Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

ĐỨC CHÚA TRỜI: ĐẤNG KÉO TÔI ĐẾN VỚI CHÍNH MÌNH NGÀI



ĐỨC CHÚA TRỜI:
ĐẤNG KÉO TÔI ĐẾN VỚI CHÍNH MÌNH NGÀI
            Có bao nhiêu người có chó làm thú nuôi trong nhà? Phải chăng con chó của bạn khó mà ưa thích bạn? Đây là tuần thứ hai trong loạt bài bốn tuần học về sách Malachi mà chúng ta sẽ tiếp tục suốt mùa lễ Giáng Sinh. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy cách thức Đức Chúa Trời yêu thương dân sự của Ngài và thể nào tình yêu ấy được phác hoạ để mở ra cho cả thế gian. Chúng ta đã nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời yêu thương, song hầu hết chúng ta đều sẽ công nhận rằng có đủ thứ đang đứng ngáng trên con đường đến với Đức Chúa Trời yêu thương của chúng ta. Thậm chí đôi khi rất khó cho chúng ta tiếp nhận tình yêu thương của Ngài.
            Tuần nầy và tuần tới, chúng ta sẽ nhìn vào cách Đức Chúa Trời giúp chúng ta đến với Ngài và làm thế nào chúng ta có thể tiếp cận Đức Chúa Trời rồi nhìn biết tình yêu thương đó. Tuần nầy, chúng ta sẽ nhìn vào cách Đức Chúa Trời kéo chúng ta đến với Ngài. Tuần tới, chúng ta sẽ nhìn vào cách Đức Chúa Trời giúp chúng ta tẻ tách ra khỏi bản ngã của chúng ta.
            Mặc dầu mùa Giáng Sinh được sắp xếp để nói tới Đức Chúa Trời, tôi thấy thời điểm nầy trong năm là một trong những thời điểm khó khăn cho việc nối kết với Đức Chúa Trời một cách thực sự. Lễ Giáng Sinh được gói ghém trong xã hội của chúng ta đến nỗi khó mà lưu giữ được Đức Chúa Trời ở trong trí. Dù đó là cơn sốt cho người tiêu dùng về việc mua sắm và nhận lãnh các món quà, tinh thần lễ lạc, hay sự đóng băng mọi sinh hoạt quanh Lễ Giáng Sinh — có nhiều thứ đang diễn ra đến nỗi dường như Đức Chúa Trời chỉ là một thứ tư tưởng phụ mà thôi.
            Đấy là lý do tại sao tôi rất nóng nả muốn nghiên cứu sách Malachi trong mùa lễ nầy. Các thể loại vấn đề mà chúng ta đang đối diện với trong mùa lễ Giáng Sinh trong xã hội chúng ta là những thể loại mà Malachi nói tới. Ông đang xử lý với một dân vốn tỉnh thức nhiều về mọi điều đang diễn ra trong xã hội của họ hơn là trong lãnh vực Đức Chúa Trời. Họ có một thời khó nhọc tìm kiếm Đức Chúa Trời ở giữa mọi sự đang xảy ra cho họ. Họ có một thời khó nhọc trong việc tin rằng Đức Chúa Trời có việc gì đó phải làm với thế giới tôn giáo của họ. Nói ngắn gọn, họ bận rộn giống như chúng ta vào thời điểm nầy trong năm.
            Tôi đã nói vào tuần rồi rằng sách Malachi về mặt cơ bản là một loạt sáu phần tranh luận giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Sáu lần Đức Chúa Trời phán một việc, dân sự Ngài thách thức một việc, và Đức Chúa Trời làm cho mọi sự ra ngay thẳng hết. Tuần qua, chúng ta đã quan sát phần tranh luận Đức Chúa Trời có thực sự yêu thương dân sự Ngài hay không!?! Tuần nầy chúng ta sẽ nhắm tới hai phần tranh luận tương tự.
            Mỗi phần tranh luận đó phải xử lý với những việc giữ chúng ta tẻ tách khỏi Đức Chúa Trời hoặc những đường lối khác biệt hầu cho chúng ta giữ Đức Chúa Trời ở một khoảng cách xa xa.
            Chúng ta sẽ nhìn vào một mảng lớn Kinh thánh sáng nay. Chúng ta sẽ xem xét hai phần tranh luận nầy giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Phần thứ nhứt phải xử lý với một nhận thức giả dối về mặt tôn giáo. Một thứ tôn giáo giữ Đức Chúa Trời trong chỗ đường cùng thay vì để cho Ngài bước vào bên trong. Phần tranh luận thứ nhì phải xử lý với những quyết định cho lối sống bất chấp ý chỉ của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta sẽ nhìn vào hai vấn đề nầy, chúng khiến cho khó mà nhận biết Đức Chúa Trời và kế đó chúng ta sẽ suy nghĩ về Lễ Giáng Sinh và về cách thức từng vấn đề nầy được nhắc tới bởi sự đến của Đấng Christ. Trong tiến trình đó, chúng ta quan sát một Đức Chúa Trời là Đấng hành động để kéo chúng ta đến với chính mình Ngài, dầu khi chúng ta không luôn luôn phấn khích về triễn vọng đó.
Đừng chế nhạo Đức Chúa Trời
            Tuần qua, chúng ta đã nhìn xem phần tranh luận thứ nhứt trong sách Malachi. Đức Chúa Trời có thực sự yêu thương dân sự Ngài không? Giờ đây, chúng ta nhìn vào phần tranh luận thứ nhì. Phần nầy chiếm nhiều khoảng không gian và rất là phức tạp ở đó. Hãy lưu ý, đây là một cuộc tranh luận; hãy hình dung Đức Chúa Trời và dân sự Ngài đang trao đổi với nhau.
            Malachi 1:6-2:9: Con trai tôn kính cha mình, đầy tớ tôn kính chủ mình. Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? và nếu ta là chủ, nào sự kính sợ ta ở đâu? Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy cùng các ngươi, hỡi các thầy tế lễ khinh dể danh ta! Các ngươi lại nói rằng: Chúng tôi có khinh dể danh Ngài ở đâu? Các ngươi dâng bánh ô uế trên bàn thờ ta, rồi các ngươi nói rằng: Chúng tôi có làm ô uế Ngài ở đâu? Ấy là ở điều các ngươi nói rằng: Bàn của Đức Giê-hô-va đáng khinh dể. Khi các ngươi dâng một con vật mù làm của lễ, điều đó há chẳng phải là dữ sao? Khi các ngươi dâng một con vật què hoặc đau, điều đó há chẳng phải là dữ sao? Thử dâng nó cho quan trấn thủ ngươi, thì người há đẹp lòng và vui nhận cho ngươi sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vậy. Các ngươi đã làm điều đó, nay ta xin các ngươi hãy nài xin ơn Đức Chúa Trời, hầu cho Ngài làm ơn cho chúng ta, thì Ngài há sẽ nhận một người nào trong các ngươi sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Ước gì trong các ngươi có một người đóng các cửa, hầu cho các ngươi không nhen lửa vô ích nơi bàn thờ ta. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Ta chẳng lấy làm vui lòng nơi các ngươi, và ta chẳng nhận nơi tay các ngươi một của dâng nào hết. Vì từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, danh ta sẽ là lớn giữa các dân ngoại. Trong khắp mọi nơi, người ta sẽ dâng hương và của lễ thanh sạch cho danh ta; vì danh ta sẽ là lớn giữa các dân ngoại, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Song các ngươi đã làm uế tục danh ta mà rằng: Bàn của Đức Giê-hô-va là ô uế, đồ ăn đến từ trên nó là đáng khinh dể. Các ngươi lại nói rằng: Ôi! việc khó nhọc là dường nào! rồi các ngươi khinh dể nó, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy! Các ngươi đem đến vật bị cướp, vật què và đang, đó là của các ngươi đem dâng cho ta. Ta há có thể nhận vật nầy nơi tay các ngươi sao? Đức Giê-hô-va phán vậy. Đáng rủa thay là kẻ hay lừa dối, trong bầy nó có con đực, mà nó hứa nguyện và dâng con tàn tật làm của lễ cho Chúa! Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Vì ta là Vua lớn, danh ta là đáng sợ giữa các dân ngoại.  
            Hỡi các thầy tế lễ, bây giờ ta truyền lịnh nầy về các ngươi. Nếu các ngươi chẳng nghe, và không để lòng dâng sự vinh hiển cho danh ta, thì, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, ta sẽ giáng sự rủa sả trên các ngươi, và sẽ rủa sả những phước lành của các ngươi; và ta đã rủa sả rồi, vì các ngươi không để điều đó vào lòng. Nầy, ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi, rải phân trên mặt các ngươi, tức là phân của những lễ các ngươi; các ngươi sẽ bị đem đi với phân ấy. Các ngươi sẽ biết rằng ta đã truyền lịnh nầy cho các ngươi, để đã làm giao ước của ta với Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Giao ước của ta với Lê-vi vốn là sự sống và sự bình an mà ta đã ban cho nó, hầu cho nó kính sợ ta; thì nó đã kính sợ ta, và run rẩy trước danh ta.  Luật pháp của sự chơn thật đã ở trong miệng nó, trong môi miếng nó chẳng có một sự không công bình nào; nó đã bước đi với ta trong sự bình an và ngay thẳng, làm cho nhiều người xây bỏ khỏi sự gian ác. Vì môi miếng của thầy tế lễ nên giữ sự thông biết, người ta tìm luật pháp trong miệng nó, vì nó là sứ giả của Đức Giê-hô-va vạn quân. Nhưng, trái lại, các ngươi đã xây khỏi đường lối, làm cho nhiều người vấp ngã trong luật pháp, và đã làm sai giao ước của Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy nên ta cũng đã làm cho các ngươi ra khinh bỉ hèn hạ trước mặt cả dân, vì các ngươi chẳng giữ đường lối ta, hay vị nể người ta trong luật pháp.
            OK, chúng ta hãy tìm cách phân tích phân đoạn Kinh thánh nầy xem. Đức Chúa Trời khởi sự bằng cách nói tới việc tôn kính. Ngài tố cáo dân sự Ngài không dâng cho Ngài một sự tôn kính nào hết. Ngài chỉ vào các thầy tế lễ rồi phán họ tỏ ra xem khinh danh của Ngài. Điều nầy đặt các thầy tế lễ vào thế phòng thủ rồi mới khởi sự cuộc tranh luận. Các thầy tế lễ quay trở lại nói: “Chúng tôi có khinh dể danh Ngài ở đâu?” Với thắc mắc ấy, cuộc chiến tiếp diễn và đây là một cuộc tranh luận thật dài: dài nhất trong sách Malachi.
            Đây là cách mà tôi tóm tắt lại những gì Đức Chúa Trời than phiền với các thầy tế lễ. Họ sống theo tôn giáo xa cách đối với Đức Chúa Trời.
            Họ đang sống theo tôn giáo, chẳng có gì phải làm với Đức Chúa Trời. Đây là tôn giáo giả. Họ đang nếm trải những động cơ, song hết thảy đều là giả hiệu. Tháng nầy là thời điểm trong năm dễ nhầm lẫn nhất về mặt tôn giáo. Nhiều người kỷ niệm Lễ Giáng Sinh mà không tin nơi Đấng Christ hơn bất kỳ ngày lễ Cơ đốc nào khác. Trong xã hội của chúng ta, Tháng Mười Hai là một tháng được đánh dấu bởi thứ tôn giáo trống rỗng.
            Quả là một việc khó khi sống ở giữa đó. Tôi có thái độ thù nghịch đối với Đấng Christ bất kỳ ngày nào trong thứ tôn giáo trống rỗng. Lễ Giáng Sinh là một thời điểm rất kỳ lạ trong năm. Trong vai trò một Cơ đốc nhân, chúng ta kỷ niệm Lễ Giáng Sinh như thế nào trong một xã hội kỷ niệm Lễ ấy mà chẳng nói gì đến Đấng Christ?
            Đấy là những gì đang xảy ra trong xứ Israel lúc bấy giờ. Bản thân tôn giáo đích thị là phi tôn giáo. Sự thờ lạy Đức GIÊHÔVA đã thôi không có một việc gì phải làm với Đức GIÊHÔVA. Vấn đề chính mà Đức Chúa Trời nhắc tới ở đây, ấy là những thứ của lễ không thích đáng. Đức Chúa Trời đòi hỏi dân sự Ngài phải đem những thứ của lễ dâng cho Ngài đúng theo như chỉ định một cách đều đặn. Sách Lêvi ký giải thích các loại của lễ có cần vào đúng thời điểm của thứ của lễ ấy. Chính những thầy tế lễ họ phải chịu trách nhiệm trong việc làm theo mọi huấn thị ấy và dâng lên các thứ của lễ.
            Lý do Đức Chúa Trời truyền ra các thứ của dâng nầy là để cho dân sự có cách đến gần với Đức Chúa Trời. Vì cớ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, dân sự của Ngài vốn không thể trò chuyện với Ngài được. Nhưng các thứ của lễ tạo ra một con đường cho dân sự Đức Chúa Trời đến với Ngài. Chúng giúp cho bạn xử lý với tội lỗi, dâng lên lời cảm tạ, ngợi khen, sự cam kết, và sự tôn kính. Chúng đã giúp cho bạn quan hệ với Đức Chúa Trời. Hệ thống con sinh là một trong những thứ ngôn ngữ thờ phượng dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Những thứ của lễ là cách bạn nói với Đức Chúa Trời rằng bạn rất biết ơn, hối lỗi, cam kết, hay kính sợ Ngài.
            Còn đối với những ai trong các bạn có nuôi chó, hầu hết các bạn có lẽ sẽ nói rằng con chó của bạn vốn ưa thích bạn. Bây giờ, đây là một việc lạ lùng phải nói tới. Loài chó không nói được — làm sao bạn biết chúng ưa thích bạn chứ? Bạn sẽ nói với tôi rằng loài chó có một loại ngôn ngữ khác biệt. Chúng có thể truyền đạt tình cảm rõ ràng cho dù chúng không thể sử dụng lời nói.
            Đấy là những gì các thứ của lễ hữu hiệu cho dân sự của Đức Chúa Trời. Một cách thức để dân sự trao đổi với Ngài. Có nhiều thứ của lễ khác nhau nói ra nhiều điều khác nhau. Các thứ của lễ là ngôn ngữ thờ phượng, nhưng có một thứ rất nhất quán cho dù là loại của lễ nào, bất chấp những gì bạn đang cố gắng thưa với Đức Chúa Trời, bạn nói thứ của lễ ấy là một thứ tốt lành. Bạn không đem con dê đực bịnh hoạn đến với Đức Chúa Trời rồi  dâng nó lên như một cách nói: “Tôi rất tiếc”. Bạn không đem một cái bánh bị mốc dâng lên như một cách thốt ra lời cảm tạ với Đức Chúa Trời được. Mỗi con sinh đều là thứ tốt hạng.
            Đấy chính xác là những gì Đức Chúa Trời phán các thầy tế lễ đang làm. Họ đem dâng các con thú bị què, họ đem dâng những con vật bịnh hoạn, họ đem dâng những con thú mù loà cho Đức Chúa Trời và xưng rằng đây là hành vi hy sinh của họ dành cho Ngài. Họ đem dâng thứ đồ ăn mà họ sẽ không đem dâng cho quan tổng đốc của họ hoặc giúp đỡ cho một người bạn. Đức Chúa Trời đang phán: “Các ngươi không nói với ta theo cách nầy. Các ngươi không nói với vua các ngươi theo cách đó; các ngươi sẽ không nói với vợ các ngươi theo cách đó; các ngươi không nói với ta theo cách ấy”.
            Họ đã vặn cong mục đích của các thứ của lễ, họ làm ngược lại chính xác những gì họ cần phải làm. Họ không tỏ ra điều chi là có ý nghĩa cho Đức Chúa Trời. Họ đang nếm trải những động cơ tìm cách quăng Ngài ra sau lưng họ. Họ đang tìm cách để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Họ không dâng con sinh để tỏ ra cho Ngài sự tôn kính. Họ dâng cho Ngài phần thừa thải của họ để giữ Ngài ở chỗ đường cùng. Họ đang chế nhạo Đức Chúa Trời. Đây là Đức Chúa Trời của vũ trụ, là Đấng đã dựng nên muôn vật và họ đang chế nhạo Ngài.
            Việc thứ nhứt chúng ta học được từ phân đoạn Kinh thánh nầy, ấy đây là một ý tưởng rất tồi tệ. Đức Chúa Trời không phải là một gã bù nhìn đâu. Ngài sẽ nhận biết cả thảy. Đừng chế nhạo Đức Chúa Trời.
            Chúng ta thường có một con chó thực sự rất thích mình được chú ý. Nếu bạn có mặt ở trong phòng, Jade muốn chơi đùa với bạn. Nó thích chơi trò thu hồi đồ vật hơn bất cứ trò chơi nào khác. Chúng ta phải cẩn thận về việc tiếp xúc bằng mắt với nó. Vì nếu nó đang nằm mà bạn ra hiệu bằng mắt với nó, khi ấy nó nghĩ rằng bạn muốn đùa với nó. Vì vậy, nó chỗi dậy rồi túm lấy món đồ chơi rồi đem nó đến cho bạn. Nó cũng thích gặm xương nữa. Chúng ta có thể cho nó một cái xương gặm và làm thế sẽ giữ nó trong một thời gian ngắn. Đây là một cụm từ cổ điển: “quăng cho chó một khúc xương”. Đây là một cụm từ rất hay vì nó có hiệu quả. Nếu bạn quăng cho con chó một khúc xương, nó sẽ để cho bạn yên.
            Nhưng Đức Chúa Trời không phải là một con chó. Ngài sẽ không tự để cho mình bị đối xử theo cách thế nầy. Ngài không muốn mọi nổ lực yếu ớt của chúng ta xoa dịu được Ngài. Ngài cần chúng ta. Ngài muốn chúng ta đến với chính Ngài. Để ở với Ngài. Ngài không muốn chúng ta ngồi ì trong nhà thờ hay đến dự một lớp nghiên cứu Kinh thánh như một cách thức quăng Ngài ra sau lưng chúng ta. Ngài muốn chúng ta dấn thân sâu sắc vào đời sống đức tin: liều lĩnh, tin cậy, xưng tội, và cầu nguyện.
            Nhưng đấy chẳng phải là đời sống đức tin mà dân sự của Đức Chúa Trời đang sống đâu. Làm sao họ có thể sống được như thế chứ? Làm sao mà họ có gan chế nhạo Đức Chúa Trời chứ? Họ đã phân Ngài ra thành nhiều ngăn. Hầu hết mọi nền văn hoá lúc bấy giờ đều chạy theo các vị thần của địa phương.
            Có những vị thần của một khu vực, những vị thần của một nhóm sắc tộc, ngay cả những vị thần của một gia đình đặc biệt. Những vì thần đó đòi hỏi rằng nếu bạn làm cho họ sung sướng, họ dám chắc rằng mọi thứ tốt lành sẽ xảy đến cho bạn. Đấy là cách mà dân sự Đức Chúa Trời khởi sự suy nghĩ về Đức GIÊHÔVA. Một vị thần nhỏ họ có thể đeo trên sợi dây chuyền. Họ dâng cho vị thần ấy mỗi lần một khúc xương để giữ cho thần được vui vẻ, nhưng hắn không có gì phải làm với phần còn lại của đời sống họ.
            Để thách thức, Đức Chúa Trời đối diện họ với quan niệm cơ bản cho thấy Ngài là ai. Ngài phán hai lần trong câu 11: “Danh Ta sẽ là lớn giữa các dân Ngoại” và một lần nữa trong câu 14: “Danh Ta sẽ là lớn giữa các dân Ngoại”. Ngài không phải là một Đức Chúa Trời của một dân tộc ít người đâu. Ngài không phải là thần linh riêng của tôi đâu. Ngài không phải là Đức Chúa Trời của Palo Alto hay của Hội thánh Peninsula Bible hay Đức Chúa Trời của nước Mỹ đâu. Ngài là Đức Chúa Trời sẽ được kính sợ giữa các dân. Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng!
            Đôi khi tôi tự hỏi, nếu chúng ta khiến cho Đức Chúa Trời ra nhỏ hơn để chúng ta có thể xử lý với Ngài. Ngài tử tế đấy, một phần của lai lịch, nhưng thường chẳng có ai chú ý đến. Ngài trông giống như con chó của chúng ta. Nếu chúng ta không nháy mắt ra hiệu với nó, chúng ta có thể ở trong cùng một căn phòng và nó chẳng trông mong gì nơi chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời không phải như vậy và đây là phần đáng kinh ngạc nhất: đó là những tin tức tốt lành. Ngài phán trong câu 4 rằng Ngài đã truyền ra mạng lịnh nầy để giao ước của Ngài với người Lêvi sẽ còn tiếp diễn. Ngài không đối diện tận mặt với chúng ta để khiến cho chúng ta phải cảm thấy buồn bã đâu. Ngài không thách thức chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy chúng ta sống ghê khiếp dường nào hoặc khiến cho chúng ta cảm thấy mình là tội lỗi. Ngài cảnh cáo chúng ta vì Ngài muốn chúng ta phải đến gần Ngài. Ngài muốn chúng ta phải ở trong một mối quan hệ sâu sắc. Ngài muốn chúng ta phải bước đi với Ngài trong chỗ bình an và công bình và đưa nhiều người ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài muốn chúng ta phải đến với Ngài.
            Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta cần một Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta những gì chúng ta có cần và giữ im lặng khi chúng ta muốn tránh né Ngài, nhưng thực sự đấy chẳng phải là những gì chúng ta có cần đâu. Chúng ta cần một Đức Chúa Trời là Đấng sẽ không để cho chúng ta giữ Ngài trong chiều dài của cánh tay. Chúng ta cần một Đức Chúa Trời là Đấng hay can thiệp. Ngài hay thách thức chúng ta. Ngài đối diện với chúng ta rồi phán: “Các ngươi đang làm gì vậy?” 
            Việc thứ nhứt mà Malachi đang làm nổi bật lên là việc giữ chúng ta không đích thực xem Đức Chúa Trời là một thứ tôn giáo. Mọi hành động giả dối, vô quyền, trống rỗng giữ chúng ta ở ngoài Đức Chúa Trời thay vì đối diện trực tiếp với Ngài.
Hãy canh giữ tâm thần các ngươi
            Bây giờ, chúng ta bước vào cuộc tranh luận kế đó giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Việc thứ nhứt phải lo liệu với tôn giáo giả, giờ đây chúng ta nhìn thấy một vấn đề mới.
            Malachi 2:10-16: Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao? Vậy sao ai nấy đãi anh em mình cách gian dối, phạm giao ước của tổ phụ chúng ta? Giu-đa đã ăn ở cách lừa phỉnh, và đã phạm một sự gớm ghiếc trong Y-sơ-ra-ên và trong Giê-ru-sa-lem; vì Giu-đa đã làm uế sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va, là sự Ngài ưa, mà cưới con gái của thần ngoại. Phàm ai làm sự đó, hoặc kẻ thức, hoặc kẻ trả lời, hoặc kẻ dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Giê-hô-va sẽ trừ họ khỏi các trại của Gia-cốp. Các ngươi lại còn làm sự nầy: các ngươi lấy nước mắt, khóc lóc, than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô-va, nên nỗi Ngài không nhìn đến của lễ nữa, và không vui lòng nhận lấy vật dâng bởi tay các ngươi. Các ngươi lại nói rằng: Vì sao? Ấy là vì Đức Giê-hô-va làm chứng giữa ngươi và vợ ngươi lấy lúc tuổi trẻ, mà ngươi đãi nó cách phỉnh dối, dầu rằng nó là bạn ngươi và là vợ giao ước của ngươi. Vả, hơi sống của Đức Chúa Trời dầu có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ấy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ, và người nào lấy sự hung dữ che áo mình, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối.
            Một lần nữa, Malachi bắt đầu với một vài câu nói trình bày cuộc tranh luận. Ngài nói tới sự thống nhất cơ bản của dân sự Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng ta đều ra từ cùng một cha, hết thảy chúng ta đều được dựng nên bởi cùng một Đức Chúa Trời. Nhưng Malachi tố cáo dân sự Đức Chúa Trời về việc “phá vỡ đức tin”. Cụm từ có ý nói đối xử theo cách phản bội với ai đó. Cụm từ ấy mô tả một mối quan hệ vốn lành mạnh song đã bị tan vỡ. Chúng ta không nhìn thấy phần đáp ứng của dân sự Đức Chúa Trời mãi cho tới câu 14 và đó là một câu nói rất đơn giản: “Các ngươi lại nói rằng ‘vì sao?’” Một câu hỏi thật là đơn sơ. Vì sao Đức Chúa Trời Ngài không chấp nhận của lễ của tôi chứ? Vì sao Ngài không lắng nghe tôi?
            Câu trả lời nằm trong hai hành động khác nhau, cả hai có việc phải làm với phần tình dục. Ở câu 11 và 12, vấn đề là kết hôn với những người nữ ngoại bang. Ở các câu 14-16, vấn đề là ly dị. Cả hai phần nầy phải làm với các mối quan hệ được dự trù là phải ổn định. Nhưng mối quan hệ ổn định về hôn nhân đã bị phá vỡ. Vấn đề chính nằm ngay ở đây là những gì bản Kinh thánh NIV dịch là “phá vỡ đức tin”. Cụm từ đó được lặp đi lặp lại năm lần trong 7 câu nầy. Israel đã phá vỡ đức tin với nhau.
            Khi dân sự Đức Chúa Trời bước vào Đất Hứa, rõ ràng là Ngài đã truyền cho họ chớ kết hôn với những người nữ ngoại bang. Điều nầy không giữ được vì họ là những người nữ tồi tệ hay vì cớ bất kỳ loại siêu việt chủng tộc nào đó. Sở dĩ như thế là vì kết hôn với những người nữ nào thờ lạy một thần khác thường có nghĩa là bạn cũng khởi sự thờ lạy vị thần ấy nữa. Đấy chính xác là những gì đã xảy ra. Hãy lắng nghe Đức Chúa Trời đưa vấn đề nầy vào trong câu 11: “Giu-đa đã ăn ở cách lừa phỉnh, và đã phạm một sự gớm ghiếc trong Y-sơ-ra-ên và trong Giê-ru-sa-lem; vì Giu-đa đã làm uế sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va, là sự Ngài ưa, mà cưới con gái của thần ngoại”. Họ đã chối bỏ Đức Chúa Trời trong sự ưu ái của những người nữ đó. Họ đã chọn tình dục hơn cả Đức GIÊHÔVA. Vấn đề không phải là hôn nhân, mà là Đức Chúa Trời. Cách đây mấy năm, trước khi tôi khởi sự hẹn hò với Rachel, tôi là một phần tử trong nhóm ba người bạn. Bản thân tôi, một thanh niên khác nữa và một thanh nữ. Cả ba người chúng tôi thực sự rất mật thiết và cùng nhau làm mọi việc. Hiển nhiên là tôi thấy mình cứ chiếu cố mãi vào người nữ đó. Có lẽ bạn biết rõ chỗ mà câu chuyện nầy diễn tiến. Nàng và người bạn kia của tôi đang hẹn hò. Tôi bị bỏ ra ngoài. Tôi nhớ mình mau mắn cảm nhận như thế là dường nào: tôi cô độc làm sao ấy. Đấy là những gì Đức Chúa Trời phán đã xảy ra ở đây.
            Dân sự Ngài đã kết hôn với những người nữ kia và Ngài bị bỏ ra ngoài.
            Cũng chính việc ấy đang xảy ra trong xã hội của chúng ta. Khi ai đó nhìn biết Đức Chúa Trời quan hệ tình cảm với người nào không có tình cảm với Ngài, kết quả thông thường nhất ấy là Cơ đốc nhân tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Đấy chẳng phải là kết quả duy nhứt đâu, mà đó là kết quả thông thường nhất. Đấy là lý do tại sao Tân Ước cảnh cáo chống lại những mối quan hệ như vậy. Điều đó không nhắm tới dân sự. Nó nhắm tới Đức Chúa Trời kìa.
            Vấn đề thứ hai cũng cần phải làm với Đức Chúa Trời nữa. Đức Chúa Trời đang than vãn về những người làm chồng không chung thủy với vợ mình và đã ly dị họ để lấy người nữ khác. Đây là một trong những câu nói đầy quyền lực nhất về ly dị trong cả Kinh thánh: “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ”. Ly dị gần như không hề được nhắc tới. Đức Chúa Trời quay trở lại với phần mở đầu để biện hộ về vấn đề nầy. Ngài trở lại với sự sáng tạo, mạng lịnh cho Ađam và Êva phải đến với nhau rồi trở nên một thịt, rồi hỏi: “Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?
            Bây giờ, quả thật rằng Đức Chúa Trời đã lập điều khoản dành cho ly dị trong sách Phục truyền luật lệ ký, là một phần của Luật pháp Môise. Ngài đã ban ra các huấn thị đặc biệt về cách thức ly dị, nhưng mục đích của huấn thị nầy là để bảo vệ những người nữ nào không được bảo hộ khi người chồng quyết định không còn cần đến họ nữa. Mục đích là không bao giờ tha thứ cho ly dị, nhưng cung ứng một số hướng dẫn để bảo vệ những người nữ. Cũng chính vấn đề ấy ở đây.
            Những người làm chồng đang lìa bỏ vợ của họ để lấy người khác. Họ sống không chung thủy. Ngay cả gợi ý bạo lực có trong đó nữa. Đây là một việc khác giữ chúng ta không nhìn biết Đức Chúa Trời: một lối sống không song hành với các mạng lịnh của Ngài. Bất tuân tỏ tường với Ngài, đặc biệt về vấn đề tình dục. Đấy là những gì cuộc tranh luận nầy đang nhắm tới. Vì vậy Đức Chúa Trời thách thức dân sự Ngài rồi nói: “Ta không chấp nhận các của lễ nếu các ngươi cứ hành xử mãi như thế nầy”. Họ thấy kinh ngạc và nghĩ mình vô tội khi nói: “vì sao?” Ngài nói sao chứ? Tôi nghĩ chúng ta đều làm đúng cả đấy chứ.
            Vấn đề thứ nhứt, ấy là họ đang chế nhạo Đức Chúa Trời. Vấn đề thứ hai, ấy là họ bất chấp Đức Chúa Trời trong việc bất tuân các mạng lịnh rõ ràng của Ngài. Như thế là phá vỡ đức tin. Giải pháp được lặp đi lặp lại hai lần. “Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối”. Vì vậy, huấn thị thứ nhì là hãy canh giữ đời sống của chúng ta.
            Có một việc thật có quyền lực diễn ra trong phân đoạn Kinh thánh về tâm thần của chúng ta. Câu 15 là một câu thực sự khó dịch lắm. Một nhà giải kinh gọi câu nầy là câu khó nhất trong Cựu Ước. Nếu bạn xem ở các bản dịch khác nhau, bạn sẽ thấy một số ý kiến khác nhau về ý nghĩa của nó. Bản NIV (New International Version) chép: “Họ thuộc về Ngài cả xác thịt và tâm thần”. Bản ESV (English Standard Version) chép: “Há Ngài không dựng nên họ với một phần Thần Linh trong sự hội hiệp của họ chăng?” Bản NASB (New American Standard Bible) chép: “Không ai làm như thế một khi họ là dân sót của Đức Thánh Linh”.
Những ý tưởng thực sự khác biệt.
            Nhưng tôi tin rằng bởi ý tưởng tâm thần trong thắc mắc đó là Thánh Linh của Đức Chúa Trời và nó có việc phải làm với sự hội hiệp giữa người nam và người nữ. Một sự việc gần gũi với bản Kinh thánh ESV. Có một việc thuộc Thánh Linh Đức Chúa Trời xảy ra khi người nam và người nữ đến với nhau về mặt tình dục trong hôn nhân. Một việc gì đó thật kín nhiệm. Một việc rất thuộc linh. Vì vậy, khi bị gãy vỡ, thì hẳn là một việc đặc biệt đáng buồn nhất. Tình dục chưa hẳn là tình dục. Tình dục nói tới Đấng bạn thờ lạy và Đấng bạn thuộc về và Đấng mà bạn dâng thân thể mình cho nữa. Tình dục không cứ cách nào đó đang nói tới Đức Chúa Trời.
            Đấy là lý do tại sao phần huấn thị ở đây là phải canh giữ tâm thần của chúng ta. Có một việc gì đó nối kết giữa tình dục và tâm thần của chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể trải rộng tư tưởng trong phân đoạn Kinh thánh nầy bao gồm những tội lỗi khác nghịch lại Đức Chúa Trời. Có một việc rất đặc biệt nói tới tình dục, là tội lỗi giữ chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Làm sao bạn có một mối quan hệ lành mạnh với Đức Chúa Trời khi bạn dấn thân vào một việc không đẹp lòng Ngài? Bạn không thể đến gần Ngài được khi bạn bất chấp ý chỉ của Ngài.
            Nhưng một lần nữa, ở giữa lời quở trách nầy, có những tin tức tốt lành. Tin tức tốt lành, ấy là Đức Chúa Trời sẽ không chấp nhận các thứ của lễ của dân nào đang dối trá trước mặt Ngài. Ngài sẽ không để cho người ấy nói dối đâu. Ngài biết lẽ thật và Ngài sẽ khăng khăng chiếu theo lẽ thật. Đấy là trọng tâm của huấn thị cần phải nắm chặt lấy. Đừng để cho lòng mình phải dối trá. Hãy nhìn vào tâm thần của bạn. Hãy canh giữ nó. Đừng để cho lòng mình đi quá xa trên một con đường đến nỗi không quay trở lại được. Đừng phá vỡ đức tin.
            Nếu có những việc diễn ra trong đời sống của bạn mà chẳng có ai biết đang khiến cho bạn phải tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời, hãy xử lý với chúng. Hãy nói với ai đó về việc ấy: Mục sư, bạn hữu, một trưởng lão chẳng hạn. Đừng mãi phá vỡ đức tin. Nếu bạn bị cám dỗ trong các lãnh vực nhất định nào đó, phải biết chắc ai đó cũng biết đến nữa. Hãy canh giữ tâm thần của bạn để ngăn ngừa bản thân bạn phá vỡ đức tin. Hãy liệt kê ra sự trợ giúp của những người kế cận với bạn. Với một vài quyết định tồi, điều nầy dễ hủy diệt đời sống của bạn và gạt bỏ Đức Chúa Trời đi. Hãy canh giữ tâm thần của bạn để ngăn ngừa bản thân bạn đối với những sự việc thể ấy.
Tìm kiếm Chúa Jêsus
            Hai phần tranh luận nầy trong sách Malachi phải xử lý với hai trong số các phương thức giữ chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xoa dịu Ngài với các sinh hoạt tôn giáo trống rỗng, và chúng ta có thể bất chấp Ngài bằng cách sống một lối sống trong sự bất tuân đối với những gì Ngài đã truyền rao.
            Bạn có thấy mình rơi vào bất kỳ việc nào trong số các việc nầy không? Bạn có giữ song hành với Đức Chúa Trời không? Bạn có chế nhạo Ngài rồi không dấn thân vào mối quan hệ có ý nghĩa với Ngài chăng? Bạn đang nói dối với Ngài sao? Bạn đã phá vỡ đức tin với Đức Chúa Trời mà không công nhận việc ấy sao?
            Tin tức tốt lành của phân đoạn Kinh thánh nầy là bạn không thể xây mặt bỏ đi được. Lúc đầu, nghe thì chẳng nghiệm thấy đấy là những tin tức tốt lành, có phải không, song thực như vậy đấy. Đức Chúa Trời không để cho chúng ta xây mặt đi với những việc mà chúng ta ra sức để tự bảo vệ mình đối với Ngài. Ngài hành động. Ngài can thiệp. Ngài xen vào.
            Cách thức Đức Chúa Trời can thiệp là bằng cách sai Con Ngài đến xử lý các vấn đề nầy. Đây là cách thức Đức Chúa Trời quyết chắc rằng chúng ta không thể xây mặt đi với những vụ việc nầy giữ chúng ta tẻ tách ra khỏi Ngài. Ngài sai Chúa Jêsus đến. Đấy là những gì chúng ta trông mong trong dịp Lễ Giáng Sinh: sự đến của Chúa Jêsus. Đây là những gì chúng ta thấy được lường trước trong sách Malachi và đây là cách chúng ta xử lý với các vấn đề nầy trong chính đời sống của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm Chúa Jêsus. Hãy tìm kiếm Chúa Jêsus.
            Ở Malachi 1:10, Đức Chúa Trời phán: Ước gì trong các ngươi có một người đóng các cửa, hầu cho các ngươi không nhen lửa vô ích nơi bàn thờ ta. Đức Chúa Trời đang nài xin ai đó hãy bước tới rồi thôi không để cho dân sự Ngài cứ cưu mang mãi những nghi thức rỗng tuếch nầy. Liệu có ai chịu làm việc gì đó không?
            Thế rồi Chúa Jêsus ngự đến và chúng ta đọc trong Mác 11:15-16: Đức Chúa Jêsus vào đền thờ, đuổi những kẻ buôn bán ở đó, lại lật đổ bàn những người đổi bạc, và ghế những kẻ bán bò câu. Ngài cấm không cho ai được đem đồ gì đi ngang qua đền thờ. Chúa Jêsus đã trả lời cho thỉnh cầu của Malachi. Dân sự của Đức Chúa Trời đang sử dụng tôn giáo giả hiệu và vô quyền, vì vậy Ngài phải tỏ mình ra và chặn đứng nó. Ngài ngăn chặn dân sự của Đức Chúa Trời thôi không báng bổ đền thờ nữa.
            Ở Malachi 2:2, Đức Chúa Trời phán cùng các thầy tế lễ:Nếu các ngươi chẳng nghe, và … ta sẽ giáng sự rủa sả trên các ngươi, và sẽ rủa sả những phước lành của các ngươi. Ngài thách thức cấp lãnh đạo tôn giáo và nói cho họ biết đã đến lúc thôi đừng làm những việc vô nghĩa ấy nữa. Họ cần phải chỗi dậy và ngăn trở hết mọi sự lạm dụng nầy đừng xảy ra nữa. Ở Matthew 12:34, chúng ta đọc thấy Chúa Jêsus bước tới giáp mặt các thầy tế lễ, và những thầy thông giáo dạy luật pháp rồi phán: Hỡi dòng dõi rắn lục; bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt? Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra. Khi bạn đọc các sách Tin Lành, bạn chú ý thấy rằng Chúa Jêsus đã thách thức cấp lãnh đạo tôn giáo nhiều hơn bất kỳ ai khác. Chúa Jêsus không chỉ trích hạng tội nhân. Ngài không chỉ trích người Lamã. Ngài không chỉ trích người nào rõ ràng bất chấp Đức Chúa Trời. Ngài đến với họ, nhưng Ngài không la mắng họ. Đó là những thầy tế lễ — họ xưng mình ở bên cạnh Đức Chúa Trời, nhưng lại yêu thích chương trình nghị sự của chính mình hơn. Hạng người thể ấy đã chế nhạo Đức Chúa Trời. Họ ném cho Ngài một khúc xương. Họ tính sống trung tín với Ngài, nhưng đã phá vỡ đức tin. Hạng người thể ấy đang nói dối tận mặt Đức Chúa Trời. Đó là hạng người mà Chúa Jêsus đối diện với sự khó chịu nhất. Đức Chúa Trời không để cho dân sự Ngài tẻ tách với thứ tôn giáo giả hiệu. Ngài ngự đến để thách thức thứ tôn giáo đó.
            Ở Malachi 2:15, Đức Chúa Trời hỏi những ai đang ở trong mối hôn nhân:Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ngài muốn sự thanh sạch về mặt tình dục và sự chung thủy giữa đôi vợ chồng. Khi Chúa Jêsus khởi sự nói về tình dục, Ngài lấy tư tưởng của chúng ta về tình dục rồi bảo phải chung thủy về tình dục và cơi rộng nó ra. Ở Mathiơ 5:27-28, Ngài phán như vầy: Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi. Sự thanh sạch về tình dục không những phải xử lý với người nào bạn ăn nằm với nữa kìa.
            Giờ đây nó phải xử lý với mọi điều mà bạn đang suy nghĩ đến nữa kia. Bạn thấy gì trên mạng internet. Bạn đối xử với người có trong tâm trí bạn ra sao? Hãy canh giữ tâm thần mình gay go thêm một chút nữa đi.
            Thế rồi khi Chúa Jêsus bị người ta tra hỏi về sự ly dị. Các bậc cầm quyền người Do thái đến với Ngài ở Mác 10 và xem ly dị giống như một vấn đề của luật pháp. Họ hỏi Ngài để xem coi Ngài nghĩ gì về luật pháp; khi nào thì luật pháp OK và khi nào thì luật pháp không OK. Ngài đưa họ trở lại với Sáng thế ký rồi phán rằng Đức Chúa Trời không hề OK với ly dị. Ngài phán: “Cái gì Đức Chúa Trời đã kết hiệp, thì con người không được phân rẻ”. Ly dị vợ các ngươi vì các ngươi thấy ai đó tốt đẹp hơn thì chẳng phải là việc phải lẽ để làm đâu. Ly dị không hề là một sự lựa chọn đúng đắn.
            Trong xã hội của chúng ta, trong các trường hợp lạm dụng và bất trung, có những lúc, giống như đã có tại xứ Israel, khi ly dị trở thành một ý hay. Nhưng Chúa Jêsus nói rõ ràng rằng đấy chẳng phải là một ý hay đâu. Mà đó luôn luôn là một thảm hoạ.
            Sau cùng, khi Chúa Jêsus để các môn đồ lại sau lưng, Ngài phán rằng Ngài sẽ để lại sau lưng Ngài một Đấng sẽ giúp đỡ chúng ta canh giữ tâm thần của chúng ta. Ở Giăng 14:26, Ngài giải thích: Nhưng Đấng Yên Ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi. Chúng ta không thể canh giữ tâm thần của chính mình được. Chính Đức Chúa Cha là Đáng sai phái Đức Thánh Linh khi chúng ta tin theo Đức Chúa Con. Đức Chúa Trời canh giữ tâm thần của chúng ta khi chúng ta cộng tác với Ngài. Ngài hiện hữu ở đó để bảo vệ chúng ta. Để đem chúng ta trở lại với Ngài. Để giữ chúng ta không còn bất tuân vì nó sẽ hủy diệt mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời nếu chúng ta nghe theo tiếng phán của Ngài.
Phần kết luận
            Chúng ta không phải là mấy con chó ưa thích chủ của mình đâu. Thật là khó cho chúng ta kính mến Đức Chúa Trời lắm. Có đủ thứ lý do tại sao chúng ta có một thời khó nhọc thực sự tiếp nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
            Đức Chúa Trời làm gì khi chúng ta tránh né Ngài? Ngài đến với chúng ta. Ngài xen vào. Thật là nhiều lần, chúng ta nhìn thấy trong sách Malachi, Đức Chúa Trời ao ước ai đó chịu đến và sửa ngay lại mọi việc; đặt dấu chấm hết cho thứ tôn giáo giả hiệu; để giúp cho người ta tránh né tình dục trống rỗng; để từ bỏ những thứ chúng ta sử dụng để giữ chúng ta không đến gần Đức Chúa Trời. Khi ấy Chúa Jêsus ngự đến và làm mọi sự đó; Ngài là Đấng kéo chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta hãy tìm kiếm Ngài. 
            Hiển nhiên là Đức Chúa Trời kéo chúng ta đến với chính mình Ngài bằng cách tạo ra một động thái trước tiên. Ngài đến gần với chúng ta trong thân vị của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus giúp chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tìm kiếm Ngài trong suốt mùa lễ Giáng Sinh không? Hay chúng ta sẽ sử dụng tôn giáo như một cách để quăng Ngài ra sau lưng chúng ta? Liệu chúng ta sẽ tiếp tục nói dối với Ngài về đời sống của chúng ta có song hành với các mong đợi của Ngài không? Ở giữa một mùa lễ dễ nhầm lẫn như vậy, bạn có thể tự cho phép mình đến gần với Đức Chúa Trời trong dịp Lễ Giáng Sinh nầy không? Hãy tìm kiếm Chúa Jêsus. Hãy đến gần Đức Chúa Trời.



Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐẤNG YÊU THƯƠNG



ĐỨC CHÚA TRỜI, ĐẤNG YÊU THƯƠNG
            Tình yêu rất có quyền lực. Khắp nơi nơi trong xã hội chúng ta, khắp nơi nơi bạn nhìn thấy người ta sẽ nói tới tình yêu. Đây là một trong những quan niệm phổ thông nhất. Từng nền văn hoá đều kỷ niệm tình yêu. Từng xã hội ra sức tìm hiểu tình yêu ấy, kinh nghiệm nó, và tìm kiếm nó. Sáng nay, chúng ta sẽ nói tới tình yêu.
            Quả là không khó lắm khi tìm kiếm một cuốn phim nói tới tình yêu. Có một số phim không có một truyện tình vì gần như rất khó khi nói tới một câu chuyện hay mà không có tình yêu dính dáng trong đó. Sáng nay, tôi muốn chia sẻ một bối cảnh từ cuốn phim có đề tựa là Moulin Rouge.
            Cuốn phim nầy nói tới một chàng thanh nhiên có tên là Christian, anh đem lòng yêu một phụ nữ làm việc tại “The Moulin Rouge”, một quán rượu hộp đêm nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. Tình yêu của họ bị ngăn cấm vì chàng là một “nhà văn không xu dính túi” — theo cách nói của cuộn phim — và nàng đã hò hẹn với một nhà đầu tư tài trợ ngân sách cho hộp đêm Moulin Rouge đi vào hoạt động. Dầu bị cấm đoán, tình yêu của họ vẫn tồn tại. Trong một cảnh của cuộn phim, người phụ nữ có tên là Satine, theo kịch bản và trong xuất phẩm khai mạc của chương trình lớn, cô tuyên bố tình yêu của mình với Christian sử dụng một bài hát mà họ đã kín đáo viết với nhau. Bối cảnh nầy rất hay vì họ đang tuyên bố cho thế giới biết tình yêu của họ dành cho nhau bất chấp có cấm đoán đến độ nào đi nữa. Bài hát riêng tư của họ làm cho giọng hát của họ càng mượt mà hơn và để cho khán thính giả nhìn thấy chiều sâu mối quan hệ của họ và tình cảm họ dành cho nhau.
            Tình yêu rất có quyền lực. Hai người yêu nhau, họ đến với nhau bất chấp rồi sẽ ra thể nào! Đây là một câu chuyện mà chúng ta không bao giờ thấy mệt mỏi. Đây là một câu chuyện mở ra loạt bài bốn tuần trước Lễ Giáng Sinh theo sách Malachi. Tuần nầy chúng ta sẽ nói đến Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương.
            Sách Malachi chứa những lời lẽ sau cùng mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài trước khi Chúa Jêsus ngự đến. Vì vậy, chúng là lời lẽ thích đáng dành cho chúng ta phải lắng nghe khi chúng ta chờ đợi và tán thưởng sự đến của Chúa Jêsus trong dịp Lễ Giáng Sinh. Song những lời lẽ nầy là sự thách thức. Phần lớn quyển sách ghi lại một loại đối đáp giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Đây là một loạt sáu câu hỏi và câu trả lời, nhưng chúng không chính xác là loại câu hỏi và câu trả lời thân thương đâu. Hầu hết những nhà giải kinh đều gọi chúng là “luận lẽ”. Đấy đúng là một câu nói tưởng tượng để rồi phải đánh nhau.
            Những gì chúng ta tiếp thu được ở đây là Đức Chúa Trời và dân sự Ngài đang tiến tới chỗ đó. Chúng ta giống như những đứa trẻ, đứng quan sát bố mẹ mình cãi nhau. Khi chúng ta quan sát, chúng ta tiếp thu được điều chi là quan trọng cho từng điều trong số đó. Chúng ta tìm được nhiều điều về Đức Chúa Trời bằng cách quan sát Ngài trong cuộc tranh luận với dân sự Ngài. Chúng ta nhìn thấy nhiều điều về dân sự của Đức Chúa Trời bằng cách quan sát họ trong một cuộc tranh luận với Đức Chúa Trời. Và trong quá trình ấy, chúng ta tiếp thu nhiều điều về bản thân mình và cách thức chúng ta quan hệ với Đức Chúa Trời.
            Sáu trận chiến nầy bắt đầu với những gì các mối quan hệ căng nhất đang kinh nghiệm. Bạn đã cam kết ra sao với mối quan hệ như thế nầy. Các ngươi có thực sự yêu ta không? Đây là vấn đề mà Malachi mở ra vì đây là vấn đề trước tiên, quan trọng nhất trong bất kỳ một mối quan hệ nào. Đây cũng là vấn đề quan trọng nhất trong mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời nữa đấy. Đức Chúa Trời có thực sự yêu thương chúng ta không?
            Chúng ta sẽ khởi sự bằng cách nhìn thấy Đức Chúa Trời khẳng định tình yêu thương của Ngài. Nhưng cách khẳng định của Ngài khiến cho chúng ta phải nhầm lẫn hoặc không yên tâm. Tuy nhiên, cho tới lúc chúng ta đến với phần cuối của phân đoạn nầy, chúng ta mới nhìn thấy loại yêu thương đó là thứ tình yêu ban đầu. Chúng ta sẽ nhìn thấy tình yêu ấy trưởng thành và phát triển thành những gì chúng ta đang ngóng đợi trong dịp Lễ Giáng Sinh.
            Mục tiêu của chúng ta cho buổi sáng nay là mục tiêu rất đơn sơ. Hãy bước vào tình yêu của Đức Chúa Trời. Hãy để cho tấm lòng bạn xu hướng đến trong thì giờ nầy.
Phần giới thiệu
            Chúng ta hãy khởi sự bằng cách nhìn vào câu thứ nhứt. Câu nầy cung ứng cho chúng ta phần giới thiệu quyển sách và chúng ta có thể sử dụng nó để giúp cho chúng ta hiểu được quyển sách nầy ra từ đâu.
            Malachi 1:1: Gánh nặng lời Đức Giê-hô-va cho Y-sơ-ra-ên bởi Ma-la-chi.
            OK, trước khi chúng ta khởi sự, chúng ta cần phải dọn lòng của mình đã. Chúng ta đang nói tới thời điểm nào vậy? Chúng ta đang nói tới chỗ nào vậy? Chúng ta đang nói tới ai vậy?
            Thứ nhứt, chúng ta hãy nói tới thời điểm điều nầy diễn ra. Hầu hết ai nấy đều nghĩ rằng sách Malachi diễn ra khoảng giữa thế kỷ thứ 5TC. Có lẽ đâu đó khoảng năm 450-420TC. Bấy nhiêu thôi cũng rõ nét rồi, có phải không? Không phải là rõ rệt đối với hầu hết chúng ta đâu. Chúng ta cần phải hiểu rõ điều chi đang diễn ra vào giữa thế kỷ thứ 5TC. Dân sự của Đức Chúa Trời đã trở về với đất hứa khoảng 100 năm trước rồi khởi sự thích nghi với môi trường mới của họ. Nhưng đích thực nó cũng giúp khởi sự phần mở đầu. Đây là hai ngàn năm lịch sử của Kinh thánh trong vòng hai phút đồng hồ.
            Ban đầu, Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian rồi đặt con người vào đó. Mọi sự rất hoàn hảo và đã có một vài điều luật rất đơn sơ, nhưng con người đã phá vỡ chúng rồi tội lỗi bước vào thế gian. Đây là thảm hoạ số 1 của Cựu Ước. Ađam và Êva bị đuổi ra khỏi vườn và buộc phải tự lo liệu cho bản thân mình.
            Một thời gian sau, Đức Chúa Trời đã chọn Ápraham là người có thể ổn định lại thảm hoạ nầy. Đức Chúa Trời phán rằng người nầy sẽ trở thành cha của nhiều dân tộc. Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ chúc phước cho người nầy và dân sự Ngài và không cứ cách nào đó qua dân sự ấy, thế gian sẽ được phước.
            Hiển nhiên là mọi sự nầy đã xảy ra. Dân sự của Ápraham lớn lên thành một dân đông vô số. Họ là nô lệ tại xứ Aicập và Đức Chúa Trời đã giải cứu họ. Họ lang thang trong đồng vắng và rồi họ đã bước vào trong đất của họ. Giờ đây, họ là những gì Đức Chúa Trời đã hứa họ phải trở thành. Họ là một “dân lớn”. Sau nhiều nổ lực không hay lắm trong việc thiết lập một nhà cầm quyền, Đức Chúa Trời hiển nhiên đã ban cho họ một vị vua nhơn đức nơi David và dường như dân sự của Đức Chúa Trời cũng đã thành hình. Đây là đỉnh cao của Cựu Ước. Lời hứa của Ápraham đã thành ra hiện thực. Họ đã có số dân đông, họ đã có một số đất đai, họ đã có một vì vua. Sau cùng, họ là một “dân lớn”.
            Nhưng việc ấy chẳng lâu dài đâu. Hai thế hệ sau đó, mọi việc khởi sự tan rã khi dân lớn ấy không nhất trí sống chung với nhau. Vì vậy, họ đã quyết định chia ra thành hai nước khác nhau. Đây là thảm hoạ số 1 của Cựu Ước. Dân lớn của Đức Chúa Trời đã bị chia ra thành hai nước không còn lớn nữa: một nước ở phía Bắc gọi là Israel, một nước ở phía Nam gọi là Giuđa.
            Trong ba trăm năm, họ đã đánh trận với nhau, những kẻ láng giềng của họ, và với Đức Chúa Trời. Thế rồi các chi phái phía Bắc rơi vào tay của người Asiri. Một trăm năm mươi năm sau đó, các chi phái phía Nam rơi vào tay của người Babylôn và đền thờ trọng yếu của dân lớn đã bị hủy diệt. Đây là thảm hoạ số 1 của Cựu Ước. Trước tiên, dân lớn của Đức Chúa Trời bị chia hai và giờ đây họ đã bị chinh phục.
            Họ đã mất hết mọi sự. Nhưng đã có những lời tiên tri nầy nói rằng Đức Chúa Trời sẽ phục hưng họ. Rằng Ngài sẽ ngự đến để sửa chữa lại mọi sự đã bị phá vỡ. Cuối cùng, sau hai thế hệ bị lưu đày, dường như là lời tiên tri kia sắp ứng nghiệm vậy. Những nhà cai trị mới lên nắm lấy quyền bính và họ để cho người Do thái về lại xứ sở của họ. Họ tái thiết lại đền thờ và họ xây dựng lại các bức tường của thành thánh Jerusalem. Có nhiều việc khấm khá hơn. Mọi sự như đang tiến triển lên.
            Năm nầy là vào khoảng năm 440TC, và đã đến thời điểm của Malachi. Ông cung ứng cho chúng ta những lời lẽ nầy đúng vào thời điểm nầy. Điều nầy sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ câu thứ nhứt nầy. Mọi việc đã khấm khá hơn nhiều. Đã có nhiều dự án được hình thành. Đây là một quyển sách nói tới những khởi đầu mới.
            Chúng ta thích những khởi đầu mới. Chúng ta thích nghe nói có nhiều người mới tới đến; những câu chuyện nói tới hạng người đã mất hết mọi sự, nhưng họ đang trên đường trở về. Đây là những gì sách Malachi đang nói tới. Hy vọng rằng mọi sự cứ sẽ khấm khá hơn.
            Mọi sự trong mọi sự, Malachi không phải là một quyển sách siêu tích cực đâu. Rốt lại, dầu nếu mọi sự dường khấm khá hơn, có khoảng mấy thế kỷ trăn trở dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Giống như hầu hết các sách tiên tri, đây là loại sách mà bạn phải đối mặt với nhiều thử thách nhất. Ý tưởng, ấy là có nhiều việc dường khấm khá hơn, song dân sự của Đức Chúa Trời cần phải cùng nhau nhìn quanh nếu họ muốn, hay trông mong bất cứ điều chi đó thực sự phải thay đổi. Vì vậy, đấy cũng là một quyển sách nói tới sự cảnh báo nữa.
            Nếu bạn tự hỏi, ai sẽ thắng sáu trận đánh mà chúng ta nhìn thấy giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài, thì chẳng có gì phải kinh ngạc vì chính Đức Chúa Trời là Đấng đã thắng hết mọi trận đánh đó. Mỗi trận đánh đều khởi sự với Đức Chúa Trời đang phán: “các ngươi nói như vầy” và rồi chứng tỏ những gì họ nói đều sai trật và cần phải ổn định lại. Đức Chúa Trời đang hiện diện ở trước mặt họ tại đây. Điều nầy chẳng sung sướng chút nào. Họ phải nhóm lại và thôi đừng hành động như những kẻ ngốc nghếch nữa.
            Chúng ta cũng cần điều nầy nữa đấy. Chúng ta cần có ai đó đứng tận mặt với chúng ta rồi thách thức chúng ta. Nói như thế có nghĩa đây là thời điểm thôi đừng rên rỉ nữa và hãy lớn lên. Chúng ta cần những khởi đầu mới cùng những lời cảnh báo nữa, nhưng hãy trộn lẫn với mọi thách thức nầy là những cái nhìn thoáng qua mọi điều sắp xảy đến kia. Malachi cũng là một quyển sách đầy hứa hẹn nữa.
            Tên của sách Malachi có ý nghĩa là “sứ giả của tôi”. Người ta bàn bạc có phải đây là tên của tác giả hay đề tựa, tước hiệu của tác giả. Điều nầy thực sự không phải là vấn đề, nhưng cái tên cũng tỏ ra sâu sắc hơn vì mọi sự trải suốt quyển sách nầy có những lời bình nói tới ai đó sẽ ngự đến. Ở một điểm, nhân vật ấy thậm chí được gọi là “Malachi” — sứ giả của tôi. Đức Chúa Trời nói tới việc sai phái ai đó sẽ sửa ngay lại mọi việc. Ai đó sẽ đem Israel về lại với đường lối mà nó được dự trù cho phải bước đi trong đó.
            Quyển sách nầy là quyển sách nói tới những khởi đầu mới khi dân sự của Đức Chúa Trời khởi sự làm mới lại. Đây là một quyển sách cảnh báo, chỉ ra rằng tội lỗi trong đời sống họ rồi kêu gọi họ phải thay đổi. Đây cũng là quyển sách đầy hứa hẹn, nói tới Đấng hầu đến, Ngài sẽ an định mọi việc vào lúc sau cùng.
Đức Chúa Trời yêu thương dân sự Ngài
            Điều nầy đưa chúng ta đến với phần bàn bạc lớn lao thứ nhứt của quyển sách. Hôm nay, chúng ta sẽ nhìn vào một cuộc bàn luận vì nó đề ra giai điệu cho các phần khác.
            Malachi 1:2a: Đức Giê-hô-va có phán: Ta yêu các ngươi.
            Bạn đã nghe lời lẽ nầy trước đây. Đức Chúa Trời yêu thương bạn. Nếu bạn tốn nhiều thời gian quanh nhà thờ, bạn đã nghe nói lời lẽ nầy nhiều đến nỗi chúng không còn tác động gì nhiều cho bạn nữa. Nếu đây là trường hợp, thì rất là xấu đấy. Chúng là lời lẽ đầy quyền lực. Câu nói ấy làm thay đổi cuộc sống. Câu nói ấy làm thay đổi mọi sự ngay tức thì.
            Đối với Israel, tiên tri Malachi phán cùng họ, đây là lời lẽ của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với dân sự của Ngài. Đây là lời lẽ đầu tiên được thốt ra trong quyển sách nầy vì nó phải khởi sự ở chỗ nầy. Nó phải khởi sự với việc tin tưởng nơi tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài. Nếu mối quan hệ nầy giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài hãy còn tồn tại, nó phải được kiến thiết bằng tình yêu thương.
            Hãy suy nghĩ về một bé gái mới chào đời xem. Trong tình huống bình thường, việc đầu tiên đứa bé kinh nghiệm là gì chứ? Tình yêu thương. Đứa bé đó ít nhất đã được tiếp nhận bởi mẹ nó. Kinh nghiệm đầu tiên là tình yêu thương. Đối với một đứa bé, khi kinh nghiệm đầu tiên của nó không phải là tình yêu thương thì có những hậu quả ghê khiếp lắm. Đứa trẻ nào lớn lên không có ý thức sâu sắc mình được yêu thương bởi cha mẹ và những người ở chung quanh chúng, nó đối diện với đủ loại thách thức và ngăn trở cần phải thắng hơn. Thật là khó sinh hoạt trong đời nầy nếu bạn cảm thấy mình chẳng được thương yêu.
            Cũng một thể ấy đối với dân Israel, quyển sách cảnh báo nầy bắt đầu với một lời khẳng định về tình yêu thương. Đúng như vậy. Dân sự nầy cần phải nhớ họ thuộc về ai — ai đã chọn lựa họ. Chúng ta cần y một việc như thế. Chúng ta cần phải biết rõ chúng ta đang được yêu thương. Chúng ta cần phải lắng nghe Đức Chúa Trời phán điều nầy với chúng ta. Ta đã yêu các ngươi. Ta đã chọn các ngươi. Các ngươi thuộc về Ta. Các ngươi rất quí báu đối với ta. Chúng ta cần phải biết rõ Đức Chúa Trời yêu thương dân sự của Ngài. Đức Chúa Trời yêu chúng ta.
            Rachel và tôi vừa mới xem xong cuốn phim nầy, Moulin Rouge, một lần nữa sau khi xem phim ấy một thời gian ngắn trước đây. Chúng tôi thường xem phim ấy khi chúng tôi kết hôn lần đầu tiên. Thật là vui khi xem lại phim đó vì nó có một phần lịch sử đối với chúng tôi. Nó mang lại nhiều ký ức, những thời khắc thật đặc biệt.
            Đấy là những gì Đức Chúa Trời đang khởi sự với, Ngài phán: “Ta yêu các ngươi”. Hãy suy nghĩ lại phần lịch sử mà chúng ta có với nhau. Hãy suy nghĩ lại những điều đã trôi qua. Hãy nhìn vào chỗ cùng kiệt mà ta có với ngươi. Hãy nhìn vào những cơ hội mà ta đã ban cho các ngươi. Hãy nhìn vào cách thức mà ta đã đem các ngươi vào trong xứ nầy xem. Hãy nhìn vào mọi sự mà ta đã làm cho các ngươi xem. Ta đã yêu thương các ngươi và ta đã trải tình yêu ấy ra nhiều lần trong hai ngàn năm lịch sử chúng ta có với nhau.
            Điều nầy cũng rất là nâng đỡ đối với chúng ta nữa. Hãy suy nghĩ lại lịch sử của bạn với Đức Chúa Trời xem. Ngài đã làm gì trong đời sống của bạn vậy? Ngài đã quan phòng bạn thể nào trong các hoàn cảnh khác nhau? Ngài hiện diện ở đó ra sao chứ? Ngài đã tiếp trợ như thế nào vậy? Cách đây mấy ngày, chúng tôi đã kỷ niệm Lễ Cảm Tạ. Phần nhiều người trong số các bạn có lẽ có một số suy nghĩ về điều mà mình phải cảm tạ. Sự cảm tạ của chúng ta phải hướng đến ai đó. “Ai đó” chính là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã yêu thương bạn đấy.
            Khi chúng ta nói tới tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chúng ta không nói tới một cảm xúc. Chúng ta không nói tới một kinh nghiệm nội tại đầy năng quyền mà Đức Chúa Trời nếm trải khi Ngài nhìn thấy tấm hình của bạn trên chiếc tủ lạnh của Ngài đâu.
            Hãy suy nghĩ về đứa bé gái mới vừa chào đời xem. Nó thực sự không biết điều chi về kinh nghiệm nội tại của mẹ nó. Mọi sự nó nhìn biết là nó có được bồng ẳm hay không!?! Nó có được cung ứng cho thức ăn hay không!?! Nó có được bảo hộ tránh cái thế giới lạnh lẽo kia không!?! Đối với nó, tình yêu của mẹ nó không phải là kinh nghiệm nội tại đâu. Đó là thức ăn, quần áo, và sự dinh dưỡng.
            Cũng thực như thế về Đức Chúa Trời. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời có nghĩa là Ngài sẽ bằng lòng hành động vì chúng ta. Trong lý trí Ngài có điều ích cho chúng ta. Tình yêu có nghĩa là bạn sẽ bằng lòng hành động vì ích của người khác, thậm chí khi làm thế có ngược lại với điều ích của bạn. Tình yêu có nghĩa là bạn hành động vì cớ người khác. Tình yêu không phải là chúng ta làm cho Đức Chúa Trời cảm nhận như thế nào đâu. Ngài không cần một điều gì từ chúng ta. Ngài không cần chúng ta cảm thấy tốt về Ngài đâu. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang nói tới những gì Ngài đã làm và những gì Ngài sẽ làm cho chúng ta.
            Hãy lắng nghe I Giăng 4:9: Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời nói tới hành động, sự hy sinh, sáng kiến, và sự dấn thân. Đấy là mọi sự nói tới việc Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Ngài bằng lòng hành động vì chúng ta.
Chúng ta thắc mắc về tình yêu thương của Đức Chúa Trời
            Kỳ thực, đôi khi chúng ta không nhìn thấy như thế. Có khi thay vì cảm tạ Ngài, chúng ta lại chọn đánh trận. Đấy là điều đang xảy ra trong sách Malachi. Đây là cuộc chiến đầu tiên. Đức Chúa Trời phán Ngài yêu thương họ và dân sự nầy lại chẳng dám chắc.
            Malachi 1:2b: và các ngươi nói rằng: Chúa yêu chúng tôi ở đâu?
            Chúa yêu chúng tôi ở đâu? Ngài thực sự làm gì cho chúng ta chứ? Giờ đây, hãy suy nghĩ về dân Israel ở đây. Hãy suy nghĩ về phần lịch sử mà họ đang có với Đức Chúa Trời xem. Sự giải cứu ra khỏi Aicập. Những ngày vinh hiển của Vua David. Ngài giữ lòng thành tín với họ trải qua nhiều thế kỷ của cuộc nội chiến. Ngày yêu thương họ đủ để đưa họ vào cuộc lưu đày, để cất bỏ hết những thứ mà họ đang sử dụng để tự hủy diệt mình và rồi đưa họ về lại xứ sở của họ.
            Phần lịch sử quả là tốt đẹp đấy, có nhiều việc chưa được hoàn hảo cho họ trong lúc bây giờ. Họ muốn nhiều thứ hơn là họ đã có. Họ muốn mọi thứ phải có ngay tức thì. Họ muốn đủ thứ đến nỗi họ cả gan nói: “Chúa yêu chúng tôi ở đâu?”
            Chúng ta há chẳng giống như vậy sao? Chúng ta há chẳng thắc mắc tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta trọn thời gian sao? Phần lớn nỗi đau của chúng ta trong cuộc sống hạ xuống tới chỗ chúng ta không thực sự tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Đó là thứ mà chúng ta mong muốn nhiều nhất, nhưng đó là thứ khó nhất cho chúng ta phải chấp nhận. Chúa yêu chúng tôi ở đâu? Ngài đã làm gì cho tôi mới đây? Bao lâu lời lẽ ấy được thốt ra khỏi môi miệng chúng ta, chúng ta nhìn biết đúng đấy là một thắc mắc thiệt là vô lý. Tuy nhiên, chúng ta đang thắc mắc về tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
            Làm thế nào bạn dám thắc mắc về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho bạn chứ? Bạn muốn cái gì mà Đức Chúa Trời chưa ban cho bạn chứ? Điều gì khiến cho bạn nghĩ Đức Chúa Trời không yêu thương bạn chứ? Sở dĩ như thế là vì bạn đã phạm vào việc gì xấu xa chăng? Phải chăng như thế là vì bạn đã không làm đủ việc lành ư? Sở dĩ như thế là vì bạn chỉ suy nghĩ đấy là một thế giới to lớn và làm sao Đức Chúa Trời chú ý đến bạn chứ? Hay sở dĩ như thế là vì  cớ một việc khó nhọc đã xảy ra trong đời sống của bạn và bạn tự hỏi sao Đức Chúa Trời lại để cho việc ấy xảy ra một khi Ngài thực sự yêu thương bạn chứ?
            Bạn có thấy lòng mình đang đưa ra thắc mắc: “Chúa yêu chúng tôi ở đâu” không?
            Phải, Đức Chúa Trời đáp trả cho thắc mắc đó. Ngài trả lời cho thắc mắc ấy bằng cách đi ngược về phần lịch sử của họ.
            Malachi 1:2c-4: Đức Giê-hô-va phán: Ê-sau há chẳng phải là anh Gia-cốp sao? Nhưng ta yêu Gia-cốp, mà ghét Ê-sau, ta làm cho những núi nó nên hoang vu, và phó sản nghiệp nó cho những chó nơi đồng vắng. Nếu Ê-đôm nói rằng: Chúng ta đã bị hủy diệt, song chúng ta sẽ trở về dựng lại những nơi đổ nát, thì Đức Giê-hô-va vạn quân cũng phán rằng: Chúng nó sẽ dựng lại, nhưng ta sẽ đổ xuống, người ta sẽ gọi chúng nó là Cõi độc ác, và là dân mà Đức Giê-hô-va nổi giận nghịch cùng đời đời”.
            Đức Chúa Trời trả lời cho thắc mắc nầy theo cách một người chồng trả lời cho vợ mình khi nàng thắc mắc về tình cảm mà ông dành cho nàng. Người chồng đáp: “Ta đã chọn lấy nàng. Chọn ra từ nhiều phụ nữ ở đó, từ mọi người trong thế gian, ta đã chọn lấy nàng”. Nàng là người mà ta đã yêu thương. Đó là nàng. Ta đã chọn các ngươi cách đây 1500 năm khi ta chọn tổ phụ ngươi là Ápraham. Ta đã chọn các ngươi khi ta chọn Giacốp. Ta đã chọn các ngươi khi ta giải cứu các ngươi. Ta đã chọn các ngươi khi ta đem các ngươi ra khỏi cuộc lưu đày và ta đã chọn các ngươi trong lúc bây giờ. Chính các ngươi. Luôn luôn là các ngươi. Luôn luôn sẽ là các ngươi.
            Hãy đợi một chút. “Có phải ta ghét Êsau không?” Tôi nghĩ Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Thật là long trọng khi Ngài chọn lấy tôi, nhưng còn về người khác thì sao? Có đúng là Đức Chúa Trời yêu thương thế gian không? Làm thế nào mà Ngài có thể thù ghét ai đó được chứ? Có thể Êsau là một gã điển trai? Tại sao Đức Chúa Trời lại ghét ông ta chứ? Câu nầy dẫn tới nhiều thắc mắc nữa.
            Làm thế nào mà Ngài có thể thù ghét ai đó được chứ?
            Trước hết, thật là hay khi hiểu rõ lối nói của ngôn ngữ Hybálai. Trong câu nói, một là lặp lại chính ý tưởng cần phải nhấn mạnh hay đối chiếu một ý tưởng cần phải nhấn mạnh. Đấy là những gì đang diễn ra ở đây. Ý chính, ấy là Đức Chúa Trời yêu thương Giacốp. Mục tiêu không phải là Đức Chúa Trời cảm thấy thù ghét Êsau đâu; câu nói đó có ý làm nổi bật tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho dân Israel. “Ghét” không phải là cách dịch hay ở đây vì nó tước đi phần nhấn mạnh từ vế đầu của câu, là chỗ mà nó thuộc về.
            Cũng có một việc khác đang diễn ra ở đây nữa. Đức Chúa Trời tiếp tục nhắc tới việc tàn phá đất đai của Êsau và đang tàn phá cơ nghiệp của ông ta. Có nhiều mâu thuẫn nếu chỉ có từng ấy việc, nhưng chúng ta phải hiểu rằng Giacốp và Êsau là hai đối thủ. Họ là hai anh em ruột, nhưng tình trạng đối thủ của họ đã đổi thành một sự phân chia chính về mặt chủng tộc.
            Cái điều đáng kinh ngạc đối với tôi, ấy là chúng ta rất dễ tiếp thu về hai đối thủ. Cách đây mấy tuần, tôi đưa một trong mấy đứa con trai của tôi đi xem trận đấu NFL đầu tiên. Chúng tôi đã nhìn thấy đội San Francisco 49ers đánh bại đội New York Giants và đây là một kinh nghiệm rất hay. Tôi đã trở thành fan hâm mộ đội 49ers trong mấy năm gần đây và đây là năm đầu tiên là một fan hâm mộ 49ers thực sự lại là một kinh nghiệm rất lớn. Đây là một trận đấu quan trọng, một khi đi sâu vào đó, tôi thực sự hy vọng đội 49ers sẽ có một trận thắng.
            Cổ vũ cho một đội thể thao rất là quan trọng. Là một fan hâm một cũng quan trọng không kém. Cái điều làm cho tôi kinh ngạc là khi tôi bước về phía sân đấu tôi cảm thấy thể nào về những fan hâm mộ của đội Giants. Ngay cả việc đi từ chỗ đậu xe vào trong sân đấu, chúng tôi đi ngang qua mấy gã mặc áo xanh của đội Giants. Thực sự là tôi chưa sửa soạn để thấy mình mạnh mẽ thế nào đối với họ. Tôi không quen biết chi với mấy gã nầy, nhưng tôi muốn họ phải đi xuống khỏi đó. Trong ngày ấy, họ là kẻ thù.
            Nhưng đấy chỉ là bóng đá mà thôi. Hãy suy nghĩ về các nhóm chủng tộc đang giết chóc nhau trong nhiều thế kỷ xem. Dân Do thái và người Palestin. Người Sunni và người Shiite. Bất luận họ đi đâu trong thế gian, nhiều cuộc xung đột bạo lực bùng nổ hết thập niên nầy đến thập niên khác do sự kình chống về mặt chủng tộc. Ông cố của ngươi giết chết ông cố của ta, vì thế ta sẽ giết chết vợ của ngươi. Loại thù hận nầy đang đánh dấu nhiều nơi trên thế giới.
            Đấy là những gì tồn tại giữa Israel and Êđôm. Khi Đức Chúa Trời chọn Giacốp, Ngài đã chọn Giacốp chớ không chọn anh người là Êsau. Điều nầy đã xảy ra 1400 năm trước thời Malachi. Nhưng Êsau trở thành nhà sáng lập dân Êđôm, một trong các dân tộc đã sinh sống ở chung quanh dân Israel. Êđôm luôn là cái gai bên hông dân Israel. Truyền khẩu thuật lại rằng Êđôm đã hiệp với người Babylôn khi đền thờ bị hủy diệt vào năm 587TC. Êđôm và Israel là hai đối thủ cay đắng.
            Cũng vậy ở đây trong sách Malachi, Đức Chúa Trời phán rằng dân Israel là người thắng còn Êđôm là kẻ thua. Khi bạn đang sống trong sự tranh cạnh, gã kia phải chịu thua vì bạn là người thắng. Há chẳng khó tin sao một khi chúng ta thích cuộc tranh cạnh như thế lắm? Chúng ta cổ vũ cho đội của chúng ta; chúng ta chi nhiều tiền bạc cho họ; chúng ta làm mọi sự cho đội nầy mặc dầu chúng ta biết rõ đến cuối ngày thì mới có người thắng kẻ thua. Có lẽ cơ hội 50% chúng ta sẽ là đội thua, tuy nhiên chúng ta vẫn thi đấu vì chúng ta mong muốn chiến thắng, nghĩa là chúng ta muốn đội kia phải chịu thua. 
            Trong Cựu Ước, tình yêu thương của Đức Chúa Trời được tỏ ra là một sự lựa chọn. Ngài lập một giao ước với một dân thật đặc biệt: đó là dân Israel. Giao ước ấy cần phải chúc phước cho họ trỗi hơn cả niềm tin. Có một gợi ý cho rằng ơn phước nầy cũng dành cho các dân khác nữa, song hầu hết trong Cựu Ước Đức Chúa Trời dường như chìu theo Israel hơn. Trong hầu hết phần lịch sử của thế giới, một là bạn thắng hay là tôi thắng. Không một điều chi khác có ý nghĩa.
            Tôi nghĩ một phần trong chúng ta vốn ưa thích điều nầy. Một phần, chúng ta muốn chiến thắng và chúng ta muốn đội kia phải chịu thua. Điều nầy đòi hỏi điều chi đó sâu sắc bên trong chúng ta. Nhưng có một phần khác bị quấy rối nhiều bởi sự việc nầy. Xã hội của chúng ta xem trọng sự công bằng và bình đẳng — chúng ta sẽ nói về lý do tại sao lại như vậy trong một phút đồng hồ. Vì thế, ý tưởng thiên vị nầy gây khó chịu cho chúng ta. Có phải Đức Chúa Trời thực sự hành động theo cách nầy chăng? Có phải tình yêu của Ngài dành cho tôi chiếu theo việc Ngài ghét người khác không? Tôi biết có nhiều người không muốn tin vào một kiểu Đức Chúa Trời như thế.
            Phải, đây là cách mà tình yêu của Đức Chúa Trời đã hành động trong Cựu Ước. Trước thời Đấng Christ, chính Đức Chúa Trời đã chọn Giacốp thắng hơn Êsau. Có tình trạng đối địch và một tình trạng đối địch duy nhứt có một người thắng cuộc. Một người thắng và một kẻ thua, nhưng câu chuyện không kết thúc ở đây. Khi chúng ta bước sang câu kế tiếp, chúng ta nhìn thấy một việc khác nữa. Có cái gì đó đang thay đổi.
Chúa Jêsus thể hiện tình yêu thương của Đức Chúa Trời cho thế gian biết
            Chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời đoan chắc với dân Israel về tình yêu của Ngài dành cho họ. Họ thắc mắc tình yêu ấy cũng như chúng ta thường thắc mắc vậy. Vì vậy Đức Chúa Trời đoan chắc với họ về tình yêu ấy theo ngôn ngữ của tình trạng đối địch. Ngài đoan chắc với cô dâu của Ngài rằng nàng là người duy nhứt dành cho Ngài. Không một ai khác lọt vào đôi mắt của Ngài. Nhưng ở cuối tiểu đoạn nầy, chúng ta nhìn thấy một việc rất mới mẻ.
            Malachi 1:5: Mắt các ngươi sẽ thấy, và các ngươi sẽ nói rằng: Nguyền Đức Giê-hô-va là lớn ngoài cõi Y-sơ-ra-ên!
            Đây là một câu rất hấp dẫn. Đức Chúa Trời phán rằng dân Israel sẽ nhìn thấy sự minh chứng của mình. Isarel sẽ chứng kiến mọi kẻ thù của nó bị đánh bại, bị chà nát hoàn toàn bởi bàn tay của Đức Chúa Trời. Đâu là kết quả của sự việc ấy? Rằng họ sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời — “Nguyền Đức GIÊHÔVA là lớn”, nhưng mấy từ sau cùng đến như một sự kinh ngạc: “ngoài bờ cõi Israel”.
            Điều nầy thật là đáng nhớ. Đức Chúa Trời sẽ được công nhận là lớn ngoài bờ cõi của Israel. Cụm từ nầy: “Nguyền Đức Giê-hô-va là lớn” là một lời ngợi khen và thậm chí là thờ phượng nữa. Đây không phải các nước công nhận Đức Chúa Trời là lớn vì Ngài đã đánh bại họ. Vấn đề được nói đến ở đây là ngoài bờ cõi của Israel sẽ ngợi khen Đức GIÊHÔVA, thậm chí có thể là thờ lạy Ngài. Đây là một ý tưởng rất khó tin. Đức Chúa Trời chọn Israel hơn các dân tộc khác. Sự lựa chọn và thiên vị của Ngài về dân nầy trên dân khác không cứ cách nào đó sẽ mở ra tiềm năng cho các dân khác ngợi khen Đức Chúa Trời.
            Bạn tiếp thu loại gợi ý nầy qua các sách tiên tri khác giống như sách Malachi. Họ nói về cách thức Đức Chúa Trời phán xét các nước, thể nào Đức Chúa Trời minh chứng cho Israel và kế đó là những gì không phải là phần kết của câu chuyện nói tới các nước. Không cứ cách nào đó, sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên các dân ấy và sự lựa chọn của Ngài về dân Israel mở ra con đường cho họ nữa. Mọi sự qua Cựu Ước, bạn nhìn thấy các gợi ý nầy, rằng tình yêu đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã có cho Israel sẽ mở ra. Đấy là những gì Malachi nói ở đây.
Tình yêu thương mở ra.
            Những gì thường là tình trạng đối địch không cứ cách nào đó sẽ mở ra cho mọi người. Đức Chúa Trời chọn Israel. Ngài hủy diệt xứ Êđôm. Nhưng Malachi nói tới một thời điểm không cứ cách nào đó tình trạng đối địch nầy sẽ kết thúc với việc trở thành cái cớ cho mọi người. Tình yêu thương sẽ mở ra.
            Malachi nói rằng ngay cả các dân khác sẽ công bố: “Nguyền Đức GIÊHÔVA là lớn”. Chúng ta phải đưa ra thắc mắc: Khi nào? Khi nào thì điều nầy sẽ xảy ra? Khi nào Đức GIÊHÔVA sẽ được công nhận là lớn bên ngoài bờ cõi của Israel? Tiên tri Michê sử dụng chính cụm từ nầy trong tiếng Hybálai, và ông cung ứng cho chúng ta thêm một ít thông gin.
            Michê 5:2-4:Vậy nên Ngài sẽ phó chúng nó cho đến lúc người đàn bà phải sanh đẻ đã sanh đẻ, và kẻ sót lại của anh em Ngài sẽ trở về với con cái Y-sơ-ra-ên. Ngài sẽ đứng vững, và sẽ cậy sức mạnh của Đức Giê-hô-va với oai vọng của danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình mà chăn bầy của mình; và chúng nó sẽ ở yên, vì nay Ngài sẽ làm lớn cho đến các đầu cùng đất. Ấy chính Ngài sẽ làm sự bình an của chúng ta. Khi người A-si-ri sẽ đến trong đất chúng ta và giày đạp trong cung đền chúng ta, thì chúng ta sẽ dấy lên bảy kẻ chăn và tám quan trưởng của dân mà nghịch lại nó”.
            Ngài sẽ đứng và chăn bầy mình bằng sức mạnh của Đức GIÊHÔVA, bằng vẻ oai nghi của Đức GIÊHÔVA là Đức Chúa Trời mình. Và họ sẽ sống thật an ninh, vì khi ấy tình trạng lớn lao của Ngài sẽ đến với các đầu cùng đất.
            Từ thành Bếtlêhem sẽ dấy lên một Đấng sẽ đứng trong sức lực của Đức GIÊHÔVA. Và rồi — lúc bấy giờ — sự cả thể của Đức GIÊHÔVA sẽ đến với các đầu cùng đất. Đấy là thời điểm điều nầy sẽ xảy ra. Đấy là thời điểm khi tình yêu cỉa Đức Chúa Trời sẽ mở ra cho cả thế gian. Vì vậy, chính Chúa Jêsus đang mở ra tình yêu thương cho cả thế gian. Chúa Jêsus làm thay đổi mọi sự. Chúa Jêsus nắm lấy tình yêu đặc biệt cho Israel đó rồi biến nó ra khả thi cho cả thế gian.
            Sách Tin Lành Giăng không đọc: “Vì Đức Chúa Trời yêu Israel đến nỗi đã sai Con độc sanh Ngài đến”. Mà câu ấy đọc là: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con độc sanh của Ngài”. Tình trạng đối địch đã xoay ngược cái đầu của nó. Đức Chúa Trời đã chọn Israel trong Cựu Ước để tình yêu thương có thể mở ra cho cả thế gian qua Chúa Jêsus.
            Điều nầy giúp chúng ta hiểu rõ mấy câu nầy trong xã hội của chúng ta. Xã hội của chúng ta có một vấn đề với tôn giáo nào là cụ thể và riêng biệt. Người ta sử dụng những từ ngữ như “độc quyền”. Nhưng cú sốc trong Tin Lành của Chúa Jêsus không cho thấy Tin Lành ấy là độc quyền đâu. Bạn dám nói rằng một trong những lý do chính Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá, ấy là Ngài chẳng phải là độc quyền. Các cấp lãnh đạo người Do thái muốn có một Đấng Mêsi cho Israel, nhưng Chúa Jêsus đã ngự đến làm Đấng Mêsi cho cả thế gian.
            Cái điều mỉa mai, ấy là lý tưởng của Chúa Jêsus về việc bao gồm mọi người đã tác động khắp cả xã hội. Lý tưởng của Chúa Jêsus đang tác động cách thức của chúng qua xã hội và qua nền văn hoá trong hai ngàn năm. Lý tưởng ấy có nhiều thời gian như thế là một trong những giá trị chủ yếu cho nền văn hoá của chúng ta, nhưng toàn bộ lý tưởng đều đến từ Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã đến trong một thế giới xa xưa của những đối địch về chủng tộc và dân tộc với các thần địa phương và Ngài đã rao giảng một Tin Lành nói tới sự bao gồm. Ngài lấy ý tưởng cho rằng Đức Chúa Trời đã chọn Israel rồi mở nó ra cho cả thế gian.
            Lẽ mầu nhiệm lớn lao của Tin Lành, ấy là mọi người được gộp cả vào nhơn đức tin nơi Đấng Christ. Đây là toàn bộ chương trình của Đức Chúa Trời. Sự lựa chọn một dân tộc của Ngài sẽ dẫn tới một sự ban hiến cho toàn thể nhân loại. Sự giáng sinh của Đấng Christ là một biến cố quyết định khi Đức Chúa Trời trở thành người, nhưng nó cũng là sự khởi đầu cho một phương thức hoàn toàn mới mẻ của Đức Chúa Trời có quan hệ với thế gian. Tình yêu của Ngài đã mở ra. Đấy là lý do tại sao chúng ta trông mong Lễ Giáng Sinh. Tình yêu của Ngài đang sẵn có cho bất cứ ai. Tin Lành đang sẵn có cho hết thảy các dân tộc.
Phần kết luận
            Malachi là một quyển sách nói tới những khởi đầu mới. Dân sự của Đức Chúa Trời đang hiện diện ở phần khởi sự của một thời kỳ mới lịch sử của họ. Họ mong muốn Đức Chúa Trời hành động với một cách thức thật cả thể kìa. Chúng ta mong muốn Đức Chúa Trời hành động như thế nào trong đời sống  của chúng ta trong lúc bây giờ?
            Malachi cũng là một quyển sách nói tới sự cảnh báo. Đức Chúa Trời bắt đầu những lời cảnh báo nầy bằng cách thách thức dân sự Ngài phải công nhận và tiếp nhận tình yêu thương mà Ngài đã bày tỏ ra cho họ.
            Cuối cùng, Malachi là một quyển sách nói tới hy vọng. Đây là một quyển sách nói tới những gì Đức Chúa Trời đang làm trong thế gian và những gì Ngài sẽ làm trong thế gian.
            Bạn có thực sự tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương bạn không? Bạn có ý tưởng gì về phạm trù mà tình yêu thương ấy đang hướng tới không? Malachi bắt đầu với thái độ khăng khăng của tình yêu Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài. Đó là chúng ta. Đó là tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Và những gì đã bắt đầu trong Cựu Ước là một sự lựa chọn giữa hai anh em đổi thành một gia đình các anh chị em thống nhất trong đức tin nơi Đấng Christ. Tình yêu thương khăng khăng của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta đang mở ra cho cả thế gian.
            Tôi kêu gọi các bạn hãy nắm bắt lấy câu chuyện nói về tình yêu nầy. Malachi không phải là một câu chuyện nói tới tình yêu vớ vẩn đâu. Có sự thách thức, đương diện và quở trách, nhưng nó bắt đầu bằng tình yêu thương. Đức Chúa Trời đã chọn lấy chúng ta. Đức Chúa Trời vốn yêu thương chúng ta. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời trải rộng ra cho cả thế gian. Hãy tiếp nhận tình yêu ấy. Hãy nắm bắt cho kỳ được tình yêu thương lạ lùng của Đức Chúa Trời.