BUỔI BÌNH MINH MỚI
Chiếu ánh sáng của Đức Chúa Trời trên các đường phố Sarajevo.
Tác giả Kathy Eikost
Zora (“bình minh” theo tiếng Bosnia) có thể đặt trên tấm biển “ít nhất phải như vậy”. Bà là một người mà bạn có thể đi bên cạnh trên các đường phố bất chấp ai nhìn thấy. Nếu bạn dành thì giờ để quan sát, bạn sẽ nhìn thấy nhiều ánh mắt gần như là mất cả hy vọng.
Cuộc nội chiến ở Bosnia đã kết thúc cách đây 15 năm, song xứ sở vẫn còn phấn đấu để đứng trên chân của mình. Không có một nhà lãnh đạo nào đầy cảm hứng dấy lên đến tận đỉnh giống như Tito đã có sau Đệ II Thế Chiến. Dường như là chẳng ai có được một chương trình lớn đủ để trùm phủ cả xứ, mặc dù nhiều nhà chính trị có các chương trình lập hiến hoặc chiến lược riêng của họ. Tình trạng thất nghiệp cứ ngoan cố giữ tỉ lệ ở 40%, và hàng triệu người đang sống theo kiểu tay làm hàm nhai. Trong một xứ sở gần 4 triệu người, điều nầy đang chiếm đa số. Người nào đang lao động mà có gia đình đông đúc, họ có nhiều nhu cầu và chịu trách nhiệm phải trợ giúp theo cách mà họ có thể.
Có nhiều tòa nhà mới ở Sarajevo (thủ phủ của Bosnia-Herzegovina), nhưng quan sát kỷ hơn thì thấy rằng các cửa hàng đều trống rỗng và nhiều căn hộ không được bán. Trong từng trường hợp thì các nhà phát triển đã lo tiền bạc để xây cất song không nghĩ đến mặt kia của vấn đề. Quan liêu và tham nhũng đã làm cho Bosnia thành một trong những địa điểm khó khăn nhất để mở ra một doanh nghiệp nhỏ. Với tỉ lệ thất nghiệp cao như vậy, một vài gia đình có đủ phương tiện để mua một căn hộ hay thuê một ngôi nhà đầy tiện nghi.
Giống như nhiều người ở độ tuổi trung niên ở Sarajevo, Zora là một nạn nhân của cuộc nội chiến, là người đã sa ngã qua những sự rạn nứt ấy. Những người làm chủ xem Zora giờ đây ở độ tuổi 50, quá già không thể thuê mướn được nữa, và bà không đủ điều kiện cho phần giúp đỡ về tài chính sẵn có cho người nào bị tàn tật, bị thải hồi hay trên 65 tuổi. Gia đình của bà không nằm trong tình trạng giúp đỡ chi được hết, và bà chẳng xin xỏ gì một khi bà giữ lòng tự trọng và tự hào, là những điều đánh dấu nhiều người ở trong hoàn cảnh của bà.
Mặc dù Zora có một ngôi nhà để sống, điện và nước ở đó đã bị cúp cách đây nhiều năm vì bà không thể trả tiền hóa đơn. Con cái bà lớn lên và bỏ đi hết, vì vậy bà phải tự xoay xở lấy tốt nhứt như bà có thể bằng cách lượm ve chai. Những lon và chai bia đem lại một ít xu. Một cái bình có kích thước tốt có thể đem bán cho những người nuôi ong để tích trữ mật.
Bà không hiểu những nhà chính trị đã hủy diệt thành phố thân yêu của bà. Bà đã có một cuộc sống khá tốt trước chiến tranh và dường như rất hoang mang không biết cuộc sống mình rồi đây sẽ ra sao nữa.
Chúng tôi gặp Zora khi bà được đề nghị cho một gói thực phẩm hàng tháng. Một tổ chức của người Hà lan tài trợ cho Hội thánh Tin Lành ở Bosnia-Herzegovina trong hình thức các hộp thực phẩm. Hội chúng của chúng tôi ở Ilidza (khu ngoại ô ở Sarajevo) bảo trợ cho 10 gia đình mỗi năm. Thêm vào với thực phẩm, những người được cứu trợ còn nhận quần áo và lời mời đến buổi café hàng tuần nữa. Ở đó, họ làm quen với các thuộc viên của hội thánh và có thể trao đổi về đời sống và mọi nan đề của họ. Các thuộc viên lắng nghe, khuyên mời và cầu thay cho những người ấy.
Thật là tự nhiên, lời mời gọi được mở rộng ra kêu gọi họ đến nhóm lại các buổi thờ phượng. Nhiều người tham gia đã đến đôi ba lần không cảm thấy bị bó buộc gì hết. Song Zora thì lại khác. Ngoài những buổi thờ phượng Chúa nhật, Zora đã trung tín đến với khóa học Alpha, gồm những tín lý cơ bản của Cơ đốc giáo.
Sự sáng không hoàn toàn qua đi khỏi ánh mắt của Zora. Một lời nói và cái bắt tay tử tế sẽ đem lại một nụ cười và cái nháy mắt đầy hy vọng. Tình yêu thương và sự tiếp xúc của con người đã dầm thấm vào bà giống như một khu vườn khô héo đã bị xao lãng quá lâu. Dường như lúc đầu bà cảm thấy bối rối về tình trạng thuộc thể của mình, nhưng không lâu sau đó đã cảm thấy yên tâm bởi tình cảm chân thành và tình bạn mà ban phụ nữ tại Hội thánh dành cho bà. Phần nhiều người trong số họ đã ở trong hoàn cảnh tương tự và có thể cảm thông với Zora.
Ngôi nhà thờ nhỏ của chúng tôi ở Ilidza không có nhiều tiền bạc; 15 thuộc viên chỉ có thể trang trải mọi chi tiêu của nhà thờ. Thực vậy, Ngân Sách Sứ Mệnh Cao Cả đã chi tiền thuê nhà thờ cho mấy năm đầu tiên. Nhưng các thuộc viên đã cung ứng cho Zora những gì họ có. Bà được mời đến để giặt giũ tại nhà thờ và sử dụng phòng tắm thường xuyên như bà thích. Người quản lý kho phụ của nhà thờ tách riêng ra các thứ mà bà cảm thấy sử dụng được cho Zora và đặt chúng với một cái giá tối thiểu. Các thuộc viên trong nhà thờ đã tiết kiệm nhiều chai và bình cho Zora và mang chăn mền từ nhà đến để giúp đỡ cho bà. Bà được mời đến lấy các thứ rau từ ngôi vườn chung của hội thánh để phụ thêm vào bữa ăn của bà.
Vào tháng 5-2011, đây là thời điểm cho phép chúng tôi trở về Mỹ để được phân công ở quê nhà. Chúng tôi tự hỏi không biết Zora có còn đến nhóm lại với hội thánh hay không khi chúng tôi trở về một năm sau đó hay bà sẽ dứt áo ra đi giống như bao người khác đã làm. Đội ngũ nhân sự quốc tế đóng ở Sarajevo rất ít người. Khi chúng tôi rời đi để được phân công ở quê nhà, chỉ có bốn người lớn còn ở lại để tiếp tục công việc, ba trong số họ đã ở gần cuối thời kỳ học tiếng nói.
Một người thì ờ xa đủ để thỉnh thoảng đến giảng dạy cho người Bosnia. Mới đây, ông rao giảng về đề tài cầu nguyện và dẫn dắt hội chúng vào việc lắng nghe Đức Chúa Trời. Vợ của người trưởng lão ấy thấy có ấn tượng phải trò chuyện trao đổi với Zora.
Bà hỏi: “Điều chi giữ bà không tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của bà?”
Zora đáp: “Chẳng có cái gì hết”. Vị trưởng lão giải thích Tin Lành cho bà nghe, và bà đã tiếp nhận Đấng Christ trong cùng ngày ấy.
Tia hy vọng trong ánh mắt của Zora đã trở thành nét rạng rỡ của một người đồng đi với sự sáng. Thay vì lấy làm lạ không biết Zora có còn ở trong hội thánh hay không, chúng tôi không thể chờ đợi mới nhìn thấy bông trái xinh đẹp đang nở rộ trong một cuộc đời đã khô héo và bị xao lãng.
Kathy Eikost và chồng bà là Mark, là nhân sự quốc tế với Hội Phước Âm Liên Hiệp ở Bosnia-Herzegovina.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét