Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Giăng 14:6: " Có Phải Chúa Jêsus Thực Sự là Con Đường Duy Nhứt dẫn đến Thiên Đàng không?"

Có Phải Chúa Jêsus Thực Sự là

Con Đường Duy Nhứt

dẫn đến Thiên Đàng không?


Giăng 14:6



Kathleen Parker không phải là một fan hâm mộ của Franklin Graham.
Bà ấy nói rõ trong quyển sách mới đây phê phán nhà truyền đạo nổi tiếng (và là con trai của Mục sư Billy Graham) vì đã nói rằng những người theo đạo Hồi cần được cứu. Sự khẳng định thật dạn dĩ của Ông Graham khiến ông bị thải ra không được làm diễn giả cho buổi thờ phượng Cầu Nguyện Quốc Gia tổ chức tại Ngũ Giác Đài vào đầu tháng 5. Đây là cách mà Bà Kathleen Parker đóng khung thắc mắc:
Lời phát biểu của Graham đã thốt ra niềm tin của ông cho rằng chỉ có Cơ đốc nhân mới có lỗ tai của Đức Chúa Trời, rằng Hồi giáo là độc ác, và đạo Hồi và Ấn giáo không cầu nguyện với cùng một Đức Chúa Trời mà ông đang cầu nguyện.
Graham đã nói trong cuộc phỏng vấn của tờ USA Today: “Không một con voi nào với 100 cánh tay có thể làm gì được tôi”, ông đề cập tới một trong năm vị thần linh chính của Ấn giáo. “Không một thần linh nào trong 9.000 thần linh của họ sẽ dẫn tôi vào sự cứu rỗi. Chúng ta tự làm cho mình dại dột nếu chúng ta nghĩ chúng ta sẽ có một buổi thờ phượng kumbaya thật lớn và mọi người đều nắm tay nhau rồi sẽ khá hơn trong thế gian nầy. Không có việc khá hơn đây”.
Bà chỉ ra rằng quan điểm của Graham: “không ở yên với những người Mỹ thế tục hay thậm chí những Cơ đốc nhân không phải là Tin Lành”, một sự kiện mà tôi không phải nghi ngờ nữa. Tôi cũng dám chắc 100% rằng Franklin Graham biết rõ như thế. Parker nói thẳng thừng rằng “Những người theo đạo dưới 30 tuổi đều tin có nhiều con đường dẫn tới Đức Chúa Trời, chớ không phải chỉ qua Chúa Jêsus thôi đâu”. Bà trưng dẫn một nghiên cứu cho thấy rằng gần 2/3 người theo đạo dưới 35 tuổi tin rằng chẳng có một Cơ đốc nhân nào được lên thiên đàng cả.
Lý lẽ đanh thép ấy đi suốt cho đến gần cuối quyển sách ấy, bà nói rằng “chỉ có một số lời cầu nguyện là lời cầu nguyện đúng đắn sẽ đưa chúng ta đến gần với sự soi sáng mà chúng ta cố ý tìm kiếm”.
Sự soi sáng. Đấy là một cụm từ rất hay, rất lịch sự, rất hiện đại, rất đáng hoan hô. Hết thảy chúng ta đều muốn được soi sáng, có phải không? Cụm từ chỉ ra sự sáng láng của lẽ thật đang vỡ ra trong bóng tối tăm, đang xua đi những mê tín cũ xưa. Và đâu là những điều mê tín xưa cũ đó? Đứng ở giữa chúng nhất định là quan điểm cho rằng chỉ có một con đường duy nhứt dẫn đến Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể tin bất cứ điều gì chẳng còn hợp thời giống như thế nữa.
Đồng thời, Franklin Graham đã không rút lại bất cứ điều gì ông đã nói trước đây. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Newsweek Web Exclusive (Ngày 5 tháng 5 năm 2010), ông phát biểu như sau:
“Tôi là tôi như vốn có đây. Tôi không tin bạn có thể được nhận vào thiên đàng qua việc trở thành một người theo Phật giáo hay theo Ấn giáo. Tôi nghĩ Muhammad chỉ dẫn tới mồ mả. Bây giờ, đấy là điều tôi tin, và tôi không xin lỗi vì đức tin của tôi. Còn nếu điều đó gây bất hòa, tôi rất lấy làm tiếc”.
Mấy tuần sau đó, sau ngày Cầu nguyện Quốc gia, tôi tham dự cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với Franklin Graham, ở đó ông buộc phải nhắc lại niềm tin của ông cho rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới thiên đàng. Ông cũng nói về các biến cố trên thế giới hiện đại theo ánh sáng Sự Đến Lần Thứ Hai của Đấng Christ. Bạn có thể lắng nghe cuộc phỏng vấn trên mạng.
Nhà thần học Al Mohler đã ghi lại một bài viết nhắm vào toàn bộ cuộc trao đổi với đề tựa: Mọi Con Đường Đều Dẫn Tới Thiên Đàng? Trích đoạn nầy cung ứng một hương vị trong phần đáp ứng của ông:
Bài viết của Kathleen Parker quả thực đang mở ra. Nhưng khía cạnh mặc khải nhất trong bình luận của bà là thái độ thù nghịch khư khư của nó nhắm vào bất cứ niềm tin nào cho rằng có một con đường cứu rỗi duy nhứt. . . .Quyển sách của Kathleen Parker viết là một biển chỉ đường khác của kỷ nguyên hiện đại và thế giới quan của giai cấp thế tục. Theo nhận định của họ, những gì người theo đạo tin về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ đều rất hạn chế và lắm ngăn trở.
Không nghi ngờ chi nữa, Al Mohler đã nói đúng. Sứ điệp nói tới sự cứu rỗi chỉ nhờ vào Đấng Christ chưa hề được phổ cập, nhưng ngày nay người nào nắm giữ nhận định nầy đang đối diện với hình thái phê phán kịch liệt vì dám nói rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới thiên đàng. Và quả thực như thế, giữa vòng nhiều người trẻ tuổi theo đạo, có một loại ướt át về lẽ đạo nói tới nhận định đặc biệt nầy.
Có phải Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời không? Phải, chẳng có vấn đề gì ở đây.
Có phải Ngài đã chịu chết trên thập tự giá rồi sống lại từ kẻ chết không? Phải, quả thực vậy.
Có phải Ngài là con đường cứu rỗi duy nhứt không? Chúng ta chẳng yên tâm lắm với ý tưởng ấy.
Chúng ta đang sinh sống trong một thế giới co rút lại
Tại sao chúng ta không thoải mái với những lời xưng nhận của đức tin Cơ đốc? Có nhiều lý do lắm, nhưng tôi nghĩ Internet đã thay đổi sân chơi theo một phương thức lớn lao. Cách đây một thế hệ, nếu bạn lớn lên ở Cleveland hay Jacksonville hoặc Spokane, bạn sẽ không bao giờ gặp một người Hồi giáo và bạn sẽ không bao giờ có một cuộc trao đổi với một người theo Ấn giáo. Mạng Internet đã làm thay đổi hết mọi sự ấy. Qua Facebook và Skype và Twitter và tin nhắn có ngay, qua hàng triệu trang web và các nhóm thảo luận trực tuyến, bạn kết thúc trong việc gặp gỡ nhiều người có lai lịch rất khác với lai lịch của bạn.
Được cung ứng cho tính năng động của sinh hoạt hiện đại, đặc biệt ở ở các thành phố lớn, có lẽ bạn có gặp nhiều người đến từ Nhật bản, Ấn độ và Trung hoa đang sinh sống trong vùng phụ cận của bạn. Có một ngày khi chúng ta nói về Ấn độ giáo hay Phật giáo hoặc Hồi giáo theo một tư thế riêng lẽ vì các tôn giáo ấy đã “ở đàng kia kìa”, bên kia đại dương, cách hàng ngàn dặm đường. Giống như Cơ đốc giáo đã chuyển vào những vùng đất xa xôi ấy, cũng một thể ấy các tôn giáo không thân quen nọ đã đến ngay trước ngưỡng cửa chúng ta. Nhất định bạn đang làm việc với nhiều người xuất thân từ các lai lịch và tôn giáo khác nhau. Giống như thế giới đã thu hẹp lại, một số những ngăn trở phân cách chúng ta đã bị triệt hạ.
Thế nhưng hoàn cảnh nầy đặt chúng ta vào một tình huống rất khó xử. Làm sao chúng ta dám tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là con đường có một và duy nhứt dẫn đến Đức Chúa Trời? Đấy là quan điểm “chẳng có gì sáng sủa” trong thế giới ngày nay. Quan điểm đó đang “ở ngoại biên” của các mối quan hệ. Cơ đốc nhân ở nơi sở làm hay trong các bối cảnh xã hội thường cảm thấy mình luôn ở trong chỗ phải phòng thủ về vấn đề nầy. Không một ai thích mình bị gọi là kẻ làm cho người ta ghét bỏ hoặc kiêu căng hay cố chấp. Chúng ta có thể xem vấn đề nầy chẳng quấy rối chúng ta gì hết, nhưng nó có quấy rối đó.
Chắc chắn là chúng ta đã gặp nhiều người đã nhận ra sự bành trướng của đạo Hồi trong mấy năm gần đây. Tôi nhắc tới bộ mặt đang thay đổi của nước Mỹ vì văn hóa xã hội chúng ta đang lớn lên với hiện đang phôi pha thật nhanh chóng. Chúng ta không có một sự lựa chọn nào cả trừ ra học biết phải tìm hiểu một xứ sở mà ở đó những người láng giềng của mình chạy theo các tôn giáo khác biệt rất lớn so với tôn giáo của chúng ta. Khi nước Mỹ thay đổi, chúng ta đối diện với mối nguy hiểm phải thu nhỏ lại những dị biệt tôn giáo với một loại mẫu số thấp nhứt, tiếp cận “mọi tôn giáo đều bình đẳng”. Nhưng khi bạn nghe người ta nói: “mọi tôn giáo đều bình đẳng”, bạn phải biết chắc về hai việc:
A) Họ không biết họ đang nói tới điều gì, và
B) Họ chưa thực sự nghiên cứu kỹ chính tôn giáo có người kia.
Khi nói: “mọi tôn giáo đều bình đẳng” là nhục mạ những môn đồ chín chắn của từng tôn giáo. Hãy trao đổi với các bạn bè Hồi giáo của bạn trong một lúc xem, thì bạn sẽ khám phá ra các tín điều của họ và các tín điều của chúng ta hoàn toàn khác biệt. Nhưng hãy trao đổi với một Phật tử xem, thì bạn sẽ khám phá ra mọi tín điều của họ rất khác biệt với tín điều của chúng ta và tín điều của đạo Hồi. Cũng thực như thế đối với các môn đồ Do thái giáo, Ấn giáo, và còn nhiều nữa. Thật là dễ nói: “Mọi con đường đều dẫn tới thiên đàng” khi bạn chưa nghiên cứu kỹ tấm bản đồ. Cái điều chúng ta có cần là một bản đồ lộ trình chính xác cho chúng ta biết con đường nào dẫn tới thiên đàng. Hãy tìm con đường đó thì bạn sẽ kết thúc đúng nơi đúng chỗ.
Cách đây mấy năm, Tổng Thư Ký Các Giáo Hội Trên Thế Giới, người ta đến hỏi ông về danh nghĩa vấn đề thần học #1 đang đối diện với Cơ đốc nhân trên khắp thế giới. Câu trả lời của ông thật là rõ rệt: “Tính độc nhất vô nhị của Đấng Christ”. Nếu Chúa Jêsus không độc nhất vô nhị, thì chẳng có Tin Lành gì hết và chúng ta chẳng có Những Tin Tức Tốt Lành nào để rao giảng cho thế gian.
Vì vậy, chúng ta đang đối diện với những thắc mắc về một vài góc cạnh trong sứ điệp nầy:
1) Kinh thánh thực sự nói gì về vấn đề nầy?
2) Chúng ta truyền đạt vấn đề nầy ra sao với tha nhân?
3) Chúng ta sinh sống thế nào trong một thế giới đa nguyên ngày càng tăng?
I. Kinh thánh thực sự nói gì về vấn đề nầy?
Hãy xét qua lời nói của Chúa Jêsus ở Giăng 14:6: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”. Nếu lời lẽ có ý nghĩa, thì đây là một lời xưng nhận hoàn toàn độc quyền bởi Chúa chúng ta. Không có Ngài, và tẻ tách ra khỏi Ngài, thì chẳng có một con đường nào dẫn tới Đức Chúa Cha ở trên trời. Nếu bạn quyết định Chúa Jêsus không phải thuộc về bạn, Đức Chúa Trời không có một Phương Án B đâu.
Hãy chú ý câu nói nầy riêng tư là dường nào. Chúng ta không được cứu bởi tôn giáo hay bởi nhà thờ, mà là bởi chính mình Chúa Jêsus. Chúa Jêsus không phán: “Ta biết đường đi” mà đúng hơn: “Ta là đường đi”. Chúa Jêsus không hề cung ứng cho chúng ta một công thức để làm theo đâu. Thay vì thế, Ngài kêu gọi người ta phải theo Ngài một cách riêng tư vì chính mình Ngài là đường đi dẫn tới lẽ thật dẫn tới sự sống với Đức Chúa Cha ở trên trời.
Hãy thêm vào lời lẽ của Phierơ trong Công Vụ các Sứ Đồ 4:12: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”.
Thế rồi bạn có lời lẽ của Phaolô ở I Côrinhtô 3:11: “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ”.
Ba câu nầy dường như dứt khoát một cách tuyệt đối.
Không có con đường nào khác.
Không có một danh nào khác.
Không có một cái nền nào khác.
Sau cùng, hãy xem xét I Timôthê 2:5: “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người". Toàn bộ Tin Lành sôi sụt lên với lẽ thật nầy. Vì tội lỗi của chúng ta đã làm phân cách chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời, chúng ta cần một “Đấng Trung Bảo” để đem chúng ta về với Đức Chúa Trời. Vì “lỗ hỗng tội lỗi” rộng lớn cho đến đời đời, chúng ta cần ai đó đến từ trời, chính mình Ngài là đời đời để bắc nhịp cầu trám lỗ hỗng cho chúng ta. Chúa Jêsus là Đấng duy nhứt có thể bắc nhịp cầu trám lỗ hỗng ấy. Bởi sự chết của Ngài, Ngài đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta và trám bít lỗ hỗng làm phân cách chúng ta với Đức Chúa Trời. Bởi sự sống lại của Ngài, Ngài đã chứng minh Ngài là Con của Đức Chúa Trời.
Không một đấng trung bảo nào khác là cần thiết nữa.
Không một đấng trung bảo nào khác là khả thi.
Chỉ có Chúa Jêsus, là Con trọn vẹn của Đức Chúa Trời, mới có thể phó chính mình Ngài vì tội lỗi của chúng ta. Ngài đã làm những điều mà chẳng có một lãnh tụ tôn giáo nào khác có thể làm được. Trong lời lẽ của Mục sư R. C. Sproul:
Môise có thể làm trung gian về luật pháp, Mohammed có thể khua gươm, Thích Ca có thể cung ứng mưu luận riêng, Khỗng Tử có thể đưa ra lời nói khôn ngoan. Song chẳng ai trong số những người nầy đủ tư cách để cung ứng một sự chuộc tội cho tội lỗi của thế gian (Reasons to Believe, p. 44).
Chỉ có Chúa Jêsus mới có thể phó chính mình Ngài làm của lễ thiêng liêng vì tội lỗi chúng ta hầu cho chúng ta sẽ được cứu. “Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta" (I Giăng 4:10).
Chúng ta có thể thêm vào hàng tá câu nói vào danh sách nầy. Đức Chúa Trời của Kinh thánh là một Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị. Ngài chẳng có một ai tranh cạnh hết. Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật hằng sống và không ai giống như Ngài trong cõi vũ trụ. Ngài sẽ không chia sẻ sự vinh hiển của Ngài với bất kỳ một hữu thể nào được dựng lên. Chỉ một mình Ngài xứng đáng với sự thờ phượng và sự ngợi khen của chúng ta. Và khi Con Ngài công bố: “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”, Ngài nhất quyết như thế.
Vấn đề không phải là tình cảm hay sự ưa thích của chúng ta. Vấn đề là lẽ thật. Sự thành thực trong các vấn đề tôn giáo không bao giờ là đủ. Chúng ta không hồ nghi sự chơn thật của những người theo đạo Hồi hay Ấn giáo. Chúng ta thán phục trước sự cung hiến của họ cho mọi điều họ tin theo. Nhưng sự chơn thật chỉ là vấn đề khi nó được áp dụng cho đối tượng thích ứng. Bạn có thể sai lầm cách chơn thật và bạn vẫn sẽ là sai lầm. Bạn có thể uống thuốc chuột cách chơn thật và bạn sẽ thành thực chết đi. Tin vài thứ sai lầm không làm cho nó ra đúng được. Mọi sự thực đều hạn hẹp lắm. Cách đây nhiều năm, hết thảy chúng ta đều học biết 2 + 2 = 4. Nó không bằng 5 hay 3, bất luận bạn có thành thực đến dường nào.
II. Chúng ta truyền đạt điều nầy cho tha nhân như thế nào?
Vấn đề không phải với những gì chúng ta tin hay điều chi Kinh thánh dạy. Cơ đốc nhân luôn luôn tin rằng Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới thiên đàng. Chúng ta không luôn bày tỏ ra điều đó với tính thuyết phục tương xứng, mà chính bản thân sự dạy không có gì mới mẻ. Khi thế giới của chúng ta càng thu hẹp lại và chúng ta rùng vai với hạng người có lai lịch tôn giáo khác, làm sao chúng ta giải thích những gì chúng ta tin theo với một phương thức họ cần phải hiểu? Câu trả lời cơ bản nhất là, đừng sợ. Thường thì quá sợ hãi khiến chúng ta cứ lo phòng thủ về đức tin của chúng ta.
Đừng sợ có ai đó không chia sẻ nhận định của bạn.
Đừng sợ về bạn cùng làm việc với bạn là người Hồi giáo hay Ấn giáo.
Đừng sợ phải tranh luận với một sinh viên nào đó chẳng theo một tôn giáo nào cả.
Có quá nhiều Cơ đốc nhân rập khuôn khít khao với việc sống bằng môi miệng mà không có cái lỗ tai nào hết. Chúng ta nói năng nhưng chúng ta không lắng nghe. Hay chúng ta lắng nghe chỉ để cáo lỗi không nói chuyện với ai đó nữa. Ấy chẳng phải là tội lỗi khi để cho ai đó giải thích họ quan sát thế giới như thế nào!?! Lắng nghe ai đó giải thích cách thực hành tôn giáo của họ không phải là tội lỗi đâu. Thực vậy, khi tỏ ra sở thích đôi chút về lai lịch của người khác thì đấy là phần lịch sự tối thiểu thôi. Bạn làm quen với ai đó như thế nào nếu bạn không trước tiên nhận biết họ chứ?
Hãy khép miệng lại, hãy mở tai ra, chăm chú lắng nghe, và để cho Đức Chúa Trời hướng dẫn cuộc trao đổi. Hãy cầu nguyện khi bạn lắng nghe. Nhưng không những vì “cánh cửa rộng mở” để bạn có thể chia sẻ Đấng Christ. Hãy lắng nghe và tiếp thu. Hãy đưa ra những câu hỏi. Hãy tìm kiếm tri thức. Hãy tìm kiếm đâu là cái nền chung một khi bạn có thể. Bạn không phải thỏa hiệp Cơ đốc giáo của bạn bằng cách tỏ ra sự tử tế với các môn đồ của tôn giáo kia. Hãy thưởng thức mối quan hệ bạn bè với một người không phải là Cơ đốc nhân vì cớ riêng của nó. Hãy tỏ chính mình bạn ra thật thân hữu và Đức Chúa Trời sẽ mở ra những cánh cửa cho bạn trong khi bạn không bao giờ mở cánh cửa riêng của mình được.
III. Chúng ta sống trong một thế giới đa nguyên ngày càng tăng như thế nào?
Không có việc vặn lại chiếc đồng hồ đến với “ngày xưa hoàng thị” khi thế giới vẫn còn “ở đàng kia” ở mé bên kia của đại dương. Thành thực mà nói, tôi thích cách nầy hơn. Tôi thích sống trong chỗ náo động không báo trước về một thế giới mà ở đó cả ngàn quan điểm khác nhau xô đẩy nhau để có được một chỗ bên cái bàn.
Chúng ta không phải suy nghĩ về sự thách thức chia sẻ Đấng Christ trong một thế giới đa nguyên. Đây là ba đề nghị về chỗ phải bắt đầu:
A. Đặt mình trong Lời của Đức Chúa Trời.
Phải biết chắc bạn biết rõ những điều bạn đang tin theo. Đừng chỉ đọc Kinh thánh suông. Hãy nghiên cứu. Hãy học hỏi. Hãy học thuộc lòng. Hãy tìm xem Kinh thánh dạy điều gì. Hãy tiếp thu những lẽ đạo của đức tin chúng ta. Hãy để cho Lời của Đức Chúa Trời trở thành cái nền chắc chắn cho chính đời sống của bạn và cũng cho gia đình bạn nữa. Hãy mua một quyển Kinh thánh để nghiên cứu và rồi sử dụng nó! Hãy làm theo những gì I Phierơ 3:15 chép và phải sẵn sàng để đưa ra một câu trả lời cho những gì bạn đang tin và lý do tại sao bạn tin. Hãy đọc một số sách hay nói về lẽ đạo Kinh thánh như The Good News We Almost Forgot (Những Tin Tức Tốt Lành Mà Hầu Hết Chúng Ta Đều Quên), Grounded in the Gospel (Lập Nền Trên Đạo Tin Lành), Basic Christianity (Cơ đốc Giáo Cơ Bản),Know What You Believe (Nhận Biết Những Điều Bạn Đang Tin). Bạn cũng phải muốn kiểm tra quyển Cương Lĩnh của tôi nữa: Credo: (Tin Vào Điều Mà Mình Dám Chịu Chết Cho).
B. Phải dạn dĩ về đức tin của bạn với một nụ cười trên gương mặt.
Phần nhiều người trong chúng ta thất bại ngay ở điểm nầy. Chúng ta tỏ ra giận dữ và bối rối khi có ai đó bất đồng với chúng ta và sự vui vẻ của Chúa bị thay thế bằng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trên gương mặt của bạn. Không có gì phải ngạc nhiên, có người không muốn trò chuyện với chúng ta. Nếu chúng ta nói nhiều giống như Jonathan Edwards, ông giảng “tội nhân ở trong tay của một Đức Chúa Trời hay giận dữ” (một bài giảng rất hay), chúng ta không lấy làm lạ vì chúng ta đã làm cho một số người lo sợ và phần còn lại thì giận dữ.
Nếu người ta nổi giận, nguyện cơn giận ấy là vì cớ lẽ thật mà chúng ta rao báo, chớ không phải vì lời lẽ giận dữ của chúng ta.
Nếu họ từ chối chúng ta, nguyện sự từ chối đó không phải vì chúng ta cư xử bất lịch sự với họ.
Nếu hạng tội nhân chối bỏ Đấng Christ, nguyện sự chối bỏ đó là vì họ thực sự chối bỏ Ngài, chớ không phải vì chúng ta không giữ được tánh khí của mình.
Hãy nhớ rằng "Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm" (Châm ngôn 15:1). Bạn không thể tranh luận với một người về Vương quốc của Đức Chúa Trời. Và bạn không thể sỉ nhục họ khi muốn họ tin theo Chúa Jêsus. Nếu bạn thực sự nổi giận, bạn sẽ khám phá ra việc thề thốt nơi hạng người hư mất sẽ khiến cho họ không muốn “chạy đến bên thập tự giá”. Sự cứu rỗi là một phép lạ của Đức Chúa Trời đang chiếm chỗ trong tấm lòng của con người. Chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể làm biến đổi linh hồn. Ấy chẳng phải những sự tranh luận của chúng ta mà kiếm được kẻ bị mất đâu. Trừ phi Đức Giêhôva hành động luôn trên tấm lòng, lời nói của chúng ta sẽ chẳng tạo ra sự khác biệt nào.
Vì vậy, chúng ta phải dịu dàng, mềm mại dưới áp lực và tử tế dù khi bị đẩy tới giới hạn. Chúng ta phải nhịn nhục đối với những ai chống đối chúng ta và chúng ta phải, với sự mềm mại, nói cho họ biết lẽ thật. Nếu chúng ta đánh mất đi nhuệ khí của mình, có thể chúng ta thắng trận đánh bằng môi miệng, nhưng chúng ta sẽ không đem họ về được với Đấng Christ.
Hãy nói ra sự thực mà không cảm thấy bạn đã áp lực người khác đến chỗ nhất trí với bạn. Nếu bạn có thể nói ra lẽ thật với một nụ cười và với sự vui vẻ của Đức Giêhôva, như thế thì hay hơn. Và nếu mở miệng cười dường như là khó, ít nhất đừng để mất đi sự điềm tỉnh của bạn. Lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật luôn luôn là điều luật tốt nhứt.
C. Hãy nhận biết rằng có một sự khao khát thuộc linh mãnh liệt lắm trong thế hệ của chúng ta.
Đấy là lý do tại sao Hồi giáo đang trên đà dấy lên ở nước Mỹ. Đấy là lý do tại sao người ta hướng vào những pháp sư Kỷ Nguyên Mới. Đấy là lý do tại sao các tôn giáo Đông phương lôi cuốn thật nhiều người. Sự đa dạng tôn giáo không thể tin được đang xác nhận nỗi khao khát ở trong từng tấm lòng. Chúng ta được dựng nên để nhìn biết Đức Chúa Trời, và nếu chúng ta không làm đầy dẫy “khoảng trống Đức Chúa Trời dựng nên” với lẽ thật, chúng ta sẽ làm đầy dẫy nó với bất cứ thứ chi thay thế mà chúng ta có thể tìm gặp.
Tôi nghĩ chúng ta đang sống trong những ngày trọng đại nhất của lịch sử con người. Có thể lắm chúng ta là thế hệ sau cùng trước khi Đấng Christ tái lâm. Điều đó sẽ giải thích lý do tại sao Satan đã thực hiện một nổ lực mạnh mẽ để cho mọi lời dối trá của hắn được lan rộng. Nhưng ở đâu tội lỗi dư dật, ân điển càng dư dật hơn. Chính sự thực cho thấy rằng chúng ta đang sống trong sự tối tăm thuộc linh và khi sự sáng đà soi sáng, thực sự sự sáng đang soi sáng. Chúng ta đừng để rơi vào chỗ ngã lòng bởi sự khó khăn của công việc. Thay vì thế, chúng ta phải được khích lệ bởi những cơ hội của thì giờ nầy. Có hai việc chúng ta không nên làm:
1) Nổ lực ép uổng hay đe dọa hoặc hăm he khiến cho người ta trở lại đạo.
2) Đứng bên cạnh mà không nói ra những điều chúng ta thực sự tin theo.
Nếu Chúa Jêsus thực sự là con đường duy nhứt, việc không tử tế sẽ giữ con đường ấy cho chính mình.
Nếu Chúa Jêsus thực sự là con đường duy nhứt, việc đáng yêu mến nhất là phải chia sẻ con đường ấy với nhiều người khác.
Chúng ta hãy giả sử rằng bạn và tôi đang đứng cách rìa một vực sâu 50 feet. Nếu bạn ngã xuống, bạn sẽ rơi 1800 feet xuống đụng vào những hòn đá lỡm chỡm dưới hẽm núi kia. Chẳng có một hàng rào nào canh giữ cho bạn khỏi ngã hết. Khi chúng ta đứng đó trò chuyện, chúng ta nhìn thấy một cụ già đang đi chậm rãi hướng về mép núi. Khi ông cụ đến gần rìa ấy, chúng ta nhận ra rằng ông bị mù và chẳng biết gì về mối nguy hiểm mà ông cụ sắp rơi vào. Thình lình ông cụ kêu lên: “Tôi sẽ đi đường nào?” bạn sẽ nghĩ sao nếu tôi hô lên: “Có gì đâu, cụ cứ đi đường nào cụ thích"? Có phải là tôi cẩu thả ác ý khi ông cụ rơi xuống sự chết của ông ấy không? Nếu tôi quan tâm đến ông cụ đó, tôi sẽ la lên: “Đừng đi thêm bước nào nữa hết. Tôi sẽ đến rồi dẫn ông cụ đi”. Và khi ấy, tôi sẽ đến nắm tay ông và dẫn ông đi thật an toàn. Tình yêu thương buộc tôi phải nói ra lẽ chơn thật và phải làm những gì tôi có thể đặng cứu lấy sự sống của ông cụ.
Tấm lòng của Đức Chúa Trời rất rộng rãi ... con đường sự sống thì eo hẹp. Cả hai đều là sự thực.
Có nhiều tôn giáo, và nhiều việc lành cần phải học hỏi từ các tôn giáo trên thế gian, nhưng chỉ có một con đường duy nhứt dẫn tới Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus là con đường đó.
Sau đây là năm từ sẽ đưa bạn đi suốt con đường đến thiên đàng. Nếu bạn hiểu rõ năm từ ấy nói điều gì, bạn có thể qua cõi đời đời trên thiên đàng với Chúa. Và năm từ nầy chứa đủ lẽ thật để cứu cả thế gian.
Only Jesus and Jesus only (chỉ có Chúa Jêsus và chỉ có Chúa Jêsus mà thôi).
Tôi khích lệ bạn nên thốt ra những từ ấy thật lớn tiếng ngay bây giờ:
Only Jesus and Jesus only (chỉ có Chúa Jêsus và chỉ có Chúa Jêsus mà thôi).
Nếu bạn muốn tìm đường dẫn đến nhà của Đức Chúa Cha, bạn phải đi con đường mà Chúa Jêsus đã đề ra cho bạn. Các con đường khác có thể trông hấp dẫn lắm. Dường như chúng ngắn hơn song chỉ có một con đường duy nhứt dẫn tới chỗ mà bạn muốn tới mà thôi. Chúa Jêsus là con đường duy nhứt dẫn tới thiên đàng. Nguyện Đức Chúa Trời giúp bạn biết đặt lòng tin cậy của bạn nơi Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét