Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Đọc Kinh Thánh


Đọc Kinh Thánh!
Tác giả Scott Ashley

Nhà văn và là điều hành quảng cáo Bruce Barton đã viết về việc nầy dưới đề tựa “Quyển Sách Không Ai Đọc”. Không một quyển sách nào khác quan trọng hơn đối với bạn và tương lai của bạn!

Các vị Tổng Thống, những vị vua và quan tòa đặt tay họ lên nó khi họ tuyên thệ nhậm chức. Những nhân chứng trong các cuộc xét xử đặt một tay lên nó trong khi họ thề nói ra sự thực, toàn bộ sự thực và chẳng có gì khác ngoài sự thực. Nhiều cô dâu đã đem nó theo trong lễ cưới của họ.
Quyển sách nằm gọn trong bàn giấy và tủ quần áo của nhiều khách sạn và nhà nghỉ. Phần lớn dân cư trong thế giới Cơ đốc đều có ít nhất một quyển, và nó thường chiếm một vị trí danh dự trên lò sưỡi, bàn café hay giường ngủ, chỗ mà nó cung ứng ấn tượng là được đọc hàng ngày.
Nếu nó được liệt kê bởi những nhà chuyên bán sách, chắc chắn nó sẽ nằm trong danh sách bán chạy nhất, với hàng triệu bản được bán ra và cứ thế từ năm nầy đến năm khác. Quyển sách đã được dịch ra hơn 2.000 ngôn ngữ và thổ ngữ.
Tất nhiên, quyển sách nầy chính là Kinh thánh.
Thế nhưng, mặc dù Kinh thánh rất phổ thông, có bao nhiêu người dành thì giờ để đọc sách ấy?
Một cuộc nghiên cứu do Nhóm Barna, một nghiên cứu chuyên về các vấn đề tôn giáo, họ tìm ra rằng chỉ có 1/3 người Mỹ đọc Kinh thánh đều đặn hay có thể đọc tên các trước giả của bốn sách Tin Lành (Mathiơ, Mác, Luca và Giăng). Ngay cả phân nửa số người được thăm dò không thể đọc rõ thậm chí 5 trong 10 Điều Răn nữa là.
Cuộc thăm dò như thế nầy cho thấy rằng có ít người dành thì giờ ra để đọc Kinh thánh. Ngay cả có ít người hiểu biết về Kinh thánh. Đúng là một sự chuyển biến đáng kể từ các thế hệ trước đó!
Các độc giả tin theo Kinh thánh
Cách đây một thế hệ, Dwight Eisenhower, làm Tổng thống từ năm 1953 đến năm 1961, ông ca tụng Kinh thánh bằng lời lẽ như sau: "Kinh thánh được tán thưởng bởi nhiều thế đại. Nền văn minh của chúng ta được xây dựng trên lời lẽ của Kinh thánh. Không một Sách nào khác, trong đó có một tuyển tập đầy cảm hứng nói tới sự khôn ngoan, thực tế và hy vọng".
Winston Churchill huyền thoại đã tin chắc về sự chính xác và ngay thẳng của Kinh thánh. Vị Thủ tướng Anh quốc đã viết: "Chúng ta từ chối với sự khinh miệt mọi huyền thoại nào cho rằng Môise chỉ là một nhân vật theo huyền thoại. Chúng ta tin nhận định khoa học, quan niệm duy lý hiện đại, sẽ tìm thấy sự thỏa mãn đầy đủ nhất khi xem câu chuyện trong Kinh thánh theo nghĩa đen".
Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng khác tương tự đã tin theo và đã cố gắng sắp xếp đời sống của họ theo mọi huấn thị của Kinh thánh.
Nữ hoàng Victoria, bà đã cai trị Anh quốc ở đỉnh cao quyền lực, bà công bố về Kinh thánh: "Quyển sách ấy được kể là tối hậu của Anh quốc!"
Abraham Lincoln, ông đã lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua cuộc Nội Chiến trong vai trò Tổng thống thứ 16 của nước ấy, có lẽ đã tóm tắt rất hay khi ông nói: "Về Quyển Sách Tuyệt Vời nầy, tôi buộc phải nói, đây là tặng phẩm tốt đẹp nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho con người".
George Washington, vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa kỳ và vẫn còn được nhìn biết là cha đẻ của xứ sở, đã nói: "Thật khó cai trị thế giới cách đúng đắn nếu không có Đức Chúa Trời và Kinh thánh".
Thực chất hay phô trương?
Còn bạn thì sao? Bạn chú ý đến Kinh thánh với tầm cỡ nào?
Trong gần 7 tỉ cư dân của thế giới, khoảng 1/3 xưng mình là môn đồ của Kinh thánh. Nhưng có bao nhiêu người làm theo lời khuyên của Đức Chúa Jêsus Christ nên đọc Quyển Sách ấy? (Mathiơ 12:3: “Song Ngài đáp rằng: Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói, các ngươi há chưa đọc đến sao?” [12:5; 19:4; 21:16, 42; 22:31]; Mác 2:25: “Ngài đáp rằng: Các ngươi chưa đọc đến sự vua Đa-vít làm trong khi vua cùng những người đi theo bị túng đói hay sao?”; Mác 12:10, 26; Luca 6:3: “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Vậy các ngươi chưa đọc chuyện vua Đa-vít làm trong khi vua cùng kẻ đi theo bị đói sao?)
Hãy chú ý nhận định của Đức Chúa Trời về những kẻ tuân thủ bề ngoài đối với Lời của Ngài song lại chễnh mãng không sống theo lời ấy: "Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm; sự chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho" (Êsai 29:13).
Đức Chúa Trời chẳng thấy có ấn tượng hay đẹp lòng gì với diện mạo tôn giáo bề ngoài. Nhưng Ngài đẹp lòng với những ai tôn trọng sâu sắc Lời của Ngài: "Nầy là kẻ mà ta đoái đến: tức là kẻ nghèo khó, có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói ta mà run" (Êsai 66:2).
Sự lựa chọn thuộc về bạn
Đức Chúa Trời xem xét sự lựa chọn của chúng ta sống hay không sống theo Lời của Ngài như thế nào?
Khi Ngài tỏ ra những huấn thị của Ngài cho dân Israel xưa kia, họ từng là dân nô lệ cho xứ Aicập, Ngài muốn họ phục vụ trong vai trò một nước gương mẫu cho các dân tộc khác ở chung quanh họ.
Qua tôi tớ Ngài là Môise, Đức Chúa Trời dặn dò họ: "Nầy đây, ta đã dạy các ngươi những mạng lịnh và luật lệ y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta đã phán dặn ta, để các ngươi làm theo ở giữa xứ mình sẽ vào đặng nhận lấy. Vậy, các ngươi phải giữ làm theo các mạng lịnh và luật lệ nầy; vì ấy là sự khôn ngoan và sự thông sáng của các ngươi trước mặt các dân tộc; họ nghe nói về các luật lệ nầy, sẽ nói rằng: Dân nầy là một dân khôn ngoan và thông sáng không hai! Vả chăng, há có dân lớn nào mà có các thần mình gần như chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời gần chúng ta, mọi khi chúng ta cầu khẩn Ngài chăng? Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?" (Phục truyền luật lệ ký 4:5-8].
Đức Chúa Trời dự trù rằng đường lối sống của Ngài phải là một gương chiếu sáng. Khi chúng ta sống bởi chúng, luật pháp của Ngài là một mẫu mực của sự khôn ngoan thông sáng cho những người ở chung quanh chúng ta. Chính mình Đấng Christ nói rõ rằng chúng ta cần phải sống không những bằng đồ ăn "mà còn sống bởi từng lời của Đức Chúa Trời" nữa (Mathiơ 4:4: “Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”; Luca 4:4: “Đức Chúa Jêsus đáp: Có chép rằng: Loài người được sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi”; Phục truyền luật lệ ký 8:3: “Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra).
Nhưng mọi sự ấy dành để cho chúng ta để chúng ta chủ động học hỏi và sống theo Lời nầy. Khi Đức Chúa Trời tỏ ra huấn thị của Ngài cho dân Israel, Ngài đặt trước mặt họ một sự lựa chọn: "Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống" (Phục truyền luật lệ ký 30:15-19).
Nói khác đi, Đức Chúa Trời hứa nhiều phước hạnh cho người nào bằng lòng học hỏi Lời của Ngài và đưa Lời ấy vào trong hiện thực. Thất bại không sống theo Lời ấy sẽ đem lại hình phạt trong đau khổ không thể tránh được theo sau việc phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời.
Nhiều lý do để đọc Kinh thánh
Bên cạnh những lý do nầy đến từ Đấng Tạo Hóa của chúng ta, có nhiều lý do khác mà chúng ta nên đọc Quyển Sách ấy:
Sách ấy là nền tảng cho nền văn minh Tây phương, cộng đồng và xã hội Do thái và Cơ đốc.
Sách ấy là tư liệu lịch sử có một không hai trải đi khoảng 4.000 năm lịch sử.
Sách ấy là một tác phẩm đáng nhớ, được nghiên cứu trong hàng ngàn trường đại học vì chỉ duy giá trị văn học của nó.
Sách ấy đưa ra lời khuyên thẳng thừng, thực tế trên từng phương diện của cuộc sống.
Sách ấy là quyển sách bán chạy nhất hết năm nầy sang năm khác.
Người Mỹ yêu nước nổi tiếng Patrick Henry — vì tiếng kêu la khuấy động của ông: "Hãy cho tôi tự do hoặc hay khiến tôi chết đi!" — đã nói rằng Kinh thánh: "có giá trị hơn tất cả sách vỡ khác từng được in ấn".
Chỗ để bắt đầu
Nếu lúc nầy bạn nhìn thấy giá trị khi khám phá kho báu của Kinh thánh cho bản thân mình, có thể bạn tự hỏi không biết phải bắt đầu từ chỗ nào!?! Câu trả lời là phải bắt đầu ngay phần mở đầu, với chương đầu tiên của sách Sáng thế ký.
Một số quyển Kinh thánh chỉ chứa khoản được gọi là Tân Ước, có lẽ thêm sách Thi thiên và Châm ngôn. Do sự bỏ sót Cựu Ước, những quyển Kinh thánh như vậy đã tách rời ba phần tư tư liệu mà Đức Chúa Trời đã cảm thúc để viết ra và đã dành giữ qua nhiều thế đại cho chúng ta.
Phải biết chắc bạn đang có một quyển Kinh thánh gồm cả Cựu và Tân Ước. Rốt lại, các tác phẩm trong Cựu Ước là Kinh thánh mà Phaolô từng đề cập đến khi ông viết: "Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành" (II Timôthê 3:16-17).
Các trước giả Tân Ước vốn hiểu rõ Kinh thánh Hybálai mà Đức Chúa Trời đã cảm thúc. Họ đã liệt kê khoảng 300 dẫn chứng từ Cựu Ước trong các tác phẩm của họ cũng như hành trăm ẩn dụ ở trong đó.
Đọc và Học
Nếu bạn để ra chỉ 10 đến 15 phút một ngày để đọc Kinh thánh, bạn có thể hoàn tất cả Kinh thánh trong một năm.
Khi bạn đọc, bạn sẽ khám phá ra nhiều truyện tích lý thú bao gồm lịch sử, tình cảm, hiểm nguy, bạo lực, mưu mẹo và ngay cả lời tiên tri nữa. Bạn sẽ mau chóng gặp gỡ những người nam người nữ như Ápraham, Sara, Ysác, Rêbeca, Giacốp, Giôsép, Môise, Miriam, David, Salômôn, Giêrêmi, Đaniên, Phierơ và Phaolô — cùng với nhiều ký thuật và sự dạy của Đức Chúa Jêsus Christ. Truyện tích của họ được viết ra để làm gương cho chúng ta, được bảo tồn hầu cho chúng ta có thể tiếp thu từ những kinh nghiệm đa dạng của họ (Rôma 15:4: “Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy”; I Côrinhtô 10:6-11: “Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn. Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt. Lại cũng chớ lằm bằm như nấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt. Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời”).
Kinh thánh giải thích mọi vụ việc như chúng vốn có thực vậy — điều thiện, điều ác. Kinh thánh trình bày một bức tranh rõ nét về những thất bại của con người và cung ứng các giải pháp.
Nếu một số phân đoạn nào không rõ ràng, việc so sánh bản Kinh thánh nầy với các bản dịch khác có thể giúp làm cho sự việc ra rõ ràng. Có nhiều cửa hàng sách, đấy là nơi để tìm kiếm các bản dịch Kinh thánh. Và nhiều bản dịch giờ đây đang sẵn có trực tuyến trên mạng với tính năng tìm kiếm tức thời.
Hãy thử đọc với một tâm trí rộng mở và cách tiếp cận tươi mới, mặc dù bạn đang đọc từng phân đoạn lần đầu tiên. Bạn sẽ kinh ngạc với những gì bạn khám phá. Thí dụ, một phân đoạn Kinh thánh có thể mâu thuẫn với những gì bạn luôn tin Kinh thánh phán! Phải biết chắc mình đang tin cậy vào những gì Kinh thánh phán, chớ không phải ai đó nói ra sự ấy.
Ưu tiên cho những việc trước hết
Nếu bạn áp dụng lời lẽ của Kinh thánh, việc đọc Kinh thánh có thể là việc đáng ban thưởng nhất mà bạn từng làm. Woodrow Wilson, Tổng thống Hoa kỳ từ năm 1913 đến 1921, đã đúng khi lưu ý rằng các nan đề phổ biến có thể được giải quyết qua phần ứng dụng Lời Đức Chúa Trời: "Có nhiều vấn đề rất hay trước mặt người Mỹ hôm nay, và trước mặt tôi trong vai trò Tổng thống, nhưng tôi mong tìm giải pháp cho các nan đề đó chỉ ở chỗ tôi trung tín nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời".
Không nghi ngờ chi nữa, phần lớn sự thành công trong kinh nghiệm của người Mỹ có thể được gán cho thói quen của dân sự gần gũi với Lời của Đức Chúa Trời.
Bằng cách nghiên cứu Kinh thánh, bạn sẽ kiếm được sự thông sáng tuyệt vời trong các mối quan hệ với gia đình, bạn hữu và tha nhân. Bạn sẽ hiểu biết sâu xa hơn lý do tại sao thế giới của chúng ta đang ở trong tình trạng như hiện nay. Bạn đạt tới mức hiểu rõ bản thân mình nhiều hơn là bạn từng hiểu nữa.
Kinh thánh ghi lại một lời khen ngợi lâu dài cho các Cơ đốc nhân tại xứ Bêrê ở phía Bắc Hylạp, họ nghe theo sự dạy của Phaolô: "ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng" (Công Vụ các Sứ Đồ 17:11: “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng). Họ muốn biết chắc rằng những diều họ được dạy dỗ thực sự là những điều Kinh thánh phán dạy. Họ đã nêu gương đáng khen cho chúng ta.
Còn bạn thì sao? Bạn đang thích ứng như thế nào? Bạn có tra xem Kinh thánh để khám phá những điều bạn được dạy dỗ có thật hay không chưa? Nếu có, bạn có thể chia sẻ niềm vui khám phá mà tác giả Thi thiên đã kinh nghiệm ở 119: 97-103, ông viết ra điều nầy để ngợi khen Đức Chúa Trời và Lời đời đời của Ngài:
"Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy. Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn. Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, Vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa. Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa. Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, Để gìn giữ lời của Chúa. Tôi không xây bỏ mạng lịnh Chúa; Vì Chúa đã dạy dỗ tôi. Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao! Thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi!"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét