Cách Đức Chúa Trời Nhìn Xem Trẻ Con
– Thi thiên 127-128
“Sự kết thúc chiến tranh và cái chết của một vị Tổng thống đề ra nhiều tiêu đề lớn lao hơn. Song với tư thế thật yên lặng, một sự kiện thứ ba trong tuần qua có thể trở thành ảnh hưởng lâu dài trên sinh hoạt của người Mỹ”.
Vì vậy tờ Newsweek có đăng một bài từ ngày 5 tháng 2 năm 1973 nói về quyết định của Roe v. Wade hợp pháp hóa tình trạng phá thai trong nước Mỹ. Bài viết tiếp tục giải thích lý do tại sao quyết định ấy lại là vấn đề:
"Vì nhiều mục đích thực tiễn, Tòa Thượng Thẫm Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa việc phá thai, cho rằng việc kết thúc thai kỳ không mong muốn có hiệu lực giữa người phụ nữ và bác sĩ tư của họ”.
Giờ đây chúng ta có thể thấy rõ rằng tờ Newsweek là chính xác. Quyết định về việc phá thai sẽ làm thay đổi xã hội Mỹ ngay từ cơ sở. Chắc chắn (việc ấy sẽ phải mất mấy năm và thêm một số quyết định của Tòa Thượng Thẩm) việc phá thai sẽ được hợp pháp trong hầu hết mọi tình huống.
William F. Buckley đã viết rất ngắn sau 4 ngày có quyết định của Tòa: “Chính xác thì đây là Quyết Định Dred Scott của thế kỷ thứ 20” (“Tòa quyết định về việc phá thai”, ngày 27 tháng Giêng năm 1973), gợi nhớ lại quyết định của Toà Thượng Thẩm vào năm 1857 cho phép giữ lấy nô lệ, làm chủ những nô lệ vì hạng nô lệ không được Hiến Pháp bảo hộ và có thể không bao giờ trở thành công dân Hoa kỳ. Quyết định gây tranh cãi đó đã giúp đề ra bối cảnh cho cuộc Nội Chiến. Buckley nói đúng. Gần 40 năm sau, Roe v. Wade vẫn còn tranh cãi vì nhiều người Mỹ cứ phân tán mãi về tình trạng phá thai.
Tôi đừng lại để phản ảnh rằng tôi còn ngồi ghế đại học khi Roe v. Wade đã được nhắc tới rồi. Quyết định phá thai đã đến rồi đi, và tôi chẳng biết hay chẳng suy nghĩ gì về việc ấy. Thêm 7 năm khác nữa trước khi vấn đề sẽ trở nên riêng tư đối với tôi. Vào tháng 5 năm 1980 tờ Moody ra hàng tháng đã cho đăng một câu chuyện nói về tình trạng phá thai, trang bìa là Bác sĩ phẩu thuật nổi tiếng C. Everett Koop (về sau trở thành Tướng Surgeon của Hoa kỳ) đang ẳm một đứa trẻ trên tay. Bức tranh ấy và bài viết kèm theo đã khiến tôi phải suy nghĩ sâu sắc về tình trạng phá thai lần đầu tiên. Khi nhìn lại, tôi dám chắc sau cùng vấn đề đã bắt lấy tấm lòng tôi vì khi tôi đọc bài viết thì đứa con đầu tiên của tôi đã được 6 tháng tuổi. Khi tôi viết mấy lời nầy, tấm lòng của tôi lại bị bắt lấy một lần nữa vì cháu nội của tôi (Knox Samuel Pritchard) mới được 5 tháng tuổi. Các vấn đề như phá thai đều rất thực tế ở một cấp độ nào đó, về đạo đức hay ở một cấp độ khác, và hoàn toàn sâu sắc một cách riêng tư. Hết thảy chúng ta đều có nhiều cách thức để tìm cho ra sự thực của vấn đề.
Đây là một việc mà chúng ta biết chắc: Đức Chúa Trời có một tấm lòng dành cho con trẻ, và tấm lòng Ngài đau buồn vì trẻ con bì giết bởi phá thai. Viết chủ yếu về phá thai không phải là dự tính của tôi trong sứ điệp nầy. Tôi đã viết nhiều lần rồi và sẽ viết về vấn đề ấy nữa trong tương lai. Trong sự tranh cãi của cả nước về tình trạng phá thai, tôi không “trung lập” cho dù là thế nào đi nữa. Tôi biết với sự chắc chắn về mặt đạo đức rằng phá thai là sai và là một điều cực kỳ gian ác. Tôi nghĩ tôi sẽ biết chắc việc ấy nếu tôi không phải là một Cơ đốc nhân, nhưng vì tôi là một Cơ đốc nhân, tôi không thể gạt bỏ niềm tin của mình về sự sống ra khỏi mọi tín điều sâu sắc nhất tôi có về Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên sự sống.
Hôm nay tôi viết vì Tính Thiêng Liêng của Ngày Chúa Nhật Sống Động Của Con Người đang ở trên chúng ta. Tính ấy luôn được chú ý vào ngày Chúa nhật gần với ngày 22 tháng Giêng nhất, là ngày Tòa Thượng Thẩm đưa ra điều luật Roe v. Wade. Trong sứ điệp tôi muốn hỏi và đáp một câu chuyên về sự tranh cãi phá thai. Đức Chúa Trời nhìn xem con trẻ như thế nào? Nếu chúng ta biết câu trả lời cho câu hỏi ấy, chúng ta biết cách thức chúng ta nhìn xem con trẻ. Có phải chúng là phước hạnh hay gánh nặng?
Bạn có thể nói nhiều về một xã hội bởi cách thức họ đối đãi với trẻ con. Trong Cựu Ước, trong khi những kẻ theo tà giáo hy sinh con cái của họ cho các tà thần, người Do thái đã dạy dỗ con cái họ mấy lời nầy: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 6:4-5). Họ đã xem trọng Đức Chúa Trời khi Ngài phán phải gây ấn tượng trên con cái họ bằng những lẽ thật nầy. Hãy dạy dỗ chúng khi bạn ngồi ở trong nhà và khi bạn đi ở ngoài đường, khi bạn nằm xuống giường và khi bạn thức dậy (các câu 7-9).
Con cái của chúng ta là những ân tứ đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta nên trân trọng chúng và đừng xem chúng là điều tự nhiên mà có. Chúa Jêsus công bố rằng “Hễ ai vì danh ta chịu tiếp một đứa trẻ thể nầy, tức là chịu tiếp ta” (Mathiơ 18:5). Khi ấy Ngài đưa ra lời cảnh báo long trọng nầy: “Song, nếu ai làm cho một đứa trong những đứa nhỏ nầy đã tin ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống đáy biển còn hơn” (Mathiơ 18:6). Vì Chúa Jêsus yêu thương con trẻ, người nào làm hại con trẻ sẽ trả lời với Ngài.
Với phần giới thiệu như thế, chúng ta xây sang Thi thiên 127-128. Hai Thi thiên ngắn gọn nầy được đặt kế nhau vì một lý do. Chúng dạy chúng ta cách thức Đức Chúa Trời cảm nhận về con trẻ và cách thức chúng trở thành một phước hạnh chớ không phải là gánh nặng.
I. Con cái là ân tứ đến từ Đức Chúa Trời.
“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng" (Thi thiên 127:3). Ở đây, chúng ta học biết rằng con cái ra trực tiếp từ tay của Đức Chúa Trời. Chúng là những ân tứ của ân điển được gửi đến đất từ trời. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về việc dựng nên sự sống trong tử cung.
Sáng thế ký 30:17: “Đức Chúa Trời nhậm lời Lê-a, nàng thọ thai”.
Sáng thế ký 33:5: "Ấy là con cái mà Đức Chúa Trời đã cho kẻ tôi tớ anh”.
Sáng thế ký 48:9: “Ấy là những con trai của con mà Đức Chúa Trời đã cho”.
Phục truyền luật lệ ký 7:13: “Ngài sẽ ban phước cho con cái ngươi”.
Thay vì lo xây dựng các đế chế, bậc làm cha làm mẹ trước tiên phải lo xây dựng một gia đình. Con cái là “cơ nghiệp” ra từ Đức Chúa Trời, một phương thức bảo tồn gia đình thành thế hệ kế tiếp. Hết thảy chúng ta đều muốn được ghi nhớ sau khi chúng ta qua đời. Nếu bạn là một người cha, bạn sẽ được ghi nhớ bởi con cái mà bạn để lại sau lưng. Di sản đó sẽ giữ mãi dài lâu sau khi mọi thành tựu cá nhân của bạn bị lãng quên.
Đôi khi một cặp vợ chồng không thể có con cái vì nhiều lý do khác nhau. Phân đoạn Kinh thánh nầy không có ý nói rằng chẳng có con là một dấu hiệu nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nó chỉ công bố rằng con cái là phước hạnh ra từ nới Chúa. Khi giữ lấy lẽ thật nầy, thật là quan trọng khi chúng ta cứ nói ra mọi điều Kinh thánh nói và đừng đi quá những điều đó.
Còn về những cặp vợ chồng mong muốn có con nhưng lại không thể có được chúng thì sao? Tôi đã quan sát và nhìn thấy những cặp vợ chồng đó thường trở thành bậc cha mẹ của con cái đời nầy. Họ là những người chuyên phục vụ cho kẻ mồ côi cha và mồ côi mẹ. Thường thì họ nhận con nuôi, họ trở thành bậc cha mẹ nuôi, họ làm việc trong một trung tâm sản khoa, họ tư vấn trong thành phố, họ dạy lớp Trường Chúa Nhật, họ làm việc ở cơ quan Awana, và họ tiếp cận với loại trẻ sống vất va vất vưởng. Có rất nhiều trẻ em chẳng có ai chăm sóc cho chúng. Đức Chúa Trời chúc phước cho những người trưởng thành nào tỏ ra tình yêu thương của Chúa Jêsus cho con cái của đời nầy.
Chẳng có khoái lạc nào trong cuộc sống có thể sánh bằng khoái lạc nhìn thấy con ruột của mình lớn lên. Nó giống bạn thật là nhiều, được dựng nên theo ảnh tượng của bạn, một hình ảnh của bạn được thu nhỏ lại, tuy nhiên lại rất khác. Chúng đi đứng giống như bạn, chúng nói năng giống như bạn, chúng cười đùa y như bạn, và thế mà chúng lại có đầu óc riêng của chúng.
Không một ai bị nói là đã sống vô ích khi để lại sau lưng mình con cái biết kính mến Chúa và bước theo các dấu chơn Ngài. Cliff Raad đã chỉ cho tôi thấy một tấm bảng nhỏ ông đã mua để gắn trong văn phòng mình với hàng chữ khắc III Giăng 4: “Tôi nghe con cái tôi làm theo lẽ thật, thì không còn có sự gì vui mừng hơn nữa".
Con cái đem tình yêu của Đức Chúa Trời đến với chúng ta. Khi bạn nhìn vào mặt của con mình, bạn sẽ nhìn biết rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được như vậy. Mọi hồ nghi của bạn sẽ tan biến đi giống như sương móc ban mai đương lúc mùa hè. Thời gian và cõi đời đời gặp nhau trong tấm lòng của một đứa trẻ. Mỗi thứ ấy khi đến, chúng mang lấy dấu tay của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus yêu thương con trẻ ... và chúng ta cũng thế!
II. Con trẻ giống như những mũi tên cần phải được mài nhọn và có mục tiêu.
“Con trai sanh trong buổi đang thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ” (Thi thiên 127:4).
Mũi tên tuy nhỏ những có quyền lực. Hãy suy nghĩ đến mọi điều con cái mình có thể làm xem. Mũi tên phải được mài cho thật nhọn. Chúng ta cũng phải nắn đúc con cái mình như thế. Mũi tên có thể được bắn đi thật xa. Ai biết được con cái mình sẽ đi bao xa? Mũi tên phải được nhắm kỹ hầu bay trúng mục tiêu. Bạn đang nhắm mục tiêu nào thế?
Cung thủ để ra thật nhiều giờ để sửa soạn các mũi tên của họ. Họ lựa chọn cẩn thận đúng mẫu gỗ, cắt nó cho đúng với kích cỡ, rồi để ra nhiều giờ đánh bóng, mài dũa, và lông vũ thích hợp cũng như đầu mũi tên nhọn. Họ cẩn thận ngắm đích nhắm của các mũi tên, vì một mũi tên có thể gây thiệt hại rất lớn. Tuần rồi tôi lần qua câu nói nầy, đã được viết ra cách đây hơn 100 năm. “Bậc phụ huynh không nên đùa giỡn với con cái của họ, giống như mấy tên ngốc đang đùa giỡn với đồ nhọn hoắc kia”. Tôi đồng ý. Có nhiều bậc phụ huynh đùa giỡn với con cái của họ và rồi lấy làm lạ tại sao chúng không đổi ra đàng hoàng.
Nhiều phụ huynh Cơ đốc đang chơi trò phòng thủ với con cái của họ, khi lẽ ra họ phải chơi trò tấn công. Chơi trò phòng thủ nghĩa là hy vọng con cái của bạn sẽ không hút thuốc, không uống rượu, không dùng ma túy, không ngủ bậy, và không rơi vào chỗ rắc rối. Điều đó là tốt thôi, song như thế là một mục tiêu quá thấp đối với bậc phụ huynh Cơ đốc. Chúng ta đáng phải nuôi dạy con cái chúng ta chơi trò tấn công, phải học cách làm thay đổi thế giới cho Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đáng phải cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời sẽ khiến con cái chúng ta thành “loại cầu thủ chịu va chạm” cho Đức Chúa Jêsus Christ.
Đôi khi mọi ước mơ của chúng ta là quá nhỏ nhoi. Chúng ta muốn chúng tiếp thu một nền giáo dục, tìm kiếm sự nghiệp, ổn định, thành hôn với một người đàng hoàng, và năng động. Bấy nhiêu là chưa đủ đâu. Có phải bạn muốn con cái mình hầu việc Chúa không? Điều đó không xảy ra do tình cờ đâu đấy. Bạn phải mài nhọn chúng giống như các mũi tên rồi ngắm chúng theo một hướng đúng đắn.
III. Con cái là sức mạnh của gia đình.
“Phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình! Người sẽ không hổ thẹn, khi nói năng với kẻ thù nghịch mình tại cửa thành” (Thi thiên 127:5).
Câu nầy dường như dạy rằng loại gia đình đông con là một dấu đặc biệt nói tới ơn phước của Đức Chúa Trời. Như thế nào thì là “đầy”? Hỏi như thế thì giống như hỏi “Tóc dài là tóc như thế nào?” Kinh thánh không xác định bạn có bao nhiêu con, nhưng ở từng địa điểm, Kinh thánh nói tới chủ đề, con cái luôn luôn là một ơn phước, và nhiều con là một dấu hiệu nói tới sự ưu ái của Đức Chúa Trời. Không phải hết thảy các gia đình trong Kinh thánh đều là đông con cả đâu, tất nhiên là thế, nhưng có nhiều gia đình đông con lắm. Điều nầy đi ngược lại vấn đề “nhiều con” được dạy dỗ hôm nay, thậm chí trong vòng hàng giáo phẩm, song quan niệm có ít con hơn để bạn có thể chi tiêu nhiều tiền bạc cho chúng dường như là hoàn toàn kỳ cục đối với các trước giả Kinh thánh.
Đức Chúa Trời không truyền bao nhiêu con cái mà một cặp vợ chồng phải có. Gùi thì giống như giày vậy, chúng có nhiều kích cỡ. Hãy hình dung cái gùi của bạn có kích cỡ nào và rồi hãy cầu xin Đức Chúa Trời giúp cho bạn làm đầy nó. Xem xét về tuổi tác và sức khỏe sẽ dẫn tới quyết định, nhưng động lực cũng rất là quan trọng. Có ít con hơn có thể là thuận tiện, nhưng đấy không luôn luôn là quyết định tốt nhứt đâu. Hãy suy nghĩ về việc ấy một chút xem.
Con cái là phiên bản của Kinh thánh về chế độ An Sinh Xã Hội. Chúng tiếp trợ cho cha mẹ chúng trong lúc họ về già. Nếu cha mẹ yêu thương con cái, tương lai của chúng còn an ninh hơn nếu chúng có 5 triệu USD trong ngân hàng.
Cửa thành là nơi mà dân sự lo xử lý công việc của họ. Đấy cũng là chỗ mà ở đó người khôn ngoan cai trị rồi đưa ra những sự xét đoán. Dân sự sẽ gặp đối tác của mình “tại cửa thành”. Một người cha với nhiều con có nhiều người bảo vệ khi ông ta bị vu cáo. Chúng đứng và làm chứng tốt cho danh của ông ta. “Phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình! Người sẽ không hổ thẹn, khi nói năng với kẻ thù nghịch mình tại cửa thành” (Thi thiên 127:5).
Đây là một gia đình đoàn kết để tự bảo hộ mình chống lại mọi công kích. Hãy lưu ý, chẳng có gì được nói tới tiền bạc hay thế lực hoặc địa vị. Ơn phước của Đức Chúa Trời không thấy có nơi sự giàu có đời nầy hay sự tích lũy “đồ đạt”, mà có ở một gia đình hạnh phúc tập hợp lại bất cứ lúc nào có rối rắm.
Đây là một câu nói tới những ông chồng (và các bà vợ) tham công tiếc việc: Có ích lợi gì khi một người có cả thế gian thế mà lại mất gia đình mình? Tôi chưa hề biết có người nào nằm trên giường chờ chết nói: “Tôi ao ước có thêm thời gian để ở trong văn phòng làm việc”. Song có nhiều người nói: “Tôi ao ước có thêm thời gian với gia đình mình”. Ồ, cần phải khôn ngoan đủ để tiếp thu điều nầy đang khi vẫn còn có thời gian để tạo ra sự khác biệt. Chẳng có điều gì ở đây đi ngược lại việc có một sự nghiệp hay chịu khó làm việc hết. Thế nhưng cần phải có những trình tự ưu tiên đã được cân đối và để nắm bắt được phần giá trị cao nhất – giá trị gia đình.
Derek Kidner chỉ ra việc nuôi dạy con cái có thể rất nhọc nhằn và khó khăn. Con cái vừa là ơn phước mà cũng là gánh nặng. Các sự ban cho của Đức Chúa Trời rất điển hình ở chỗ trước tiên chúng là những nghĩa vụ pháp lý trước khi chúng trở thành tài sản. Lời hứa của chúng càng lớn lao, thì thách thức sẽ càng lớn lao hơn cho phần việc nuôi dạy con cái của Đức Chúa Trời. Y như rằng con cái của chúng ta sẽ là một vài trước khi chúng trở nên gùi đầy.
IV. Con cái là niềm hy vọng của gia đình.
“Vợ ngươi ở trong nhà ngươi sẽ như cây nho thạnh mậu; Con cái ngươi ở chung quanh bàn ngươi khác nào những chồi ô-li-ve. Kìa, người nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được phước là như vậy” (Thi thiên 128:3, 4).
Cây nho là biểu tượng của sự quyến rũ, vẻ đẹp và sức hấp dẫn tình dục. Người vợ trong câu nầy đưa ra một đối chiếu rõ ràng với người vợ bất trung ở Châm ngôn 7:11, ở đây chép về người nầy như sau: “Nàng vốn nói om sòm, không thìn nết, hai chân nàng chẳng ở trong nhà”. Trong Thi thiên nầy, người vợ vốn hấp dẫn, lôi cuốn, quyến rũ và trung thành. Lý tưởng của Đức Chúa Trời không phải lập gia thất rồi để chịu đựng đâu, mà ngày càng hạnh phúc hơn, khá hơn, vui vẻ hơn, và người chồng vẫn luôn thấy người vợ hấp dẫn với mình hơn sau 20 hoặc 30 hay 40 hoặc 50 năm.
Cây nho làm cho ngôi nhà thêm xinh đẹp. Nó phủ lấy mái hiên, làm cho ngôi nhà được mát mẻ, và làm cho bàn ăn thêm phần phong phú với những trái nho mọng nước. Đấy là một người vợ tin kính đối với chồng của nàng. Nàng là mãi triều thiên cho chồng mình, là người nâng đỡ và là sức lực của nàng. Chàng sống hạnh phúc bất cứ đâu vì chàng là người hạnh phúc nhất trong gia đình.
Chồi ôlive nói tới tiềm năng rộng lớn trong tương lai. Cây ôlive trưởng thành cho ra trái, gỗ, và dầu rất có giá trị. Cũng một thể ấy, con cái được Đức Chúa Trời ban cho có tiềm năng rộng lớn vì ích cho thế gian nầy. Đúng là một đặc ân khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trở thành hạng quản gia, lo chăm sóc những cái bình phước hạnh của Ngài vì thế gian. Không ai có thể nói đứa con rồi đây sẽ ra thể nào.
Sáu phần kết luận quan trọng
Thứ nhứt, con cái là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, và gia đình hạnh phúc là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Họ không đến bởi nổ lực của con người hay từ chính sách nhà nước, song chỉ đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên cao kia.
Thứ hai, ơn phước của Đức Chúa Trời đang sẵn có cho bất kỳ ai tìm kiếm chúng. Việc duy nhứt Đức Chúa Trời đòi hỏi, ấy là dân sự Ngài phải kính sợ Ngài và vâng theo các mạng lịnh của Ngài. Tiền bạc và sự thành công đời nầy chẳng đáng sánh với sự vui vẻ của một gia đình hạnh phúc, nơi đó bố mẹ yêu thương nhau, con cái hiếu kính cha mẹ chúng, và họ cùng nhau nhóm lại quanh bàn ăn mỗi tối để chia sẻ mọi nổi niềm buồn vui của họ.
Thứ ba, chúng ta phải nắm bắt lấy giá trị cao của gia đình, về mối hôn nhân một chồng một vợ, về sự tiết độ trước hôn nhân, và về một đời sống cùng nhau phước hạnh sau hôn nhân. Chúng ta phải dạy dỗ con cái của chúng ta rằng tình yêu chơn thật đang chờ đợi, rằng mối hôn nhân đó đáng ao ước, rằng chức năng làm mẹ là một sự kêu gọi cao thượng, rằng một người cha tin kính thì quan trọng hơn là cứ lái xe BMW và ngồi trong văn phòng có máy lạnh, rằng một gia đình yêu thương thì có giá trị hơn hết thảy vàng bạc ở Fort Knox, rằng quan hệ tình dục bừa bãi chỉ dẫn đến buồn rầu và đau đầu, rằng con cái chúng ta thì có giá trị hơn mói thứ tình cảm, mọi nổ lực, và mọi đầu tư của thì giờ và tài nguyên của chúng ta.
Thứ tư, chúng ta cần phải hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ của chúng ta. Phước thay là gia đình nào có cơ nghiệp tin kính được chuyền đi từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Đức Chúa Trời chúc phước cho bậc ông bà đó, họ đã đầu tư thì giờ, năng lực, nước mắt và sự cầu nguyện vào đời sống cháu chắt của họ.
Thứ năm, chúng ta cần phải nhấn mạnh vai trò mà bậc tổ phụ tin kính đã đóng và sự kêu gọi cao cả của chức năng làm mẹ và công tác nội trợ. Các hội thánh địa phương hoàn toàn rất hợp lý trong việc chi ra số tiền lớn trên chức vụ của chúng tôi đối với thiếu nhi, ấu nhi, và lứa tuổi thanh thiếu niên vì con cái chúng ta tiêu biểu cho niềm hy vọng trong tương lai. Chúng ta phải tiếp tục huấn luyện bậc cha mẹ còn trẻ trong mọi kỷ thuật nuôi dạy con cái sao cho thật hiệu quả và ghép họ với những đôi vợ chồng lớn tuổi hơn, họ có thể chỉ cho đôi vợ chồng trẻ hơn thấy những mối dây rồi phục vụ trong vai trò tư vấn và mẫu mực.
Thứ sáu, chúng ta phải tiếp tục ủng hộ bậc làm cha mẹ đơn chiếc, cha mẹ ghẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi, và những ai sống trong loại gia đình pha trộn. Nhiều lần gánh nặng của họ rất là lớn vì bức tranh gia đình hạnh phúc ở Thi thiên 128 chưa đạt được trọn vẹn. Những cá nhân ấy cần sự nâng đỡ của chúng ta, chớ không cần sự xét nét của chúng ta.
Chúng ta đang sống trong một thế giới làm giảm sút giá trị trẻ thơ và khiến cho con trẻ của chúng ta phát triển quá nhanh. Quả là làm một đứa trẻ trong đó không phải là dễ đâu, nhưng hôm nay mọi áp lực càng lớn lao hơn bao giờ hết. Tôi tin loại gia đình hạnh phúc vẫn là khả thi ở nơi nào Lời của Đức Chúa Trời được xem trọng.
Chúng ta có thể đồng hành với Đức Chúa Jêsus Christ trong công tác xây dựng gia đình của chúng ta. Khi chúng ta đồng hành với Chúa, gia đình của chúng ta sẽ được phước, con cái chúng ta sẽ thịnh vượng, mối hôn nhân của chúng ta sẽ trường tồn, và Đức Chúa Jêsus Christ sẽ được tôn vinh. Và khi công tác của chúng ta trên đất xong rồi, chúng ta có thể quay nhìn lại với sự vui mừng rối nói: “Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta với một gia đình Cơ đốc phước hạnh”. Chẳng có phần thưởng nào lớn lao hơn, chẳng có một chứng cớ nào to tát hơn, chẳng có một mục tiêu nào cao hơn dành cho bậc phụ huynh Cơ đốc. Nếu chúng ta có thể nói như thế khi đời nầy qua rồi, chúng ta có thể rời khỏi thế gian nầy trong sự ca hát, với lòng nhìn biết rằng chúng ta đã đắc thắng trong một lãnh vực gay go nhất của cuộc sống.
Nhịp tim đập
Một lời nói sau cùng mà tôi đã thốt ra. Thi thiên 128:5 kết thúc với lời cầu nguyện nầy: “Nguyện ngươi được thấy con cháu mình!” Tôi đã đọc ở đâu đó cụm từ nầy: “Nguyện bạn sống thọ đủ để nhìn thấy con cháu đang đùa giỡn nơi chơn mình”. Vào ngày lễ Giáng Sinh cách đây một năm, Josh và Leah đã làm cho chúng tôi phải kinh ngạc với những tin tức cho hay rằng chúng đang trông đợi đứa con đầu lòng của chúng. Ở giữa kỳ lễ, Josh nói với tôi: “Ba ơi, hãy bảo trọng đấy. Chúng con muốn ba cứ ở quanh đây để nhìn thấy cháu nội đầu lòng của ba nhé”. Tôi biết rõ nó muốn nói gì rồi. Có nhiều người trong nhánh gia đình họ Pritchard của tôi đã không sống thọ đủ đâu. Không có nhiều người trong họ của chúng tôi sống đến 75 tuổi. Cứ thế cho tới nay. Vì vậy, tôi đã cầu xin rằng tôi được sống thọ đủ để nhìn thấy đứa cháu nội đầu tiên của mình. Nguyện Đức Chúa Trời giàu ơn nhận lời cầu nguyện đó khi tôi bồng ẳm Knox trong vòng tay của mình vào tháng 8 vừa qua.
Thế rồi có những tin tức mới đây đến với Mark và Vanessa cách đây mấy tuần, họ đương trông đợi. Có lẽ cô ấy sẽ sinh con vào tháng 7. Họ đã gửi cho tôi một cuộn băng ghi nhịp tim của đứa bé, ghi lại từ trong lòng mẹ. Đây là những gì tôi viết sau khi nghe bản tường trình:
Lần thứ nhứt bố nghe, âm thanh giống như chiếc xe lửa kiểu cũ đang lăn bánh trên đường ray. Đầu máy đập với một nhịp điệu không đổi. Bố có thể hình dung mấy cái piston đang ra sức làm vận chuyển mấy cái bánh xe đưa chiếc xe lửa xuống đường ray trong khi cột khói màu trắng bung ra từ cái ống khói kia.
Nhịp đập không phải là mạnh đâu. Nó dần sâu hơn rồi mạnh hơn trước. Bình bịch là từ duy nhứt nghe được. Và bố có nhớ câu chuyện bố đã nghe kể từ lâu về “cổ máy nhỏ đang khởi động”.
Lắng nghe một lần nữa và xác định ở giây thứ bảy, bố nghe tiếng của một phụ nữ nói: “A” và rồi giọng nói của một người đàn ông cũng y như thế.
Tiếng bình bịch, bình bịch, bình bịch nầy là âm thanh nhịp tim đập của một đứa trẻ, được ghi lại ở trong lòng mẹ nó vào khoảng 9 tuần thai.
Chín tuần thai.
Trẻ thơ có kích cỡ duy nhứt bằng một hạt đậu, một vật nhỏ bé, nhưng đứa trẻ ấy có nhịp tim.
Bạn có thể chẳng bao giờ nghe được nhịp tim ấy bằng lỗ tai của riêng mình, song qua phép lạ của kỷ thuật, đứa trẻ gửi đi cho thế gian biết những tin tức tốt lành rằng mọi sự đều suông sẻ cả.
Bình bịch, bình bịch, bình bịch. Cổ máy nhỏ đang khởi động.
Không bao lâu nữa, nhưng không quá sớm đâu, một người đang hy vọng. Có thể là trong tháng 7. Đấy là những gì bác sĩ nói cho Mark và Vanessa biết cách đây mấy tuần.
Đúng là một phép lạ, một đứa trẻ 9 tuần thai ở trong lòng mẹ có thể tự công bố mình cho thế gian biết. Nhịp tim đập xa xa ấy rất rõ ràng, rất mạnh mẽ, cổ máy của một đời sống mới sẽ chạy trên con đường của chúng ta.
Đáng sợ, tuyệt vời dường bao, chúng ta được dựng nên bởi bàn tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Đấng với sự chăm sóc dịu dàng đang quan phòng trên nhịp tim đập của đứa trẻ còn ở trong lòng mẹ.
Tôi mong rằng đây là lời bình luận sau cùng của tôi chống lại việc phá thai. Chúng ta biết đứa trẻ ở trong lòng mẹ đang sống. Chúng ta biết đứa trẻ ra từ Mark và Vanessa nhưng không phải là Mark và Vanessa. Chúng ta biết đứa trẻ có mã di truyền độc nhất vô nhị của riêng nó. Chúng ta biết đứa trẻ đang phát triển từng ngày một. Chúng ta biết quả tim của đứa trẻ đang đập.
Làm sao bạn dám giết đứa trẻ đó chứ? Làm sao bạn dám giết bất kỳ đứa trẻ nào đang còn ở trong lòng mẹ nó chứ?
Vì chúng ta biết lẽ thật, chúng ta cầu thay để tai họa phá thai bị cất bỏ ra khỏi vùng đất của chúng ta.
Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho những người chuyên nghiệp, tất cả các y tá, bác sĩ chuyên nghiệp, hết thảy những nhà chính trị chuyên nghiệp, và hết thảy những ai đang lao động nhiều giờ trong các trung tâm chuyên về sản khoa. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho quí Mục sư nào rao giảng về trẻ chưa chào đời. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng bậc cha mẹ nuôi. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho những trẻ được nuôi nấng đàng hoàng. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho quí giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật, nhân sự chương trình Awana, cấp lãnh đạo Word of Life, nhân sự VBS, và những người tình nguyện thuộc chương trình CEF.
Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho những ai yêu mến con trẻ mà Đức Chúa Trời vốn yêu thương.
Lạy Chúa Jêsus, Ngài đã phán: “Hãy để cho con trẻ đến cùng ta”. Ngài đã tỏ cho chúng con thấy con trẻ vốn là vấn đề đối với Ngài. Xin ban cho chúng con tấm lòng của Ngài dành cho con trẻ ở khắp mọi nơi, dù ra đời hay chưa ra đời. Amen.
Vì vậy tờ Newsweek có đăng một bài từ ngày 5 tháng 2 năm 1973 nói về quyết định của Roe v. Wade hợp pháp hóa tình trạng phá thai trong nước Mỹ. Bài viết tiếp tục giải thích lý do tại sao quyết định ấy lại là vấn đề:
"Vì nhiều mục đích thực tiễn, Tòa Thượng Thẫm Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa việc phá thai, cho rằng việc kết thúc thai kỳ không mong muốn có hiệu lực giữa người phụ nữ và bác sĩ tư của họ”.
Giờ đây chúng ta có thể thấy rõ rằng tờ Newsweek là chính xác. Quyết định về việc phá thai sẽ làm thay đổi xã hội Mỹ ngay từ cơ sở. Chắc chắn (việc ấy sẽ phải mất mấy năm và thêm một số quyết định của Tòa Thượng Thẩm) việc phá thai sẽ được hợp pháp trong hầu hết mọi tình huống.
William F. Buckley đã viết rất ngắn sau 4 ngày có quyết định của Tòa: “Chính xác thì đây là Quyết Định Dred Scott của thế kỷ thứ 20” (“Tòa quyết định về việc phá thai”, ngày 27 tháng Giêng năm 1973), gợi nhớ lại quyết định của Toà Thượng Thẩm vào năm 1857 cho phép giữ lấy nô lệ, làm chủ những nô lệ vì hạng nô lệ không được Hiến Pháp bảo hộ và có thể không bao giờ trở thành công dân Hoa kỳ. Quyết định gây tranh cãi đó đã giúp đề ra bối cảnh cho cuộc Nội Chiến. Buckley nói đúng. Gần 40 năm sau, Roe v. Wade vẫn còn tranh cãi vì nhiều người Mỹ cứ phân tán mãi về tình trạng phá thai.
Tôi đừng lại để phản ảnh rằng tôi còn ngồi ghế đại học khi Roe v. Wade đã được nhắc tới rồi. Quyết định phá thai đã đến rồi đi, và tôi chẳng biết hay chẳng suy nghĩ gì về việc ấy. Thêm 7 năm khác nữa trước khi vấn đề sẽ trở nên riêng tư đối với tôi. Vào tháng 5 năm 1980 tờ Moody ra hàng tháng đã cho đăng một câu chuyện nói về tình trạng phá thai, trang bìa là Bác sĩ phẩu thuật nổi tiếng C. Everett Koop (về sau trở thành Tướng Surgeon của Hoa kỳ) đang ẳm một đứa trẻ trên tay. Bức tranh ấy và bài viết kèm theo đã khiến tôi phải suy nghĩ sâu sắc về tình trạng phá thai lần đầu tiên. Khi nhìn lại, tôi dám chắc sau cùng vấn đề đã bắt lấy tấm lòng tôi vì khi tôi đọc bài viết thì đứa con đầu tiên của tôi đã được 6 tháng tuổi. Khi tôi viết mấy lời nầy, tấm lòng của tôi lại bị bắt lấy một lần nữa vì cháu nội của tôi (Knox Samuel Pritchard) mới được 5 tháng tuổi. Các vấn đề như phá thai đều rất thực tế ở một cấp độ nào đó, về đạo đức hay ở một cấp độ khác, và hoàn toàn sâu sắc một cách riêng tư. Hết thảy chúng ta đều có nhiều cách thức để tìm cho ra sự thực của vấn đề.
Đây là một việc mà chúng ta biết chắc: Đức Chúa Trời có một tấm lòng dành cho con trẻ, và tấm lòng Ngài đau buồn vì trẻ con bì giết bởi phá thai. Viết chủ yếu về phá thai không phải là dự tính của tôi trong sứ điệp nầy. Tôi đã viết nhiều lần rồi và sẽ viết về vấn đề ấy nữa trong tương lai. Trong sự tranh cãi của cả nước về tình trạng phá thai, tôi không “trung lập” cho dù là thế nào đi nữa. Tôi biết với sự chắc chắn về mặt đạo đức rằng phá thai là sai và là một điều cực kỳ gian ác. Tôi nghĩ tôi sẽ biết chắc việc ấy nếu tôi không phải là một Cơ đốc nhân, nhưng vì tôi là một Cơ đốc nhân, tôi không thể gạt bỏ niềm tin của mình về sự sống ra khỏi mọi tín điều sâu sắc nhất tôi có về Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên sự sống.
Hôm nay tôi viết vì Tính Thiêng Liêng của Ngày Chúa Nhật Sống Động Của Con Người đang ở trên chúng ta. Tính ấy luôn được chú ý vào ngày Chúa nhật gần với ngày 22 tháng Giêng nhất, là ngày Tòa Thượng Thẩm đưa ra điều luật Roe v. Wade. Trong sứ điệp tôi muốn hỏi và đáp một câu chuyên về sự tranh cãi phá thai. Đức Chúa Trời nhìn xem con trẻ như thế nào? Nếu chúng ta biết câu trả lời cho câu hỏi ấy, chúng ta biết cách thức chúng ta nhìn xem con trẻ. Có phải chúng là phước hạnh hay gánh nặng?
Bạn có thể nói nhiều về một xã hội bởi cách thức họ đối đãi với trẻ con. Trong Cựu Ước, trong khi những kẻ theo tà giáo hy sinh con cái của họ cho các tà thần, người Do thái đã dạy dỗ con cái họ mấy lời nầy: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục truyền luật lệ ký 6:4-5). Họ đã xem trọng Đức Chúa Trời khi Ngài phán phải gây ấn tượng trên con cái họ bằng những lẽ thật nầy. Hãy dạy dỗ chúng khi bạn ngồi ở trong nhà và khi bạn đi ở ngoài đường, khi bạn nằm xuống giường và khi bạn thức dậy (các câu 7-9).
Con cái của chúng ta là những ân tứ đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta nên trân trọng chúng và đừng xem chúng là điều tự nhiên mà có. Chúa Jêsus công bố rằng “Hễ ai vì danh ta chịu tiếp một đứa trẻ thể nầy, tức là chịu tiếp ta” (Mathiơ 18:5). Khi ấy Ngài đưa ra lời cảnh báo long trọng nầy: “Song, nếu ai làm cho một đứa trong những đứa nhỏ nầy đã tin ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống đáy biển còn hơn” (Mathiơ 18:6). Vì Chúa Jêsus yêu thương con trẻ, người nào làm hại con trẻ sẽ trả lời với Ngài.
Với phần giới thiệu như thế, chúng ta xây sang Thi thiên 127-128. Hai Thi thiên ngắn gọn nầy được đặt kế nhau vì một lý do. Chúng dạy chúng ta cách thức Đức Chúa Trời cảm nhận về con trẻ và cách thức chúng trở thành một phước hạnh chớ không phải là gánh nặng.
I. Con cái là ân tứ đến từ Đức Chúa Trời.
“Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra; Bông trái của tử cung là phần thưởng" (Thi thiên 127:3). Ở đây, chúng ta học biết rằng con cái ra trực tiếp từ tay của Đức Chúa Trời. Chúng là những ân tứ của ân điển được gửi đến đất từ trời. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về việc dựng nên sự sống trong tử cung.
Sáng thế ký 30:17: “Đức Chúa Trời nhậm lời Lê-a, nàng thọ thai”.
Sáng thế ký 33:5: "Ấy là con cái mà Đức Chúa Trời đã cho kẻ tôi tớ anh”.
Sáng thế ký 48:9: “Ấy là những con trai của con mà Đức Chúa Trời đã cho”.
Phục truyền luật lệ ký 7:13: “Ngài sẽ ban phước cho con cái ngươi”.
Thay vì lo xây dựng các đế chế, bậc làm cha làm mẹ trước tiên phải lo xây dựng một gia đình. Con cái là “cơ nghiệp” ra từ Đức Chúa Trời, một phương thức bảo tồn gia đình thành thế hệ kế tiếp. Hết thảy chúng ta đều muốn được ghi nhớ sau khi chúng ta qua đời. Nếu bạn là một người cha, bạn sẽ được ghi nhớ bởi con cái mà bạn để lại sau lưng. Di sản đó sẽ giữ mãi dài lâu sau khi mọi thành tựu cá nhân của bạn bị lãng quên.
Đôi khi một cặp vợ chồng không thể có con cái vì nhiều lý do khác nhau. Phân đoạn Kinh thánh nầy không có ý nói rằng chẳng có con là một dấu hiệu nói tới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nó chỉ công bố rằng con cái là phước hạnh ra từ nới Chúa. Khi giữ lấy lẽ thật nầy, thật là quan trọng khi chúng ta cứ nói ra mọi điều Kinh thánh nói và đừng đi quá những điều đó.
Còn về những cặp vợ chồng mong muốn có con nhưng lại không thể có được chúng thì sao? Tôi đã quan sát và nhìn thấy những cặp vợ chồng đó thường trở thành bậc cha mẹ của con cái đời nầy. Họ là những người chuyên phục vụ cho kẻ mồ côi cha và mồ côi mẹ. Thường thì họ nhận con nuôi, họ trở thành bậc cha mẹ nuôi, họ làm việc trong một trung tâm sản khoa, họ tư vấn trong thành phố, họ dạy lớp Trường Chúa Nhật, họ làm việc ở cơ quan Awana, và họ tiếp cận với loại trẻ sống vất va vất vưởng. Có rất nhiều trẻ em chẳng có ai chăm sóc cho chúng. Đức Chúa Trời chúc phước cho những người trưởng thành nào tỏ ra tình yêu thương của Chúa Jêsus cho con cái của đời nầy.
Chẳng có khoái lạc nào trong cuộc sống có thể sánh bằng khoái lạc nhìn thấy con ruột của mình lớn lên. Nó giống bạn thật là nhiều, được dựng nên theo ảnh tượng của bạn, một hình ảnh của bạn được thu nhỏ lại, tuy nhiên lại rất khác. Chúng đi đứng giống như bạn, chúng nói năng giống như bạn, chúng cười đùa y như bạn, và thế mà chúng lại có đầu óc riêng của chúng.
Không một ai bị nói là đã sống vô ích khi để lại sau lưng mình con cái biết kính mến Chúa và bước theo các dấu chơn Ngài. Cliff Raad đã chỉ cho tôi thấy một tấm bảng nhỏ ông đã mua để gắn trong văn phòng mình với hàng chữ khắc III Giăng 4: “Tôi nghe con cái tôi làm theo lẽ thật, thì không còn có sự gì vui mừng hơn nữa".
Con cái đem tình yêu của Đức Chúa Trời đến với chúng ta. Khi bạn nhìn vào mặt của con mình, bạn sẽ nhìn biết rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm được như vậy. Mọi hồ nghi của bạn sẽ tan biến đi giống như sương móc ban mai đương lúc mùa hè. Thời gian và cõi đời đời gặp nhau trong tấm lòng của một đứa trẻ. Mỗi thứ ấy khi đến, chúng mang lấy dấu tay của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus yêu thương con trẻ ... và chúng ta cũng thế!
II. Con trẻ giống như những mũi tên cần phải được mài nhọn và có mục tiêu.
“Con trai sanh trong buổi đang thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ” (Thi thiên 127:4).
Mũi tên tuy nhỏ những có quyền lực. Hãy suy nghĩ đến mọi điều con cái mình có thể làm xem. Mũi tên phải được mài cho thật nhọn. Chúng ta cũng phải nắn đúc con cái mình như thế. Mũi tên có thể được bắn đi thật xa. Ai biết được con cái mình sẽ đi bao xa? Mũi tên phải được nhắm kỹ hầu bay trúng mục tiêu. Bạn đang nhắm mục tiêu nào thế?
Cung thủ để ra thật nhiều giờ để sửa soạn các mũi tên của họ. Họ lựa chọn cẩn thận đúng mẫu gỗ, cắt nó cho đúng với kích cỡ, rồi để ra nhiều giờ đánh bóng, mài dũa, và lông vũ thích hợp cũng như đầu mũi tên nhọn. Họ cẩn thận ngắm đích nhắm của các mũi tên, vì một mũi tên có thể gây thiệt hại rất lớn. Tuần rồi tôi lần qua câu nói nầy, đã được viết ra cách đây hơn 100 năm. “Bậc phụ huynh không nên đùa giỡn với con cái của họ, giống như mấy tên ngốc đang đùa giỡn với đồ nhọn hoắc kia”. Tôi đồng ý. Có nhiều bậc phụ huynh đùa giỡn với con cái của họ và rồi lấy làm lạ tại sao chúng không đổi ra đàng hoàng.
Nhiều phụ huynh Cơ đốc đang chơi trò phòng thủ với con cái của họ, khi lẽ ra họ phải chơi trò tấn công. Chơi trò phòng thủ nghĩa là hy vọng con cái của bạn sẽ không hút thuốc, không uống rượu, không dùng ma túy, không ngủ bậy, và không rơi vào chỗ rắc rối. Điều đó là tốt thôi, song như thế là một mục tiêu quá thấp đối với bậc phụ huynh Cơ đốc. Chúng ta đáng phải nuôi dạy con cái chúng ta chơi trò tấn công, phải học cách làm thay đổi thế giới cho Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta đáng phải cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời sẽ khiến con cái chúng ta thành “loại cầu thủ chịu va chạm” cho Đức Chúa Jêsus Christ.
Đôi khi mọi ước mơ của chúng ta là quá nhỏ nhoi. Chúng ta muốn chúng tiếp thu một nền giáo dục, tìm kiếm sự nghiệp, ổn định, thành hôn với một người đàng hoàng, và năng động. Bấy nhiêu là chưa đủ đâu. Có phải bạn muốn con cái mình hầu việc Chúa không? Điều đó không xảy ra do tình cờ đâu đấy. Bạn phải mài nhọn chúng giống như các mũi tên rồi ngắm chúng theo một hướng đúng đắn.
III. Con cái là sức mạnh của gia đình.
“Phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình! Người sẽ không hổ thẹn, khi nói năng với kẻ thù nghịch mình tại cửa thành” (Thi thiên 127:5).
Câu nầy dường như dạy rằng loại gia đình đông con là một dấu đặc biệt nói tới ơn phước của Đức Chúa Trời. Như thế nào thì là “đầy”? Hỏi như thế thì giống như hỏi “Tóc dài là tóc như thế nào?” Kinh thánh không xác định bạn có bao nhiêu con, nhưng ở từng địa điểm, Kinh thánh nói tới chủ đề, con cái luôn luôn là một ơn phước, và nhiều con là một dấu hiệu nói tới sự ưu ái của Đức Chúa Trời. Không phải hết thảy các gia đình trong Kinh thánh đều là đông con cả đâu, tất nhiên là thế, nhưng có nhiều gia đình đông con lắm. Điều nầy đi ngược lại vấn đề “nhiều con” được dạy dỗ hôm nay, thậm chí trong vòng hàng giáo phẩm, song quan niệm có ít con hơn để bạn có thể chi tiêu nhiều tiền bạc cho chúng dường như là hoàn toàn kỳ cục đối với các trước giả Kinh thánh.
Đức Chúa Trời không truyền bao nhiêu con cái mà một cặp vợ chồng phải có. Gùi thì giống như giày vậy, chúng có nhiều kích cỡ. Hãy hình dung cái gùi của bạn có kích cỡ nào và rồi hãy cầu xin Đức Chúa Trời giúp cho bạn làm đầy nó. Xem xét về tuổi tác và sức khỏe sẽ dẫn tới quyết định, nhưng động lực cũng rất là quan trọng. Có ít con hơn có thể là thuận tiện, nhưng đấy không luôn luôn là quyết định tốt nhứt đâu. Hãy suy nghĩ về việc ấy một chút xem.
Con cái là phiên bản của Kinh thánh về chế độ An Sinh Xã Hội. Chúng tiếp trợ cho cha mẹ chúng trong lúc họ về già. Nếu cha mẹ yêu thương con cái, tương lai của chúng còn an ninh hơn nếu chúng có 5 triệu USD trong ngân hàng.
Cửa thành là nơi mà dân sự lo xử lý công việc của họ. Đấy cũng là chỗ mà ở đó người khôn ngoan cai trị rồi đưa ra những sự xét đoán. Dân sự sẽ gặp đối tác của mình “tại cửa thành”. Một người cha với nhiều con có nhiều người bảo vệ khi ông ta bị vu cáo. Chúng đứng và làm chứng tốt cho danh của ông ta. “Phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình! Người sẽ không hổ thẹn, khi nói năng với kẻ thù nghịch mình tại cửa thành” (Thi thiên 127:5).
Đây là một gia đình đoàn kết để tự bảo hộ mình chống lại mọi công kích. Hãy lưu ý, chẳng có gì được nói tới tiền bạc hay thế lực hoặc địa vị. Ơn phước của Đức Chúa Trời không thấy có nơi sự giàu có đời nầy hay sự tích lũy “đồ đạt”, mà có ở một gia đình hạnh phúc tập hợp lại bất cứ lúc nào có rối rắm.
Đây là một câu nói tới những ông chồng (và các bà vợ) tham công tiếc việc: Có ích lợi gì khi một người có cả thế gian thế mà lại mất gia đình mình? Tôi chưa hề biết có người nào nằm trên giường chờ chết nói: “Tôi ao ước có thêm thời gian để ở trong văn phòng làm việc”. Song có nhiều người nói: “Tôi ao ước có thêm thời gian với gia đình mình”. Ồ, cần phải khôn ngoan đủ để tiếp thu điều nầy đang khi vẫn còn có thời gian để tạo ra sự khác biệt. Chẳng có điều gì ở đây đi ngược lại việc có một sự nghiệp hay chịu khó làm việc hết. Thế nhưng cần phải có những trình tự ưu tiên đã được cân đối và để nắm bắt được phần giá trị cao nhất – giá trị gia đình.
Derek Kidner chỉ ra việc nuôi dạy con cái có thể rất nhọc nhằn và khó khăn. Con cái vừa là ơn phước mà cũng là gánh nặng. Các sự ban cho của Đức Chúa Trời rất điển hình ở chỗ trước tiên chúng là những nghĩa vụ pháp lý trước khi chúng trở thành tài sản. Lời hứa của chúng càng lớn lao, thì thách thức sẽ càng lớn lao hơn cho phần việc nuôi dạy con cái của Đức Chúa Trời. Y như rằng con cái của chúng ta sẽ là một vài trước khi chúng trở nên gùi đầy.
IV. Con cái là niềm hy vọng của gia đình.
“Vợ ngươi ở trong nhà ngươi sẽ như cây nho thạnh mậu; Con cái ngươi ở chung quanh bàn ngươi khác nào những chồi ô-li-ve. Kìa, người nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được phước là như vậy” (Thi thiên 128:3, 4).
Cây nho là biểu tượng của sự quyến rũ, vẻ đẹp và sức hấp dẫn tình dục. Người vợ trong câu nầy đưa ra một đối chiếu rõ ràng với người vợ bất trung ở Châm ngôn 7:11, ở đây chép về người nầy như sau: “Nàng vốn nói om sòm, không thìn nết, hai chân nàng chẳng ở trong nhà”. Trong Thi thiên nầy, người vợ vốn hấp dẫn, lôi cuốn, quyến rũ và trung thành. Lý tưởng của Đức Chúa Trời không phải lập gia thất rồi để chịu đựng đâu, mà ngày càng hạnh phúc hơn, khá hơn, vui vẻ hơn, và người chồng vẫn luôn thấy người vợ hấp dẫn với mình hơn sau 20 hoặc 30 hay 40 hoặc 50 năm.
Cây nho làm cho ngôi nhà thêm xinh đẹp. Nó phủ lấy mái hiên, làm cho ngôi nhà được mát mẻ, và làm cho bàn ăn thêm phần phong phú với những trái nho mọng nước. Đấy là một người vợ tin kính đối với chồng của nàng. Nàng là mãi triều thiên cho chồng mình, là người nâng đỡ và là sức lực của nàng. Chàng sống hạnh phúc bất cứ đâu vì chàng là người hạnh phúc nhất trong gia đình.
Chồi ôlive nói tới tiềm năng rộng lớn trong tương lai. Cây ôlive trưởng thành cho ra trái, gỗ, và dầu rất có giá trị. Cũng một thể ấy, con cái được Đức Chúa Trời ban cho có tiềm năng rộng lớn vì ích cho thế gian nầy. Đúng là một đặc ân khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trở thành hạng quản gia, lo chăm sóc những cái bình phước hạnh của Ngài vì thế gian. Không ai có thể nói đứa con rồi đây sẽ ra thể nào.
Sáu phần kết luận quan trọng
Thứ nhứt, con cái là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời, và gia đình hạnh phúc là sự ban cho đến từ Đức Chúa Trời. Họ không đến bởi nổ lực của con người hay từ chính sách nhà nước, song chỉ đến từ bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên cao kia.
Thứ hai, ơn phước của Đức Chúa Trời đang sẵn có cho bất kỳ ai tìm kiếm chúng. Việc duy nhứt Đức Chúa Trời đòi hỏi, ấy là dân sự Ngài phải kính sợ Ngài và vâng theo các mạng lịnh của Ngài. Tiền bạc và sự thành công đời nầy chẳng đáng sánh với sự vui vẻ của một gia đình hạnh phúc, nơi đó bố mẹ yêu thương nhau, con cái hiếu kính cha mẹ chúng, và họ cùng nhau nhóm lại quanh bàn ăn mỗi tối để chia sẻ mọi nổi niềm buồn vui của họ.
Thứ ba, chúng ta phải nắm bắt lấy giá trị cao của gia đình, về mối hôn nhân một chồng một vợ, về sự tiết độ trước hôn nhân, và về một đời sống cùng nhau phước hạnh sau hôn nhân. Chúng ta phải dạy dỗ con cái của chúng ta rằng tình yêu chơn thật đang chờ đợi, rằng mối hôn nhân đó đáng ao ước, rằng chức năng làm mẹ là một sự kêu gọi cao thượng, rằng một người cha tin kính thì quan trọng hơn là cứ lái xe BMW và ngồi trong văn phòng có máy lạnh, rằng một gia đình yêu thương thì có giá trị hơn hết thảy vàng bạc ở Fort Knox, rằng quan hệ tình dục bừa bãi chỉ dẫn đến buồn rầu và đau đầu, rằng con cái chúng ta thì có giá trị hơn mói thứ tình cảm, mọi nổ lực, và mọi đầu tư của thì giờ và tài nguyên của chúng ta.
Thứ tư, chúng ta cần phải hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ của chúng ta. Phước thay là gia đình nào có cơ nghiệp tin kính được chuyền đi từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Đức Chúa Trời chúc phước cho bậc ông bà đó, họ đã đầu tư thì giờ, năng lực, nước mắt và sự cầu nguyện vào đời sống cháu chắt của họ.
Thứ năm, chúng ta cần phải nhấn mạnh vai trò mà bậc tổ phụ tin kính đã đóng và sự kêu gọi cao cả của chức năng làm mẹ và công tác nội trợ. Các hội thánh địa phương hoàn toàn rất hợp lý trong việc chi ra số tiền lớn trên chức vụ của chúng tôi đối với thiếu nhi, ấu nhi, và lứa tuổi thanh thiếu niên vì con cái chúng ta tiêu biểu cho niềm hy vọng trong tương lai. Chúng ta phải tiếp tục huấn luyện bậc cha mẹ còn trẻ trong mọi kỷ thuật nuôi dạy con cái sao cho thật hiệu quả và ghép họ với những đôi vợ chồng lớn tuổi hơn, họ có thể chỉ cho đôi vợ chồng trẻ hơn thấy những mối dây rồi phục vụ trong vai trò tư vấn và mẫu mực.
Thứ sáu, chúng ta phải tiếp tục ủng hộ bậc làm cha mẹ đơn chiếc, cha mẹ ghẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi, và những ai sống trong loại gia đình pha trộn. Nhiều lần gánh nặng của họ rất là lớn vì bức tranh gia đình hạnh phúc ở Thi thiên 128 chưa đạt được trọn vẹn. Những cá nhân ấy cần sự nâng đỡ của chúng ta, chớ không cần sự xét nét của chúng ta.
Chúng ta đang sống trong một thế giới làm giảm sút giá trị trẻ thơ và khiến cho con trẻ của chúng ta phát triển quá nhanh. Quả là làm một đứa trẻ trong đó không phải là dễ đâu, nhưng hôm nay mọi áp lực càng lớn lao hơn bao giờ hết. Tôi tin loại gia đình hạnh phúc vẫn là khả thi ở nơi nào Lời của Đức Chúa Trời được xem trọng.
Chúng ta có thể đồng hành với Đức Chúa Jêsus Christ trong công tác xây dựng gia đình của chúng ta. Khi chúng ta đồng hành với Chúa, gia đình của chúng ta sẽ được phước, con cái chúng ta sẽ thịnh vượng, mối hôn nhân của chúng ta sẽ trường tồn, và Đức Chúa Jêsus Christ sẽ được tôn vinh. Và khi công tác của chúng ta trên đất xong rồi, chúng ta có thể quay nhìn lại với sự vui mừng rối nói: “Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta với một gia đình Cơ đốc phước hạnh”. Chẳng có phần thưởng nào lớn lao hơn, chẳng có một chứng cớ nào to tát hơn, chẳng có một mục tiêu nào cao hơn dành cho bậc phụ huynh Cơ đốc. Nếu chúng ta có thể nói như thế khi đời nầy qua rồi, chúng ta có thể rời khỏi thế gian nầy trong sự ca hát, với lòng nhìn biết rằng chúng ta đã đắc thắng trong một lãnh vực gay go nhất của cuộc sống.
Nhịp tim đập
Một lời nói sau cùng mà tôi đã thốt ra. Thi thiên 128:5 kết thúc với lời cầu nguyện nầy: “Nguyện ngươi được thấy con cháu mình!” Tôi đã đọc ở đâu đó cụm từ nầy: “Nguyện bạn sống thọ đủ để nhìn thấy con cháu đang đùa giỡn nơi chơn mình”. Vào ngày lễ Giáng Sinh cách đây một năm, Josh và Leah đã làm cho chúng tôi phải kinh ngạc với những tin tức cho hay rằng chúng đang trông đợi đứa con đầu lòng của chúng. Ở giữa kỳ lễ, Josh nói với tôi: “Ba ơi, hãy bảo trọng đấy. Chúng con muốn ba cứ ở quanh đây để nhìn thấy cháu nội đầu lòng của ba nhé”. Tôi biết rõ nó muốn nói gì rồi. Có nhiều người trong nhánh gia đình họ Pritchard của tôi đã không sống thọ đủ đâu. Không có nhiều người trong họ của chúng tôi sống đến 75 tuổi. Cứ thế cho tới nay. Vì vậy, tôi đã cầu xin rằng tôi được sống thọ đủ để nhìn thấy đứa cháu nội đầu tiên của mình. Nguyện Đức Chúa Trời giàu ơn nhận lời cầu nguyện đó khi tôi bồng ẳm Knox trong vòng tay của mình vào tháng 8 vừa qua.
Thế rồi có những tin tức mới đây đến với Mark và Vanessa cách đây mấy tuần, họ đương trông đợi. Có lẽ cô ấy sẽ sinh con vào tháng 7. Họ đã gửi cho tôi một cuộn băng ghi nhịp tim của đứa bé, ghi lại từ trong lòng mẹ. Đây là những gì tôi viết sau khi nghe bản tường trình:
Lần thứ nhứt bố nghe, âm thanh giống như chiếc xe lửa kiểu cũ đang lăn bánh trên đường ray. Đầu máy đập với một nhịp điệu không đổi. Bố có thể hình dung mấy cái piston đang ra sức làm vận chuyển mấy cái bánh xe đưa chiếc xe lửa xuống đường ray trong khi cột khói màu trắng bung ra từ cái ống khói kia.
Nhịp đập không phải là mạnh đâu. Nó dần sâu hơn rồi mạnh hơn trước. Bình bịch là từ duy nhứt nghe được. Và bố có nhớ câu chuyện bố đã nghe kể từ lâu về “cổ máy nhỏ đang khởi động”.
Lắng nghe một lần nữa và xác định ở giây thứ bảy, bố nghe tiếng của một phụ nữ nói: “A” và rồi giọng nói của một người đàn ông cũng y như thế.
Tiếng bình bịch, bình bịch, bình bịch nầy là âm thanh nhịp tim đập của một đứa trẻ, được ghi lại ở trong lòng mẹ nó vào khoảng 9 tuần thai.
Chín tuần thai.
Trẻ thơ có kích cỡ duy nhứt bằng một hạt đậu, một vật nhỏ bé, nhưng đứa trẻ ấy có nhịp tim.
Bạn có thể chẳng bao giờ nghe được nhịp tim ấy bằng lỗ tai của riêng mình, song qua phép lạ của kỷ thuật, đứa trẻ gửi đi cho thế gian biết những tin tức tốt lành rằng mọi sự đều suông sẻ cả.
Bình bịch, bình bịch, bình bịch. Cổ máy nhỏ đang khởi động.
Không bao lâu nữa, nhưng không quá sớm đâu, một người đang hy vọng. Có thể là trong tháng 7. Đấy là những gì bác sĩ nói cho Mark và Vanessa biết cách đây mấy tuần.
Đúng là một phép lạ, một đứa trẻ 9 tuần thai ở trong lòng mẹ có thể tự công bố mình cho thế gian biết. Nhịp tim đập xa xa ấy rất rõ ràng, rất mạnh mẽ, cổ máy của một đời sống mới sẽ chạy trên con đường của chúng ta.
Đáng sợ, tuyệt vời dường bao, chúng ta được dựng nên bởi bàn tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Đấng với sự chăm sóc dịu dàng đang quan phòng trên nhịp tim đập của đứa trẻ còn ở trong lòng mẹ.
Tôi mong rằng đây là lời bình luận sau cùng của tôi chống lại việc phá thai. Chúng ta biết đứa trẻ ở trong lòng mẹ đang sống. Chúng ta biết đứa trẻ ra từ Mark và Vanessa nhưng không phải là Mark và Vanessa. Chúng ta biết đứa trẻ có mã di truyền độc nhất vô nhị của riêng nó. Chúng ta biết đứa trẻ đang phát triển từng ngày một. Chúng ta biết quả tim của đứa trẻ đang đập.
Làm sao bạn dám giết đứa trẻ đó chứ? Làm sao bạn dám giết bất kỳ đứa trẻ nào đang còn ở trong lòng mẹ nó chứ?
Vì chúng ta biết lẽ thật, chúng ta cầu thay để tai họa phá thai bị cất bỏ ra khỏi vùng đất của chúng ta.
Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho những người chuyên nghiệp, tất cả các y tá, bác sĩ chuyên nghiệp, hết thảy những nhà chính trị chuyên nghiệp, và hết thảy những ai đang lao động nhiều giờ trong các trung tâm chuyên về sản khoa. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho quí Mục sư nào rao giảng về trẻ chưa chào đời. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho từng bậc cha mẹ nuôi. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho những trẻ được nuôi nấng đàng hoàng. Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho quí giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật, nhân sự chương trình Awana, cấp lãnh đạo Word of Life, nhân sự VBS, và những người tình nguyện thuộc chương trình CEF.
Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho những ai yêu mến con trẻ mà Đức Chúa Trời vốn yêu thương.
Lạy Chúa Jêsus, Ngài đã phán: “Hãy để cho con trẻ đến cùng ta”. Ngài đã tỏ cho chúng con thấy con trẻ vốn là vấn đề đối với Ngài. Xin ban cho chúng con tấm lòng của Ngài dành cho con trẻ ở khắp mọi nơi, dù ra đời hay chưa ra đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét