Hội Thánh Chết Đang Khi Sống
Khải huyền 3:1-6
“Tôi có mơ điều nầy không?”
Người phụ nữ đã viết ra câu ấy cho biết cô đang tìm kiếm một bài do tôi viết có đề tựa là “Những Dấu Hiệu Của Một Hội Thánh Đang Dãy Chết”. Sau khi dò trên trang web mà chẳng thấy có bài nào, cô ta đã viết thư yêu cầu tôi giúp cho. Sau khi tự xét mình, tôi không thể tìm được bài nào có đề tựa đặc biệt đó cả.
Rồi việc ấy khiến tôi phải suy nghĩ.
Chính xác thì đâu là những dấu hiệu chỉ ra một hội thánh đang dãy chết? Hay nói khác đi, chính xác thì đâu là một hội thánh đang dãy chết? Có phải đó là một hội thánh với số người đi nhóm giảm sút không? Có lẽ đấy là câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi kia. Một hội thánh có thể quá nhỏ đến nỗi nó nằm ngoài sự tồn tại. Ở nhiều chỗ trong nước Mỹ, đặc biệt trong các khu vực với số dân cư giảm sút, đôi khi bạn sẽ nhìn thấy một nhà thờ đóng cửa một thời từng có hội chúng rất lớn và năng động.
Tôi đã nhìn thấy các nhà thờ đó với những cánh cửa sổ rộng trên cao ở các ngôi làng nhỏ và trong những khu vực nông thôn. Thỉnh thoảng bạn cũng nhìn thấy chúng trong các thành phố lớn nữa, đặc biệt khi nhà thờ phục vụ một nhóm đặc biệt, các cánh cửa của nó đều đóng lại vì hội chúng không sao thích nghi với một cộng đồng đang thay đổi.
Nhưng tôi nghĩ thắc mắc sâu sắc hơn nhắm vào các vấn đề sức sống thuộc linh kìa. Phải chăng một hội thánh bị xâu xé bởi nhiều năm tranh cãi thực sự đang chấm dứt một hội thánh sống động? Hay một hội thánh đi đến mức độ đó lại thoải mái trong tình huống hiện tại của nó là chẳng có chỗ nào cho người mới? Một hội thánh như thế phải chăng đã đánh mất khải tượng đem nhiều người về với Đấng Christ? Nếu một hội thánh chẳng còn thiết tha gì đến kẻ bị mất nữa, làm sao hội thánh ấy được gọi là hội thánh “sống” của Đức Chúa Jêsus Christ được chứ?
Còn về một hội thánh từng là hội thánh lớn, nhưng giờ đây đã sa ngã trong lúc khó khăn thì sao? Còn về một hội thánh trong thế hệ trước đây có những tháng ngày tốt đẹp nhất và vẫn sống với tiếng tăm của những vinh quang trong quá khứ của nó thì sao?
Thắc mắc của Ray Stedman
Khi Ron Ritchie rao giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy, ông nhận xét trên nhiều chuyến đi với Ray Stedman, vị Mục sư và là giáo sư dạy Kinh thánh nổi tiếng từ Palo Alto, California. Bất cứ khi nào họ đi ngang qua một ngôi nhà thờ, Ray Stedman sẽ lưu ý bất kỳ người nào đang lắng nghe: “Tôi tự hỏi, không biết hội thánh nầy đang sống hay đang chết đây?”
Đối với tôi, dường như câu hỏi dễ đưa ra hơn là trả lời. Rốt lại, nếu hội thánh được phép mở cửa vì kinh doanh, thì có việc gì đó đang diễn ra ở đây. Có lẽ họ có một buổi nhóm thờ phượng (hay hai hoặc ba buổi), có thể họ có lớp Trường Chúa Nhật, các nhóm nhỏ, một ca đoàn hay một tốp hướng dẫn thờ phượng, một chức vụ cho thanh niên, và có lẽ họ có một chương trình dành cho thiếu niên. Có thể họ có một mối thông công của “cấp Thánh đồ”.
Hội thánh ấy đang sống hay đang chết vậy?
Một lần nữa, ấy là dễ hỏi hơn là trả lời. Sau khi suy gẫm vấn đề, tôi kết luận rằng chỉ có chính mình Chúa mới biết rõ đâu là một hội thánh thực sự chết hay sống. Một hội thánh dường như chết, song có thể có những dấu hiệu sống ở bên trong nó, hoặc đáng ngại hơn, một hội thánh dường như đầy sức sống kia thế mà thực sự nó đang ở tại điểm chết chóc về mặt thuộc linh.
Một bảng cáo trạng đầy sự chỉ trích
Bấy nhiêu đó là nan đề của Hội thánh tại Sạt-đe (Khải huyền 3:1-6). Khi Chúa Jêsus đến với hội thánh nầy, Ngài đưa ra một sự chẫn đoán rất nhanh và đáng lo ngại:
“ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết" (câu 1).
Câu nầy có thể là bảng cáo trạng đầy sự chỉ trích nhất mà Chúa chúng ta có thể ban ra cho bất kỳ hội thánh địa phương nào. Và đó là lời bình mà chỉ có Ngài mới có thể đưa ra.
Hội thánh dường như sống động và mạnh giỏi. Hội thánh có danh tiếng tốt trong cộng đồng.
Rõ ràng là hội thánh không ở trên bờ vực phải đóng kín các cánh cửa của nó.
Nhiều Cơ đốc nhân sống trong các thị trấn khác đã nói tốt về hội thánh tại Sạt-đe.
Ai biết được? Có thể họ đã lo tổ chức các cuộc hội nghị “Làm thế nào để trở thành một Hội thánh Chuyên Về Truyền Giáo”. Có thể vị Mục sư đã viết ra nhiều quyển sách và đã đi đó đi đây để rao giảng ở các nhà thờ trên khắp xứ Tiểu Á. Có lẽ họ đã có hội chúng lớn nhất trong bất kỳ hội chúng nào của 7 Hội thánh.
Chắc chắn cái điều đáng chú ý là những gì Chúa Jêsus chưa nhắc tới:
Hội thánh dường như không phải chịu cảnh bắt bớ.
Dường như hội thánh không bị lây nhiễm trầm trọng với tà giáo.
Chúng ta chẳng tìm thấy một sự nhắc nhở nào về đảng Nicôlai kín nhiệm kia.
Chẳng có một gợi ý nào về phi luân tình dục trong hội thánh.
Hội thánh không bị cảnh cáo về việc mất đi tình yêu thương ban đầu của nó.
Trong một số khía cạnh, Sạt-đe là hội thánh khó khăn nhất cần phải khảo sát tỉ mỉ vì chúng ta không thực sự biết điều chi sai lầm ở đó. Khi Chúa Jêsus phán với các hội thánh khác, Ngài chỉ ra nan đề không thể nhầm lẫn được. Nhưng ở đây, Kinh thánh cho chúng ta biết rất đơn giản rằng tại Sạt-đe những vụ việc trông tốt ở bề ngoài, song đang dãy chết ở bên trong.
Dường như lạ lùng ở chỗ có cái gì đó còn tồi tệ hơn là tà giáo hay phi luân tình dục hoặc rối rắm trong hội thánh:
Một danh tiếng tốt là không xứng đáng.
Sự thể như đang nói: “Chúng tôi đang ở đỉnh 4% các nhà thờ cùng hệ phái”. Điều nầy thực sự muốn nói lên việc gì? Sẽ ra sao nếu như nó chẳng nói lên điều gì hết?
Đấy là một đề xuất rất đáng sợ.
Nếu bạn đang hấp hối, câu nói đó sẽ giúp nhìn biết về sự hấp hối ấy.
Thà là biết rõ về chứng ung thư mặc dù phương điều trị có thể là khó khăn, hơn là sống trong sự mù mờ hạnh phúc cho tới lúc quá trễ không còn làm được chi nữa hết.
Một đánh giá gây sốc
Có lẽ phần lịch sử của Sạt-đe cung ứng cho chúng ta một manh mối. Nhiều năm trời trước khi viết ra sách Khải huyền, Sạt-đe là một trong những thành phố quan trọng của xứ Tiểu Á. Khi Ba-tư còn kiểm soát khu vực, Sạt-đe thực sự là thủ phủ nhưng dưới quyền Lamã, tầm quan trọng của nó mờ nhạt dần đi. Ở đây, chúng ta có một thành phố mà thời vàng son của nó đã đến rồi đi, một thành phố sống nhờ vào tiếng tăm lớn lao của quá khứ. Sạt-đe bị lu mờ bởi các thành phố như Êphêsô và Bẹtgăm. Đó là một thị trấn sống trong quá khứ và trên quá khứ. Dường như hội thánh ở Sạt-đe đã khoác lấy bản chất của chính thành phố đó.
Một nhà văn đã gọi hội thánh tại Sạt-đe là “khuôn mẫu trọn vẹn của Cơ đốc giáo vô hại". Rõ ràng người Do thái và người Lamã đã không làm phiền hội thánh vì hội thánh chẳng có làm phiền họ. Hội thánh bị bỏ lại một mình vì hội thánh thiếu tin tưởng không dám khuấy nước và tạo nên những làn sóng.
Mặc dù bề ngoài năng động rất rõ ràng, nơi phần bề trong nó trở thành một “nấm mồ thuộc linh”. John Stott sử dụng lối nói đầy màu sắc để mô tả hội thánh tại Sạt-đe:
Mọi công trình của nó là loại tang phục xinh đẹp bề ngoài nhưng ngụy trang cho cái xác chết hẩm hiu ở bên trong. Ánh mắt của Đấng Christ đã nhìn thấu qua chiếc áo liệm của bộ xương. Nó đã chết giống như một con cừu. Thậm chí nó rất hôi thối nữa là.
Chúa Jêsus có thể đưa ra phần chẫn đoán nầy vì Ngài có thể đọc thấy tấm lòng và tâm can của những kẻ đến thờ lạy ở đó. Có lẽ đấy là lý do tại sao Ngài được gọi là Đấng “có bảy vì thần Đức Chúa Trời" (câu 1), một tham khảo đến Đức Thánh Linh là Đấng nhìn thấy mọi sự và Ngài dò xét từng tấm lòng. Không một điều chi giấu được Ngài.
Tất cả mọi sự nầy trở nên rất nghiêm trọng đối với chúng ta vì hội thánh nầy rõ ràng nhìn rất tốt ở bề ngoài. Làm thế nào một tình huống phát triễn ở chỗ một hội thánh với danh tiếng tốt phải đổi thành chết về mặt thuộc linh chứ? Chúng ta có thể đưa ra một vài biểu hiện:
Khi quá khứ trở nên quan trọng hơn hiện tại.
Khi giữ danh tiếng tốt là vấn đề nhiều hơn dạn dĩ làm chứng cho Đấng Christ.
Khi nghi thức tôn giáo tự nó trở thành cứu cánh.
Khi nói về Đấng Christ là vấn đề còn hơn là nhìn biết Đấng Christ.
Khi tiện nghi hơn hẳn sự hy sinh.
Khi bề ngoài là vấn đề nhiều hơn là thực tế.
Khi truyền thống gạt bỏ đi từng nổ lực đổi mới.
Khi an nhàn cá nhân được chiếu cố nhiều hơn là đức tin liều lĩnh.
Khi sinh hoạt của hội thánh thế chỗ cho việc đồng đi với Đức Chúa Trời.
Cái điều gây ấn tượng cho tôi, ấy là những việc nầy là vấn đề của tấm lòng và vì thế rất khó nhận biết. Một hội thánh đang dãy chết thường thì dường như hoàn toàn sống. Không một nhà thờ nào sẽ tự quảng cáo mình bằng cách nói: “Hãy đến thờ phượng cùng với chúng tôi. Chúng tôi chẳng đòi hỏi gì, chẳng dám làm gì và chẳng mơ ước gì hết”. Làm sao điều nầy lại xảy ra ở Sạt-đe?
Hội thánh đã đạt tới một chỗ mà ở đó nó sống trước mặt loài người hơn là sống trước mặt Đức Chúa Trời, nhiều lo lắng trong mọi khả năng về danh tiếng của họ ở Sạt-đe hơn là danh tiếng của họ trên thiên đàng (G. Campbell Morgan).
Một sự nhắc nhớ đầy hy vọng
Điều chi có thể được làm ra về một hội thánh chết hay đang dãy chết? Chúng ta tiếp lấy những tin tức tốt lành trong phân đoạn Kinh thánh ra từ chính mình Chúa:
“Nhưng, ở Sạt-đe, ngươi còn có mấy người chưa làm ô uế áo xống mình: những kẻ đó sẽ mặc áo trắng mà đi cùng ta, vì họ xứng đáng như vậy" (câu 4).
Đức Chúa Trời có người của Ngài ở những nơi khó khăn nhất. Ngay cả trong một hội thánh như Sạt-đe, đã có những người vốn yêu mến và phục vụ Chúa từ một tấm lòng thanh sạch. Điều nầy nhắc cho tôi nhớ đến thời buổi khi Ê-li trong lúc tuyệt vọng đã cảm thấy mình là tôi tớ trung thành duy nhứt của Đức Chúa Trời trong cả xứ Israel. Đức Chúa Trời kêu gọi ông phải hành động bằng cách nói cho ông biết còn có 7000 người chưa quì gối trước mặt thần Baanh (I Các Vua 19:14-18). Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi khải tượng nhỏ nhoi của bạn đâu. Điều nầy sẽ cung ứng cho chúng ta hy vọng ngay cả trong mọi tình huống tuyệt vọng nhất của hội thánh. Đây là một lẽ thật dành cho từng vị Mục sư phải ghi nhớ trong lúc thất vọng. Bạn không đứng trong vị trí để đánh giá tình trạng hiệu quả của chính bạn. Khi bạn nghĩ đã chiến thắng, đừng dám chắc như thế. Khi bạn nghĩ mình đã thất bại, hãy để cho Đức Chúa Trời đưa ra phán quyết sau cùng. Bạn và tôi đang sống giống như Ê-li đánh giá sai cả về đắc thắng lẫn thất bại của chúng ta. Thà là hãy lo làm hết sức mình đi rồi để mọi kết quả lại cho Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ chúng ta đang sống những đời sống đã được thay đổi bởi sự phục vụ của chúng ta dành cho Đấng Christ.
Tối hậu thư của Chúa
Vậy thì, đâu là hy vọng dành cho một hội chúng đang dãy chết về mặt thuộc linh? Thứ nhứt, hội thánh phải tỉnh thức. "Hãy tỉnh thức, và làm cho vững sự còn lại, là sự hầu chết; vì ta không thấy công việc của ngươi là trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ta" (câu 2). Bởi vì khi hội thánh nằm ở vị thế trên cao, Sạt-đe dường như an ninh đối với sự xâm lược. Nhưng hai lần trong phần lịch sử của nó các quân đội xâm lăng đã chiếm lấy những cao điểm trong ban đêm và hãm lấy thành phố. Vì vậy, lời khuyên của Đấng Christ phải “tỉnh thức!” có ý nghĩa đặc biệt đối với hội thánh tại Sạt-đe. Không nghi ngờ chi nữa hội chúng đã rơi vào chỗ biếng nhác thuộc linh. Nếu mọi sự diễn tiến tốt đẹp, tại sao phải lo đặt một người canh trên đồn lũy làm gì? Khốn cho hội thánh nào không còn tỉnh thức vì kẻ thù đang rình mò chúng quanh giống như sư tử rống đang tìm ai đó để cắn nuốt (I Phierơ 5:8). Như Phierơ đã phát hiện ra, Satan thường tấn công chúng ta không phải tại điểm chúng ta yếu đuối đâu, mà ngay điểm chúng ta xem mình là mạnh mẽ. Cũng một thể ấy cho từng bầy chiên của Đức Chúa Trời. Nếu ma quỉ không trực diện tấn công, hắn sẽ sai bầy sói đến trong lốt chiên. Hoặc hắn sẽ khiến bầy chiên bắt đầu cắn xé lẫn nhau. Hay hắn sẽ ru ngủ bầy chiên phải ngủ đi và rồi hắn sẽ ào tới với sức mạnh gây chết chóc.
Thứ hai, hội thánh phải xây lại với Đấng Christ trước khi quá trễ. “Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi. Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào ta đến bắt ngươi thình lình" (câu 3).
Ăn năn có nghĩa là phải đổi ý. Trong trường hợp nầy, ăn năn nghĩa là hết lòng xây lại với Chúa. Tôi dám nói rằng không có gì khó khăn hơn cho một hội thánh đang thoải mái phải ăn năn. Hầu hết chúng ta đều không thay đổi trừ phi nổi đau thực sự dính dáng vào. Chúng ta không cầu nguyện cho tới chừng nào chúng ta thất vọng, chúng ta không tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời cho tới chừng nào chúng ta lâm vào cảnh rối rắm, và chúng ta không ăn năn trừ phi chúng ta nghĩ chúng ta chẳng có hy vọng nào khác nữa. Khi Martin Luther đóng đinh 95 luận đề của ông trên cánh cửa Nhà Thờ Castle ở Wittenberg, nước Đức, ông chỉ dự tính tạo ra một cuộc tranh cãi thần học sống động thôi. Ông biết rất ít ở chỗ ông sẽ kích động một cuộc cải cách về thần học được gọi là Cải Chánh Tin Lành. Chính luận đề đầu tiên còn đang rung lên ngày nay như nó đã rung lên vào năm 1517:
Khi Chúa và Thầy của chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ phán: “hãy ăn năn”, Ngài đã kêu gọi toàn bộ các tín hữu phải hiệp một trong sự ăn năn.
Toàn bộ các tín hữu phải hiệp một trong sự ăn năn.
Chúng ta không nghe điều đó được giảng dạy nhiều ở ngày nay, nhưng điều đó cần phải được nói ra với thế hệ của chúng ta nhiều y như được nói với thế hệ của Luther. Có khi chúng ta nghĩ sai, khi cho rằng ăn năn là điều mà chúng ta làm khi lần đầu tiên chúng ta đến với Đấng Christ, rồi kế đó chúng ta không còn nghĩ đến nó nữa. Nhưng quan điểm ương ngạnh đó về đời sống Cơ đốc đến từ một sự hiểu lầm về bản chất con người. Chúng ta bị lộn xộn bởi tội lỗi đến nỗi chúng ta cần phải ăn năn trong từng ngày một. Và thậm chí chúng ta cần phải ăn năn về sự ăn của chúng ta vì chúng ta sống còn tệ lậu hơn chúng ta nghĩ nữa là. Nghĩa là, chúng ta cần phải nói: “Lạy Chúa, con có tội và thậm chí con còn tội lỗi hơn con nghĩ nữa. Vì vậy, lạy Chúa, con đến với Ngài nài xin ơn thương xót của Ngài, là ơn mà con còn cần nhiều hơn là con biết nữa”.
Ở cấp đội tội lỗi từ 1-10, có lẽ chúng ta nghĩ chúng ta đang ở cấp độ 5 hay 6, chắc chắn là tội lỗi rồi, nhưng không đến nỗi tệ như nhiều người khác đâu. Hay có lẽ vào một ngày xấu nào đó, chúng ta ở cấp độ 7 hay cấp độ 8. Nhưng chúng ta không nghĩ mình đang ở cấp độ 9 hay 10 trên thang điểm của sự tồi tệ. Nhưng sự thực rất nghiêm túc cho thấy rằng dầu khi các việc lành của chúng ta, nhưng việc mà chúng ta hay khoe khoang, lời xưng nhận của chúng ta sống nhơn đức và ngay thẳng và đạo đức và đức hạnh, ngay cả những việc lành chúng ta làm trong bản thân chúng chẳng khác gì “những miếng giẻ rách” ở trước mặt Chúa (Êsai 64:6).
Chúng ta sẽ không bao giờ đổi ra tốt hơn trừ phi chúng ta ăn năn.
Các hội thánh của chúng ta sẽ không bao giờ đổi ra tốt hơn trừ phi chúng ta ăn năn.
Chúng ta không thể ăn năn cho ai khác được.
Chính con người trong gương kia, hắn đã đưa ta vào trong rối rắm.
Một lời cảnh cáo nghiêm trọng
Có hàm ý một mối đe dọa nếu chúng ta không xem trọng mấy lời nầy. Chúa Jêsus sẽ đến như “kẻ trộm trong ban đêm”. Cách đây một tháng, mấy lời nầy không có ý nghĩa gì đối với tôi như chúng đang có ngày hôm nay. Khi trời bắt đầu chiều ở Trung hoa, lúc tôi gọi vợ tôi đang ở Dallas thì trời vào lúc sáng sớm. Bà nói: “Sắp rạng đông tại nhà chúng ta ở Tupelo”. Trong ban đêm có ai đó đến qua cánh cửa sổ giường ngủ của chúng tôi, vơ vét của cải chúng tôi, lấy đi nữ trang, và rồi tìm kiếm qua các thông tin cá nhân của chúng tôi nữa. Tôi không thể nhớ có lúc nào trong đời khi tôi cảm thấy một sự kết hợp giữa giận dữ và bất lực như thế. Sống cách xa nhà những 6000 dặm, tôi không thể làm gì được về sự việc đó. Đêm ấy, tôi không ngủ được. Vài ngày sau, khi sau cùng chúng tôi về đến nhà, chúng tôi nhìn thấy các dấu bùn mà kẻ xâm nhập để lại. Tôi có thể nói cho bạn biết là chúng tôi đã không ngủ được trong đêm kế đó. Một tháng đã trôi qua kể từ khi có sự việc đó, song cú sốc hãy còn đọng lại rất tươi mới trong lý trí tôi.
Giống như tên trộm đến viếng khi bạn ít trông chừng nhất, Chúa Jêsus cảnh cáo hội chúng phải tỉnh thức hoặc Ngài sẽ đến và mọi kết quả sẽ không phải là phước hạnh cho hội thánh đâu.
Chúa Jêsus đang tới đến! Bạn sẵn sàng chưa?
Hội thánh tại Sạt-đe, mặc dù rõ ràng rất thịnh vượng và được lòng người, đã chưa sẵn sàng cho sự đến của Chúa. Hội thánh đã sống y như chính thành phố, an nhàn, biếng nhác và dửng dưng về mặt thuộc linh. Chính đường lối riêng của chúng ta là một phản ảnh rất thực về cộng đồng đó. Hội thánh dường như sống, song thực sự thì nó đã chết.
Một lời hứa đầy khích lệ
Hãy chú ý lời hứa có ba phần cho những kẻ nào thắng ở Sạt-đe:
Thứ nhứt, họ sẽ được mặc áo trắng đắc thắng. “những kẻ đó sẽ mặc áo trắng mà đi cùng ta, vì họ xứng đáng như vậy. Kẻ nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy” (các câu 4-5).
Thứ hai, họ sẽ có tên tuổi mình được dành giữ trên thiên đàng. "Ta sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống" (câu 5). Đây là một câu nói bảo đảm tuyệt đối về ơn cứu rỗi. Hình thái Hylạp ở đây là thể phủ định gấp bằng hai. “Ta sẽ không bao giờ, không bao giờ, ở dưới hoàn cảnh phải bôi xóa tên tuổi của họ ra khỏi sách sự sống”. Những ai Đức Chúa Trời cứu rỗi Ngài cứu cho đến đời đời.
Thứ ba, họ sẽ được Chúa công nhận theo cách riêng. "Ta sẽ… nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài” (câu 5). Được ghi nhớ bởi bạn bè của bạn là một việc rất kỳ diệu. Cách đây mấy tuần, khi chúng tôi đến viếng Trung hoa, tôi nhìn thấy một thanh niên mà chúng tôi đã cộng tác với năm ngoái khi chúng tôi đến viếng Dalian. Vì anh ấy hướng dẫn các sinh viên Cơ đốc trong kỳ trại của trường Đại học, áp lực đè trên anh ấy từ giới chức cầm quyền có nhiều lúc rất căng thẳng. Nhưng anh ấy không lui đi khỏi sự làm chứng Cơ đốc của mình. Khi anh ấy bước vào phòng và tôi nhìn thấy anh ấy, mặt anh ấy sáng lên. Mặc dù chúng tôi nói các thứ tiếng khác nhau, chúng tôi đã chào nhau với nụ cười và những cái ôm công nhận. Anh ta biết rõ tôi và tôi biết rõ anh ta, và chúng tôi rất sung sướng khi gặp lại nhau.
Cũng một thể ấy khi chúng ta đứng trước mặt Chúa. Không một ai sẽ nói: “Đấy là Ray Pritchard. Tôi lấy làm lạ, tại sao ông ta có mặt ở đây”. Không, không ai nói như thế đâu. Chính mình Chúa Jêsus sẽ phán: “Ray Pritchard! Ông ấy là bạn ta”. Chẳng có phần thưởng nào lớn lao cho người tin Chúa hơn là được Chúa công nhận và nhìn biết theo cách riêng.
Thách thức cá nhân
Khi chúng ta đến với phần cuối của sứ điệp nầy, chúng ta một lần nữa sẽ thắc mắc: Hội thánh tại Sạt-đe phạm sai lầm ở chỗ nào? Đó là một hội thánh chết khi còn đang sống. Hội thánh là một pháo đài chính thống chết và là cái tổ ong của thứ tôn giáo xoàng xỉnh, tình trạng thuộc linh của nó càng tội tệ đi bởi sự thực cho thấy nó dường ở bề mặt sống động thuộc linh. Theo ý nghĩa đó, nó đang ở trong chỗ hư mất nhiều hơn là hội thánh bị bắt bớ ở Simiệcnơ hoặc các hội thánh thỏa hiệp về mặt đạo đức như Bẹt-găm và Thiatirơ. Thậm chí hội thánh còn ở trong tình trạng tệ hại nhất so với hội thánh không còn tình yêu thương nữa ở Êphêsô.
Còn tồi tệ hơn sự bắt bớ từ bên ngoài và thối rửa từ bên trong.
Hội thánh còn đã sống rất thờ ơ vì dân sự vốn thờ ơ. Điều đó có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta bất cứ thời điểm nào. Và điều đó có thể xảy ra đang khi chúng ta đến nhóm lại ở một nhà thờ Tin Lành. Vậy, khi chúng ta nghĩ đến các hội thánh nói chung, đừng quên ngón đàn con trẻ dạo theo cách nầy:
Người phụ nữ đã viết ra câu ấy cho biết cô đang tìm kiếm một bài do tôi viết có đề tựa là “Những Dấu Hiệu Của Một Hội Thánh Đang Dãy Chết”. Sau khi dò trên trang web mà chẳng thấy có bài nào, cô ta đã viết thư yêu cầu tôi giúp cho. Sau khi tự xét mình, tôi không thể tìm được bài nào có đề tựa đặc biệt đó cả.
Rồi việc ấy khiến tôi phải suy nghĩ.
Chính xác thì đâu là những dấu hiệu chỉ ra một hội thánh đang dãy chết? Hay nói khác đi, chính xác thì đâu là một hội thánh đang dãy chết? Có phải đó là một hội thánh với số người đi nhóm giảm sút không? Có lẽ đấy là câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi kia. Một hội thánh có thể quá nhỏ đến nỗi nó nằm ngoài sự tồn tại. Ở nhiều chỗ trong nước Mỹ, đặc biệt trong các khu vực với số dân cư giảm sút, đôi khi bạn sẽ nhìn thấy một nhà thờ đóng cửa một thời từng có hội chúng rất lớn và năng động.
Tôi đã nhìn thấy các nhà thờ đó với những cánh cửa sổ rộng trên cao ở các ngôi làng nhỏ và trong những khu vực nông thôn. Thỉnh thoảng bạn cũng nhìn thấy chúng trong các thành phố lớn nữa, đặc biệt khi nhà thờ phục vụ một nhóm đặc biệt, các cánh cửa của nó đều đóng lại vì hội chúng không sao thích nghi với một cộng đồng đang thay đổi.
Nhưng tôi nghĩ thắc mắc sâu sắc hơn nhắm vào các vấn đề sức sống thuộc linh kìa. Phải chăng một hội thánh bị xâu xé bởi nhiều năm tranh cãi thực sự đang chấm dứt một hội thánh sống động? Hay một hội thánh đi đến mức độ đó lại thoải mái trong tình huống hiện tại của nó là chẳng có chỗ nào cho người mới? Một hội thánh như thế phải chăng đã đánh mất khải tượng đem nhiều người về với Đấng Christ? Nếu một hội thánh chẳng còn thiết tha gì đến kẻ bị mất nữa, làm sao hội thánh ấy được gọi là hội thánh “sống” của Đức Chúa Jêsus Christ được chứ?
Còn về một hội thánh từng là hội thánh lớn, nhưng giờ đây đã sa ngã trong lúc khó khăn thì sao? Còn về một hội thánh trong thế hệ trước đây có những tháng ngày tốt đẹp nhất và vẫn sống với tiếng tăm của những vinh quang trong quá khứ của nó thì sao?
Thắc mắc của Ray Stedman
Khi Ron Ritchie rao giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy, ông nhận xét trên nhiều chuyến đi với Ray Stedman, vị Mục sư và là giáo sư dạy Kinh thánh nổi tiếng từ Palo Alto, California. Bất cứ khi nào họ đi ngang qua một ngôi nhà thờ, Ray Stedman sẽ lưu ý bất kỳ người nào đang lắng nghe: “Tôi tự hỏi, không biết hội thánh nầy đang sống hay đang chết đây?”
Đối với tôi, dường như câu hỏi dễ đưa ra hơn là trả lời. Rốt lại, nếu hội thánh được phép mở cửa vì kinh doanh, thì có việc gì đó đang diễn ra ở đây. Có lẽ họ có một buổi nhóm thờ phượng (hay hai hoặc ba buổi), có thể họ có lớp Trường Chúa Nhật, các nhóm nhỏ, một ca đoàn hay một tốp hướng dẫn thờ phượng, một chức vụ cho thanh niên, và có lẽ họ có một chương trình dành cho thiếu niên. Có thể họ có một mối thông công của “cấp Thánh đồ”.
Hội thánh ấy đang sống hay đang chết vậy?
Một lần nữa, ấy là dễ hỏi hơn là trả lời. Sau khi suy gẫm vấn đề, tôi kết luận rằng chỉ có chính mình Chúa mới biết rõ đâu là một hội thánh thực sự chết hay sống. Một hội thánh dường như chết, song có thể có những dấu hiệu sống ở bên trong nó, hoặc đáng ngại hơn, một hội thánh dường như đầy sức sống kia thế mà thực sự nó đang ở tại điểm chết chóc về mặt thuộc linh.
Một bảng cáo trạng đầy sự chỉ trích
Bấy nhiêu đó là nan đề của Hội thánh tại Sạt-đe (Khải huyền 3:1-6). Khi Chúa Jêsus đến với hội thánh nầy, Ngài đưa ra một sự chẫn đoán rất nhanh và đáng lo ngại:
“ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết" (câu 1).
Câu nầy có thể là bảng cáo trạng đầy sự chỉ trích nhất mà Chúa chúng ta có thể ban ra cho bất kỳ hội thánh địa phương nào. Và đó là lời bình mà chỉ có Ngài mới có thể đưa ra.
Hội thánh dường như sống động và mạnh giỏi. Hội thánh có danh tiếng tốt trong cộng đồng.
Rõ ràng là hội thánh không ở trên bờ vực phải đóng kín các cánh cửa của nó.
Nhiều Cơ đốc nhân sống trong các thị trấn khác đã nói tốt về hội thánh tại Sạt-đe.
Ai biết được? Có thể họ đã lo tổ chức các cuộc hội nghị “Làm thế nào để trở thành một Hội thánh Chuyên Về Truyền Giáo”. Có thể vị Mục sư đã viết ra nhiều quyển sách và đã đi đó đi đây để rao giảng ở các nhà thờ trên khắp xứ Tiểu Á. Có lẽ họ đã có hội chúng lớn nhất trong bất kỳ hội chúng nào của 7 Hội thánh.
Chắc chắn cái điều đáng chú ý là những gì Chúa Jêsus chưa nhắc tới:
Hội thánh dường như không phải chịu cảnh bắt bớ.
Dường như hội thánh không bị lây nhiễm trầm trọng với tà giáo.
Chúng ta chẳng tìm thấy một sự nhắc nhở nào về đảng Nicôlai kín nhiệm kia.
Chẳng có một gợi ý nào về phi luân tình dục trong hội thánh.
Hội thánh không bị cảnh cáo về việc mất đi tình yêu thương ban đầu của nó.
Trong một số khía cạnh, Sạt-đe là hội thánh khó khăn nhất cần phải khảo sát tỉ mỉ vì chúng ta không thực sự biết điều chi sai lầm ở đó. Khi Chúa Jêsus phán với các hội thánh khác, Ngài chỉ ra nan đề không thể nhầm lẫn được. Nhưng ở đây, Kinh thánh cho chúng ta biết rất đơn giản rằng tại Sạt-đe những vụ việc trông tốt ở bề ngoài, song đang dãy chết ở bên trong.
Dường như lạ lùng ở chỗ có cái gì đó còn tồi tệ hơn là tà giáo hay phi luân tình dục hoặc rối rắm trong hội thánh:
Một danh tiếng tốt là không xứng đáng.
Sự thể như đang nói: “Chúng tôi đang ở đỉnh 4% các nhà thờ cùng hệ phái”. Điều nầy thực sự muốn nói lên việc gì? Sẽ ra sao nếu như nó chẳng nói lên điều gì hết?
Đấy là một đề xuất rất đáng sợ.
Nếu bạn đang hấp hối, câu nói đó sẽ giúp nhìn biết về sự hấp hối ấy.
Thà là biết rõ về chứng ung thư mặc dù phương điều trị có thể là khó khăn, hơn là sống trong sự mù mờ hạnh phúc cho tới lúc quá trễ không còn làm được chi nữa hết.
Một đánh giá gây sốc
Có lẽ phần lịch sử của Sạt-đe cung ứng cho chúng ta một manh mối. Nhiều năm trời trước khi viết ra sách Khải huyền, Sạt-đe là một trong những thành phố quan trọng của xứ Tiểu Á. Khi Ba-tư còn kiểm soát khu vực, Sạt-đe thực sự là thủ phủ nhưng dưới quyền Lamã, tầm quan trọng của nó mờ nhạt dần đi. Ở đây, chúng ta có một thành phố mà thời vàng son của nó đã đến rồi đi, một thành phố sống nhờ vào tiếng tăm lớn lao của quá khứ. Sạt-đe bị lu mờ bởi các thành phố như Êphêsô và Bẹtgăm. Đó là một thị trấn sống trong quá khứ và trên quá khứ. Dường như hội thánh ở Sạt-đe đã khoác lấy bản chất của chính thành phố đó.
Một nhà văn đã gọi hội thánh tại Sạt-đe là “khuôn mẫu trọn vẹn của Cơ đốc giáo vô hại". Rõ ràng người Do thái và người Lamã đã không làm phiền hội thánh vì hội thánh chẳng có làm phiền họ. Hội thánh bị bỏ lại một mình vì hội thánh thiếu tin tưởng không dám khuấy nước và tạo nên những làn sóng.
Mặc dù bề ngoài năng động rất rõ ràng, nơi phần bề trong nó trở thành một “nấm mồ thuộc linh”. John Stott sử dụng lối nói đầy màu sắc để mô tả hội thánh tại Sạt-đe:
Mọi công trình của nó là loại tang phục xinh đẹp bề ngoài nhưng ngụy trang cho cái xác chết hẩm hiu ở bên trong. Ánh mắt của Đấng Christ đã nhìn thấu qua chiếc áo liệm của bộ xương. Nó đã chết giống như một con cừu. Thậm chí nó rất hôi thối nữa là.
Chúa Jêsus có thể đưa ra phần chẫn đoán nầy vì Ngài có thể đọc thấy tấm lòng và tâm can của những kẻ đến thờ lạy ở đó. Có lẽ đấy là lý do tại sao Ngài được gọi là Đấng “có bảy vì thần Đức Chúa Trời" (câu 1), một tham khảo đến Đức Thánh Linh là Đấng nhìn thấy mọi sự và Ngài dò xét từng tấm lòng. Không một điều chi giấu được Ngài.
Tất cả mọi sự nầy trở nên rất nghiêm trọng đối với chúng ta vì hội thánh nầy rõ ràng nhìn rất tốt ở bề ngoài. Làm thế nào một tình huống phát triễn ở chỗ một hội thánh với danh tiếng tốt phải đổi thành chết về mặt thuộc linh chứ? Chúng ta có thể đưa ra một vài biểu hiện:
Khi quá khứ trở nên quan trọng hơn hiện tại.
Khi giữ danh tiếng tốt là vấn đề nhiều hơn dạn dĩ làm chứng cho Đấng Christ.
Khi nghi thức tôn giáo tự nó trở thành cứu cánh.
Khi nói về Đấng Christ là vấn đề còn hơn là nhìn biết Đấng Christ.
Khi tiện nghi hơn hẳn sự hy sinh.
Khi bề ngoài là vấn đề nhiều hơn là thực tế.
Khi truyền thống gạt bỏ đi từng nổ lực đổi mới.
Khi an nhàn cá nhân được chiếu cố nhiều hơn là đức tin liều lĩnh.
Khi sinh hoạt của hội thánh thế chỗ cho việc đồng đi với Đức Chúa Trời.
Cái điều gây ấn tượng cho tôi, ấy là những việc nầy là vấn đề của tấm lòng và vì thế rất khó nhận biết. Một hội thánh đang dãy chết thường thì dường như hoàn toàn sống. Không một nhà thờ nào sẽ tự quảng cáo mình bằng cách nói: “Hãy đến thờ phượng cùng với chúng tôi. Chúng tôi chẳng đòi hỏi gì, chẳng dám làm gì và chẳng mơ ước gì hết”. Làm sao điều nầy lại xảy ra ở Sạt-đe?
Hội thánh đã đạt tới một chỗ mà ở đó nó sống trước mặt loài người hơn là sống trước mặt Đức Chúa Trời, nhiều lo lắng trong mọi khả năng về danh tiếng của họ ở Sạt-đe hơn là danh tiếng của họ trên thiên đàng (G. Campbell Morgan).
Một sự nhắc nhớ đầy hy vọng
Điều chi có thể được làm ra về một hội thánh chết hay đang dãy chết? Chúng ta tiếp lấy những tin tức tốt lành trong phân đoạn Kinh thánh ra từ chính mình Chúa:
“Nhưng, ở Sạt-đe, ngươi còn có mấy người chưa làm ô uế áo xống mình: những kẻ đó sẽ mặc áo trắng mà đi cùng ta, vì họ xứng đáng như vậy" (câu 4).
Đức Chúa Trời có người của Ngài ở những nơi khó khăn nhất. Ngay cả trong một hội thánh như Sạt-đe, đã có những người vốn yêu mến và phục vụ Chúa từ một tấm lòng thanh sạch. Điều nầy nhắc cho tôi nhớ đến thời buổi khi Ê-li trong lúc tuyệt vọng đã cảm thấy mình là tôi tớ trung thành duy nhứt của Đức Chúa Trời trong cả xứ Israel. Đức Chúa Trời kêu gọi ông phải hành động bằng cách nói cho ông biết còn có 7000 người chưa quì gối trước mặt thần Baanh (I Các Vua 19:14-18). Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi khải tượng nhỏ nhoi của bạn đâu. Điều nầy sẽ cung ứng cho chúng ta hy vọng ngay cả trong mọi tình huống tuyệt vọng nhất của hội thánh. Đây là một lẽ thật dành cho từng vị Mục sư phải ghi nhớ trong lúc thất vọng. Bạn không đứng trong vị trí để đánh giá tình trạng hiệu quả của chính bạn. Khi bạn nghĩ đã chiến thắng, đừng dám chắc như thế. Khi bạn nghĩ mình đã thất bại, hãy để cho Đức Chúa Trời đưa ra phán quyết sau cùng. Bạn và tôi đang sống giống như Ê-li đánh giá sai cả về đắc thắng lẫn thất bại của chúng ta. Thà là hãy lo làm hết sức mình đi rồi để mọi kết quả lại cho Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ chúng ta đang sống những đời sống đã được thay đổi bởi sự phục vụ của chúng ta dành cho Đấng Christ.
Tối hậu thư của Chúa
Vậy thì, đâu là hy vọng dành cho một hội chúng đang dãy chết về mặt thuộc linh? Thứ nhứt, hội thánh phải tỉnh thức. "Hãy tỉnh thức, và làm cho vững sự còn lại, là sự hầu chết; vì ta không thấy công việc của ngươi là trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ta" (câu 2). Bởi vì khi hội thánh nằm ở vị thế trên cao, Sạt-đe dường như an ninh đối với sự xâm lược. Nhưng hai lần trong phần lịch sử của nó các quân đội xâm lăng đã chiếm lấy những cao điểm trong ban đêm và hãm lấy thành phố. Vì vậy, lời khuyên của Đấng Christ phải “tỉnh thức!” có ý nghĩa đặc biệt đối với hội thánh tại Sạt-đe. Không nghi ngờ chi nữa hội chúng đã rơi vào chỗ biếng nhác thuộc linh. Nếu mọi sự diễn tiến tốt đẹp, tại sao phải lo đặt một người canh trên đồn lũy làm gì? Khốn cho hội thánh nào không còn tỉnh thức vì kẻ thù đang rình mò chúng quanh giống như sư tử rống đang tìm ai đó để cắn nuốt (I Phierơ 5:8). Như Phierơ đã phát hiện ra, Satan thường tấn công chúng ta không phải tại điểm chúng ta yếu đuối đâu, mà ngay điểm chúng ta xem mình là mạnh mẽ. Cũng một thể ấy cho từng bầy chiên của Đức Chúa Trời. Nếu ma quỉ không trực diện tấn công, hắn sẽ sai bầy sói đến trong lốt chiên. Hoặc hắn sẽ khiến bầy chiên bắt đầu cắn xé lẫn nhau. Hay hắn sẽ ru ngủ bầy chiên phải ngủ đi và rồi hắn sẽ ào tới với sức mạnh gây chết chóc.
Thứ hai, hội thánh phải xây lại với Đấng Christ trước khi quá trễ. “Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi. Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào ta đến bắt ngươi thình lình" (câu 3).
Ăn năn có nghĩa là phải đổi ý. Trong trường hợp nầy, ăn năn nghĩa là hết lòng xây lại với Chúa. Tôi dám nói rằng không có gì khó khăn hơn cho một hội thánh đang thoải mái phải ăn năn. Hầu hết chúng ta đều không thay đổi trừ phi nổi đau thực sự dính dáng vào. Chúng ta không cầu nguyện cho tới chừng nào chúng ta thất vọng, chúng ta không tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời cho tới chừng nào chúng ta lâm vào cảnh rối rắm, và chúng ta không ăn năn trừ phi chúng ta nghĩ chúng ta chẳng có hy vọng nào khác nữa. Khi Martin Luther đóng đinh 95 luận đề của ông trên cánh cửa Nhà Thờ Castle ở Wittenberg, nước Đức, ông chỉ dự tính tạo ra một cuộc tranh cãi thần học sống động thôi. Ông biết rất ít ở chỗ ông sẽ kích động một cuộc cải cách về thần học được gọi là Cải Chánh Tin Lành. Chính luận đề đầu tiên còn đang rung lên ngày nay như nó đã rung lên vào năm 1517:
Khi Chúa và Thầy của chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ phán: “hãy ăn năn”, Ngài đã kêu gọi toàn bộ các tín hữu phải hiệp một trong sự ăn năn.
Toàn bộ các tín hữu phải hiệp một trong sự ăn năn.
Chúng ta không nghe điều đó được giảng dạy nhiều ở ngày nay, nhưng điều đó cần phải được nói ra với thế hệ của chúng ta nhiều y như được nói với thế hệ của Luther. Có khi chúng ta nghĩ sai, khi cho rằng ăn năn là điều mà chúng ta làm khi lần đầu tiên chúng ta đến với Đấng Christ, rồi kế đó chúng ta không còn nghĩ đến nó nữa. Nhưng quan điểm ương ngạnh đó về đời sống Cơ đốc đến từ một sự hiểu lầm về bản chất con người. Chúng ta bị lộn xộn bởi tội lỗi đến nỗi chúng ta cần phải ăn năn trong từng ngày một. Và thậm chí chúng ta cần phải ăn năn về sự ăn của chúng ta vì chúng ta sống còn tệ lậu hơn chúng ta nghĩ nữa là. Nghĩa là, chúng ta cần phải nói: “Lạy Chúa, con có tội và thậm chí con còn tội lỗi hơn con nghĩ nữa. Vì vậy, lạy Chúa, con đến với Ngài nài xin ơn thương xót của Ngài, là ơn mà con còn cần nhiều hơn là con biết nữa”.
Ở cấp đội tội lỗi từ 1-10, có lẽ chúng ta nghĩ chúng ta đang ở cấp độ 5 hay 6, chắc chắn là tội lỗi rồi, nhưng không đến nỗi tệ như nhiều người khác đâu. Hay có lẽ vào một ngày xấu nào đó, chúng ta ở cấp độ 7 hay cấp độ 8. Nhưng chúng ta không nghĩ mình đang ở cấp độ 9 hay 10 trên thang điểm của sự tồi tệ. Nhưng sự thực rất nghiêm túc cho thấy rằng dầu khi các việc lành của chúng ta, nhưng việc mà chúng ta hay khoe khoang, lời xưng nhận của chúng ta sống nhơn đức và ngay thẳng và đạo đức và đức hạnh, ngay cả những việc lành chúng ta làm trong bản thân chúng chẳng khác gì “những miếng giẻ rách” ở trước mặt Chúa (Êsai 64:6).
Chúng ta sẽ không bao giờ đổi ra tốt hơn trừ phi chúng ta ăn năn.
Các hội thánh của chúng ta sẽ không bao giờ đổi ra tốt hơn trừ phi chúng ta ăn năn.
Chúng ta không thể ăn năn cho ai khác được.
Chính con người trong gương kia, hắn đã đưa ta vào trong rối rắm.
Một lời cảnh cáo nghiêm trọng
Có hàm ý một mối đe dọa nếu chúng ta không xem trọng mấy lời nầy. Chúa Jêsus sẽ đến như “kẻ trộm trong ban đêm”. Cách đây một tháng, mấy lời nầy không có ý nghĩa gì đối với tôi như chúng đang có ngày hôm nay. Khi trời bắt đầu chiều ở Trung hoa, lúc tôi gọi vợ tôi đang ở Dallas thì trời vào lúc sáng sớm. Bà nói: “Sắp rạng đông tại nhà chúng ta ở Tupelo”. Trong ban đêm có ai đó đến qua cánh cửa sổ giường ngủ của chúng tôi, vơ vét của cải chúng tôi, lấy đi nữ trang, và rồi tìm kiếm qua các thông tin cá nhân của chúng tôi nữa. Tôi không thể nhớ có lúc nào trong đời khi tôi cảm thấy một sự kết hợp giữa giận dữ và bất lực như thế. Sống cách xa nhà những 6000 dặm, tôi không thể làm gì được về sự việc đó. Đêm ấy, tôi không ngủ được. Vài ngày sau, khi sau cùng chúng tôi về đến nhà, chúng tôi nhìn thấy các dấu bùn mà kẻ xâm nhập để lại. Tôi có thể nói cho bạn biết là chúng tôi đã không ngủ được trong đêm kế đó. Một tháng đã trôi qua kể từ khi có sự việc đó, song cú sốc hãy còn đọng lại rất tươi mới trong lý trí tôi.
Giống như tên trộm đến viếng khi bạn ít trông chừng nhất, Chúa Jêsus cảnh cáo hội chúng phải tỉnh thức hoặc Ngài sẽ đến và mọi kết quả sẽ không phải là phước hạnh cho hội thánh đâu.
Chúa Jêsus đang tới đến! Bạn sẵn sàng chưa?
Hội thánh tại Sạt-đe, mặc dù rõ ràng rất thịnh vượng và được lòng người, đã chưa sẵn sàng cho sự đến của Chúa. Hội thánh đã sống y như chính thành phố, an nhàn, biếng nhác và dửng dưng về mặt thuộc linh. Chính đường lối riêng của chúng ta là một phản ảnh rất thực về cộng đồng đó. Hội thánh dường như sống, song thực sự thì nó đã chết.
Một lời hứa đầy khích lệ
Hãy chú ý lời hứa có ba phần cho những kẻ nào thắng ở Sạt-đe:
Thứ nhứt, họ sẽ được mặc áo trắng đắc thắng. “những kẻ đó sẽ mặc áo trắng mà đi cùng ta, vì họ xứng đáng như vậy. Kẻ nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy” (các câu 4-5).
Thứ hai, họ sẽ có tên tuổi mình được dành giữ trên thiên đàng. "Ta sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống" (câu 5). Đây là một câu nói bảo đảm tuyệt đối về ơn cứu rỗi. Hình thái Hylạp ở đây là thể phủ định gấp bằng hai. “Ta sẽ không bao giờ, không bao giờ, ở dưới hoàn cảnh phải bôi xóa tên tuổi của họ ra khỏi sách sự sống”. Những ai Đức Chúa Trời cứu rỗi Ngài cứu cho đến đời đời.
Thứ ba, họ sẽ được Chúa công nhận theo cách riêng. "Ta sẽ… nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài” (câu 5). Được ghi nhớ bởi bạn bè của bạn là một việc rất kỳ diệu. Cách đây mấy tuần, khi chúng tôi đến viếng Trung hoa, tôi nhìn thấy một thanh niên mà chúng tôi đã cộng tác với năm ngoái khi chúng tôi đến viếng Dalian. Vì anh ấy hướng dẫn các sinh viên Cơ đốc trong kỳ trại của trường Đại học, áp lực đè trên anh ấy từ giới chức cầm quyền có nhiều lúc rất căng thẳng. Nhưng anh ấy không lui đi khỏi sự làm chứng Cơ đốc của mình. Khi anh ấy bước vào phòng và tôi nhìn thấy anh ấy, mặt anh ấy sáng lên. Mặc dù chúng tôi nói các thứ tiếng khác nhau, chúng tôi đã chào nhau với nụ cười và những cái ôm công nhận. Anh ta biết rõ tôi và tôi biết rõ anh ta, và chúng tôi rất sung sướng khi gặp lại nhau.
Cũng một thể ấy khi chúng ta đứng trước mặt Chúa. Không một ai sẽ nói: “Đấy là Ray Pritchard. Tôi lấy làm lạ, tại sao ông ta có mặt ở đây”. Không, không ai nói như thế đâu. Chính mình Chúa Jêsus sẽ phán: “Ray Pritchard! Ông ấy là bạn ta”. Chẳng có phần thưởng nào lớn lao cho người tin Chúa hơn là được Chúa công nhận và nhìn biết theo cách riêng.
Thách thức cá nhân
Khi chúng ta đến với phần cuối của sứ điệp nầy, chúng ta một lần nữa sẽ thắc mắc: Hội thánh tại Sạt-đe phạm sai lầm ở chỗ nào? Đó là một hội thánh chết khi còn đang sống. Hội thánh là một pháo đài chính thống chết và là cái tổ ong của thứ tôn giáo xoàng xỉnh, tình trạng thuộc linh của nó càng tội tệ đi bởi sự thực cho thấy nó dường ở bề mặt sống động thuộc linh. Theo ý nghĩa đó, nó đang ở trong chỗ hư mất nhiều hơn là hội thánh bị bắt bớ ở Simiệcnơ hoặc các hội thánh thỏa hiệp về mặt đạo đức như Bẹt-găm và Thiatirơ. Thậm chí hội thánh còn ở trong tình trạng tệ hại nhất so với hội thánh không còn tình yêu thương nữa ở Êphêsô.
Còn tồi tệ hơn sự bắt bớ từ bên ngoài và thối rửa từ bên trong.
Hội thánh còn đã sống rất thờ ơ vì dân sự vốn thờ ơ. Điều đó có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta bất cứ thời điểm nào. Và điều đó có thể xảy ra đang khi chúng ta đến nhóm lại ở một nhà thờ Tin Lành. Vậy, khi chúng ta nghĩ đến các hội thánh nói chung, đừng quên ngón đàn con trẻ dạo theo cách nầy:
Đây là hội thánh, và đây là tháp chuông.
Hãy mở cửa ra, thì nhìn thấy hết thảy dân sự.
Hãy mở cửa ra, thì nhìn thấy hết thảy dân sự.
Chúng ta là hội thánh, hết thảy chúng ta với nhau, và về mặt cá nhân mỗi một người chúng ta. Có lẽ Chúa đang phán với bạn và với tôi, Ngài phán:
“Hãy tỉnh thức!”
“Hãy uốn nắn lại đi!”
“Hãy ăn năn!”
“Hãy nhớ lại những gì ta đã làm cho các ngươi!”
“Hãy uốn nắn lại đi!”
“Hãy ăn năn!”
“Hãy nhớ lại những gì ta đã làm cho các ngươi!”
Tinh thần Sạt-đe bắt lấy chúng ta khi chúng ta bắt đầu ưng nhận ơn huệ của Đức Chúa Trời. Chúng ta mau chóng trở thành Hội Thánh Chết Khi Còn Đang Sống và thậm chí chẳng nhìn biết sự ấy nữa.
Một số người trong chúng ta nên tự hỏi mình: “Có phải tôi thực sự nhìn biết Chúa không?" Thà là một kẻ theo tà giáo hơn là nếm trải cuộc sống như một “Cơ đốc nhân văn hóa” không thực sự nhìn biết Chúa. Ít nhất kẻ theo tà giáo nhìn biết mình là một người tà giáo, còn Cơ đốc nhân văn hóa nghĩ mình đang sống khi thực ra người đã chết.
Đức Chúa Trời vẫn yêu thương hội thánh tại Sạt-đe. Nếu Chúa Jêsus không quan tâm, Ngài sẽ chẳng viết ra thư tín nầy. Vì vậy, bất cứ đâu chúng ta sống theo thuộc linh, chúng ta có thể nói: “Lạy Chúa, xin hãy khởi sự với con. Hãy làm công việc Ngài trong con. Hãy giúp con tỉnh thức! Hãy khuấy đảo con biết yêu mến Ngài và phục vụ Ngài để cả thế gian sẽ nhìn biết rằng con thuộc về Ngài”. Nguyện Đức Chúa Trời làm tỉnh thức chúng con và giải cứu chúng con ra khỏi Hội Thánh Chết Đang Khi Còn Sống hầu cho chúng con một lần nữa trở thành Hội Thánh Của Đấng Christ Hằng Sống. Amen.
Một số người trong chúng ta nên tự hỏi mình: “Có phải tôi thực sự nhìn biết Chúa không?" Thà là một kẻ theo tà giáo hơn là nếm trải cuộc sống như một “Cơ đốc nhân văn hóa” không thực sự nhìn biết Chúa. Ít nhất kẻ theo tà giáo nhìn biết mình là một người tà giáo, còn Cơ đốc nhân văn hóa nghĩ mình đang sống khi thực ra người đã chết.
Đức Chúa Trời vẫn yêu thương hội thánh tại Sạt-đe. Nếu Chúa Jêsus không quan tâm, Ngài sẽ chẳng viết ra thư tín nầy. Vì vậy, bất cứ đâu chúng ta sống theo thuộc linh, chúng ta có thể nói: “Lạy Chúa, xin hãy khởi sự với con. Hãy làm công việc Ngài trong con. Hãy giúp con tỉnh thức! Hãy khuấy đảo con biết yêu mến Ngài và phục vụ Ngài để cả thế gian sẽ nhìn biết rằng con thuộc về Ngài”. Nguyện Đức Chúa Trời làm tỉnh thức chúng con và giải cứu chúng con ra khỏi Hội Thánh Chết Đang Khi Còn Sống hầu cho chúng con một lần nữa trở thành Hội Thánh Của Đấng Christ Hằng Sống. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét