Khi Cuộc Sống Đi Tới Chỗ Tồi Tệ
Khải huyền 2:8-11
Sự việc xảy ra khi tôi đang viết mấy lời nầy từ phòng khách sạn của tôi ở tại Seoul, Nam Hàn. Trong mấy ngày nữa, chúng tôi sẽ bay sang Dalian, Trung hoa, ở đó chúng tôi sẽ gặp gỡ với các sinh viên Cơ đốc đến từ mấy trường đại học địa phương. Hết thảy chúng ta đều biết rằng cuộc sống trong vai trò một Cơ đốc nhân là không dễ dàng tại Trung hoa. Nếu bạn làm chứng cho đức tin của bạn, bạn đang chuốc lấy sự phiền nhiễu và có khi cả sự bắt bớ triệt để nữa. Tôi có nhận một tin nhắn cách đây mấy ngày mô tả mọi điều sinh viên nói tới khi chúng tôi gặp nhau. Đây là những gì sinh viên đã viết:
Chúng tôi thường đối diện với các tình huống trong cuộc sống chống chọi với đức tin của chúng tôi nơi Chúa, thí dụ:
· Khi các thành viên trong gia đình hay bản thân chúng tôi đối diện với sự bất công
· Khi chúng tôi gặp các nan đề về y tế
· Khi các thành viên chưa tin Chúa của chúng tôi qua đời đột ngột
· Khi chúng tôi gặp các Cơ đốc nhân chúng tôi quen biết và những người kính mến Chúa gặp những việc tồi tệ trong đời sống của họ hay các thành viên trong gia đình họ.
Khi chúng ta gặp gỡ các tình huống như thế trong cuộc sống, chúng ta thường hay lấy làm lạ: “Có thực sự Chúa yêu thương chúng ta không?” Đâu là thái độ của Chúa đối với các tình huống nầy? Và Ngài cảm nhận ra sao về những tình huống đó?
Rồi khi chúng ta đến tham quan những viện mồ côi hay bịnh viện dành cho thiếu nhi khuyết tật, chúng ta nhìn thấy nhiều thảm họa của cuộc đời, nhưng các trẻ em thiếu khả năng về lý trí hay tình cảm vì đầu óc của chúng không phát triển được. Trong nhưng trường hợp như vậy, chúng ta lấy làm lạ: “Tại sao lại có những việc như thế nầy chứ?” Chúa nhìn xem các hoàn cảnh nầy như thế nào? Chúng ta đối diện với và phản ứng ra sao trước loại tình huống ấy?
Khi tôi suy gẫm mọi điều các sinh viên đại học đó viết, cái điều gây ấn tượng cho tôi, ấy là mọi nan đề của cuộc sống đều như nhau ở khắp mọi nơi. Bất chấp những dị biệt rất lớn về văn hóa giữa Đông và Tây và giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu, các nhu cần của tấm lòng con người là như nhau cho dù là ở đâu.
Có nhiều lúc khi cuộc sống đi tới chỗ tồi tệ cho hết thảy chúng ta. Thư tín từ Chúa Jêsus gửi cho Hội thánh tại Simiệcnơ (Khải huyền 2:8-11) hiến cho chúng ta một khuôn khổ thích đáng để suy gẫm theo Kinh thánh về những vật vã trong cuộc sống, đặc biệt những vật vã ấy xảy đến là vì cớ đức tin Cơ đốc của chúng ta.
Hòn ngọc của Á châu
Nếu bạn đi khoảng 40 dặm Bắc Êphêsô, bạn sẽ đến một hải cảng tự nhiên trong thế kỷ đầu tiên là quê hương của thành phố Simiệcnơ. Ngày nay Simiệcnơ được gọi là Izmir, một thành phố hàng đầu nằm trong xứ Thỗ nhĩ Kỳ hiện đại. Vì cớ địa thế và sự xinh đẹp của nó, ai cũng biết Simiệcnơ là “hòn ngọc của Á châu”. Vào năm 26SC, một cuộc thi đấu được tổ chức để quyết định thành phố nào sẽ được quyền xây dựng đền thờ cho sự thờ lạy Caesar. Simiệcnơ đã thắng cuộc thi ấy và đã thực hiện lòng tự hào rất lớn với thái độ trung thành với Rome. Từ bối cảnh vây quanh ngọn núi, một người có thể tìm thấy các đền thờ dành cho những thần dị giáo khác nhau. Trải qua thời gian, một số người Do thái đến định cư tại Simiệcnơ và đã trở thành một phần quan trọng cho bối cảnh thương mại. Họ đã mua và bán các thứ hàng hóa trao đổi ở Rome về phía Tây và Ba tư về phía Đông.
Vì cớ hình thái thờ lạy hình tượng thịnh hành và vì cớ sự thờ lạy hoàng đế trong một thành phố lớn, các Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ tự thấy mình đang chịu áp lực không ngừng nghỉ. Mỗi năm một lần các công dân trung thành của Simiệcnơ, họ công khai tuyên bố: “Caesar là Chúa”. Không một Cơ đốc nhân trung tín nào có thể làm được điều nầy. Vì thế các tín đồ theo Chúa Jêsus tự thấy mình không được lòng người ta và luôn bị chỉ trích phê phán. Sống ở Simiệcnơ có nghĩa là bạn đã sống trong cái lò lửa thờ lạy Caesar và dâng của lễ cho hình tượng. Như chúng ta sẽ thấy, điều đó đã đặt Cơ đốc nhân vào một vị thế bất lợi hiển nhiên.
Chúng ta sẽ thấy rằng Simiệcnơ là một trong hai hội thánh duy nhứt trong Khải huyền 2-3 mà Chúa chúng ta chẳng có một lời quở trách nào trong đó (hội thánh kia là hội thánh Philađenphia). Sự im lặng của Chúa chúng ta rất gây ấn tượng khi bạn xem xét lời lẽ gay gắt nầy dành cho các hội thánh khác gần đó. Ấy chẳng phải vì cớ bất kỳ một sự cảm thông giả dối nào khiến cho Chúa chúng ta không quở trách họ.
Nổi khổ của họ đã khiến cho họ ra mạnh mẽ.
Nổi khổ ấy đã tước đi khỏi họ mọi sự trừ ra chính mình Chúa Jêsus. Đây là một hội thánh rõ ràng đang lâm vào rối rắm. Những kẻ thù của họ hiển nhiên đã chiếm ưu thế hơn. Khi nhìn vào các tín đồ đã bị bao vây ở Simiệcnơ, Đấng Christ chẳng có một điều tiêu cực nào để phán.
Bức thư ngắn ngủi nầy cho chúng ta biết đôi điều về hội thánh nầy và nhiều điều về chính mình Chúa. Trong giây lát, chúng ta hãy đọc qua phần mô tả của Ngài ở câu 8 rồi xem xét những gì chúng ta biết về Chúa Jêsus từ sứ điệp của Ngài trước các thánh đồ chịu khổ ở thành phố Simiệcnơ. Qua những lời lẽ ngắn ngủi nầy, chúng ta sẽ thấy có nhiều điều khích lệ chúng ta trong chính những lần vật vã của chúng ta.
I. Chúa Jêsus biết rõ rối rắm của bạn.
“Ta biết sự khốn khó của ngươi” (câu 9).
Cụm từ “khốn khó” không mô tả các rối rắm bình thường của cuộc sống đâu. Thay vì thế, nó đề cập tới những gì chúng ta gọi là áp lực thê thảm.Trong phần văn mạch khác, cụm từ nầy được sử dụng nói tới một người đang bị đè nặng bởi một tảng đá cực kỳ lớn. Khi bầu trời sụp xuống quanh chúng ta, khi mọi kỳ vọng không còn nữa, khi bóng tối tăm vây quanh chúng ta và kẻ thù đang áp sát một bên, Chúa Jêsus phán: “Ta biết sự khốn khó”. Khi tôi đọc câu nói đó, tôi nghĩ tới nổi đau khổ của các tín đồ ngày nay đang sống trong các vùng đất Hồi giáo hoặc các Cơ đốc nhân can trường ấy đang đối diện với những cuộc công kích từ những đám đông Ấn giáo đầy giận dữ ở Ấn độ hay các thánh đồ ở Nigeria họ bị chém cho tới chết bởi những người theo đạo Hồi cuồng tín.
Những việc nầy đang xảy ra từng ngày trên khắp thế giới. Sự việc ấy đã xảy có kể từ lúc bắt đầu của thời gian và nó thực sự vẫn còn cho tới ngày hôm nay.
II. Chúa Jêsus biết rõ tình trạng nghèo khó của bạn.
“Ta biết sự … nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng)” (câu 9)
Lời lẽ nầy rất cụ thể, chớ chẳng có gì là hình bóng hết. Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ rõ ràng xuất thân từ những thanh ngang thấp hơn trên chiếc thang kinh tế. Nếu họ từng sống giàu có trong các thứ thuộc đời nầy, những ngày ấy đã qua lâu rồi. Chắc chắn là nhiều người đã mất công ăn việc làm trong phường buôn bán vì họ không thốt ra câu: “Caesar là Chúa".
Đối với những Cơ đốc nhân đang bị nghèo khổ ụp đến như thế nầy, Đấng Christ phán: “dầu ngươi giàu có mặc lòng!”
Có phải Ngài đang chế giễu họ không?
Hết thảy đều nương vào chỗ chúng ta đánh giá như thế nào về thời gian so với cõi đời đời. Nếu mọi sự trong đời nầy là vấn đề, thế thì lời lẽ của Chúa Jêsus chẳng khác gì hơn là vô lý. Khi nói “ngươi giàu có mặc lòng” một khi họ đang đói khổ thì có ý tốt gì?
Ở chỗ “nương vào”.
Không một người nào nhận biết Chúa Jêsus thực sự từng nghèo khổ.
Không một người nào không có Chúa Jêsus thực sự từng giàu có.
Vậy, chúng ta sẽ nói sao về Steve Jobs, nhân vật sáng chế lẫy lừng của Apple, là nhân vật mà các phát minh của ông đã làm thay đổi thế giới? Trong túi của tôi khi tôi đánh máy hàng chữ nầy, tôi có một cái iPhone 4. Cách mấy bước thôi, tôi có một cái Apple iPad. Không tới hai bước chân (tôi đang viết bài nầy trên một máy bay đang bay từ Dallas đến Seoul, Nam Hàn) con trai tôi có MacBook Pro. Hàng triệu người đang tải hàng triệu bài hát xuống từ iTunes. Chúng ta chứa dữ liệu trên iCloud. Chúng ta lên update Facebook và Twitter sử dụng kỷ thuật của Apple. Mọi sự của hảng nầy đều rút tỉa từ thiên tài sáng tạo Steve Jobs, cái chết mới đây của ông để lại sau lưng nhiều tỉ đôla.
Cho dù tôi xưng nhận mình mắc nợ đối với Steve Jobs, cho phép tôi chỉ ra cụm từ “để lại sau lưng”.
Ông đã để mọi sự lại ở sau lưng.
Mọi thứ mà máy tính Mac chẳng ăn nhằm gì nữa lúc bây giờ.
Mọi thứ mà iPhones chẳng làm được điều gì tốt lành cho ông.
Mọi thứ cho thấy tiền bạc không còn thuộc về ông nữa.
Steve Jobs đã qua khỏi cuộc sống nầy là nơi mà ông được tôn trọng để bước vào lãnh vực khác, ở đó ông phải trả lời với Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên ông.
Tôi chẳng đưa ra một lời tuyên bố nào về số phận đời đời của ông ta, trừ phi lưu ý rằng trong mọi lời khen ngợi dành cho các thành tựu xuất sắc của ông, chẳng có ai đưa ra lý do nhẹ nhàng nhất để suy nghĩ ông là một Cơ đốc nhân.
Bất cứ điều chi xảy ra cho ông ta và cho dù ông ta đang ở đâu, thì sự giàu có đồ sộ của ông ta chẳng có việc gì phải làm đang khi ông ta còn sống ở trên đất.
Nếu ông ta nghĩ ông ta sẽ biến mất vào trong chỗ hư không, ông ta đã sai lầm rồi.
Nếu ông ta nghĩ ông ta có thể đến được Niết bàn, ông ta đã sai lầm rồi.
Nếu ông ta tưởng cuộc sống của ông ta trên đất là sự sống duy nhứt có ở đó, ông ta đã sai lầm rồi.
Sự giàu có đời nầy của ông ta chẳng còn có thể bảo hộ cho ông ta nữa rồi.
Cũng một thể ấy đối với tất cả người giàu có của trần gian nầy. Thật là dại dột làm sao khi chúng ta nghĩ rằng từng chút một chúng ta tích lũy trong đời nầy lại là vấn đề trong cõi đời đời. Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên các ngôi sao chắc là bị ấn tượng với chiếc du thuyền kia chăng? Chắc Ngài sẽ bị choáng mạnh bởi một, hai hay ba tòa lâu đài? Liệu Ngài có thấy ấn tượng lắm với một chiếc BMW xịn không?
Ngài đã bật cười với mọi kỳ vọng về sự cao thấp chăng!?!
Chúa Jêsus biết tình trạng nghèo khó của bạn - và Ngài cũng biết mọi sự giàu có của bạn nữa đấy. Ngài nhìn thấy đức tin của bạn thể hiện ra trong những lúc gay go. Ngài chú ý đến những lời cầu nguyện mà bạn dâng lên qua hai hàng nước mắt. Ngài lắng nghe những tiếng kêu cầu xin trợ giúp trong tuyệt vọng của bạn.
Thiệt là kỳ cục, những kẻ ghét bỏ Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ lại là hạng người giàu có nhất trong thành phố. Cách đây nhiều năm tôi có nghe người ta nói tới việc ấy theo cách nầy:
Bạn sẽ không bao giờ biết được nếu Chúa Jêsus là mọi sự bạn cần cho tới khi Chúa Jêsus là mọi sự mà bạn đang có.
Khi Chúa Jêsus là mọi sự bạn có, khi ấy bạn khám phá ra Chúa Jêsus là mọi sự bạn cần.
Hầu hết chúng ta đều có một thời gian khó nhọc để hình dung ra sự ấy. Vì Cơ đốc nhân tại thành phố Simiệcnơ đều nghèo khó, họ đã sớm học biết rằng Chúa Jêsus thực sự là mọi sự bạn cần. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus phán: “dầu ngươi giàu có mặc lòng!” Không một người nào là nghèo khó một khi họ đã học biết nương cậy vào một mình Đấng Christ.
Trong bài giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy, Ray Stedman trưng dẫn một bài thơ áp dụng lẽ thật nầy cho hết thảy chúng ta:
Chúng tôi thường đối diện với các tình huống trong cuộc sống chống chọi với đức tin của chúng tôi nơi Chúa, thí dụ:
· Khi các thành viên trong gia đình hay bản thân chúng tôi đối diện với sự bất công
· Khi chúng tôi gặp các nan đề về y tế
· Khi các thành viên chưa tin Chúa của chúng tôi qua đời đột ngột
· Khi chúng tôi gặp các Cơ đốc nhân chúng tôi quen biết và những người kính mến Chúa gặp những việc tồi tệ trong đời sống của họ hay các thành viên trong gia đình họ.
Khi chúng ta gặp gỡ các tình huống như thế trong cuộc sống, chúng ta thường hay lấy làm lạ: “Có thực sự Chúa yêu thương chúng ta không?” Đâu là thái độ của Chúa đối với các tình huống nầy? Và Ngài cảm nhận ra sao về những tình huống đó?
Rồi khi chúng ta đến tham quan những viện mồ côi hay bịnh viện dành cho thiếu nhi khuyết tật, chúng ta nhìn thấy nhiều thảm họa của cuộc đời, nhưng các trẻ em thiếu khả năng về lý trí hay tình cảm vì đầu óc của chúng không phát triển được. Trong nhưng trường hợp như vậy, chúng ta lấy làm lạ: “Tại sao lại có những việc như thế nầy chứ?” Chúa nhìn xem các hoàn cảnh nầy như thế nào? Chúng ta đối diện với và phản ứng ra sao trước loại tình huống ấy?
Khi tôi suy gẫm mọi điều các sinh viên đại học đó viết, cái điều gây ấn tượng cho tôi, ấy là mọi nan đề của cuộc sống đều như nhau ở khắp mọi nơi. Bất chấp những dị biệt rất lớn về văn hóa giữa Đông và Tây và giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu, các nhu cần của tấm lòng con người là như nhau cho dù là ở đâu.
Có nhiều lúc khi cuộc sống đi tới chỗ tồi tệ cho hết thảy chúng ta. Thư tín từ Chúa Jêsus gửi cho Hội thánh tại Simiệcnơ (Khải huyền 2:8-11) hiến cho chúng ta một khuôn khổ thích đáng để suy gẫm theo Kinh thánh về những vật vã trong cuộc sống, đặc biệt những vật vã ấy xảy đến là vì cớ đức tin Cơ đốc của chúng ta.
Hòn ngọc của Á châu
Nếu bạn đi khoảng 40 dặm Bắc Êphêsô, bạn sẽ đến một hải cảng tự nhiên trong thế kỷ đầu tiên là quê hương của thành phố Simiệcnơ. Ngày nay Simiệcnơ được gọi là Izmir, một thành phố hàng đầu nằm trong xứ Thỗ nhĩ Kỳ hiện đại. Vì cớ địa thế và sự xinh đẹp của nó, ai cũng biết Simiệcnơ là “hòn ngọc của Á châu”. Vào năm 26SC, một cuộc thi đấu được tổ chức để quyết định thành phố nào sẽ được quyền xây dựng đền thờ cho sự thờ lạy Caesar. Simiệcnơ đã thắng cuộc thi ấy và đã thực hiện lòng tự hào rất lớn với thái độ trung thành với Rome. Từ bối cảnh vây quanh ngọn núi, một người có thể tìm thấy các đền thờ dành cho những thần dị giáo khác nhau. Trải qua thời gian, một số người Do thái đến định cư tại Simiệcnơ và đã trở thành một phần quan trọng cho bối cảnh thương mại. Họ đã mua và bán các thứ hàng hóa trao đổi ở Rome về phía Tây và Ba tư về phía Đông.
Vì cớ hình thái thờ lạy hình tượng thịnh hành và vì cớ sự thờ lạy hoàng đế trong một thành phố lớn, các Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ tự thấy mình đang chịu áp lực không ngừng nghỉ. Mỗi năm một lần các công dân trung thành của Simiệcnơ, họ công khai tuyên bố: “Caesar là Chúa”. Không một Cơ đốc nhân trung tín nào có thể làm được điều nầy. Vì thế các tín đồ theo Chúa Jêsus tự thấy mình không được lòng người ta và luôn bị chỉ trích phê phán. Sống ở Simiệcnơ có nghĩa là bạn đã sống trong cái lò lửa thờ lạy Caesar và dâng của lễ cho hình tượng. Như chúng ta sẽ thấy, điều đó đã đặt Cơ đốc nhân vào một vị thế bất lợi hiển nhiên.
Chúng ta sẽ thấy rằng Simiệcnơ là một trong hai hội thánh duy nhứt trong Khải huyền 2-3 mà Chúa chúng ta chẳng có một lời quở trách nào trong đó (hội thánh kia là hội thánh Philađenphia). Sự im lặng của Chúa chúng ta rất gây ấn tượng khi bạn xem xét lời lẽ gay gắt nầy dành cho các hội thánh khác gần đó. Ấy chẳng phải vì cớ bất kỳ một sự cảm thông giả dối nào khiến cho Chúa chúng ta không quở trách họ.
Nổi khổ của họ đã khiến cho họ ra mạnh mẽ.
Nổi khổ ấy đã tước đi khỏi họ mọi sự trừ ra chính mình Chúa Jêsus. Đây là một hội thánh rõ ràng đang lâm vào rối rắm. Những kẻ thù của họ hiển nhiên đã chiếm ưu thế hơn. Khi nhìn vào các tín đồ đã bị bao vây ở Simiệcnơ, Đấng Christ chẳng có một điều tiêu cực nào để phán.
Bức thư ngắn ngủi nầy cho chúng ta biết đôi điều về hội thánh nầy và nhiều điều về chính mình Chúa. Trong giây lát, chúng ta hãy đọc qua phần mô tả của Ngài ở câu 8 rồi xem xét những gì chúng ta biết về Chúa Jêsus từ sứ điệp của Ngài trước các thánh đồ chịu khổ ở thành phố Simiệcnơ. Qua những lời lẽ ngắn ngủi nầy, chúng ta sẽ thấy có nhiều điều khích lệ chúng ta trong chính những lần vật vã của chúng ta.
I. Chúa Jêsus biết rõ rối rắm của bạn.
“Ta biết sự khốn khó của ngươi” (câu 9).
Cụm từ “khốn khó” không mô tả các rối rắm bình thường của cuộc sống đâu. Thay vì thế, nó đề cập tới những gì chúng ta gọi là áp lực thê thảm.Trong phần văn mạch khác, cụm từ nầy được sử dụng nói tới một người đang bị đè nặng bởi một tảng đá cực kỳ lớn. Khi bầu trời sụp xuống quanh chúng ta, khi mọi kỳ vọng không còn nữa, khi bóng tối tăm vây quanh chúng ta và kẻ thù đang áp sát một bên, Chúa Jêsus phán: “Ta biết sự khốn khó”. Khi tôi đọc câu nói đó, tôi nghĩ tới nổi đau khổ của các tín đồ ngày nay đang sống trong các vùng đất Hồi giáo hoặc các Cơ đốc nhân can trường ấy đang đối diện với những cuộc công kích từ những đám đông Ấn giáo đầy giận dữ ở Ấn độ hay các thánh đồ ở Nigeria họ bị chém cho tới chết bởi những người theo đạo Hồi cuồng tín.
Những việc nầy đang xảy ra từng ngày trên khắp thế giới. Sự việc ấy đã xảy có kể từ lúc bắt đầu của thời gian và nó thực sự vẫn còn cho tới ngày hôm nay.
II. Chúa Jêsus biết rõ tình trạng nghèo khó của bạn.
“Ta biết sự … nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng)” (câu 9)
Lời lẽ nầy rất cụ thể, chớ chẳng có gì là hình bóng hết. Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ rõ ràng xuất thân từ những thanh ngang thấp hơn trên chiếc thang kinh tế. Nếu họ từng sống giàu có trong các thứ thuộc đời nầy, những ngày ấy đã qua lâu rồi. Chắc chắn là nhiều người đã mất công ăn việc làm trong phường buôn bán vì họ không thốt ra câu: “Caesar là Chúa".
Đối với những Cơ đốc nhân đang bị nghèo khổ ụp đến như thế nầy, Đấng Christ phán: “dầu ngươi giàu có mặc lòng!”
Có phải Ngài đang chế giễu họ không?
Hết thảy đều nương vào chỗ chúng ta đánh giá như thế nào về thời gian so với cõi đời đời. Nếu mọi sự trong đời nầy là vấn đề, thế thì lời lẽ của Chúa Jêsus chẳng khác gì hơn là vô lý. Khi nói “ngươi giàu có mặc lòng” một khi họ đang đói khổ thì có ý tốt gì?
Ở chỗ “nương vào”.
Không một người nào nhận biết Chúa Jêsus thực sự từng nghèo khổ.
Không một người nào không có Chúa Jêsus thực sự từng giàu có.
Vậy, chúng ta sẽ nói sao về Steve Jobs, nhân vật sáng chế lẫy lừng của Apple, là nhân vật mà các phát minh của ông đã làm thay đổi thế giới? Trong túi của tôi khi tôi đánh máy hàng chữ nầy, tôi có một cái iPhone 4. Cách mấy bước thôi, tôi có một cái Apple iPad. Không tới hai bước chân (tôi đang viết bài nầy trên một máy bay đang bay từ Dallas đến Seoul, Nam Hàn) con trai tôi có MacBook Pro. Hàng triệu người đang tải hàng triệu bài hát xuống từ iTunes. Chúng ta chứa dữ liệu trên iCloud. Chúng ta lên update Facebook và Twitter sử dụng kỷ thuật của Apple. Mọi sự của hảng nầy đều rút tỉa từ thiên tài sáng tạo Steve Jobs, cái chết mới đây của ông để lại sau lưng nhiều tỉ đôla.
Cho dù tôi xưng nhận mình mắc nợ đối với Steve Jobs, cho phép tôi chỉ ra cụm từ “để lại sau lưng”.
Ông đã để mọi sự lại ở sau lưng.
Mọi thứ mà máy tính Mac chẳng ăn nhằm gì nữa lúc bây giờ.
Mọi thứ mà iPhones chẳng làm được điều gì tốt lành cho ông.
Mọi thứ cho thấy tiền bạc không còn thuộc về ông nữa.
Steve Jobs đã qua khỏi cuộc sống nầy là nơi mà ông được tôn trọng để bước vào lãnh vực khác, ở đó ông phải trả lời với Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên ông.
Tôi chẳng đưa ra một lời tuyên bố nào về số phận đời đời của ông ta, trừ phi lưu ý rằng trong mọi lời khen ngợi dành cho các thành tựu xuất sắc của ông, chẳng có ai đưa ra lý do nhẹ nhàng nhất để suy nghĩ ông là một Cơ đốc nhân.
Bất cứ điều chi xảy ra cho ông ta và cho dù ông ta đang ở đâu, thì sự giàu có đồ sộ của ông ta chẳng có việc gì phải làm đang khi ông ta còn sống ở trên đất.
Nếu ông ta nghĩ ông ta sẽ biến mất vào trong chỗ hư không, ông ta đã sai lầm rồi.
Nếu ông ta nghĩ ông ta có thể đến được Niết bàn, ông ta đã sai lầm rồi.
Nếu ông ta tưởng cuộc sống của ông ta trên đất là sự sống duy nhứt có ở đó, ông ta đã sai lầm rồi.
Sự giàu có đời nầy của ông ta chẳng còn có thể bảo hộ cho ông ta nữa rồi.
Cũng một thể ấy đối với tất cả người giàu có của trần gian nầy. Thật là dại dột làm sao khi chúng ta nghĩ rằng từng chút một chúng ta tích lũy trong đời nầy lại là vấn đề trong cõi đời đời. Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên các ngôi sao chắc là bị ấn tượng với chiếc du thuyền kia chăng? Chắc Ngài sẽ bị choáng mạnh bởi một, hai hay ba tòa lâu đài? Liệu Ngài có thấy ấn tượng lắm với một chiếc BMW xịn không?
Ngài đã bật cười với mọi kỳ vọng về sự cao thấp chăng!?!
Chúa Jêsus biết tình trạng nghèo khó của bạn - và Ngài cũng biết mọi sự giàu có của bạn nữa đấy. Ngài nhìn thấy đức tin của bạn thể hiện ra trong những lúc gay go. Ngài chú ý đến những lời cầu nguyện mà bạn dâng lên qua hai hàng nước mắt. Ngài lắng nghe những tiếng kêu cầu xin trợ giúp trong tuyệt vọng của bạn.
Thiệt là kỳ cục, những kẻ ghét bỏ Cơ đốc nhân ở Simiệcnơ lại là hạng người giàu có nhất trong thành phố. Cách đây nhiều năm tôi có nghe người ta nói tới việc ấy theo cách nầy:
Bạn sẽ không bao giờ biết được nếu Chúa Jêsus là mọi sự bạn cần cho tới khi Chúa Jêsus là mọi sự mà bạn đang có.
Khi Chúa Jêsus là mọi sự bạn có, khi ấy bạn khám phá ra Chúa Jêsus là mọi sự bạn cần.
Hầu hết chúng ta đều có một thời gian khó nhọc để hình dung ra sự ấy. Vì Cơ đốc nhân tại thành phố Simiệcnơ đều nghèo khó, họ đã sớm học biết rằng Chúa Jêsus thực sự là mọi sự bạn cần. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus phán: “dầu ngươi giàu có mặc lòng!” Không một người nào là nghèo khó một khi họ đã học biết nương cậy vào một mình Đấng Christ.
Trong bài giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy, Ray Stedman trưng dẫn một bài thơ áp dụng lẽ thật nầy cho hết thảy chúng ta:
Tôi đếm những đồng đôla
trong khi Đức Chúa Trời đếm những cây thập tự.
Tôi đếm thứ kiếm được
trong khi Ngài đếm cái bị mất.
Tôi lượng giá trị của mình
bằng các thứ kiếm được chứa trong kho,
Nhưng Ngài đo tôi bằng mấy cái thẹo trên người tôi.
Tôi thèm muốn vinh quang, và tìm kiếm nhiều học vị.
Ngài bật khóc
khi Ngài tính giờ giấc trên hai đầu gối của tôi.
Tôi không bao giờ biết
cho tới một ngày kia bên ngôi mộ địa,
Nhưng thứ tôi dành cả đời để tiết kiệm
hư không dường bao.
Thế mà tôi chẳng biết:
cho tới chừng Thiết Hữu đến từ trên cao,
phán: người giàu có nhất
là người giàu có trong tình yêu của Đức Chúa Trời!
trong khi Đức Chúa Trời đếm những cây thập tự.
Tôi đếm thứ kiếm được
trong khi Ngài đếm cái bị mất.
Tôi lượng giá trị của mình
bằng các thứ kiếm được chứa trong kho,
Nhưng Ngài đo tôi bằng mấy cái thẹo trên người tôi.
Tôi thèm muốn vinh quang, và tìm kiếm nhiều học vị.
Ngài bật khóc
khi Ngài tính giờ giấc trên hai đầu gối của tôi.
Tôi không bao giờ biết
cho tới một ngày kia bên ngôi mộ địa,
Nhưng thứ tôi dành cả đời để tiết kiệm
hư không dường bao.
Thế mà tôi chẳng biết:
cho tới chừng Thiết Hữu đến từ trên cao,
phán: người giàu có nhất
là người giàu có trong tình yêu của Đức Chúa Trời!
III. Chúa Jêsus biết rõ những kẻ thù của bạn.
“Ta biết … những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỉ Sa-tan” (câu 9).
Hạng người nầy là ai mà được gọi là “hội quỉ Satan?” Phần mô tả đáng sợ nầy áp dụng cho những người Do thái kia ở Simiệcnơ, là những người hiệp lực với những kẻ theo tà giáo tố cáo Cơ đốc nhân phản bội chống lại Rome. Khi chọn đứng về phía chống nghịch Hội thánh của Chúa Jêsus, họ tỏ ra hiệu quả trong việc đứng về phía chống nghịch với chính mình Chúa.
Đức Chúa Trời không xem nhẹ những người nào tấn công con cái của Ngài.
Vì Cơ đốc nhân không thờ lạy hình tượng, thay vì thế họ thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng không thấy được bằng mắt thường, có khi họ bị xem là hạng người vô thần. Đối thủ của họ đã nghe tiếng đồn về việc ăn và uống thân thể và huyết của Chúa trong Tiệc Thánh của Chúa và đã gọi họ là thứ ăn thịt người. Vì Cơ đốc nhân bị xem khinh và bị xem là hàng thứ yếu, dường như họ giống như con virus trong bộ phận chính trị, một loại bịnh tật cần phải bị dời ra khỏi Simiệcnơ. Những người Do thái nầy đã tấn công họ thực sự chẳng phải là người Do thái chi cả. Họ là người Do thái chỉ trên danh nghĩa. Toàn bộ sự việc nhắc đến một phần mô tả của Phaolô ở Rôma 2:28-29 rằng: “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; nhưng bề trong là người Giu-đa mới là người Giu-đa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giu-đa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời”.
Lời lẽ nầy đã gây sốc cho người Do thái tại thành Rome. Chúng cũng gây sốc cho chúng ta nữa. Phaolô không phải là một người bài Do thái một khi bản thân ông là người Do thái. Tuy nhiên, vấn đề chủng tộc hay lai lịch sắc tộc chẳng phải là vấn đề chi hết khi đến với sự cứu rỗi.
Chúng ta nên để ý trong việc làm chứng, bản thân tôn giáo vẫn là trở ngại lớn lao nhất cho việc rao giảng Tin Lành. Tôn giáo làm mù mắt một người trước nhu cần đến Đức Chúa Trời vì nó dẫn người ấy vào việc suy nghĩ mình có thể góp phần gì đó vào chính sự cứu rỗi của mình. Hàng triệu người có một tôn giáo dựa theo sự mê tín. Họ đặt sự tin cậy vào yếu tố bên ngoài nào đó làm nguồn hy vọng của họ về thiên đàng. Hạng người thể ấy một ngày kia sẽ thất vọng đau đớn lắm. Nhiều người khác tin cậy vào tôn giáo kế thừa: “Bố là chấp sự. Mẹ là giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật”. Họ hành động giống như thể sự cứu rỗi được thừa kế giống như bạn thừa hưởng màu mắt của mình vậy. Sự việc chẳng tác động theo cách ấy đâu. Không một ai khác có thể tin thay cho bạn được. Bạn phải tin cho chính mình nếu bạn muốn lên thiên đàng.
Đừng bao giờ ngạc nhiên khi hạng người tôn giáo thù ghét bạn.
Họ cũng thù ghét Chúa Jêsus nữa đấy.
Khi ấy họ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
IV. Chúa Jêsus phán: “Đừng sợ”.
“Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày” (câu 10).
Chúng ta thấy được nhiều điều dạy dỗ chúng ta trong câu nầy. Trước tiên, Chúa chúng ta có tri thức trọn vẹn về mọi sự sắp sửa xảy đến cho chúng ta. Cái điều làm cho chúng ta ngạc nhiên không làm cho Ngài phải kinh ngạc. Thứ hai, có khi Chúa để cho ma quỉ tấn công chúng ta cách nghiệt ngã. Ma quỉ bỏ tù một số Cơ đốc nhân chính xác như thế nào? Chắc chắn hắn đã tác động người Do thái cộng tác với những kẻ tà giáo khuấy đảo sự thù hận để rồi Cơ đốc nhân phải bị bỏ tù, chẳng có cách gì để bài bác những lời vu cáo.
Thứ ba, những sự chịu khổ của chúng ta đã được Chúa hạn chế. Ở đây Kinh thánh cho chúng ta biết về sự bắt bớ nghiệt ngã sẽ kết thúc trong “mười ngày”. Có người trong chúng ta sẽ nghĩ: “thời gian ấy không đến nỗi đâu”. Chúng ta hãy xét xem bạn cảm thấy thế nào sau khi bạn bị trục xuất ra khỏi công ăn việc làm, bị đánh đập vô lý, nhà cửa bạn bị cướp bóc, vợ của bạn bị lăng nhục, và con cái bạn bị tấn công về mặt thuộc thể. Liệu việc ấy có nhỏ nhen với bạn không?
Có người trong các bạn đang đọc lời lẽ của tôi đã sống trong cái lò khốn khó còn lâu hơn mười ngày nữa. Đối với họ, thời gian nầy giống như mười năm vậy. Đối với nhiều người khác, dường như là cả cuộc đời.
Tôi dám xưng nhận rằng tôi không thể giải thích lý do tại sao có người dường như chịu khổ nhiều hơn mọi người khác. Trong khi sự thực cho thấy rằng “bước vào từng đời sống thì mưa rào sẽ rơi xuống”, có người dường như có cả mùa mưa đổ xuống ở trên họ. Sau khi suy nghĩ về điều nầy trong nhiều năm trời, tôi đã kết luận rằng mọi suy tưởng của chúng ta là chỉ chừng ấy thôi — những suy tưởng biếng nhác chẳng giúp gì được nhiều cho chúng ta cả thảy.
Nhưng chúng ta hãy để cho linh hồn chúng ta yên nghỉ tại chỗ nầy. Chúng ta không thể bị cám dỗ quá sức chúng ta chịu đựng (I Côrinhtô 10:13). Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên chúng ta, Ngài biết rõ mọi hạn định của chúng ta, và mặc dù chúng ta bị thử thách, Ngài biết những điều chúng ta có thể chịu được và sẽ không ban cho chúng ta quá sức chúng ta chịu đựng.
Hãy suy nghĩ việc ấy theo chiều hướng nầy. Nếu Chúa Jêsus phán bạn sẽ chịu khổ trong mười ngày, không một sức mạnh nào trên đất có thể khiến cho sự thử thách ấy kéo dài đến mười một ngày! Nó không kết thúc sớm, mà nó cũng không kéo dài thêm. Thời gian hạn định cho thử thách của chúng ta đã được Chúa quyết định.
Đấy là lý do tại sao Ngài phán: “Đừng sợ”. Chúa biết những gì Ngài sẽ làm, và Ngài đang làm việc ấy. Ngài sẽ làm thành ý định của Ngài về chúng ta.
V. Chúa Jêsus phán: “Khá giữ trung tín”.
“Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai” (các câu 10-11).
Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta không nên bỏ sót. Chúa Jêsus không hề hứa dời đi các thử thách trong cuộc sống. Ngài không hề phán với Hội thánh tại thành Simiệcnơ: “Chỉ tin nơi Ta thì mọi sự sẽ khá hơn” đâu.
Chúa Jêsus không phải là một nhà Truyền Đạo Tin Lành Thịnh Vượng. Sự tà giáo ấy đã tiêm nhiễm vào trong hội thánh trên khắp thế giới và đã tạo ra một thế hệ Cơ đốc nhân thiên về với vật chất, với đời nầy, và xanh xao về mặt thuộc linh. Vì họ không có thần học về sự chịu khổ, họ chưa sẵn sàng khi đau khổ xảy đến.
Vì họ tin theo “sự sống tốt đẹp nhất trong lúc bây giờ”, họ chẳng có sức lực để đối diện với những vật vã kinh khiếp của cuộc sống.
Chúa Jêsus không hề phán: “Hãy tin nơi Ta và Ta sẽ ban cho các ngươi một cuộc sống dễ dàng".
Ngài phán: “Khá giữ trung tín cho đến chết, và ta sẽ ban các ngươi mão triều thiên của sự sống”.
Chắc chắn có nhiều tín đồ tại thành Simiệcnơ đã trả giá đầy đủ cho đức tin của họ. Sau khi theo Chúa Jêsus trong cuộc sống, giờ đây họ bước theo Ngài trong sự chết.
Chúng ta nhìn thấy tầm quan trọng của tước hiệu mà Đấng Christ gán cho chính mình Ngài ở câu 8.
“Nầy là lời phán của Đấng trước hết và Đấng sau cùng, Đấng chết rồi mà đã sống lại”.
Đây là hai thái cực.
Trước hết và Sau cùng.
Chết và Sống.
Chúa Jêsus là Chúa của hai thái cực. Ngài có mặt ở đó lúc ban đầu, và Ngài hiện diện ở đó lúc sau cùng. Vì Ngài đã thắng hơn sự chết, bản thân sự chết không thể thắng hơn chúng ta. Sử dụng cụm từ của John Stott, sự chết đã trở thành một “tình tiết bình thường” cho dân sự của Đức Chúa Trời. Tôi đã xem qua trưng dẫn nầy từ Max Lucado về cái chết có ý nghĩa như thế nào đối với Cơ đốc nhân:
Trên thiên đàng, chúng ta sẽ nhớ lại cái ngày mà chúng ta chịu chết với cùng sự vui vẻ khi chúng ta nhớ lại ngày tốt nghiệp.
Nhiều Cơ đốc nhân đương thời chưa hề học hỏi về một người có tên là Polycarp. Những tín hữu đầu tiên đều biết rõ về ông vì ông là một trong những người tuận đạo sáng giá đầu tiên của đức tin Cơ đốc. Thời tuổi trẻ, ông là môn đồ của Sứ đồ Giăng. Trong nhiêu năm trời, ông đã phục vụ trong vai trò một Giám mục của Hội thánh Simiệcnơ. Trong một làn sóng bắt bớ vào năm 155SC, khi một đám đông đòi hỏi cái chết của ông, các quan chức Lamã đã tìm cách cứu mạng ông bằng cách hiến cho ông nhiều cơ hội, chúng được lặp đi lặp lại là ông phải chối bỏ đức tin của mình nơi Đấng Christ. Ông đã từ chối cứ mỗi lần như vậy. Khi được trao cho cơ hội cuối cùng để cứu mạng ông, ông đã bác bỏ trong lời lẽ vang dội trải qua nhiều thế kỷ:
“Trong 86 năm tôi hầu việc Ngài, và Ngài chẳng làm một điều chi sai lầm với tôi. Làm sao tôi có thể xúc phạm Vua của tôi là Đấng đã cứu tôi chứ?”
Ông bị kết án tử hình chiếu theo sự bài bác của ông. Khi mấy tên lính sửa soạn đóng đinh ông trên giàn giáo, ông đã từ chối, ông nói: “Cứ để ta y nguyên như thế. Vì Ngài là Đấng ưng ban cho ta phải gánh chịu ngọn lửa cũng là Đấng ở trong ngọn lửa không rời đi, không cần phải đóng đinh”. Ngọn lửa được thắp lên và Polycarp bị thiêu đốt cho tới chết. Khi những ngọn lửa thiêu đốt ông, người ta đã nghe ông cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì Ngài thấy con xứng đáng với ngày và giờ nầy một khi vác lấy thập tự giá của Đấng Christ với nhiều chứng nhân”.
Khi tôi đọc câu chuyện nầy, tôi nhũ lòng: “Bạn kiếm đâu ra được hạng người như thế nầy?”
Tôi không biết Đức Chúa Trời có nhiều Polycarp của Ngài trên khắp thế gian ngày nay. Họ là những người nam người nữ dũng cảm, họ không chịu quì gối trước Baanh, họ không thề thốt liên minh với Caesar, họ sẽ không đem đức tin Cơ đốc ra mà nhượng bộ, và họ sẽ không trở lại với đạo Hồi.
Thay vì thế, họ chịu chết hơn là đem những gì Chúa Jêsus ban cho họ mà đầu hàng.
Về những người nam người nữ đó, thế gian quả là chẳng xứng đáng. Thực vậy, “lần chết thứ hai” không thể gây tổn thương cho những người nam người nữ như thế. Tôi nhớ câu chuyện nói tới một vị giáo sĩ, người ta nói cho ông biết ông sẽ bị giết nếu ông không ngưng việc rao giảng Tin Lành lại. Ông đáp: “Các ngươi không thể đe dọa ta với thiên đàng được đâu”.
Bạn không thể ngăn hạng người thể ấy được.
Bản thân sự chết chẳng có quyền lực gì đối với người tín đồ nào cứ giữ lòng trung tín.
Chúng ta thực sự chết đấy, một ngày kia chúng ta sẽ chết!
Đấy chẳng phải là thắc mắc đâu.
Liệu chúng ta có giữ lòng trung tín cho dù bất luận là như thế nào đi nữa hay không?
Một ít người trong chúng ta sẽ bị kêu gọi phải làm theo những gì Polycarp đã làm. Đối với hầu hết chúng ta, những sự chịu khổ mà chúng ta gánh chịu sẽ chẳng thảm hại bao nhiêu, các áp lực sẽ tinh vi hơn, những thử thách khó phát hiện hơn. Nhưng ơn kêu gọi từ Chúa Jêsus vẫn y như nguyên cũ.
Đừng sợ!
Khá giữ lòng trung tín!
Thiên đàng đang trông chờ chúng ta. Sự chết có thể đến, song nó không thể tước đi khỏi chúng ta những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Thế gian cung ứng tiếng tăm cho, rồi thế gian cất nó đi. Quả thực là như thế. Chúng ta sống giàu có hôm nay rồi khốn khó ở ngày mai. Chúng ta có công ăn việc làm và rồi chúng ta không có gì hết. Chúng ta sống mạnh khỏe và rồi ung thư xuất hiện. Chúng ta có một gia đình hạnh phúc và rồi nó dường sa sút đi. Bạn bè của chúng ta nói họ yêu chúng ta và rồi họ biến mất.
Đối với người nào đứng mạnh mẽ giữa những cơn thử thách, điều tốt nhứt chắc chắn sẽ đến. Chúng ta sẽ nhận lãnh “mão triều thiên sự sống” và trị vì với Chúa Jêsus cho đến đời đời. “Lần chết thứ hai” ở địa ngục không thể chạm được tới chúng ta.
Hãy dạn dĩ lên, hỡi con cái của Đức Chúa Trời. Hãy chuẩn bị mũ áo đi rồi hãy trở lại với cuộc chơi. Đừng bỏ chạy khỏi những rối rắm của cuộc đời. Bạn còn giàu có hơn là bạn tưởng nữa đấy.
Và thiên đàng chỉ ở quanh đâu đó thôi.
“Ta biết … những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỉ Sa-tan” (câu 9).
Hạng người nầy là ai mà được gọi là “hội quỉ Satan?” Phần mô tả đáng sợ nầy áp dụng cho những người Do thái kia ở Simiệcnơ, là những người hiệp lực với những kẻ theo tà giáo tố cáo Cơ đốc nhân phản bội chống lại Rome. Khi chọn đứng về phía chống nghịch Hội thánh của Chúa Jêsus, họ tỏ ra hiệu quả trong việc đứng về phía chống nghịch với chính mình Chúa.
Đức Chúa Trời không xem nhẹ những người nào tấn công con cái của Ngài.
Vì Cơ đốc nhân không thờ lạy hình tượng, thay vì thế họ thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng không thấy được bằng mắt thường, có khi họ bị xem là hạng người vô thần. Đối thủ của họ đã nghe tiếng đồn về việc ăn và uống thân thể và huyết của Chúa trong Tiệc Thánh của Chúa và đã gọi họ là thứ ăn thịt người. Vì Cơ đốc nhân bị xem khinh và bị xem là hàng thứ yếu, dường như họ giống như con virus trong bộ phận chính trị, một loại bịnh tật cần phải bị dời ra khỏi Simiệcnơ. Những người Do thái nầy đã tấn công họ thực sự chẳng phải là người Do thái chi cả. Họ là người Do thái chỉ trên danh nghĩa. Toàn bộ sự việc nhắc đến một phần mô tả của Phaolô ở Rôma 2:28-29 rằng: “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; nhưng bề trong là người Giu-đa mới là người Giu-đa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giu-đa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời”.
Lời lẽ nầy đã gây sốc cho người Do thái tại thành Rome. Chúng cũng gây sốc cho chúng ta nữa. Phaolô không phải là một người bài Do thái một khi bản thân ông là người Do thái. Tuy nhiên, vấn đề chủng tộc hay lai lịch sắc tộc chẳng phải là vấn đề chi hết khi đến với sự cứu rỗi.
Chúng ta nên để ý trong việc làm chứng, bản thân tôn giáo vẫn là trở ngại lớn lao nhất cho việc rao giảng Tin Lành. Tôn giáo làm mù mắt một người trước nhu cần đến Đức Chúa Trời vì nó dẫn người ấy vào việc suy nghĩ mình có thể góp phần gì đó vào chính sự cứu rỗi của mình. Hàng triệu người có một tôn giáo dựa theo sự mê tín. Họ đặt sự tin cậy vào yếu tố bên ngoài nào đó làm nguồn hy vọng của họ về thiên đàng. Hạng người thể ấy một ngày kia sẽ thất vọng đau đớn lắm. Nhiều người khác tin cậy vào tôn giáo kế thừa: “Bố là chấp sự. Mẹ là giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật”. Họ hành động giống như thể sự cứu rỗi được thừa kế giống như bạn thừa hưởng màu mắt của mình vậy. Sự việc chẳng tác động theo cách ấy đâu. Không một ai khác có thể tin thay cho bạn được. Bạn phải tin cho chính mình nếu bạn muốn lên thiên đàng.
Đừng bao giờ ngạc nhiên khi hạng người tôn giáo thù ghét bạn.
Họ cũng thù ghét Chúa Jêsus nữa đấy.
Khi ấy họ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
IV. Chúa Jêsus phán: “Đừng sợ”.
“Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày” (câu 10).
Chúng ta thấy được nhiều điều dạy dỗ chúng ta trong câu nầy. Trước tiên, Chúa chúng ta có tri thức trọn vẹn về mọi sự sắp sửa xảy đến cho chúng ta. Cái điều làm cho chúng ta ngạc nhiên không làm cho Ngài phải kinh ngạc. Thứ hai, có khi Chúa để cho ma quỉ tấn công chúng ta cách nghiệt ngã. Ma quỉ bỏ tù một số Cơ đốc nhân chính xác như thế nào? Chắc chắn hắn đã tác động người Do thái cộng tác với những kẻ tà giáo khuấy đảo sự thù hận để rồi Cơ đốc nhân phải bị bỏ tù, chẳng có cách gì để bài bác những lời vu cáo.
Thứ ba, những sự chịu khổ của chúng ta đã được Chúa hạn chế. Ở đây Kinh thánh cho chúng ta biết về sự bắt bớ nghiệt ngã sẽ kết thúc trong “mười ngày”. Có người trong chúng ta sẽ nghĩ: “thời gian ấy không đến nỗi đâu”. Chúng ta hãy xét xem bạn cảm thấy thế nào sau khi bạn bị trục xuất ra khỏi công ăn việc làm, bị đánh đập vô lý, nhà cửa bạn bị cướp bóc, vợ của bạn bị lăng nhục, và con cái bạn bị tấn công về mặt thuộc thể. Liệu việc ấy có nhỏ nhen với bạn không?
Có người trong các bạn đang đọc lời lẽ của tôi đã sống trong cái lò khốn khó còn lâu hơn mười ngày nữa. Đối với họ, thời gian nầy giống như mười năm vậy. Đối với nhiều người khác, dường như là cả cuộc đời.
Tôi dám xưng nhận rằng tôi không thể giải thích lý do tại sao có người dường như chịu khổ nhiều hơn mọi người khác. Trong khi sự thực cho thấy rằng “bước vào từng đời sống thì mưa rào sẽ rơi xuống”, có người dường như có cả mùa mưa đổ xuống ở trên họ. Sau khi suy nghĩ về điều nầy trong nhiều năm trời, tôi đã kết luận rằng mọi suy tưởng của chúng ta là chỉ chừng ấy thôi — những suy tưởng biếng nhác chẳng giúp gì được nhiều cho chúng ta cả thảy.
Nhưng chúng ta hãy để cho linh hồn chúng ta yên nghỉ tại chỗ nầy. Chúng ta không thể bị cám dỗ quá sức chúng ta chịu đựng (I Côrinhtô 10:13). Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên chúng ta, Ngài biết rõ mọi hạn định của chúng ta, và mặc dù chúng ta bị thử thách, Ngài biết những điều chúng ta có thể chịu được và sẽ không ban cho chúng ta quá sức chúng ta chịu đựng.
Hãy suy nghĩ việc ấy theo chiều hướng nầy. Nếu Chúa Jêsus phán bạn sẽ chịu khổ trong mười ngày, không một sức mạnh nào trên đất có thể khiến cho sự thử thách ấy kéo dài đến mười một ngày! Nó không kết thúc sớm, mà nó cũng không kéo dài thêm. Thời gian hạn định cho thử thách của chúng ta đã được Chúa quyết định.
Đấy là lý do tại sao Ngài phán: “Đừng sợ”. Chúa biết những gì Ngài sẽ làm, và Ngài đang làm việc ấy. Ngài sẽ làm thành ý định của Ngài về chúng ta.
V. Chúa Jêsus phán: “Khá giữ trung tín”.
“Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh rằng: Kẻ nào thắng, sẽ chẳng bị hại gì về lần chết thứ hai” (các câu 10-11).
Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta không nên bỏ sót. Chúa Jêsus không hề hứa dời đi các thử thách trong cuộc sống. Ngài không hề phán với Hội thánh tại thành Simiệcnơ: “Chỉ tin nơi Ta thì mọi sự sẽ khá hơn” đâu.
Chúa Jêsus không phải là một nhà Truyền Đạo Tin Lành Thịnh Vượng. Sự tà giáo ấy đã tiêm nhiễm vào trong hội thánh trên khắp thế giới và đã tạo ra một thế hệ Cơ đốc nhân thiên về với vật chất, với đời nầy, và xanh xao về mặt thuộc linh. Vì họ không có thần học về sự chịu khổ, họ chưa sẵn sàng khi đau khổ xảy đến.
Vì họ tin theo “sự sống tốt đẹp nhất trong lúc bây giờ”, họ chẳng có sức lực để đối diện với những vật vã kinh khiếp của cuộc sống.
Chúa Jêsus không hề phán: “Hãy tin nơi Ta và Ta sẽ ban cho các ngươi một cuộc sống dễ dàng".
Ngài phán: “Khá giữ trung tín cho đến chết, và ta sẽ ban các ngươi mão triều thiên của sự sống”.
Chắc chắn có nhiều tín đồ tại thành Simiệcnơ đã trả giá đầy đủ cho đức tin của họ. Sau khi theo Chúa Jêsus trong cuộc sống, giờ đây họ bước theo Ngài trong sự chết.
Chúng ta nhìn thấy tầm quan trọng của tước hiệu mà Đấng Christ gán cho chính mình Ngài ở câu 8.
“Nầy là lời phán của Đấng trước hết và Đấng sau cùng, Đấng chết rồi mà đã sống lại”.
Đây là hai thái cực.
Trước hết và Sau cùng.
Chết và Sống.
Chúa Jêsus là Chúa của hai thái cực. Ngài có mặt ở đó lúc ban đầu, và Ngài hiện diện ở đó lúc sau cùng. Vì Ngài đã thắng hơn sự chết, bản thân sự chết không thể thắng hơn chúng ta. Sử dụng cụm từ của John Stott, sự chết đã trở thành một “tình tiết bình thường” cho dân sự của Đức Chúa Trời. Tôi đã xem qua trưng dẫn nầy từ Max Lucado về cái chết có ý nghĩa như thế nào đối với Cơ đốc nhân:
Trên thiên đàng, chúng ta sẽ nhớ lại cái ngày mà chúng ta chịu chết với cùng sự vui vẻ khi chúng ta nhớ lại ngày tốt nghiệp.
Nhiều Cơ đốc nhân đương thời chưa hề học hỏi về một người có tên là Polycarp. Những tín hữu đầu tiên đều biết rõ về ông vì ông là một trong những người tuận đạo sáng giá đầu tiên của đức tin Cơ đốc. Thời tuổi trẻ, ông là môn đồ của Sứ đồ Giăng. Trong nhiêu năm trời, ông đã phục vụ trong vai trò một Giám mục của Hội thánh Simiệcnơ. Trong một làn sóng bắt bớ vào năm 155SC, khi một đám đông đòi hỏi cái chết của ông, các quan chức Lamã đã tìm cách cứu mạng ông bằng cách hiến cho ông nhiều cơ hội, chúng được lặp đi lặp lại là ông phải chối bỏ đức tin của mình nơi Đấng Christ. Ông đã từ chối cứ mỗi lần như vậy. Khi được trao cho cơ hội cuối cùng để cứu mạng ông, ông đã bác bỏ trong lời lẽ vang dội trải qua nhiều thế kỷ:
“Trong 86 năm tôi hầu việc Ngài, và Ngài chẳng làm một điều chi sai lầm với tôi. Làm sao tôi có thể xúc phạm Vua của tôi là Đấng đã cứu tôi chứ?”
Ông bị kết án tử hình chiếu theo sự bài bác của ông. Khi mấy tên lính sửa soạn đóng đinh ông trên giàn giáo, ông đã từ chối, ông nói: “Cứ để ta y nguyên như thế. Vì Ngài là Đấng ưng ban cho ta phải gánh chịu ngọn lửa cũng là Đấng ở trong ngọn lửa không rời đi, không cần phải đóng đinh”. Ngọn lửa được thắp lên và Polycarp bị thiêu đốt cho tới chết. Khi những ngọn lửa thiêu đốt ông, người ta đã nghe ông cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài vì Ngài thấy con xứng đáng với ngày và giờ nầy một khi vác lấy thập tự giá của Đấng Christ với nhiều chứng nhân”.
Khi tôi đọc câu chuyện nầy, tôi nhũ lòng: “Bạn kiếm đâu ra được hạng người như thế nầy?”
Tôi không biết Đức Chúa Trời có nhiều Polycarp của Ngài trên khắp thế gian ngày nay. Họ là những người nam người nữ dũng cảm, họ không chịu quì gối trước Baanh, họ không thề thốt liên minh với Caesar, họ sẽ không đem đức tin Cơ đốc ra mà nhượng bộ, và họ sẽ không trở lại với đạo Hồi.
Thay vì thế, họ chịu chết hơn là đem những gì Chúa Jêsus ban cho họ mà đầu hàng.
Về những người nam người nữ đó, thế gian quả là chẳng xứng đáng. Thực vậy, “lần chết thứ hai” không thể gây tổn thương cho những người nam người nữ như thế. Tôi nhớ câu chuyện nói tới một vị giáo sĩ, người ta nói cho ông biết ông sẽ bị giết nếu ông không ngưng việc rao giảng Tin Lành lại. Ông đáp: “Các ngươi không thể đe dọa ta với thiên đàng được đâu”.
Bạn không thể ngăn hạng người thể ấy được.
Bản thân sự chết chẳng có quyền lực gì đối với người tín đồ nào cứ giữ lòng trung tín.
Chúng ta thực sự chết đấy, một ngày kia chúng ta sẽ chết!
Đấy chẳng phải là thắc mắc đâu.
Liệu chúng ta có giữ lòng trung tín cho dù bất luận là như thế nào đi nữa hay không?
Một ít người trong chúng ta sẽ bị kêu gọi phải làm theo những gì Polycarp đã làm. Đối với hầu hết chúng ta, những sự chịu khổ mà chúng ta gánh chịu sẽ chẳng thảm hại bao nhiêu, các áp lực sẽ tinh vi hơn, những thử thách khó phát hiện hơn. Nhưng ơn kêu gọi từ Chúa Jêsus vẫn y như nguyên cũ.
Đừng sợ!
Khá giữ lòng trung tín!
Thiên đàng đang trông chờ chúng ta. Sự chết có thể đến, song nó không thể tước đi khỏi chúng ta những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Thế gian cung ứng tiếng tăm cho, rồi thế gian cất nó đi. Quả thực là như thế. Chúng ta sống giàu có hôm nay rồi khốn khó ở ngày mai. Chúng ta có công ăn việc làm và rồi chúng ta không có gì hết. Chúng ta sống mạnh khỏe và rồi ung thư xuất hiện. Chúng ta có một gia đình hạnh phúc và rồi nó dường sa sút đi. Bạn bè của chúng ta nói họ yêu chúng ta và rồi họ biến mất.
Đối với người nào đứng mạnh mẽ giữa những cơn thử thách, điều tốt nhứt chắc chắn sẽ đến. Chúng ta sẽ nhận lãnh “mão triều thiên sự sống” và trị vì với Chúa Jêsus cho đến đời đời. “Lần chết thứ hai” ở địa ngục không thể chạm được tới chúng ta.
Hãy dạn dĩ lên, hỡi con cái của Đức Chúa Trời. Hãy chuẩn bị mũ áo đi rồi hãy trở lại với cuộc chơi. Đừng bỏ chạy khỏi những rối rắm của cuộc đời. Bạn còn giàu có hơn là bạn tưởng nữa đấy.
Và thiên đàng chỉ ở quanh đâu đó thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét