Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Mathiơ 27:51: "Bức Màn Bị Xé"


Bức Màn Bị Xé
Mathiơ 27:51
“Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới” (Mathiơ 27:51).
Đôi khi bài giảng hay nhất chẳng có một lời nào hết.
Cách đây nhiều năm, tôi có mấy quyển sách nhỏ trong thư viện đầy dẫy với “loại bài học về món đồ” cho thiếu nhi. Những bài học ấy sử dụng các món đồ dùng trong gia đình như nút áo, các loại quả bóng và những cái muỗng để dạy dỗ lẽ thật cơ bản trong Kinh thánh. Nhiều nhà thờ ngày nay có một mảng thờ phượng gọi là “hội thánh thiếu nhi”, trong đó một người lớn sẽ gọi các em bước ra phía trước rồi trao cho chúng bài học về món đồ dựa theo bài giảng mà vị Mục sư sắp sửa rao giảng.
Hội thánh chúng ta nhóm lại đang làm công việc ấy. Luôn luôn là rất vui khi quan sát hội chúng vì người lớn dường như ưa thích phần thờ phượng ấy cũng nhiều như các em thiếu nhi vậy.
Tìm hiểu lý do tại sao thì chẳng có gì là khó cả.
Hết thảy chúng ta đều ưa thích một câu chuyện hay một minh họa ứng dụng. Loại bài học về món đồ được chọn lọc kỹ lưỡng là một phương thức rất hay để dạy dỗ lẽ thật thuộc linh. Vào thời điểm Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một trong những bài học về món đồ hay nhất trong Kinh thánh khi bức màn trong đền thờ bị xé ra từ trên chí dưới.
Không một người nào dám mơ một việc như thế có thể xảy ra. Không một người Do thái tỉ mỉ nào có thể bỏ qua cái chạm của sự cố không lường trước được đó.
Mathiơ nhắc tới sự kiện nầy.
Mác nhắc tới sự kiện nầy.
Luca nhắc tới sự kiện nầy.
Sự kiện ấy có nghĩa gì thế? Chúng ta hãy xem xét ba câu trả lời cho câu hỏi ấy. (Khi James Stewart rao giảng về đề tài nầy, ông đưa ra một bố cục rất đơn sơ, là bố cục mà tôi sử dụng trong sứ điệp nầy).
Hàng rào ngăn trở bị dời đi
Mọi sự về đền thờ của người Do thái nhắc cho người ta nhớ phải đứng xa ra. Có những hành lang được biệt riêng cho nữ giới và các dân Ngoại. Có bàn thờ bằng đồng, của lễ phải được dâng trên đó. Có những bậc thang dẫn lên chính đền thờ. Bên trong đền thờ là hai gian phòng chính, Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Chỉ có thầy tế lễ mới có thể bước vào Nơi Thánh và chỉ có một cách nhất định vào thời điểm nhất định để thực hiện những chức năng tôn giáo ở đấy. Không một ai dám “quanh quẫn” trong Nơi Thánh. Bạn đến để lo thực hiện công việc của Đức Chúa Trời, và rồi bạn ra khỏi đó. Đây không phải là chỗ để chơi đùa đâu. Công tác quan trọng được thực hiện ở đó, được thực hiện bởi hạng người được Đức Chúa Trời biệt riêng ra.
Thế nhưng đã có một chỗ còn thánh hơn Nơi Thánh được gọi là Nơi Chí Thánh. Trọng tâm chính sự thờ lạy của người Do thái đã diễn ra tại khu vực nhỏ nhoi đó. Nếu bạn đọc Lêvi ký 16, bạn có thể tìm gặp các chi tiết đã được đề ra. Nhưng chúng ta có thể tóm tắt chúng như sau:
Chỉ có một người mới có thể bước vào Nơi Chí Thánh – ấy là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm.
Ông có thể bước vào Nơi Chí Thánh mỗi năm một ngày – nhằm ngày Chuộc Tội.
Ông phải mặc loại y phục thật đặc biệt.
Ông phải mang theo huyết của con dê đực.
Ông phải rãi huyết trên Ngôi Thương Xót là nắp Hòm Giao Ước, trong đó có chứa một bản sao 10 Điều Răn.
Nếu có ai khác ngoài Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm dám bước vào Nơi Chí Thánh, người ấy sẽ bị đánh hạ ngay. Nếu Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm dám bước vào đấy vào một ngày khác hơn Ngày Chuộc Tội, ông ta sẽ bị đánh hạ. Nếu Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đến mà không có huyết của dê đực, ông ta sẽ bị đánh hạ.
Mọi sự về toàn bộ hệ thống như gào lên: “Hãy đứng xa ra”, “Đừng đến gần”, “Ngươi không đủ tư cách để bước vào đây”. Sự thể cho thấy đền thờ giống như một rào cản khỗng lồ, bảo đảm rằng chẳng có một người nào có thể bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời mà không được mời.
Nếu người Do thái bị cám dỗ đến nỗi quên đi mọi điều cấm đoán, nếu họ quyết định nắm lấy vấn đề trong tay họ, Đức Chúa Trời đã truyền rằng một bức màn dày phải được treo giữa Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh.
Khi chúng ta suy nghĩ về bức màn, chúng ta tưởng tượng một thứ giống như loại màn cửa phòng khách của chúng ta. Bức màn trong đền thờ không giống như thế đâu. Xuất Êdíptô ký 26:31 mô tả nó là “bức màn bằng vải gai đậu mịn, chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, có thể những hình chêrubin cực xảo”. Các trước giả Do thái nói rằng bức màn ấy dài 60 feet, rộng 20 feet, dệt rất dày bằng thủ công, đòi hỏi tới 300 người mới nhấc nó lên nổi.
Một bức màn như thế không thể bị xé rách làm hai bởi tay của con người được. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể xé rách một bức màn như thế ra làm hai. Đấy là lý do tại sao Mathiơ nói cho chúng ta biết bức màn đã bị xé ra “từ trên chí dưới”, ý nói rằng Đức Chúa Trời đã làm những gì chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được.
Một con đường mở ra
Hêbơrơ 10:19-20 chép rằng: “Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài”.
“Chúng ta nhờ” nói tới các đặc ân. Tôi nhìn vào chữ “đặc ân” trong quyển tự điển và ở đó ghi rằng “một lợi thế do một người hay một nhóm người nắm giữ”, và “một cơ hội để làm một việc thật đặc biệt hay đáng thưởng thức”.
Trở thành Cơ đốc nhân là một đặc ân vì chúng ta có những lợi thế nhất định mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Hêbơrơ 10:19 chép rằng chúng ta có quyền bước vào sự hiện diện trực tiếp của Đức Chúa Trời.
Tôi tự hỏi việc ấy giống như kiếm được một khán thính giả với Nữ Hoàng Anh quốc vậy.

Để bước vào đại sảnh của Điện Buckingham.
Có những vệ binh hoàng gia với bộ đồng phục oai vệ hộ tống.
Được ngồi ở nội thư phòng và được Nữ Hoàng tiếp kiến.
Để nghe Bà nói: “Ta có thể làm gì cho ngươi?”
Để biết Bà có quyền ưng chuẫn lời yêu cầu của tôi.

Việc gặp gỡ Nữ Hoàng quả thật là một đặc ân. Song việc ấy lại không thường diễn ra đâu. Nữ Hoàng là một Nhân Vật Rất Quan Trọng, và thậm chí tôi không phải là thần dân Anh quốc. Tôi sống trong “vùng Thuộc Địa” ở bên kia bờ đại dương. Tôi không có thế đứng cho dù với bất kỳ ý nghĩa nào để kiếm được một khán thính giả với Nữ Hoàng Anh. Đặc ân ấy không thuộc về tôi.
Nhưng trong con mắt của Đức Chúa Trời tôi đang đứng nhờ huyết của Chúa Jêsus để bước vào gian phòng có ngai của Thiên Đàng. Đấy là điều mà Hêbơrơ 10 nói tới khi câu ấy nói rằng Chúa Jêsus đã mở ra một con đường cho chúng ta ngang qua bức màn. Bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, Ngài đã phá đổ bức tường đứng giữa Đức Chúa Trời và chúng ta.
Giờ đây, chúng ta có thể gặp thẳng Đức Chúa Trời bất kỳ thời điểm nào, bao lâu chúng ta còn bước đi trong danh của Chúa Jêsus, chẳng xưng nhận gì trừ ra huyết của Chúa Jêsus là cái cớ duy nhất được chấp nhận.
Sánh với hệ thống cũ nắm giữ chặt con người, thực sự đây là một con đường “mới”. Vì Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, đây là một con đường “sống”.
Tôi là người bạn thiết của Con Đức Chúa Trời.
Tôi là một thành viên trong chính gia đình của Đức Chúa Trời.
Tôi là công dân của thiên quốc.
Bấy nhiêu đó cung ứng cho tôi chỗ đứng, lợi thế, lối vào, đặc ân.
Và chỗ đứng nầy được ban cho từng con cái của Đức Chúa Trời được mua bằng huyết. Thế đứng ấy không phải chỉ dành cho một mình tôi. Đây là ơn của Đức Chúa Trời ban cho những ai tin cậy nơi Con của Ngài. Chúng ta có đặc ân của một khán thính giả với chính mình Đức Chúa Trời.
Bất cứ thời điểm nào. Bất cứ đâu. Thường trực theo như chúng ta muốn.
Tôi tìm được một danh sách trên mạng Internet nói tới hạng người có ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới. Bảng danh sách ấy liệt kê ra những cái tên như Hillary Clinton, Sting, Chris Christie, Amy Chua, Mark Zuckerberg, Angela Merkel, và nhiều người nữa mà tôi chưa hề nghe nói tới. Tôi chẳng bận tâm dò tìm tên tôi trên danh sách ấy vì nó không có ở đó. Giống như một người đã nói với chúng ta ngày hôm qua: “Không sao đâu. Đừng lo lắng mà chi”. Tôi phải xưng rằng có nhiều người trên bảng danh sách đó có những lợi thế từ nhận định theo đời nầy mà tôi không hề có. Địa vị có những đặc quyền của nó. Khi họ nói, ai nấy đều lắng nghe. Họ có thể đi những nơi mà tôi không thể đi được. Họ tiếp cận với thứ tốt nhất mà thế gian cung hiến cho, những thứ như loại vé các sự kiện quan trọng, chỗ ngồi tốt nhứt trong các nhà hàng sang trọng, và loại phòng ốc trong bất kỳ khách sạn nào trên thế giới. Từng lời nói của họ được đăng tải trên báo chí.
Đấy là cách mà người thế gian có.
Còn tôi thì nói: “Không sao đâu. Đừng lo lắng mà chi”.
Nhờ huyết của Chúa Jêsus tôi được đến gần ngay ngôi của Đức Chúa Trời. Nói như thế có nghĩa là tôi có thể đến bất cứ giờ nào, bất cứ đâu, theo ý tôi thích, vì bất kỳ lý do nào cũng được. Cha thiên thượng của tôi sẽ không xua tôi đi. Có được loại tiếp cận ấy thì thật là tuyệt vời. Khi người con trai cả của chúng tôi được 4 hay 5 tuổi, nó đến với chúng tôi vào buổi nhóm cầu nguyện thâu đêm tại nhà thờ. Ấn định rồi như thế, tôi bắt đầu mỗi giờ đồng hồ với lời chào ngắn gọn với những người đến nhóm lại đặng cầu nguyện. Sau một lời chào, có người bạn đến gặp tôi rồi nói “Ông có thấy những điều Josh đã làm không?” “Không. Nó làm gì vậy?” “Ông không thấy nó sao?” Bạn tôi nói cho tôi biết rằng khi tôi trò chuyện với dân sự, Josh bước tới rồi nói về ai đó với tôi. Tôi dừng lại việc tôi đang làm rồi nói chuyện với nó trong một phút. Khi chúng tôi nói chuyện xong, nó bỏ đi, và tôi xây lại trao đổi với đám đông.
Bây giờ, đây là phần đáng ngạc nhiên.
Thậm chí tôi không nhớ tới việc ấy vì dường như việc ấy tự nhiên đến nỗi Josh sẽ đến rồi nói chuyện với tôi bất cứ lúc nào nó muốn. Và còn hơn thế nữa, Josh vốn biết nó có quyền đó vì sự thực nó là con trai của tôi. Nó biết nó có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào.
Cũng một thể ấy với từng con cái của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có quyền hạn lớn lao hơn những người mà thế gian kể là Nhân Vật Rất Quan Trọng. Họ có thể nhận lấy mọi thứ ưu tiên trong các chương trình hay nhất của Broadway, nhưng chúng ta có quyền bước thẳng vào gian phòng có ngai của vũ trụ.
Há điều đó chẳng tốt hơn sao?
Sự trông cậy được khẳng định
Không những hàng rào ngăn trở bị đời đi và một con đường được mở ra, việc xé rách bức màn có ý nói rằng sự trông cậy của chúng ta về sự sống đời đời đã được chính mình Đức Chúa Trời khẳng định.
“Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi thánh mà Đức Chúa Jêsus đã vào như Đấng đi trước của chúng ta, vì đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mên-chi-xê-đéc” (Hêbơrơ 6:19-20).
Mấy câu nầy công bố bằng thứ ngôn ngữ đơn sơ rằng chúng ta có một cái neo cho linh hồn chúng ta, cái neo ấy không thể bị dời đi. Tôi viết mấy lời nầy khi tôi có mặt trên chiếc tàu đi vào vùng biển Caribbe. Vì chiếc tàu của chúng tôi rất lớn, nó có một cái neo cũng rất to để giữ con tàu ở nguyên vị trí khi giông bão ụp đến. Một cái neo trong thời tiết bình thường sẽ chẳng có công dụng gì nhiều. Một cái neo minh chứng giá trị của nó khi biển và gió đe dọa di dời con tàu ra khỏi hải cảng.
Để giữ con tàu ở nguyên vị trí, cái neo phải bám thật chặt dưới đáy biển. Nếu cái neo nằm trên cát, nó sẽ không giữ con tàu ở tại chỗ được. Hêbơrơ 6 chép rằng cái neo của chúng ta rất chắc chắn vì nó được neo ở đàng sau bức màn trong chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có cái neo không thể bị dời đi, Chúa Jêsus Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta đã mở ra con đường bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Vì Ngài không rúng động, chúng ta không thể bị dời đi. Vào năm 1834, Edward Mote đã viết lời lẽ của một bài thơ đã trở thành bài ca Tin Lành rất hay. Câu đầu tiên của bài The Sold Rock viết như thế nầy:
Sự trông cậy của tôi được xây dựng
chẳng trên một điều gì
khác hơn huyết và sự công bình của Chúa Jêsus.
Tôi không dám tin cậy
vào phương kế ngọt ngào nhất
Song hoàn toàn nương cậy vào
danh của Chúa Jêsus.
Câu thứ hai sử dụng lời lẽ mượn từ Hêbơrơ 6:
Khi tối tăm dường che giấu mặt Ngài,
Tôi yên nghỉ trên ân điển không đổi.
Trong từng cơn gió mạnh và bão tố,
Neo của tôi thấu vào phía trong màn.
Và giai điệu công bố ra lẽ thật vinh hiển bằng lời lẽ rất đơn sơ và long trọng:
Tôi đứng trên Christ vầng đá tảng,
Mọi nơi khác dường cát lún thôi.
Mọi nơi khác dường cát lún thôi.
Đây là những tin tức tốt lành cho hết thảy những ai biết mình vốn yếu đuối và thất bại. Nhiều Cơ đốc nhân cảm thấy giống như người kia trong Mác 9:24, ông ta hô lên: “Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!” Sâu lắng bên trong, chúng ta tin, chúng ta biết Chúa Jêsus là Chúa chúng ta, và chúng ta yêu mến Ngài, mặc dù tình cảm của chúng ta có thể là không hoàn hảo. Nhưng khi chúng ta nhìn vào tấm gương, tội lỗi của chúng ta dấy lên xét đoán chúng ta, và chúng ta nhớ lại kèm theo xấu hổ những lời hứa cuội, những lời nói khó nghe, các việc làm không tử tế, và thể nào chúng ta làm buồn những người đặt lòng tin cậy nơi chúng ta.
Nếu chúng ta suy gẫm luôn những việc nầy, không bao lâu nữa chúng ta sẽ bắt đầu hồ nghi không biết mình có còn là Cơ đốc nhân không nữa!?!
Và ngay ở đây – ngay ở đây! – lý thuyết đúng đắn có thể giải quyết được vấn đề. Bao lâu đức tin Cơ đốc của chúng ta nương vào chúng ta, chúng ta đang ở trong chỗ rắc rối. Nhưng nếu đức tin chúng ta hoàn toàn nương vào Đức Chúa Jêsus Christ, khi ấy chúng ta có một sự trông cậy rằng ngay cả sự xấu hổ của chúng ta cũng không thể bôi xóa được. Nếu Đấng Christ là cái neo của linh hồn chúng ta, khi ấy chúng ta có thể yên nghỉ vì cái neo của chúng ta có thể chống chọi bất cứ giông bão nào, thậm chí giông bão của một lương tâm phạm tội.
Khi James Stewart rao giảng về đề tài nầy, ông thuật lại một cụ tín hữu người Tô cách Lan, một ngày kia cụ đi nhà thờ cảm thấy xấu hổ vì cớ tội lỗi của mình. Khi đĩa Tiệc Thánh được đưa tới, cụ từ chối không dự, cứ nghĩ mình không xứng đáng. Lúc ấy, cụ nhìn thấy một phụ nữ còn trẻ trong hội chúng cũng từ chối không dự, rồi tan vỡ trong hai hàng nước mắt. Stewart thuật lại những gì xảy ra kế đó:

Hai hàng nước mắt của cô ấy khiến cụ quay trở lại với lẽ thật của Tin Lành mà chính cụ cần phải nhớ lại. Cụ nghe ai đó thầm thì trong nhà thờ: “Hãy cầm đi, cô gái. Hãy cầm đi. Bánh ấy dành cho hạng tội nhân đấy”. Rồi chính cụ đã dự phần.

Đấy là ý nghĩa sâu sắc của việc xé rách bức màn. Luật pháp xét đoán chúng ta đã đi đến mức cuối cùng rồi, đã bị án chết trong sự chết của Đấng Christ. Khi Chúa Jêsus chịu chết, luật pháp cũ đã chết với Ngài.
Vì vậy giờ đây chẳng có sự phán xét nào dành cho những kẻ tin theo Chúa Jêsus.
Cũng vậy, con đường dẫn tới thiên đàng đang rộng mở cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
Nhờ đó, chúng ta biết rằng chúng ta có sự sống đời đời.
Khi bạn cảm thấy gánh nặng tội lỗi, bạn tự hỏi không biết Chúa Jêsus có tiếp nhận bạn hay không!?! Có lẽ bạn nghĩ tội lỗi của bạn là quá lớn lao, mọi vi phạm của bạn nhiều đến nỗi Chúa Jêsus không thể cứu được bạn. Nhiều người cảm thấy theo cách ấy, và thực sự chúng ta hết thảy sẽ cảm nhận theo cách ấy nếu chúng ta có nhận định chúng ta thực sự hôi thối như thế. Nhưng có một sứ điệp dành cho bạn từ bức màn bị xé rách trong đền thờ.
Đừng sợ.
Đừng để cho tội lỗi bạn trì kéo bạn.
Đức Chúa Trời đã mở ra cánh cửa vào thiên đàng.
J. C. Ryle tóm tắt ý nghĩa thật của bức màn bị xé rách trong câu nói nầy:

“Tội lỗi của chúng ta có thể rất nhiều và lớn lao, nhưng Đấng Thay Thế Vĩ Đại của chúng ta đã trả giá cho mọi gánh nặng đó".

Bạn có tin như thế không? Thế thì hãy tự mình đến xem.
Hãy đến xem.
Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến với Chúa Jêsus và nhìn thấy ơn thương xót của Ngài lớn lao là dường nào.
Thập tự giá tỏ ra tấm lòng vĩ đại của Đức Chúa Trời, và tấm lòng ấy đầy dẫy với tình yêu thương. Khi Chúa Jêsus gục chết, Đức Chúa Cha đã rao ra một bài giảng không lời khi Ngài xé rách bức màn từ trên chí dưới. Đây là cách nói của Đức Chúa Trời: “Ngươi được nghinh đón trong gia đình ta. Đừng để cho một thứ gì trì kéo người”.
Có thể chúng ta là hạng tội trọng đấy, nhưng Chúa Jêsus là Cứu Chúa vĩ đại. Đừng sợ, và hãy tin cậy Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét