus Christ có thể làm cho tha nhân. Ông cũng là con người ấy, song ông rất khác biệt. Ông vẫn là Phierơ tất, nhưng ông đã bị Satan sàng sảy, và trong sự sàng sảy  đó, rơm rác trong đời sống ông đã bị thổi tung đi hết.
Đây là những gì Phierơ mất mát trong nổi thất bại của ông:
Sự hư không của ông
Sự kiêu ngạo của ông
Thái độ tự tín của ông
Sự bốc đồng của ông
Sự không đáng tin cậy của ông
Đây là những gì Phierơ đã kiếm được sau khi ông được phục hồi:
Khiêm nhường
Thái độ tin cậy mới mẻ nơi Đức Chúa Trời 
Lòng can đảm được thử nghiệm
Quyết tâm mới muốn hầu việc Đức Chúa Jêsus Christ 
Thái độ bằng lòng sử dụng kinh nghiệm của mình để giúp đỡ cho tha nhân.
Những thứ ông mất mát thực sự ông không cần đến; những thứ ông kiếm được không thể đến bằng cách nào khác. Cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời chuộc lấy mọi lỗi lầm của chúng ta bằng cách dời đi những thứ hạ chúng ta xuống rồi thay thế chúng bằng những đức tính chúng ta luôn luôn mong muốn song dường như không thể kiếm được.

Những thứ ông mất mát thực sự ông không cần đến; những thứ ông kiếm được không thể đến bằng cách nào khác. 

Hy vọng dành cho người sa ngã
Có nhiều điều khích lệ chúng ta qua câu chuyện nầy. Không phải Phierơ chân thành là người đã chối Chúa đâu; mà chính Phierơ là người đi theo Ngài vào trong cái sân đó. Ấy chẳng phải Phierơ chân thành là người đã rủa sả và thề thốt đâu, mà là Phierơ là người đã nói: “Ngài là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống”. Khi Chúa nhìn vào bạn và tôi, Ngài nhìn qua bên kia lầm lỗi của chúng ta nhìn thấy lòng trung thành bên dưới đó. Ngài nhìn thấy nổi đau, hai hàng nước mắt, và ao ước sốt sắng nhất của chúng ta muốn làm đẹp lòng Ngài. Ngài nhìn thấy chúng ta trong mọi nổ lực loạng choạng bước theo Ngài.
Câu chuyện nầy được áp dụng cho ai đây? Trước hết, cho bạn là người bị thử thách, là người cảm thấy sức lôi của mọi hoàn cảnh hòng kéo bạn xa khỏi Chúa, hãy vững lòng! Có phải bạn cảm thấy yếu đuối và nhầm lẫn chăng? Phierơ cũng cảm nhận như thế đấy. Có phải bạn ngã lòng về đời sống của mình chăng? Phierơ cũng cảm thấy chán chường đấy. Có phải bạn cảm thấy mình bị dồn vào trong góc kẹt chăng? Phierơ cũng thế đấy! Câu chuyện nầy là dành cho bạn đó. 
Thứ hai, câu chuyện nầy dành cho những ai bị vấp ngã. Có lẽ bạn đã chịu áp lực trong tuần nầy. Có lẽ bạn đang mang gánh nặng tội lỗi từ một số lời lẽ vô ý thốt ra trong vội vàng. Có lẽ bạn đã chối Chúa bằng cách giữ im lặng nơi sở làm khi bạn nên thốt ra. Có lẽ bạn đã sử dụng lối nói tục tằn trong tuần nầy – cho dù đã thốt ra khi bị đè nén. Có lẽ bạn có mặt ở chỗ bạn không nên có mặt. Có lẽ bạn thấy mình đang ở trong mối quan hệ mà bạn biết là sai trật. Hãy vững lòng! Không những Phierơ đã cảm thấy giống như bạn, mà ông còn cảm nhận y như bạn nữa đấy. 
Thứ ba, câu chuyện nầy dành cho người nào đang quay trở lại với Đức Chúa Trời. Có lẽ bạn rõ mọi sự về việc bật ra hai hàng lệ cay đắng. Có phải bạn cảm nhận Đức Chúa Trời như đang ở đâu xa lắc xa lơ, có phải như vậy không? Sự việc giống như thể bạn đang lụi hụi băng qua sa mạc rộng lớn kia có một mình? Có phải bạn cảm thấy bối rối và bị sỉ nhục bởi những việc bạn đã làm và đã nói khiến cho bạn phải rơi vào đống lộn xộn không? Hãy vững lòng! Phierơ cũng cảm nhận theo cách đấy.
Không một truyện tích nào trong cả Kinh thánh cung ứng cho chúng ta nhiều hy vọng hơn. Nếu Phierơ có thể vấp ngã, bất cứ ai cũng có thể vấp ngã. Nếu Phierơ có thể quay trở lại, bất kỳ ai cũng có thể quay trở lại. 
Luật thứ nhứt trong tiến trình thuộc linh
Điểm sau cùng. Câu chuyện nầy ra từ đâu chứ? Làm sao nó được lồng vào trong Kinh thánh? Ai thuật câu chuyện nầy ở chỗ đầu tiên? Câu chuyện đó chỉ có thể đến từ Phierơ mà thôi. Không một ai khác có mặt ở đó để thuật lại điều chi đã xảy ra. Chúng ta không làm được như thế. Chúng ta che giấu lầm lỗi mình để dám chắc không ai nhận ra chúng. Còn Phierơ, không phải như vậy đâu. Ông từng được phục hồi, ông không thể thôi không nói về những gì Chúa Jêsus đã làm cho ông.
Cách đây mấy năm, Chúa đã ban cho tôi một loạt những câu nói mà tôi gọi là Luật Thứ Nhứt Trong Tiến Trình Thuộc Linh
TÔI KHÔNG THỂ LUI LẠI
TÔI KHÔNG THỂ TRỤ Ở ĐÂY
TÔI PHẢI TIẾN TỚI TRƯỚC
Bạn không thể lui lại với quá khứ – không thể sống trở lại với những lúc suông sẻ hoặc không phạm phải những lỗi lầm mà bạn đã phạm. Nhưng bạn không thể trụ lại ở chỗ bạn đang sống đây. Sự sống là một dòng sông cứ chảy tới không dứt. Vấn đề không nằm ở chỗ bạn đang sống hạnh phúc trong hoàn cảnh hiện tại hay là bạn đang tìm kiếm sự giải cứu ra khỏi đó. Bạn không thể trụ lại ở chỗ bạn đang sống cho đến đời đời được. Phương thức duy nhứt là phải tiến tới đàng trước. Khi bạn bị cám dỗ phải thất vọng, hãy nhớ rằng bạn không thể đi lùi lại, bạn không thể trụ lại nơi bạn đang sinh sống, song bởi ân điển của Đức Chúa Trời, bạn có thể tiến tới trước mỗi lần một bước một.
Phierơ vẫn còn nói với chúng ta ngày hôm nay. “Nếu bạn nghĩ bạn thiếu sót, nếu bạn cảm thấy giống như bạn chối bỏ Ngài, hãy nhìn xem những điều đã xảy ra cho tôi”. Đừng thất vọng. Đức Chúa Trời vẫn yêu thương bạn, và Ngài yêu thương bạn nhiều đến nỗi bạn làm gì thì không phải là vấn đề đâu. Nếu Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho Phierơ, Ngài có thể tha thứ cho bất cứ ai. Ngài yêu thương bạn, Ngài luôn luôn và Ngài sẽ luôn yêu thương bạn. 
Có hy vọng cho hết thảy chúng ta – người tốt nhứt trong chúng ta, người tệ lậu nhứt trong chúng ta, và phần còn lại chúng ta. Nếu bạn vấp ngã, Ngài có thể đỡ bạn dậy. Nếu bạn tan vỡ, Ngài có thể khiến cho bạn được bình phục. Nếu bạn thất bại, Ngài có thể khiến cho bạn ra hữu dụng trở lại. Nếu bạn mất lòng dạn dĩ, Ngài có thể ban nó trở lại cho bạn một lần nữa. 
Hãy vững lòng và tin theo những tin tức tốt lành. Nếu Ngài đã làm điều đó cho Phierơ, Ngài có thể làm điều đó cho bạn đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét