LỄ GIÁNG SINH Ở MÔNG CỔ
Tác giả: Lisa Liberda
Có nhiều người đến hỏi tôi ở Mông Cổ, Lễ Giáng Sinh được tổ chức như thế nào? Đối với gia đình chúng tôi và những người ngoại quốc khác ở đây, Lễ Giáng Sinh trông giống như những kỳ lễ ở Hoa kỳ. Không lâu sau Lễ Cảm Tạ, chúng tôi lo trang hoàng cây Giáng Sinh, thắp lên ánh nến mùa vọng và sửa soạn các gói quà để trao cho nhau khi chúng tôi suy gẫm món quà long trọng nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta: sự ra đời của Cứu Chúa chúng ta. Trong những năm gần đầy, các nhà thờ của người Mông cổ đã tổ chức buổi thờ phượng đặc biệt để tưởng niệm câu chuyện Chúa Giáng Sinh.
Trong từng khu vực khác của Mông cổ, không có tổ chức kỷ niệm lễ Giáng Sinh. Người Mông cổ tổ chức Năm Mới, vì vậy cây Năm Mới, trong nhiều màu sắc từ màu hồng đến màu tím, màu đỏ, màu bạc hay xanh lá cây, luôn sẵn có trong thánh Chạp. Người Mông cổ thường trang hoàng những cây nầy với những tờ giấy tiền tệ của người Mông. Ngày 31 tháng Chạp dẫn đến nhiều tiệc tùng, đốt pháo bông và một bài diễn văn long trọng từ vị Tổng Thống người Mông, được truyền đi trên truyền hình vào lúc giữa đêm.
Nhưng vào ngày 25 tháng Chạp — Ngày Chúa Giáng Sinh —bạn sẽ thấy đây là một ngày bình thường ở Mông Cổ. Vào ngày lễ Giáng Sinh đầu tiên của chúng tôi ở đây, tôi nhìn ra từ cửa sổ tầng thứ tư chung cư nhìn thấy trẻ em đến trường, nhiều người nam người nữ bắt đầu ngày làm việc bình thường của họ và các cửa hiệu mở cửa như bao ngày khác trong năm. Một người đang đứng ngoài sân gần con ngựa của ông ta, hô vang câu nói mà ông ta hay hô lên từng ngày một: “Sue avi, sue avi”. Tiếng rao bán sửa tươi là thường lệ ở trước mặt chúng tôi. Kể từ khi tôi lớn lên với những ký ức về kỳ lễ Giáng Sinh theo truyền thống, đây là một kinh nghiệm thật lạ lùng. Tôi mong nhìn thấy các đường phố đầy sự yên bình, với chỉ một vài người tới lui nhà của người thân họ. Mọi trường học, công ty cửa hiệu đều sẽ đóng cửa vào ngày thiêng liêng nầy.
Khi tôi suy gẫm về sự khác biệt giữa lễ Giáng Sinh ở Mỹ và ở xứ Mông cổ, tôi nhận ra rằng không phải mọi người Mỹ đều tuân giữ Lễ Giáng Sinh như một ngày thiêng liêng. Thực vậy, nhiều người tổ chức vì những lý do đặc biệt nào đó. Tôi tự hỏi Lễ Giáng Sinh sẽ như thế nào một khi hình thức thương mại và việc biếu quà của Santa Claus, hiện đang thịnh hành trong xã hội Mỹ, bị dẹp bỏ đi? Nếu quả thực Đấng Christ là phương diện duy nhứt của Lễ Giáng Sinh được kỷ niệm trong mùa lễ nầy, thì cộng đồng của bạn có giống nhiều với cộng đồng của tôi không? Lẽ nào chỉ có một vài Cơ đốc nhân tin kính trong vùng phụ cận của bạn lo kỷ niệm ý nghĩa thật của kỳ lễ nầy? Lẽ nào các đường phố thường được thắp sáng với những ngọn đèn Giáng Sinh thình lình vụt tắt đi? Lẽ nào bạn lại xem Ngày Chúa Giáng Sinh là một ngày bình thường rồi lo đi làm và mấy đứa con lại cứ đi học bình thường?
Nếu đấy là trường hợp, thế thì bạn đang sống ở cùng một nơi giống như tôi đây. Tấm lòng của bạn phải nóng cháy lên, lo chia sẻ Lẽ Thật với những kẻ láng giềng khi bạn nhìn thấy họ bị hư mất trong bóng tối tăm mà chẳng có một sự hiểu biết gì về sự ra đời của một vì VUA là Đấng đã làm thay đổi thế giới cho đến đời đời.
Trong từng khu vực khác của Mông cổ, không có tổ chức kỷ niệm lễ Giáng Sinh. Người Mông cổ tổ chức Năm Mới, vì vậy cây Năm Mới, trong nhiều màu sắc từ màu hồng đến màu tím, màu đỏ, màu bạc hay xanh lá cây, luôn sẵn có trong thánh Chạp. Người Mông cổ thường trang hoàng những cây nầy với những tờ giấy tiền tệ của người Mông. Ngày 31 tháng Chạp dẫn đến nhiều tiệc tùng, đốt pháo bông và một bài diễn văn long trọng từ vị Tổng Thống người Mông, được truyền đi trên truyền hình vào lúc giữa đêm.
Nhưng vào ngày 25 tháng Chạp — Ngày Chúa Giáng Sinh —bạn sẽ thấy đây là một ngày bình thường ở Mông Cổ. Vào ngày lễ Giáng Sinh đầu tiên của chúng tôi ở đây, tôi nhìn ra từ cửa sổ tầng thứ tư chung cư nhìn thấy trẻ em đến trường, nhiều người nam người nữ bắt đầu ngày làm việc bình thường của họ và các cửa hiệu mở cửa như bao ngày khác trong năm. Một người đang đứng ngoài sân gần con ngựa của ông ta, hô vang câu nói mà ông ta hay hô lên từng ngày một: “Sue avi, sue avi”. Tiếng rao bán sửa tươi là thường lệ ở trước mặt chúng tôi. Kể từ khi tôi lớn lên với những ký ức về kỳ lễ Giáng Sinh theo truyền thống, đây là một kinh nghiệm thật lạ lùng. Tôi mong nhìn thấy các đường phố đầy sự yên bình, với chỉ một vài người tới lui nhà của người thân họ. Mọi trường học, công ty cửa hiệu đều sẽ đóng cửa vào ngày thiêng liêng nầy.
Khi tôi suy gẫm về sự khác biệt giữa lễ Giáng Sinh ở Mỹ và ở xứ Mông cổ, tôi nhận ra rằng không phải mọi người Mỹ đều tuân giữ Lễ Giáng Sinh như một ngày thiêng liêng. Thực vậy, nhiều người tổ chức vì những lý do đặc biệt nào đó. Tôi tự hỏi Lễ Giáng Sinh sẽ như thế nào một khi hình thức thương mại và việc biếu quà của Santa Claus, hiện đang thịnh hành trong xã hội Mỹ, bị dẹp bỏ đi? Nếu quả thực Đấng Christ là phương diện duy nhứt của Lễ Giáng Sinh được kỷ niệm trong mùa lễ nầy, thì cộng đồng của bạn có giống nhiều với cộng đồng của tôi không? Lẽ nào chỉ có một vài Cơ đốc nhân tin kính trong vùng phụ cận của bạn lo kỷ niệm ý nghĩa thật của kỳ lễ nầy? Lẽ nào các đường phố thường được thắp sáng với những ngọn đèn Giáng Sinh thình lình vụt tắt đi? Lẽ nào bạn lại xem Ngày Chúa Giáng Sinh là một ngày bình thường rồi lo đi làm và mấy đứa con lại cứ đi học bình thường?
Nếu đấy là trường hợp, thế thì bạn đang sống ở cùng một nơi giống như tôi đây. Tấm lòng của bạn phải nóng cháy lên, lo chia sẻ Lẽ Thật với những kẻ láng giềng khi bạn nhìn thấy họ bị hư mất trong bóng tối tăm mà chẳng có một sự hiểu biết gì về sự ra đời của một vì VUA là Đấng đã làm thay đổi thế giới cho đến đời đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét