Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Luca 5:1-11: "Ý Muốn của Đức Chúa Trời"


Ý Muốn của Đức Chúa Trời
có thể làm đảo lộn đời sống của bạn
theo một hướng tốt như thế nào!?!
– Luca 5:1-11
    Khi bạn đọc câu chuyện nầy, hãy in trong trí ba điều:
1. Sự mặc khải lớn lao đến bằng một phương thức hoàn toàn bất ngờ.     Phierơ chẳng có ý kiến gì khi toàn bộ đời sống của ông sắp sửa thay đổi. Thường thì đấy là cách thức Đức Chúa Trời đang vận hành. Chúng ta đang sinh sống bình thường, làm ăn bình thường, mọi sự đều suông sẻ, lo liệu công việc mình, thình lình Chúa xen vào để tái định hướng các bước chơn của chúng ta. Trải nghiệm của riêng tôi, ấy là bạn không thể đoán trước được điều nầy. Như Chúa Jêsus chỉ ra ở Giăng 3:8, Đức Thánh Linh hà hơi bất cứ đâu Ngài muốn. Bạn không bao giờ biết lúc nào sự kêu gọi sẽ đến để “dấn thân vào sâu hơn”.
2. Sự mặc khải lớn lao đến với diễn tiến vâng phục hàng ngày.    Ngư phủ lo đánh cá. Đấy là việc mà họ đang làm. Trong thế kỷ thứ nhứt, nói như thế có nghĩa là phải ra biển Galilê lúc ban đêm, thả lưới của bạn xuống biển, đánh bắt cá suốt cả đêm, và rồi về bờ lại lúc bình minh chạng vạng. Khi phân đoạn Kinh thánh nói rằng Phierơ cùng những người khác đang giặt lưới của họ, thì có nghĩa là đêm dài đã qua rồi, và họ đang săn sóc lại cái lưới để họ có thể đi đánh cá khi đêm lại xuống một lần nữa.

    Cách thức bạn khám phá ý muốn Đức Chúa Trời cho tương lai là hãy làm theo điều chi bạn biết rõ đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời ngay bây giờ.


    Nhà giáo thì lo dạy học. Ca sĩ thì ca hát. Đầu bếp thì lo nấu ăn. Và cứ thế cho hết thảy chúng ta. Bạn bắt đầu ở chỗ nào trong việc khám phá ý muốn của Đức Chúa Trời? Hãy làm những gì bạn biết rõ đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh hiện tại của bạn. Cách thức bạn khám phá ý muốn Đức Chúa Trời cho tương lai là hãy làm theo điều chi bạn biết rõ đấy là ý muốn của Đức Chúa Trời ngay bây giờ. Vì vậy, phần nhiều người chúng ta đang sống vì những trải nghiệm đỉnh cao như núi đó, vì những khoảnh khắc cảm xúc, vì những thời điểm lúc các đám mây tan ra và Đức Chúa Trời dường như rất thật đối với chúng ta.Gần như là chúng ta có thể với tới và chạm đến Ngài vậy. Khi chúng ta nói: “Chúa ơi, xin tỏ cho con biết ý muốn của Ngài”, cái điều chúng ta muốn nói là: “Chúa ban cho tôi một cảm xúc, một cái nhìn sâu sắc, một mặc khải thuộc linh". Còn Đức Chúa Trời phán: “Ta đã rỏ cho ngươi ý muốn của ta rồi. Bây giờ, chỉ hãy chổi dậy và làm theo ý muốn ấy!”
3. Sự mặc khải lớn lao đến chỉ sau khi có bước nhỏ vâng phục.     Trước tiên Chúa Jêsus đã yêu cầu Phierơ cho sử dụng chiếc thuyền của ông như một loại tòa giảng nổi để dạy dỗ đám đông nhóm lại trên bờ biển. Phierơ đang bận rộn lo giặt lưới, và việc ấy thực sự chỉ là một việc nhỏ. Nhưng bước nhỏ vâng phục đó dẫn tới phép lạ làm thay đổi đời sống của Phierơ. Bạn không bao giờ biết lúc nào có một trong những phép lạ như thế đang diễn ra trong góc nhà kia, song chúng thường hay đến khi chúng ta đi dọc theo con đường vâng phục mỗi ngày.
    Sau khi đồng ý để cho Chúa Jêsus sử dụng chiếc thuyền của mình làm một tòa giảng nổi, giờ đây Chúa Jêsus thách thức Phierơ đến với bước đức tin quan trọng hơn nhiều. “Hãy chèo ra ngoài sâu, thả lưới mà đánh cá”. Vì vậy, trước tiên chúng ta vâng phục trong những việc nhỏ, rồi từ chỗ vâng phục sát sao hàng ngày, chúng ta khám phá ra phần thách thức lớn lao hơn ở trước mặt chúng ta.
    Luca 5:1-11 cho chúng ta biết cách thức Đấng Christ kêu gọi Phierơ trở nên môn đồ của Ngài. Tiến trình của câu chuyện nầy rất là đơn giản. Trước tiên, Phierơ lo đánh cá, tiếp đến Chúa Jêsus bắt lấy Phierơ, rồi Phierơ đi đánh lưới người. Mọi sự bắt đầu với một ngư phủ thất bại lo giặt lưới mình sau một đêm dài khó nhọc.
I. Ý Thức Về Nhu Cần (các câu 1-3, 5a)
    Đánh cá là công việc rất khó nhọc. Đánh cá vào những ngày cuối tuần là một việc. Còn đánh cá mỗi ngày để kiếm sống là một việc khác. Phierơ, Anhrê, Giacơ và Giăng đánh cá trên Biển Galilê quanh năm. Một là họ bán cá ở địa phương hay cá được muối rồi đem bán đi ở chỗ xa như Tây ban Nha chẳng hạn. Bạn không làm giàu được theo cách ấy, nhưng một người làm lụng khó nhọc có thể chăm lo cho cả gia đình mình.
    Bây giờ, trời đang buổi sáng, Phierơ và nhiều người khác đã mệt mõi, kiệt sức, và có lẽ đang ở trong tâm trạng khó chịu lắm. Ngư phủ thích nói câu: “ngày đánh cá tệ hại nhất còn tốt hơn là ngày tốt nhứt ngồi trong văn phòng”, nhưng tôi không dám chắc Phierơ có nhất trí như thế vào khoảnh khắc đó hay không!?! Giờ đây, họ đang bận rộn lo vá lưới – công việc đốt thời gian được thực hiện còn nhọc nhằn hơn do nhìn biết thất bại chẳng đánh bắt được gì vào đêm trước đó.

Đức Chúa Trời vẫn sửa soạn chúng ta cho sự kêu gọi của Ngài bằng cách để cho chúng ta chịu đựng sự thất bại riêng tư.


    Khi Chúa Jêsus hỏi thăm Phierơ không biết Ngài có thể sử dụng chiếc thuyền của ông được hay không, Phierơ ngay lập tức đồng ý. Ông quen biết Chúa Jêsus và hâm mộ Ngài rất mực. Ông giống như nhiều thuộc viên Hội thánh tôi quen biết, trong đó ông đã trở thành một môn đồ hiển nhiên rồi, nhưng cho tới lúc nầy chưa bao giờ đưa ra một sự đầu phục hết lòng. Vì vậy, khi Chúa Jêsus muốn sử dụng chiếc thuyền của ông để làm một tòa giảng, Phierơ được tôn vinh khi đồng ý với lời hỏi thăm đó.
    Thú vị là dường nào. Chúa Jêsus đến ngay bối cảnh thất bại của Phierơ rồi sử dụng bối cảnh ấy để rao giảng Ngôi Lời. Ngài lấy cái tầm thường rồi biến nó ra thiêng liêng. Ngài sử dụng chiếc thuyền đánh cá đơn sơ làm bối cảnh cho một phép lạ vĩ đại.
    Không một điều gì trong câu chuyện nầy xảy ra là do tình cờ cả. Mọi sự đều có ý dạy dỗ chúng ta một lẽ thật quan trọng: Đức Chúa Trời vẫn sửa soạn chúng ta cho sự kêu gọi của Ngài bằng cách để cho chúng ta chịu đựng thất bại riêng tư. Cho tới chừng nào chúng ta ý thức nhu cần của chúng ta về Ngài, chúng ta sẽ chưa sẵn sàng để đi theo Ngài đâu. Rốt lại, nếu bạn nghĩ bạn có lòng tự tín, tại sao bạn lại cần đến Đấng Christ? Lòng tự tín của chúng ta phải bị tước bỏ trước khi chúng ta được Đức Chúa Trời đại dụng. Phierơ phải tan vỡ trước khi ông sẵn sàng đáp ứng với sự kêu gọi của Đấng Christ.
II. Một thách thức phải vâng phục (các câu 4-5)
    Lời lẽ của Chúa Jêsus chứa cả hai: một mạng lịnh và một lời hứa. Phải chăng Chúa Jêsus dường đang nói: “Chúng ta hãy ra chỗ nước sâu, thả lưới xuống, và chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra”. Chúa Jêsus đang hứa rằng nếu Phierơ chịu vâng lời, ông sẽ bắt được nhiều cá. Tôi dám chắc rằng sau một đêm dài đánh bắt không hiệu quả, sự thể nầy rất khó mà tin theo được.

Đức Chúa Trời không hề đưa ra những mạng lịnh rồ dại, mặc dù ngay thời điểm ấy trông chúng rất rồ dại.


    Chúng ta có thể tiếp thu một số bài học hữu ích từ đây:
1) Đức Chúa Trời không hề đưa ra những mạng lịnh rồ dại, mặc dù ngay thời điểm ấy trông chúng rất rồ dại.
2) Đức Chúa Trời dự tính chúc phước cho người nào vâng theo Ngài không chút lưỡng lự.
3) Các phép lạ quan trọng nhất của Đức Chúa Trời thường đòi hỏi sự cộng tác của chúng ta.
   
    Chắc chắn đã có nhiều lý do để Phierơ trở nên kẻ hoài nghi. Rốt lại, trải nghiệm của đêm hôm trước dường như rất thuyết phục. Là một ngư phủ chuyên nghiệp, Phierơ vốn biết rõ cái hồ ấy. Và ông biết rõ đôi khi ngay cả hạng ngư phủ giỏi nhất cũng sẽ rơi vào chỗ “bị xem khinh”. Có thể ông đã nói: “Lạy Chúa, xin lỗi, nhưng việc không đáng để chịu rắc rối”. Hay: “Tôi là chuyên gia ở đây đấy”. Giờ đây, đã đến lúc “bắt cá hay bỏ mồi”. Phierơ sẽ làm gì chứ?
    Tôi thích lối nói của Phierơ: “cũng theo lời thầy” (câu 5). Trong bản dịch King James, cụm từ là “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Đây là khẩu hiệu của các thánh đồ. Trải qua nhiều thế kỷ, các tín đồ đã thấy họ đang chịu lấy lịnh hành quân thần thánh của họ. Các điều kiện có thể tối tăm và thế gian có thể chiến đấu nghịch cùng chúng ta, mọi hoàn cảnh có thể phủ lút chúng ta, và nổi sợ hãi gần như nhận chìm chúng ta vậy. Nhưng Đức Chúa Trời đang phán và con cái của Ngài nói: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Và rồi, chúng ta bước đi trong sự vâng phục đối với Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ápraham ở tuổi trung niên đã băng qua sa mạc với chẳng gì khác hơn điều nầy: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Nôê đóng một con tàu trước mặt một thế giới vô tín với chẳng gì khác hơn điều nầy: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Môise đã thách đố Pharaôn, ông nhìn lên trời rồi nói: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Giôsuê đã diễu hành quanh thành Giêricô hết ngày nầy sang ngày khác với điều nầy ở trong lòng ông: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”. Và chàng trai trẻ David đã làm bối rối hạng người nghi ngờ của Israel bằng cách tiến quân vào đồng trũng với sự tin cậy: “Tuy nhiên, theo Lời Thầy”.
   
“Không có Đức Chúa Trời, chúng ta không thể làm gì được; không có chúng ta, Ngài sẽ không làm chi hết”.


    Tiếp đến Phierơ nói thêm: “dầu vậy, tôi cũng theo lời thầy mà thả lưới”. Chúng ta vẫn có một phần phải làm. Bầy cá sẽ không tự chúng nhảy lên thuyền. Chúng ta vẫn phải làm những việc chúng ta phải làm. Chúng ta phải đi làm việc, chúng ta phải lo thực đơn, chúng ta phải đến dự các buổi họp, chúng ta phải đi gặp tư vấn, chúng ta phải chia sẻ Tin Lành, chúng ta phải làm bài tập ở nhà, chúng ta phải ghi ra giấy, chúng ta phải để cho dự án được thực hiện. Vẫn có công việc cho chúng ta phải làm. Tôi tin có nhiều câu trả lời cho những lời cầu nguyện đang chờ đợi chỉ có một việc: “Hãy thả lưới xuống”. Hãy thả lưới xuống chỗ nước sâu, hãy làm phần của bạn, và rồi Đức Chúa Trời sẽ làm phần của Ngài. Lloyd Ogilvie nói như thế nầy: “Không có Đức Chúa Trời, chúng ta không thể làm chi được; không có chúng ta Ngài sẽ chẳng làm chi hết”.
III. Bày tỏ ra quyền phép thiêng liêng (các câu 6-7)
    Đây là điều mà hạng ngư phủ mơ tưởng đến. Họ để ra cả đời đánh cá với hy vọng rằng có thể một ngày kia có việc giống như vầy sẽ xảy đến với họ. Đúng là một cảnh tượng thật đẹp mắt! Có rất nhiều cá ở trong lưới đến nỗi chúng bắt đầu đứt ra. Nhiều người chất đầy cả hai chiếc thuyền với nhiều cá đến nỗi thuyền bắt đầu chìm xuống. Hãy suy nghĩ về việc ấy xem. Hai chiếc thuyền quá tải với đầy cá khắp chỗ đang từ từ vào đến bờ. Đấy là mẻ lưới to lớn nhất từng có – và mẻ lưới ấy bắt được vào giữa lúc trưa.
    Làm ơn lưu ý rằng bầy cá luôn có mặt ở đó. Sự thể cho thấy chẳng phải Chúa Jêsus đã dựng nên bầy cá cho khoảnh khắc vội vã đâu. Cả đêm hôm trước bầy cá ấy đã ở trong biển; Phierơ chỉ không nhìn thấy chúng mà thôi. Nhưng khi Chúa Jêsus ở trong chiếc thuyền, mọi sự đà thay đổi. Mọi sự đà thay đổi theo chương trình của Đức Chúa Trời. Ngài để cho Phierơ thất bại để ông học được những gì ông có thể làm với sự vùa giúp của Chúa Jêsus.
    Có một chỗ đạo đức rất hay trong phần nầy của câu chuyện: Lưới trống nếu không có Ngài; lưới đầy khi có Ngài. Chúng ta hãy đi đánh cá với Chúa Jêsus mỗi ngày!

Khi chúng ta thua cuộc, luôn luôn chúng ta có một lời biện bạch.


IV Xưng ra tình trạng thiếu sót (các câu 8-10a)    Phần nầy của câu chuyện luôn luôn hấp dẫn tôi. Tại sao Phierơ lại nài xin Chúa Jêsus rời đi chứ? Đối với hầu hết chúng ta, thất bại là dễ dàng hơn nắm lấy sự thành công. Khi chúng ta thua cuộc, luôn luôn chúng ta có một lời biện bạch. Việc ấy đến không đúng lúc, ông chủ ghét bỏ chúng ta, công việc đầy khó khăn, cô ấy không yêu tôi, tôi không cần tiền bạc, thị trường chưa thích nghi, mọi việc đều nghịch lại chúng ta, huấn luyện viên bày cách chơi không đúng, chúng ta bị lừa, tôi không tìm cách thắng trận, cái đầu của tôi không chú tâm vào trận đấu, và cứ thế: có rất nhiều lời biện bạch.
    Thua thì dễ dàng lắm.
    Thắng thì khó hơn nhiều.
    Sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời thổi tung bảng danh mục của bạn đi rồi ban cho bạn sự thành công trỗi hơn mọi điều mơ ước hoang tưởng nhất của bạn? Sẽ ra sao nếu Ngài để cho bạn thất bại đáng thương để rồi Ngài sẽ ban cho bạn sự thành công phủ lút sau đó?
    Không phải ai cũng có thể vận dụng được loại thành công ấy. Có nhiều người không thể vận dụng được. Chúng ta sẵn sàng để “thành công trung bình” nhưng không sẵn sàng để “thành công táo bạo”. Giống như phần nhiều người trong chúng ta, Phierơ đã suy nghĩ đến phạm trù theo “tầm cỡ của con người”, chớ không suy nghĩ theo phép lạ có “tầm cỡ của Đức Chúa Trời”. Ông có chỗ trong lý trí mình về bất cứ việc gì ông có thể vận dụng bằng sức riêng của ông. Song khi Chúa Jêsus dính dáng vào, mọi kết quả đã thổi tung hết ý riêng của ông và (trong sự tể trị của Đức Chúa Trời) đã lèo lái ông đến với hai đầu gối trong sự cầu nguyện.

Nhìn thấy Đức Chúa Trời là nhìn thấy bản thân mình như vốn có thật vậy.


    Bối cảnh là một sự gợi nhớ lại phản ứng của Êsai khi nhìn thấy Chúa trên cao rồi xướng lên: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân!” (Êsai 6:5). Phierơ từng nhìn biết Chúa Jêsus thực sự là ai rồi – là Con chơn thật của Đức Chúa Trời đến từ trời – ông tự mình nhìn thấy theo một ánh sáng hoàn toàn mới. Nhìn thấy Đức Chúa Trời là nhìn thấy bản thân mình như vốn có thật vậy. Và có khi mặc khải lại quá lớn chúng ta không thể nắm bắt được. Phierơ không thể chịu nổi độ tương phản giữa sự tinh khiết và quyền phép của Đấng Christ và chính tình trạng tội lỗi của ông.
    Ở đây là một người đã được thay đổi sâu sắc từ bên trong. Niềm tự hào của ông bị nung đốt bởi  mặc khải biến đổi của Đấng Christ.
V Lời kêu gọi phải đầu phục riêng tư (các câu 10b-11)
    Tôi thấy sự việc quan trọng, ấy là Chúa Jêsus dường như bất chấp sự xưng nhận tình trạng bất xứng của Phierơ. Chúa Jêsus vốn biết rõ sự thực về Phierơ và Ngài biết hết mọi sự kìa. Vấn đề, ấy là Phierơ giờ đây nhìn biết sự thực về bản thân mình. Với niềm tự hào của ông bị dứt bỏ đi, giờ đây ông đang sẵn sàng để phục vụ Chúa.
    Có một bài học quan trọng dành cho chúng ta để suy gẫm trong mọi sự nầy: Khi chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus, chúng ta sẽ không bao giờ còn sống như trước được nữa. Không một ai có thể gặp gỡ Chúa Jêsus rồi cứ bước đi mà chẳng có sự thay đổi. Có thể chúng ta đến gần Đức Chúa Trời hơn hay có thể chúng ta tự làm cứng lòng mình, nhưng không một ai từng gặp gỡ Chúa Jêsus rồi cứ sống y như cách họ sống trước đây được. Trong trường hợp của Phierơ, sự xưng nhận của ông đã trở thành một phần chứng cớ của ông. Ông vốn biết rõ mình là một tội nhân và không xấu hổ khi nhìn nhận như thế. Đức Chúa Trời có thể sử dụng người nào vốn biết rõ tình trạng yếu đuối của mình và không tìm cách che giấu nó.

Khi Đức Chúa Trời muốn lay động thế gian, trước tiên Ngài tìm một người nam hay một người nữ, rồi Ngài bắt đầu lay động họ.


    Cách đây mấy năm, bạn tôi là Ramesh Richard có gửi cho tôi một email chứa một câu cầu nguyện đã làm thay đổi đời sống  tôi:
    “Lạy Chúa, hãy làm những việc mà con không thường làm”.
 
   Lời cầu nguyện đó là lời mời gọi Chúa Tể của vũ trụ bước vào thế giới nhỏ bé của tôi rồi lay động nó theo cách mà Ngài lựa chọn. Đây là cách nói: “Lạy Chúa, đây là đời sống  của con. Con đã chỉ thị cho nó theo cách con muốn. Đây là vợ của con và đây là con cái của con. Đây là hội thánh của con, đây là bạn hữu của con, đây là chỗ của con trong thế gian, và đây là mọi thứ con có. Lạy Chúa, con sắp đặt mọi thứ rất gọn gàng và sạch sẽ. Nhưng con nài xin Ngài – không, con mời Ngài bước vào thế giới của con rồi tái sắp đặt lại bất cứ thứ nào Ngài muốn một khi điều đó làm cho con được hiệu quả hơn cho Nước của Ngài”.
    Cho phép tôi cảnh báo bạn – và tôi biết điều nầy từ kinh nghiệm riêng của tôi – nếu bạn từng dám cầu nguyện theo cách ấy, bạn nên thắt dây an toàn đi, vì Đức Chúa Trời sẽ đưa bạn lên tới sự cầu nguyện đó. Ngài sẽ đưa bạn từ chỗ bạn đang sinh sống đến chỗ mà Ngài muốn bạn phải đến. Có nhiều việc sẽ xảy ra một cách mau chóng.
    Đấy luôn luôn là phương pháp của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời muốn lay động thế giới, trước tiên Ngài tìm một người nam hay một người nữ rồi Ngài bắt đầu lay động họ. Và khi họ được lay động rồi, Ngài sử dụng họ lay động thế giới ở chung quanh họ.

Ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là tốt lành, nhưng nó không luôn là dễ chịu đâu. Và nhất định là không loan báo trước.


    Phierơ minh chứng luận điểm nầy. Ý muốn của Đức Chúa Trời luôn luôn là tốt lành, nhưng nó không luôn là dễ chịu đâu. Và nhất định là không loan báo trước. Một ngày kia, bạn đi đánh cá, qua ngày sau bạn đi đánh lưới người. Ngày kia bạn đang đứng trên thuyền, qua ngày sau bạn đang đi theo Chúa Jêsus xuống con đường đầy bụi kia. Ngày kia bạn đang tranh luận về chỗ để thả lưới xuống, qua ngày sau bạn đang bàn luận với người dòng Pharisi. Ngày kia bạn đang rửa ráy mùi cá bám trên áo của bạn, qua ngày sau bạn đang quan sát Chúa Jêsus làm cho con gái Giairu sống lại từ kẻ chết.
    Đấy là điều tôi muốn nói khi tôi nói rằng ý muốn của Đức Chúa Trời có thể làm đảo lộn đời sống  của bạn theo một cách thức rất tốt lành.

“Hãy đặt tôi ở chỗ nước cao hơn cái đầu của tôi” 
 Cách đây mấy năm, tôi nghe thuật lại câu chuyện nói tới Charlie Riggs và lời cầu nguyện đáng ưa thích của ông. Sau khi trở lại đạo, Riggs bị kỷ luật bởi một chàng thanh niên có tên là Lorne Sanny, là người đổi lại bị kỷ luật bởi Dawson Trotman, nhà sáng lập trường Hoa Tiêu (Navigators). Charlie muốn tấn tới trong Đấng Christ, song ông thấy rất là khó khăn. Sanny viết thư gửi cho Trotman nói cho ông ấy biết Charlie Riggs là người duy nhứt ông đang làm việc với và ông ta cảm thất ngã lòng bởi nhiều phương diện. Trotman hồi âm: “Hãy ở lại với người của ông đi, ông không bao giờ biết Đức Chúa Trời sẽ làm gì với anh ấy”.
    Vì vậy, Lorne Sanny tiếp tục làm việc với Charlie Riggs, dạy anh ấy về việc học thuộc Kinh thánh cùng những bí quyết hiệu quả nối theo sau. Một vài năm trôi qua và Billy Graham đã bắt đầu thi hành chức vụ. Trong thập niên 1950, trường Hoa Tiêu tham gia với nhóm Graham gây dựng cho các tân tín hữu trong chiến dịch truyền giảng Tin Lành của họ. Vào đầu năm 1957, trong chiến dịch truyền giảng cho Nữu ước, vị tổng giám đốc đột ngột bị thay thế. Ai có thể thay thế vào giờ chót đó? Vị chủ tịch đề nghị Charlie Riggs, nhưng Billy tự hỏi không biết anh ta có thể đảm lấy công việc hay không: “Tôi không nghĩ anh ấy có thể làm công việc đó.Nhưng tôi có sự bình an nầy – rằng Charlie biết nương cậy vào Đức Thánh Linh đến nỗi tôi biết Chúa có thể làm công việc đó qua anh ấy”. Charlie Riggs nhận lấy công tác và chiến dịch truyền giảng cho Nữu Ước trở thành khuôn mẫu cho nhiều chiếc dịch truyền giảng Tin Lành nối theo sau nhiều năm sau đó.
    Charlie Riggs đã về hưu sau nhiều năm phục vụ hiệu quả cho Chúa. Vậy, đâu là bí quyết của ông chứ? Làm sao mà một người với phần đào tạo ít ỏi lại dấy lên tới một địa vị cao cả như thế và nắm giữ địa vị lâu dài chứ? Đây là câu trả lời của ông: “Tôi luôn luôn cầu xin Chúa đặt tôi ở chỗ nước cao hơn cái đầu của tôi.Vậy đấy, khi tôi có một công việc để làm, một là Chúa phải giúp tôi hoặc tôi sẽ bị chìm xuồng”. Đức Chúa Trời đã lấy làm vui thích nhậm lời cầu nguyện ấy từng hồi từng lúc. Ngài đặt Charlie Riggs ở chỗ nước cao hơn cái đầu của ông ... và rồi bảo lãnh cho ông.

    Chúng ta hãy lấy lời cầu nguyện của Charlie Riggs làm lời cầu nguyện của chính mình: “Lạy Chúa, xin đặt con chỗ nước cao hơn cái đầu của con”.


    Đây là lời thách thức cho từng Cơ đốc nhân nào muốn trở thành người tạo ra sự khác biệt cho Đức Chúa Jêsus Christ.Chúng ta hãy lấy lời cầu nguyện của Charlie Riggs làm lời cầu nguyện của chính mình: “Lạy Chúa, xin đặt con ở chỗ nước cao hơn cái đầu của con”. Luôn luôn là an toàn hơn khi ở lại chỗ nước cạn, nơi mà bạn có thể cảm thấy phần đáy đang ở dưới chơn mình, nhưng phần thách thức thực sự là nhảy ra chỗ nước cao hơn cái đầu của bạn kìa.

Bước đi trên “con đường Jêsus” 
Đối với Phierơ và các môn đồ khác, bước theo Đấng Christ có nghĩa là bỏ lại sau lưng đời sống  cũ (gồm cả việc đi lưới cá), bỏ thuyền, bỏ lưới, và bỏ nghề nghiệp, rồi bước theo Đấng Christ vào một tương lại chưa biết. Dietrich Bonhoeffer đã mô tả điều đó theo cách nầy: “Họ phải đốt thuyền rồi lao vào chỗ bất an tuyệt đối để học biết sự đòi hỏi và ân tứ của Đấng Christ”.
    Thải hồi luôn luôn phải đến trước. Bất cứ điều gì ngăn trở việc chúng ta bước đi với Đấng Christ phải thải hồi hết. Thậm chí một số việc tốt lành phải thải hồi để những thứ tốt hơn sẽ đến từ Chúa. Chúng ta không thể có ở cả hai đầu được.
    Từ ngữ nói tới “đi theo” có nghĩa là “đi cùng một con đường”. Đấy là những gì một môn đồ đang làm – người ấy đi cùng một con đường là Jêsus. Người ấy đặt chơn lên “con đường Jêsus” rồi đi theo nó bất cứ đâu nó dẫn tới. Không có một bảo đảm nào hết, không có thương lượng chi cả, không một lời hứa đặc biệt nào hết. Người ấy chỉ bước đi trên con đường đó mỗi ngày mà thôi, đi theo các dấu chơn của Thầy mình.
Đừng sợ hãi khi bước theo Chúa Jêsus.  
 Đừng sợ hãi khi bước theo Chúa Jêsus. Bạn không bao giờ hối tiếc khi khởi sự đi xuống “con đường Jêsus”. Bạn chỉ hối tiếc khi bạn chờ đợi quá lâu không thực hiện việc ấy đấy thôi.
    Có phải bạn sẵn sàng để bước theo Chúa Jêsus bất cứ đâu Ngài dẫn dắt không? Đấy là mọi sự Ngài mong muốn.
    Họ từ bỏ hết mọi sự mà đi theo Ngài! Và tấm lòng của tôi kêu la lên: “Lạy Chúa, con nữa. Con nữa!”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét