Giôách:
Gần Như Phấn Hưng
Mục sư GuyCaley
Kinh thánh: II Các Vua 12:1-18; II Sử ký 24:17-22
Vào tháng 6 năm 1995, sau nhiều năm hoạch định và nghiên cứu tốn nhiều tỉ đô la, tàu con thoi vũ trụ Discovery được lên kế hoạch phóng đi chuyến đầu tiên trong 7 sứ mệnh gặp gỡ với trạm không gian Mir của Nga, để chuẩn bị cho sự ra mắt của trạm không gian quốc tế vào năm 1997.
Ngày giờ đã được lựa chọn rất cẩn thận, dù mọi phương diện có thuận lợi song có những tiếng ồn kỳ lạ đến từ Bệ Phóng 39-B, theo điều tra của những nhà kỹ thuật, họ khám phá ra có khoảng 6 tá lỗ nhỏ bao phần cách nhiệt bình nhiên liệu chính phía ngoài.
Tất cả hoạch định phức tạp và sự chuẩn bị tốn kém đều ra vô dụng khi sứ mệnh phải tạm dừng lại vì một gia đình chim gõ kiến quyết định tàu không gian giống như một nơi trú ngụ rất tốt vậy.
Câu chuyện nói tới Giôách là một câu chuyện rất thú vị, thuộc về ông là một nền cai trị đầy dẫy với lời hứa. Sau một cuộc suy thoái hiển nhiên trong vương quốc kể từ thời David, một cuộc đảo chính đẩm máu đã diễn ra, với cái chết của nhà vua con trai bà, bà nội của Giôách đã giết tất cả dòng vua rồi tự đề bạt mình lên ngai vàng. Song bà dì của Giôách đã lén đem bé Giôách ra khỏi đó với vú của nó và họ đã trốn trong sáu năm trời ở một nơi kín đáo tại Đền Thờ của Đức Chúa Trời. Khi Giôách lên 7 tuổi, thầy tế lễ già nua Giêhôgiađa đã tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại bà nội gian ác và thờ lạy hình tượng kia, đặt trẻ Giôách lên ngai vàng hợp pháp. Đền thờ thần Baanh trong thành phố bị hủy diệt, thầy tế lễ thần Baanh phải bị tử hình, giao ước được lập lại và sự thờ lạy thích ứng trong đền thờ đã được khôi phục. Nhìn qua thì giống như thể kỷ nguyên vàng son khác đã đến với vương quốc Giuđa. Giống như một cơn phấn hưng đang kéo tới vậy. Mọi chương trình đã được đề ra, tiến trình đã bắt đầu nhưng rồi có gì đó đã sai lầm, bạn có thể nói bầy chim gõ kiến đã được tìm ra trong bình nhiên liệu của cuộc phấn hưng.
Nghi vấn: Thắc mắc cho chúng ta sáng hôm nay là: "tại sao?" Tại sao một cơ hội hoàn hảo như thế cho cuộc phấn hưng là bị trượt đi chứ? Điều chi đã giữ Đức Chúa Trời không đổ phước Ngài ra vậy, Giôách đã làm gì sai chứ?
Chuyển tiếp: Đối với tôi lý do các câu hỏi nầy là quan trọng sáng nay, vì tôi tin chúng ta đang ở trong thời điểm có nhiều cách thức tương đồng với phần khởi sự trị vì của Giôách. Một thời điểm khi nhìn vào giống như thể chúng ta đã ở bên bờ của cuộc phấn hưng vậy. Phải, xã hội đã trải nghiệm cuộc suy thoái về mặt đạo đức. Phải, những việc khủng khiếp đã xảy ra, nhưng đang có các dấu hiệu tích cực, loại dấu hiệu cho thấy người ta đang ngày càng bất mãn với hiện trạng. Sau thảm họa ngày 11 tháng 9, đã có một cơn khao khát về mặt thuộc linh. Ngay ở đây trong cộng đồng của chính chúng ta, trong chính hội chúng của chúng ta, dân sự đã bắt đầu kêu la muốn có sự phấn hưng.
Vì vậy, tôi nghĩ nhìn vào bài học Giôách thì rất là quan trọng cho chúng ta ... về gần như, nhưng chưa phải hoàn toàn là phấn hưng, để chúng ta có thể nhìn thấy mọi bẫy dò cần phải tránh né, những việc dập tắt cơn phấn hưng. Trong câu chuyện nói tới Giôách, có 4 việc dường như là loại rào cản, chúng đứng ngăn trở cơn phấn hưng. Việc thứ nhứt là:
Đức tin "bước theo vị lãnh đạo".
Câu 2: “Giô-ách làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn lúc Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ, dạy dỗ người”.
II Sử ký 23:16: “Giê-hô-gia-đa bèn lập giao ước với cả dân sự và với vua, để chúng làm dân sự của Đức Giê-hô-va”.
II Sử ký 24:17-18: “Sau khi Giê-hô-gia-đa đã qua đời, các quan trưởng Giu-đa đến chầu lạy vua. Vua bèn nghe theo lời của chúng, lìa bỏ đền Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, mà phục sự những thần A-sê-ra và các hình tượng; tại cớ tội lỗi ấy, bèn có cơn giận của Chúa nghịch cùng Giu-đa và Giê-ru-sa-lem”.
Bao lâu Giêhôgiađa còn ở chung quanh để dạy dỗ người, Giôách đã làm theo, OK. Không phải là hoàn hảo, nhưng OK. Song dường như có đôi chút tin quyết ở trong ông, chẳng có khó gì cho Giêhôgiađa lập một giao ước vì ích của nhà vua, nhà vua cần phải dâng mình cho Đức Giêhôva, nhưng tôi không tin nhà vua thực sự làm theo việc ấy, và rồi, chẳng bao lâu sau đó khi Giêhôgiađa qua đời, Giôách dễ dàng bị lạc sai bởi những kẻ muốn ông xây nghịch cùng Đức Giêhôva, hồi phục lại tình trạng thờ lạy hình tượng và pha trộn nó với sự thờ phượng Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt.
Giôách là một người học việc, và việc ấy cũng OK bao lâu bạn là một môn đồ với sự tin quyết, song Giôách dường như chủ yếu là một người học việc vì ông chẳng có chút tin quyết nào hết.
Cũng chính mối nguy hiểm ấy đang tồn tại với chúng ta ngày nay. Chạy theo đám đông hay thậm chí chạy theo một cấp lãnh đạo có sức lôi cuốn là một sự cám dỗ, nhưng thật là nguy hiểm vì khi cấp lãnh đạo là một người nhơn đức, vì bạn cần phải có một mối quan hệ cá nhân với Chúa Đức Giêhôva, và nếu sự cam kết của bạn dựa theo cấp lãnh đạo sẽ dễ bị lạc sai hay xây đi bởi cấp lãnh đạo khác. Và việc ấy cũng rất nguy hiểm vì dân sự sẽ đẩy bạn xuống. CH Caley sẽ đẩy bạn xuống – chỉ hãy hỏi vợ tôi xem.
Mặc dù chúng ta thường nghĩ tới những cơn phấn hưng trong lịch sử ở chừng mực "cấp lãnh đạo" của chúng – Jonathan Edwards, D.L. Moody và nhiều người khác, nhưng tôi không tin cơn phấn hưng từng xảy đến vì cấp lãnh đạo mong muốn nó, mà chỉ vì dân sự mong muốn nó đủ để ăn năn tội của họ và tìm kiếm Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện với những tấm lòng và đời sống được thay đổi. Giờ đây, cấp lãnh đạo có thể đóng một vai trò nào đó trong việc truyền đạt một khải tượng dưới sự xức dầu của Đức Chúa Trời về mọi điều Đức Chúa Trời muốn làm, hầu cho dân sự được cảm thúc đưa ra những sự thay đổi đó, nhưng tôi tin phấn hưng đã không bao giờ và sẽ không bao giờ xảy ra nơi dân sự chuyên nắm lấy vạt áo của cấp lãnh đạo để chạy ùa vào cơn phấn hưng. Vì lý do đó, tôi tin rằng đức tin "bước theo vị lãnh đạo" là một rào cản cho cuộc phấn hưng. Rào cản thứ hai là...
Trì trệ đối với các nơi cao
Câu 3: “Song, người chẳng cất bỏ các nơi cao đi, dân sự vẫn tế lễ và xông hương trên các nơi cao”.
Các nơi cao là những trung tâm thờ lạy hình tượng trên vùng đồi núi, thường mấy cây trụ dựng cho nữ thần Asherah đã được dựng lên. Các bàn thờ, tương tự với các bàn thờ trong đền thờ, để dâng của lễ bằng thú vật và thậm chí cả con người thường được thấy có ở đó.
Nhưng chúng không ở trong các thành phố, và những thầy tế lễ tà giáo, họ nắm lấy mọi đặc quyền và thường có quyền lực về mặt chính trị. Nghe như thế thì giống như là Giôách, ông từng đạt tới một độ tuổi mà ở đó ông có thể tỉnh thức và đã làm một số việc về chúng, chỉ đơn giản là không bằng lòng đưa ra nổ lực thôi.
Cũng nên nhớ rằng sự thờ lạy hình tượng đã thịnh hành nhiều hơn là sự thờ phượng chân chính, mọi truyện tích trong sách Các Vua và Sử Ký cho thấy rõ ràng rằng phần nhiều các vị vua thích chơi ở cả hai đầu sân – giữ một thần tà giáo ở một bên trong trường hợp Đức Chúa Trời của Israel không đến vào lúc có cần. Hủy diệt các nơi cao sẽ trở thành làm suy giảm chương trình bảo hiểm của bạn.
Quí Mục sư ơi, quí vị có thể suy nghĩ, điều nầy có gì phải làm với chúng ta không!?! Chúng ta chẳng có các nơi cao nào hết, chúng ta không thờ lạy hình tượng. Có thể là không, song có lẽ chúng ta có các nơi cao kín giấu trong vùng đồi núi đời sống của chúng ta, những nơi mà Đức Chúa Trời chưa tể trị, các thói tật kia cùng những tội lỗi hiển nhiên, các mối quan hệ không thích ứng, chúng ta đang thưởng thức những sự cám dỗ, và về mọi chương trình mà chúng ta lập ra cho đời sống của chúng ta đến nỗi chúng ta không muốn Chúa xen vào. Chương trình bảo hiểm, trong trường hợp Đức Chúa Trời không đến. Còn về giá trị và tiếng tăm của bạn thì sao? Có phải bạn bằng lòng để bị kéo xuống thấp không? Có phải bạn sẵn sàng đem từng góc đời sống của bạn đầu phục trước sự tể trị của Đức Chúa Trời hay có phải bạn đang bám vào các nơi cao.
Câu chuyện thuật lại về một đứa trẻ đến trường rất bẩn thỉu mỗi ngày, các giáo viên, lấy làm thất kinh khi có người đưa con cái của họ đến trường theo cách ấy, họ bàn bạc về tình huống. Một người nói: "bà mẹ chẳng yêu thương con cái mình". Người kia đáp: "Tôi nghĩ bà ấy yêu thương chứ, bà ta chỉ chẳng ưa bụi bẩn đấy thôi". Chúng ta có thể nói chúng ta kín mến Chúa, nhưng cho tới chừng nào chúng ta ghét bụi đất và phá đổ các nơi cao, thì sẽ chẳng có phấn hưng chi hết.
Rào cản kế tiếp cho cơn phấn hưng, ấy là những thứ chẳng nên giao nộp...
Giao nộp vật thánh
Các câu 17-18: “Trong lúc đó, Ha-xa-ên, vua Sy-ri, đến xâm phạm đất Gát, và choán lấy. Người cũng tính xâm phạm Giê-ru-sa-lem. Giô-ách, vua Giu-đa, bèn lấy hết thảy những vật thánh của Giô-sa-phát, Giô-ram và A-cha-xia, các tổ phụ người, là vua Giu-đa, đã biệt riêng ra thánh, luôn với các vật thánh của mình, và hết thảy vàng ở trong kho tàng của đền thờ Đức Giê-hô-va và cung vua, mà gởi dâng cho Ha-xa-ên, vua Sy-ri; vì cớ ấy, Ha-xa-ên đi khỏi Giê-ru-sa-lem”.
Khi đối diện với cơn khủng hoảng, Giôách không xây lại với Đức Giêhôva, ông không hô hào xứ sở phải kiêng ăn và cầu nguyện, thay vì thế ông giao nộp các đồ vật thánh, những thứ đã được dâng cho Đức Giêhôva. Ông sử dụng chúng như một của hối lộ để lấy lòng kẻ thù – và kẻ thù của Đức Giêhôva sẽ để cho ông yên. Đây là một trường hợp khác nói tới sự yếu đuối và thiếu quyết tâm của Giôách.
Còn về chúng ta thì sao? Khi gay go ùa đến trong đời sống của bạn, thì sẽ ra sao đây? Có phải đó là những thứ được dâng cho Chúa? Khi ngân sách thắt ngặt, thì nên cắt phần nào? Khi có việc gì đó suông sẻ đang diễn ra vào sáng Chúa nhật, bạn thấy mình ở đâu chứ? Khi lịch trình hàng ngày của bạn chặt chẽ rồi, tiệm giặt ủi hay là Chúa sẽ chờ đợi đây?
Thế giới ở chung quanh chúng ta cho chúng ta biết vật thánh cần phải ra đi. Bill Gates, Nhà Sáng Lập và CEO của Microsoft cho biết như thế nầy trong một cuộc phỏng vấn: "về sự phân bổ nguồn lực thời gian, tôn giáo không nằm ở chỗ có hiệu quả. Có nhiều việc tôi có thể làm vào sáng Chúa nhật" (Trưng dẫn theo tờ Chicago Tribune, số ngày 13 tháng Giêng năm 1997).
Giờ đây, làm ơn, đừng nghe điều nầy giống như một loại thiên về với luật pháp, nó nói bạn phải "nắm lấy giờ giấc" để hòa thuận lại với Chúa. Chúng ta đã trải qua một loạt bài về sách Galati nói tới lý do tại sao ơn cứu rỗi của bạn không thể chiếu theo công khó của bạn. Nhưng nếu chúng ta sốt sắng tìm kiếm một cách ăn ở sâu sắc hơn với Chúa, nếu chúng ta khao khát muốn có phấn hưng, thế thì mọi tài nguyên của chúng ta, thì giờ, ta-lâng, và của cải trước tiên phải thuộc về Ngài, và nếu chúng ta giao nộp vật thành vì cớ để được yên ổn, chúng ta đừng nên trông mong có phấn hưng mà chi.
Rào cản sau cùng đến từ II Sử ký.
Bất chấp sự kêu gọi phải ăn năn
II Sử ký 24:19-22: “Đức Giê-hô-va sai các đấng tiên tri đến cùng chúng, để dắt chúng trở lại cùng Đức Giê-hô-va; nhưng chúng không chịu nghe. Thần của Đức Chúa Trời cảm động Xa-cha-ri, con trai của thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa; người đứng dậy trước mặt dân sự, mà nói rằng: Đức Chúa Trời phán như vầy: Cớ sao các ngươi phạm các điều răn của Đức Giê-hô-va? Các ngươi sẽ chẳng may mắn được, vì đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, và Đức Giê-hô-va cũng đã lìa bỏ các ngươi. Chúng bèn phản nghịch với người, và theo lịnh vua ném đá người tại trong hành lang của đền Đức Giê-hô-va. Ấy vậy, vua Giô-ách không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia-đa, cha của A-cha-xia, đã làm cho mình, nhưng giết con trai người đi; khi người chết thì có nói rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va xem xét và báo lại cho!”
Ngay cả sau khi Giôách đã lạc sai ra khỏi con đường mà Đức Giêhôva đã đánh dấu cho ông, Đức Chúa Trời trong ơn thương xót của Ngài đã sai các sứ giả đến để cảnh tĩnh ông, để mời ông trở lại, để ban bố cơn phấn hưng, sự phục hồi. Nhưng, Giôách đã không muốn nghe mọi điều ông đã làm là sai, vì vậy ông đã cho giết sứ giả.
Tôi tin chúng ta kinh nghiệm sự phục hưng chính là ý chỉ của Đức Chúa Trời – tôi tin đấy luôn luôn là ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi cũng tin rằng trừ phi chúng ta là những cá nhân và là một cộng đồng có đức tin chú ý đến sự kêu gọi phải ăn năn, chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm được mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn dành cho chúng ta, không phải vì Đức Chúa Trời đã lập ra một hệ thống nhất định đâu: Ngươi làm đúng và Ta sẽ chúc phước cho ngươi, nhưng chỉ vì ơn phước của Đức Chúa Trời và sự thân mật với Ngài là không sánh được với một đời sống không chịu ăn năn.
Tôi tin rằng Đức Thánh Linh đang vận hành với quyền phép thuyết phục ngay cả khi tôi đang đứng giảng sáng nay. Tôi tin rằng dân sự có mặt ở đây, kể cả tôi, có lẽ mọi người ở đây đều cảm thấy bàn tay nặng nề của Đức Chúa Trời đang ở trên họ, thuyết phục về các nơi cao cần phải dở bỏ, về các vật thánh thuộc về Chúa cần phải giao nộp. Bạn có thể chọn bất chấp lời kêu gọi phải ăn năn của Đức Chúa Trời rồi cứ tiếp tục với cuộc sống thường lệ, bạn có thể chọn giết sứ giả chỉ bằng cách chọn không bao giờ trở lại đây nữa, hay bạn có thể chọn đầu phục.
Tôi hết lòng tin rằng Đức Giêhôva sẽ bằng lòng và lo vận hành với quyền phép làm phấn hưng trong cộng đồng nầy, mọi chương trình của Ngài được thiết lập, tàu con thoi đang ở trên bệ phóng. Nhưng có một số chim gõ kiến chúng ta cần phải xử lý với, phương thức chúng ta xử lý chúng chính là sự ăn năn – buồn rầu phải lẽ về tội lỗi – buồn rầu phải lẽ đến nỗi chúng ta thay đổi cách xử sự của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét