Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Mathiơ 1:1-3, 5-6, 16-17: "Bảng Gia Phổ Của Ân Điển"



Bảng Gia Phổ Của Ân Điển

Mathiơ 1:1-3, 5-6, 16-17


Bây giờ, chắc chắn là bạn đã mở Kinh thánh ra ở Mathiơ chương 1 và nếu bạn chưa biết, bạn để ý thấy cả chương là bảng gia phổ thật dài – một bảng danh sách các tên tuổi, hầu hết chúng đều rất khó đọc, ít nhất là đối với tôi. Vì cớ như thế, cho nên đây là một phân đoạn Kinh thánh mà chúng ta có khuynh hướng đọc lướt qua. Chúng ta hãy đọc câu 1: “Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham”.
Tôi phải nhìn nhận rằng nghiên cứu gia phổ làm cho tôi mê mẫn và cùng một lúc khiến tôi phải run sợ nữa. Tôi nghĩ đúng là mê mẫn khi nhận ra dân tộc của bạn là ai và họ đã ra từ đâu. Nhưng việc nghiên cứu ấy cũng làm cho tôi phải run sợ không ít, bạn không hề biết bạn sẽ đào bới ở chỗ nào nữa. Có mấy bộ hài cốt gia đình mà bạn phải giữ lấy trong hộp kín. Tôi bắt sợ hãi, khi nhận ra một ít về gia đình mình, hết thảy họ đều không phải là hạng công dân tốt đẹp gì đâu. Còn bạn thì sao?
Thực ra có hai bảng gia phổ nói tới Chúa Jêsus trong Tân Ước, một trong sách Mathiơ lần theo bảng gia phổ hợp pháp của Ngài sẽ làm vua qua Giôsép. Tuy nhiên, khi Mathiơ nói tới Giôsép (câu 16) hãy lưu ý rằng ông thay đổi công thức và nói rằng Giôsép là “chồng Mary; Mary là người sanh Đức Chúa Jêsus”. Chữ “người” [whom] là giống cái trong tiếng Hylạp, cho thấy rằng Giôsép không phải là cha theo phần xác của Chúa Jêsus. (Chúng ta sẽ nói nhiều về vấn đề nầy trong sứ điệp tới). Nhưng có bảng gia phổ khác trong sách Luca, lần theo gia phổ của Ngài qua Mary, mẹ Ngài.
Bảng gia phổ của Mathiơ nói tới Chúa Jêsus ít nhất ba vấn đề. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đã phán khoảng 1.000 năm trước rằng Đấng Mêsi phải hiện đến từ dòng dõi hoàng gia của David (II Samuên 7). Mathiơ minh chứng rằng Chúa Jêsus đủ tư cách để làm vua bởi Ngài là dòng dõi theo phần xác của David. Thứ hai, bảng gia phổ thiết lập Chúa Jêsus là một nhân vật của lịch sử; đức tin của chúng ta bắt rễ trong lịch sử chớ không phải bắt rễ từ huyền thoại hay hoang đường.
Và thứ ba, bảng gia phổ tỏ ra phạm vi ân điển của Đức Chúa Trời. Bảng gia phổ của Mathiơ bất thường ở chỗ nó chứa tên của bốn người phụ nữ. Bốn người phụ nữ hơi khác thường; ba người là dân Ngoại, ba người dính dáng vào tình trạng phi luân về tình dục, một người là kỵ nữ, một người phạm tội tà dâm, và tuy nhiên hết thảy bốn người đều có mặt trong gia phổ dẫn tới Đức Chúa Jêsus Christ, là Cứu Chúa của nhân loại. Khi đọc qua hết các câu Kinh thánh nầy, tôi muốn bạn gạch dưới mấy cái tên của bốn người phụ nữ nầy.
(các câu 1-3) “Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham. Áp-ra-ham sanh Y-sác; Y-sác sanh Gia-cốp; Gia-cốp sanh Giu-đa và anh em người. Giu-đa bởi Tha-ma sanh Pha-rê và Xa-ra …”
(các câu 5-6) “Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô. Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết. Ô-bết sanh Gie-sê; Gie-sê sanh vua Đa-vít. Đa-vít bởi vợ của U-ri sanh Sa-lô-môn (Bátsêba)”
(các câu 16-17) “Gia-cốp sanh Giô-sép là chồng Ma-ri; Ma-ri là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ. Như vậy, từ Áp-ra-ham cho đến Đa-vít, hết thảy có mười bốn đời; từ Đa-vít cho đến khi bị đày qua nước Ba-by-lôn, cũng có mười bốn đời; và từ khi bị đày qua nước Ba-by-lôn cho đến Đấng Christ, lại cũng có mười bốn đời”
Tôi nghĩ rằng ít nhất hầu hết các bạn đều hiểu rằng chữ “sanh” có ý nói “cha của”. Bây giờ, tôi muốn nhìn vào từng người một trong bốn phụ nữ nầy và lưu ý lý do tại sao họ có mặt trong một bức tranh nói tới Ân Điển như thế.
Thứ nhứt, Tama (1:3) Tội Nhân Cần Chúa Jêsus.
“Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham. Áp-ra-ham sanh Y-sác; Y-sác sanh Gia-cốp; Gia-cốp sanh Giu-đa và anh em người. Giu-đa bởi Tha-ma sanh Pha-rê và Xa-ra…”
Câu chuyện nói tới Tama được thuật lại trong Sáng thế ký 38. Tama là một phụ nữ người xứ Canaan kết hôn với con trai của Giuđa tên là Êrơ. Người con nầy chết không con, vì vậy em của người (Ônan) đã lấy nàng làm vợ, nhưng người đã chết và nàng vẫn chưa có con. Khi Giuđa chần chừ không đưa con trai thứ ba của mình kết hôn với Tama, nàng mất kiên nhẫn và không bằng lòng chờ đợi thì thuận tiện của Đức Chúa Trời. Nàng ngấm ngầm dự tính một kế hoạch để buộc cha chồng của mình là Giuđa phải ngủ với nàng. Đồng thời luôn luôn là một lỗi lầm khi nghĩ rằng chúng ta cần giúp đỡ Đức Chúa Trời thực hiện ý chỉ của Ngài.
Dường như nàng đã nhận biết cha chồng của mình rất rõ cho nên nàng đã tự cải trang làm một kỵ nữ rồi đứng dọc theo con đường mà nàng biết ông sẽ đi ngang qua. Nàng tự mình ăn mặc giống như một kỵ nữ rồi quyến dụ Giuđa (cha chồng của nàng) phải ngủ với nàng, và nàng có thai rồi sanh đôi, đặt tên là Phêrách và Xêrách. Điều nầy bẩn thỉu đủ để đưa nó lên “Jerry Springer Show”. Sự thực là chẳng có ai tốt đẹp gì trong câu chuyện nầy; nó bốc mùi tham lam, dối gạt, tư dục theo xác thịt và thậm chí còn là một gợi ý loạn luân nữa. Chẳng có kết cuộc phước hạnh nào trong câu chuyện nầy.
Khi Giuđa nghe nói rằng con dâu góa của ông có thai, ông phẫn nộ lắm, tố cáo nàng về việc làm nhục nhã gia đình (38:24). Khi họ đang ở trong quá trình kéo nàng ra quảng trường công cộng để đối mặt với sự xét đoán, nàng bình tỉnh đưa ra minh chứng rằng Giuđa là cha của hai đứa con sanh đôi khi trình chiếc nhẫn, cây gậy và sợi dây mà ông đã để lại để bảo đảm tiền công cho lần gặp gỡ (38:25). Giuđa bị bẽ mặt và phải nhìn nhận: “Nàng phải hơn ta” (38:26) mặc dù câu nói không chỉ ra nhiều về cá tánh.
Chúng ta tiếp thu được gì từ chỗ Tama được kể vào danh sách nầy? Chúng ta học được rằng không một tội lỗi nào quá trầm trọng hơn ân điển của Đức Chúa Trời. Mục đích, ấy là Giuđa và Tama được kể vào gia phổ của Đấng Mêsi, điều nầy gửi đi một sứ điệp nói tới ân điển của Đức Chúa Trời. Có thể bạn nói: “Điều nào khả thi khiến cho nàng đủ tư cách ở trong bảng gia phổ của Chúa chứ?” Và việc duy nhứt khiến cho nàng đủ tư cách, ấy là sự xấu hổ của nàng.
Thứ hai, Raháp (1:5a) – Tội Nhân Được Cứu Nhờ Đức Tin.
“Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô”
Thật là khó tưởng tượng được một ứng viên chẳng xứng đáng gì cho thanh danh của Thiên Chúa lại được kể trong bảng gia phổ Chúa Jêsus hơn Raháp. Tên Raháp được nhắc tới tám lần trong Kinh thánh và trong 6 lần xuất hiện đó, nàng được nhận ra với chữ “kỵ nữ” hay “gái điếm”. Giống như bạn không thể nghĩ đến Thôma với suy nghĩ về “nghi ngờ”, bạn không thể nghĩ đến Raháp mà không nghĩ tới “kỵ nữ”. Vì thế Raháp là một cư dân người Ngoại sống trong thành Giêricô, ở đó nàng đã hành nghề kỵ nữ và đã sống trong một ngôi nhà xây trên tường thành sắp sửa bị đổ xuống. Chúng ta đọc câu chuyện của nàng trong sách Giôsuê (các chương 2 & 6). Giôsuê đã phái các thám tử đến thu thập thông tin về quân sự và chiến lược về những gì chờ đợi bên trong Đất Hứa.
Hiển nhiên, khi các thám tử vào trong thành phố, họ tìm một địa điểm thích ứng sẽ chu cấp cho họ với tình báo về sức mạnh phòng thủ các bức tường thành. Ngôi nhà của Raháp nằm trên bức tường thành là một địa điểm lý tưởng.
Không cứ cách nào đó, các báo cáo về sự có mặt của người Hêbơrơ đã rò rĩ vào trong thành Giêricô, và các tin tức nói tới Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của họ, là Đấng đã làm ra những việc lạ lùng vì ích cho họ. Có lẽ chính tại điểm nầy mà Raháp bắt đầu nhận biết có một sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời mà người Hybálai đang thờ lạy và các thần của nàng. Chắc chắn sau khi các thám tử đến tại nhà của nàng, họ đã giải thích họ là ai và nói cho nàng biết đôi điều về vị Thần có danh là Giêhôva mà họ đã thờ phượng.
Nhưng dù sao đi nữa thì sự có mặt của các thám tử đã bị phát hiện và binh lính của nhà vua xứ Giêricô đang truy đuổi họ với dự tính giết chết họ. Sau khi nghe biết các thám tử đã vào nhà của Raháp, nhà vua liền sai các sứ giả đến kiểm tra câu chuyện. Đây là chỗ mà Raháp làm cho chúng ta phải kinh ngạc. Khi đối diện với người của nhà vua, nàng đã bảo hộ cho các thám tử mà Giôsuê đã sai tới. Có lẽ có một phần thưởng rất hậu hĩ trong đó cho nàng nếu nàng giao nộp các thám tử. Nếu nàng giao nộp họ, nàng sẽ trở thành một anh hùng. Nhưng lợi thế làm anh hùng gì ở đó nữa một khi thành phố đã bị định phải sụp đổ chứ.
Nhưng liều lĩnh trước sự an toàn của cá nhân mình, Raháp che giấu các thám tử và làm cho người của nhà vua phải lệch hướng (nghĩa là, nàng nói dối để bảo vệ họ). Điều nầy đã tạo ra sự khó khăn rất lớn cho những nhà giải kinh trải qua nhiều thế kỷ, họ đã tìm cách để xưng công bình cho mọi hành vi của nàng. Nhưng chúng ta không phải hợp lý hóa cách xử sự của nàng, nàng không được khen ngợi vì đạo đức của nàng, nàng đã được khen ngợi vì cớ đức tin của nàng.
Nàng đã giúp cho các thám tử trốn thoát song khẳng định rằng các thám tử phải xét nàng và nhà nàng được bảo vệ trong cuộc xâm lược sắp xảy ra. Nàng dòng các thám tử xuống bức tường thành bằng sợi dây màu đỏ điều, sợi dây nầy treo bên cánh cửa sổ nhà nàng để làm dấu cho người Hêbơrơ biết đó là Raháp và gia đình của nàng.
“Bất luận Raháp tin gì về Đức Chúa Trời, bất luận nàng tin thể nào về chiến thắng của dân Hêbơrơ, bất luận tấm lòng của nàng cảm nhận ra sao, nếu nàng không treo sợi dây màu đỏ điều, mọi sự sẽ trở thành con số 0” [Dan Schaeffer. “Defining Moments: When Choices Matter.” (Grand Rapids: Discovery House Pub., 2006) p. 117]
Lúc nầy phải là thời điểm xác định đối với Raháp. Không những đây là một việc quan trọng cần phải nghĩ đến – phải cầu nguyện đến – điều nầy buộc nàng phải hành động. Nhưng đức tin nàng khiến cho nàng xứng đáng ra sao để được nhắc tới cao kỳ như thế chứ? Không những Raháp bị thuyết phục nhưng nàng đã hành động căn cứ theo sự thuyết phục đó. Ở Giacơ 2:25 chép: “Đồng một thể ấy, kỵ nữ Ra-háp tiếp rước các sứ giả và khiến họ noi đường khác mà đi, người há chẳng phải cậy việc làm mà được xưng công bình sao?” Giacơ đang đưa ra luận điểm đức tin thực thì quan trọng hơn sự đồng ý theo trí khôn. Sự việc cũng rất thú vị khi để ý thấy rằng chỉ có những người nào tin theo lời của nàng rồi đi theo nàng qua các đường phố trở lại nơi nhà của nàng, chắc chắn họ sẽ được cứu.
Chúng ta tiếp thu được gì từ chỗ Raháp được kể vào trong danh sách nầy …. hạng tội nhân bất luận họ đã làm gì đều có thể được cứu nhờ đức tin. Raháp không phải là một trường hợp về sự tự cải thiện, mà là một sự nhắc nhớ để cách thức Đức Chúa Trời cứu chuộc thậm chí trong cuộc sống bỉ ỗi nhất nhờ ân điển của Ngài. Hêbơrơ 11:31 chúng ta đọc: “Bởi đức tin, kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám”. Trong sách Hêbơrơ, chỉ có hai phụ nữ được nhắc tới đích danh tại đại sảnh đức tin, ở đây chúng ta thấy bà Sara (vợ của Ápraham) và kỵ nữ Raháp. Khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời, Ngài tiếp nhận chúng ta y như chúng ta vốn có nhưng Ngài không bỏ chúng ta y như chúng ta vốn có đâu.
Thứ ba, Rutơ (1:5b) Hạng Người Đạo Đức Tốt Cần Đến Chúa Jêsus.
“…Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết. Ô-bết sanh Gie-sê”
Câu chuyện của nàng được thuật lại ở Rutơ 1-4. Rutơ là một người nữ Môáp. Dân Môáp là sản phẩm của một mối quan hệ loạn luân. Sau khi Sôđôm và Gômôrơ bị hủy diệt hai đứa con gái của Lót phục rượu ông và đã quan hệ tình dục với cha ruột của họ. Cả hai người con gái đều có thai và sanh con trai – họ trở thành các quốc gia Môáp và Ammôn. Rutơ là một người Môáp bị loại bỏ ra khỏi lời hứa của Đức Chúa Trời.
Rutơ là một phụ nữ đạo đức. Không có một vết uế nào nơi cá tánh của Rutơ khác hơn nàng là một người nữ Môáp, và vì thế bị rủa sả và bị loại bỏ ra khỏi việc trở thành một chi thể trong gia đình của Đức Chúa Trời. Phục truyền luật lệ ký 23:3, chép: "Dân Am-môn và dân Mô-áp sẽ không được phép vào hội Đức Giê-hô-va, dầu đến đời thứ mười cũng chẳng hề bao giờ vào được”. Tuy nhiên, nhờ đức tin của nàng, nàng trở thành một chi thể trong gia đình của Đức Chúa Trời.
Câu chuyện nói tới Rutơ bắt đầu với nạn đói kém trong xứ Israel. Một người Do thái tên là Êlimaléc và vợ người là Naômi, và hai con trai mình lên đường sang xứ Môáp vì những điều kiện sống tốt hơn ở đó. Trong khi họ ở đó, hai người con trai đã kết hôn với phụ nữ người Môáp. Thế rồi, thê thảm thay, trước tiên là Êlimêléc, rồi kế đó là hai con trai người cũng chết.
Rutơ là một trong hai cô con dâu. Ở một thời điểm nào đó, Rutơ đưa ra quyết định bước theo Đức Giêhôva là Chúa, có lẽ đây là ảnh hưởng tin kính của mẹ chồng của cô. Theo thời gian, Naômi mẹ chồng của Rutơ quyết định trở về xứ Israel. Bà đã làm hết sức mình để khuyên hai cô con dâu trở về nhà cha của họ. Một người làm theo, nhưng Rutơ đáp ứng lại trong một tư thế cảm động đến nỗi người ta thường nghe nói tới trong các lễ cưới hôm nay. Nàng nói với Naomi: “Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi" (Rutơ 1:16).
Khi nàng trở về xứ Israel với mẹ chồng mình, không những nàng là một góa phụ chẳng có phương tiện gì hết chỉ là một người Ngoại sống trong một xứ lạ mà thôi. Khi nàng mót lúa ở ngoài đồng ngày nọ, như các góa phụ được phép trong xứ Israel, nàng nắm bắt được ánh mắt của chủ ruộng có tên là Bôô. Sự việc xảy ra sau đó là một truyện tình rất hoàn hảo. Chương trình rất táo bạo có lẽ khi suy nghĩ bằng các tiêu chuẩn của thế kỷ thứ 21, Naômi cố ý khuyên Rutơ nên kết hôn với Bôô (Rutơ 3:3-4). Rutơ đưa đề nghị của mình và Bôô đồng ý rồi ngày sau trải qua các thủ tục đáng phải có trong việc tự lập mình làm mục tiêu của nàng – người bà con có quyền chuộc. Họ kết hôn và có một con trai đặt tên là Ôbết, Ôbết là tổ phụ của Vua David. Vì vậy, Rutơ là tổ mẫu của Vua David.
Chúng ta tiếp thu gì từ chỗ Rutơ được kể vào bảng danh sách nầy …. Chúng ta học được rằng hạng người đạo đức tốt cần đến một Cứu Chúa.
Thứ tư, Bátsêba (1:6) Chẳng có một tội lỗi nào loại bỏ một người ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời.
“Gie-sê sanh vua Đa-vít. Đa-vít bởi vợ của U-ri sanh Sa-lô-môn (Bátsêba)”.
Người phụ nữ sau cùng không được nhắc tới đích danh, tuy nhiên nàng được xác nhận rõ ràng “là vợ của Uri”. Câu chuyện của nàng được thuật lại ở II Samuên 11. Mặc dù Bátsêba không phải là hoàn toàn vô tội trong bối cảnh nầy, tôi tin rằng chính tội lỗi của David được xác nhận ở đây. Ở đây bạn có David, một môn đồ của Đức Chúa Trời, Kinh thánh nói về ông như sau: “là người vừa lòng Đức Chúa Trời”, thế mà ông đã sa vào tội lỗi thật khủng khiếp.
Phần lớn các bạn đều biết rõ câu chuyện, nói tới Vua David thể nào vào một chiều kia đi dạo trên nóc đền vua quan sát cả thành phố Jerusalem. Trong khi nhà vua có mặt ở đó, ông nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm trên mái nhà mình (II Samuên 11:2). Như câu chuyện tiếp tục, ông đã đứng xem, ông nán lại, ông thèm muốn và sau cùng ông muốn làm thỏa mãn dục vọng ấy bèn sai vời người phụ nữ nầy đến rồi ngủ với nàng. Thế rồi một ngày kia, David nhận được tin tức gây sốc, Bátsêba đã có thai. Một khi chồng nàng không có ở nhà mà ở với quân đội, họ đang có một nan đề. Vì vậy, David đưa ra quyết định tìm cách che đậy việc đó bằng cách sai người triệu chồng nàng từ chiến trận về nhà rồi báo cáo cho nhà vua biết. Tất nhiên là trong quá trình ấy, Uri có chút thời gian với vợ mình, và không có ai là người khôn ngoan hơn.
Nhưng người chồng, Uri, đến báo cáo với nhà vua nhưng lại từ chối không về nhà bao lâu đồng đội của ông còn chiến đấu nơi trận mạc. David sai ông về lại chiến trường với chỉ dụ bảo họ phải đặt Uri nơi tuyến đầu và rồi rút lui. Uri cần phải chết (11:14). Khi người chồng bị đưa ra khỏi bối cảnh rồi, David đã lấy Bátsêba làm vợ mình (11:27).
Đây là câu chuyện nói tới một vụ tà dâm, dối gạt rất kinh khủng, nổ lực che đậy và hoàn toàn là vụ giết người. Chúng ta biết rõ Bátsêba là một người Do thái (I Sử ký 3:5), và nàng cùng David nhắc cho chúng ta nhớ đến sự thực ngay cả hàng tín đồ cũng có thể sa vào trong tội trọng. Chúng ta tiếp thu được gì từ chỗ Bátsêba cũng được kể vào trong bảng danh sách nầy … ngay cả mọi tội lỗi của họ (tội lỗi của Bátsêba và của David) thật là khủng khiếp giống như họ đã tự loại bỏ ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời và không còn là một chi thể trong bảng gia phổ của Cứu Chúa nữa.
Khi chúng ta đọc các câu chuyện của bốn người phụ nữ nầy (và nhiều người nam) trên bảng danh sách, chúng ta không nghĩ là mình nên chú trọng vào tình trạng tội lỗi của họ mà hãy nhìn xem ân điển diệu kỳ của Đức Chúa Trời.
Vị anh hùng của câu chuyện nầy là Đức Chúa Trời, ân điển của Ngài đang chiếu ra sáng láng nhất nghịch lại tình trạng đen kịch của tội lỗi con người. Tuy nhiên, bất chấp hạng người nầy đã sống ra sao và họ đã làm gì, Đức Chúa Trời sử dụng họ và đặt họ vào trong cây gia đình của Chúa Jêsus. Cũng vậy, bất luận quá khứ của bạn có như thế nào đi nữa hoặc tình trạng hiện tại có ra sao, bất luận bạn sinh sống nơi nao hay hạn đã làm gì, Chúa Jêsus đã đến vì bạn.
Từ chỗ nầy, Mathiơ chắc chắn muốn chúng ta phải hiểu rõ rằng Tin Lành là dành cho mọi người, người Do thái và dân Ngoại đều như nhau và Tin Lành là dành cho hạng tội nhân đủ các loại. Đây là một thế giới tội lỗi và Mathiơ đang viết về việc ban hiến ân điển thật diệu kỳ kia.
Phần kết luận:
Có thể bạn có những bộ hài cốt trong tủ kín của gia đình. Có thể bạn là hài cốt trong tủ kín của gia đình bạn. Có thể bạn đang có một con cừu đen trong gia đình mình. Có thể bạn đang có con chiên màu đen trong gia đình của bạn. Bảng gia phổ ân điển nầy chúng ta đã xem xét sáng nay là một lời mời gọi bạn hãy đến với Chúa Jêsus và cầu xin Ngài giải cứu bạn.

Gia phổ ân điển
Mathiơ 1:1-3, 5-6, 16-17

Có hai bảng gia phổ nói tới Chúa Jêsus trong Tân Ước: Một trong sách Mathiơ lần theo gia phổ hợp pháp của Ngài để làm vua qua _______________ và một trong sách Luca lần theo gia phổ qua _____________.
Gia phổ trong sách Mathiơ nói tới Chúa Jêsus đang thực hiện ít nhất ba điều.
Ông minh chứng rằng Chúa Jêsus xuất thân từ dòng dõi hoàng gia của _________ và là người đũ tư cách để làm vua.
Ông lập Chúa Jêsus làm một nhân vật ___________________ , đức tin của chúng ta đã bắt rễ theo lịch sử chớ không phải theo huyền thoại hoặc hoang đường.
Ông tỏ ra phạm vi _____________ của Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, ______________ (1:3).
__________________ Cần Chúa Jêsus.
Câu chuyện của nàng được thấy có ở Sáng thế kỷ 38.
Từ nàng, chúng ta học biết không một tội lỗi nào là trọng khi đem đặt ____________ ân điển của Đức Chúa Trời.

Thứ hai ______________ (1:5a) Tất Cả Hạng Tội Nhân Đều Được Cứu Qua ________.
Câu chuyện của nàng được thấy có ở Giôsuê (các chương 2, 6) (Hêbơrơ 11:31 Giacơ 2:25)
Từ nàng, chúng ta học biết hạng tội nhân bất luận họ đã làm gì đều sẽ được cứu qua ________.

Thứ ba, Rutơ (1:5b) Hạng Người ____________ Cần Tới Chúa Jêsus.
Câu chuyện của nàng được thấy trong sách Rutơ (1-4)
Từ nàng chúng ta học biết rằng ngay cả hạng người _________ đều cần một Cứu Chúa.
Thứ tư, _____________________ (1:6) Chẳng có một tội lỗi nào __________ một người ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời.
Câu chuyện của nàng được thấy có ở II Samuên 7
Từ nàng, chúng ta học biết gì về tội lỗi của họ (Bátsêba và David) thật khủng khiếp giống như họ đang ____________ họ ra khỏi ân điển của Đức Chúa Trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét